Ông Nén “thoát y” trước tòa tố cáo bị điều tra viên đánh đập, nhục hình
LỜI DẪN: Ông Huỳnh Văn Nén sinh năm 1962, quê Cà
Mau, thường trú tại thị trấn Tân Minh, huyện Hàm Tân đã bị khởi tố vào ngày
15/5/1999 về tội Giết người và Cướp tài sản, bị bắt giam ngày 17/5/1998 do cơ quan điều tra
xác định là nghi can duy nhất trong vụ bà Lê Thị Bông (ngụ cùng địa phương) bị
hung thủ vào nhà dùng dây dù siết cổ đến chết và cướp 1 chỉ vàng vào đêm
23/4/1998. Trước khi ra tòa, ông Nén được cho là đã “lập công” khi thành khẩn
khai đã cùng gia đình bên vợ giết bà Dương Thị Mỹ trong vụ án đã xảy ra từ 5
năm trước cũng tại xã Tân Minh. Đây là vụ án mà cơ quan điều tra bế tắc do
không tìm ra thủ phạm. Từ lời khai được cho là của ông Nén, 9 người trong gia
đình vợ ông, cả mẹ vợ và ông bị kết án oan.
Người tiên phong
trong việc kêu oan cho Nén chính là ông Nguyễn Thận, lúc bấy giờ là chủ tịch
UBND xã Tân Minh (nay là thị trấn Tân Minh). Ông Thận trước lúc làm chủ tịch
UBND xã Tân Minh, ông đã nhiều năm làm trưởng công an xã, biết ít nhiều nghiệp
vụ nên rất phân vân khi tại địa phương chỉ trong 5 năm xảy ra 2 vụ trọng án.
Hơn nữa, khi công an khám nghiệm hiện trường, ông Thận đều có mặt nên rất băn
khoăn trước những kết luận thiếu chứng cứ của cơ quan điều tra. Ông từng gặp
gỡ, gửi gắm suy nghĩ đến nhiều cán bộ ở huyện, tỉnh và Đoàn đại biểu Quốc hội
(QH) tỉnh Bình Thuận nhưng không ai nghe. Ngay khi cả gia đình vợ ông Nén bị
bắt giam, trong những lần họp HĐND huyện Hàm Tân và tiếp xúc với đại biểu HĐND
tỉnh cũng như Đoàn đại biểu QH tỉnh Bình Thuận, ông Thận đều đặt vấn đề xem xét
lại cả 2 vụ án này, chứ không thể nghe vào lời nhận tội của ông Nén.
Chưa một nạn nhân
oan sai nào ở Việt Nam có án oan chồng án oan với tội danh giết người kinh khủng như Huỳnh Văn
Nén. “Vụ án vườn điều” liên quan đến cái chết của bà Dương Thị Mỹ chấn động dư
luận vì một gia đình 7 người vào tù oan, sai, trong đó có Huỳnh Văn Nén. Những
tù nhân đó được giải oan và được tự do, nhưng Huỳnh Văn Nén vẫn tiếp tục ở tù
vì tội giết bà Lê Thị Bông.
17 năm tù tội, vợ
con, gia đình tan nát theo án oan của Huỳnh Văn Nén. Ngần ấy năm người cha già
của Huỳnh Văn Nén bán hết tài sản, ruộng vườn lặn lội kêu oan cho con. Ông Nén
không thể tự dưng nhận tội giết người, mà bị bức cung, nhục hình đến mức không
thể chịu đựng được. Những điều đó Huỳnh Văn Nén đã từng khai trước tòa, nhưng
những người cầm cân nảy mực ở Bình Thuận này lại quá lạnh lùng trước những
quyết định đến mạng sống của người khác….
Một số anh chị dzân trủ những ngày này đang mở loa hết công suất bu theo
vụ án oan Huỳnh Văn Nén. Họ lu loa rằng án oan là tất yếu ở một nước Cộng sản
như Việt Nam.
Và họ quên rằng ở xứ “thiên đường” Hoa Kỳ hay ở Nhật Bản mới có những kỷ lục án
oan. Xin hãy xem trên Google.tienlang, tại bài
NHỮNG
VỤ ÁN OAN KỶ LỤC THẾ GIỚI, hoặc bài KỶ LỤC ÁN OAN MỸ: ĐƯỢC TRẮNG ÁN SAU 39 NĂM NGỒI TÙ.
Nhưng, kệ họ, Việt Nam
chúng ta không ham hố giật giải vô địch về án oan như ở Nhật Bản hay ở Hoa Kỳ.
Người Việt ta có câu “Một ngày ở tù bằng cả nghìn năm ở ngoài”. Do vậy, 17 năm
tù oan với ông Huỳnh Văn Nén quả là vô cùng kinh khủng với người Việt ta.
Google.tienlang xin đăng tải loạt bài liên quan đến ông Huỳnh Văn Nén
với hy vọng các cán bộ ở các cơ quan tiến hành tố tụng soi vào mà tránh, đừng
để nền Tư pháp nước nhà lặp lại nhưng trang lịch sử đau buồn này.
Mở đầu, chúng tôi đăng 8 kỳ về Kỳ án Vườn điều; tiếp theo sẽ là 7 kỳ về
vụ án “giết” bà Bông.
******************
“Kỳ án vườn điều” kỳ 3: Chỉ vì một người “man mát”
CQĐT bắt Huỳnh Văn
Nén từ một vụ án khác rồi khám phá “kỳ án vườn điều”. Phía gia đình Nén cho
biết, Nén là một người bị “man mát”, thần kinh không bình thường từ nhỏ. Từ cái
“man mát” ấy, cả một gia đình bị rơi vào vòng lao lý.
“Nhận tội mới đúng sự thật” (?)
HĐXX TAND tỉnh Bình
Thuận nhận định: Bị cáo Nguyễn Thị Nhung cũng bị VKSND tỉnh Bình Thuận truy tố
về tội “Giết người”. Nhưng bị cáo Nhung bị bệnh ác tính hiểm nghèo đang điều
trị tại Trung tâm ung bướu TP Hồ Chí Minh không thể có mặt tại phiên toà được.
23g50 ngày 24-2-2001 bị cáo Nhung chết tại gia đình. TAND tỉnh Bình Thuận ra
quyết định đình chỉ vụ án hình sự đối với bị cáo Nhung.
HĐXX xét thấy rằng:
Bị cáo Huỳnh Văn Nén (em rể Nhung, con rể Lâm) trong quá trình điều tra cũng
như tại phiên tòa hôm đó vẫn một mực khẳng định: Chính bị cáo đã tham gia cùng
với Nhung, Lâm, Sơn, Tiền, Tiến cùng một số người khác như Cẩm (vợ Nén), An,
Vân (con ruột Nhung) do Nhung tổ chức đi đánh bà Mỹ vào khuya ngày 18 rạng ngày
19-5-1993 làm cho bà Mỹ chết tại chỗ.
Bị cáo Nguyễn Thị
Lâm: Trong quá trình điều tra, lúc đầu chưa nhận tội, sau đó khai nhận tội, đến
lúc cơ quan VKSND tỉnh tống đạt bản cáo trạng và tại phiên toà hôm đó bị cáo
lại cho rằng bị cáo không phạm tội, tự cán bộ điều tra hỏi cung tự ghi, tự
biên, tự diễn rồi làm cáo trạng còn bị cáo không biết gì cả.
Các biên bản hỏi
cung bị can đều do ĐTV ghi nhận lời khai của bị cáo nhận tội, có nhiều biên bản
hỏi cung được tiến hành dưới sự chứng kiến của cán bộ CA nơi giam giữ bị cáo.
Bị cáo cũng đã tự viết 2 bản tự khai, nhờ một phạm nhân khác tên Nguyễn Thanh
Hiệp viết giùm 1 bản theo lời trình bày của bị cáo, những bản tự khai này cũng
thừa nhận hành vi phạm tội của bị cáo và các đồng phạm.
CQĐT đưa ra một bức
thư Lâm gửi Sáng để làm bằng chứng:
“Ngày 20-6-1999
... Sáng con, chuyện gia đình má đã khai hết rồi, bây giờ
má bàn với con hay là mình đổ thừa cho một đứa chịu tội thôi, để nó đứng ra nó
nhận, chứ không thì nó bắt cả gia đình mình, phần má, má khai cung hết rồi, hôm
17, cán bộ xuống lấy cung má đổ thừa cho thằng Sinh với thằng Nén cầm dao giết
con Mỹ, rồi thằng Nén lấy vàng...”.
Tại nhiều biên
bản hỏi cung bị cáo mà nội dung lời khai nhận tội, bị cáo Lâm có khai:
“Những vấn đề trên,
tôi không nghe ai nói cả, thằng Nén khai chưa tôi không biết, cán bộ hỏi cung
chưa bao giờ gợi ý cho tôi khai” (cung ngày 3-3-1999).
“Tôi biết sao khai vậy và không ai chỉ đạo cho tôi khai
báo và một lần nữa tôi khẳng định, tôi chưa bao giờ biết Huỳnh Văn Nén khai tại
CQCA như thế nào” (cung ngày 16-9-1999).
“Tôi nhận thấy việc làm của gia đình tôi và
bản thân tôi là sai trái, không thể che giấu được nên tôi quyết định gặp cán bộ
để xin khai báo, ngoài ra tôi không gặp bất kì ai và không có bất kì người nào
tác động xúi giục, dụ dỗ, hướng dẫn tôi khai báo” (cung ngày 30-9-1999).
“Trong quá trình hỏi cung, các cán bộ điều tra không có
đánh đập hoặc bức cung, nhục hình gì cả. Thái độ cán bộ điều tra tỏ ra lịch sự,
tôn trọng tôi vì tôi là người lớn tuổi” (Viện kiểm sát
tỉnh phúc cung ngày 18-12-2000).
Với những tình tiết
trên, rõ ràng, việc không khai nhận tội và đổ lỗi cho cán bộ điều tra của bị
cáo Nguyễn Thị Lâm chỉ là những lời biện bạch để chối tội mà thôi còn lời khai
nhận tội mới đúng là sự thật.
“Đọc xong đốt liền”
Trần Thanh Vân cũng là bị can trong vụ án nhưng tính đến ngày phạm tội 19-5-1993 Vân chưa đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự, Vân cũng tự viết bản tự khai nhận tội.
Tòa đưa ra bằng
chứng một bức thư Vân gửi Tiền ở trong tù, nội dung thư: “Cậu Tiền, con Tý, cậu ơi, cậu khai những gì cho con biết, sao con lo
quá, nói những điều chính là con hiểu, CA hỏi cung con mà cứ bắt con phải
nhận tội, con nói là gia đình mình bị oan, tôi không có làm sao ép tôi nhận
tội, tôi không nhận, khổ cực thế nào cũng không nhận nghe cậu, chuyện này không
phải nhỏ, mang tiếng cả đời, con thì cậu đừng lo trả lời được, cậu nói những
điều chính là con hiểu... Đọc xong đốt liền. Tý”.
Trần Thanh Vân còn
khai tại CQĐT: “Những lời khai trên là do
tôi tự khai, không có ai hướng dẫn, gợi ý, cưỡng ép cũng chưa bao giờ tôi được
nghe những người khác khai về vụ án như thế nào cả” (lời khai ngày
19-11-1999).
“Sau này dù ai xui tôi khai lại, kể cả người thân, luật
sư xúi, tôi cũng không khai lại, vì đã khai thì không thể né tránh được sự
thật, hơn nữa tôi khai ra sự thật để lòng thanh thản và mong được hưởng khoan
hồng của pháp luật” (VKSND tỉnh phúc cung ngày
19-4-2000).
Tại phiên toà, Vân
khai sở dĩ khai nhận tội là do cán bộ điều tra viết biên bản hỏi cung sẵn, đánh
đập nhục hình buộc phải kí vào biên bản. Lời khai trình này, xét không có căn
cứ để chấp nhận.
Còn các lời khai
kêu oan của các bị cáo Sơn, Tiền, Tiến và An, Cẩm chỉ là những lời chối tội. Do
đó, các bị cáo Lâm, Sơn, Tiền, Tiến và Nén đã phạm vào tội “Giết người”. Bị cáo
Tiến còn phạm vào tội “Cướp tài sản của công dân”. Bị cáo Trần Văn Sáng: Quá
trình điều tra cũng như tại phiên toà hôm nay vẫn khai rằng: Quan hệ giữa bị
cáo và bà Mỹ chỉ là mối quan hệ bình thường như những người khác, tối 18-5-1993
không gặp bà Mỹ ở vườn điều, không chứng kiến ai đánh bà Mỹ.
Xét, đây là vụ án
có tổ chức, tính chất, mức độ phạm tội của từng bị cáo có khác nhau. Đối với
Nguyễn Thị Nhung, toà án đã có quyết định đình chỉ vụ án hình sự đối với bị
cáo, còn các bị cáo khác HĐXX nhận xét như sau: Các bị cáo Nguyễn Thị Lâm,
Nguyễn Văn Sơn, Nguyễn Văn Tiền, Huỳnh Văn Nén đều đồng phạm tội “Giết người”.
Bị cáo Nguyễn Thị Tiến phạm 2 tội “Giết người” và “Cướp tài sản của công dân”.
Bị cáo Trần Văn Sáng, phạm tội “Không tố giác tội phạm”.
Quang Thu - Quang Khởi/Báo Pháp luật & Xã hội
=============
vấn đề không phải là 17 năm hay 39 năm ngồi tù oan và vấn đề ở chõ trên những cơ sở gì mà người ta gây ra những vụ án oan sai như vậy ?
Trả lờiXóa