Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Chủ Nhật, 4 tháng 9, 2016

XIN BÁO CHÍ ĐỪNG GIẾT NGƯỜI NÔNG DÂN

Ngày 01/09/2016, Báo Tuổi Trẻ Online lại đăng một bài viết về việc phát hiện một "hang ổ" (từ của Tuổi Trẻ Online) ngâm hoá chất cho sầu riêng chín. Bài viết này sử dụng các từ ngữ ẩn dụ mang tính cách buộc tội, hạ uy tín doanh nghiệp và gây tâm lý hoang mang ra thị trường. Bài viết tiêu đề "Kinh hoàng "hang ổ" sầu riêng nhúng hóa chất":

http://tuoitre.vn/…/kinh-hoang-hang-o-sau-rien…/1164409.html

Ngay từ tiêu đề, bài viết đã gạt sạch tính thông tin bằng việc sử dụng tính từ sặc mùi định hướng người đọc là "Kinh hoàng". Chỉ cần đọc cái tiêu đề, người ta đã nghĩ ngay tới sự tiêu cực. Và mọi nội dung trong bài viết đó, đều sẽ bị quy chụp thành tiêu cực. Đây là một cách giật tít hoàn toàn không phải là truyền tải thông tin mà là cố tình áp đặt, phán xét CẢM TÍNH CỦA NGƯỜI VIẾT lên sự thật của thông tin. Người đọc vì đó sẽ hiểu sai lệch về bản chất thông tin theo hướng người viết mong muốn. Thiết nghĩ rằng, những nhà báo nào sử dụng lối giật tít như thế này cần phải bị kiện ra toà án để xét xử về tội vu khống và xâm phạm uy tín, danh dự của tổ chức, cá nhân khác.
Về nội dung, bài viết nói rằng doanh nghiệp sử dụng "Một hỗn hợp dung dịch gồm 40 lít nước, 500ml phân bón lá mang nhãn hiệu HPC-97HXN và một ít bột nghệ" để nhúng sầu riêng cho chín. Toàn bộ nội dung trong bài không hề thông tin rằng chất HPC-97HXN là chất gì, và mức độ độc hại tới đâu, cũng như số lượng sầu riêng kia, theo bài báo ghi "xuất ra thị trường" là thị trường nào?
Toàn bộ nội dung trong bài viết không có gì để tạo ra sự bất ngờ hay kinh hoàng cả, sự kinh hoàng hoàn toàn được bịa đặt ra do người viết.

Chỉ cần 5 phút Google, đã dễ thấy rằng chất HPC-97HXN là một chất được sản xuất tại Việt Nam, cho phép lưu hành và sử dụng trong việc ngâm trái cây cho chín đều.
Hình trên báo Tuổi trẻ ngày 1/9
Chất HPC-97HXN có hoạt chất chính là Ethephon, sinh ra khí Etylen làm chín trái cây. Etylen chính là "đất đèn" hay còn gọi là "khí đá", thứ vô cùng quen thuộc dùng để ủ trái cây cho chín đều.
Thông tin từ Chi cục bảo vệ thực vật TP. Hồ Chí Minh đã lưu ý rằng Etylen là một chất độc, nhưng dễ dàng loại bỏ bằng cách rửa sạch. Và nồng độ để phát huy độc tính cũng rất cao chứ không phải chỉ nhúng vào một cái làm ăn mà chết được.
Link đây:
http://www.bvtvhcm.gov.vn/faq.php?id=423
Thêm nữa, nồng độ an toàn của sản phẩm là 20 lít nước/500ml HPC-97HXN. Còn trường hợp trong bài báo là 40 lít nước/500ml HPC-97HXN, nghĩa là nồng độ thấp hơn phân nửa so với nồng độ cho phép.
Thêm nữa, doanh nghiệp này sau khi ngâm tẩm cho chín đều thì bằng việc dán tem tiếng Trung Quốc, đóng thùng với nhãn hiệu bên ngoài toàn tiếng Trung Quốc, tất nhiên không phải để bán ở thị trường Việt Nam. Và thêm nữa, Trung Quốc là một thị trường rất "khát" sầu riêng.
Bài báo đưa tin một chiều, chỉ nêu ra sự kiểm tra, lập biên bản của cơ quan chức năng mà không hề nêu ra lý do kiểm tra, lý do lập biên bản, biên bản ghi nội dung gì, mà chỉ xoáy vào việc ngấm hoá chất rồi gán ghép với hai chữ "kinh hoàng".
Thiết nghĩ rằng, đã đến lúc các doanh nghiệp và người nông dân không nên luồn cúi trước sức mạnh truyền thông nữa. Các bạn có lẽ phải, hãy sử dụng nó để cứu lấy chính mình. Đã đến lúc những người viết nên thứ báo chí rác rưởi, tuyên truyền thông tin một cách bẩn tưởi để ĐẦU ĐỘC DÂN TRÍ cần phải ra đứng trước vành móng ngựa.
Hãy nghe những người nông dân khóc về những bài viết xung quanh việc nhúng trái sầu riêng vào chất làm chín để bức tử họ trong bài trên báo Infonet từ năm 2015 dưới đây:


Hà Đạt
-----------------------------------------
Mời xem thêm bài trên Infonet từ năm 2015:

Sầu riêng nhúng thuốc - sự thật và nỗi oan

18/08/2015 12:15
Một loạt hình ảnh chụp cận cảnh trái sầu riêng ngâm trong thùng hóa chất màu vàng được share (chia sẻ) với tốc độ chóng mặt.
Sau một thời gian thông tin trái cây bị nhúng hóa chất cho mau chín và bảo quản được lâu tạm lắng xuống thì những ngày qua trên mạng xã hội, một loạt hình ảnh chụp cận cảnh trái sầu riêng ngâm trong thùng hóa chất màu vàng được share (chia sẻ) với tốc độ chóng mặt. Những hình ảnh này cùng với lời cảnh báo các công ty xuất khẩu trái cây của Trung Quốc đang sử dụng một loại hóa chất độc hại để làm chín các loại trái như sầu riêng, mít, chuối, xoài, táo… khiến người tiêu dùng vô cùng lo lắng.
Là người thường xuyên phải chăm lo thức ăn nước uống cho cả gia đình, tôi mang nỗi băn khoăn lo lắng đến ông chủ trang trại cây ăn trái, có cửa hàng “trái cây cao cấp” gần Siêu thị Co.op Mart, thị xã Đồng Xoài - là ông Dụng Quý Đông để tìm câu trả lời. Ông Đông tỏ ra rất bức xúc và cho rằng, việc các trang mạng đăng thông tin vô tội vạ đang “giết” nông dân trong nước.
Đoàn thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lấy mẫu kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm tại cửa hàng trái cây cao cấp Quý Đông - Ảnh: Thùy Hương
Là người có 25 năm kinh nghiệm làm vườn, trong đó gần 20 năm có sầu riêng thu hoạch, ông Đông cho biết, có hai cách để thu hoạch sầu riêng. Một là để trái tự chín rụng. Cách này là để thu hoạch những trái đã chín hẳn, thời gian bảo quản chỉ 1-2 ngày là trái tách vỏ, phải ăn ngay. Với những trang trại lớn, việc hằng ngày phải đi lượm trái chín rụng, lại để được ít ngày sẽ tốn nhiều thời gian, công sức nên rất khó khăn. Thế nên hầu hết nông dân thu hoạch theo cách thứ hai, là chọn những trái gần chín để cắt. Vậy làm thế nào để nhận biết được những trái gần chín? Với kinh nghiệm làm vườn lâu năm, bằng mắt thường ông Đông có thể biết ngay. Nhưng với những người chưa có nhiều kinh nghiệm thì dựa vào âm thanh khi vỗ vào trái hoặc nhìn độ già của lá trên cành và các vân nổi trên trái sầu riêng là có thể nhận biết được trái sắp chín. Và khi xác định trái sầu riêng còn khoảng 2-3 ngày sẽ chín thì cắt. Những trái này có thể để trong 1 tuần mà không ảnh hưởng đến chất lượng.
Nhiều nhà nông không biết vì sao sầu riêng của mình trồng ra lại bị mang tiếng “nhúng thuốc độc” - Ảnh: Sỹ Hòa
Tuy nhiên, không phải ai cũng có khả năng nhận biết sầu riêng còn 2-3 ngày sẽ chín mà trong số trái đã cắt, có cả những trái 4,5 ngày hoặc cả tuần lễ mới chín. Trong trường hợp ấy, nông dân sẽ sử dụng một loại dung dịch sinh học pha loãng, dạng hỗ trợ kali để trái chín đều. Ông Đông vừa giải thích vừa đưa cho tôi xem chai thuốc có tên là Phân bón lá cao cấp HPC-97 HXN do Công ty cổ phần sinh học nông nghiệp HPC (TP. Hồ Chí Minh) sản xuất. Phần “Cách dùng” có ghi: Điều khiển cho trái cây già chín nhanh và có cả hướng dẫn nồng độ pha dung dịch để hỗ trợ chín nhanh cho các loại trái cây như xoài, bơ, mít, chuối, sầu riêng... Phần “Công dụng” có ghi: Đặc biệt giúp trái sầu riêng già chín nhanh, không bị sượng”. Ở phần “Hướng dẫn an toàn” có ghi: Chỉ sử dụng cho trái cây già sắp thu hoạch... Loại phân bón này có giấy phép sản xuất, ghi rõ ngày sản xuất và hạn sử dụng, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho phép lưu hành và có bán rộng rãi ở các nhà thuốc bảo vệ thực vật trên toàn quốc.
Những thông tin về sầu riêng cũng như các loại trái cây “tẩm thuốc độc” đã làm dậy sóng cộng đồng thực ra là sự hiểu lầm giữa người trồng, người tiêu dùng và cả giới truyền thông. Hiện tượng một số nông dân sử dụng hóa chất độc hại có xuất xứ từ Trung Quốc để làm chín nhanh hoặc bảo quản trái cây được lâu là có thật, nhưng không nhiều. Bởi thực tế, người ta có thể sử dụng dung dịch hỗ trợ trái chín sinh học được sản xuất trong nước, giá rất rẻ (chỉ hơn 40.000 đồng/chai 500ml để pha 20 lít dung dịch và có thể nhúng được hơn 2 tấn sầu riêng), lại an toàn thì không có lý gì phải tẩm chất độc hại vào trái cây để hằng ngày mình phải tiếp xúc. 
Thế nhưng phần vì không nắm được thông tin, phần vì quá lo lắng nên nhiều người tiêu dùng sợ; có người không dám ăn bất cứ loại trái cây nào nữa. Từ những thông tin trên mạng xã hội về “trái cây nhúng thuốc độc”, nhiều nông dân ngơ ngác không biết vì sao mình đã sử dụng thuốc hỗ trợ trái chín có nguồn gốc sinh học; đã sử dụng đúng quy trình hướng dẫn mà vẫn bị mang tiếng là làm hại cộng đồng!
Tôi hỏi, nếu không may cắt phải trái chưa già thì khi được nhúng qua dung dịch hỗ trợ này trái có chín được không? Ông Đông trả lời dứt khoát: Ở Trung Quốc hay ở đâu thì tôi không biết, nhưng bằng kinh nghiệm bản thân, tôi khẳng định trái sầu riêng chín cơ bản là do tự nhiên. Nếu cắt phải trái chưa tới độ có thể chín thì dù có nhúng qua dung dịch hỗ trợ, trái vẫn cứ sống nhăn. Rồi ông ví von: Một đứa bé đang tập nói, bạn chăm sóc, cho ăn uống tốt để nó có sức mà tập nói chứ không phải vì cho ăn tốt mà nó biết nói!
Dù đã tận mắt đọc tất cả những thông tin trên chai dung dịch hỗ trợ trái chín mà ông Quý Đông đưa và nghe ông giải thích cặn kẽ nhưng tôi vẫn chưa hoàn toàn tin tưởng. Vì vậy, tôi đã hỏi ý kiến của anh Doãn Văn Chiến, Phó chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh thì anh cho biết: Hằng năm, chi cục đều tổ chức kiểm tra định kỳ và kiểm tra những vấn đề phát sinh về chất lượng, an toàn của thuốc bảo vệ thực vật. Những thông tin mà ông Quý Đông bức xúc phản ánh và những thông tin báo chí đưa, chi cục sẽ đưa vào nội dung kiểm tra phát sinh và trả lời trong thời gian sớm nhất.
http://infonet.vn/sau-rieng-nhung-thuoc-su-that-va-noi-oan-post171820.info

8 nhận xét:

  1. Đúng là anh phóng viên báo Tuổi trẻ này dốt, tay nhanh hơn não.

    Trả lờiXóa
  2. Không phải ai cũng thành thạo để mua được quả chín tự nhiên thơm ngon,đặc biệt là quả sầu riêng ,thứ quả đắt tiền .Sầu riêng còn non kích thuốc cho chín nom đẹp mã nhưng ăn sượng ,có vị đắng .Vâỵ nên chăng nhà vườn chỉ nên hái trái đã chín ,bửa lấy múi đóng bao cấp lạnh rồi hãy bán ,như vậy sẽ rất tiện cho người tiêu dùng ,đảm bảo chất lượng thơm ngon mà đỡ công chuyển đống vỏ gai góc.

    Trả lờiXóa
  3. Trời ơi, vừa tốn tiến vừa phải ăn đồ độc hại. Tôi sẽ khuyến cáo nhiều người không nên ăn sầu riêng nữa để tự bảo vệ sức khỏe cho mình và người thân. Tẩy chai sầu riêng thôi.

    Trả lờiXóa
  4. Hai anh zận vãi lờ với lị anh Nặc danh09:03 Ngày 05 tháng 09 năm 2016 nói chiện bùn cừi qué đi!

    @vãi lờ:
    - Người nông dân là người trồng cây. Họ trồng hàng mẫu vài chục mẫu sầu riêng. Họ không thể kiêm luôn người chế biến trái cây. Chả ai hàng ngày phải trèo lên cây thăm từng trái sầu riêng rồi bửa ra nhặt từng múi như cậu nói! Họ chỉ biết ký hợp đồng với các thương lái bao phần tiêu thụ.

    - Thương lái cũng ko thể cho người túc trực ở vườn cây để chờ từng quả chín như cậu nói. Họ phải hái đồng loạt khi quả đã già và họ phải có cách làm cho quả chín đồng loạt để tiêu thụ đồng loạt nguyên quả. Miễn là cách làm của họ an toàn, đúng quy định của pháp luật, không gây độc cho người sử dụng.

    @ Nặc danh09:03 Ngày 05 tháng 09 năm 2016:
    Anh không biết chữ Việt để đọc bài sao mà vưỡn "tẩy chay" sầu riêng?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thế người ta mới gọi khách hàng là thượng đế chứ.

      Nhà vườn các bác muốn liên kết với ai hay làm cách chi tùy thích chứ khách mua quả sầu riêng về ăn không được hoặc vừa ăn vừa lo bị bệnh bởi chỉ để tiện cho các nhà vườn làm ăn nhớn thì ổn sao được.

      Xóa
    2. Ai bảo anh vl rằng: ăn không được hoặc vừa ăn vừa lo bị bệnh?
      Hay là chỉ tại bọn lều báo như Google.tienlang đã chỉ ra?

      Xóa
  5. Phóng viên của báo tuổi trẻ online rất giỏi, nghế gì cũng giói - trừ nghề làm báo. Ngoại ngữ gì cũng giỏi, trưc tiếng Việt

    Trả lờiXóa
  6. Cứ cái đà truyền bá vô căn cứ thế này thì có khi loài người chết vì đói chứ không phải chết vì hóa chất. Đằng sau những thông tin không được kiểm định nhưng đã vội đưa vào khẳng định là những nhà báo vô lương tâm, không có đạo đức nghề nghiệp, có thể sánh ngang với cả sát thủ máu lạnh. Hàng vạn người nông dân như ngồi trên đống lửa chỉ bằng một ngòi bút và những tay nhà báo cuội lười biếng xào xáo từ một ngòi bút đó, đầu độc đến hơn 90 triệu người dân VIệt Nam

    Trả lờiXóa