Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Hai, 4 tháng 7, 2016

Tại sao Bob Kerrey không bị ra tòa? Giới thiệu sách: Phía sau cuộc chiến

Chính sách che giấu tội ác chiến tranh của Nhà Trắng
Hơn nửa triệu lính Mỹ như Bob Kerrey, khi vác súng sang Việt Nam đều được chính phủ Hoa Kỳ tuyên truyền là để “bảo vệ thế giới thế giới tự do” hay là “bảo vệ người dân” khỏi “hiểm họa cộng sản”. Nhưng không ít kẻ trong số đó thật sự là những tên tội phạm chiến tranh với hàng loạt vụ giết hại hay tra tấn dã man thường dân Việt Nam.
Luật pháp Hoa Kỳ và cả luật pháp quốc tế đều quy định quân đội buộc phải điều tra các báo cáo về tội ác chiến tranh (War Crimes) và truy tố những kẻ phạm tội. Nhưng tại sao những tội phạm chiến tranh như Bob Kerrey lại không bị ra tòa?
Để trả lời câu hỏi trên, xin mời đọc cuốn Phía sau cuộc chiến (Cựu binh Mỹ đối diện sự thật về tội ác chiến tranh ở Việt Nam) tác giả Deborah Nelson, do NXB Nhã Nam ấn hành năm 2010 (nguyên tác tiếng Anh The War Behind Me: Vietnam Veterans Confront the Truth About U.S. War Crimes ). 
Phía sau cuộc chiến được viết dựa trên một kho lưu trữ đã được giải mật của chính quân đội Hoa Kỳ và các cuộc phỏng vấn với nghi phạm, người tố cáo, người sống sót, chỉ huy cũ, các nhà điều tra, và cả các quan chức Lầu Năm Góc. Cuốn sách phơi bầy thêm hàng loạt những tội ác chiến tranh mà binh lính Mỹ đã gây ra trong suốt cuộc Chiến tranh Việt Nam, nhưng đã bị chính quyền và quân đội Hoa Kỳ cố tình bưng bít. 
Nói đến những tội ác chiến tranh của quân đội Mỹ trong Chiến tranh Việt Nam, người ta thường nghĩ ngay đến vụ thảm sát Mỹ Lai. Tại ngôi làng nhỏ này, vào ngày 16-3-1969, lính Mỹ đã sát hại 504 thường dân, trong đó phần lớn là phụ nữ và trẻ em. Nhiều người, trước khi bị giết còn bị cưỡng bức, quấy rối, tra tấn hoặc cắt xẻo các bộ phận trên cơ thể.
Vụ Mỹ Lai được dư luận biết đến lần đầu tiên vào ngày 12-11-1969 sau khi hãng Dispactch News Service công bố một bài điều tra của nhà báo Seymour Hersh (giải Pulitzer 1970) với những hình ảnh chi tiết ghê rợn của vụ thảm sát. Dưới sức ép của công luận, Lục quân Hoa Kỳ đã phải tiến hành điều tra và bốn tháng sau đó buộc phải xác nhận là việc thảm sát là có thật và đã bị cố ý che dấu. Kết quả, ra trước tòa chỉ có một quân nhân Hoa Kỳ là trung úy William Calley phải trả cái giá cho việc giết hại 504 nạn nhân vô tội bằng một án tù chung thân. Án này, hai ngày sau đó lại được đích thân Tổng thống Nixon can thiệp để rồi Calley chỉ còn phải ngồi tù có 4 tháng rưỡi, hàng đêm vẫn có bạn gái đến thăm.
Nhưng còn có rất nhiều những vụ thảm sát thường dân Việt Nam do lính Mỹ gây ra, trước và sau vụ Mỹ Lai, đã bị chính phủ và quân đội Hoa Kỳ tìm mọi cách che dấu và làm cho chìm xuồng.
Sau vụ Mỹ Lai, Bộ Tham mưu Lục quân Hoa Kỳ buộc phải lặng lẽ thu thập các tài liệu về những tội ác, những hành động dã man quân đội Hoa Kỳ thường xuyên gây ra tại Việt Nam. Sau 5 năm làm việc âm thầm, họ tập hợp được một hồ sơ gồm 9.000 trang bằng chứng, liên quan đến vài trăm tội ác chiến tranh do quân đội Mỹ gây ra ở Việt Nam với quy mô lớn. Tuy vậy, khác với vụ Mỹ Lai, các cuộc điều tra này không được phơi bày công khai và cũng không đưa đến sự truy tố bất kỳ kẻ chủ mưu quan trọng nào.
Về thực chất, hoạt động điều tra nói trên của Lục quân Mỹ không nhằm giải quyết hoặc ngăn ngừa tội ác chiến tranh, mà là phục vụ cho chính phủ Hoa Kỳ như là một hệ thống cảnh báo sớm nhằm bưng bít các vụ việc. Ngay cả các quan chức Lầu Năm Góc cũng rất ít người biết về nó. Chỉ đến khoảng năm 1990, khi quân đội giải mật chúng, các tài liệu này mới được đưa ra phòng Hồ sơ Lưu trữ Quốc gia. Lại thêm hàng chục năm nữa trôi qua trước khi một vài học giả như Nick Turse (một sử gia của quân đội Mỹ) và nhà báo như Deborah Nelson biết đến sự tồn tại của chúng. 
Qua 9.000 trang hồ sơ, Nick Turse  và Deborah Nelson đã phát hiện ra rằng các điều tra viên quân đội đã ghi nhận ít nhất 500 cáo buộc giết người, thảm sát, tra tấn, hành hung, cắt xẻo các bộ phận thân thể, hãm hiếp… và các tội ác chiến tranh khác của lính Mỹ tại Việt Nam. Gần một nửa các cáo buộc đó đã được các điều tra viên xác thực nhưng hầu như không có ai bị kết án.
Sau khi đã có trong tay hồ sơ của Lục quân Mỹ, Deborah Nelson bắt đầu tìm kiếm và phỏng vấn những nhân chứng, nhất là những cựu binh Hoa Kỳ có liên quan, những người đã đứng ra tố giác và cả những kẻ bị tố giác. Điều khó khăn nhất mà Deborah Nelson đã vượt qua là làm cho những cựu binh Mỹ vốn mang đầy mặc cảm tội lỗi và sợ hãi có thể nói ra những sự thật mà họ dấu kín trong lòng suốt mấy chục năm. Sau đó Deborah Nelson còn đi “du lịch” đến Việt Nam để kiểm chứng thông tin và còn khám phá thêm một số vụ thảm sát khác không có trong hồ sơ.
Những cáo buộc về các tội ác chiến tranh trong cuốn sách này không đề cập đến vụ thảm sát Thạnh Phong vì thủ phạm Bob Kerrey không thuộc Lục quân, vả lại hồ sơ tội phạm của Thủy quân lục chiến Mỹ thường được hủy sau thời hạn 25 năm. Tuy nhiên qua cuốn sách ta có thể biết tấm Huy chương Ngôi sao đồng được “tưởng thưởng” cho Kerrey chỉ đơn giản là tương ứng theo số lượng người vô tội bị hắn giết.
Chẳng hạn, một cựu binh Mỹ, biệt danh “trung sĩ có liên quan”, trong những bức thư gửi đến William C. Westmoreland, khi đó là Tổng tư lệnh quân đội Hoa Kỳ, đã viết: “Lính trong đội bắn tỉa nói chuyện kiếm Huân chương như một chế độ tưởng thưởng. Huân chương Ngôi sao đồng cho thành tích giết từng này người da vàng, rồi Huân chương Ngôi sao bạc cho thành tích giết nhiều hơn. Một trong số họ bảo rằng có một chỉ thị chính thức từ sư đoàn nói giết bao nhiêu người thì được thưởng Huân chương nào. Lính của chúng tôi thỉnh thoảng mới đi tuần ban đêm dưới ánh sao, còn hầu hết thời gian họ chỉ việc bắn vào bất cứ người Việt nào họ có thể thấy trong tầm ngắm vào ban ngày cũng như vào buổi sáng sớm (Viên trung sĩ giải thích thêm, đó là khi người dân bắt đầu ra đồng làm việc hay đi chợ). Không vũ khí, không giấy tờ nào cho thấy đó là VC, chỉ là một người Việt chết được mặc nhiên cho là VC ngay sau khi ngã xuống cách khoảng 250 đến 350 thước. Tôi đã nghe thấy viên tiểu đoàn trưởng cười về chuyện bắn tỉa và nói chẳng mấy chốc sẽ không còn các cô nông dân xinh đẹp nữa vì lính bắn tỉa sẽ giết hết họ. Ông ta không quan tâm bọn họ bắn VC hay nông dân, ông ta chỉ cần số lượng xác cao”.
Cũng trong những bức thư nói trên, viên trung sĩ này tố cáo những cách thức giết người của lính Mỹ để kiếm Huân chương và kể lại nhiều vụ tàn sát, nhiều đến nỗi anh ta cho rằng “mỗi tháng là có một Mỹ Lai”.
Về chuyện “đổ tội lên trên”, cũng không chỉ có Bob Kerrey mới nói đến cái gọi là “chiến thuật của cấp trên”.
Cấp trên ở đây chính là viên tướng William C. Westmoreland, lúc đó là Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ, người đã đề xuất chiến lược chống du kích "Tìm và diệt". Hiệu quả thành công của từng chiến dịch được xác định dưa trên “thước đo” là con số báo cáo về số lượng địch quân bị giết, và được lính Mỹ gọi là “chiến thuật đếm xác” - “body counts”. “Thành tích chiến đấu” của các đơn vị hoàn toàn dựa theo số tử thi đếm được, bất cần phân biệt đó là VC hay thường dân. Chính vì thế mà mọi đơn vị tác chiến của các sư đoàn đều tìm cách “lấy” thêm “body counts” ở các đối tượng là dân thường, gồm cả phụ nữ và trẻ em. Cuộc hành quân Speedy Express, được coi là một “chiến thắng lớn” với con số “body counts” là 11.000 xác chết, nhưng chỉ có 748 vũ khí được tịch thu, hay trong một trận càn tại An Hòa, đại đội 5 Thủy quân Lục chiến đã báo cáo đã giết được 278 địch quân trong khi chỉ thu được 18 vũ khí.
Thế nhưng, nhằm chạy tội cho “trường hợp Bob Kerrey”, bằng miệng lưỡi và ngôn từ xảo trá, tay nhà văn trở cờ Nguyên Ngọc ảo tưởng có thể liếm sạch những vết máu đàn bà và trẻ con đã bị thảm sát dã man trong vụ Thạnh Phong, Vì thế cái “chiến thuật” hết sức phi nhân tính “body counts” nói trên lại được y ta  suy diễn thành “cái lý có chân”: “Không thể diệt Việt Cộng mà không giết dân, đàn bà và trẻ con”. Dĩ nhiên, đây chỉ là “chân lý” của riêng đám vong nô hận quốc như Nguyên Ngọc, chứ đến bản thân kẻ thủ ác như Bob Kerrey cũng không bao giờ dám nhờ nó để biện hộ cho những tội ác của mình.
Hồ sơ điều tra của Lục quân Mỹ cũng cho thấy, từ những năm 1970, nhiều lính Mỹ có lương tri đã cố gắng cảnh báo Lầu Năm góc và người dân Mỹ về những tội ác chiến tranh mà lính Mỹ gây ra tại Việt Nam, tuy nhiên những tên tội phạm chiến tranh như Bob Kerrey vẫn không bị ra tòa.
Một trong những lý do chính yếu khiến Bob Kerrey thoát tội là theo một phán quyết mang tính tiền lệ của Tòa án Tối cao Mỹ năm 1955 (vụ Toth), là Quân đội không thể xét xử cựu quân nhân tại Tòa án binh vì mâu thuẫn với Bộ Luật quân sự thống nhất. Mặc dầu có một vài tranh cãi, nhưng đến nay, Tòa án Liên bang Mỹ không xét xử những nghi phạm đã giải ngũ, kể cả có là tội phạm chiến tranh như đối với vụ Mỹ Lai.
Ngoài ra phải kể đến chính sách bưng bít đến từ chính người đứng đầu chính quyền Hoa Kỳ là Tổng thống Nixon. Ông ta đã ra lệnh, bằng mọi cách: “Không được để cho Lục quân bị mang lên trang nhất (của báo chí)”. Với sự bao che của Tổng thống và quân đội, những người tố cáo thậm chí đã bị chính quyền theo dõi, bị đe dọa bởi chính các điều tra viên và bị tố ngược là những kẻ nghiện ngập, bịa đặt và phản bội nước Mỹ.
Cuốn Phía sau cuộc chiến nêu lên nhiều trường hợp như thế và trong đó, trường hợp Jonh Kerry (hiện là Bộ trưởng Ngoại giao) là một ví dụ.
Ngày 22-4-1971, John Kerry, thành viên thuộc tổ chức Cựu binh Việt Nam Phản chiến đã tường trình trước Quốc hội, dựa trên kinh nghiệm của chính mình từ chiến trường Việt Nam cùng với hơn 150 quân nhân vừa giải ngũ, mà nhiều người đã được những huân chương cao quý. Tất cả đều đứng ra làm chứng về những tội ác của quân đội Hoa Kỳ, không chỉ là vài tội ác đơn lẻ, mà là những tội ác có hệ thống và xảy ra thường xuyên, và tất cả mọi sĩ quan trong quân đội Hoa Kỳ đều biết.
Ông tố cáo: “Quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam đã hãm hiếp đàn bà con gái, xẻo tai, cắt đầu, kẹp giây điện thoại dã chiến vào bộ phận sinh dục của tù nhân rồi quay máy phát điện, chặt chân tay họ, cho nổ tung thân thể, bắn bừa bãi vào thường dân, san bằng các làng mạc như kiểu Thành Cát Tư Hãn, bắn giết gia súc và chó để mua vui, bỏ thuốc độc vào đồ ăn thức uống, tàn phá làng mạc Việt Nam vốn đã bị dội bom tan nát bởi quân đội chúng ta”.
Kerry còn nói đến những chiến thuật man rợ khác như “tàn sát với lửa” (reconaissance by fire) có nghĩa là xả đạn bừa bãi vào mọi vị trí khi tiến vào làng, “khiêu khích và ngăn chặn bằng lửa” (harassment and interdiction fire) có nghĩa là nã đại pháo liên tục vào các làng mạc hay “khám xét Zippo” (Zippo inspection) có nghĩa là đốt nhà“mò tôm”, tức là đẩy tù nhân từ máy bay trực thăng xuống…
Tuy nhiên, ngay sau đó, chính quyền Nixon đã tiến hành những chiến dịch ngầm để làm mất uy tín Kerry. Tổng thống và các quan chức Lầu Năm góc đã phối hợp với một tổ chức đối địch mang tên Cựu chiến binh Việt Nam vì Hòa bình và Chính nghĩa để công khai bôi nhọ những lời buộc tội nói trên là phóng đại, gian lận và phản bội, thậm chí đó còn là mưu đồ của Cộng sản nhằm làm suy yếu các nỗ lực chiến tranh. Cho đến giữa thập niên 1980, những người tố cáo tội ác hầu như đều phải câm lặng.
Tranh cãi một lần nữa nổi lên vào năm 2004 khi John Kerry ra tranh cử Tổng thống. Để đánh bại ông, đối thủ của ông lại tiếp tục yêu cầu ông từ bỏ các tường trình của mình năm 1971. Vào thời điểm này, tướng về hưu John Johns, thành viên chủ chốt trong “nhóm Công tác về tội ác chiến tranh ở Việt Nam”, tức là những người đã tham gia nghiên cứu và che dấu 9.000 trang hồ sơ điều tra của Lục quân Mỹ đã nhắn tin liên tục cho Trung tâm chỉ huy chiến dịch vận động của Kerry để thông tin rằng mình có thể chứng minh Kerry đúng nhưng thật đáng tiếc, đã không có ai trả lời.
Do dù thế nào thì chính trong thời gian đó, việc hồ sơ điều tra của Lục quân Mỹ bị phanh phui đã minh chứng cho những sự thật mà John Kerry đã tố cáo.
Không chỉ có những vụ thảm sát đã được điều tra (và bưng bít), tướng John Johns còn cho biết thêm:
“ Các hồ sơ điều tra tội ác chiến tranh chỉ là những bước đầu tiên. Hàng chục nghìn dân thường Việt Nam đã chết trong những vụ tàn sát không được điều tra như là tội ác chiến tranh. Đã có những cuộc tấn công không được phép trong khu vực tự do bắn phá và những vụ phóng hỏa bừa bãi vào làng mạc đông dân cư, và chương trình Phượng Hoàng cho phép tử hình hàng nghìn người Việt Nam bị nghi ngờ giúp đỡ đối phương”.
Tại sao “mỗi ngày có một Mỹ Lai” như thế mà rất ít người dân Hoa Kỳ biết đến? Hoặc nếu biết đến thì người ta cũng chỉ biết đến vụ việc một Mỹ Lai với thủ phạm duy nhất là viên trung uý William Calley.
Có thể nói, chiến dịch nhằm che dấu những tội ác chiến tranh ở Việt Nam của chính quyền và quân đội Hoa Kỳ cho đến nay không phải là đã hết tác dụng.
Bìa sách Phía sau cuộc chiến, Nhã Nam xuất bản năm 2010

------ 
Thông tin về tác giả:
Deborah Nelson là Giáo sư thỉnh giảng tại Đại học Báo chí thuộc Viện Đại học Maryland tại College Park. Trước đó, bà là biên tập viên và phóng viên điều tra của các tờ báo lớn như Los Angeles Times,Washington Post, Seattle Times và Chicago Sun-Times, từng giành giải thưởng Pulitzer cho loạt bài phóng sự điều tra năm 1997 và là biên tập viên dự án cho các loạt bài phóng sự điều tra giành Pulitzer vào các năm 2000 và 2002. Bà còn là cựu Chủ tịch hội các Phóng viên và Biên tập viên chuyên về Điều tra trong ban quản trị của “Fund for Investigative Journalism”.
Nguồn: Cụ Lý

22 nhận xét:

  1. Tại vì nó được mỹ và vatican bảo kê .

    Trả lờiXóa
  2. Phía sau cuộc chiến là tội ác diêt chủng và phi nhân đạo của Mỹ thì sao chúng muốn ai biết. Cái xấu xa thường muốn che đậy lại mà. Bản chất của chũng nó là vậy. Quá khứ và sự thật sẽ không bao giờ bị vùi lấp bởi những con người tôn trọng nó.

    Trả lờiXóa
  3. Ghê tởm người Mỹ 1, ghê tởm TQ 5, thì kinh tởm 1 bộ phận người Việt hiện đại 10, loại vô cảm với chính đồng bào mình, mở mồm đánh phím chữa tội cho ngoại bang, không gì kinh tởm hơn cái thể loại đó.

    Trả lờiXóa
  4. Cựu Chiến binhlúc 10:56 5 tháng 7, 2016

    Đây là SỰ THẬT LỊCH SỬ mà các CCB Mỹ- những người Mỹ có lương tri viết ra trong sách The War Behind Me: Vietnam Veterans Confront the Truth About U.S. War Crimes- Phía sau cuộc chiến (Cựu binh Mỹ đối diện sự thật về tội ác chiến tranh ở Việt Nam) tác giả Deborah Nelson, do NXB Nhã Nam ấn hành năm 2010.

    Tôi thấy chủ nhà mỏi tay xóa những ý kiến của các bác dzận xĩ vào đây mắng chửi với lời lẽ thô lỗ rằng G.TL cố tình "bài Mỹ", đi ngược lại chủ trương của Đảng & Nhà nước đang muốn kết thân với Mỹ!

    Hài hước quá!
    G.TL có tiêu chí MANG SỰ THẬT ĐẾN CÔNG CHÚNG. Bài này chả có gì gọi là "bài Mỹ" cả. Nó chỉ là SỰ THẬT LỊCH SỬ mà thôi!
    Đảng và Nhà nước VN đúng là đang muốn làm bạn với tất cả các nước, kể cả Mỹ. Nhưng không bao giờ Đảng và NN VN chối bỏ SỰ THẬT LỊCH SỬ. Làm bạn với Mỹ không có nghĩa là quên chuyện người Mỹ đã làm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thế còn sự thật Huế Mậu Thân 1968 thì thế nào hả ông?

      Xóa
    2. Nặc danh11:49 Ngày 05 tháng 07 năm 2016
      Là con chó 3 sọc chúng mày sợ cái đéo gì đó không cho phóng viên quốc tế vào chụp ảnh.

      Xóa
    3. Nặc danh11:49 Ngày 05 tháng 07 năm 2016
      Thế còn sự thật Huế Mậu Thân 1968 thì thế nào hả ông?
      ----
      Rận xĩ này có muốn biết SỰ THẬT không?
      Mời:
      ----
      “THẢM SÁT MẬU THÂN- HUẾ 1968”: SỰ THẬT KHÔNG THỂ CHỐI BỎ
      http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/01/tham-sat-mau-than-hue-1968-su-that.html

      Xóa
    4. "Thảm sát Mậu Thân -Huế 1968 " là đòn chiến tranh tâm lý do Mỹ và Nguỵ quyền Sài Gòn dựng lên , Cũng là bài đổi trắng thay đen , đánh traó sự thật .
      Và sự thật là : Mỹ và Nguỵ quyền Sài Gòn đã huy động lực lượng đánh tái chiếm Huế , chúng giội bom và bắn pháo hạng năng vào dân cư , khi chiếm lại được Huế chúng đã tiến hành cuộc thảm sát dã man vào dân thương để trả thù làm hàng ngàn người chết . Đó là sự thật không thể chối cãi được ,

      Xóa
  5. Sự thật bị giấu kín , sự thật bị bao che , sự thật bị xuyên tạc , TỘI ÁC thành "CHIẾN CÔNG" là dân chủ, nhân quyền kiểu Mỹ .
    Bob Kerry nhận tội ác thảm sát dân thường vô tội rồi thì chính phủ Mỹ phải xử tội Bob Kerry đi chứ , Bob không trả lại "Huy chương " do "Công trạng" giết người để cố bảo vệ đó là "công" chú không phải tội của mình thì chính phủ Mỹ phải thu hồi lại chứ . Đó không chỉ là nhân đạo , là công bằng với những người đã chết oan dưới bàn tay Bob.
    Bob vô nhân đạo chứ chính phủ Mỹ cũng vô nhân đạo sao ?

    Trả lờiXóa
  6. Ngày 4/7 là ngày quốc khánh nước Mỹ, ngày bản tuyên ngôn độc lập được phê duyệt. Thế mà chả bao giờ thấy Mỹ duyệt binh như thế nào, có lẽ nước Mỹ nghèo PHÍA SAU CUỘC CHIẾN còn nhiều chiện đáng bàn hơn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mĩ nghèo lắm nên dùng tiền thuế của dân đi xâm lược Giết hain nhân dân thế giới

      Xóa
    2. Mỹ nó mạnh sẵn rồi, không cần phải diễn, Mỹ thì đã nói là làm, bụp là bụp, không có dọa.
      Cũng giống như SỰ THẬT Ở GT, không cần phải khoe mọi người cũng tự tìm đến. VN thì nói 1 đằng làm 1 nẻo nên người ta mới tìm đến GT.

      Xóa
  7. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chủ trang muốn thằng điên này không có chỗ lên cơn lao đầu xuống biển chết hay sao

      Xóa
    2. Chủ trang muốn thằng điên này không có chỗ lên cơn lao đầu xuống biển chết hay sao

      Xóa
  8. Thế còn sự thật an khê, sự thật xuân mỹ, sự thật ở bệnh viện đồng nai thì sao nhể?

    Trả lờiXóa
  9. Pháp và Vati càn chúng dạy mấy thằng lính Mỹ đấy

    Trả lờiXóa
  10. Lên mạng tìm để mua về đọc nhưng toàn báo hết, bác nào có ebook ko share link với.

    Trả lờiXóa
  11. Hôm nọ đi ăn với 1 đám có 1 thằng phản quốc mở mồm bảo đọc Bên Thắng Cuộc đi hay lắm, Sự Thật về Hồ Chí Minh, có thể Hồ Chí Minh là người TQ, sách Đài Loan bảo thế, lúc thì hắn bảo Cụ Hồ là người TQ, lúc thì hắn bảo cụ Hồ có vợ có con. Tôi vẫn cố nhịn, nhưng đến lúc hắn động đến vụ Kerrey này bảo thù hận thì tôi đứng dây cầm chiếc đũa đi tới trước mặt bảo tao chỉ kg muốn Kerrey làm giáo dục ở VN thôi mà cũng là chuyện lớn là thù hận à, thế tao mổ bụng cắt cổ thằng cha con mẹ mày rồi bảo tòa Mỹ hoãn lại có nghĩa là mày chưa phải là tội phạm chiến tranh nhé . Mày mở mồm lặp lại xem nào. ĐM nó cúi đầu hèn như chó . Tôi quyết trong đầu là chỉ cần nó mở mồm là đâm thẳng chiếc đũa vào mặt. Vì thấy trừng phạt lũ này bằng lời nói không xứng với tội của chúng nó.

    Trả lờiXóa
  12. Bố mẹ thằng cha con mẹ chúng nó cũng là loại như thế nào đó mới không biết dạy chúng nó thành người. Nên mới ngụy biện kinh tởm lấp liếm cho Kerrey bằng cách chà đạp lịch sử bằng các luận điệu ghê tởm đến mức khốn nạn như vậy. Có khi bố mẹ chúng nó cũng chưa thành người nên mới đẻ ra chủng loại như vậy. Nửa người nửa ngợm.

    Trả lờiXóa
  13. Toàn Đảng, toàn dân, toàn quân và lực lượng chấp pháp, công an, tòa án đã tha cho Kerrey, đã vị tha và tha thứ không xử tội Kerrey, tức là không xử tội một kẻ thảm sát làng mình, cắt cổ, mổ dụng dân mình, cụ già, con trẻ. Đây là một ân huệ của VN đối với Kerrey, một sự vị tha vô bờ bến có thể sánh ngang với tăng lữ, chùa chiền. Thông thường chỉ có những người xuất gia mới vị tha đến mức này, mới có thể tha thứ được tội này. Đảng và dân ta từ xưa đến nay đã tha thứ rồi và đã chứng tỏ cho thế giới thấy sự vĩ đại của mình, xong rồi.

    Chúng ta đã tha không truy tố, xử tội Kerrey, đã đối xử thiên vị Kerrey với các tội phạm người Việt, đã dĩ hòa vi quý, đã nhường nhịn Mỹ trong vụ Kerrey này ở một mức độ cao nhất đến nỗi chấp nhận để thế giới coi mình là yếu hèn và coi đây là một quan hệ bất bình đẳng mà một nước nhỏ bé nhược tiểu phải nhường nhịn trước một đại cường hùng mạnh giàu có.

    Chúng ta đã tha thứ không truy cứu xử tội Kerrey, nhưng làm giáo dục thì không được, vì đây là hành vi phản cảm mất dạy, không thể để cho kẻ cắt cổ mổ bụng bố mẹ mình về dạy con em mình. Ngoài luật pháp còn có đạo đức. Về luật pháp, chúng ta đã tha cho Kerrey. Về đạo đức, chúng ta cũng đã tha cho Kerrey khi cho hắn ngông nghênh đến VN muốn đi đâu thì đi. Nhưng có một số giới hạn, ranh giới tối thiểu, vượt qua thì sẽ loạn, đảo lộn luân thường đạo lý cang thường, đảo lộn mọi chuẩn mực, giá trị mà chúng ta đã công nhận từ xưa đến nay.

    Một điển hình là hội Giao Điếm (tức là phòng giao lưu, không phải Giao Điểm) và hội Sách Hiếm, là những Phật tử kiều bào Mỹ gốc Việt, khi chọn xứ Mỹ là nơi đất khách quê người để làm việc và định cư, thì hiển nhiên họ đã tha thứ cho Mỹ. Tất nhiên ngoài nạn nhân trực tiếp của Kerrey và những tên lính dưới tay Kerrey, thì không ai khác liên quan gì đến Kerrey nên không thể tha thứ cho Kerrey được. Nhưng về mặt chung, khi đã chấp nhận làm việc và định cư ở Mỹ, thì tất nhiên họ đã tha thứ cho tội ác chiến tranh của quân Mỹ ở VN. Chưa kể với niềm tin vào lòng vị tha của các Phật tử này đối với nhà Phật, chùa chiền, thì họ mới là những người có tư cách nói về chuyện vị tha hơn hẳn đối với những người ở ngoài cửa thiền. Nhưng ngay cả họ, dù trong đạo hay ngoại đạo, hay bất kỳ ai có lương tri cơ bản, có lương tâm con người, cũng không thể nào chấp nhận việc một kẻ thảm sát mổ bụng trẻ em, lên làm thầy giáo, hoặc công tác đứng đầu làm biểu tượng giáo dục. Đây là hành vi chà đạp đạo làm người. Chứng tỏ những kẻ ủng hộ Kerrey chỉ có thể là những kẻ giả mù, giả điếc, những kẻ khốn nạn, những kẻ hoang tưởng, tự dối trá bản thân, tự lừa gạt chính bản thân họ, những kẻ mũ ni che tai, bưng tai bịt mắt, yếu hèn, sợ Mỹ, phục Mỹ, dối trá về cảm xúc, sợ Mỹ như một con chó sợ ông chủ của mình.

    Trả lờiXóa
  14. Tôi thích những Blog như thế này vì dễ mến đáng mến và các cô chủ nói năng nhẹ nhàng tôi thích nhưng tôi cũng thích các còm thủ mạnh mẽ ở đây sẵn sàng đập mạnh quất mạnh vào những cái súc vật đê hèn ti tiện bỉ ổi của lũ chó 3 que cuồng Mỹ và lũ chiêu hồi phản bội đê hèn hạ tiện.

    Ở trên đời này xã hội này không có các loại quan điểm nặng nhẹ bằng phẳng như nhau. Có loại mất dạy ít, có loại mất dạy nhiều. Ví dụ thế này: Nếu thằng chó nào chửi tôi thì tôi nhịn được. Nhưng nếu nó chửi Bác Hồ hay chửi bố mẹ tôi thì tôi đập bỏ mẹ nó. Tự do ngôn luận không có nghĩa là cào bằng sạch sẽ. Những luận điệu quá khốn kiếp quá súc vật thì không thể thỏ thẻ được mà hãy đập mạnh đập thẳng vào mặt chúng nó.

    Trả lờiXóa