Linh mục Alexandre de Rhodes- Đắc Lộ
Lời dẫn. Nhân chuyện Sở Văn hóa- Thể thao và Du Lịch TP Đà Nẵng cùng Hội khoa học lịch sử thành phố này đang dự định vinh danh tên tội đồ dân tộc Alexandre de Rhodes- Đắc Lộ, Google.tienlang xin gửi đến các vị Đại biểu HĐND tp Đà Nẵng và bạn đọc cả nước bài ĐỪNG NHÂN DANH VĂN HÓA LỪA THIÊN HẠ. Bài này mới được đăng trên báo chính thống là Văn nghệ tp Hồ Chí Minh.
**********
Gần một thế kỷ chiếm đóng, người Pháp luôn tuyên
truyền giáo sỹ Đắc Lộ, tác giả của cuốn Tự vị Việt – Bồ – La là người đầu tiên
sáng chế ra chữ Quốc ngữ – như chiếc hài thần cho người Việt bước tiến dài những
300 năm. Mưu toan vinh danh ông bằng đủ mọi cách là điều chẳng mới mẻ gì.
Năm 1932, nhân kỷ niệm 300 năm ngày Rhodes đến Việt
Nam, người ta kêu gọi đúc tượng đồng tri ân Rhodes vì có công sáng chế ra chữ
Quốc ngữ. Tại Sài Gòn, báo Phụ nữ tân văn số 118 (4/2/1932), học giả nổi tiếng
đương thời Đào Trinh Nhất khẳng định: “Alexandre de Rhodes không phải là người
đặt ra chữ Quốc ngữ”. Rồi chẳng thấy ai hưởng ứng, ngay cả chính quyền bảo hộ
Pháp lúc đó cũng lờ đi!
(Mời xem bài Tư liệu quý: BÀI BÁO TIẾNG VIỆT HƠN 80 NĂM TRƯỚC ĐÃ BÁC BỎ CHUYỆN ALEXANDRE DE RHODES LÀ "ÔNG TỔ" CHỮ QUỐC NGỮ.). Trong thời còn thuộc Pháp, nhiều học giả có uy tín như Đào Duy Anh, Vũ Ngọc Phan… đã nêu ra sự thực ấy.
(Mời xem bài Tư liệu quý: BÀI BÁO TIẾNG VIỆT HƠN 80 NĂM TRƯỚC ĐÃ BÁC BỎ CHUYỆN ALEXANDRE DE RHODES LÀ "ÔNG TỔ" CHỮ QUỐC NGỮ.). Trong thời còn thuộc Pháp, nhiều học giả có uy tín như Đào Duy Anh, Vũ Ngọc Phan… đã nêu ra sự thực ấy.
Theo hồi ký của nhà hoạt động văn hóa xã hội NguyễnHữu Đang (1913-2013): Năm 1941, trong tình cảnh khởi đầu thế chiến II, với dụng
ý gây uy tín cho chủ nghĩa đế quốc Pháp, để nhắc nhở dân tộc Việt Nam chớ quên
“công ơn khai hóa” của họ, ở sau đền Bà Kiệu, xế cửa đền Ngọc Sơn, nhà nước bảo
hộ cho dựng tấm bia đá ghi công tích Alexandre de Rhodes, một giáo sỹ Pháp sang
truyền đạo ở nước ta vào những n chỉăm 1624-1645, được dư luận mơ hồ coi là người
sáng tạo ra chữ Quốc ngữ (Xin lưu ý bạn đọc chỉ là tấm bia đá chớ không phải tượng).
Dĩ nhiên trong lễ khánh thành phải có kẻ tung người hứng. Kẻ tung đã được chọn
là giám mục địa phận Hà Nội. Kẻ hứng được hy vọng tất nhiên phải là ông Nguyễn
Văn Tố, nhà cổ học nổi tiếng, Hội trưởng “Hội truyền bá Quốc ngữ”, đang được cả
nước hoan nghênh. Bởi vậy Ban tổ chức mời vị đại diện Hội dự lễ khánh thành với
hai yêu cầu cụ thể:
1- Ông Nguyễn Văn Tố đọc một bài phát biểu công nhận
giá trị khoa học và ý nghĩa lịch sử sự nghiệp của Alexandre de Rhodes (cả hai mặt
đều đã được thổi phồng trong bài diễn văn trước đó của vị giám mục địa phận Hà
Nội).
2- Học viên của Hội ở thủ đô, tiêu biểu cho phong
trào truyền bá chữ Quốc ngữ sẽ đến đông đủ, hoan hô và diễu hành. Hội không có
lý do gì chính đáng để từ chối. Riêng ông Hội trưởng cứ ung dung nhận lời, nói
trấn an mọi người: “Các ngài cứ yên tâm, Hội trưởng sẽ biết múa võ không hở sườn.
Xin hứa giữ toàn vẹn cả danh dự Hội lẫn danh dự cá nhân”.
Giữ ra sao? Ông dặn Ban dạy học chỉ dẫn độ năm sáu
chục học viên nhỏ tuổi, đứng im lặng, hễ ông đọc xong bài phát biểu là tự động
giải tán ra về. Một giáo viên sẽ đến phân trần với Ban tổ chức là học viên người
lớn của Hội ban ngày bận đi làm, chỉ có một số ít học viên nhỏ này rỗi phần nào
là đi dự được. Họ đứng lâu sốt ruột lại thiếu ý thức trật tự, khuôn phép nên tự
động bỏ về, chúng tôi bực mình nhưng cũng đỡ lo vì nếu họ diễu hành, đi gần đài
bia tưởng niệm và các quan khách mà có cử chỉ, ngôn ngữ thiếu lễ độ, tôn kính
thì tai hại!
Còn bài phát biểu của ông Hội trưởng thì bằng những
dẫn chứng cụ thể và biện luận chặt chẽ, ông chỉ ra rằng chính các giáo sỹ Tây
Ban Nha (Spaint) và Bồ Đào Nha (Portugal) đã đến xứ này từ lâu trước Alexandre
de Rhodes và họ mới là người đầu tiên dùng chữ cái Latin phiên âm tiếng Việt,
sáng tạo hệ thống gần hoàn chỉnh chữ Quốc ngữ hiện ta đang dùng. Sau đó,
Alexandre de Rhodes mới góp phần mình bằng những cố gắng qui tắc hóa và đem phổ
biến hạn chế trong việc dịch kinh bổn và biên soạn tài liệu cho giáo hội. Ông
ta đáng khen ở chỗ thừa kế các bậc tiền bối mà có bổ sung trong chi tiết. Những
người nghe ông nói hoặc đọc bài phát biểu đăng trên một tờ báo Pháp ra ngày hôm
sau đều thấy rõ ông đã vạch trần âm mưu xuyên tạc lịch sử để tuyên truyền lừa bịp
của bọn thực dân. Giới chức thế quyền và thần quyền đều chưng hửng!
Năm 2004, một số người nhân danh trí thức cấp tiến
kiến nghị lên Bộ Văn hóa và Thủ tướng Chính phủ phục hồi lại địa vị của giáo sĩ
này vì ông là người sáng nghĩ ra chữ Quốc ngữ (!), đồng thời đặt lại tên đường
và phục dựng bia kỷ niệm ông ở vị trí cũ giữa lòng thủ đô. Trong danh sách ấy
có nhiều cây đa cây đề trong giới văn hóa nước nhà. Sự việc được các phương tiện
truyền thông rùm beng lên.
Năm 2009, một điêu khắc gia Kito hữu đã hoàn thành
bức tượng Rhodes nặng 43 tấn bằng đá hoa cương trắng, sẵn lòng hiến tặng nhân
dân thủ đô vào dịp kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long để đặt ở nơi trang trọng nhất.
Tượng tên giáo sĩ phản động Alexandre de Rhodes nặng 43 tấn bị Hà Nội từ chối từ năm 2009
Được biết tượng hiện đang lưu tại một giáo xứ ở Bình Dương.
Cuối năm 2018, vào dịp giỗ ông, người ta rủ nhau một
đoàn vượt hơn 6.000km tới tận xứ Ba Tư xa xôi, mang theo tấm bia đá xứ Quảng
Nam ghi sâu những lời tri ân, đặt lên mộ ông Rhodes và hứa hẹn vào dịp kỷ niệm
100 năm ngày vua Khải Định xuống chiếu chấm dứt các khóa học và khoa thi chữ
Hán (1919), công nhận chữ Quốc ngữ là chữ viết chính thức trên toàn cõi Việt
Nam, tượng ông sẽ được dựng lên ở cảng thị Nước Mặn – Quy Nhơn, nơi được coi là
cái nôi của chữ Quốc ngữ, mà thực ra là nơi các giáo sỹ thừa sai Dòng Tên Bồ
Đào Nha lần đầu cặp cảng và nhiều năm sau đó là nơi các giáo sỹ ẩn náu sự truy
lùng gắt gao của triều đình nhà Nguyễn!
Thật là nghịch lý, trong khi nấm mộ vị giáo sỹ bậc
thầy có công đầu lao tâm khổ tứ tạo ra chữ Quốc ngữ thì hương lạnh khói tàn, nằm
trơ trọi ngay tại đất Quảng Nam (nhà thờ Phước Kiểu, Thanh Chiêm, Điện Bàn) và
chẳng mấy người biết đến!
Sau ngày thống nhất đất nước, con đường mang tên Alexandre de Rhodes ở tp Bác Hồ đã được thay bằng tên một liệt sỹ (Luật sư- Liệt sĩ Thái Văn Lung) rất xứng đáng tiêu biểu cho giới trí thức
Sài Gòn tân học cũng bị một ngài “phương diện quốc gia” buộc phục hồi ngay
trong đêm.
Luật sư- Liệt sĩ Thái Văn Lung
Giá như được thay vì tên “Đường Quốc ngữ” sẽ mang ý nghĩa văn hóa nhất
vì nó vinh danh cả tập thể người ở mọi thời đã góp công sáng tác và hoàn chỉnh
nó. Khi văn hóa bị lợi dụng vào mục tiêu bất chính sẽ thật là khó sửa!
Nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử và tôn
giáo có tâm huyết ở trong nước hoặc đang sống ở nước ngoài như Trần Chung Ngọc,
Bùi Kha, Charly Nguyễn, Phạm Văn Hường, Cao Huy Thuần, Nguyễn Mạnh Quang… phản
biện bằng những cứ liệu rất thuyết phục, bà con xa gần đều biết.
Trên nhật báo Tuổi Trẻ số 104-110/2019, ký giả Trần
Nhật Vy khẳng định theo tinh thần của các học giả tên tuổi tiền bối: Chữ Việt
viết theo dạng Latin là công trình tập thể của các giáo sỹ Bồ Đào Nha, Tây Ban
Nha, Ý và nhiều thanh niên có học người bản xứ, mà công đầu là của giáo sỹ
Francesco de Pina.
Những ký tự xài trong quyển "Phép Giảng Tám
Ngày"
Khi Rhodes đến xứ Đàng Trong thì chừng 10 năm trước đó, tiếng
Việt đã được Latin hóa với những dấu âm khá gần với chữ Quốc ngữ hiện nay, và
đưa ra thực giảng trong những buổi lễ đạo cho các giáo dân. Chắc chắn giáo sỹ
Pina còn đi xa hơn trước nữa. Nghĩa là chữ Quốc ngữ lúc đó đã gần như hoàn chỉnh.
Nhờ sự may mắn của số phận, Rhodes được thừa hưởng
các di cảo của những người tiền khởi là hai cuốn Tự điển Việt – Bồ, Bồ – Việt của
Gaspar d’Amaral và Antonio Barbosa chưa kịp in ra và những vốn từ ngữ địa
phương của họ, cộng với công lao in ấn để cho ra đời hai cuốn Tự điển Việt – Bồ
– La và Phép giảng tám ngày.
Giáo sư sử học Jacques Roland, Đại học Saint Paul,
Ottawa, Canada nhận xét: “Tôn vinh quá lố Alexandre de Rhodes trở thành truyền
thuyết như là thần thoại, như là người có công đầu trong việc sáng lập ra chữ
Quốc ngữ, là một sự sai lầm về lịch sử”.
Vậy lý do nào trải 400 năm rồi mà người ta vẫn dành
sự ưu ái quá đặc biệt, thậm chí là khiên cưỡng gán ghép cho vị giáo sỹ đàn em
cái gọi là “công lớn” quá sức của ông ta? Hậu thế nhìn rõ hai điều liên quan mật
thiết với nhau:
+ Bởi Rhodes là người Pháp đầu tiên phát hiện và hết lòng vận động
chính quốc mau sang khai thác xứ Viễn Đông đầy tiềm năng đang còn hoang hóa.
+ Và
bởi Rhodes còn là “người vác Thánh giá Thầy” có công đầu trong việc giành đất
Chúa từ tay những thừa sai đến trước cho “Hội thừa sai Paris” ở bán đảo Đông
Dương.
Những ai tung hô hưởng ứng nồng nhiệt và đeo đuổi chuyện này dai dẳng nhất?
I/ Về nhân thân ông Đắc Lộ: Không khó tra cứu trên
nhiều tư liệu. Có thể tóm gọn như sau: Rhodes (1593-1660) sinh tại Avignon, gốc
Y pha nho. Năm 1620, khi nhập giáo hội dòng Tên (Jesus), hồ sơ ghi Alexandre
Rhodes. Sau thời gian đi truyền đạo ở Đông Nam Á trở về Âu châu, ra quyển từ điển
Việt – Bồ – La thì danh xưng được kèm thêm chữ “de” thuộc dòng quý phái. Đã tu
hành sao chưa thoát tục?!
Năm 1623, khi đoàn của giáo sỹ Rhodes cặp cảng Đà Nẵng,
vào Hội An thì những giáo sỹ Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha đã đến trước từ lâu và chữ
Quốc ngữ đã được dùng để rao truyền tân đạo. Đoàn ra Huế rồi ra Bắc kỳ đời vua
Lê Thần Tôn và chúa Trịnh Tráng. Với ít cống vật lạ lẫm xứ người đã mua chuộc
được giới cầm quyền bản địa ban nhiều ân huệ như cho xây cất nhà ở, nhà thờ, lập
họ đạo ở gần hoàng cung, được tự do truyền đạo, làm lễ rửa tội cho cả ngàn dân
chúng trong đó có cả một số công nương của triều đình.
Nhưng cơ cấu chính trị và xã hội Việt Nam xây dựng
trên quan niệm đạo đức “tam giáo đồng nguyên”: Tục thờ cúng ông bà, lòng Trung
- Hiếu - Từ - Bi - Hỷ - Xả… trong khi tân đạo lại phế truất các điều đó. Các
giáo sĩ Cato đã dùng những lời xúc xiểm, mạ lỵ cả Phật giáo, Khổng giáo và Lão
giáo. Họ bài xích cả những truyền thống văn hóa thiêng liêng của người bản xứ
như tục lệ thờ cúng tổ tiên. Trong sách “Phép giảng tám ngày”, Rhodes viết:
“Như thể có chém cây nào đục cho ngã, các cành ấy tự nhiên cũng ngã với. Vậy
thì ta làm cho Thích Ca, là thằng hay nói dối người ta, ngã xuống, thì mọi chuyện
dối trong đạo Bụt, bởi Thích Ca mà ra có ngã với thì đã tỏ”, rõ ràng xúc phạm
vào các nguyên lý đạo đức, xã hội của người phương Đông. Do những việc làm của
họ gây bất an cho xã hội, bị dân chúng tẩy chay và giới cầm quyền không chứa chấp.
Sau 20 năm qua lại truyền đạo ở xứ Đàng Ngoài và
Đàng Trong, Rhodes gửi về một bản phúc trình mô tả tập quán, dân tình, tiềm
năng thương mại, chính trị và chiến lược, phóng đại về tình hình cải đạo của
dân chúng Việt Nam. Rhodes mặc áo chùng tu mà lòng không quên trong mình mang
dòng máu Gaulois. Ông nói: “Tôi nghĩ nước Pháp là nước ngoan đạo nhất thế giới,
nước Pháp có thể cung cấp cho tôi nhiều binh lính (plusieurs soldats) để chinh
phục toàn cõi phương Đông (la conquête de tout l’Orient)”. Ông qua La Mã xin Đức
Giáo hoàng hủy bỏ đặc ân Chúa dành cho Bồ Đào Nha đất Á châu. Không được chấp
nhận, ông về nước vận động giới thương nhân, giáo sỹ, thậm chí cúi mình luồn cửa
sau “vận động hành lang” Hoàng hậu tâu lên Pháp hoàng Louis IV xin cung cấp những
chiến sỹ đi chinh phục cõi Đông phương giàu tiềm năng. Pháp hoàng Napoléon I từng
nói về những nhà truyền giáo của họ: “Áo nhà tu che chở và giúp họ che đậy mục
đích chính trị và thương mại. Họ chẳng mang một danh nghĩa chính thức nào mà lại
tốn kém ít và được người bản xứ kính nể. Họ không thể làm chính quyền phải liên
lụy hay bị sỉ nhục. Lòng nhiệt thành về tôn giáo khích lệ các tu sĩ làm việc và
mạo hiểm hơn cả một viên chức dân sự nhiều”. Sử gia Pháp là ông Bonifacy, tác
giả cuốn “Les Debuts du Christianisme en Annam” xuất bản tại Hà Nội năm 1930 đã
viết: “Vai trò của Alexandre de Rhodes trong việc thành lập “Hội thừa sai Paris”
đã đưa Giáo hội Công giáo Đàng Trong và Đàng Ngoài ra khỏi vòng kiểm soát của
người Bồ Đào Nha, đã đem lại cho người Pháp vai trò quan trọng nhất ở bán đảo
Đông Dương”. Vào thời điểm ấy, do mắc kẹt bởi nhiều sự kiện lịch sử bê bối, ý đồ
của ông tu sỹ nhẹ việc đạo nặng việc đời này chưa nhận được sự hưởng ứng của giới
chức cầm quyền nhưng đã tạo tiền đề cho cuộc xâm lược nước ta 206 năm sau đó.
Giám mục Puginier khẳng định: “Không có giáo dân Việt Nam thì Pháp không thể lập
được nền đô hộ ở đây!”.
Cũng như ở Trung Hoa và Nhật Bản khi nhà cầm quyền
nhận ra và lo ngại các nhà truyền giáo phương Tây mưu đồ tạo nên một tổ chức
Gia-tô không cần biết đến các uy quyền truyền thống ngoài những người lãnh đạo
tinh thần của họ. Từ đó mới phát sinh ra luật cấm đạo. Luật càng bị chống đối
thì việc thực thi càng quyết liệt, thậm chí tới mức cực đoan quá khích. Các
giáo dân dung túng bao che bị trừng trị nghiêm khắc. Các giáo sỹ bị săn đuổi.
Rhodes không là ngoại lệ. Bị đẩy vào mãi chân dải Hoành Sơn, Rhodes trốn sang
Trung Quốc rồi lại quay vào Đàng Trong. Năm 1645, bị bắt và khép án tử hình,
sau được xá tội và đuổi ra khỏi xứ. Lên tàu về Áo Môn, Rhodes còn lưu luyến:
“Thân xác tôi rời bỏ Đàng Trong nhưng chắc chắn tâm hồn tôi vẫn còn ở đây… Tôi
không thể tin được là tôi phải rời bỏ nơi chốn này”. Nhưng từ năm 1654, Bồ Đào
Nha không cho tu sĩ Dòng Tên có quốc tịch Pháp đến các miền Viễn Đông truyền
giáo nữa, nên Bề trên Cả buộc lòng phải đưa cha Rhodes sang làm việc tại nhà
Dòng ở xứ Ba Tư và chết ở đây.
Lịch sử 400 năm phát triển Cato giáo ở Việt Nam cho
thấy rõ một điều: Tôn giáo vừa ru ngủ lòng người cam nhận một sự ổn định tinh
thần, lại vừa kích động lòng người chống lại truyền thống dân tộc họ.
II/ Đừng ngộ nhận rằng “Khi cho Việt Nam các mẫu tự
Latin, Alexandre de Rhodes đã đưa Việt Nam đi trước đến ba thế kỷ”!
Ông Phan Văn Trường xuất thân từ gia đình đại khoa
bảng và là người Việt Nam đầu tiên nhận bằng Tiến sỹ Luật Khoa ở Pháp, nhiều
năm hoạt động xã hội và báo chí rất có uy tín ở Sài Gòn, đưa ra nhận xét như
sau: “Nước Pháp khi xâm chiếm nước An Nam và đặt ách thống trị của mình không
phải lên một dân tộc hoàn toàn vô học, mà là lên một dân tộc từng có một quá khứ
tương đối vẻ vang, và dân tộc ấy mặc dù chưa có những kiến thức khoa học hiện đại
như các nước châu Âu nhưng cũng đã tiến được đến một trình độ văn minh và văn
hóa khá cao.
Trước đó, nước An Nam đã có một hệ thống dạy học giống
như hệ thống dạy học ngày xưa ở bên Tàu, nghĩa là chỉ chuyên dạy và chuyên học
văn chương thi phú. Cái việc nước Tàu đang còn chậm tiến về khoa học đã làm cho
nhiều người tin rằng chữ viết của Tàu vốn không giản dị như mẫu tự a, b, c… của
phương Tây đã là một chướng ngại lớn cho việc tiếp thu các kiến thức khoa học
Âu Tây.
Nhưng họ không biết đến người Tàu đã cải tiến công
việc dạy và học của họ theo những cơ sở mới. Người Tàu đã dịch ra tiếng Tàu và
bình luận bằng tiếng Tàu hầu hết những tác phẩm văn học nổi tiếng của phương
Tây. Nhờ đó mà có nhiều nhà nho An Nam chỉ cần đọc một vài quyển gọi là “tân
thư” của Tàu cũng đã hiểu rõ những khái niệm tổng quát về các môn khoa học và
nghệ thuật, về địa dư và lịch sử của năm châu thế giới, trong khi những anh em
đồng bào của họ được đào tạo trong những trường Pháp – Nam thì chẳng biết một
tí xíu gì về những môn này, ngoại trừ những anh nào trong bọn họ tò mò tìm cách
tự học lấy trong sách vở. Ở Hà Nội có một nhà nho An Nam cao tuổi, đã một mình
nhờ mấy cuốn sách nho nhỏ của Tàu, học được môn vật lý và môn hóa học rồi tìm
cách ứng dụng những điều đã học được vào những công việc rất thú vị, hay ho. Hiện
nay chúng ta vẫn còn gặp nhiều nhà nho An Nam, tuy không biết một chữ Pháp nào
cả nhưng lại biết rất rành lịch sử nước Pháp, lịch sử châu Âu, rành hơn mấy anh
học trò An Nam được đào tạo trong các trường Pháp.
Phải đợi đến chiến thắng vĩ đại vang dội khắp hoàn
cầu của nước Nhật trong chiến tranh với Nga (1904-1905), người châu Âu mới chịu
tin rằng chữ Tàu nếu học đúng phương pháp thì cũng dễ như các thứ chữ khác và
không phải là một chướng ngại vật trong sự tiếp thu những tinh hoa của khoa học
phương Tây.
Về vấn đề ngôn ngữ, nước Nhật cũng nằm trong một
tình cảnh tương tự tình cảnh của nước An Nam trước khi bị Pháp xâm chiếm. Họ có
tiếng nói là tiếng Nhật như An Nam ta có tiếng nói là tiếng An Nam, nhưng chữ
viết của họ là chữ Tàu. Ngày nay ở Nhật, những văn thư hành chính, những tạp
chí, nhật báo lớn và những sách giáo khoa cho bậc học cao đều viết bằng chữ
Tàu, và chữ Tàu được xem là thứ chữ chính mà các cấp học trong ngành giáo dục của
Nhật đều phải dùng (mặc dù trước đó các giáo sỹ đã sáng tạo ra chữ “romaji” viết
theo mẫu tự Latin nhưng bị tẩy chay – NV).
Tóm lại, do hoàn cảnh mà dân tộc An Nam – một dân tộc
thông minh không thua kém gì những dân tộc khác ở Á Đông, bị đặt vào, tức là,
như những người trong giới cầm quyền thuộc địa vẫn nói, đang bị khai hóa dưới sự
chăm sóc bảo hộ của nước Pháp, nên hiện nay người An Nam đã trở thành một dân tộc
lạc hậu nhất và dốt nát nhất so với những dân tộc khác ở Á Đông” (Une histoire
de conspirateurs annamites à Paris, où La vérité sur l’Indo-chine – 1923: Chuyện
một người An Nam tạo phản hay là Sự thực ở xứ Đông Dương, còn dịch Chúng tôi
làm quốc sự).
Chữ viết đóng góp phần quyết định vào nền văn minh
của một dân tộc bởi nó là điều kiện tiên quyết để xây dựng nền giáo dục quốc
gia bảo tồn văn hiến. Đầu thế kỷ XX, coi như nước Pháp hoàn thành công cuộc
bình định Đông Dương. Đồng thời với việc ra sức khai thác tài nguyên thuộc địa,
thế quyền và thần quyền hợp tác chặt chẽ và nhất quán với nhau đúng theo tinh
thần của Giám mục Puiginier: “Không đồng hóa chủng tộc được thì phải đồng hóa
trước là ngôn ngữ và sau là văn hóa để lập nên một nước Pháp nhỏ ở Viễn Đông”.
Theo Hiệp ước Patenôtre 1884, người Việt Nam đã là
dân vong quốc thì vua chỉ là tay sai bù nhìn. Khải Định có ra chiếu chỉ bãi bỏ
các kỳ thi và trường học Hán – Nôm trong cả nước, tất nhiên phải làm theo lệnh
của nhà cầm quyền thuộc địa. Bới nó ra càng hổ thẹn với người! Bạn đọc nghĩ gì
khi đứng trước một tấm bia hay câu đối, bức thư pháp kèm bài thơ cổ, người trí
thức Nhật dò đọc và giải ra được ý, trong khi người trí thức Việt Nam đứng ngây
như “chúa Tàu nghe kèn” trước dòng lưu bút của chính tổ tiên mình?!
Sự mất đi ngôn ngữ Hán – Nôm truyền thống không khỏi
kéo theo hệ lụy là những bản sắc đặc thù của một dân tộc có truyền thống văn hiến
lâu đời bị mai một dần đi! Ông G. Dumoutier, một nhà giáo dục học người Pháp có
lương tâm ở Việt Nam từng trăn trở: “Nếu những đứa trẻ An Nam xuất thân từ các
trường học của ta (Pháp), mà không biết đọc và viết chữ Hán – Nôm thông dụng,
thì chúng sẽ trở thành người ngoại quốc trên chính đất nước của chúng”! GS.TS
Ngô Việt Trung – một nhà toán học Việt Nam hiện đại, nhận xét: “Chữ tượng hình
rất trừu tượng. Chính cái sự trừu tượng và tính tích hợp trong nó lại có ý
nghĩa cụ thể để tạo ra ý nghĩa khác, rất phù hợp với tư duy toán học”.
Nhìn rộng ra cả hoàn cầu, nhiều nước vẫn dùng chữ
viết tượng hình mà sự phát triển vẫn đứng ở “top” đầu thế giới? Giám mục
Puginier luôn được nhà cầm quyền Pháp tôn trọng và nghe theo, nói: “Sau khi đạo
Thiên Chúa được thiết lập, tôi xem việc tiêu diệt chữ Nho và thay thế dần dần
ban đầu bằng tiếng An Nam (quốc ngữ), rồi bằng tiếng Pháp như là phương tiện rất
chính trị, rất tiện lợi và rất hiệu nghiệm để lập nên tại Bắc kỳ một nước Pháp
nhỏ ở Viễn Đông. Khi chúng ta đạt được thành quả lớn lao đó, chúng ta xóa đi của
nước Trung Hoa một phần lớn ảnh hưởng tại An Nam và phe trí thức An Nam là phe
rất căm ghét sự thiết lập thế lực Pháp, cũng sẽ bị tiêu diệt dần dần”.
Chớ quên “ngu dân” là chính sách nhất quán của
chính quyền ngoại bang đô hộ mọi thời. Trước kia, Sỹ Nhiếp đem về chữ Hán cho
người Việt, sau này người Pháp với chữ Quốc ngữ nhưng đều chung mục đích: Không
nhằm mở mang trí tuệ mà chỉ cần dạy cho người bản xứ ít chữ đủ dùng làm thư lại
tay sai. Người da trắng áp dụng một chế độ ngu dân tinh vi và khoa học. Trong
giới cầm quyền họ nói với nhau: “Dạy người An Nam học hoặc cho phép họ được học
hành là cung cấp cho họ những khẩu súng bắn nhanh nhiều phát để họ bắn lại
chúng ta”! Suốt 300 năm, chữ Quốc ngữ chỉ được dùng hạn hẹp để giảng bài kinh kệ
và giao lưu trong các nhà thờ. Và khi bị cưỡng ép dạy kèm chữ Quốc ngữ với tiếng
Pháp trong hệ thống giáo dục bảo hộ, thâm ý của nhà cầm quyền là “cắm ngôn ngữ
vào đất mới cho nó bắt rễ” cũng nhằm mục tiêu đồng hóa.
Nhưng người Hán, người Pháp không dễ đồng hóa một
dân tộc có nền văn hiến lâu đời. Yêu cầu được mở mang trí tuệ là khát vọng của
giới trí thức tiên tiến mọi thời, luôn có ý chí phục sinh dân tộc, phục hồi Tổ
quốc. Chữ Nôm ra đời sau chữ Hán cả nửa thiên niên kỷ nhưng đã để lại thành tựu
mà chữ Hán so không lại. Nhà Quốc ngữ học Nguyễn Văn Vĩnh từng nói: “Kể những
sách của những bậc tài Nôm nước Nam để lại mà làm nền cho quốc văn thì thực hiếm,
nhưng tuy hiếm mà thực là qúy, thực là hay. Như văn Kim-Vân-Kiều mà đem vào kho
tàng văn chương thế giới kể cũng xứng, chớ không đến nỗi để người An Nam mình
phải hổ thẹn rằng nước không có văn”. Ngày nay khi phân tích lý giải về các vấn
đề xã hội người ta thường đưa ra những yếu tố kinh tế, chính trị để giải thích
sự biến động của tình cảm, đạo đức, nhân tâm… chưa hẳn đã là đầy đủ. Tuy nhiên,
chỉ người mất trí mới đòi bỏ đi chữ Quốc ngữ. Nhưng nếu chữ Hán – Nôm bị coi
như “đồ bỏ”, có là để mất một báu vật gia truyền? Giống như con rắn thần mù
không biết trên đầu mình có viên ngọc quý. “Tổ quốc ta là rắn khác gì đâu!” (R.
Tagor).
Giới trí thức Việt Nam tân tiến với những nhà Quốc
ngữ học nhiệt tâm sớm nhận ra ưu điểm lớn của chữ Quốc ngữ là dễ học, dễ viết
đã rất hăng hái trong việc phổ cập trên bình diện cả nước. Mặc dù người Pháp chủ
trương “cởi trói” trong việc sử dụng chữ Quốc ngữ và tiếng Việt nhưng với thái độ
dè dặt, cầm chừng, viện mọi lí do trì hoãn. Vào những năm 1930-1940, cùng với
cao trào giải phóng dân tộc, phong trào truyền bá chữ Quốc ngữ sôi nổi chưa từng
thấy khắp ba miền Bắc – Trung – Nam. Vị nhân sỹ tiêu biểu là học giả Nguyễn Văn
Tố nói: “Dạy cho đồng bào Việt Nam biết đọc, biết viết tiếng của mình để dễ đọc
được những điều thường thức cần dùng cho sự sinh hoạt hằng ngày. Cốt cho mọi
người viết chữ Quốc ngữ giống nhau”. Từ một thứ “chữ lạ” mà chỉ một thời gian
ngắn đã thành phổ cập trong mọi giới từ người bình dân đến người trí thức. Phải
chăng là ý chí vươn lên của dân tộc tiếp nối mục tiêu “khai dân trí – chấn dân
khí” từ phong trào Duy Tân đầu thế kỷ. Từ đấy tạo ra một lớp người học thức tài
hoa uyên bác vận dụng nhuần nhuyễn ngôn ngữ của dân tộc mình ngoài ý đồ của kẻ
ngoại bang đô hộ.
Dù xu hướng chính trị không giống nhau, nhưng tất cả
những hoạt động báo chí và văn học bằng Quốc ngữ khi nó được “cởi trói” đều có
tác dụng phát triển tiếng Việt hai chiều nghịch nhau: Phía thực dân Pháp thì xem
chữ Quốc ngữ là công cụ hữu hiệu để đồng hóa dân tộc Việt Nam; Phía những sĩ
phu yêu nước thì đều nhận thấy chữ Quốc ngữ là vũ khí sắc bén trong công cuộc
phổ biến tân học, truyền bá tư tưởng tiến bộ nhằm mục tiêu giải phóng dân tộc,
đem lại độc lập cho nước nhà.
Đến khi nhân dân ta giành được quyền làm chủ vận mệnh
Tổ quốc mình thì ý thức cần được khai thông trí tuệ càng trỗi dậy mạnh mẽ. Giữa
lúc quốc gia nguy biến, Cụ Hồ – vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam độc lập
tức khắc đặt ra ba yêu cầu bức bách mang tính sống còn là: “Diệt giặc đói – Diệt
giặc dốt – Diệt giặc ngoại xâm”! Giặc nào cũng làm cho mất nước. Chữ Quốc ngữ
được mạnh dạn cải tiến. Trên cơ sở tiếng Việt là thứ tiếng thống nhất trong cả
nước nên việc phổ cập rất nhanh.
Trong lúc kháng chiến bộn bề, nhà nước Việt Nam độc
lập vẫn quan tâm đến việc “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”. Chữ Quốc ngữ
được nâng cấp, phát triển toàn diện, bổ sung phong phú, đáp ứng được mọi lĩnh vực
của đời sống xã hội từ sinh hoạt, tình cảm, trí tuệ, tâm linh tới các lĩnh vực
ngoại giao, quân sự, các bộ môn khoa học xã hội và tự nhiên hiện đại rất phức tạp,
là ngôn ngữ chính thống giảng dạy trong các trường từ mầm non đến đại học, là
điều được nhiều quốc gia khâm phục. Cụ Hồ và những lãnh tụ cách mạng đồng thời
là những nhà văn hóa lớn rất quan tâm và nêu gương trong việc làm trong sáng tiếng
Việt cả trong cách nói và cách viết. UNESCO đánh giá như sau: “Việc thanh toán
được nạn mù chữ là một thành tựu nổi bật ở Việt Nam. Đó là kết quả của các hành
động, chính sách, chiến lược không ngừng cách mạng của cách mạng xã hội chủ
nghĩa Việt Nam”.
GS.TS Trần Chung Ngọc – một nhà khoa học uyên bác sống
ở nước ngoài, nhận định bằng những hình tượng sinh động: Sự phát triển Quốc ngữ
cho tới ngày nay là do cha ông chúng ta biết dùng đòn “gậy ông đập lưng ông”.
Dùng Quốc ngữ để mở mang dân trí người Việt, vô hiệu hóa âm mưu dùng Quốc ngữ
làm vũ khí văn hóa để nô dịch hóa đầu óc dân ta, để phổ biến tinh thần của các
cuộc cách mạng xã hội tiến bộ với tư tưởng “Tự Do – Bình Đẳng – Tình Huynh Đệ”
thường được dịch thoát là “Bác ái” (Liberté – Égalité – Fraternité), đưa đến sự
cáo chung của các thế lực ngoại bang xâm lược, có được một nước Việt Nam độc lập,
thống nhất, hòa bình ngày nay… Chúng ta đang dùng chính vũ khí của địch để đánh
địch. Noi gương người xưa như Lý Thường Kiệt dùng chữ Hán viết “Nam quốc sơn hà,
Nam đế cư” xác nhận chủ quyền của Tổ quốc ta; Trần Hưng Đạo dùng chữ Hán viết
“Hịch tướng sĩ” động viên toàn dân chống quân Nguyên; Nguyễn Trãi dùng chữ Hán
viết “Bình Ngô đại cáo” thể hiện khí phách người Đại Việt. Đòn “gậy ông đập
lưng ông” cũng như “cướp súng giặc giết giặc” là một chiến thuật truyền thống
trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.
Hãy hình dung một tên cướp đột nhập vào nhà ta với
một con dao bén phá phách nhà ta, giết hại người thân của ta. Khi bị chủ nhà chống
trả và rượt đuổi, tên cướp vứt bỏ lại con dao. Hành động đúng nhất là chúng ta
hãy sử dụng con dao tang vật đó vào những việc hữu ích và phòng vệ nhà ta. Có
ai dựng tượng, lập bàn thờ, ghi ơn tên cướp đã “cho ta” con dao ấy? Chữ Quốc ngữ
với người Việt Nam ta cũng vậy! Điều chủ yếu là cần làm cho hậu thế hiểu rõ bản
chất sự hình thành và phát triển Quốc ngữ.
Chúng ta nên biết ơn ông cha ta đã linh hoạt sáng tạo
vận dụng vũ khí văn hóa đó hay biết ơn kẻ tạo ra nó với những ý đồ hủy diệt
chúng ta?
Nguyễn Văn Thịnh
Tuần Báo Văn Nghệ TP.HCM số 547
Hoàng Ngân Thương - Giới thiệu
Hoàng Ngân Thương - Giới thiệu
===
MỜI XEM BÀI LIÊN QUAN
1. Tư liệu quý: BÀI BÁO TIẾNG VIỆT HƠN 80 NĂM TRƯỚC ĐÃ BÁC BỎ CHUYỆN
ALEXANDRE DE RHODES LÀ "ÔNG TỔ" CHỮ QUỐC NGỮ
Bài khá dài nhưng đáng đọc.
Trả lờiXóaĐặc biệt là đoạn chốt, đoạn kết dưới đây.
=====
GS.TS Trần Chung Ngọc – một nhà khoa học uyên bác sống ở nước ngoài, nhận định bằng những hình tượng sinh động: Sự phát triển Quốc ngữ cho tới ngày nay là do cha ông chúng ta biết dùng đòn “gậy ông đập lưng ông”. Dùng Quốc ngữ để mở mang dân trí người Việt, vô hiệu hóa âm mưu dùng Quốc ngữ làm vũ khí văn hóa để nô dịch hóa đầu óc dân ta, để phổ biến tinh thần của các cuộc cách mạng xã hội tiến bộ với tư tưởng “Tự Do – Bình Đẳng – Tình Huynh Đệ” thường được dịch thoát là “Bác ái” (Liberté – Égalité – Fraternité), đưa đến sự cáo chung của các thế lực ngoại bang xâm lược, có được một nước Việt Nam độc lập, thống nhất, hòa bình ngày nay… Chúng ta đang dùng chính vũ khí của địch để đánh địch. Noi gương người xưa như Lý Thường Kiệt dùng chữ Hán viết “Nam quốc sơn hà, Nam đế cư” xác nhận chủ quyền của Tổ quốc ta; Trần Hưng Đạo dùng chữ Hán viết “Hịch tướng sĩ” động viên toàn dân chống quân Nguyên; Nguyễn Trãi dùng chữ Hán viết “Bình Ngô đại cáo” thể hiện khí phách người Đại Việt. Đòn “gậy ông đập lưng ông” cũng như “cướp súng giặc giết giặc” là một chiến thuật truyền thống trong chiến đấu bảo vệ Tổ quốc của nhân dân ta.
Hãy hình dung một tên cướp đột nhập vào nhà ta với một con dao bén phá phách nhà ta, giết hại người thân của ta. Khi bị chủ nhà chống trả và rượt đuổi, tên cướp vứt bỏ lại con dao. Hành động đúng nhất là chúng ta hãy sử dụng con dao tang vật đó vào những việc hữu ích và phòng vệ nhà ta. Có ai dựng tượng, lập bàn thờ, ghi ơn tên cướp đã “cho ta” con dao ấy? Chữ Quốc ngữ với người Việt Nam ta cũng vậy! Điều chủ yếu là cần làm cho hậu thế hiểu rõ bản chất sự hình thành và phát triển Quốc ngữ.
Chúng ta nên biết ơn ông cha ta đã linh hoạt sáng tạo vận dụng vũ khí văn hóa đó hay biết ơn kẻ tạo ra nó với những ý đồ hủy diệt chúng ta?
Bạn nói rất đúng, tôi cũng nghĩ như vậy
XóaĐề nghị G.TL gửi bài này vào trang Web của Chính quyền Thành phố Đà Nẵng, như vậy trực tiếp hơn là chỉ "nằm" trên G.TL không biết họ có đọc không?
Trả lờiXóaCác bạn ở Tp Hồ Chí Minh có biết, đoạn này tác giả nói đến ai không? Vị nào là " một ngài “phương diện quốc gia”???
Trả lờiXóa"Sau ngày thống nhất đất nước, con đường mang tên Alexandre de Rhodes ở tp Bác Hồ đã được thay bằng tên một liệt sỹ (Luật sư- Liệt sĩ Thái Văn Lung) rất xứng đáng tiêu biểu cho giới trí thức Sài Gòn tân học cũng bị một ngài “phương diện quốc gia” buộc phục hồi ngay trong đêm.
Trích bài báo ngày 30/5/2005 trên báo Đông dương Thời Báo
Xóa:Hôm đó bốn anh em chúng tôi trong uỷ ban đặt tên đường thành phố Hồ Chí Minh đang làm việc, thì có anh Công Văn của Ngài Thủ tướng đưa vào mãnh giấy lộn nhỏ, và nói rằng “ Thủ tướng yêu cầu các đồng chí phải đổi tên đường liệt sĩ cách mạng Thái Văn Lung thành đường tên Alexandre De Rhodes (cố đạo gián điệp) gấp …Chúng tôi hỏi, như thế đồng chí có Văn thư hay Công văn của Thủ tướng không? để chúng tôi dễ dàng hơn…, xin lỗi các đồng chí, không có ạ! chỉ có mãnh giấy này thôi, mong các đồng chí thi hành….Chúng tôi quá ngao ngán “Ông nội chúng tôi có sống lại không dám phản đối Ngài Võ Văn Kiệt và thi hành”
Báo Phú Yên online có bài "Vai trò của Phú Yên và Nam Trung Bộ trong quá trình phôi thai hình thành chữ quốc ngữ" có nêu khá rõ về công người sáng tạo ra chữ này.
Trả lờiXóaBạn nào cần đọc thì vào mục "Phú Yên - Đất & Người" nhấn vào số 2, bài này ở gần cuối phía dưới bên tay trái. Tôi không biết cách tải bài tử đó về đây. Các bạn thông cảm cho.
Quả là Bác Thép rất nhiệt tình
XóaThế các bạn đừng viết chữ Quốc Ngữ làm chi nữa.
Trả lờiXóaVớ vẩn, anh bạn rận Huy!
XóaHãy hình dung một tên cướp đột nhập vào nhà ta với một con dao bén phá phách nhà ta, giết hại người thân của ta. Khi bị chủ nhà chống trả và rượt đuổi, tên cướp vứt bỏ lại con dao. Hành động đúng nhất là chúng ta hãy sử dụng con dao tang vật đó vào những việc hữu ích và phòng vệ nhà ta. Có ai dựng tượng, lập bàn thờ, ghi ơn tên cướp đã “cho ta” con dao ấy? Chữ Quốc ngữ với người Việt Nam ta cũng vậy! Điều chủ yếu là cần làm cho hậu thế hiểu rõ bản chất sự hình thành và phát triển Quốc ngữ.
Hoặc cái cây cầu Long Biên.
Ta có đập đi xây lại không?
Đồng ý đổi tên đường Quốc Ngữ. Trước đây ở Mỹ có Ngày Goerge Washington để tri ân Washington, nhưng hiện nay họ đã đổi tên ngày đó thành Ngày Các Tổng Thống để tri ân tất cả các tổng thông.
Trả lờiXóaKiều Dung
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaHọ có tiếng nói là tiếng Nhật như An Nam ta có tiếng nói là tiếng An Nam, nhưng chữ viết của họ là chữ Tàu.
Trả lờiXóaTiếng Nhật có 3 loại chữ viết được sử dụng song song với nhau là Kanji (chữ Hán), Hiragana (chữ mềm), Katakana (chữ cứng) chứ không phải chỉ sử dụng chữ Hán không. Trong đó Kanji dùng để ghi các từ gốc Hán, Hiragana dùng để ghi các từ gốc Nhật, Katakana dùng để phiên âm tiếng nước ngoài. Hiragana và Katakana (gọi chung là Kana) là do người Nhật sáng tạo ra bằng cách đơn giản hóa thảo thư của chữ Hán để ghi lại đầy đủ 50 âm tiết trong tiếng Nhật.