Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Chủ Nhật, 29 tháng 3, 2015

UKRAINA ĐANG HÌNH THÀNH THẾ "TAM QUỐC"

Tỷ phú Igor Kolomoisky
***********************

Một vùng đất nữa của Ukraine sẽ ly khai?

Quyết định từ chức của cựu Thống đốc Igor Kolomoisky đã khiến nhiều người lo ngại giống như Donetsk và Lugansk, vùng Dnipropetrovsk có thể sẽ thành lập "Nhà nước Cộng hòa tự xưng", tách khỏi Kiev. 

Tờ Kyiv Post nhận định nếu không may bất ổn an ninh bùng nổ tại Dnipropetrovsk, một khu vực thuộc miền đông Ukraine, khả năng các lực lượng ly khai thân Nga sẽ chiếm thêm được nhiều phần lãnh thổ và giành quyền kiểm soát từ tay chính phủ Kiev.

Hôm 24/3, ngay sau khi cựu Thống đốc Kolomoisky từ chức, hai vị phó thống đốc thân cận của ông này là Gennady Korban và Svyatoslav Oliynyk cũng đã gửi đơn lên chính phủ xin từ nhiệm.

 

Các binh sĩ thuộc tiểu đoàn Donbas tham gia khóa huấn luyện tại căn cứ của Bộ Nội vụ Ukraine ở Novi Petrivtsi gần Kiev hồi năm 2014

Chính những bất đồng về quyền kiểm soát và quản lý một số công ty dầu mỏ quốc gia đã dẫn tới cuộc đối đầu giữa Tổng thống Petro Poroshenko và tỷ phú kiêm cựu Thống đốc tỉnh Dnipropetrovsk.

Thậm chí, ông Kolomoisky còn điều động "lực lượng dân quân tư nhân" để bảo vệ cho lợi ích kinh tế cá nhân bằng cách đưa các tay súng vũ trang tới chiếm đóng tòa nhà trụ sở của Tập đoàn dầu mỏ quốc doanh Ukrnafta hôm 22/3. Trước đó, một nhóm vũ trang khác cũng đã tới bao vây các tòa nhà của Ukrtransnafta, công ty con của Ukrnafta.

Mặc dù, cho tới nay, nhóm quân nhân của ông Kolomoisky ở thành phố Dnipropetrovsk vẫn đảm nhận trọng trách ngăn chặn các cuộc tấn công của phe ly khai thân Nga từ khu vực phía tây. Tuy nhiên, nhiều người không khỏi lo lắng sau quyết định từ chức của ông Kolomoisky, Dnipropetrovsk rất có thể sẽ trở thành "Cộng hòa Nhân dân Dnipropetrovsk tự xưng" giống như hai khu vực Donetsk và Lugansk.

Ông Viktor Mironenko, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Ukraine thuộc Viện Khoa học châu Âu ở Nga cho rằng quyết định từ chức của ông Kolomoisky là một phần trong cuộc chiến bất ổn ngày càng lan rộng trong giới cầm quyền ở Ukraine.

Trong khi đó, cựu phó Thống đốc Dnipropetrovsk, ông Oliynyk nhấn mạnh ông hy vọng những người tiền nhiệm sẽ làm tốt công việc được chính quyền Kiev giao phó nhưng nghi ngại rằng vị Thống đốc mới vốn là một cựu quản lý ngành truyền thông, ông Valentyn Reznychenko khó có thể bình ổn tình hình an ninh tại khu vực này.

"Tôi cho rằng ngài thống đốc mới chưa nắm bắt được việc ông ấy phải chi bao nhiêu tiền mới có thể duy trì an ninh tại khu vực", ông Oliynyk chia sẻ với tờ Kyiv Post.

Cũng theo ông Oliynyk, hồi năm ngoái, cựu Thống đốc Kolomoisky cùng các cộng sự đã phải bỏ ra số tiền 300 triệu hryvnia (gần 19 triệu USD) tài trợ cho các tiểu đoàn quân tình nguyện và xây dựng 23 hàng rào chắn đường để ngăn quân ly khai đóng quân cách đó 70 km, tràn sang tấn công Dnipropetrovsk.

Cựu phó thống đốc này nói thêm, số tiền tài trợ cho các tiểu đoàn tình nguyện ở Dnipropetrovsk là do ông Kolomoisky đóng góp cùng sự hỗ trợ từ các tổ chức doanh nghiệp, tư nhân và người nước ngoài.

Trên thực tế, số tiền ông Kolomoisky tài trợ cho các tiểu đoàn quân tình nguyện còn bị nghi là nhằm xây dựng một đội quân cho riêng ông này. Tuy nhiên, các tiểu đoàn ở Dnipropetrovsk vẫn phối hợp hành động với Bộ Nội Vụ Ukraine và hoạt động như một phần trong lực lượng Vệ binh quốc gia.

 

Ông Svyatoslav Oliynyk (phải), cựu phó Thống đốc Dnipropetrovsk cho rằng vị tân Thống đốc của vùng sẽ khó có thể bình ổn an ninh khu vực.

Trong hơn một năm qua, mối đe dọa tới nền an ninh của vùng Dnipropetrovsk không chỉ đến từ khu vực phía đông, nơi phe ly khai thân Nga đang có âm mưu mở rộng lãnh thổ chiếm đóng, mà còn từ lực lượng ly khai trong vùng.

Theo cựu phó Thống đốc Oliynyk, chính quyền Dnipropetrovsk vẫn "tiến hành đối thoại" với các tổ chức ly khai trong khu vực nhằm ngăn chặn họ chiếm đóng những tòa nhà chính quyền trong khu vực. Trước đó, vào tháng 3/2014, chính quyền tại Dnipropetrovsk đã tổ chức 2 cuộc đối thoại với nhóm ly khai trong vùng nhưng nỗ lực bất thành.

Vào thời điểm đó, ông Viktor Marchenko, nhà lãnh đạo của Liên đoàn Sĩ quan Liên Xô, một tổ chức phi chính phủ ở Dnipropetrovsk, đã trở thành một trong những nhà hoạt động ủng hộ Nga mạnh mẽ nhất ở thành phố này. Thậm chí, trong các cuộc biểu tình hồi tháng Ba năm ngoái, ông Marchenko còn kêu gọi quân đội Nga tiến vào thành phố Dnipropetrovsk. Tuy nhiên, dưới sự kiểm soát của cựu Thống đốc Kolomoisky, ông Marchenko đã buộc phải chùn bước.

Trong khi đó, một số chuyên gia nhận định vai trò gìn giữ an ninh tại Dnipropetrovsk của ông Kolomoisky đã được "cường điệu hóa" so với thực tế.

"Các cuộc khảo sát cho thấy nguy cơ vùng Dnipropetrovsk ly khai khỏi Kiev là nhỏ hơn rất nhiều so với vùng Kharkov hay Odessa chứ không nói gì tới Donetsk", ông Volodymyr Fesenko, người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu chính trị Penta tại Kiev nhấn mạnh.

Trái lại, các nhà lãnh đạo phe ly khai tại miền đông Ukraine lại xem quyết định từ chức của ông Kolomoisky là một lý do để tổ chức ăn mừng.

Ông Alexander Zakharchenko, người đứng đầu Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng cho rằng cựu Thị trưởng Kolomoisky sẽ cho thành lập nhà nước Cộng hòa Nhân dân Dnepropetrovsk tự xưng.

"Tại sao lại không thể? Trên thực tế, ông Kolomoisky là nhà lãnh đạo của vùng Dnipropetrovsk. Chắc chắn, chính quyền Kiev sẽ phải ngồi xuống đàm phán với ông ấy", tờ Kommersant dẫn lời thủ lĩnh Zakharchenko.

Nội dung được hoàn thành qua tham khảo nguồn tin từ Kyiv Post, một tờ báo tiếng Anh của Ukraine. Kyiv Post được cho là tờ báo ủng hộ Ukraine hội nhập với phương Tây. 

MINH THU (lược dịch)/infonet.vn

22 nhận xét:

  1. Các tiểu đoàn trừng giới tiến về Kiev để đảo chính?
    Hãng tin Vesti dẫn các nguồn tin tin cậy từ khu vực xung đột tại miền Đông Ukraine cho biết ngày 22.3, nhiều binh sỹ của các tiểu đoàn trừng giới, mang theo vũ khí, đã rời chiến trường ở miền Đông Ukraine quay về thủ đô Kiev, trong bối cảnh căng thẳng giữa hai phe trong chính quyền Ukraine đang dân cao.
    Báo Vesti không nói rõ mục đích của động thái này, song nó có thể liên quan tới vụ xung đột ở Công ty quốc doanh UkrTransNafta. Vesti cũng lưu ý rằng "cuộc chiến mới" tại UkrTransNafta chưa bắt đầu.
    Mọi chuyện bắt đầu từ khi, Quốc hội Ukraine ngày 19.3 đã thông qua sửa đổi Luật công ty cổ phần, theo đó tước quyền kiểm soát của nhà tài phiệt kiêm Tỉnh trưởng tỉnh Dnepropetrovsk, ông Igor Kolomoisky đối với Ukrnafta, đơn vị sáng lập đồng thời là cổ đông duy nhất của UkrTransNafta.
    Cũng trong tối 19.3, không đồng tình với quyết định của Quốc hội Ukraine liên quan tới việc bãi chức Chủ tịch Hội đồng quản trị Alexander Lazorko, ông Kolomoisky đã cùng nhiều người có vũ trang tới trụ sở UkrTransNafta để phế truất quyền Chủ tịch hội đồng quản trị mới UkrTransNafta Yuri Miroshnikov và phục chức cho ông Lazorko.
    Sau sự cố này, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã cảnh cáo ông Kolomoisky và Quốc hội yêu cầu ông từ chức. Ông Kolomoysky là nhà tài trợ và cũng là sáng lập các tiểu đoàn trừng giới Azov, Aidar, Donbass, Dnepr-1 và Dnepr-2.

    Chính quyền Ukraine liền cử hai lữ đoàn vệ binh quốc gia, đến lãnh địa của ông Kylomoisky để gây áp lực, nhưng động thái của binh sĩ dưới trướng ông Tỉnh trưởng tỉnh Dnepropetrovsk cho thấy ông không hề sợ hãi mà còn có thể là đang tiến đến âm mưu đảo chính lật đổ Tổng thống Poroshenko.
    Những binh lính trong các tiểu đoàn trừng giới của ông Kylomoisky toàn là những tay súng lành nghề và khả năng chiến đấu cực kỳ tốt, so với lại binh lính thuộc lực lượng vệ binh quốc gia non trẻ của Ukraine là một trời một vực.
    Hiện chưa có nhiều thông tin về sự việc này và mọi chuyện hiện chỉ đang ở mức đồn đoán, nhưng việc các lực lượng vũ trang dưới quyền điều hành của các phe phái khác nhau trong chính quyền Ukraine thực hiện những việc chuyển quân bí mật đang tạo ra tâm lý lo ngại về một cuộc chiến tranh giành quyền lực giữa các thành viên chính phủ Ukraine hiện nay.
    Thiên Hà (theo Itar Tass)
    http://motthegioi.vn/quoc-te/cac-tieu-doan-trung-gioi-tien-ve-kiev-de-dao-chinh-167736.html

    Trả lờiXóa
  2. Các lãnh chúa đẩy Ukraine vào cuộc nội chiến mới
    Đăng Bởi Một Thế Giới - 07:24 29-03-2015
    Cuộc đối đầu giữa Poroshenko (trái) và Kolomoisky được dự đoán sẽ còn kéo dài

    Các oligarch đóng vai trò lớn trong chính trường Ukraine, thông qua việc ứng cử vào các chức vụ nhà nước hoặc tài trợ cho những phe phái chính trị thân hữu. Nhưng nước Nga thì vốn có truyền thống tập trung quyền lực lâu đời và những “trận đánh đẹp” của Tổng thống Vladimir Putin từ khi lên cầm quyền.
    Hơn 1 năm sau cuộc chính biến Maidan, Ukraine vẫn chưa thể lật đổ được sự thống trị của các oligarch, đó có thể coi là cuộc chiến của những lãnh chúa Ukraine.
    Giống như Nga, quá trình tư hữu hóa các tập đoàn nhà nước và thâu tóm những cơ sở công nghiệp quy mô lớn trong thập niên 1990 ở Ukraine tạo ra một tầng lớp oligarch (nhóm thiểu số thao túng kinh tế) ở nước này.
    Các oligarch đóng vai trò lớn trong chính trường Ukraine, thông qua việc ứng cử vào các chức vụ nhà nước hoặc tài trợ cho những phe phái chính trị thân hữu. Nhưng nước Nga thì vốn có truyền thống tập trung quyền lực lâu đời và những “trận đánh đẹp” của Tổng thống Vladimir Putin từ khi lên cầm quyền.
    Điều này khiến giới oligarch Nga hoặc quy phục Điện Kremlin hoặc bỏ của chạy lấy người, hay tệ hơn nữa là ngồi mơ về thời hoàng kim đằng sau song sắt. Còn các oligarch Ukraine chưa bao giờ chịu dưới cơ chính phủ. Trái lại, quyền lực của họ ngày càng hùng mạnh.
    Hậu quả là hệ thống chính trị Ukraine tiếp tục phụ thuộc sâu sắc vào sự đỡ đầu và yểm trợ của các oligarch. Mọi đảng chính trị lớn và ứng cử viên cho những vị trí quyền lực trong chính phủ và nghị viện đều có những oligarch chống lưng.
    Chẳng hạn, nhân vật giàu có số 1 Ukraine là Rinat Akhmetov, người thống trị ngành luyện kim và than đá, từng là nhà tài trợ hàng đầu cho đảng Các khu vực của cựu Tổng thống Viktor Yanukovich.

    Thực trạng đó chẳng thay đổi sau cuộc cách mạng Maidan (tên gọi phong trào lật đổ chính quyền Yanukovich) vào đầu năm 2014, mà mục tiêu được xác định là giải phóng Ukraine khỏi tình trạng tham nhũng, chủ nghĩa thần hữu và đưa vào khuôn phép nhóm thiểu số các nhà tài phiệt đã cướp bóc tài sản đất nước và lũng đoạn chính trị hơn hai thập niên qua.

    Cục diện mới trong cuộc chiến của những lãnh chúa Ukraine
    Theo tờ Financial Times, sau khi Nga sáp nhập Crimea và những tay súng ly khai bắt đầu chiếm giữ các trụ sở chính quyền ở miền đông vào năm 2014, chính quyền Kiev đã đề ra sáng kiến bổ nhiệm những nhà tài phiệt giàu có nhất nước làm tỉnh trưởng trong nỗ lực ngăn chặn làn sóng nổi dậy lan rộng.
    Tỉ phú Igor Kolomoisky, một oligarch sừng sỏ, là người đầu tiên đáp lời: “Phụng sự đất nước là cách để chuộc tội trước nhân dân”.

    Kế sách của Kiev có vẻ như “đơm hoa kết trái”. Với vị trí tỉnh trưởng Dnipropetrovsk, Kolomoisky đã tích cực ngăn chặn sự bành trướng của phe nổi dậy. Sự hỗ trợ tài chính của ông cho các tiểu đoàn tình nguyện đóng vai trò quan trọng nhằm chặn đà tiến của các tay súng ly khai.

    Mặt khác, biến động chính trị cũng chứng kiến sự suy giảm ảnh hưởng của các oligarch khác. Trước khi chính quyền Yanukovich sụp đổ, Rinat Akhmetov là oligarch quyền lực nhất Ukraine. Nhưng những lựa chọn “đi dây” trong thời gian đầu của cuộc khủng hoảng ở miền đông khiến ông lâm vào cảnh “tiền mất; tật mang”.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Akhmetov hiện vẫn là người giàu nhất Ukraine nhưng ông mất đi phần lớn sự ảnh hưởng đối với các tiến trình hoạch định chính sách và đang ẩn mình chờ thời ở Kiev.

      Việc thích nghi với hiện thực mới ở Ukraine cũng là thách thức đối với các oligarch khác.
      Victor Pinchuk, nhà tư bản ngành thép và là con rể cựu Tổng thống Leonid-Kuchma, chọn ủng hộ Kiev nhưng từ chối tham gia chính phủ. Còn Dmytro Firtash, tỉ phú ngành hóa chất và điện, đã bị bắt ở Áo vào tháng 5 năm ngoái với cáo buộc tham nhũng và hối lộ theo yêu cầu của giới chức Mỹ.
      Cục diện mới đó cho phép Kolomoisky tự tin tuyên bố: “Thời đại các oligarch đã qua. Giờ là thời của riêng một oligarch”. Khi nói như vậy, Kolomoisky có lẽ quên mất sự hiện diện của một oligarch khác: Tổng thống Petron Poroshenko, tỉ phú ngành bánh kẹo, lãnh đạo khối Petro Poroshenko, đảng chính trị lớn nhất trong nghị viện Ukraine.

      Nỗi lo mặt đối mặt
      Thế lực ngày càng lớn mạnh của Kolomoisky ở Dnipropetrovsk và chính trường Ukraine khiến một số người ở Kiev đứng ngồi không yên. Họ tố cáo ông lợi dụng chức vụ tỉnh trưởng để bành trướng hoạt động kinh doanh và biến các đơn vị tình nguyện thành quân đội tư nhân.
      Nỗi lo đó càng gia tăng sau khi lực lượng vũ trang trung thành với Kolomoisky xuất hiện tại đại bản doanh của hai tập đoàn năng lượng lớn nhất Ukraine ở Kiev, làm dấy lên những đồn đoán về cuộc đấu đá quyền lực giữa Kolomoisky và Poroshenko.
      Cuộc nổi loạn diễn ra sau một loạt các bước đi của chính phủ Poroshenko nhằm chặt vây cánh của Kolomoisky. Trong tháng 3, nghị viện thông qua một đạo luật với mục đích giảm thiểu sự lũng đoạn của Kolomoisky tại ukrnafta, tập đoàn dầu khí mà ông nắm 42% cổ phần.
      Chính phủ cũng tìm cách kiểm soát ukrtransnafta, tập đoàn vận hành đường ống dẫn dầu quốc doanh, bằng cách thay thế Giám đốc điều hành Oleksansr Lazorko, một đồng minh của Kolomoisky.
      Theo hai nghị sĩ Ukraine, Kolomoisky đã điều một nhóm quân bịt mặt đến trụ sở Ukrtransnafta vào ngày 19.3 để bảo vệ Lazorko. Ba ngày sau, những tay súng tiến chiếm những vị trí xung quanh Ukrnafta, khiến giới chức Kiev hết sức tức giận. Bộ trưởng nội vụ Arsen Avakov ra tối hậu thư cho các tay súng rút đi trong vòng 24 giờ đồng hồ.

      Còn ông Poroshenko tuyên bố không tỉnh trưởng nào có quyền có “lực lượng vũ trang riêng”.
      Sự kịch tính lên đến đỉnh điểm khi ông Poroshenko ra thông báo chấp thuận đơn từ chức tỉnh trưởng Dnipropetrovsk của Kolomoisky vào ngày 25.3 sau một cuộc gặp giữa hai người. Theo AFP, mặc dù thông báo cho biết Kolomoisky tự nguyện từ chức, nhưng các chuyên gia tin rằng chính ông Poroshenko ra quyết định cách chức.
      Sergiy Leschenk - nhà báo điều tra sau trở thành nghị sĩ nhận xét ông Poroshenko buộc phải rũ bỏ ông Kolomoisky vì hành động “diễu võ dương oai” của ông này ở Kiev tạo ra nghi ngờ về sự độc quyền nhà nước đối với việc sử dụng lực lượng vũ trang, giữ lại Kolomoisky sẽ làm xói mòn tính chính danh của chính quyền Poroshenko. “Nó là điểm không thể quay đầu”, Leschenko viết.
      Những lời đồn đoán về một thỏa thuận ngầm giữa hai đồng minh một thời cũng không xua tan đi lo ngại rằng cuộc chiến giữa hai chỉ mới khai mào và sẽ còn tiếp diễn. Nếu muốn, Kolomoisky vẫn có dư dả phương tiện để phản công. Ông sở hữu ngân hàng thương mại lớn nhất Ukraine PrivatBank và được ủng hộ hết mực tại Dnipropetrovsk.
      Việc Kolomoisky lùi bước cũng làm dấy lên lo sợ về tình hình an ninh ở Dnipropetrovsk nói riêng và số phận của thỏa thuận ngừng bắn nói chung. Nhấn mạnh tầm ảnh hưởng của Kolomoisky đối với cuộc xung đột ở miền đông, nhà phân tích Volodymyr Fesenko nói với AFP: “Nếu ông ấy muốn chiến tranh, sẽ có chiến tranh”.

      Sơn Duân (Thanh Niên)

      Xóa
  3. Tuần hành vì môi trường cuộc sống ở HN vui thế k đăng lại đăng chuyện ucraina.

    Trả lờiXóa
  4. https://www.facebook.com/hoighetphandong?fref=nflúc 00:15 30 tháng 3, 2015

    Mấy chú NGO tổ chức "Tuần hành" để tập dượt cho việc biểu tềnh lật đổ chính quyền, biến VN thành Ukraina vào thế "Tam quốc" đây mờ!

    Trả lờiXóa
  5. Sẽ còn nhiều chuyện bí ẩn ở Ukraina!
    Một đất nước xinh đẹp thơ mộng giữ lòng châu Âu bỗng biến thành trung tâm lò lửa chiến tranh.
    Tất cả chỉ vì tham vọng bá quyền của Mỹ dưới chiêu bài "dân chủ, nhân quyền".
    Tiếc rằng nhiều người VN không nhìn thấy.
    Rất may là bây giờ, báo chí VN trong nước có cái nhìn chân thực hơn về tình hình Ukraina.

    Trả lờiXóa
  6. https://vi-vn.facebook.com/DonghanhvoiNoUlúc 00:53 30 tháng 3, 2015

    "Maidan 2" ở Ukraine: Cuộc chiến của giới tài phiệt chính trị

    Trong năm qua, chính phủ Ukraine đã tranh thủ được sự giúp đỡ của các giới tài phiệt chính trị đầy quyền lực trong cuộc chiến chống lại lực lượng đòi độc lập ở miền đông. Nhưng tuần trước, một cuộc chiến mới đã nổ ra, khiến chính phủ Ukraine rơi vào thế đối đầu với giới tài phiệt hàng đầu của nước này.
    Cụ thể, ngày 25/3, lực lượng cảnh sát Ukraine đã tiến hành bắt giữ 2 quan chức cấp cao thuộc cơ quan tình trạng khẩn cấp ngay tại một cuộc họp chính phủ được phát sóng trực tiếp trên truyền hình do tình nghi dính líu tới hoạt động tham nhũng cấp cao. Trước đó cùng ngày, Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko đã cách chức Tỉnh trưởng tỉnh Dnipropetrovsk ở miền Đông nước này, ông Ihor Kolomoysky – một ông trùm kinh doanh - sau một cuộc tranh cãi gay gắt giữa nhà tỷ phú với chính phủ.

    Ông Kolomoisky đã tài trợ cho các tiểu đoàn tiễu phạt của Kiev và đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn sự mở rộng của lực lượng đòi ly khai ở miền đông. Tuy nhiên, sau khi ông Kolomoisky triển khai lực lượng quân sự riêng của mình ở Kiev nhằm ngăn chặn việc chính phủ điều tiết lợi ích kinh doanh của mình, Tổng thống Ukraine đã không có sự lựa chọn, buộc phải sa thải ông.

    http://dantri4.vcmedia.vn/Ldc6Z4o9cYxy75j5rPtQm1jeD4kqE/Image/03/03c/kolo29-3a-db2c7.jpg
    Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko (trái) và ông Ihor Kolomoysky (Ảnh: AFP)

    Sự kiện trên là một cuộc xung đột lớn chưa từng có giữa chính phủ và các tập đoàn đầu sỏ chính trị tại Ukraine. Nó có thể là mặt trận quan trọng nhất trong cuộc đấu tranh cho tương lai của Ukraine. Sergii Leshchenko, một cựu nhà báo điều tra và hiện là một thành viên theo chủ nghĩa cải cách của Quốc hội nước này, gọi đó là giai đoạn hai của phong trào Maidan: "Maidan đã loại bỏ [cựu tổng thống Viktor] Yanukovych, nhưng chưa loại bỏ được hệ thống đầu sỏ chính trị". Điều này có thể đồng nghĩa với việc cuộc chiến với giới đầu sỏ chính trị diễn ra tại một thời điểm khi Ukraine khó có thể xảy ra tình trạng bất ổn.

    Giới đầu sỏ chính trị của Ukraine đã tích lũy được khối tài sản của họ thông qua các hợp đồng tư nhân “mờ ám” trong những năm 1990. Ông Kolomoisky nắm giữ lĩnh vực dầu khí, hàng không, ngân hàng, và các phương tiện truyền thông. Năm ngoái, ông này bắt đầu tài trợ cho các tiểu đoàn tình nguyện viên để bổ sung cho đội quân vốn đang rệu rã của Ukraine. Nhờ đó, ông Kolomoisky tiếp tục duy trì được đế chế kinh doanh của mình. Ngân hàng PrivatBank của ông ta đã treo thưởng 10.000 USD nếu bắt được tay súng ly khai và trang bị một số xe thiết giáp cho quân đội Ukraine sử dụng. Vào tháng 3 năm ngoái, ông này được bổ nhiệm làm tỉnh trưởng tỉnh Dnipropetrovsk.

    Những tỷ phú khác về mặt chính thức có vai trò ít hơn ông Kolomoisky trong chính phủ Ukraine, nhưng họ vẫn có ảnh hưởng lớn đối với giới lãnh đạo của đất nước. Việc sở hữu phương tiện truyền thông cho phép họ có vai trò chi phối trong việc bổ nhiệm những chức vụ quan trọng. Một hệ thống bầu cử đại diện tỷ lệ theo danh sách đảng khép kín cho phép người của họ có thể lọt vào quốc hội mà không bị thách thức. Kết quả là, doanh nghiệp và chính phủ không chỉ đơn thuần là cùng tồn tại, họ thường liên kết rất chặt chẽ với nhau.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. https://vi-vn.facebook.com/DonghanhvoiNoUlúc 00:54 30 tháng 3, 2015

      Tuy nhiên, một thách thức trong mối quan hệ cộng sinh này đã xuất hiện, dẫn đến sự giận dữ từ ông Kolomoisky, liên quan đến cổ phần của ông này trong công ty dầu khí nhà nước UkrNafta. Mọi việc bắt đầu khi Hội đồng Ban Giám sát của công ty dầu khí Ukrtransnafta bãi miễn "tay chân" của ông Koloimoisy là Alexander Lazorenko khỏi vị trí Chủ tịch Hội đồng quản trị trong khi Quốc hội Ukraine thông qua dự thảo luật về các công ty cổ phần ngày 19/3, từ đó hạn chế dần quyền kiểm soát của tài phiệt này đối với công ty xăng dầu lớn nhất Ukraine là Ukrnafta. Vài ngày sau một nhóm người có vũ trang, dường như là những người trung thành với ông Kolomoisky, trên một chiếc xe quân sự không biển số, đến và thiết lập rào chắn kim loại xung quanh trụ sở của UkrNafta.

      Các nhà cải cách của Ukraine đã muốn loại bỏ giới tài phiệt chính trị kể từ khi phong trào Maidan nổ ra, nhưng thành công rất hạn chế. Các nhà hoạt động chống tham nhũng cho biết mức độ hối lộ trong đấu thầu của chính phủ đã giảm từ khoảng 40% xuống 10%. Tuy nhiên, đằng sau vẻ bề ngoài của các chương trình cải cách, tham nhũng vẫn tiếp tục diễn ra. Mức độ tham nhũng chỉ giảm đi ở những lĩnh vực mà phương Tây gây áp lực. Ví dụ, năm ngoái, Mỹ đã gửi một tín hiệu bằng cách cáo buộc ông Dmitry Firtash, một nhà tài phiệt người Ukraine nhận hối lộ.

      Bà Viktoriya Voytsitska, một thành viên mới trong Quốc hội Ukraine ủng hộ dự luật về các công ty cổ phần cho rằng thay đổi thực sự chỉ diễn ra khi có một "sự cài đặt lại hệ thống, nếu không chúng tôi sẽ chỉ nuôi dưỡng cuộc chiến của những nhà tài phiệt”. Giới tài phiệt đầu sỏ chính trị tại Ukraine không ngừng cạnh tranh với nhau để giành cổ phần trong “chiếc bánh” kinh tế. Ông Pinchuk và ông Kolomoisky hiện đang tranh tụng nhau tại một tòa án ở London (Anh). Tổng thống Poroshenko, cũng là một nhà tài phiệt, đã bổ nhiệm những đối tác kinh doanh và bạn bè của mình vào các vị trí trong chính phủ. Ông cũng đã không giữ lời hứa trong một chiến dịch vận động tranh cử rằng sẽ bán công ty bánh kẹo Roshen của mình.

      Rõ ràng là trường hợp diễn ra tại Ukrtransnafta chỉ là một hình ảnh thu nhỏ của cuộc chiến giữa các nhà tài phiệt chính trị tại Ukraine. Ông Kolomoisky gọi nỗ lực của chính phủ nhằm thay thế người quản lý trung thành của mình tại công ty trên là một "cuộc tấn công đột kích". Nhà quản lý mới của công ty, một cựu sĩ quan trong lực lượng an ninh Ukraine, được bổ nhiệm thay thế mà không có một cuộc cạnh tranh công khai nào. Ông này có mối quan hệ với một thành viên của quốc hội vốn là một trong những đối thủ cạnh tranh kinh doanh của ông Kolomoisky.

      Theo Yulia Mostovaya, biên tập viên của tờ Zerkalo Nedeli, có lẽ ông Kolomoisky đã được bồi thường một cách bí mật và các thỏa thuận ngầm có thể bao gồm một suất tái cấp vốn cho ngân hàng PrivatBank hoặc cam kết có sự quản lý trung lập tại UkrNafta và Ukrtransnafta. Nếu Kolomoisky không nhận bất kỳ lợi ích nào, thỏa thuận hòa bình với tổng thống Poroshenko có thể bị phá vỡ và ông ta sẽ tìm cách “phản công”.

      Tuy nhiên, theo ông Volodymyr Fesenko thuộc một nhóm chuyên gia cố vấn có trụ sở tại Kiev, quá trình “loại bỏ giới tài phiệt” ở Ukraine sẽ “phức tạp và đau đớn”, nhưng ít nhất nó đã bắt đầu diễn ra.

      Theo Công Thuận/Economist/baotintuc.vn
      http://dantri.com.vn/the-gioi/maidan-2-o-ukraine-cuoc-chien-cua-gioi-tai-phiet-chinh-tri-1052106.htm
      http://thegioi.baotintuc.vn/phan-tichnhan-dinh/maidan-2-o-ukraine-cuoc-chien-cua-gioi-tai-phiet-chinh-tri-20150329093223350.htm

      Xóa
  7. https://vi-vn.facebook.com/DonghanhvoiNoUlúc 01:00 30 tháng 3, 2015

    Ukraine: Đến lượt Thủ tướng Yatsenyuk mất chức?
    Sau khi trùm tài phiệt Kolomoisky bị loại khỏi chức tỉnh trưởng, dư luận và truyền thông Ukraine rộ lên đồn đoán người tiếp theo sẽ bị Tổng thống Petro Poroshenko khuất phục chính là đương kim Thủ tướng Yatsenyuk.
    Khi những công nhân mỏ dọa sẽ biểu tình tuần hành ở Kiev đòi được chi trả các khoản nợ lương, đã xuất hiện cuộc đua gay cấn xem ai sẽ là người nắm chiếc ghế Thủ tướng đầy bất trắc. Theo tờ Vzglyad đưatin, ông Yatsenyuk sẽ được thay thế bởi một người thân Tổng thống. Khả năng này không phải là quá xa vời, khi mà đương kim Thủ tướng hiện không còn giành được niềm tin của công chúng, do cuộc khủng hoảng chưa có dấu hiệu tiến triển.

    http://dantri4.vcmedia.vn/Ldc6Z4o9cYxy75j5rPtQm1jeD4kqE/Image/03/03c/Yat28-3-8d838.jpg
    Sức ép đang gia tăng đối với đương kim Thủ tướng Arseny Yatsenyuk

    Những chương trình cải cách mà ông Yatsenyuk công bố đã không mang lại điều kì diệu kinh tế, mọi người giờ tỏ ra hoài nghi về năng lực của ông. Tỉ lệ phản đối Thủ tướng ngày càng tăng, cùng với đó là sự đối đầu giữa những người ủng hộ ông và Tổng thống Poroshenko. Một số nguồn tin “rò rỉ” nói rằng, những thay đổi trong nội các gần đây cho thấy Thủ tướng Yatsenyuk sẽ lịch sự từ chức.

    Truyền thông Ukraine cũng đặt ra nghi ngại rằng, Sergei Liovochkin - cựu Chánh văn phòng Phủ Tổng thống trong chính quyền Viktor Yanukovych, sẽ là người được chọn vào ghế Thủ tướng. Ngay ở Ukraine, Liovochkin đã công khai nói đến khả năng ông Liovochkin. Ông Alexander Koltunovich, chuyên gia về chương trình kinh tế thuộc phong trào “Lựa chọn cho người Ukraine” nói rằng: “Ngày nay, tại trung tâm quyền lực Kiev, người ta nói nhiều đến ông ấy (Liovochkin) - Chủ tịch khối Đối lập trong Quốc hội Ukraine. Số phiếu mà khối Poroshenko (150) kết hợp với khối Đối lập (40) là đủ để thiết lập đa số mới tại Quốc hội, có đủ lực để chỉ định một người đứng đầu nội các”.

    Liovochkin không phải là nhân tố quá mới đối với những người từng ở chốn thâm cung Kiev. Ông này không phải chịu kết cục bi thảm như nhiều quan chức dưới thời chính quyền Yanukovych. Nhiều người gọi ông ta là “Hồng y giáo chủ” của Yanukovych. Hai người từng làm việc với nhau từ năm 1996. Từ 2006, cũng như ông Yanukovych, Lyovochkin lãnh đạo đảng Các khu vực. Nửa năm sau cuộc chính biến tháng 2/2014, cựu Tổng thống Yanukovych đã phải ngầm thừa nhận rằng chính Liovochkin là người đứng sau điều hành cuộc đảo chính.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. https://vi-vn.facebook.com/DonghanhvoiNoUlúc 01:02 30 tháng 3, 2015

      Một ứng cử viên sáng giá khác là Chủ tịch Quốc hội Volodymyr Groisman, người gần đây rất chịu khó trả lời phỏng vấn và đưa ra nhiều tuyên bố báo chí. Khi được giới phóng viên đặt câu hỏi liệu có sẵn lòng thay thế cương vị Thủ tướng hay không, Groisman nói một cách ẩn ý rằng: Ông Yatsenyuk đã phạm phải nhiều sai lầm; khi thủ tướng “tích tụ” quá nhiều điểm tiêu cực thì sẽ đến lúc ông ta bị thay thế. Ngay sau khi thắng cử, Tổng thống Petro Poroshenko muốn bổ nhiệm Groisman làm Thủ tướng, tuy nhiên các đối tác phương Tây (nhất là Mỹ) lúc đó vẫn “ưa thích” Yatsenyuk. Theo thời gian, tình thế đã thay đổi trên tất cả các mặt trận. Gần đây, Phó Chủ tịch Quốc hội Andrew Paruby cũng nói với các phóng viên rằng, chính phủ có thể sẽ có thay đổi trong tương lai và không loại trừ sẽ là sự thay đổi “trọn gói” trong Nội các. Tuy nhiên, ông từ chối đưa ra những cái tên có thể bị thay thế.
      Theo Hiến pháp Ukraine, Thủ tướng do Quốc hội phê chuẩn và bãi miễn. Ứng cử viên chức Thủ tướng do Tổng thống đề xuất sang Quốc hội và vì thế người này cần phải nhận được sự ủng hộ rộng rãi từ các nghị sĩ. Như nhiều thành viên Nội các khác, Thủ tướng có thể tự nguyện từ chức. Quốc hội cũng có thể loại bỏ Thủ tướng thông qua hình thức bỏ phiếu bất tín nhiệm. Một hình thức khác là Tổng thống đề nghị Quốc hội bỏ phiếu “sa thải” Thủ tướng - đây là điều đã từng xảy ra ở Ukraine không chỉ một lần.

      Những chỉ dấu xấu đối với ông Yatsenyuk xuất hiện ngày một nhiều. Nghiên cứu mới đây của Trung tâm nghiên cứu chính sách quốc tế Ukraine cho thấy, “ngôn ngữ đậm màu sắc chiến tranh” của Thủ tướng không chỉ làm giới chính trị giật mình, mà người dân bình thường cũng cảm thấy dị ứng. Thậm chí, đã có một kênh truyền hình của Trung ương cho chạy chiến dịch chuyên mổ xẻ khả năng điều hành yếu kém của chính phủ. Còn tại Quốc hội, đảng Cấp tiến và Tổ quốc nằm trong liên minh với đảng Mặt trận nhân dân của Thủ tướng Yatsenyuk tuyên bố sẵn sàng từ bỏ liên minh nếu chính phủ không thực hiện thành công các chương trình cải cách theo cam kết.

      Giới phân tích chính trị ở Ukraine nhận định, sau khi loại bỏ được ảnh hưởng chính trị của “ông trùm” Koloimosiky - người được cho là có mối liên hệ thân thiết với với Yatsenuyk, đây là thời điểm thuận lợi để Tổng thống Poroshenko củng cố sức mạnh chính trị, thực hiện cải cách về nhân sự. Điểm cuối cùng sẽ là Mỹ có bật đèn xanh cho thay đổi nhân sự cấp cao hay không? Có tín hiệu cho thấy Mỹ ngầm ủng hộ mục tiêu củng cố quyền lực tại Kiev. Vụ loại trừ Koloimosiky tưởng chừng như sẽ rất phức tạp, nhưng lại diễn biến khá nhanh. Sự thực là trước khi ông Poroshenko “chấp nhận” đơn từ chức của Koloimosiky, Đại sứ Mỹ tại Kiev, Geoffrey Pyatt đã có buổi gặp riêng với trùm tài phiệt này. Thông điệp được phát đi sau cuộc tiếp xúc là: Đã đến lúc “luật rừng” không còn đất sống.
      Theo Hoài Thanh (theo Ukraina.ru, Off Guradian)
      baotintuc.vn
      http://dantri.com.vn/the-gioi/ukraine-den-luot-thu-tuong-yatsenyuk-mat-chuc-1051530.htm

      Xóa
  8. Khu vực Dnipropetrovsk có thể ly khai khỏi Ukraine?


    Trên Twitter cá nhân, nhà tài phiệt Kolomoisky đăng tải: “Ông không muốn điều đó ... nhưng bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra”.

    Trước đó, người đứng đầu Cộng hòa nhân dân tự xưng Donetsk, Alexander Zakharchenko đã lên tiếng khuyến khích ông Kolomoisky thành lập nước Cộng hòa nhân dân Dnipropetrovsk để có thể toàn quyền kiểm soát khu vực này.

    Tuy nhiên, Phó Thống đốc khu vực Dnipropetrovsk, Gennady Korban khẳng định với truyền thông rằng, khu vực này sẽ không tách khỏi Kiev. Nhưng theo tờ Politrussia, lực lượng ủng hộ tỷ phú Kolomoisky tại Dnipropetrovsk đang chuẩn bị tiến hành hàng loạt các cuộc biểu tình.

    Động thái này diễn ra sau khi tuần trước, tại trụ sở chính của công ty dầu khí quốc gia Ukrtransnafta đã xảy ra xung đột. Hội đồng quản trị công ty này đã quyết định cách chức chủ tịch hội đồng quản trị của Alexander Lazorenko – người được nhà tài phiệt Kolomoisky bảo trợ.

    Nhà tài phiệt Kolomoisky đã dẫn theo người có vũ trang tới Ukrtransnafta, yêu cầu bổ nhiệm lại ông Lazorenko

    Sau vụ việc, Tổng thống Poroshenko đã gửi văn bản trách móc chính trị gia Kolomoisky vì đã vi phạm các quy tắc đạo đức nghề nghiệp.

    Ngày 25-3, ông Poroshenko đã chính thức ban bố lệnh bãi nhiệm nhà tỷ phú. Ông nói: “Chúng ta phải đảm bảo hòa bình và ổn định. Khu vực Dnipropetrovsk vẫn phải là một pháo đài bảo vệ sự yên bình và quyền lợi của người dân phía đông”.

    Ngày 24-3, Thủ tướng Ukraine, Arseniy Yatsenyuk tuyên bố rằng, Kiev sẽ “làm công việc của mình” và chủ động giải quyết cuộc khủng hoảng chính trị được hỗ trợ bởi các nhà tài phiệt.

    Theo ông Yatsenyuk, tỷ phú Kolomoisky đã tích lũy được khối tài sản ước tính khoảng 6 tỷ USD. Ông được cho là một nhà tài trợ cho nhóm vũ trang tại Ukraine (phe ly khai), những người đã có hành vi vi phạm quyền con người tại đông nam Ukraine.
    Do đó, sự xuất hiện của ông Kolomoisky tại trong Quốc hội Ukraine (Verkhovna Rada) sẽ có ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình hiện tại của đất nước.
    Theo Thu Huyền (tổng hợp)
    An ninh Thủ đô

    Trả lờiXóa
  9. Depropetrovsk, Ukraine – Cư dân của thành phố này tổ chức cuộc biểu tình vào ngày hôm qua thứ Bảy mang tên “cho sự thống nhất”. Cuộc biểu tình này giúp hàn gắn rạn nứt giữa Tổng thống Petro Poroshenko và cực thống đốc khu vực Kolomoisky. Ông đã bị sa thải và giảm bớt sự lo ngại về những nguy cơ thành lập những khu vực riêng và quân đội riêng.
    Ukraine dường như bị “đu đưa” vào tuần trước, khi ông Poroshenko sa thải Igor V. Kolomoisky, thống đốc tỷ phú Dnepropetrovsk của khu vực công nghiệp quan trọng ở phía đông.
    Ông Kolomoisky là một trong những đồng minh trung thành của chính phủ. Các lực lượng dân quân của ông đã giúp ngăn chặn các chiến binh ủng hộ Nga di chuyển vượt ra ngoài khu vực phía đông của Donetsk và Luhansk, nơi các chiến binh ủng hộ Nga đã tiến hành cuộc chiến tranh trong gần một năm.
    Trong thời gian gần đây, ông đã Kolomoisky đã đụng độ với chính phủ về tương lai của các công ty năng lượng, trong đó ông đã sở hữu một cổ phần thiểu số.
    Việc chiếm giữ tòa nhà bằng những người đàn ông vũ trang đã làm Kiev và các thành viên Quốc hội lo lắng cho rằng các đầu sỏ chính trị khác cùng với lực lượng dân quân tư nhân sẽ làm theo, đe dọa sự ổn định quốc gia, họ cũng chỉ trích mạnh mẽ ông Kolomoisky.
    Cuộc diễu hành vào tối thứ Bảy đúng như dự định làm tan những căng thẳng và sự nghi ngờ. Cuộc biểu tình này là minh chứng của thành phố và cựu thống đốc: Họ vẫn là một phần của đất nước Ukraine, họ vẫn là những người trung thành với kiev bất chấp các cuộc đụng độ nhỏ lẻ.
    “Khi đất nước đang xảy ra chiến tranh, chúng ta không được có bất kỳ bất đồng chính trị nội bộ nào xảy ra,” Borys Filatov, một đối tác kinh doanh và đồng minh chính trị của ông Kolomoisky, cho biết trong một cuộc phỏng vấn trước khi cuộc biểu tình. “Chúng tôi là tất cả các công dân đều hiểu rằng nếu gây nên sự rạn nứt với Tổng thống, đất nước của chúng ta sẽ sụp đổ”.
    Vài ngàn người đã tụ tập trong một cơn mưa lạnh trên quảng trường Heroes of Maidan Square, một quảng trường trung tâm trước đây gọi là Lenin Square và thả bóng bay màu quốc kỳ Ukraine, trong khi các chính trị gia hò hét để cổ vũ chống ly khai tại đây. Hình ảnh ông Kolomoisky được đưa trong đoạn video. Cuộc biểu tình được bao trùm bởi đông đảo quần chúng yêu nước và được làm nổi bật bởi ca sĩ nhạc pop người Ukraine – Ruslana, người ca ngợi các thành phố và lãnh đạo từ ngay ngày đầu tiên đã giữ vững lãnh thổ trước chủ nghĩa ly khai.
    Những sự việc phát triển đã chứng minh rằng các rạn nứt trong nội bộ Ukraine đã được hàn gắn.
    Ông Poroshenko bay đến Dnepropetrovsk hôm thứ Năm để cảm ơn ông Kolomoisky và những cộng sự của ông. Sự kiện đã được đưa lên truyền hình. “Chúng tôi có buổi chia tay rất cảm động và chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác” ông Filatov nói. “Không có sự đòi hỏi và cũng không có tiếng đóng sầm cửa”.
    Ông Kolomoisky trở thành hình mẫu nổi bật nhất của chiến lược được thông qua bởi chính phủ mới vào mùa đông năm ngoái, để ngăn chặn sự xâm lược của Nga tại phía đông đất nước họ đã thực hiện bằng cách bổ nhiệm người khổng lồ kinh doanh của khu vực, là những người có khả năng tài trợ cho lực lượng dân quân riêng, như thống đốc khu vực.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông Kolomoisky, một ông trùm ngân hàng và dầu lửa cũng là nhà từ thiện hỗ trợ cho các nền văn hóa Do Thái ở Ukraina, là một người ủng hộ nhiệt tình. “Mục đích là bảo vệ đất nước và cũng là bảo vệ tài sản của ông trong cùng một thời điểm”, ông Filatov nói.
      Tuy nhiên sự sắp xếp luôn là sự tạm thời. Các đối lập của lực lượng dân quân từ lâu đã cảnh báo rằng họ có thể dễ dàng quay trở lại chống chính phủ. Sau cuộc đối đầu tại trụ sở công ty dầu khí, ông Poroshenko cho biết ông sẽ thực hiện các bước để kết hợp lực lượng dân quân tư nhân như những người được kiểm soát bởi ông Kolomoisky vào quân đội của Ukraine.
      Ông Filatov nói những người ủng hộ các nhà tài phiệt ở Dnepropetrovsk đang xem xét thành lập một đảng chính trị và sẽ tiếp tục làm theo những thành tựu của họ trong năm nay, bao gồm cả hình thành các lực lượng dân quân, gọi là Dnepro-1 và giữ vững vùng này trước phiến quân ly khai.
      Thống đốc mới đã được bổ nhiệm cho khu vực Dnepropetrovsk. Theo lời ông Filatov, ông Kolomoisky muốn sử dụng cuộc biểu tình để nói lời tạm biệt với những người ủng hộ và tái khẳng định tinh thần yêu nước của mình.
      “Có câu thành ngữ, người Anh ra đi nhưng không nói lời tạm biệt, còn người Do Thái nói tạm biệt nhưng không ra đi”. Ông Filatov nói tiếp ” và đó là chúng ta. Chúng ta nói tạm biệt nhưng vẫn ở lại”.

      Xóa
  10. Không mấy người quan tâm chuyện này. Việc nhà chưa lo xuể.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rận trủ anh nào cũng ngu; Chỉ có ngu mới mần được rận trủlúc 08:24 31 tháng 3, 2015

      Rận nặc ngu không "quan tâm" là chuyện của rận. Ko có nghĩa klaf người khác ko quan tâm.

      Xóa
  11. Điều gì sẽ xảy ra sau sự ra đi của Kolomoiski? Một số dự đoán
    Thứ ba, ngày 31 tháng 03 năm 2015

    Mâu thuẫn xung quanh “ Ukrnafta” và “ Ukrtransnafta” vẫn chưa được giải quyết, cuộc bầu cử tại địa phương sắp tới sẽ có nhiều bê bối – người của Kolomoiski không muốn từ bỏ vị trí.

    Hôm thứ bảy vừa rồi, đội ngũ của Kolomoiski chính thức chia tay với tỉnh Dnhep. Buổi mít tinh được tổ chức tại quảng trường trung tâm Anh hùng Maidan với những khẩu hiệu kêu gọi thống nhất, đoàn kết toàn đất nước, nhưng vẫn có những nhà chính trị ủng hộ Kolomoiski có những đe dọa trực tiếp đối với các đối thủ chính trị ( chúng ta còn nhớ rằng trước đây đội ngũ của Kolomoiski dự định tổ chức biểu tình vào ngày 25/3 với những khẩu hiệu bất tin và đòi chính quyền Kiep từ chức).

    Kolomoiski không có mặt trong buổi mít tinh. Phó của ông, các đại biểu quốc hội thân cận và các cố vấn của Kolomoiski báo cáo trước những người tham gia mít tinh về kết quả hoạt động của mình. Tỉnh trưởng mới Reznhichenko cũng vắng mặt.

    Đội ngũ của Kolomoiski tuyên bố thẳng về việc muốn giữ lại ảnh hưởng của mình, trong đó có lãnh đạo tỉnh: “ Chúng tôi không đi đâu cả, chúng tôi sẽ cùng với mọi người” – Kolomoiski cảnh báo tỉnh trưởng mới khi bàn giao. Trong thời gian mít tinh phó tỉnh trưởng Oleinhik tuyên bố sẽ ở lại làm việc trong đội ngũ mới và sẽ rút khi mục đích phòng thủ thành phố hoàn thành.

    Lãnh đạo của đảng Blok đối lập Vilkul tuyên bố, việc giữ lại ảnh hưởng của Kolomoiski lên tỉnh trưởng mới – sẽ là tiềm năng tạo vấn đề lớn: “ Tại tất cả các chức vụ quan trọng của tỉnh Dnhepr từ phòng tư pháp ( để đăng ký lại tài sản sau khi cướp được), cho đến phòng y tế, nơi họ kinh doanh, đều nằm trong tay của nhóm Kolomoiski. Vì vậy tỉnh trưởng mới sẽ gặp rất nhiều khó khăn khi làm việc – trong đó còn do trong vùng này còn có rất nhiều vấn đề về kinh tế: Vấn đề nợ lương của tỉnh lên tới 120 triệu gr, cộng thêm nhà máy lớn Yuzmas ngừng làm việc.

    Đội ngũ của Kolomoiski có khẩu vị rất lớn về chính trị, không những tại tỉnh Dnhepr mà còn bầu cử tại các địa phương sắp tới . Và trong tương lai, bầu cử quốc hội, hơn nữa là phương án các chức vụ cao trong chính phủ.

    Theo lời của Oleinhik,Kolomoiski không có nguyện vọng tham gia vào các chức vụ chính trị và thành lập đảng chính trị, nhưng các cộng sự của ông thì ngược lại. Oleinhik có đảng “ phục sinh”, ngoài ra người của ông có trong đảng “ Pravoi Sektor”. Việc bầu cử tại tỉnh Dnhepr cũng từng xảy ra nhiều bê bối, kiện cáo.

    Ngoài ra việc Kolomoiski từ chức không có nghĩa là đã chấm dứt mâu thuẫn giữa ông ta và nhà nước trước sự kiểm soát “ Ukrnafta” và “ Ukrtransnafta”. Để làm yên Kolomoiski và để khủng hoảng không trở nên lan rộng toàn bộ thành khủng hoảng chính trị bên trong, Phó tổng thống Mỹ Baiden đã phải can thiệp. Chính Baiden đã gọi điện cho Yashenhuk yêu cầu phải biểu lộ sự thống nhất quan điểm với tổng thống. Sau cuộc nói chuyện này, Bộ trưởng nội vụ Avakov đã tuyên bố quan điểm cứng rắn, phá vỡ hy vọng của Kolomoiski trông cậy vào các đơn vị vũ trang ủng hộ ông ta tại Kiev.

    Chính quan điểm của Yashenhuk, sau khi nói chuyện với phó tổng thống Mỹ Baiden đã làm cho tỷ phú Kolomoiski mất chỗ dựa trong chính phủ từ phía bộ công lực.

    Nhưng theo nguồn tin mà phóng viên của báo cegodnia nhận được thì mâu thuẫn xung quanh “ Ukrnafta”, “ “ Ukrtransnafta” vẫn chưa kết thúc, mà mới chỉ đóng băng tạm thời.

    Kế hoạch của nhà nước là công bố thi tuyển công khai chức vụ người quản lý hai công ty này. Và có thể tại đây sẽ xảy ra cuộc đấu để giành chức lãnh đạo công ty vì người của Kolomoiski sẽ tham gia vào cuộc thi chọn này”

    Theo segodnya.ua

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Yaros không loại trừ khả năng xảy ra Maidan đẫm máu tại Ukraine.
      Thứ ba, ngày 31 tháng 03 năm 2015

      Lãnh đạo “ Pravoi Sektor” Dmitri Yaros tuyên bố, mọi điều đều có thể xảy ra tại Ukraine, hơn nữa, có thể là Maidan.

      “ Tại Ukraine mọi thứ có thể xảy ra. Hơn nữa Maidan cũng có thể. Mọi người có phẩm giá, khi đẩy họ tới trạng thái – họ sẽ ra quảng trường”

      Theo ông, nếu Maidan lần này xảy ra – sẽ đẫm máu hơn lần trước.

      “ Tất nhiên, Maidan lần sau sẽ…Khác nhiều hơn. Mọi người có nhiều vũ khí trong tay và sẽ không có ai ngồi chờ trong lán 2- 3 tháng, hát và soi đèn. Quan điểm của chúng tôi như thế này: “ Sẽ đi qua lưỡi dao”. Một mặt giữ quốc gia, mặt khác để các loại ăn bám không hút máu người dân Ukraine, như là những kẻ đã hút máu trước Cách mạng”

      Như đã đưa tin, Yaros từ chối chức vụ trong bộ quốc phòng.

      Theo podrovnosti.ua
      http://nguoivietodessa.com/tin-ukraina/12534-yaros-khong-loai-tru-kha-nang-xay-ra-maidan-dam-mau-tai-ukraine.html

      Xóa
  12. Loại Kolomoiskyi, Poroshenko bị Pravyi Sector dọa 'Maidan mới đẫm máu hơn'
    (Quan hệ quốc tế) - Tổng thống Poroshenko đã mời Dmitry Yarosh vào Bộ Quốc phòng nước này nhưng thủ lĩnh Pravyi Sector đáp lại bằng lời đe dọa “sẽ có Maidan mới đẫm máu hơn”.

    Tổng thống Poroshenko tìm cách triệt hạ sức mạnh của Kolomoiskyi

    Trong cuộc phỏng vấn với một tờ báo địa phương ngày 26-3 vừa qua, cố vấn Bộ Nội vụ Ukraine, ông Anton Gerashchenko cho biết, đương kim Tổng thống Poroshenko đã đề xuất sắp xếp một vị trí trong Bộ Quốc phòng cho thủ lĩnh nhóm cực đoan “Khu vực cánh hữu” (Pravyi Sector) Dmitry Yarosh.

    Ông Gerashchenko xác nhận rằng, Yarosh đã nhận được đề nghị từ phía Tổng thống Poroshenko về việc sắp xếp một vị trí trong Bộ Quốc phòng cho thủ lĩnh Pravyi Sector. Trước đây ông Yarosh đã bị thương ngoài mặt trận nên quân đội nước này “hoan nghênh ông Yarosh trở thành một công chức”.

    Gerashchenko nói thêm, ông nhận thấy rằng, Dmitry Yarosh cảm thấy khá chán khi làm một Đại biểu Quốc hội. Và Bộ Quốc phòng nước này rất vui mừng khi ông này bắt tay với bên quân đội để lập ra một đơn vị tình nguyện giống như ở Estonia, Phần Lan và Thụy Sỹ.

    Nhóm Pravyi Sector đã được lập ra trong cuộc biểu tình đường phố Maidan ở Kiev hồi năm ngoái và nhanh chóng trở thành nhân tố chính trong phong trào biểu tình này. Thủ lĩnh Pravyi Sector Yarosh là người có quan điểm chống Nga cực đoan.

    Trong chính biến ở quảng trường Độc Lập ở Kiev, tỷ phú Kolomoiskyi là người chịu trách nhiệm tổ chức, cung cấp tiền bạc, vũ khí cho các nhóm này hoạt động. Sau khi chính quyền lâm thời hậu Maidan lên nắm quyền, ông này được bổ nhiệm làm Thống đốc vùng Dnepropetrovsk.

    Khi xung đột quân sự nổ ra giữa phe ly khai miền đông Ukraine với quân chính phủ, tỷ phú này đã thành lập tiểu đoàn tiễu phạt Donbass, dựa trên cơ sở những thành viên cốt cán của Pravyi Sector. Bởi vậy, Tiểu đoàn Donbass còn được coi là cánh quân sự của Tổ chức này.

    Với sự hậu thuẫn của Tổ chức dân tộc cực đoan “Khu vực cánh hữu” và 4 tiểu đoàn tiễu phạt Donbass, Azov, Dnepr-1 và Dnepr-2 với hàng nghìn quân, thanh thế của nhà tài phiệt Kolomoiskyi ngày một lớn, biến ông ta thành thủ lĩnh của các “sứ quân địa phương”.

    Ông này cũng được coi là “kẻ đứng trên luật pháp Ukraine” với lời giải thích khôi hài là “Hiến pháp cấm công dân mang quốc tịch kép nhưng không quy định cấm mang… 3 quốc tịch”, khi ông ta bị cáo buộc có cả hộ chiếu của của Israel và Cyprus.

    Hành động này của Kolomoiskyi đã khơi mào cho xu thế nhận thêm quốc tịch để tạo “bãi đáp an toàn” của các chính khách Ukraine mà tiêu biểu là Thủ tướng Arseniy Yatsenyuk vừa nhận thêm quốc tịch Canada vào đầu tháng 3 vừa qua, phớt lờ những quy định của Hiến pháp.

    Rõ ràng, ông Poroshenko hiểu rằng, để diệt trừ tận gốc hậu hoạn thì phải diệt hết những vây cánh của Kolomoiskyi, đặc biệt là những “băng nhóm tội phạm” dưới trướng ông ta (chỉ các tiểu đoàn tiễu phạt đang chiến đấu ở miền đông) và những phần tử Pravyi Sector đang hiện diện khắp nước dưới cái lốt tự vệ.

    Bởi vậy, hành động cách chức Kolomoisky là nhằm tước đoạt quyền lực, loại bỏ quyền điều khiển 2 doanh nghiệp dầu mỏ và khí đốt Ukrtransnafta và Ukrnafta là cú đòn vào kinh tế, còn việc dụ dỗ Dmitry Yarosh vào Bộ Quốc phòng là muốn tách rời nhánh quân sự với nhà tài phiệt này.

    Có thể nhận định được rằng, Tổng thống Poroshenko đang tiến hành hàng loạt biện pháp để tìm cách triệt hạ sức mạnh của Kolomoisky mà biện pháp thứ 3 là yếu tố quyết định đến thành bại trong cuộc đối đầu giữa Tổng thống Ukraine và vị Thống đốc thất sủng nhưng thế lực rất lớn.

    Nếu còn nắm được đội quân bản bộ thì rất có thể nhà cựu Thống đốc này sẽ gây ra một cuộc binh biến hoặc phát động phong trào ly khai Dnipropetrovsk với chính quyền trung ương ở Kiev mà nòng cốt là những tiểu đoàn tiễu phạt không tuân lệnh của bất cứ ai.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Pravyi Sector đe dọa "sẽ có Maidan mới đẫm máu hơn"

      Mới đầu tháng 4-2014, Pravyi Sector còn là tội phạm của Ukraine, chính quyền nước này đã tính đến việc tước vũ khí, cấm tổ chức dân tộc cực đoan mang tên "Khu vực cánh hữu” này hoạt động, vì đã tấn công, uy hiếp Verkhovna Rada (Quốc hội) vào đêm rạng sáng 28-03.

      Khi đó, Cao ủy Ngoại giao EU là bà Catherine Ashton đã lên án hành động “uy hiếp nền dân chủ”, kêu gọi "Pravyi sector” nhanh chóng đầu hàng, nộp vũ khí cho chính quyền. Thế nhưng, sang đến tháng 5, lực lượng này đã là nòng cốt trong lực lượng tiễu phạt Donbass.

      Thời gian sau đó, ngoài Dmitry Yarosh, các thành viên cốt cán của những tiểu đoàn tiễu phạt đã lần lượt leo lên những vị trí cao hơn hay lọt vào quốc hội nước này do những thành tích trong cuộc chiến với lực lượng ly khai miền đông.

      Ví dụ như Igor Mosiychuk, nguyên tiểu đoàn phó tiểu đoàn Azov hiện là Nghị sĩ Verkhovna Rada của Đảng Cấp tiến Ukraine, chỉ huy trưởng tiểu đoàn Dnepr-1 (Dnipro-1) Yury Bereza cũng là nghị sĩ quốc hội.

      Việc leo lên những chức vụ cao hơn khiến họ ngày càng lộng quyền hơn, không những coi các quan chức Bộ Quốc phòng và Bộ Nội vụ không ra gì mà những phần tử này cũng chẳng nể nang gì Tổng thống và Thủ tướng.

      Ví dụ như vào ngày 17-8-2014, người đứng đầu nhóm này đã ra tối hậu thư cho Tổng thống Poroshenko về việc phải sa thải một số quan chức trong Bộ Nội vụ và ngay lập tức thả những nhà hoạt động chủ nghĩa dân tộc.

      Hay vào cuối tháng 1 vừa qua, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn tiễu phạt Donbass Semyon Semenchenko đã gây sức ép lên Tổng thống Poroshenko đòi sa thải Tổng tham mưu trưởng Victor Muzhenko bởi những thất bại trên chiến trường, trong bối cảnh quân đội đã “xuất hiện nhiều chỉ huy giỏi”.

      Thời gian gần đây, các tiểu đoàn tiễu phạt liên tiếp kéo quân về Kiev chống giải thể, đòi quyền lợi và đã không ít lần bóng gió về một cuộc binh biến. Càng ngày, thế lực của Kolomoiskyi và những tay chân của ông ta càng trở lên mạnh hơn, nếu không kiềm chế ngay ắt sinh hậu hoạn.

      Hành động mới Yarosh vào Bộ quốc phòng của Tổng thống Ukraine là nhằm mua chuộc chỉ huy của nhóm cực đoan dưới trướng cựu Thống đốc Kolomoiskyi, chặt đứt hết vây cánh quận sự của ông này, đề phòng một cuộc chính biến hay một phong trào ly khai có thể nổ ra.

      Tuy nhiên, ông Poroshenko đã không đạt được mục đích này.

      Đáp lại lời mời của Tổng thống, Yarosh không những không nhận lời mà còn đưa ra lời cảnh báo sắc lạnh. Nhà lãnh đạo Pravyi Sector bóng gió nhắn nhủ ông Poroshenko rằng, nếu phong trào Maidan mới xảy ra, nó có thể sẽ đẫm máu hơn Maidan thời Yanukovych.

      Thông tấn Nga RIA Novosti hôm 30-3 đưa tin dẫn lời ông Yarosh: "Ở Ukraine, mọi thứ đều có thể và thậm chí có khả năng xảy ra nhiều Maidan hơn. Mọi người đều có phẩm giá của mình. Và khi sức chịu đựng của họ đi tới giới hạn, họ sẽ tiến hành các Maidan".

      Trong cuộc phỏng vấn với tờ Observer, Yarosh cho biết, những người Ukraine trẻ tuổi có thể tiến hành “nhiều Maidan khác” với vũ khí trên tay chứ không còn “ngồi trong các căn lều tạm bợ và chờ đợi một, hai tháng, vẫy đèn pin và hát những bài hát cũ như Maidan lần trước.

      Theo lời Yarosh, Pravyi Sector muốn duy trì nhà nước hiện nay, nhưng cũng muốn loại bỏ cái ông ta gọi là "ký sinh trùng uống máu người dân". Đã không ít lần, Yarosh chỉ trích ông Poroshenko không biết lãnh đạo đất nước, quá phụ thuộc vào ý kiến của nước ngoài.

      Việc lãnh đạo Tổ chức dân tộc cực đoan này từ chối “hoạt động trong khuôn khổ” báo hiệu tình hình không hề khả quan đối với Tổng thống Poroshenko trong cuộc đối đầu với tỷ phú Kolomoisky nói riêng và các “sứ quân địa phương” nói chung.

      Dự đoán, tình hình chính trị Ukraine trong thời gian tới sẽ có những bất ổn và diễn biến khó lường.

      Thiên Nam

      Xóa
  13. TT Poroshenko có thể mất chức nếu dẹp “Loạn 12 sứ quân”?
    Theo phân tích của tờ báo Đức Deutsche Wirtschafts Nachrichten, có thể Mỹ sẽ "chống lưng" cho tỷ phú Igor Kolomoiskiy trong cuộc đấu với Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko.

    Đụng “tổ ong”, Tổng thống Poroshenko sẽ phải xuống thang?

    Theo tờ Deutsche Wirtschafts Nachrichten (DWN) của Đức, nguyên nhân chính khiến “Ông Hoàng Chocolate” có thể thất bại trước “Ông trùm PrivatBank” là do Hoa Kỳ có thể từ bỏ vị Tổng thống này để nghiêng về ủng hộ Kolomoiskiy, bởi những lí do hết sức tế nhị trong… cuộc chiến chống Nga.

    “Cho đến nay vẫn chưa rõ người Mỹ sẽ tiếp tục ủng hộ vị Tổng thống Ukraine hay nghiêng về nhà tài phiệt ngân hàng. Tuy nhiên, rất có thể Washington sẽ ngừng ông Petro Poroshenko và đặt cược vào nhà tài phiệt cựu Thống đốc vùng Dnipropetrovsk Igor Kolomoiskiy” - tờ báo Đức viết.

    Sau khi “trảm” Kolomoiskiy, ông Poroshenko đã ra tối hậu thư cho các nhà tài phiệt và chính trị gia là hoặc giải giáp những toán vũ trang bất hợp pháp hoặc đưa chúng vào trong khuôn khổ quân đội hay lực lượng an ninh. Tuy nhiên, ông Poroshenko không dễ ép họ chịu bỏ phí bao nhiêu tâm huyết và tiền bạc đổ vào đây.

    Vài ngày sau khi ông Poroshenko sa thải nhà tài phiệt Kolomoisky, đồng thời tuyên bố không dung thứ cho bất cứ chính trị gia nào được sở hữu “quân đội bản bộ”, tình hình chính trị ở Ukraine tương đối bình ổn nhưng những cơn sóng ngầm có thể bùng lên bất cứ lúc nào.

    Đáp trả lại, tỷ phú Kolomoisky đã chặn tài khoản của Tổng thống Poroshenko tại ngân hàng thương mại lớn nhất Ukraine Privat Bank của mình. Ước tính số tiền bị đóng băng lên tới 50 triệu USD. Đồng thời, ông còn đưa ra đe dọa là nếu muốn, đội quân 2000 người của mình sẽ ngay lập tức có mặt ở Kiev.

    Sau đó, vào ngày 28-3, hơn 1000 người ủng hộ ông Kolomoiskiy đã biểu tình ở Dnipropetrovsk, các tiểu đoàn tiễu phạt dưới quyền nhà tài phiệt này cũng tập trung quân hướng về Kiev. Phó thống đốc Dnepropetrovsk Gennady Korban còn tuyên bố, Tổng thống và Thủ tướng Ukraine nên “ra đi”.
    Cuối tuần qua, đã có nguồn tin cho rằng, hiện đang manh nha có triệu chứng ly khai hoặc nội chiến mới ở Ukraine, sau khi những người ủng hộ ông Kolomoiskiy ở vùng Dnepropetrovsk triệu tập cuộc họp của Hội đồng nhân dân nhằm mục đích "chống lại chế độ độc tài Kiev".

    Theo góc nhìn của DWN, nhà tài phiệt trong lĩnh vực ngân hàng, khai mỏ…, kiêm cựu Thống đốc thất sủng của khu vực Dnepropetrovsk có thể là mối nguy cho Poroshenko bởi ông này có đội quân riêng hùng mạnh và hoàn toàn có thể “tách Dnepropetrovsk ra khỏi phần trung tâm Ukraine”.

    Tình hình đối đầu hiện nay chỉ có thể được gỡ bỏ bởi bàn tay dàn xếp của Mỹ. Nếu Washington ủng hộ phe nào thì chắc chắn phe đó sẽ chiến thắng. Và trong cuộc chiến tranh giành ảnh hưởng đối với Hoa Kỳ, vị Tổng thống đương nhiệm kiêm “ông trùm Chocolate”của Ukraine đang bị lép vế. Bởi vì:

    Kolomoiskiy được Mỹ hậu thuẫn bởi “có tư tưởng chống Nga quyết liệt nhất”

    DWN nhận định, các chính khách Mỹ, đặc biệt là những người tán thành đường lối cứng rắn như John McCain hay Victoria Nuland, có thể chọn Kolomoiskiy vì Washington nhìn thấy ở nhân vật này một đối tác “ăn ý” nhất trong cuộc chiến chống Nga.

    Nhà tài phiệt này là lãnh đạo của “các sứ quân địa phương” Ukraine khi sở hữu 4 tiểu đoàn tiễu phạt tiểu đoàn Donbass, tiểu đoàn Azov và tiểu đoàn Dnepr-1 và Dnepr-2. Theo gương ông Kolomoiskiy, hàng loạt chính khách và doanh nhân Ukraine đã lập ra hàng chục tiểu đoàn nữa.

    Do có những phát ngôn và hành động chống xu thế Liên bang hóa nên bị các tỉnh đông nam Ukraine tẩy chay, nhà tài phiệt kiêm chính trị gia nửa mùa này đã tài trợ thành lập 4 tiểu đoàn tiễu phạt miền Đông với quân số ban đầu lên tới hơn 3000 người.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trong đó, tiểu đoàn Azov được biết tới với cờ và phù hiệu Wolfsangel (Thần Sói) - một biểu tượng của Sư đoàn Đế chế của lực lượng SS - phát xít Đức, còn tiểu đoàn Donbass - nòng cốt là chiến binh thuộc Tổ chức dân tộc cực đoan Pravyi Sector là thủ phạm vụ thảm sát 48 người biểu tình ở Odessa và vụ bắn chết hơn 10 dân thường ở ngoại ô thành phố Slavyansk thuộc tỉnh Donetsk

      Ít ai được biết, ông tỷ phú này cũng chính là người đã đề xuất lên Tổng thống Ukraine xây hàng rào kim loại và hầm hào chống tăng dài gần hai ngàn cây số trên biên giới với Nga vào tháng 6-2014, tạo tiền đề cho ông Thủ tướng Arseny Yatsenyuk vạch ra kế hoạch điên rồ, xây dựng “Vạn lý trường thành” trên biên giới Nga-Ukraine.

      Trong bối cảnh quân đội Ukraine tinh thần bạc nhược, khả năng chiến đấu kém thì các tiểu đoàn này có vai trò rất quan trọng, làm nòng cốt trong chiến dịch tiễu phạt miền Đông.

      Hơn nữa, việc giải tán các tiểu đoàn này trong thời điểm hiện nay có thể dẫn đến một cuộc “nội chiến kép” trong lòng Ukraine. Những chính trị gia hay doanh nhân chống lưng các tiểu đoàn này có thể sẽ quay sang chống chính phủ làm gia tăng bất ổn chính trị.

      Hàng loạt chỉ huy các tiểu đoàn này đã leo lên các chức vụ cao hơn trên chính trường, trong đó rất nhiều người có thế lực trong Quốc hội Ukraine, ví dụ như Igor Mosiychuk - nguyên tiểu đoàn phó tiểu đoàn tiễu phạt Azov hiện là Nghị sĩ Verkhovna Rada của Đảng Cấp tiến Ukraine, chỉ huy trưởng tiểu đoàn tiễu phạt Dnepr-1 (Dnipro-1) Yury Bereza cũng là nghị sĩ quốc hội.

      Hàng chục nghìn binh lính thuộc các tiểu đoàn này bị giải tán sẽ dẫn đến sự bất mãn, chống đối chính quyền. Đó chính là mầm mống của sự nổi loạn của “các sứ quân địa phương”, rất dễ gây ra đảo chính hay nội chiến kép ở mảnh đất tang thương Ukraine.

      Bởi vậy, Mỹ sẽ không để Tổng thống Poroshenko giải tán các tiểu đoàn này làm mất sức chiến đấu của lực lượng tiễu phạt vừa rất dễ sinh nội loạn khiến chính quyền Ukraine không còn tâm trí đâu để đánh quân lý khai, giúp Mỹ… chống Nga.

      Đồng thời Washington cũng không muốn các tiểu đoàn này vào trong biên chế quân đội hay an ninh bởi họ muốn giữ chúng “ngoài vòng pháp luật” để làm công cụ phá hoại hòa bình ở Ukraine và làm con bài để đe nẹt nếu chính quyền Ukraine “bất tuân thượng lệnh”.

      Vì thế, kiểu gì Washington cũng sẽ hậu thuẫn Kolomoiskiy và ngăn cản Poroshenko ra tay.

      Xóa
    2. Kolomoiskiy bị mất nhiều quyền lợi dưới tay Nga và ly khai Donbass

      Deutsche Wirtschafts Nachrichten phân tích, Kolomoiskiy là kẻ theo chủ nghĩa chống Nga quyết liệt nhất, đồng thời ông này có quá nhiều quyền lợi bị mất dưới tay Moscow và lực lượng ly khai thân Nga. Mỹ hiểu rằng, những doanh nhân mất tài sản như ông ta sẽ là kẻ chống phá Điện Kremlin tới cùng.

      Trong cuộc khủng hoảng Ukraine, rất nhiều tài sản của nhà tỷ phú này đã bị lực lượng ly khai thân Nga ở 2 tỉnh Donetsk và Lugansk đốt phá. Tính sơ bộ, 38 cây ATM, 24 chi nhánh ngân hàng Privatbank cùng 11 xe thu tiền mặt của ngân hàng thuộc quyền sở hữu của cựu Thống đốc này đã bị đốt phá.

      Quân ly khai đã tấn công ngân hàng Privatbank sau khi vị tỷ phú này vừa được bổ nhiệm làm lãnh đạo của khu vực Dnipropetrovsk đã ngay lập tức tuyên bố tặng 10.000 USD cho những thủ lĩnh của "các phần tử cực đoan chống miền Đông” và thành lập 4 tiểu đoàn tiễu phạt khét tiếng tàn ác.

      Vào tháng 7-2014, tại thành phố Odessa ở phía tây nam Ukraine, hai chi nhánh ngân hàng Privatbank của tỷ phú Igor Kolomoisky đã bị phá hủy. Nguyên nhân cũng do ông này chống lưng tiểu đoàn tiễu phạt Donbass, nòng cốt là các phần tử Pravyi Sector - thủ phạm vụ thiêu cháy hơn 40 người tại tòa nhà công đoàn Odessa ngày 2-5-2014.

      Cuối tháng 9-2014 vừa qua, chính quyền Crimea cũng đã tịch biên một khối lượng lớn tài sản của Kolomoiskiy trên bán đảo, bao gồm một kho dầu, một trạm khí đốt và 16 trạm xăng, đồng thời cấm Privatbank hoạt động ở Crimea để để giành chỗ cho Rossiya Bank.

      Trước khi cuộc khủng hoảng chính trị Ukraine nổ ra, khối tài sản của vị tỷ phú này là 2,4 tỷ USD, nhưng chỉ sau 1 năm nó đã mất đi 1 tỷ USD. Trong bảng xếp hạng 100 người giàu nhất Ukraine do Forbes-Ukraine lập ngày 27-3 vừa qua, tài sản của vị tỷ phủ này chỉ còn có 1,4 tỷ USD.

      Có thể nói, đây là những đòn mạnh mà Nga và lực lượng ly khai giáng xuống vị Thống đốc hiếu chiến này.

      Các doanh nghiệp của ông Kolomoysky không có chỗ đứng ở Crimea, đông Ukraine và Odessa khiến cho tư tưởng chống Nga ngày càng “cháy bỏng”. Vì vậy, ông này là “anh hùng lý tưởng” trong chiến lược chống Moscow của Washington.

      Bởi vậy, Mỹ sẽ tìm mọi cách hậu thuẫn ông Kolomoiskiy nên Tổng thống Ukraine sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong cuộc đối đầu với nhà tài phiệt kiêm cựu Thống đốc Dnepropetrovsk, và có thể ông sẽ phải xuống thang trong thời gian tới, thậm chí có thể là mất chức nếu tình hình xấu đi.

      Thiên Nam

      Xóa