Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Năm, 25 tháng 1, 2018

Video clip: LÝ ĐÁ BÓNG- Bài hát tiếp lửa cho U23 Việt Nam trước trận chung kết lịch sử.

Mời xem video clip:
LÝ ĐÁ BÓNG
Chế lời: Mai Long
Thể hiện: Kiều Anh Tuấn, Mai Long
Để tiếp lửa cho U23 Việt Nam, đạo diễn Mai Long tiếp tục chế nhạc cổ động với hy vọng thầy trò HLV Park Hang Seo tiếp tục kỳ tích trong trận chung kết.
Gặp nhiều bất lợi trong trận bán kết nhưng U23 Việt Nam xuất sắc đánh bại U23 Qatar trên loạt luân lưu. Hòa cùng bầu không khí cuồng nhiệt của hàng chục triệu con tim yêu bóng đá nước nhà, đạo diễn Mai Long chế nhạc cổ động mang tên "Lý đá bóng" để tiếp lửa cho U23 Việt Nam trước trận chung kết lịch sử. 

Đạo diễn Mai Long

40 nhận xét:

  1. Chúc mừng đội tuyển U23 Việt Nam!

    Trả lờiXóa
  2. Tui tình cờ biết trang web này, vào đọc thấy cũng vui.hii, lời đầu tiên thì tui cũng muốn chúc mừng đội tuyển U 23 của các bạn Việt Cộng đã có một bước tiến khá dài rất đáng khen ngợi! Tuy nhiên, các bạn Việt Cộng nên nhớ: phong độ là nhất thời, đẳng cấp mới là mãi mãi nhé. Chớ vội tự sướng quá trớn mà ngủ quên trên chiến thắng!

    Nhân nói đến bóng đá Châu Á thì tui cũng muốn nhắc cho các bạn Việt Cộng biết rằng: thời chế độ VN Cộng Hòa của chúng ta trước khi kết thúc Nội chiến Việt Nam 1975 thì dội tuyển túc cầu VNCH đã làm mưa làm gió khắp trên các sân cỏ châu lục với những thành tích lừng lẫy rồi, các bạn Việt Cộng ạ! Chứ không phải như các bạn Việt Cộng mãi sau hơn 50 năm nửa thế kỷ sau mới lẹt đẹt lần đầu tiên lọt vào trận chung kết giải Châu Á mà đã mừng như bắt được... của rơi?!?! Nói thế không phải là có ý chê các bạn Việt Cộng, nhưng tui muốn khuyên các bạn: chỉ khi vô tình lượm được của rơi hoặc vì kém tự tin nên cảm thấy mình chiến thắng là có phần ăn may thì mới biểu lộ sự vui mừng đến mức thái quá điên cuồng như các bạn đang thể hiện! Như tui đã nói, thời VNCH đội bóng nam vang danh khắp châu lục giành vô số chiến thắng nhưng đâu có ăn mừng đến phát cuồng như các bạn Việt Cộng bây giờ, tại sao lại như vậy? Tôi đã trả lời rồi đấy, các bạn nghĩ sao? Phải biết kiềm chế niềm vui trong chừng mực để đừng có hành động khó coi quá thì không nên. Tui chân thành góp ý đấy!

    Nói về nền túc cầu của VNCH thì chắc các bạn Việt Cộng già cho tui nói dóc?! Thì đây, các bạn biết danh thủ Phạm Huỳnh Tam Lang chứ, ông ta là tuyển thủ của đội bóng nam VNCH đấy. Và sau 1975, Tam Lang là huấn luyện viên đẳng cấp mà các bạn Việt Cộng rất trọng vọng. Mà Tam Lang chỉ là một trong số những danh thủ của tuyển VNCH mà thôi nhé. VNCH nhiều nhân tài lắm, các bạn ạ!
    Vậy thành tích của tuyển VNCH là gì mà dzữ dzậy? Các bạn Việt Cộng già hãy tìm hiểu về giải bóng đá Merdeka, đây được xem như giải châu Á ngày nay. Thế mà từ năm 1966, tuyển VNCH đã sừng sững như một tượng đài đá bại tuyển Hàn, tuyển Nhật, tuyển Miến Điện,... ngay tại Malaysia để đoạt cúp Merdeka, các bạn thấy có kinh hồn bạt vía chưa??!!

    Tui nhắc lại chuyện xưa không phải để tung hô nền bóng đá VNCH vì điều đó là thừa, túc cầu VNCH đã vang danh và có thành tích đi vào lịch sử túc cầu châu lục từ hơn 50 năm trước. Điều tui muốn nói là: 1/ Các bạn Việt Cộng hãy biết kìm chế niềm vui để giành cho kết quả trận chung kết nhé. Cứ vội tự sướng tung hô nhau lên mây thì "càng tung hô lắm, càng đau đớn lòng" đấy. Hãy biết chờ đợi chung cuộc thế nào đã! 2/ Thành tích các bạn đang đạt được thật ra vẫn còn thua kém so với thành tích của tuyển nam VNCH từ 50 năm trước. Các bạn phải mất hơn nửa thế kỷ mới có cơ hội lập lại thành tích của túc cầu VNCH (điều này chỉ xảy ra khi U23 đoạt cúp!). Tui nói điều so sánh này chắc sẽ khiến các bạn Việt Cộng già tức tối rồi chửi bới bậy bạ. Nhưng tui chấp nhận gạch đá nói ra để cho các bạn biết thực lực của mình là ở đâu, bớt tự sướng, biết kìm chế, để mà phấn đấu sao cho vượt hơn được thành tích của VNCH, để không chỉ là Châu Á mà phải được như Hàn, như Nhật, bước vào giải Thế giới FIFA thì lúc đó mới thật sự là đáng nói, đáng khen, đáng để tự hào!
    Sau cùng, tất nhiên là lời chúc chân thành mong cho đội tuyển U23 của chúng ta sẽ "Mã đáo thành công". Thân mến!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Giải U23 không lớn bằng giải vô địch Á Châu vì chỉ dành cho các cầu thủ trẻ dưới 23 tuổi.

      Ở các nước như Nhật, Nam Hàn, Úc... các cầu thủ xuất sắc ít khi chịu tham gia đội U23 vì các câu lạc bộ thường chỉ nhân nhượng cho cầu thủ của mình tham gia đội tuyển quốc gia mà thôi.

      Xóa
    2. Hôm nay Cụ Ký o dạy dỗ cháu nó thì để tôi giúp trợ giảng cho cụ nhé!
      Cháu tâm thần hoang tưởng nặng quá rồi. Về trại uống thuốc , khi bớt rồi thì vào google gỏ tìm thành tích đội bóng vnch của cháu nhé. Chỉ lưu ý cháu , có 2 lần thành tích cao nhất là hạng tư giải châu Á năm 1956&1960. Nhưng buồn cười là giải chỉ có 4 đội mà vnch hạng4 !
      Còn giải Merdeka là do Mã Lai kỷ niệm độc lập từ 1957 đến nay. Khách mời là do Mã Lai, o phải giải đấu chính của AFC. Vẩn là lưu ý cháu, nhớ xem kỷ coi ai vô địch giải Merdeka năm 2008 nhé!
      Chúc cháu mau hết bệnh tâm thần hoang tưởng!

      Xóa
  3. Nói cho cùng, bóng đá cũng như tất cả các bộ môn thể thao, chỉ là trò chơi có ích cho sức khỏe. Riêng bóng đá có đông đảo người quan tâm sẽ có ảnh hưởng đến tâm lý quần chúng dân tộc: Nét đẹp của đường bóng, đẳng cấp của cầu thủ và đội bóng, tinh thần thượng võ thể thao, ý thức ê kíp… Niềm đam mê bóng đá sẽ đóng góp tích cực và lành mạnh cho việc giáo dục thanh niên nếu ta biết vận dụng nó theo hướng tốt:

    Tuy nhiên, dù sao cũng đừng quên, bóng đá chỉ là một trò chơi!

    Thành quả thể thao chỉ mang lại niềm vui giây lát sẽ không trực tiếp giúp giải quyết những vấn nạn xã hội, không đem lại giải đáp cho những khuyết tật di căn tiềm tàng hiện nay của quốc gia dân tộc…

    Cho dù thứ bảy 27/1/2018 sắp đến U23 Việt Nam có thắng trận chung kết, đoạt giải vô dịch U23 châu Á, sau men chiến thắng ngất ngây tối thứ bảy và sáng chủ nhật, thứ hai thức dậy đi làm, chúng ta sẽ phải đối mặt với thực trạng xã hội, với những âu lo trước mắt: giá xăng, giá điện, tiền thuế giá trị gia tăng, học phí, giá thành nhu yếu đang tăng đồng loạt…

    Thành tích bóng đá chỉ là giây phút thư giản tuyệt vời nhưng chóng qua… Thế thôi…

    Trả lờiXóa
  4. U23 VN vào chung kết là kỳ tích của nền bóng đá Việt Nam, dù vô đich hay không trong trận chung kết ngày 27/1 tới đây..
    Những người hâm mộ cả nước cũng như toàn dân Việt Nam và bạn bè quốc tế hoan hỷ trước kỳ tích của toàn đội làm nên lịch sử cho nền thể thao của đất nước.
    Chúc mừng U23 Việt Nam cũng như nền bóng đá Việt Nam tiến xa hơn nữa.

    Trả lờiXóa
  5. Cách đây 52 năm, đội tuyển quốc gia VNCH đã lên ngôi vô địch tại giải đấu Merdeka - một giải đấu bóng đá có uy tín của Malaysia và đươc xem là giải đấu bóng đá có lịch sử lâu đời nhất của bóng đá Châu Á.

    Merdeka 1966 gồm có 12 đội tham gia trong đó có các đội mạnh như Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, Đài Loan, Hong Kong ...

    Trước tiếng còi khai mạc trận chung kết, 40,000 khán giả đã ngồi kín Sân Vận Ðộng Quốc Gia Merdeka với sự chủ tọa của quốc vương Mã Lai và Thủ Tướng Abdulraman.

    Phút 71, từ đường chuyền của thủ quân Phạm Huỳnh Tam Lang ở phần sân nhà đưa lên, nhà ảo thuật Ðỗ Thới Vinh khéo léo dẫn qua hai cầu thủ Miến Ðiện, mở xuống vừa đúng tầm trung phong Nguyễn Văn Chiêu băng xuống.

    Chiêu dùng ngực hứng bóng, xoay người, tung quả sút hiểm hóc từ xa 25 mét bằng chân trái, bóng đi như ánh chớp vào góc thượng của khung thành trong sự ngỡ ngàng của đệ nhất thủ môn Á Châu thời bấy giờ là Tin Tin An, mở tỷ số 1-0 cho đổi tuyển Việt Nam.

    Bàn thắng này là bàn thắng duy nhất của trận đấu và cũng là bàn thắng đáng giá ngàn vàng đưa đội tuyển Việt Nam Cộng Hòa lên ngôi vương giải vô địch Merdeka 1996 trong nỗi vui mừng tràn ngập của toàn thể nhân dân miền Nam Việt Nam.
    ---------------------------------------------
    Nói thật, VN Cộng Hòa quá ngon lành cành đào, cái gì cũng giỏi hơn các bạn Việt Cộng (chỉ thua các bạn Việt Cộng già về sự... THÙ DAI!!hehe). Các bạn Việt Cộng cố lên nào. Thân mến!

    Trả lờiXóa
  6. Tui tình cờ lướt xem các tin u23 thì lọt vào trang TL này, đọc vui phết. Cũng nhờ các bác Nặc bên trên mà tui mới biết VNCH của chúng ta đã đăng quang cúp Merdeka 1966 từ hơn 50 năm trước, thật không ngờ VNCH của ta tài giỏi như vậy. Tui thấy quá tự hào về chế độ VNCH của chúng ta, các bạn ạ!

    Tui không rành về bóng đá , chỉ thích xem cho vui thôi nên không dám góp ý về chuyên môn. Nhưng tui để ý thấy có ý kiến nhỏ này nói ra cho vui: tui thấy đa số các trận thắng của các bạn Việt Cộng thì cầu thủ đều mặc đồng phục TRẮNG. Còn đa số các trận thua quan trọng như chung kết Sea Games,vv... thì đều mặc quần áo ĐỎ!! Các bạn Việt Cộng nên lưu ý điểm này. Dù Việt Cộng là vô thần, vô đạo đánh cha mắng mẹ, nhưng cũng nên tin vào phong thủy một chút vẫn hơn. Đỏ là hỏa, trằng là thủy, nên Thủy dập Hỏa là phải rồi, phải không ạ? Vả lại, màu Đỏ của các bạn Việt Cộng là màu cờ của Cộng Sản, của Việt Cộng nên bản chất vốn không có chính nghĩa như màu Cờ Vàng của chính danh VNCH. Do vậy, các bạn Việt Cộng mặc màu Đỏ thì ngoài yếu tố bất lợi về phong thủy, còn làm cho đối phương vì căm ghét Cộng Sản và Việt Cộng nên họ sẽ đá bóng hết mình mà không nhường nhịn thì các bạn Việt cộng rất bất lợi đấy ạ.

    Các bạn cứ tưởng tượng đối phương như con bò tót mà nhìn thấy màu đỏ phi nghĩa như chọc tức nó thì đương nhiên sẽ bị bò húc đến chết thôi. Vì thế, tui khuyên các bạn Việt Cộng đừng nên ra sân với sắc phục màu Đỏ nhé. Chúc may mắn!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Màu đỏ là cờ Phúc Kiến. theo tôi nếu mặc được màu vàng của Long tinh kỳ nhà Nguyễn theo truyền thống dân tộc là hay nhất.

      Xóa
  7. +Qua các giải bóng đá cấp châu lục, hình ảnh mỗi quốc gia, dân tộc được gói, gửi vào các trận đấu, kết quả các trận đấu khá nhiều. Cọ xát với Úc và các nước khu vực tây Á, từ hòa tới thắng, để vào tới chung kết với một nước trung Á-Uzbekistan, U.23 Việt Nam đã làm nức lòng mọi người mang dòng máu Việt. Đặc biệt, trong không khí bức bối, bàng hoàng khi lộ rõ khá nhiều bọn quan tham mồm toe toét Mác-Lê, tay vét tàn vơ tận kiệt cạn kinh tế đất nước, thì, trận thắng Qatar ngoạn mục của U.23 VN, như khối không khí lạnh tràn về, xóa tan oi nồng, mang lại chút dễ chịu cho hầu hết mọi người, mọi thành phần. Lúc này, bóng đá và chính trị lại quyện vào nhau trong một đất nước mà nỗi buồn lấn át, chiếm lĩnh hầu hết cuộc sống.
    +Rét 1-2 độ C, dân Uzbe và Việt đều khó chịu như nhau. Việt bóng ngắn, tấn công trung lộ. Uzb bóng dài, tạt cánh đánh đầu. Uzb cao to, não ngắn. Việt nhỏ dáng nhưng tâm quyết, trí sáng. Kết thúc 120 phút với tỉ số hòa. Đấu súng trên chấm pénalty, Việt sẽ thắng Uzb nhờ đôi tay của Buì Tiến Dũng.
    +Rộn ràng đêm thứ Bảy. Rộn ràng lan sang Chủ nhật. Đầu tuần, chuyện bóng đá sẽ qua nhanh. Và thằng điếm lão bắt đầu lải nhải chuyện ăn lông ở lỗ của mấy ông Tây rậm râu nghe mót ị.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thằng ngụy già đë ngược Quế Sơn lại bắt đầu nói giọng lưu manh.

      Xóa
    2. "thằng điếm lão" --> bạn/ông/bác Thép non
      "mấy ông Tây rậm râu" --> ông tổ Các-Mác,Ăng-ghen của bạn Thép
      "Thằng ngụy" --> anh em, đồng bào ruột thịt miền Nam VNCH

      @Quế Sơn: bạn đừng xúc phạm bạn Thép thô lỗ như thế. Bạn già và là đồng chí, đồng bào ruột thịt của nhau cả mà. Thân mến!

      @Nặc 07:12: bạn Vẹm già nên ăn nói lễ độ hơn, cùng là đồng chí, đồng bào ruột thịt với nhau cả mà. Đề nghị bạn Vẹm già không được tôn vinh bừa bãy bạn Quế Sơn là "Ngụy" vì Quế Sơn vốn ít học, tư cách còn kém lắm nên chưa đủ tiêu chuẩn làm "Ngụy" đâu. Bạn chỉ nên gọi bạn Thép non, bạn Quế Sơn là "con dân Cụ Diệm" là được rồi. Thân mến!

      Xóa
  8. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 05:25 27 tháng 1, 2018

    Hôm nay là ngày đáng nhớ của nhiều người con nước Việt.
    Ngày này 45 năm về trước Hiệp định Paris được ký kết (27/1/1973 - 27/1/2018), đánh dấu cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt Nam giành chiến thắng buộc chính quyền Mỹ phải rút hết lực lượng quân sự ở miền Nam về nước, hai phía trao trả tù chính trị và tù binh.
    Trong chiến đấu người chiến sĩ Cách mạng bị địch bắt làm tù binh, phải đến hòa bình họ mới có ngày về. Vì vậy, đây là ngày có ý nghĩa trọng đại của họ.

    Nhân ngày kỷ niệm này, xin nêu vài con số:

    Từ năm 1862 Pháp đã cho xây dựng Nhà tù Côn Đảo để ngăn chặn phong trào Cách mạng, có hơn 20.000 chiến sĩ và đồng bào yêu nước đã bị giặc giam giữ ở đây. Nhiều nhà Cách mạng nổi tiếng ở tù Côn Đảo như Bác Tôn Đức Thắng, Bác Phạm Văn Đồng, Bác Lê Duẩn, Phạm Hùng, v.v...Số người chết rất nhiều, ở Nghĩa trang Hàng Dương nhiều ngôi mộ mới nằm trên mộ cũ vì không có nấm mồ người hy sinh trước đó. Nhiều người chết xác chìm dưới biển sâu do địch giết, do vượt ngục gió bão không về được đất liền. Hiện nay Nghĩa trang Hàng Dương có 4 khu mộ: khu A: 688 (có 7 mộ tập thể), trong đó 91 mộ có tên, 597 mộ khuyết danh. Đa số hy sinh tù 1945 về trước. Nơi đây có mộ Liệt sĩ Cách mạng Lê Hồng Phong và nhà yêu nước Nguyễn An Ninh. Khu B: 695 ngôi mộ (có 17 mộ tập thể), trong đó có 276 mộ có tên và 419 mộ khuyết danh. Đa số hy sinh từ năm 1945 - 1960. nơi đây có mộ Anh hùng Liệt sĩ Võ Thị Sáu và Anh hùng Cao Văn Ngạc. Khu C:373 mộ (có một mộ tập thể) trong đó 332 mộ có tên 41 mộ khuyết danh. Đa số phần mộ từ năm 1960 - 1975. Nơi đây có phần mộ Anh hùng Lê Văn Việt. Khu D: 175 ngôi mộ, trong đó có 14 mộ có tên, 144 mộ khuyết danh. Đặc biệt khu D được quy tập các mộ từ Hòn Cau và Hàng Keo về.

    Khi Mỹ đưa quân vào miền Nam họ chủ trương xây dựng mỗi Vùng chiến thuật một trại giam tù binh. Riêng Quy Nhơn giam nữ tù binh, Đà Lạt giam tù thiếu nhi. Trại giam tù binh Trung ương của họ ở Phú Quốc. Từ giữa năm 1966 đến tháng 3-1973, ở đây giam giữ khoảng hơn 30.000 người tù, trong 12 khu trại giam nhà tiến chế mái vách bằng tôn, xung quanh dày đặc rào kẽm gia, có khoảng hơn 4000 người bị địch sát hại bằng tra tấn, cả bắn bằng đại liên vào nhà giam.

    Nghĩa trang Dương Đông hiện nay quy tập đa số liệt sĩ hy sinh tại nhà tù Phú Quốc hiện có 3700 ngôi mộ và 3 ngôi mộ tập thể ta phát hiện khi quy tập hài cốt liệt sĩ. (Mộ tập thể: địch chôn 2 nơi 513 và 508 liệt sĩ chồng lên nhau nhiều lớp, và một số hố chôn ít hơn ta cải táng thành 3 một tập thể).

    Không thể thống kê số liệt sĩ hy sinh trong sự nghiệp chống Pháp chống Mỹ vì cả nước có rất nhiều nhà tù. Ở miền Nam khi Ngô Đình Diệm làm TT đã cho xây dựng hệ thống nhà tù từ cấp quân, tỉnh, cấp trung ương dùng các nhà tù có thời Pháp như Khám lớn Sài Gòn, Chí Hòa, Côn Đảo, Xây mới trại giam Phú Lợi, Hầm bí mật Sở thú Sài Gòn, Ngục Chín hầm ở Huế, v.v...

    Xương máu người chiến sĩ Cách mạng đổ xuống ngoài chiến trường, trong ngục tù Pháp - Mỹ - ngụy không thể nào kể xiết để có được độc lập tự do hôm nay. Xin kính cẩn nghiêng mình tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ đã hy sinh đem lại hạnh phúc, ấm no cho nhân dân hôm nay.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Theo tôi biết thì Hiệp định Paris 1973 tạm thời chia đôi Việt Nam làm 2 miền Bắc (Việt Cộng) và Nam (VNCH) để cùng tổ chức tổng tuyển cử thống nhất đất nước. Nhưng Việt cộng Bắc Việt đã bội ước đưa quân xâm chiếm miền Nam VNCH. Sau khi xâm chiếm xong vào năm 1975 thì Bắc Việt tiếp tục vi phạm điều khoản "không được trả thù đối phương", Bắc Việt đã cướp nhà, cướp của của quân dân cán chính VNCH, lưu đày những người đồng bào, anh em ruột thịt miền Nam để trả thù họ thật hèn mạt. Chính cách hành xử tàn bạo vì hận thù của Việt Cộng làm người dân miền Nam hoảng sợ phải liều sống liều chết vượt biển ra đi tìm tự do. Hàng triệu người đã phải bỏ mình nơi biển cả tạo thành một cơn chấn động lương tâm trên toàn thế giới và qua đó cũng tố cáo tội ác ngược đãi con người của chính quyền Việt Cộng!

      Nhưng trên hết, Hiệp định Paris 1973 vẫn còn nguyên giấy mực và còn nguyên hiệu lực theo công pháp quốc tế. Điều đấy chứng tỏ về mặt pháp lý thì Việt Cộng tuy chiếm được miền Nam nhưng "sổ đỏ" lại nằm trong tay VNCH!! Một ngày gần đây, Hiệp định Paris sẽ được Mỹ đề nghị tái xét và khôi phục lại VNCH để giúp VN lấy lại Hoàng Sa và đưa quân đội Mỹ trấn giữ an ninh tuyến hàng hải biển Đông.

      Túm cái váy lại, Hiệp định Paris 1973 đã đảm bảo chủ quyền hiện hữu của VNCH ở miền Nam VN, nói cách khác là VNCH vẫn còn đang tồn tại song hành với chính quyền Việt Cộng. Tôi mong rằng hành động cụ thể nhất để Hòa hợp hòa giải dân tộc là sớm tổ chức tổng tuyển cử toàn quốc lại một lần nữa, có sự tham gia ứng cử và bỏ phiếu của đồng bào tị nạn Việt cộng trên toàn thế giới, để đoàn kết dân tộc và cũng để khép lại Hiệp định Paris 1973. Thân mến!

      Xóa
  9. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 05:33 27 tháng 1, 2018

    Ghi thêm phần thiếu sót:
    Nghĩa trang Dương Đông Phú Quốc trong 3700 ngôi mộ chỉ có 1.475 mộ có tên, còn lại là mộ khuyết danh.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nghĩa trang Quân đội VNCH ở Biên Hòa cũng đang được trùng tu. Tôi mong rằng sau này sẽ được đổi tên là Nghĩa trang Đoàn Kết-Hòa Giải dân tộc để Ngụy quân và Cộng quân cùng được an tán bên nhau. Các bạn Vẹm già nào lòng còn nhiều thù hận thì rất nên được ưu tiên đưa vào đây và cũng nên được các cha linh mục rửa tội lần cuối để xóa bỏ những thù hận và tội lỗi do vì vô thần mà mạo phạm. Tui vốn ít học như bạn Tú Nô nên suy nghĩ hạn hẹp. Mong thỉnh giáo các bạn Thép và các bậc cao minh. Xin đa tạ!

      Xóa
  10. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 06:21 27 tháng 1, 2018

    Tiện thể ghi thêm:

    Trao trả tù chính trị và tù binh:
    Mỹ chủ trương bắt người giam giữ để trao đổi người với ta nên họ bắt cả dân thường ở vùng giải phóng. Số người bị đưa vào tù binh có cả dân thường và cán bộ dân chính.

    Thực hiện Hiệp định Paris 1973, Mỹ - ngụy trao trả cho ta và ta trao trả cho họ 4 đợt, bắt đầu từ ngày 12-2-1973 đến tháng 4-1973, tại 6 địa điểm: Thạch Hãn (Quảng Trị), Đức Phổ (Quảng Ngãi), Bồng Sơn (Bình Định) Minh Hóa (Bình Long), Tam Kỳ (Quảng Nam), Lộc Ninh. Sau đó, ngụy quyền không trả tiếp, bên ta đấu tranh đòi và họ trả đợt chót từ 8-2-1974 đến 7-3-1974 gồm 3.508 nhân viên dân sự và nhân viên quân sự nữa.

    Tổng cộng: địch trả cho ta: 26.880 quân nhân và 5.081 thường dân và tù chính trị.

    Ta trả cho họ:
    Đợt 1: 163 quân nhân Hoa Kỳ và các nước đồng minh; trả cho chính quyền Sài Gòn: 1.032 nhân viên quân sự. Đợt 2: 142 quân nhân Hoa Kỳ và đồng minh; 1004 nhân viên quân sự. Đợt 3: 140 quân nhân Hoa Kỳ và đồng minh; ta trả cho chính quyền Sài Gòn 1214 nhân viên quân sự. Đợt 4: 149 quân nhân hoa Kỳ và đồng minh; ta trả cho chính quyền Sài Gòn 2178 nhân viên quân sự.
    Nên nhớ: bên ta không giam giữ lâu những nhân viên quân sự của Sài Gòn, sau một thời gian giáo dục thì phóng thích cho họ về hoặc phóng thích sau khi giáo dục tại mặt trận.
    Quân nhân của Mỹ và đồng minh hầu hết là sĩ quan và phi công Mỹ bị ta bắn rơi ở hai miền.

    Quá trình trao trả tù nhân của ta chính quyền Sài Gòn tráo trở, gây khó khăn, không thực hiện đúng danh sách trao đổi. v.v...Như trong đợt 2 chỉ trả có 5.595 người so với 6.300 người theo danh sách trao trả tại Quảng Trị, Đức Phổ, Bồng Sơn, Minh Hóa, Lộc Ninh. Mặc khác, họ chủ trương xáo trộn đưa người miền nam trả ra Thạch Hãn (để ra miền Bắc) người miền Bắc trao trả ở trong Nam để hạn chế việc trở lại chiến trường quen thuộc.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có một điều rất thú vị mà Việt Cộng chúng ta luôn muốn giấu kín, đó là : trong đợt trao trả tù binh, khá nhiều tù binh Việt Cộng chúng ta sau khi đã tiếp xúc và cảm nhận được tính nhân văn của quân đội VNCH và tính chính nghĩa của chế độ VNCH thì họ đã tình nguyện xin được ở lại miền Nam, xin được chọn phục vụ và vinh dự đứng dưới lá Quốc kỳ ba sọc VNCH!! Các bạn Vẹm già như bạn Thép sẽ gân cổ cho tôi bịa đặt? thì các bạn Vẹm già cứ vào youtube mà xem clip trao đổi tù binh thì sẽ thấy tù binh Việt Cộng của ta tại bờ sông Thạch Hãn đã cùng nhau đả đảo Cộng sản và xin ủy ban quốc tế trao trả tù binh để được chọn miền Nam VNCH làm quê hương thế nào nhé. Nói có sách, mách có chứng cả đấy, các bạn Vẹm già Thép ạ!

      Bởi vậy mới thấy: ngay từ khi Nội chiến VN còn đang diễn ra thì Chính nghĩa VNCH đã được khá nhiều bộ đội, cán bộ Bắc Việt nhận biết, giác ngộ và đi theo. Điều đấy giải thích vì sao Việt Cộng chúng ta đã hèn hạ trả thù quân dân cán chính VNCH, xuyên tạc tính chính danh của VNCH, che giấu tất cả thông tin về một xã hội văn minh phồn thịnh từng tồn tại ở miền Nam VNCH trong suốt 20 năm Nội chiến VN!!

      Nhưng miền Nam VNCH là Hòn ngọc Viễn Đông, các bạn ạ. Ánh sáng của sự văn minh, phồn thịnh và tính Chính nghĩa của VNCH luôn xuyên qua và tỏa sáng muốn nơi bất chấp sự che đậy của chính quyền Việt Cộng. Chỉ riêng một câu nói thân thương, trìu mến mà Hồ Chủ Tịch kính yêu giành cho miền Nam VNCH : "Miền Nam trong trái tim tôi!" đã quá đủ để cho thấy chế độ VNCH tươi đẹp, chính nghĩa ngời ngời thế nào rồi! Hãy cùng ủng hộ VNCH để có cơ sở pháp lý lấy lại Hoàng Sa, các bạn ạ. Thân mến!

      Xóa
  11. Cảm ơn bác Thép đã thông tin trên đây.
    Những tư liệu cụ thể ấy bác lấy ở đâu ra?
    Kỷ niệm 50 năm Chiến dịch Mậu Thân, 45 năm trao trả tù chính trị và tù binh các bác kỷ niệm chưa, tổ chức thế nào?
    Kính.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. @Bình: Cám ơn bạn đã hỏi về chiến dịch "đánh lén" Mậu Thân 68 của ta. Việt Cộng của ta bất ngờ "đánh lén" tấn công toàn miền Nam VNCH dịp Xuân Mậu Thân 1968... Đấy là nỗi nhục, là tội ác của Việt Cộng chúng ta, bạn Bình ạ. Tết Mậu thân 1968, nhằm để nhân dân 2 miền Nam, Bắc được vui chơi 3 ngày xuân, VNCH của ta và Việt Cộng các bạn đã đồng ý ngưng chiến trong dịp tết. Thế nhưng các bạn Việt Cộng đã xảo trá nuốt lời hứa để thừa cơ đánh lén VNCH của ta. Sau những phút ban đầu ngỡ ngàng vì sự phản bội của Việt Cộng các bạn, VNCH của ta mặc dù mất cảnh giác những vẫn kịp thời tổ chức phản công khiến các bạn Việt Cộng thua tan tác chạy thục mạng. Ở miền Nam, các bạn Việt Cộng chơi trò khủng bố dùng bom người đánh vào tòa đại sứ Mỹ đã bị tướng Nguyễn Ngọc Loan tiêu diệt ngay tại chỗ. Một tên Việt Cộng đặc công tên Bảy Lốp trốn chạy vào nhà dân không chịu đầu hàng và đã bắn chết dã man gia đình chồng vợ con của chủ nhà đã cưu mang hắn. Hậu quả là như các bạn đã biết, tướng Nguyễn Ngọc Loan quá tức giận trước hành động vô nhân tính của Bảy Lốp nên đã bắn vỡ sọ Bảy Lốp ngay giữa đường phó Sài gòn!!!! Ở miền Trung, Việt Cộng các bạn bị truy lùng ráo riết nên đã chĩa súng bắn vào nhân dân Huế để cản đường truy kích của quân lực VNCH. Tội ác thảm sát hơn 5000 người dân Huế của các bạn Việt Cộng là tội ác diệt chủng nhân loại, các bạn ạ!!! Nhờ thảm sát thường dân vô tội nên Việt Cộng chúng ta mới có đủ thì giờ chạy trốn và tụt quần bơi qua sông Bến Hải!

      Túm cái váy lại, Mậu Thân 1968 là nỗi ô nhục bội ước đánh lén, là tội ác thảm sát thường dân của Việt Cộng và càng làm sáng ngời thêm tính Chính Nghĩa của chế độ VNCH của chúng ta mà thôi, bạn Bình ạ. Chào bạn Bình nhé!

      Xóa
  12. Nhân mùa bóng U23 này tui nhận thấy cái tên SÀI GÒN luôn tràn ngập trên tất cả các phương tiện truyền thông báo chí, ti vi, in tẹt nét. Tuyển U23 có chiến thắng lịch sử nhưng chính người trẻ SÀI GÒN đã góp công lớn để lan tỏa tình cảm tự hào tự tộc đến mọi miền đất nước và vượt tầm biên giới. Hai tiếng gọi thân thương SÀI GÒN Hòn ngọc Viễn Đông của ngày hôm qua và hình ảnh người trẻ SÀI GÒN cuồn cuộn như thác đổ mừng chiến thắng của U23 hôm nay, ôi SÀI GÒN đáng tự hào của tôi, SÀI GÒN đẹp lắm, SÀI GÒN ơi, SÀI GÒN ơi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đồng ý với ông/bà Nặc 08:01. Cháu khách quan với lịch sử, và từ những điều cháu tìm hiểu được thì cháu cũng rất yêu mến Sài Gòn hòn ngọc Viễn Đông, và cháu cũng thấy chế độ VNCH rất tốt đẹp, văn minh, phồn thịnh chứ không xấu xa như cháu được học ở trường. Kính!

      Xóa
  13. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 08:23 27 tháng 1, 2018

    Bạn Bình thân mến,

    Xin trả lời bạn hỏi.
    1. Trong số tù binh bị giam ở nhà tù Phú Quốc, có nhà báo Trần Văn Kim, ra tù ông tập trung tìm tư liệu từ nguồn của ta và hồ sơ của địch để viết cuốn "Trại giam tù binh PHÚ QUỐC, 1967 - 1973", sách do Ban Liên lạc cựu tù binh Việt Nam chống Mỹ phát hành, năm 1995, viết rất chi tiết (số liệu mộ liệt sĩ ở Nghĩa trang Dương Đông (tập thể, khuyết danh) tôi lấy theo số liệu mới).

    Tôi là người bị giam ở Phú Quốc từ mồng 2 Tết Mậu Thân đến 15-3-1973 mới trao trả tại Thạch Hãn. Quá trình ở đây, địch đưa tôi đi nhiều trại khác nhau kể cả biệt giam 2 là nơi ác liệt nhất ở Phú Quốc. Họ chuyển cả trại hoặc xé lẻ chừng 100 người từ trại này sang trại khác, nhằm đối phó với tù tổ chức đào hầm vượt ngục, xé lẻ tổ chức Đảng gây khó ta. Họ rất sợ tổ chức Đảng của ta nên dùng trật tự ngầm theo dõi, bắt bớ khủng bố những người lãnh đạo để ngăn ngừa ta tranh đấu. Ở nhiều trại nên tôi dễ hình dung khi đọc cuốn sách này.

    2.Trong vài còm ko thể ghi nhiều, chứ cuốn sách có đầy đủ với hơn 300 trang chữ khổ nhỏ chứa rất nhiều tư liệu. Tôi còn có cuốn "Nhà tù Côn Đảo, 1862 - 1975", cuốn "Các nhà tù Mỹ - ngụy", cuốn "Sống trong nanh vuốt kẻ thù", cuốn này do Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Gia Lai và Ban Liên lạc tù chính trị tỉnh in phát hành. Trong sách có bài viết cuộc đấu tranh ngày 23-11-1968 tại phân khu A2 Phú Quốc mà tôi là người trực tiếp gặp thiếu tá Thức, Phó Chỉ huy trại giam Phú Quốc đưa yêu sách đòi quyền cho người tù. Cuộc đấu tranh do Đảng ủy lãnh đạo này buộc địch phải giải quyết toàn bộ yêu sách của ta đưa ra, thu thắng lợi ngoài dự kiến. Vì vậy, sau đó, ngày 2-8-1969, địch bắt tôi đưa lên Ban Điều hành tra tấn, đánh đập tìm tổ chức, không khai thác được gì chúng nhốt tôi vào biệt giam 2. Vì có đề cập đến chuyện tôi đấu tranh nên tinh Gia Lai gửi tặng tôi cuốn này để làm quà kỷ niệm. Tôi cũng quan tâm mua những sách viết về tù chính trị, tù binh Cộng sản dưới thời Mỹ - ngụy do vậy tôi có khá nhiều tư liệu.

    Muốn biết địch tra tấn, đánh đập, khủng bố...người chiến sĩ Cách mạng thế nào mời bạn đọc cuốn BẤT KHUẤT của Nguyễn Đức Thuận sẽ rõ. Ông Nguyễn Đức Thuận sau khi ra tù, trong thời gian chờ đợi tổ chức giải quyết về Đảng tịch, ông viết cuốn sách này.

    Nói thêm với bạn: người chiến sĩ Cách mạng bị địch bắt tù đày khi được thả tự do trở về tổ chức phải kiểm điểm, xem xét họ đã khai báo những gì, thời gian trong tù có giữ vững khí tiết hay không? Bởi địch dùng đủ hình thức từ tra tấn, dùng cả tiền bạc gái đẹp mua chuộc nên có người ko tránh khỏi cạm bẫy. Những người tù được địch trả tự do riêng lẻ phải mất thời gian lâu, có khi thử thách hàng một hai năm. Những người ra tù tập thể có nhiều người biết nhau trong tù, kiểm điểm tập thể thì thuận lợi hơn nhiều, được Đảng giải quyết nhanh. Ngoài chiến trường cũng khó tránh chuyện cán bộ chiến sĩ chạy theo giặc vì những điều nói ở trên. Bom đạn ác liệt, chết chóc từng giờ ai không vững dễ bị dao động, địch lại dùng chiêu hồi để chiêu dụ.

    3. Kỷ niệm Chiến thắng Mâu Thân hiện đang và sẽ tổ chức từ giữa tháng này tới dịp Tết. TP HCM là một trong những nơi tổ chức nhiều cuộc Hội thảo, họp mặt, v.v...Tôi không trong diện có tham gia Mậu Thân (bị bắt ngày 11-9-1967) nhưng được mời dự một số cuộc ở TP và huyện nhà vì tôi đang là Trưởng ban Liên lạc cựu tù của huyện.

    Sau Tết chúng tôi sẽ tổ chức kỷ niệm 45 năm trao trả tù chính trị và tù binh, làm theo chỉ thị của Ban Bí thư TW Đảng. Đây là dịp những đồng chí đồng đội cũ có dịp gặp gỡ nhau chứ thêm thời gian nữa như chờ kỷ niệm 50 năm thì anh em sẽ vơi bớt vì qua đời theo quy luật của tạo hóa dành cho con người.

    Thân mến chào bạn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bổ sung cho bạn Bình: tui thấy chú Quế Sơn cũng là đồng chí và là bạn thân của chú Thép. Chú Quế Sơn cũng từng vào tù ra khám trong chế độ VNCH nhưng chú ấy vẫn khỏe mạnh và không hề than vãn, chê trách gì vào sự đối xử nhân đạo của nhà tù VNCH cả. Một số tù Việt Cộng vì ân oán cá nhân nên đánh nhau trong tù rồi vu cáo cho chế độ VNCH đấy bạn Bình ạ. Tôi đề nghị bạn Bình nên tham vấn chú Quế Sơn để có thông tin đa chiều và chú Quế Sơn cũng nên bỏ chút thì giờ dạy bảo cho bạn Bình về sự đối xử tù binh nhân đạo, nhân bản của VNCH nhé. Đừng để bị một số kẻ địch lợi dụng tung tin thất thiệt để gây chia rẽ đoàn kết dân tộc. VNCH của chúng ta rất đáng tự hào, bạn Bình ạ. Thân mến!

      Xóa
  14. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 10:38 27 tháng 1, 2018

    Tổng tiến công xuân Mâu Thân 1968, thắng lợi có ý nghĩa lớn, buộc Mỹ xuống thang phá hoại miền Bắc, chịu ngồi vào bàn hội nghị, công nhận, nói chuyện cả với Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam. Bên ta thực hiện "đánh, đánh, đàm đàm" để dành thắng lợi trên chiến trường sẽ tạo thuận lợi cho đấu tranh trên bàn hội nghị. Tổng tấn công Mâu Thân đã làm cho Johnson phải rút lui không ra tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ 2, nhân dân Mỹ và cả phe diều hâu nhận ra Mỹ không thể thắng trong cuộc chiến ở VN, phong trào phản chiến tại Mỹ và nhiều ước trên thế giới tăng cao ủng hộ việc chấm dứt chiến tranh. Người Mỹ thấy Tòa đại sứ của họ được bảo vệ nghiêm ngặt mà còn bị tấn công thì không còn nơi nào là an toàn cả.
    Trong chiến dịch Mậu Thân lính Mỹ chết nhiều nhất so với trước đó. Lính ngụy cũng thế.
    Chính Tổng tấn công Mâu Thân đã buộc Mỹ thay đổi chiến lược "Chiến tranh cục bộ" dùng quân Mỹ và chư hầu "tìm diệt" VC. sang "Việt Nam hóa chiến tranh" thay đổi màu da trên xác chết. Quân Mỹ phải co lại còn là "quét, giữ" thôi.
    Việc chọn thời điểm Tổng tấn công Xuân Mậu Thân cũng thể hiện tài trí của người lãnh đạo Cộng sản. Vào thời điểm nước Mỹ chuẩn bị bầu cử Tổng thống, Westmoreland đề nghị Nhà Trắng, Tòa Bạch ốc tăng thêm 200 ngàn quân nữa. Ta Tấn công là đúng thời cơ để ngăn chặn phiêu lưu có thể có của phe diều hâu Mỹ. Và đúng như thế, họ thấy không thể thắng được nên xuống thang.

    Đánh giá Tổng tấn công xuân Mậu Thân phải có cái nhìn toàn diện về chính trị, quân sự, ngoại giao, trên cơ sở so sánh lực lượng hai bên, bên ta quân số ít hơn, chỉ có bộ binh vũ khí nhẹ, địch đông quân mạnh hơn ta nhiều lần, ưu thế không quân, phi, pháo, họ làm chủ cả bầu trời, mặt biển, sông ngòi...thế mà quân ta tấn công đều khắp gần như toàn miền Nam một cách bất ngờ, thắng lợi, cho thấy bên ta giỏi về chiến lược và cả chiến thuật. Báo chí nước ngoài cũng nhận thấy Mỹ thua.

    Tôi không trích dẫn số liệu, bạn nào cần thì vào Wiki xem số liệu về Mậu Thân sẽ rõ tương quan lực lượng như tôi nói.

    Chiến thắng nào cũng phải trả giá. Mậu Thân, như tôi phân tích về lực lượng chênh lệch ở trên, thì bên phe Cách mạng phải chịu tổn thất là khó tránh. Năm 1969,1970 Mỹ phản công, đánh qua Campuchia bên ta có gặp khó khăn, nhưng lực lượng ta vẫn phát triển và cuối cùng đánh cho ngụy nhào tháng 4-1975.

    Chiến thắng Xuân Mậu Thân tạo đà cho Toàn thắng 30-4-1975.

    Bác Hồ đã chỉ đường cho lãnh đạo, quân dân cả nước trước khi người đi xa:
    "Đánh cho Mỹ cút. Đánh cho ngụy nhào". Bước đi của Cách mạng miền Nam diễn tiến đúng lời dạy của Người.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. @Thép: ông Vẹm già nhầm rồi, trận Mậu Thân tuy ta giành thắng lợi về mặt tuyên truyền nhưng về thực chất thì ta thiệt hại rất nặng nề. Các cánh quân chủ lực tung vào trận đều tan tành xác pháo. Sau trận Mậu Thân thì coi như ta trắng tay sau một canh bạc được ăn cả ngã về không mà phải mất vài năm sau mới khôi phục, tuyển dụng và huấn luyện lại cho đủ quân số.!
      Có còm của ông Nặc bên trên tuy khó nghe nhưng là sự thật nên tui chép lại đây cho ông Vẹm già thông não nhé. Mến!

      Nặc danh07:50 27 tháng 1, 2018

      @Bình: Cám ơn bạn đã hỏi về chiến dịch "đánh lén" Mậu Thân 68 của ta. Việt Cộng của ta bất ngờ "đánh lén" tấn công toàn miền Nam VNCH dịp Xuân Mậu Thân 1968... Đấy là nỗi nhục, là tội ác của Việt Cộng chúng ta, bạn Bình ạ. Tết Mậu thân 1968, nhằm để nhân dân 2 miền Nam, Bắc được vui chơi 3 ngày xuân, VNCH của ta và Việt Cộng các bạn đã đồng ý ngưng chiến trong dịp tết. Thế nhưng các bạn Việt Cộng đã xảo trá nuốt lời hứa để thừa cơ đánh lén VNCH của ta. Sau những phút ban đầu ngỡ ngàng vì sự phản bội của Việt Cộng các bạn, VNCH của ta mặc dù mất cảnh giác những vẫn kịp thời tổ chức phản công khiến các bạn Việt Cộng thua tan tác chạy thục mạng. Ở miền Nam, các bạn Việt Cộng chơi trò khủng bố dùng bom người đánh vào tòa đại sứ Mỹ đã bị tướng Nguyễn Ngọc Loan tiêu diệt ngay tại chỗ. Một tên Việt Cộng đặc công tên Bảy Lốp trốn chạy vào nhà dân không chịu đầu hàng và đã bắn chết dã man gia đình chồng vợ con của chủ nhà đã cưu mang hắn. Hậu quả là như các bạn đã biết, tướng Nguyễn Ngọc Loan quá tức giận trước hành động vô nhân tính của Bảy Lốp nên đã bắn vỡ sọ Bảy Lốp ngay giữa đường phó Sài gòn!!!! Ở miền Trung, Việt Cộng các bạn bị truy lùng ráo riết nên đã chĩa súng bắn vào nhân dân Huế để cản đường truy kích của quân lực VNCH. Tội ác thảm sát hơn 5000 người dân Huế của các bạn Việt Cộng là tội ác diệt chủng nhân loại, các bạn ạ!!! Nhờ thảm sát thường dân vô tội nên Việt Cộng chúng ta mới có đủ thì giờ chạy trốn và tụt quần bơi qua sông Bến Hải!

      Túm cái váy lại, Mậu Thân 1968 là nỗi ô nhục bội ước đánh lén, là tội ác thảm sát thường dân của Việt Cộng và càng làm sáng ngời thêm tính Chính Nghĩa của chế độ VNCH của chúng ta mà thôi, bạn Bình ạ. Chào bạn Bình nhé!

      Xóa
  15. Kỷ niệm 50 năm cuộc tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân 1968,chủ tich nướcTrần Đại Quang viết "...Sau thắng lợi vĩ đại này cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đã chuyển sang giai đoạn cách mạng mới với những thời cơ, thuận lợi mới để tực hiện di chúc thiêng liêng của Bác Hồ kính yêu "Đánh cho Mỹ cút, đánh cho nguỵ nhào", giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước...".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tựu chung, nếu không có cuộc đảo chánh quân sự lật đổ và sát hại T.T. Diệm vào ngày 1-11-1963, chắc chắn Cộng sản Bắc việt đã không cưỡng đoạt được Miền Nam vào ngày 30-4-1975, xô đẩy nhân dân Việt Nam trên cả hai miền đất nước vào một thảm trạng trong hòa bình: Cả nước trong một thời gian dài đã phải sống đói nghèo cơm áo, đói nghèo tự do dưới chế độ độc tài toàn trị CSVN; nhiều người dân đã phải trốn chậy bỏ nước ra đi tìm tự do bằng mọi cách và bằng mọi giá, kể cả mạng sống, nhiều người đã chết trong lòng biển cả hay rừng già biên giới trên đường tìm tự do.

      Nếu không có đảo chánh lật đổ và sát hại cố Tổng thống Diệm và chế độ tự do dân chủ Việt Nam Cộng Hòa vẫn tồn tại ở Miền Nam Việt Nam cho đến hôm nay thì chế độ độc tài phản dân chủ của Cộng sản Bắc việt đã phải bị diệt vong và Việt Nam hiện giờ đã vươn tầm sánh ngang hàng với Nhật Bản, Hàn Quốc chứ không phải lẹt đẹt nghèo đói thua cả Lào, Cam pu chia.

      Xóa
  16. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 14:25 27 tháng 1, 2018

    Ở đây có những chuyện không muốn cười cũng tức cười. Đó là cái còm của người trên kia, nói như:
    - Người mù mà đòi dẫn người sáng đi đường.
    - Người ngồi đáy giếng nhìn trời bằng cái vung mà nói thấy trời hơn người đứng trên mặt đất nhìn rộng bốn phương không có gì cản trở che chắn.
    Biết thì nói người ta mới nghe. Không biết thì đừng có mà khua môi múa mép nói láo. Nên nhớ: người trong cuộc hiểu rõ, hiểu đúng hơn hơn người ngoài cuộc. Ai cũng biết câu: "Có ở trong chăn mới biết chăn có rận".
    Thép tôi không hề thêm thắt tội ác của chế độ Sài Gòn. Mọi người cứ tìm nhiều tư liệu trên Google sẽ thấy tội ác của họ thế nào.
    Tiện thể nói với những ai ca tụng ông Diệm. Có người nói tôi có thời gian sống dưới chế độ Sài Gòn, nhưng lại chống chế độ này.
    Phải, tôi chống nên mới đi theo Cách mạng. Việc tôi làm hoàn toàn đúng đắn.
    Những người nói ông Diệm tốt hãy trả lời: vậy sao người của ông ấy lại chống ông liên tục? Năm 1960, Nguyễn Chánh Thi, Vương Văn Đông chỉ huy lính dù đảo chánh? Năm 1962, phi công Nguyễn Văn Cứ, Phạm Phú Quốc bỏ bom Dinh Đôc lập mục đích giết ông Diệm và vợ chồng ông Nhu? Họ làm ko thành, năm 1963, cả một tập thể sĩ quan cao cấp, đứng đầu là Dương Văn Minh, Trần Văn Đôn làm đảo chánh thành công, không tha mà giết luôn ông Diệm, ông Nhu rồi giết thêm ông Cẩn nữa?
    Hãy xem lịch sử thế giới, thời hiện đại có "lãnh tụ" nào lại bị người dưới quyền "xử" cả nhà như thế không?
    Thế nên đừng có rao giảng rằng ông Diệm tốt nữa. Hãy để ông ấy yên nghỉ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trong 50 năm qua đã có vô số tài liệu, bài viết bằng tiếng Anh, tiếng Việt, tiếng Pháp (của người Việt cũng như người nước ngoài, thuộc nhiều chính kiến khác nhau) về ông Ngô Đình Diệm, về cuộc đời, sự nghiệp hay về gia đình của ông. Trong số đó, có không ít ý kiến cho rằng ông là một vị tổng thống độc tài, bất lực và chế độ tổng thống của ông là chế độ gia đình trị.

      Việc ông bị ám sát hụt hai lần trước đó và bị đảo chính rồi bị ám sát năm tháng sau vụ tự thiêu ấy cũng chứng tỏ rằng ông có không ít kẻ thù, trong đó có những người từng là thuộc hạ, gần gũi với ông.

      Hơn nữa, ông và gia đình ông bị nhiều người – trong đó có những ‘người thắng cuộc’, những người không cùng chung chuyến tiến với ông – ghét và bôi nhọ một phần vì ông và gia đình là những người chống Cộng, là những người ‘bại trận’.

      Nhưng điều đó không có nghĩa là ông bị tất cả mọi người ghét bỏ hay không ai nhìn nhận, tôn trọng ông và những đóng góp của ông. Việc hàng năm và đặc biệt năm nay có nhiều người, nhiều nơi tổ chức tưởng niệm, cầu nguyện cho ông chứng minh điều đó.

      Câu hỏi đặt ra là tại sao vẫn có người yêu mến và tôn trọng ông?

      Một người liêm khiết

      Dù có thể có nhiều học giả, các nhà nghiên cứu không đánh giá cao về ông, nhưng đa số đều nhận định rằng ông là một người trung thực, đạo đức, liêm khiết.

      Theo cựu Ðại tá Lý Trọng Song – nay là Phó tế vĩnh viễn (thường được gọi là Thấy Sáu Song), hiện đang giúp tại Cộng đoàn Công giáo London và người đã từng làm cận vệ cho ông Ngô Đình Diệm trong Phủ Thủ tướng và Phủ Tổng thống từ năm 1954 đến 1956 – ông là một người có lối sống rất đơn sơ, nghèo khó. Chẳng hạn, giường ngủ của ông chỉ là một cái divan (một tấm ván) trải bằng chiếu, không có nệm.

      Có thể ngày hôm nay có không ít người cảm phục ông Diệm vì họ tìm ở nơi ông những đức tính đó – đặc biệt khi họ đọc và biết được tham nhũng đang trở thành quốc nạn tại Việt Nam.

      Cũng theo cựu Đại tá Song, ông Diệm là một người có đầy đủ Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín vì ông xuất thân từ một gia đình hiếu học, làm quan và chịu nhiều ảnh hưởng của cả Công giáo và Nho giáo.

      Ông có đời sống khổ hạnh một phần cũng vì trong những năm 1940 và 1950, ông đã từng sống trong các đan viện tại Bỉ và Pháp. Một chi tiết được Thầy Sáu Song nêu ra để giải thích tại sao ông Diệm không lập gia đình – một điều nhiều người đặt câu hỏi về ông – là vì ông Diệm đã đi tu trong dòng Ba của dòng Benedicto, một dòng khổ tu ở Bỉ. Và vì đã khấn trong dòng này, ông không nghĩ tới chuyện lập gia đình và chỉ biết ‘thờ phượng, kính mến Thiên Chúa và lo cho quốc gia, dân tộc’.

      Các tài liệu viết về ông, đặc biệt sách vở, báo chí nước ngoài, đều nhấn mạnh rằng ông là một người Công giáo đạo hạnh, thánh thiện. Đây cũng là một lý do tại sao trong những ngày này người Công giáo tưởng nhớ và cầu nguyện cho linh hồn ông – người có Tên Thánh là Gioan Baotixita (hay John Baptist theo tiếng Anh).

      Xóa
  17. Chí sĩ Ngô Đình Diệm: Một người yêu nước nồng nàn

    Một điểm khác về ông đều được nhiều người công nhận đó là ông là một người yêu nước, yêu dân tộc. Chẳng hạn, trong cuốn ‘Patriots and Tyrants: Ten Asian Leaders’ xuất bản năm 1999, Ross Marlay và Clark Neher, nhận định rằng cả ông và Hồ Chí Minh đều là những người yêu nước nồng nàn. Có điều định mệnh, thời cuộc và chính kiến đã biến họ thành kẻ thù của nhau.

    Một chi tiết được các tài liệu đề cập đến khi viết về ông đó là việc ông từ chức Thượng thư Bộ lại (gần tương đương với chức Thủ tướng) trong chính phủ Bảo Đại năm 1933 để phản đối việc Pháp không tiến hành những cải cách cần thiết để trao thêm quyền tự trị cho Việt Nam.

    Trong bài ‘Vision, Power and Agency: The Ascent of Ngô Ðình Diệm, 1945-54’ – được coi là một trong những nghiên cứu quan trọng, trung thực về ông Ngô Đình Diệm – được đăng trên Journal of Southeast Asian Studies, Edward Miller nêu rằng trong thời gian ông Diệm nắm quyền (1954-63), có nhiều người ở Việt Nam và những nơi khác mô tả ông như là một con rối của Mỹ được Washington đưa lên nắm quyền và giúp đỡ nhằm thực hiện những mục đích của Mỹ trong thời kỳ Chiến Tranh Lạnh.

    Nhưng theo tác giả này, các tài liệu được viết từ những năm 1960 trở về sau đều nhấn mạnh việc ông nhất quyết từ chối những lời khuyên của Mỹ và không muốn chịu sự chỉ đạo của Mỹ. Việc ông và chính quyền Mỹ cuối cùng chia tay nhau là một ví dụ.

    Cựu Đại tá Lý Trọng Song cũng nhấn mạnh rằng Tổng thống Diệm chỉ muốn nhận viện trợ của Mỹ chứ không chịu sự áp đặt, can thiệp của Mỹ và nhất quyết từ chối cho lính Mỹ vào Miền Nam Việt Nam vì ông cho rằng cho quân đội nước ngoài chiếm đóng trên lãnh thổ Việt Nam làm cho chính phủ của ông mất chính nghĩa.

    Cũng theo người cựu cận vệ này, ông Diệm là một người yêu dân, yêu nước, yêu dân tộc vì nếu không ông có thể chọn ra nước ngoài và tránh bị ám sát. Ông nhắc lại rằng trước những ngày diễn ra cuộc đảo chính, Đại sứ Mỹ ở Sài gòn lúc đó là Henry Cabot Lodge gọi điện thoại cho ông Diệm và ‘nói rằng nếu ngài muốn an toàn thì tới Tòa đại sứ’ và ông Diệm đã trả lời ‘đây là đất nước của tôi, tôi không đi đâu hết’.

    Hơn nữa, trong cuốn sách của mình, Seth Jacobs cũng nêu lên rằng có thể người dân Miền Nam không thích ông nhưng họ tôn trọng ông và khâm phục tinh thần dân tộc mạnh mẽ nơi ông.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chí sĩ Ngô Đình Diệm: một người tài, đức vẹn toàn

      Ngoài ra, dù muốn hay không cũng phải thừa nhận rằng ông là một người có tầm nhìn, có tài. Nếu không ông chẳng bao giờ có thể trở thành Thủ tướng, Tổng thống và lập nên nền Đệ nhất Cộng hòa.

      Nhưng trong thời năm nắm quyền của ông, miền Nam Việt Nam nói riêng và Việt Nam nói chung, cũng như bất cứ quốc gia nào trong thời đầu hậu thuộc địa, phải đối diện nhiều khó khăn.

      Những khó khăn đó một phần do tích cách, quan điểm hay chính con người ông tạo nên. Chẳng hạn Ross Marlay và Clark Neher nêu rằng ông ‘là người không thực cho một hoàn cảnh không thể’. Theo hai tác giả này là một người Công giáo nhiệt thành ông lại lãnh đạo một đất nước đa phần Phật giáo và những đức tính của ông lại trở thành những nhược điểm hủy hoại ông.

      Cựu Đại tá Lý Trọng Song cũng cho rằng vì ông quá thánh thiện, nhân từ ông bị nhiều người khác lợi dụng, ám hại.

      Rồi bối cảnh miền Nam Việt Nam, Việt Nam và thế giới nói chung lúc ấy cũng không dễ dàng gì để có thể xây dựng một thể chế vững mạnh, hiệu quả, một xã hội dân chủ, tự do và một đất nước hòa bình, phát triển trong một thời gian ngắn.

      Nhưng chỉ trong một thời ngắn ít hay nhiều ông đã làm được một số việc quan trọng. Chẳng hạn, như Đại tá Lý Trọng Song nêu lên, ông đã giúp dẹp được các phe nhóm, đảng phái gây bất ổn cho Miền Nam lúc đó. Theo Seth Jacobs đây cũng là một thành công của ông được người Miền Nam ghi nhận.

      Và trên hết, như Edward Miller nhận định, việc anh em ông bị lật đổ không thể chứng minh được rằng những ý tưởng, dự định của họ là luôn xấu, vô hiệu. Sau biến cố 1963, Miền Nam Việt Nam thay đổi tổng thống, chính phủ liên miên và mọi chuyện càng tệ hơn.

      Đâu đó có nhiều ý kiến cho rằng ông là một người độc tài. Nhưng nếu so sánh ông, chính phủ ông với những chế độ cầm quyền ở Đông Á, Đông Nam Á hay ở Miền Bắc Việt Nam trong giai đoạn ấy, chưa chắc ông đã độc tài hơn những chế độ đó.

      Đặt ông trong bối cảnh như vậy, ít hay nhiều để thấy rằng cựu Tổng thống Ngô Đình Diệm và Đệ nhất Cộng hòa ông thiết lập không tệ như mọi người nhận định, mô tả hay được nghe.

      Đó cũng là một lý do đâu đó có nhiều người Việt hải ngoại tổ chức tưởng niệm, cầu nguyện và công nhận đóng góp của ông trong những ngày này.

      Xóa
  18. Tui tình cờ đọc trang GTL này thấy có mấy bạn Vit già 'ní nuận' buồn cười đáo để. Chẳng hạn, bạn Vịt già trên cho rằng TT Thiệu bị thuộc cấp ám sát nên ông Diệm "không phải người tốt"?? Đúng là chỉ có kẻ đầu Vịt mới hồ đồ như thế. Trong sử của ta, lẽ nào Trần Ích Tắc phản bội vua tôi nhà Trần thì bạn Vịt già có dám bảo là vì nhà Trần "không tốt" không?
    E hèm, thôn TL có mấy con Vịt già tuy trình độ ní nuận chỉ cỡ... đầu Vịt nhưng được cái Vịt già ít mỡ nếu nấu chao hay cho lên bếp than làm món Vịt quay đón mừng U23 trở về thì rất hay đa. Chào các bạn Vịt già đầu vịt!

    Trả lờiXóa
  19. "Chí sỹ Ngô đình Diệm một người tài, đức vẹn toàn" đã bị Mỹ đập chết như một con chó dại.
    Thật đáng kiếp cho kẻ làm tay sai bán nước.

    Trả lờiXóa
  20. "Chí sỹ Ngô đình Diệm một người yêu nước nồng nàn" được Mỹ hạ lệnh cho thuộc cấp của chính Diêm "tặng" cho Diệm cả băng đạn làm nát sọ rồi quẳng cho chó tây ăn.
    Thê thảm, quá thê thảm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông Diệm là người "liêm khiết" nhưng lại thâm ô tiền viện trợ của Mỹ nuôi cả gia đình nên bị Mỹ ghét cho đi ngủ với giun luôn.

      Xóa
  21. Ủa. Vậy à. Ông Diệm "hiền" hả?

    Nghe nói hôm bị Dương Văn Minh, Trần Văn Dôn và đám tướng tá làm đảo chính 1-11-1963, ông Diệm và em là ông Nhu trốn vào nhà Mã Tuyên ở Chợ Lớn. Mã tuyên khuyên ông Diệm trốn ra nước ngoài, đồng ý thì Mã Tuyên tổ chức đưa đi, nhưng do "tin" các người đảo chính là hạ cấp dễ bảo nên không đi. Khi xe M113 đến, ông Nhu hỏi sao để Tổng thống đi xe như thế? Mấy người lính thi hành lệnh thượng cấp đẩy ông Diệm lên xe, ông không phản đối? Ông Diệm "hiền" ghê nhỉ?!
    Dám có người cho hành động ấy của ông Diệm là anh hùng không chừng. Anh hùng của người ta là lăn xả vào chỗ chết để thực hiện điều có ích cho đất nước, dân tộc, còn ông Diệm thì chịu chết một cách đau đớn, hèn hạ như vậy mà có người lại khen ông ta "hiền từ", "anh hùng". Tôi thì thấy tội nghiệp cho một vị Tổng thống do ăn ở "hiền" đến độ hạ cấp bắt nạt như thế vẫn ngoan ngoãn chấp hành! Mà không chấp hành cũng không được. Lên xe đi chết mà ông Diệm cũng không hề nghĩ tới. Đây cũng là người có bản tính "hiền" nữa?!

    Ông Diệm mập tròn như cục bột, "đám trẻ" lăn đi đâu cũng chịu. Đó cũng do từ tính "hiền" nữa của ông ta...

    Còn nhiều ý nữa để nói cái tính "hiền" của ông Diệm. Nhưng thôi, để ông ấy yên nghỉ dưới mồ với lũ ếch nhái, giun dế...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chẳng phải Hồ Chủ Tịch kính yêu đã có lời vàng ngọc, đại ý: "Tôi, Hồ Chí Minh, và chí sĩ Ngô Đình Diệm tuy khác nhau về lý tưởng nhưng đều có chung lòng yêu nước nồng nàn. Mỗi người có quyền lựa chọn lòng yêu nước theo cách của mình."!!! Đấy, Hồ Chủ Tịch kính yêu đã có lời khen ngợi chí sĩ Ngô Đình Diệm cũng là nhà yêu nước.

      Nếu quả thật Bác đã khen ngợi như thế thì đích thị Cụ Diệm là "nhà yêu nước" rồi.Các bạn Vịt già là con cháu của Bác mà cứ khư khư thù dai, hỗn láo với Cụ Diệm là không nên. Các bạn Vịt già cũng là con dân cha Diệm thì không nên hỗn với cụ Diệm dù bất kỳ lý do gì. Con hiếu thảo không chửi cha mẹ nghèo, bán Vịt già non dạ ạ. Bởi vậy:

      "Vịt già nào chửi Cụ Diệm thì cũng như chửi cha mẹ mình".!!! Thân mến!

      Xóa
  22. Chí sĩ Ngô Đình Diệm: lòng thương dân qua Cuộc di cư trốn Cộng Sản 1954-1955

    Sau trận Điện Biên Phủ, Hiệp Định Genève được ký kết giữa Cộng sản Bắc Việt và Pháp, tạm thời chia đôi Việt Nam tại vĩ tuyến 17. Hệ thống bộ máy dân sự và lực lượng quân sự của chính quyền Việt Cộng được tập trung ở miền Bắc, và hệ thống bộ máy dân sự và lực lượng quân sự của chính quyền Liên Hiệp Pháp được tập trung ở miền Nam, chờ ngày tổng tuyển cử tự do, dự kiến sẽ xảy ra vào ngày 20 tháng 7 năm 1956.

    Theo tuần báo Time, những người di cư vào miền Nam, đặc biệt những người Công giáo Việt Nam, cho rằng họ đã bị đàn áp tôn giáo dưới chính quyền Cộng Sản. Nhiều người lại vì lý do chính trị : họ là những người làm việc cho Pháp, hay giới tư sản, tiểu tư sản không có cảm tình với Chính Phủ Cộng sản. Một số người là nạn nhân của cải cách ruộng đất tại miền Bắc Việt Nam, bị lấy mất tài sản nên phải bỏ ra đi.

    Phía Cộng Sản luôn tìm cách phá hoại cuộc di cư của đồng bào. Những tờ bích chương và bươm bướm do Uỷ Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến in và trao cho hai bên phổ biến cho dân chúng biết về quyền tự do di tản thì không được chính quyền Việt Cộng phân phát. Hơn nữa, ví thấy dân chúng lũ lượt bỏ rơi Việt Cộng để chạy vào Nam theo chế độ cụ Diệm, Việt Cộng hoảng sợ cùng cực và xảo trá vu khống Mỹ và VNCH đã "cưỡng bách di cư". Chính Uỷ Hội Quốc Tế Kiểm Soát Đình Chiến đã mở cuộc điều tra. Trong số 25.000 người Uỷ Hội tiếp xúc, không có ai nhận là họ bị "cưỡng bách di cư" hay muốn trở về Bắc cả, như lời tố cáo láo của phe Cộng Sản.

    việc chuyên chở và định cư cho hơn 900.000 người di cư, trong đó có gần 700.000 người Công giáo. Công cuộc định cư sở dĩ hoàn thành mau chóng và tốt đẹp là một phần nhờ TT Ngô Đình Diệm đã chọn được, những vùng đất phì nhiêu rộng lớn cho dân di cư. Ví dụ như ông Diệm đã:

    - Lấy đất Cái Sắn màu mỡ cấp phát cho 45.000 nông dân.
    - Lấy bờ biển Bình Tuy và đảo Phú Quốc, nổi tiếng nhiều hải sản cho dân chài lưới.
    - Lấy Long Khánh, Định Quán, Gia Kiệm, Hố Nai cho dân khai thác lâm sản và làm đồ mộc.
    - Lấy Ban Mê Thuột và Cao Nguyên đất đỏ phì nhiêu cho dân trồng trọt hoa mầu xuất cảng.
    - Lấy vùng Ngã Ba Ông Tạ, Tân Bình, Gò Vấp chung quanh Sài Gòn cho dân thương mãi và kỹ nghệ …

    Nhờ Tổng Thống Diệm chú tâm nâng đỡ, chẳng bao lâu người dân di cư miền Bắc đã hội nhập dễ dàng vào cuộc sống của dân miền Nam, mà trước đó họ coi là vùng đất xa lạ.
    Và cũng chẳng bao lâu, đời sống dân di cư đã đi từ ổn định, đến trù phú còn hơn cả dân địa phương. Công cuộc định cư mau chóng và tốt đẹp cho hơn 900.000 người di cư, đã làm cho các quốc gia trên thế giới, nhất là Hoa Kỳ phải khâm phục.

    Đấy là một thành công lớn về mặt xã hội của chính quyền VNCH và tài lãnh đạo tài tình lỗi lạc của Tổng thống Ngô Đình Diệm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Chí sỹ Ngô đình Diệm: lòng thương dân qua cuộc di cư trốn cộng sản 1954-1955" bằng sự ưu ái thanh niên thì cho đi lính, người già, phụ nữ, trẻ con thì lùa vào ấp chiến lược làm bia đỡ đạn, làm trò chơi tiêu khiển cho lính Mỹ, nguỵ. Kết cục vào 10 chết 7 .
      Thật thảm thiết, đau thương cho những giáo dân kính chúa bị Diệm lừa gạt.
      Diệm đã bị đền tội bằng chính những viên đạn của quan thầy Mỹ.

      Xóa