Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Năm, 5 tháng 5, 2016

Video "Cùng với Putin tôi chẳng sợ điều gì"- BÀI HÁT YÊU THÍCH CỦA CÔNG CHÚNG HY LẠP

“Cùng với ông Putin tôi chẳng sợ điều gì” là đầu đề một bài hát rất được ưa chuộng ở Hy Lạp hiện nay.

Những vấn đề kinh tế và chính trị ở EU đã đi vào cả các sáng tác âm nhạc của người dân Hy Lạp ưa ca hát. Thế nhưng tại sao lại là Tổng thống Nga Vladimir Putin?
Người Hy Lạp mơ về một nhà lãnh đạo mạnh mẽ, bởi nếu "cùng với ông Putin tôi chẳng sợ điều gì" (video dưới).
 “Cùng với ông Putin tôi chẳng sợ điều gì”

Các nhạc sĩ Hy Lạp Nikos Drimusis và Nikos Teodoropulos đã thu âm một album bài hát về nước Nga, trong đó có bài ca dành riêng về vị Tổng thống Nga "Cùng với ông Putin tôi chẳng sợ điều gì".
Trong album "Những khúc ca thời khủng hoảng" gồm 12 nhạc phẩm, các nghệ sĩ hát về tình hình kinh tế khó khăn ở Hy Lạp, mà lối thoát họ mong chờ là sự hỗ trợ của Liên bang Nga.
Người viết lời cho ca khúc là Nikos Teodoropulos vốn là kế toán viên xuất thân từ Athens. Đồng nghiệp và bạn ông là ca sĩ kiêm nhà soạn nhạc Nikos Drimusis sống tại Sydney (Australia) đảm nhận nhiệm vụ phổ nhạc và hát.
Điều thu hút và gây cảm hứng cho cư dân Hy Lạp là vị thế của Nga trên vũ đài quốc tế, cụ thể là trong đấu tranh chống khủng bố ở Syria và bảo vệ các cư dân nói tiếng Nga ở miền đông Ukraina, mà người Hy Lập thấy rất chính trực và công bằng.
Ngoài ra, như ông Teodoropulos cho biết, Tổng thống Vladimir Putin rất được hâm mộ ở Hy Lạp. Ông chia sẻ: "Phong cách cứng rắn của Tổng thống Nga tại đấu trường quốc tế đã truyền cảm hứng cho nhiều người Hy Lạp, tạo ra bầu không khí lạc quan và cho chúng tôi niềm hy vọng".
Đây không phải là lần đầu tiên những nhà sáng tác và biểu diễn nước ngoài viết bài hát về Tổng thống Nga. Tháng 1/2016 trong top hit nhạc phẩm ở Macedonia có bài hát về ông Putin với nhan đề "Macedonia khóc với Putin", kể rằng cư dân của đất nước kêu gọi nhà lãnh đạo Nga cứu họ khỏi EU, NATO và Hoa Kỳ.
Xem video clip: 

Trước đó, hồi mùa thu năm 2014 nổi tiếng và lan toả khắp mạng Internet là bài hát "Tôi sẽ cứng rắn như Putin" qua thể hiện của các ca sĩ rapper từ Zimbabwe và Kenya.
Xem video clip: 

Bùi Ngọc Trâm Anh
Theo Tin tức/TTX Việt Nam và sputniknews

8 nhận xét:

  1. Những clip tư liệu G.TL đăng rất độc đáo và hay. Rất thích video của các rapper người Zimbabwe và Kenya - Go hard like V.Putin -
    - Rõ ràng , thực tế ông Putin là người không thể thiếu, là người hùng không chỉ đối với đại đa số người dân Nga, mà còn đối với nhiều người dân các nước khác.
    Tiếp thu 1 nước Nga nát bét, yếu đuối,..dưới thời B.Elsin, ông Putin đã góp phần lớn tạo dựng lại hình ảnh của nước Nga hôm nay, theo như vị thế hùng mạnh vốn có của nó, như 1 đối trọng kiềm chế Mỹ .
    - Với VN, cũng như Liên Xô trước đây, nước Nga và ông Putin ngày nay vẫn là những người bạn tốt. Có chăng, nếu trước đây quan hệ này nghiêng về phía 'trái tim' thì bây giờ lại ngả về phía 'lý trí'. Mối quan hệ tốt đẹp hơn nửa thế kỷ Việt Nam - Nga là không dễ gì có được. Đáng trân trọng và gìn giữ.
    - Trong bối cảnh thù địch của Mỹ và phương Tây với Nga, 1 trong nhiều thủ đoạn quen thuộc là xuyên tạc hình ảnh ông Putin.
    Quan thầy Mỹ như vậy, thì đám tay sai cờ vàng chống cộng người Mỹ gốc Việt và đám 'dân chủ giả cầy"trong nước, dĩ nhiên cũng ăn theo , về hùa như vậy.
    Tôi nhớ lại, thường gặp ở vài diễn đàn của đám này là 1 trong những luận điệu với thủ đoạn bịp bợm là dẫn lại lời nói của ai đó, nhưng đã bị cắt xén xuyên tạc đến mức thay đổi hẳn bản chất.
    Một thí dụ :
    Đưa ra câu : " Kẻ nào tin những gì CS nói là không có cái đầu. Kẻ nào làm theo lời của CS, là không có trái tim", rồi gán cho ông Putin đã nói.
    Trong khi câu nói gốc của ông là : " Ai không tiếc cho sự đổ vỡ của Liên Xô, người đó không có lương tâm. Ai muốn khôi phục Liên xô trong quá khứ, người đó không có đầu óc. "

    Trả lờiXóa
  2. Bạn Lê Trọng Thắng nói đúng.
    TT Putin từng nói ông không bỏ thẻ Đảng mà cất giữ làm kỷ niệm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sao bảo nước Nga bây giờ vẫn có đảng CS hả bác Thép?

      Đúng là ông ấy thấy tiếc cho sự đổ vỡ của Liên Xô ,nhưng ông ấy là người có đầu óc nên ông ấy không muốn khôi phục một Liên xô trong quá khứ .

      Ông ấy nói mình giữ thẻ đảng viên Đảng CS như một kỉ niệm thì liệu đấy có phải là lời từ biệt với thể chế CS của ông Putin không

      Ngược lại ,nếu ông ấy muốn thì sao chỉ giữ thẻ đảng như một kỷ niệm khi Đảng CS ở nước nga vẫn hoạt còn đang hoạt động ?



      Xóa
  3. Tổng thống Putin đánh giá về sự giải thể của Liên Xô
    11:00 15/01/2007

    Trong bài viết này chúng tôi nêu những ý kiến phân tích, đánh giá về lịch sử Liên Xô và sự giải thể Liên Xô của Tổng thống Putin. Sự đúng đắn của ông đã được thể hiện bằng cái nhìn cụ thể và tất cả những gì ông đã làm để đem lại vị thế "cường quốc" cho nước Nga.

    Tháng 8/1999, ông Putin nhận chức Phó thủ tướng, trở thành “nhân vật số 2” của nước Nga. Vào hạ tuần tháng 12 cùng năm, ông Putin đã có bài phát biểu về “Sự phát triển của nước Nga trong 10 năm đầu thế kỷ XXI".

    Nhà nước trong quá khứ: Công lao và những tiêu cực

    Tiếp đó, trong bài phát biểu vào ngày 30/12/1999 với tiêu đề: “Nước Nga buổi giao thời thiên niên kỷ” Tổng thống Putin đã đánh giá rằng: “Trong thế kỷ sắp trôi qua này, nước Nga đã có 3/4 thời gian sống với những mục tiêu và lý tưởng cộng sản. Nếu có ai đó phủ nhận thành quả của chủ nghĩa Cộng sản thì quả là sai lầm nghiêm trọng... Nếu chúng ta không nhận thức chính xác về vị trí của người dân và xã hội thì chúng ta sẽ phải trả một giá rất đắt, lúc này sai lầm sẽ càng trầm trọng hơn”.

    Tổng thống Putin còn tiếp tục chỉ ra một sự thật mà lịch sử nước Nga cũng như lịch sử Liên Xô (cũ) rất ít đề cập đó là hiện tượng tiêu cực. Đây là hiện thực tồn tại rất lâu. Chỉ có mạnh dạn rũ bỏ nó, nước Nga mới có thể tiến lên.

    Tháng 7/2001, trong buổi họp báo tại Moskva, các nhà báo của tờ Đoàn Thanh niên Cộng sản (Komsomon) và báo Chân lý đã đề cập tới một số vấn đề nhạy cảm của nước Nga như vấn đề sự đổ vỡ của Nhà nước Liên Xô, có nhà báo đã hỏi: “Ngài đánh giá thế nào về sự đổ vỡ của Liên Xô?”. Tổng thống Putin chỉ dẫn một câu nói rất nổi tiếng: “Ai không tiếc cho sự đổ vỡ của Liên Xô, người đó không có lương tâm; Ai muốn khôi phục Liên Xô trong quá khứ, người đó không có đầu óc”.

    Chỉ với cách trả lời như vậy đã đủ cho chúng ta thấy cách nhìn nhận vấn đề của ông Putin không giống như sự vui mừng của những người cánh hữu tại Nga, nhưng ông cũng không đồng tình với quan điểm lấy nguyên mẫu của một nhà nước bao cấp kiểu “Xôviết”.

    Khi đánh giá tổng kết về sự giải thể của Liên Xô, Tổng thống Putin đã khẳng định rất rõ ràng vào tháng 2/2004 rằng: “Liên Xô tan rã là bi kịch lớn của toàn dân tộc”, đất nước sẽ phải đối mặt nhiều vấn đề như ngôn ngữ, sắc tộc, tôn giáo, văn hóa, kinh tế, chính trị....

    Putin đã nhìn nhận vấn đề này hết sức cụ thể như sau: “Trước tiên cần phải thừa nhận việc Liên Xô tan rã là thảm họa lớn nhất trong thế kỷ XX, nó là bi kịch của tất cả những người dân Nga. Công trình vĩ đại được xây bằng máu trong bao năm phút chốc sụp đổ, lòng tin của nhiều người không còn như xưa nữa, rất nhiều cơ quan xí nghiệp cũng giải thể hoặc sẽ được cải cách.

    Hiện sự toàn vẹn lãnh thổ luôn phải chịu những nguy cơ từ chủ nghĩa khủng bố. Hơn thế nữa, các tập đoàn kinh tế chỉ biết lo cái lợi cho mình, không biết tới cái lợi cho toàn cục, đẩy nhiều người tới cảnh nghèo khó. Cần phải biết rằng, tất cả những thứ đó đều được sinh ra từ bi kịch trượt dốc về kinh tế, khủng hoảng tài chính”.

    Một lần nữa đề cập tới vấn đề giải thể, khi trả lời trực tiếp trên Đài Truyền hình Đức vào ngày 25/4/2005, Tổng thống Putin đã nói một cách hình tượng rằng: “Khi chúng tôi té nước, đến đứa trẻ cũng bị té ngã”.

    Nhìn nhận đúng đắn lịch sử - khôi phục vị thế “cường quốc”

    Tháng 3/2003, sau khi trúng cử, Tổng thống Putin đã thực hiện chiến lược “cường quốc”, trong đó bao gồm hàng loạt sách lược quan trọng về chính trị, quân sự, ngoại giao, kinh tế... nhằm đẩy mạnh cải cách hơn nữa, “phục hưng” vai trò cường quốc của nước Nga.

    Trong khi thực hiện các mục tiêu, ông thường xuyên gặp phải một vấn đề là làm thế nào với những tiêu chí quan trọng, những sự kiện trọng đại, những nhân vật quan trọng từ thời kỳ Liên Xô, quả là bài toán quá khó, Tổng thống Putin khi phải đưa ra các quyết định quan trọng, vừa phải khẳng định sức mạnh của nước Nga, lại vừa phải khẳng định truyền thống và quá khứ hào hùng của Liên bang Xôviết.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sử dụng quốc kỳ và quốc ca của Liên Xô

      Ngày 7/5/2000, trong buổi lễ nhậm chức, khi một vị tướng tới chào, báo cáo Tổng thống Putin: “Báo cáo đồng chí Tổng thống, đội nghi lễ đã sẵn sàng, mời duyệt đội danh dự”. Lúc đó, vị tướng đã không sử dụng từ “Ngài”, mà đã dùng một từ đã ăn vào máu của những người Cộng sản - "Đồng chí”.

      Ngay lúc đó Tổng thống rất thản nhiên duyệt đội danh dự, sau đó ông đứng trước hàng quân, nói: “Thưa các đồng chí....”. Hành động này của ông đã khiến các binh sĩ và những người có mặt tại buổi lễ vô cùng xúc động và phấn chấn.

      Việc Duma quốc gia Nga thông qua đề nghị của Tổng thống Putin lấy Quốc ca của Liên Xô (cũ) làm Quốc ca Nga. Và Hồng kỳ của Liên Xô làm cờ cho quân đội Nga cũng gặp rất nhiều phản đối quyết liệt, đặc biệt là từ cựu Tổng thống B.Eltsine và lực lượng cánh tả.

      Chính ông B.Eltsine đã từng phát biểu rằng: Bản quốc ca cũ là đại diện cho một thời quan liêu trì trệ, lớp trẻ ở Nga chắc chắn sẽ không thích, Tổng thống Putin không nên chọn.

      Trong bài trả lời B.Eltsine, Tổng thống Putin đã nhấn mạnh, khúc ca được lấy là Quốc ca Liên Xô là tinh hoa của nhân dân Xôviết, thể hiện khí khái hào hùng, làm phấn chấn lòng người, phủ nhận nó là sai lầm, phủ định điều đó tức là phủ nhận cội nguồn lịch sử, gốc rễ của dân tộc.

      Đánh giá về Stalin

      Ngày 15/1/2002, trong bài trả lời phỏng vấn các nhà báo Ba Lan, Tổng thống Putin đã nói: “Stalin độc quyền trong nhiều công việc. Thế nhưng vấn đề là ở chỗ, dưới sự lãnh đạo của Stalin, nhân dân Liên Xô đã giành được những thắng lợi vô cùng vĩ đại trong cuộc chiến tranh vệ quốc, những thắng lợi vĩ đại ấy không thể tách rời tên tuổi của Stalin, ai quên điều đó quả là ngu xuẩn”.

      Ngày 23/7/2004, chính Tổng thống Putin đã ký quyết định đổi tên thành phố ghi trên bia các liệt sĩ vô danh tại Moskva từ Volgagrad thành Stalingrad.

      Việc làm trên càng có ý nghĩa hơn khi vào dịp kỷ niệm 60 năm Ngày chiến thắng phát xít, các chiến sĩ bảo vệ thành phố Stalingrad đã được trả về với đúng tên gọi và vị trí của họ trong lịch sử hào hùng của nước Nga.

      Liên Xô là một nhân tố ổn định của thế giới

      Tháng 2/2004, khi nước Nga tổ chức cuộc diễn tập chiến lược với sự tham gia của nhiều quân binh chủng. Trên vị trí Tổng chỉ huy cuộc diễn tập, Tổng thống Putin đã có bài phát biểu quan trọng, trong đó có đoạn: “Trong thời kỳ Liên Xô, sự tồn tại của Liên Xô cùng với sức mạnh hạt nhân của mình chính là một nhân tố để ổn định sức mạnh trên toàn thế giới”.

      Điều này đã cho thấy, Tổng thống Putin vô cùng tự hào và đánh giá chính xác sức mạnh quân sự vĩ đại của Liên Xô, vai trò ý nghĩa lịch sử của Liên Xô với thế giới. Quan điểm này của Tổng thống Putin khác xa với luận điệu của phương Tây luôn cho rằng Liên Xô cố tình chạy đua vũ trang ảnh hưởng tới hòa bình của thế giới. Điều này đồng nghĩa với việc Liên Xô chính là một yếu tố tích cực trong công cuộc giải trừ quân bị và kiến tạo nền hòa bình cho thế giới, chống lại chủ nghĩa cường quyền, bá quyền.

      Chủ trương bảo vệ di hài Lênin

      Ở nước Nga hiện nay, vẫn còn một bộ phận người muốn di dời thi hài Lênin khỏi Quảng trường Đỏ, đưa về an táng tại quê Lênin. Thế nhưng, Tổng thống Putin vẫn kiên trì lập trường giữ nguyên hiện trạng.

      Về sự kiện bức tường Berlin sụp đổ, Tổng thống Putin cho rằng: “Đó là điều không thể tránh khỏi, nhưng với những gì mà người Liên Xô đã mất mát ở chiến trường châu Âu tôi cảm thấy vô cùng tiếc nuối”; “Nếu chúng tôi không rút đi, đã có nhiều vấn đề không xảy ra”
      Nguyễn Hoà (theo Prada)

      Xóa
  4. "Nếu chúng ta không rút đi,đã có nhiều vấn đề không xảy ra".Câu này nếu đúng là của ông Putin nói,có thể dù là tiếc nuối đó nhưng rõ ràng là nước Nga ,người dân nước Nga đã không đủ năng lực,không đồng tình với tư duy này của ông Putin,ít ra là ở thời điểm đó.Rồi việc khôi phục vị thế cường quốc của nước Nga bằng sức mạnh quân sự cũng không ít tổn hại chưa chắc đã được người dân ở nước họ ủng hộ như ta đang thấy ở cả TQ,Mỹ và Nga .

    Trả lờiXóa
  5. Sang Việt Nam khi nói chuyện, phát biểu tại các hội nghị, câu đầu tiên của ông bao giò cũng là:"Các đồng chí thân mến!". Đây là điều khiên tôi thêm mến mộ ông hơn, bởi trong câu nói này chứa đựng một tình cảm thân thiết mà ông muốn dành cho đất nước VN.

    Còn về quan điểm và lập trường chính trị thì, tất cả những lời nói và việc làm của ông từ khi trở thành chính khách đến nay cho thấy, ông vẫn luôn là 1 người Cộng sản, cho dù ông không đồng tình với mô hình xhcn của thời Xô Viết.

    Trả lờiXóa
  6. Sang Việt Nam khi nói chuyện, phát biểu tại các hội nghị, câu đầu tiên của ông bao giò cũng là:"Các đồng chí thân mến!". Đây là điều khiên tôi thêm mến mộ ông hơn, bởi trong câu nói này chứa đựng một tình cảm thân thiết mà ông muốn dành cho đất nước VN.

    Còn về quan điểm và lập trường chính trị thì, tất cả những lời nói và việc làm của ông từ khi trở thành chính khách đến nay cho thấy, ông vẫn luôn là 1 người Cộng sản, cho dù ông không đồng tình với mô hình xhcn của thời Xô Viết.

    Trả lờiXóa