Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2015

HỌC TẬP VÀ LÀM THEO... LÝ QUANG DIỆU?!

Học tập và làm theo.. Lý Quang Diệu?!

Hợp pháp hóa mại dâm & tự do cờ bạc, dù có thể không được quốc hội chấp thuận nhưng đã dấy lên tiếng chuông báo động về nhân sinh quan & chuẩn mực đạo đức của xã hội Việt Nam.




Tìm đọc lại hơn 50 tờ báo mạng từ ngày 25 đến 30/03/2015 đăng các bài thuyết giảng "Nhân chi sơ - Tính bản ác" của Lý Quang Diệu rồi đọc các comment sau đó, tôi thực sự sửng sốt trước những trầm trồ thán phục tán dương của cộng đồng mạng VN trước "phát kiến vĩ đại" (của Lý Quang Diệu): "Mặc dù tư tưởng Nho gia cho rằng nhân tính có thể cải thiện, nhưng tôi luôn nghĩ rằng nhân loại giống như động vật". Thậm chí ý kiến: "Chính tư tưởng hủ lậu, giáo điều & ngu xuẩn cho rằng "Nhân chi sơ - Tính bản thiện" đã kéo lùi sự phát triển của Á Đông so với phương tây biết rửa tội tổ tông khi hài nhi vừa chào đời. Chúng ta cúi đầu đưa tiễn ông để rồi sẽ dũng cảm ngẩng cao đầu kiên quyết Thoát Trung, đưa Việt Nam thành Rồng văn minh & thịnh vượng" đã nhận được hơn 14.000 like.
Bất giác liên tưởng tới lời dạy của Bác về "Nhân chi sơ - Tính bản thiện" (nguyên văn ở link bài dưới đây), tôi ngậm ngùi: "Chúng nó mượn danh Người để ru ngủ nhân dân chứ thực ra Lý Quang Diệu mới là ngôi sao dẫn đường cho chúng dắt đưa dân tộc này vào địa ngục. Bác ơi!"

Lê Văn Lực
================

“Nhân chi sơ tính bản thiện” theo lời dạy của Bác.
Người nào học chữ nho ngày xưa đều học theo quyển Tam tự kinh. Đây là quyển đầu tiên ai cũng phải học trong đó có câu “Nhân chi sơ tính bản (bổn)  thiện” có nghĩa là con người mới sinh ra đều có cái tính tốt (gốc là thiện). Nhưng qua thời gian và nhiễm vào môi trường cuộc sống làm thay đổi cái thiện đó đi. Tuy nhiên trong câu chuyện “Nhân chi sơ tính bản thiện” Bác Hồ đã dạy và giảng giải  một cách bao quát hơn giúp cho mỗi người chúng ta biết rèn tâm sửa tính của mình thiện - tốt, càng tốt hơn để phục vụ đất nước phụng sự nhân dân.
 Trong câu chuyện “Nhân chi sơ tính bản (bổn) thiện” được Bác nói với lớp nghiên cứu sinh khóa II tại trường Đại học Nhân dân Việt Nam 08/12/1956 về nhiều điều trong đó người nhấn mạnh chữ “nhân” và chữ “thiện”. Chúng ta học cái gì trong câu chuyện này.? Bác nói: nhân là người, điều đó thì ai mà chẳng biết. Nhưng nói một cách bao quát hơn thì nhân ở đây là nhân dân. Người muốn nói đến toàn thể nhân dân, sức mạnh của toàn dân; làm cách mạng là phục vụ toàn thể nhân dân và tổ quốc. 
Chữ nhân không đơn thuần chỉ là con người bình thường mà phải là cái chung, cái toàn thể cả thảy.  Làm cách mạng, làm một người cán bộ thì cái đầu tiên phải nghĩ đến dân, đến nước. Muốn cho  nhân dân no ấm đất nước phát triển thì mỗi người cán bộ cách mạng phải có tính tốt, đây là cái tốt, cái tính thiện (bản thiện - gốc của cái tốt) để phục vụ nhân dân. Nói một cách rộng rãi hơn cái “thiện” là điều tốt đẹp, vẻ vang. Trong xã hội không có gì tốt đẹp vẻ vang bằng phục vụ cho lợi ích của nhân dân, lợi ích của quốc gia dân tộc và hãy quên cái lợi ích cá nhân đi.
Trong mỗi con người, trong xã hội đều có cái thiện và ác. Vậy làm thế nào để làm cho cái thiện ngày nhiều hơn và cái ác ít đi đó mới là con người có bản thiện thật sự. Từ người cán bộ đến chính phủ đều phải lo phục vụ lợi ích của tổ quốc, lợi ích của nhân dân đó là Thiện. Nếu chỉ lo cho lợi ích riêng mình đó là ác. Mỗi người phải tự mình rèn luyện, học tập để nâng cao tính tốt, làm điều tốt để xã hội ngày càng đi lên. Cái nhân và cái thiện luôn đi đôi với nhau. Nếu nhân tốt và vì cái nhân dân chung cho lợi ích đất nước thì cái thiện luôn cần một cách cụ thể, thực tiễn nhất. Cái thiện, cái tốt trong mỗi con người phải được dùng đúng, đó là phục vụ tất cả vì phồn phát triển của đất nước hôm nay và ngày mai.
Nếu chúng ta học và tìm hiểu sâu hơn cách nói “ người mới sinh, tính vốn thiện” (nhân chi sơ tính bản (bổn)  thiện) ta sẽ thấy nhiều cái hay để mà rèn dũa. Con người vốn thiện nhưng bởi tiêm nhiễm cái xấu, cái độc hại của môi trường xã hội trở nên ác. Vậy làm thế nào để luôn giữ được cái thiện, cái tốt trong mỗi chúng ta mà phục vụ cho đất nước, phục vụ nhân dân, đó là phải không học tập, rèn luyện sửa sang chính mình để vấp ngã trước mọi biến cố xã hội, trước mọi khó khăn thử thách… Điều cần nhấn mạnh nữa là trong cái nhân của mỗi con người chúng ta phải luôn rèn luyện bồi dưỡng tính tốt (thiện) thường xuyên để nó ngày một sáng lên đề kháng với cái ác cái xấu do môi trường xã hội tạo ra. Cái tốt ngày một vững mạnh thì cái ác cái xấu sẽ dần mất đi.
Học tập cái hay của Bác về “nhân” về “thiện” trong Tam tự kinh ngày xưa là giúp cho mọi người nhìn ra cái nhân chung, cái thiện tâm của bản thân mỗi người mà rèn luyện, đề kháng với cái xấu, độc hại của xã hội. Muốn xây dựng một xã hội tốt đẹp văn minh cần phải có con người có tâm hồn trong sáng, cái tâm tốt (thiện) không vì lợi ích cá nhân và một lòng một dạ phục tổ quốc, phụng sự nhân dân…/.

Nguyễn Văn Kỷ/Đài PT-TH tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu
=============

25 nhận xét:

  1. Trên thực tế bởi không có gì có thể tồn tại vĩnh viễn nên cũng không có gì có thể được xem là chân lý tuyệt đối ,vĩnh cửu,đúng đắn mãi mãi hay đúng trong mọi trường hợp ,hoàn cảnh ,điều kiện.

    Khái niệm thiện ác cũng vậy .Con người khi mới sinh ra chưa có nhận thức đương nhiên tính bản thiện nhưng khi trưởng thành tính cách thiện hay ác do môi trường xã hội và tự nhiên chi phối.Khi con người bị xâm phạm nhân quyền (nội dung tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh ngày 2/9/ 1945 )tức đối mặt với cái ác,con người hoặc bị cái ác khuất phục hoặc buộc phải dĩ độc trị độc để tự bảo vệ .

    Như thế ác hay không ác còn phải xét đến mục đích của hành vi(thiện với kẻ ác là ác với người bị hại,ác với xã hội)...

    Ở VN hiện nay,lạm quyền(áp bức) và tham nhũng(bóc lột) là những hành vi xâm phạm cướp đoạt nhân quyền trắng trợn nhất ,là ác với nhân dân ,ác với xã hội nên nếu lạm quyền ,tham nhũng không bị trừng trị thích đáng và chặn đứng thì chắc chắn nó sẽ kích động cái " ác" như một phản ứng tự nhiên của xã hội(ở đâu có áp bức ở đó có đấu tranh)...

    Việc làm cái gì,làm thế nào ,làm từ đâu ,làm lúc nào ...để chặn đứng lạm quyền ,tham nhũng là trách nhiệm của Đảng CSVN ,Đảng duy nhất đang được nhân dân trao trọng trách cầm quyền ở VN hiện nay!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhân dân nào trao?

      Xóa
    2. "...để chặn đứng lạm quyền ,tham nhũng là trách nhiệm của Đảng CSVN ,Đảng duy nhất đang được nhân dân trao trọng trách cầm quyền ở VN hiện nay!"
      ---------------
      Đảng cs đóng vai trò như chủ tịch HDQT của một công ty, nếu Đảng không làm tròn trách nhiệm thì tất yếu phải giải tán đảng để nhân dân bầu lại. Đảng cs lạm dụng điều 4 Hiến pháp để níu kéo khuynh loát quyền lực là điều sai lầm rất nghiêm trọng. Quyền quyết định sau cùng về sự tồn tại của đảng cs phải do nhân dân, quốc hội chọn lựa theo đúng xu thế tự do dân chủ của thời đại.

      Xóa
    3. Thưa bác ND 22:16,bác có hỏi nhân dân nào trao?văn lâm nói rõ là "hiện nay",bởi hiện tại điều 4 HP vẫn do Quốc hội Vn thông qua ,nó hợp hiến,còn chuyện bầu bán đại biểu Quốc hội thế nào lại là chuyện khác.

      Xóa
  2. Tôi nhất trí với ông Lê Văn Lực, tác giả bài này!
    Rõ ràng tình hình báo chí rất đáng báo động.
    Ban Tuyên giáo TƯ, Bộ TT& TT đã không làm tròn bổn phận, để cho các nhà báo thiếu bản lĩnh chính trị dẫn dắt dư luận theo chiều hướng bậy bạ, xa rời Tư tưởng Bác Hồ.

    Trả lờiXóa
  3. Đến như Đặng Tiểu Bình, Tập Cận Bình còn học ông ta thì mình sao không học. Hay do thiểu năng nên không học được

    Trả lờiXóa
  4. Các bạn cứ học tập và làm việc theo tấm gương đạo đức Hồ Chí MInh đi. Khi nào mà học được một chút xíu của Bác thôi đã là nhiều lắm rồi. Đừng có mơ mộng học đòi nhiều quá làm gì

    Trả lờiXóa
  5. Trâu ta ăn cỏ đồng ta
    Tuy rằng có cụt nhưng mà nó thơm
    Không học theo ai,không làm theo ai .
    Chỉ học và làm theo Bắc Hồ ,với bản sắc dân tộc Việt Nam

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng vậy! Lý Quang Diệu chỉ là một ông chủ tư bản quản lý giỏi, nhưng không phải là một nhân cách lớn với tình hữu ái mênh mông như Bác Hồ của chúng ta. Lý Quang Diệu từng chối từ bỏ mặc các thuyền nhân Việt Nam khi họ vì nhiều lý do khác nhau rời bỏ Tổ quốc ra đi. Chính Lý Quang Diệu cũng hùa theo luận điệu tư bản, đế quốc với phát biểu rằng: Việt Nam "xâm lược" Campuchia...Hộc là học những gì tinh hoa, tốt đẹp, chứ đừng học đòi nhập cảng những thứ rác rưởi, đồi bại của nền văn minh tư bản. Hợp pháp hóa mại dâm là sự sỉ nhục con người, hạ thấp con người xuống hàng động vật. Công khai biến phụ nữ thành nô lệ tình dục của những kẻ trác táng có tiền. Mà tiền đó ở đâu ra? Không bao giờ là tiền kiếm được do lao động chân chính, lương thiện!

      Xóa
  6. Trung quốc là cái nôi của văn minh phương đông. Việc chạy theo văn hóa phương tây đã khiến đạo đức và tư duy người dân VN càng lúc càng suy thoái biến chất. Chủ trương hòa đồng với phương tây nhưng vẫn giữ vững cái gốc căn bản về nhân sinh quan theo tư tưởng Lão Tử, Khổng tử của Đảng là rất sáng suốt để không bị mất gốc. VN rất cần một Viện Khổng tử để duy trì văn hóa dân tộc và thắt chặt tình hữu nghị với Trung Quốc là điều phải làm trước khi quá muộn chứ không nên bài xích như các nhóm dân chủ và trí thức nửa mùa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thằng này phả động!

      Xóa
    2. Chỉ chắt lọc những gì còn có giá trị, và phải loại bỏ những cái lỗi thời. Chẳng nên và không cần phải xây ở Việt Nam viện Khổng, viện Lão gì hết cả. Nên biết tư tưởng bành trướng ngàn đời nay của Trung Quốc đều bắt nguồn từ tư tưởng :bình thiên hạ" của Khổng Tử. Các vương triều Trung Quốc lấy tư tưởng đó là kim chỉ nam, coi Trung Quốc là trung tâm (Hoa Hạ), còn các nước xung quanh chỉ là chư hầu, man di, thấp kém, cần phải bình định, để thực hiện giấc mộng bá chủ, cái gọi là "Giấc mơ Trung Hoa". Trung Quốc ngày nay chẳng khác gì chủ nghĩa phát xít, tất cả đều tư tư tưởng bành trướng nước lớn đời nào cũng muốn bình thiên hạ cả! Phải cảnh giác với âm mưu xây viện Khổng học trên đất nước ta. Bác Hồ cũng đã có bài thơ Phỏng Khúc Phụ ( Thăm miếu Khổng Tử) đó!

      Xóa
  7. Con người khi sanh ra, dù dân tộc nào, vốn tính đều thiện. Để cái thiện này càng ngày càng phát triển hoàn thiện, con người cần có 4 yếu tố: Bẩm sinh di truyền tốt, luôn tự rèn luyện, được thụ hưởng sự giáo dục chu đáo, sống trong môi trường không ô hợp, phức tạp. Bốn yếu tố ấy, yếu tố nào cũng rất quan trọng. Hụt hẩng một, hai hay hơn nữa trong các yếu tố đã nêu, nhân cách thế nào cũng bị ảnh hưởng.

    Trả lờiXóa
  8. Việt Nam không nên xây thêm đại học hay học việc để dạy lý luận chính trị nữa, mà hãy xây thêm các bệnh viện tâm thần để chữa trị cho đám cán bộ, giáo sư đang bị chứng động kinh, tâm thần phân liệt, tâm thần bại não...

    Thật nghe chúng nó phát ngôn mà muốn đi ỉa quá. Đến giờ này mà còn dám lừa người dân bằng những phát ngôn ngu si dốt nát đần độn như vậy.

    Đúng là đồ điên.

    Trả lờiXóa
  9. Những điều mà những tên cuồng Lý Quang Diệu cần biết:
    - Lý Quang Diệu là tên tay sai ruột của Anh - Mỹ, thạo tiếng Anh hơn tiếng mẹ đẻ. Bọn Anh - Mỹ sử dụng Lý Quang Diệu để ăn cắp hòn đảo chiến lược Singapore khỏi tay Malaysia còn thô hơn cả vở kịch "Hải chiến Hoàng Sa". Lý Quang Diệu giỏi lắm mà, sao ông không ở lại Malaysia mà làm cho Malaysia biến thành rồng thành hổ gì đó đi?
    - Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ của ND ta, Lý Quang Diệu cung cấp xăng, dầu, chất bôi trơn... cho máy bay Mỹ thả sức ném bom Việt Nam.
    - Từ năm 1975 - 1979, Lý Quang Diệu ra sức cản trở VN kí Hiệp ước Ba-li, gia nhập ASEAN
    - Năm 1979, Lý Quang Diệu sướng như cực khoái khi hay tin họ Đặng nổ súng xâm lược Việt Nam.
    - Sau khi Pol Pot đã bị VN lật đổ, Lý Quang Diệu cung cấp tiền bạc, vũ khi cho Pol Pt sống lây lất qua ngày, ngăn cản hàng viện trợ của LHQ đến Campuchia...
    Xin trích một vài đoạn trong hồi kí "Mmemoirs of, from Thrid World to First, The Singapore Story: 1965-2000" của Lý Quang Diệu:

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. CHUẨN! RẤT CHÍNH XÁC! Lý Quang diệu còn tố cáo Việt Nam "xâm lược" Campuchia, và cũng chính hắn đã bỏ mặc thuyền nhân Việt Nam một cách tàn nhẫn những năm cuối thập kỷ 70, đầu 80. Cũng chỉ là một loại chủ tư bản thực dụng có hạng mà thôi!

      Xóa
  10. Một Việt Nam ngang ngược!

    Phạm Văn Đồng đến Singapore vào ngày 16/10/1978. Tôi cảm thấy ông kiêu ngạo và khó ưa.

    Tôi khởi đầu bằng sự đón chào ước vọng của Việt Nam muốn hợp tác cùng chúng tôi vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng nhưng khi nghe đài phát thanh Hà Nội và đọc báo Nhân dân tôi trở nên dè dặt. Họ không thân thiện, thậm chí còn đe dọa. Ông Đồng tuyên bố Việt Nam là một nước xã hội chủ nghĩa và ông là một người cộng sản. Học thuyết của ông là chủ nghĩa Mác–Lênin. Ông đến Singapore để nói chuyện với tư cách Thủ tướng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Việt Nam phải đóng góp vào sự nghiệp cách mạng và hòa bình của Đông Nam Á và thế giới. Điều này không liên quan gì đến Singapore. Việt Nam là một đất nước 50 triệu dân, một quốc gia kiên cường, thông minh và giàu tài nguyên thiên nhiên.

    Cả Mỹ và Nhật đều bảo Việt Nam sẽ trở thành một nước mạnh về kinh tế; Mỹ và Nhật, sẽ cần các mối quan hệ thương mại và kinh tế với họ.

    Quay sang các quan hệ kinh tế với một đề nghị gây bất ngờ là Singapore có thể đóng góp vào việc tái xây dựng Việt Nam. Tôi phản đối một cách lịch sự rằng chúng tôi phải có được sự đáp trả cho hàng hóa và dịch vụ của mình, ông nói thẳng thừng rằng nền kinh tế Việt Nam không phát triển và các khả năng thương mại bị giới hạn. Đêm đó trong khi tôi đi bộ với ông đến tiệc chiêu đãi, ông lại nói một lần nữa rằng Việt Nam không thể trao đổi mậu dịch nhưng cần giúp đỡ; Singapore đã thu lợi từ chiến tranh Việt Nam, bán vật liệu chiến tranh cho người Mỹ, do đó trách nhiệm của chúng tôi là phải giúp đỡ họ. Tôi lặng người bởi thái độ ngạo mạn và hung hăng này.

    Khi chúng tôi trên xe chạy dọc khu cảng vào ngày hôm sau, ông thấy nhiều tàu bỏ neo. Một lần nữa ông buộc tội chúng tôi đã thu lợi vô cùng lớn từ chiến tranh Việt Nam và phát triển Singapore trên sự mất mát của họ vì thế trách nhiệm của chúng tôi là giúp đỡ họ. Tôi hoài nghi. Tôi không thể hiểu tại sao chúng tôi lại buộc phải giúp đỡ họ trong khi họ bị kiệt quệ bởi một cuộc chiến mà chúng tôi không gây ra và chúng tôi không hề đóng bất cứ vai trò nào trong cuộc chiến ấy. Tôi nói những nguyên liệu chiến tranh chính yếu chúng tôi cung cấp cho các lực lượng Mỹ ở Việt Nam là POL (xăng, dầu và chất bôi trơn) xuất phát từ các công ty dầu của Anh và Mỹ. Lợi nhuận cho Singapore là không đáng kể. Trông ông có vẻ ngờ vực.

    Tôi nói chúng tôi chuẩn bị để giao dịch kinh tế chứ không phải để viện trợ không hoàn lại. Ông không hài lòng. Chúng tôi chia tay lịch sự nhưng lạnh lùng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Một Việt Nam khó chịu!

      Vào ngày 29/10/1977, một chiếc DC3 của Việt Nam (CHXHCN Việt Nam), loại Dakota cũ, bị cưỡng đoạt trong một chuyến bay nội địa và bị buộc bay đến Singapore. Chúng tôi không thể ngăn nó hạ cánh xuống căn cứ không quân Seletar. Chúng tôi cho phép phía Việt Nam gởi một phi hành đoàn mới đến lái máy bay về cùng với phi hành đoàn cũ và những hành khách khác sau khi chúng tôi đã đổ nhiên liệu và tân trang lại. Chúng tôi truy tố bọn không tặc và đã kết án chúng 14 năm tù giam.

      Việt Nam đã không trả chi phí cung ứng này, thay vào đó họ gởi cho chúng tôi một loạt những cảnh cáo yêu cầu trao trả những tên không tặc hoặc đối mặt với những hậu quả. Chúng tôi phải vững vàng và không cho phép bản thân bị sợ hãi nếu không sẽ có nhiều vấn đề xảy ra. Quan hệ giữa Singapore và Việt Nam vừa được nối lại năm 1975 đã bắt đầu chững lại.

      Người Việt Nam đã khai thác một cách khéo léo những nỗi sợ hãi và khát khao của các nước Asean muốn làm bạn với họ. Họ nói chuyện cứng rắn trên sóng phát thanh và báo chí. Tôi thấy những nhà lãnh đạo của họ thật khó chịu. Họ rất tự cao tự đại và tự hào về bản thân như là người Phổ của Đông Nam Á. Thật ra, họ đã gánh chịu sự trừng phạt mà công nghệ Mỹ đã đổ xuống và qua tính chịu đựng tuyệt đối cộng với sự tuyên truyền đầy khéo léo, bằng cách khai thác các phương tiện truyền thông của Mỹ, họ đã đánh bại người Mỹ. Họ tự tin rằng họ có thể đánh bại bất kỳ thế lực nào trên thế giới, kể cả Trung Quốc nếu nước này can thiệp vào Việt Nam. Đối với chúng tôi, những tiểu bang bé nhỏ của Đông Nam Á, họ không có gì ngoài sự khinh thường. Họ tuyên bố sẽ thiết lập các quan hệ ngoại giao với từng thành viên riêng lẻ trong Asean và từ chối giao dịch với Asean với tư cách một khối. Báo chí của họ chỉ trích sự có mặt của các căn cứ quân sự Mỹ ở Philipin và Thái Lan và nói về các quan hệ cấu kết giữa Trung Quốc và Singapore.

      Đến năm 1976, các bất đồng ngày càng sâu sắc với Trung Quốc đã làm họ khẩn trương gởi các đoàn ngoại giao đến Asean. Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Phan Hiền đã mang theo một thông điệp hòa bình khi ông ấy thăm các nước trong khu vực. Đầu tiên ông gạt Singapore ra khỏi các chuyến viếng thăm nhưng ông thay đổi kế hoạch và đến Singapore vào tháng 7/1976. Ông nói Việt Nam là nước chủ trương không can thiệp vào công việc của các nước khác. Ông đưa ra điểm khác biệt giữa người dân và chính phủ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Người dân Việt Nam thì ủng hộ chính nghĩa của cuộc đấu tranh giành độc lập của các dân tộc Đông Nam Á, có nghĩa là ủng hộ cuộc nổi dậy của chủ nghĩa cộng sản. Còn chính phủ Việt Nam muốn thiết lập các mối quan hệ song phương với các nước này.

      Tôi đã chỉ ra rằng lời lẽ ngụy biện ngoại giao này không thể xóa bỏ sự nghi ngờ trong đầu chúng tôi rằng cách nói nước đôi này là sự can thiệp. Đề cập đến sự ủng hộ của Liên Xô đối với Việt Nam, tôi nói các cường quốc biết rằng mâu thuẫn trực tiếp với nhau là việc nguy hiểm vì vậy họ sử dụng các nước thứ ba để mở rộng ảnh hưởng của họ. Những bất đồng giữa các nước Asean được giải quyết trong nội bộ Asean vì thế cả Mỹ và Liên Xô đều không thể khai thác chúng.

      Xóa
    2. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
  11. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  12. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  13. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  14. https://www.facebook.com/hoighetphandong?fref=nflúc 18:57 30 tháng 8, 2015

    Tóm lại, mấy anh cờ vàng tay sai ngoại bang thì đương nhiên là bất chấp lý lẽ, cứ cái tư tưởng gì đi ngược lại ý chí của Bác Hồ là chúng đồng tình ngay ấy mà!

    Trả lờiXóa