Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Sáu, 10 tháng 6, 2016

ĐẤU TRÍ

Lời dẫn: Nhóm Biên tập Google.tienlang vô cùng biết ơn tấm lòng của bác Người Đất Thép. Xin báo tin vui cho cả nhà: Bác Thép vừa gửi đến chúng ta bài viết mới, giúp chúng ta ôn lại những trang lịch sử oai hùng của cha ông. Lần này, bác Thép kể về tài đấu trí. Xin cảm ơn bác Thép và xin trân trọng giới thiệu.
T/M Nhóm Biên tập Google.tienlang
Nhóm trưởng
Lê Hương Lan
*******************************
Lời dẫn của tác giả: Đấu trí là tranh được thua bằng trí óc.
Trong cuộc sống mối quan hệ giữa người với người hay giữa nhà nước với nhà nước, giữa các đảng phái ta thấy rất nhiều trường hợp đấu trí với nhau để tranh phần thắng có lợi cho mình.
Bài viết dẫn một số điển hình về đấu trí giữa Việt Nam với Pháp, Mỹ trong chiến tranh Đông Dương từ năm 1945 đến 1975. 
*******************************************


          Chiến tranh Việt - Pháp, Việt - Mỹ:

        Cuộc giành độc lập, thống nhất đất nước Việt Nam phải trải qua chặng đường dài ba mươi năm chiến tranh giữa Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với thực dân Pháp rồi đế quốc Mỹ. Chính phủ do Hồ Chí Minh làm Chủ tịch muốn bảo vệ thành quả cách mạng bằng hòa bình, nhưng thực dân Pháp cứ lấn tới, cuối cùng chiến tranh phải nổ ra cho đến chiến thắng ở Điện Biên Phủ tháng 5 - 1954, ký kết Hiệp định Genève tháng 7-1954 với các điều khoản lực lượng Viêt Minh tập kết ra Bắc vĩ tuyến 17, quân Pháp vô Nam, hai năm sau Tổng tuyển cử thống nhất đất nước.

        Pháp rút về nước nhưng đất nước không thể thống nhất bằng biện phá hòa bình vì đế quốc Mỹ nhảy vào thay Pháp lập nên chính quyền tay sai ở miền Nam. Cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai do Mỹ tiến hành vô cùng ác liệt. Trong khi tiến hành đấu tranh bằng quân sự, đôi bên đều dùng ngoại giao hỗ trợ cho chính trị, quân sự, đây là cuộc đấu trí giữa hai phía cả quân sự và ngoại giao để giành thắng lợi. Không thể nêu tất cả những sự kiện đấu trí hai bên trên mặt trận quân sự, ngoại giao, chúng tôi chỉ đề cập những sự kiện nổi bật nhất, tiêu biểu nhất.

        Thời kỳ từ 19- 8-1945 đến 20-7-1954, chúng ta thấy nổi bật đấu trí giữa Hồ Chí Minh với quân Tàu Tưởng và xâm lược Pháp. Đây là thời kỳ khó khăn nhất, vì Chính quyền Cách mạng non trẻ, lực lượng của ta còn yếu phải vượt qua khó khăn tựa "ngàn cân treo sợi tóc". Bác Hồ đã nói: "Giành Chính quyền đã khó, giữ chính quyền còn khó hơn". Biết bao sự kiện dồn dập quân thù gây hấn trong Nam ngoài Bắc, thế mà nhờ sự lãnh đạo tài giỏi của Bác, của Đảng cuộc đấu trí ấy Cách mạng giành chiến thắng. Chính quyền được giữ vững, kẻ thù bên ngoài quân của Tưởng phải rút về nước. Kẻ thù trong nước - các đảng phản động phải xếp xó theo giặc.

        Xin dẫn một chuyện về tài ứng xử của Bác Hồ khi Người đấu trí với hai sĩ quan Pháp tại Cam Ranh. Câu chuyện nhỏ, nhưng ý nghĩa lớn:

        Năm 1946, trên đường từ Pháp về Việt Nam, đến vùng biển Cam Ranh, Bác nhận được bức điện của Đô đốc Thierry D Argenlieu (Đắc Giăng-li-ơ) xin gặp Bác trong cảng, mục đích của chúng là giễu võ giương oai để uy hiếp tinh thần Bác. Trong bộ quần áo giản dị Bác ngồi giữa một bên là Đô đốc hải quân Pháp bên kia là Thống soái lục quân Pháp ở Viễn đông với những bộ quân phục sáng loáng các thứ bội tinh, quân hàm, quân hiệu.  Thierry D Argenlieu nói bóng gió: "Thưa ông Chủ tịch, ông bị đóng khung giữa hải quân và lục quân đó". Bác thản nhiên mỉm cười: "Đô đốc biết đó, giá trị là ở bức họa chứ không phải bộ khung. Chính bức họa mới đem lại giá trị cho bộ khung". Bất ngờ và cay cú trước tài ứng xử thông minh của Bác, cả hai không dám nói xách mé nữa mà tỏ ra lịch lãm và kính phục.

        Cuộc đấu trí giữa quân đội ta với quân Pháp ở Điện Biên Phủ là điển hình nhất, tiêu biểu nhất của trí tuệ Việt Nam với cả bộ máy chiến tranh của Pháp có Mỹ ủng hộ. Quân Pháp muốn tiêu diệt lực lượng chủ lực của ta nên hình thành "con nhím" vùng Tây Bắc. Địch còn dùng "con nhím" Điện Biên Phủ ngăn quân đội Việt Minh, bảo vệ Lào theo ý đồ tướng Henri Nava. Phía ta do Thường trực TW Đảng  (Trường Chinh, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh) đứng đầu là Bác Hồ. Người tổ chức thực hiện là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đông Xuân 1953-1954, Pháp triển khai kế hoạch Nava đánh vào căn cứ địa Cách mạng cả miền Bắc và vùng độc lập Khu 5. Tại cuộc họp Thường trực Bộ Chính trị, Bác Hồ đã nói: Địch tập trung lực lượng. Không sợ. Ta bắt địch phải phân tán theo ý của ta. Khi Bác nói đến buộc địch phân tán thì nắm tay Bác bung ra năm ngón chỉ năm hướng. Quả như thế, địch phải phân tán lực lượng do ta tấn công khắp cả Bắc Trung Nam và nước bạn Lào. Trước khi ra trận, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến chào Bác xin ý kiến. Bác nói: "Tướng quân ra trận, cho chú tòan quyền chỉ huy. Trận này chỉ được thắng không được thua vì thua là hết vốn. Có gì bàn bạc trong Đảng ủy thống nhất quyết định rồi báo cáo với Bác sau". Lên tới mặt trân, Đại tướng nghiên cứu trận địa nhận thấy không yên tâm với chủ trương "đánh nhanh thắng nhanh" của Bộ tham mưu đi trước. Đại tướng  liên hệ "con nhím" Nà Sản năm trước nhỏ mà bộ đội ta đánh không dứt điểm. Bây giờ "con nhím" Điện Biên Phủ to kiên cố gấp nhiều lần Nà Sản, ta đánh thế này liệu có phiêu lưu không? Họp Đảng ủy bàn không ai trả lời được câu hỏi Đại tướng nêu ra lúc lên đường Bác Hồ căn dặn. Cuối cùng Đảng ủy thống nhất chủ trương rút pháo ra chuẩn bị lại với phương châm "đánh chắc, tiến chắc". Dù có Mỹ chi viện vũ khí, không quân to lớn trợ giúp nhưng cũng không cứu vãn được Pháp thất bại. Cả tướng Henri Nava, Phó Tổng thống Johnson của Mỹ khi kiểm tra Điện Biên Phủ đều tin chắc họ sẽ tiêu diệt mấy sư đoàn của Việt Minh. Giờ thua nhục nhã, tên Piroth sĩ quan chỉ huy pháo bimh Pháp ở Điện Biên phải tự sát. Tướng Henri de Castris chỉ huy tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ, hàng chục sĩ quan các cấp và gần 16.000 lính Âu Phi, ngụy quân bị ta tiêu diệt và bắt làm tù binh. Cuộc đấu trí này bọn chỉ huy của Pháp lại thua Việt Minh.    

       

        Sang thời chống Mỹ:

        Người Mỹ thực hiện chiến tranh thực dân kiểu mới để lừa mỵ nhân dân nước bị xâm lược và tạo sự ủng hộ trong nước họ. Theo đó, Mỹ không đưa quân trực tiếp đến miền Nam mà dùng viện trợ quân sự, đào tạo, xây dựng quân đội cho chính quyền họ dựng lên, trang bị vũ khí để quân đội này chiến đấu dưới chỉ huy của cố vấn Mỹ. (Họ rút ra bài học từ chủ nghĩa thực dân cũ của Pháp bị thất bại ở chiến trường Việt Nam. Ban đầu Pháp dùng lính bản địa và thuộc địa là chính, sau phải chủ trương dùng người Việt đánh người Việt, lấy chiến tranh nuôi chiến tranh). Trải qua từ chiến lược chiến tranh đơn phương rồi chiến tranh đặc biệt quân ngụy ở miền Nam không thắng được Việt Công, buộc họ phải thay đổi chiến lược chuyển sang chiến tranh cục bộ, trực tiếp đưa quân đội Mỹ và chư hầu vào miền Nam đánh với Quân giải phóng.

        Khi đưa quân vào miền Nam họ tin tưởng sẽ "tìm diệt" hết Việt Cộng trước tiên là quân chủ lực và đầu não Trung ương Mặt trân dân tộc giải phóng. Qua hai mùa khô 1965 - 1966 - 1967, Mỹ không tiêu diệt được quân chủ lực Việt Cộng mà Việt Cộng tấn công vào nhiều thành phố, thị xã trong Tết Mậu Thân 1968. Đây là lần đấu trí Mỹ thua Việt Cộng đầu tiên, buộc Mỹ phải "xuống thang" việc đánh phá miền Bắc, chịu ngồi vào bàn đàm phán "mặc cả" với MTDTGP, tổ chức mà trước đó họ gọi là phiếm loạn, giặc cỏ...

        Từ đây, cuộc đấu trí diễn ra song song vừa trên chiến trường vừa trên bàn hội nghị Paris. Sách lược "Vừa đánh vừa đàm" hai bên áp dụng và luôn tìm thắng lợi trên chiến trường hỗ trợ cho giành thắng lợi ở bàn đàm phán. Cuộc chiến ở chiến trường những năm 1968 - 1970 vô cùng ác liệt. Mỹ nhận ra không thể thắng được Việt Cộng nên lại thay đổi chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh"- đổi màu da trên xác chết. Xây dựng quân đội, cảnh sát ngụy thật đông, trang bị vũ khí tối tân cả lục, không quân, hải quân để rút quân về nước hòng xoa dịu phong trào phản chiến của nhân dân Mỹ ngày một dâng cao.

        Mỹ có ưu thế về không quân, cơ giới, tăng pháo và cả hải quân, họ làm chủ bầu trời miền Nam, bờ biển sông ngòi, hành quân cơ động...vậy mà không thắng được Việt Cộng! Đây là Mỹ thua Việt Cộng trong cuộc đấu trí về quân sự.

        Năm 1975, dù Mỹ đã "rút hết" quân đội theo quy định của Hiệp định Pa-ri 1973, nhưng thực tế họ để lại hàng ngàn nhân viên quân sự làm cố vấn cho quân đội Sài Gòn dưới lớp áo dân sự, tiếp tục cuộc chiến ở miền Nam.

        Thời kỳ sau 1973 là thời kỳ cách mạng miền Nam lớn nhanh, sự chi viện của miền Bắc, lực lượng quân sự chính quy ở miền Nam phát triển nhanh, chiếm lĩnh những địa bàn quan trọng nhằm giành thắng lợi trong trận quyết chiến cuối cùng. Chiến dịch Tây Nguyên là cuộc đấu trí giữa ta với địch (gồm ngụy quyền, ngụy quân và cố vấn Mỹ) mang tầm chiến dịch - trong việc đánh lạc hướng nhận định của địch -  Chiến dịch Tây Nguyên thắng lợi đã thúc đẩy bước nhảy vọt về chất, dẫn đến nhanh kết thúc cuộc chiến. Các nhà quân sự Mỹ đã viết sau 30-4-1975: Họ chuẩn bị sẽ đánh với Việt Cộng theo kiểu chiến tranh quy ước như chiến tranh Triều Tiên. Nhưng điều đó không xảy ra, chiến lược của họ bị phá sản ngay từ đầu cuộc đấu trí này. Khi mở chiến dịch Hồ Chí Minh, Việt Cộng lại đánh VNCH bằng chiến tranh quy ước điều mà họ mong muốn trước kia bây giờ mới xảy ra, nhưng đã quá trể. Đây là lần cuối Mỹ thua cuộc đấu trí trên chiến trường khiến cho Tổng thống Mỹ Gerald Ford phải cay đắng tuyên bố cuộc chiến ở Việt Nam đã chấm dứt.



         Đấu trí ngoại giao, ở Hội đàm Paris:

        Hội đàm Paris kéo dài gần năm năm (từ ngày 13-5-1968 đến ngày 27-01-1973). Đây là cuộc đấu trí giữa ta với Mỹ rất căng thẳng.

        Chủ tịch Hồ Chí Minh cử đồng chí Lê Đức Thọ sang Paris làm cố vấn hỗ trợ cho Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Xuân Thủy. Xin dẫn câu chuyện ông Thọ gặp Bác Hồ khi từ Paris về xin ý kiến Bác.

        "Đồng chí Vũ Kỳ nói chưa xong đã thấy đồng chí Lê Đức Thọ đứng ngay sau lưng mình. Đồng chí tươi cười chào Người vừa đưa hai tay phụ đỡ Bác đứng lên.

        - Bác chào Tư lệnh từ "mặt trận nói" trở về.

        Nghe Bác nói đùa, tất cả cùng phá lên cười.

        - Trong chiến tranh, "mặt trận nói" không phải chỉ có thép mà còn phải có vị ngọt mật". Rồi Bác hỏi đồng Chí Lê Đức Thọ:

        - Chú có biết vì sao Bác và Bộ Chính trị vừa phái chú vào Nam được mấy tháng lại mời chú quay trở ra để đi làm cố vấn đặc biệt cho chú Xuân Thủy không?

        Bác và Bộ Chính trị hiểu rất rõ lòng trung thành, bản lĩnh kiên cường, nắm chắc cái bất biến và tài ba, khôn khéo trong ứng vạn biến...của chú". (Theo "Đường thời đại" của Đặng Đình Loan, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013, tập 15, trang 476).

        Bác Hồ chọn người đi đấu trí với địch như thế.

        Cuối năm 1973, ông Lê Đức Thọ vào thăm anh chị em bị tù đày dưới chế độ Mỹ - ngụy được trao trả an dưỡng tại Sầm Sơn Thanh Hóa. Đồng chí Lê Đức Thọ có cuộc gặp mặt một số anh em lãnh đạo trong nhà tù kể chuyện đấu tranh với Kissinger. Ông Thọ to cao, da mặt hồng hào, tóc bạc trắng, vui vẻ cởi mở, ông nói: Kissinger là người nổi tiếng thông minh của nước Mỹ, ông có học vị Tiến sĩ, còn mình lo làm cách mạng học hành không bằng người ta, nhưng khi vào họp luôn chủ động và thắng ông ta. Đó là do ta dựa vào tập thể, chuẩn bị mọi tình huống trước khi họp với họ nên luôn chủ động như chúng ta đã tính.

        Theo ông Phan Doãn Nam, từng là thư ký/trợ lý của Thứ trưởng/ Bộ trưởng Bộ ngoại giao Phạm Cơ Thạch, trả lời phỏng vấn trên báo Tiền Phong bài "Tại sao Mỹ không bồi thường chiến tranh Việt Nam?" 06:13 ngày 13-7-2015. Trong buổi cuối cùng vào tháng 1-1973, sau khi ký Hiệp định Paris, đoàn Việt Nam mời cơm thân mật đoàn Mỹ. Ông Lê Đức Thọ trong bữa cơm đó đã hỏi ông Henry Kissinger nghĩ sao về đoàn Việt Nam. Ông Nam kể lại:

        Không phải là người thân Việt Nam, nhưng Kissinger đã nói rằng; "Chuyện các ông chiến đấu oanh liệt là không ai chối cãi. Nhưng nếu các ông chỉ gan dạ, anh dũng thì chúng tôi cũng dễ đối phó. Nhưng đằng này các ông còn khôn ngoan, mưu lược, nên 5 năm nay chúng tôi phải đấu với các ông không phải dễ. Chúng tôi rất kính phục các ông".

        Mới đây, ngày 26 tháng 4 năm 2016, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tổ chức cuộc Hội nghị Thượng đỉnh về Chiến tranh Việt Nam, do Bộ trưởng John Kery chủ trì tại Thư viện Tổng thống Lyndon Baines Johnson ở Austin Texas. Kissinger tán dương ông Lê Đức Thọ, đối thủ của ông trong cuộc đàm phán Paris. Kissinnger nói: " Ông ấy (Lê Đức Thọ) đã mổ xẻ chúng tôi như một bác sĩ giải phẩu với con dao mổ với sự khéo léo vô cùng".

         

        Đấu trí về tình báo:

        Đây là mặt trận đấu trí tài giỏi của tình báo Cách mạng Việt Nam. Lực lượng nằm trong lòng địch này đã nắm được chủ trương, chuyển nhiều tài liệu thuộc loại tối mật cho lãnh đạo ta chủ động đối phó với địch. Quân đội nhân dân Việt Nam có nhiều cán bộ tình báo, trong đó 6 vị được xếp vào hàng giỏi nhất là:

        1. - Bà Đinh Thị Vân - Người vẽ bản đồ phòng ngự Nam vĩ tuyến 17. Bà là một trong những người có công rất lớn trong việc phát triển hệ thống tình báo của Việt Nam. Một trong những thành tích đáng kể là điều tra tỉ mỉ hệ thống phòng ngự của quân đội Sài Gòn ở Nam vĩ tuyến 17 trong giai đoạn 1959 - 1960.

        2. - Phạm Xuân Ẩn  - "Ký giả số 1 Việt Nam"

        Ông Ẩn có công lớn trong việc bảo vệ những cán bộ lãnh đạo của ta tránh việc bị Mỹ phát hiện cũng như cung cấp những tin tình báo quan trọng cho quân ta. Sau chiến thắng ấp Bắc (ở Mỹ Tho) ông được thưởng huân chương chiến công vì đã cung cấp tin tình báo để quân Giải phóng bẻ gãy chiến thuật trực thăng vận, chiến xa vận của quân đội Sài Gòn. Và nhiều chiến công to lớn khác. Ông là một tình báo hoạt động không bị phát hiện cho đến khi ta công khai sau giải phóng mọi người mới biết.

        3. - Phạm Ngọc Thảo "Nhà tình báo cô độc"

        Đại tá Phạm Ngọc Thảo sinh trong gia đình theo đạo Thiên chúa nhưng có truyền thống cách mạng. Ông tham gia kháng chiến chống Pháp từ sau năm 1945. Sau Hiệp định Genève, ông được Lm Ngô Đình Thục giới thiệu với Ngô Đình Diệm, lần lượt giữ các chức vụ tỉnh đoàn trưởng Bảo an Vĩnh Long, Chỉ huy trưởng Bảo an Bình Dương, tỉnh trưởng Kiến Hòa (Bến Tre).

        Khác với các tình báo Vũ Ngọc Nhạ, Phạm Xuân Ẩn...Phạm Ngọc Thảo hoạt động đơn tuyến, không hề có đồng đội trực tiếp hỗ trợ mà chỉ chịu sự chỉ đạo chiến lược của Bác Hồ và Lê Duẩn. Ông không làm công tác đưa tin đơn thuần mà lớn hơn là được giao nhiệm vụ "thay đổi chế độ tại miền Nam". Sự nguy hiểm của Phạm Ngọc Thảo đối với tồn vong của chế độ Sài Gòn lý giải tại sao chính quyền Thiệu Kỳ phải quyết bằng mọi giá thủ tiêu ông.

        4. - Vũ Ngọc Nhạ - Người xây dựng cụm tình báo chiến lược A22.

        Ông đã xây dựng cụm tình báo chiến lược A22 với nhiều điệp viên "chui sâu, leo cao" nắm giữ vị trí quan trọng trong chính quyền VNCH. Nhờ vậy, ông và đồng đội đã cung cấp những thông tin, tài liệu quan trọng góp phần vào chiến thắng của quân dân ta trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

        5. - Hoàng Minh Đạo (tên thật là Đào Phúc Lộc, Bí danh Hoàng Minh Đạo, Năm Thu. Ông chính là người đầu tiên xây dựng nền móng cho sự thành lập ngành tình báo. Ngày 25/10/1945, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Tổng Tham mưu trưởng Hoàng Văn Thái đã tuyên bố thành lập Phòng Tình báo Bộ Tổng Tham mưu. Hoàng Minh Đạo được phân công là Trưởng phòng. Ông đã từng giữ chức ủy viên thường trực Khu ủy Sài Gòn Gia Định; Bí thư kiêm Chính ủy Phân khu 5; Bí thư Phân khu 1 Sài Gòn Gia Định  và Chính ủy lực lượng biệt động Sài Gòn.

        Ông hy sinh một ngày mùa đông năm 1969 vì trúng phục kích của địch bên dòng sông Vàm Cỏ Đông. Ông được truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (ngày 8/4/1998).               

        6. - Đặng Trần Đức, bí danh Ba Quốc.

        Từ năm 1963, Ba Quốc được cài vào  làm một trong những trợ lý "trung thành" của bác sĩ Trần Kim Tuyến tại bộ phận tình báo trong nước thuộc Phủ Đặc ủy Trung ương Tình báo VNCH (CIO) do Trần Kim Tuyến đứng đầu. Ở vị trí này, Ba Quốc được tiếp cận với hầu hết các tài liệu quan trọng trong mạng lưới tình báo của VNCH.

        Cuộc đấu trí trên lĩnh vực tình báo Việt Nam cũng dành thắng lợi trước tình báo Pháp - Mỹ.

              

                                            o

       

        Cuộc đấu trí giữa Việt - Pháp, Việt - Mỹ là cuộc đấu trí của Đảng Cộng sản, Nhà nước Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Thống soái của Đảng với guồng máy đồ sộ của Pháp và Mỹ. Suốt ba mươi năm đấu trí phía Việt Nam thực hiện tư tưởng Hồ Chí Minh "Dĩ bất biến, ứng vạn biến" một cách nhuần nhuyễn, đưa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa dành thắng lợi. Trong Hồi ký Ending the Vietnam War (Quá trình iến tới chấm dứt cuộc chiến tranh Việt Nam), do Simon và Schuster xuất bản ở New York, London, Toronto, Sydney, Singapore của Kissinger có câu: "Nước Mỹ thực sự đứng trước một sự chọn lựa không phải giữa chiến thắng hay dàn xếp thỏa hiệp, mà là giữa chiến thắng và thất bại".

        Đấu trí giữa ta với địch trên tất cả các lĩnh vực chính trị, quân sự, ngoại giao, trong từng chiến dịch, từng trận đánh, có cuộc đấu trí từ trí tuệ tập thể, có trận đấu trí do một cá nhân "tay đôi" với giặc. Nếu cần so sánh, chỉ xin nêu vài điểm là: Đại tướng Võ Nguyên Giáp chưa qua bất cứ trường quân sự nào nhưng đã đánh thắng mười đại tướng của Pháp và Mỹ, các nhà tình báo Việt Nam có người được giao nhiệm vụ chưa hề học tình báo ngày nào, quân đội ta từ súng kíp tầm vông từ du kích lên chính quy đã chiến đấu chiến thắng quân viễn chinh Pháp - Mỹ và quân đội tay sai Sài Gòn. Ông Lê Đức Thọ không có bằng Tiến sĩ nhưng đã làm cho TS Kissinger kính nể...

        Bản thân các tướng Pháp - Mỹ từng bại trận cũng phải thừa nhận tài cầm quân của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

        Trong cuốn "Hỏi chuyện tướng Đờ Cát" (tướng Christian de Castris), vị này nói rằng: "Tôi nhận thấy tướng Giáp không những giỏi về chỉ huy du kích mà còn giỏi cả chỉ huy trận địa chiến, chỉ huy hợp đồng quân binh chủng, về nghi binh và đánh lừa tình báo đối phương".

        Đại tướng Westmoreland của Mỹ thì viết: "Ông Giáp có tất cả những đức tính của một thống soái quân sự lớn, đó là sự quả đoán, tính kiên quyết, sức mạnh tinh thần, khả năng tập trung suy nghĩ và hành động, trí thông minh".

        Tuy nhiên, về bản thân mình, Đại tướng chưa bao giờ nhận mình là danh tướng giỏi nhất. Ngày 23/6/1997, trong cuộc gặp gỡ nói chuyện với cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mc Namara, một người trong đoàn Mỹ đột ngột hỏi: "Thưa ông! Ai là vị tướng giỏi nhất của Việt Nam?". Đại tướng trả lời: "Vị tướng giỏi nhất của Việt Nam là nhân dân Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Người Mỹ thua Việt Nam bởi vì chưa hiểu vị tướng ấy".       

        Lý gải thế nào về chuyện "lạ" này?

        Theo tôi, có hai điều quan trọng tạo nên trí tuệ siêu Việt ấy.

        Một là, con người Việt Nam có trí óc rất thông minh, làm việc gì cũng chí thú và luôn đạt được thành tích xuất sắc. Nhưng đó chỉ yếu tố "có" mà thôi. Nếu như không được điều thứ hai bổ sung để "đủ" thì không thể tạo ra những chiến công vĩ đại của dân tộc. (Điều này cho ta thấy cũng người Việt Nam, nhưng phía VNCH không có được).

        Hai là, phải là con người cách mạng, đứng trong hàng ngũ của những chiến sĩ Cộng sản kiên cường bất khuất, chấp nhận hy sinh cho Tổ quốc, không ngừng rèn luyện tư tưởng, lập trường, trung thành tuyệt đối với lý tưởng và luôn học tập trao dồi rút kinh nghiệm trong công tác...

       

        Ngày nay quan hệ giữa nước ta với Pháp, với Mỹ (và cả các nước khác) là bạn, "vừa hợp tác, vừa đấu tranh" ("Hợp tác" thì phải đôi bên cùng có lợi. "Đấu tranh" là  để giữ vững tính độc lập, tự chủ của ta). Với Việt Nam tư tưởng "Dĩ bất biến, ứng vạn biến" của Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn còn nguyên giá trị, cần được vận dụng phù hợp, khôn ngoan, để xây dựng bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền của đất nước.    

       

                                                             GIÀ THÉP



        Chú thích: Mười tướng của Pháp - Mỹ thua tướng Giáp là:

        Bảy tướng của Pháp:

        1. Philippe Leclec, tướng 4 sao, là người thất bại đầu tiên, ông này nhậm chức tại Việt Nam vào tháng 8/1945, đến tháng 6/1946 bị triệu hồi vì thất bại trong chiến lược "đành nhanh thắng nhanh".

        2. Tướng 4 sao Etienne Valluy sang thay, tháng 5/1948 lại bị triệu hồi vì thất bại trong Thu Đông 1947. Dưới sự chỉ đạo của Đại tướng Võ Nguyên Giáp quân ta đã bẻ gãy trận càn quy mô vào ATK Việt Bắc của quân Pháp. Sau chiến dịch này Bác Hồ phong Đại tướng cho ông Võ Nguyên Giáp, đồng thời phong Trung tướng cho ông Nguyễn Bình chiên đấu ở Nam Bộ và nhiều Thiếu tướng khác.

        3. Tướng 4 sao C.Blaijat, sang Việt Nam được một năm, đến tháng 9/1949 lại phải về nước vì không thực hiện được chiến lược "Lấy chiến tranh nuôi chiến tranh, dùng người Việt trị người Việt".

        4. Tướng 4 sao M.Corgente lại bị một đòn trong chiến dịch Biên Giới vào tháng 12/1950 để rồi sau đó phải thay bằng:

        5. Tướng Delattre De Tassigny. Đây là tướng 5 sao, người tài nhất của nước Pháp lúc bấy giờ, nhưng cũng được một năm vì bị thua ở khắp nơi, nhất là việc xây dựng hàng nghìn lô cốt boong ke để co về cố thủ. 

        6. Tiếp theo là tướng 4 sao, Raul Salan sang thay từ tháng 12/1951 đến tháng 5/1953 thì bị thay vì thua trong chiến dịch Hòa Bình và các mặt trận toàn Đông Dương.

        7. Cuối cùng là tướng 4 sao Henri Nava, ông này thua đậm nhất ở khắp các chiến trường Đông Dương mà đau nhất là Điện Biên Phủ, ông từng thách tướng Giáp đánh Điện Biên, nhưng cuối cùng phải dùng máy bay Mỹ trực tiếp ném bom xuống Điện Biên Phủ mà vẫn không cứu vãn được.

        Sau khi thua ở đây, tháng 6/1954, tướng 5 sao Ely sang thay. Ông này may mắn, vì một tháng sau Hiệp định Geneve đã ký, nên Ely chỉ làm nhiệm vụ thu quân cướn cờ về nước.

        Các tướng Mỹ:

        1. Tướng Hakin, Tổng tư lệnh quân viễn chinh Mỹ, từ năm 1961 đến 1964, bị thất bại trong chiến lược "Chiến tranh đặc biệt" nên bị triệu hồi.

        2. Tướng Westmoreland, từ năm 1965 đến 1968, Mỹ lại tiếp tục thua trong chiến lược "Chiến tranh cục bộ", Tổng tư lệnh Westmoreland bị cách chức.

        3. Từ năm 1968 đến năm 1975, Mỹ chuyển sang chiến lược "Việt Nam hóa chiến tranh", Thời gian này, Tổng tư lệnh C.Abrams được thay bằng tướng F.C.Weyand, ông này là người cuốn cờ để rút quân về Mỹ.

        Như vậy, Mỹ phải 4 lần thay Tổng tư lệnh. Ngoài ra, quân đội Mỹ còn bị chết 12 tướng, 8 tướng khác bị thương trong chiến tranh Việt Nam.     

46 nhận xét:

  1. +Nếu thêm: Điên Biên Phủ là trận địa được giặc Pháp chủ động chọn lựa thì sẽ ý nghĩa hơn.
    +Viết đúng tên: Jean De Lattre de Tassigny. Hoặc gọn lại: De Lattre de Tassigny. Không thể viết dính Delattre.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Quế Sơn còn lâu mới theo kịp bác Thép. Đừng quen thói ăn cơm hớt, bới lông tìm vết không chứng tỏ được bản thân điều gì đâu.

      Xóa
    2. GIÀ THÉP11:10 Ngày 10 tháng 06 năm 2016

      2. Bài này, trên kia tôi có đề cập Nava chọn Điện Biên Phủ xây dựng "con nhím" để thực hiện ý đồ tiêu diệt mấy sư đoàn chủ lực của Việt Minh và bảo vệ Lào, bạn Quế Sơn xem lại. Còn tên De Lattre de Tassigny tôi bỏ bớt chữ Jean cho gọn.
      --------------------
      @ Quế sơn: bác Gài Thép đã viết rõ ràng như thế mà cậu đọc còn không hiểu, tệ thật. cậu nên bớt cái tính bộp chộp hồ đồ đi nhé, đọc cho kỹ để hiểu trước chứ còm ngớ ngẩn để người ta cười cho.

      Xóa
  2. Chiến tranh kinh quá! may mà có bác hồ chứ không là xong rồi!
    dù sao thì cũng cần đến sữa non alpha lipid lifeline giá rẻ để mà sống rồi thêm sản phẩm colostem giá rẻ thì vô đối!

    Trả lờiXóa
  3. 1. Cảm ơn các cô chú G. TL. Tôi vui không phải được các bạn đăng bài của mình mà vui các bạn đã chuyển đề tài. Tôi hoan nghênh, đồng tình các bạn làm rõ sự thật để mọi người hiểu đúng, nhưng không đồng tình cách các bạn kéo dài một đề tài quá lâu như vậy. Vì trên G. TL không phải tất cả đều tốt, không ít còm có ý xây dựng mà còn dụng ý đả kích người khác ...
    2. Bài này, trên kia tôi có đề cập Nava chọn Điện Biên Phủ xây dựng "con nhím" để thực hiện ý đồ tiêu diệt mấy sư đoàn chủ lực của Việt Minh và bảo vệ Lào, bạn Quế Sơn xem lại. Còn tên De Lattre de Tassigny tôi bỏ bớt chữ Jean cho gọn.
    3. Hiện nay chúng ta đang học tập tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh về mọi phương diện. Tôi chịu ảnh hưởng nhiều về tư tưởng, cách cư xử của Bác với tất cả mọi người, kể cả kẻ thù. Tài liệu về Bác tôi có khá nhiều, trong đó có chuyện năm 1950, Bác Hồ đi chiến dịch Biên giới, Bác có đến gặp hai sĩ quan của Pháp bị ta bắt là tù binh là Lơpa và Đuyarít. Cuộc gặp của Bác với 2 sĩ quan này rất thú vị, Bác làm cho họ thức tỉnh nhiều điều. Cách cư xử của Bác với quân thù luôn thể hiện tính nhân đạo của người Việt Nam nên đã có tác dụng tốt, không ít kẻ từng chống phá ta về sau lại rất kính trọng Bác. Cách cư xử của Bác đã trở thành chính sách đối với tù hàng binh của Cách mạng Việt Nam cả với người Mỹ sau Pháp. Nếu như Hồ Chí Minh thời chiến tranh không có tấm lòng vị tha với kẻ thù khi đã buông súng thì khó có được nhiều người trước kia chống ta sau quay ủng hộ cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của nhân dân Việt Nam.
    Còn Bác cư xử với cán bộ chiến sĩ và nhân dân thì luôn quan tâm, rộng lượng, luôn trọn nghĩa vẹn tình với bất cứ người nào đã vì Bác dù việc rất nhỏ Người cũng luôn thể hiện lòng biết ơn họ. Câu chuyện bài thơ về Cảm ơn người tặng Cam của Bác nói lên điều đó.
    Vì sao Hồ Chí Minh đã thuyết phục rất nhiều trí thức theo Người chống Pháp? Vì đâu có được sức mạnh cả nước đánh và thắng Mỹ một nước giàu mạnh nhất thế giới? Theo tôi Hồ Chí Minh đã khơi dậy tinh thần yêu nước trong tất cả mọi người không kẻ trẻ già trai gái cho công cuộc giải phóng dân tộc. Hồ Chí Minh luôn khơi gợi tính thiện ở mỗi con người. Hồ Chí Minh không hề dùng quyền để buộc người ta phải làm theo mà dùng thuyết phục họ...Học Hồ Chí Minh nên học cách sống, vị tha của Bác và nhiều lắm những việc chúng ta cần học để xây dựng, bảo vệ đất nước hôm nay.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. GIÀ THÉP11:10 Ngày 10 tháng 06 năm 2016

      Cách cư xử của Bác với quân thù luôn thể hiện tính nhân đạo của người Việt Nam nên đã có tác dụng tốt, không ít kẻ từng chống phá ta về sau lại rất kính trọng Bác. Cách cư xử của Bác đã trở thành chính sách đối với tù hàng binh của Cách mạng Việt Nam cả với người Mỹ sau Pháp. Nếu như Hồ Chí Minh thời chiến tranh không có tấm lòng vị tha với kẻ thù khi đã buông súng thì khó có được nhiều người trước kia chống ta sau quay ủng hộ cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ của nhân dân Việt Nam.
      --------------------------
      Ôi, Bác Hồ vĩ đại quá! Tôi rất hoan nghênh ông Già Thép đã viết bài này rất đặt sắc và có nhiều điều hữu ích có thể áp dụng vào chuyện thời sự nóng hổi liên quan đến cựu binh Bob Kerrey.
      Bác Hồ rất đề cao "tấm lòng vị tha với kẻ thù khi đã buông súng". Toàn Đảng, toàn dân trong nhiều năm qua đang nổ lực Học tập và làm việc theo Tư tưởng Hồ Chí Minh. Như thế thì không thể nói là đại đa số chúng ta không biết gì về "tinh thần vị tha với kẻ thù" theo lời dạy của Bác, phải không quí vị? Vấn đề còn lại là Học phải đi đôi với Hành. Vậy thì phải "Hành" thế nào cho đúng? Đấy là cần phải gấp rút chuyển ngay cách hành xử từ việc "Hành dân là chính" sang việc Thực Hành bày tỏ lòng vị tha đối với Bob Kerrey!? Đấy là việc làm rất thiết thực và cụ thể để áp dụng những điều đã học được từ Tư tưởng HCM đồng thời cũng là một cách bày tỏ lòng tôn kính đối với Bác. Quý vị cũng như tôi đều yêu quý Bác thì chẳng lý nào lại không thể tha thứ cho Kerrey, phải không ạ?
      Bài học thứ hai từ Bác, theo tôi, đấy chính là người lãnh đạo tốt giàu lòng vị tha sẽ là tấm gương sáng để cho thuộc cấp và nhân dân giữ vững niềm tin vào sự lãnh đạo thắng lợi của Đảng và khiến cho kể thù phải nể phục và bị cảm hóa. Ngược lại, nhìn vào lòng dân và mức độ phân hóa về măt tư tưởng cũng có thể suy ngược lại về chất lượng của sự lãnh đạo bên trên. Liên hệ với hiện tại, tôi thấy ngày nay thành phần lợi dụng gây bất ổn xã hội và đi ngược chủ trương của Đảng và CP khá nhiều. Ngay cả trong thành phần cựu chiến binh, cựu quan chức về hưu,vv... cũng có sự chao đảo về mặt tư tưởng. Trong phạm vi nhỏ hẹp, chẳng hạn ở Blog TL đây, một trường hợp điển hình là ông Nặc nô đã 80 tuổi, đã theo Đảng trải qua 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, thế mà bây giờ cũng sẳn sàng hí ha hí hửng cuồng Mỹ, bất chấp liêm sỉ đến nỗi bị mắng là "Nặc nô bưng bô"!? Tôi không có ý làm ông Nô mất mặt, nhưng tôi muốn chỉ ra một thực trạng xã hội là nếu nhà lãnh đạo cố gắng giữ vững sự liêm chính và uy nghiêm thì quốc pháp sẽ bị ngả nghiêng và sẽ có một số thành phần sẳn sàng phản phúc, cơ hội, sẳn sàng quay đầu lại với Đảng. Tôi không nghĩ VN sẽ sớm xuất hiện những lãnh đạo kiệt xuất như Bác, nhưng tôi rất tin tưởng hình ảnh cao đẹp và tư tưởng giản dị nhưng uyên thâm của Bác sẽ là kim chỉ nam giúp cho sự nghiệp Cách mạng của đất nước và nhân dân VN vững vàng vượt qua mọi thử thách đề sớm tiến lên sánh vai cùng các cường quốc năm châu.

      Xóa
    2. Tôi nghĩ mọi người đã quá mệt mỏi vì phải kéo dài cái đề tài Bob Kerrey, đúng như bác Già Thép nói. Tuy nhiên, tôi không hiểu tại sao có vài điều đơn giản mà nhiều người không chịu hiểu: tha thứ không có nghĩa là xóa trắng quá khứ, và phản đối Bob Kerrey làm chủ tịch FUV không có nghĩa là hận thù người Mỹ, không có nghĩa là chống lại sự phát triển quan hệ hai nước;

      Họ nhất định cho rằng Bob là lựa chọn hoàn hảo cho FUV, bất chấp quá khứ tội lỗi, bất chấp rằng ông ta đã bị phản đối quyết liệt từ rất nhiều người Việt Nam lẫn người Mỹ, bất chấp rằng ông ta cũng có thành tích không vẻ vang gì khi làm chủ tịch New School ở New York. Điều tốt ông ta đã từng làm có liên quan là đã vận động để quan hệ Việt Mỹ được nối lại, đã tham gia quá trình hình thành của FUV. Thế nhưng, ông ta không phải là người duy nhất và tốt nhất trong cả quá trình đó. Và phải chăng vì những việc tốt đó mà nay ông ta đã cào bằng được giữa công và tội, thậm chí còn có nhiều công hơn, nên chúng ta phải thưởng công cho ông bằng cách đưa ông lên làm chủ tịch FUV? Làm cách nào để cộng trừ nhân chia được như vậy, tôi cũng không hiểu nổi.

      Họ nhất định cho rằng để chứng minh người Việt Nam vị tha, bao dung, thì phải để Bob Kerrey được yên ở cái chức đó. Bằng ngược lại thì người Việt Nam là lũ mọi, không có lòng vị tha, là lũ người sống trong quá khứ, nên sẽ chẳng có tương lai.

      Họ nhất định tin rằng Bob Kerrey thành tâm hối hận, chỉ vì ông ta nói ông ta hối hận, mà quên rằng ông ta đã khoe khoang giết được 21 VC để được huy chương, im lặng hưởng thành quả trong suốt mấy chục năm, chỉ khi bị tố cáo thì mới ra vẻ chịu trách nhiệm, nhưng cũng chỉ rất hạn chế, và đổ vấy cho hoàn cảnh. Tôi xem đi xem lại nhiều bài viết về sự kiện khi ông ta bị tố cáo vào khoảng năm 2001, thì không thấy sự thành tâm, mà thấy ở Bob Kerrey một tư cách của một người làm chính trị chuyên nghiệp, rất dẻo mồm. Một kẻ như vậy thật khó tin, liệu có tư cách để nhận sự cảm thông?

      Họ còn nhất định đánh đồng việc Bob và đồng đội bắn giết người vô tội, tay không tấc sắt, với sự chiến đấu với quân giải phóng. Nên nhớ, đây không phải là khái niệm "collateral damage", mà là cách quân đội Mỹ và đồng minh thực hiện các chiến dịch Phượng Hoàng, chủ động tìm giết các cộng đồng được cho là thân cộng để khiến quân giải phóng không còn môi trường sống. chúng có những câu nói điên rồ và tởm lợm đã đi vào lịch sử như "we have to destroy the village in order to save it". Trong điều kiện đó, không chỉ có Thạnh Phong mà còn nhiều vụ thảm sát khác đã diễn ra. Chúng ta đã không có đủ điều kiện để truy ra hết các sự kiện, cũng không có điều kiện để truy tố những kẻ đã gây ra (vì quan hệ quốc gia này nọ). Tuy nhiên, chúng ta phải ghi nhớ lịch sử. Nếu chúng ta quên lãng, hoặc coi thường, thì tương lai chúng ta mới là có vấn đề.

      Học bổng Fulbright được lập ra theo sáng kiến của TNS Fulbright. Khi sự kiện vịnh Bắc Bộ xảy ra (mà ai cũng biết là do ai gây ra), trong cảm tình sôi sục khi ấy ở Mỹ, ông cùng cả QH Mỹ đều bỏ phiếu cho chính phủ Mỹ tiến hành đáp trả. Sau này ông cho rằng quyết định bỏ phiếu của QH đã bị biến tướng thành sự chấp thuận cho một cuộc chiến khổng lồ; ông phản đối sự can dự bằng sức mạnh của Mỹ vào các nước khác, và ông tin tưởng vào công pháp quốc tế. Ông cũng triệu tập phiên điều trần trước QH về tội ác của lính Mỹ trong chiến tranh VN. Tôi thiết nghĩ nếu ông còn sống, thì Bob Kerrey nào dám mặt trơ trán bóng mà nhận cái chức chủ tịch trường mang tên Fulbright.

      Nếu chúng ta im lặng trước sự việc lần này, liệu người ta có cho rằng chúng ta vị tha? Tôi e rằng người ta lại cho rằng chúng ta là một dân tộc hèn nhát, thấy sai mà không dám nói, nhu nhược để một kẻ dối trá đầy tội lỗi làm chủ tịch trường đại học đào tạo ra những nhà quản trị của đất nước.

      PS: Luật pháp cũng có quy định xóa án tích, tuy nhiên chỉ là để ghi lý lịch tư pháp cho người đã chịu án và thành khẩn về tội lỗi, còn thì cơ quan tư pháp vẫn phải giữ nguyên hồ sơ, cơ sở dữ liệu về sự phạm pháp. Quá khứ đâu có thể xóa bỏ dễ dàng.

      Xóa
    3. Tôi cũng muốn nói thêm, để làm rõ ý ở comment trên.
      Tôi suy nghĩ những ý kiến của ĐL, của bác Già Thép, và những ý kiến tương tự. Tôi tự hỏi tại sao tôi không im lặng và bỏ qua được? Tại sao Bác Hồ, bác Giáp từng bắt tay với kẻ thù cũ được? tại sao Việt Nam lại quay lại làm bạn với Mỹ, TQ, Pháp được như hiện nay?
      Rồi tôi thấy rằng so sánh ở mức độ cá nhân, cộng đồng, với mức độ quốc gia, là chuyện nhảm. Ở mức độ quốc gia, chuyện lợi ích lâu dài là quan trọng, và thù hận mãi thì chẳng ích gì. Chính vì thế, không chỉ là Việt Nam hòa bình với Mỹ, Pháp, TQ, mà chính họ cũng hòa bình với ta. Hòa bình nhưng vẫn sao sao đó, kiểu "vừa hợp tác, vừa đấu tranh".
      Thế còn ở sự vụ cụ thể như ông Bob này, thì phải làm sao? Tôi cho rằng học tập gương lãnh tụ, tha thứ cho ông ta cũng được. Thế nhưng chỉ nếu như sau sự kiện Thạnh Phong đó, ông ta thành khẩn báo cáo sự việc, không nhận huy chương, trở thành người phản chiến như John Kerry, thì có khi còn có thể tha thứ. Chứ cái kiểu của Bob khiến tôi rờn rợn vì sự giả trá. Nó giống như một con rắn mà người ta chỉ nắm được cái đuôi hay cái mình, còn cái đầu thì không kiểm soát được. Nó khiến tôi có thấy mình bị lừa vậy. Tôi thấy nhiều người cũng đã bị lừa, và nay còn quay sang lừa tiếp những người chưa bị lừa. Xin lỗi nếu có ai thấy bị xúc phạm. Tôi không muốn xúc phạm ai (tôi quý bác Thép, và trước cũng thích bác ĐL lắm) mà chỉ muốn nói lên suy nghĩ và cảm giác của mình, muốn góp một tiếng nói để góp phần làm rõ sự thật.

      Xóa
    4. Mến gửi chú Nặc Danh 10:51, 11:25, 12:13.
      Cháu là một sinh viên vừa ra trường hơn một năm, công việc làm chưa ổn định lắm. Cháu là bạn đọc không thường xuyên của tiên lãng. Chú có giận cháu thì cháu cũng phải nói ý này. Hễ cháu đọc tới còm của chú là cháu biết ngay. Hình như trong ấy nó chứa tính cách mà tuổi teen chúng cháu hay gọi là đểu.
      Ông Nô ông niếc gì đó ổng đi rồi nhưng chú hay nhắc đến ông ấy hoài. Hình như ông ấy đã lật tẩy chú và gây cho chú tổn thương trên con đường nhả độc khiến chú cay cú? Chú à. Ông già thép nói đến đạo đức bác Hồ, kể cả với kẻ thù. Chú tung hô, khen hết cỡ để cuối cùng kết luận nên ủng hộ kẻ thù cũ Bob Kerrey. May mà thế hệ chúng cháu chưa nhiễm tính tật của chú và chính thể cờ long tinh mà chú luôn đề cao khi có dịp. Cháu chào chú.

      Xóa
    5. VỤ Bob Kerrey VÔ LÝ TẬN CÙNG: XIN ĐƯỢC THA THỨ NHƯNG KHÔNG DÁM VỀ LẠI NƠI GÂY TỘI ÁC ĐỂ XIN THA THỨ MÀ TRỄM TRỆ NGỒI TẬN ĐÂU NÓI VÀI CÂU XIN THA THỨ LÀ XONG RỒI ĐÓ HẢ.

      ĐÀNH RẰNG CHÚNG TA NÊN BỎ QUA QUÁ KHỨ NHƯNG BẮN CẢ TÊN LỬA VÀO QUÁ KHỨ NHƯ THẾ NÀY LÀ KHÔNG ĐƯỢC, KHÔNG CHẤP NHẬN NỔI ĐƯỢC.

      Xóa
    6. Bob kerrey có làm được như những người lính Hàn Quốc không ? Cúi đầu nhận lỗi , xin được tha thứ đi .
      Nhưng Bob kerry không dám đối mặt với quá khứ ,mà chính ông ta dể gây ra.
      Vậy ông ta có tư cách là một người đứng đầu một trường đại học danh tiếng không ?

      Xóa
    7. @ vu van son: Bob có tư cách đứng đầu fulbright hay không là chuyện nội bộ của Fuv, không phải là chuyện để cậu xen vào.

      Xóa
    8. Nặc danh23:36 Ngày 10 tháng 06 năm 2016 : Ông cho tôi hỏi , giá như một kẻ nào đó vào sát hại hết gđ ông chỉ ông sống sót . Sau nay nó quay lại day ông hoặc con cái ông . Thì ông thấy thằng này có tư cách để dạy con cai ông không ? Nói thật đi .
      Còn giết đồng bào chúng tôi , không biết nhận nhận lỗi, con ngụy biện cho tội ác của mình .
      Vậy ông có thấy tôi có tư cách xen vào không ?

      Xóa
  4. Người Việt Nam ta bây giờ "tiến bộ" hơn ngày xưa về khoảng chửi nhau, và chém giết nhau chỉ xích mích một vài chuyện nhỏ. Thật đáng buồn cho dân tộc này!
    Cháu đồng ý với Bác Già Thép nêu trong Còm trên kia. Đề nghị bác gửi cho cháu và ai muốn biết câu chuyện bác đề cập trong còm về Bác Hồ làm thơ cảm ơn người tặng cam. Xin cảm ơn bác trước.

    Trả lờiXóa
  5. Tôi mắt kém nên ít khi tham gia thảo luận mà chỉ đọc các ý kiến là chính.
    Từ lâu, tôi cũng như cụ Cựu Chiến binh và nghiều người ở đây rất ngưỡng mộ cụ Thép.
    Nhưng hôm nay tôi cố gõ mấy dòng này liên quan đến cụ Thép, tác giả bài này nhân cái còm của cụ trên kia.

    Trước hết, tôi hơi bị ngỡ ngàng vì thấy quan điểm của một đồng chí lão thành cách mạng mà lại có vẻ khá ngây thơ về vụ tên đồ tể Bob Ke ry. Ừ thì tôi ban đầu cũng thông cảm vì lão đồng chí chưa nắm đủ thông tin, cho rằng ý kiến anh Thăng là ý kiến của Đảng. Nhưng đến bây giờ, bài của anh Thăng đã bị xóa, như một lời cảnh cáo của Đảng với cái tính bộp chộp của anh Thăng, vậy mà cụ vẫn có cái còm trên kia trách cứ các cô chủ nhà vì có loạt bài khá sâu sắc, toàn cảnh về vụ Bob Ke ry.
    Điều đó, lẽ ra phải khen các cô chủ vì các cô muốn đi đến cùng sự thật chứ không bộp chộp như anh Thăng.

    Cụ thấy đó, vì bất đồng quan điểm với các bạn trẻ chủ trang G.TL mà cụ quay sang gạ gẫm tên Đông La viết bài chửi Google.tienlang với lời lẽ thô bỉ nhất.
    Nhưng tôi thấy các bạn trẻ chủ nhà không hề viết bài nào có nhắc đến hai chữ Đông La. Họ không thèm chấp. Điều mà họ quan tâm là anh Đinh La Thăng, anh Nguyên Ngọc chứ cỡ Đông La có là hạt cát hạt bụi gì đâu mà họ phải chấp chiếm?

    Qua sự việc cụ Thép cầu cứu ĐL để đánh G.TL nhưng hôm nay, họ vẫn sử dụng bài của Cụ Thép với lời dẫn hết sức trịnh trọng.
    Cụ có thấy ĐẲNG CẤP các bạn trẻ chủ nhà khác hẳn với tên tâm thần Đông La không?

    Mong cụ nghĩ lại. Bác sON vU12:25 Ngày 10 tháng 06 năm 2016 đã viết khá dài và đúng. Tôi không tiện nhắc lại.

    Trả lờiXóa
  6. @ CALI, bác gửi cháu câu chuyện cháu muốn đọc:

    Những năm đầu cách mạng, trong hoàn cảnh đất nước còn nhiều khó khăn, Bác Hồ phải chăm lo trăm công ngàn việc. Nhân dân ta ai cũng lo cho sức khỏe của Bác. Nhiều người với tư cách cá nhân, tập thể đã dành thời giờ đến Bắc Bộ phủ - nơi ở và làm việc của Chính phủ ta hồi đó - thăm sức khỏe của Bác.
    Lúc bấy giờ, việc đến thăm vị Chủ tịch nước không đến nỗi phải qua nhiều thủ tục phiền phức rắc rối.
    Nhân chuyến vào Thanh Hóa có việc riêng, nữ sĩ Hằng Phương đã nghĩ làm sao khi về phải có món quà đầy ý nghĩa đến thăm sức khỏe của Bác. Tại Thanh Hóa có loại cam làng Giang nổi tiếng. Nhà thơ liền chọn mua chục quả về biếu Bác.
    Ngồi trên xe trở về Hà Nội, vừa khư khư ôm túi cam, vừa nghĩ đến ngày mai vào Bắc Bộ phủ gặp Bác nên nói câu gì, và nói thế nào cho phải phép với Bác. Hằng Phương nhẩm ngay bài thơ:

    Cam ngon Thanh Hóa vốn dòng
    Kính dâng Chủ tịch tỏ lòng mến yêu
    Đắng cay Cụ trải đã nhiều
    Ngọt bùi trời trả đủ điều từ đây
    Cùng quốc dân hưởng những ngày
    Tự do hạnh phúc tràn đầy trời Nam
    Anh hùng tỏ mặt giang san
    Lưu danh thiên cổ vẻ vang giống nòi.

    Sáng hôm sau, nhà thơ cẩn thận gói cam vào giấy đẹp, trân trọng chép lại bài thơ rồi đến Bắc Bộ phủ thăm Bác.
    Đến cổng, bà được người bảo vệ chỉ đường vào phòng làm việc của Bác. Nhưng lúc đó Bác đang bận tiếp một vị khách nước ngoài ở phòng khách. Đồng chí văn phòng bảo nhà thơ chờ một lát. Nhưng nhà thơ thấy Bác bận quá, không muốn làm phiền Bác, bèn gửi cam và bài thơ lại rồi xin phép ra về.
    Sau khi tiễn chân khách nước ngoài, Bác trở lại văn phòng và biết bà khách đã về rồi. Nhìn gói cam và đọc bài thơ, Bác rất cảm động, nhưng lại không biết tên và địa chỉ của khách, Bác liền làm một bài thơ đăng Báo Phụ nữ để trả lời.

    Bài thơ đề là "Tặng cam":
    Cảm ơn bà biếu gói cam
    Nhận thì không đặng, từ làm sao đây
    Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
    Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai.

    Bài thơ bày tỏ lòng cảm ơn, đồng thời nhân đó nêu lên bài học đạo đức từ một câu tục ngữ rất quen thuộc và khẳng định niềm tin vào thắng lợi sắp tới...

    Trả lờiXóa
  7. Trả lời chung các bạn,

    Trước hết, tôi đánh giá cao lập trường của các bạn về chuyện phản đối ông Bob Kereey làm Chủ tịch Đại học FUV. Mong rằng lập trường các bạn luôn vững vàng như vậy trong những gì liên quan tối bảo vệ chủ quyền độc lập của đất nước cho tới cuối đời khi nhắm mắt xuôi tay.
    Phần tôi, hứa với các bạn sẽ không bao giờ mất lập trường của một người Cộng sản.
    Bản thân tôi đã trải qua quá nhiều đau đớn do bị kẻ thù tra tấn nhiều lần súyt chết trong nhà tù, chứng kiến biết bao đồng chí đồng đội của tôi bị địch giết chết trước mắt mình. Thế mà sau ngày chiến thắng chúng tôi trở lại Phú Quốc, gặp tên Bảy Nhu - kẻ thù từng sát hại hàng trăm đồng đội của mình, trực tiếp đánh tôi hàng chục ngày trong biệt giam và trong trại tù trước khi bị đưa đi tra tấn nhốt biệt giam - nhưng sao chúng tôi không giết hắn để trả thù cho mình và đồng đội đã ngã xuống? Nếu các bạn cũng ở trong cảnh của chúng tôi, các bạn làm gì? Giết Nhu chăng? Chúng tôi không giết Nhu là chấp hành chính sách của Đảng, Nhà nước sau cuộc chiến không cho phép trả thù đó các bạn à.
    Trở lại chuyện ông Bob Kereey cũng nằm trong chủ trương của Đảng. Nói đến cuộc chiến tranh Mỹ - Việt, kẻ phát động và điều hành cuộc chiến gây chết mấy triệu người dân Việt, hàng trăm ngàn nạn nhân chất độc da cam di truyền đến thế hệ ngày nay, gây khổ đau cho nhiều gia đình Việt Nam. Thế mà những người đó không bị trừng trị, Đảng, Nhà nước ta gạt sang một bên để tạo quan hệ hai nước hướng tới tương lai. Người tội nặng được bỏ qua, người tội nhẹ hơn thì cũng nên bỏ qua theo chủ trương của Đảng là không khó hiểu. Nếu Đảng, Nhà nước ta lên án và trừng trị những kẻ gây tội ác lớn kia thì chắc chắn tôi cũng yêu cầu xử ông Bob và chắc sẽ không có chuyện Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký quyết định để Chủ tịch UBND TP HCM trao ngày 25/5 vừa qua. Còn chuyện bob làm Chủ tịch Đại học FUV thì tôi cũng đã nói là do thỏa thuận giữa Chính phủ 2 nước.

    Tôi nhận thức như vậy. Các bạn cứ theo ý của các bạn, tôi chỉ khen, các bạn cũng đừng cho rằng mình có quyền phê phán đả kích người khác. Chưa chắc ai hơn ai trong lập trường ta địch đâu. Hãy tôn trọng người khác để người ta tôn trọng mình.

    Thôi đủ rồi, sẽ không có một Còm nào nữa đâu, vì tôi không cần tranh cãi bất cứ với ai.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. GIÀ THÉP16:35 Ngày 10 tháng 06 năm 2016

      Nhà nước ta gạt sang một bên để tạo quan hệ hai nước hướng tới tương lai. Người tội nặng được bỏ qua, người tội nhẹ hơn thì cũng nên bỏ qua theo chủ trương của Đảng là không khó hiểu. Nếu Đảng, Nhà nước ta lên án và trừng trị những kẻ gây tội ác lớn kia thì chắc chắn tôi cũng yêu cầu xử ông Bob và chắc sẽ không có chuyện Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam ký quyết định để Chủ tịch UBND TP HCM trao ngày 25/5 vừa qua.
      ...................
      Lời ông Già Thép vừa đúng với ý của Đảng, lại vừa hợp với lòng dân, lòng vị tha của dân tộc VN. Sự đồng thuận tuyệt đối để tha thứ cho Bob là không thể. Nhưng biết gác cái tôi cố chấp, gạt bỏ cái tình cảm nhỏ nhen thù vặt qua một bên, để chấp hành quán triệt đường lối của Đảng và CP, biết hành xử theo đúng truyền thống đạo lý vị tha ngàn dời của dân tộc thì nhân cách người Cộng sản của ông Già Thép cao hơn những người khác một bậc. Như một sự ngẫu nhiên thú vị, nhân cách Cộng sản của Già Thép lại tỏa sáng bên cạnh một Nặc nô bưng bô đang chao đảo giữa đôi bờ. Nhân cách Cộng sản của ông Già Thép thật đáng trân trọng!

      Xóa
    2. Ông nặc 23:33
      Đừơng lối của Đảng& CP là gác lại quá khứ hướng tới tương lai trong quan hệ với Mĩ.Chính vì mối quan hệ ngày càng tốt đẹp mới có việc mở trường FUV ở VN.Có ai chống lại đường lối này o?Dư luận chống cái gì mấy ngày nay ông không hiểu ư? Xin ông cho tôi biết, cái gì để chứng minh vị trí của Kerrey ở ĐH FUV là đường lối chủ trương của Đảng và CP?

      Xóa
    3. Jour vold: Xin ông Vold cho tôi biết, cái gì để chứng minh vị trí của Kerrey ở ĐH FUV là TRái đường lối chủ trương của Đảng và CP?

      Xóa
    4. Ông hỏi ngựơc giống trẻ con quá! Các ông ủng hộ Kerrey ở vị trí đó với lập luận ủng hộ đừơng lối của Đảng và CP. Các ông phải chứng minh. Ngựơc lại,tôi và mọi người phản đối Kerrey ở vị trí đó với lập luận "Quá khứ của ông không thích hợp cho ông ở môi trường giáo dục" , chưa ai nói ông Kerrey ở vị trí đó là trái với đường lối của Đảng và CP. Vậy cm cái mình o nói là sao hả ông nặc? Chưa thông tin chính thức nào thưa ông. Đừng có lấy Đảng và CP ra che chắn cho lập luận của mình.

      Xóa
    5. @ Jour Vold: Ông có vẻ đã hiểu vấn đề rồi đấy. Tôi chỉ sợ bổ nhiệm Kerrey là trái với chủ trương của Đảng và CP và nguy hại an ninh quốc gia. Nếu là không phải mà chỉ vì "không thích hợp ở môi trường giáo dục" thì không cần làm vống lên cho to chuyện. FUV là trường Mỹ nên Kerry có thể không hợp với VN nhưng lại nằm trong phạm vi tiêu chuẩn cho phép theo quy chế sư phạm của Mẽo thì sao? Mà ông cũng khéo lo. Nếu không ưa thì cứ việc tẩy chai, khuyến cáo học sinh không nộp đơn vào đấy thì tự khắc FUV nó phải đóng cửa thôi. Ông rãnh hơi thì đi giặt dồ, nấu cơm cho vợ chớ hơi đâu mà làm chuyện ruồi bu lo cho thằng FUV nó tốt với xấu hả ông?

      Xóa
    6. Mĩ cũng o cho tội phạm làm trong giáo dục thưa ông! Tội phạm sẽ giáo dục con em chúng ta,ông thấy o có gì thì cứ lo giặt đồ cho vợ, nhưng đừng quên trả lời về câu hỏi của tôi nha! Cái gì để chứng minh vị trí của Kerrey ở ĐH FUV là đường lối chủ trương của Đảng và CP?

      Xóa
    7. Mĩ cũng o cho tội phạm làm trong giáo dục thưa ông! Tội phạm sẽ giáo dục con em chúng ta,ông thấy o có gì thì cứ lo giặt đồ cho vợ, nhưng đừng quên trả lời về câu hỏi của tôi nha! Cái gì để chứng minh vị trí của Kerrey ở ĐH FUV là đường lối chủ trương của Đảng và CP?

      Xóa
    8. Ủy viên BCT Đinh La Thăng đã thay mặt Đảng và CP ửng hộ Bob là CT FUV. O^ng Già Thép là đảng viên kỳ cựu 50 tuổi đảng ủng hộ Kerry là CT FUV. Ủng hộ Kerrey là làm CT FUV là thể hiện lòng vị tha đối với kẻ thù theo đúng lời dạy và tư tưởng của CT. Hồ Chí Minh vĩ đại. Bà Ninh là đã về hưu nên không đủ tư cách dùng từ "chúng tôi" để đại diện nhân dân VN phản đối Bob, trái lại Ủy viên BCT Thăng đang đương nhiệm nên rất chính danh đại diên cho Đảng và CP phát biểu ủng hộ và tha thứ cho Bob Kerrey. Tôi thấy ông nuôi thù ôm hận Kerrey còn hơn cả dân Thạnh Phong. Nếu không thích Kerrey thì đừng vào học FUV, không thích TQ thì đừng mua hàng Made in China. Thù hận mãi chỉ làm khổ chính mình. Ông Vold còn gì để nói nữa không?

      Xóa
    9. CÒN MỘT PHƯƠNG ÁN NỮA: ĐÓNG MỊA NÓ CÁI TRƯỜNG DẠY CẮT CỔ, MỔ BỤNG DÂN THƯỜNG ĐÓ ĐI!

      Xóa
    10. Nặc 23:53
      Xúi dại quá ông Nặc. FUV là chủ trương của Đảng và CP như là biểu tượng 'khép lại quá khứ, hướng tới tương lai' giữa Việt và mỹ. Nếu không thích Kerrey thì chỉ cần ngăn cấm sinh viên vào học thì fuv sẽ tự nó đóng cửa thôi.

      Xóa
    11. Ông Thăng phát biểu đại diện cho Đảng và CP sao lại bị rút bài đồng loạt trên tất cả các báo vậy? Đọc cho kỷ các còm nha , thù hận gì ở đây . Ông Kerrey có thể giúp VN cách khác.

      Xóa
    12. Ông Thăng phát biểu đại diện cho Đảng và CP sao lại bị rút bài đồng loạt trên tất cả các báo vậy? Đọc cho kỷ các còm nha , thù hận gì ở đây . Ông Kerrey có thể giúp VN cách khác.

      Xóa
  8. Thêm một lần thất vọng với cụ Thép qua cái còm GIÀ THÉP16:35 Ngày 10 tháng 06 năm 2016. Và tôi cũng không muốn trao đổi, tranh luận gì thêm với cụ.
    Tôi chỉ muốn nói chung với mọi người và mong các bạn chủ tranh tiếp tục về Bob Ke ry đến cùng!

    BOB KERREY KHÔNG CHỈ MẤT NHÂN TÍNH TRONG CHIẾN TRANH
    MÀ CÒN TỆ HƠN THẾ

    Ngài Bob Kerrey đã trực tiếp chỉ huy cuộc tàn sát phụ nữ và trẻ em ở Thạnh Phong,Bến tre năm 1969,một hành vi phạm tội chiến tranh ,một hành vi thể hiến ông ta là một kẻ mất nhân tính trong thời điểm ấy.Nhưng những những hành vi của ông ta sau sự kiến ấy còn cho thấy ông ta là một kẻ gian dối,đê hèn và thất đức.Vậy tổng hợp lại,bản chất của ngài Bob có 4 đặc tính nổi bật sau đây:
    1. Tội ác với nhân loại ,mất nhân tính
    2. Gian dối
    a. Giết đàn bà,trẻ em còn bú sữa mẹ mà khai là “cộng quân” để lấy huân chương
    b. Nói là xám hối với hành vi phạm tội nhưng chưa bao giờ tự nhận phạm tội mà phải chờ sự phanh phui từ công luận
    c. Lời nói bất nhất: lúc thì nói “săn sàng từ chức” lúc thì kiên quyết không “từ”
    3. Đê hèn
    a. không dám đưa ra lời xin lỗi
    b. Không dám về đài tượng niệm nạn nhân bị ông ta sát hại để xám hối
    c. Không dám trả cái huân chương do tội lỗi và gian dối mà có.
    4. Thất đức
    a. Giết trẻ em và phụ nữ rất dã man mà không thấy mối ân hận nào
    b. Sự bất nhất trong tuyên bố
    c. Ham quyền cố vị
    d. Gần một nửa thế kỉ mà vẫn không nhận tội lỗi và sai lầm của mình

    VỚI MỘT CON NGƯỜI TỆ HƠN CON VẬT,XIN CÁC VỊ LÃNH ĐẠO VIỆT NAM,ĐỪNG BẮT CON EM CHÚNG TA PHẢI TÔN THỜ CON NGƯỜI NÀY,NHỤC NHÃ LẮM.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi thấy ông Già Làng thật thiển cận. Đứng ở phía ta thì ông phán xét Bob là đúng. Nhưng người Mỹ thì họ có cái nhìn khác, với họ thì Bob là anh hùng quân đội, là có công với dân Mỹ, tội là thế nào? Tôi thấy ông Già Làng đang làm chuyện bao đồng. Mỹ giết dân Thạnh Phong thì dân Thạnh Phong không thù Mỹ thì thôi, việc gì mà ông Già Làng ôm thù nuôi hận với Mỹ và Bob còn hơn cả người nhà các nạn nhân? Rỗi hơi à? Tôi nghĩ đã hơn 40 năm rồi nên dân Thạnh Phong họ cũng nguôi ngoai hay quên béng nó đi rồi. Những người như ông Già Làng tiếng là ghim thù nhưng chỉ biết to mồm cho sướng miệng chứ nào có dám hành động cụ thể nào để đòi sự công lý cho dân Thạnh Phong? Đừng nên xới vết thương lòng của dân Thạnh Phong nữa, hãy để nó ngủ yên. Chó sủa thì không dám cắn. Đã chết nhát và lại hèn nữa thì câm mồm là hơn.

      Xóa
  9. Thưa bác Thép! Ông Đam kí giấy phép thành lập đại học Fulbright. Còn chức chủ tịch FUV do thoả thuận của 2 CP là do bác suy diễn, hay bác có thông tin? Xin bác dẫn nguồn. Những điều bác nói như tha thứ, tha tội,.. theo chủ trương của Đảng thì có ai phản đối đâu.Bọn cháu phản đối ông Kerrey làm chủ tịch FUV, môi trường giáo dục, thưa bác!. Bác đã tha tội cho bảy Nhu, nhưng nếu ông Nhu về làm hiệu trửơng dạy con cháu bác thì bác nghĩ sao?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. @ Jour Vold: bạn cũng giống anh cẩu Nặc nô già 80 tuổi, già mà chưa chịu lớn (ông Nô chỉ mới học xong tiểu học, tức lớp 5). Nhận thức và lý luận quá kém. Vold bảo ông Thép "chức chủ tịch FUV do thoả thuận của 2 CP là do bác suy diễn"? Đúng, ông Thép suy diễn sai luật. Bổ nhiệm Bob làm CT là việc nội bộ của FUV, phía VN éo có tư cách xen vào nhá. Nếu không thích Bob thì tẩy chai FUV, khuyến cáo sinh viên không thèm vào học cho nó đóng cửa luôn. Còn nếu vì thù hận mà đả kích Bob quá đáng, FUV nó cứ cho Bob làm Chủ tịch cho bỏ ghét, dạy cho dân VN biết thế nào là nhục, làm gì nhau?

      Xóa
    2. Ông nặc 22:56
      Tôi thấy nhục rồi nên mới ủng hộ ý kiến phản đối của bà Ninh, hy vọng thư của bà sẽ đánh động dư luận Mĩ, tác động để thay đổi vị trí của Kerrey ở ĐH FUV. Còn ông không cảm thấy nhục là quyền của ông!

      Xóa
  10. Xưa đấu trí thì nay cũng đấu trí. Trong cả 2 trường hợp, chúng ta đều phải mượn sức dư luận. Ngày xưa ta mượn sức dư luận ở cả 2 nước Việt Mỹ để thúc đẩy áp lực Mỹ xuống thang chiến tranh.

    Ngày nay ta cũng mượn sức dư luận Việt Mỹ để thúc đẩy áp lực Fulbright và Kerrey phải thay đổi quyết định.

    Không phải ngẫu nhiên mà gần đây các tiếng nói bên Mỹ phản đối Kerrey đồng loạt được nhắc tới trên các kênh truyền thông chính thống.

    Trả lờiXóa
  11. Việc gì cũng có 2 mặt lợi hại. Cà rốt và cây gậy luôn đi đôi với chú Sam. Muốn chơi với Mỹ thì phải học cách chịu đòn. Bob Kerrey là bài học "huấn nhục" đầu tiên mà VN phải tập làm quen trước khi được Mỹ cho ăn cà rốt (vũ khí hiện đại). Tục ngữ có câu: Chịu đấm ăn xôi. Ở đây, Bob Kerrey nhẹ hơn "nắm đấm" nhiều, và vũ khí Mỹ thì quá cha "nắm xôi". Chưa từng có ai dám chê "xôi Mỹ" cả, VN cũng không ngoại lệ!

    Trả lờiXóa
  12. Bác Già Thép không gửi Còm tranh cãi vì thấy không cần, như đã thông báo ở trên kia.
    Tôi muốn nói ý kiến của mình, nhận định về "suy diễn" của bác Thép nói chuyện ông Bob làm chủ tịch trường Đại học FUV có thỏa thuận hai chính phủ.
    Chúng ta có rất nhiều thông tin ông Bob ra sức cùng hai người bạn 20 năm qua vận động nước Mỹ xóa bỏ cấm vận, lập quan hệ với VN. Chúng ta cũng có thông tin ông Bob từng quản lý trường Đại học bên Mỹ. Và ông Bob vận động phía Mỹ thành lập trường Đại học FUV. Như vây khi VN nhận lời (liệu phía VN có vận động không nữa?) phía Mỹ giúp đỡ xây trường FUV đã hiểu phía Mỹ có ông Bob là người thực hiện? Trước khi VN ra quyết định thành lập trường FUV người có trách nhiệm phải tìm hiểu phía Mỹ cử ai và biết phía Mỹ cử ông Bob làm chủ tịch chứ? Không lẽ các quan chức của ta bàng quang không quan tâm tới người giữ chức ấy? Mà quan tâm thì đã biết. Còn nếu chưa biết họ phải hỏi phía Mỹ, Mỹ trả lời ông Bob làm chủ tịch thì phía VN đã biết. Phía VN không phản đối thì đồng thuận chứ gì nữa?
    Quá đơn giản thế mà cả mấy người trai trẻ "giỏi" phản đối, lại không suy ra được bằng một ông già như Cụ Thép là họ quá tầm thường.

    Qua đây cho mọi người hiểu rõ trí tuệ của Cụ Thép! Thật sự tôi bái phục Cụ rất nhiều.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ca li viết:
      ---
      Chúng ta cũng có thông tin ông Bob từng quản lý trường Đại học bên Mỹ.
      ----
      Vâng thế nên bên Mỹ đó, ngay cái trường đó giáo viên và học sinh cùng phản đối ông Bôm bốp. Ca li biết không?
      ___
      NƠI TRƯỜNG CỦA BOB KERREY,NGƯỜI TA TÍN NHIỆM BOB NHƯ THẾ NÀO?

      Trong đợt lấy phiếu tín nhiệm mới đây ở trường New School University ,nơi ngài Bob làm chủ tịch thì có 94 % giảng viên bất tín nhiệm Bob Kerrey.Có một số sinh viên còn lấy băng keo bịt miệng mình để phản đối lão ta.Vậy mà xứ ta , những kẻ "thông minh" "rộng lòng nhân đạo" lại cố đòi cho được lão ta làm chủ tịch đại học ở Việt Nam.Chúng đúng là loại rởm đời.

      Bob Kerrey's Ivory-Tower War

      The New School president lost his lower leg in Vietnam, fought countless battles in the Senate, even ran for president. But nothing prepared him for the insurrection he now faces.
      http://nymag.com/news/features/54685/

      Xóa
    2. LÂM17:32 Ngày 11 tháng 06 năm 2016

      bác Thép ủng hộ ông Bob làm chủ tịch Trường Đại học FUV là theo chủ trương của Đảng đã làm, không xuất phát từ động cơ cuồng Mỹ như Nguyên Ngọc, không "chửi" người khác quan điểm mình như Đông La; bác không hề có một lời phê phán người phản đối ông Bob. Như vậy, Bác Thép đã thể hiện ý kiến mình theo ý kiến của Đảng như bác nói là rõ ràng, minh bạch.

      Xóa
  13. Ông ơi, lịch trình của ông Obama qua VN đều có bàn bạc giữa 2 bên,từ giờ nào đến giờ nào ,việc gì, ở đâu. Vậy VN có biết TT Obama sẽ gặp đám rận không? Biết mà o phản đối thì là đồng thuận ,theo ông là vậy đúng o?
    Nên nhớ suy diễn và kết luận là khác nhau nha ông!

    Trả lờiXóa
  14. Tôi đọc G. TL từ lâu, nghe các bạn ở đây thảo luận người bên này người bên kia, không khí luôn nóng, xôm tụ ghê quá.
    Riêng chuyện Bob Kereey làm chủ tịch Trường FUV là sôi nổi nhất. Một số người phản đối một số người đồng tình trong đó có bác Người Đất Thép (nay đổi sang Già Thép). Suốt các comments của ông già này cho tôi nhận ra:
    - Là một con người có tư duy độc lập, luôn tôn trọng người khác, dù họ không đáng cho bác ấy cư xử như thế (một Nặc danh dùng lời lẽ phí báng bác ấy, nhưng bác trả lời rất lịch sự, không "chửi" lại kẻ "hàm hồ". Bác tôn trọng, đánh giá cao những người phản đối ông Bob làm chủ tịch Trường Đại học FUV, nhưng bác không a-dua theo người ta mà giữ quan điểm riêng của mình, dù bị một ít người "đả kích".
    - Quan điểm xử sự của Bác Thép đối với ông Bob ở tầm cao của lý trí theo chủ trương của Nhà nước Việt Nam, truyền thống dân tộc ta vị tha đối với kẻ thù sau cuộc chiến, không theo lối cảm tính nhỏ nhen, đặt lợi ích chung lên trên hết. Nếu cứ như bao người phản đối thì bác đâu khó nói, nhưng nói như thế thì đâu còn bản ngã một con người tầm cỡ nữa. Ở đây chúng ta thấy quan điểm bác Thép ủng hộ ông Bob làm chủ tịch Trường Đại học FUV là theo chủ trương của Đảng đã làm, không xuất phát từ động cơ cuồng Mỹ như Nguyên Ngọc, không "chửi" người khác quan điểm mình như Đông La; bác không hề có một lời phê phán người phản đối ông Bob. Như vậy, Bác Thép đã thể hiện ý kiến mình theo ý kiến của Đảng như bác nói là rõ ràng, minh bạch.
    -Tôi cũng đọc được lời bác đồng tình và chưa đồng ý với các bạn G. TL. Bác nêu quan điểm của mình rằng không nên quá dài cho một đề tài như thường thấy ở trang mạng này. Đây là góp ý chân tình, như một độc giả, một cộng tác thân thiết muốn xây dựng cho G. TL hoàn thiện hơn. Bác Thép góp ý đúng. Bất cứ việc gì cũng luôn chứa đựng hai mặt lợi và hại. Anh ăn nhiều quá sẽ bội thực. Con người nào cũng có nhân phẩm của họ, đừng để cho người này đả kích người kia là đạo đức nghề nghiệp của người làm báo mạng chân chính. Việc nầy G. TL cần chấn chỉnh lại. v.v...

    Như vậy, cụ già Thép đã cho mọi người thấy một phong cách sống, một đạo lý làm người mà chúng ta còn thiếu mặt này, mặt khác để suy ngẫm, điều chỉnh hoàn thiện cho bản thân mình. Tôi học được ở Bác Thép trên G. TL như vậy. Ai có dịp gần bác Thép ngoài đời chắc sẽ học ở bác nhiều điều hơn nữa. Tôi chắc như vậy. Một minh chứng cho thấy Đông La rất kính nể bác Thép, bác rất có uy tín với nhiều Ban biên tập những tờ báo lớn của TP HCM, điều không phải ai cũng có. Tôi kính trọng bác Thép.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. NẾU TÊN ĐỒ TỂ LÀM CHỦ TỊCH CÁI TRƯỜNG ĐÓ THÌ ĐÓNG MỊA CÁI TRƯỜNG DAYH CẮT CỔ, MỔ BỤNG DÂN LÀNH ĐI!

      Xóa
    2. LÂM17:32 Ngày 11 tháng 06 năm 2016

      bác Thép ủng hộ ông Bob làm chủ tịch Trường Đại học FUV là theo chủ trương của Đảng đã làm, không xuất phát từ động cơ cuồng Mỹ như Nguyên Ngọc, không "chửi" người khác quan điểm mình như Đông La; bác không hề có một lời phê phán người phản đối ông Bob. Như vậy, Bác Thép đã thể hiện ý kiến mình theo ý kiến của Đảng như bác nói là rõ ràng, minh bạch.

      Ai có dịp gần bác Thép ngoài đời chắc sẽ học ở bác nhiều điều hơn nữa. Tôi chắc như vậy. Một minh chứng cho thấy Đông La rất kính nể bác Thép, bác rất có uy tín với nhiều Ban biên tập những tờ báo lớn của TP HCM, điều không phải ai cũng có. Tôi kính trọng bác Thép.
      -----------------
      Ông Lâm nhận xét chính xác. Bác Thép ủng hộ Kerrey theo chủ trương của Đảng chứ không phải vì cuồng Mẽo như rận.

      Tôi biết bác Thép là nhà nghiên cứu về Hồ Chủ Tịch và đã xuất bản nhiều sách viết về Người. Một bạn còm quen thuộc ở Google TL là ông Nặc nô 'bưng bô' cũng rất kính trọng bác Thép. Ông Nặc nô và bác Thép tuy cùng lứa tuổi và cùng hoạt động Cách mạng lâu năm, nhưng ông Nặc nô vẫn tôn kính bác Thép hơn cả một người bạn - mà là một người Thầy đáng kính. Sao lạ vậy? Quí vị nên biết, bác Thép là bậc lão thành CM 50 tuổi Đảng, còn ông Nặc nô thì chưa một ngày được vinh dự đứng vào hàng ngũ Đảng viên! Ông Nặc nô trình độ văn hóa chỉ mới tốt nghiệp Tiểu học (tương đương học hết lớp 5 hiện nay)! Nói thế để mọi người thông cảm cho trình độ nhận thức và lời ăn tiếng nói của ông Nặc nô đôi lúc cộc cằn, hằn học, thô lỗ chứ không được thanh tao, lịch thiệp, uyên bác như bác Thép. Ông Nặc nô vẫn thường tìm đọc các bài viết của bác Thép trên tạp chí Xây dựng Đảng và nhiều tờ báo lớn khác để tự học. Đông La cũng hay có bài trên báo Văn nghệ TP.HCM nên bác Thép và DL cũng có chút tình đồng nghiệp viết lách nhưng phải nói DL, cũng giống như ông Nặc nô, rất trân trọng nhân cách và kiến thức uyên thâm của bác Thép về lịch sử Đảng. Bạn đọc Google TL thật là may mắn và hân hạnh có sự tham gia đóng góp ý kiến quý báu của bác Già Thép!

      Xóa
    3. Tôi cũng rất tôn trọng bác Thép. Các còm của tôi gửi cho bác đều thưa gửi đàng hoàng. Tôn trọng không có nghĩa là đồng ý tất cả những gì bác ấy nói.

      Xóa
  15. Tôi rất yêu quý Bác, con đường của bác đi là đúng đắn, nhưng những thế hệ sau đang cai quản đất nước hình như có vẻ gì không giống bác lắm! đang thiếu nợ mà lại sài sang, thấy nước thiêu nợ mà thương, tôi cũng đangcố gắng từng ngày để có nhiều đóng góp mới cho dai ly sua non alpha lipid giàu mạnh!

    Trả lờiXóa