Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Bảy, 9 tháng 7, 2016

MỸ CHẾT LẶNG KHI MỘT ĐỒNG MINH THÂN CẬN NÓI LÊN SỰ THẬT

Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte

Trong khi Mỹ được cho là đang sát cánh từng ngày với Philippines trong cuộc tranh chấp ở Biển Đông với Trung Quốc thì tân Tổng thống Philippines hôm qua đã khiến đồng minh Mỹ “chết lặng” khi công khai thẳng thừng đổ lỗi cho Washington về những cuộc xung đột đẫm máu ở Trung Đông.
**************************
Trong bài phát biểu ngày hôm qua (8/7), Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte cho rằng, chính sách can thiệp của Mỹ là nguyên nhân dẫn đến các cuộc xung đột đẫm máu ở Iraq và các nước Trung Đông khác cũng như các cuộc tấn công xảy ra trên đất Mỹ. “Không phải Trung Đông xuất khẩu chủ nghĩa khủng bố sang Mỹ mà chính là Mỹ tự nhập chủ nghĩa khủng bố”, ông Duterte đã nói như vậy trong những lời chỉ trích mới nhất nhằm vào đồng minh an ninh thân thiết nhất của Manila.


"Họ tiến vào Iraq... và nhìn xem Iraq giờ ra sao, hãy nhìn xem chuyện gì xảy ra với Libya, với Syria. Nhiều người đang bị giết hại ở những nơi đó, trong đó có cả trẻ em”, ông Duterte phát biểu tại một cộng đồng người Hồi giáo ở thành phố nam Davao trong một buổi lễ kết thúc tháng ăn kiêng Ramadan của người Hồi giáo.

Cựu Thị trưởng thành phố Davao tuyên bố, ông sẽ là một tổng thống cánh tả thực hiện chính sách đối ngoại độc lập, không phụ thuộc vào Mỹ.

Tân Tổng thống Philippines còn chỉ ra những lợi ích khi phát triển quan hệ hữu nghị với Bắc Kinh, trong đó có việc Trung Quốc đề nghị cấp vốn cho các dự án đường sắt ở Philippines. Manila đã có một mối quan hệ lạnh lẽo với Bắc Kinh dưới thời người tiền nhiệm của ông Duterte – cựu Tổng thống Benigno Aquino III. Ông Aquino đã phát triển mạnh mẽ mối quan hệ an ninh với Mỹ để làm đối trọng chống lại sự cứng rắn, quyết liệt của Trung Quốc trong các cuộc tranh chấp ở Biển Đông hiện nay.
Bất chấp những phát biểu khiến đồng minh Mỹ có thể “chết lặng” nói trên, không có dấu hiệu nào cho thấy Tổng thống Duterte sẽ thay đổi mối quan hệ hợp tác quốc phòng chặt chẽ với đồng minh Mỹ.

Kiệt Linh/VnMedia 
========= 
Xem thêm bài báo khác:
Anh thừa nhận xâm lược Iraq là một sai lầm
Kết luận của Ủy ban điều tra việc Anh tham gia chiến dịch quân sự chống chính quyền Saddam Hussein từ năm 2003-2009 cho thấy, hành động can thiệp vào Iraq là quyết định sai lầm cựu Thủ tướng Tony Blair.
 .
Ảnh: AP Ảnh: AP
John Chilcot, người đứng đầu Ủy ban điều tra khẳng định, trước khi Anh tham gia cuộc tấn công vào Iraq, khả năng giải pháp hòa bình cho quốc gia này vẫn chưa cạn kiệt.
“Hành động quân sự của Vương quốc Anh tại thời điểm đó chưa phải là giải pháp cuối cùng”, ông Chilcot nhấn mạnh.
Báo cáo của Ủy ban cũng khẳng định, chính phủ Anh đã đánh giá thấp những hậu quả của cuộc xâm lược Iraq và đưa quân vào quốc gia Trung Đông này mà không sự có sự hỗ trợ tất cả các thành viên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

Cuộc chiến ở Iraq được Mỹ và đồng minh phát động ngày 19/3/2003. Khoảng 45.000 binh sĩ Anh đã được gửi tới Iraq trong khoảng từ năm 2003 đến 2009.
Báo cáo nhận định, mối đe dọa vũ khí hạt nhân ở Iraq, trên thực tế không phải vì biện pháp trừng phạt đã được áp đặt trong quan hệ với Baghdad, và quyết định xâm lược Iraq dựa trên “những dữ liệu chưa được kiểm chứng”.
Ông Chilcot cũng cho biết, cựu Thủ tướng Tony Blair thời điểm đó cũng nhận được những cảnh báo rằng, sự sụp đổ của Baghdad và hành động bắt giữ Tổng thống Iraq Saddam Hussein sẽ là thời cơ cho tổ chức khủng bố Al-Qaeda đe dọa Vương quốc Anh.
Ủy ban điều tra kết luận, cuộc xâm lược là một sai lầm và những hậu quả của nó vẫn còn hiện hữu cho đến bây giờ.
Sau khi công bố báo cáo, hàng chục người dân Anh đã tụ tập trước tòa nhà trụ sở của Ủy ban điều tra, yêu cầu trừng phạt cựu Thủ tướng Tony Blair, người đứng đầu chính phủ Anh từ năm 1997 đến 2007.
Cựu Thủ tướng Blair tuyên bố ông sẵn sàng chịu trách nhiệm cho những sai lầm tại Iraq, tuy nhiên nội các của ông khẳng định việc loại bỏ Saddam Hussein là cần thiết.
Trong khi đó, Thủ tướng đương nhiệm David Cameron nói rằng nước Anh nên “xem xét nghiêm túc bản báo cáo của Ủy ban điều tra”.
Dự kiến, Quốc hội Anh vào tuần tới sẽ tổ chức một cuộc thảo luận về kết luận của Ủy ban điều tra việc Anh tham gia chiến dịch quân sự chống chính quyền Saddam Hussein từ năm 2003-2009.

17 nhận xét:

  1. Thời công nghệ số hiện nay, bàn tay của Mỹ, dù tay to, nhưng ko thể che được mặt trời.
    Những hành động tội lỗi của Mỹ trên khắp thế giới, đặc biệt là ở Iraq, Libya, Syria, Ukraina.... mà Google,tienlang khiên trì chỉ ra nhiều năm qua nhưng vẫn có một vài người cho rằng đó là vì G.TL k ưa Mỹ.

    Nay có ông Tổng thống Phil cũng nói như G.TL thì giải thích sao đây, các vị dzận xĩ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bà Tám Miền Tâylúc 21:29 9 tháng 7, 2016

      Cụ Già Làng bình luận thiệt là hay!
      Cỡ như tui, ở miệt vườn miền Tây, lúc rảnh rỗi cũng lên mạng chém gió phần phật, nói chi tới giới trẻ ngày nay!
      Người dân VN hầu như nhà nhà có internet, nông thôn cũng như miền núi.

      Ngồi ở miệt vườn m Tây, mọi người có thể đọc chuyện ở Mỹ, ở Pháp, ở Thổ Nhỹ Kỳ... Lề trái lề phải, lật đi, rồi đối chiếu lại... đâu phải như thời xưa, mấy ông Mỹ thích nói ngang nói ngược thế nào cũng được?

      Ông Hút xen có tội tình chi mà Mỹ và Anh xông vô nhà người ta, treo cổ chủ nhà lên?

      Tôi cũng biết rằng, với VN, ông Hút Xen là bạn, là ân nhân.
      Bà Nguyễn Thị Bình bảo thế!

      SADDAM HUSSEIN- NGƯỜI BẠN VÀ ÂN NHÂN CỦA VIỆT NAM
      http://googletienlang2014.blogspot.jp/2015/11/saddam-hussein-nguoi-ban-va-nhan-cua.html

      Xóa
  2. Tay Tổng thống Phi này có lẽ chưa nghe chuyện về Ngô Tổng Thống vì chuyện ấy đã lâu và nhiều chuyện quá khứ đã bị khép lại vĩnh viễn chăng?

    Trả lờiXóa
  3. Thôi bye ông tổng thống, IS ở miền nam Phi sắp thành đối lập ôn hòa rồi.

    Trả lờiXóa
  4. Có thể ở Trung Đông thì như vậy , còn ở Biển Đông thì đừng nên phụ bạc Mỹ , nếu không có Mỹ "gầm gừ" thì Trường Sa đã bị Trung Quốc "ăn gỏi" rồi - đừng nên cổ vũ cho tay bốc đồng Duterte ( Trump của Philippin) nữa , VN và một số nước đang đau đầu vì hắn ta đấy !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mỹ là tên đồ tể ở Trung Đông nhưng ở Biển Đông thì Mỹ là ông bụt hả rận xĩ loi Thang06:46 Ngày 10 tháng 07 năm 2016?

      Xóa
    2. Vậy thì chửi Mỹ đi , bảo Mỹ đừng nhúng tay vào biển Đông để chúng tôi hòa đàm song phương , không cần "quốc tế hóa" như chủ trương của đồng chí Tập Cận Bình và đồng chí Hun Xen hằng mong muốn .

      Xóa
    3. Không cần Mỹ nhòm vào biển Đông của chúng tôi , đó là việc của 2 anh em Việt Trung hảo hảo của chúng tôi tự giải quyết , chỉ cần chúng tôi "quan ngại" va chạm với "tàu lạ" là người anh em Tung Của cảm thấy áy náy , ân hận lắm dồi .

      Xóa
  5. GTL gần đây thường có những cái tít vụng về. Sai lầm của Mỹ và đồng minh Mỹ trong chiến tranh can thiệp ở Irac nói riêng, Trung Đông nói chung,là sai lầm. Sự sai lầm này, các đồng minh của Mỹ đã chẻ sợi tóc làm tư mọi vụ việc, từng vụ việc. Công luận chân chính ở Mỹ, thậm chí, đến Quốc Hội Mỹ, Tổng Thống đương nhiệm của Mỹ cũng đã nhận biết và bắt đầu thực hiện kế hoạch cuốn quân khỏi Trung Đông. Hà cớ gì, đợi đến khi anh Tân Tổng Thống, Rodrigo Dulerte, mở mồm vài câu cốt để lấy lòng lực lượng hồi giáo cực đoan tại Philipine, thì "Mỹ chết lặng..."???!!! Tuyên truyền như thế là phản tuyên truyền. Nó hao hao như "Chẳng nhẽ Formosa không xả thải xuống biển thì xả lên trời", "biển Đông ô nhiễm một phần do khách du lịch tắm biển và đái trong biển". Diễn đàn có đủ mọi thành phần. Có thằng chuyên môn viết những cái còm vuốt đuôi GTL bất kể đúng sai, có thằng rải tờ rơi thuê cho Việt Tân, có thằng thọc gậy bánh xe chia rẽ nhưng cũng có những thằng đáng đàn anh đàn chị mình, thầy cô mình. Viết thế nào để thể hiện tự trọng và tôn trọng bạn đọc.
    Nhân dân không ưa bọn lợi dụng tình hình cá chết để quấy đục của bọn cha cố và nhóm crétiene Catolique Nghệ An, nhưng cũng thừa hiểu nguyên nhân, biến diễn, hướng xử lý của chính phủ về vụ Formosa xả độc. Làm mạnh thì đụng chạm đến ông Mạnh, ông Dũng, đến cựu quan chức Bộ TNMT, Tỉnh Ủy Hà Tĩnh, đổ sập tài chính của một số Ngân hàng Việt đã nhỡ cho Hưng Việt vay quá nhiều. Thôi thì nhẹ tay với nó, tăng cường kiểm soát nó, để nó sống cho nhiều cái liên quan cùng sống...Tuyên truyền ngày nay, tiêu chí cao nhất, trước nhất là tôn trọng người đọc. Coi, xem người đọc là rận, thậm chí rận xĩ, là đám bần nông ếch ngồi đáy giếng là cách tuyên truyền sai lầm dù đang thực sự làm cái công việc "Đem sự thật đến với công chúng".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi thì lại thấy cái tít này rất hay
      MỸ CHẾT LẶNG KHI MỘT ĐỒNG MINH THÂN CẬN NÓI LÊN SỰ THẬT
      Cái SỰ THẬT đó cả thế giới đều biết nhưng xưa nay, những kẻ bám đít Mỹ không dám nói ra.
      Phil xưa nay cũng bám đít Mỹ, làm tay sai cho Mỹ.
      Nay, có ông Tổng thống mới dám ngang nhiên nói ra SỰ THẬT, tất nhiên Mỹ đau!

      Cảm ơn ông Tổng thống mới Phil và đương nhiên phải cảm ơn G.TL!

      Xóa
    2. Rận xĩ Quế Sơn10:48 Ngày 10 tháng 07 năm 2016 nói chuyện khó ngửi nhỉ!
      Anh nói đến SAI LẦM của Mỹ ở IRAQ cứ nhẹ như lông hồng. Tự dưng vu cho người ta có vũ khí hủy diệt, hầm hầm hố hố mang bom đạn tới phá tan tanh bành nhà người ta, treo cổ ông chủ nhà lên. Giờ thấy SAI LẦM thì RÚT QUÂN là ok ư?

      Người Mỹ là như vậy. Đi đến đâu là lừa lọc dối trá, là bom rơi máu chẩy. Cũng như ở VN, vu cho VN "vô cớ tấn công" tàu Mỹ, giả tạo ra SỰ KIỆN VỊNH BẮC BỘ để mang chiến tranh đến toàn cõi VN.
      Đến nay, anh rận xĩ Quế Sơn chắc đã quên SỰ KIỆN này. May mà những bạn Nga thủy chung với nhân dân VN đã vừa mới nhắc lại gần đây nhân 40 năm Sài Gòn được mang tên Bác Hồ!

      Xóa
    3. Từ trước đến giờ chưa ai nói "Mỹ nhập cảng khủng bố". Ông Duterte này là người đầu tiên tuyên bố câu này. Kể ra thì người xứ Phi có người còn nhớ lịch sử đẫm máu của Mỹ ở Phi sau khi Mỹ đoạt xứ này từ Tây Ban Nha.Giữa năm 1899 đến 1902, quân Mỹ dẹp phong trào nổi dậy ở Phi Luật Tân đã giết khoảng 6000-10000 quân Phi. Ước tính cuộc chiến này gây khoảng 200 ngàn người dân thiệt mạng. Nhưng chưa xong vì sau đó người Hồi giáo ở Phi vẫn tiếp tục đến 1913 mới bớt nhiều. Số người thiệt mạng không làm thống kê.

      Xóa
  6. Ngả về phía Trung Quốc mà được coi là chính sách độc lập hay sao? Nhận định này có vẻ không hợp lý lắm. Mỹ hay Trung thì cái mục đích cuối cùng Phi nhận được cũng là sự lệ thuộc một trong hai đó là điều hiển nhiên nhận thấy. "Tôi sẽ không phụ thuộc vào Mỹ"- hẳn là cũng đã bắt tay mạnh với Trung nên mới hùng hồn quay ngoắt như vậy. Tình hình này có lẽ không có lợi cho Việt Nam lắm.

    Trả lờiXóa
  7. Mỹ hay Trung Quốc thì cũng vậy thôi. Không khéo cái bắt tay với con quỷ nào thì cũng phải đánh đổi. Phận nước nhỏ và yếu kém về kinh tế thì suốt đời lệ thuộc. Với những gì đã thực hiện ở Biển Đông, tất cả những gì Mỹ và Trung Quốc muốn bắt tay với các nước có lợi ích ở biển Đông chỉ là sự khống chế và kìm hãm.

    Trả lờiXóa
  8. "Chết lặng" là thế nào,trong mắt bọn Mỹ,thì Phi chỉ là 1 nước điếu đóm,và tổng thống Phi chỉ là 1 thằng hề .
    Những tuyên bố vào dạng chí phèo của tay tổng phi này chỉ lấy lòng dân ngu,nhèo .
    Công luận Mỹ chẳng thèm để ý tới chuyện ....Phi và cả chuyện VN làm chi cho rách việc . Nói gì thì nói Mỹ vẫn là thằng đứng đầu thế giới,và thằng đại ca có số má như Mỹ thì không đếm xỉa loại tép riu .

    Trả lờiXóa
  9. Điều khiển bằng chân dặm với xế đứng
    xe điện cân bằng
    giá rẻ 2 bánh có bluetooth đèn led và loa phát nhạc xịn bán tại Decalsaigon.

    Trả lờiXóa
  10. Ông Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte chưa học bài lịch sử vì sao "Diem must go " ( Diem phai ra đi - chết ) . Chính trị lúc nào cũng muôn mặt . Có những điều Mỹ làm vì quyền lợi Mỹ và bảo vệ Đồng Minh . Nhưng thử hỏi không có Mỹ trong Thế Giới chiến I & II thì các nứơc Châu Âu sẽ ra sao ? Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte chỉ là ngựa con háo đá và biết vuốt đuo6i dân Hồi Giáo để yên thân . Nhưng ông ta đã đánh giá thấp và nhìn lầm Mỹ . Chuẩn bị xuống địa ngục gặp TT Ngô Đình Diệm VN là vừa .

    Trả lờiXóa