Lời dẫn: Việc TS. Vũ Quang Nam, Trưởng bộ môn Tài nguyên thực
vật rừng – ĐH Lâm nghiệp Hà Nội trả lời trên báo chí vụ trồng cây mỡ (giả vàng tâm) trên đường Nguyễn Chí Thanh khiến nhà trường ra văn bản xem xét kỷ luật (vì cho rằng TS Vũ Quang Nam đã "vi phạm Quy chế phát ngôn" được ban hành theo Quyết định số 25/2013/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng Chính) đang dậy sóng trên các diễn đàn. Lướt trên một số diễn đàn, chúng tôi thấy có rất nhiều người thuộc cả hai phe "Bênh" và "Chống" việc ra văn bản của ĐH Lâm nghiệp Hà Nội dường như chỉ phát biểu theo cảm tính cá nhân chứ chưa căn cứ theo các quy định của pháp luật.
Là trang web chuyên về pháp luật, Google.tienlang xin đăng toàn văn Quyết định số 25/2013/QĐ-TTg ngày
04 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng
Chính phủ
cùng QUY CHẾ PHÁT NGÔN VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN CHO BÁO
CHÍ.
Chúng tôi sẽ có bài phân tích riêng
liên quan đến chủ đề này sau.
********************************
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------- |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ---------------- |
Số: 25/2013/QĐ-TTg
|
Hà Nội, ngày 04 tháng 05 năm 2013
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ PHÁT NGÔN VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN
CHO BÁO CHÍ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật báo chí ngày 28 tháng 12 năm 1989;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật báo chí ngày 12 tháng 6 năm 1999;
Căn cứ Nghị định số 51/2002/NĐ-CP ngày 26 tháng 4
năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật báo chí; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
Luật báo chí;
Căn cứ Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13 tháng 6
năm 2011 của Chính phủ
quy định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin
điện tử của cơ quan nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 08/2012/NĐ-CP ngày 16 tháng 2 năm 2012 của Chính phủ ban
hành Quy chế làm việc
của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4
năm 2012 của Chính phủ
quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền
thông;
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định ban hành
Quy chế phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí,
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế phát ngôn và cung cấp
thông tin cho báo chí”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 và thay thế
Quyết định số 77/2007/QĐ-TTg ngày 28 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ
ban hành Quy chế phát ngôn và
cung cấp thông tin cho báo chí.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan
thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG
(Đã ký)
Nguyễn Thiện Nhân
PHÓ THỦ TƯỚNG
(Đã ký)
Nguyễn Thiện Nhân
QUY CHẾ
PHÁT NGÔN VÀ CUNG CẤP THÔNG TIN CHO BÁO CHÍ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 25/2013/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ)
(Ban hành kèm theo Quyết định số 25/2013/QĐ-TTg ngày 04 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ)
Chương 1.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi, đối tượng
điều chỉnh
Quy chế này quy định về chế độ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
của các Bộ, cơ quan ngang Bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là
cơ quan hành chính nhà nước) theo các quy định của pháp luật về báo chí hiện hành.
Điều 2. Người phát ngôn và
cung cấp thông tin cho báo chí
1. Người phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí
của cơ quan hành chính nhà nước gồm:
a) Người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước;
b) Người được người đứng đầu cơ quan hành chính nhà
nước giao nhiệm vụ phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thường xuyên
(sau đây gọi là Người phát ngôn);
Họ tên, chức vụ, số điện thoại và địa chỉ e-mail của Người phát ngôn phải
được công bố bằng văn bản cho các cơ quan báo chí, cơ quan quản lý nhà nước về
báo chí và phải được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử hoặc trang tin điện
tử của cơ quan hành chính nhà nước.
c) Trong trường hợp cần thiết, người đứng đầu cơ quan
hành chính nhà nước có thể ủy quyền cho người có trách nhiệm thuộc cơ quan mình
phát ngôn (sau đây gọi chung là Người được ủy quyền phát ngôn) hoặc phối hợp
cùng Người phát ngôn để phát ngôn hoặc cung cấp thông tin cho báo chí về những
vấn đề cụ thể được giao;
Người phát ngôn quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này nếu đi vắng mà không
thể thực hiện phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí thì phải báo cáo để
Người đứng đầu cơ quan hành chính ủy quyền cho người có trách nhiệm thuộc cơ
quan mình thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí;
Việc ủy quyền phát ngôn được thực hiện bằng văn bản, chỉ áp dụng trong từng vụ việc và có thời hạn nhất định;
Khi thực hiện ủy quyền thì họ tên, chức vụ, số điện thoại và địa chỉ e-mail của Người được ủy quyền phát ngôn, văn
bản ủy quyền phải được đăng tải trên Cổng thông tin điện tử hoặc trang tin điện tử của cơ quan hành chính nhà nước trong thời hạn 12 giờ kể
từ khi ký văn bản ủy quyền.
2. Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn quy
định tại Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều này không được ủy quyền tiếp cho người
khác.
3. Người phát ngôn hoặc Người được ủy quyền phát ngôn
theo Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều này phải bảo đảm các tiêu chuẩn sau:
a) Là cán bộ, công chức thuộc biên chế chính thức và
đang công tác tại cơ quan hành chính nhà nước;
b) Có lập trường chính trị, tư tưởng vững vàng, có phẩm chất đạo đức
tốt, có thái độ trung thực khách quan;
c) Có am hiểu sâu
về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và lĩnh vực quản lý của cơ
quan hành chính nhà nước mà mình đang công tác; có hiểu biết nhất định về lĩnh
vực báo chí, nắm vững các quy định pháp luật về báo chí;
d) Có năng lực phân tích, tổng hợp, xử lý thông tin báo chí và có khả năng giao tiếp
với báo chí.
4. Các cá nhân của cơ quan hành chính nhà nước được cung cấp thông tin cho báo
chí theo quy định pháp luật nhưng không được nhân danh cơ quan hành chính nhà
nước để phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí; không được tiết lộ bí mật
điều tra, bí mật công vụ, thông tin sai sự thật; trung thực khi cung cấp thông
tin cho báo chí và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung thông tin đã
cung cấp.
Chương 2.
PHÁT NGÔN VÀ CUNG CẤP THÔNG
TIN CHO BÁO CHÍ
Điều 3. Phát ngôn và cung
cấp thông tin định kỳ
1. Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ chủ trì,
phối hợp với các Bộ, cơ quan
ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương tổ chức cung cấp thông tin cho báo chí theo định kỳ 1 tháng
một lần về hoạt động và công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng
Chính phủ bằng hình thức họp báo và đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của Chính
phủ.
Cổng thông tin điện tử
của Chính phủ có trách nhiệm cập nhật thông tin theo các quy định hiện hành để
cung cấp kịp thời, chính xác thông tin chính thống cho các cơ quan báo chí
trong cả nước.
2. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổ chức cung cấp
thông tin định kỳ cho báo chí về hoạt động của cơ quan mình, về lĩnh vực, địa bàn thuộc phạm vi quản
lý của mình, thông qua các hình thức sau:
a) Hàng tháng cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí
và cập nhật thông tin trên Cổng thông tin điện tử hoặc trang tin điện tử của cơ quan mình theo các quy
định tại Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ quy
định về việc cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin
điện tử hoặc cổng thông tin điện tử của cơ quan nhà nước;
b) Ít nhất 3 tháng một lần tổ chức họp báo để cung cấp thông tin định kỳ cho báo chí. Việc tổ
chức họp báo thực hiện theo quy định hiện hành;
c) Trường hợp cần thiết, cơ quan hành chính nhà nước tổ chức cung cấp thông tin định kỳ
cho báo chí bằng văn bản hoặc thông tin trực tiếp tại các cuộc giao ban hàng
tuần do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông và Hội Nhà báo
Việt Nam tổ chức;
d) Cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho Cổng thông tin điện tử của Chính phủ theo
quy định hiện hành.
Điều 4. Phát ngôn và cung
cấp thông tin trong trường hợp đột xuất, bất thường
Người phát ngôn hoặc Người được ủy quyền phát ngôn có trách nhiệm phát ngôn
và cung cấp thông tin kịp thời, chính xác cho báo chí trong các trường hợp đột
xuất, bất thường sau đây:
1. Khi thấy cần thiết phải thông tin trên báo chí về
các sự kiện, vấn đề quan trọng có tác động lớn trong xã hội thuộc phạm vi quản lý của cơ quan
hành chính nhà nước nhằm cảnh báo kịp thời và định hướng dư luận.
Trường hợp xảy ra vụ việc
cần có ngay thông tin ban đầu của cơ quan hành chính nhà nước thì Người phát
ngôn hoặc Người được ủy quyền
phát ngôn có trách nhiệm chủ động phát ngôn, cung cấp thông tin cho báo chí
trong thời gian chậm nhất là một (01) ngày, kể từ khi vụ việc xảy ra.
2. Khi cơ quan báo chí hoặc cơ quan chỉ đạo, quản lý
nhà nước về báo chí có yêu cầu phát ngôn hoặc cung cấp thông tin về các sự
kiện, vấn đề của cơ quan, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của cơ quan đã được
nêu trên báo chí hoặc về các sự kiện, vấn đề nêu tại Khoản 1 Điều này.
3. Khi có căn cứ cho rằng báo chí đăng tải thông tin
sai sự thật về lĩnh vực, địa bàn do cơ quan mình quản lý, Người phát ngôn hoặc
Người được ủy quyền phát ngôn
yêu cầu cơ quan báo chí đó phải đăng tải ý kiến phản hồi, cải chính theo quy
định của pháp luật.
Điều 5. Quyền và trách nhiệm
của người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước trong việc phát ngôn và cung cấp
thông tin cho báo chí.
1. Người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước là Người phát ngôn có thể trực tiếp
phát ngôn hoặc giao nhiệm vụ, ủy quyền cho người thuộc cơ quan hành chính phát
ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định tại Điểm b, Điểm c Khoản 1 Điều 2 Nghị định này.
2. Người đứng đầu chịu trách nhiệm về việc phát ngôn
và cung cấp thông tin cho báo chí của cơ quan hành chính kể cả trong trường hợp ủy quyền cho người khác phát ngôn và cung cấp thông tin
cho báo chí.
3. Người đứng đầu cơ quan hành chính tổ chức chỉ đạo
việc chuẩn bị các thông tin và chế độ phát ngôn của cơ quan hành chính mình.
4. Người đứng đầu cơ quan hành chính xem xét hỗ trợ
kinh phí cho Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn của cơ quan mình để
thực hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí.
Điều 6. Quyền và trách nhiệm
của người phát ngôn, người được ủy quyền phát ngôn
1. Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn
được nhân danh đại diện cơ quan hành chính nhà nước phát ngôn và cung cấp thông
tin cho báo chí.
2. Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn có
quyền yêu cầu các đơn vị, cá nhân có liên quan trong cơ quan mình cung cấp
thông tin, tập hợp thông tin để phát ngôn, cung cấp thông tin định kỳ, đột xuất
cho báo chí theo quy định tại Điều 3, Điều 4 của Quy chế này; để trả lời các
phản ánh, kiến nghị, phê bình, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân do cơ
quan báo chí chuyển đến hoặc
đăng, phát trên báo chí theo quy định của pháp luật. Các đơn vị, cá nhân khi có yêu cầu của Người
phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn về việc cung cấp thông tin để thực
hiện việc phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí có trách nhiệm thực hiện
đúng yêu cầu về nội dung và thời hạn cung cấp thông tin.
3. Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn có
trách nhiệm từ chối, không phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí trong
các trường hợp sau:
a) Những vấn đề thuộc bí mật nhà nước; những vấn đề
bí mật thuộc nguyên tắc và quy định của Đảng; những vấn đề không thuộc quyền
hạn phát ngôn;
b) Các vụ án đang được điều tra hoặc chưa xét xử, trừ
trường hợp các cơ quan hành
chính nhà nước, cơ quan điều tra có yêu cầu cần thông tin trên báo chí những
vấn đề có lợi cho hoạt động điều tra và công tác đấu tranh phòng, chống tội
phạm;
c) Các vụ việc đang trong quá trình thanh tra; nghiên
cứu giải quyết khiếu nại, tố cáo; những vấn đề tranh chấp, mâu thuẫn giữa các
cơ quan, đơn vị nhà nước đang trong quá trình giải quyết, chưa có kết luận
chính thức của người có thẩm quyền mà theo quy định không được cung cấp thông tin cho báo chí;
d) Những văn bản chính sách, đề án đang trong quá trình soạn thảo mà theo quy định của pháp
luật chưa được cấp có thẩm quyền cho phép phổ biến.
4. Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn có
trách nhiệm phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí theo quy định tại Điều
3, Điều 4 Quy chế này và chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước người đứng đầu
cơ quan hành chính nhà nước về nội dung phát ngôn và thông tin cung cấp cho báo
chí.
Điều 7. Trách nhiệm của cơ
quan báo chí, nhà báo
Cơ quan báo chí, nhà báo có trách nhiệm đăng, phát, phản ánh trung thực nội
dung phát ngôn và thông tin do Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn
cung cấp, đồng thời phải ghi rõ họ tên Người phát ngôn hoặc Người được ủy quyền
phát ngôn, tên cơ quan hành chính nhà nước của Người phát ngôn, Người được ủy
quyền phát ngôn. Trường hợp cơ quan báo chí đăng, phát đúng nội dung thông tin
mà Người phát ngôn, Người được ủy quyền phát ngôn cung cấp thì không phải chịu
trách nhiệm về nội dung thông tin đó.
Điều 8. Xử lý vi phạm.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan không thực hiện, thực hiện không
đúng hoặc thực hiện không đầy đủ các quy định trong Quy chế này thì tùy theo
tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc bị
truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Chương 3.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 9. Căn cứ vào Quy chế
này, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch
Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ban
hành quy định cụ thể cho ngành, địa phương mình.
Điều 10. Bộ trưởng Bộ Thông
tin và Truyền thông có trách nhiệm hướng dẫn các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan
thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và
các cơ quan báo chí thực hiện Quy chế này; định kỳ kiểm tra việc thực hiện Quy chế của các cơ quan hành chính nhà nước, tổng
hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện./.
==================
Mời xem bài liên quan:
Choi game tien len mien bac và Tien len mien nam để trở thành triệu phú với Binh xap xam.
Trả lờiXóasạc apple watch
Trả lờiXóa