Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Bảy, 8 tháng 10, 2016

TIN SOS: NGA SẼ BẮN RƠI BẤT KỲ KHÍ TÀI BAY LẠ NÀO TẤN CÔNG QUÂN ĐỘI SYRIA!

Trước những lời đe dọa của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Ashton Cater rằng “để đánh bại IS, Mỹ phải tuyên chiến với Nga ở Syria” (!?), còn Nhà Trắng cảnh báo “Mỹ sẽ tăng cường cung cấp vũ khí cho các lực lượng đối lập và sẵn sàng tấn công các mục tiêu của Quân đội Syria” (!?), lần đầu tiên Nga đã điều động và triển khai hệ thống tên lửa phòng không S-300VM Antey-2500 tới làm nhiệm vụ trực chiến ở Syria.

Tên lửa S-300VM Antey-2500 là hệ thống phòng không hiếm có, nếu không muốn nói là độc nhất vô nhị, trên thế giới, có thể tiêu diệt các mục tiêu ở khoảng cách tới 250 km, bao gồm máy bay tấn công chiến lược, máy bay tấn công chiến thuật có người lái cũng như không có người lái, kể cả máy bay “tàng hình”, các loại tên lửa đạn đạo tầm trung, tên lửa chiến dịch-chiến thuật và tên lửa chiến thuật, các loại máy bay trinh sát và dẫn đường tấn công mục tiêu và các tổ hợp trinh sát-tấn công từ trên không.
Hệ thống điều khiển bắn của S-300VM Antey-2500 có mức độ tự động hóa rất cao, có khả năng nhận dạng và phân biệt hàng trăm mục tiêu cần tấn công, có khả năng đồng thời tấn công 24 khí tài bay với xác suất rất cao. Một khi S-300VM Antey-2500 được bố trí kết hợp với các loại vũ khí phòng không khác sẽ tạo ra lá chắn tin cậy bao trùm toàn bộ không phận của Syria.
Với tính năng chiến-kỹ thuật như vậy, S-300VM Antey-2500 được sử dụng để bảo vệ các trung tâm chính trị-hành chính quốc gia, các công trình công nghiệp quân sự có tầm quan trọng quốc gia, các đơn vị quân đội lớn, trước hết là các lực lượng trực chiến.
Theo tuyên bố của Thiếu tướng Igor Konashenkov, đại diện chính thức của Bộ Quốc phòng Nga, chức năng trước hết của S-300VM Antey-2500 ở Syria là bảo vệ các căn cứ của Nga ở Tartus và Hmeymime (Syria).
Tướng Igor Konashenkov cảnh báo rằng, các trắc thủ của hệ thống phòng không của Nga sẽ không có thời gian để xác định một quả tên lửa hay máy bay lạ nào đang bay vào không phận cần bảo vệ là của ai, do “nhầm lẫn” hay là không. Ông cũng nhắc nhở rằng, đứng trước S-300VM Antey-2500 thì những ai còn theo đuổi ảo tưởng sử dụng "máy bay tàng hình" để tấn công các mục tiêu của Nga hay Syria, sẽ không tránh khỏi sự trừng phạt.
Theo ông, bất kỳ tên lửa hay máy bay nào tấn công các mục tiêu trong khu vực do Quân đội Syria kiểm soát đều đe dọa trực tiếp các quân nhân Nga và sẽ bị S-300VM Antey-2500 và các vũ khí phòng không khác tiêu diệt ngay lập tức./.
Ảnh: Hệ thống S-300VM Antey-2500 của Nga ở Syria
Xem thêm:
РОССИЙСКИЕ ВОЕННЫЕ НЕ БУДУТ выяснять принадлежность ракет при атаке по сирийской армии
http://topnewsrussia.ru/rossijskie-voennye-ne-budut-vyyasnyat-prinadlezhnost-raket-pri-atake-po-sirijskoj-armii/
Đại tá Lê Thế Mẫu

19 nhận xét:

  1. Ko biết Mẽo tính sao? Có dám "ném bom nhầm" vào lính Syria nữa ko nhỉ?
    Thử coi thằng S-300VM của Nga ngố ra sao chứ nhỉ? Chắc gì đã như đồn thổi, quảng cáo?
    Chơi đi, O ba ma!!!

    Trả lờiXóa
  2. Mỹ thất bại tại Syria.
    Tại Syria Mỹ đã bị cộng đồng thế giới vạch mặt chỉ tên là kẻ dẫn đầu Liên minh chống IS nhưng SỰ THẬT lại là Liên minh hỗ trợ IS để can thiệp vô cớ vào một đất nước có chủ quyền- Thành viên Liên Hợp quốc là Syria, nhằm lật đổ chế độ hợp hiến ở đây tương tự như họ đã từng làm ở Iraq và Lybia.

    Giờ, họ giở bài cùn: Tuyên bố thiết lập VÙNG CẤM BAY Ở SYRIA! Tức là cấm tất cả các chuyến bay của bất cứ nước nào, kể cả của chủ nhà Syria trên không phận Syria, trừ máy bay của Mỹ và đồng minh của Mỹ! Mỹ muốn tự do bay lượn trên không phận Syria và tự do bắn phá bất cứ mục tiêu nào của quân đội và người dân Syria!

    Thật ngạo ngược! Ai cho Mỹ cái quyền đó? Chẳng có ai cả!
    Tự nhiên vô cớ xông vào nhà người ta mà lại định cấm vận người ta!
    Giờ có ai đó, một nước nào đó cũng tuyên bố lập VÙNG CẤM BAY Ở MỸ xem họ nói sao?

    Nhưng Nga bây giờ không còn là Nga thời Eltsin nát rượu. Nga không cho Mỹ cái quyền đó!

    Trả lờiXóa
  3. Thánh tướng ! ngồi một xó xỉnh trong cái nước Việt Nam chính quyền thì tham nhũng ngập đầu,dân chỉ lo ăn nhậu . Sao không lo chuyện của mình mà hóng chuyện xa vời xảy ra giữa các siêu cường ở tận đẩu đâu thì thật là hoang tưởng .
    Lo mà cầy cuốc kiếm cơm đi,chuyện giữa các siêu cường không đến lượt nhà bác hóng hớt trong bàn nhậu . Các bác bớt phét lác thì có khi cái đất nước này khá hơn đấy .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rận xĩ Nặc danh14:02 Ngày 08 tháng 10 năm 2016 khi thấy bu Mẽo bị vạch trần là kẻ khủng bố khổng lồ, rận xĩ này không bênh che được nữa nên oánh trống lảng ...

      Xóa
    2. Chuyện của các siêu cường đã có đảng và nhà nước lo.các bác cứ lo làm ăn cày cuốc kiếm tiền nuôi gia đình là tốt cho cái đất nước này lắm
      Đã làm được gì cho đất nước, quê hương này chưa? Tối ngày cứ lo kích động chia rẽ, chống phá

      Xóa
  4. Phóng viên Tự dolúc 14:04 8 tháng 10, 2016

    Nga-Syria thay đổi chiến thuật, quyết dứt điểm Aleppo
    Aleppo đang trước đợt tấn công cường độ mạnh chưa từng có trên chiến trường Syria đã có dấu hiệu sụp đổ.
    Thỏa thuận ngừng bắn để tập hợp các phe phái trên toàn lãnh thổ Syria ngồi vào bàn đàm phán tìm ra một giải pháp hòa bình, đồng thời, cùng xác định đối tượng khủng bố để hợp tác tiêu diệt…là một ý tưởng rất tuyệt vời nhưng thực tế lại rất khó khăn.
    Chính quyền Mỹ, đặc biệt là giới hiếu chiến Lầu Năm Góc không chấp nhận điều đó, họ muồn duy trì chiến tranh bằng việc sử dụng các lực lượng phiến quân nhằm mục tiêu trước sau như một là lật đổ Assad bằng quân sự.
    Việc phá hoại thỏa thuận Nga-Mỹ vừa rồi bằng vụ không kích “nhầm” đã khiến Nga hoàn toàn mất hy vọng vào Mỹ trong tìm kiếm một giải pháp hòa bình ở Syria. Nga buộc phải thay đổi tư tưởng chiến lược.
    Chiến thuật hợp lý của phiến quân
    Quả thật, khi không quân làm chủ vùng trời tuyệt đối, hợp đồng tác chiến với lực lượng mặt đất, thì đây là chiến thuật tối ưu nhất đem đến chiến thắng tuyệt đối cho bên tham chiến nào áp dụng chiến thuật đó.
    Thực tế trên chiến trường Syria, có thể xem như không quân Nga (VKS) làm chủ vùng trời tuyệt đối, lực lượng mặt đất là quân đội Syria mạnh với trang bị vũ khí hạng nặng hơn hẳn phiến quân…thế nhưng, gần một năm qua, liên quân Nga-Syria-Hezbohla-Iran vẫn không sao khuất phục, dứt điểm được phiến quân các loại.
    Nguyên nhân ở đây là gì?
    Lúc đầu, tôi cho rằng, chỉ có thể là lực lượng mặt đất quá yếu, mới không thể phát huy lợi thế dù chỉ như làm cái công việc thu dọn chiến trường sau khi VKS Nga phá sạch tan hoang phiến quân đối địch. Nhưng té ra không phải như vậy, tôi đã sai.
    Quân Syria sau nhiều năm chiến đấu họ không đủ sức để thực hiện chiến thuật tấn công vào một vị trí, cứ điểm mà ở đó lực lượng phiến quân cố thủ, phòng ngự chắc chắn, trừ phi bên phòng ngự bị “te tua” vì pháo kích và bom dội. Nhưng ở đây, lực lượng phòng ngự có ưu thế hơn lực lượng tấn công.
    Vậy thì rõ ràng, hiệu quả tác chiến hợp đồng, hỗ trợ cho lực lượng mặt đất của VKS Nga không cao, không đủ vùi dập, dọn bãi quang sạch cho lực lượng mặt đất của Assad thực hiện chiến thuật “tấn công vào cứ điểm phòng ngự”, giành lại lãnh thổ bị chiếm.
    Ngay trong chiến tranh Việt Nam, dù không quân Mỹ không làm chủ vùng trời tuyệt đối trên chiến trường vì phòng không của Việt Nam khá mạnh, nhưng nếu không thực hiện chiến thuật “bám lấy thắt lưng địch” thì quân đội Việt Nam không thể tồn tại trước hỏa lực của không quân Mỹ.
    VKS Nga không thiếu vũ khí để hủy diệt, họ có bom khoan, bom áp nhiệt, có bom thông minh, có lực lượng trinh sát mặt đất…rất thuận lợi để tác chiến “dọn bãi”, nhưng đến bây giờ có những vị trí thành phố, thị trấn mà IS, al-Nusra chiếm đóng họ vẫn không thể giải phóng.
    Trong khi đó, phiến quân các loại tại Syria không phải có bản lính ý chí gì ghê gớm nhưng lại có thể trụ được trước những đòn không kích của Nga mới khiến chúng ta ngạc nhiên. Phải chăng phiến quân có chiến thuật gì đó mà VKS Nga không thể tiêu diệt?
    Rốt cuộc, không phải VKS Nga yếu kém mà chính phiến quân có chiến thuật hợp lý, đó là “bám dân” mà thực chất là bắt dân làm con tin, làm bia đỡ đạn…khiến cho VKS Nga tác chiến hạn chế. Đương nhiên, VKS Nga không thể hủy diệt phiến quân cùng với hàng ngàn dân trong đó.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phóng viên Tự dolúc 14:05 8 tháng 10, 2016

      Tại phía Đông Aleppo, Đại sứ Nga tại LHQ cho biết, có khoảng 3.500 chiến binh, trong đó có 2.000 tên thuộc nhóm al-Nusra Front, sử dụng dân thường trong khu vực làm lá chắn sống. Hơn 200.000 cư dân của Aleppo là con tin của al-Nusra Front và các nhóm liên minh với nó.
      Có thể nói, đây là lý do chính khiến VKS không thể làm tốt công việc “dọn bãi” tạo điều kiện thuận lợi cho quân Assad chiếm ưu thế tác chiến.
      Nga-Syria thay đổi chiến thuật
      Tình thế sau khi Mỹ “mất khả năng thỏa thuận”, Lầu Năm Góc đã tỏ rõ quyết tâm thực hiện, duy trì chiến tranh tại Syria…đã buộc Nga-Syria phải thay đổi chiến thuật và tư tưởng chiến lược.
      Buộc Mỹ hay giới diều hâu ngồi vào bàn đàm phán chỉ có thể bằng kết quả quân sự trên chiến trường, ngoài ra không còn cách nào khác. Đó là sự thách thức nghiệt ngã mà nhân dân Syria phải chấp nhận gánh chịu.
      Phải công nhận, trước đây có những trận Nga-Syria thực hiện chiến thuật “điệu hổ ly sơn” tức điều phiến quân ra khỏi dân, rất tốt.
      Chẳng hạn, quân đội Syria chịu rút lui để mất một cứ điểm nào đó khi phiến quân tấn công, nhưng ngay sau đó VKS xuất hiện “dọn sạch bãi” rất hiệu quả. Hoặc sau vụ SU-24, VKS thẳng tay dội bão lửa tạo điều kiện cho quân đội Syria nhanh chóng tấn công làm chủ tuyến biên giới Bắc Latakia…
      Khi chính phủ Syria kiểm soát được nhiều lãnh thổ thì phiến quân co cụm phòng thủ lấy dân làm con tin khiến cho VKS Nga và quân Syria dứt điểm gặp nhiều khó khăn.
      Tại Aleppo, Nga-Syria đã mở nhiều hành lang an toàn, bao gồm hành lang cho quân lính tự nguyện đầu hàng hay rút khỏi, đặc biệt là hành lang cho dân rời khỏi khu vực chiến sự nhưng không phát huy tác dụng…
      Sau khi thỏa thuận Nga-Mỹ ký hôm 9/9 bị phá sản bằng đòn đánh “dưới thắt lưng” của Mỹ khiến quân đội Syria 62 chết và hơn 100 bị thương thì lập tức Nga-Syria mở chiến dịch tấn công ở phía Đông Aleppo khủng khiếp chưa từng thấy trong 6 năm qua trên chiến trường Syria.
      Nếu như sau vụ SU-24, tại phía Bắc Latakia, VKS đã giận dữ dội bão lửa khiến cho phiến quân dù từ xa cũng phải thốt lên “Allah! Akbar!” thì lần này tại phía Đông Aleppo, khủng khiếp hơn rất nhiều.
      Sự khủng khiếp trùm lên phiến quân khiến “tiếng rên la hốt hoảng bởi sự hủy diệt đến từ các chỉ huy của phiến quân khi bị không kích cường độ cao kết hợp tấn công mặt đất khốc liệt bởi xe tăng T-90 và pháo binh hặng nặng”(Debka File).
      Tất nhiên, chúng ta cũng thấy những Clip ghi lại cảnh người dân bị bom vùi, thiếu lương thực, thiếu nước uống…là sự thật đau lòng nhưng chẳng thể nào khác. Khi thực hiện những phương án như vậy, phương Tây dùng từ “collateral damage” tức thiệt hại song hành, đau thương nhưng cần thiết.
      Bộ chỉ huy chiến dịch Nga-Syria đã tính toán tăng cường độ không kích nhằm đạt mục tiêu kép: Đó là, đẩy dân thường (khi không chịu được thiếu thốn) và phiến quân rút khỏi Aleppo về biên giới Thổ Nhĩ Kỳ.
      Tại đây, dòng người tị nạn sẽ được di chuyển đến “vùng an toàn” được Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đã vạch ra tại phía Bắc Syria, rộng chừng 4000km vuông bao gồm các thị trấn của Syria Jarablus, Manjib, Azaz và Al-Bab do quân đội Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát?
      Nếu thực sự kế hoạch này là chính xác và thành công thì Nga-Syria đang tỏ rõ quyết tâm dứt điểm bằng được Aleppo.

      Có lẽ nhóm “diều hâu” Lầu Năm Góc cũng không lường được phản ứng của Nga-Syria sau vụ “không kích nhầm” lại nhanh, khủng khiếp, quyết liệt như vậy tại Aleppo. Và chắc họ cũng không thể ngờ rằng, Thổ Nhĩ Kỳ cũng nằm trong kế hoạch của Nga-Syria.

      Lê Ngọc Thống/Soha

      Xóa
  5. Phóng viên Tự dolúc 14:11 8 tháng 10, 2016

    Hai nước cờ Nga buộc Mỹ phạm sai lầm
    Mỹ vốn thực dụng, nhưng xem ra tại Syria Mỹ đã cố tránh sa lầy quân sự thì lại dính vào “vũng lầy chính trị” cực kỳ nguy hiểm.
    Nhiều người cho rằng Nga ngây thơ, khờ dại cứ tin Mỹ hết lần này đến lần khác đàm phán thỏa thuận ngừng bắn. Cứ mỗi lần Nga và Syria đang tấn công mạnh mẽ, phiến quân rơi vào tình thế khồn đốn, lập tức Mỹ đề xuất đàm phán là Nga chấp nhận.
    Hành động của Nga khiến quân đội của họ bị kiềm chế, quân đội Iran, Syria, Hezbohla bức xúc và giới quân sự cũng ngạc nhiên. Tuy nhiên, đến lúc này mới thấy Nga khôn ngoan hơn ta tưởng hay nói cách khác đây là những nước đi có bài bản đã được vạch ra mà người xem không thể hiểu.
    Rõ ràng, một thỏa thuận ngừng bắn có nguy cơ bị phá sản, có xấu mấy đi nữa vẫn hơn một cuộc chiến tranh tốt mấy đi nữa. Vả lại Nga chưa đủ sức và thời gian để giải quyết ngay tình hình Syria khi chưa đủ độ chín mùi về quân sự và ngoại giao (chính trị).
    Nga phải đi từng nước, từng nước chắc, dồn đối thủ vào thế phạm sai lầm để khai thác triệt để, hạ gục đối thủ.
    Về ngoại giao.
    Thời gian đầu, ngay trong đòn tấn công phủ đầu ngày 30/9/2015, lúc đó mục tiêu của Nga chưa phải là IS. Hệ thống truyền thông khổng lồ của Mỹ và phương Tây cứ la lối tố cáo Nga là không tấn công vào khủng bố mà chỉ tấn công vào lực lượng “ôn hòa” để bảo vệ Assad.
    Vậy đâu là lực lượng “ôn hòa”, đâu là lực lượng khủng bố cực đoan như al-Nusra Font (ngoài IS ra)? Chỉ một câu hỏi nhưng giới truyền thông phương Tây im lặng, còn Mỹ thì buộc phải hứa với Nga làm rõ trong các thỏa thuận ngừng bắn nhưng Nga thừa biết Mỹ không thực hiện.
    Nga cứ nhằm vào chỗ nhạy cảm của Mỹ là tách cái gọi là lực lượng “ôn hòa” ra khỏi al-Nusra là điều mà Mỹ không thể và không bao giờ có khả năng đó. Mỹ có thể không bao giờ hợp tác quân sự với Nga để tấn công al-Nusra và IS, nhưng rõ ràng khi Mỹ từ chối làm việc đó thì chứng tỏ Mỹ bao che cho tất cả các lực lượng nổi dậy ở Syria là không thể chối cãi.
    Đây chính là sai lầm chính trị thứ nhất mà Mỹ mắc phải khi không chia tách lực lượng khủng bố và “ôn hòa”.
    Về quân sự.
    Thời gian trong các thỏa thuận ngừng bắn mà Nga Mỹ đặt bút ký, Nga thừa hiểu chỉ là thời gian “câu giờ” để Mỹ hà hơi, tiếp sức cho lực lượng phiến quân. Đặc biệt sau thỏa thuận ký ngày 9/9, Nga đã xác định, Mỹ đã mất khả năng thực hiện thỏa thuận để tìm giải pháp hòa bình cho Syria, Mỹ muốn dùng sức mạnh quân sự bằng các lực lượng phiến quân để lật đổ chính quyền Assad.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phóng viên Tự dolúc 14:12 8 tháng 10, 2016

      Vì vậy, Nga và liên quân hạ quyết tâm mở chiến dịch giải phóng Aleppo, trận quyết chiến chiến lược quyết định vào thành lũy cuối cùng của quân khủng bố. Chiến dịch được mở ra với quy mô, mức độ ác liệt lớn nhất trong 6 năm chiến tranh Syria.
      video văn: một vụ nổ mạnh mẽ ở Syria giết chết lãnh đạo phiến quân
      VKS Nga kiên quyết sử dụng hỏa lực mạnh để dứt điểm Aleppo
      Nga đã thay đổi chiến thuật không kích của VKS lâu nay thực hiện phương án mà phương Tây dùng từ “collateral damage” tức thiệt hại song hành, nhưng đồng thời, mở nhiều hành lang an toàn, bao gồm hành lang cho quân lính tự nguyện đầu hàng hay rút khỏi, đặc biệt là hành lang cho dân rời khỏi khu vực chiến sự.
      Bộ chỉ huy chiến dịch Nga-Syria đã tính toán tăng cường độ không kích nhằm đạt mục tiêu kép: Đó là, đẩy dân thường (khi không chịu được thiếu thốn) và phiến quân rút khỏi Aleppo về biên giới Thổ Nhĩ Kỳ sau đó dùng hỏa lực mạnh quyết dứt điểm Aleppo…

      Trước hành động quyết liệt của Nga và trước nguy cơ lực lượng al-Nusra tại Aleppo bị tiêu diệt, khiến Mỹ cuống cuồng phản ứng. Mỹ tuyên bố sẽ không đàm phán với Nga và đe dọa sẽ (ra lệnh) cho lực lượng khủng bố tấn công người Nga không chỉ trên Syria mà ngay tại lãnh thổ Nga.
      Như vậy, trên chiến trường Syria giờ đây đã chia thành 2 chiến tuyến với 2 đối tượng tác chiến trực tiếp: Phiến quân gồm IS, al-Nusra Font, các nhóm nổi dậy và YPG do Mỹ chỉ huy đối đầu trực tiếp với quân chính phủ Syria, Iran, Hezbohla do Nga chỉ huy.
      Tình thế đã chứng tỏ rõ ràng là người Nga đã đi từng nước cờ chắc chắn dồn Mỹ vào chân tường khiến phản ứng cuồng loạn dẫn đến phạm một sai lầm nghiêm trọng thứ hai: Mỹ hiện nguyên hình là quốc gia nuôi dưỡng, chỉ huy khủng bố trong trò chơi địa chính trị trên toàn thế giới.
      Thử hỏi còn gì nguy hiểm, đáng sợ hơn khi Mỹ, một siêu cường bá chủ thế giới lại là một quốc gia tài trợ cho khủng bố? Mỹ vốn thực dụng, nhưng xem ra tại Syria Mỹ đã cố tránh sa lầy quân sự thì lại dính vào “vũng lầy chính trị” cực kỳ nguy hiểm.
      Khi cả hai, Nga và Mỹ đã “fed-up” (chán không thèm nhìn mặt nhau) thì Mỹ sẽ làm gì, Nga sẽ làm gì trên chiến trường Syria? Liệu có sự đối đầu trực tiếp Nga –Mỹ trên Syria? Hay Mỹ ngậm ngùi nhìn Aleppo bị Nga vùi dập?


      Lê Ngọc Thống/Dân Trí

      Xóa
  6. 4 cú đấm thép Mỹ có thể tung ra trên chiến trường Syria
    Khi giải pháp ngoại giao rơi vào bế tắc, các nghị sĩ Mỹ muốn Nhà Trắng tính tới những biện pháp quân sự cứng rắn hơn để giải quyết cuộc khủng hoảng Syria.

    40 phút dội bom nhầm khiến 62 lính Syria thiệt mạng của Mỹ /

    Sau khi thỏa thuận ngừng bắn 9/9 do Mỹ - Nga bảo trợ ở Syria sụp đổ sau một tuần, các nghị sĩ ở Washington đang ngày càng giận dữ và kêu gọi Nhà Trắng xem xét một "Kế hoạch B", như một nỗ lực cuối cùng bằng biện pháp quân sự của chính quyền Obama nhằm chấm dứt xung đột kéo dài tại quốc gia Trung Đông này, theo The Hill.

    "Tôi cho rằng chúng ta cần tính đến các giải pháp hành động khác ở Syria có thể thay đổi được cục diện và buộc Nga nhận ra rằng việc họ tái tham gia vào quá trình tìm giải pháp ở Syria là rất quan trọng", thượng nghị sĩ Jeanne Shaheen, thành viên Ủy ban Quân vụ và Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, nói.

    Trong khi các quan chức chính quyền Tổng thống Barack Obama vẫn nhấn mạnh rằng chiến lược của họ là chấm dứt cuộc chiến bằng các biện pháp ngoại giao, các chuyên gia quân sự và nhà phân tích cho rằng Mỹ có thể xem xét 4 biện pháp quân sự cứng rắn như những "cú đấm thép" để tháo gỡ bế tắc ở Syria.

    1. Lập vùng cấm bay

    Theo bình luận viên Kristina Wong, Mỹ và các đồng minh có thể áp đặt vùng cấm bay trên toàn không phận Syria, hoặc một phần lớn vùng trời nước này. Điều đó có nghĩa là không một máy bay nào, dù là của Nga hay quân đội chính phủ Syria, được phép hoạt động trong khu vực này và có thể bị bắn hạ nếu chưa được sự cho phép của Mỹ và đồng minh.

    Để thực hiện được vùng cấm bay, Mỹ và các đối tác phải huy động một lượng lớn máy bay giám sát và tuần tra bầu trời, sẵn sàng cảnh báo hoặc tiêu diệt những kẻ vi phạm hoặc các mối đe dọa.

    Chiến đấu cơ của Mỹ cũng có thể thực hiện các cuộc tấn công phủ đầu nhắm vào các hệ thống vũ khí của quân đội Syria tiềm ẩn mối đe dọa, chẳng hạn như các hệ thống tên lửa phòng không do Nga sản xuất.

    "Để duy trì vùng cấm bay phải cần 4-40 máy bay, tùy thuộc vào quy mô khu vực cũng như mức độ mối đe dọa", trung tướng không quân Mỹ nghỉ hưu Ralph Jodice, người từng chỉ huy lực lượng không quân NATO trong chiến dịch ở Libya năm 2011, cho biết.

    Tuy nhiên, biện pháp quân sự này vấp phải sự phản đối của nhiều quan chức Lầu Năm Góc, cho rằng nó sẽ ngốn quá nhiều nguồn lực, và sẽ làm chệch hướng mục tiêu chính trong chiến dịch quân sự hiện nay ở Syria là tiêu diệt phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS).

    Các quan chức này cũng cảnh báo rằng việc thiết lập vùng cấm bay trên bầu trời Syria có thể đẩy Mỹ vào cuộc chiến trực tiếp với Nga hoặc Syria, nếu máy bay chiến đấu của hai nước này tiến vào vùng cấm và một cuộc đối đầu nổ ra.

    Những người ủng hộ giải pháp này thì tin tưởng rằng Nga sẽ không liều lĩnh gây chiến với Mỹ, và rằng vùng cấm bay là biện pháp tốt hơn so với tình thế hiện nay, khi chiến đấu cơ Nga và Syria có thể tự do quần thảo trên bầu trời và không kích nhiều mục tiêu dưới mặt đất, kể cả các nhóm nổi dậy được Mỹ hậu thuẫn ở Aleppo.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 2.Lập vùng an toàn

      Quân đội Mỹ có thể tính tới biện pháp thiết lập một vùng an toàn, nơi thường dân Syria có thể tới ẩn náu trước các mối đe dọa quân sự. Giải pháp này được cho là sẽ làm hạ nhiệt cuộc khủng hoảng người tị nạn Syria đổ về châu Âu và các nước láng giềng ở Trung Đông.

      Tướng nghỉ hưu Jack Keane, cựu phó tư lệnh Lục quân Mỹ và hiện là chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Chiến tranh, cho rằng quân đội Mỹ cần lập hai vùng an toàn khác nhau cho người Syria chạy loạn ở gần biên giới Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan.

      Lực lượng mặt đất bảo vệ các vùng an toàn này có thể là một liên minh quốc tế các nước trong khu vực, có thể thêm một số nước thành viên NATO, cùng các hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Mỹ bố trí ở Thổ Nhĩ Kỳ và Jordan, ông Keane nói. Vùng an toàn trên mặt đất nếu được bảo vệ thành công có thể bao gồm luôn cả vùng cấm bay, theo chuyên gia quân sự này.

      Cựu giám đốc CIA David Petraeus cho rằng bây giờ "chưa phải là đã quá muộn" để Mỹ và đồng minh có thể thiết lập vùng cấm bay hay vùng an toàn ở Syria.

      "Bạn có thể làm điều đó rất nhanh chóng, thậm chí không cần phải đưa lực lượng vào không phận Syria. Bạn có thể lập các khu vực như vậy bằng tên lửa hành trình, các tên lửa phóng từ máy bay, tàu chiến và các vũ khí tầm xa khác", ông Petraeus nói trong một cuộc phỏng vấn với PBS hôm 28/9.

      Trước ý kiến của một số chuyên gia rằng giải pháp này sẽ khiến Mỹ phải huy động rất nhiều hệ thống trinh sát, giám sát, tình báo để phát hiện các máy bay vi phạm, cũng như lực lượng bộ binh để bảo vệ vùng an toàn, ông Petraeus nhấn mạnh Mỹ có thể sử dụng các đối tác trong khu vực để giám sát tình hình.

      Michele Flournoy, người được kỳ vọng trở thành bộ trưởng Quốc phòng Mỹ nếu bà Hillary Clinton đắc cử Tổng thống Mỹ vào năm sau, từng thể hiện sự ủng hộ phương án thiết lập "vùng cấm không kích" trong một cuộc phỏng vấn hồi đầu năm.

      3.Triệt hạ không quân Syria

      Một biện pháp mạnh khác mà Mỹ có thể tính đến là không cho lực lượng không quân của Tổng thống Syria Bashar al-Assad hoạt động trên bầu trời và ném bom lực lượng nổi dậy.

      Trung tướng không quân nghỉ hưu David Deptula, viện trưởng Viện Nghiên cứu Hàng không Vũ trụ Mitchell, cho rằng đây là giải pháp dễ dàng nhất, rẻ nhất để ngăn chặn các cuộc ném bom khiến dân thường thiệt mạng tại Syria.

      Theo Deptula, việc vô hiệu hóa không quân Syria cần đến ít nguồn lực hơn so với thiết lập vùng cấm bay, và có thể được thực hiện trong 24 giờ.

      Tuy nhiên, viên tướng này cảnh báo rằng việc nhắm mục tiêu vào các chiến đấu cơ Syria có thể bị coi là "hành động gây chiến", điều mà chính quyền Tổng thống Obama luôn muốn tránh cho đến nay.

      Trong cuộc khủng hoảng vũ khí hóa học nổ ra năm 2013, quân đội Mỹ đã xác định một loạt mục tiêu quân sự Syria để ném bom, tuy nhiên Tổng thống Obama cuối cùng đã hủy bỏ kế hoạch không kích, sau khi đạt được thỏa thuận chính trị với Nga nhằm giải giáp kho vũ khí hóa học của Syria.

      Xóa
    2. 4.Cấp vũ khí phòng không cho phe nổi dậy

      Giải pháp quân sự cuối cùng mà Mỹ có thể thực hiện để nhanh chóng chấm dứt cuộc chiến Syria là cung cấp các hệ thống phòng không hiện đại cho phe nổi dậy, để họ có thể bắn hạ chiến đấu cơ Nga và Syria, đặc biệt là những chiếc trực thăng bay thấp ném bom thùng, loại bom đã gieo rắc kinh hoàng tại Aleppo.

      Các hệ thống vũ khí mới này có thể bao gồm các loại tên lửa phòng không vác vai (MANPAD) mà Mỹ chưa từng viện trợ cho phe nổi dậy. Việc cung cấp các tên lửa phòng không mới có thể được thực hiện tương tự như chương trình viện trợ tên lửa chống tăng TOW mà CIA đã thực hiện trong nhiều năm qua cho các nhóm nổi dậy Syria.

      Theo ông Keane, chương trình viện trợ tên lửa TOW đã có tác động đáng kể lên cục diện chiến trường, xóa sổ ưu thế về thiết giáp của quân đội Syria, buộc Nga phải chuyển đến quốc gia này những cỗ xe tăng T-90 trang bị hệ thống phòng thủ chủ động hiện đại nhất.

      Từ trước tới nay, Mỹ luôn từ chối cung cấp MANPAD cho phe nổi dậy, vì lo ngại số tên lửa này có thể lọt vào tay các nhóm khủng bố và được dùng để tấn công máy bay Mỹ. Tuy nhiên, những người ủng hộ biện pháp này cho rằng Lầu Năm Góc có thể sử dụng các biện pháp giám sát tương tự như chương trình tên lửa TOW hiện nay để đảm bảo số vũ khí đó được trao đúng đối tượng.
      4-cu-dam-thep-my-co-the-tung-ra-tren-chien-truong-syria-2

      Tên lửa phòng không vác vai có thể tiêu diệt hiệu quả các loại máy bay bay thấp. Ảnh: Military

      Mỹ yêu cầu quân nổi dậy Syria phải ghi hình lại tất cả những phát bắn tên lửa TOW, để đảm bảo chúng không lọt vào tay IS hay phiến quân cực đoan. Mặc dù vậy, IS từng tuyên bố sở hữu một số tên lửa TOW và sử dụng chúng tấn công xe tăng quân đội chính phủ Syria.

      Một số chuyên gia quân sự cho rằng đây là biện pháp "đáng thử" nhằm thay đổi cục diện chiến trường, gây sức ép buộc chính quyền của ông Assad phải tính tới giải pháp chính trị cho cuộc xung đột. "Đó là một nỗ lực đáng làm để xoay chuyển tình thế bế tắc hiện nay", ông Keane nhận định.

      Theo Reuters, một số đồng minh của Mỹ ở Vùng Vịnh đã tính tới phương án cung cấp MANPAD cho quân nổi dậy Syria, và Chủ tịch Ủy ban Quân vụ Thượng viện Mỹ John McCain tỏ ra đồng tình với biện pháp này. "Đã đến lúc làm như vậy, vì chính quyền Tổng thống Obama không chịu thực hiện việc đó", ông McCain nhấn mạnh.

      http://vnexpress.net/tin-tuc/the-gioi/phan-tich/4-cu-dam-thep-my-co-the-tung-ra-tren-chien-truong-syria-3477796.html?utm_source=detail&utm_medium=box_tinkhac&utm_campaign=boxtracking

      Xóa
  7. Mỹ nói chống khủng bố, nhưng lại tấn công "nhầm" đến mấy lần vào 1 trong những lực lượng chính chống khủng bố, giết hại hàng trăm binh lính Syria.
    Trước "anh bạn Mỹ" xấu chơi này, tuyên bố trên của Nga là cần thiết và Nga sẽ hành động nếu cần.
    - Không phải bây giờ, từ lâu nếu đã 'chơi" với Mỹ thì buộc phải thận.. trọng...

    Trả lờiXóa
  8. Chuyên gia: Bộ Quốc phòng Nga cảnh báo Mỹ lần cuối về Syria
    Bộ Quốc phòng Nga đã thực hiện "lời cảnh báo cuối cùng" với quân đội Mỹ về hậu quả việc họ tấn công các vị trí của lực lượng chính phủ Syria, Chủ tịch Viện Hàn lâm Các vấn đề địa chính trị, Tiến sĩ Khoa học Quân sự Konstantin Sivkov nhận xét.

    Như người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov đã tuyên bố trước đó, các khẩu đội phòng không Nga được triển khai tại Syria sẽ không chờ làm rõ đường bay của tên lửa và xuất xứ phương tiện phóng trong trường hợp đòn tấn công nhằm vào vị trí của lực lượng chính phủ.

    Thiếu tướng Konashenkov cũng nhắc rằng, các căn cứ Nga ở Tartus và Hmeymim được bảo vệ bằng hệ thống S-400 và S-300, "với bán kính hoạt động có thể là điều bất ngờ cho bất kỳ vật thể bay không xác định."

    "Tuyên bố này có nghĩa sẽ bắn hạ các máy bay tấn công quân đội Syria. Có nói rõ rằng, chúng ta sẽ không tìm hiểu tên lửa thuộc về ai, cũng coi như 'chúng ta sẽ không cần biết máy bay là của ai'. Đây là sự cảnh báo cuối cùng," ông Sivkov nói.

    Soha
    http://soha.vn/chuyen-gia-bo-quoc-phong-nga-canh-bao-my-lan-cuoi-ve-syria-20161007115419318.htm

    Trả lờiXóa
  9. Nga dọa bắn máy bay nếu Mỹ cố tình không kích Syria?
    TTO - Nga cảnh báo Mỹ không can thiệp quân sự vào Syria để chống lại các lực lượng trung thành với tổng thống Assad, đe dọa sẽ bắn rơi máy bay Mỹ nếu cố tình làm vậy.
    Nga dọa bắn máy bay nếu Mỹ cố tình không kích Syria?
    Ông Igor Konashekov, người phát ngôn Bộ quốc phòng Nga - Ảnh: AP

    Theo đài ABC (Mỹ) với những phát ngôn cứng rắn nhất, người phát ngôn Bộ quốc phòng Nga, ông Igor Konashekov, cho biết Nga và chính phủ Syria đã triển khai hệ thống phòng thủ trên không để ngăn chặn mọi cuộc tấn công có thể xảy ra.

    Tuyên bố đưa ra sau khi dư luận tại Washington cho biết Nhà Trắng có thể đang cân nhắc việc tiến hành các cuộc không kích nhằm vào một số lực lượng ủng hộ chính phủ Syria như một giải pháp khác thúc đẩy những thay đổi trong cuộc xung đột tại đây sau khi các đàm phán về thỏa thuận ngừng bắn Nga - Mỹ thất bại.

    Trước đó tờ Washington Post ngày 4-10 cho biết Lầu Năm Góc đã đệ trình lên tổng thống Obama kế hoạch không kích trong các cuộc họp tuần này. Theo đó các cuộc không kích sẽ nhằm mục đích gia tăng áp lực lên chính quyền của ông Assad và Matxcơva để chấm dứt tấn công dân thường và quay trở về các cuộc đàm phán hòa bình.

    Kế hoạch này hiện vẫn đang chờ tổng thống Obama phê duyệt nhưng giới chuyên gia cho rằng nhiều khả năng sẽ không được thông qua.

    Mặc dù ông Igor Konashekov không nói trực tiếp là Nga sẽ bắn rơi máy bay Mỹ tấn công lực lượng quân đội chính phủ Syria, nhưng cách nói của ông thể hiện rõ điều đó.

    Ông nói: "Tôi đề nghị các đồng nghiệp của chúng tôi tại Washington cần cân nhắc kỹ lưỡng về những hậu quả có thể xảy ra khi thực hiện những kế hoạch như vậy".

    Ông cũng nói Nga đã điều động hệ thống tên lửa phòng không S-300 và S-400 hiện đại tới các căn cứ của Nga tại Syria và cảnh báo là tầm bắn của chúng "có thể gây bất ngờ với bất cứ loại vật thể bay không xác định nào".

    Người phát ngôn bộ quốc phòng Nga nói thêm: "Những ảo tưởng về sự ưu việt của máy bay 'tàng hình' có thể sẽ vấp phải thực tế thất vọng".

    Ông Igor Konashekov cũng nhắc tới một cuộc không kích ngày 17-9 khi quân đội Mỹ vô tình sát hại hàng chục binh sĩ quân đội Syria. Lầu Năm Góc nói cuộc không kích là một sự nhầm lẫn nhưng ông Igor Konashekov nói Nga đã chuẩn bị để phòng ngừa "mọi sự 'nhầm lẫn' tương tự" như vậy với binh sĩ Nga.

    Tuổi trẻ
    http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/20161007/nga-doa-ban-may-bay-neu-my-co-tinh-khong-kich-syria/1184170.html

    Trả lờiXóa
  10. PHƯƠNG TÂY RA SỨC CỨU NGUY CHO KHỦNG BỐ Ở ALEPPO
    ***
    Nếu cách đây không lâu, giới quân sự ví trận chiến ở Aleppo tương tự như trận Stalingrad trong Thế chiến II, thì nay cách ví von đó đã trở thành sự thật.

    Trong trận Stalingrad, Hồng quân Liên Xô đánh tan lực lượng quân Đức với khoảng hơn 1,2 triệu quân (gồm bị chết, bị thương, bị bắt làm tù binh và mất tích), chiếm gần 1/4 lực lượng trên toàn mặt trận Xô-Đức. Số lượng xe tăng và xe quân sự của Đức bị phá hủy trong trận Stalingrad ngang với số lượng mà ngành công nghiệp Đức có thể sản xuất trong 6 tháng. Thắng lợi này của Hồng quân Liên Xô tạo bước ngoặt quyết định trong cục diện Thế chiến II.

    Trong trận Aleppo hiện nay, tập trung lực lượng tinh nhuệ nhất, đông đảo nhất của các tổ chức khủng bố, trước hết là IS và “Jabhat al-Nusra” (từ tháng 7/2016 đổi tên thành “Jabhat Fatah al-Sham”) cùng với các lực lượng đặc nhiệm, tình báo, cố vấn quân sự của một số nước thành viên NATO.

    Vì thế mà khi các đòn tấn công của Quân đội Syria phối hợp với lực lượng đặc nhiệm của Iran và Palestin, được sự yểm trợ của lực lượng đường không-vũ trụ Nga mở các đợt tấn công tổng lực, bao vây và khép chặt đối phương tại Aleppo, thì các nước NATO tìm mọi cách cứu vớt các lực lượng mà họ gọi là “đối lập ôn hòa”.

    Nếu Aleppo được Quân đội Syria giải phóng, thì cục diện chiến cuộc ở quốc gia này gần như đã được định đoạt. Điều này giải thích hiện tượng các nước Phương Tây ra sức kêu gào “thiết lập chế độ ngừng bắn” ở Aleppo “vì mục đích nhân đạo”, thậm chí đe dọa sẽ tấn công Quân đội Syria nếu họ không ngừng các cuộc không kích.

    Trong bối cảnh đó, Đặc phái viên của Tổng Thư ký LHQ, ông Staffana De Mistura, đề xuất một “sáng kiến” hết sức kỳ lạ, cho phép 900 chiến binh của tổ chức "Jabhat Al-Nusra”-một lực lượng đã được LHQ chính thức liệt vào danh mục khủng bố, được an toàn rời khỏi Aleppo (!?). Kèm theo “sáng kiến” này, ông Staffana De Mistura kêu gọi Chính phủ Syria “ngay lập tức chấm dứt ném bom Aleppo sau khi 900 chiến binh của tổ chức "Jabhat Al-Nusra” rời khỏi thành phố này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Theo các nguồn tin tình báo, có tới hơn 4.000 chiến binh của tổ chức "Jabhat Al-Nusra” ở Aleppo, đó là chưa kể IS. Vậy tại sao ông Staffana De Mistura chỉ đề nghị cho phép 900 chiến binh ra khỏi Aleppo? Vì thế, giới phân tích thạo chuyện quân sự đặt câu hỏi: phải chăng Phương Tây núp dưới vỏ bọc “sáng kiến” của ông Staffana De Mistura để sơ tán các cố vấn quân sự và lính đặc nhiệm của NATO để tránh bị tiêu diệt hoặc bị bắt làm tù binh ở Aleppo?

      Dư luận được biết, sau vụ Mỹ “tấn công nhầm” vào Quân đội Syria ngày 17/9/2016, Nga đã sử dụng 3 quả tên lửa hành trình phóng từ chiến hạm trên Địa Trung Hải tiêu diệt một trung tâm chỉ huy tác chiến của IS, trong đó có 30 cố vấn quân sự và tình báo của NATO có chức năng giúp IS soạn thảo kế hoạch tác chiến.

      Trước “sáng kiến” này của ông Staffana De Mistura, Chính phủ Syria cho biết họ sẵn sàng cho những chiến binh nào thực tâm đầu hàng và hạ vũ khí được bảo đảm rời khỏi Aleppo theo một hành lang được bảo đảm an toàn tính mạng.

      Theo báo Mỹ “The Washington Post”, trong tuần qua, tại Nhà Trắng đã diễn ra cuộc họp khẩn cấp của đại diện Bộ ngoại giao Mỹ, Cục tình báo trung ương Mỹ, Hội đồng tham mưu trưởng liên quân Mỹ để bàn về kế hoạch mở cuộc không kích vào các trận địa của Quân đội Syria. Chiến cuộc Syria đang trải qua những giây phút kịch tính nhất, quyết liệt nhất.

      Giáo sư Canada, ông Michel Chossudovsky, trong bài viết với tựa đề “Các cuộc không kích Syria: Ai là tội phạm chiến tranh? Ai đang ủng hộ Al-Qaeda? Nga hay là Mỹ? (“Air Strikes against Syria: Who are the War Criminals? Who is Supporting Al Qaeda? Russia or America?), đã đưa ra nhiều bằng chứng và lập luận cho rằng, Phương Tây đang núp dưới chiêu bài “vì nhân đạo” để bảo vệ khủng bố ở Syria./.

      Ảnh 1: Hình ảnh một góc Aleppo trong những ngày này.
      Ảnh 2. Đặc phái viên LHQ Staffana De Mistura-người đề xuất “sáng kiến” cho phép 900 chiến binh của tổ chức "Jabhat Al-Nusra” được an toàn rời khỏi Aleppo.
      ***
      Tham khảo thêm:

      1. Air Strikes against Syria: Who are the War Criminals? Who is Supporting Al Qaeda? Russia or America?
      http://www.globalresearch.ca/air-strikes-against-sy…/5548799)

      2. Сирия: США рыдают над фаршем из террористов. http://tsargrad.tv/…/sirija-ssha-rydajut-nad-farshem-iz-ter…

      Lê Thế Mẫu
      https://www.facebook.com/daitalethemau/posts/1262108857179353

      Xóa
  11. Giải pháp bây giờ là tấn công phía ngoài cô lập hoàn toàn khu new alepo , với chiến thuật tằm ăn dâu dần dần sẽ giải phóng akepo khỏi bọn khủng bố

    Trả lờiXóa