Đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh
Tại phiên họp lần thứ 45 của Ủy ban Thường vụ
Quốc hội (khai mạc ngày 17.2), đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) trình sáng kiến Dự án luật Hành chính công. Đây là một sự kiện khá hiếm hoi
trong hoạt động của Quốc hội
Phóng viên NTNN đã có cuộc trao đổi với TS Đinh Xuân Thảo - Viện
trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp của Quốc hội - cơ quan hỗ trợ ĐBQH Trần
Thị Quốc Khánh (đoàn Hà Nội) hoàn thiện hồ sơ trình sáng kiến dự luật
ra Thường vụ Quốc hội.
Được biết ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh sẽ trình sáng kiến về Dự
án luật Hành chính công. Đối với hoạt động lập pháp của Quốc hội, việc
này có gì đặc biệt không, thưa ông?
- Theo quy định của pháp luật, Chủ tịch nước, Ủy ban Thường vụ Quốc
hội, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Chính phủ, TAND Tối cao,
Viện KSND Tối cao, Kiểm toán Nhà nước, Ủy ban T.Ư Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam và cơ quan T.Ư của tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền trình dự
án luật trước Quốc hội, trình dự án pháp lệnh trước Ủy ban Thường vụ
Quốc hội có quyền đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh.
Luật cũng quy định ĐBQH có quyền trình kiến nghị về luật và dự án
luật. Trường hợp ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh (Hà Nội) trình sáng kiến luật,
cụ thể là Dự án Luật Hành chính công, là điều bình thường theo đúng quy
định của pháp luật.
Về đề xuất xây dựng Dự án luật Hành chính công, Viện Nghiên cứu lập
pháp của Quốc hội là cơ quan hỗ trợ cho ĐB Quốc Khánh thực hiện. Dự án
luật này nếu được Ủy ban Thường vụ Quốc hội chấp nhận đưa vào chương
trình xây dựng luật và pháp lệnh thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ quyết
định thành lập một Ban soạn thảo để thực hiện.
Đại biểu Quốc hội Trần Thị Quốc Khánh. Ảnh: T.L
Đây có phải là trường hợp đầu tiên một ĐBQH trình sáng kiến dự án luật?
- Đây không phải là trường hợp đầu tiên. Theo tôi nhớ, trước đó đã có
một số ĐBQH cũng đã làm việc này nhưng chưa trường hợp nào được Ủy ban
Thường vụ Quốc hội hay Quốc hội chấp nhận.
Nếu như ĐBQH Trần Thị Quốc Khánh trình sáng kiến dự án luật mà được
Ủy ban Thường vụ Quốc hội chấp nhận để trình ra Quốc hội và Quốc hội
cũng chấp nhận đưa vào chương trình xây dựng luật và pháp lệnh của năm
2016 thì sẽ là trường hợp đầu tiên.
Trường hợp ĐBQH trình sáng kiến dự án luật nhưng không được chấp nhận trước đây vì lý do gì, thưa ông?
- Lý do là chưa đảm bảo đủ các điều kiện, việc đề xuất chưa thật phù
hợp hoặc khả năng của anh chưa đủ thực hiện hay nội dung đã trùng với bộ
này, ngành kia đã làm. Tuy nhiên cái chính cơ bản là chưa có cơ chế rõ
ràng, dứt khoát để xem xét việc đó. Cho đến bây giờ đã có Luật ban hành
văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 quy định rõ việc này. Hiến pháp năm
2013 đã khuyến khích các sáng kiến pháp luật.
Là cơ quan hỗ trợ ĐB Trần Thị Quốc Khánh xây dựng hồ sơ trình
sáng kiến Dự án luật Hành chính công, ông thấy sự cần thiết để xây dựng
và ban hành dự án luật này như thế nào?
- Hiện nay trong quản lý về hành chính công đã có những văn bản pháp
luật quy định, tuy nhiên vẫn còn những khoảng trống chưa có văn bản luật
nào điều chỉnh. Về mặt nội dung có thể có các văn bản pháp luật khác
quy định, nhưng về thể thức, hình thức để thực hiện thì chưa rõ.
Ví dụ như Thủ tướng Chính phủ có quyền ủy quyền cho địa phương, ủy
nhiệm cho Chủ tịch tỉnh thực hiện việc gì đó, thế nhưng cách thức ủy
nhiệm như thế nào thì hiện nay chưa rõ, hay bằng văn bản nào cũng chưa
rõ. Hiện nay việc này được thực hiện theo hình thức là thông báo của Bộ
trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ về ý kiến của Thủ tướng Chính phủ,
nhưng cái đó không phải là văn bản quy phạm pháp luật, như vậy giá trị
của nó thế nào, đó còn là khoảng trống.
Qua khảo sát ở các bộ, ngành, địa phương thấy có nhiều nội dung công
việc liên quan đến hành chính hiện nay còn vướng do thiếu những văn bản
quy định.
Xin cảm ơn ông!
Lương Kết/ Dân Việt
Hy vọng lần này Sáng kiến Dự án luật Hành chính công của bà Khánh được UBTV QH chấp thuận.
Trả lờiXóaTôi biết, khi còn sống, cụ Võ Trọng Khánh- Bộ trưởng Bộ Tư pháp đầu tiên của Chính phủ VNDCCH từng băn khoăn vì trong hệ thống pháp luật VN chưa có Bộ luật Hành chính công.
Thấy buồn vì một sáng kiến quan trọng thế này mà không thấy ai vào luận bình.
Trả lờiXóaTrước đến nay việc dự thảo luật nhiều khi lại còn giao cả cho cơ quan hành pháp thực hiện.Anh Quốc hội sướng như tiên,cơ quan lập pháp cũng chỉ phải ngồi mà phán rồi ra quyền bằng cách giơ tay cho qua hay không cho qua,thế là anh lập pháp hoàn thành suất sắc nhiệm vụ.Luật không do Quốc hội soạn thảo ra nên việc giám sát cũng rất chiếu lệ.
Vậy nên đã gọi là cơ quan lập pháp,dứt klhoats chỉ là anh,là chính các Nghị sĩ quốc hội phải tự soạn thảo ra các đạo luật để cùng bàn bạc mà thông qua hay lấy ý kiến phúc quyết của nhân dân theo pháp luật với nhuwnbgx vấn đề tối hệ trọng quốc gia .
Anh hành pháp mà dự thảo luật XYZ nào đấy đương nhiên anh ta sẽ giảm nhẹ phần trách nhiệm mà tăng phần quyền lực cho phía hành pháp của anh ta.Vì thế mà dưới luật,các nghị định,thông tư hướng dẫn nhiều khi lại quan trọng trong thực thi hơn các điều khoản trong luật và các thủ tục rườm rà chồng chéo mâu thuẫn ,cao su là không thể tránh được .
Nhiều nhà lý luận khảng định ,nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là nền kinh tế trong đó bao hàm mục tiêu dân giàu nước mạnh xã hội dân chủ công bằng văn minh .
Nhưng chả thấy luật nào xác định thế nào là dân giàu để gắn được dân giàu với nước mạnh.Dân giàu mà nước chả được mạnh có khi đến lúc cần thì lại định hướng cải cách trưng thu , gô cổ mấy ông giàu để bắt sạch tài sản kiểu cải tạo công thương thì giàu để sống hay để chết ?Vừa có bác lãnh đạo cổ súy ngược là dân không cần giàu đó,không giàu sao nước mạnh được?
Hiện chỉ thấy ngợi ca những ông giàu trăm tỷ ngàn tỷ,chẳng thấy vinh danh người tạo được nhiều việc làm,đóng được nhiều thuế ...cái giàu kiểu này nước mới mạnh được chứ ;vậy mà mãi chả thấy luật khuyến dân giàu ...Đã đến lúc mỗi đại biểu Quốc hội chuyên trách phải có trách nhiệm soạn thảo luật và căn cứ dự án luật mà bố trí nhân sự luật sư gỉoi nghiệp vụ trong văn phòng văn phòng Đại biểu chuyên trách ....