Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Tư, 27 tháng 12, 2017

GỬI BÁO PHÁP LUẬT TP HỒ CHÍ MINH: LẠI PHẢI CẢNH GIÁC VỚI BÁO CHÍ CỦA TA!

Lời dẫn: Bác Dmitri Tran là một trong những Chuyên gia Tiếng Nga hàng đầu hiện nay của Việt Nam. Bác vốn không thích bàn chuyện chính trị mà chỉ đam mê dịch và làm phụ đề tiếng Việt cho rất nhiều bộ phim truyện tiếng Nga rồi đăng trên youtube phục vụ cộng đồng mạng. Hôm nay, trước biểu hiện quá bất thường của báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh về việc tung hô một anh dzận xĩ người Nga, bác Dmitri Tran vừa có bài viết dưới đây:
***********************

Aleksey Navalny (Алексей Навальный), một blogger được đào tạo tại Mỹ, tự nhận mình là người chống tham nhũng nhưng bản thân nhận 2 bản án vì tội lừa đảo và tham ô tài sản nhà nước, nhận nguồn tài chính từ các quỹ phi chính phủ (NGO) phương Tây, mấy năm nay hỗ trợ cho Mỹ trong việc lập danh sách các chính trị gia Nga để Mỹ đưa vào danh sách trừng phạt ...
Để gây tiếng vang cho mình, tuần trước nhóm ủng hộ ông ta đã nộp đơn đề cử ông ta làm ứng viên Tổng thống trong cuộc bầu cử TT Nga vào tháng 3 năm 2018. Sáng Thứ Hai, 25.12.2017, Ủy ban Bầu cử TƯ Nga đã từ chối đăng ký nhóm ủng hộ Navalny với lý do ông này chưa chấp hành xong bản án. Các chuyên gia pháp lý cho rằng quyết định của UB BC TƯ Nga là hợp pháp.
(Nguồn RIA Novosty:
Thế nhưng, sau khi có tin chính thức đó của Nga, tờ "Pháp luật Tp. Hồ Chí Minh" có cơ quan chủ quản là Sở Tư Pháp Thành phố Hồ Chí Minh, là 1 tờ báo chính thống của ta, đã đăng tải loạt bài về việc này với các tiêu đề rất kêu như sau (theo thứ tự thời gian đăng bài):
(Những bài này được nhiều báo khác đăng lại)
THỬ HỎI:
- Một tờ báo chính thống của ta đưa tin sai lệch (Tin "Lộ diện ứng cử viên... " đăng sau quyết định của UB BC TƯ Nga khoảng 10 tiếng) nhằm mục đích gì?
- Tại sao lại giúp PR một người có mác "dzân chủ" nhận tài trợ từ nước ngoài đang tìm mọi cách đối đầu với Chính phủ hiện thời của Nga và bị đông đảo người dân Nga tẩy chay?
- "Làm gai mắt" TT Nga V.Putin trong thời gian chuẩn bị bầu cử sẽ có kết quả thế nào trong tình cảm và quan hệ của 2 dân tộc?
P.S. Vốn không thích bàn chuyện chính trị nhưng tôi viết bài này để các bạn cảnh giác, vì với kiểu tuyên truyền này, "mưa dầm thấm đất" dần dần người VN ta sẽ có cái nhìn méo mó và quan niệm sai lệch về nước Nga và người dân Nga
(Đường link cụm bài đó trên báo PL Tp. HCM:

25 nhận xét:

  1. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 18:49 27 tháng 12, 2017

    Thử vận dụng Triết học Mác - Lenin phân tích sự vật này.

    Triết học Mác - Lenin nói đại ý: Vật chất luôn vận động, vận động không ngừng, nó không vận động theo đường thẳng mà theo đường xoáy trôn ốc, không đi lên thì đi xuống.

    Tôi học Triết Mác từ năm 23 tuổi (tuổi Tây - 1964)tại Trường Sư phạm ở R (Trung ương Cục miền Nam), năm 1980 học lần nữa ở Trường Đảng, tôi nhận rõ Triết học Mác - Lenin giúp cho cán bộ nhận thức đúng về sự vật, từ đó có cách giải quyết đúng. Việc này chính bản thân tôi đã nhận ra nhiều việc và giải quyết vấn đề đúng, tránh được sai phạm khi còn làm quản lý nhà nước. Càng về sau kinh qua thực tiễn công tác tôi nhận thức ngày càng sâu hơn những nguyên lý của Triết Mác - Lê.

    Với nguyên lý vật chất luôn vận động nêu ở trên kia, tôi thử liên hệ thực tiễn vào một sự vật là con người đang là vấn đề thời sự hiện nay: Đinh La Thăng. Thì thấy quá đúng. Nhìn vào trường hợp ông Thăng quá rõ "sự vật vận động theo đường trôn ốc không đi lên thì đi xuống". Ông Thăng đã phát triển theo chiều lên rất nhanh...thế rồi phát triển theo chiều xuống cũng nhanh "khủng khiếp". (Thật ra ông Thăng đã LƯỢNG ĐỔI CHẤT ĐỔI phát triển theo chiều đi xuống từ lâu, nhưng như Phạm trù Hiện tượng - Bản chất đã nêu, hiện tượng thể hiện bản chất, nhưng hiện tượng cũng che giấu bản chất. Nhất là khi người ta có ý thức che đậy bằng những hiện tượng giả thì bản chất thật khó nhận ra. Ông Thăng là điển hình về vấn đề này. Tới khi có hiện tượng "thật" lộ ra thì mới giúp người ta nhận thức lại đúng).

    Cũng theo nguyên lý vật chất vận động này nhìn vào chuyện báo Pháp Luật TP HCM (tôi không lập lại nội dung bài đã nêu ở G TL nữa), chúng ta xem xem có dính dáng gì đến "sự vật phát triển không đi lên thì đi xuống" không? Ở đây thuộc lĩnh vực nhận thức. Muốn đánh giá cho chính xác "sự việc" phải tìm cho đúng nguyên nhân. Điều này tôi chưa thể "thấy" nguyên nhân do đâu. Phải chính những người có trách nhiệm của tòa soạn giải đáp thì mới chính xác. Họ phải kiểm điểm người viết bài, người duyệt bài do đâu mà để xảy ra sai trái này? Do trình độ nhân thức của người trong cuộc hay vì NGUYÊN NHÂN NÀO? Có sự sa sút về phẩm chất ở đây không? Tức sự vật vận động theo chiều đi xuống. Thế là phải xem xét tới quy luật LƯỢNG ĐỔI CHẤT ĐỔI coi những người trong cuộc viết bài vì động cơ nào...
    Tòa soạn báo Pháp Luật TP HCM phải làm việc thật nghiêm túc mới đánh giá đúng sự việc, từ đó mới đề ra giải pháp sửa chữa, khắc phục có hiệu quả. Nếu không sự việc sẽ còn xảy ra tiếp ở những bài báo khác về sau.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người Đất Thép! cái Comment này anh có nhầm lẫn đấy.
      Vận động khác với phát triển.Vận động chỉ sự biến đổi nói chung (có thể tích cực hoặc tiêu cực).Còn phát triển xu hướng chung là đi lên là tích cực.Do đó,nói " Sự vật phát triển không đi lên thì đi xuống" là sai!

      Xóa
    2. Ông Thép học ở trong rừng ra trình độ tới đó là ngon rồi bắt bẻ gì.

      Xóa
    3. Mình chẳng bắt bẻ,chỉ muốn trao đổi với NĐT.Càng không nghĩ NĐT học ở trong rừng .Trái lại cái comment của LL,mình nghĩ đó chính là điển hình của sự vô học !

      Xóa
  2. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 19:14 27 tháng 12, 2017

    Giải thích thêm:
    "Điều này tôi chưa thể "thấy" nguyên nhân do đâu". Đây là phương pháp nhận thức mang tính triết học Mác - Lê. Tôi nghĩ chỉ đọc qua bài báo chưa đủ cơ sở để kết luận người ta sai về nguyên nhân nào? Vì mình đứng ngoài nhìn vào không thể thấy rõ bản chất của sự vật. Muốn "thấy" đúng bản chất sự vật phải kiểm điểm nghiêm túc mới cho kết quả đúng.

    Nhân đây cũng nói thêm: Người CS có phương pháp làm việc rất khoa học là kiểm thảo, kiểm điểm sau khi làm xong việc, hay khi có sai phạm để tìm ra nguyên nhân mà khắc phục (tất nhiên trường hợp kiểm điểm không nghiêm, đó là cách làm việc sai...).

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác chưa biết nguyên nhân do đâu thì bác có thể bỏ phương pháp này mà thử dùng phương pháy nhận thức mang tính Mác- Đô. Có thể bác sẽ có đáp án.

      Xóa
  3. Bác lấy ví dụ trên không đúng với vận động mà cũng ko đúng với lượng đổi đến độ thì đổi chất.

    Trả lờiXóa
  4. Báo pháp luật TP HCM thực chất không hơn gì tờ báo lá cải. Chỉ kiếm tiền ăn bẩn là giỏi.

    Trả lờiXóa
  5. Kính gửi bác NGƯỜI ĐẤT THÉP,

    Tôi thích đọc comment của bác, nhất là các nhận xét có chất triết học Mác - Lenin. Xin đề nghị bác nêu một sự kiện về NHẬN BIẾT ĐÚNG SỰ VẬT lên Google tienlang giúp chúng tôi cùng suy luận.
    Chân thành cảm ơn bác Thép.

    Trả lờiXóa
  6. Chỉ có lũ kền kền mới viết và đăng những tin bài thế này.

    Trả lờiXóa
  7. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 03:51 28 tháng 12, 2017

    Bạn LONG VŨ
    Tôi nêu chuyện QĐNDVN chiến thắng thực dân Pháp ở Điện Biên Phủ 1954. Theo như tư liệu tôi có đọc, Bộ Chính Trị và Bác Hồ quyết định đánh Pháp ở Điện Biên Phủ. Trước khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra trận đã có đoàn cán bộ cao cấp của Quân ủy TW và cố vấn Trung Quốc đi trước. Họ đề ra phương châm "đánh nhanh thắng nhanh" trong ba bốn ngày.
    Trước khi ra trận Đại tướng Võ Nguyên Giáp đến chào Bác Hồ và xin ý kiến của Người. Bác Hồ căn dặn: Trận này rất quan trọng, chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh. Chú ra trận, Bác trao cho chú trọn quyền. Có gì thì thảo luận thống nhất trong Đảng ủy rồi quyết định, báo cáo Bác sau. (Đại tướng là Bí thư Đảng ủy Mặt trận Điện Biên).
    Khi đến mặt trận, Đại tướng nghiên cứu tình hình thấy địch xây dựng căn cứ theo hướng kiên cố, ông cho kiểm tra nắm chắc tình hình và suy nghĩ liên hệ với "con nhím" Nà Sản trước đây ta đánh không dứt điểm vì phi pháo của địch. Nay "con nhím" Điện Biên Phủ quy mô gấp nhiều lần "con nhím" Nà Sản thì cách "đánh nhanh thắng nhanh" liệu có phiêu lưu không? Bộ đội chạy khơi trên mặt đất làm sao tránh phi pháo địch...Ngày nổ súng tấn công đã tới, sau một đêm thức trắng Đại tướng triệu tập cuộc họp Đảng ủy mặt trận thảo luận về điều Đại tướng lo. Có ý kiến ko tán thành đánh kéo dài vì ko lo được hậu cần. Khi Đại tướng nhắc lời Bác Hồ căn dặn và hỏi liệu đánh nhanh có chắc thắng không thì ko ai trả lời được. Cuối cùng Đại tướng quyết định hoãn cuộc tấn công, kéo pháo ra, bố trí lại theo hướng "đánh chắc tiến chắc". Đại tướng cho liên lạc chạy thư báo cáo hỏa tốc về Bác Hồ. Nhận thư Bác Hồ ủng hộ quyết định của Đại tướng và chỉ đạo tập trung lo cho Điện Biên Phủ. Về sau Đại tướng nói: Lần quyết định thay đổi cách đánh Điện Biên Phủ là khó khăn nhất trong cuộc đời cầm quân của tôi.

    Khi biết Việt Minh ko tấn công, De Castries lo sợ vuột mất chiến thắng Việt Minh nên cho máy bay rãi truyền đơn thách tướng Giáp tấn công Điện Biên Phủ. Trước đó Đại tướng Nava, chỉ huy quân đội Pháp ở Đông Dương có cả Phó tổng thống Mỹ Johnson đến thăm Điện Biên Phủ đều tin tưởng họ sẽ tiêu diệt quân Việt Minh.

    Ai cũng biết là Pháp đầu hàng Việt Minh ngày 7 tháng 5 năm 1954 ở Điện Biên Phủ. Nhiều nhà quân sự của Pháp và thế giới bình luận: nhờ thay đổi cách đánh nên tướng Giáp thắng, nếu không ông sẽ thua.
    Cùng nhìn vào một sự vật ("Con nhím" Điện Biên Phủ), nhưng những người khác thì "ko thấy" như Đại tướng. Không chỉ có trình độ cao hơn người mà Đại tướng là người luôn nhìn vấn đề sát thực tiễn, rút kinh nghiệm từ thực tiễn để tìm ra cách đánh hiệu quả hơn. Cách tư duy của ông như vậy nên nhìn ra đúng sự vật.
    Người Cộng sản được trang bị lý luận Mác - Lê, trong đó có môn triết học giúp phương pháp tư duy khoa học, tránh chủ quan phiến diện sẽ sai lầm. Tùy khả năng từng người khác nhau họ nhận thức sự vật đúng cũng có người sai. Nhưng nhìn chung tướng lĩnh bên Việt Minh do trưởng thành qua chiến đấu nên họ GIỎI hơn phe địch. Bên Cách mạng cũng có cái hay nữa là kết hợp tốt vai trò cá nhân lãnh đạo với vai trò tập thể khi đánh giá một sự việc, nên tránh được chủ quan hơn chỉ một người chỉ huy ra quyết định.

    Có thể nói trường hợp Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một thiên tài quân sự của Việt Nam. Ông có cái hay biết rút kinh nghiệm qua thực tiễn chiến đấu mà còn cái hay nữa là tiếp thu thực hiện ý kiến chỉ đạo của Bác Hồ rất tốt. Chính Bác Hồ đã phát hiện và đào tạo VNG phát huy tài năng như ta thấy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông Giáp là thiên tài mà còn chịu chỉ đạo của ông Hồ, vậy ông Hồ gọi là gì hả ông Thép?

      Xóa
    2. Cụ Hồ thiên tài về chính trị, cụ Giáp thiên tài về quân sự.

      Câu hỏi của kẻ dôt tỏ ra khôn.

      Xóa
    3. Vậy thiên tài về chính trị chỉ đạo thiên tài về quân sự cái chi vậy?

      Nhưng chắc Thương là thiên tài về bưng bô.

      Xóa
    4. "Thiên tài về chính trị chỉ đạo thiên tài về quân sự cái chi vậy ?"

      Một sự hiểu biết không hơn gì trẻ con.

      Xóa
  8. Bọn tay sai của các thế lực thù địch thấy đồng chí Mu-ga-bê vừa bị phe quân đội ép buộc vợ chồng ông từ chức nên hy vọng hão huyền đấy thôi. Hãy nhìn sang Cam pu chia mà xem, đồng chí Hun Sen quyết sẽ tiếp tục cầm quyền thêm 10 năm nữa huống hồ các đồng chí Ni Cô La Ma Đu Rô và tổng thống Pu Tin kính yêu của nước Nga. Còn lâu, hãy đợi đấy.

    Trả lờiXóa
  9. Là tờ báo của một cơ quan pháp luật mà đăng những việc thiếu kiểm chứng thì thật xấu hổ. Báo pháp luật TP HCM cũng đã từng là nơi dung dưỡng rận chủ. Phải cảnh giác với tờ báo lá cải này là phải.

    Trả lờiXóa
  10. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 14:11 28 tháng 12, 2017

    Chuyện nhìn đánh giá sự vật luôn lệ thuộc nhản quan của mỗi con người. Trên G TL này tôi thấy có nhiều còm họ nói CS chiến thắng nhưng chết nhiều với thâm ý là hạ thấp thành quả của nhân dân ta.

    Cách nhìn nhận của họ là của kẻ thua cuộc chống lại bên thắng cuộc chứ không từ cách nhìn mang tính khách quan.

    Hãy thử nhìn theo cách công tâm xem:
    Bên Cách mạng dùng chiến tranh nhân dân, vũ khí thô sơ, lực lượng ba thứ quân chống lại quân địch chính quy, hùng mạnh, vũ khí hiện đại, có ưu thế tuyệt đối phi-pháo, xe tăng là những thứ vũ khí bên Cách mạng không có (ở miền Nam mãi sau này gần cuối cuộc chiến mới có xe tăng). Chính phi-pháo đã làm cho ko ít cán bộ chiến sĩ hy sinh mà người dân cũng bị giết chết rất nhiều. Tôi biết có những trận bộ đội tấn công đồn địch giành chiến thắng không thương vong người nào, nhưng trên đường rút về căn cứ bị phi-pháo làm thương vong.
    Khi lực lượng vũ trang của Cách mạng phát triển được trang bị vũ khí tốt hơn, có pháo bắn máy bay thì kết quả chiến đấu cao hơn. Và khi có tăng thiết giáp cùng bộ binh ra trận lúc đó tương quan lực lượng đã khác trước, nhiều trận địch run sợ khi thấy xe tăng của ta.
    Trong số liệt sĩ hy sinh của Cách mạng không chỉ trong một cuộc chiến mà ba bốn cuộc chiến, chống Pháp, chống Mỹ...Có người chết vì đói cơm lạt muối, bênh hoạn, sốt rét rừng, thậm chí có người bị thú rừng giết nữa. Chỉ nói riêng các liệt sĩ bĩ địch giết trong các nhà tù, trong các chiến dịch tố Cộng diệt Cộng của Ngô Đình Diệm với khẩu hiệu "Thà giết lầm hơn bỏ sót" đã có hàng mấy chục vạn người chết.
    Kẻ thù đâu chịu thấy tinh thần dũng cảm của người cách mạng, họ sẵn sàng xung phong làm nhiệm vụ dù biết sẽ không bao giờ trở về, vì được làm lễ truy điệu sống trước khi xung trận. Kẻ thù không thể nào có được những con người dám hy sinh tính mạng của cá nhân cho sự nghiệp chung như vậy. Và họ không thể có nhản quan nhìn nhận sự vật một cách khách quan, đúng với bản chất của nó như đã diễn ra. Dưới lăng kính của kẻ thua cuộc luôn nuôi hận thù thì không bao giờ nhìn thấy điều hay đáng nể phục của bên thắng cuộc.

    Tôi nói sĩ quan của quân đội cách mạng GIỎI hơn bên địch là đúng sự thật. Bạn nào cần kiểm chứng hãy vào Google đọc Trận Ấp Bắc, Trận Bình Giã, Bàu Bàng...sẽ rõ. Tổng quan hơn cả là chiến dịch Tây Nguyên cho tới Chiến dịch Hồ Chí Minh 1975, càng thấy rất rõ lực lượng QĐNDVN mạnh thế nào, quân lực VNCH yếu thế nào, sau khi thất thủ Buôn Ma Thuột, rút chạy khỏi Tây Nguyên bị đánh tơi bời thì từ đó về sau QLVNCH từ quan cho tới lính chỉ còn biết lo chạy để giữ mạng sống cho bản thân. Đó là sự thật.

    Nhân đây tôi cũng thêm một ý này:
    Có những người từng là cán bộ có công với Cách mạng, nhưng nay họ trở cờ phản lại. Nếu có người cho rằng những người đó cũng được trang bị lý luận chủ nghĩa Mác - Lenin đấy.
    Xin thưa: Lý luận của Mác - Lenin chỉ có tác dụng khi con người ta đứng trên lập trường Cách mạng nhìn nhận để giải quyết những vấn đề của Cách mạng, nó không còn tác dụng cho những kẻ đã xa rời lập trường cũ chuyển qua đứng ở lập trường ngược lại. Có thể nói rằng khi người ta dùng hiểu biết về chủ nghĩa Mac - Lê để chống lại thì đó là kẻ thù còn nguy hiểm hơn một số kẻ không am hiểu cách mạng.
    Cần luôn nhớ là: Tư tưởng chỉ đạo hành động. Con người đứng trên lập trường nào sẽ có tư tưởng theo lập trường ấy. Khi người ta đã bộc lộ tư tưởng chống phá chế độ, nói xấu lãnh tụ là họ đã thay đổi lập trường rồi. Cứ xem nội dung họ thể hiện sẽ biết họ là ai. Cứ xem nội dung họ khen, chê sẽ biết họ là con người như thế nào.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trong 20 năm Nội Chiến VN, bộ đội Việt Cộng các bạn chết gần 1,2 triệu, Quân lực VNCH của ta chỉ hy sinh khoảng 300 ngàn. Như vậy, trung bình 1 lính miền Nam ta tiêu diệt được 4 lính bộ đội miền Bắc. Với tỉ lệ tử vong 1/4 thì cũng đã rõ quân đội của ta hay bộ đội miền Bắc ai giỏi hơn ai rồi? Nếu nói như bạn Thép non 'bộ đội miền Bắc GIỎI hơn' thì là 'giỏi' thí mạng cùi, coi sinh mạng bộ đội như cỏ rác với chiến thuật lấy thịt đè người chăng??
      Nói về lập trường chính trị, các bạn Việt Cộng tự hào được trang bị chủ nghĩa Mác-Lê vững chắc, nhưng cán bộ Việt cộng các bạn bỏ hàng ngũ, đào ngũ, chiêu hồi để chạy theo về bên chiến tuyến của VN Cộng Hòa của ta nhiều như tôm tươi, thì thử hỏi: có phải vì VNCH của ta có "chính nghĩa" sáng ngời ngời hay không??
      VNCH của ta coi trọng sinh mạng binh sĩ hơn các bạn Việt Cộng. VNCH của ta có chính nghĩa hơn các bạn Việt Cộng.
      Vậy thì, túm cái váy lại, các bạn Việt Cộng sớm giải tán cái đảng phi nghĩa của các bạn đi là vừa lắm rồi. Thân mến!

      Xóa
  11. Tui vừa đọc một thông tin, thấy cần tin để mọi người cùng biết mà tránh. Hiện trên khắp miền đất nước đang trồng, thu hoạch, lưu hành một loại cây bị đồn truyền sai lệch là sâm Hàn Quốc. Thực chất đây là cây Thương Lục. Cây cao tối đa chừng 1m, cánh lá mỏng, có hạt nhỏ, khi chín màu hồng nhạt. Đặc biệt củ của Thương Lục giống như nhân sâm cả dáng, màu và mùi. Dùng Thương Lục ngâm rượu hoặc sắc nước uống sẽ bị ngộ độc, nếu liều cao, sẽ tử vong. Mời các bạn tìm, tham khảo thêm về tác hại của cây Thương Lục và phổ biến cho mọi người cùng hiểu và tránh được rủi ro khi xuân sắp về, Tết đến. Tui loại i tờ, không biết mác lê để ngọng nghịu, chỉ biết có vậy, xin được nói cùng mọi người. Nói rồi, ai không nghe, dùng phải, tui cũng không mắc tội.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cảm ơn, tôi cũng ngâm một bình rượi loại cây thương lục này và cũng đã uống nhưng chưa chết, có lẽ uống ít, đổ hết rửa sạch bình rồi. Suýt toi.

      Xóa
  12. Bác nào ưa nghiền ngẫm Mác Lê mà có một bình thứ này để nhâm nhi thì thấm biết mấy nhỉ.

    Trả lờiXóa
  13. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 15:57 3 tháng 1, 2018

    Trang G TL chưa có bài mới, tôi mạn phép kể chuyện trật đường rầy một chút.
    Chuyện in ấn thời kháng chiến chống Mỹ ở Ban Tuyên huấn Khu ủy Sài Gòn Gia Định.
    Tôi về Ban Tuyên huấn T4, được bố trí vào Tổ phát hành của Văn phòng Ban. Chỉ có anh Ba Hoàng làm Tổ trưởng chưa có nhân viên. Nhiệm vụ của chúng tôi là phát hành các công văn thư từ của Ban và cán bộ, nhận thư từ sách báo các nơi gửi đến... Căn cứ chúng tôi ở trong rừng trên đất của Tràng Bàng Tây Ninh giáp với Củ Chi, gồm nhiều bộ phận: Điện đài, Nhà in, Bộ phận phát hành, Ghi Tốc Ký, Họa sĩ, Nhiếp ảnh, v.v...
    Tôi làm ở Tổ phát hành được hơn nửa năm thì được rút qua Tổ in Lito cùng ở chung căn cứ. Lý do được đưa sang đấy là nhờ tôi viết chữ khá đẹp, lại chịu khó nên anh Tổ trưởng in Lito xin. Tổ in Lito mới có 2 người, anh Sáu Tích là Tổ trưởng người đã trải qua nhà in của Nam Bộ thời chống Pháp, có kinh nghiệm về nghề in Lito. Anh Sáu Tích viết chữ rất đẹp, vì vậy anh là người chuyên viết Thiệp Thơ Bác Hồ Chúc Tết hàng năm. (Sẽ kể sau).
    Ban Tuyên Huấn T4 có ba Nhà in: In chữ chì (cùng chung căn cứ với chúng tôi). Nhà in này chưa có máy in như trong Sài Gòn, đóng bằng gỗ và kéo bằng tay, chỉ in được khổ giấy hẹp cỡ tờ Tuổi trẻ bây giờ. Ở Sài Gòn các báo sau khi xép chữ họ đổ chì thành những tấm đặt lên khuôn in để đỡ mòn chữ. Trong rừng chúng tôi không có điều kiện nên cứ đặt thẳng mặt chữ sau khi xếp thành bài đưa vào khung in. Số lượng chỉ vài ngàn tờ nên độ mòn cũng không nhanh. Nhà in chữ chì in báo "Ngọn Cờ Gia Định", sách học tập, v.v...
    Tổ in Stencil (Giấy sáp). Tổ này có 2 người ở tại Hố Bò, khi in thì vào căn cứ trong rừng làm xong giấu dụng cụ ra ở ngoài nhà dân. Khi Tổ viết tin làm Tin xong giao cho bộ phận đánh máy đánh vào gấy sáp xong chuyển cho bộ phận in. Kỹ thuật in này khá đơn giản gọi là in kéo quai guốc, số lượng in chừng trên dưới 1000 tờ thường phục vụ công tác tuyên truyền nhanh chóng đáp ứng thời sự.

    Nhà in Lito nơi tôi về làm cùng hai người anh đi trước. Đây là kỹ thuật in trên đá. Mặt đá được mài láng mịn phơi khô, kẻ theo khuôn mẫu bản in. Tất cả đều viết vẽ TRÁI vào mặt đá. Dùng một loại mực đặc biệt là sẹc-bô-nen viết lên mặt đá rồi dùng nước có pha a-xit thấm vào cục xốp xoa lên mặt đá xong dùng rulo lăn mực in lên mặt đá, mực dính vào chỗ có mực sẹc-bô-nen, những chỗ khác ko dính. Canh tờ giấy in trên mặt đá rồi chụp phía trên một tấm ni-lông dày, dùng bàn kéo bằng gỗ đè kéo cho đều để mực in dính vào mặt tờ giấy in. Gỡ ra in tiếp tờ khác. Cách in này tùy kỹ thuật của người in sẽ cho ấn phẩm đẹp ra sao. Cái khó của in Lito là kỹ thuật kéo ru lo sao cho mực rất đều để khi in trên giấy mực in mỏng đều không có khớp không hở, đặc biệt các chỗ tiếp giáp nhau giữa các màu liền lạc không chồng lên nhau không hở trống ra. Phải làm bằng tay thủ công nhưng do có kinh nghiệm chúng tôi làm toàn những xuất bản phẩm đặc biệt cần mỹ thuật mà hai nhà in kia không thể đáp ứng.
    Những bức tranh in Lito đẹp và sắc sảo lắm. Những bản nhạc như Bài ca Hy vọng, Câu hò bên Bến Hiền Lương...in rất đẹp. Đặc biệt bài Giải Phóng miền Nam được in trên khổ giấy manh có ảnh anh bộ đội cầm cờ Giải phóng đang vươn tới phía trước thật khí thế, màu vàng của ngôi sao được quét nhũ lóng lánh càng tôn thêm vẻ rực rỡ.

    Nhớ một thời cơ cực mà lạc quan yêu đời, nhờ vậy chúng tôi vượt qua mọi gian khổ, khó khăn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "kháng chiến chống Mỹ" --> 20 năm Nội Chiến VN

      Các bạn Việt Cộng từ ngoài Bắc kéo vào nằm vùng trong miền Nam, đánh phá miền Nam, sau cùng là xâm chiếm miền Nam thì sao gọi là "kháng chiến" được? Mấy cái thiệp, tranh, nhạc in ấn thủ công thô sơ như các bạn Việt Cộng thì VN Cộng Hòa chỉ cần "phẩy tay một cái" là ra cả hàng ngàn bản in mà cũng chưa dám vỗ ngực như các bạn đâu. Càng khoe thì các bạn chỉ càng lòi ra những cái lạc hậu, yếu kém, ấu trĩ so với VN Cộng Hòa mà thôi. Thân mến!

      Xóa
  14. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 21:51 3 tháng 1, 2018

    Nhân ông Hoàng Trung Hải Bí thư Thành ủy Hà Nội nói chuyện ông Nguyễn Hồng Lâm mất tích có nêu ý là phải rút kinh nghiệm về vấn đề quản lý cán bộ (trên báo Công an). Tôi xin có nhận định sau:

    Về Quản lý: chính quyền ta còn mắc khuyết điểm nhiều lắm, cả quản lý kinh tế và quản lý con người. Quản lý kinh tế thì quá rõ do không kiểm tra, thanh tra chủ động ngăn ngừa nên có nhiều đơn vị kinh tế nhà nước vi phạm luật pháp, gần đây chú ý kiểm tra phát hiện nhiều sai phạm, nhiều cán bộ bị truy tố...
    Về quản lý con người cán bộ, đảng viên cũng rất lỏng lẻo, ngoài thời gian làm việc ở cơ quan khi về nhà họ có làm gì vi phạm luật pháp không khó mà biết sớm để ngăn chặn.
    Tất nhiên ko thể lấy cách quản lý con người thời chiến áp dụng vào thời bình. Nhưng tôi nghĩ ít ra cũng phải có phần nào phù hợp áp dụng để quản lý con người, phải "đi thưa về trình" chứ ko thể anh là cán bộ mà khi có việc ko báo cáo cho tổ chức biết thì ko ổn.

    Xin kể chuyện thời chiến bản thân tôi mắc phải:
    - Lần thứ nhất: Cơ quan đóng trong rừng ở đất Trảng Bàng cách Hố Bò chừng 4,5km. Hôm đó tôi xin phép về Hố Bò. Khi đến Hố Bò biết ở ấp Gót Chàng (xã An Nhơn Tây) tình hình yên, tôi tranh thủ về đây thăm ông bà già nuôi rồi quay lên. Trên đường đi tôi gặp người cùng cơ quan từ Nhuận Đức đi về. Khi về cơ quan, ngày sau thủ trưởng kêu tôi nói chuyện riêng góp ý phê bình chuyện tôi xin đi Hố Bò mà đi tới Gót Chàng, vi phạm chuyện xin phép này. Tất nhiên tôi nhận khuyết điểm.
    - Lần thứ hai: Sau khi học Sư phạm ở R về, lúc này một anh vốn là Hiệu trưởng Trường Đại học Vinh mới vào chi viện cho Khu Sài Gòn - Gia Định làm Trưởng Tiểu ban Giáo dục. Tôi là cán bộ của anh ấy. Hôm Trường Trung học Củ Chi tổ chức thi tốt nghiệp cho học sinh, tôi đi làm giám thị. Ngày đầu tiên về đúng giờ, ngày hôm sau anh em giáo viên tổ chức liên hoan mời tôi ở lại dự nên về trễ, ở nhà anh Trưởng Tiểu ban Giáo dục chờ. Khi tôi về anh bảo: Nếu chú về trễ chừng một giờ nữa sẽ bắt viết kiểm điểm. Anh ấy nói: nếu có xảy ra chuyện gì mất bài thi của học sinh ai chịu trách nhiệm.

    Nói chung thời chiến việc quản lý con người rất chặt chẽ. Nếu có ai trong cơ quan đi công tác hay đi đâu mà về trễ chừng mấy tiếng thì có khi phải dời chỗ đề phòng bị địch bắt anh em chịu ko nỗi khai cơ quan hay người ấy đi chiêu hồi dẫn địch về đánh phá. Phải cảnh giác cao để tránh tổn thất.

    Ngày nay hòa bình ko phải quản lý như thời chiến, nhưng quá buông lỏng cán bộ làm gì cũng ko biết nên ko ngăn chặn được, gần như ko có quản lý cũng ko ổn.
    Nói thêm chuyện tình cảm: Thời kháng chiến nam muốn tìm hiểu nữ phải báo cáo với tổ chức trước, nếu tổ chức đồng ý mới được. Ngược lại anh con trai phải ngưng việc "làm quen" với người bạn gái ấy dù có muốn cũng ko dám. Ngày ấy kỷ luật như vậy đó, nhất là khi lý lịch ko đảm bảo là tổ chức ko đồng ý. Sau giải phóng mấy năm tôi có quen một chú Trung úy CA phòng cháy chữa cháy chú này quen yêu một cô gái người theo đạo Thiên chúa Vì cô gái rất đẹp. Chú ấy giấu cơ quan. Tôi hỏi chú nói khi tiến hành cưới mới báo cơ quan và xin nghỉ làm CA luôn vì chú cũng hiểu cấm lấy vợ người theo đạo. Hồi đó khó như thế.

    Trả lờiXóa