Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Bảy, 10 tháng 3, 2018

Cuối tuần: Bonjour Vietnam – Xin chào Việt Nam- Bài hát mãi mãi lay động triệu con tim yêu nước Việt

Tuổi thơ trôi qua trong chiến tranh, thuở cắp sách đến trường tôi không biết đến thơ ca nhạc họa. Có chăng chỉ là những vần thơ kháng chiến được minh họa trong “trích giảng văn học”, và những làn điệu dân ca xứ sở thấm đẫm vào máu qua lời ru của mẹ. Thế nhưng, khi được nghe bài Bonjour Việt Nam, vượt qua sự xúc động thông thường, tôi đã không cầm nổi nước mắt.
Mời mọi người nghe “Hello Vietnam” - Bonjour Vietnam- Phiên bản Tiếng Anh.
Thể hiện: Phạm Quỳnh Anh



Theo giới thiệu của bạn bè, qua Google, tôi đã được nghe "Bonjour Việt Nam" trên mạng Internet.  Và, cảm giác thật lạ lùng... Tôi nghe đi nghe lại, và lần nào cũng thấy xúc động đến nao lòng, dù không biết một nốt nhạc, không hề hiểu đến một câu tiếng Pháp. Và rồi, tôi phải cấp tốc lùng tìm bản dịch tiếng Việt, để có thể hiểu được những lời hát đã làm tôi xốn xang. Trong mỗi lời ca, mỗi làn điệu như thấm cả hồn cốt của nhiều thế hệ.


Dường như, Bonjour Việt Nam không còn đơn thuần là một bản nhạc, một bài thơ mà là một "công trình nghệ thuật", qua đó người nghe có thể cảm nhận được lịch sử, được văn hoá, được âm hưởng từ ngàn năm hồn thiêng sông núi vọng về. Mỗi lẫn nghe lại thấy hồi hộp như người đang yêu, lại thấy rung động trong tiếng hát của người con nước Việt xa Tổ quốc, vẳng về những âm thanh sâu lắng và thảng thốt. “Chào hỏi giùm những bà mẹ của tôi, những phụ nữ đang cong lưng trên ruộng lúa; Trong lời nguyện cầu, trong ánh sáng, tôi thấy lại những người anh. Tôi về với tiếng lòng, với cội nguồn, với đất mẹ quê cha...”  Tiếng hát như một làn gió mỏng tang, trong suốt và mềm mại, cuốn vào đó những tình cảm quê hương thiết tha.

 Người thể hiện bài hát là Phạm Quỳnh Anh, một cô gái người Bỉ gốc Việt, có khuôn mặt dễ thương như một nữ sinh thuần Việt, trong veo và sâu lắng như những làn điệu dân ca tự thuở nào. Bonjour Việt Nam với sự thể hiện của Quỳnh Anh có sức truyền cảm kỳ lạ. Nghe giọng hát, ngắm nhìn khuôn mặt cô, người ta thấy sự trong sáng của trẻ thơ; để quên hết thù hận, chỉ thấy một tình thương bao la, một nỗi khắc khoải, tấm lòng của những người con xa xứ.
Qua bản dịch của Đào Hùng, lời của bài hát như hiện lên cái mộc mạc, cái chân quê của đất mẹ thân yêu: “Hãy kể tôi nghe về cái tên xa lạ và khó gọi; mà tôi đã đeo mang tự thuở chào đời; Hãy kể tôi nghe về vương triều cũ và đôi mắt xếch của tôi; Ai nói rõ hơn tôi về những gì người không dám thốt...”
Mời các bạn thưởng thức Bonjour Vietnam- Xin chào Việt Nam. Phiên bản tiếng Việt.
Thể hiện Thùy Chi:

Hình ảnh đất nước hiện lên với quá khứ đau thương như một phần của đời sống nhân loại, một tất yếu của lịch sử, không còn những sự cay cú ăn thua như cách nghĩ còn vương vấn đâu đó trong đầu một số người cố chấp. “Tôi chỉ biết về người qua những hình ảnh của chiến tranh; Một cuốn phim của Coppola và  những chiếc trực thăng trong cơn thịnh nộ... ; Một ngày kia, tôi sẽ đến nơi ấy để chào hỏi hồn người; Một ngày kia, tôi sẽ đến nơi ấy để cất tiếng chào Việt Nam"

Lời của bài hát với những âm hưởng da diết đã diễn tả nỗi khắc khoải của lớp trẻ muốn tìm về cội nguồn để cảm nhận được màu da rám nắng, để ngửi mùi của đất, của núi rừng và biển mặn trong đó có vị mồ hôi. Từ đó hiểu được nỗi cơ cực của cha ông đã có công mở mang bờ cõi, gìn giữ không chỉ bằng mồ hôi mà còn cả bằng xương, bằng máu và cả những nỗi khắc khoải để vươn lên bằng người. Hãy kể tôi nghe về màu da, mái tóc và đôi bàn chân đã cưu mang tôi tự thuở chào đời. Hãy kể tôi nghe về căn nhà, con đường, hãy kể tôi nghe những điều chưa biết; Về những phiên chợ nổi trên sông và những con thuyền tam bản bằng gỗ.
Ngay từ khi bản nhạc mới chỉ là một sự phác thảo, chưa được phát hành chính thức, nhưng chừng đó thôi cũng đủ cho những người bình thường như tôi cảm nhận được hồn cốt dân tộc. Cám ơn Phạm Quỳnh Anh, một nữ sinh gốc Việt, đại diện cho thế hệ trẻ lớn lên tại hải ngoại, đã cất lên lời hoài vọng quê hương. Cám ơn bà Trần Thị Minh Huệ, một bà mẹ Việt Nam dẫu đã xa Tổ Quốc hàng chục năm nay nhưng vẫn thường xuyên chuyển tải những tình cảm quê hương đất Việt vào cô con gái. Nếu không có sự rung động từ đáy lòng, Quỳnh Anh không thể thể hiện bài hát thành công đến thế.
Tôi muốn nói lời cám ơn ngàn lần đến tác giả của bản nhạc, ông Marc Lavoine, một người bạn Pháp, chỉ vì yêu Việt Nam đã viết nên ca từ tuyệt vời, thêm vào đó là những làn điệu tha thiết như được thốt lên bởi một tình yêu vô bờ với Việt Nam. Rất tiếc là tôi chưa có nhiều thông tin về ông. Tôi chỉ mới biết, sau khi sáng tác xong bản nhạc, ông đã đi rất nhiều nơi để tìm người thể hiện. Và ông đã gặp Quỳnh Anh Khi đên Bruxelles. Cô được ông lựa chọn không chỉ vì chất giọng mà còn vì cả khuôn mặt diễn tả được niềm hy vọng. Chợt nghĩ, một người Pháp còn có thể yêu Việt Nam đến như vậy, không có lý do gì để những người Việt lại không yêu nhau, dẫu đó là những người con hiện đang sống trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
Bằng sức sống mãnh liệt của mình, Bonjour Việt Nam không chỉ chuyển tải tình cảm, tâm hồn của dân tộc mà còn chuyển tải hình ảnh của đất nước trong công cuộc hội nhập. Hai tiếng Việt nam, Quốc hiệu Việt Nam sẽ được bạn bè biết đến nhiều hơn khi chúng ta sử dụng “con tàu” âm nhạc Bonjour Việt Nam của Nhạc sỹ, người bạn Pháp Marc Lavoine với sự thể hiện không chỉ của Quỳnh Anh mà còn là của hàng triệu thanh niên trên mọi châu lục không phân biệt màu da, ngôn ngữ.

Phan Thế Hải
------------
"Bonjour Vietnam" là một bài hát tiếng Pháp, sáng tác bởi Marc Lavoine, và biểu diễn đầu tiên bởi ca sĩ người Bỉ gốc Việt Phạm Quỳnh Anh. Dịch ra tiếng Việt, tên bài hát có nghĩa là Xin chào Việt Nam, nội dung bài hát nói về tình cảm của một Việt kiều sinh ra xa quê hương dành cho đất nước Việt Nam.
Lời bài hát: Xin Chào Việt Nam (Tiếng Pháp)

 Bonjour Vietnam :
Raconte-moi ce nom étrange et difficile à prononcer
Que je porte depuis que je suis née
Raconte-moi le vieil empire et le trait de mes yeux bridés
Qui disent mieux que moi ce que tu n'oses dire
Je ne sais de toi que des images de la guerre
Un film de Coppola, des hélicoptères en colère

Un jour, j'irai là-bas
Un jour, dire bonjour à ton âme
Un jour, j'irai là-bas
Te dire bonjour, Vietnam

Raconte-moi ma couleur, mes cheveux et mes petits pieds
Qui me portent depuis que je suis née
Raconte-moi ta maison, ta rue, raconte-moi cet inconnu
Les marchés flottants et les sampans de bois
Je ne connais de mon pays que des photos de la guerre
Un film de Coppola, des hélicoptères en colère

Un jour, j'irai là-bas
Un jour, dire bonjour à mon âme
Un jour, j'irai là-bas
Te dire bonjour, Vietnam

Les temples et les Bouddhas de pierre pour mes pères
Les femmes courbées dans les rizières pour mes mères
Dans la prière, dans la lumière, revoir mes frères
Toucher mon arbre, mes racines, ma terre

Un jour, j'irai là-bas
Un jour, dire bonjour à mon âme
Un jour, j'irai là-bas
Te dire bonjour, Vietnam
Te dire bonjour, Vietnam

Lời bài hát: Xin chào Việt Nam- Hello Việt Nam

Bài hát: Hello Việt Nam  (Tiếng Anh)

Tell me all about this name that is difficult to say.
It was given me the day I was born.

Want to know about the stories of the empire of old.
My eyes say more of me than what you dare to say

All I know of you is all the sights of war.
A film by Coppola, the helicopter's roar.

One day I'll touch your soil .
One day I'll finally know your soul.
One day I'll come to you.
To say hello... Vietnam.

Tell me all about my colour, my hair and my little feet
That have carried me every mile of the way.

Want to see your house, your streets
Show me all I do not know.
Wooden sampans, floating markets, light of gold.

All I know of you is all the sights of war.
A film by Coppola, the helicopter's roar.

One day I'll touch your soil .
One day I'll finally know your soul.
One day I'll come to you.
To say hello... Vietnam.

And Buddha made of stone watch over me.
My dreams, they lead me through the fields of rice.
In prayer, in the light...I see my kin.
I touch my tree, my roots, my begin...
One day I'll walk your soil .
One day I'll finally know my soul.
One day I'll come to you.
To say hello... Vietnam.

To say xin chao...Vietnam.

Lời bài hát: Xin Chào Việt Nam (Tiếng Việt- người dịch Lê Tự Minh)
Xin Chào Việt Nam
Bạn hãy nói cho tôi biết chăng, về họ tên mà tôi đã mang?
Về miền quê mà tôi ngày đêm luôn nhớ mong.
Lòng tôi mong biết đất nước tôi, đất nước đã có bao đời,
Được nhìn bằng đôi mắt của mình được trở về cuội nguồn của tôi
Và qua phim Coppola,lòng thấy xót thương quê hương.
Bầy trực thăng bay trên cao, tàn phá xóm thôn nhỏ bé.
Ước mong về thăm chốn thiêng,
Mong sao quê hương dang tay đón tôi.
Mong ước đến ngày trở về,
Lòng tôi yêu mến, Việt Nam.
Bạn hãy nói tới mái tóc đen, tới đôi chân nhỏ bé,
Và màu da đã ngày đêm cùng tôi lớn lên.
Và mong sao đôi chân sẽ bước lên,
Từ những nơi tôi chưa từng đến.
Để được nghe bài dân ca êm dịu lướt trên sông.
Và tôi mới biết, về đất nước tôi qua phim.
Người dân quê hương tôi cày cấy, vui trong lời hát.
Ước mong về thăm đất nước tôi.
Quê hương bao năm tôi đã cách xa.
Mong ước đến ngày trở về,
Lòng tôi yêu mến Việt Nam.
Tôi sẽ theo cha về thăm làng quê, tổ tiên.
Theo những giấc mơ bay trên mênh mông đồng lúa.
Tôi thấy bao thân thương nơi đây quê tôi.
Như cây có gốc, tôi yêu,vđất nước tôi !
Ước mong về thăm đất nước tôi,
Mong sao quê hương dang tay đón tôi.
Tôi sẽ thăm những dòng sông,
Đồng quê xanh mát Việt Nam.
Ước mong về thăm chốn thiêng,
Mong sao quê hương dang tay đón tôi.
Mong ước đến ngày trở về.
Lòng tôi yêu mến Việt Nam.
Lòng tôi vang tiếng Việt Nam.

Lê Hương Lan 
Giới thiệu

78 nhận xét:

  1. Đồng Thị Kim Thanhlúc 21:17 10 tháng 3, 2018

    Tôi muốn nói lời cám ơn ngàn lần đến tác giả của bản nhạc, ông Marc Lavoine, một người bạn Pháp, chỉ vì yêu Việt Nam đã viết nên ca từ tuyệt vời, thêm vào đó là những làn điệu tha thiết như được thốt lên bởi một tình yêu vô bờ với Việt Nam. Rất tiếc là tôi chưa có nhiều thông tin về ông. Tôi chỉ mới biết, sau khi sáng tác xong bản nhạc, ông đã đi rất nhiều nơi để tìm người thể hiện. Và ông đã gặp Quỳnh Anh Khi đên Bruxelles. Cô được ông lựa chọn không chỉ vì chất giọng mà còn vì cả khuôn mặt diễn tả được niềm hy vọng. Chợt nghĩ, một người Pháp còn có thể yêu Việt Nam đến như vậy, không có lý do gì để những người Việt lại không yêu nhau, dẫu đó là những người con hiện đang sống trên 100 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới.
    Bằng sức sống mãnh liệt của mình, Bonjour Việt Nam không chỉ chuyển tải tình cảm, tâm hồn của dân tộc mà còn chuyển tải hình ảnh của đất nước trong công cuộc hội nhập. Hai tiếng Việt nam, Quốc hiệu Việt Nam sẽ được bạn bè biết đến nhiều hơn khi chúng ta sử dụng “con tàu” âm nhạc Bonjour Việt Nam của Nhạc sỹ, người bạn Pháp Marc Lavoine với sự thể hiện không chỉ của Quỳnh Anh mà còn là của hàng triệu thanh niên trên mọi châu lục không phân biệt màu da, ngôn ngữ.

    Trả lờiXóa
  2. Cảm ơn các bạn Quản trị viên vừa xóa 2 còm của mấy ông ba que- mấy con nghiện Mỹ!
    Đây là bài để cuối tuần thư giãn, vậy mà mấy ông ba que cũng xỏ xiên được!
    Nhưng họ dốt!
    Ông nhạc sĩ tác giả bài hát chắc không có chính trị chính em.
    Lời bài hát là tiếng Pháp do nhạc sĩ người Pháp sang tác.
    Nhưng đã được các bạn chủ trang dịch sang tiếng Việt, có đoạn:
    ----
    “Và qua phim Coppola,l òng thấy xót thương quê hương.
    Bầy trực thăng bay trên cao, tàn phá xóm thôn nhỏ bé.”
    ----
    Vậy ai đã mang “bầy trực thăng” để “tàn phá xóm thôn nhỏ bé”?
    Bu Mỹ của mấy ông ba que chứ còn ai?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "mấy ông ba que" --> đồng bào ruột thịt miền Nam VNCH
      "ba que" --> Quốc kỳ VNCH, Long Tinh Kỳ nhà Nguyễn
      "Bu Mỹ" --> đồng minh Hoa Kỳ, nước bạn Mỹ
      "Ngụy" --> Chính danh VNCH (theo Sử VN toàn tập)

      Hòa hợp hòa giải dân tộc rồi thì nên bỏ sự thù dai, phải biết tôn trọng đồng bào ruột thịt miền Nam VNCH để đoàn kết dân tộc mới phải chứ? Chào bạn già Cựu THÙ CB!

      Xóa
    2. Tác giả có thể không "chính chị, chính em" chứ người dịch thì "chính chị, chính em" rất rõ ràng. Cố tình "chính chị, chính em" nên mới dịch "Un film de Coppola, des hélicoptères en colère" thành "Và qua phim Coppola,lòng thấy xót thương quê hương- Bầy trực thăng bay trên cao, tàn phá xóm thôn nhỏ bé.". Lồng quan điểm của mình vào sản phẩm trí tuệ của người khác khi dịch là việc làm không đàng hoàng của người thấp kém về tư cách, đạo đức chứ có hay ho gì.

      Mọi người cứ vào Google dịch để biết đoạn đó dịch sang tiếng Việt có nghĩa là gì, có đúng như bản dịch tiếng Việt trên đây hay không.

      Xóa
    3. Cậu Tư nổ làm ơn tìm một bản dịch khác nào đó khác với bản dịch của các bạn chủ trang xem nào?
      Cô Thùy Chi hát có theo bản dịch trên không hả cậu?

      Xóa
    4. https://www.youtube.com/watch?v=j9VLOXdx9VQ

      Xóa
    5. Cậu Tư nổ cũng cần biết: Dịch một bài hát hoàn toàn khác với dịch văn bản thông thường nhé!

      https://www.youtube.com/watch?v=xO3HmVaH5S4

      http://loibaihat.mobi/loi-bai-hat/IW989W9F/xin-chao-viet-nam-ai-phuong.html

      Xóa
    6. Nguyễn Thị Vân Anhlúc 23:14 18 tháng 3, 2018

      Gặp người viết lời Việt "Bonjour Vietnam"

      Giai điệu thân quen của ca khúc Bonjour Vietnam (Chào Việt Nam) giờ càng trở nên gần gũi hơn bởi ca từ tiếng Việt do anh Lê Tự Minh đang sống ở Nga chuyển ngữ.

      * Nghe ca khúc Chào Việt Nam, bản thân người viết và những ai từng nghe thật sự xúc động. Anh có thể kể về hoàn cảnh viết lời Việt cho ca khúc này?

      - Một hôm tôi được nghe bài Bonjour Vietnam bằng tiếng Anh với tựa đề Hello Vietnam do Phạm Quỳnh Anh hát. Ca khúc như một dòng điện làm tôi xúc động bởi giai điệu hay quá, lời bài hát rất sâu sắc đưa con người trở về với quê hương, với cội nguồn thiêng liêng.

      Tôi vào Google tìm lời bài hát và đọc được tâm sự cùng câu hỏi cảm động của những người Việt: “Bao giờ bài hát Hello Vietnam có lời Việt?”. Ngay lúc đó tôi đã nghĩ mình phải dịch bài hát này sang tiếng Việt. “Bạn hãy nói tới mái tóc đen, tới đôi chân nhỏ bé, và màu da đã ngày đêm cùng tôi lớn lên. Và mong sao đôi chân sẽ bước lên, tới những nơi tôi chưa từng đến, để được nghe bài dân ca êm dịu lướt trên sông...”.
      * Bonjour Vietnam là một bài hát được nhiều người Việt trên toàn thế giới yêu mến ngay khi ra đời. Anh có gặp áp lực khi viết lời Việt cho nó?

      - Rất áp lực bởi bài hát là những tâm tư, tình cảm rất sâu sắc của người Việt và khi dịch phải bảo đảm được ba nội dung: Thứ nhất phải sát nghĩa, thứ hai phải có chiều sâu và thứ ba phải chuyển tải những hình ảnh của quê hương vào bài hát. Trong lời dịch có câu: “Và mong sao đôi chân sẽ bước lên, tới những nơi tôi chưa từng đến, để được nghe bài dân ca êm dịu lướt trên sông...”. Câu này hơi thoát ly bản tiếng Pháp, tiếng Anh một chút, nhưng hình ảnh của một người con xa quê, khi trở về đặt bàn chân khám phá những vùng đất chưa được biết của quê nhà sẽ cảm nhận được rõ hơn quê hương mình và chợt gặp những làn điệu dân ca đang lướt trên sông. Khi tìm được từ “lướt trên sông”, tôi lại nhớ tới những bài ca Huế đang lướt trên dòng sông Hương quê tôi. Tôi đã chắt chiu và lựa chọn từng từ cho lời dịch.

      * Khi viết lời Việt, anh và tác giả Marc Lavoine có liên lạc gì với nhau hay không? Anh có biết nhiều về tác giả và ca sĩ thể hiện Phạm Quỳnh Anh?

      - Qua mạng tôi biết nhạc sĩ, ca sĩ Marc Lavoine viết bài này lúc đầu là cho giọng ca Phạm Quỳnh Anh, nhưng khi Phạm Quỳnh Anh hát thì bài hát đã trở thành nỗi niềm của tất cả những người con xa quê. Hiện tại thì tôi chưa liên lạc được với nhạc sĩ và ca sĩ. Tuy nhiên, tôi mong có ngày được nghe Phạm Quỳnh Anh hát bằng tiếng Việt bài này.

      * Hiện nay ca khúc lời Việt của anh đã được Ngọc Anh, Hải Yến, Quỳnh Lan... thể hiện, được nhiều người yêu mến. Tại sao anh chưa đưa cho một ca sĩ phát hành đĩa để bài hát đến gần hơn với mọi người?

      - Thật ra, việc đưa một ca khúc nước ngoài lên đĩa, lên mạng để phổ cập nó nếu vì mục đích kinh doanh thì phải xin phép tác giả, mà tôi lại không có mục đích này. Tôi chỉ muốn những người Việt được bày tỏ tình cảm của mình với quê hương.

      https://thanhnien.vn/van-hoa/gap-nguoi-viet-loi-viet-bonjour-vietnam-318699.html

      Xóa
    7. Nguyễn Thị Vân Anhlúc 23:18 18 tháng 3, 2018

      Đây là bản gốc Lời dịch của ông Lê Tự Minh do chính ông post lên mạng:
      ----

      TuMinhLe
      Xuất bản 30 thg 9, 2010
      Chào Việt Nam
      - Tác giả: Marc Lavoine
      - Lời Việt: Lê Tự Minh

      Bạn hãy nói cho tôi biết chăng, về họ, tên mà tôi đã mang,
      về miền quê mà tôi ngày đêm luôn nhớ mong.
      Lòng tôi mong biết đất nước tôi, đất nước đã có bao đời.
      Được nhìn bằng đôi mắt của mình, được trở về cuội nguồn của tôi.
      Và qua phim Coppola, lòng thấy xót thương quê hương,
      Bầy trực thăng bay trên cao, tàn phá xóm thôn nhỏ bé.

      Ước mong về thăm chốn thiêng.
      Mong sao quê hương dang tay đón tôi.
      Mong ước đến ngày trở về.
      Lòng tôi yêu mến, Việt Nam.

      Bạn hãy nói tới mái tóc đen, tới đôi chân nhỏ bé,
      và màu da đã ngày đêm cùng tôi lớn lên.
      Và mong sao đôi chân sẽ bước lên, tới những nơi tôi chưa từng đến,
      Để được nghe bài dân ca êm dịu lướt trên sông.
      Và tôi mới biết, về đất nước tôi qua phim.
      Người dân nợi quê hương tôi, cày cấy vui trong lời hát

      Ước mong về thăm đất nước tôi.
      Quê hương bao năm tôi đã cách xa.
      Mong ước đến ngày trở về.
      Lòng tôi yêu mến Việt Nam.

      Tôi sẽ theo cha về thăm làng quê, tổ tiên.
      Theo những giấc mơ bay trên mênh mông đồng lúa.
      Tôi thấy, bao thân thương nơi đây quê tôi.
      Như cây có gốc, tôi yêu, đất nước tôi.

      Ước mong về thăm đất nước tôi.
      Mong sao quê hương dang tay đón tôi.
      Tôi sẽ thăm những dòng sông.
      Đồng quê xanh mát Việt Nam.

      Ước mong về thăm chốn thiêng.
      Mong sao quê hương dang tay đón tôi.
      Mong ước đến ngày về thăm.
      Lòng tôi yêu mến Việt Nam.

      Lòng tôi vang tiếng Việt Nam.
      Lòng tôi xin chào Việt Nam.
      https://www.youtube.com/watch?v=dnSuIP9mf40

      Xóa
  3. Đây là 2 bản rất hay của Thùy Chi và Quỳnh Lan, lời Việt của Ns. Lê Tự Minh, người thông thạo nhiều thứ tiếng và đã đem về quê hương rất nhiều tác phẩm bất hủ từ nước Nga.

    Bản Quỳnh Lan trình bày:

    https://www.youtube.com/watch?v=gMtPa0HU7vA

    (clip youtude này do có hình ảnh bác Hồ và cờ VN nên phần còm đầy tiếng chó sủa các bác đừng lưu tâm làm gì. Súc vật thì luôn luôn sẽ dị ứng, phản cảm với những tác phẩm nghệ thuật đẹp nhất của loài người.)

    Bản do Thùy Chi trình bày cực hay:

    https://www.youtube.com/watch?v=j9VLOXdx9VQ

    (bản này người upload youtude đã lọc ra các tiếng chó sủa nên phần còm rất đáng đọc, có cả người nước ngoài vào ca ngợi nước ta.)

    Trả lờiXóa
  4. Nhà thơ, nhạc sỹ Lê Tự Minh không chỉ soạn lời Việt cho các bài nổi tiếng Nga (Thời Thanh niên sôi nổi, Trận đánh cuối cùng soạn chung với Trọng Tấn ......) và bài nhạc Pháp này mà còn các bài hát nước ngoài khác như Gặp Mẹ Trong Mơ. Và còn phổ thơ nhiều ca khúc và nhiều bài thơ của anh đã được chuyển thể thành nhạc phẩm.

    Trả lờiXóa
  5. Bản của Ái Phương và ông Tây nổi tiếng nhất VN Kyo York người mệnh danh "VN hơn cả người VN", trình diễn tại giải hoa hậu VN chung khảo miền Nam:

    https://www.youtube.com/watch?v=RZBlJ0_-j5U

    Bản Ái Phương solo:

    https://www.youtube.com/watch?v=FqIeS4JkvLg

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nguyễn Thị Vân Anhlúc 23:32 18 tháng 3, 2018

      Cảm ơn bác Bám càng đã cung cấp rất nhiều video clip bài bát này.
      Mình rất thích clip này:
      Bản của Ái Phương và ông Tây nổi tiếng nhất VN Kyo York người mệnh danh "VN hơn cả người VN", trình diễn tại giải hoa hậu VN chung khảo miền Nam:

      https://www.youtube.com/watch?v=RZBlJ0_-j5U

      Xóa
  6. Cảm ơn các bạn!
    Bài hát tuyệt hay!

    Trả lờiXóa
  7. Bác Bám càng lấy nick thật là hay nha, hehe. Bọn ngụy 3 que chỉ giỏi khoảng ăn cướp và hiếp dâm và đu càng trực thăng Mẽo. Toàn cảnh cuộc chiến ở VN trên trường quốc tế có thể thu gọn ở hình ảnh trực thăng Mẽo bắn giết người VN ở dưới. Bọn ngụy ba que là bọn rước voi về dày mả tổ, tiếp tay và chỉ điểm, dẫn đường cho quan thầy Mẽo đi thảm sát nhân dân.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Ngụy" --> Chính danh VNCH (theo Sử VN toàn tập)
      "ba que" --> Quốc kỳ VNCH, Long Tinh Kỳ truyền thống dân tộc
      "quan thầy Mẽo" --> đồng minh Hoa Kỳ, nước bạn Mỹ

      @He: bạn Việt Cộng nếu vẫn còn xúc phạm VNCH là "ngụy này, ngụy nọ" là vi phạm pháp luật sẽ bị truy tố và phạt tù đấy. Nhớ nhé. Thân mến!

      Xóa
  8. Bé Kim Anh (The Voice Kid):

    https://www.youtube.com/watch?v=HVr-YWoHrRo


    Nghệ sỹ Violin Hàn Quốc JMI KO:

    https://www.youtube.com/watch?v=ZqjhmdRgXMw

    (Quân đội Hàn Quốc tàn ác nhưng nhân dân HQ phản đối chiến tranh và nhiều người vận động tìm hiểu truy cứu các tội ác của quân Hàn trong thời kỳ giúp Mỹ xâm chiếm miền nam VN.)

    (Súc vật hay so sánh ngụy quân với quân Hàn nhưng quân Hàn nó thiện chiến hơn cả quân Mỹ chứ đâu có chạy tụt quần đu càng trực thăng chủ Mỹ, như đám ngụy nô, ngụy phỉ.)

    (Bài hát này nếu sáng tác trong thời Mỹ đánh VN thì ở Mỹ nó đã được liệt vào hàng quốc cấm gọi là Nhạc Phản Chiến. Cảnh sát Mỹ đã vác dùi cui kéo đến đánh đập. Cứ search anti war Vietnam War là thấy rất nhiều trên Google và Youtude. Mà cũng lạ, tại sao người ta chống chiến tranh mà cảnh sát Mỹ kéo đến đàn áp. Chẳng phải tự thú Mỹ là kẻ gây ra cuộc chiến là gì.)


    Hoàng Yến Chibi (Học Viện Ngôi Sao) :

    https://www.youtube.com/watch?v=pBnBh-LmQPQ

    Trả lờiXóa
  9. Rượu ngà ngà say tính còm ở bài Trần Nhật Quang nhưng đã hết chỗ còm nên xin mạn phép pot ở đây vậy.

    Càng nghĩ càng thấy như thế này. Bác Quang này là người tốt và bảo vệ chế độ ở VN và chống 3 que rất hăng hái nhưng thường xuyên kính cẩn gọi ngụy quyền SG là "vcnh" 1 cách đầy kính cẩn trong khi vẫn bị 3 que chửi bới xúc phạm nặng nề. Đây là khuyết điểm của bác ấy mong bác nghĩ lại, kính mong!

    Gọi đống tạp nhạp dơ bẩn này là "việt nam cộng hòa" thì thật nhục cho 4 chữ này. Việt Nam là 2 tiếng rất đỗi đáng kính. Còn "cộng hòa" là 1 thuật ngữ chính trị rất văn minh, không phải ai cũng xứng đáng để được gọi thế.

    Chính quyền SG rõ ràng la 1 chính quyền phi pháp, bất hợp pháp, phạm pháp từ khi VN có luật pháp từ Quốc Hội năm 1946. Còn "quân đội" ngụy thì thực tế chỉ là 1 đám phỉ quân cặn bã bị Pháp Mỹ bắt lính rồi gom lại thành 1 đống rời rạc, phát súng, cho ăn, rồi đẩy ra trận làm khiên đỡ đạn chết thay cho quân Pháp quân Mỹ. Đó là bọn lính khố xanh khố đỏ Lê Dương nô tì tôi tớ chết nhát, không phải 1 quân đội đúng chất. "Quân đội" kiểu đó nên khi cách mạng vào thì đua nhau tụt quần chạy và bám càng đu tòng teng trên thực thăng bu Mỹ để bị lính Mỹ bực mình nó đạp xuống biển làm mồi cho cá, là thấy rõ rồi còn gì.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sự thật đã cho thấy trần trụi là thực tế chả có 1 NỀN CỘNG HÒA hay giân chủ nào ở miền nam trong lúc đang nằm trong tay chủ Mỹ hết. Thằng nào không làm Mỹ hài lòng thì nó giết, hoặc lật. Nó giết đám Diệm như giết mấy con kiến con sâu có ra gì đâu. Thằng nào làm Mỹ hài lòng thì ngồi ghế "tổng thống" cả chục năm, bầu cử gian lận, cộng hòa rân chủ mẹ gì. Khi Mỹ lập thằng diệm lên cũng qua 1 cuộc "trưng cầu giân ý" gian lận láo lếu mà chính báo đài quốc tế cũng châm chọc.

      Xóa
    2. "thằng diệm" --> tổng thống VNCH/Chí sĩ Ngô Đình Diệm
      ĐM Maria --> Đức Mẹ Maria Đồng Trinh

      Hồ Chủ Tịch kính yêu đã từng khen ngợi lòng yêu nước của Ngô tổng thống, đại ý: "Tôi và chí sĩ Ngô Đình Diệm đều là những người yêu nước nồng nàn, tuy rằng mỗi người yêu nước theo cách riêng của mình".

      Nếu các bạn Việt Cộng thật lòng tôn kính Hồ Chủ Tịch kính yêu thì các bạn cũng phải học theo lời của Người mà kính trọng chí sĩ Ngô Đình Diệm như một nhà yêu nước mới phải chứ? Thân mến!

      Xóa
  10. Hoan hô ca Bình Định! Phải dẹp ngay , và trừng trị bọn chủ mưu , hở một chút là chặn quốc lộ.

    Trả lờiXóa
  11. Lại phải phê bình các bạn trẻ chủ trang mải chơi Tết đến hôm nay vẫn chưa trở lại làm việc!

    Trả lờiXóa
  12. Tư tưởng VNCH luôn có sẵn trong tim mỗi con người Việt Nam, khi có cơ hội sẽ bùng lên biến thành phương thức, chủ trương, chính sach để xây dựng đất nước Việt Nam như Mỹ, như Nhật, như Hàn, như Thái, như Sin chứ ở đâu xa mà "trở lại" với trở đi. Ngày nay đài VTV Việt Nam đã hồ hởi mở cuộc thi hát nhạc "vàng", nhạc của VNCH rồi đấy thôi, kinh tế cũng thị trường như VNCH rồi đây thôi. Chỉ còn loại bỏ căn bệnh "định hướng xã hội chủ nghĩa" nữa là y như VNCH trở lại "phục quốc" rồi chứ còn gì nữa.

    Trả lờiXóa
  13. Có những chế độ tuy không còn nữa nhưng con người và tinh thần Quốc Gia vẫn còn sống mãi.

    Sài Gòn tiếc nuối không thôi,
    Hà Nội héo hắt răng môi,
    Cho nhớ thương vời vợi,
    Ôi, Sài Gòn trong trái tim tôi. (Đại tá-nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vô cùng thương tiếc, kính phục nhạc sĩ Nguyễn Văn Đông, một trong những nhạc sĩ tài hoa của VNCH, đã đóng góp vào nền âm nhạc Việt Nam, một trời tự hào, hiển hách.

      Chiều mưa biên giới anh đi về đâu
      Sao còn đứng ngóng nơi Giang đầu
      Kìa rừng chiều âm u rét mướt
      Chờ người về vui trong giá buốt, người về bơ vơ...
      ..............
      Đêm đêm chiếc bóng bên trời,
      Vầng trăng xẻ đôi vẫn in hình bóng một người
      Xa xôi cánh chim tung trời một vùng mây nước
      Cho lòng ai thương nhớ ai.
      Người đi khu chiến thương người hậu phương....

      Có bạn Việt Cộng nào không biết tên nhạc phẩm huyền thoại này nè?

      Xóa
  14. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 05:39 18 tháng 3, 2018

    Bài trước "kho chứa còm" đã đầy, xin gửi một còm lạc đề ở đây, mong được chủ trang và bạn đọc thông cảm.

    CHUYỆN TANG

    1. Năm ngày qua tôi đi vắng, không đem theo laptop không vô mạng. Trên đường về nhà, điện thoại reo báo hung tin:
    Nguyên Thủ tường Phan Văn Khải từ trần lúc 1 giờ 30 ngày 17-3-2018 tại nhà riêng ở xã Tân Thông Hội, huyện Củ Chí. Buồn quá! Theo dõi thêm biết từ sáng sớm nhiều người dân đã đến viếng cố Thủ tướng Phan Văn Khải. Lãnh đạo các quận huyện của TP, các địa phương, cơ quan của TP và Trung ương...thì chờ theo lịch do Ban tổ chức tang lễ quy định viếng tại Hội trường Thống nhất. Tôi không đến nhà mà chờ theo xe của lãnh đạo huyện đi viếng cố Thủ tướng Phan Văn Khải tại Hội trường Thống Nhất.

    2. Cách nay hơn 5 năm, tôi cũng theo xe lãnh đạo huyện đi viếng tang ông Lê Đình Nhơn, nguyên Phó Chủ tịch UBND TP HCM tại Nhà tang lễ TP ở đường Lê Quý Đôn, Q3. Đoàn của huyện có Bí thư HU, Chủ tịch UBND huyện và nhiều cán bộ khác đi trên xe 15 chỗ ngồi. Trên đường về, trong câu chuyện tôi kể với Bí thư HU: Khi ra tù sức khỏe của tôi rất yếu, cứ nghĩ không sống đến 60, nhưng nay (lúc đó) đã trên 70 rồi. Bí thư HU nói vui: Vậy là anh có lời rồi! Mọi người trên xe đều cười vui.
    Chuyện lời-lỗ (tăng thêm: lời; Giảm thấp: lỗ) không chỉ có tiền bạc mà nó còn chỉ sức khỏe con người nữa. Mà cái này quý hơn tiền bạc: có tiền mua tiên cũng được, nhưng chưa chắc mua được sức khỏe!
    Tôi đã chuẩn bị cho ngày qua đời từ lâu rồi, đã làm giấy hiến xác cho Y học hơn 10 năm nay. Hiện tại sức khỏe tôi tất nhiên có giảm sút so với trước, nhưng vẫn còn khá khỏe so tuổi đời, ăn uống tốt, chỉ bị xáo trộn giấc ngủ khi thời tiết thay đổi do bị mấy căn bệnh mãn tính.

    Do đâu sức khỏe của tôi được như vậy?

    Có mấy nguyên nhân:
    - Tôi không hút thuốc, không uống rượu, bia, cả không uống cà phê. Nhiều người do uống rượu, hút thuốc nên bị bệnh qua đời sớm.
    - Ăn uống phù hợp sức khỏe, cử những món có hại như mỡ động vật, ăn nhiều rau xanh...
    - Sinh hoạt điều độ, không gắng sức khi làm việc.
    - Một yếu tố quan trọng nữa: tôi không để những vấn đề phiền toái do khách quan gây ra vào đầu óc mình. Đã học và tập THIỀN, tịnh tâm hơn 25 năm nay, việc này rất hiệu quả, bổ ích rất nhiều cho sức khỏe.
    - Thuốc trị bệnh uống đều đặn.

    Tôi nêu những kinh nghiệm này gửi các bạn nào cần nghiên cứu để duy trì sức khỏe cho bản thân.

    Trả lờiXóa
  15. Thùy Chi đệm piano và hát mở đầu cho các bé: (trực tiếp)

    https://www.youtube.com/watch?v=uf8Y1Hk8VUc


    Thu Phương về nước hát Bonjour Vietnam (Xuân Quê Hương 2018) :

    https://www.youtube.com/watch?v=Z9V-mSu9cUY


    Khánh Linh feature M4U band:

    https://www.youtube.com/watch?v=RO6n__dA-SE

    Trả lờiXóa
  16. Nắng lên rồi,
    Hãy reo vang,
    Thuyền của Ta thuộc về chúng ta.
    Nắng lên rồi, chiếu trên ngàn,
    Theo thời gian, ta hãy cùng vui lên.
    Nhớ cho rằng,
    Tình quê hương,
    Cờ quê hương vẫn ngàn đời tung bay.
    Hãy vui lên,
    Hãy vui lên,
    Hãy reo vui, reo theo tiếng gọi của non sông.

    Nắng lên rồi,
    Chiếu trên ngàn,
    Làm cho toàn dân vui mừng biết bao.
    Mừng ngày mới, ngày mới đến,
    Cùng tiến bước dưới nắng Vàng trên cao.

    Cờ tung bay
    Như ánh Vàng,
    Chiếu trên cao, dọi xuống đời chúng ta .
    Người dân hỡi, đứng lên nào,
    Hãy đứng lên, đứng lên không phải vì áo cơm.
    Người dân hỡi, đứng lên nào,
    Dựng lại kiếp sống vì tiền nhân và vì dân của chúng ta.

    Bước cho đều, bước cho nhanh,
    Dưới nắng Vàng chúng ta cùng tiến bước.
    Bước cho đều,
    Bước hiên ngang,
    Ta cùng tiến bước trên đường non sông.
    Hãy lên đường,
    Cùng lên đường, Ta cùng đi dưới bóng cờ Vàng trên cao.
    Hãy lên đường, Ta cùng đi theo bóng cờ Vàng quê hương.

    Trả lờiXóa
  17. Nhà tù "Mỹ - Ngụy" rất tàn ác đối với tù chính trị bởi những đòn tra tấn dã man, thế nhưng có người là tù chính trị từng trải qua nó, lại sống tới 80 tuổi mà vẫn còn khá khỏe ! Người phàm ai cũng bị chi phối bởi thế giới tự nhiên xung quanh, vậy mà có người khoe đã trở thành "thần thánh" vì làm được chuyện không tưởng là không để những chuyện phiền phức do khách quan gây ra vào đầu óc mình, thế nhưng hầu hết entry ở GT người đó đều có ý kiến, quan điểm..... Đúng là ĐỪNG NGHE NHỮNG GÌ CS NÓI MÀ HÃY NHÌN KỸ NHỮNG GÌ CS LÀM !

    Trả lờiXóa
  18. ĐCSVN đã lãnh đạo nhân đân tiến hành hai cuộc khánh chiến thần thánh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược thắng lợi, giành độc lập tự do cho dân tộc, mong ước ngàn năm của người Việt Nam trở thành hiện thực.

    Đất nước sạch bóng quân xâm lược bước vào thời kỳ hoà bình, sau hơn 30 năm đổi mới đã đạt được những thành tựu to lớn, kinh tế tăng gấp 30 lần, thoát khỏi tình trạng nước nghèo chậm phất triển, trở thành nước có mức thu nhập trung bình, và hiện là nhóm nước có tốc độ phát triển cao nhất thế giới, giảm tỷ lệ nghèo từ mức gần 40% xuống còn dưới 10%, có quan hệ ngoại giao với gần 200 nước trên thế giới, vị thế trên trường quốc tế ngày càng tăng...

    Việt Nam đang là điểm đến của nhiều nước trên thế giới.

    Trả lờiXóa
  19. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  20. Kính bác Thép,
    Tài sản con người quý giá nhất là sức khỏe.
    Bác bị tù đày tra tấn nhiều, cứ nghĩ khó sống qua tuổi 60, nhưng đã lên đến 78 rồi. Trên kia bác nói mấy câu gọn về kinh nghiệm kéo dài tuổi thọ. Nếu được xin bác kể chi tiết hơn cho mọi người biết, được vậy sẽ giải đáp điều có người "thắc mắc"...
    Cảm ơn bác Thép, chúc bác khỏe.

    Trả lờiXóa
  21. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 08:40 19 tháng 3, 2018

    Trả lời bạn LỰC,
    1. Chuyện ngụy quyền đánh đập tra tấn tù chính trị, tù binh là sự thật. Họ tra tấn người bị bắt để tìm tổ chức của Cách mạng để tiêu diệt, nên tùy theo đối tượng quan trọng cỡ nào họ đối xử dã man khác nhau.
    Thời gian bị giam không phải tất cả đều bị tra tấn, đánh đâp. Người chịu đầu hàng làm tay sai cho họ, người cầu an bảo mạng không dám đấu tranh, không bị đánh đập. Chỉ những người chống chế độ lao tù đòi quyền cho người tù mới bị đánh đập tra tấn. Tôi là người như vậy. Tôi đã trực tiếp gặp chỉ huy trại giam nêu yêu sách của tù binh trong một cuộc đấu tranh của tù chống lại giám thị vì bị người này đánh tôi nhiều lần, sau họ bắt đi đánh đập trả thù.

    Quân đội chế độ Sài Gòn họ xử sự ngay cả với người của họ cũng rất quân phiệt. Họ "trị" nhau rất ác, như đối với lính trốn "Lao công đào binh", đánh đập, lao dịch như con thú.
    Trong lần tôi gặp thiếu tá Thức, chỉ huy phó trại giam Phú Quốc, khi nghe tôi tố giám thị Hương ăn cắp thực phẩm của tù và nói đó làm xấu hình ảnh quân đội các ông. Thiếu tá Thức tức quá tát Hương mấy cái trước mặt tôi.
    Chuyện địch tra tấn đánh đập tù có nhiều tư liệu ghi lại ngay cả người nước ngoài họ phát hiện chứ người cách mạng không nói thêm làm gì. Chúng ta là bên thắng cuộc, cần gì phải bịa chuyện, chỉ có họ mới chối tội hoặc những người không trong cuộc nên không biết đấy thôi.
    2. Về sức khỏe con người:
    Đây là vấn đề cần nghiên cứu nhiều để giải đáp, tôi không có điều kiện nghiên cứu nên chỉ nói những điều mình nhận thức được.
    Mỗi người sinh ra có một có một bản mệnh, cuộc đời khác nhau. Quá trình lớn lên trưởng thành lại chịu những yếu tố do chủ quan khách quan chi phối, tác động đế sức khỏe của họ. Cả hai yếu tố chủ quan và khách quan này rất quan trọng, có khi là may mắn hay không may nữa. Xin kể chuyện ông nội tôi là một thầy thuốc Đông y giỏi, một lần đi trị bệnh cho người về hôm đó trời nóng quá ông trãi chiếu ngoài sân nằm đến khuya sương xuống lạnh mới vô nhà. Ông bị thương hàn, các bạn của ông đều là thầy Đông y giỏi nhưng ko trị được, đi tiêu ra phân đen tức đã bị thủng ruột rồi mất. Năm đó 1955, quê tôi vùng kháng chiến, chế độ Ngô Đình Diệm mới tiếp quản, thuốc Tây, bác sĩ chưa có nên ko dùng. Sau này chú tôi có người con bị thương hàn như nội tôi, trị thuốc Tây thì khỏi. Nếu nội tôi có thuốc Tây chắc không chết sớm như vậy.
    Mẹ tôi thì rất đặc biệt, bà nói năm nay 81 tuổi tao chết. Bà đòi đưa về quê để chết. Sau khi đưa mẹ về quê tôi về lại TP chỉ nửa tháng sau mẹ tôi mất. Tôi về chịu tang hỏi cô em má bệnh thế nào? Em nói má ko bệnh gì hết. Chiều ăn cơm xong má bảo nấu nước cho má tắm, xong đi ngủ rồi đi luôn.
    Bà thím dâu năm rồi tôi về thăm bà 102 tuổi. Bà cũng lạ là sống rất thọ. Không bà tu tại gia theo Phạt tử có tác động tích cực gì không?
    Ông Bảy Nhu giám thị tù Phú Quốc rất ác, nhưng sau giải phóng ông ta tu tại gia cũng sống rất thọ.
    Phải chăng khi con người ta gạt ra khỏi tâm trí những điều ko tốt, suy nghĩ điều lành, hướng thiện, sẽ giúp sức khỏe họ tránh được những bất lợi chăng?
    3. Chuyện tuổi thọ những người tù bị đánh đập và bản thân tôi:
    Trong số người lãnh đạo trong tù của tôi, anh Bảy Ni, Bí thư Đảng ủy, bị địch đục đinh vào mắt cá chân, đầu gối chết trong tù. Anh Hai Bình Dương, Phó Bí thư Đảng ủy bị tra tấn hai lần khá nặng, bị nhốt biệt giam. Về đời anh sống đến 90 tuổi mới chết. Anh Chín Nhẫn, Thường trực Đảng ủy, người rất thân với tôi, bị địch đánh nhốt chuồng cọp trong tù (Không nặng như tôi và anh Hai Bình Dương). Anh sống tới 86 tuổi. Trong khi đó lại có một người bạn tôi người Huế bị giám thị gọi ra đánh chỉ mới một cái thì té ngã chết ngay tại chỗ, có lẽ trúng chỗ hiểm.
    Chuyện tù bị đòn tra tấn trở về đời sống thọ là do nhiều yếu tố tạo nên trong đó có thuốc men, luyện rèn sức khỏe ở mỗi người.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
  22. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 09:17 19 tháng 3, 2018

    Trả lời tiếp bạn LỰC,

    Bây giờ nói chuyện sức khỏe của tôi.
    Sức khỏe tôi, một câu chuyện tôi kể trong Hồi ký của mình, khá đặc biệt.
    Năm 1963, lúc tôi 22 tuổi đang công tác cách mạng ở căn cứ trong rừng. Một buổi tối phát bệnh, y tá khám (cơ quan không có BS) nói tôi bị đau ruột thừa cấp tính. Đưa đi bệnh xá thì nhằm lúc địch càn vào vùng giải phóng, bác sĩ đi phục vụ bộ đội chống càn hết, ở nhà còn một nữ Y sĩ ở Sài Gòn mới vào công tác, chị này chuyên về nhi khoa. Chị cho chích thuốc kháng sinh: Penicilin và Atropin giảm đau chờ BS về, nhưng thương binh đông, BS chưa về nên cho tôi xuất viện về cơ quan. Cơ quan liên hệ được bên Quân ý đưa tôi vào đó. Do thuốc Atropin giảm đau còn tác dụng nên BS khám ko thể kết luận chắc là đau ruột thừa nên phải chờ. Ngày thứ 11 kể từ phát bệnh, BS thọc hậu môn tôi cảm giác đau nên tiến hành cho mổ ruột thừa. May cho tôi vừa tìm được ruột thừa thì vỡ mũ, BS phải rút mũ ra và đặt ống dẫn lưu cho mũ chảy ra ko khâu lại như các ca mổ bình thường khác. (Nếu vỡ mũ trước khi mỗ thì tôi đã chết rồi).
    Do vậy, đường ruột tôi nhiễm trùng tái đi tái lại nhiều lần rất ảnh hưởng sức khỏe.
    Năm tôi 49 tuổi, bệnh tái phát, thuốc Tây dùng không kết quả. Tôi "Vái tứ phương", ai chỉ ở đâu trị bệnh tôi đều đến nhờ giúp.
    Và khi tìm tòi tôi đã gặp và học về Nhân điện (Trường sinh học), rồi nhờ một người khác chỉ cho cách Thiền theo trường phái Vô Vi của đạo Cao Đài nữa. Họ mở các luân xa trong cơ thể của tôi, tôi tập luyện, hít thở, tự tìm cơ chế phù hợp cho cơ thể mình khi luyện tập. Chính nhờ cách luyện này cơ thể tôi sức khỏe khá lên, đường ruột thông, mỗi khi tập hít thở chừng mười phút là hơi trong ruột được đẩy ra hậu môn làm bụng nhẹ đi dễ chịu, ăn uống không bị tiêu chảy nữa.
    Sự kết hợp thuốc trị các bệnh mãn tính với cách trị bệnh không thuốc này của tôi cho kết quả khả quan, sức khỏe khá lên là rõ ràng. Điều này có tác dụng làm cho tuổi thọ tôi được cải thiện.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
  23. Nhiều người tham quan Phú Quốc hay tới nhìn ngó qua cái "nhà tù Phú Quốc" được phục dựng lại. Chỉ cần có 1 chút suy nghĩ thôi sẽ thấy rõ ý đồ của những kẻ phục dựng, bởi họ - hậu duệ của những kẻ từng nghĩ ra chuyện "thần thoại" Lê Văn Tám - đã làm quá lên, bất chấp qui luật tự nhiên, miễn sao "nói xấu" VNCH cho đạ mạng hòng bơm thổi mình lên tận mây xanh.

    Kia là hình tượng người tù chính trị VC gầy nhom trơ xương bị bao quanh bởi 2, 3 cai tù trên tay lăm lăm cây chày vồ bự bằng bắp đùi người lớn, theo Tư tui ước tính thì chỉ cần vố 1 cái chày vồ đó vô bộ ngực lép xẹp kia là ngay lập tức hồn lìa khỏi xác, lấy đâu ra tù chính trị sống tới 80 90 tuổi sau giải phóng. Nọ là cái vạc nước sôi ùng ục ... thử hỏi tù chính trị bị bỏ vô đó thì sống sót kiểu gì để sau giải phóng "tiến về Saigon" làm quan và thượng thọ?

    Trong khi đó, dưới chế độ XHCN ưu việt đầy nhân đạo, nhân ái, nhân bản gì đó, không phải nhà tù mà mới chỉ là "nhà tạm giữ" ở Công an Xã, Huyện... thôi nhưng đã là nơi "có đi mà không có về", hay nói cho chính xác là khi vô đó là thanh niên khỏe mạnh, cường tráng, còn khi ra thì chỉ còn là cái xác không hồn, kẻ dập não, phù tim, người dập tinh hoàn... và người ta giải thích khi thì do họ tự tử, khi thì do họ đột quỵ...

    Nhà tù "Mỹ - Ngụy" tàn ác mà ra khỏi nói được sống thọ tới 80, 90 tuổi, còn nhà "tạm giữ" của chế độ XHCN ưu việt nhưng ra khỏi nó chỉ còn là cái xác không hồn. Sao lạ vậy ta?

    Trả lờiXóa
  24. Trong thơi kỳ thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược nước ta chúng xây dưng lên nhiều nhà tù, nhà tù nhiều hơn nhà thương để giam cầm những người yêu nước, những người cộng sản. Điển hình nhất ở miền Bắc là nhà tù Sơn La, ở miền Nam là nhà tù Côn Đảo, nhà tù Phú Quốc.
    Hai nhà tù Côn Đảo và Phú Quốc thế giới gọi đó là nơi "địa ngục trần gian", chúng tra tấn tù nhân hết sức dã man như cắt đầu, moi mắt, ném vào vạc dầu, thùng nước sôi, căt tỉa từng bộ phận cơ thể, nung đỏ dây thép gai xiên khắp người,.. Ở nhà tù Phú Quốc chúng đã giam tới 40.000 người, tra tấn băng các cách trên làm chết hơn 4000 người và hàng vạn người phải tàn tật. Ở nhà tù Côn Đảo cũng có tới gần 2 vạn người bị chết và tàn tât làm cả thế giới kinh hoàng.
    Sự phục dựng như hiện nay chỉ là chỉ là tượng trưng một phần nhỏ chứ sao nói hết được tội ác tày trời của chúng.

    Trong chiến tranh phá hoại ra miền Bắc bằng máy bay của Mỹ đã có hàng nghìn máy bay Mỹ bị bắn cháy và hàng trẳm phi công Mỹ bị bắt làm tù binh. Nhà tù hoả lò ở Hà nội đã trở thành "khách sạn" giam tù binh My. Chế độ ăn của tù binh Mỹ còn hơn cả cán bộ cao cấp quân đôi Việt Nam. Ông John McCain ra tù về làm thượng nghị sĩ Mỹ, nay ông đã 82 tuổi, ông John kerry cũng đã trở thành bộ trưởng ngoai giao Mỹ và nay ông đã 75 tuổi, cùng nhiều cựu binh Mỹ đã bị tù ở Việt Nam khác sức khoẻ cũng tương tự thế.

    Với tù binh lính VNCH tuy không phải tụt quần chạy nhưng khi ra tỵ nạn ở nước ngoài cũng như ở trong nước nhiều ngứoi nay cũng đã 80 tuổi hoặc hơn. Có những người ở hải ngoại hơn 80 tuổi còn vác súng nhựa, trang bị đủ thư trông "hùng dũng" chăng kém gì IS.

    Thế đấy có gì là lạ .






    Trả lờiXóa
  25. Bác Thép ơi,
    Mong bác nói cho tôi đôi điều về nhân điện trị bệnh...
    Chân thành cảm ơn bác!

    Trả lờiXóa
  26. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 19:04 19 tháng 3, 2018

    Bạn VUI,
    Khi tôi bị bệnh tái phát, cô em con chú ruột chỉ cho tôi gặp người dạy Nhân Điện và được ông nhận vào học. Trước tiên khai mở các luân xa trong cơ thể và tập. Tư thế khi tập là ngồi xếp bằng kiết già như Phật ngồi tòa sen vậy. Tôi ko ngồi kiết già được nên thầy cho ngồi bán già, tức chỉ xép bằng ko tréo chân.
    Sau đó tôi học tiếp một ông khác cũng Nhân Điện, tập điều khí chạy từ rốn lên đầu xuống hậu môn, chạy lên đầu nhiều vòng, cơ thể ấm nóng lên, nhưng bị tức không thể chạy đủ vòng như thầy dạy. Thầy nói tôi phải tự tìm cơ chế phù hợp cơ thể cho mình. Rồi tôi tìm được cách cho quay vòng theo kim đồng hồ những nơi khó chịu trong cơ thể, kết quả rất khả quan là cho quay như vậy đã giảm đau nhức, người thấy dễ chịu.
    Còn người giúp tôi trị bệnh và THIỀN theo phái Vô Vi, ông ở Dĩ An chỉ bấm ngón tay vào mạch tay của tôi điều lực vào trị bệnh. Ông nói đã mở rộng các luân xa cho tôi, về sau tuổi già sẽ khỏe. Trị kiểu này khó hình dung, vì nó ko có gì cho mình thấy là thế nào, nhưng cảm nhận sức khỏe như đỡ hơn.
    Khi người trị theo Nhân điện còn ở Thủ Đức, lúc đó tôi làm Giám đốc Bệnh viện TT nhà ông ở gần nên cứ chiều là đến giúp trị cho tôi, tôi luyện tập tiếp nên sức khỏe khá lên. Năm 2000 ông xuất cảnh, tôi chỉ tự tập cho đến bây giờ.

    Tôi có mua cuốn sách "BÀN TAY ÁNH SÁNG" của bà BARBARA ANN BRENNAN (Người Mỹ) do Lê Trọng Bổng dịch. Cuốn sách dày 332 trang khổ 28x20:
    Phần I: Sống tên hành tinh năng lượng.
    - Chương 1: Trải nghiệm chữa bệnh.
    - Chương 2: Hào quang con người
    - Chương 3: Ghi chép về rèn luyện và phát triển việc hướng dẫn.
    Phần II: Hào quang con người.
    - Chương 4: So sánh cách nhìn bản thân và thực tại của chúng ta với các quan điểm khoa học phương Tây.
    - Chương 5: Lịch sử nghiên cứu khoa học về năng lượng con người.
    - Chương 6: Trường năng lượng vũ trụ.
    - Chương 7: Trường năng lượng con người hay hào quang con người.
    Phần III
    Trải nghiệm chữa bệnh
    - Chương 8: Sinh trưởng và phát triển con người trong hào quang.
    - Chương 9: Chức năng tâm lý của 7 luân xa
    - Chương 10: Chẩn đoán luân xa hay chẩn đoán trung tâm năng lượng.
    - Chương 11: Quan sát hào quang trong các buổi chữa bệnh.
    - Chương 12: Tắc nghẽn năng lượng và các hệ thống phòng vệ trong hào quang.
    Phần IV
    Các Công cụ tri giác của nhà chữa bệnh.
    - Chương 14: Phân ly thực tại.
    - Chương 15: Từ tắc nghẽn năng lượng đến bệnh tật.
    - Chương 16: Quá trình chữa trị, một quan điểm tổng quát.
    - Chương 17: Trực tiếp đáo đạt thông tin.
    - Chương 18: Thấu Thị
    - Chương 19: Thính giác cao cấp và việc liên lạc với các thầy dạy tâm linh.
    - Chương 20: Ẩn dụ của HEYOAN về thực tại.
    Phần V: Chữa trị tâm linh
    - Chương 21: Cuẩn bị cho việc chữa trị.
    - Chương 22: Chữa trị tổng phổ.
    - Chương 23: Chữa trị bằng màu sắc và âm thanh.
    - Chương 24: Chữa trị các chấn thương xuyên thời gian.
    Phần VI: Tự chữa trị và thầy chữa tâm linh.
    - Chương 25: Gương mặt của nền Y học mới: Bệnh nhân trở thành thầy chữa.
    - Chương 26: Sức khỏe, thách thức để trở thành chính mình.
    - Chương 27: Sự phát triển của thầy chữa.
    (Sách có nhiều hình ảnh minh họa)

    Trả lờiXóa
  27. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 19:44 19 tháng 3, 2018

    Tiếp theo
    Và cuốn sách "NHÂN ĐIỆN trong cuộc sống" của Nguyễn Đình Phư và Lê Trọng Bổng. NXB Văn hóa Thông tin.

    Mục lục
    1. Đánh thức những tiềm năng
    2. Năng lượng sinh học và công nghệ đào tạo.
    3. Cấu trúc hào quang.
    4. Tương tác năng lượng sinh học
    Một dạng tương tác thông tin.
    5. Tri giác cao cấp của con người.
    6. Thông điệp năng lượng.
    7. Nhịp điệu sinh học.
    8. Chăm sóc trẻ trên quan điểm hào quang.
    9. Hào quang và hạnh phúc lứa đôi.
    10. Cây cỏ với con người.
    11. Vật nuôi với con người.
    12. Đồ dùng với năng lượng sinh học.
    13. Ứng xử.
    14. Phải chăng âm nhạc chỉ để giải trí?
    15. Nguyên nhân gây bệnh
    16. Chăm lo sức khỏe ban đầu
    17. Phương pháp tự điều chỉnh
    18. Màu sắc năng lượng sinh học
    Kết Luận.

    Sách có đăng lời giới thiệu của TS Triết học NGUYỄN QUANG ĐIỂN, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 1994.
    Xin trích một đoạn sau:
    ... Nghiên cứu trường năng lượng sinh học (Nhân điện) là một tiếp cận khoa học trong việc lý giải nhiều hiện tượng "khó hiểu" của cơ chế "mờ" đó, là nhịp cầu nối tâm lý học với y học và sinh vật học về con người. Nghiên cứu trường năng lượng sinh học có thể sẽ gợi mở cho triết học về quan điểm tồn tại và tương tác vật chất mới, lý giải một số hiện tượng bí ẩn đối với tri thức đương đại.

    Cuốn sách trình bày những ý tưởng mới qua trải nghiệm của các tác giả và thực tiễn lý luận khách quan trên quan điểm khoa học. Cuốn sách đặt tâm trí chúng ta trước một loạt vấn đề cốt lõi của con người và hấp dẫn đối với mọi đối tượng bạn đọc. Đây là một cố gắng nghiêm túc có nhiều phát hiện mới mẽ, hấp dẫn và bổ ích, góp phần làm sáng tỏ thế giới kỳ diệu của con người trong sự giao cảm thiêng liêng với tự nhiên vũ trụ vô cùng.

    "Người là Hoa của Đất" . Để cho hoa tươi sắc tỏa hương xin hãy bắt đầu từ cội rễ bám chắc thấm sâu trong lòng đất. Để có một thân thể khỏe mạnh và thanh thản, hưng phấn về tinh thần, trước hết cần thích nghi, liên thông hài hòa giữa Ta và Trời - Đất.

    Từ nguồn cảm hứng qua từng trang sách mở, xin trân trọng công trình nghiên cứu và phổ biến khoa học "Nhân điện trong cuộc sống" cùng bạn đọc.

    Trả lờiXóa
  28. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 19:57 19 tháng 3, 2018

    Một số người học xong họ có sức trị bệnh cho người khác, thường là một số bệnh mãn tính cho kết quả khá lắm. Nhưng tôi ko có lực đủ mạnh để trị cho người khác, chỉ đủ sức tự điều trị cho bản thân thôi. Nhiều người tập thấy màu sắc, tôi chưa thấy. Cả hai ông tôi học đều nói họ trị bệnh được cho người ở xa, ko phải trực tiếp. Nhưng trực tiếp thì lực mạnh hơn kết quả mau hơn.

    Ông Lê Trọng Bổng tôi chỉ đọc sách và nghe tên chưa gặp, ông ấy là TS. Y khoa.
    Chào thân ái!

    Trả lờiXóa
  29. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 20:47 19 tháng 3, 2018

    Hâu quả của đánh đập khi bị bắt gây chết sớm cũng có.

    Xin kể trường hợp sau:
    Khi tôi được ra khỏi biệt giam 2 chỗ giám thị Nhu khu 2 giữ tù về phân khu B3, gặp một số anh em quen từ phân khu A2 qua đây trước nên việc móc nối sinh hoạt Đảng thuận lợi. Bí thư là anh Bảy Ô (Trần Văn Chín). Tôi và các anh trong cấp ủy phân khu cho tới ngày trao trả, trải qua nhiều trận khủng bố của QC nhằm khống chế tù vào khu tân sinh hoạt (một hình thức chiêu hồi).
    Sau giải phóng anh Bảy Ô làm giám đốc Cty Gạch ngói Bến Kéo Tây Ninh, gồm các lò gạch tư nhân cải tạo công thương nghiệp. Từ thân trong tù nên khi gặp nhau chúng tôi như anh em trong nhà. Anh mời về nhà ăn cơm, nói cho tôi: Mảnh đất này hình tam giác người ta sợ ko mua tôi ko sợ mua cho rẽ. Tôi ko nói ra nhưng với tôi thì ko chọn đất tóp hậu chứ nói chi tam giác.

    Anh Bảy Ô chết rất sớm, khi chua về hưu. Anh bị thổ huyết, chị nói do hậu quả bị đánh lúc bị bắt.

    Không biết chuyện anh ở mảnh đất tam giác có hệ gì ko nhưng do bị đánh đập gây hậu quả thổ huyết dẫn đến chết là có thật.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Quý vị nên nhớ thời ở tù VC sau 75 rất khắc nghiệt hơn hiện nay gấp nhiều lần. Chẳng có "quốc tế" nào biết đến cả. Thằng vệ binh VC trong trại tù với cây súng AK là ông trời con. Thời gian ở tù cũng vô hạn định. Những cựu sĩ quan VNCH ở tù 5, 7, 10 năm là chiện ... nhỏ. Gia đình vợ con tù nhân gánh lấy trọng trách nuôi tù. 1 năm VC cho thăm nuôi 1,2 lần. Thời đó cuộc sống gia đình VNCH ngoài xã hội đã rất khó khăn nói chi đường xa vất vả mua sắm thức ăn và thuốc men đem vào, rất hạn chế.

      Xóa
  30. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 22:16 19 tháng 3, 2018

    Tiếp lời bạn XUYẾN,
    Tôi có tư liệu về nhà tù Côn Đảo, Phú Quốc rất đầy đủ.
    Xin bổ sung tiếp ý của bạn vài tư liệu sau:
    - Tổng số tù binh cả miền Nam bao gồm các trại giam ở các Vùng chiến thuật là hơn 40.000 người, riêng tại Phú Quốc có hơn 30.000 người.
    Từ giữa năm 1967 đến trao trả địch giết chết hơn 4.000 người tù chủ yếu ở Phú Quốc. Có lần họ dùng đại liên bắn vào phân khu B8 làm chết 13 người, bị thương 130 người.
    Biệt giam 2 Phú Quốc nổi tiếng ác ôn do giám thị Nhu cai quản. Chỉ chưa tới 50 m2 có lúc nhốt gần 200 người, mỗi ngày người tù chỉ được ăn 2 lần mỗi lần 1 vắt cơm bằng trái cam nhỏ với nửa ca US nước, ko mắm muối, ko thức ăn. Tù bị đánh ở Ban điều hành về đây bị Nhu đánh tiếp cả 10 ngày sau (Chính bản thân tôi trong cuộc).

    Có 261 từ binh vượt ngục về với cách mạng trên đảo (số bị bắt lại, bị bắn chết, đi lạc hy sinh trong rừng chưa thống kê được).
    Số tù binh bị giết chết địch chôn ở nghĩa địa đồi 100. Sau giải huyện Phú Quốc quy tập về Nghĩa trang Dương Đông. Hiện Nghĩa trang này có hơn 3.700 ngôi mộ trong đó có 1.375 mộ có tên, còn lại là mộ khuyết danh.
    Quá trình quy tập hài cốt tù binh ta phát hiện 2 một tập thể địch chôn 513 và 508 liệt sĩ, nhiều lớp hài cốt xếp lên nhau, địch đổ hóa chất vào xác, còn nhiều dụng cụ tra tấn tù trên hài cốt liệt sĩ. Ngoài ra còn một số ngôi mộ tập thể ít hơn cũng tìm thấy, quy tập về cải tán thành 3 ngôi mộ tập thể.
    Có điều lạ là trong số 1.475 mộ có tên ko có ai là người ở Sài Gòn Gia Định cả!
    - Côn Đảo: Nghĩa trang Hàng Dương hiện nay có 4 khu mộ:
    Khu A: 688 (có 7 mộ tập thể) trong đó 91 mộ có tên và 597 mộ khuyết danh. Đa số hy sinh từ 1945 về trước. Nơi đây có mộ Liệt sĩ
    cách mạng Lê Hồng Phong và nhà yêu nước Nguyễn An Ninh.
    Khu B: 695 ngôi mộ (có 17 mộ tập thể), trong đó có 276 mộ có tên và 419 mộ khuyết danh. Đa số phần mộ từ năm 1945 - 1960. Nơi đây có mộ Anh hùng Liệt sĩ Võ Thị Sáu và Anh hùng Cao Văn Ngạc.
    Khu C: Gồm 373 ngôi mộ (có 1 mộ tập thể), trong đó 332 mộ có tên và 41 mộ khuyết danh. Đa số phần mộ từ năm 1960 - 1975. Nơi đây có phần mộ Anh hùng Lê Văn Việt.
    Khu D: Gồm 175 ngôi mộ, trong đó có 14 ngôi mộ có tên và 144 mộ khuyết danh. Đặc biệt khu D được quy tập các mộ ở Hòn Cau và Hàng Keo về.
    Nhà tù Côn Đảo được Tống đốc Bonard ở Nam Kỳ thành lập ngày 1-2-1862, tới 30-4-1975, thời gian rất dài, chiến sĩ cách mạng và người dân yêu nước hy sinh ở đây rất nhiều, không thể biết hết, những mộ hiện có chỉ một phần của các hài cối liệt sĩ ta tìm được sau giải phóng.

    Hệ thống nhà tù Côn Đảo địch xây dựng để tàn sát tù ghê gớm lắm. Chuồng cọp gồm 2 khu, mỗi khu 2 dãy, mỗi dãy 20 chuồng. Phía trên chuồng cọp có song sắt, hành lang để gác ngục hành hạ tù bất cứ lúc nào. Ngoài ra tại đây còn có 60 phòng giam ko mái che mỗi phòng rộng 1,45m dài 2,5m, được gọi là "phòng tắm nắng" Tù nhân vào đây khoảng 3 tháng tường là sẽ chết vì bị xiềng chân, bị tra tấn, bị bỏ đói. Một trong những hình thức tra tấn tàn độc tại chuồng cọp là vào những ngày nắng, cai ngục dội nước lạnh, nước bẩn từ trên xuống, sau đó rắc vôi bột để rơi gặp nước gây bõng cho người tù. Phòng tắm nắng còn là nơi dùng để hành hạ, phơi nắng, phơi mưa người tù hoặc là lôi người tù ra đó để đánh đập tra tấn. Hệ thống chuồng cọp thực dân Pháp rồi ngụy quyền Sài Gòn ngụy trang kín đáo trong trại giam Phú Tường. Giữa khu chuồng cọp và nhà giam cách nhau bằng một cánh cửa nhỏ bị khóa lại như đã lâu ko dùng tới. Khu biệt giam, chuồng cọp bị chính quyền thực dân Pháp và chính quyền Sài Gòn giấu kín hoàn toàn 30 năm. Đến tận năm 1970, nó mới được một đoàn dân biểu Mỹ phát hiện. Sự thật phơi bày đã gây chấn động với dư luận quốc tế.

    Trả lờiXóa
  31. Truyền thống của CS là nói quá, cái gì của người ta thì nói cho thậm tệ, còn cái gì của mình thì ca ngợi hết lời, trò tuyên truyền mị dân này giờ không còn ai xa lạ nên đừng hòng thi thố nữa. Tỷ như, Mỹ và đồng minh đưa quân vô Miền Nam Việt Nam để hỗ trợ ngăn chặn làn sóng CS lan xuống các quốc gia phía dưới thì CS la làng rằng Mỹ xâm lược, còn Nga xô và Tàu cộng thậm thụt đưa quân, chuyên gia vô Bắc Việt thì họ bảo là "tinh thần quốc tế vô sản" hoặc bản thân CS Việt Nam đưa quân qua Cam bốt cũng bắn giết, cũng tàn sát... nhưng gọi là "quân tình nguyện" vì tinh thần quốc tế vô sản cao cả ! Đúng "lưỡi không xương nhiều đường lắt léo".

    Tư tui đã chuẩn bị xong một loạt bài "tả thực" về xã hội hiện tại, tiếc là chưa thấy có Entry mới nào để đăng cho nó phù hợp. Tư tui không dám mơ ước được như những nhà văn "hiện thực xã hội" thời Pháp thuộc để có thể viết nên được những "án văn bất hủ" về cuộc đời của những kẻ như Chí Phèo, Bá Kiến, Chị Dậu... dưới chế độ nửa thực dân, nửa phong kiến thối nát, Tư tui chỉ dám kể về những nhân vật có thật thời nay nhưng họ giống Chí Phèo ở chỗ là muốn làm người lương thiện nhưng không ai cho mà cả xã hội bắt họ phải làm cặn bã, rất nhiều cặn bã như Chí Phèo để nuôi mập thây cũng rất nhiều cường hào ác bác như Bá Kiến.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tui lót dép hóng loạt bài "tả thực" của Tư nè , cứ đăng vài bài lên cho anh em xem trước thế nào.

      Xóa
    2. Xã hội là một tật thể cùng chia sẻ một thể chế và có cùng văn hoá.

      Thời phong kiến nửa thuộc địa nhà nước chưa có hiến pháp và pháp luật thì có Chí Phèo và Bá kiến.

      Ngày nay là nhà nước pháp quyền có hiến pháp và pháp luật. Mọi người bình đẳng với hiến pháp và pháp luật.

      Pháp luật là nhằn ngăn ngừa tệ nạn xã hội, loại bỏ tối đa cặn bã xã hội để xã hội được trong sạch văn minh.

      Khi nhà nước, xã hội đã có luật pháp mà nói "muốn làm người lương thiện nhưng không ai cho mà cả xã hội bắt họ phải làm cặn bã" là nói bậy .



      Xóa
    3. Lâu nay kiểu cách Tư xuất hiện ở đây không hay lắm, nói thẳng là khá lưu manh. Nhưng thôi , bỏ, Tư làm lại từ đầu. Tư nhé. Hãy là chính mình, dù trái chiều nhưng hãy trước hết là người tử tế lương thiện. Tư trời biển, Tư nổ gì cũng được , đừng có thế này thế khác, Quế Sơn Quế xiếc,Ju von ju viếc,...hãm tài lắm. À mà hình như chuyên môn "tả thực" cuả Tư đâu phải là "hiện thực xã hội", mảng khác mà.

      Xóa
    4. Nhà nước, xã hội có luật pháp cấm các tện nạn xã hội là để cho Tư và nhiều người trở thành người lương thiện, cho xã hội được văn minh, vậy mà sao Tư lại cứ cố tình vi phạm luật pháp tự trở thành cặn bẫ xã hội.
      Đã không tự giác tôn trọng pháp luật và làm theo pháp luật để thành người tử tế lại cố tình vi phạm luật rồi lại đổ vấy cho xã hội "không cho làm người tử tế" là sảo ? Còn đâu nhà nước phong kiến thời xưa không có hiến pháp và pháp luật để mà nói là xã hội không cho.


      Ở nhà nước pháp quyền thì pháp luật cấm không cho làm việc xấu, tức là xã hội cho làm người tử tế đấy chứ sao lại nói là không, để rồi nguỵ biện cho những việc làm sai trái của mình thì sao có thể trở thành người lương thiện đước?

      Xóa
  32. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 09:28 20 tháng 3, 2018

    NÓI CHUYỆN SÁCH
    Tôi vừa nhận được báo biếu tháng này của Tạp chí Sổ tay xây dựng Đảng, thuộc Ban Tuyên giáo TP HCM. có bài của Phó Tổng biên tập Nguyễn Minh Hải: TS Nguyễn Văn Khoan: "Mong sao mỗi nhà đều có một quyển sách về Bác Hồ". Bài báo như nhắc tôi kiểm tra xem mình có bao nhiêu cuốn sách về chủ đề Bác Hồ? Tiện thể xin đưa lên đây:
    1. Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia.
    2. Học Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta học gì, Phạm Văn Đồng, NXB Chính trị quốc gia.
    3. Bác Hồ thời niên thiếu, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Nghệ An, NXB CTQG.
    4. Khắc sâu những lời dạy của Bác, TS Nguyễn Văn Khoan, NXB CTQG.
    5. Bác Hồ con người & phong cách, TS Nguyễn Văn Khoan, NXB Trẻ
    6. Hồ Chí Minh sự hình thành một nhân cách, Trần Thái Bình, NXB Trẻ
    7. Ta bên Người, Người tỏa sáng trong ta, NXB TN
    8. 108 câu chuyện vui đời thường của Bác Hồ, Trần Đương, NCB THông tấn
    9. Bác Hồ với các chiến sĩ Quân đôi nhân dân Việt Nam, Đỗ Hoàng Linh & Văn Thanh Mai, NXB TN
    10. Hồ Chí Minh những dự báo thiên tài, Trần Đương, NXB TN
    11. Trí nhớ đặc biệt của Bác Hồ, Trần Đương, NXB TN
    12. Mênh mông tình thương Hồ Chí Minh, Tạ Hữu Yên, NXB TN
    13. Những năm tháng bên Bác Hồ kính yêu, Nhiều tác giả, NXB TN
    14. Hồ Chí Minh trả lời phỏng vấn báo chí, Nguyễn Sông Lam & Nguyễn Song Châu, NXB TN
    15. 100 câu nói về dân chủ của Hồ Chí Minh, Nguyễn Khắc Mai, NXB Trẻ
    16. Học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh, NXB TN
    17. Những chuyện đáng nhớ trong cuộc đời cách mạng của Bác Hồ, Nguyễn Văn Ân, NXB Công an nhân dân
    18. Hồ Chí Minh với nhân tài và kiến quốc, Nhiều tác giả, NXB QĐND
    19. Hồ Chí Minh đỉnh cao truyền thống NHÂN TRÍ DŨNG VIỆT NAM, Nguyễn Khắc Nho, NXB CTQG
    20. Phương pháp dân chủ Hồ Chí Minh, Phạm Văn Bính (chủ biên), NXB CTQG
    21. Triết lý phát triển Hồ Chí Minh, giá trị lý luận và thực tiễn, PGS. TS Phạm Ngọc Anh (Chủ biên)
    22. Chủ tịch Hồ Chí Minh với Xây dựng Đảng, Cao Minh & Nguyễn Đức Tước, NXB TN
    23. Những lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Nguyễn Vũ & Nguyễn Thái Anh, NXB TN
    24. Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng lãnh đạo nhà nước. Học viện Chính trị quốc gia, NCB CTQG
    25. Bác Hồ kể chuyện Tây du ký, Trần Văn Giang, NXB Trẻ.

    Trả lờiXóa
  33. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 09:52 20 tháng 3, 2018

    Tiếp theo
    26. Kể chuyện Bác Hồ, tập 2, Nhiều tác giả, NXB Giáo dục
    27. Kể chuyện Bác Hồ, Nhiều tác giả, NXB Văn học
    28. Tuyển tập thơ nhạc Về Bác Hồ, Nhiều tác giả, NCB Trẻ
    29. Hồ Chí Minh tên Người là cả một niềm thơ, Nhiều tác giả, NXB Kim Đồng
    30. Chủ tịch Hồ Chí Minh chúc Tết, TS Vũ Thị Nhài, NXB Lao động
    31. Thơ chúc Tết của Bác Hồ, TS Trần Viết Hoàn, NXB CTQG.
    32. Di chúc của Bác Hồ, NXB CTQG
    33. Những chuyện kể về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh tập 4, Ban Tuyên giáo TU TP HCM tặng tôi có bài đăng sách này. (Bác Hồ luôn ở trong trái tim tôi, tr 139).
    34. Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh nguồn sáng dẫn đường, Ban Tuyên giáo TU TP HCM tặng tôi có bài đăng sách này (Để thực hiện tốt Di chúc của Bác Hồ, tr 373)

    Ngoài ra còn có nhiều bài về Bác Hồ ở các Tạp chí tôi lưu trữ từ lâu nay.

    Tử sách tất nhiên cũng còn nhiều cuốn có giá trị cao như:
    - Xây dựng chỉnh đốn Đảng là nhiệm vụ then chốt để phát triển đất nước của TBT Nguyễn Phú Trọng.
    - Từ quyển nhật ký 50 năm tìm về, Võ Nguyên Giáp vị tướng "Văn đức quán nhân tâm", Tác giả Ngọc Anh (Tuyển chọn).
    - V.v...

    Bản thân tôi cũng góp được mấy cuốn về Bác Hồ:
    - "Nguyện làm người học trò nhỏ của Bác Hồ" 2 tập.
    - Bác sống như trời đất của ta"
    - Sắp in cuốn: Trong ngục tối nhớ Bác Hồ dạy.

    Càng đọc, càng viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh, đầu óc tôi mở rộng tầm nhìn, hiểu đời, hiểu người, cuộc sống thấy vui đẹp hơn, hạnh phúc hơn...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác ơi, cụ Hồ có quá nhiều người nguyện làm học trò . Nhưng đức tính khiêm tốn của cụ thì họ lại o nhớ!

      Xóa
  34. Vinh danh linh mục Alexandre de Rhodes: cha đẻ chữ Quốc ngữ

    GS Nguyễn Đăng Hưng - Nay nhân sinh nhật (15/3/1591) thứ 427 của ngài Alexandre de Rhodes, tôi xin có bài đúc kết sơ bộ sau một thời gian tham khảo các bậc thức giả, cao minh tại Việt Nam, Pháp, Bồ Đào Nha, ngay cả nhà thờ Vank tại ISFAHAN cố đô nước Ba Tư, nay là Iran.

    1.- Vì sự ra đời và phổ biến của chữ quốc có công sức của nhiều người: Các giáo sỹ Bồ Đào Nha (Francisco De Pina, Gaspar De Amaral, Antonio Barbosa…, các cộng tác viên người Việt, các học giả người Việt: Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Văn Vĩnh…), vinh danh và tri ân Alexandre De Rhodes, không thể bỏ qua sự đóng góp của họ. Khi cho in chính thức tại Roma năm 1651 cuốn từ điển Việt – Bồ – La, Linh Mục Alexandre de Rhodes đã đóng vai trò một nhà tổng hợp, một nhà hoàn thiện, có công lập công bố quốc tế cho sự ra đời của chữ quốc ngữ.

    2.- Vẫn biết lúc ban đầu các giáo sỹ cơ đốc chỉ muốn tạo dựng một phương tiện hữu hiệu để truyền đạo, nhưng tính cách nghiêm túc và khoa học của công trình của họ đã cho ra đời một sản phẩm văn hóa tuyệt vời giúp cho người Việt có cơ hội nhanh chóng hòa nhập với thế giới văn minh, giúp các trẻ em Việt Nam có thể nhanh chóng biết đọc và biết viết, thoát ra những rối rắm của cách viết tượng hình vay mượn từ Trung Hoa.

    Các chí sỹ yêu nước của các phong trào canh tân đất nước như Duy Tân, Đông Kinh Nghĩa Thục… đã sớm ý thức được lợi thế này và đã chọn chữ quốc ngữ làm phương tiện truyền bá những tư tưởng dân chủ tiến bộ, mưu cầu giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ của thực dân Pháp.

    Bởi vậy, việc vinh danh chữ quốc ngữ, tri ân những đóng góp của các tác giả phải dựa trên tinh thần đồng thuận, hành động đoàn kết, thoát ra ngoài những thành kiến hẹp hoài, những dị biệt tôn giáo, những định kiến sai lầm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Liên quan đến việc vinh danh linh mục Alexandre de Rhodes, tôi xin nhắc lại là hiện đang có một bức tượng đá bán thân Alexandre de Rhodes do điêu khắc gia Phạm Văn Hạng tạc nhân kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội. Bức tượng này hiện vẫn chưa có được vị trí xứng đáng để an vị.

      "... Nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng- tác giả bức tượng kể: "Khi về nghỉ hưu trí, cố thủ tướng Võ Văn Kiệt nghĩ nhiều hơn về công lao của Alexandre de Rhodes. Ông nói: "Chúng ta - dân tộc Việt Nam mang ơn ông ấy (Alexandre de Rhodes) là một sự thật!".

      Và thế là ông đã mời tôi và nhà sử học Dương Trung Quốc đến nhà ở TP.HCM để "đặt hàng", nhờ tạc cho được một bức tượng về Alexandre de Rhodes. Ông bảo trước hết cho chính ông, để ông với tư cách một người Việt tỏ lòng tri ân người có công đóng góp cho dân tộc yêu dấu của mình... Cố thủ tướng đã tâm sự với tôi và ông Dương Trung Quốc: "Ước nguyện của tôi là bức tượng Alexandre de Rhodes được đặt ở Thủ đô Hà Nội, chúng ta biểu thị một sự hàm ơn và vinh danh người có công, tỏ rõ sự quý trọng văn hóa, khoa học...".

      Nhà điêu khắc Phạm Văn Hạng nói "đó là cơ duyên mà tôi đã quyết tâm hoàn thành bức tượng Alexandre de Rhodes cao 3m, rộng 2m, nặng 43 tấn làm từ đá hoa cương tại một ngọn núi của tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu. Nhưng cho đến khi cố thủ tướng Võ Văn Kiệt ra đi, tâm nguyên của ông vẫn chưa thành.

      Đến hôm nay sau gần 10 năm, bức tượng đó vẫn đang nằm trong khuôn viên ký túc xá trường Đại học Quốc gia tại Linh Trung (Thủ Đức, TP.HCM)."
      (Theo: https://laodong.vn/tan-man/tieng-nuoc-toi-591255.ldo)

      Xóa
  35. Thấy bé Phạm Quỳnh Anh nó trong sáng quá, thánh thiện quá, vân vi khi gõ thứ câu chữ trần tục vì tự thấy mình có lỗi như người không tháo giầy, bỏ dép tại hiên mà tỉnh bơ xồng xộc mang vào thánh đường, tam bảo yết bái Chúa, Phật, Đất, Trời. Dè dặt, những 55 cái còm rồi, bây giờ mới gõ. Chung nhất, hơn nửa trăm cái còm, một ít nói sai, một ít nói bốc phét, còn hỗn hào lưu manh thì vắng, giảm.
    -Trước nhất, xin góp lời về chuyện nhà tù và việc tra tấn đánh đập mà các chế độ chính trị nào cũng áp dụng. Nhà tù là cơ sở vật chất để người tù thụ án sau khi làm rõ những hành vi mà đối tượng bị bắt đã chấp nhận vi phạm tại nơi tạm giam tạm giữ. Tùy theo chủ trương chung của mỗi chế độ chính trị mà các biện pháp mềm, cứng, nhân vị hoặc dã man khi khai thác đối tượng bị bắt diễn ra trong giai đoạn này. Nhà tù là nơi thụ án, không là nơi tra tấn, đánh đập, giết chóc. Người thụ án, có thể đã có mức án ở tòa hoặc chịu cách thụ án "an trí"(không biết khi ngày về). Trong chiến tranh chống Mỹ, miền Nam quá nhiều nhà tù. Tỉnh thành nào cũng có lao xá. Có tỉnh, thành vừa có lao xá địa phương vừa có lao xá các địa phương. Hai nhà tù lớn là Côn Đảo và Phú Quốc. Côn Đảo là nơi thụ án của những đối tượng hoạt động chống chế độ thuộc nhóm dân chính, chính trị quan trọng, được cai quản bởi lực lượng cánh sát. Phú Quốc là nơi thụ án của những đối tượng thuộc quân địa phương hay chính qui, được cai quản bởi lực lượng quân cảnh( Q.C-cảnh sát quân đội). Chuyện đánh đập, tra tấn dã man diễn ra có khi công khai(để dằn mặt), có khi không công khai(ở mức độ, cấp độ tội ác) diễn ra ở nhà tù Côn Đảo, Phú Quốc suốt một thời gian dài để khuất phục và thiêu chột sức chiến đấu của người tù là có thật.
    -Mấy điều nói sai:
    Về dược học: Atropin không phải là thuốc giảm đau. Nó là thuốc làm giản cơ(chống co thắt). Khi phẫu thuật ruột thừa, cái cần nhất là đường ruột phải co thắt(nhu động), tín hiệu tốt, an toàn của hậu phẫu. Dư lượng Atropin tiêm không đúng sẽ làm sai tín hiệu hậu phẫu, đường ruột không nhu động, nên các bác sĩ sẽ không được phép tiến hành phẫu thuật vì đó là y lệnh bắt buộc.
    Về y học: Vi trùng trong mưng mủ ruột thừa thuộc nhóm gram cộng (+). Vi trùng gây rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy thuộc nhóm gram trừ(-). Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hóa trường diễn có thể là do "bốc phét bội nhiễm"! Có lẽ, khai dân chính phức tạp, bị vặn vẹo đánh đập nên khai quân địa phương, vác súng, sai đâu đi đó, sai đâu đánh đó để được yên thân ra Phú Quốc. Đúng là quân điếm đĩ! Đúng là phường chuyên bốc phét đầy mâu thuẫn. Mác gì mà Mác: Vườn đất hình tam giác, tóp hậu. Mác gì mà Mác: "Thính giác cao cấp và việc liên lạc với các Thầy dạy tâm linh" Mác này quả là mác lê! Học chưa qua lớp 11 đêm, rồi ra bưng, rồi bị tù, rồi trao trả, rồi giải phóng, rồi thương mại tổng hợp, rồi vơ vét, rồi qua phụ trách tâm thần, rồi cuối cùng sống với sự "bội nhiễm bốc phét". Phan Hải Phú, 1940! Điếm lão!!!

    Trả lờiXóa
  36. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 08:13 21 tháng 3, 2018

    NÓI TIẾP CHUYỆN SÁCH
    Trong tủ sách của tôi có cuốn "Tháng ngày tôi sống với những nười Cộng sản" của THANH NGHỊ. Ông là nhà Từ điển học của miền Nam, tham gia và từng giữ các chức vụ: Phó Chủ tịch Liên minh các lực lượng Dân tộc, Dân chủ và Hòa bình; ra chiến khu năm 1968, Thứ trưởng Bộ Văn hóa trong Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam; Giám đốc Thư viện Tổng hợp TP Hồ Chí Minh.

    Đây là cuốn sách của một trí thức ngoài Đảng nói về những người Cộng sản, đề cập đến nhiều lãnh đạo cao cấp của Cách mạng miền Nam như LS Nguyễn Hữu Thọ, KTS Huỳnh Tấn Phát...rất trung thực. Ai cần hiểu nên tìm đọc cho biết.

    Mục lục cuốn sách:
    Thay lời nói đẩu
    Ta đang đưa ai đi vào nghĩa trang
    Tháng ngày tôi sống với những người Cộng sản
    Họp suốt ngày, họp suốt đêm
    Lao động
    Ngôn ngữ
    Xây cứ
    Trận B52 đầu tiên: cung cách mình đánh Mỹ
    Giao bưu
    Vận chuyển
    Ngày hội lớn
    Tết cách mạng
    Đại hội Anh hùng
    Những người mẹ ở đây
    Ai về đường Chín, Khe Sanh
    Cho và Nhận
    Văn Công
    Giai cấp
    Chỉnh huấn
    Cá nhân
    Công tác tư tưởng
    Đảng
    Về Bác
    Tự kiểm
    Vẫn còn cá nhân
    Kết nạp
    Người quay lưng lại.

    Trích vài đoạn ngắn cũng ko thể phản ánh được nội dung cuốn sách dày này, nên tôi ko trích.

    Trả lờiXóa
  37. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 09:02 21 tháng 3, 2018

    ĐIỀU CẦN NÓI

    Từ lâu tôi ko muốn nói về việc này, ko cần thiết. Nhưng có kẻ mù đui ko hiểu, nên hôm nay tôi phải nói.

    Làm người, phải biết rõ bản thân mình có cái mạnh, điều yếu để phấn đấu khắc phục, bổ túc, bổ sung, vượt lên. Con người, ai tự thỏa mãn cho mình đã học hành cao ko phấn đấu thì dẫm chân một chỗ và tất nhiên bị tụt hậu.

    Trong hàng ngũ cán bộ cách mạng ko ít người ko có điều kiện học hành lên cao, đây là chuyện ko khó hiểu, vì đa số họ là những người nghèo khổ, giai cấp cần lao ko có điều kiện học hành như người giàu có. Nhưng cách mạng luôn tạo điều kiện và bắt buộc họ phải học tập nâng trình độ lên theo từng thời kỳ để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao. Đó là sự thật của thời kỳ kháng chiến và sau hòa bình 1954 và 1975.
    Rất, rất nhiều người sau hòa bình đã học Bổ túc Văn hóa tập trung hoặc tại chức để nâng trình đô lên thi vào học Đại học. Có người học lên cao hơn đến trình độ Th.S, TS nữa kìa.

    Tôi cũng nằm trong diện phải học bổ túc thêm để học lên cao hơn đạt trình độ Đại học từ lâu rồi, các rận sĩ ạ!

    Cũng nói cho các rận sĩ biết: Tôi học trường Đảng Cao cấp là 1 trong 6 học viên đạt loại giỏi, lớp học gần 200 người. Bài kiểm tra đạt toàn 9 điểm, có một bài thầy tranh luận nhau người đòi cho 10 điểm, người nói cho 10 bằng thầy sao? Cuối cùng cho 9 điểm cộng.

    Không phải tay thường mà được học Lớp Quản lý kinh tế do chuyên gia Liên Xô dạy cho cán bộ trung cao cấp học năm 1985 tại TP HCM được đâu.

    Học Viện hành chính quốc gia, nơi đào tạo cán bộ trung cao cấp, tôi cũng đã học xong Lớp Quản lý Nhà nước, dành cho Chuyên viên chính, Giám đốc Sở...Cuối khóa cũng đạt học viên loại giỏi.

    Khi mang nặng thành kiến sẽ làm con người ta tối mắt, ko nhìn rõ sự vật.
    Với người từng cho rằng mình giỏi, hay sửa lời người này, người kia, tôi vẫn nhìn ra cái yếu kém của họ, ko chỉ họ thiếu những điều người như tôi có họ ko có mà ngay cả điều họ cho họ giỏi cũng ko phải như họ tự hào đâu.

    Tên mạng này mọi người chắc cũng đã nhìn thấy điều tôi nói.

    Người đời dạy rằng: "Ngậm máu phun người dơ miệng mình". Hãy nhớ điều đó, nếu người còn chút tự trọng!?

    Thói bịa đặt nói xấu người khác là của những kẻ như thế nào trên đây mọi người cũng rất dễ nhận ra. Hành động đó nhục lắm lắm, chỉ có kẻ ngu mới như thế, vì chỉ gặt được gậy ông đập lưng ông mà thôi!

    Trả lờiXóa
  38. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 11:31 21 tháng 3, 2018

    NÓI THÊM:

    Tôi có bài được Ban Tuyên giáo TU TP HCM chọn đưa vào 2 cuốn sách như đã giới thiệu ở trên kia. Không thể có chuyện người không có trình độ mà được chọn bài đăng sách này đâu.

    Nói rõ thêm:
    1. Cuốn có nhan đề "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nguồn sáng dẫn đường" dày như một cuốn tự điển với 710 trang, tập hợp những bài viết của các đồng chí lãnh đạo cao cấp:

    Lời giới thiệu
    Báo cáo Đề dẫn Tọa đàm Khoa học
    "Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Nguồn sáng dẫn đường", của đ/c Thân Thị Thư, UVBTVTU, Trưởng Ban Tuyên giáo TU TP HCM.

    Phát biểu của đ/c Lê Thanh Hải, UVBCT, Bí thư TU TP HCM tại buổi Tọa đàm khoa học kỷ niệm 45 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

    Sách chia làm các phần:
    Phần thứ nhất:
    DI CHÚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH - GIÁ TRỊ TRƯỜNG TỒN
    Gồm có 12 bài của 12 tác giả, trong đó có 1 TS. GS NGND, 1 GS NGND, 7 PGS TS. 1 TS, 1 Th. S.

    PHẦN THỨ HAI:
    THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH THỰC HIỆN LỜI DẠY CỦA BÁC. Có 23 bài gồm nhiều TS. PGS, Th.S..

    PHẦN THỨ BA
    PHẤN ĐẤU XÂY DỰNG ĐẢNG TRONG SẠCH, VỮNG MẠNH THEO DI NGUYỆN CỦA BÁC, gồm 21 bài cũng nhiều TS, Th.S. Bài của tôi nằm trong phần này: "Để thực hiện tốt Di chúc của Bác Hồ" trang 373.

    PHẦN THỨ TƯ
    GIỮ GÌN THÀNH QUẢ CÁCH MẠNG MÀ ĐẢNG, BÁC HỒ VÀ NHÂN DÂN TA ĐÃ DÀY CÔNG XÂY DỰNG, có 9 bài.

    PHẦN THỨ NĂM
    XÂY DỰNG ĐÔI NGŨ KẾ THỪA XỨNG ĐÁNG VỚI KỲ VỌNG CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH, có 12 bài, cũng có nhiều TS. Th.S.
    Như vậy cho thấy những bài được chọn đăng sách này tác giả phải có trình độ nhất định chứ ko thể là người ít học mà viết bài đạt được.

    Cuốn thứ hai:
    "NHỮNG CHUYÊN ĐỀ
    VỀ TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH" (Tập 4)

    Sách dày 360 trang, có 54 bài được chọn đăng. Bài của tôi ở phần III: GƯƠNG SÁNG HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH".
    Bài của tôi có tựa: "Bác Hồ luôn ở trong trái tim tôi" (trang 139).
    Tất nhiên bài cũng được chọn lựa kỹ càng, ko hề có chiếu cố giảm tiêu chí bất cứ cho ai.

    Ai muốn hiểu chỉ cần đến Thư viện, nơi này luôn có đủ sách phục vụ bạn đọc, ko phải tìm mua tốn kém, có khi sách đã bán hết rồi.

    Còn sách in phát hành qua NXB, đặc biệt sách viết về Bác Hồ, NXB họ thẩm định rất kỹ, rất chặt chẽ, ko có chuyện sách viết ko đảm bảo chất lượng mà được NXB chấp nhận cho giấy phép xuất bản đâu.

    Trả lờiXóa
  39. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 12:01 21 tháng 3, 2018

    Chưa hết đâu, tôi còn nhiều bài đang trong sách "Một thời làm báo", Hồi Ký của Các Nhà Báo Cao Tuổi Tại TP. HCM.
    Số 7, 8, 9 ...đều có bài của tôi...

    Tập trung bài nhiều nhất ở Tạp chí Sổ tay xây dựng Đảng, Tuần báo VN TP HCM; ở báo Long An, SGGP, Tuổi Trẻ cũng có, nhưng ko thường xuyên.

    Người ta "giỏi" lắm? Vậy đã viết được bao nhiêu bài, đăng ở đâu hãy nói cho mọi người biết xem "giỏi" cỡ nào? Hay chỉ nói khoét, ko chứng minh được điều đã nói? Nếu đúng như vậy thì nên câm mồm đi là vừa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Bao nhiêu bài? Đăng ở đâu? Nói cho người ta biết!". Lại "5 bước công tác" vắt vai, lận lưng. Mẹ kiếp thằng này! Mày quá khờ khạo, thằng điếm già Phan Hải Phú!

      Xóa
  40. Đồ điên! Ở đây không là nơi khoe mẽ giỏi, tài. Tài,giỏi, đức độ, tính nết, phẩm hạnh như thế nào thì bạn đọc tử tế, có thể không tường hết nhưng thế nào họ cũng rõ tầm 70-80%. Riêng QS này mót ị thì cũng chọn ị vào toa-lét xứng tầm chứ không ị vào hố xí 2 ngăn ngày xửa ngày xưa. Sai sót, điếm đĩ thì QS phải chỉ ra để lớp trẻ chúng khỏi nhầm. Già rồi, thủ thường. Điếm đĩ thêm, nhục lắm. Đã bảo tùng xẻo thì tùng xẻo. Không bỏ qua, không tha chém đâu, thằng già lươn lẹo, láo luyến, bịp đời, Phan Hải Phú!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phan Hải Phú là tên thật của bác Thép hả, sao bác biết?

      Xóa
    2. Trước đây khi trúng những đòn chí mạng tên ngụy già XYZ tức Quế Sơn tức ... sẽ điên dại như thế này và chuyển sang xài nick với nghề sở trường Wax wax lông L...hoặc nick chửi chủ trang và mọi người. Nhiều khi nghĩ không ra tính cách thằng cờ vàng này.

      Xóa
  41. Bạn đừng có thái độ bất mãn người ta hoài, bạn phải quay về kiểm điểm mình mới đúng.
    Bất mãn người khác là chuốc khổ cho chính bạn .

    Lời phật .

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hết sức cám ơn và xúc động về lời nhắc nhở đầy nhân văn của Bạn. Tôi vừa mới chạm tay vào chùa Đồng trên núi Yên Tử về. Bạn có tin rằng xúc phạm chính trị đối với những ai tự trọng, tự ái, chuộng tử tế là SỰ XÚC PHẠM CẤP ĐỘ CAO NHẤT, mà, không bao giờ có thể tha thứ. 21 năm chiến tranh, 1 phút để lòng mình vấy bẩn vì lợi danh, vì thân an, có hại cho cách mạng , cho kháng chiến, tôi chưa hề. Thế mà thằng Phan Hải Phú, không rõ tôi "mặt ngắn mặt dài" trên mạng ảo, dám phán bừa, tôi, thằng "phản động, trở cờ, chiêu hồi". Ai trao cho hắn cái quyền phi lý, chó đẻ, ngạo mạn thế. Gieo và Gặt. Nhân và Quả. Tất nhiên và Ngẫu Nhiên. Hắn ngu nhưng mấy cái món duy vật biện chứng này hắn nằm lòng. Tôi nguyện sẽ "trị" hắn, không dừng trên mạng ảo mà sẽ trong đời thường nếu hắn không có, không biết văn hóa xin lỗi.

      Xóa
  42. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 15:22 22 tháng 3, 2018

    Tôi đã nói ở trên kia là ko cần nói chuyện tôi làm được gì, nhưng bởi thái độ của hắn tôi phải tiếp tục nói.

    Hắn luôn nói xấu tôi, buộc tôi phải nói cho hắn biết.

    Còn đây nữa:

    Ko chỉ tôi viết hàng trăm bài báo ngoài những nơi đã nói ở trên kia còn đăng ở Bản tin Mặt Trận TP, báo Cựu chiến binh TP.

    Đã có 3 lần đoạt giải thưởng:
    - Một bài nhân kỷ niệm 70 năm Nam Kỳ Khởi Nghĩa. Giải thưởng ở địa phương.
    - Một bài viết về gương học tập làm theo đạo đức Hồ Chí Minh của Bí thư HU. (Do STXDĐ tổ chức xét tặng)
    - Một bài đăng trên Tuần báo VN TP HCM viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh, được Ban Tuyên giáo TP HCM xét tặng thưởng 10 triệu đồng, vào ngày 17-9-2015. Là giải thưởng Sáng tác quảng bá tác phẩm văn học nghệ thuật và báo chí chủ đề Học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.

    Việc này nữa:
    Năm 2014, Hội đồng lý luận Văn học nghệ thuật TW mời đại diện người viết báo TP HCM ra Hà Nội dự cuộc Tọa đàm về Bộ sách ĐƯỜNG THỜI ĐẠI, của nhà văn Đặng Đình Loan. TP giới thiệu tôi đi. Hội đồng gửi thư vào mời, họ lo tất cả chi phí vé máy bay, ăn ở, xe đi về tại 2 sân bay TSN và Nội Bài.

    Nói ra điều này để khẳng định tôi không chỉ có năng lực viết báo mà còn có trình độ phê bình tác phẩm nữa. Không ai đi mời người ko có trình độ dự họp có ý kiến góp cho một bộ tiểu thuyết (Đường Thời Đại, 15 tập) như tôi đã được mời dự.

    Tác giả (nhà văn Đặng Đình Loan) đã rất vui mời tôi, thân chinh lái xe đưa về nhà ở Hồ Tây mời cơm tối, tâm tình nhiều điều về cuộc đời của anh ấy...

    Chuyện bất đồng quan điểm, ko ưa nhau là quyền cá nhân mỗi người. Nhưng ko vì thế mà dùng những lời lẽ côn đồ, chỉ có những kẻ lưu manh mới như thế chứ người có nhân cách ko ai như vậy.

    Ai điếm? Chính kẻ tự mình phơi bày cái láo, cái ngu, cái hèn chính là thằng điếm đó.

    Trả lờiXóa
  43. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 15:25 22 tháng 3, 2018

    Có cần so sánh giữa hai con người ko?
    Sẵn sàng luôn.

    Trả lờiXóa
  44. Ở đây không hề ai nói lão mầy viết được những bài gì, đăng ở báo nào. Qua văn phong, nội hàm tri thức, mọi người sẽ hiểu chữ nghĩa ở ai và ai thật sự thừa chữ nghĩa. Tao chưa từng viết báo, chưa từng biết làm thơ, xưa giờ chỉ sống với nghề gõ đít trẻ THPT. Nhìn nhận chính xác của tao ngay lúc này với lão mầy: Sức khỏe tâm thần của lão mầy có vấn đề. Đang ở trạng thái mất thăng bằng. Linh tinh và lung tung lắm. Nhưng không vì thế mà tao tha cho lão mầy. Tao hành xác lão mầy đến thoi thóp để sớm theo ông rậm râu mà lão mầy thường rêu rao bẩn tai mọi người.

    Trả lờiXóa
  45. Mấy dấu hiệu bất thường của tâm thần Phan Hải Phú:
    -Liệt kê tên các đầu sách trên kệ sách gia đình, trong tủ sách nhà sinh hoạt văn hóa khóm phố vào khuôn khổ một comment.
    -Biên kê mục lục của vài cuốn sách ba vớ nào đó cốt để tung khối lượng tri thức mình đã...chép đầu đề.
    -Dong dài kể lể đã viết được những gì, được khen ra làm sao.
    Kết luận: Những việc làm như thế, người tử tế không hành xử. Bắt ép họ hành xử họ cũng chối từ.
    Nêu ý nghĩa một ít từ vựng liên quan để bạn đọc...cười mỉm chơi nhé:
    -Lịch sự: Ứng xử một cách hiểu biết.
    -Lịch duyệt:Ứng xử một cách hiểu biết, từng trãi.
    -Điên: Hành xử mọi việc bất thường ở mức độ cao, không tự kiểm soát được, trong thời gian dài.
    -Khùng: Hành xử bất bình thường, thiếu kiểm soát, trong trạng thái nóng nảy, diễn ra trong thời gian ngắn.
    -Khoe mẽ: Giới thiệu về mình một cách lộ liễu.
    -Thùng trống hay kêu: Quên mất. Nhờ vị nào thường viết "Sổ tay xây dựng Đ."nhắc hộ cho.

    Trả lờiXóa
  46. Kính bác Thép,
    Sớm nay cuối tuần, tôi vào đây dạo chơi, đọc được còm của bác.
    Muốn được bác cho biết thêm:
    - Bộ sách Đường Thời đại và tác giả Đặng Đình Loan.
    - Hội đồng lý luận Văn học nghệ thuật TW.
    - Về giải thưởng bài báo bác được Ban Tuyên giáo TP HCM khen thưởng thế nào?
    Tôi tò mò vì muốn hiểu cho rõ về trình viết lách của bác.
    Xin bác thông cảm vì sự thất lễ này?

    Trả lờiXóa
  47. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 07:15 24 tháng 3, 2018

    Gửi bạn PHƯƠNG PHƯƠNG,
    Xin lần lượt trả lời những điều bạn hỏi:

    Một:
    Bộ sách "Đường Thời Đại" của Nhà văn Đặng Đình Loan:
    Đây là bộ tiểu thuyết lịch sử về cuộc chiến tranh Việt Nam. Bộ sách lúc tôi tham gia ý kiến, tác giả đã viết được 17 tập: (NXB Chính trị quốc gia, xuất bản).
    Tập 1, từ Hiệp định Genève 1954. Tập 17, đến năm 1972.
    1. Tập 1: Ai giết Tổng thống, dài 575 trang, 26 chương.
    2. Tập 2: Đối mặt, chương 27 - 41, dài 485 trang.
    3. Tập 3: Vượt biển, chương 42 - 58, dài 530 trang.
    4. Tập 4: Bắt cóc hoa hậu, chương 59 - 76, dài 495 trang.
    5. Tập 5: Lao vào lửa, chương 77 - 92, dài 550 trang.
    6. Tập 6: Những cú đấm thép, chương 93 - 108, dài 480 trang.
    7. Tập 7: Thung lũng tử thần, chương 109 - 120, dài 480 trang.
    8. Tập 8: Giăng bẫy, chương 121 - 134, dài 510 trang.
    9. Tập 9: Mật lệnh, chương 135 - 146, dài 455 trang.
    10. Tập 10: Trước giờ G, chương 147 - 155, dài 418 trang.
    11. Tập 11: Tia chớp đầu mùa, chương 156 - 162, dài 425 trang.
    12. Tập 12: Sóng đô thành, chương 163 - 171, dài 415 trang.
    13. Tập 13: Sét Trị Thiên, chương 172 - 181, dài 428 trang.
    14. Tập 14: Vào hang sói, chương 182 - 196, dài 435 trang.
    15. Tập 15: Sập bẫy, chương 197 - 210, dài 490 trang.
    16. Tập 16: Cứu đô la, chương 211 - 221, dài 478 trang.
    17. Tập 17: Vào cửa tử, chương 222 - 236, dài 462 trang.
    Tôi gọi bộ sách này là "đồ sộ".

    Anh Đặng Đình Loan đã viết thêm mấy cuốn nữa tới 30-4-1975. Tôi cung cấp cho anh Loan một số tư liệu về trao trả tù chính trị và tù binh đưa vào sách.

    Để góp ý bộ sách, có 6 người chúng tôi chia ra đọc có nhận xét phần của mình, tôi tổng hợp chung, đi dự họp, đọc tại tọa đàm ở Hà Nội.

    Hai:
    Hội đồng Lý luận, Phê bình Văn học, Nghệ thuật Trung ương.
    Số 175 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội.

    Tôi còn giữ 3 thư mời, dấu bưu điện đề ngày 14-10-2014 và 29-10-2014, đây là thư mời ra Hà Nội dự tọa đàm bộ sách nói trên.

    Thư mời đề ngày 01-11-2014, mời dự Cuộc Hội thảo khoa học toàn quốc: "Vấn đề đạo đức xã hội trong văn học, nghệ thuật hiện nay".
    Khai mạc vào 8 giờ, ngày 11-11-2014.
    Địa điểm: Hội trường nhà khách T78, Thành phố Hồ Chí Minh
    Số 145, Lý Chính Thắng, phường 7, quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
    (Chủ tịch Hội đồng là PGS. TS Nguyễn Hồng Vinh).

    Ba:
    Giải thưởng bài báo viết về Chủ tịch Hồ Chí Minh:
    Do Ban Tuyên giáo TU. TP. HCM tổ chức, xét chọn trao tặng.

    Thư mời:
    Trân trọng kính mời:
    Nhà báo ....
    Đến dự
    LỄ TRAO GIẢI ĐỢT 2 VÀ TỔNG KẾT GIẢI THƯỞNG
    SÁNG TÁC, QUẢNG BÁ TÁC PHẨM VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT, BÁO CHÍ
    CHỦ ĐỀ "HỌC TẬP VÀ LÀM THEO TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH"
    GIAI ĐOẠN 2011-2015.
    Thời gian: 08 giờ, ngày 19-9-2015 (thứ Bảy)
    Địa điểm: Nhà hát Thành phố
    số 07 Công trường Lam Sơn, quận 1

    Có 43 tác phẩm, tác giả, tập thể và cá nhân đạt Giải thưởng.

    Giải thưởng cho tác phẩm văn học, nghệ thuật và báo chí.
    Có 32 tác phẩm, tác giả đạt giải thưởng.
    05 giải A
    13 giải B
    11 giải C. Bài tôi được thưởng giải này
    03 giải khuyến khích

    Tiền thưởng cho tác phẩm văn học, nghệ thuật và báo chí.
    + Giải A trị giá 30 triệu đồng/giải
    + Giải B trị giá 20 triệu đồng/giải
    + Giải C trị giá 10 triệu đồng/giải
    Giải Khuyến khích trị giá 5 triệu đồng/giải

    Bạn PHƯƠNG mến,
    Tôi chỉ là người viết báo nghiệp dư, ko học qua trường lớp, chỉ tự học viết theo sở thích để giải bày, giải trí...Với cố gắng của bản thân nhất là khi nghỉ hưu, học sử dụng vi tính, siêng năng, chịu khó nên viết được nhiều, kết quả rất tốt. Nhờ vậy, tôi tuyển chọn được nhiều bài in mấy cuốn sách. TS. Hoàng Văn Lễ, nguyên Tổng biên tập Tạp chí STXDĐ nói tôi "nhập cuộc" viết báo nhanh.


    Trả lờiXóa
  48. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 07:32 24 tháng 3, 2018

    Tiếp theo

    Bốn
    Anh Loan người Trị Thiên, kháng chiến chống Mỹ anh công tác ở quê nhà. Sau 30-4-1975, ở Hà Nội nhưng đã bị khai trừ Đảng, ko hộ khẩu, ko tem phiếu nhưng nuôi 4 đứa con học hành nên người cả. Sau anh được kết nạp Đảng lại, giờ có ô tô riêng, nhà Vila ở ven Hồ Tây, đàng hoàng lắm.

    Lần ra Hà Nội ấy anh Loan cho tôi biết lúc Liên Xô sụp đổ tình hình căng lắm, lãnh đạo ta lo giữ chế độ như thế nào...Anh Loan quen, có chụp ảnh với hầu hết các lãnh đạo cao của ta, chỉ ko có ảnh chụp với Bác Hồ thôi. Vì Bác mất khi anh Loan ở chiến trường.

    Nói thêm về giải thưởng của Ban Tuyên giáo TU. TP. HCM xét chọn bài báo của tôi: Tòa soạn chọn 2 bài, bài của một anh TS. và bài của tôi. Ban Tuyên giáo xét chọn bài của tôi đạt giải. Bài tôi có chủ đề tốt hơn, nội dung, tư liệu quý về Bác Hồ: VĨ NHÂN THẾ GIỚI.

    Trả lờiXóa
  49. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 18:11 24 tháng 3, 2018

    Chuyện tiếp với PHƯƠNG PHƯƠNG

    PHƯƠNG PHƯƠNG có thắc mắc tôi viết nhiều về thể loại nào ko?
    Tôi có thế mạnh viết về Tự sự, những bài báo kể chuyện là nhiều nhất, vì mình có vốn sống. Tiếp theo là thể loại nghiên cứu, phản biện. Tôi ít viết phóng sự, đưa tin vì phải đi nhiều, việc này chỉ dành cho người trẻ tuổi. Khi cần viết về gương người tốt việc tốt, phải tiếp xúc với nhân vật để có thông tin viết cho đạt tôi cũng cố gắng thực hiện.
    Mời PHƯƠNG PHƯƠNG và bạn các bạn đọc bài tự sự dưới đây tôi tham gia Cuộc thi "Chuyện đời tự kể" của báo Tuổi Trẻ, đăng ngày 18-2-2009, được giải.

    Trả lờiXóa
  50. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 19:07 24 tháng 3, 2018

    CHÚ TÔI
    một người đặc biệt

    Nội tôi có bảy người con. Ba tôi là con trai trưởng, các cô chú mỗi người một nghề sinh sống. Ba và chú Tư theo nghề Đông y gia truyền, chú Sáu thợ may, chú Tám dạy học. Riêng chú Năm là một người đặc biệt.

    Chú tên ...

    Nhà nội cách QL1A chừng 7 mét, nằm cuối con dốc ngắn. Nội kể: lúc chú tôi biết đi lẫm chẫm một hôm chú ra đường không ai hay. Chiếc xe đò - thời ấy xe rất ít nên nhà không chú ý - đổ dốc, quẹo cua nên khi nhìn thấy chú tôi xe đã gần, không thắng kịp. Chú tôi lọt xuống gầm xe ấy, lớn lên không nói được nhưng không câm hẳn. Muốn nói gì với chú phải lập lại nhiều lần. Ví dụ: "Chú Năm Năm, vô vô ăn ăn cơm cơm". Nói ngắn chứ nói dài chú nghe không kịp. Còn chú nói vừa ngắn, vừa lập lại, không rõ lời nên người nghe khó hiểu chú nói gì. Khi chú hỏi, tôi lắng tai nghe, nhìn và dùng cả trí óc để suy luận, dù vậy không phải lúc nào cũng hiểu hết, không ít lần tôi phải nhờ "phiên dịch" giúp đỡ. Chỉ có ba, các chú nghe được, đặc biệt nội là người hiểu chú hơn cả.

    Không đi học tất nhiên chú không biết chữ, càng hạn chế giao tiếp với người khác. Ấy vậy mà chú biết rất nhiều nghề, nghề nào cũng giỏi, giỏi hơn cả người bình thường.

    Việc hàng ngày chú làm để nuôi thân là hớt tóc. Thời kháng chiến chống Pháp quê tôi thuộc vùng độc lập của Khu 5, mọi thứ đều "tự cung tự cấp" cả. Thợ hớt tóc chỉ có cái kéo, con dao cạo mặt - đều do thợ ở quê làm. Tóc hớt cao, trắng chân, vậy mà chú làm không có chớn. Còn nghề phụ có cả chục. Chú chặt tre về chẻ hom đan những tấm đăng, vót nan đan lờ, nom, đó...Chú còn biết lấy lá đờn đơn phơi khô giả làm thuốc cá, lấy ổ mối làm mồi nhử cá trê...Các đìa vùng nước mặn khi trời mưa già thường bị vỡ bờ bao, nước sông tự chảy ra vô. Theo con nước lớn, cá từ biển vào sông vô đìa kiếm mồi. Nắm được quy luật, đến ngày giữa và cuối tháng Âm lịch thủy triều dâng cao, cá vô nhiều, chú vác đăng chặn ngay lổ trổ ấy. Khi nước ròng, cá ra bị đăng chặn lại. Cá cầu, cá đối to phóng qua đăng giãy đành đạch trên tấm đăng hứng bên ngoài. Cũng có nhiều con nín lại. Nước ròng đìa cạn, chú đem bột thuốc cá rải xuống, cá nổ mắt chết nổi lên mặt nước vớt dễ dàng. Cũng những ngày nước thủy triều dâng cao đó, đi dọc hai bên bờ chú phát hiện, lội xuống mé sông kéo lên vợ chồng chú sam: con cái to cõng con đực nhỏ trên lưng - chúng bò tìm mồi dưới ấy.

    Nội tôi có hai cái đìa nuôi cá vua - loại cá thịt rất ngọt, thường dùng tiến vua ngày xưa. Ngoài loài cá chủ động nuôi còn có những loại cá tự sinh đẻ trong đìa, nhất là con cá gách (như con cá ngát nhưng nhỏ hơn có ba ngạnh trên lưng và hai bên mang). Loại cá này đến mùa mưa già nó chạy ngược dòng nước ngọt chảy từ trên ruộng lúa xuống đìa nước mặn để tìm nơi đẻ. Con nào con nấy bụng mang đầy hai chùm trứng bụng to ra nặng nề. Chú đem cái đó chặn bên trên lổ trổ, cá chạy vô rất nhiều, có khi gần đầy đó. Cá gách nấu canh chua với lá dang, ăn cơm gạo lúa mới mùa mưa cũng là món ngon của miền quê tôi.

    Trả lờiXóa
  51. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 19:44 24 tháng 3, 2018

    Tiếp theo

    Với ruộng lúa chú cũng lắm nghề. Khi lúa làm đòng là lúc mưa già, cá trong ruộng rất nhiều. Đem lờ đặt trước lỗ trổ nước chảy, cá rô, cá tràu (cá lóc), cá sặc chui vô đầy. Khi gặt lúa xong mùa mưa đã dứt, những đoạn suối còn nước sâu chú đem mấy cái đó có gắn mồi (như cái bù lu trong Nam) đặt ở đấy. Sáng ra đến gánh về. Gặp chỗ cá nhiều, mở nắp đó đổ ra cả rổ, con nào bụng cũng vàng ươm, nhìn chúng lóc mà liên tưởng đến bữa cơm cá chiên dầm nước mắm ớt, chưa ăn đã thấy ngon rồi.

    Chưa hết, chú còn một nghề nữa.

    Quê tôi núi nhiều và liên hoàn, có nơi sát QL 1A. Mùa đông rét buốt đã qua, mùa xuân ấm áp đến, cây cối nảy lộc ra hoa. Vào hạ từ tháng Tư đến tháng Bảy Âm lịch là thời kỳ ong làm tổ. Cứ 3-4 giờ chiều, mặt trời đã nghiêng về tây, nắng đã dịu, chú đi dọc theo chân núi, tay che trước trán nhìn ngược ánh nắng chiều lên núi. Vậy là chú leo lên đúng ngay nơi tổ ong. Phà khói thuốc ong bay hết, có cái rựa cầm sẵn trên tay chú dứt nhánh cây lấy ổ mật đem về. Phần lớn là ong ruồi, mật rất tốt. Nội tôi dùng thứ mật này làm thuốc bổ huyết cho sản phụ, giúp người mẹ có nhiều sữa cho con bú...

    Nghề của chú đều là những việc khó nhọc, cả làng không ai làm. Không biết chú học ai. Mà chú nói không bình thường, giao tiếp khó, ai chỉ được cho chú học? Câu nói "có tật có tài" với chú quả không sai. Chú cũng biết đánh cờ tướng nữa. Phải chăng chú thông minh, chịu khó, có nhiều sáng kiến nên được như vậy. Tới giờ đã 78 tuổi, tôi vẫn không giải thích được tài của chú mình. Bởi 15 tuổi tôi đã xa nhà, mỗi lần về quê chỉ ghé thăm chú chốc lát vì không giao tiếp được với chú.

    Ngôn ngữ để biểu lộ tình cảm. Không nói được nên không người phụ nữ nào chịu làm vợ chú cả. Trường hợp của chú rõ là "mất cái này kéo theo mất cái khác". Đời chú thiệt thòi nhiều quá!

    (Bài này tôi in vào sách "Trẻ - Già", xuất bản năm 2017).

    Trả lờiXóa
  52. XIN CHÀO VIỆT NAM LÀ BÀI HÁT VIẾT CHO PHẠM QUỲNH ANH

    Những ngày đầu tháng 1-2006, cộng đồng mạng xôn xao vì một ca khúc lạ Bonjour Vietnam và một cô ca sĩ trẻ với gương mặt thuần Việt và mang một cái tên Việt: Phạm Quỳnh Anh.
    Marc Lavoine -người Pháp là tác giả bài hát này nhưng ông viết ca khúc này là cho Phạm Quỳnh Anh, sau khi ông đã gặp Quỳnh Anh ở Bỉ. Lần đó ông sáng tác một bài hát khác, sau khi viết xong, ông đi tìm người con gái để hát chung với ông ấy. Marc Lavoine nói : “Ca khúc này đặc biệt. Tôi muốn hát chung với một ca sĩ nào có khuôn mặt diễn tả niềm hi vọng. Và tôi đã tìm thấy Quỳnh Anh ở Bruxelles."

    Nhạc sĩ kể tiếp " Tôi viết bài Bonjour Vietnam cho Quỳnh Anh. Lúc hát thử, tôi đã tin tưởng vào tài năng của Quỳnh Anh khi cô ta chợt ngưng hát và hỏi tôi tựa đề của bài hát muốn nói gì. Tôi giải thích, cô ta cảm ơn tôi, đặt tai nghe trở lại và đã hát đi hát lại ba lần. Cô ta có giọng hát tuyệt vời”.

    Trả lờiXóa
  53. Nhạc sĩ tài danh Marc Lavoine: “Tôi viết Bonjour Vietnam là vì Quỳnh Anh”

    Khi gặp cô ấy, tôi đã thấy trong cô ấy hình ảnh dịu dàng, ngây thơ của người phụ nữ châu Á, nhìn thấy nét đẹp của một nền văn hóa.
    Khi biết cô ấy là người gốc Việt, trong tôi gợi lên những hình ảnh của một quá khứ chiến tranh tại VN. Tôi nhớ những câu chuyện về những đứa trẻ nạn nhân của chiến tranh mà tôi từng được nghe, từng được đọc khi còn trẻ.
    Dù biết cô ấy sinh trưởng tại Bỉ nhưng khi nghe giọng hát của cô ấy, tôi vẫn cứ nghĩ về một quá khứ đau thương trong chiến tranh, những mất mát về con người và của cải, những đứa trẻ thất lạc… Tôi viết Bonjour Vietnam khi đã đủ tất cả những cảm xúc.
    Và thế là thông qua Quỳnh Anh, người nhạc sĩ đã dồn hết trải nghiệm và cảm xúc của mình về đất nước Việt Nam xa xôi vào ca khúc.

    Tôi nhớ đến bộ phim chiến tranh Apocalypse Now của Francis Ford Coppola, tôi đã liên tưởng đến những đứa trẻ lang thang, nghèo khó mà tôi gặp gỡ trong lần đi thăm đất nước Campuchia. Đó cũng là một đất nước bị tàn phá vì chiến tranh. Tôi chỉ mất độ ba hoặc bốn ngày để hoàn tất bài hát, thời gian rất ngắn để tìm giai điệu và viết ca từ.
    Phiên bản Xin chào Việt Nam tiếng Việt, được ca sĩ Thùy Chi thể hiện rất thành công:
    Chiếc cầu nối dẫn Quỳnh Anh về quê hương
    Quỳnh Anh tên thật là Phạm Quỳnh Anh, sinh ngày 16 tháng 1 năm 1987, là một nữ ca sĩ người Bỉ gốc Việt. Cô bắt đầu sự nghiệp ca hát năm 13 tuổi và đã gặt hái được nhiều thành công tại Bỉ và một số nước châu Âu khác trong cộng đồng Pháp ngữ.
    Năm 2005, “Bonjour Vietnam” được nhạc sĩ Marc Lavoine sáng tác, và được Guy Balbert dịch sang tiếng Anh với tên “Hello Vietnam”, và Quỳnh Anh bỗng thành ngôi sao vụt sáng trong cộng đồng người Việt xa quê hương…
    Bản thu âm cả tiếng Pháp và tiếng Anh của bài hát này được phát hành một cách tình cờ trên Internet nhưng đã gây ra một hiện tượng kỳ lạ, đặc biệt, cả với công chúng quốc tế và cộng đồng người Việt ở hải ngoại.
    Với giai điệu nhẹ nhàng, Marc Lavoine đã muốn thay lời Quỳnh Anh để hát về tình cảm của một Việt kiều sinh ra xa quê hương và chưa một lần quay về.
    Sau thành công của “Bonjour Vietnam”, Phạm Quỳnh Anh đã cho ra đời một đĩa đơn, trong đó bài hát này được cô trình bày bằng tiếng Anh với tên gọi “Hello Vietnam”.

    Trả lờiXóa