Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Chủ Nhật, 3 tháng 4, 2016

KHÔNG NÊN CỔ SÚY CÁCH PHẠT "LẠ" CỦA CẢNH SÁT GIAO THÔNG ĐÀ NẴNG

Cái lý và cái tình mà lẫn lộn sẽ tạo nên tiền lệ xấu và là nguyên nhân dẫn đên hỗn loạn trong tương lai. Một xã hội văn minh, trước tiên phải để hiện ở việc thượng tôn luật pháp.

Báo chí đăng bài "Đi ngược chiều, cô gái nhận cách phạt 'lạ' từ CSGT Đà Nẵng", nội dung mô tả một cô gái vì đi xe vào đường ngược chiều, thay vì bị phạt theo luật, cô được CSGT Đà Nẵng phạt bằng cách cho chép lại 50 lần dòng chữ: "Tôi hứa từ nay sẽ không đi ngược chiều nữa".
Đọc bài viết, có vẻ như cả phóng viên và Tòa soạn đều hả hê khoái trí vì có hình phạt này. Họ coi đó là hành động nhân văn của CSGT Đà Nẵng và khuyến khích các địa phương khác học tập.
Người viết cho rằng, đó là cách làm sai của CSGT Đà Nẵng và cách "thực thi nhiệm vụ" của báo chí trong một nỗ lực tuyên truyền, phổ biến luật pháp như vậy cũng sai, luật pháp cần được nhận thức và thực thi nghiêm túc chứ không thể lấy "cái tình" để thay thế.
Trước hết, hành vi của 2 cô gái mà báo nêu là vi phạm luật giao thông đường bộ. Căn cứ vào Điểm i, Khoản 4, Điều 6 Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, cô sẽ bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
"i. Đi vào đường cấm, khu vực cấm; đi ngược chiều của đường một chiều, đường có biển “Cấm đi ngược chiều”
Luật pháp đã quy định rõ, CSGT không xử phạt là sai, kể cả có sự chỉ đạo của Bí thư Thành ủy hay Chủ tịch UBND Thành phố cũng sai. Hành vi này của CSGT Đà Nẵng lẽ ra phải bị lên án chứ không nên khuyến khích như góc nhìn của báo chí.
Thứ hai, mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật về quyền và nghĩa vụ, về trách nhiệm pháp lý. Có nghĩa là, bất kỳ công dân nào vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của mình và phải bị xử lý theo quy định của pháp luật, Ở đây hành vi vi phạm pháp luật của cô gai cần bị xử phạt theo quy định của pháp luật chứ không phải xử phạt theo ý thích của CSGT hay ai đó ở Đà Nẵng. Hãy tưởng tượng rằng, điều gì sẽ xảy ra nếu như một cô gái đi vào đường ngược chiều ở ở Hà Nội thì bị phạt 200 000, trong khi cô gái ở Đà Nẵng lại chỉ phải chép lại một lời hứa?
Còn nữa, sự bình đẳng trước pháp luật còn được thể hiện ở trách nhiệm của nhà nước trong việc đảm bảo quyền bình đẳng của công dân trước pháp luật, mà ở đây là đảm bảo sự công bằng trong việc chấp hành các quy định của pháp luật cũng như không được tước đi nghĩa vụ của họ. Nếu làm như CSGT Đà Nẵng thì đồng nghĩa với việc tước đi nghãi cu chấp hành pháp luật của công dân. Dĩ nhiên, hành vi này của CSGT là đáng lên án thay vì ngợi ca cổ súy.
Người viết cũng nhớ lại câu chuyện hồi năm ngoái, có vị khách du lịch từ địa phương khác vào Đà Nẵng và lái xe vào đường ngược chiều. Hành vi này bị CSGT phát hiện, nhưng thay vì phạt, họ hướng dẫn khách du lịch quay lại đi đúng đường rất tận tình. Tờ báo đưa câu chuyện viết rằng, CSGT làm như vậy là rất đáng khen, như thế là lịch sự, và như thế là nhân văn đạm chất Đà Nẵng. Tờ này còn dẫn thêm rằng, sở dĩ CSGT làm như vậy vì có sự chỉ đạo của một vị lãnh đạo trẻ của Thành phố. Xin nói thẳng, cách làm đó không có gì hay ho mà là vi phạm luật pháp. Sự chỉ đạo của vị lãnh đạo Thành phố Đà Nẵng nếu có cũng là chà đạp lên luật pháp để vuốt ve người dân thiếu hiểu biết, và để đánh bóng hình ảnh Đà Nẵng.
Bài báo "Đi ngược chiều, cô gái nhận cách phạt 'lạ' từ CSGT Đà Nẵng" thể hiện cách nhìn thiển cận của cả phóng viên và Ban biên tập và vô tình hay hữu ý đã cổ súy cho việc làm vi phạm pháp luật của cả CSGT lẫn những người tham gia giao thông.

=====================
Dưới đây là nguyên văn bài trên báo VTC:
Đi ngược chiều, cô gái nhận cách phạt 'lạ' từ CSGT Đà Nẵng 
(VTC News) – Khi đi vào đường ngược chiều, hai cô gái bị CSGT bắt và xử phạt bằng cách bắt chép 50 lần dòng chữ: 'Tôi hứa từ nay sẽ không đi ngược chiều nữa'.
Ngày 1/4 trên một số trang mạng xã hội đăng tải hình ảnh hai cô gái được cho là đi ngược chiều và bị CSGT Đà Nẵng bắt chép phạt 50 lần dòng chữ: “Tôi hứa từ nay sẽ không đi ngược chiều nữa”.

Ngay sau khi được đăng tải trên mạng xã hội, thông tin này được cư dân mạng chia sẻ một cách chóng mặt và bàn tán xôn xao.
Sau khi được chia sẻ lên mạng xã hội, cách xử phạt lạ của CSGT Đà Nẵng được chia sẻ chóng mặt và bàn tán xôn xao.
Sau khi được chia sẻ lên mạng xã hội, cách xử phạt "lạ" của CSGT Đà Nẵng gây bàn tán xôn xao

Đa phần các ý kiến, bình luận đều khen cách xử lý “lạ” của CSGT Đà Nẵng đối với người vi phạm. Một nick name Facebook Haiyen Vu bình luận: “Nếu như CSGT ở đâu cũng như ở đây thì dân được nhờ, không ai oán hận cả.”

Nick name Bống Bẽo Mũm bày tỏ mong muốn cách xử phạt “lạ” của CSGT Đà Nẵng cần được nhân rộng ra các tỉnh thành khác: “Đúng rồi! Phải như này dân mới sợ, mới nể. Đáng khâm phục dân Đà Nẵng, giá mà ở các tỉnh khác đều như vậy.”

"Yêu Đà Nẵng quá, chép phạt vậy là khỏi quên luôn. Không cần phải cách xử phạt nào nặng nề, nhẹ nhàng khuyên răn vậy cũng khiến những người vi phạm phải suy nghĩ lại hành vi vi phạm luật giao thông của mình", nickname A.H chia sẻ.

Bạn L.T chia sẻ: "Năm trước mình vào Đà Nẵng chơi. Lớ nga lớ ngớ thế nào lại đi vào làn đường 1 chiều. Thế là thôi, bị các anh tuýt còi mà mình run bần bật. Lúc đó trong người cũng chẳng mang theo giấy tờ gì cả, các anh ý vừa nói "mời đồng chí xuống xe" là mình đã suýt khóc luôn rồi.

Ấy thế mà trái ngược với những gì mình tưởng tượng, anh ấy hỏi mình ở đâu và chỉ ra lỗi tại sao mình sai. Sau đó để mình đi và dặn dò vì em chưa biết nên anh tha nhé, đây là làn đường 1 chiều, em không được phép đi ngược chiều tại đây. Sau đó còn cười thân thiện và nói lần sau nếu có dịp hãy quay lại Đà Nẵng chơi".

Một nick name tên Lê Minh Tú lại cho rằng: “Do mới mở tuyến đường mới nên chưa phạt thôi”. 

14 nhận xét:

  1. -Nhất trí và hoan nghênh nội dung bài viết của Tre làng. Giá như dùng"cổ xúy" thay "cổ súy" thì chuẩn hơn nhiều. Phương ngữ các tỉnh thanh phía Bắc hay lỗi phụ âm đầu"S" và "X".
    -Tiện thể kể các bạn nghe cách quản lý và điều hành phương tiện giao thông ở xứ người. Từ Hà Lan qua Đức, trước khi vào lãnh thổ Đức, xe đưa đón dừng nghỉ ở một trạm ngay biên giới. Luật của họ ô tô chạy đúng 200km thì phải nghỉ 20 phút. Cà phê, toilet chừng 15 phút. Rét quá, 6-7 độ gì đó, du khách lên xe và đề nghị lái xe nổ máy chạy để hưởng khí ấm của điều hòa trong xe. Lái xe khởi động. Không nổ. Xem giờ, còn những 3 phút nữa mới đúng 20 phút nghỉ. Đúng 20 phút. Xe khởi động. Qua lái xe và hướng dẫn viên du lịch, mới rõ, hộp đen trên ô tô được kết nối với trung tâm điều hành của CSGT trung ương. Mọi lỗi trên hành trình của phương tiện đều được kiểm soát và chế tài bằng luật pháp. Khi xảy ra sự cố, tai nạn, kẹt đường...mới thấy bóng dáng của CS. Còn tuyệt nhiên, suốt hành trình khắp châu Âu, tôi không hề thấy CS. Quản lý đất nước của họ, rất nhiều cái, chúng ta phải khiêm tốn học hỏi để tiến bộ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Anh Nô ạ,anh lại khen con voi to hơn con bò.Chả cân phải khiêm tốn chi cả,ta cũng phải công nhận là xứ họ tân tiến hơn xứ ta và đã tân tiến hơn xứ ta từ khuya rồi.
      Vấn đề là ở anh,cách nói thầy bói sờ voi của anh.Anh không thấy rằng xứ Hà Lan nhỏ tí teo,dân Hà Lan ít ỏi thì mới kiểm soát dễ được.Thứ nửa,theo cách anh nói thì cái xe anh đi là xe đò du lịch thì mới có hộp đen hộp đỏ chứ còn xe dân thường thì bố nó cũng đế có cái hộp đó.
      Lại thứ nửa,như tôi đã nói ,chỉ ở Hà Lan,người thưa thớt mới làm kiểu đó được.Chớ anh qua Mỹ mà bắt xe dừng kiểu đó thì kẹt xe dài dài chúng nó chửi cho nghe.
      Cho nên,phải sờ toàn thể con voi anh ạ.

      Xóa
    2. Thứ nửa,tôi lại nghi ngờ tính xác thực của điều anh nói.Hộp đen chỉ được dùng trong trường hợp cần giải mả tai nạn,nó chỉ là một loại recorder,không hơn không kém.Làm sao mà cảnh sát có thể kiểm soát được cái xe thông qua nó được?Hơn nửa,chả có luật nào cho phép cảnh sát thò mủi vào xe của tư nhân.
      Cho nên,tôi nghỉ là,trong trường hợp anh nói thật,thì bọn lái xe và hướng dẫn viên du lịch thấy các anh người Việt lớ ngớ nhà quê ra tỉnh nên bịp các anh một phát ấy mà.
      Thế mà các anh cũng tin sái cổ rồi về quê bịp lại bọn tôi.

      Xóa
    3. Bạn nói có 3 điều gần đúng: Một, chuyến đi cũng chẳng qua là cưỡi ngựa xem hoa(Nơi tham quan nhiều. Thời gian hẹp). Dùng "sờ voi" thì không chính xác. Có trường hợp, chỉ cần khoảnh khắc, con người tiếp cận một mảng của hiện thực sự việc, sự vật, đã phát hiện và nắm được bản chất của chúng. Hai, ô tô tôi đi là ô tô buýt chuyên dụng của các công ty du lịch lữ hành chứ không là xe con tư nhân. Ba, có thể hướng dẫn viên, lái xe và bạn dùng sai từ. Hộp ấy không gọi là hộp đen được, không gọi recorder được, mà theo tôi, nó là một raccorder, vừa kết nối với trung tâm điều hành giao thông, vừa lưu trữ thông tin hành trình. Hộp này, lái xe phải nộp định kỳ để cơ quan quản lý kiểm tra theo qui định.
      Bạn nói có 2 điều sai. Một, tôi không bịp ai cả. Bịp để làm gì. Mong muốn mọi người cùng hiểu đúng mọi việc là nết tốt của người tử tế. Hai, bạn gõ sai chính tả quá nhiều. 9 lỗi trên 16 dòng. Mà không là lỗi vô ý. Lỗi hụt hẫng kiến thức ngữ pháp cố hữu. Thân ái.

      Xóa
    4. Anh Nô này, hộp đen là anh nói chứ không phải tôi.Anh nói mà anh không biết là anh nói thì quá xá mạng rồi.Hai,tôi nói anh nhà quê nên bị bịp rồi về bịp lại bọn tôi.Tôi có nói là anh cố tình bịp đâu
      Anh nói"Mong muốn mọi người cùng hiểu đúng mọi việc là nết tốt của người tử tế".Thật thế thì tốt thôi.Nhưng tôi e là anh không tử tế đến thế.Trong việc này, có cân chi đến cái lòng tốt thái quá như thế đâu.Chẳng qua là anh có dịp vừa đề cao xứ họ,theo cách "cái đồng hồ Tây có bao giờ sai",vừa khoe rằng ta cũng sờ được cái ... voi của nước ngoài.Đồng thời cũng lợi dụng chuyện này để chê bai đất Việt thôi mà.
      Ba,tôi thừa biết cái xe anh đi là xe đò ̣(ờ,thì cứ nói là xe đò cho nó gọn,bày đặt chi " ô tô buýt chuyên dụng của các công ty du lịch lữ hành"cho dài dòng văn tự),tôi đã nói ở trên rồi.Dường như anh không cố gắng đọc hết thì phải?
      Tư,tôi thấy quen quen với cái kiểu của một người về cái sự bắt bẻ về chính tả.Dường như anh là một rận thì phải.Con rận đó mỗi khi đuối lý thì quay ra bắt bẻ chính tả.Tôi nghỉ̉ nó là anh.
      Này,tớ lạ gì bọn rận các cậu.

      Xóa
    5. Bạn cảm nhận văn bản quá hời hợt. "Ba, có thể hướng dẫn viên, lái xe và bạn dùng sai từ". Hộp đen( hướng dẫn viên, lái xe), recorder(bạn). Tinh ý, bạn sẽ thấy, tôi nhẹ nhàng chỉ ra cho bạn "raccorder" chứ không phải "recorder". Mà chuyện gì bạn vội gọi tôi là rận? Chẳng nhẽ, hễ chỉ ra cái đẹp, cái tốt của nước ngoài thì là rận? Chưa nói tới việc bạn chưa hiểu ô tô và xe khác và giống nhau như thế nào, khi nào thì gọi xe, khi nào gọi ô tô. Bạn nên học cách hành xử văn hóa, lịch sự của Bác Tre làng: Kịp thời nhận ra sai sót của mình, cám ơn và sửa ngay. Gọn nhẹ mà được quí trọng. Chỉ cho bạn 9 lỗi chính tả trên 16 dòng. Bạn đã chú ý và tiến bộ đấy. Chỉ còn 4 lỗi chính tả trên 15 dòng sau đó!

      Xóa
    6. Này rận Nô ạ,dường như cậu kém khả năng đọc hiểu.Ý tớ là recorder chứ không phải là raccorder.
      Recorder,tiếng Anh, nghỉa là ghi lại,và là danh từ hoặc động từ..
      Còn raccorder,tiếng Pháp ,nghỉa là kết nối và là động từ.
      Nô nói "cái raccorder" là tầm bậy rồi,làm gì có cái rắc rắc đó trên thê gian này.Mạo từ cái phải đi với danh tư :cái xe,cái radio .v.v..chớ sao lại đi với động từ.Chả lẻ nói là cái ghi lại,cái đi nhủ .v.v...à
      Thế nghỉa là trình của Nô còn lôm côm lắm Nô ạ.Cũng bởi trình độ như vậy cho cứ bợ hết đít thằng nước ngoài này đến đít thằng nước ngoài khác mà không biết nhục.
      Đừng bày đặt nổ tiếng nước ngoài khi chỉ ở trình độ ABC,Nô ạ.Trình độ thấp lè tè vậy mà cũng bày đặt chỉnh sửa chính tả.
      Việc này cũng làm tớ nhớ tới một con rận cũng nổ tiếng Anh tầm bậy ở trên Google Tienlang này.
      Vậy ra đó là Nô à.

      Xóa
    7. À,quên nửa.Tớ chưa hiểu khi nào gọi là xe,khi nào gọi là ô,ô gì đó.Thế theo Nô thì xe khác với ô,ô như thế nào?

      Xóa
    8. À Nô này tớ cũng nhầm đấy.Recorder là cái đồ để ghi lại và là danh từ nhá.Cố mà họclấy nhá.

      Xóa
  2. Góp lời thêm về "cổ xúy". "Cổ" là cái trống. "Xúy" là cái kèn. Khi nổi trống, thổi kèn đồng nghĩa với thúc giục, lay động, vẫy gọi mọi người hưởng ứng. Cổ xúy thường dùng trong ngữ cảnh tích cực, tốt đẹp. Gần đây, cổ xúy đôi lúc cũng bị sử dụng trong ngữ cảnh tiêu cực, xấu xa. Riêng "Súy" thì vô nghĩa.

    Trả lờiXóa
  3. Luật giao thông là để đảm bảo an toàn cho người giao thông trên đường chứ k phải là để "phạt vạ".cảnh sát giao thông ra đường là để giữ gìn trật tự giao thông và hướng dẫn người giao thông đi đúng luật, đề phòng tai nạn chứ không phải để "phạt". Hình thức phạt chỉ là biện pháp cuối cùng và mục đích chính cũng là giáo dục ý thức tham gia giao thông. Cách làm của Đà nẳng hạn chế " phạt vạ", "ưu tiên" giáo dục ý thức tham gia giao thông là việc làm tốt xứng đáng với đồng tiền mà người dân đóng góp trả lương cho CSGT

    Trả lờiXóa
  4. Các bác góp ý quá đúng. Tre làng xin nhận, cảm ơn thay thế. Cổ Súy đã thành cổ xúy

    Trả lờiXóa
  5. Thằng VTC này cũng khá là có vấn đề từ lâu rồi. VTV cũng nhiều vấn đề mà so với thằng VTC này thì VTV trung kiên siêu như Bác Hồ luôn. Ít nhất VTV không đốt đền với mức độ như thằng này và không mắc mưu "trâu húc TQ" như thằng này.

    Trả lờiXóa