Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Bảy, 22 tháng 7, 2017

Vụ ông tướng chửi CSGT: ÔNG VÕ VĂN LIÊM NÊN HỌC NGUYÊN PHÓ THỦ TƯỚNG NGUYỄN KHÁNH

Hình ảnh Trung tướng Võ Văn Liêm lớn tiếng đưa thẻ ngành.
Lời dẫn: Google.tienlang vừa nhận được bài viết của Nhà báo lão thành Dương Đức Quảng- một cây bút quen thuộc với độc giả Google.tienlang, tác giả nhiều bài viết về Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, ví dụ bài BÙI THANH HIẾU (NGƯỜI BUÔN GIÓ)- KẺ BỊA ĐẶT TRƠ TRẼN VỀ TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG.
Xin cảm ơn bác Dương Đức Quảng và xin trân trọng gửi đến bạn đọc bài mới này.
************************

Mấy hôm nay trên các trang mạng lại ồn ã những chuyện chẳng vui vẻ gì xung quanh cách ứng xử thiếu văn hóa của một số người khi bị phát hiện vi phạm luật giao thông. Đó là chuyện bà Lê Mai Trang, Phó Chủ tịch UBND Quận Thanh Xuân đi ăn bún đỗ xe ô tô không đúng quy định bị người dân nhắc nhở rồi bị quay clip đưa lên mạng chẳng đẹp mặt một chút nào. Rồi chuyện ông Trung tướng Võ Văn Liêm (Bảy Liêm), nguyên là Phỏ Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương ngồi trên chiếc xe đi quá tốc độ quy định, phạm luật giao thông lại bênh vực lái xe, xỉa xói, quát mắng, dọa nạt chiến sĩ cảnh sát giao thông bị quay clip đưa lên mạng mà ai đã xem cảnh quay này cũng đều thấy bực bội và xấu hổ.
Đáng nói hơn sau khi chuyện này bị cư dân mạng lên án, ông Bảy Liêm lại trả lời báo chí làm như mình không có sai phạm gì, đổ lỗi cho chiến sĩ cảnh sát giao thông đã làm ông "bức xúc". Lời trần tình của ông lại càng làm cho hình ảnh của ông thêm xấu đi trong mắt mọi người. Báo Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh cũng mới đưa lên mạng một clip quay cảnh một người phụ nữ tên là Trịnh Thị Thùy Dương đi xe ô tô sai làn đường quy định bị cảnh sát giao thông xử lý vi phạm, không những không chấp hành mà còn xấn xổ túm cổ áo chiến sĩ cảnh sát giao thông, mồm liên tục chửi bậy, thật kinh hãi và xấu hổ (http://tuoitre.vn/…/chay-xe-sai-lan-duong-lang…/1353832.html)


Mấy hôm trước trên fb này tôi đã có bài viết "Quá xấu hổ" về cách ứng xử thiếu văn hóa của không ít người trong giao tiếp xã hội, kể cả một số người là những nhân vật nổi tiếng hoặc có địa vị cao trong xã hội. Những hành xử thiếu văn hóa đó, nhất là của các quan chức từ cấp thấp đến cấp cao, luôn luộn là hình ảnh xấu trong mắt người dân, không ai có thể chấp nhận được. Đó cũng là cái cớ để cho những kẻ chống đối vin vào để chửi bới chế độ.
Nhân chuyện của bà Trang và ông Liêm trên đây, trên trang fb của nhà văn Nguyễn Quang Vinh có đăng lại một đoạn trong một bài viết trên báo mạng Zing từ năm 2013 về chuyện chiếc xe ô tô chở Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh vi phạm luật giao thông bị cảnh sát giao thông Hà Nội xử lý, ngầm ý đề cao cách ứng xử của Phó Thủ tướng trong trường hợp này. Đó là vào năm 1995, lúc đó khoảng 18h, giờ cao điểm, các phương tiện cùng tham gia giao thông đổ về nút giao thông Ngã Tư Sở - Trường Chinh. Khi anh Quân đang điều tiết, phân luồng giao thông tại đây, anh ra hiệu cho ô tô phải đi vào một hàng, nối đuôi nhau.
Trong khi các xe đang đi theo đúng làn đường theo sự điều tiết giao thông của CSGT, bỗng nhiên, một chiếc xe con lách, tách ra làn để cố tình vượt lên. Dù đã ra hiệu lệnh yêu cầu chiếc xe này phải tuân thủ đi đúng làn đường do CSGT phân làn, nhưng chiếc xe vẫn cố tình vượt lên, anh Quân phải yêu cầu dừng lại để xử lý lỗi vi phạm.
Chiếc xe vẫn cố lách lên khiến bánh xe đè vào chân làm anh Quân ngã ra đường.
Khi xuống xe, người lái chiếc xe con trên đã xuất trình giấy phép lái xe của mình. Tuy nhiên giấy phép này đã hết hạn sử dụng. Trong lúc, anh Quân đang giải thích cho người lái xe hiểu về lỗi vi phạm của mình thì từ trên xe con bước xuống là Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh.
Khi xuống xe, Phó Thủ tướng yêu cầu anh Quân xử lý lái xe vi phạm theo đúng quy định của pháp luật.
Trung tá Lê Hồng Quân 
“Khi tôi thấy Phó Thủ tướng bước xuống đi đến gần tôi, nói chuyện nhẹ nhàng rồi ông yêu cầu tôi lập biên bản xử lý tất cả những lỗi mà người lái xe con chở ông vi phạm. Ông bảo xử lý nghiêm thì lần sau sẽ không dám vi phạm luật giao thông nữa”-  Trung tá Lê Hồng Quân kể. 
Thế mà trong một số bình luận dưới bài viết này một số người vẫn tuôn ra những lời lẽ xúc phạm tới Phó Thủ tướng, cho là Phó Thủ tướng "diễn", "sao thấy lái xe sai không nhắc nhở?".... Là một người biết rõ chuyện đã xảy ra tôi không thể không lên tiếng. Tôi đã comment mấy dòng sau dưới bài viết của nhà văn Nguyễn Quang Vinh: "Tôi không định bình luận nhưng thấy có một số comments xúc phạm Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh nên tôi phải viết mấy dòng này. Tôi nguyên là Vụ trưởng Vụ Thông tin Báo chi của Văn phòng Chính phủ khi Phó Thủ tướng Nguyễn Khánh đương chức nên biết rõ việc này. Hôm đó PTT thay mặt Chính phủ tới Cung văn hóa Hữu Nghị để dự lễ kỷ niệm ngày thành lập Đài Tiếng nói Việt Nam và phát biểu tại buổi lễ nên lái xe tìm cách vượt điểm ùn tắc giao thông đưa PTT tới kịp giờ. Sau khi sự kiện xảy ra như trên, PTT xuống xe đi bộ qua điểm ùn tắc bắt tắc xi đến kịp giờ khai mạc, trước sự ngạc nhiên của nhiều người, trong đó có cả ông Đại tá Vũ Đình Hoành, Phó Giám đốc CA Hà Nội.
Tôi mong bạn đọc nên cân nhắc kỹ khi viết bình luận, không xúc phạm người khác như có bạn đã xúc phạm PTT Nguyễn Khánh trên đây".
Thật là buồn và đáng xấu hổ mỗi khi đọc những bài báo, dòng tin hoặc xem các clip về những chuyện ứng xử thiếu văn hóa của một số người trong xã hội hiện nay. Mong rằng những chuyện đó mỗi ngày một ít đi để xã hội và con người mỗi ngày một tốt đẹp hơn.

Dương Đức Quảng.Mời xem trên fb:
https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=360910237661114&id=100012264212885
==========================================

15 nhận xét:

  1. Nếu tiếp tục chuyên đề này sợ lợi bất cập hại???

    Trả lờiXóa
  2. Thật là buồn và đáng xấu hổ mỗi khi đọc những bài báo, dòng tin hoặc xem các clip về những chuyện ứng xử thiếu văn hóa của một số người trong xã hội hiện nay. Mong rằng những chuyện đó mỗi ngày một ít đi để xã hội và con người mỗi ngày một tốt đẹp hơn.

    Trả lờiXóa
  3. Tại sao lại "Lợi bất cập hại" hả bác Bình Yên?
    Những cái sai của ai đó, càng là cấp cao, càng phải được chỉ ra để họ cùng mn rút kinh nghiệm chứ?
    Tại sao học tập nguyên PTt Nguyễn Khánh lại là hại?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. " ... Dù đã ra hiệu lệnh yêu cầu chiếc xe này phải tuân thủ đi đúng làn đường do CSGT phân làn, nhưng chiếc xe vẫn cố tình vượt lên, anh Quân phải yêu cầu dừng lại để xử lý lỗi vi phạm. "
      Khi xe vượt ra khỏi làn xe đang đi mà phó TT NGHIÊM KHẮC THÌ chắc chả có việc anh CSGT bị xô ngã ... Rất tiếc LỢI BẤT CẬP HẠI chắc là đây !

      Xóa
  4. Tôi cũng thấy lạ là làm sao ông Khánh không quát thằng tài xế ngay lúc nó đang sai mà lại sau mới bát nhận lỗi.Có phỏng đây cũng là bài đểu của anh nhà văn nhà vẹo Nguyễn Quang Vinh viết để đá xoáy ông Khanh.Thế mới biết văn cong cũng tác hại như một đường dao thẳng.

    Trả lờiXóa
  5. Nguyễn Trung Kiênlúc 16:23 23 tháng 7, 2017

    @ Bác Bình Yên14:32 23 tháng 7, 2017 nói lạ, xã hội toàn màu đen?
    Bác thấy đó, Google.tienlang cùng dư luận xã hội phản đối ầm ầm hành vi này của ông tướng cũng như của chị Lê Mai Trang, Phó Chủ tịch UBND Quận Thanh Xuân & chị Trịnh Thị Thùy Dương.

    Tức là xã hội đang cho rằng đó là những hành vi sai quấy, rất đáng lên án chứ xã hội có đồng tình với nó đâu mà bảo xã hội "toàn màu đen"?

    @ Bác Ba Nguyen15:02 23 tháng 7, 2017 Bài về Ptt Nguyễn Khánh là bài trên Zing, đăng từ năm 2013 chứ đâu phải của anh nhà văn Nguyễn Qung Vinh? Có link đó:
    http://news.zing.vn/nguoi-csgt-phat-tai-xe-xe-cho-pho-thu-tuong-post336982.html

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phản biện, phê phán, lên án là cần thiết nhưng cũng cần có chừng mực, có giới hạn nhất định thì hiệu quả mới cao. Tránh "hội chứng đám đông", "lên đồng tập thể" của mạng xã hội.

      Xóa
    2. Cần phải đặt trong mỗi con người cụ thể, hoàn cảnh cụ thể để đánh giá công bằng. Vậy cho nên vụ việc trên nên được khép lại.

      Xóa
  6. Phản đối ông Bình Yên khi nói "Cần phải đặt trong mỗi con người cụ thể, hoàn cảnh cụ thể để đánh giá công bằng. Vậy cho nên vụ việc trên nên được khép lại."
    ----
    Chẳng thể đổ cho "hoàn cảnh" nào đó để bao che cho ông Liêm.
    Ông Liêm chính là người bôi nhọ thanh danh Quân đội Nhân dân Việt Nam nên cần phải bị cả xã hội lên án. May cho ông Liêm là đã nghỉ hưu nếu không thì tôi yêu cầu lột lon ông ta, đuổi về chăn vịt!
    Nghỉ hưu rồi, già rồi nên chắc xã hội cũng như Quân đội, Công an cũng không nỡ áp dụng biện pháp mạnh nhưng ông ta cần lên tiếng xin lỗi trung úy Thành.

    Mà không xin lỗi cũng không sao vì càng làm cho xã hội chê cười ông ta: Một ông tướng mà nhân cách còn kém cái cô mất dạy Trịnh Thị Thùy Dương mà trong bài đã nói đến trên kia. Cô mất dạy Thùy Dương đã biết sai, đã xin lỗi, còn ông Liêm thì vẫn cãi cùn, thanh minh thanh nga.
    Ông ta ngu muội như vậy là bởi trên mạng vẫn có những người bao che với lý sự như của ông Bình Yên nêu trên!

    Cảm ơn bác Dương Đức Quảng - một Nhà báo lão thành đã gửi cho Goo.tienlang bài này!

    Trả lờiXóa
  7. Trung úy và trung tướng

    (PL)- Sự xôn xao của dư luận mấy ngày qua về câu chuyện Trung tướng Võ Văn Liêm, người từng đảm nhận không ít chức vụ quan trọng trong quân đội, chính là vấn đề vượt qua các giới hạn hành xử.

    Không lời nào có thể biện minh cho việc người có chức vụ, quyền hạn hoặc đã từng đảm nhiệm chức vụ, quyền hạn nào đó vượt qua các giới hạn trong xử sự công vụ cũng như các hành xử khác ngoài xã hội, được pháp luật xác lập.

    Bởi lẽ ngoại trừ các trường hợp khẩn cấp, đặc biệt được phép vượt qua các giới hạn do pháp luật quy định (sức khỏe, an ninh trật tự, an toàn xã hội…) thì sự bước qua giới hạn chính là dấu hiệu đầu tiên chống lại anh. Bởi các giá trị mà anh đang có, được xác lập bởi luật pháp, văn hóa không cho phép anh làm điều đó.

    Rõ ràng câu chuyện đúng sai trong vi phạm giao thông chỉ cần thời gian xác minh, đối chiếu chứng cứ thì ra ngay. Còn câu chuyện lồ lộ ra trước mắt công luận là các hành xử thiếu chuẩn mực của ông Liêm khi đối chiếu với những vị trí xã hội mà ông Liêm đang có.

    Dư luận hoàn toàn có thể chia sẻ với tướng Liêm nếu quả thật chiếc xe ông đang ngồi có thể vượt quá tốc độ quy định trong các hoàn cảnh đặc biệt. Còn nếu không, cả cái vị thế xã hội mà ông đang có cũng khó ủng hộ ông trong việc bất tuân hiệu lệnh của CSGT. Nhất là việc ông áp chế bằng những lời lẽ mang hơi hướng quyền lực (đòi cho thôi việc cả anh trung úy và cách chức này nọ).

    Ai cũng thấy rằng mối tương quan công vụ trong trường hợp này không phải là chiếc hàm trung tướng tướng Liêm đang mang với chiếc hàm trung úy mà anh CSGT đang đeo, mà nó là những xử sự của hai bên theo thước đo của luật pháp. Tất nhiên ở đây anh CSGT là người được Nhà nước trao cho quyền lực để thực thi pháp luật, còn tướng Liêm và tài xế của ông đang ở chiều ngược lại. Ấy vậy mà điều này dường như đã bị đảo lộn khi người dân phải chứng kiến những lời lẽ không mấy êm tai của ông Liêm đối với anh trung úy đang thực thi công vụ.

    Chiếc hàm trung tướng của ông Liêm, các chức vụ của ông Liêm từng kinh qua tất nhiên đều rất cao so với những gì mà cá nhân anh CSGT đang có nhưng dù có to mấy đi chăng nữa thì nó cũng không thể to hơn luật pháp mà ông Liêm với vị trí của mình buộc phải tuân thủ, nếu không muốn nói là tuân thủ ở mức tốt hơn so với những người dân bình thường khác.

    Quyền lực vốn là con ngựa bất kham khi chiếc vòng cương tỏa của luật pháp thoát khỏi ý chí những người cầm cương. Chuyện chiếc xe công (không rơi vào trường hợp đặc biệt được pháp luật quy định) lấn làn, lấn tuyến, phóng nhanh, vượt ẩu gây tai nạn chết người, hoặc những cán bộ công quyền lạm quyền bắt nạt, bạo lực với người khác đã xảy ra không ít thời gian qua. Điều đó có thể bắt đầu từ sự ngộ nhận quyền lực và thói quen “sử dụng uy quyền” trong hành xử.

    Tất nhiên nó bắt đầu từ đâu thì phải lấy căn nguyên từ đó mà xử lý. Quyền lực phải được đặt đúng vị trí. Quyền lực vốn chỉ có giá trị khi nó được hành xử đúng mực và tạo ra các giá trị tích cực xã hội.

    http://plo.vn/thoi-su/theo-dong-su-kien/trung-uy-va-trung-tuong-715803.html

    Trả lờiXóa
  8. Mời các bác đọc ý kiến của cô Hoàng Ngân Thương trên fb nè:
    -----------------
    Hoàng Ngân Thương:

    - Vụ chị Trịnh Thị Thùy Dương đã gặp trực tiếp có lời xin lỗi Trung úy CSGT Nguyễn Quốc Việt nhưng Công an TP HCM vẫn xử phạt vì hành vi vi phạm đã hoàn thành.
    - Vụ chú Bẩy, Công an Cần Thơ đang mời bằng được ông lái xe về làm việc và dự định phạt ông lái xe. Ngoài việc bị phạt do chạy quá tốc độ quy định (mức phạt từ 2 - 3 triệu đồng, theo Khoản 6, Điều 5 Nghị định 46/2016, do chạy quá quy định 10 - 20Km/h) sẽ bị xử phạt, cùng về hành vi không chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ và cũng cùng mức phạt, như đối với ông Liêm (4-6 triệu đồng). Chưa hết, bác tài này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép lái xe từ 1 - 3 tháng!

    Hành vi của ông Võ Văn Liêm có dấu hiệu của việc cản trở người thi hành công vụ. Cụ thể, ông này đã có lời nói, hành động đe doạ (cho nghỉ việc, cách chức cả "sếp") và lăng mạ (chửi thề), xúc phạm danh dự, nhân phẩm Trung úy Nguyễn Văn Thành.
    Không chỉ thế, vị nguyên Trung tướng quân đội còn xúi giục, không cho lái xe chấp hành yêu cầu kiểm tra, kiểm soát của người đang làm nhiệm vụ. Đồng thời, còn sử dụng uy tín cá nhân bằng cách đưa ra thẻ ngành để gây áp lực, cản trở...

    Bởi thế, theo quy định hiện hành của pháp luật, những hành vi trên của ông Liêm có thể sẽ bị xử lý theo Khoản 5, Điều 11, Nghị định 46/2016 (quy định về xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt). Cụ thể, sẽ bị phạt tiền, từ 4 triệu đến 6 triệu đồng.

    https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=360910237661114&id=100012264212885&comment_id=361232064295598&comment_tracking=%7B%22tn%22%3A%22R9%22%7D

    Trả lờiXóa
  9. Trong trường hợp này, mặc dù đồng chí CSGT Cần Thơ thấy xe chú Bảy chạy quá tốc độ cho phép, thế nhưng cách đồng chí áp dụng hình thức thường sử dụng đối với những người vi phạm là quá sai rồi. Bởi vì như đã nói ở trên, mặc dù chú Bảy nhận thức được hành vi của mình, nhưng chú Bảy Trung tướng to lắm, tới mức “cỡ giám đốc tụi bay tao còn cách chức được nữa”, còn đồng chí CSGT Cần thơ chỉ là người bảo vệ nhân dân, giữ gìn an ninh trật tự thôi, thế nên trong trường hợp này, đồng chí cần xử lý tình huống theo kiểu đang được mạng xã hội chia sẻ rộng rãi là:
    Đáng lẽ khi chú Bảy Trung tướng không xuống xe, đồng chí phải chịu khó lên xe. Đáng lẽ khi chú Bảy Trung tướng chửi thề, đồng chí phải khoanh tay lấy sổ ghi chép đầy đủ. Đáng lẽ khi chú Bảy Trung tướng đòi cắt chức đồng chí Giám đốc Công an Thành phố Cần Thơ, đồng chí phải nhắn tin báo cáo lãnh đạo ngay. Bởi chắc có luật mới ra về việc Trung tướng quân đội được cách chức Giám đốc công an thành phố.
    Đáng lẽ khi chú Bảy Trung tướng say, đồng chí phải mua nước chanh nóng cho chú uống. Cuối cùng, đồng chí phải nấu nước xông hơi cạo gió giải say cho chú Bảy Trung tướng, rồi kính cẩn tiễn chú Bảy Trung tướng đi. Đằng này, đồng chí lại để người dân quay phim lại, tạo cơ hội cho thế lực thù địch hiểu sai, lấy chuyện lẻ tẻ để bôi nhọ đất nước. Chú Bảy Trung tướng cả đời hy sinh cho nhung lụa rồi, nay chửi đồng chí thêm xíu thì có gì mà ầm ĩ đâu?! Thế nên, dù chú Bảy Trung tướng có sai đi chăng nữa, đồng chí CSGT cũng “phải xin lỗi”!
    Chú Bảy Trung tướng vừa lên báo trần tình về sự việc kìa. Rằng vì bận công việc nên khi yêu cầu xuống xe, chú ấy được quyền ngồi trên xe cự cãi như những người bán hàng tôm hàng thịt ngoài chợ, rằng vì bận công việc nên chú ấy được phép không chấp hành luật pháp. Rõ ràng là chú Bảy vì công việc, còn công việc gì thì phải hỏi chú ấy mới rõ!

    Cuối cùng, đừng nói chú Bảy ỷ mạnh hiếp yếu, xưng mày tao, đe dọa CSGT khi đang làm nhiệm vụ, ai bảo đồng chí CSGT không biết “né” chú Bảy chi, đã bảo chú ấy to lắm rồi còn gì!
    https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=360910237661114&id=100012264212885&comment_id=361179227634215&comment_tracking=%7B%22tn%22%3A%22R9%22%7D

    Trả lờiXóa
  10. Clip hay:
    https://www.youtube.com/watch?v=JaHjtden0Lo

    Trả lờiXóa
  11. Xe không cán vào CSGT chưa chắc ông ấy đã xuống xe.

    Trả lờiXóa