Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Ba, 1 tháng 5, 2018

Phần 6. “NHỮNG BÍ MẬT VỀ CUỘC CHIẾN TRANH VIỆT NAM...” - Daniel Ellsberg

Hình bìa cuốn sách  "Những bí mật về chiến tranh Việt Nam - Hồi ức về Việt Nam và Hồ sơ Lầu Năm Góc" (Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon papers)
Tiến sĩ Daniel Ellsberg, sĩ quan Lầu Năm Góc và là cố vấn Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ
Lời dẫn của Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn: Tiến sĩ Daniel Ellsberg, sĩ quan Lầu Năm Góc và là cố vấn Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ trong buổi phỏng vấn với CNN và trong sách  "Những bí mật về chiến tranh Việt Nam - Hồi ức về Việt Nam và Hồ sơ Lầu Năm Góc" (Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon papers) đã viết: "Không hề có chiến tranh Đông Dương thứ nhất và thứ nhì, chỉ có một cuộc xung đột nối tiếp trong một phần tư thế kỷ. Dùng ngôn từ thực tế, đứng về một phía (Mỹ), ngay từ đầu nó đã là một cuộc chiến của Mỹ: mới đầu là Pháp - Mỹ, sau đến toàn là Mỹ. Trong cả hai trường hợp, nó là một cuộc đấu tranh của người Việt Nam – không phải là tất cả người Việt Nam nhưng cũng đủ để duy trì cuộc đấu tranh – chống chính sách của Mỹ và những kinh viện, ủy nhiệm, kỹ thuật gia, hỏa lực, và cuối cùng, quân đội và phi công, của Mỹ... Cuộc chiến đó không có gì là "nội chiến", như nó đã không là nội chiến trong cuộc tái chiếm thuộc địa của Pháp được Mỹ ủng hộ. Một cuộc chiến mà trong đó một phía hoàn toàn được trang bị và trả lương bởi một quyền lực ngoại quốc – một quyền lực nắm quyền quyết định về bản chất của chế độ địa phương vì những quyền lợi của mình – thì không phải là một cuộc nội chiến... Theo tinh thần Hiến chương Liên Hiệp Quốc và theo những lý tưởng mà chúng ta (nước Mỹ) công khai thừa nhận, đó là một cuộc ngoại xâm, sự xâm lược của Mỹ".
Mời xem video clip mới nhất của Kênh QPVN- Chuyên mục Nhận diện sự thật số 120 ngày 27/4/2018:
Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn và Trung tướng Nguyễn Quốc Thước trả lời trên Kênh QPVN: VÌ SAO LỊCH SỬ CHIẾN THẮNG 30-4 VẪN BỊ XUYÊN TẠC?


Theo yêu cầu của Trung tướng Nguyễn Thanh Tuấn, Google.tienlang xin đăng trọn bộ cuốn sách "Những bí mật về chiến tranh Việt Nam - Hồi ức về Việt Nam và Hồ sơ Lầu Năm Góc" (Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon papers) của Tiến sĩ Daniel Ellsberg, sĩ quan Lầu Năm Góc và là cố vấn Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.
*************
Chương 10. Hy vọng tiêu tan

Kinh nghiệm tôi học được qua việc lái xe trên những con đường làng và những quan chức cho tôi đã đem lại kết quả tốt trong một cuộc điều tra tôi được giao nhiệm vụ thực hiện vào mùa xuân năm 1966. Tổng thống Johnson đã yêu cầu đại sứ quan báo cáo thường xuyên về những gì ông ta chính thức gọi là cuộc chiến tranh khác, kém về mặt quân sự, sẽ càng mạnh về mặt chính trị của cuộc xung đột cao hơn lòng trung thành của những người dân vùng nông thôn, khác với cuộc chiến tranh của các đơn vị chiến đấu lớn chống lại các lực lượng Bắc Việt Nam hoặc các đơn vị chủ lực Việt Cộng. Điều này phải bắt đầu bằng một bản báo cáo cho Tổng thống về sự tiến triển được mong đợi,, được thực hiện ở Việt Nam trong chương trình bình định năm 1966. Trên cơ sở của báo cáo trước đây, phó Đại sứ William Porter yêu cầu tôi chuyển từ đoàn của Lansdale về để thu thập dữ liệu về khu vực Quân đoàn 3 xung quanh Sài Gòn cho việc viết báo cáo này, không phụ thuộc vảo MACV vì chắc chắn MACV sẽ đưa ra những đánh giá riêng của nó.

Tôi lại lái xe về các tỉnh của Quân đoàn 3, lần này chủ yếu đi một mình, quan sát các điều kiện dọc theo các tuyến đường và nói chuyện với từng cố vấn Mỹ. Tôi tập trung tới họ hơn người Việt Nam vì trong trường hợp này báo cáo của tôi phải được nhanh chóng hoàn thành. Tôi đem về những tài liệu đã tập hợp được trong một đề cương chi tiết ngày 31 tháng ba về "sự tiến triển" được mong đợi, bắt đầu bằng: "Trong phần lớn các khu vực ưu tiên của Quân đoàn 3, việc đạt được kết quả mong muốn của chúng ta rất kém thậm chí là các mục tiêu vừa phải trong chương trình bình định ở nông thôn năm 1966…"(74)

Tôi đã phân phát, trình bày và bảo vệ đề cương này trong một cuộc họp của Hội đồng đặc nhiệm, gồm các cấp trưởng hoặc cấp phó của tất cả các cơ quan dưới sự lãnh đạo của đại sứ, do phó Đại sứ Porter chủ trì, với sự có mặt của các đại diện chính phía quân sự trong đó có một cấp lướng, người chịu trách nhiệm về chương trình bình định của MACV. Có một đại diện của CIA và các đại diện của tất cả các ban khác trong Hội đồng. Robert Korner thuộc văn phòng NSC ở Nhà Trắng sau này tới Việt Nam để đi đầu trong nỗ lực bình định dưới sự chỉ huy của tướng Westmoreland, đã tham dự cuộc họp để xem xét quá trình tiến triển cho Tổng thống Johnson. Tôi rất nhớ thời gian của cuộc họp này vì hôm đó là ngày sinh nhật của tôi, ngày 7 tháng tư năm 1966.

Tôi bắt đầu với việc nêu những đánh giá về bản báo cáo có kèm theo biểu đồ, ngay trước tôi là biểu đồ của tướng Harris W. Hollis, người thực hiện chương trình bình định. Ông ta đã đưa ra một bản thống kê quân sự về những gì quá trình bình định đã đạt được ở Quân đoàn 3. Ông còn thể hiện trên một bản đồ trong đó các phần của Quân đoàn 3 có màu đỏ biểu thị sự kiểm soát của Cộng sản, các khu vực bị tranh chấp biểu thị bằng đường vạch chéo song song và các khu vực do GVN kiểm soát có màu xanh da trời. Bản đồ của ông ta vẫn còn được treo trên một cái giá bên cạnh tôi khi tôi trình bày. Về nguyên tắc, các khu vực khác nhau này được đánh giá bằng một bộ tiêu chí cụ thể. Nhưng trong điều kiện thực tế, tôi đã đanh giá "sự kiểm soát của GVN" nghĩa là một khu vực trong đó một quan chức của huyện hoặc của làng, do chính phủ Việt Nam trả lương hoặc cuối cùng do chúng ta trả lương, có thể ngủ qua đêm trong một làng mà không cần có vệ sĩ. Đó là một cuộc thử nghiệm thú vị ở một khu vực do chính phủ kiểm soát. Ở Quân đoàn 3 không có những tình trạng đó dù là các khu vực màu xanh da trời. Hơn nữa, khi bàn bạc công việc với các quan chức, tôi biết được rằng một khu vực bị tranh chấp là một nơi trong đó một quan chức sẽ không phải ngủ qua đêm nhưng ban ngày có thể vào cùng với một tiểu đội hoặc một trung đội lính để bảo vệ anh ta. Khu vực màu đỏ do Việt Cộng kiểm soát là nơi một quan chức sẽ không thể qua nếu không có một hoặc hai đại đội đi theo.

Một vấn đề khác nữa để xem bản đồ là trong một khu vực bị tranh chấp, GVN có sự tiếp cận khá tốt với mọi người vào mọi lúc của ngày nhưng cơ bản là không vào ban đêm. Việt Cộng đã có sự tiếp cận tốt với một số người vào ban ngày, khi không có binh lính nào của GVN ở đó, thì gần như vào tất cả các đêm. Kết quả, GVN kiểm soát ban ngày, Việt Cộng kiểm soát ban đêm.

Nghĩa là Việt Cộng có thể thu thuế đều đặn, tiến hành tuyển tân binh, truyền giáo và thậm chí ngủ ở đó trong nhiều đêm. Vì các mục đích thiết thực, họ đã sống ở đó; những người khác sẽ không thông báo về họ mặc dù có các quan chức chính phủ đi theo là một bảo vệ tới thăm vào ban ngày. GVN cũng có thể vào khu vực đó vào ban ngày để thu thuế (và các khoản cho thuê), cố bắt lính quân dịch và (uyên truyền. Quân du kích địa phương không đủ mạnh để ngăn chặn họ trừ phi họ đến để tiến hành một hoạt động quân sự. Nhưng nếu các đơn vị Việt Cộng muốn tiến hành hoạt động quân sự trong khu vực đó, để di chuyển hoặc để phục kích một đơn vị RFs hoặc một đơn vị của Quân đội Việt Nam cộng hoà, họ cũng sẽ không gặp phải phiền phức. Họ có thể dựa vào sự ủng hộ của dân địa phương và của những người khác để giữ bí mật cho họ trước Quân đội Việt Nam cộng hoà.

Tóm lại, chúng ta đang tự đánh lừa chúng ta bằng việc gọi các khu vực và các làng này là nơi bị tranh chấp. Vì những thói quen hữu hiệu nhất, các khu vực này đều do Việt Cộng kiểm soát.

Tôi nói với người nghe, tấm bản đồ trước cuộc họp cho thấy, "Đây là kết quả được thể hiện dưới dạng màu sắc, các khu vực kiểm soát hiện tại". Tiếp theo có một lớp vải sợi mỏng trong suốt có thể nhìn qua được, cho biết: "Và đây sẽ là kết quả vào cuối năm, sau khi chúng ta thực hiện các kế hoạch của mình. Chúng ta mong đợi kết quả báo cáo cho Tổng thống lúc đó sẽ thêm nhiều màu xanh da trời hơn. Chúng ta sẽ mở rộng khu vực màu xanh da trời nhiều hơn".

Tôi chỉ vào bản đồ có lớp vải mỏng trên đó và nói: "Kế hoạch là khu vực màu xanh da trời sẽ mở rộng từ đây đến đây. Đó là kế hoạch của chúng ta. Bây giờ, chúng ta nên nói gì với Tổng thống về việc ông ta sẽ đánh cược với chúng ta như thế nào, liệu kế hoạch đó có đạt được mục tiêu hay không?"

"Ông ta nên đánh cược rằng việc mở rộng khu vực màu xanh sẽ không xảy ra. Sẽ không có sự tiến triển nào được tạo ra ở quân đoàn này vào năm 1966". Nguyên nhân do không được an toàn vì Việt Cộng; cũng như quan trọng là người dân bị mất an toàn và thiếu sự bảo vệ của các lực lượng chính phủ. Để giải thích điều đó, tôi đã nói với họ về điều tôi đã chứng kiến trong 10 ngày trước khi lái xe đi vào khu vực đó.

Một trong những cảnh đó là một làng nhỏ ở gần một chiếc cần ở tỉnh Long An, cách không xa Sài Gòn bị cháy. Sáng hôm đó tôi lái xe từ Sài Gòn đi về phía nam, khi đi qua, ngôi làng vẫn đang cháy. Một người dân cho tôi biết một tiểu đội dân quân Việt Cộng đã vào cướp làng một cách lặng lẽ trong đêm. Một đoạn đường ngắn tới làng và một chiếc cầu lớn rất dễ thấy, cách làng khoảng gần 100 mét. Tôi đã chụp một tấm ảnh để trình lên cuộc họp, từ trong đám những túp lều đang cháy, chỉ vì đó là nơi tôi đang đứng hoặc vì nhìn vào bức ảnh chụp cả chiếc cầu và những túp lều, có thể bạn nhận ra ngay chiếc cầu và ngôi làng nhỏ đó gần nhau tới mức nào.

Nguyên nhân làm cho việc này trở thành quan trọng là vì một trung đoàn của quân đội miền Nam Việt Nam, Trung đoàn 49 thuộc Sư đoàn 25 có sở chỉ huy đã hỗ trợ làm chiếc cầu đó.

Có 2 tiểu đoàn (lính Sài gòn) đang sống ngay ở khu vực lân cận của chiếc cầu, cách ngôi làng khoảng 100 đến 100 mét. Tôi được biết lý do ngôi làng bị cháy qua những người dân làng và đám lính nguỵ vì khi một tiểu đội dân quân Việt Cộng vào làng trong đêm, các đơn vị lính Sài gòn cách đó gần 200 mét đã bắn rocket và pháo vào khu làng và làm tất cả các túp lều bốc cháy. Những túp lều này được làm bằng lá cọ, nhưng bây giờ chúng đã trở thành đống tro đang bốc khói.

Không một tiểu đội hay trung đội nào lại dám mạo hiểm di chuyển vào làng qua chiếc cầu này để thách thức sự xuất hiện của Việt Cộng. Ngay việc đi bộ vào làng để ngủ, Việt Cộng cũng đã khiến cho quân đội miền Nam Việt Nam phải phá huỷ ngôi làng và những người hàng xóm của họ. Có thể Việt Cộng đã cố tình làm việc này để trừng phạt những người dân làng vì một số lý do. Hoặc Việt Cộng có thể đã tin tưởng vào kinh nghiệm trước đây vì đó là nơi ăn ở giữa họ và trung đoàn và nó đã đổ vỡ vào đêm nay. Hoặc có thể chỉ huy trung đoàn đã muốn trừng phạt dân làng vì một số lý do. Dù là nguyên nhân nào đi nữa thì chỉ có người dân là phải hứng chịu. Tôi được biết tiểu đội Việt Cộng đã bỏ đi mà không hề bị thương vong khi đám cháy bắt đầu. Mọi người đều đồng ý rằng binh lính của Quân đội Việt Nam cộng hoà đã bắn trước tiên.

Tôi không biết đã có bao nhiêu thương vong. Tôi không nghĩ có rất nhiều băng đạn đã được bắn ra, mà chỉ đủ để bắn từ túp lều này sang túp lều khác liền kề nhau. Trên những mảnh đất vuông nơi một túp lều bị cháy, người dân và đám trẻ con đang bới những đống tro để lượm những mảnh gốm vỡ, những ấm trà, ít đồ chơi và khung ảnh bị cháy. Tôi đã chụp được nhiều ảnh của đám người này, tôi cũng sẽ trình lên. Dân làng trông rất buồn, ngoại trừ đôi lúc một đứa trẻ tỏ ra vui sướng khi nó tìm thấy một đồ chơi bằng nhựa chưa bị cháy nhiều lắm.

Đó là những cảnh bạn có thể chứng kiến chỉ khi đang đi trên đường vì bạn thực sự không thể có được một báo cáo kiểu này từ một người cố vấn. Về trường hợp này tôi đã kiểm tra 10 ngày sau đó để xem sự kiện đó có được cố vấn báo cáo lên không nhưng đã không thấy có.

Tôi tiếp tục tả lại hai trường hợp khác tôi đã quan sát trong 10 ngày trước. Tôi đi thanh tra các trường học đang được xây dựng theo kế hoạch của chương trình bình định. Chúng ta đã cung cấp xi măng cho những trường học này qua chương trình AID, một phần phi quân sự mà chúng ta đang làm. Điều tôi chứng kiến đã tự nói lên chính nó. Trong nhiều ngày, hết trường học này đến trường học khác, nếu bạn ấn gót giầy xuống sàn nhà gót giầy của bạn sẽ lún đến cùng cái được gọi là bê tông.

Nếu bạn lấy trong túi ra một đồng xu, cạo vào các bức tường hoặc sàn nhà, cát sẽ cày lên vụn tan. Thực tế bạn có thể chọc ngón tay qua. Đây là thực chất của lớp "bê tông" được làm chủ yếu bằng cát. Đại diện AID cấp tỉnh nói, mỗi lớp học sử dụng hết 30 bao xi măng thay cho 75 bao theo yêu cầu và được USAID viện trợ. Phần còn lại được chuyển đổi, đem bán ra chợ đen cho các công trình xây dựng tư nhân, xây dựng chung cư ở Sài Gòn để kiếm lợi riêng cho xã trưởng, cho những người nhận xi măng của AID chuyển đến. Đây là sự nhận thức chung của mọi người. Tôi trích ra đây một đoạn phát biểu của đại diện cấp tỉnh trong cuộc họp này: "Những người này biết bê tông sẽ như thế nào; họ sẽ ra sao và họ biết phần còn lại sẽ đi đâu. Ngay cả những tác động về mặt chính trị của một chương trình được tiến hành như thế này là gì? Họ có thấy vui không khi chẳng thu được gì? Hay nếu chúng ta không có chương trình gì hết thì những cam kết bị phá vỡ, các công trình xây dựng kém chất lượng, sự đánh lạc hướng và những khoản tiền thu nhập một cách bất chính có làm họ tức hơn với chính phủ? Chúng ta phải cố gắng để làm cho ra".

Tôi nói, các cố vấn khác mà tôi nói chuyện với, không nghĩ là cần phải nghiên cứu thêm. Họ nói, những người hiểu rất rõ số xi măng còn lại sẽ đi đâu, thay vào các trường học cho con em họ, thực tế Mỹ đã bỏ qua chuyện đó vì việc đó đã xảy ra ngay trước mắt chúng ta. Điều này làm cho họ tức giận với cả chính quyền miền Nam Việt Nam và Mỹ, vì thế đã khuyến khích con em họ ghi tên vào danh sách tham gia Mặt trận dân tộc giải phóng. Cùng lúc, có một sự thật là một số trường học, nếu được dựng lên sau khi xây, lại bị Việt Cộng phá huỷ. Tôi cũng đã nhìn thấy những trường hợp đó trên dọc đường đi và đôi khi ngay bên cạnh các tiền đồn của PFs. Nhưng trong nhiều trường hợp, Việt Cộng đã không phải phá vì đơn giản chúng tự đổ. Cùng với những bức ảnh chụp gót giầy của tôi đang bước lạo xạo trên chỗ được gọi là một sàn bê tông, tôi đã đưa ra cuộc họp những bức ảnh tôi đã chụp các lớp học xây bằng cát. Những bức ảnh cho thấy những vòng xoáy cát lớn đang cuốn qua sàn nhà trước một cơn gió nhẹ. Các phòng học được xây dựng tháng trước, món quà của người Mỹ, đang biến mất trước mắt chúng ta, đang cươn đi trong gió.

Điều thứ 3 tôi báo cáo là làng Đức Lập, xã Duc Han A và Duc Han B. Các xã này được tiểu đoàn biệt kích số 38 bảo vệ, các tiểu đoàn độc lập người Việt Nam được dựng theo mô hình các tiểu đoàn biệt kích riêng của chúng ta. Điều tôi quan sát được là dấu hiệu của các lỗ đạn trên tường nhà từ tuần trước. Các ký hiệu bằng tiếng Việt Nam mà người ta đã dịch cho tôi là những khẩu hiệu rất tục tĩu chống lại cái mà người Mỹ gọi là cán bộ phát triển cách mạng (RD). Các ký hiệu này do đám biệt kích viết lên, họ cũng phải chịu trách nhiệm về những lỗ đạn trên tường. Tôi được biết một viên chỉ huy trung đội biệt kích đã lệnh cho một nữ cán bộ ngủ với anh ta. Khi cô ta từ chối, viên chỉ huy, để giữ yên ổn, đã yêu cầu cô ta chấp thuận nhưng cô ta vẫn từ chối và cuộc xô xát đã xảy ra giữa đám lính biệt kích và nhóm cán bộ; đám biệt kích đã giết một vài thành viên của nhóm cán bộ. Cùng lúc, có thể do tức giận trước một cuộc tấn công của Việt Cộng vào tiểu đoàn, tiểu đoàn biệt kích đã đổ xô vào khắp làng, dồn dân làng vào trước họng súng, lấy đi tất cả những đồ vật có giá trị của họ và hãm hiếp nhiều phụ nữ trong đó có cả các cán bộ. Nhóm cán bộ này đã không ở trong xã nữa vì họ sợ đám biệt kích. Vào buổi sáng ngày 27-3, tôi tới thăm và được biết dân trong hai làng đó đã liên lạc với Việt Cộng để nhờ họ tiêu diệt Tiểu đoàn biệt kích số 38.

Để kết thúc báo cáo tôi nói, Tổng thống phải được biết rằng việc ủng hộ vật chất, tiền của và trang thiết bị - giống như việc cung cấp xi măng cho các trường học hoặc tài trợ cho các lực lượng miền Nam Việt Nam như tiểu đoàn biệt kích và trung đoàn của Quân đội Việt Nam cộng hoà - sẽ không có sự tiến triển gì, cũng không giành được các mục tiêu hoặc tạo thuận lợi cho các mục tiêu của nước Mỹ chừng nào mà những thực tế như thế này vẫn tiếp tục được chờ đợi. Hãy cố gắng vì chúng ta có thể thay đổi được những việc này và chúng ta nên cố gắng - tôi đã nêu ra một số giả thiết phải thực hiện việc đó như thế nào - Tổng thống không nên chờ đợi vào bất cứ sự tiến bộ thực sự nào trong năm 1966 - nếu có thể.

Theo tôi nhớ lại, hoàn toàn cảm thấy dễ sợ khi nghĩ tới việc đòi hỏi những đánh giá thẳng thắn của giới quân sự, những người hiện tại đang đối mặt với một đại diện trực tiếp của Tổng thống.

Nhưng sau 10 ngày đi trên đường, tôi lại chẳng đếm xỉa gì tới việc này. Cũng nhờ vào thời gian thực tập với Vann, tôi đã có một cái thẻ quan trọng: tôi là người duy nhất ở đó được vào các xã để chứng kiến những việc này. Không còn ai cùng cấp với tôi, cả phía quân sự và dân sự (trừ John) là thích hợp để báo cáo những việc như thế theo sự quan sát riêng của mình. Niềm tự hào về việc giải thích được nhiều điều trước những người khác đã giúp cho những kết luận của tôi có căn cứ và với những căn cứ này họ không thể tranh cãi hoặc phủ nhận một cách thẳng thắn.

Cho họ niềm tin, tôi nhanh chóng chứng minh được rằng phản ứng của một số sĩ quan cao cấp ở đó với bài giới thiệu này ít gay gắt hơn tôi mong đợi. Một trong những đại tá có kinh nghiệm nhất ở đó, một người tôi không biết rõ, sau cuộc họp đã kéo tôi sang phòng bên cạnh, ngồi xuống chiếc ghế cạnh tôi và nói một cách nhã nhặn: "Những điều anh vừa nói là đúng. Anh đã nói lên sự thật". Sau đó ông ta nhìn tôi, gật đầu và nói: "Chúc mừng anh". Tôi gật đầu, chúng tôi đứng lên và quay ra nói chuyện với những người khác, đang ra về.

Sau khi tôi phát biểu, một vị tướng, người đưa bản báo cáo tóm tắt này cho MACV đã cố gắng để khôi phục lại trạng thái ban đầu. Ông ta nói trong khi rất nhiều điều tôi đã báo cáo là đúng sự thật về quá khứ, thậm chí cả hiện tại, nhưng thực tế dưới sự chỉ đạo của Mỹ, một số đơn vị của quân đội Việt Nam cộng hoà, đặc biệt là sư đoàn số 5 vẫn đang "khá lên".

Đó là câu thần chú mà các cố vấn người Mỹ (trước họ là người Pháp) đã dựa vào hàng thập kỷ nay để làm lạc hướng mối quan tâm của cấp trên. Tôi chỉ rõ có một số căn cứ để nói như thế trong một số trường hợp. "Nhưng vấn đề phải đối mặt là: họ đang tiến triển nhanh tới mức nào, nhanh được bao nhiêu? Có tiến triển nhanh hơn Việt Cộng không? Tiến triển như thế có đủ để thay đổi chương trình mà chúng ta tuyên bố sẽ đệ trình lên Tổng thống vào cuối năm nay không? Hay sẽ không có tiến bộ nào để báo cáo? Tôi nói tôi nghĩ là không.

Bảy năm sau, tháng 5-1973, tôi nhận thấy phải kể lại buổi báo cáo ngày hôm đó cho bồi thẩm đoàn trong phiên toà xét xử tôi. Luật sư yêu cầu tôi kể lại kinh nghiệm của tôi ở Việt Nam, nhưng tôi thấy phía truy tố đã thành công trong việc phản bác lại bất cứ điều gì tôi nói ra nếu dưới dạng "tôi biết" hoặc "tôi đi đến kết luận" hoặc nếu nó liên quan tới những gì tôi đã viết ra mà không được đưa ra làm bằng chứng. Tuy nhiên, tôi đã để ý thấy khi nào tôi dẫn chứng là tôi đã nhìn thấy hoặc tôi đã báo cáo miệng thì mọi phản đối của người truy tố đều không được chấp nhận. Có nghĩa là tôi có thể giải thích bản báo cáo này bằng lời nói như kiểu truyền đạt những điều tôi đã biết ở Việt Nam và những điều đã làm tôi thay đổi.

Khi tôi kể tới một ngôi làng bị cháy, tôi ngừng lại một lát sau đó nói với giọng xúc động: "Đó là một cảnh tượng hết sức tồi tệ". Lúc này, bản ghi chép về phiên toà cho thấy, tôi nói:

"Xin lỗi", tôi xin ngừng một phút. Sau đó, tôi bình tĩnh lại và tiếp tục kể khoảng nửa tiếng hoặc hơn phần còn lại của bản báo cáo trước cuộc họp. Đến giờ nghỉ ăn trưa, tôi vào căn phòng có đội bảo vệ, ngồi xuống một chiếc bàn và khóc suốt thời gian ăn trưa.

Các thành viên khác của đội bảo vệ đã rời phòng, để tôi lại một mình. Họ không hiểu tại sao tôi khóc. Kể cả các phóng viên đã mở cửa vào phòng vài lần để nói chuyện với một trong các luật sư của tôi, thấy tôi gục đầu xuống bàn thổn thức, cũng vội vàng đóng cửa lại. Đó là lần duy nhất họ thấy tôi như thế.

Cuối giờ ăn trưa, tôi rửa mặt, quay trở lại phòng toà án và tiếp tục đưa ra lời khai trước toà trên bục đứng của nhân chứng.

Phần lớn mọi người đều cho rằng sự suy sụp của tôi đơn giản là do căng thẳng khi đứng làm chứng.

Tôi khóc vì nhớ lại buổi sáng hôm đó, đám khói bốc lên từ những chiếc chiếu ngủ đã bị cháy, những nền lò sưởi cháy đen, một bà già đang nhặt lên một chiếc ấm trà từ đống tro tàn. Tôi đã không nghĩ tới cảnh tượng đó trong suốt 7 năm. Bây giờ nghĩ lại cảnh đó, tôi thấy những bức ảnh tôi đã chụp và đưa cho các tướng lĩnh và cho Korner xem trong cuộc họp. Tôi thấy hình ảnh một cô bé gái nhỏ nhắn cầm con búp bê nhựa bị cháy đen trên tay, tôi thấy Việt Nam.

Mùa xuân năm 1966, có một cuộc nổi dậy lớn nữa của Phật giáo ở Quân đoàn 1, các tỉnh phía bắc của miền Nam Việt Nam, gồm các thành phố Huế và Đà Nẵng. Trước khi xảy ra việc này, Hubert Humphrey đã đến Sài Gòn trong một chuyến thăm ngắn để đề nghị sự ủng hộ công khai của tướng Kỳ.

Trước sự ủng hộ mạnh mẽ của người Mỹ, Kỳ quyết định không cần tới tướng Nguyễn Chánh Thi, kẻ cạnh tranh lớn nhất của ông ta, và có thể nói là người chỉ huy quân sự giỏi nhất trong quân đội Việt Nam cộng hoà. Mặc dù cả Kỳ và Thi đều theo đạo Phật, Thi chịu trách nhiệm ở Quân đoàn 1 gần Đà Nẵng, đã có mối quan hệ gần gũi hơn với những người theo đạo Phật ở phía bắc. Khi Kỳ vận động ông ta, Thi đã từ chối đi và củng cố lại nhóm theo đạo Phật. Họ coi thường chính quyền ở Sài Gòn và sát nhập các lực lượng với Thi, gây áp lực nhằm thay thế chính quyền Kỳ bằng các cuộc bầu cử quốc gia.

Lúc này, Lodge và MACV đã có kế hoạch đưa quân lính thuỷ đánh bộ người Việt Nam tới Đà Nẵng cùng với các loại xe tăng và sự hỗ trợ của không quân để dập tắt cuộc nổi dậy. Trong khi đó, các thầy tu (chủ yếu là phụ nữ và trẻ em tham gia) đã lập lên các bàn thờ Phật trên đường phố và ngồi cạnh đó. Các xe tăng của Sư đoàn 1 Quân đội Việt Nam cộng hoà đóng quân ở Quân đoàn 1 đã tới chỗ các bàn thờ và dừng lại. Những chiếc xe tăng này sẽ không đè qua các bàn thờ. Điều đó chứng tỏ rằng lính lái xe tăng đã sẵn sàng tham gia vào cuộc nổi dậy của những người theo đạo Phật. Nhưng ngày 7-4, ngày tôi đang báo cáo trước Hội đồng đặc nhiệm, thì những chiếc xe tăng do Mỹ chuyển từ một vùng khác tới đã cán qua các bàn thờ. Tất cả những người biểu tình gồm cả các thầy tu của Phật giáo đều bị bắt. Nhiều người theo đạo Phật, giờ đã vào rừng để tham gia cùng Việt Cộng, trong khi nhiều người khác bị bắt và bị tra tấn.

Tôi thấy những sự kiện này đã có tác động đối với Châu, người bạn của tôi. Với tôi lúc đó dường như Châu rõ ràng đã mất hết hy vọng rằng GVN có thể được cải tổ. Hy vọng của Châu tan vỡ niềm tin của riêng tôi cũng bị giáng một đòn chí tử. Nhiều bạn đồng nghiệp thân thiết nhất của tôi và tôi vẫn muốn tin vào sự hợp lý của nỗ lực này chỉ vì biết được một số ít người Việt Nam như Châu, người đã có lòng tin vào những nỗ lực chung của chúng ta. Từ đó tôi tin rằng nỗ lực của chúng ta chỉ là chiếu lệ.

Điều chúng ta có thể hy vọng nhất là giảm thiểu những hành động tàn bạo nhất của nỗ lực chiến tranh. Chúng ta tập trung cố gắng chấm dứt việc ném bom, nã pháo bừa bãi và tiếp tục đưa ra những lời khuyên thích hợp tuy nhiên không hy vọng nhiều là người ta sẽ nghe theo lời khuyên đó hoặc lời khuyên đó sẽ làm mọi thứ hoàn toàn khác trước.

Sau mùa xuân năm 1966, trong cuộc nổi dậy của người theo đạo Phật, tôi đã lái xe đi dọc con đường giữa Đà Nẵng và Hội An ở Quân đoàn 1, con đường đã bị chặn lại hoặc bị chia cắt cứ nửa dặm một - vì có các đường hào chạy ngang qua đường làm chúng tôi phải lái xe chạy vòng hoặc chạy cắt qua các hàng rào thép gai - không phải do Việt Cộng mà là do các đơn vị lính của Quân đội Việt Nam cộng hoà, những người đã phản đối chế độ của tướng Kỳ ở Sài Gòn. Kết quả là cả hai bên trong cuộc nội chiến này đều được trả lương đều đặn bằng ngân sách của Mỹ.

Dọc tuyến đường là một dãy các công sự bị bỏ hoang, các công trình xây dựng đa dạng đã có từ những thời kỳ khác nhau theo thứ tự thời gian lùi dần. Có các tiền đồn của PF được xây dựng mới đây. Nếu có tiền đồn nào, chúng ta lại trả lương cho dân quân địa phương và cung cấp xi măng để họ xây dựng.

Nhưng về cơ bản đây toàn là những công sự bằng bùn, nhỏ và sơ sài, khó có thể bảo vệ được các làng xã. Các công sự này mới bị bỏ gần đây do cuộc nổi dậy bất bạo động của dân địa phương chống lại chính quyền Sài Gòn, đang nuôi quân bằng sự viện trợ của Mỹ. Các đồn như thế tôi đã thấy ở khắp Việt Nam. Nhưng bên cạnh mỗi đồn là một hầm súng máy, được xây dựng tốt hơn bằng bê tông, một hầm hình trụ có các cửa sổ nhỏ.

Người phiên dịch đi cùng tôi là một trung uý trẻ người Việt Nam giải thích cái này do người Pháp xây dựng từ thời chống Pháp. Tôi nhận thấy trông nó giống như một trong những hầm súng máy nhỏ hơn mà tôi đã nhìn thấy trong các bức tranh của Maginot Line người Pháp ngay từ những ngày đầu xâm lược Pháp của người Đức. Chúng tôi lái xe qua mấy cái hầm này. Chủ yếu là từ cuộc chiến tranh của người Pháp năm 1946-1954 để giành lại thuộc địa và trong thời gian đó người Pháp đã tiến hành một chương trình bình định rất giống với của chúng tôi bây giờ.

Trung uý chỉ tay ra phía trước và nói, nhưng một số hầm trong đó đã có từ lâu, từ những năm 20 và 30 và thậm chí sớm hơn nhiều thời kỳ bình định Việt Nam của người Pháp.

Giữa những cái hầm này, dọc theo tuyến đường là một số hầm súng máy loại khác rất đặc biệt, cũng bằng bê tông nhưng hình tròn giống như những lò nướng. Tôi nhận ra những hầm này có trong các bức tranh minh hoạ cuộc chiến đấu trên đảo Thái Bình Dương của các lính thuỷ đánh bộ trong Chiến tranh thế giới lần II. Chúng là của người Nhật, được xây dựng khi người Nhật bình định một vùng nay gọi là Quân đoàn 1 trong cuộc xâm chiếm Việt Nam của người Nhật trong thời chiến. Cuối cùng, chúng tôi đến chỗ một cái gò lớn, cỏ mọc nhiều, thỉnh thoảng có những phiến đá rất cũ. Tôi được biết đó là một công sự cổ của người Trung Quốc, được xây dựng khi Trung Quốc thống trị Việt Nam, bắt đầu với cái mà bây giờ là Quân đoàn 1, trong khoảng thời gian trên một nghìn năm. Khi người phiên dịch nói với tôi và tôi cũng đã được nghe Trần Ngọc Châu từng nói: "Anh phải hiểu rằng chúng tôi là một dân tộc đã đánh bại quân Trung Quốc mặc dù Trung Quốc đã đô hộ chúng tôi một nghìn năm".

Lái xe trên con đường này giống như đi du lịch hoặc đi thăm một khu khai quật khảo cổ để đem lên mặt đất tầng lớp của nhiều thời đại lịch sử. Đó là một kiểu bảo tàng ngoài trời với nỗ lực của những người ngoại quốc muốn lập lên chính quyền của họ và kiểm soát người dân Việt Nam hoặc ít ra là muốn để bảo vệ binh lính và những người cộng tác của họ khỏi sự tấn công của người dân địa phương. Lúc này hoàn toàn không an toàn cho chúng tôi vì dân quân địa phương và Quân đội Việt Nam cộng hoà do GVN trả lương đã bỏ làng xóm để theo Việt Cộng đi biểu tình chống lại chính quyền Sài Gòn ở Đà Nẵng và các địa phương khác. Chúng tôi lái xe rất nhanh qua các đám ùn tắc trên đường, với vũ khí luôn sẵn sàng. Mặc dù thế, khi đi ngang qua, đám trẻ luôn rất thân thiện với chúng tôi. Chúng vẫy tay và gọi chúng tôi bằng những từ tiếng Mỹ duy nhất chúng biết: "Xin chào! Number one! Ok!", những từ như thế đã in đậm trong trái tim tôi khi tôi được nghe lần đầu tiên sau chuyến đi tới Việt Nam.

Khi nghe một vài tiếng như thế, người phiên dịch đi cùng tôi nói: "Khi tôi còn là một cậu bé ở tuổi của chúng, tôi cũng đã từng hét lên hello (xin chào) với các binh lính người nước ngoài".

Tôi hỏi: "Anh nói Bonjour (xin chào bằng tiếng Pháp) như thế nào?"

Anh ta nói: "Ohayo Gozaimasu" (xin chào bằng tiếng Nhật).

Tôi biết chúng tôi đang theo chân người Pháp ở Việt Nam, tất cả những ai ủng hộ cho chủ nghĩa thực dân đều là đồng minh của chúng tôi trong hai cuộc chiến tranh thế giới. Nhưng khi một người đã lớn lên bằng phim ảnh của cuộc chiến tranh ở Thái Bình Dương và sau đó là các câu chuyện chiến tranh trong binh chủng lính thuỷ đánh bộ, tôi lại cảm thấy thật đáng sợ khi nghe thấy người ta nói tôi đang bước theo những vết chân của người Nhật.

Mùa xuân năm 1966, tôi báo cáo với tướng Lansdale về chuyến bay cùng với một người tiền trạm trên không để chuẩn bị thực hiện các cuộc tấn công của không quân và pháo binh vào một vùng tranh chấp ở xung quanhPlain of Reeds(vùngĐồng Tháp Mười- ND), một vùng đầm lầy hoang vu gần Sài Gòn. Tôi đã chứng kiến một số mặt của cuộc chiến tranh và cách thức tiến hành một số hoạt động của chúng ta mà người khác không thể thấy được - cụ thể là, các trường hợp trong các mục tiêu đã lựa chọn, được thực hiện không theo kế hoạch hay mệnh lệnh mà theo người thực hiện các cuộc không kích và anh ta sẽ chọn việc tấn công trực tiếp vào họ như thế nào, cũng như kết quả của các chương trình làm rụng lá và thuốc diệt cỏ của chúng ta ở các vùng nông thôn Việt Nam.

Từ trên máy bay, tôi đã chụp ảnh được một khu vực thật đặc biệt thuộc một tỉnh ở gần Đồng Tháp Mười, một tỉnh của các loại cây cối xanh um tùm, giàu lúa gạo, chà là và những thứ cây khác Nhìn từ trên không trung nó như một bức tranh đầy màu sắc, tôi nghĩ cấp trên của tôi nên biết về điều này. Một con sông chảy trong tỉnh chia đôi khu vực, một bên do chính quyền Sài Gòn kiểm soát - một chính quyền được chúng tôi ủng hộ - và một bên do Việt Cộng kiểm soát được thể hiện bằng màu đỏ trên các bản đồ quân sự. Bên màu đỏ của con sông đã bị trơ trụi do các máy bay rải thuốc diệt cỏ làm rụng hết lá và làm chết tất cả các loại cây cối. Nhìn chung, màu sắc trên một bản đồ chính trị hoàn toàn không đúng với bất cứ những gì bạn có thể nhìn thấy trên mặt đất hoặc từ trên không. Nhưng trong trường hợp này, lá rụng chỉ ở một bên của con sông nên từ trên không trung bạn có thể nhìn thấy một sự tương phản rất thú vị. Bên này của con sông là một vùng nông thôn cây cối xanh tươi - thực tế khá đẹp - còn bên kia là một sa mạc khô cằn, không có sự sống, không cây cối. Nó thực sự là màu đỏ, giống như trên các bản đồ của chúng ta; chắc hẳn phải là sắt thép trong lòng đất. Tôi đã báo cáo với tướng Lansdale và các bức ảnh của tôi cũng chỉ ra rằng chúng tôi đã tạo ra một sa mạc.

Trên chuyến đi đó, chúng tôi đã bị bắn từ khu vực xung quanh của một ngôi làng. Viên phi công, người có kinh nghiệm đã cảnh báo với tôi rằng nếu hoả lực bắn trực tiếp vào máy bay của chúng ta, chúng ta có thể nhận biết được bằng âm thanh của hoả lực. Chúng ta sẽ nghe thấy một tiếng nổ dữ dội, "giống như nổ bỏng ngô". (Tuần sau một quan sát viên cùng với viên phi công vẫn đi bằng máy bay trinh sát đó đã bị tấn công, một viên đạn xuyên qua ghế chỗ tôi đang ngồi). Viên phi công đã nói đúng; mặc dù chúng tôi không bị trúng đạn, âm thanh từ mặt đất nghe rất giống tiếng nổ bỏng ngô. Viên phi công đã tiến hành một cuộc không kích vào ngôi làng bằng một đợt máy bay từ các vùng lân cận, rõ ràng các phi công thực hiện chuyến bay này đang chờ anh ta hoặc một quan sát viên khác đưa ra các mục tiêu Máy bay đi đầu phóng rocket có các đầu nổ chứa phốt pho trắng vào ngôi làng, có thể để đánh dấu mục tiêu cho các máy bay khác làm nhiệm vụ ném bom vànapan. Một trong những quả bomnapanđã nổ gần ngôi làng, tung ra một khối lửu lớn trùm lên cả một cánh đồng lúa. Những quả bomnapanvà bom thường rơi trúng vào làng trông rực lên một cách khác lạ. Một số ngôi nhà có mái ngói đỏ rực.

Phốt pho trắng nổ trông giống như một chùm hoa. Những cánh hoa trắng sáng - trắng hơn bất cứ thứ gì, xoè ra, cùng các nhuỵ hoa màu đỏ sẫm. Thật là một quang cảnh lộng lẫy. Tuy nhiên, khi phốt pho trắng dính vào da thịt, nó sẽ cháy đến tận xương; bạn không thể rửa sạch bằng nước. Trong các bệnh viện dân sự ở Việt Nam mà Vann và tôi đã tới thăm, tôi đã thấy những đứa trẻ bị phốt pho đốt cháy và những đứa khác bị cháy bởinapan, thứ sẽ để lại một vết sẹo kiểu khác. Bạn cũng không thể rửa sạchnapanbằng nước. Tôi đã chứng kiến cả hai trường hợp này trong đội quân lính thuỷ đánh bộ, trong các bài tập thực hành và tôi biết chúng là những vũ khí rất hữu hiệu. Chúng tôi nghĩ về các chất này khi phải cứu lấy mạng sống các binh lính của chúng tôi, đặc biệt khi chúng tôi là phía duy nhất sử dụng chúng ở Việt Nam, nhưng khi tôi là một lính thuỷ đánh bộ, tôi không muốn được cứu bằng hai chất này mà hơn thế tôi muốn được cứu bằng các loại vũ khí hạt nhân. Và đó là trước khi tôi được tận mắt chứng kiến những gì chúng đã gây ra cho con người.

Trên đường quay trở về, khi đang bay qua vùng Đồng Tháp Mười, viên phi công nói với tôi qua hệ thống micro, "dưới kia có Việt Cộng". Chiếc máy bay đột nhiên bổ nhào xuống. Viên phi công chỉ xuống mặt đất phía dưới chúng tôi và nói: "Việt Cộng".

Đó là lần đầu tiên ở Việt Nam tôi nghe thấy một người nói như thế về một ai đó một cách liên tiếp. Khi chúng tôi khởi hành sáng hôm đó, anh ta đã bảo tôi đem theo một khẩu súng phòng khi bị bắn, và khi anh ta nói "Việt Cộng", theo bản năng tôi đã giật lấy khẩu súng. Tôi nhìn theo tay anh ta chỉ và nhìn thấy hai con số trên bộ quần áo kiểu pijama màu đen, mà quân du kích và dân quân cũng như những người dân vùng nông thông ở miền Nam Việt Nam thường mặc. Dường như họ đang phải chạy xa một chiếc thuyền gần đó. Viên phi công giơ khẩu M-16 và bắt đầu bắn bằng chế độ tự động, một tay, từ phía cửa sổ cạnh chỗ anh ta ngồi khi chúng tôi đang lái xe. Chúng tôi bay ngay phía trên đầu họ, chỉ cách khoảng hơn 30 mét và rõ ràng là họ không có vũ khí. Tôi nói điều này với viên phi công và anh ta nói có thể họ để vũ khí trên thuyền. Tôi cảm thấy ngốc nghếch khi giữ khư khư khẩu súng nhưng sau đó đã đặt lại vào bao.

Viên phi công cho máy bay lao thẳng lên và bay một vòng số 8, sau đó quay lại, nhao xuống và tiếp tục bắn. Khi máy bay lao xuống, những người này nằm rạp xuống đám bãi sậy vì thế rất khó có thể phát hiện ra họ. Nhưng khi bay tới chỗ chúng tôi đã nhìn thấy họ lần cuối, anh ta lại cho máy bay vút lên và thực hiện một vòng số 8 hẹp hơn, tôi quay lại nhìn và thấy họ đã trở dậy và chạy tiếp. Việc này đã xảy ra vài lần. Cứ khi nào máy bay nhao xuống, họ nằm rạp xuống, sau đó lại đứng lên và chạy tiếp ngay sau khi máy bay đã đi. Họ hình như không biết rằng chúng tôi có thể nhìn thấy họ qua phía sau của cabin và nhìn thấy rất rõ khi họ chạy. Nhưng dù sao cũng không có nhiều cơ hội để bắn trúng họ từ trên máy bay. Việc này kéo dài độ 15 phút. Tôi bắt đầu bị say vì những cú lộn nhào của máy bay.

Cuối cùng, viên phi công đã đặt khẩu M-16 xuống, tăng độ cao và bay về phía căn cứ. Tôi hỏi anh ta: "Điều này có thường xuyên xảy ra không?"

Viên phi công trả lời: "Lúc nào cũng thế. Đó là điều vì sao tôi phải đem theo súng".

Tôi hỏi: "Bằng cách này đã bao giờ anh bắn trúng một ai chưa?"

Anh ta nói: "Không thường xuyên lắm. Rất khó bắn trúng một người bằng một khẩu M-16 từ trên máy bay, nhưng như thế sẽ làm cho họ sợ khiếp vía. Tối nay họ sẽ là những Việt Cộng khá bị kích động".

Tôi không chắc về điều này lắm. Với tôi có lẽ có rất nhiều Việt Cộng đã rất tự hào khi đối mặt với những cỗ máy của người Mỹ mà vẫn còn sống sót.

Sau khi chúng tôi hạ cánh trên một đường băng nhỏ, viên phi công nói với tôi: "Này, anh vừa có một chuyến đi tuần vòng quanh rất tốt. Anh đã chứng kiến một cuộc không kích và đã nhìn thấy một số Việt Cộng…". Tôi muốn biết làm thế nào anh ta biết họ là Việt Cộng, viên phi công nói, "chẳng có gì ngoài Việt Cộng ở vùng này". Đây là "một vùng bắn tự do", nghĩa là chúng ta được phép bắn chết bất cứ ai chúng ta phát hiện thấy trên vùng đất đó.

Quay trở về đại sứ quán, tôi kiểm tra lại những điều anh ta nói. John Vann cho tôi biết có khoảng gần 2.000 dân chài sống trong khu vực đó, họ vẫn đánh cá trong khu vực mặc cho các cuộc tấn công của chúng ta. Điều này không chứng minh được là viên phi công đã sai đối với hai trường hợp mà chúng tôi nhìn thấy. Nhưng khi quay trở lại tôi nói với tướng Lansdale về cảm giác lo lắng của mình rằng tất cả những người dân Việt Nam đang bị săn đuổi từ trên không trung như những động vật mà chỉ dựa vào nơi họ đang ở và những bộ đồ họ đang mặc.

Khi mô tả lại sự việc cho Lansdale, tôi nói điều đặc biệt nhất là mất bao lâu để ngôi làng đó bị các máy bay ném bom của Mỹ tấn công. Chúng ta đã bị bắn, đúng, nhưng là do ai bắn. Họ phải có mối liên hệ gì với ngôi làng này? Hay những người dân, và những đứa trẻ, trong những ngôi nhà đang bốc cháy? Bạn có thể nhìn thấy nhiều điều từ độ cao 180 mét - vì thực tế máy bay này đã bay thấp, rất thấp trừ khi bị tấn công - nhưng bạn không thể có những câu trả lời cho các câu hỏi đó. Dù câu trả lời có thế nào đi nữa thì chúng tôi cũng đang phục vụ cho các mục đích của người Mỹ (ở đây tôi còn chưa muốn nói tới quyền của chúng ta là gì và chính nghĩa của chúng ta ở đâu) bằng các trận trút bom tới tấp xuống mặt đất để trừng phạt người dân sống trong những ngôi nhà kia? Tôi không muốn nêu câu hỏi này ra với viên phi công vì anh ta đang thực hiện nhiệm vụ của mình một cách rất thản nhiên. Tôi dành nó cho cấp trên của tôi mặc dù đó là một câu hỏi không có lời giải. Đây là lời nhận xét của cấp trên của tôi về kết quả của các cuộc không kích chống lại dân thường trong một cuộc chiến tranh như thế, trong một bài báo viết về quan hệ ngoại giao của ông tháng mười năm 1964: "Yêu cầu quân sự cấp bách nhất hiện nay là phải tạo ra quyền ưu tiên số một cho lĩnh vực quân sự để bảo vệ và giúp đỡ người dân. Khi giới quân sự bắt đầu nổ súng ở cự ly xa, cho dù bằng các vũ khí bộ binh, pháo binh hay không kích vào một xã hay một làng đông dân thường, thì các sĩ quan miền Nam Việt Nam, những người đưa ra các mệnh lệnh đó và các cố vấn Mỹ, những người đã để họ thực hiện mệnh lệnh, đang góp phần phá đi sự tự do của dân làng. Sự căm thù của người dân đối với giới quân sự vì những hành động như thế là một động lực mạnh mẽ thúc đẩy họ phối hợp với Việt Cộng". Tới giờ, tôi đã nghe điệp khúc này nhiều lần từ John Paul Vann, nhưng đây là lần đầu tiên tôi nghe được từ Lansdale - đó là lý do mà Vann cũng như tôi, tôn trọng ông ta - và ông ta đã không thay đổi quan điểm của mình.

Mùa hè năm 1966, Patricia Marx tới Sài Gòn thăm tôi trong một chuyến thăm dài ngày lần thứ hai vào kỳ nghỉ hè. Khi tôi đến Việt Nam năm 1965, vì sự hiểu lầm của tôi về tình cảm của cô ấy tôi không chắc rằng chúng tôi sẽ lại thân thiết được như trước. Nhưng chúng tôi bắt đầu gửi thư và băng qua lại cho nhau, lại một lần nữa tôi đắm chìm trong tình yêu. Tháng mười hai năm 1965, Patricia tới thăm tôi ở Sài Gòn, trong kỳ nghỉ Giáng sinh của tôi, chúng tôi đã cùng nhau đi du lịch Thái Lan, Ấn Độ và Nepal. Đó là một kỳ nghỉ rất lãng mạn. Trước sự ngạc nhiên của mình, tôi tự thấy phải suy nghĩ một cách nghiêm túc về việc kết hôn lại. Trong khi chúng tôi thường tranh luận về Việt Nam, nhưng tôi cho rằng tôi có thể thuyết phục hoặc ít ra là gieo rắc những triển vọng tốt đẹp vào cô ấy rằng chúng ta đã đính hôn với một lý do chính đáng, có sự ủng hộ của những người Việt Nam như Châu, những người đang đấu tranh để đất nước của họ thoát khỏi sự thống trị của Cộng sản. Tôi đưa cho Patricia một cuốn sách của Hoàng Văn Chí có nhan đề "Từ Chủ nghĩa thực dân tới Chủ nghĩa cộng sản" viết về sự khắc nghiệt của thời kỳ Cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam.

Một phân vân nhỏ của tôi về Patricia, không biết cô ấy có đủ can đảm để là người bạn đời của tôi không. Tôi đã được trả lời vào một buổi sáng sớm ở Benares khi chúng tôi đi chơi ở Ganges bằng một chiếc thuyền nhỏ chạy qua những bãi hoả thiêu đang cháy, nơi những thi thể được hoả táng. Xuống khỏi cầu tầu và các bậc thang là tới con sông, mọi người đang tắm trên Ganges thần thánh. Lúc đó người lái thuyền gợi ý tôi tự tắm trên sông. Tôi hỏi liệu những người đi tắm khác cũng sẽ được hoan nghênh, nhưng anh ta nói sẽ chẳng có ai để ý và hoá ra điều đó là thật. Tôi bỏ quần áo ngoài và kiểm tra kỹ mạn thuyền. Tôi thấy đám tro tàn trên mặt nước đang trôi ra từ một vụ hoả táng ngược dòng. Trong khi đó, không chút do dự, Patricia cởi chiếc quần bò, chỉ mặc chiếc váy màu đỏ và lội qua chỗ tôi. Cô ấy làm tôi rất có ấn tượng. Tôi không nghĩ mình đã biết nhiều các cô gái Mỹ, những người rất thích nước. (Patricia nói: "Em bị lôi cuốn mạnh mẽ. Em đã phát điên lên vì yêu, mất hết tự chủ). Trên sông, tôi đã hỏi cô ấy sẽ lấy tôi chứ và cô ấy gật đầu.

Trở về Sài Gòn, cô ấy phải quay về Mỹ và tôi đã không nhìn thấy Patricia trong suốt 6 tháng. Trước khi cô ấy được nghỉ tháng sáu năm 1966, chúng tôi đã có kế hoạch cùng nhau đi Nhật trong kỳ nghỉ của tôi. Tôi nói với Patricia tôi không thể bỏ qua cơ hội để đưa ra những đánh giá cho Hội đồng đặc nhiệm trong nhóm nghiên cứu liên ngành về chương trình bình định.

Trong khi tôi phải tới nhiều nơi để thực hiện công việc nghiên cứu Patricia đã nhanh chóng tìm cho mình một công việc. Sau cuộc gặp với nhà báo Frances Fitzgerald (Tác giả của cuốnFire in the lake- Lửa trong lòng hồ), Patricia đã đề nghị họ cùng nhau viết một bài báo về "các nạn nhân khác" ở Việt Nam, những người tị nạn đã trốn khỏi quê hương để tới những nơi có sự kiểm soát của chúng tôi(75). Chính sách quan hệ với quần chúng của Mỹ là những người này phải bỏ phiếu chống lại Việt Cộng bằng cách rời khỏi gia đình của họ. Tuy nhiên, các cuộc phỏng vấn dân tị nạn và đàm phán với đại diện của họ trong các trại cho thấy rất rõ ràng rằng một lý do cơ bản và là lý do duy nhất làm họ phải bỏ ruộng vườn, nhà cửa, nơi thờ cúng của gia đình và mồ mả tổ tiên là do hậu quả kéo dài của các cuộc không kích và pháo kích của Mỹ.

Patricia và Frances đã thực hiện cuộc phỏng vấn với GVN và các quan chức Mỹ có trách nhiệm quan tâm tới những người tị nạn này. Họ thấy hoảng sợ trước sự tự mãn và thờ ơ của đám quan chức này, đặc biệt là người Việt Nam, nó được thể hiện bằng các điều kiện sống của những người tị nạn ở các trại xung quanh Sài Gòn mà chúng tôi đang tới thăm. Trong tất cả các vùng nông thôn tôi đã tới thăm, tôi chưa được tới một trại tị nạn nào gần Sài Gòn như họ đang tả lại cho tôi. Lúc đó Patricia thúc giục tôi đi cùng với họ. Thời tiết đang trong mùa mưa.

Điều tôi thấy là một thành phố nhỏ có nhiều người đang sống trong các túp lều trên các cánh đồng bùn lầy và rác rưởi trộn lẫn với nhau. Dân tị nạn sẽ đi qua đám bùn lầy này bằng một tấm ván nhỏ bắc từ túp lều này sang túp lều kia. Thật sự không thể nào không dẫm chân vào đống bùn dơ dáy đó, nhất là với một người phương Tây. Như thế mới có thể thấy được tại sao người ta lại dùng bom để bắt người dân phải chuyển vào những nơi như thế này.

Patricia đã nhìn cuộc chiến tranh bằng con mắt hoàn toàn khác. Không có nhiều phụ nữ Mỹ ở Việt Nam ngoại trừ các cô thư ký. Vào một đêm ở Chợ Lớn, khu phố Tàu, ăn tối với 8 hoặc 9 người bạn trai, Patricia tình cờ hỏi từng người về hoàn cảnh gia đình của họ. Sau này cô ấy nói với tôi rằng tất cả bọn họ đều ly dị hoặc ly thân với vợ từ lâu. Không ai là mới cưới. Patricia có cảm nhận rằng họ đều là những người đàn ông tuyệt vọng với gia đình nên tìm đến với sự nguy hiểm và chiến tranh, ưa mạo hiểm vì họ cảm thấy không còn gì để mất. Cô ấy sẵn sàng phổ biến điều đó với toàn bộ đoàn đi, với những người đàn ông cô ấy biết là đang tiến hành cuộc chiến tranh trong nước, mặc dù tôi không chắc đó là việc làm chính đáng.

Mặt khác, bây giờ tôi đã đính hôn. Nhưng hình như cô vợ chưa cưới của tôi khi quay trở lại Việt Nam đã bị nhiễm nặng các quan điểm chống chiến tranh. Những nỗ lực trước đây của tôi truyền cho cô ấy đã dần mất đi. Tôi cứ phân vân, ai đã truyền bá cho cô ấy? Khi tôi hỏi Patricia, cô ấy giải thích nhiều năn nay người ta đã đưa lên tivi cho những người Mỹ ở trong nước xem những cảnh quay hàng ngày về cuộc chiến đấu và sự phá huỷ ở Việt Nam mà chúng tôi hoàn toàn không được xem ở Sài Gòn, nơi chúng tôi còn không được xem cả những chương trình thời sự của Hoa Kỳ. Vì thế, không có gì là khó đối với cô ấy khi xem được những gì thực sự đang diễn ra ở Việt Nam khi cô ấy phải xa tôi. Patricia nói, tôi là người đã cố gắng truyền bá cho cô ấy. Còn sự chứng kiến trực tiếp của cô ấy với cái mà Johnson và Humphrey gọi là một cuộc chiến khác đã không giúp gì được cho tôi.

Tại bữa tiệc chia tay Neil Sheehan (nhà báo Mỹ, tác giả của cuốn sáchBright Shining Lie- Sự lừa dối hào nhoáng) và Susan Sheehan, những người sẽ rời Sài Gòn sau nhiệm kỳ thứ hai của Neil ở tờThời báo New York, chúng tôi đã gặp một thành viên của Uỷ ban Giám sát quốc tế (ICC), người vừa từ Hà Nội vào. Tôi chưa bao giờ gặp người nào đã từng ở miền Bắc Việt Nam lúc chúng tôi tiến hành các cuộc tấn công. (Các báo cáo của Harrison Salisbury cho tờ Thời báo 6 tháng sau là những thống kê đầu tiên về sự thiệt hại phía dân sự ở miền Bắc mà đa phần người Mỹ trong đó có cả các quan chức cấp cao, được đọc). Chúng tôi rời bữa tiệc ra về, ngay sau khi nghe ông ta kể về những khu phố của thường dân bị bom của chúng ta san phẳng, Patricia quay sang tôi và nói với giọng buộc tội căng thẳng: "Làm sao anh có thể tham gia vào việc này?"

Tôi cảm thấy thất vọng và tức giận. Tôi không thích điều chúng tôi vừa nghe được, hơn bất cứ điều gì cô ấy đã làm. Tôi căm ghét điều đó. Về việc này chẳng lẽ cô ấy không hiểu rõ tôi?

Tôi luôn phản đối việc ném bom miền Bắc, và ngay lúc này tôi đang cố gắng hết sức và tôi biết đây cũng là cách hiệu quả nhất để hạn chế việc ném bom ở miền Nam. Cứ cho là như vậy, tôi sẽ không đến bất cứ đâu. Nhưng tôi cảm thấy mình đang bị buộc vào trách nhiệm trước mọi vấn đề của cuộc chiến, kể cả các lĩnh vực tôi không bao giờ tin vào và các lĩnh vực tôi muốn chấm dứt.

Chúng tôi dường như lại quay lại tình trạng của tháng 6-1965. Tôi đã huỷ bỏ việc đính hôn và ý tưởng cưới một ai đó luôn làm cho tôi phải nghi ngờ. Khi chúng tôi chia tay, tôi chắc chắn là chia tay vĩnh viễn nhưng thực tế được khoảng 3 năm. Tôi sẽ tham gia vào nhóm người cô ấy đã gặp ở Chợ Lớn. Khi nhìn lại, sự chuẩn đoán của cô về những người này đã giúp tôi khá nhiều cho những tháng còn lại của tôi ở Việt Nam.

Tháng 10-1966, tôi trở về Mỹ trong một kỳ nghỉ. Nhưng ở Washington tôi lại được lệnh sang Việt Nam trong một chuyến đi có định hướng thay cho Nicholas Katzanbach, vừa lên làm thứ trưởng Bộ Ngoại giao. Trên chiếc KC- 137 không cửa sổ của McNamara, một chiếc máy bay có thể bay một mạch tới Việt Nam, tôi có cơ hội để đưa cho John McNaughton, người cấp trên trước đây của tôi, tất cả các bản ghi nhớ mà tôi đem về từ Sài Gòn. Tôi rất hài lòng thấy John đưa từng bản một cho McNamara khi ông ta đọc xong và nhìn họ đọc từng trang một của các bản ghi nhớ. Đó là một chuyến đi dài và hình như họ không đem theo thứ gì để đọc. Tôi luôn nghĩ về điều đó như một điểm mạnh cho công việc của mình. Thông thường, bạn không bao giờ biết được liệu một người cấp trên có thực sự muốn đọc những gì bạn đã viết ra không, đó là chưa kể tới việc còn đưa nó cho cấp trên. Lúc đó McNaughton bảo tôi ngồi cạnh và đưa ra 2 đề nghị, cho chính ông ta và cho Bộ trưởng: Tôi có thể đưa cho ông ta một bản copy của bản báo cáo về chuyến đi của tôi tới Hậu Nghĩa và nếu không phiền tôi có thể không đưa bản báo cáo này và các bản báo cáo khác cho tướng Wheeler, vì tầm quan trọng của các mối quan hệ quân - dân?

Trên chuyến bay trở về Washington một tuần sau đó, khi chúng tôi gần kết thúc chuyến đi, McNamara gọi tôi ra phía sau máy bay, nơi ông đang đứng với Bob Korner, một trợ lý đặc biệt cho Tổng thống về các nỗ lực bình định của Washington.

McNamara nói: "Dan, anh là người có thể giải quyết được việc này. Korner đang bảo chúng ta đã tiến bộ rất nhiều trong chương trình bình định. Tôi nói mọi việc trở nên tồi tệ hơn cách đây một năm. Anh thấy thế nào?"

Tôi nói: "Ồ, thưa ngài Bộ trưởng, tôi rất muốn biết mọi việc tiến triển được bao nhiêu so với chúng cách đây một năm. Mọi việc khá tồi tệ, nhưng tôi sẽ không nói là tồi tệ hơn bây giờ mà vẫn chỉ là như trước ".

McNamara phấn khởi nói: "Điều đó đúng như điều tôi đang nói. Năm ngoái, chúng ta đưa thêm hơn một trăm nghìn quân vào đất nước này và không hề có sự tiến triển nào. Mọi việc hoàn toàn không tốt hơn. Nghĩa là tình hình cơ bản thực sự tồi tệ hơn! Không đúng thế sao?"

Tôi trả lời: "Ồ, ngài đã có thể nói như thế thì đó thực sự là một cách nhìn nhận thú vị về vấn đề này".

Ngay lúc đó máy bay bắt đẫu tới chỗ đường vòng và viên phi công thông báo: "Thưa các quí ngài, chúng ta đang đến gần căn cứ không quân Andrews. Xin quí vị ngồi tại chỗ và thắt chặt dây an toàn".

Mười phút sau chúng tôi hạ cánh xuống mặt đất. McNamara cùng chúng tôi bước xuống chiếc thang phía sau ông ta. Hôm đó là một buổi sáng sương mù, một hình vòng cung các máy camera và đèn truyền hình đã đứng đứng sẵn ngay chỗ máy bay hạ cánh.

Giữa vòng cung có một hàng các micro. McNamara bước qua các micro và nói với đám đông các phóng viên: "Thưa các bạn, tôi vừa từ Việt Nam trở về, tôi rất vui vì có thể thông báo với các bạn rằng chúng ta đang có những tiến triển lớn trong nỗ lực của chúng ta ở Việt Nam trên mọi phương diện. Những gì tôi đã thấy và nghe được trong chuyến đi này đã rất khích lệ tôi…"

Chú thích:

(74) "của Quân đoàn 3"- Ellsberg, bản ghi nhớcho Phó Đại sứ Perter,tài liệu chưa xuất bản.


(75) Sau cuộc gặp nhàbáo Francé… một bài báocùng với… Fitz Gerald, 59-67.

Chương 11. Rạch Kiến

Từ cuối tháng mười một năm 1966 cho tới khi tôi rời Việt Nam vào tháng sáu năm sau, tôi là trợ lý đặc biệt cho phó đại sứ Porter, người đã chịu trách nhiệm về mọi hoạt động thuộc lĩnh vực dân sự của Mỹ ở Việt Nam. Công việc chính của tôi là đưa ra những đánh giá cho Porter về các chương trình và hoạt động, đặc biệt có liên quan tới chương trình bình định và các hoạt động quân sự, dân sự chung khác. Cuối tháng 12-1966, tôi tới thăm một làng Việt Cộng mới được "giải phóng" có tên là Rạch Kiến ở tỉnh Long An, phía nam của Sài Gòn ở châu thổ sông Mê Kông. Trong vài năm nay, không một lực lượng nào của quân đội Sài Gòn đi vào khu vực đó. Để chứng tỏ các lực lượng Mỹ có thể nắm quyền và bình định được một huyện do Việt Cộng kiểm soát chặt chẽ, Sư đoàn 25 của Mỹ đã dùng trực thăng đổ thêm một tiểu đoàn tăng cường xuống gần huyện này vào ngày 22-12-1966, một ngày trước khi tôi tới Sài Gòn trong một chuyến thăm 10 ngày.

Lý do chính để tôi thực hiện chuyện thăm này là do sự hoài nghi của đại sứ Lodge và phó đại sứ Porter về sự can thiệp của quân Mỹ trên chiến trường và chương trình bình định ở các khu đông dân ở vùng châu thổ sông Mê Kông. Lodge thường không can thiệp vào các hoạt động quân sự nhưng ông ta có một linh cảm rõ ràng rằng sự yểm trợ của pháo binh và không quân Mỹ sẽ gây ra nhiều thương vong cho thường dân ở vùng châu thổ.

Lodge muốn có một bản đánh giá của tôi về việc liệu ông ta có nên nỗ lực ngăn cản MACV triển khai các đơn vị chiến đấu Mỹ tới khu vực đó. Đã có sự phản đối trong ngày đầu tiên khi tiểu đoàn này đổ quân xuống đây. Cán bộ Việt Cộng đang sống với gia đình trong các túp lều và trong các phòng làm việc có các bức vách và mái lợp rạ ở trung tâm làng đã nhanh chóng bỏ trốn, để lại các túp lều cho người Mỹ làm sở chỉ huy tiểu đoàn. Tôi đã tới đó ngày thứ hai bằng máy bay trực thăng. Viên trung tá, sĩ quan chỉ huy, nhận được một thông báo của sở chỉ huy sư đoàn là tôi sẽ đến, đã đứng ở cửa máy bay trực thăng để đón tôi khi tôi bước ra. Anh ta xách chiếc túi của tôi trong có đựng một chiếc túi ngủ, mấy bộ quần áo, giầy dã chiến và đạn dược, đưa vào lều chỉ huy. So với tôi trước đây, anh ta nhiều hơn tôi mấy tuổi, nhưng là một FSR-l nên tôi cao hơn anh ta mấy cấp.

Anh ta đưa tôi qua chiếc lều bạt cạnh đó và vào ngôi nhà cạnh bốt chỉ huy của anh ta, cả hai đều của Việt Cộng bỏ lại ngày hôm trước.

Viên sĩ quan chỉ huy nói với tôi đây là tuần đầu tiên của anh ta trong một căn cứ của bộ binh, vì suốt những năm trong quân đội anh ta đều là một sĩ quan pháo binh. Vì mục đích nghề nghiệp, anh ta muốn trở thành một chỉ huy bộ binh, anh ta đã trông mong vào sự chỉ bảo của người chỉ huy trước, nhưng người chỉ huy này đã bị điều động luân phiên sang vị trí khác. Thay vào đó anh ta nói với một giọng mất lòng tin và có chút cay đắng, sự thay đổi tình thế chỉ bằng một cái bắt tay phía dưới những chiếc cánh quạt của chiếc trực thăng đã đưa anh ta trở về vị trí trước đây của tiểu đoàn. Người chỉ huy trước đã đem theo tất cả trang thiết bị lên trực thăng, chúc anh ta may mắn, trèo vào chỗ người kế nhiệm anh ta vừa xuống và bay đi mất. "Anh ta thậm chí không thèm đi tới chỗ tôi để giới thiệu tôi với các sĩ quan khác?"

Người chỉ huy mới đối xử với tôi tốt hơn. Anh ta giới thiệu tôi với các sĩ quan khi chúng tôi đi qua họ, anh ta đã tự giới thiệu với họ từ tuần trước. Tôi nói với người chỉ huy rằng ngài phó đại sứ muốn tôi tới đây để quan sát các hoạt động ở đây như một công việc mở đầu cho chương trình bình định của Mỹ. Tôi không nói với ông ta về những nghi ngờ của ngài đại sứ về hoả lực của Mỹ ở vùng châu thổ.

Tiểu đoàn này đóng quân gần Sài Gòn nên đã chứng kiến rất ít hoặc không chứng kiến hành động nào kể từ khi tới Việt Nam.

Theo lời một thiếu tá, người đã ở với họ trong vài tháng, thì hầu hết những người lính này đã nghe thấy âm thanh đầu tiên là những tiếng súng rải rác khi họ nhảy dù xuống đây vào ngày hôm trước. Mặc dù khu vực này rất nổi tiếng, nhưng tay thiếu tá thực sự không muốn đụng độ nhiều hơn nữa bằng hoả lực họ đem theo và bằng sự yểm trợ của không quân. Như chúng tôi đã nói, các trực thăng vận tải hạng nặng đang thả các khẩu pháo và các thùng đạn xuống căn cứ pháo binh gần trung tâm làng.

Chúng tôi đang đứng nói chuyện ở một ngã tư giữa làng và có thể nhìn thấy một nhóm người mặc quân phục của Mỹ đi trên một trong những con đường giữa các cánh đồng lúa đang tiến về phía chúng tôi. Thì ra họ là nhóm cố vấn Mỹ gồm 2 sĩ quan và 1 trung sĩ, đang đến một tiểu đoàn của Quân đội Việt Nam cộng hoà đã hành quân đến từ hôm trước để tác chiến hợp đồng với tiểu đoàn của Mỹ. Họ đóng quân ở con đường phía trước cách chúng tôi khoảng 1,25 dặm và đã tiến đến gặp chúng tôi, đi bảo vệ cho họ là một tiểu đội lính của Quân đội Việt Nam cộng hoà được trang bị đầy đủ. Họ nói với chúng tôi, nhiều binh lính và hạ sĩ quan của họ cơ bản là ở vùng này nên muốn cảnh báo chúng tôi rằng chúng tôi không được vào làng trong thời gian đông người. Chúng tôi nên có bảo vệ thường xuyên.

Một cố vấn lớn tuổi người Mỹ nói: "Tối nay các anh sẽ bị tập kích pháo". Anh ta là một đại uý trẻ trung, rắn chắc, đã từng là một cố vấn của Quân đội Việt Nam cộng hoà trong gần một năm. Đó là điều cảnh báo chính mà anh ta phải truyền đạt tới chúng tôi. Anh ta nói thêm: "Hãy nhớ rằng họ đã sống ngay trên chỗ các anh đang đứng từ lâu rồi. Họ sẽ hiểu rất rõ ý đồ của các anh".

Viên sĩ quan hành chính nói: "Anh đang đùa đấy à?" "Đây là một tiểu đoàn Mỹ được tăng cường có sự yểm trợ của cả pháo binh và không quân. Tối nay sẽ không có một Việt Cộng nào trong vòng 10 dặm". Một lát sau, 3 người Mỹ nói, họ muốn ra khỏi con đường này và quay về căn cứ "trước khi trời tối". Trước khi họ rời đi, họ đã mời tôi tối hôm sau ở lại với họ. Tiểu đoàn trưởng của họ người Việt Nam, theo đạo Thiên Chúa, đang tổ chức một bữa ăn tối đặc biệt vào đêm Giáng sinh để tỏ lòng biết ơn các cố vấn Mỹ.

Sĩ quan hành chính nói với tôi: "Những gã đó đã ở với Quân đội Việt Nam cộng hoà quá lâu". "Nhóm của họ thậm chí sẽ không vào huyện nếu chúng tôi không ở quanh đó. Nhưng tối nay họ sẽ được an toàn. Các anh sẽ không bắt được một Việt Cộng nào trong phạm vi hoả lực của chúng ta trong suốt tháng tới".

Gần như cả tiểu đoàn phải tiến hành một buổi quét dọn cả khu vực sau ngày Giáng sinh, mất 3 ngày liền. Trong khi đó họ còn phải đi tuần nhiều để làm quen với địa hình. Tôi có thể tiếp tục mọi công việc tôi muốn. Sau bữa tối, có một buổi quán triệt cho các sĩ quan về các đợt tuần tra ngày hôm sau trong túp lều làm bốt chỉ huy của tiểu đoàn.

Có một bản đồ lớn của huyện Rạch Kiến trên tường, có phạm vi của tiểu đoàn và các vị trí của các đơn vị khác nhau được đánh dấu bằng chì màu xám. Túp lều này, giống như tất cả các túp lều ở gần ngã tư, khá chắc chắn, có lợp mái tôn hình làn sóng, điều đó có thể phản ánh lại các chương trình bình định của những năm trước đây. Cũng như các túp lều khác mà chúng tôi chiếm được, trên đó có những chiếc đèn lồng thắp sáng bằng gas, được treo bằng các móc. Tất nhiên trong làng không có điện.

Trên đường về sau buổi quán triệt, tôi đứng nói chuyện một chút với một lính binh nhì còn rất trẻ, tay cầm khẩu M-16 đang đứng gác ở bốt chỉ huy. Đây là đêm đầu tiên của anh ta ở đất nước này. Anh ta đã tới sân bay Tân Sơn Nhất phía ngoài Sài Gòn vào sáng nay và đã được cử ngay tới tỉnh Long An, sau đó buổi chiều lại tham gia cùng đơn vị này ở Rạch Kiến. Thực sự là một ngày dài đối với anh ta. Trong túp lều cạnh cửa ra vào, tôi mắc màn để tránh muỗi xung quanh chiếc giường bạt nhỏ mà viên đại tá bảo tôi nằm ngủ ở đó. Viên đại tá tắt đèn lồng và nằm ngủ trên chiếc giường cạnh tôi.

Khoảng hai giờ sau, chúng tôi bị thức giấc vì những tiếng nổ đanh của kim loại, dường như ở trên con đường hướng tới chỗ chúng tôi. "ùm, ùm, ùm?" Chúng tôi đi giày trong đêm tối vội vã lao ra ngoài không kịp buộc dây. Tôi theo viên đại tá tới bốt chỉ huy bên cạnh, qua chỗ tay lính gác cổng đang cuống cả lên.

Cánh cửa đóng chặt ngay sau chúng tôi khi một tiếng "ùm" khác nổ ngay ngoài cửa và các bức tường rung lên. Chiếc đèn lồng đung đưa nhẹ trên chiếc móc, làm cho những hình bóng của nó xoay tròn. Một mặt của tấm bảng giữ bản đồ đã không còn đích và rơi xuống mặt bàn, cà phê đổ hết ra bàn. Tất cả chúng tôi đang loạng choạng và đâm sầm vào nhau khi túp lều rung lên.

Mọi người tranh nhau chiếc mũ sắt. Bất chợt tôi thấy tiếc vì đã không đem theo một chiếc. Tôi nghĩ chắc sẽ không vấn đề gì nếu tìm được một chiếc mũ sắt trong một sở chỉ huy tiểu đoàn khi cần nhưng đây không phải là lúc cố có thể mượn được một chiếc.

Khi chiếc đèn không lắc nữa, một ai đó bước vào nói người gác cổng bên ngoài, tới từ sáng hôm nay, đã bị trúng quả đạn nổ ngay ngoài cửa ra vào. Anh ta bị thương nặng. Một trực thăng cứu thương đã đưa anh ta đi cùng với một số người bị thương khác nhưng anh ta đã bị chết trên chuyến bay.

Các phát thanh viên của đài ở phòng bên cạnh đang hướng máy thu phát tới các đơn vị khác của tiểu đoàn. Sĩ quan tác chiến đang gắn các báo cáo lên bản đồ, cố tìm xem hoả lực pháo được bắn từ đâu để họ có thể phản pháo lại. Còn có các súng máy 50 ly đang bắn về phía chúng tôi, từ vài vị trí cách đó không xa lắm.

Viên cố vấn đi xuống con đường đã đúng: Việt Cộng đã hoàn toàn biết được các ý đồ của chúng tôi và đạn pháo của họ rất tốt.

Trong loạt đạn đầu tiên, họ đã thả một chuỗi pháo cối ngay trên con đường, mỗi quả rơi vào một nhà dọc theo đường đi. Họ chỉ để sót bốt chỉ huy cách đó ít mét và rõ ràng là túp lều ngay cạnh chỗ viên đại tá và tôi đang ngủ. Chúng tôi chờ đợi một loạt pháo khác nhưng đã không có. Các đội tuần tra được cử ra ngoài theo hướng có tiếng súng 50 ly nhưng không hy vọng nhiều sẽ phát hiện được điều gì. Có nhiều người bị thương trong các túp lều. Sau một lát, chúng tôi trở về túp lều của mình và đi ngủ tiếp.

Sáng hôm sau, một người đã nhìn thấy quả pháo 60 ly chưa nổ mà tôi không hề nhìn thấy, đang nằm trong một chỗ hõm trên sàn nhà cách giường của tôi một đoạn. Chắc chắn nó rơi vào đó khi chúng tôi vừa ra ngoài vì chúng tôi đã không nghe thấy tiếng nó xuyên qua mái nhà. Tất cả binh lính đều bàn luận tới các quả pháo có tên trên đó. Với suy nghĩ rằng một quả pháo có địa chỉ của tôi trên đó không trúng vào tôi đã làm tôi bỏ qua thực tế là nó vẫn chưa nổ. Tôi bấm nhanh các kiểu ảnh, đi vòng quanh nên có thể chụp được cận cảnh và chụp chớp nhoáng trên cùng một khuôn hình với góc giường của tôi, khi đội phá bom tới. Họ nhìn thấy một thằng ngốc đang giẫm lên một quả pháo chưa nổ và nói: "Lạy chúa, nó vẫn chưa nổ!". Họ quát tôi tránh khỏi đó một cách cộc lốc.

Trưa hôm đó, một tiểu đoàn thực tế không được ngủ nhiều đã phải triển khai rộng ra khu vực vành đai và chuẩn bị cho một đêm mất ngủ khác trong tình trạng báo động cao. Đó là đêm Giáng sinh. Giữa trưa, viên cố vấn từ dưới đường lên đón và đưa tôi trở về căn cứ của anh ta. Chúng tôi đi bộ độ mấy dặm có các vệ sĩ đi theo trông họ đề phòng cảnh giác tới mức không bình thường. Họ đã nghe thấy tiếng pháo cối từ đêm hôm trước.

Tôi đem theo một chiếc bánh đựng trong một cái hộp thiếc nhỏ. Ngay trước khi tôi đến Long An, phó Đại sứ Porter đã lấy nó trên chiếc bàn trong văn phòng của ông và đưa cho tôi để chuyển cho một số cá nhân được khen ngợi trên chiến trường.

Một ai đó ông ta không biết, đã gửi chiếc bánh tới đại sứ quán để ăn mừng lễ Giáng sinh. Tôi đã xuất hiện trong bữa tiệc đêm Giáng sinh này hoàn toàn tình cờ sẽ là một dịp rất tốt.

Người ta đã đón nhận chiếc bánh rất vui vẻ mặc dù không ai trong số các sĩ quan Việt Nam này đã từng được thấy một chiếc bánh như thế. Nó không hợp với thức ăn và nước mắm của Việt Nam, nhưng nó hợp với các đồ đóng góp khác của người Mỹ, rượu Chivas Regal và Rémy Martin với giá rẻ ở PX ở Sài Gòn, đã làm tất cả các cố vấn nổi tiếng với các đối tác người Việt Nam của họ. Có khoảng 12 người chúng tôi ngồi quanh một chiếc bàn rộng phía ngoài: 4 người Mỹ, một phiên dịch, tiểu đoàn trưởng, các đại đội trưởng và các sĩ quan (viên chức) hành chính của anh ta. Hôm đó là một đêm nóng bức, ẩm ướt, cùng với Whisky Scotland, cognac và rượu Việt Nam, rất nhiều bia 33 của Việt Nam đã được đem ra uống.

Người không hào hứng với bữa tiệc lắm là viên sĩ quan hành chính, một thiếu tá người Việt. Trước đây anh ta đã từng uống rượu của người Mỹ, vì anh ta đã đi cùng với một đoàn cố vấn khi chỉ huy đại đội trinh sát cùng sư đoàn của Quân đội Việt Nam cộng hoà, nhưng rõ ràng bữa tiệc không thích hợp với anh ta, chứ không phải lượng rượu mà anh ta đang uống. Có lẽ đó là những người Mỹ ở Việt Nam đã không hợp với anh ta. Một thứ gì đó chắc không phải là chiếc bánh, hình như theo anh ta ra ngoài. Viên đại uý đã mời tôi, được cảnh báo khi anh ta biết rằng viên thiếu tá này khá khét tiếng vì anh ta không ưa những người Mỹ. Nhưng không phải đợi đến cuối buổi tối hôm đó chúng tôi mới biết được rằng anh ta phải thay chức chỉ huy vì đã bắn vào các cố vấn nhưng bị trượt.

Viên sĩ quan hành chính không tham gia vào câu chuyện trong bữa ăn tối, anh ta đã uống lặng lẽ khi các sĩ quan người Việt Nam hát những bài hát trữ tình tiếng Việt, xen lẫn các bài hát mừng Giáng sinh của những người Mỹ. Sau đó anh ta bắt đầu nói, đưa ra những câu hỏi cho người Mỹ bằng một giọng trầm thấp có chút cay đắng. Viên trung uý người Việt Nam đang dịch đã nói với chúng tôi: "Anh ta hỏi, tại sao người Mỹ lại đến đây? Người Mỹ cho rằng người Mỹ sẽ phải dạy cho người Việt Nam ở Việt Nam điều gì? Có phải người Mỹ cho rằng chúng tôi không đủ dũng khí để chiến đấu với Cộng sản?"

Viên thiếu tá nói nhanh và to hơn. Anh ta không chờ để phiên dịch và cũng không đợi các câu trả lời. Bây giờ anh ta đang nói thậm chí còn to hơn nữa với người Việt Nam. Họ ngồi im lặng trông có vẻ bối rối. Người phiên dịch đã không dịch cho đến khi chúng tôi hỏi anh ta đang nói gì. "Anh ta nói "người Mỹ là những người nhát gan". Anh ta nói…". Viên trung uý nhìn vào tiểu đoàn trưởng cũng là một thiếu tá, một cách do dự.

"Anh ta nói gì?"

"Anh ta nghĩ thiếu tá… quá thân thiện với người Mỹ". Rõ ràng viên trung uý không sẵn sàng dịch hết những gì viên sĩ quan hành chính gần như đang quát lên. Nhưng khi chúng tôi bắt buộc, anh ta đã giải thích. Người Mỹ là những người ngạo mạn, dốt nát và thô lỗ. Đối với người Việt Nam đó là một sự nhục nhã khi phải giả vờ nghe theo lời khuyên của họ. Tiểu đoàn trưởng cau mày nhưng không nói gì. Sau đó tiểu đoàn trưởng đột ngột đứng lên, nói gay gắt với viên thiếu tá rồi bỏ đi. Mọi người đều đứng lên trừ viên sĩ quan hành chính, anh ta đập mạnh tay xuống bàn rồi với lấy chai cognac.

Viên đại uý kéo tôi ra và chỉ cho tôi chỗ ngủ, cùng túp lều với anh ta. Lúc đó khá muộn nhưng vẫn sáng. Chúng tôi đang định đi dạo một vòng quanh khu vực tiểu đoàn trước khi trời tối. Nhưng viên trung uý người Việt Nam đã tới gặp tiểu đoàn trưởng xin lỗi về việc của thiếu tá. Trung uý nói: "Anh ta đã say". Chúng tôi nói chúng tôi biết điều đó. Tôi nói, có thể nhiều người Việt Nam cũng có cảm giác như anh ta. Đó là điều có thể hiểu được.

Viên trung uý không nói gì. Một lúc sau tôi hỏi anh ta một cách thận trọng, các sĩ quan khác có thể nghĩ gì về những điều viên thiếu tá đã nói. Anh ta nói nhanh: "Họ rất lấy làm tiếc rằng anh ta đã nói những điều này trước mặt anh. Họ không đồng ý với điều đó họ rất tức giận với anh ta, nhưng anh ta là một thiếu tá".

"Thế, họ có phản đối với những gì anh ta đã nói?"

"Tiểu đoàn trưởng hoàn toàn không đồng ý". "Còn những người khác thì sao?"

Anh ta ngần ngừ "Ồ, họ có thể tán thành một số điều nhưng không phải là hoàn toàn".

Có một tiếng súng rất to và rất gần. Chúng tôi lần đi tìm vũ khí. Viên trung uý nhảy nhẹ lên, tất cả chúng tôi cũng thế, nhưng trông anh ta không có vẻ ngạc nhiên. Anh ta ra hiệu cho chúng tôi và nói: "đừng lo, không có gì đâu".

Anh ta nói: "Không vấn đề gì, ổn thôi, đừng bận tâm". Lại có thêm một tiếng súng nữa, xa hơn một chút. Viên trung uý giơ cả hai tay lên, đứng trước cửa ra vào và yêu cầu chúng tôi không được ra ngoài lúc này.

Trung uý nói: "Đó là thiếu tá. Nhưng không sao, anh ta rất say và đang rất tức giận. Anh ta đang đi lấy súng lục. Anh ta đang nói anh ta sẽ bắn những người Mỹ. Tôi nghĩ phải nói với các anh nhưng không muốn các anh phải lo lắng. Không có nguy hiểm gì nhưng anh nên ở lại trong này tối nay. Anh sẽ được an toàn. Tiểu đoàn trưởng lệnh cho các binh lính để mắt tới anh ta và không để anh ta tới gần túp lều này".

Một phát súng thứ 3 dường như vẫn còn ở xa, khoảng một trăm mét. Nghe âm thanh cứ như thể nhằm vào hướng chúng tôi.

"Anh ta sẽ bắn ai? Chúng ta hay những binh lính?"

"Không ai cả. Anh ta chỉ bắn vào không trung. Anh ta bị say". Viên trung uý bảo chúng tôi đi ngủ, phải ngủ ngon không cần lo lắng. Anh ta chúc chúng tôi ngủ ngon và rơi đi.

Đại uý và tôi nhìn nhau một lúc, cuối cùng tôi hỏi: "Anh nghĩ gì về việc này?"

Đại uý nhún vai, đặt khẩu M-16 xuống mà anh ta đã giật lấy khi nghe tiếng súng đầu tiên, cởi chiếc quần dài và nói: "Chúng ta đi ngủ thôi, ở đây chúng ta sẽ ổn. Họ không để anh ta đến gần chúng ta đâu. Họ sẽ rất bối rối nếu để anh ta tìm được chúng ta".

Tôi suy nghĩ trong một lát. Trong yên lặng chúng tôi có thể nghe thấy tiếng quát tháo, đúng là của viên thiếu tá. Không gian trở nên yên tĩnh. Sau đó có thêm nhiều tiếng la hét từ một vị trí khác Hình như anh ta đi vòng quanh. Thỉnh thoảng có một tiếng súng nổ và có thêm những tiếng la hét.

Bây giờ trời đã tối. Với những gì tôi biết về thái độ của Quân đội Việt Nam cộng hoà về việc làm việc vào ban đêm, dường như tôi đã không đúng khi đặt lòng tin vào sự an toàn đến kinh hoàng của Quân đội Việt Nam cộng hoà. Gã đàn ông này đang theo sau chúng tôi. Thực sự khó cho tiểu đoàn trưởng nếu viên sĩ quan hành chính của anh ta lủi qua đám lính canh và bắt cả hai khi chúng tôi đang ngủ, nhưng điều đó sẽ không làm khó cho tôi. Tôi nói với viên đại uý rằng điều đáng tin duy nhất để chúng ta làm là phải tự canh chừng bản thân. Tôi sẽ gác ca đầu từ 22 giờ đến 2 giờ. Anh ta không nói gì. Ngay sau đó anh ta đã ngáy khò.

Để thức được tôi đã thắp một cây nến. Tôi mặc cả quần áo dài, nằm trên chiếc giường bạt, đôi giầy cao cổ đặt cạnh giường.

Có thêm một tiếng nổ làm át đi tiếng la hét, sau đó irn hẳn. Không có thêm tiếng súng nào gần đó. Viên thiếu tá đã lăn ra ngủ. Nhưng tôi vẫn thức. Tôi nằm ngửa, đầu gối vào hai tay, nhìn lên những bóng tối của cây nến. Tôi thử đặt khẩu súng lục vào góc giường vừa với độ với của cánh tay để có thể lấy được nhanh nhưng chiếc giường quá hẹp. Đặt súng trên mặt đất thì rất khó để lấy nhanh được vì bóng tối của giường che khuất vì thế tôi đã đặt nó trên ngực.

Khoảng nửa đêm, một tiếng súng máy cỡ 50 ly kêu lạch tạch từ phía đằng xa. Một chút sau, có tiếng hoả lực pháo binh ở phía chân trời. Không gian yên tĩnh một lúc, sau đó lại vẫn những âm thanh đó. Cách xa độ mấy dặm, đó là Rạch Kiến. Đã đến lượt gác của viên đại uý, tôi quyết định không đánh thức anh ta dậy và đã thức luôn cả hai ca. Cây nến cháy chập chờn. Tôi lắng nghe tiếng súng máy như tiếng dế kêu từ xa, giữ thăng bằng cho khẩu súng trên ngực, nghĩ về những đứa con đi học về và cảm thấy cô đơn Tôi nghĩ: Đây là một cách tận hưởng đêm Giáng sinh thật kinh tởm.

Viên thiếu tá người Việt Nam vẫn ngủ đến tận sáng hôm sau khi tôi rời túp lều. Người cố vấn đưa tôi trở về căn cứ của người Mỹ vào giữa trưa cùng với một số binh lính của Quân đội Việt Nam cộng hoà. Chúng tôi quay trở lại Rạch Kiến đúng lúc một loạt đạn pháo cối nổ, giữa trưa, ngay trên ngã tư trung tâm của ngôi làng. Chúc mừng lễ Giáng sinh. Một ai đó thoát ra khỏi đã có một phen hoảng hồn cùng với lời cầu nguyện tốt lành.

Viên sĩ quan hành chính người Mỹ, quân hàm thiếu tá, người đã quan sát ngày đầu tiên cho rằng sẽ không tìm thấy. Việt Cộng nào trong vòng 10 dặm của một tiểu đoàn Mỹ, đang ngồi trong một khu nhà vệ sinh 4 ngăn có vải bạt quây xung quanh cách ngã tư nơi pháo cối bắn trúng khoảng 10 dặm. Nhưng chắc hẳn đó phải là một sự trùng hợp ngẫu nhiên. Việt Cộng không thể biết lúc đó anh ta đang ngồi đó và họ đã không nghe trộm được những đánh giá của anh ta hai ngày trước, khi đang đứng ít nhiều vẫn cùng một chỗ. Tôi không nghĩ rằng anh ta nhớ được những gì đã nói và tôi đã không nhắc nhở anh ta.

Chúng tôi đến đúng lúc cùng ăn bữa tối có cả gà tây mà chính phủ Mỹ đã cố gắng cung cấp cho binh lính Mỹ ngoài chiến trường vào ngày lễ Giáng sinh và lễ tạ ơn Chúa. Trên tinh thần của ngày lễ Giáng sinh, tôi đã dành cả buổi chiều để phát những đồng xu cho những người dân có những túp lều tranh bị thổi bay khi những chiếc trực thăng hạ cánh xuống gần đó. Tôi có một xâu tiền xu lớn của một đại diện USAID đã đưa cho tôi vì mục đích này. Không có hoạt động lớn nào được tiến hành ngày hôm đó chỉ có các đội tuần tra đã ra ngoài để cố gắng ngăn chặn các tiểu đội pháo cối của Việt Cộng tới quá gần.

Ngày hôm sau, sĩ quan tác chiến đã đưa 2 đại đội đi quét dọn, dạo quanh các khu vực cách không xa ngôi làng, tôi đã đi cùng một trong hai đội. Vì là một quan sát viên nên tôi không đem theo vũ khí. Hình như không cần thiết vì ở giữa hàng vài trăm binh lính có vũ khí mà chúng tôi có gặp phải vấn đề gì cũng không sao. Nhưng hoá ra cũng có một bất lợi lớn. Những binh lính này đặc biệt không chú ý đến tôi đang đứng vào một hàng khi hành quân hoặc dị chuyện ngang qua một cánh đồng lúa, ngay cả khi tôi đã tự giới thiệu với trung đội trưởng. Họ chắc chắn đã thấy tôi không có biển hiệu trên áo và không đem vũ khí nhưng họ hiểu tôi thuộc phía dân sự. Lúc đầu một số người cho rằng tôi là một nhà báo. Nếu họ hỏi tôi, tôi nói tôi từ đại sứ quán ở Sài Gòn và hiếm khi họ tỏ ra quá tò mò về những việc tôi đang làm ở đó.

Nhưng khi đơn vị tôi đi cùng bị trúng hoả lực, khoảng sau một giờ hành quân vào sáng đầu tiên đó, tôi thấy những binh lính gần tôi dường như cảm thấy có trách nhiệm phải coi chừng tôi. Rõ ràng vì tôi không mang vũ khí, một việc mà họ cho là không cần dòi hỏi đối với một người như y tá quân y hay một phóng viên.

Ngay khi những tiếng súng nhằm thẳng hướng chúng tôi, họ đã di chuyển sát vào tôi hơn và trước tôi một chút, tôi có thể thấy họ đang để mắt tới tôi như thể họ được giao nhiệm vụ canh chừng tôi. Cứ như thể tôi không mang vũ khí đã làm tôi dễ bị tấn công hơn hoặc những vũ khí của họ đã cho họ một khả năng đặc biệt để bảo vệ tôi khỏi những tay súng mà chúng tôi không thể nhìn thấy.

Cũng không đúng khi quan niệm rằng có vũ khí trong tay sẽ làm họ an toàn hơn trước hoả lực của đối phương. Nhưng các binh lính luôn muốn tin vào điều đó, và đi cùng với điều này là không được trang bị vũ khí sẽ làm bạn dễ bị tấn công hơn. Chính vì thế việc không mang vũ khí của tôi đã kéo theo sự chú ý của họ và làm họ sao lãng việc họ đang làm. Đó không phải là kết quả tôi mong muốn. Sau một ngày rưỡi như thế, tôi bắt đầu đem khẩu súng mà tôi đã mang theo.

Đó là một khẩu tiểu liên K của Thuỵ Điển mà một đạl diện cấp tỉnh của Cục Tình báo Trung ương lấy từ trong kho đưa cho tôi. Những người thuộc Cục Tình báo Trung ương đã trang bị súng này cho các đội chống khủng bố mà họ tổ chức ra. Một số người Việt Nam và một ít người Mỹ, những người nhìn thấy tôi có khẩu súng này đã đủ để khẳng định tôi là CIA. Khẩu súng này trông rất đặc biệt, xấu xí và đơn giản một cách rất ấn tượng, có một vỏ kim loại được làm nguội bằng không khí bao quanh nòng súng trông như một đoạn của chiếc tẩu có các lỗ trên đó. Sau khi tôi bắt đầu đem súng theo đội quân, chính khẩu súng này đã thu hút sự chú ý của họ nhưng tôi đã không còn đem theo nó lâu nữa.

Cơ hội sử dụng khẩu súng để bắn đã không đến với tôi trừ phi chúng tôi bị phục kích lớn. Tôi không có nguyện vọng dùng nó vì tôi chắc chắn không muốn bắn ai và không muốn phải lau chùi súng. Tôi không phụ thuộc vào mệnh lệnh của ai. Tôi thực ra làm một thường dân. Tôi chỉ mang máng nhớ rằng sẽ là một sự vi phạm luật chiến đối với một thường dân mang súng trong một vùng chiến sự, nói chi đến việc bắn một người. Tôi không bao giờ hỏi ai về điều này. Phần lớn các thường dân người Mỹ từ AID hoặc USIA hoặc các sĩ quan chính trị ở đại sứ quán bên ngoài Sài Gòn hoặc các tỉnh lớn hàng ngày được phép mang vũ khí theo nếu họ đang lái xe hoặc đang hành quân ở vùng nông thôn. Nhưng tôi không biết ai khác ngoại trừ Vann đã cùng hành quân với binh lính trong các chiến dịch, và tôi không bao giờ hỏi ông ta đã làm gì với khẩu súng của mình.

Tuy nhiên, ngay sau đó tôi biết rằng đem theo vũ khí mà không sử dụng khi gặp hoả lực cũng là một cách gây chú ý không tốt. Một tiểu đội tôi đang đi cùng được lệnh đi thành hàng và dẫn đường cho trung đội đi ngang qua một cánh đồng lúa. Tôi đã đi cùng họ, khi còn đang thực hiện nhiệm vụ trong những ngày cuối cùng. Đột nhiên khi chúng tôi đi ngang qua cánh đồng lúa cao tới thắt lưng, mấy phát súng bắn thẳng vào chúng tôi từ phía những cây lớn trước mặt, và không cần mệnh lệnh, binh lính cả hai bên tôi đã bắn trả về phía hàng cây. Tôi không vội vàng tham gia cùng họ vì họ đã sẵn sàng bắn ra một loạt đạn bằng các khẩu M-16 hoàn toàn tự động, nên tôi đã lấy chiếc máy ảnh ra và chụp mấy kiểu có các loạt đạn và mục tiêu hàng cây của chúng tôi.

Sau khi chúng tôi tới hàng cây và hoả lực đã chấm dứt, một trung sĩ tới chỗ tôi, trông có vẻ bối rối. Đầu tiên anh ta hỏi tôi xem có phải là phóng viên không. Tôi trả lời không, tôi từ đại sứ quán tới. Anh ta nhìn chằm chằm vào chiếc máy ảnh vẫn còn trên tay tôi và khẩu súng tôi đang đeo trên vai và bắt đầu đỏ mặt.

Anh ta hỏi tôi với vẻ hoài nghi: "Anh đang chụp ảnh cá nhân về một trận đánh?"

"Không", tôi vẫn nói đều đều. "Tôi ở đây quan sát cho ngài phó đại sứ và tôi đang chụp ảnh cho ông ta".

Trông anh ta rất đáng ngờ, nhưng anh ta đã bỏ đi và tôi đã có một quyết định nhanh chóng. Sau đó, khi những người xung quanh tôi bắn, tôi cũng bắn theo. Khẩu súng của tôi đã hoạt động. Từ đó tôi chẳng thể nhìn thấy gì trên cánh đồng.

Trong cuộc chiến tranh da kích ở vùng chân thổ này tất cả các cuộc tấn công hoá ra là các vụ gây tai nạn rồi bỏ chạy.

Thông thường mấy phát súng của các lính bắn tỉa hoặc một, hai loạt lớn hơn sẽ được phát ra từ một bụi cây, bụi rậm hoặc từ một hàng cây hoặc từ một khoảng rừng bao quanh một cánh đồng lúa. Một hoặc hai hoặc không ai trong số binh lính sẽ bị trúng đạn. Đám lính sẽ nằm xuống, những người phía trước sẽ bắn hoả lực yểm trợ vào nơi họ cho rằng những tiếng súng bắn ra từ đó. Tôi không ngần ngại làm việc đó. Ngay khi chúng tôi bị bắn khi đi qua một cánh đồng lúa, trung đội trưởng đã mở một đợt pháo kích, hoặc đôi khi là một cuộc không kích vào đám cây cối nơi anh ta cho là tiếng súng phát ra từ đó. Cứ mỗi lần như thế mất khoảng 10 phút hoặc hơn để tới được đó. Nếu có người bị thương, thường thì có một hoặc hai người bị thương trong loạt đạn đầu tiên, đơn vị sẽ không di chuyển tiếp cho tới khi có trực thăng y tế cứu thương tới đưa họ đi. Việc này mất khoảng 20 phút. Dựa vào sự yểm trợ thêm của pháo binh và không quân có thể giảm tối thiểu được các thương vong của Mỹ. Chắc chắn máy bay y tế đến nhanh đã giảm thiểu được số lính Mỹ chết trong khi chiến đấu. Nhưng những trường hợp làm giảm tốc độ của chúng tôi đi rất nhiều thế này dường như đã tạo ra những bất lợi thực sự khi cứ phải chỉ cho những thương vong biết rằng chúng tôi đang đưa họ đi. Thường sẽ phải mất nửa giờ sau khi trúng hoả lực đối phương, kể cả trúng một hoặc hai phát đạn, trước khi một đại đội bắt đầu hành quân trở lại được.

Trong hầu hết các trường hợp thường không nghe thấy thêm tiếng súng nào từ vị trí đó sau tiếng nổ đầu tiên. Không ai trông thấy quân du kích đâu. Không tìm thấy ai ở chỗ mà cuối cùng họ đã chiếm được. Nếu có ai bị thương hoặc bị chết, Việt Cộng sẽ đem theo khi họ rời đi và có thể họ sẽ rời đi ngay sau khi bắn, vì có cánh đồng lúa cao hoặc các hàng cây che chắn, yểm trợ. Vì thế một cặp lính bắn tỉa cũng có thể chặn đứng được một đại đội lính Mỹ trong vòng nửa giờ.

Đến cuối ngày bị bắn theo qui luật bởi các đối thủ mà bạn không thể nhìn thấy, những người đã không hề ngần ngại bỏ thẳng các vị trí cho bạn chiếm - mà cả hai đều biết họ sẽ bắn vào các bạn từ cùng một chỗ hoặc những chỗ khác cũng chỉ giống những chỗ đó vào ngày hôm sau - thật khó có thể tin rằng chúng ta sẽ hoàn thành bất cứ một việc gì. Tôi không nghe thấy nói tới việc đếm xác, có thể vì tất cả hoả lực mà chúng tôi dội vào các lớp lá thì không thấy một xác nào của đối phương. Thi thể duy nhất là một cô gái 18 tuổi, xuống từ Sài Gòn, nơi cô ta đang theo học tại một trường học của Pháp, để nghỉ với gia đình. Cô ta bị chết vì một viên đạn lạc của pháo binh Mỹ. Điều này không chứng minh được tinh thần của binh lính Mỹ.

Trong số binh lính chúng tôi, đi đôi với sự nản chí lại là sự ca ngợi đối phương của họ. Tôi thường được nghe lời nhận xét: "Họ có lòng gan dạ hơn là có trí tuệ". Đối với binh lính, đó là một lời khen ngợi. Nhìn bề ngoài nó thể hiện sự cả gan là dám đi đến chỗ liều lĩnh, ngốc nghếch. Nhưng nó cũng không rõ điều đó là đúng hay không. Chúng ta là những người duy nhất đưa thương vong đi trong chừng mực chúng ta có thể nói. Không hề có một thương vong phía đối phương được tìm thấy vào lúc kết thúc của mười hai ngày, nhưng đã có 9 người Mỹ bị chết và 23 người bị thương. Hai người trong số họ là lính điện đài, tôi ở ngay cạnh khi họ bị trúng đạn. Lúc tôi không ở đó, tôi thường đi phía sau người lính điện đài, theo sát người chỉ huy đơn vị, người mà anh ta thường bắt liên lạc bằng một dây điện thoại. Chiếc râu ăng ten dài cao của lính điện đài đã làm anh ta trở thành mục tiêu đầu tiên của các tay súng bắn tỉa. Chúng tôi đã mất 4 người trong tiểu đoàn khi tôi đang ở đó.

Binh lính càng trở nên tức giận vì việc thiếu thông tin, chúng tôi sẽ biết thông tin từ những người nông dân trong các túp lều chúng tôi đi qua - những bà mẹ với đứa con của họ, những người già cả, không bao giờ gặp thanh niên - khi chúng tôi đuổi theo hướng những người đang bắn vào chúng tôi. Rõ ràng người dân ở đây chắc chắn đã nhìn thấy chúng tôi đang truy lùng hoặc những người đang săn tìm chúng tôi, đang di chuyển xung quanh và phía trước chúng tôi. Đám binh lính rất tức tối và lúng túng vì họ nghĩ họ đang ở đó để bảo vệ người dân nhưng người dân lại không hợp tác với họ để chỉ ra những nơi ẩn náu của những kẻ đang phục kích. Từ những đánh giá tôi nghe được, tôi cho rằng đám lính không liên tưởng đến việc các tay súng bắn tỉa chắc chắn là những thanh niên vắng mặt của các gia đình.

Nhưng tôi đã không chỉ ra điều này.

Kết thúc và bắt đầu những ngày dưới cái nắng nóng bức, quân lính đã mệt mỏi và.chán nản. Thậm chí thỉnh thoảng gặp hoả lực đã làm họ không giữ được bình tĩnh. Miệt mài đi qua những cánh đồng lúa, đầm lầy, nước tới đầu gối sẽ đi rất chậm, phải nằm xuống nước hoặc bùn khi bị bắn, đầu ngóc lên trên mặt nước để giữ chiếc mũ sắt nặng trịch đang đè lên các cơ cổ và cố giữ súng không bị chạm xuống nước và bùn. Điều đó đã làm bạn kiệt sức.

Một ngày trên cánh đồng, bị bắn, đã nhanh chóng khẳng định được những điều mà bạn biết từ việc đánh dấu các mục tiêu cho các tay súng trong phạm vi bắn của súng trường. Dễ dàng nhận biết qua âm thanh khi những viên đạn bắn trực tiếp vào bạn. Ngồi trong một giao thông hào phía dưới một trong hàng dài các mục tiêu bằng vải bạt có các tay súng cách đó từ một trăm tới vài trăm mét, bạn có thể nhận biết ngay từ âm thanh của tiếng súng khi mục tiêu cao quá đầu bạn mấy bộ bị đánh trúng mà không cần phải nhìn lên. Hết một loạt tiếng nổ liên tiếp bắn ra từ tuyến lửa, tiếng súng nhằm thẳng vào hướng của bạn nghe hoàn toàn khác - một tiếng nổ đanh gọn - với tiếng súng đã bắn vào mục tiêu bên cạnh cách đó mấy bộ, phía bên này hoặc bên kia. Tất cả đám lính này đã có được kinh nghiệm và khi mệt mỏi họ đã vận dụng kiến thức đó để không làm tất cả mọi việc chỉ để nhận được sự khen ngợi: Khi có tiếng súng, họ sẽ không nằm sát xuống mặt đất, đặc biệt trên một cánh đồng đầm lầy, trừ phi những phát súng đó nhằm thẳng vào. họ.

Nhiều người trong số họ đã phải buộc những chiếc mũ sắt nặng nề và nóng bức vào ba lô hoặc thắt lưng để không phải đội lên đầu trừ phi họ gặp hoả lực bắn trực tiếp. Vì thế nếu những tiếng súng nhằm vào trung đội ở cánh đồng bên cạnh, có thể chỉ cách khoảng 15 hoặc 20 mét thì rất dễ phát hiện từ việc nghe âm thanh, lúc đó trung đội không bị hoả lực truy kích vẫn tiếp tục tiến chậm về phía trước, thường là không phải lo tới việc đội mũ sắt lên, tới khi hoả lực chuyện hướng, nếu nó đã chuyển hướng, là bắt đầu bắn trực tiếp vào họ. Tất nhiên điều đó có nghĩa là gia tăng thêm một cơ hội cho hoả lực nhằm vào một trong số họ nhổm dậy mà không có mũ sắt. Các trung sĩ và trung đội trưởng sẽ được bảo đảm an toàn tốt hơn, với cái giá họ bị mệt mỏi hơn và dễ cáu kỉnh hơn một chút, nhưng đó là cái giá mà hầu hết các chỉ huy đã không sẵn sàng để trả. Tôi đã biết được rằng các chuyện ngắn hạn và các chính sách luân Phiên thường xuyên nhằm củng cố tinh thần của mỗi cá nhân và duy trì các thành tích phục vụ của các sĩ quan đã ảnh hưởng tới chất lượng của ban lãnh đạo không chỉ ở cấp tiểu đoàn và cao hơn mà còn xuống tới tận các trung đội. Ngay như viên đại tá, và rất ít các trung uý ở các đơn vị lâu hoặc có nhiều kinh nghiệm chiến đấu. Họ không biết rõ về các hạ sĩ quan hoặc chiến sĩ của họ vì thế họ rất lúng túng khi chỉ huy.

Một buổi tối, người bạn cùng lều với tôi, tiểu đoàn trưởng nói anh ta nghe được những điều rất tốt đẹp về tôi từ các sĩ quan đại đội của anh ta. "Anh luôn tự giải quyết tốt mọi việc trên chiến trường; rõ ràng anh biết rõ điều anh đang làm. Họ thích có anh đi cùng". Tôi nói lại với tiểu đoàn trưởng rằng tôi đã từng là một đại đội trưởng đại đội súng trường và anh ta nói với tôi anh ta đã không biết điều đó.

Tôi hỏi tiểu đoàn trưởng nếu anh ta không thấy phiền lòng cho phép tôi nói một số suy nghĩ về những gì tôi đang chứng kiến. Anh ta rất hào hứng để lắng nghe. Anh ta chỉ biết được tình cảm của các sĩ quan của mình rất muộn và đã không có cơ hội để thấy họ trên chiến trường. Tôi sẽ thấy được tất cả bọn họ đang làm việc vì khi tôi trở về căn cứ sau nửa ngày hành quân với một đại đội hoặc trung đội, tôi sẽ cởi bỏ áo ngoài và treo lên chỗ của người khác vừa lên đường. Tôi sẽ ra ngoài với hai hoạt động trong một ngày và thường là với một ca tuần tra của trung đội vào ban đêm. Mỗi tối tôi dành khoảng một giờ để đưa ra nhận xét cho tiểu đoàn trưởng về điều tôi đã chứng kiến vào ban ngày trong khi anh ta mải mê ghi chép.

Sau 17 tháng ở Việt Nam, lần đầu tiên tôi đã nhìn thấy một đối phương không thể nhầm lẫn vào ngày đầu năm mới năm 1967. Bốn chúng tôi đang hành quân cách khoảng 50 dặm phía trước mặt của đại đội, di chuyển qua cánh đồng lúa cao ngang ngực, nước ngập tới đầu gối. Khi tôi nhìn xung quanh, chẳng thấy gì ngoài sóng lúa đang rập dìu, nhưng chúng tôi đã phải tập trung nhìn vào hàng cây trước mặt. Ngay khi chúng tôi trèo lên khỏi ruộng lúa vào đám đất khô quanh khu vực hàng cây, chúng tôi đã nghe thấy tiếng súng rất gần phía sau. Chúng tôi đi thành vòng tròn và sẵn sàng bắn trả, tôi đã nhìn thấy một đứa trẻ độ 14, 15 tuổi, tóc đen cắt ngắn, không mặc gì ngoài chiếc quần đùi đen rách tả tơi, quay lưng về phía chúng tôi, đang đứng hơi khom lưng, dùng một khẩu AK-47 bắn vào chỗ đám lính còn lại. Tôi có thể nhìn thấy nó rất rõ trên vệt cỏ mới cắt, chúng tôi vừa mở ra phía sau khi di chuyển qua cánh đồng lúa mấy phút trước đó.

Phía bên phải và bên trái nó tôi nhìn thấy hai đứa khác, đầu chúng chỉ thấp bằng đầu ngọn lúa. Chúng cũng đang bắn.

Chắc hẳn chứng đã nằm trong nước cách chúng tôi mấy feet khi chúng tôi đi qua. Chắc chắn chúng đã nhìn thấy hoặc có thể lặn xuống nghe và cảm nhận được những tiếng bì bõm của bước chân trong nước và bùn quanh các gốc lúa cách chúng mấy feet hoặc mấy bộ. Chúng đã nằm ở đó, để cho 4 chúng tôi đi qua để ngắm bắn tốt hơn từ người chủ lực tới người đi sau cùng. Chúng tôi không thể bắn vào chúng vì chúng tôi sẽ được yểm trợ bằng hoả lực của trung đội. Nhưng vì chúng tôi là những người sẽ được yểm trợ nên rất nhiều hoả lực tập trung thẳng về phía chúng tôi. Nằm sát xuống mặt đất, tôi quan sát đứa trẻ này bắt đầu nổ súng dường như chẳng vào cái gì trong khoảng 10, 20 giây, có lẽ ngắn hơn 5, 6 giây cho đến khi nó khom lưng xuống và biến mất vào trong cánh đồng lúa với những đứa bạn. Sau một phút trung đội ngừng bắn về phía chúng tôi, chúng tôi lại trở dậy và tiếp tục đi Chúng tôi nghĩ tới nhiều điều khi đi ngang qua một khu rừng gỗ và ngập trong nước ở cánh lúa tiếp theo. Trung đội trưởng đã cử 3 người tới ứng cứu cho những người đi cùng tôi lúc đó nhưng họ không cần biết điều gì vừa mới xảy ra. Họ rất cảnh giác - tôi cũng thế - khi chúng tôi đi qua cánh đồng lúa, nhưng ngay cả bạn cũng không thể nhìn thấy gì trên một cánh đồng lúa cao hơn mấy feet và tốt um như thế. Ba người khác và tôi đã được cảnh báo đầy đủ trước đó, vì thế chúng tôi thấy rằng cách duy nhất để có thể phát hiện ra những đám trẻ đó là phải bước lên trước chúng. Đó là công việc của chúng tôi nhằm thu hút hoả lực - dù là chúng tôi không thể tự nhận ra đối phương - để cảnh báo cho các đội quân chủ lực phía sau chúng tôi. Còn đối phương ở đây lại dường như không cảm thấy trách nhiệm gì để giúp chúng tôi thực hiện nhiệm vụ của mình. Có thể đã có một trung đội Việt Cộng trốn trên một trong những cánh đồng đó cùng chúng tôi mà chúng tôi không hay biết gì.

Khoảng một giờ sau, một việc tương tự lại diễn ra. Hoả lực bắn ra từ cánh đồng lúa ngay sau chúng tôi hướng tới các binh lính đi phía sau. Lần này tôi không nhìn thấy gì nhưng thoáng thấy một bóng người mặc áo đen băng qua cánh đồng. Tôi rất ấn tượng không chỉ vì các chiến thuật mà là cả cách thực hiện của họ. Một điều rõ ràng là: Chúng là những đứa trẻ địa phương. Mặc quần đùi rách tả tơi, đi dép cao su - nếu chúng có gì dưới những bàn chân thì đó chỉ là những cây lúa nước - chúng là người của làng này, có thể là của xã này. Vì thế chúng có lợi thế là biết rõ từng đường hầm, hào, từng ngọn cây, lá lúa và những chỗ có thể che chở chúng trong vùng cứ như đó là sân chơi riêng của chúng, vì đó chính là sân sau nhà chúng. Rất dễ hiểu (sau này tôi nghĩ lại) vì sao chúng lại dũng cảm chui vào giữa một tiểu đoàn được tăng cường của Mỹ và bắn bất ngờ vào đám lính Mỹ từ mọi phía. Chúng cho rằng chúng đang bắn vào những kẻ đi xâm lược, chúng có quyền ở đó còn chúng tôi thì không. Đây sẽ là một dịp tốt để tôi tự hỏi lại chính mình liệu có phải đám trẻ đó đã thực sự sai và liệu chúng tôi có đủ lý do chính đáng để tới đó, trong sân sau nhà họ để rồi bị hoả lực truy kích. Tuy nhiên tôi không nghĩ tôi đã đối mặt với vấn đề đó một cách dứt khoát cho đến khi tôi rời Việt Nam. Khi bạn bị bắn và phải bắn trả, bạn không nghĩ tới hai lần là phải bắn lại. Vấn đề là liệu bạn có quyền ở đó để bắn lại hay không.

Chúng tôi đang nghỉ giải lao bên lề đường thì nhìn thấy tốp lính phía trước mặt, ngay bên ngoài góc rừng phía bên kia của cánh đồng lúa cách khoảng gần 75 mét. Họ là lính Mỹ hay lính của Quân đội Việt Nam cộng hoà. Bạn không thể dễ dàng nhận ra vì binh lính của Quân đội Việt Nam cộng hoà đã mặc các bộ quân phục và sử dụng trang thiết bị của lính Mỹ. Họ mặc những bộ quân phục rằn ri, có dây đeo đa năng và đội những chiếc mũ sắt Dây đeo đa năng là những dây đai bằng vải bạt nặng dùng để đeo ba lô, các dây lưng bằng vải bạt có các lỗ bấm kim loại dùng để đeo bi đông nước, súng ngắn và các loại dao. Du kích Việt Cộng thì không có. Họ cũng không có mũ sắt.

Tôi đã nhìn thấy rõ một trong số họ quay lưng về phía chúng tôi đang giữ một cái giá súng trung liên, đứng trên cánh đồng lúa xác xơ cách phía trước hàng cây vài mét. Hai người khác khom người xuống, di chuyển quanh bụi cây dương xỉ ngay bên trong bụi tre và trong chốc lát tôi đã nhìn thấy 2 hoặc 3 người khác phía bên trái trong bóng tối của đám cây. Họ không nhìn thấy chúng tôi. Họ đang đặt khẩu trung liên để yểm trợ cách góc phải của cánh đồng lúa chừng mấy mét.

Trung đội trưởng cùng với người liên lạc đã tới ngồi cùng 4 người chúng tôi trong thời gian nghỉ giải lao. Anh ta ngồi xuống bên cạnh con đường nhỏ, ra hiệu cho người liên lạc đưa cho chiếc máy điện thoại cầm tay và gọi cho sở chỉ huy đại đội phía sau chúng tôi. Anh ta hỏi qua điện thoại: "Những người bạn phía trước chúng ta là ai? Tôi nghĩ chúng ta đã là những người đi đầu. Sau đó lắng nghe cầu trả lời và nói: "Đúng, có. Chúng tôi có thể nhìn thấy họ rất rõ. Họ đang mang bộ dây đeo đa năng và đội mũ sắt". Anh ta lại chờ đợi, rồi nói, "Hừm".

"Họ nói gì thế?"

"Họ nói không có nhóm bạn nào phía trước chúng ta cả. Những người đó không phải, nhắc lại, không phải là những người bạn. Tôi nói họ có dây đeo đa năng và mũ sắt. Họ nói, "Đại đội Golf ở phía sau của tiểu đoàn đang có một cuộc đụng độ lớn với đám lính có mang dây đeo đa năng và mũ sắt".

Trung đội trưởng đội lại mũ và thắt chặt dây đeo. Tôi hỏi anh ta: "Anh sẽ làm gì?"

Trung đội trưởng trả lời: "Tôi nghĩ chúng ta sẽ phải tìm xem họ là ai ".

Một số lính khác đã tham gia cùng chúng tôi. Trung đội trưởng sẽ dẫn 7 hoặc 8 người chúng tôi trườn qua cánh đồng và tấn công trong khi số còn lại của trung đội lập thành một trạm hoả lực từ phía con đường. Có lần chúng tôi đã không chờ đến pháo kích hoặc không kích lúc đầu. Tôi đã nhìn xung quanh địa hình. Cánh đồng gần như trống trải. Lúa trên cánh đồng còn rất non, các ngọn lúa non yếu ớt cách nhau mấy centimét, sân có mấy centimét nên không tạo ra được sự yểm trợ dưới nước. Có một gò đất giữa cánh đồng cao khoảng hơn 1 mét có cỏ mọc xung quanh. Đó là chỗ che chở duy nhất, rộng khoảng gần 2 mét, có một mặt bằng rộng bằng khoảng ba phần tư một sân chơi bóng đá.

Trung đội trưởng hỏi tôi "anh có đi không". Tôi gật đầu. Tôi không biết tên anh ta và anh ta cũng không biết tên tôi, nhưng anh ta biết tôi đã khó chịu với việc ở đây cả ngày.

Tôi hỏi viên trung uý, người sẽ ở lại phía sau con đường để chỉ đạo hành động: "Anh có nhận ra đám lính phía trước đó là ai?" "Những người đó chắc phải là NVA (quân đội Bắc Việt, các đơn vị quân đội chính qui từ miền Bắc Việt Nam vào)". Tôi cho rằng họ là những người Cộng sản duy nhất mặc các bộ quân phục chính qui và đội mũ sắt. Họ bắt đầu vào miền Nam từ hai năm trước - đó là khi tôi đã theo dõi các bản báo cáo tình báo đầu tiên về họ trong một tài liệu nghiên cứu ở Lầu Năm Góc gửi cho McNamara - và đến bây giờ họ đã là quân chiến đấu với qui mô lớn ở các khu vực phía bắc miền Nam Việt Nam, chủ yếu ở Quân đoàn 1 và 2. Nhưng tôi chưa bao giờ nghe về các đơn vị quân đội Bắc Việt ở phía Nam Sài Gòn, thuộc vùng châu thổ sông Mêkông, nơi chúng tôi đang ở. Tôi nói với trung đội trưởng: "Theo tôi biết, đây chắc chắn là đội quân Bắc Việt đầu tiên ở phía Nam Sài Gòn. Thật thú vị vì chúng ta lại đụng với họ".

Anh ta hỏi: "Sao lại thế?". Anh ta dường như không bị ấn tượng với điều này như tôi.

Bảy hoặc tám người chúng tôi sẽ thực hiện một cuộc tấn công dọc theo con đường này. Tôi ở bên cánh phải, ngang qua ngay chỗ khẩu trung liên mà tôi thấy họ đã đặt giá súng, và bố trí một xạ thủ ở cách xa hơn một chút phía bên phải tôi. Theo lệnh, chúng tôi rườn theo con đường nhỏ và bắt đầu di chuyển về phía trước Trong khi chúng tôi đang bò thành hàng qua cánh đồng lúa, đầu chúng tôi cách mặt nước có mấy centimét, đám lính phía sau đã bắt đầu bắn ngay trên đầu chúng tôi vào phía hàng cây.

Giữ súng ở trước mặt bằng cả hai tay ngay trên mặt nước, chúng tôi di chuyển bằng khuỷu tay và đầu gối qua đám bùn lầy, giữ cho báng súng thấp xuống. Gối trái, vai và khuỷu tay trái lết lên phía trước, sau đó chân trái duỗi thẳng ra, khi mỏi lại đổi sang gối phải, vai và khuỷu tay phải, di chuyển ngang qua cánh đồng như một con cua. Tôi đã theo được cách di chuyển này và đã vài lần nhìn sang xung quanh thấy mình đã tiến lên đầu đoàn rồi lại đừng lại đợi họ.

Hoả lực từ phía sau có những tiếng đạn nổ đanh gọn nhằm thẳng vào chúng tôi. Có những viên đạn được bắn ra từ phía hàng cây trước mặt. Nhưng hoả lực phía sau là của binh lính của chúng tôi, nó giống như một tấm lá chắn ngay phía trên đầu, đang bay vèo vèo và rít lên như thể tấm lá chắn đang bị xé toạc ra. Tôi không biết những người trong một cuộc tấn công đã làm thế nào để có thể duy trì được hoả lực của đồng đội từ phía sau.

Tôi cũng không thể hiểu chúng tôi sẽ duy trì được hoả lực của đồng đội mình như thế nào.

Tôi có thể nhìn thấy những tia sáng loé lên từ khẩu trung liên ngay phía trước mặt tôi. Khi cách đó khoảng gần 15 mét, tôi lấy ra 2 quả lựu đạn từ thắt lưng, rút chốt an toàn một quả và nghiêng người nắm thẳng vào khẩu trung liên. Tôi rút chốt quả thứ hai và ném luôn vào đó. Cả hai quả đều phát nổ, khẩu trung liên ngừng bắn. Cùng lúc hoả lực phía sau chúng tôi cũng ngừng, chúng tôi trở dậy và di chuyển nhanh qua những mét cuối cùng để vào hàng cây rồi dùng súng bắn. Khi chúng tôi vào tới khu rừng, tôi không nhìn thấy một ai nhưng có thể nghe thấy tiếng bước chân giẫm lên bãi cỏ ngay phía trước mặt cách độ 10 đến 20 mét. Họ đã đem theo khẩu trung liên và nếu có ai bị thương hoặc bị chết, họ cũng đem theo luôn vào phút cuối cùng. Họ thật sự là những người lính tuyệt vời.

Điều quan trọng, tôi đã được học và được biết qua những người lính của tôi từ một thập kỷ trước là để truy kích một đối phương cứng rắn, để di chuyển qua mục tiêu, thì không được dừng lại trên bờ phía trước mặt hoặc loanh quanh phía trên để bị nã pháo. Lúc đó tôi quên mất vai trò của mình, viên trung uý đang tụt lại xa phía sau chúng tôi, tôi đã phải quát lên với những người khác, yêu cầu phải tiếp tục di chuyển, bám sát nhau.

Nhưng hình như họ không được huấn luyện cách này. Họ dừng lại và đợi những người khác tới cùng, tôi đã phải im lặng. Tôi đang đứng chỗ khẩu trung liên được đặt; dưới chân tôi là một đống to các vỏ đạn. Tôi không thấy có máu trên mặt đất hoặc trên lá cây. Tôi nhặt đầy vỏ đạn làm kỷ niệm, những viên đạn được bắn thẳng vào tôi và chúng còn nóng tới mức làm cháy cả tay tôi, tôi đã phải bỏ chúng xuống. Đám vỏ đạn rơi xuống nước kêu xèo xèo, chúng vừa được bắn vào chúng tôi chưa đầy một phút trước đó.

Mất một lúc sau số còn lại của trung đội mới tới được mục tiêu và khoảng 15 hoặc 20 phút trôi qua trước khi chúng tôi tới được phía bên kia hòn đảo nhỏ của cánh rừng và quay lại nhìn biển lúa thẳng băng bao quanh. Ngay khi vừa lên bờ, chúng tôi lại bị hoả lực truy kích. Nhưng lần này hoả lực không phải từ hàng cây phía trước cách chúng tôi 100 mét, nơi chúng tôi cho là quân lính mà chúng tôi đang đuổi theo đã rút lui. Hoả lực được bắn ra từ phía bên phải, chéo với hướng tiến của chúng tôi, từ một rừng cây phía xa hơn độ vài trăm mét. Liệu những người lính kia có thể di chuyển tới đó nhanh và xa như thế? Hoặc liệu có đối phương ở xung quanh khu vực rộng mênh mông này để yểm trợ? Dù thế nào chúng tôi cũng phải đổi hướng tiến tới nơi có hoả lực đang bắn ra và trung đội trưởng đã lệnh cho pháo binh từ căn cứ trong xóm tập trung bắn vào rừng cây này.

Do có sự chậm trễ của máy bay cứu thương, nên mất thêm nửa giờ nữa chúng tôi mới tới được mục tiêu, khu rừng cây, nhưng không thấy bóng dáng nào phía đối phương. Chúng tôi lại bị truy kích, lần này hoả lực chéo ngang qua cánh đồng tới trước mặt phía trái của chúng tôi. Tuân theo lệnh, chúng tôi di chuyển về phía có những tiếng súng. Việc này diễn ra tới ba, bốn lần, chúng tôi phóng hoả lực và chạy theo hình chữ chi tới đó cứ nửa giờ một lần, trong khoảng thời gian đó cũng đủ để thấy điều gì đang diễn ra. Có hai nhóm quân lính của phía đối phương, có lẽ mỗi nhóm không quá một tiểu đội, những người đang làm cho chúng ta phải tới lui giữa họ khi mỗi lần có đợt rút lui dọc theo các tuyến song song của các cánh đồng lúa. Ngay khi chúng tôi chiếm được vị trí mà nhóm này vừa phải bỏ chạy thì nhóm khác lại bắn vào chúng tôi trong khi nhóm đầu tiên đã trốn sang vị trí cạnh đó. Cho dù thế thì phương thức hoạt động cũng đã trở nên rõ ràng, mỗi lần chúng tôi bị bắn, chúng tôi đã di chuyển bí mật về phía có tiếng súng bắn vào chúng tôi, giống như một chú bò đang đuổi theo sự chuyện động của một chiếc áo choàng không tay. Trước khi chúng tôi tới được vị trí của họ, họ đã chuyến đi.

Ít phút sau hoả lực bắn vào chúng tôi từ hướng khác sẽ yểm trợ cho họ rút lui, làm cho chúng tôi từ bỏ việc truy đuổi và chuyện hướng sang mục tiêu khác mà chẳng mấy chốc lại phải rút lui.

Họ đang chơi trò với chúng tôi, một trò chơi kiểu nhảy cừu và họ là những người chơi rất tốt, có lẽ không phải là lần chơi đầu tiên của họ.

Vào cuối ngày, binh lính của chúng tôi đã khuỵ cả xuống và cảm thấy mệt mỏi với trò chơi. Năm hoặc 6 người bị thương và như thường lệ, trừ những người bị thương đó thì không thấy người nào phía đối phương còn sống hoặc đã chết. Nhưng dù các đơn vị mà chúng tôi đang truy đuổi là ai đi nữa, thì tất cả họ cũng không phải vào từ miền Bắc Việt Nam hoặc phía bắc của Sài Gòn. Có nhiều lính địa phương đi cùng họ, những người đã biết rất rõ các cánh đồng. Có thể vẫn là những đứa trẻ hoang dã mặc quần đùi đen, những đứa đã chạy vòng quanh chúng tôi sáng hôm đó hoặc anh em của chúng.

Thực tế, sau này tôi mới biết được rằng các mũ sắt và các bộ quân phục rằn ri là những gì mà tình báo của chúng tôi gọi là các đơn vị chủ lực, các lực lượng chính qui Việt Cộng, Việt Cộng mặc quân phục được tổ chức thành các trung đoàn và sư đoàn.

Đó rõ ràng là những gì chúng tôi đã tình cờ gặp trưa hôm đó vẫn không có dấu hiệu nào của quân đội Bắc Việt, mặc dù cũng hiếm khi nhìn thấy các đơn vị chủ lực Việt Cộng trong vùng này, vì thế dù sao đó cũng là khoảnh khắc của một ngày lịch sử.

Nhưng binh lính của chúng tôi trong đó có cả tôi đã sẵn sàng để việc đó qua đi. Cuối cùng, khi thực hiện cuộc càn quét một vòng trong suốt cả ngày, chúng tôi đã có thể nhìn thấy doanh trại trên mấy cánh đồng lúa ước mặt. Chỉ có một hàng dừa đơn giữa chúng tôi và ngôi làng nơi pháo đạn và sở chỉ huy tiểu đoàn của chúng tôi đóng quân.

Trung đội trưởng, người cuối cùng dẫn đầu đại đội tiến lên, đã cho nghỉ giải lao, binh lính cởi bỏ mũ sắt, uống nước trong bi đông và ăn những thanh kẹo sôcôla được bọc trong giấy.

Người liên lạc, một cậu bé da đen rắn chắc, lúc nào trông cũng bị quá sức với chiếc máy liên lạc nặng 75 pao, đang uể oải bỏ chiếc máy ra khỏi vai. Khi nghĩ về ngày này, tôi nhớ là đã hỏi anh ta điều mà tôi đã bắt đầu tự vấn bản thân sáng hôm đó: "Có lẽ có bao giờ anh cảm thấy mình như những người lính Anh (thế kỷ 18, 19)?"

Không hề do dự, anh ta trả lời bằng một giọng kéo dài: "Tôi đã nghĩ điều đó… suốt rồi". Bạn không thể nào quên điều đó nếu bạn đã đi học phổ thông ở Mỹ. Binh lính nước ngoài xa nhà, đội mũ sắt, mặc quân phục và mang vác trang thiết bị nặng, đi thành đội hình dọc theo những con mương và cứ nửa tiếng một lần lại bị hoả lực từ những hàng cây truy kích.

Trung đội trưởng cằn nhằn. Anh ta nhìn ra phần đường mà chúng tôi vẫn chưa đi và nói: "Ồ, dù sao đó cũng là phần dành cho ngày hôm nay". Tôi hỏi làm sao anh ta biết. Trung đội trưởng trả lời: "Chúng ta đang trong phạm vi tầm nhìn của doanh trại chúng ta có nửa tiểu đoàn phía sau và pháo đạn của chúng ta ở ngay đằng kia. Không có gì che chắn giữa chỗ này với chỗ kia, ngoại trừ hàng cây đó. Và Việt Cộng sẽ không dại gì mà lại chui vào giữa chúng ta và tất cả những thứ đó".

Tay lính liên lạc vẫn đang nằm ngửa, nhìn lên đám cây và nói thầm bằng một cái giọng kéo dài như hát, lúc đầu thì rất cao, sau thấp dần và kết thúc: "Tôi… sẽ không… chắc lắm… " Khi giọng anh ta hết kéo dài, toàn bộ hàng cây phía trước mặt chúng tôi, giữa chúng tôi và doanh trại đã phát nổ bằng một làn hoả lực.

Mũ sắt văng đi rất nhanh, giấy gói kẹo bay lung tung, binh lính bò vào vị trí và bắn trả. Thật là nực cười, ít ra là với tay lính liên lạc và tôi. Viên trung uý, nằm sấp bên cạnh tay lính liên lạc liên lạc, đã thực hiện một đợt không kích vào hàng cây, vì phạm vi từ doanh trại tới đó quá gần để có thể sử dụng pháo binh.

Nhưng dù là ai đã ngăn chặn được hoả lực thì sau đó ngay lập tức một loạt nổ dài vẫn phát ra từ phía hàng cây. Lần này thậm chí họ còn không đợi cho chúng tôi kịp triển khai xuống cánh đồng. Có lẽ họ chỉ muồn để chúng tôi biết họ đang ở đó. Một đợt hoả lực yểm trợ. Có thể trước khi đội súng đến, họ đã chuyến đi dọc theo hàng cây tới bất cứ nơi nào để qua đêm vì chúng tôi đã chiếm mất những túp lều của họ ở trong làng.

Sau khi đội súng lia đạn lên xuống vào hàng cây vài lần, chúng tôi đã tiến tới đó, một cách thận trọng, không bắn thêm hoả lực. Chúng tôi đã đi qua đó để tới doanh trại.

Vào đêm cuối cùng của tôi ở Rạch Kiến, viên sĩ quan tác chiến chỉ cho tôi một điểm trên tấm bản đồ cách ngôi làng vài dặm, ở một đoạn vòng của con sông. "Mọi cuộc tuần tra khi tới gần điểm đó đều bị hoả lực truy kích. Có sự che chắn lớn ở chỗ đó và dọc theo suốt bờ sông, và chắc chắn Việt Cộng ở đó vào mọi lúc. Tối nay tôi sẽ đưa một đại đội tới. Chúng ta sẽ chiếm được vị trí bằng cách bất ngờ vào buổi sáng và sẽ xoá sạch điểm này".

Tôi dự định rời khỏi đó vào trưa hôm sau nhưng tôi đã quyết định ở lại để đi cùng. Đó là lần đầu tiên toàn đại đội hành quân vào ban đêm. Họ không dự tính cho một cuộc tấn công ban đêm.

Quan điểm là phải hành quân vào ban đêm để họ có thể vào tới vị trí mà không bị phát hiện ra, một việc không thể được tiến hành ở quanh đây vào ban ngày. Viên sĩ quan tác chiến đã có kế hoạch cho một tuyến đường rất vòng vèo vòng quanh điểm phục kích của Việt Cộng vì thế chúng ta sẽ tấn công từ phía đối diện với doanh trại của chúng ta, nơi họ không thể nghĩ là chúng ta ở đó ngay từ sáng sớm. Một kiểu phản kích, sẽ là một cuộc hành quân dài trong đêm tối, bắt đầu sau nửa đêm.

Tôi đã thu dọn hết hành lý vào trưa hôm sau, ăn bữa cơm tối cuối cùng với viên dại tá và nằm xuống chiếc giường nhỏ chợp mắt một lúc. Ai đó đã đánh thức tôi dậy lúc 2 giờ sáng.

Hành quân ban đêm, chúng tôi có thể đi trên những con đê nên cảm thấy thoải mái và chân không bị ướt. Dù như thế nhưng đường di theo kế hoạch khá dài và vòng vèo làm chúng tôi phải mất vài giờ đi bộ. Binh lính đã thực hiện đủ nhiệm vụ tuần tra đêm tới lúc này vì thế mọi thứ đem theo đều đã hết, các túi trống không và không còn có tiếng kêu leng keng. Không có cành cây nào để bắc qua những con mương mà đất lại nhão nhoét làm cả một đại đội lính yên lặng đến ngạc nhiên.

Trời thực sự không tối, trăng tròn sáng trong, không mây che khuất. Cũng không có lấy một cơn gió nhẹ vì thế nước ở các cánh đồng mà chúng tôi đang đi qua vẫn yên ả. Giờ này qua giờ khác trăng đi cùng chúng tôi, trăng chiếu sáng mặt nước khi chúng tôi bước qua. ánh trăng chiếu rõ và sáng ngay dưới chân chúng tôi trên những cánh đồng bên cạnh như khi chúng tôi nhìn lên và thấy nó trên trời. Nhưng ánh trăng xuống thấp là bị che khuất vì bóng của những lá cây tối đen in trên mặt nước. Một quang cảnh đẹp đến mức khó tưởng tượng.

Chúng tôi cứ thế đi trong suốt nhiều giờ. Thỉnh thoảng dừng lại một chút cho các sĩ quan xem bản đồ bằng ánh trăng. Cuối cùng trăng đã lặn và chúng tôi phải đi trong đêm tối hoàn toàn.

Không lâu sau chúng tôi đã phải dừng lại, nằm xuống và chờ lệnh tới trước khi trời sáng vì có tiếng nói vọng lại, tiếng đàn ông thì thụt với nhau. Trung đội trưởng đã tới mục tiêu.

Tôi đi men theo hàng lên tới chỗ trung đội trưởng, anh ta bảo tôi lên và chỉ cho tôi nơi chúng tôi đã dự tính tấn công. Di chuyển nhẹ nhàng, anh ta dẫn tôi tới góc của một cánh đồng có nước nhưng không có lúa mà tôi có thể nhìn thấy. Nhìn bằng mắt trong đêm tối, kể cả bằng ánh sao cũng đủ để nhận ra sự trống trải, cánh đồng bị cắt chéo trước mặt chúng tôi bằng một rừng cây dầy đặc. Đó là mục tiêu của chúng tôi".

Khi chúng tôi quay lại, trung đội trưởng nói với tôi rằng ngay trước khi trời sáng anh ta sẽ cho triển khai quân phía sau con mương dọc theo một bên của cánh đồng để thực hiện đợt tấn công. Trung đội 3, hiện tại đang ở phla sau chúng tôi sẽ chiếm lĩnh vị trí ngay bên góc phải, dọc theo bờ bên cạnh của cánh đồng để cung cấp hoả lực yểm trợ cho đợt tấn công của chúng tôi ngay khi trời sáng.

Cho đến nay ở Rạch Kiến tôi chưa bao giờ có ý kiến gì về bất cứ mệnh lệnh nào mà tôi từng nghe được. Đó không phải là công việc của tôi và tôi cũng không muốn gây sự chú ý cho bản thân Nhưng khi tôi nghĩ về những điều vừa nhìn thấy và nghe được tôi thấy lo lắng với kế hoạch vượt qua cánh đồng trống trải đó vào ban ngày để vào một khu vực mà chúng tôi chắc chắn là có Việt Cộng. Lần đầu tiên tôi đã liều lĩnh đưa ra ý kiến. Tôi nói với trung đội trưởng rằng có lẽ là tốt nếu cho trung đội của anh ta di chuyển qua cánh đồng này vào ban đêm tới góc phía trước của rừng cây đó, cách không xa lắm, nơi họ có thể ẩn nấp, nhưng chỉ là bên trong đám lá. Trung đội trưởng không tán thành, và anh ta sợ sẽ mất sự kiểm soát nếu anh ta cứ cố gắng triển khai quân tới bất cứ đâu dọc theo con mương thẳng tắp đó. Điều đó là đúng nhưng tôi vẫn cảm thấy lo lắng.

Trong nửa giờ, trời bắt đầu sáng. Trung đội của chúng tôi di chuyển về phía trước và nằm cách nhau phía sau con mương, cố để đầu thấp xuống dưới bờ mương, nằm sát xuống nước bùn sau khi khô ráo suốt đêm. Nhìn về phía bên trái những đôi mắt chạm mặt nước, chúng tôi có thể thấy hết phía chân trời, ngang qua các cánh đồng lúa bằng phẳng không bị cây cối che khuất.

Một điều gì đó rất lạ đang diễn ra. Một mặt trời lớn nhất mà tôi từng nhìn thấy đang từ từ ló lên từ phía chân trời. Mặt trời màu da cam sẫm, sắc nét như mặt trăng nhưng lớn hơn gấp nhiều lần. Nó toả ra một tia nắng đỏ trải dài ngang qua những cánh đồng lúa ngập nước.

Lúc đó những người đội mũ sắt mang súng đã hiện ra từ khu rừng phía sau chúng tôi và bắt đầu đi dọc theo con mương bên cạnh về phía bên trái. Đó là Trung đội 3 đang chiếm lĩnh vị trí bắn của họ. Sau cuộc đi bộ suốt đêm trên đỉnh của những con đê, trung đội trưởng của họ rõ ràng đã quên rằng trời không còn tối nữa. Họ đang đi dưới ánh nắng mặt trời.

Tim tôi như ngừng đập vì trông thấy một đứa trẻ bước vào đám xen cộ đông đúc mà không hay biết gì. Tôi được huấn luyện vệ bộ binh từ năm lên 10 đến năm 12 tuổi, nhưng sau những ngày kéo dài trên các cánh đồng lúa này tôi thấy như thể nó đã ăn sâu vào cơ thể tôi và không gì có thể ăn sâu hơn là nguyên tắc một bản năng quan trọng: Tránh xa đường chân trời vào ban ngày; không được đứng trên đỉnh đồi; không bao giờ được để hình bóng hiện ra trên nền trời. Đây không phải là bầu trời mà những người đàn ông bị in hình lên. Đó là một mặt trời màu da cam. Từng người một sẽ di chuyển vào trung tâm của tia nắng lớn nhất sẽ bị phát hiện. Trước khi mặt trời lặn, nó lớn tới mức cùng một lúc có thể in bóng tới hai hoặc ba người đàn ông. Đó là một cảnh thật tuyệt vời nhưng không tốt cho đời lính.

Toàn cơ thể tôi căng lên, chờ đợi một khẩu trung liên phát hoả từ phía rừng cây trước mặt chúng tôi để trừng trị họ. Nhưng vì lý do nào đó khẩu AK-47 - được đặt ở đó bị nước vào - đã không bắn được cho tới khi Trung đội 3 xuống phía sau con mương, tự tìm mục tiêu và ra hiệu cho Trung đội 1 di chuyển. Đúng lúc, khi chúng tôi vượt qua bờ mương xuống chỗ nước cao đến bắp đùi, thì có những tiếng kêu lách cách từ phía hàng cây bắn về phía chúng tôi như là họ đang đáp lại cùng mệnh lệnh của chúng tôi, vả họ đang gõ liên hồi vào chúng tôi.

Tôi lẩm bẩm: "Chết tiệt, và ngần ngừ một lúc trước bờ mương, đợi để bắn. Mọi người còn lại cũng làm thế. Sau đó chúng tôi di chuyển về phía trước trong khi Trung đội 3 dội hoả lực vào rừng cây. Khi tôi đang bước qua ruộng nước, đạn bắn trên đầu, tôi nghĩ: tôi đã biết đợi đến ban ngày để vượt qua cánh đồng này không phải là ý kiến hay. Nhưng sau đó tôi phải thừa nhận rằng gợi ý của tôi về việc phải vào được đám rừng cây trước khi trời sáng có lẽ cũng không thực hiện được tốt lắm. Có phải đám người đó đã sẵn sàng ở ngoài bìa rừng trong đêm? Họ đã biết chúng tôi đang đến hay cứ ngồi chờ hàng đêm trong ruộng nước? Bắt gặp họ trong đêm tối, trong bụi cây, thậm chí còn khó khăn và tồi tệ hơn cả việc này?

Thông thường, Việt Cộng, sau loạt đạn đầu tiên, đã ngừng bắn và lùi lại. Họ cho thấy rõ rằng họ chứ không phải chúng tôi sẽ tiếp tục tạo ra sự bất ngờ, rằng chúng tôi sẽ không bắt được họ, rằng họ biết vùng này rõ hơn chúng tôi nhiều và họ sẽ trở lại đây sau khi chúng tôi đã đi, vì thế lúc này họ không cần cứ phải quanh quẩn ở đây.

Đã có lần chúng tôi được lệnh giữ liên lạc và tiếp tục đuổi theo. Bên trong tán lá rừng chúng tôi vào là một đống dây leo chằng chịt lửng lơ trong nước. Một số lính đã cắt dây mở đường bằng một con dao rựa nhưng tiến độ rất chậm. Và gần như mỗi bước chúng tôi đi nước ngập sâu hơn một chút tới khi lên tận thắt lưng và đôi lúc lên tới ngực. Chỗ này dẫn chúng tôi tới đâu? Nước sẽ sâu bao nhiêu? Đám người chúng tôi đang đuổi theo ở đâu? Rõ ràng con sông bên cạnh chúng tôi đã tràn bờ, có thể theo mùa, và chúng tôi đang trong một đoạn dài của khu rừng ngập nước bao quanh con sông, chúng tôi đã rơi vào một đầm lầy sâu, không có luồng chảy. Lúc đó chúng tôi dừng lại một lát và trong sự tĩnh mịch chúng tôi có thể nghe rõ những giọng nói nhỏ bằng tiếng Việt. Chúng tôi im lặng và nhận rõ họ cách chúng tôi chừng 20 mét về phía bên phải. Họ đang ở ngay bên cạnh chúng tôi nhưng về phía bên kia của con sông. Không có các đồng đội đang hoạt động ở vùng này. Chúng tôi có lẽ đang lắng nghe Việt Cộng nói chuyện với nhau bằng những giọng nhỏ nhẹ, gần chúng tôi hon là trung đội ở phía sau. Có thể họ không phải là những người chúng tôi đang đuổi theo; vì rõ ràng họ không biết chúng tôi ở rất gần họ.

Trung đội trưởng quyết định tập kích pháo vào họ. Khoảng cách khá gần để thực hiện việc này nhưng trung đội trưởng tin tưởng vào khả năng đọc bản đồ và xem la bàn của anh ta. Anh ta thì thầm các biện pháp phối hợp vào chiếc máy dẫn. Con sông bên cạnh chúng tôi, được đánh dấu rõ trên bản đồ, có thể đã giúp cho lính pháo binh thực hiện các đợt bắn của họ vì đã có những tiếng nổ phát ra từ phía bên kia, xung quanh khu vực có giọng nói, làm họ không nghe được nữa. Mấy giây sau mỗi tiếng nổ lại có một trận mưa các đầu mẩu trên mặt nước xung quanh chúng tôi nghe như tiếng mưa rào. Tôi không thể phân biệt đó là những mảnh đạn hay như thể là những mẩu lá bị xé toang vì những tiếng nổ.

Cuối cùng chúng tôi đã di chuyển về bên trái, ra khỏi con sông và thoát khỏi đầm nước. Trung đội 1 ở lại phía sau của đại đội. Trung đội 2 và 3 di chuyển thành hàng để tiến hành một đợt càn quét quay trở về căn cứ. Đó là buổi chiều cuối cùng của tôi với tiểu đoàn. Trung đội trưởng Trung đội 3, một trung uý mảnh mai nhưng nói năng lưu loát, người New Jersey, đã mời tôi đi cùng họ. Tôi không thích anh ta lắm. Vì anh ta là người dẫn trung đội của mình đi ngang qua ánh mặt trời vào buổi sáng hôm đó. Nhưng trong giây lát tôi đã quyết định đi cùng anh ta.

Binh lính đã mệt mỏi. Họ phải thức suốt đêm mà sáng ra lại không đúng theo sự trông chờ của sĩ quan tác chiến và của cả mọi người. Nhưng việc này không phải do ý muốn bất chợt của họ - đó là mệnh lệnh trực tiếp từ viên trung uý - rằng điểm phát hoả vào túp lều đầu tiên chúng ta tới đã không cháy. Hoá ra khi chúng tôi tới, túp lều đã trống không, mặc dù rõ ràng nó đã bị chiếm vào sáng hôm đó. Vẫn còn tro ấm ở giữa, ít thức ăn trên bàn, mấy thứ đồ chơi thô sơ trên sàn nhà.

Tôi hỏi viên trung uý tại sao anh ta lại nói điểm phát hoả lực. Anh ta trả lời đó là "trinh sát bằng hoả lực". Đó là một khái niệm quen thuộc, gây tranh cãi mà Vann và nhiều lính bộ binh khác ghét cay ghét đắng trong loại chiến tranh kiểu này. Nghĩa là nếu phát hiện ra một vị trí đặc biệt, kể cả là khu nhà hoặc rừng cây có đối phương trong đó thì phải bắn vào và xem có ai bắn lại không. Cách thức này đã giết hại rất nhiều dân thường. Đây là lần đầu tiên tôi được chứng kiến. Tôi có thể nhận thấy vấn đề làm người ta thích nó là vì làm thế sẽ an toàn hơn cho họ khi phải đi vào một nơi có thể là một ổ phục kích và có thể vì có lần họ bị coi là một mục tiêu để tấn công. Tuy nhiên rõ ràng trong nhiều trường hợp thế này họ sẽ bắn vào nhà của một ai đó và họ chỉ không thực hiện trừ phi được yêu cầu. Tôi có cảm giác rằng viên trung uý này đang ra lệnh thực hiện nhiều vì lý do dám lính của anh ta thích việc này hơn bất cứ lý do nào khác. Tôi hỏi anh ta điều gì xảy ra nếu có một gia đình trong đó. Anh ta nói: "Vớ vẩn. Họ biết chúng ta đang hoạt động ở vùng này, họ có thể nghe thấy chúng ta và họ phải ở trong boong-ke. Tôi sẽ không thử liều lĩnh với đám lính của mình".

Thực tế là mỗi túp lều trong vùng này đều có một số kiểu boong-ke cho những người ở đó, đôi khi chỉ là một nơi trú ẩn bên ngoài túp lều, có lúc chỉ là một đống những bao cát ở một góc bên trong lều. Rõ ràng đây là một kiểu bảo vệ chống lại các cuộc không kích vì từ lâu trong vùng này đã không có các hoạt động tác chiến trên mặt đất. Thường có cả những đường hào bên ngoài để làm chỗ trú ẩn cho trâu bò, lợn gà nếu có. Cũng đúng khi binh lính coi khu vực mà chúng tôi đi qua như một làng Việt Cộng, đặc biệt thù địch vì sự kề cận của nó với vị trí phục kích mà chúng tôi đã tấn công sáng hôm đó. Nhưng thực tế ít nhiều nó cũng không đúng với những túp lều này hơn là với những túp lều khác trong làng.

Sau khi một túp lều trống không khác bị bắn, tôi đã không đi với viên trung uý, người mà tôi càng ngày càng ghét hơn và chuyển tới Trung đội 2, đang tiến hành một đợt càn quét song song cách đó khoảng 100 mét. Trung đội này do một trung uý chỉ huy, người mà tôi rất tôn trọng. Tôi thấy đám lính của anh ta đang yểm trợ cho nhau, từng người một thận trọng tiến tới một túp lều và xem xét bên trong. Lệnh của họ rõ là không được đốt trừ phi có lệnh trực tiếp cho một vùng đông dân. Trung đội trưởng hỏi tôi có tiếng ồn gì từ Trung đội 3. Tôi trả lời anh ta và anh ta nói: "Thằng cha đó là một thằng ngu. Hắn thường làm thế. Tôi sẽ không làm việc với hắn trừ khi bắt buộc. Hắn không thèm để ý tới việc gì".

Nửa giờ sau chúng tôi cũng tới một túp lều nhưng không phải là trống không. Có 3 đứa trẻ nhỏ và một đứa bé mới sinh đang ở trong đó, túm tụm lại trong một góc. Nếu có một cái boong-ke đâu đó, chúng sẽ không phải ở đây. Trung đội trưởng nói với tôi khi chúng tôi di: "Anh có biết tại sao những đứa trẻ này vẫn còn sống? Chỉ có một lý do duy nhất. Vì trung đội này đã đến…"

Hoả lực từng đợt vẫn diễn ra cách đó độ 100 mét, nhưng bây giờ có gì đó đã được bổ sung vào. Trung đội 3 đang bắn về phía những túp lều. Tôi đã nghe sĩ quan tác chiến báo cáo vắn tắt cho đại đội trưởng trước đó 10 ngày rằng sẽ không đốt những túp lều.

Vài ngày sau đó, tôi đã chụp được một tấm ảnh kỳ cục, một lính Mỹ đang đâm lưỡi lê vào một cái bi đông, với khuôn mặt rất tức giận. Trung đội trưởng vừa mới đề nghị đại đội trưởng cho phép binh lính đốt một túp lều vì đó là một "ngôi nhà của Việt Cộng".

Bằng chứng duy nhất là trong đó có một cái bi đông - bi đông của một lính Mỹ, có thể họ có nó từ việc bắt được của lính Việt Nam cộng hoà - và một bức ảnh về một ai đó mặc một bộ quân phục không giống với đám lính của chúng tôi. Họ tin chắc vì điều này cho thấy chắc chắn phải có lính Việt Cộng trong túp lều và họ muốn đốt túp lều này. Lời đề nghị không được chấp nhận.

Các chỉ thị không được đốt bất cứ ngôi nhà nào hoặc chúng ta sẽ chống đối dân chúng sẽ giúp ích cho Việt Cộng. Có nhiều lời nguyền rủa và những tiếng giậm chân phản đối, tên lính này đang đâm các lỗ vào chiếc bi đông với một trạng thái thất vọng.

Nhưng giờ đây hai túp lều cách nhau khoảng 50 mét đang bốc cháy như những ngôi nhà lớn. Trong gần 2 năm ở Việt Nam, đây là lần đầu tiên nữa đối với tôi. Trước khi tôi tới Việt Nam, tôi đã xem những bức ảnh của Morley Safer về một lính thuỷ đánh bộ đang đốt một mái nhà rạ bằng chiếc bật lửa Zippo, ở phía bắc Quân đoàn 1 hai năm trước đó. Bức ảnh làm cho tôi có cảm giác bị xúc phạm đặc biệt vì đó là một lính thuỷ đánh bộ.

Chúng tôi đi ngang qua một con đường dẫn về căn cứ. Tôi quyết định tham gia cùng một đại đội đang hành quân dọc theo con đường này vào lúc đó, quay trở lại từ một cuộc hành quân khác Trên đường đi, chúng tôi đi qua Trung đội 3, trung đội trưởng, người đã đốt cháy ngôi nhà, nhìn tôi và vẫy chào tạm biệt. Phía sau anh ta là một trong các tiểu đội đang bận rộn làm việc cố để đốt cháy chiếc lều thứ ba. Mất một lúc lửa mới bắt.

Nếu đám rừng xung quanh chiếc lều đỡ ẩm ướt, anh ta đã làm nó trở thành một đám cháy rừng. Anh ta giúi mạnh vào tay lính những cây đuốc làm bằng lá cọ và quát to, "Đây là những túp lều của Việt Cộng. Tối nay họ sẽ phải dồn nó thành đống trong mưa, giống như chúng ta!"

Đám lính đứng gần anh ta phá lên cười. Lại một lần nữa, anh ta ra lệnh và đám lính của anh ta rất thích thú. Sau một ngày cày xới, họ vui khi được phép ít ra là đánh dấu sự qua đi. Thật ngu ngốc khi nghĩ rằng đốt cháy các túp lều sẽ mang lại kết quả hữu hiệu trong cuộc chiến tranh ở Rạch Kiến hoặc Long An, nhưng đó là việc đầu tiên họ đã làm trong hai tuần mà không nhìn thấy kết quả gì. Đó là dấu hiệu duy nhất họ có thể để lại là họ đã từng ở đó. Ngay khi tôi trở về ngôi làng, tôi đi tìm sĩ quan tác chiến và hỏi anh ta: "Anh thay đổi các lệnh không đốt các túp lều khi nào đấy?". Anh ta nói anh ta không hề thay đổi mệnh lệnh. Tôi nói: "Ồ hãy nhìn xem", và chỉ lại khu vực nơi hoạt động vẫn đang diễn ra. Bảy cột khói thành một hàng đang bay lên bầu trời.

Anh ta nói: "Khi tôi nhìn thấy các cột khói, tôi đã hỏi đại đội trên điện đài rồi. Họ nói họ đang đốt đám rạ ngoài các boong-ke của đối phương".

Tôi nói với anh ta: "Họ đã không giữ liên lạc khi ở trong cuộc càn quét đó. Trung đội 3 sẽ đốt hết những túp lều mà nó tới".

Anh ta nói: "Lạy Chúa!" và đi ra khỏi bốt chỉ huy.

Tôi đã ở Rạch Kiến 12 ngày. Tôi đã sẵn sàng để đi. Tôi thu dọn hành lý, chào tạm biệt tiểu đoàn trưởng và các sĩ quan khác rồi vào một chiếc trực thăng để rời đi. Khi chiếc trực thăng bay vào không trung, nghiêng cánh và quay về Long An, tôi lại đếm lại, 7 cột khói đang bay trên những cánh đồng lụt lội. Một số cột khói bay lên, quấn vào nhau trước khi tan biến vào bầu trời trong xanh.

Về sau tôi đã nghe thấy ở Sài Gòn rằng tiểu đoàn này đã kết thúc chiến dịch sau hơn một tuần và đã rời khỏi Rạch Kiến. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy một bản báo cáo về thành công của họ hay là huyện Rạch Kiến hoặc làng được tính vào diện đã được bình định. Nhưng khoảng một năm sau, khi tôi trở về Mỹ, tôi đã thấy một bài báo dài trong tạp chíThời báo New Yorkcó viết về những khó khăn trong việc bình định một làng Việt Cộng ở Rạch Kiến. Lúc đầu tôi cho rằng bài báo đang nói về chiến dịch mà tôi đã tham gia. Nhưng đó lại là một tiểu đoàn khác, thời điểm là 8 tháng sau này. Mọi vấn đề và những kinh nghiệm nghe rất giống nhau. Bài báo chỉ ra rằng cho tới lúc bấy giờ Rạch Kiến luôn là một làng Việt Cộng và đây là lần đầu liên quân Mỹ đã cố gắng để hoạt động ở đó.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét