Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Tư, 17 tháng 12, 2014

NHỮNG VỊ TƯỚNG HUYỀN THOẠI CỦA DÂN TỘC- Kỳ 1 Đại tướng Võ Nguyên Giáp

 
Nhân kỷ niệm Ngày Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam Anh hùng, bắt đầu từ hôm nay, Google.tienlang xin giới thiệu cùng bạn đọc loạt bài về NHỮNG VỊ TƯỚNG HUYỀN THOẠI CỦA DÂN TỘC. Mở đầu cho loạt bài này, đương nhiên phải là Đại tướng Võ Nguyên Giáp- người học trò xuất sắc của Bác Hồ vĩ đại, người Anh cả của các lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.....
********** 
Nhớ người 'anh cả' của quân đội, Đại tướng của nhân dân

 Đã hai năm nay, ngày kỷ niệm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam thiếu vắng hình bóng Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Nhớ về ông là nhớ về những chiến thắng của quân đội và nhân dân Việt Nam góp phần chôn vùi chủ nghĩa thực dân - cả cũ và mới. Nhớ về ông, cũng là nhớ về cách “cầm quân” đậm “tính nhân dân và nhân văn” của vị Đại tướng của nhân dân.

Không phải ngay lập tức Võ Nguyên Giáp đã là “Tướng Giáp” lừng danh sử sách. Trước khi là một nhà quân sự lỗi lạc trong thế kỷ 20, là biểu tượng chiến thắng của các thuộc địa kiểu cũ vùng lên giành độc lập sau Điện Biên Phủ - Việt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã là nhà giáo, nhà báo. Ông trở thành cán bộ cách mạng chuyên nghiệp từ những năm 1936 - 1939 khi Đảng Cộng sản còn chưa giành được chính quyền. Ông là học trò, là đồng chí gần gũi, là cán bộ quan trọng của Hồ Chí Minh trong những năm sau đó.

Sau ngày độc lập, Võ Nguyên Giáp là Bộ trưởng Nội vụ trong Chính phủ cách mạng lâm thời, sát cánh cùng với Hồ Chí Minh và các đồng chí của ông chống thù trong giặc ngoài, bảo vệ Chính quyền nhân dân non trẻ. Ông chuyển dần sang đảm nhiệm những vị trí lãnh đạo quân đội và chỉ huy cuộc chiến đấu không cân sức của quân và dân Việt Nam với đội quân viễn chinh hùng hậu của Pháp khi cuộc xâm lược Đông Dương lần thứ hai được các thế lực thực dân hung hăng ở Pháp thổi bùng. Càng ngày, tài năng quân sự của Võ Nguyên Giáp càng được khẳng định và vai trò của ông trở nên không thể thay thế.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ảnh: Tư liệu
Mặc dù vậy, ông không phải là một sĩ quan chuyên nghiệp, không được đào tạo tại những trường quân sự chính quy. Ông chỉ được phong quân hàm (Đại tướng) một lần và vĩnh viễn vào tháng 1/1948, khi đó ông mới 37 tuổi. Chủ tịch Hồ Chí Minh - người ký Sắc lệnh phong quân hàm Đại tướng cho ông - lý giải cho việc phong cấp hàm của ông rất khiêm nhường: Đánh thắng Đại tướng thì phong Đại tướng. Chỉ với tiêu chí như vậy, Võ Nguyên Giáp cũng có thể được phong Đại tướng nhiều lần. Trong cuộc đời binh nghiệp của mình, Võ Nguyên Giáp đã chỉ huy quân đội nhân dân Việt Nam đối đầu thắng lợi với 9 tướng Pháp, trong đó có 7 tướng 4 hoặc 5 sao; 4 tổng tư lệnh quân viễn chinh Mỹ, trong đó cá những Đại tướng như W. Westmoreland, C. Abrams, F.C. Weyand.
Cho đến nay, thế giới vẫn đặt câu hỏi: Tại sao một người chưa từng ngồi trên ghế các nhà trường quân sự lại có thể đối đầu thắng lợi với những tướng lĩnh có nhiều kinh nghiệm, được đào tạo bài bản tại các trường quân sự nổi tiếng nhất phương Tây (Saint Cyr, West Point) ? Đã có nhiều câu trả lời cho câu hỏi đó. Chỉ xin dẫn nhận xét xác đáng của một nhà sử học Pháp - TS Alain Ruscio: “Với Bác Hồ, với Giáp và các bạn chiến đấu của mình, cụm từ “chiến tranh nhân dân” không ngừng trở thành khẩu hiệu động viên toàn thể dân tộc, được thực hiện hàng ngày. Ít nhà quan sát người Pháp trước năm 1946, và còn ít hơn nữa các nhà phân tích Mỹ trước những năm 1960 có thể hiểu được điều này”. (Lời giới thiệu sách Võ Nguyên Giáp - Georges Boudarel, Nxb Thế giới và Thái Hà books, Hà Nội, 2012).

Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ huy một đội quân mà mỗi người lính đều là con em của nhân dân. Đội quân đó từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, đuợc nhân dân nuôi dưỡng, chở che. Thế giới tôn vinh ông là vị tướng vĩ đại nhất của chiến tranh nhân dân. Nhà sử học quân sự Mỹ Cecil Curay trong "Chiến thắng bằng mọi giá - Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thiên tài của Việt Nam" sau khi điểm qua quá trình chỉ huy của vị Tổng tư lệnh nổi tiếng của Quân đội nhân dân Việt Nam, đã nhận xét rằng: “Trong suốt thời gian đó, ông không chỉ trở thành một huyền thoại mà có lẽ còn trở thành một trong những thiên tài quân sự lớn nhất của tất cả các thời đại. Ông Giáp là vị tướng duy nhất trong lịch sử hiện đại đã tiến hành chiến đấu chống kẻ thù trong thế vô cùng yếu, thiếu trang bị, thiếu nguồn tài chính, dù mới đầu không có quân, vậy mà liên tiếp đánh bại quân Nhật, quân đội Pháp, quân đội Mỹ… Ông Giáp là chuyên gia hiện hữu vĩ đại nhất về chiến tranh nhân dân”.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm đơn vị nữ thông tin và quân y, tháng 5.1973. Ảnh: TTXVN
Kế thừa và phát huy kinh nghiệm từ lịch sử về xây dựng lực lượng quân đội thời phong kiến: có quân triều đình, quân các lộ, các đạo hương binh, dân binh..., lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam gồm ba thứ quân: bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích. Khi coi trọng xây dựng bộ đội chủ lực, “vẫn cần phải duy trì lực lượng vũ trang trong các địa phương” - coi đây “là một lực lượng vô địch, là một bức tường sắt của Tổ quốc”. Sức mạnh của lực lượng vũ trang kết hợp với sức mạnh toàn dân đã tạo thành sức mạnh to lớn để chiến thắng mọi kẻ thù. Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người lãnh đạo trực tiếp và làm nên thành công cho sự nghiệp xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam theo tinh thần thân dân, tin dân, dựa vào lòng dân. Với cách “cầm quân” đậm “tính nhân dân và nhân văn”, Võ Nguyên Giáp đã góp phần chôn vùi chủ nghĩa thực dân, cũ và mới. Những chiến thắng của quân đội và nhân dân Việt Nam gắn với tên tuổi ông - Điện Biên Phủ tháng 5/1954 và Sài Gòn tháng 4/1975 - đã làm thay đổi, (rồi) định hình một trật tự thế giới mới.

Từ đội quân đầu tiên do ông trực tiếp lãnh đạo chỉ gồm 34 chiến sĩ, chỉ có vũ khí cá nhân thô sơ, lạc hậu, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cùng Quân đội nhân dân Việt Nam, cùng dân tộc Việt Nam đi qua cuộc trường chinh giành lại quyền độc lập cho dân tộc, quyền hạnh phúc cho nhân dân trong thế kỷ 20 rực lửa. Và tất cả những người lính của đội quân nhân dân đó đều coi ông như người “anh cả” kính trọng và thân thiết của mình. Đồng chí, đồng đội, nhân dân dành cho ông những tình cảm sâu đậm. Theo đại tá Nguyễn Huyên, Phụ trách Văn phòng của Đại tướng: “Từ ngày Anh về nghỉ hơn 20 năm nay, trong những ngày Lễ, ngày Tết, ngày sinh nhật, hàng năm có đến trên d­ưới 200 đoàn (20 - 30 đoàn quốc tế), trên d­ưới 2000 ng­ười trong cả nư­ớc và bạn bè quốc tế đến thăm hỏi, chúc mừng. Hiếm có ng­ười lãnh đạo đã về nghỉ mà nhân dân lại đến thăm hỏi đông đảo và có tình cảm sâu nặng như­ vậy. Đồng bào, đồng chí đến thăm Anh vì tình cảm yêu mến, quí trọng Anh tự đáy lòng, chứ không vì mục đích gì khác”.

TS. Ngô Vương Anh

13 nhận xét:

  1. Hôm Bác Giáp mất, mình bị đau chân, nhưng cố đến viếng Bác... Không biết nói gì hơn

    Trả lờiXóa
  2. Mỗi lần đi chùa Vĩnh Nghiêm là tôi lại vào viếng bài vị Tướng Giáp. Thắp nén nhang cho ông Kỳ gần đó luôn.

    Trả lờiXóa
  3. Hôm tiễn Bác, mình bị đau mắt đỏ loét, mọi người cứ khen mình là người có tình, mình cứ kệ !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người Đất Cátlúc 22:50 17 tháng 12, 2014

      Đồng bào khắp nước, loài người tiến bộ thế giới, cả kẻ cựu thù đều tiếc thương vị anh hùng dân tộc qua đời. Chỉ có Nặc 21:14 là "đau mắt đỏ loét". Chắc không là giống người!!!

      Xóa
    2. Nặc 21:14 cần đi vào bệnh viện khám khẩn trương lên. Bạn đang có triệu chứng điển hình của bệnh "máu nhiễm shit" mãn tính và "trào ngược - shit phọt lên đầu". Bệnh này nguyên nhân là do măm shit và nhận "thông giáo" của đức cha quá nhiều. Bạn nên ăn uống kiêng khem, bớt măm shit 1 thời gian nhé. Bạn có bề gì thì anh em dân chủ bị tổn thất to lắm. Rất lo cho sức khỏe của bạn.

      Xóa
    3. Xem còm của cui bap mà không giấu được cười. Chết thật! Bảo sao rận trủ ngẹt họng như nuốt phải cùi bắp.

      Xóa
  4. Người Đất Cátlúc 21:16 17 tháng 12, 2014

    Thêm một thông tin để bạn đọc có cái nhìn logich, thú vị, sâu sắc về Đại Tướng VNG và nơi an nghỉ vĩnh hằng của Người:
    -Đại Tướng Võ Nguyên Giáp là Chủ Tịch Ban Chấp Hành Họ Trần Việt Nam khóa I. (Khóa II là Cụ Trần Văn Long. Khóa III là PCT trực Trần Văn Sen- người đã vận động dòng họ Trần góp 20 tỷ đồng, ủng hộ Cảnh sát Biển và Kiểm ngư VN trong sự kiện HD 981)
    -Trước khi Đại Tướng chọn nơi yên nghỉ thì tại đây, gần huyệt mộ hiện nay của Đại Tướng, đã có 02 ngôi mộ người họ Trần. Mộ của Đường Quốc Công Trần Đạt, thủy tổ họ Trần Quảng Thuận, Quảng Trạch. Mộ của Thanh Quận Công Trần Duy (Kế). Cả 02 vị đều là tướng tài của Lê Lợi trong khởi nghĩa Lam Sơn 1418 và cùng là anh ruột của cung phi Lê Thái Tổ, Bà Trần Thị Ngọc Dung. Riêng Vũng Chùa, Trần Đạt, đã cho rằng thế đất ở đây là" Kim Qui Giáng Tích".

    Trả lờiXóa
  5. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 11:18 18 tháng 12, 2014

    Tôi có một số tài liệu về Đại tướng Võ Nguyên Giáp khá hay, như mấy bài của Thương tướng Hoàng Minh Thảo viết, trả lời phỏng vấn về Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tư liệu về lần Đại tướng tiếp trả lời Mac Namara ở Hà Nội v.v.. Viết bài về Đại tướng, chọn lọc, sử dụng tư liệu, dung lượng bài ở mức nào vừa, dùng văn viết cho sắc sảo... phải đầu tư quỹ thời gian cần thiết. Nhưng những ngày này tôi cần dự nhiều cuộc họp mặt gần xa nên không thực hiện bài viết tham gia vào Tienlang. Chỉ xin tham gia một Comment có thể dùng lối văn nói cho nhanh hợp với ít thì giờ.
    Tôi thấy rằng mỗi con người có một vai trò vị trí theo chức vụ họ đảm nhiệm. Tướng Giáp cũng thế. Nhưng so với các tướng lĩnh thế giới, tướng Giáp có những đặc điểm mà nhiều người không có. Tôi muốn nói rằng không có Hồ Chí Minh thì không có Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Không chỉ Hồ Chí Minh chọn Võ Nguyện Giáp giao lãnh đạp quân đội mà còn giáo dục, hướng dẫn, chỉ đạo quân đội từ khi mới thành lập cho tới ngày Người qua đời. Trong mỗi cô ng trạng tướng Giáp lập được đều có dấu ấn của Bác Hồ dìu dắt. Từ chiến dịch Biên giới năm 1954 tới chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 cho tới chiến dịch Điện Biên Phủ trên không năm 1972 trên bầu trời Hà Nội. Nói rộng ra là có sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, thời chống pháp thì đứng đầu có Bác Hồ, kế có TBT Trường Chinh, Phạm Văn Đồng...Thời chống Mỹ những năm sau này Bác Hồ sức khỏe yếu thì Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ...có vai trò tập thể lãnh đạo cuộc kháng chiến. Tức vai trò cá nhân tướng Giáp có cái hay của ông trong việc trực tiếp "cầm quân", nhưng trên ông cò tập thể Bộ Chính trị lãnh đạo. Chế độ ta khác tư bản ở chỗ này - tập thể lãnh đạo cá nhân phụ trách. Khi mà hai nhân tố này hợp sức tốt thì sức mạnh trở nên vô song. Tức "thấy cây phải thấy rừng", cây là một dễ thấy, rừng là 'mênh mông'.người ta khó nhìn cụ thể. Quân đội NDVN còn khác hơn quân đội Tư sản ở chỗ có Đảng lãnh đạo. Sáng nay báo Nhân Dân có bài "Vai trò, vị trí công tác Đảng, công tác chính trị trong Quân đội 70 năm qua" của Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu nói rõ điều này.
    Một điểm cần thấy rõ khác là "thần linh do bộ hạ". Tướng Giáp nhờ có nhiều tướng lĩnh cấp dưới rất giỏi, như Vương Thừa Vũ, Lê Quang Đạo, Trần Văn Trà, Hoàng Minh Thảo, Đồng Sĩ Nguyên v.v rất nhiều tướng lĩnh chiến trường rất giỏi, biết tổ chức thực hiện những chỉ đạo của Bác Hồ của Bộ chính trị, của Quân ủy Trung ương, của tướng Giáp.
    Cá nhân Đại tướng Võ Nguyên Giáp có tài nhiều mặt, thể hiện rõ như: Chấp hành chỉ đạo của Bộ Chính trị đứng đầu là Bác Hồ rất nghiêm, ông lĩnh hội và thực hiện tốt tư tưởng Quân sự của Đảng, của Bác. Ông có tài tổng kết từ thực tiễn, nhanh thấy cái yếu của ta cái mạnh của địch để khắc phục. Thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp, ông có sáng kiến chủ trương Đại Đội phân tán, Tiểu đoàn tập trung từ nắm bắt thực tiễn hoạt động của bộ đội, tổng kết sớm để vận dụng phù hợp tình hình lúc đó.
    Trong hồi Ký và trả lời Mác Namara, Đại tướng đều nói công lao giải phóng đất nước là của Đảng, của chiến sĩ chứ công ông ít thôi. Đại tướng khiêm tốn nhưng đó là sự thật. nếu không có Đảng, Bác Hồ, không có đội ngũ tướng lĩnh, chiến sĩ to lớn thì một mình ông cũng không làm được. vì vậy, người cách mạng nói vai trò tập thể, thời thế tạo anh hùng là vậy.
    Thợ sửa điển đến phải dừng ở đây, chưa đọc lại, có thể sai sót.

    Trả lờiXóa
  6. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 13:30 18 tháng 12, 2014

    Đúng là có một số lỗi dễ nhận ra phía trên, mong các bạn đọc hiểu cho. Tôi không sửa nữa.
    Nhà tôi có mấy ổ điện bị hư trong đó có chỗ dùng tủ lạnh, cần sửa. Nhưng thợ trình độ thường đến xem không sửa được vì hư từ dây nguồi âm tường. Chờ tìm thợ giỏi sau. Máy Laptop tôi dùng điện trực tiếp nên khi ngắt cầu dao tổng kiểm tra sửa chữa phải dừng máy tính, phải gửi Mail đi luôn.
    Bây giờ viết tiếp vài ý dang dỡ về Đại tướng.
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp còn có mấy điều mà chiến sĩ, sĩ quan đều hết lòng quý mến ông. Đó là tình yêu thương, tiết xương máu chiến sĩ. Đây cũng là điều Đại tướng lĩnh hội tư tưởng của Bác Hồ. Trong chiến dịch Biên giới 1950 (bên trên tôi gõ lộn 1954), Bác Hồ cũng ra trận và khi kết thúc chiến dịch Bác đi thăm thương binh của ta rồi thăm cả hai tên sĩ quan của Pháp bị bắt làm tù binh. Bác dặn cán bộ ta đối xử với họ như người dân Pháp chứ không coi họ là quân thù nữa. Vì bây giờ họ là tù binh, không phải đang chiến đấu ngoài mặt trận không xem họ là thù. Tư tưởng nhân ái của Bác Hồ là sợi chỉ đỏ xuyên suốt dẫn dắt quân đội ta đối xử với tù binh sau này của Mỹ. Giặc lái Mỹ bị ta bắt, xuất ăn không bằng khi họ sinh hoạt trong hàng ngũ của họ, nhưng ta đã nuôi họ khẩu phần gấp nhiều lần đối với cán bộ của ta. Đây là ý của Bác Hồ vì Bác biết cơ thể người phương Tây cần nhiều calo hơn ta. Chính tù binh Mỹ họ cũng thấy điều này, họ cám ơn ta đối xử nhân đạo với họ.
    Westmoreland nói ông Giáp chỉ huy đánh trận để giành chiến thắng bằng mọi giá, ý nói tướng Giáp thí quân, hắn mà để lính Mỹ chết nhiều là không được...Westmoreland bào chữa cho sự thua nhục của hắn đấy thôi. Bên ta và những người có cái nhìn khách quan ai cũng phản đối hắn. Một quân đội của một nước nghèo về kinh tế, vũ khí, trang bị quân sự... đánh với một nước có nền kinh tế, quân sự... cường quốc số I thế giới, thì tránh sao khỏi hy sinh nhiều người. Nếu Mỹ không có máy bay (cả B52 rải thảm), pháo mặt đất, pháo ngoài tàu sân bay bắn áp chế, không có trực thăng kịp chở thương binh nhanh về bệnh viện... Như bên ta về trang bị các thứ thì chắc chắn chúng sẽ bỏ mạng trên chiến trường nhiều hơn ta.
    Tôi có đọc, ghi lại những bài viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Ông là người tập thiền từ lâu. Đức NHẪN của ông làm cho nhiều người kính trọng, học tập. Tôi nghĩ Đại tướng xử sự như vậy là phải thôi. Bởi ông coi quyền lợi của Đảng bao giờ cũng trọng và trên quyền lợi của một con người một cá nhân. Ý thức chấp hành kỷ luật Đảng của ông là tấm gương cho mọi đảng viên noi theo. Điều này hình thành thành nhân cách của ông cũng từ ảnh hưởng ở tính cách của Bác Hồ tạo ra cho ông. Điều may và hay của ông là ông có thời gian sống gần Bác nhiều nên tiếp nhận ở Bác rất nhiều điều tốt, tạo cho ông có đức tính ấy.
    Tôi xin nhắc đại ý câu nói của bà Đặng Bích Hà, vợ Đại tướng: Nếu không có Bác Hồ, không có Đảng, không có Cách mạng tháng Tám, không có cuộc kháng chiến chống Pháp...thì Võ Nguyên Giáp chỉ là một giáo sư dạy sử. Điều này cho chúng ta hiểu thực tế đó và thêm trân trọng tính cách của người bạn đời đáng quý của Đại tướng. Bà được nhiều người viết báo ca ngợi, quả không quá đáng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ...."Nếu không có Bác Hồ, không có Đảng, không có Cách mạng tháng Tám, không có cuộc kháng chiến chống Pháp...thì Võ Nguyên Giáp chỉ là một giáo sư dạy sử....." Bác Người Thép phát biểu quá chuẩn, rất hiếm có vị lão thành Cách mạng nào có suy nghĩ sâu sắc như bác Người Thép. Tôi rất đồng ý với ý kiến của bác Người Thép là thật ra thì Tướng Giáp đâu có tài gì ghê gớm đâu. Đúng như bác Người Thép nhận xét, "thần linh do bộ hạ", Tướng Giáp nhờ có nhiều tướng lĩnh cấp dưới rất giỏi, như Vương Thừa Vũ, Lê Quang Đạo, Trần Văn Trà, Hoàng Minh Thảo, Đồng Sĩ Nguyên v.v... với một bộ sậu gồm những tướng lĩnh dày dạn chiến trường như thế mà ta không thắng mới là chuyện lạ, nên công lao là chủ yếu do sự hy sinh xả thân xương máu của tất cả các tướng sĩ ngoài mặt trận, Tướng Giáp chỉ ngồi mát ăn bát vàng nhận lãnh hết mọi công lao và lời ca ngợi là không đúng. Bác Người Thép nêu ra vấn đề cần xét lại công trạng của Tướng Giáp là rất phải và hợp lý vì Tướng Giáp cũng đã khiêm tốn thừa nhận trong "... hồi Ký và trả lời Mác Namara, Đại tướng đều nói công lao giải phóng đất nước là của Đảng, của chiến sĩ chứ công ông ít thôi...." Rất đúng, quá chính xác. Bác Người Thép rất sáng suốt khi bác tóm lượt và nhấn mạnh vai trò của Đảng trong kháng chiến rằng "...Nói rộng ra là có sự chỉ đạo của Bộ Chính trị, thời chống pháp thì đứng đầu có Bác Hồ, kế có TBT Trường Chinh, Phạm Văn Đồng... Thời chống Mỹ những năm sau này Bác Hồ sức khỏe yếu thì Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Lê Đức Thọ...có vai trò tập thể lãnh đạo cuộc kháng chiến...." Quá đúng, chuẩn không cần chỉnh. Với sự lãnh đạo tài tình của Đảng cùng với sức mạnh của toàn quân, không chỉ riêng một mình Tướng Giáp mà còn có nhiều tướng lĩnh khác nếu cũng có cơ hội cầm quân chỉ huy thì cũng đâu có khó khăn gì để giành chiến thắng và thành công như Tướng Giáp. Tôi không thể có ý kiến nào hay hơn nên xin mượn lại lời của bác Người Thép để nói về Đại tướng: "....Đại tướng khiêm tốn nhưng đó là sự thật. nếu không có Đảng, Bác Hồ, không có đội ngũ tướng lĩnh, chiến sĩ to lớn thì một mình ông cũng không làm được. vì vậy, người cách mạng nói vai trò tập thể, thời thế tạo anh hùng là vậy...." Hay quá cho cái câu "thời thế tạo anh hùng" và câu "người cách mạng (chỉ) nói vai trò tập thể", đúng quá, quá chí lý,...."Võ Nguyên Giáp chỉ là một giáo sư dạy sử" thôi chứ tài cán gì đâu?!?! Thật là những lời phát biểu đầy tình nghĩa thắm thiết của một bậc lão thành cách mạng, một cựu chiến binh của lực lượng Quân đội nhân dân Việt Nam giành cho một đồng đội, một vị chỉ huy tối cao đầy tôn kính của mình, một người Anh Cả của toàn quân. Thì ra tấm lòng của bác Người Thép tưởng nhớ đến Đại Tướng là như thế đấy!

      Xóa
    2. Đúng là không có Bác Hồ khởi xướng cuộc đấu tranh giành độc lập thì không có Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Một người tài giỏi đâu cứ phải ôm hết việc vào mình. Dùng người đúng cho việc, đúng sở trường của họ, biết dùng người là một thứ tài cao hơn cả. Bác Hồ giao nhiệm vụ cho Võ Nguyên Giáp là đã thấy được tố chất về quân sự ở con người này, Cũng như việc đại tướng đã giao việc cho tướng lĩnh cấp dưới. Như vậy Bác Hồ đã thấy Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người có tài trong lĩnh vực quân sự rồi còn gì. Giả sử Bác giao việc này cho một người khác với một tư duy cơ bản chắc chắn phải khác thì chiến thuật, chiến lược phải có khác đi,và kết quả có thể khác. Nói tới tài thao lược của đại tướng sao phải vận dụng đức khiêm tốn của ông? Nếu thời đó không có Võ Nguyên Giáp thì Bác Hồ cũng giao việc này cho ai đó, nhưng không có nhiều người như vậy. Thời thế chỉ tạo nên những anh hùng biết phân tích thời thế và vận dụng. Nếu cứ theo sĩ khí đang tăng cao của toàn quân lúc đó mà cứ giữ phương châm đánh nhanh thì chiến thắng ở Điện biên có hay không còn chưa biết. Nói khách quan thì Võ Nguyên Giáp đã may mắn được Bác nhận ra, cuộc kháng chiến đã chứng minh thực tài của ông. Dù thế nào, lịch sử không bao giờ lặp lại để có thể thử dùng con người khác hay vận dụng cách đánh khác. Chúng ta chỉ có thể bằng những chiến công vang dội mà công nhận thực tài của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

      Xóa
  7. Các ông các bà ngưỡng mộ và thương cảm Đại Tướng quá nhẻ ? Có lẽ vì quá thương cảm nên ngày chiếu phim về trận đánh lẫy lừng của Đại Tướng đéo thấy quý vị nào đến xem cả. Phim ế chỏng trơ...Cả rạp tổng cộng lại có 5 người trong đó 4 người là soát vé một thằng cà lơ phất phơ ...

    Trả lờiXóa