Lời dẫn: Ông Hiệu Minh quê ở Ninh Bình, làm việc tại Ngân hàng Thế giới, hiện nay làm việc tại Mỹ. Bạn đọc Việt Nam biết đến ông thông thường là qua 1 blog khá nổi tiếng mang tên ông. Ông Hiệu Minh thỉnh thoảng cũng viết báo gửi đăng ở các báo trong nước. Dưới đây là bài của ông Hiệu Minh đăng trên Soha nhân vụ "Xe tải cứu xe khách" ở đèo Bảo Lộc, Lâm Đồng...
********************************
Nếu không dùng được cái đầu lạnh để kiểm chứng,
xác thực thông tin, thì nhà báo có khác gì một kẻ tung tin đồn trên thế giới
phẳng.
----------------
Hiệu Minh
----------------
Nếu đọc ở đâu đó trên facebook hay blog của ai đó viết rằng,
Benjamin Franklin từng nói như sấm truyền "Don’t believe everything you
read on the Internet. Đừng tin tất cả những gì có trên internet".
Nếu
tin câu lời sấm truyền này thì chuyện tài xế Bắc chủ động mời xe khách
đâm vào đít xe tải, vẫn còn xuất hiện dài dài trên thế giới phẳng.
Bài học Y2K
Vào
đêm 31-12-1999 hồi đó còn làm chuyên viên IT cho VP Ngân hàng Thế giới
(WB), tôi phải trực suốt đêm tại 53 Trần Phú (Hà Nội) tại tầng hầm của
tòa nhà để xem có sự cố Y2K nào không, trong khi bạn bè đi nhảy nhót, ra
bờ Hồ đón pháo hoa như mọi ngõ ngách trên thế giới khi chuyển giao
thiên niên kỷ.
Nghe nói trong ở đây, phòng nhì Pháp từng
tra tấn và giết nhiều người, hồn ma vẫn vương vất. Nhưng tôi không cảm
thấy sợ bằng nếu toàn bộ các máy chủ, hệ thống thông tin nối với vệ tinh
trị giá hàng triệu đô la bị ngừng hoạt động do đồng hồ chuyển từ 99
sang 00.
Tôi cũng giúp chính phủ Việt Nam xin 1,7 triệu
đô la viện trợ không hoàn lại nhằm khắc phục Y2K, tổ chức nhiều hội thảo
cao cấp, làm các báo cáo, viết các hướng dẫn xử lý sự cố, điều tra sự
sẵn sàngY2K.
Như trào lưu dịch hạch truyền thông trên thế giới, tôi không
quên viết một số bài báo cảnh tỉnh về con bọ thiên niên kỷ có thể làm
ngưng hệ thống ngân hàng, tên lửa bị thay đổi ngày có thể tự bay lên
trời, hay máy bay bỗng ngừng bay trên trời do đồng hồ chỉ nhầm sang ngày
1-1-1900.
Nhưng đồng hồ quá 12 giờ, ngày đã sang
1-1-2000 được 15 phút, điện thoại réo từ Washington DC bắt tôi kiểm tra
từng thiết bị xem có sự cố gì không. Giờ phút đi qua không hề có một sự
cố nhỏ nào. Vui quá là vui.
Viết mấy dòng báo cáo cho sếp
sở tại và bên trung tâm tại Hoa Kỳ, tự hào đã hoàn thành trách nhiệm
của một tay IT, chuẩn bị khá tốt nên mới được như thế, tôi làm một giấc
ngay trong cái phòng lạnh lẽo có hồn ma mà không hề thấy sợ.
Nhưng
lúc đó tôi không biết rằng, sự cố Y2K được coi là một thảm họa thiên
niên kỷ của nền báo chí lười biếng, copy/past mà không kiểm chứng, văn
phòng WB chỉ là một trong những nạn nhân.
Trong
cuốn "Tin tức thế giới phẳng – Flat Earth News", nhà báo kỳ cựu Nick
Davies, tác giả cuốn sách, có nhắc đến Y2K như một bài học về truyền
thông.
Ông nhớ lại tháng 5/1993 một tờ báo vô
danh tiểu tốt ở Toronto đăng một bài báo ngắn về lời cảnh báo của Peter
de Jager về khả năng vào 12 giờ đêm ngày 31-12-1999 nhiều máy tính có
thể ngừng hoạt động do dùng đồng hồ có hai số chỉ năm khi chuyển từ 99
sang 00.
Hiệu ứng truyền thông đã vượt quá những gì mà Peter de Jager mong đợi. Cả thế giới sôi sục về Y2K.
Những
tiếng nói yếu ớt chống đối bị lấn lướt bởi số lượng khủng khiếp các bài
báo sao chép của nhau một cách vô trách nhiệm, tờ Financial Times nói
thế này, Washington Post viết thế kia, CNN đưa tin rồi mà.
Lời
dọa hão của các hãng thông tấn đã "giúp" thế giới chi tới 300 tỷ đô la
(tương đương với 412 tỷ đô thời giá hiện nay) cho Y2K một cách vô bổ.
Nhân
loại nhận được là một bài học đắt giá tầm toàn cầu trong trong nền báo
chí mà Nick Davies gọi là Churnalism – tin tức dựa vào ăn cắp, xào xáo
mà không kiểm chứng do phải giảm giá thành, cắt nhân viên trong khi muốn
mối lợi cao nhất.
Y2K là sự kiện lớn cho báo lá cải và giật gân
Những lỗi lầm trong nghề nghiệp phải bị trừng phạt
Vào
những năm 1980 chưa có internet và hệ thống thông tin như bây giờ. Một
nhà báo từng được cử đi dự lễ khánh thành chiếc ca nô mới đóng phía cầu
Thăng Long.
Do trời rét phải đạp xe đạp hơn chục km, anh
ngồi nhà và bịa ra tin in trang trọng trên tờ báo in, chiếc cano đã hạ
thủy trong tiếng hoan hô vang dậy của bà con hai bờ sông Hồng.
Báo
ra và bên có cano đọc được liền gọi điện báo, họ đã hoãn hạ thủy vì hôm
đó mưa phùn gió bấc. Vị nhà báo kia mất việc dài dài.
Một
nỗi xấu hổ của tòa soạn, người viết bịa ra tin, tòa soạn lười biếng
không kiểm chứng thông tin. Còn người đọc thì nghi ngờ những gì tờ báo
viết.
Tháng 2 năm ngoái, giới truyền thông Hoa Kỳ còn nhớ
vụ nhà báo Brian Williams nổi tiếng làm cho hãng NBC News. Ông này đã
"nhầm lẫn" khi kể về chuyến máy bay Chinook bên Iraq bị tên lửa vác vai
của phiến quân bắn trúng.
Lỗi nghề nghiệp nghiêm trọng của Brian Williams làm cho hãng NBC News vào năm 2015. Ảnh: CNN.
Câu
chuyện chỉ rõ hơn khi những người lính trong chiếc trực thăng Chinook
đó xem tivi và bắt đầu phản ứng. Họ cho biết Brian Williams không có mặt
trên chiếc máy bay. Willams phải nhận lỗi vì đúng ra là ông bay ở chiếc
máy bay sau một cách bình an. Ông bị treo "miệng" 6 tháng.
Đạo
đức nghề nghiệp như đưa tin chính xác và khách quan, tránh gây phương
hại, độc lập, trách nhiệm và minh bạch là những tố chất không thể thiếu
của người cầm bút.
Trong trường hợp tin sai sót, tòa soạn
phải xin lỗi độc giả nếu không muốn bị tẩy chay và hành động kỷ luật
người đưa tin sai cũng phải được công bố.
Nửa sự thật và niềm tin bị đánh cắp
Tuần trước đi café với một bạn trên facebook vì bạn tự hào đưa tin về lái xe Bắc như một người anh hùng.
Bạn
tâm sự, thế giới mạng của Việt Nam thường đưa tin xấu nhiều hơn tốt.
Một người lái xe dũng cảm như anh Bắc cần đưa lên thành tấm gương cho
mọi người học tập. Người viết bài này cũng bị cơn gió "người hùng" đó
cuốn theo.
Thật đáng tiếc là có một số chi tiết được kể
từ lái xe Bắc, lại không phải sự thật chỉ là nửa sự thật. Có những chi
tiết, mà những người am hiểu hoặc những "tài già" – lái xe có kinh
nghiệm – đã thấy phi lý ngay từ đầu.
Các
báo đưa tin này đã không kiểm chứng với cả hai lái xe, với hành khách,
thậm chí lẽ ra phải hỏi cả người đi đường, chuyện gì thực sự đã xảy ra.
Đưa
tin trung thực, khách quan là một tố chất quan trọng của người cầm bút.
Muốn làm được điều đó phải biết kiểm chứng bằng mọi giá chứ không thể
vì sự nóng hổi mà đưa tin không chính xác.
Có một sự thật
mà Benjamin Franklin đã từng nói "Half a truth is often a great lie –
Nửa sự thật thường là một sự dối trá vĩ đại".
Nếu ai đó
tin rằng Benjamin Franklin đã từng nói "Đừng tin tất cả những gì có trên
internet", thì nên nhớ rằng thời của Benjamin Franklin, một vĩ nhân của
Hoa Kỳ, chả ai biết internet là gì.
Thế nhưng không ít
nhà báo sẽ ngay lập tức đưa tin một cách đầy phấn khởi về "lời sấm
truyền" nhảm nhí được gắn cho Franklin như thế.
Nếu không
dùng được cái đầu lạnh để kiểm chứng, xác thực thông tin, thì nhà báo
có khác gì một kẻ tung tin đồn trên thế giới phẳng.Hiệu Minh
=================================
2. Vụ tai nạn ở Bảo Lộc: Tài xế xe khách Phan Duy Toàn nói gì?
3. Vụ tai nạn ở Bảo Lộc: Chủ xe khách Lê Văn Phong nói gì?
Mời xem bài liên quan:
1. VỤ "XE TẢI CỨU XE KHÁCH Ở BẢO LỘC": HÃY NGHE ÔNG PÍN CHỬI!
2. Vụ "Xe tải cứu xe khách" ở Lâm Đồng: CẢ HAI XE VẪN ĐANG ĐƯỢC TẠM GIỮ ĐỂ ĐIỀU TRA
1. VỤ "XE TẢI CỨU XE KHÁCH Ở BẢO LỘC": HÃY NGHE ÔNG PÍN CHỬI!
2. Vụ "Xe tải cứu xe khách" ở Lâm Đồng: CẢ HAI XE VẪN ĐANG ĐƯỢC TẠM GIỮ ĐỂ ĐIỀU TRA
Mời xem các video clip
1. Vụ tai nạn ở
Bảo Lộc: Tài xế xe tải Phan Văn Bắc nói gì?2. Vụ tai nạn ở Bảo Lộc: Tài xế xe khách Phan Duy Toàn nói gì?
3. Vụ tai nạn ở Bảo Lộc: Chủ xe khách Lê Văn Phong nói gì?
Giờ thì dần dần anh Bắc đã nói ra SỰ THẬT chứ không còn như mấy hôm đầu bốc phét trong video clip đăng trên báo Tuổi trẻ ngày 8/9:
Trả lờiXóa"Cách đèo khoảng 2-300 mét, tôi có thấy xe khách chao đảo, có sự cố gì đó xảy ra, hành khách có vẻ hốt hoảng, la hét, nên tôi đã tăng ga lên, đi song song với xe. Sau đó tôi nghĩ cách hãm xe đó lại. Tôi vượt qua xe khách, đưa toàn bộ phần đuôi ra và xe khách đâm vào đuôi xe tôi, rồi tôi hãm phanh để dừng xe lại"
https://www.youtube.com/watch?v=T0HvHVz8qIs
-----
Tài xế cứu 30 người thoát chết: "Tôi muốn sống lại những ngày bình thường"
13/09/2016 11:19
Mệt mỏi vì những tranh cãi sau khi cứu xe khách trên đèo Bảo Lộc, tài xế Phan Văn Bắc mong muốn quay lại cuộc sống bình thường, lo cho vợ trong thời gian chờ sinh đứa con đầu lòng.
Tối 12/9, tài xế xe tải Phan Văn Bắc (31 tuổi, quê huyện Đạ Huoai, Lâm Đồng) - người cứu ôtô chở 30 khách mất thắng trên đèo Bảo Lộc đến TP.HCM nhận quà tặng của Công ty Mai Linh là một chiếc ôtô trị giá khoảng 450 triệu đồng.
Gặp phóng viên, anh thở dài: "Những ngày qua, tôi thật sự rất mệt mỏi vì những tranh cãi quanh câu chuyện trên đèo Bảo Lộc. Hàng trăm cuộc điện thoại liên tục khiến cuộc sống hai vợ chồng đảo lộn".
Tại buổi nhận quà tặng, anh khẳng định thời điểm xảy ra vụ việc, xe anh chạy trước và nhìn qua gương chiếu hậu thì thấy xe khách do tài xế Phan Duy Toàn (41 tuổi, quê Long An) điều khiển đang đi với tốc độ rất cao, bấm còi và "đá" đèn xin vượt. Lúc này anh Bắc ra tín hiệu không cho vượt vì đoạn đèo chỉ còn hơn 500 m, vượt như vậy không an toàn.
"Ngay sau đó thì tôi nghe tiếng rầm rất to vì ôtô khách tông vào đuôi xe tải của mình. Cú tông khiến tôi lạc tay lái 1-2 nhịp vì quá bất ngờ, nhưng may mắn kịp xử lý lấy thăng bằng. Phán đoán xe khách gặp sự cố mất phanh, tôi cố gắng điều khiển để dìu xuống chân đèo. Lúc đó tôi không có thời gian nghĩ nhiều, chỉ duy nhất muốn giúp đỡ những người gặp nạn", anh Bắc kể.
Tại buổi trao quà, 2 hành khách đi trên chuyến xe mất phanh ở đèo Bảo Lộc từ huyện Cần Đước (Long An) là Trần Thị Thơm và anh Phan Bá Hiền đến để được nắm tay, nói lời cảm ơn tài xế Bắc.
XóaLiên quan đến vụ việc, dư luận xôn xao với lời kể của ông Nguyễn Thanh Phong (47 tuổi, chủ xe khách mất phanh) cho rằng tài xế xe tải không chủ động giúp ôtô khách mà tự ông và tài xế Toàn chủ động tông vào đuôi. Sau khi xuống chân đèo an toàn, ông Phong nói anh Bắc không chủ động cứu ông trong lúc bị kẹt mà xuống xe điện thoại, chụp ảnh và đòi bồi thường thiệt hại.
Những phát biểu của ông Phong trên báo chí khiến nhiều người hoài nghi tài xế Bắc, cho rằng anh không thật tâm cứu giúp xe bị nạn mà chỉ vô tình "ăn may", không xứng đáng làm "người hùng đèo Bảo Lộc".
Về việc này, anh Bắc cho biết: "Thời điểm đó tôi không suy nghĩ nhiều, chỉ kịp nhận định xe khách mất phanh, muốn "dựa" vào xe mình đổ đèo nên tôi cố gắng điều khiển tay lái "dìu" đi. Tôi rất buồn về câu nói của anh Phong nhưng bây giờ chuyện đó không quan trọng nữa".
Tuy nhiên, vì những thông tin trái chiều nên rất nhiều người liên tục gọi đến anh Bắc để xác minh, hỏi về vụ việc khiến cuộc sống của 2 vợ chồng đảo lộn. "Rất nhiều cuộc điện thoại. Có lúc tôi cảm thấy cực kì mệt mỏi vì trả lời liên tục về việc xe nào chủ động. Dù thế nào đi nữa, đối với tôi việc giúp được người khác là quan trọng hơn".
Sau vụ việc giúp đỡ xe khách xuống đèo, nhiều doanh nghiệp, mạnh thường quân đến tuyên dương, hỗ trợ vật chất và muốn mời anh Bắc về công ty mình làm việc, nhưng anh chia sẻ muốn trở lại cuộc sống bình thường và tiếp tục chạy xe tải lo cho gia đình.
"Sau những gì xảy ra, tôi chỉ mong được sống những ngày bình thường, đi làm về với vợ con cho vui nhà vui cửa như bao người khác", tài xế 31 tuổi tâm sự.
Với số tiền được các mạnh thường quân hỗ trợ, anh Bắc nói rằng sẽ trích ra một phần làm từ thiện, phần còn lại để dành lo cho vợ đang mang thai.
Anh cho biết, xe tải đã được đưa vào xưởng sửa chữa, chi phí thì công ty bảo hiểm sẽ chi trả.
Theo Soha
Những ai đang cố bảo vệ ông Bắc, rằng ông Bắc CHỦ ĐỘNG CHÌA ĐÍT XE TẢI RA ĐỂ ĐỠ XE KHÁCH thì hãy chú ý nhé.
XóaTại sao đã CHỦ ĐỘNG mà ông Bắc vẫn phải "lạc tay lái 1-2 nhịp vì quá bất ngờ?"
Thật đáng tiếc là có một số chi tiết được kể từ lái xe Bắc, lại không phải sự thật chỉ là nửa sự thật. Có những chi tiết, mà những người am hiểu hoặc những "tài già" – lái xe có kinh nghiệm – đã thấy phi lý ngay từ đầu.
Trả lờiXóa----
Ông Hiệu Minh nói rất đúng!
đầu đuôi đúng sai ko biết. Nhưng phúc tổ cho chủ xe khách , lái xe khách, và hành khách trên xe nhờ có xe tải của Bắc cùng hành trình- những kẻ thoát chết bé mồm thôi
Trả lờiXóaNão phẳng.
XóaTÔN VINH "NGƯỜI ANH HÙNG" KHÔNG TRUNG THỰC!
Trả lờiXóaBây giờ, chính "Người Anh hùng Phan Văn Bắc" đã buộc phải thú nhận rằng mình đã bốc phét, đã KHÔNG TRUNG THỰC trong video clip đăng trên báo Tuổi trẻ ngày 8/9.
Công an tỉnh Lâm Đồng và lãnh đạo Bộ Giao thông vẫn kiên quyết bảo vệ "người Anh hùng" này! Các vị không dám thú nhận rằng mình đã sai. Các vị có thấy hậu quả nghiêm trọng như thế nào không?
Nó sẽ tạo ra một hiệu ứng xã hội tiêu cực rằng SỰ KHÔNG TRUNG THỰC đang được BẢO KÊ bởi chính quyền!
Ai còn tin chính quyền nữa?
Nên chăng chủ trang thường xuyên đăng bài của hiệu minh thì hay biết mấy. Một trang blog giá trị, trí thức,công tâm và ôn hòa rất nhiều .đọc blog này học hỏi được rất nhiều. Phần comment của các còm sĩ phải nói là trên cả tuyệt vời
Trả lờiXóaTin tức dựa vào ăn cắp, xào xáo mà không kiểm chứng do phải giảm giá thành, cắt nhân viên trong khi muốn mối lợi cao nhất.người viết bịa ra tin, tòa soạn lười biếng không kiểm chứng thông tin. Còn người đọc thì nghi ngờ những gì tờ báo viết. Đây mới chính là bộ mặt thật của những lý do vì sao báo mạng như lá cải. Những gì được viết ra bởi báo chí mạng chúng ta không nên tin, thậm chí là những "sự kiện" xảy ra còn chẳng đúng thì tình tiết chi ly cụ thể ở trong đó lấy đâu ra mà đúng.
Trả lờiXóaBan An toàn giao thông quốc gia vừa trả lời trên truyền hình : Việc trao các bằng khen cho anh Bắc là hoàn toàn xứng đáng !
Trả lờiXóa30 người vẫn còn mạng sống, thế là đủ tuyệt vời !
Dzận xĩ Mạnh Huỳnh không có não à?
XóaBạn Hải Hà nêu ý kiến trên kia là chính xac!
Đáng trách mấy ông ở Ban ATGT. Họ không đủ dũng cảm để thừa nhận sự sai lầm của mình khi chính ông Bắc đã công khai thú nhận chuyện nói phét của minhftrong video clip trên báo Tuổi trẻ ngày 8/9. Đâm lao thì phải theo lao!
Nhưng việc làm của các ông ở Ban ATGT sẽ tạo một hiệu ứng xã hội nguy hiểm: SỰ KHÔNG TRUNG THỰC đang được BẢO KÊ bởi chính quyền!
Ai còn tin chính quyền nữa?
Rất cần một ai đó ở cấp cao hơn, một cơ quan nào đó sửa LỖI cho mấy ông ở Ban ATGT!
ông sỹ nguyên này nói rất đúng
XóaDù nói thế nào đi nữa thì kết quả sau cùng vẫn là: may nhờ có tài xế Bắc cản địa nên xe khách mới được dìu xuống đèo, cứu sống mấy chục mạng hành khách trên xe. Đó là điều kỳ diệu không thể phủ nhận. Do vậy, tài xế Bắc dù là anh hùng thật hay chỉ là anh hùng bất đắc dĩ thì với cái kết có hậu như thế thì tài xế Bắc có quyền và xứng đáng nhận công lao và được tôn vinh xứng đáng, đúng không? Về chuyện người hùng bất đắc dĩ thì cũng không thiếu những tiền lệ đâu. Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi chẳng hạn, khi được tổ chức giao nhiệm vụ cài nối dây điện ở cầu Công Lý, thì do yêu cầu đảm bảo bí mật và bất ngờ, anh Trỗi cũng không ngờ mình đang làm một chuyện tày trời là đặt bom để ám sát Bộ trưởng QP Mỹ Mc Namara, cho đến khi bị địch bắt và kết án tử hình thì anh Trỗi mới hốt hoảng biết được sự nghiêm trọng của việc mình làm. Tuy không thành công nhưng sự việc đã gây tiếng vang lớn nên anh Trỗi đã bất đắc dĩ trở thành anh hùng! Với cậu bé Lê Văn Tám cũng thế, em Tám bán đậu phụng cho lính gác kho xăng, quen mặt lính, em lẻn vào kho ăn trộm xăng đem bán không ngờ bị bén lửa, em hốt hoảng chạy nhầm lối ra đã gây nên một trận hỏa hoạn long trời lở đất. Em Tám cũng đi vào lịch sử như một người hùng thiếu niên bất đắc dĩ thôi. và vân vân.... Trở lại vấn đề, thôi thì cứ cho là tài xế Bắc ban đầu không có chủ tâm cứu xe khách, nhưng khi bị xe khách đâm vào thì cũng đã giúp xe khách 'hạ... đèo an toàn'. Tục ngữ cũng có câu: Chó ngáp phải ruồi, hoặc hay không bằng hên. Nếu không công nhận và khen thưởng anh Bắc thì mấy câu tục ngữ kia cũng vất luôn đi chứ còn biết áp dụng vào ai nữa?
Trả lờiXóa