Thân phụ ông, cụ Dương Quang Bắc, thời trai trẻ từng là một nghĩa binh oai dũng của cuộc dấy binh Trần Văn Đề chống lại bước chân xâm lược của bọn Tây tà. Sau khi cuộc khởi nghĩa thất bại, cụ trở về quê hương chăm lo việc ruộng vườn, bốc thuốc chữa bệnh dân giúp và truyền tâm chí bất khuất của mình cho các con. Thân mẫu ông, cụ bà Trần Thị An, một đời tảo tần gánh vác chuyện nhà cửa, bếp núc chăm chút cho các con ăn học thành người.
Lúc thiếu thời, cậu bé Dương Quang Đông được cha mẹ cho đến trường quận học tiểu học. Ít năm sau, ông được gửi lên học ban Thành chung (tương đương cấp II bây giờ) ở trường Huỳnh Khương Ninh. Nhưng không bao lâu sao, ông bị đuổi học vì có tư tưởng nổi lọan, chống lại nhà đương cục. Rời ghế nhà trường, ông phải làm đủ nghề để sống. May mắn thay, trong những năm vất vả bươn chải ấy, ông gặp và kết thân với một người thợ ở xưởng Đóng tàu Ba Son. Đó là Tôn Đức Thắng, người công nhân vào lòng yêu nước, hăng say hoạt động cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và sau này trở thành vị lãnh tụ Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam).
Năm 1920, Tôn Đức Thắng cùng với một số đồng tâm chí của mình họp nhau tại Đình Bình Đông (nay thuộc quận Tám, TP. Hồ Chí Minh) thành lập Công Hội đỏ. Anh thanh niên Dương Quang Đông, khi ấy mới 18 tuổi trở thành Thư ký và là Trưởng Ban Giao liên của tổ chức.
Để phát triển nhanh thế cũng như để liên kết những người đồng tâm, đồng chí, năm 1921, Tôn Đức Thắng cử Dương Quang Đông trở về quê hương Trà Vinh vận động, xây dựng tổ chức. Một thời gian sau, hai tổ chức Nông hội đỏ được thành lập ở Cầu Ngang (Ba Biện, Hai Kỉnh), tỉnh lỵ, Trà Vinh (Nanh, Đức Thịnh).
Năm 1927, được sự chỉ đạo của Nguyễn Ái Quốc, tổ chức Công hội đỏ chuyển thành Kỳ bộ thanh niên cách mạng đồng chí hội, do Tôn Đức Thắng làm Bí thư. Dương Quang Đông cũng chính thức trở thành thành viên của tổ chức này. Sau đó, theo sự phân công của Bí thư Tôn Đức Thắng, Đông về Trà Vinh lựa chọn trong số anh em, đồng chí ở Công Nông hội đỏ cũ để thành lập hai Chi bộ TNCMĐCH ở Cầu Ngang và tỉnh lỵ Trà Vinh. Đến năm 1930, sau khi Đảng cộng sản Đông dương ra đời, Xứ ủy Nam hỳ được thành lập, Đông lại quay về Trà Vinh để thành lập các Chi bộ Cộng sản ở Cầu Ngang, tỉnh lỵ Trà vinh từ những đồng chí trong Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí của mình đứng ra thành lập Tỉnh ủy Trà Vinh, đồng thời ông còn kiêm luôn Bí thư Quận ủy Cầu Ngang.
Thời gian này, theo sự giới thiệu của đồng chí Tôn Đức Thắng, Dương Quang Đông được đề bạt tham gia Xứ ủy Nam kỳ.
Giữa năm 1931, trong sự kiện Lý Tự Trọng bắn chết tên Chánh mật thám Le Grand tại sân vận động Mayer, Dương Quang Đông bị bắt, chúng đưa ông về Trà Vinh và kết án 3 năm tù.
Khi mãn hạn tù, ông trở về tham gia Xứ ủy Nam kỳ tiếp tục hoạt động với nhiệm vụ Trưởng Ban Giao liên của Xứ ủy. Lúc này, theo sự giới thiệu của Dương Quang Đông, Xứ ủy Nam kỳ cử đồng chí Trương Văn Nhâm về Trà Vinh củng cố lại các tổ chức Đảng và trực tiếp làm Bí thư Tỉnh ủy.
Từ năm 1936, khi cánh tả Pháp thắng lớn trong cuộc bầu cử Quốc hội nên giành quyền đứng ra thành lập chính phủ. Nhân sự kiện này, Đảng ta chủ trương họat động công khai, đẩy mạnh phong trào Dân chủ, thành lập các Ủy ban Hành động khắp các địa phương Nam bộ. Đồng chí Dương Quang Đông được chỉ định tham gia Ủy ban Hành động Nam bộ, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Hành động Trà Vinh. Phông trào dân chủ phát triển mạnh mẽ khắp các tầng lớp quần chúng, động viên mọi người tham gia đấu tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ. Tuy nhiên, đến tháng 9/1939, thế chiến thứ hai nổ ra, thực dân pháp đàn áp các phong trào một cách thảm khốc. Đảng ta chuyển sang hoạt động bí mật. Đầu năm 1940, Xứ ủy được củng cố lại do đồng chí Tạ Uyên làm Bí thư. Đồng chí Dương Quang Đông nhận nhiệm vụ Thường vụ Xứ ủy.
Giai đoạn này, thực dân Pháp phải rối bời đối phó trước các hiểm họa do cuộc chiến tranh thế giới, do việc Xiêm La tiến quân đánh chiếm Battdombong, do việc Nhật lăm le nhảy vào Đông Dương, lại thêm một số binh lính người việt mà Pháp bắt chuẩn bị đưa đi làm bia đở đạn hẹn làm binh biến khi có lệnh. Xứ ủy Nam kỳ nhận định thời cơ khởi nghĩa vữ trang đã đến nên phát động làm cuộc khởi nghĩa trên toàn Nam kỳ, Dương Quang Đông cùgn các đồng chí trong Xứ ủy ngày đêm tích cực chuẩn bị. Nhưng cơ mưu bị lộ. khi Dương Quang Đông trên đường truyền đạt lệnh khỏi nghĩ cho các tỉnh miền Tây trở về Sài Gòn thì bị mật thám đón lỏng. Chúng bắt ông và gần như toàn bộ Xứ ủy Nam kỳ, đày lên Tà Lài (nay thuộc tỉnh Đồng Nai). Đêm 27/3/1941, Dương Quang Đông cùng 7 đồng chí tổ chức vượt ngục Tà Lài. Cuộc vượt ngục thành công nhưng chỉ có 3 đồng chí trong số 8 đồng chí về được Sài Gòn họat động là Dương Quang Đông, Trương Văn Nhâm và Đức. Ba đồng chí này cùng nhau thành lập Ban Vận động Cách mạng Nam kỳ mà mục đích là tìm cơ sở, bắt liên lạc với các đồng chí cũ, khôi phục hoạt động của Xứ ủy và liên lạc để nhận sự chỉ đạo từ Trung ương Đảng. Tuy nhiên, không lâu sau đó, hai đồng chí Trương Văn Nhâm và Đức bị Pháp bắt lại, đày đi Côn Đảo. Ban Vận động còn lại duy nhất mình Dương Quang Đông. Trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn của một người tù vượt ngục bị truy nã khắp nơi, lại không nhận được sự chỉ đạo của Trung ương, Dương Quang Đông phải lặn lội khắp Sài Gòn, Gia Định, chợ Lớn rồi đi khắp các tỉnh miền Tây, các tỉnh miền Đông Nam Bộ để móc nối đồng chí cũ, khôi phục các tổ chức Đảng.
Trong thời gian này, Tỉnh ủy Trà Vinh cũng được khôi phục, do chính đồng chí Dương Quang Đông trực tiếp làm Bí thư.
Ngày 13/10/1943, theo sự triệu tập của Dương quang Đông, 11 đồng chí là Bí thư các tỉnh về Chợ Gạo dự Hội nghị thành lập Xứ ủy Nam kỳ và cả 12 đồng chí trở thành Xứ ủy viên. Đồng chí Dương Quang Đông được hội nghị bầu làm Bí thư Xứ ủy nhưng ông chỉ nhận tạm chức vụ này, trong khi chờ đợi bắt liên lạc với đồng chí Trần Văn Giàu. Tuy vậy, trên thực tế, đồng chí Dương Quang Đông đã đảm nhiệm cương vị Bí thư Xứ ủy mãi đến ngày 09/3/1945, khi Nhật đảo chính Pháp, Xứ ủy mới liên hệ được với đồng chí Giàu. (Do Xứ ủy này cho xuất bản tờ báo Tiền Phong nên thường được gọi là Xứ ủy Tiền phong để phân biệt với Xứ ủy Giải phóng do Hoàng Dư Khương và Nguyễn Thị Thập tổ chức cũng vào khoảng thời gian đó. Hai Xứ ủy này không liên hệ được với nhau). Sau khi đồng chí Trần Văn Giàu nhận chức vụ Bí thư thì Dương Quang Đông là Thường vụ Xứ ủy kiêm Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh.
Ngày 24/8/1945, tại Hội nghị Xứ ủy tổ chức tại tại Chợ Đêm, Xứ ủy Nam kỳ công bố lệnh Tổng khởi nghĩa, đồng chí Dương Quang Đông lên xe đạp thần tốc, bay về Trà Vinh cùng Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà giành lấy chính quyền. Trên cương vị là Bí thư Tỉnh ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa, ông có nhiều đóng góp quan trọng cho thắng lợi trọn vẹn mà không đổ máu của cuộc Tổng nghĩa Cách mạng Tháng Tám ở Trà Vinh.
Ngày 23/9/1945, núp bóng quân Anh Ấn, thực dân Pháp nổ súng tái xâm lược nước ta. Với tư cách là Thường vụ Xứ ủy, đồng chí Dương Quang Đông được cử chỉ huy chiến đấu ở trụ sở Ủy ban Nhân dân Nam Bộ đang đóng ở Dinh Xã Tây, nay là trị sở UBND TP.HCM. Cuộc chiến đấu ở đây kéo dài suốt đêm 22 rạng ngày 23/9. Sau đó, ông lui quân về miền Tây, dần xuống đến vùng U Minh.
Cuối năm 1945, thực dân Pháp xua quân đánh chiếm hết các tỉnh Nam kỳ. Cuộc kháng chiến trường kỳ của nhân dân Nam bộ bắt đầu. Giai đọan đầu, lực lượng ta gặp hết sức khó khăn do chưa có kinh nghiệm chỉ huy, kinh nghiệm chiến đấu, trang bị rất thô sơ lại không nhận được sự chi viện từ Trung ương và Chính phủ. Do vậy, Xứ ủy chủ trương tự lực kháng chiến và tổ chức một đơn vị sang Thái Lan tìm mua vũ khí. Ngày 20/0/1946, đơn vị gồm 14 người của hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh lên đường với sự chỉ huy trực tiếp của đồng chí Dương Quang Đông. Trong hơn ba năm, từ năm 1946 đến năm 1949, đơn vị đã tìm mua hàng trăm tấn vũ khí, khí tài quân sự và các trang thiết bị phục vụ chiến tranh khác ở Thái Lan và Malaysia, chuyển về Nam bộ. Ngoài ra, đơn vị còn vận động bà con Việt Kiều ở Kampuchea, Lào, Thái Lan ủng hộ nhân tài, vật lực cho cuộc kháng chiến trong nước. Hàng trăm thanh niên tình nguyện với nước chiến đấu trong các đơn vị bộ đội hải ngoại chư Cửu Long I, Cửu Long II….Không những thế, đơn vị còn làm nhiệm vụ xây dựng lực lượng cách mạng giúp nước bạn Kampuchea kháng chiến chống thực dân Pháp.
Năm 1949, đồng chí Dương Quang Đông được Xứ ủy cử dự lớp chính trị cao cấp Trường Chinh, khóa III. Sau đó, ông được Xứ ủy phân công tham gia Khu ủy khu Tây – Nam Kampuchea. Do thông thạo địa hình am hiểu tiếng nói , phong tục tập quán các nước bạn, ông còn được Xứ ủy cử kiêm luôn nhiệm vụ kiểm tra các cơ sở hoạt động bí mật của ta ở Thái Lan. Sau khi hiệp định Gio-ne-ve được ký kết, đồng chí Dương Quang Đông được Đảng phân công phụ trách công tác chuyển quân tập kết các đơn vị công tác ở Kampuchea về khu IX. Sau đó, ông được phân công ở lại miền Nam, trực tiếp đấu tranh với địch, chuẩn bị cho ngày Hiệp thương Tổng tuyển cử như Hiệp định đã quy định. Chấp hành sự phân công của Xứ ủy, ông Tham gia vào Đặc khu ủy Sài Gòn – Gia Định – Chợ Lớn, phụ trách công tác binh vận. Đến đêm Trung thu năm 1957, đồng chí Dương Quang Đông bị địch bắt ở gần chợ An Đông. Chúng đưa đồng chí về giam giữ và tra tấn dã man tại bót cảnh sát Lê Văn Duyệt (Catinat cũ) rồi chuyển lên nhà lao Biên Hòa. Lợi dụng sơ hở của địch, ông vượt ngục, quay về hoạt động vùng Phú Nhuận.
Thời gian này, tuyến giao liên giữa Trung ương, Chính phủ với Nam bộ thường bị gián đoạn trong khi Bí thư Xứ ủy Lê Duẩn phải chuẩn bị lên đường ra Bắc báo cáo với Trung ương và Bác hồ về tình hình đấu tranh ở Nam bộ. Xứ ủy tín nhiệm điều động ông sang mở lại tuyến giao liên huyết mạch này với phiên hiệu là Đoàn A53. Một hệ thống cơ sở trên suốt tuyến đường bộ từ Nam bộ qua Kampuchea, Lào, Thái Lan, Hà Nội hoặc tuyến đường thủy Thái Lan – Hồng Kông, Hà Nội hoạt động liên tục, bảo đảm tuyến giao thông liên lạc thông suốt phục vụ nhu cầu lãnh đạo cuộc kháng chiến. Đặt biệt đoàn A53 đã tổ chức và bảo an toàn nhiều chuyến vào Nam ra Bắc an toàn cho các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Trung ương Đảng, Trung ương Cục miền Nam trong những năm khó khắn nhất của cuộc chiến tranh.
Sau Đồng khởi 1960, tuyến giao liên Bắc Nam đã hoạt động ổn định, Trung ương Cục quyết định điều ông sang nhận nhiệm vụ Chỉ huy Phó kiêm Chính ủy Đoàn tàu không số mở tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển vận chuyển vũ khí từ Bắc vào Nam phục vụ nhu cầu của cuộc đấu tranh vũ trang đang ngày phát triền mạnh của nhân dân miền Nam. Vậy là người chiến sĩ già sinh trưởng trên vùng quê biển Trà Vinh trở về với những tháng ngày lênh đênh trên biển theo suốt dọc dài đất nước, mưu trí vượt qua biết bao phương tiện, thiết bị kỹ thuật hiện đại của kẻ thù, hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng giao Phó. Đến năm 1964, để ghi nhận công lao của ông trong công tác vận chuyển vữ khí, Phó Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, người thầy, người anh cả của ông ngày nào đã gửi tặng ông một khẩu carbine. Đồng chí Phạm Hùng, Bí thư Trung ương Cục miền Nam cũng tặng ông một chiếc đồng hồ Citizen. Những món quà quý giá này đã được ông nâng niu gìn giữ như những kỉ niệm vô giá thời chiến tranh. Sau ngày giải phóng, ông đã gửi lại để trưng bày ở Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Năm 1963, đồng chí Dương Quang Đông lại được Trưng ương Cục miền Nam cử sang công tác kinh tài với cương vị Thường trực Hội đồng cugn cấp tiền phương của Trung ương Cục miền Nam. Sau đó, ông lại được điều về nhận nhiệm vụ Phó Ban Giao bưu miền. Sau năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, Trung ương Cục điều đồng chí Dương Quang Đông về công tác tại Thành ủy TP.HCM và ông được phân công phụ trách ngành Giao thông Công chánh. Sang năm 1977, ông đã bước tuổi 75 với gần 60 năm cống hiến liên tục vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, ông được Đảng và Nhà nước cho nghĩ hưu. Sau đó, ngày 23/9/1977, nhân kỷ niệm ngày Nam bộ kháng chiến, Câu lạc bộ Hưu trí TP.HCM được thành lập. Nhờ có uy tín lớn trong haọt động cách mạng, hoạt động xã hội lại luôn năng nổ, xốc vác dù tuổi đã cao, đồng chí Dương Quang Đông được Thành ủy cử vào cương vị Chủ nhiệm Câu lạc bộ. qua 23 năm hoạt động, cụ Dương Quang Đông vẫn là chủ nhiệm Câu lạc bộ dù đã ở vào tuổi 98.
Năm 1981, nhà cách mạng laoc thành Dương Quang Đông – người có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp cách mạng Kampuchea trong giai đoạn khó khăn nhất – được Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Kampuchea Pênh Sô Van mời mời đích danh vào đoàn khách danh dự sang thăm đất nước Kampuchea.
Năm 1986, nhà cách mạng lão thành Dương Quang Đông là Đại biểu chính thức của Đảng bộ TP.HCM đi dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI. Tại Đại hội đổi mới này, ông thay mặt thế hệ cách mạng lão thành trình bày tham luận về tình hình đất nước và những yêu cầu bức xúc về công tác đổi mới. Tại Đại hội lần thứ VII, năm 1991, ông được Bộ Chính trị và ban Tổ chức Đại hội mời tham dự với tư cách là khách mời danh dự.
Năm 1987, ông được Thành ủy TP.HCM giới thiệu tham gia Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố. Tại Đại hội, ông được tín nhiệm bầu vào cương vị Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP.HCM. Ông tiếp tục giữ cương vị này đến ngày 21/10/1998 khi đã trên 96 tuổi đời. Đây có lẻ là một cán bộ lãnh đạo Mặt trận đương nhiệm cao tuổi nhất trong lịch sử Mặt trận TP.HCM cũng như Mặt trận Việt Nam.
Trong những năm 1988 đến 1990, đồng chí Dương Quang Đông còn là Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt – Xô TP.HCM.
Năm 1946, trong cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đồng chí Dương Quang Đông, lúc ấy là Bí thư Tỉnh ủy đã được nhân dân Trà Vinh tín nhiêm bầu làm người đại biểu của mình trên diễn đàn dân cử cao nhất nước. Tuy nhiên, do ngay sau đó, cả miền Nam đi vào cuộc kháng chiến trường kỳ và gian khổ, đồng chí Dương Quang Đông được Xứ ủy cử ra hải ngoại sưu tầm vũ khí rồi trực tiếp tham gia cuộc kháng chiến ngay những điểm nóng nhất nên đồng chí Dương Quang Đông không thể ra Hà Nội dự hop. Đây cũng có lẻ là vị Đại biểu Quốc hội duy nhất trên cả nước không một lần tham gia các hoạt động của Quốc hội. Mãi đến năm 1996, nhân kỷ niệm 50 năm Quốc hội Việt nam thống nhất, Chủ tịch Nông Đức Mạnh mời ông ra Hà Nội dự lễ. Kể từ khi được bầu đến khi đặt chân đến diễn đàn Quốc hội, vị Đại biểu Dương Quang Đông đã trải qua một chặng đường đúng 50 năm.
Khi thế kỷ XX kết thúc, nhà cách mạgn lão thành Dương Quang Đông cũng bước vào tuổi 98. Cuộc đời ông đã trải qua gần trọn một thế kỉ, chứng kiến và tham gia vào một giai đoạn lịch sử nhiều biến động của đất nước. Trong đó, ông có trọn vẹn 80 năm – kể từ lúc tham gia thành lập Công hội đỏ - cùng Bác Tôn Đức Thắng – hoạt đông sôi nổi, kiên quyết và liên tục cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp theo ý thức theo hệ vô sản.
Trong 80 năm hoạt động cách mạng đó, nhà cách mạng lão thành Dương Quang Đông có hơn 10 năm hoạt động ở nước ngoài: Thái Lan, Lào, Kampuchea, Malaysia (không kể những lần ra nước ngoài tham quan, nghỉ ngơi sau năm 1975). Cụ bị giặc bắt giam 7 lần với tổng cộng hơn 6 năm tù của chế độ Pháp, Mỹ, Thái Lan. Cụ Dương Quang Đông còn có hai người con gái hi sinh vì sự nghiệp cách mạng.
Nhận định về con người và cuộc đời họat động của nhà cách mạng lão thành Dương Quang Đông, Giáo sư – Nhà sử học Trần Văn Giàu, người có nhiều năm đồng cam cộng khổ với cụ - viết: “Phúc, tức Năm Đông người Trà Vinh vào TNCM ĐCH từ 1926, và từ đó công tác Đảng liên tục cho đến ngày hôm nay, nhiều lần vào ra khám lớn, biết nhiều lớp cán bộ ở các tỉnh; Mập mạp tưởng chừng như chậm lụt, nhưng thật ra thật lẹ làng, ít lí luận mà siêng năng, kiên trì, làm gì thì làm tới nơi tới chốn” (Mùa thu rồi ngày hăm ba. Nhà Xuất bản Chính trị - quốc gia. Hà Nội 1995. Tập một, trang 80).
Với những cống hiến lớn lao trong 80 năm hoạt động cách mạng liên tục cụ Dương Quang Đông đã được Đảng và Nhà nước trao tặng:
- Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng. - Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng. - Huân chương Hồ Chí Minh. - Huân chương Độc lập hạng nhất. - Huân chương Độc lập hạng nhì. - Huân chương Độc lập hạng ba. - Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng nhì. - Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất. - Huy hiệu Ủy ban kháng chiến Hành chính Nam bộ. - Huy hiệu vì sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc…. Theo: travinh.gov.vn
Xem phim tài liệu và đọc com của chị Thuận mới thấy Cụ Năm Đông và các cụ CS tiền bối Nam Bộ giỏi quá. Dù không được gần gũi Cụ Hồ và Trung ương, có giai đoạn dài bị mất liên lạc hoàn toàn nhưng Cụ Năm Đông và các đồng chí Nam Bộ của Cụ vẫn "độc lập tác chiến", tự nghĩ ra nhiệm vụ của mình và của tổ chức mình đóng góp cho công cuộc cách mạng thành công!
Phong trào cách mạng VN, kể từ những ngày đầu, những năm 20 thế kỷ trước cho đến công cuộc Kháng chiến chống Pháp rồi chống Mỹ ... là công lao chung của cả dân tộc, trong đó có đồng bào Nam Bộ chứ đâu phải Bắc Cộng xâm lăng miền Nam như rận chấy rêu rao?
ĐIỀU THÚ VỊ ĐÂY: Báo Dân Việt hôm nay CN 6.3.2016 có bài: "Mỹ bán nhẫn kim cương giảm giá cho khách là đảng viên Đảng Cộng sản". Hãng sản xuất kim cương nổi tiếng của Mỹ Leon Mege cho biết, sẽ giảm giá đặc biệt cho những khách hàng là đảng viên Đảng Cộng sản khi mua sản phẩm kim cương có tên Quảng trường Đỏ. ... Hiện nay trên thế giới có hàng trăm tổ chức chính trị tuyên bố quan điểm của họ là cộng sản. Nhiều nhất phải kể đến Ấn Độ, nơi có khoảng 45 tổ chức tôn trọng những ý thức hệ cộng sản. Tại Mỹ có ít nhất 15 tổ chức chính trị có quan điểm cộng sản. Như thế thì những người Mỹ gốc Việt hãy chống cộng tại nước Mỹ đi cho gần, khỏi phải hò hét chống cộng ở Việt Nam xa xôi lắm! Và muốn chống phá thì đến hãng trang sức Leon Mege (thành lập năm 1996), văn phòng của Cty đặt tại New York từ năm 2003, tại Trung tâm giao dịch kim cương Diamond District. Xin nhắc các vị nhớ cẩn thận không khéo sẽ bị cảnh sát Mỹ họ còng tay đấy.
Đã là đảng viên ĐCS thì trước hết phải mang tính vô sản, mua nhẫn kim cương làm gì ? NĐT ở VN nên cứ ngỡ ở Mỹ, ĐCS Cũng là "nhân tố quyết định mọi thắng lợi". Thực tế ỡ Mỹ và các nước Tây Âu khác, ĐCS chỉ là thành phần thiểu số, dân chúng chả ai quan tâm đến ! ĐCS tồn tại chỉ là (nói theo giang hồ) cho có tụ mà thôi !
Dương Quang Đông (1902 - 2003)
Trả lờiXóaThân phụ ông, cụ Dương Quang Bắc, thời trai trẻ từng là một nghĩa binh oai dũng của cuộc dấy binh Trần Văn Đề chống lại bước chân xâm lược của bọn Tây tà. Sau khi cuộc khởi nghĩa thất bại, cụ trở về quê hương chăm lo việc ruộng vườn, bốc thuốc chữa bệnh dân giúp và truyền tâm chí bất khuất của mình cho các con. Thân mẫu ông, cụ bà Trần Thị An, một đời tảo tần gánh vác chuyện nhà cửa, bếp núc chăm chút cho các con ăn học thành người.
Lúc thiếu thời, cậu bé Dương Quang Đông được cha mẹ cho đến trường quận học tiểu học. Ít năm sau, ông được gửi lên học ban Thành chung (tương đương cấp II bây giờ) ở trường Huỳnh Khương Ninh. Nhưng không bao lâu sao, ông bị đuổi học vì có tư tưởng nổi lọan, chống lại nhà đương cục. Rời ghế nhà trường, ông phải làm đủ nghề để sống. May mắn thay, trong những năm vất vả bươn chải ấy, ông gặp và kết thân với một người thợ ở xưởng Đóng tàu Ba Son. Đó là Tôn Đức Thắng, người công nhân vào lòng yêu nước, hăng say hoạt động cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và sau này trở thành vị lãnh tụ Chủ tịch Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam).
Năm 1920, Tôn Đức Thắng cùng với một số đồng tâm chí của mình họp nhau tại Đình Bình Đông (nay thuộc quận Tám, TP. Hồ Chí Minh) thành lập Công Hội đỏ. Anh thanh niên Dương Quang Đông, khi ấy mới 18 tuổi trở thành Thư ký và là Trưởng Ban Giao liên của tổ chức.
Để phát triển nhanh thế cũng như để liên kết những người đồng tâm, đồng chí, năm 1921, Tôn Đức Thắng cử Dương Quang Đông trở về quê hương Trà Vinh vận động, xây dựng tổ chức. Một thời gian sau, hai tổ chức Nông hội đỏ được thành lập ở Cầu Ngang (Ba Biện, Hai Kỉnh), tỉnh lỵ, Trà Vinh (Nanh, Đức Thịnh).
Năm 1927, được sự chỉ đạo của Nguyễn Ái Quốc, tổ chức Công hội đỏ chuyển thành Kỳ bộ thanh niên cách mạng đồng chí hội, do Tôn Đức Thắng làm Bí thư. Dương Quang Đông cũng chính thức trở thành thành viên của tổ chức này. Sau đó, theo sự phân công của Bí thư Tôn Đức Thắng, Đông về Trà Vinh lựa chọn trong số anh em, đồng chí ở Công Nông hội đỏ cũ để thành lập hai Chi bộ TNCMĐCH ở Cầu Ngang và tỉnh lỵ Trà Vinh. Đến năm 1930, sau khi Đảng cộng sản Đông dương ra đời, Xứ ủy Nam hỳ được thành lập, Đông lại quay về Trà Vinh để thành lập các Chi bộ Cộng sản ở Cầu Ngang, tỉnh lỵ Trà vinh từ những đồng chí trong Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí của mình đứng ra thành lập Tỉnh ủy Trà Vinh, đồng thời ông còn kiêm luôn Bí thư Quận ủy Cầu Ngang.
Thời gian này, theo sự giới thiệu của đồng chí Tôn Đức Thắng, Dương Quang Đông được đề bạt tham gia Xứ ủy Nam kỳ.
Giữa năm 1931, trong sự kiện Lý Tự Trọng bắn chết tên Chánh mật thám Le Grand tại sân vận động Mayer, Dương Quang Đông bị bắt, chúng đưa ông về Trà Vinh và kết án 3 năm tù.
Khi mãn hạn tù, ông trở về tham gia Xứ ủy Nam kỳ tiếp tục hoạt động với nhiệm vụ Trưởng Ban Giao liên của Xứ ủy. Lúc này, theo sự giới thiệu của Dương Quang Đông, Xứ ủy Nam kỳ cử đồng chí Trương Văn Nhâm về Trà Vinh củng cố lại các tổ chức Đảng và trực tiếp làm Bí thư Tỉnh ủy.
Từ năm 1936, khi cánh tả Pháp thắng lớn trong cuộc bầu cử Quốc hội nên giành quyền đứng ra thành lập chính phủ. Nhân sự kiện này, Đảng ta chủ trương họat động công khai, đẩy mạnh phong trào Dân chủ, thành lập các Ủy ban Hành động khắp các địa phương Nam bộ. Đồng chí Dương Quang Đông được chỉ định tham gia Ủy ban Hành động Nam bộ, đồng thời là Chủ tịch Ủy ban Hành động Trà Vinh. Phông trào dân chủ phát triển mạnh mẽ khắp các tầng lớp quần chúng, động viên mọi người tham gia đấu tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ. Tuy nhiên, đến tháng 9/1939, thế chiến thứ hai nổ ra, thực dân pháp đàn áp các phong trào một cách thảm khốc. Đảng ta chuyển sang hoạt động bí mật. Đầu năm 1940, Xứ ủy được củng cố lại do đồng chí Tạ Uyên làm Bí thư. Đồng chí Dương Quang Đông nhận nhiệm vụ Thường vụ Xứ ủy.
Giai đoạn này, thực dân Pháp phải rối bời đối phó trước các hiểm họa do cuộc chiến tranh thế giới, do việc Xiêm La tiến quân đánh chiếm Battdombong, do việc Nhật lăm le nhảy vào Đông Dương, lại thêm một số binh lính người việt mà Pháp bắt chuẩn bị đưa đi làm bia đở đạn hẹn làm binh biến khi có lệnh. Xứ ủy Nam kỳ nhận định thời cơ khởi nghĩa vữ trang đã đến nên phát động làm cuộc khởi nghĩa trên toàn Nam kỳ, Dương Quang Đông cùgn các đồng chí trong Xứ ủy ngày đêm tích cực chuẩn bị. Nhưng cơ mưu bị lộ. khi Dương Quang Đông trên đường truyền đạt lệnh khỏi nghĩ cho các tỉnh miền Tây trở về Sài Gòn thì bị mật thám đón lỏng. Chúng bắt ông và gần như toàn bộ Xứ ủy Nam kỳ, đày lên Tà Lài (nay thuộc tỉnh Đồng Nai).
XóaĐêm 27/3/1941, Dương Quang Đông cùng 7 đồng chí tổ chức vượt ngục Tà Lài. Cuộc vượt ngục thành công nhưng chỉ có 3 đồng chí trong số 8 đồng chí về được Sài Gòn họat động là Dương Quang Đông, Trương Văn Nhâm và Đức. Ba đồng chí này cùng nhau thành lập Ban Vận động Cách mạng Nam kỳ mà mục đích là tìm cơ sở, bắt liên lạc với các đồng chí cũ, khôi phục hoạt động của Xứ ủy và liên lạc để nhận sự chỉ đạo từ Trung ương Đảng. Tuy nhiên, không lâu sau đó, hai đồng chí Trương Văn Nhâm và Đức bị Pháp bắt lại, đày đi Côn Đảo. Ban Vận động còn lại duy nhất mình Dương Quang Đông. Trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn của một người tù vượt ngục bị truy nã khắp nơi, lại không nhận được sự chỉ đạo của Trung ương, Dương Quang Đông phải lặn lội khắp Sài Gòn, Gia Định, chợ Lớn rồi đi khắp các tỉnh miền Tây, các tỉnh miền Đông Nam Bộ để móc nối đồng chí cũ, khôi phục các tổ chức Đảng.
Trong thời gian này, Tỉnh ủy Trà Vinh cũng được khôi phục, do chính đồng chí Dương Quang Đông trực tiếp làm Bí thư.
Ngày 13/10/1943, theo sự triệu tập của Dương quang Đông, 11 đồng chí là Bí thư các tỉnh về Chợ Gạo dự Hội nghị thành lập Xứ ủy Nam kỳ và cả 12 đồng chí trở thành Xứ ủy viên. Đồng chí Dương Quang Đông được hội nghị bầu làm Bí thư Xứ ủy nhưng ông chỉ nhận tạm chức vụ này, trong khi chờ đợi bắt liên lạc với đồng chí Trần Văn Giàu. Tuy vậy, trên thực tế, đồng chí Dương Quang Đông đã đảm nhiệm cương vị Bí thư Xứ ủy mãi đến ngày 09/3/1945, khi Nhật đảo chính Pháp, Xứ ủy mới liên hệ được với đồng chí Giàu. (Do Xứ ủy này cho xuất bản tờ báo Tiền Phong nên thường được gọi là Xứ ủy Tiền phong để phân biệt với Xứ ủy Giải phóng do Hoàng Dư Khương và Nguyễn Thị Thập tổ chức cũng vào khoảng thời gian đó. Hai Xứ ủy này không liên hệ được với nhau).
Sau khi đồng chí Trần Văn Giàu nhận chức vụ Bí thư thì Dương Quang Đông là Thường vụ Xứ ủy kiêm Bí thư Tỉnh ủy Trà Vinh.
Ngày 24/8/1945, tại Hội nghị Xứ ủy tổ chức tại tại Chợ Đêm, Xứ ủy Nam kỳ công bố lệnh Tổng khởi nghĩa, đồng chí Dương Quang Đông lên xe đạp thần tốc, bay về Trà Vinh cùng Đảng bộ và nhân dân tỉnh nhà giành lấy chính quyền. Trên cương vị là Bí thư Tỉnh ủy kiêm Chủ tịch Ủy ban Khởi nghĩa, ông có nhiều đóng góp quan trọng cho thắng lợi trọn vẹn mà không đổ máu của cuộc Tổng nghĩa Cách mạng Tháng Tám ở Trà Vinh.
Ngày 23/9/1945, núp bóng quân Anh Ấn, thực dân Pháp nổ súng tái xâm lược nước ta. Với tư cách là Thường vụ Xứ ủy, đồng chí Dương Quang Đông được cử chỉ huy chiến đấu ở trụ sở Ủy ban Nhân dân Nam Bộ đang đóng ở Dinh Xã Tây, nay là trị sở UBND TP.HCM. Cuộc chiến đấu ở đây kéo dài suốt đêm 22 rạng ngày 23/9. Sau đó, ông lui quân về miền Tây, dần xuống đến vùng U Minh.
Cuối năm 1945, thực dân Pháp xua quân đánh chiếm hết các tỉnh Nam kỳ. Cuộc kháng chiến trường kỳ của nhân dân Nam bộ bắt đầu. Giai đọan đầu, lực lượng ta gặp hết sức khó khăn do chưa có kinh nghiệm chỉ huy, kinh nghiệm chiến đấu, trang bị rất thô sơ lại không nhận được sự chi viện từ Trung ương và Chính phủ. Do vậy, Xứ ủy chủ trương tự lực kháng chiến và tổ chức một đơn vị sang Thái Lan tìm mua vũ khí. Ngày 20/0/1946, đơn vị gồm 14 người của hai tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh lên đường với sự chỉ huy trực tiếp của đồng chí Dương Quang Đông. Trong hơn ba năm, từ năm 1946 đến năm 1949, đơn vị đã tìm mua hàng trăm tấn vũ khí, khí tài quân sự và các trang thiết bị phục vụ chiến tranh khác ở Thái Lan và Malaysia, chuyển về Nam bộ. Ngoài ra, đơn vị còn vận động bà con Việt Kiều ở Kampuchea, Lào, Thái Lan ủng hộ nhân tài, vật lực cho cuộc kháng chiến trong nước. Hàng trăm thanh niên tình nguyện với nước chiến đấu trong các đơn vị bộ đội hải ngoại chư Cửu Long I, Cửu Long II….Không những thế, đơn vị còn làm nhiệm vụ xây dựng lực lượng cách mạng giúp nước bạn Kampuchea kháng chiến chống thực dân Pháp.
XóaNăm 1949, đồng chí Dương Quang Đông được Xứ ủy cử dự lớp chính trị cao cấp Trường Chinh, khóa III. Sau đó, ông được Xứ ủy phân công tham gia Khu ủy khu Tây – Nam Kampuchea. Do thông thạo địa hình am hiểu tiếng nói , phong tục tập quán các nước bạn, ông còn được Xứ ủy cử kiêm luôn nhiệm vụ kiểm tra các cơ sở hoạt động bí mật của ta ở Thái Lan.
Sau khi hiệp định Gio-ne-ve được ký kết, đồng chí Dương Quang Đông được Đảng phân công phụ trách công tác chuyển quân tập kết các đơn vị công tác ở Kampuchea về khu IX. Sau đó, ông được phân công ở lại miền Nam, trực tiếp đấu tranh với địch, chuẩn bị cho ngày Hiệp thương Tổng tuyển cử như Hiệp định đã quy định. Chấp hành sự phân công của Xứ ủy, ông Tham gia vào Đặc khu ủy Sài Gòn – Gia Định – Chợ Lớn, phụ trách công tác binh vận. Đến đêm Trung thu năm 1957, đồng chí Dương Quang Đông bị địch bắt ở gần chợ An Đông. Chúng đưa đồng chí về giam giữ và tra tấn dã man tại bót cảnh sát Lê Văn Duyệt (Catinat cũ) rồi chuyển lên nhà lao Biên Hòa. Lợi dụng sơ hở của địch, ông vượt ngục, quay về hoạt động vùng Phú Nhuận.
Thời gian này, tuyến giao liên giữa Trung ương, Chính phủ với Nam bộ thường bị gián đoạn trong khi Bí thư Xứ ủy Lê Duẩn phải chuẩn bị lên đường ra Bắc báo cáo với Trung ương và Bác hồ về tình hình đấu tranh ở Nam bộ. Xứ ủy tín nhiệm điều động ông sang mở lại tuyến giao liên huyết mạch này với phiên hiệu là Đoàn A53. Một hệ thống cơ sở trên suốt tuyến đường bộ từ Nam bộ qua Kampuchea, Lào, Thái Lan, Hà Nội hoặc tuyến đường thủy Thái Lan – Hồng Kông, Hà Nội hoạt động liên tục, bảo đảm tuyến giao thông liên lạc thông suốt phục vụ nhu cầu lãnh đạo cuộc kháng chiến. Đặt biệt đoàn A53 đã tổ chức và bảo an toàn nhiều chuyến vào Nam ra Bắc an toàn cho các đồng chí lãnh đạo cao cấp của Trung ương Đảng, Trung ương Cục miền Nam trong những năm khó khắn nhất của cuộc chiến tranh.
Sau Đồng khởi 1960, tuyến giao liên Bắc Nam đã hoạt động ổn định, Trung ương Cục quyết định điều ông sang nhận nhiệm vụ Chỉ huy Phó kiêm Chính ủy Đoàn tàu không số mở tuyến đường Hồ Chí Minh trên biển vận chuyển vũ khí từ Bắc vào Nam phục vụ nhu cầu của cuộc đấu tranh vũ trang đang ngày phát triền mạnh của nhân dân miền Nam. Vậy là người chiến sĩ già sinh trưởng trên vùng quê biển Trà Vinh trở về với những tháng ngày lênh đênh trên biển theo suốt dọc dài đất nước, mưu trí vượt qua biết bao phương tiện, thiết bị kỹ thuật hiện đại của kẻ thù, hoàn thành nhiệm vụ mà Đảng giao Phó. Đến năm 1964, để ghi nhận công lao của ông trong công tác vận chuyển vữ khí, Phó Chủ tịch nước Tôn Đức Thắng, người thầy, người anh cả của ông ngày nào đã gửi tặng ông một khẩu carbine. Đồng chí Phạm Hùng, Bí thư Trung ương Cục miền Nam cũng tặng ông một chiếc đồng hồ Citizen. Những món quà quý giá này đã được ông nâng niu gìn giữ như những kỉ niệm vô giá thời chiến tranh. Sau ngày giải phóng, ông đã gửi lại để trưng bày ở Bảo tàng Hồ Chí Minh.
Năm 1963, đồng chí Dương Quang Đông lại được Trưng ương Cục miền Nam cử sang công tác kinh tài với cương vị Thường trực Hội đồng cugn cấp tiền phương của Trung ương Cục miền Nam. Sau đó, ông lại được điều về nhận nhiệm vụ Phó Ban Giao bưu miền.
XóaSau năm 1975, miền Nam hoàn toàn giải phóng, Trung ương Cục điều đồng chí Dương Quang Đông về công tác tại Thành ủy TP.HCM và ông được phân công phụ trách ngành Giao thông Công chánh. Sang năm 1977, ông đã bước tuổi 75 với gần 60 năm cống hiến liên tục vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, ông được Đảng và Nhà nước cho nghĩ hưu. Sau đó, ngày 23/9/1977, nhân kỷ niệm ngày Nam bộ kháng chiến, Câu lạc bộ Hưu trí TP.HCM được thành lập. Nhờ có uy tín lớn trong haọt động cách mạng, hoạt động xã hội lại luôn năng nổ, xốc vác dù tuổi đã cao, đồng chí Dương Quang Đông được Thành ủy cử vào cương vị Chủ nhiệm Câu lạc bộ. qua 23 năm hoạt động, cụ Dương Quang Đông vẫn là chủ nhiệm Câu lạc bộ dù đã ở vào tuổi 98.
Năm 1981, nhà cách mạng laoc thành Dương Quang Đông – người có nhiều đóng góp quan trọng cho sự nghiệp cách mạng Kampuchea trong giai đoạn khó khăn nhất – được Tổng Bí thư Đảng Nhân dân Cách mạng Kampuchea Pênh Sô Van mời mời đích danh vào đoàn khách danh dự sang thăm đất nước Kampuchea.
Năm 1986, nhà cách mạng lão thành Dương Quang Đông là Đại biểu chính thức của Đảng bộ TP.HCM đi dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI. Tại Đại hội đổi mới này, ông thay mặt thế hệ cách mạng lão thành trình bày tham luận về tình hình đất nước và những yêu cầu bức xúc về công tác đổi mới. Tại Đại hội lần thứ VII, năm 1991, ông được Bộ Chính trị và ban Tổ chức Đại hội mời tham dự với tư cách là khách mời danh dự.
Năm 1987, ông được Thành ủy TP.HCM giới thiệu tham gia Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố. Tại Đại hội, ông được tín nhiệm bầu vào cương vị Phó Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc TP.HCM. Ông tiếp tục giữ cương vị này đến ngày 21/10/1998 khi đã trên 96 tuổi đời. Đây có lẻ là một cán bộ lãnh đạo Mặt trận đương nhiệm cao tuổi nhất trong lịch sử Mặt trận TP.HCM cũng như Mặt trận Việt Nam.
Trong những năm 1988 đến 1990, đồng chí Dương Quang Đông còn là Phó Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt – Xô TP.HCM.
Năm 1946, trong cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội đầu tiên của Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, đồng chí Dương Quang Đông, lúc ấy là Bí thư Tỉnh ủy đã được nhân dân Trà Vinh tín nhiêm bầu làm người đại biểu của mình trên diễn đàn dân cử cao nhất nước. Tuy nhiên, do ngay sau đó, cả miền Nam đi vào cuộc kháng chiến trường kỳ và gian khổ, đồng chí Dương Quang Đông được Xứ ủy cử ra hải ngoại sưu tầm vũ khí rồi trực tiếp tham gia cuộc kháng chiến ngay những điểm nóng nhất nên đồng chí Dương Quang Đông không thể ra Hà Nội dự hop. Đây cũng có lẻ là vị Đại biểu Quốc hội duy nhất trên cả nước không một lần tham gia các hoạt động của Quốc hội. Mãi đến năm 1996, nhân kỷ niệm 50 năm Quốc hội Việt nam thống nhất, Chủ tịch Nông Đức Mạnh mời ông ra Hà Nội dự lễ. Kể từ khi được bầu đến khi đặt chân đến diễn đàn Quốc hội, vị Đại biểu Dương Quang Đông đã trải qua một chặng đường đúng 50 năm.
Khi thế kỷ XX kết thúc, nhà cách mạgn lão thành Dương Quang Đông cũng bước vào tuổi 98. Cuộc đời ông đã trải qua gần trọn một thế kỉ, chứng kiến và tham gia vào một giai đoạn lịch sử nhiều biến động của đất nước. Trong đó, ông có trọn vẹn 80 năm – kể từ lúc tham gia thành lập Công hội đỏ - cùng Bác Tôn Đức Thắng – hoạt đông sôi nổi, kiên quyết và liên tục cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp theo ý thức theo hệ vô sản.
XóaTrong 80 năm hoạt động cách mạng đó, nhà cách mạng lão thành Dương Quang Đông có hơn 10 năm hoạt động ở nước ngoài: Thái Lan, Lào, Kampuchea, Malaysia (không kể những lần ra nước ngoài tham quan, nghỉ ngơi sau năm 1975). Cụ bị giặc bắt giam 7 lần với tổng cộng hơn 6 năm tù của chế độ Pháp, Mỹ, Thái Lan. Cụ Dương Quang Đông còn có hai người con gái hi sinh vì sự nghiệp cách mạng.
Nhận định về con người và cuộc đời họat động của nhà cách mạng lão thành Dương Quang Đông, Giáo sư – Nhà sử học Trần Văn Giàu, người có nhiều năm đồng cam cộng khổ với cụ - viết: “Phúc, tức Năm Đông người Trà Vinh vào TNCM ĐCH từ 1926, và từ đó công tác Đảng liên tục cho đến ngày hôm nay, nhiều lần vào ra khám lớn, biết nhiều lớp cán bộ ở các tỉnh; Mập mạp tưởng chừng như chậm lụt, nhưng thật ra thật lẹ làng, ít lí luận mà siêng năng, kiên trì, làm gì thì làm tới nơi tới chốn” (Mùa thu rồi ngày hăm ba. Nhà Xuất bản Chính trị - quốc gia. Hà Nội 1995. Tập một, trang 80).
Với những cống hiến lớn lao trong 80 năm hoạt động cách mạng liên tục cụ Dương Quang Đông đã được Đảng và Nhà nước trao tặng:
- Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng.
- Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng.
- Huân chương Hồ Chí Minh.
- Huân chương Độc lập hạng nhất.
- Huân chương Độc lập hạng nhì.
- Huân chương Độc lập hạng ba.
- Huân chương kháng chiến chống Pháp hạng nhì.
- Huân chương kháng chiến chống Mỹ hạng nhất.
- Huy hiệu Ủy ban kháng chiến Hành chính Nam bộ.
- Huy hiệu vì sự nghiệp đại đoàn kết dân tộc….
Theo: travinh.gov.vn
Xem phim tài liệu và đọc com của chị Thuận mới thấy Cụ Năm Đông và các cụ CS tiền bối Nam Bộ giỏi quá. Dù không được gần gũi Cụ Hồ và Trung ương, có giai đoạn dài bị mất liên lạc hoàn toàn nhưng Cụ Năm Đông và các đồng chí Nam Bộ của Cụ vẫn "độc lập tác chiến", tự nghĩ ra nhiệm vụ của mình và của tổ chức mình đóng góp cho công cuộc cách mạng thành công!
Trả lờiXóaPhong trào cách mạng VN, kể từ những ngày đầu, những năm 20 thế kỷ trước cho đến công cuộc Kháng chiến chống Pháp rồi chống Mỹ ... là công lao chung của cả dân tộc, trong đó có đồng bào Nam Bộ chứ đâu phải Bắc Cộng xâm lăng miền Nam như rận chấy rêu rao?
ĐIỀU THÚ VỊ ĐÂY:
Trả lờiXóaBáo Dân Việt hôm nay CN 6.3.2016 có bài: "Mỹ bán nhẫn kim cương giảm giá cho khách là đảng viên Đảng Cộng sản".
Hãng sản xuất kim cương nổi tiếng của Mỹ Leon Mege cho biết, sẽ giảm giá đặc biệt cho những khách hàng là đảng viên Đảng Cộng sản khi mua sản phẩm kim cương có tên Quảng trường Đỏ.
...
Hiện nay trên thế giới có hàng trăm tổ chức chính trị tuyên bố quan điểm của họ là cộng sản. Nhiều nhất phải kể đến Ấn Độ, nơi có khoảng 45 tổ chức tôn trọng những ý thức hệ cộng sản. Tại Mỹ có ít nhất 15 tổ chức chính trị có quan điểm cộng sản.
Như thế thì những người Mỹ gốc Việt hãy chống cộng tại nước Mỹ đi cho gần, khỏi phải hò hét chống cộng ở Việt Nam xa xôi lắm! Và muốn chống phá thì đến hãng trang sức Leon Mege (thành lập năm 1996), văn phòng của Cty đặt tại New York từ năm 2003, tại Trung tâm giao dịch kim cương Diamond District. Xin nhắc các vị nhớ cẩn thận không khéo sẽ bị cảnh sát Mỹ họ còng tay đấy.
Sáng kiến, cụ Thép!
XóaCác cụ cờ vàng già cả rồi, đi xa chi cho mệt!
Cứ ở Mẽo mà chống cộng chắc khỏe hơn!
Đã là đảng viên ĐCS thì trước hết phải mang tính vô sản, mua nhẫn kim cương làm gì ?
XóaNĐT ở VN nên cứ ngỡ ở Mỹ, ĐCS Cũng là "nhân tố quyết định mọi thắng lợi". Thực tế ỡ Mỹ và các nước Tây Âu khác, ĐCS chỉ là thành phần thiểu số, dân chúng chả ai quan tâm đến ! ĐCS tồn tại chỉ là (nói theo giang hồ) cho có tụ mà thôi !
ốp lưng iphone 7 baseus
Trả lờiXóa