Дата публикации: 9 октября 2016 года в 22:15.
Категория: Политика.
Категория: Политика.
Россия все же получит два
вертолетоносца типа «Мистраль», построенные во Франции, несмотря на то, что
Париж отказался отдавать готовые корабли заказчику из-за веденных на Западе
антироссийских санкций. «Мистрали» перекупил Египет, власти которого сегодня решили
отдать их Москве.
Египетский телеканал SIS TV в
воскресенье, 9 октября сообщил сенсационную новость. Построенные на
французских верфях вертолетоносцы, уже получившие названия «Владивосток» и
«Севастополь», все же попадут первоначальному заказчику – то есть России.
Напомним, два вертолетоносца были
построены во Франции по заказу Минобороны России. Москва полностью оплатила это
заказ, а верфи в Сен-Назере построили корабли, которые получили названия «Владивосток» и Севастополь».
Но Париж отказался отдать суда заказчику из-за
веденных Западом в 2014 году антироссийских санкций. Оказавшиеся бесхозными
«Мистрали» французы не знали куда деть. Заходила даже речь о том, чтобы их утопить. Но в конце 2015 года корабли
неожиданно купил Египет. Многие эксперты сразу высказали недоумение: зачем этой
стране корабли такого типа, да еще и без вооружения? (Окончательное доведение
«Мистралей» до боеготовности должно было проводиться в России).
Но сегодня все стало ясно.
«Египетский миллиардер Нассеф
Онси Савирис (Nassef Onsi Sawiris), выделивший средства на покупку страной французских
вертолетоносцев «Мистраль» и фактически являющийся их владельцем, принял
решение перепродать их России за символическую цену в $1. Вопрос продажи двух
кораблей России согласован с Президентом Египта Абдул-Фаттахом Халил Ас-Сиси»
- передает ведущий египетского телеканала SIS TV.
«Это важный шаг, направленный на сближение двух стран - Египта и России,
укрепление их сотрудничества и большой дружбы» - отмечает телеведущий.
Не исключено, что вся сделка по
покупке «Мистралей» Египтом изначально была согласована (или организована
Москвой). Также вероятно, что даже деньги на приобретение кораблей Нассефу Онси
Савирису подкинули из России. Просто перечислив часть суммы в €1,1 млрд.,
которую французы вернули России после отказа передавать корабли.
Link nguồn: http://vg-news.ru/n/124004
Link nguồn: http://vg-news.ru/n/124004
==========================
Dịch:
Dịch:
AI CẬP BÁN LẠI HAI TÀU SÂN BAY MISTRAL (DO PHÁP ĐÓNG) CHO NGA VỚI GIÁ ... 1$!
Nga vẫn sẽ nhận được hai tàu đổ
bộ tấn công (tàu sân bay trực thăng) lớp Mistral được đóng tại Pháp, nhưng Paris đã từ chối chuyển
giao do vướng phải các biện pháp trừng phạt do phương Tây áp đặt. Con tàu sau
đó đã được bán sang Ai Cập, và đến hôm nay, nhà chức trách của quốc gia Bắc Phi
này cho biết họ quyết định nhượng lại cho Nga.
Kênh truyền hình SIS TV của Ai
Cập mới đây đã đăng tải một thông tin giật gân, đó là hai tàu sân bay trực
thăng mang tên “Sevastopol” cùng với “Vladivostok” được đóng tại Pháp vẫn sẽ
đến tay khách hàng "nguyên thủy" của mình - nước Nga.
Cần nhắc lại sự kiện Ai Cập
"giải cứu" hai chiếc Mistral hồi cuối năm 2015, khi đó nhiều chuyên
gia nêu ý kiến tỏ ra nghi ngờ quyết định trên, tại sao Cairo lại cần một phương
tiện "khủng" đến vậy, ngay cả khi con tàu không được trang bị vũ khí
(cuối cùng họ vẫn mua trực thăng Ka-52K cùng các khí tài của Nga để hoàn thiện tính
năng của nó).
"Một tỷ phú Ai Cập có tên
Nassef Onsi Sawiris đã bỏ kinh phí để mua lại cả hai chiếc Mistral và trở thành
chủ sở hữu thực sự của con tàu, ông này sau đó công bố sẽ bán lại cho Nga với
giá tượng trưng chỉ 1 USD. Vấn đề trên đã được Tổng thống Abdul Fattah Khalil
Al-Sisi nhất trí", SIS TV cho biết.
"Đây là bước đi quan
trọng nhằm hướng tới việc thắt chặt hơn nữa quan hệ hợp tác song phương giữa
Nga và Ai Cập", kênh truyền hình SIS TV chú thích thêm.
Lê Hương Lan
Lê Hương Lan
Tổng thống Pháp Francois Hollande cùng Tổng thống Nga Putin đã chơi Obama 1 cú đòn đau!
Trả lờiXóaObama hò hét cấm vận Nga, không làm ăn buôn bán với Nga.
Vì vậy Tổng thống Pháp Francois Hollande cùng Tổng thống Nga Putin đã thỏa thuận cho hai TÀU SÂN BAY MISTRAL đi đường vòng một chút!
Obama cũng chả có lý do gì trách cứ Pháp hay Ai cập!
Báo Nga: Ai Cập bán Mistral cho Nga với giá 1 USD?
Trả lờiXóaTrang vg-news.ru của Nga ngày 9/10 cho biết, bất chấp Pháp hủy hợp đồng tàu Mistral với Nga nhưng Moskva vẫn nhận được cặp tàu này từ Ai Cập.
Thông tin này được trang vg-news.ru dẫn lại nguồn từ Kênh truyền hình SIS TV của Ai Cập cho biết, cặp tàu sân bay trực thăng thuộc lớp Mistral mang tên Sevastopol và Vladivostok do Pháp sản xuất cuối cùng vẫn quay về khách hàng ban đầu - đó là Nga.
Theo nguồn tin này, Ai Cập đã mua cặp tàu Mistral từ Pháp hồi cuối năm 2015, cặp tàu đã được Nga thanh toán đầy đủ cho nhà sản xuất Pháp. Ngay sau quyết định mua sắm trên, hàng loạt nghi ngờ về mục đích thực sự của Ai Cập đã được đặt ra. Đặc biệt là tại sao Ai Cập lại cần cặp tàu đổ bộ cỡ lớn như vậy ngay cả khi chúng không được trang bị vũ khí.
Pháp thử nghiệm tàu Mistral.
Pháp thử nghiệm tàu Mistral.
Tuy nhiên, mọi nghi ngờ trở nên khá rõ ràng khi SIS TV cho biết: "Thực chất thương vụ mua cặp tàu Mistral của Ai Cập do tỷ phú Nassef Onsi Sawiris tự bỏ tiền túi mua, sau đó ông này sẽ bán lại cho Nga với giá bất ngờ - chỉ với 1 USD. Thương vụ này đã được đích thân Tổng thống Abdul Fattah Khalil Al-Sisi thông qua", SIS TV cho biết đồng thời nhấn mạnh.
"Việc bán lại cặp tàu Mistral cho Nga là bước tiến mới trong quan hệ hợp tác giữa Nga và Ai Cập, đặc biệt trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng", theo SIS TV.
Ngay sau khi SIS TV phát sóng thông tin này, hàng loạt nghi vấn đặt ra rằng đây chỉ là kịch bản mà trong đó, Pháp đã cùng với Nga và Ai Cập là nhân vật chính đang tìm cách đối phó với những biện pháp trừng phạt từ phương Tây.
Tuy nhiên, đến nay, cả Pháp, Nga và Ai Cập vẫn chưa đưa ra phản ứng chính thức nào về những thông tin được Kênh truyền hình SIS TV của Ai Cập đăng tải. Dù chưa thể kiểm chứng về thông tin trên nhưng theo thông tin được hãng RT của Nga đăng tải hồi cuối tháng 9/2015 cho thấy, thông tin Ai Cập bán lại cặp tàu Mistral cho Nga không phải là không có cơ sở.
Hãng tin Nga cho biết, việc Ai Cập mua cặp tàu đổ bộ này của Pháp thực chất chỉ là chuyến hải trình đi đường vòng và cuối cùng vẫn về Nga, RT dẫn lại phân tích của nhà báo kỳ cựu của Pháp Jacques Martin viết trên tờ Boulevard Voltaire.
Ông Martin cho rằng, giả sử là Canada, một thành viên của NATO, họ sẽ giữ lại Mistral nhưng nếu người mua mới là một quốc gia đồng minh của Nga, rất có thể họ có khả năng sẽ bán lại các tàu cho Moscow với giá hời.
Nhà báo này nhận định, rất có khả năng Nga sẽ mua được 2 tàu Mistral này với mức giá còn thấp hơn như dự kiến trong hợp đồng ký với Pháp, nếu như trong tương lai gần Moscow vẫn chưa tự đóng các tàu tương tự.
Và cho đến thời điểm hiện tại, Nga vẫn chưa có bất cứ động thái nào cho thấy nước này khởi đóng tàu thay thế cho Mistral dù Moskva đã cho ra mắt khá nhiều thiết kế được cho là "khủng" hơn cả Mistral.
Dân trí
Chính phủ Ba Lan vừa quyết định không mua máy bay trực thăng Caracal của Pháp nữa làm Pháp tức quá. Tổng thống Hollande bỏ chuyến đi công du Ba Lan. Có lẽ vì mấy năm trước chính phủ Ba Lan đòi Pháp không bàn giao hai chiếc Mistral cho Nga nữa vì như vậy Ba Lan không mua hệ thống phòng không và trực thăng của Pháp nữa. Sau đó Ba Lan quyết định mua hệ thống phòng không của Mỹ, và nay lại bỏ không mua trực thăng. Pháp mất cả chì lẫn chài.
Trả lờiXóaHãng Thales là hãng muốn bán hệ thống phòng không cho Ba Lan cũng bị mất công trình xây dựng đường xe lửa tốc hành ở Nga.
Thương vụ Mistral: Nga - Pháp "đi đêm", né ông lớn Mỹ?
Trả lờiXóa1
13/10/2016 12:43 Bản in
Nga vẫn nhận được hai tàu sân bay trực thăng lớp Mistral, được xây dựng tại Pháp, mặc dù thực tế Paris đã từ chối cung cấp cho Nga do phương Tây tiến hành biện pháp trừng phạt chống Nga và bán cho Ai Cập...
Câu hỏi đặt ra ở đây là liệu Nga – Pháp – Ai Cập có thỏa thuận ngầm trong thương vụ này để “né” đòn trừng phạt của phương Tây?
Tàu sân bay lớp Mistral
Kênh truyền hình SIS của Ai Cập mới đây đã đưa tin giật gân rằng hai tàu sân bay trực thăng lớp Mistral được đóng tại Pháp mang tên Vladivostok và Sevastopol vẫn được giao cho khách hàng ban đầu là Nga.
Mặc dù trước đó (2015), Paris đã từ chối chuyển giao hai tàu này cho phía Nga do vướng phải các biện pháp trừng phạt do phương Tây áp đặt, nhưng Nga vẫn sẽ nhận được hai tàu đổ bộ tấn công (tàu sân bay trực thăng) Mistral được đóng tại Pháp.
Sau khi Paris hủy hợp đồng cung cấp tàu Mistral với Moscow, các tàu này đã được bán sang Ai Cập, và hiện nay nhà chức trách của quốc gia Bắc Phi này cho biết họ quyết định nhượng lại cho Nga.
Hai tàu trực thăng đã được đóng tại Pháp theo đơn đặt hàng của Bộ Quốc phòng Nga. Moscow cũng đã thanh thoán đầy đủ cho nhà sản xuất là xưởng đóng tàu Saint-Nazaire, nhưng sau đó Paris đã từ chối cung cấp hàng do các lệnh trừng phạt của Phương Tây vào năm 2014 liên quan đến khủng hoảng chính trị ở Ukraine.
Cuối năm 2015, Ai Cập bất ngờ mua lại hai tàu này. Động thái này khiến nhiều chuyên gia tỏ ra hoang mang, họ đặt ra nghi vấn: Tại sao nước này lại mua tàu loại này trong khi chúng không được trang bị vũ khí? (mặc dù cuối cùng họ vẫn mua các khí tài khác của Nga như trực thăng Ka-52...để hoàn thiện tính năng của chúng).
Giờ đây thì mọi việc trở nên rõ ràng.
Kênh truyền hình hàng đầu Ai Cập SIS TV truyền tải thông tin: “Tỷ phú Ai Cập Nassef Onsi Sawiris đã bỏ tiền mua các tàu sân bay Mistral, và sau đó với tư cách là chủ sở hữu, ông này bán lại cho Nga với giá tượng trưng 1 $. Vấn đề này đã có sự đồng thuận của Tổng thống Ai Cập Abdul Fattah Khalil Al-Sisi.
Kênh truyền hình này cũng nhấn mạnh rằng đây là một bước đi quan trọng trong việc tái lập quan hệ ngoại giao, tăng cường hợp tác hữu nghị, hợp tác quân sự giữa hai nước Nga và Ai Cập.
Có thể toàn bộ giao dịch mua tàu Mistral của Ai Cập đã được tính toán từ trước (do Moscow là chủ mưu), mà nhiều khả năng Nga đã cung cấp tiền cho tỷ phú Nassef Onsi Sawiris thực hiện việc mua bán này.
Liệu rằng có một thỏa thuận ngầm giữa Nga và Pháp, mà số tiền bồi thường 1,1 tỷ $ chỉ là động thái “tung hỏa mù của Pháp” để né các biện pháp trừng phạt của Phương Tây?
Được biết, hợp đồng mua bán tàu sân bay lớp Mistral cho Hải quân Nga trị giá 1,2 tỷ euro được Nga - Pháp ký kết vào mùa Hè năm 2011. Theo điều kiện hợp đồng, chiếc tàu đầu tiên có tên là Vladivostok sẽ được phía Pháp bàn giao vào tháng 11/2014, nhưng Paris đã không bàn giao tàu cho Moscow vì cáo buộc Nga can thiệp vào tình hình khủng hoảng Ukraine. Chiếc thứ hai có tên Sevastopol cũng đã được lên kế hoạch chuyển giao cho Nga vào tháng 11/2015.
Tàu đổ bộ trực thăng lớp Mistral có lượng rẽ nước 21.000 tấn, chiều dài thân tàu là 210 mét, có khả năng tốc độ tối đa lên đến 18 hải lý, phạm vi hoạt động tối đa lên tới 20.000 dặm.
Mistral có thể mang theo 16 máy bay trực thăng tấn công Ka-52k, hoặc 35 máy bay trực thăng hạng nhẹ; có 6 điểm hạ cánh trên tàu.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ topnewsrussia.ru, một trong những tờ báo chuyên đưa tin về kinh tế - chính trị, văn hóa – xã hội… của Nga.
Infonet
http://infonet.vn/thuong-vu-mistral-nga-phap-di-dem-ne-ong-lon-my-post211360.info
Cần gì phải cho bản tiếng Nga vào đây chứ? Đăng tiếng Việt thôi cũng được! Người Nga không hề biết tiếng Việt!
Trả lờiXóaĐó chính là cái hay, tạo nên sự khác biệt của Google.tienlang mà không có tờ báo nào khác có được đấy, bạn Alexandre Judd ạ!
XóaĐăng cả tiếng Nga lẫn tiếng Việt, cả link bài tiếng Nga để bất cứ ai cũng có thể dễ dàng kiểm chứng thông tin.
Tôi cảm ơn Google.tienlang chính vì điều này!
đồ gia dụng thông minh
Trả lờiXóaquần áo tập gym cho nam
Trả lờiXóa