Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2015

NHÂN NGÀY BÁO CHÍ CM VIỆT NAM: BUỒN NHIỀU HƠN VUI


VIẾT CHO NGÀY BÁO CHÍ VIỆT NAM 21/6


                                Bác Hồ với các nhà báo

Được sống trong doanh trại quân đội từ nhỏ, nhờ các chú bộ đội dạy nên 4 tuổi tôi đã biết đọc, và làm quen với tờ báo viết đầu tiên là báo của quân khu Tây Bắc. Thời đó, trong xưởng in Quân khu, hàng ngày leo lên một cái ghế cao chót vót để đón báo từ máy in chuyền ra bằng một thiết bị như cái quạt nan khổng lồ, xếp lại cho gọn giúp các chú lính đem đi xén rồi lấy báo về phòng đọc không sót một chữ, dù nhiều điều chưa thể hiểu...

Đến khi đi học, thì báo Thiếu Niên đã trở thành người bạn gắn bó với các nhân vật Bóng Nhựa, Bút Thép qua những nét minh hoạ của hoạ sỹ nổi tiếng Mạnh Quỳnh. Cứ thứ Năm hàng tuần, xin mẹ 5xu háo hức ra quầy báo mua một tờ, hít hà mùi mực còn tươi mới từ các câu chuyện tranh lịch sử luôn được in ngay trang đầu... Nhiều khi, gặp bạn lớn hơn bắt nạt, thà chịu bị cướp mất mũ nhưng vẫn ôm khư khư tờ báo trước ngực..

Vào học cấp 3, tôi đã trở thành cộng tác viên cho những tờ báo dành cho thiếu niên và lứa tuổi hoa học trò. Cứ như vậy, có thể nói báo chí đã là một nguồn quan trọng giúp tôi và các bạn cùng thế hệ có một niềm tin, có lý tưởng và kiến thức để lập nghiệp sau này.

Với những gắn bó như vậy, nên cũng như nhiều độc giả, tôi không khỏi xót xa, trăn trở trước hiện trạng báo chí hiện nay. Cách đây vài năm thôi, trong nhà luôn có hàng chục đầu nhật báo, tuần báo in dành cho cả 3 thế hệ. Nhưng đáng buồn, đến hôm nay điều đó đã tự nhiên mai một và không còn nữa..

Nguyên nhân vì đâu? Do sự phát triển của truyền hình, của Internet? Điều đó chỉ là một phần, rất nhỏ, khi gia đình không muốn và không dám đọc chứ không phải vì đã đủ thoing tin từ các kênh truyền thông khác. Nguyên nhân chính là do nhiều tờ báo đã tự đánh mất mình, với nội dung đăng tải ngày càng xa rời tôn chỉ mục đích của nền báo chí cách mạng, và của chính tờ báo đó đề ra ban đầu.

Đành rằng mạng xã hội phát triển đã ảnh hưởng đến thị phần của báo chí, nhưng ngay trên Internet, cũng có rất nhiều báo điện tử của các cơ quan báo chí, sao người đọc vẫn thờ ơ? Điều đó, chính các tờ báo đã biết quá rõ.

Thật xót xa khi nghe một cây đại thụ trong làng báo nhận xét: "chưa bao giờ uy tín của báo chí xuống thấp như hiện nay... Dân sợ báo chí như sợ cọp". Và cay đắng hơn, khi có những nhà báo chân chính phải đau đớn thốt lên: "một nền báo chí vô trách nhiệm và suy đồi"!

Vậy nhưng, nhiều nhà báo tại sao hàng ngày phản ứng gay gắt vì những ý kiến phê phán báo chí, lại không tự thấy trách nhiệm của mình? Báo chí là phản ánh dư luận, sao lại sợ và quay lưng với dư luận về mình? Mặt khác, báo chí nếu đơn thuần chỉ phản ánh dư luận, chạy theo dư luận mà không làm tốt vai trò định hướng dư luận, thì có khác gì những biểu hiện trên mạng xã hội mà phải cay cú?

Tại sao biết phản ứng khi dân phê phán báo, nhưng báo lại vô tư "phê phán" cả chế độ mà nhân dân đang xây dựng, vô tư xét lại lịch sử, làm lẫn lộn giá trị bằng các bài viết công khai, lộ liễu hoặc tinh vi? Không lẽ báo chí được đứng trên tất cả?

Một số tờ báo thì ngược lại, tránh xa các vấn đề "nhạy cảm" để được "yên thân", thì lại sa vào phi thực tế, thuần tuý chuyên môn hoặc "nghệ thuật vị nghệ thuật", bỏ qua các bài của cộng tác viên, phóng viên mang hơi hướng chính trị. Thử hỏi, có xã hội nào không có chính trị, và người dân cần gì?

Còn rất nhiều vấn đề, nhưng thú thực, hiện nay tìm được những tờ báo, những bài báo có giá trị khó như đáy bể mò kim. Những bài giúp người đọc có thêm nhận thức đúng đắn, mang ý nghĩa tư tưởng rất ít, và bởi vậy, độc giả đã tự tìm đến các trang Web, các blog của những người nổi tiếng mà xa lánh dần báo chí chính thống. Điều đó lại đặt ra vô vàn việc phải làm đối với công tác tư tưởng, nắm bắt và kiểm soát dư luận.

Thế mới biết, khẩu hiệu của một cơ quan thông tin cấp huyện, mà tôi cùng các đồng nghiệp đã lấy làm slogan: "Tâm sáng - Bút sắc - Hiện đại - Nhân văn", nghe thì dễ nhưng thực hiện rất khó, ngay cả đối với các cơ quan báo chí lớn, nếu chúng ta quên một điều: BÁO CHÍ CỦA CHÚNG TA LÀ MỘT NỀN BÁO CHÍ CÁCH MẠNG!
                                           =====
Nhân kỷ niệm ngày Báo chí Việt Nam, cùng đọc lại một số lời dạy của Bác Hồ đối với nghề báo:

- “Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của mình, cán bộ báo chí cần tu dưỡng đạo đức cách mạng”.

- "Nhà báo trước hết là một người công dân bình đẳng với tất cả mọi người trước pháp luật, không được phép cho mình đứng cao hơn pháp luật, đứng cao hơn mọi người để phán xét. Với tư cách là một công dân thì nghĩa vụ công dân không chỉ đòi hỏi nhà báo phải tuân thủ hiến pháp và pháp luật trong hoạt động nghề nghiệp mà còn phải luôn luôn tâm niệm mục tiêu phục vụ ai, viết cho ai, viết để làm gì và viết như thế nào để không làm tổn hại đến lợi ích của nhân dân, của đất nước, không gây ra những ảnh hưởng bất lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".

- “Viết cho ai?: Viết cho đại đa số Công - Nông - Binh.

Viết để làm gì?: Để giáo dục, giải thích, cổ động, phê bình, để phục vụ quần chúng.

Viết cái gì?: Trong vấn đề nội dung cũng phải có lập trường vững vàng ta, bạn, thù viết mới đúng. Người làm báo phải dùng cây bút, trang giấy làm vũ khí sắc bén chiến đấu cho mục đích vẻ vang, chứ không phải để “Lưu danh thiên cổ”.

- "Đối với những người viết báo chúng ta, cây bút là vũ khí sắc bén, bài báo là tờ hịch cách mạng để động viên quần chúng đoàn kết đấu tranh, chống chủ nghĩa thực dân cũ và mới, vì độc lập, tiến bộ xã hội và hòa bình thế giới”.

- “Viết để nêu cái hay, cái tốt của dân ta, của bộ đội ta, của cán bộ ta. Đồng thời để phê bình những khuyết điểm của chúng ta, của cán bộ, của nhân dân, của bộ đội. Không nên chỉ viết cái tốt mà giấu cái xấu. Nhưng phê bình phải đúng đắn, nêu cái hay, cái tốt thì phải có chừng mực, chớ phóng đại. Có thế nào nói thế ấy. Bộ đội và nhân dân ta cũng có nhiều cái hay để nêu lên, không cần phải bịa đặt ra.

Phê bình thì phải phê bình một cách thật thà, chân thành, đúng đắn chứ không phải để địch lợi dụng để nó phản tuyên truyền.

Còn đối với địch thì thế nào ?

Thì nêu lên những cái xấu của nó để cho bộ đội ta, đồng bào ta biết là chúng nó độc ác thế nào, để gây lòng căm thù đối với quân địch…”.

Rõ ràng, xã hội trân trọng, tôn vinh và tự phong cho báo chí là "quyền lực thứ tư", nhưng bản chất nghề báo cũng chỉ là một nghề nghiệp, pháp luật và đạo đức xã hội đâu có cho phép báo chí có một quyền năng đặc biệt nào khác!

Cần lắm, những quyết liệt trong quy hoạch và quản lý báo chí.
===============
Chép từ Mõ Làng

11 nhận xét:

  1. Híc! Theo nguyên tắc dân chủ: mỗi đô la - 1 phiếu, thì anh Mõ Làng và cô Lan Hương là thiểu số.

    Tại sao lại cứ lấy thiểu số áp đặt cho đa số?

    Bật TV, giở báo ra thấy ngày X, cả làng vui như tết. Chúc tụng, nịnh bợ, la liếm nhau búa xua, tâng bốc nhau lên tận mây xanh mà cô Lan Hương bảo buồn nhiều hơn là vô lý. Đích thân anh Huynh lượm như đèn cù đi chúc tụng và la liếm.

    Tôi đề nghị cô gọi cho đúng tên, đúng nội dung là NGÀY SỦA THUÊ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh chỉ thấy một điều: Chú đéo có tinh thần xây dựng. Chú chỉ như con ếch, chỉ nhìn thấy một mẩu của vấn đề. Cái nền báo chí xuống cấp như bây giờ cũng có sự đóng góp không nhỏ của các thành phần như chú. Nếu không có những thành phần thích hạ thấp người khác, thích chửi đổng, thích ngó nghiêng, la liếm mấy cái xấu, cái bẩn như chó lườm sh.. thì báo chí cũng chẳng đến nỗi này. Đệt mệ. Có giỏi thỉ nghĩ cách gì khiến báo chí nó khác đi chứ chỉ ngồi sủa thế này thì hèn lắm

      Xóa
  2. Anh dbs dbs này là loại yêu-nước-chính- thống?=>Đinh Thế Huynh, uv bct, nhân ngày báo chí VN, lượn như đèn cù đi chúc tụng, LA LIẾM. Chính thống! Chính cống!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chúng nó làm thế thì phải nói thế chớ! Nói khác hổng có được!

      Báo cm thì chỉ còn 2 tờ ND và QĐND các anh Nặc gọi là giấy gói xôi thui.

      Xóa
  3. Cần hỏi ông 4T có nhận tiền của bào giới ko mà ông để cho báo chí xuống dốc thê thảm như vậy?Đề nghị cách chức ông bộ trưởng 4T đi!

    Trả lờiXóa
  4. Không có bất cứ hy vọng nào cho nền báo chí gọi là "Cách mạng" được với tiêu chí tuyển chọn lãnh đạo và phóng viên của các báo như hiện nay. Khi đồng tiền là trên hết

    Trả lờiXóa
  5. xin hỏi chủ trang và bbt cho biết: uvbct/trưởng ban kgtư đinh thế huynh la liếm ở đâu, la liếm cái gì, la liếm là thế nào, chúng tôi chưa rõ lắm.

    Trả lờiXóa
  6. Với những lá cải như Thanh Niên, GDVN.... thì nói về Ngày Báo chí VN thì quá buồn.

    Trả lờiXóa
  7. Nhà báo cũng là con người bình thường như bao người khác, cũng có yêu có ghét, cũng có những nhu cầu thường ngày về ăn, mặc, ở, đi lại ... Và như vậy, họ cũng có thể mắc những sai lầm. Đừng vì một vài cá nhân mà xỉ nhục những người làm báo. Vì trong đó, những nhà báo chân chính vẫn còn rất nhiều

    Trả lờiXóa
  8. “Nhà báo là một sinh vật có một lương tâm mà không một lợi ích cá nhân nào, không một hệ tư tưởng thống trị nào, không một sự đồng lõa với phe đảng nào khuất phục được hoàn toàn”. Nhưng điều này chẳng đúng ở Việt Nam. Đồng tiền khuất phục được hết

    Trả lờiXóa
  9. Chuyện xuống cấp của báo chí nước ta một phần từ sự lệc chuần của người đọc trong tiếp nhận thông tin. Khách hàng là thượng đế, gu của thượng đế thế nào thì nhà sản xuất chiều vậy. Vậy nên cũng đừng dồn hết cái bẩn vào 2 từ "nhà báo". Tất cả đều có nguyên do. Và có lẽ mọi chuyện bắt đầu từ dân trí thấp

    Trả lờiXóa