Người dân Nga xuống đường mit tinh ủng hộ Tổng
thống V.Pu-tin
Trong cùng một thời điểm diễn ra
hai cuộc bầu cử ở Nga và Đức. Đó là cuộc bầu cử vào Duma Nga, tức Hạ viện Nga
và cuộc bầu cử vào nghị viện các bang ở Đức. Rõ ràng, đây chỉ là sự trùng hợp
ngẫu nhiên nhưng dẫn đến sự so sánh thật có ý nghĩa và gợi ý những tư duy chính
trị về thời cuộc khá thú vị.
**********************************************
Thắng lợi lịch sử của Đảng Nước
Nga thống nhất trong cuộc bầu cử vào Hạ viện Nga
Trong cuộc bầu cử vào Hạ viện Nga
ngày 18-9-2016, Đảng Nước Nga thống nhất của Tổng thống V.Pu-tin giành được
thắng lợi lớn với tỷ lệ các cử tri bỏ phiếu ủng hộ là 51%, dẫn trước các đảng
khác với khoảng cách khá lớn, trong đó Đảng Dân chủ tự do Nga (LDPR) giành được
15,1%, Đảng Cộng sản Nga được 14,9% và Đảng nước Nga trung tả chỉ được 6,4% số
phiếu. Tuy là các đảng đối lập nhưng cả ba đảng này đều đang có xu hướng ủng hộ
Đảng Nước Nga thống nhất trong những vấn đề quan trọng tại Hạ viện Nga và
thường ủng hộ chính sách củaTổng thống Nga V.Pu-tin.
Nhìn lại để so sánh, trong
cuộc bầu cử Duma Quốc gia Nga khóa trước, vào năm 2011, Đảng “Nước Nga thống
nhất” giành chiến thắng với 49% phiếu bầu. Như vậy, kết quả bầu cử năm 2016 này
cho phép Đảng “Nước Nga thống nhất” mở rộng thêm quyền kiểm soát ở Hạ viện Nga.
Kết quả cuộc bầu cử này được coi là có ý nghĩa lịch sử to lớn bởi trong điều kiện bị Mỹ và phương Tây ráo riết bao vây cấm vận nhằm làm sụp đổ nước Nga, các cử tri Nga vẫn tin tưởng vào Tổng thống Nga V.Pu-tin và đảng cầm quyền do ông thành lập.
Kết quả cuộc bầu cử này được coi là có ý nghĩa lịch sử to lớn bởi trong điều kiện bị Mỹ và phương Tây ráo riết bao vây cấm vận nhằm làm sụp đổ nước Nga, các cử tri Nga vẫn tin tưởng vào Tổng thống Nga V.Pu-tin và đảng cầm quyền do ông thành lập.
Hoàn toàn trái ngược với toan
tính của Mỹ và một số nước phương Tây, không những uy tín của Tổng thống Nga
V.Pu-tin lên cao hơn bao giờ hết (gần 90%), mà ngay cả các đảng phái đối lập
với Đảng Nước Nga thống nhất đều có cương lĩnh nhằm đoàn kết các dân tộc trong
đại gia đình Liên bang Nga để xây dựng một nước Nga độc lập, hùng mạnh và thịnh
vượng.
Kết quả cuộc bầu cử vào Hạ viên
Nga là tiền đề quan trọng, tạo điều kiện rất thuận lợi để Tổng thống Nga
V.Pu-tin tái đắc cử thêm một nhiệm kỳ nữa vào năm 2018 mặc dù tới thời điểm này
ông chưa tuyên bố chính thức có ra tranh cử nhiệm kỳ nữa hay không.
Theo đánh giá của giới phân tích
chính trị quốc tế cũng như kết quả điều tra xã hội học, đa số các cử tri Nga
hiện nay thống nhất nhận định cho rằng trong điều kiện hiện nay không có sự lựa
nào khả thi hơn có thể thay thế V.Pu-tin và các đồng minh của ông trong việc
điều hành đất nước. Đa số người dân Nga lo ngại rằng họ sẽ phải trải qua tình
trạng đất nước khủng hoảng toàn diện như trong những năm 1990 sau khi Liên Xô
tan rã nếu thiếu vai trò chèo lái “con thuyền đất nước” của Tổng thống Nga
V.Pu-tin.
Trong khi đó, đảng cầm quyền của
Thủ tướng Đức An-ge-la Mec-ken chịu thất bại lịch sử
Người dân Đức phản đối chính sách nhập cư của bà
Merkel
Theo kết quả bầu cử công bố ngày
18-9-2016 tại khu vực bầu cử ở thủ đô Bec-linh, Đảng Dân chủ Xã hội Đức (SPD)
giành được 21,6% tổng số phiếu, trong khi đó Đảng Liên đoàn Dân chủ Cơ đốc giáo
(CDU) của Thủ tướng Đức An-gie-la Mec-ken chỉ giành được 17,5%. Với thất bại
này, CDU bị loại khỏi liên minh cầm quyền với SPD tại bang Bec-linh. Trong khi
đó, Đảng Sự lựa chọn thay thế cho nước Đức (AFD), một đảng cánh tả với chủ
trương chống người di cư và phản đối chính sách cấm vận Nga, đã nhận được tỷ lệ
phiếu bầu gia tăng và lần đầu tiên có ghế trong Nghị viện bang Bec-linh.
Theo nhận định trên tờ “Guardian”
của Anh, kết quả bầu cử lần này là thất bại rõ ràng của đảng CDU. Sau thất bại
trong cuộc bầu cử tại 3 bang Mecklenburg-Vorpommern, Rhineland-Westphalia và
Baden-Wurttemberg, kết quả bầu cử tại Bec-linh là đòn thứ 4 liên tiếp chứng tỏ
uy tín ngày càng sa sút của đảng CDU. Để thấy được tính chất nghiêm trọng của
thất bại này, cần nhớ lại cách đây 3 năm, đảng CDU của Thủ tướng An-gie-la
Mec-ken đạt được sự ủng hộ gần như tuyệt đối tại khu vực bầu cử ở thủ đô
Bec-linh. Do đâu có tình hình đó?
Thất bại có ý nghĩa lịch sử này
của CDU là do chính sách sai lầm của Thủ tướng An-gie-la Mec-ken trong việc ủng
hộ Mỹ cấm vận Nga và hóa giải cuộc khủng hoảng di cư lớn nhất ở châu Âu kể từ
Chiến tranh thế giới lần thứ II.
Về hóa giải cuộc khủng hoảng di
cư, có thể khẳng định rằng, chính sách mở cửa của Thủ tướng Đức An-gie-la
Mec-ken đón tiếp hơn 1 triệu người di cư vào Đức trong năm 2015, là thất bại
chính trị nặng nề của giới cầm quyền của Đức. Chính Thủ tướng An-gie-la Mec-ken
đã phải chính thức lên tiếng công nhận chính sách đó là “không hiệu quả”.
Trong quan hệ với Nga, chính sách
bao vây cấm vận Nga của Thủ tướng An-gie-la Mec-ken đã để lại hậu quả nặng nề
cho nền kinh tế Đức, trước hết là trong ngành nông nghiệp. Hàng trăm cuộc biểu
tình của nông dân Đức, trong đó người dân đã đốt cờ của Liên minh châu Âu (EU)
để phản đối các biện pháp cấm vận Nga vì đã ảnh hưởng lớn tới thu nhập và đời
sống của họ. Theo nhận định của các chuyên gia kinh tế, các biện pháp cấm vận
Nga do EU nói chung và Đức nói riêng thực hiện và bị Mat-xcơ-va cấm vận ngược
lại, đã gây thiệt hại cho các nước trừng phạt nhiều hơn là phía Nga.
Vôn-phơ-gang Bu-sơ (Wolfgang
Buche), Chủ tịch Ủy ban quan hệ kinh tế Đông Âu, đại diện cho lợi ích của các
công ty Đức tại Nga và các nước trong không gian hậu Xô-viết, cho biết sự đáp
trả của Nga trước các biện pháp cấm vận của EU nói chung và Đức nói riêng đã
ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành nông nghiệp, thậm chí dẫn tới tình hình có thể
được nhìn nhận như một thảm kịch, trong đó có tới 42.000 người Đức bị thất
nghiệp. Theo ông, nước Đức đã bị mất một phần lớn thị trường tiêu thụ nông sản
ở Nga. Trong khi đó, theo Tổng thống Nga V.Pu-tin, ngành nông nghiệp Nga “nhờ
được cấm vận”, đã tự phát triển mạnh với tốc độ chưa từng có và nước Nga sắp trở
thành quốc gia xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới!.
Trong bối cảnh đó, Đảng Sự thay
thế cho nước Đức (AFD) đã đưa ra kiến nghị cho biết, các biện pháp cấm vận Nga
do Thủ tướng An-gie-la Mec-ken chủ trương thực thi đã tác động tiêu cực đến nền
kinh tế cửa xứ Baden-Württemberg là khu vực phát triển kinh tế cao của Đức.
Theo bản kiến nghị này, cần dỡ bỏ ngay các biện pháp trừng phạt Nga bởi những
biện pháp đó quay trở lại chống lại Đức và gây ra những hậu quả tiêu cực với
nền kinh tế, hơn nữa Liên bang Nga là một trong những đối tác quan trọng của
Baden-Württemberg.
Đánh giá kết quả các cuộc bầu cử
vừa qua ở Đức, giới phân tích chú ý tới nhận định của ông A-lat-tai Niu-tơn
(Alastair Newton), Giám đốc công ty tư vấn “Alavan Business Advisory”, rằng
những thất bại liên tiếp của đảng cầm quyền CDU của Thủ tướng An-gie-la Mec-ken
khiến dư luận ở Đức tỏ ra hoài nghi về khả năng bà có thể lãnh đạo đảng cầm
quyền cho tới cuộc bầu cử trong năm tới./.
Đại tá Lê Thế Mẫu
(Bài đã đăng trên trang Tuyên giáo)
Hôm 16/9, dường như đoán trước được những kết quả bất lợi, Thủ tướng Đức Angela Merkel trong cuộc họp Hội nghị thượng đỉnh EU đã phải thừa nhận Liên minh châu Âu EU đang nằm trong vòng nguy kịch.
Trả lờiXóaĐiều này có lẽ không mới với 28 thành viên EU bởi cuộc khủng hoảng dân tị nạn là vấn đề gây chia rẽ nhất trong liên minh này. Nhiều lãnh đạo châu Âu đổ lỗi bà Merkel mở cửa cả châu Âu để đón dân tị nạn từ Syria và các nơi khác.
Chính bởi vậy, việc bà Merkel thất bại trong cuộc bầu cử quốc gia cũng như tư tưởng cuối cùng mang tính nhân đạo nhiều hơn là hiệu quả của bà sẽ chỉ còn là những ý tưởng. Tương lai của nước Đức và của cả EU sẽ bước sang một con đường mới mà không có tiếng nói của bà Merkel.