Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2019

THÌ RA TRIỆU THỊ GIANG DO THẾ LỰC THÙ ĐỊCH CÀI VÀO ĐỂ “ĐƯA BỐ CON ÔNG TRIỆU TÀI VINH VÀO TRÒNG”!


Bây giờ, theo Thông báo số 307 – TB/UBKTTU “về việc xem xét xử lý đối với cán bộ, đảng viên có liên quan đến sai phạm trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018 tại Hà Giang” thì dư luận mới biết, THÌ RA BÀ TRIỆU THỊ GIANG DO THẾ LỰC THÙ ĐỊCH CÀI VÀO ĐỂ “ĐƯA BỐ CON ÔNG TRIỆU TÀI VINH VÀO TRÒNG”!

Dư luận đang đề nghị phải bỏ tù tên phản động Triệu Thị Giang vì tội “Gắp điểm bỏ tay cán bộ lãnh đạo” nhằm hãm hại quan chức lãnh đạo! Đồng thời phải xử nhẹ bị can Nguyễn Thanh Hoài và Vũ Trọng Lương cùng ông Phạm Văn Khuông- cựu P. Giám đốc sở Giáo Dục vì nếu các vị này lo không xong cho con ông Triệu Tài Vinh thì liệu các vị đó có được yên không?
Các bị cáo đang chuẩn bị hầu tòa. Ảnh trái qua hàng trên: 2 phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Hà Giang ông Phạm Văn Khuông và bà Triệu Thị Chính; hàng dưới là Nguyễn Trọng Hoài và Vũ Trọng Lương. 
Bùi Ngọc Trâm Anh
-------
Mời xem bài liên quan

25 nhận xét:

  1. Phóng viên Tự dolúc 14:05 4 tháng 10, 2019

    CÓ KỶ LUẬT ĐƯỢC "LÃO PHẬT GIA"?

    TP - Dư luận quanh vụ gian lận thi cử tại Hà Giang lại nổi sóng, sau khi UBKT Tỉnh ủy Hà Giang quyết định thi hành kỷ luật khiển trách bà Triệu Thị Giang - em gái ông Triệu Tài Vinh (Phó ban Kinh tế Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy) vì nhờ người nâng điểm cho cháu (con gái ông Vinh), còn bà Phạm Thị Hà (vợ ông Vinh) phải “kiểm điểm sâu sắc, rút kinh nghiệm”. Và điều dư luận đặc biệt quan tâm: “Lão Phật gia” là ai, vì sao đến nay vẫn chưa lộ sáng?

    Trả lời báo chí chiều 2/10, bà Nguyễn Thị Tố Oanh, Phó Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy Hà Giang cho biết: UBKT Tỉnh ủy đã làm rõ vụ việc con gái ông Triệu Tài Vinh được nâng 5,4 điểm trong kỳ thi THPT quốc gia 2018. Em gái ông Vinh là bà Triệu Thị Giang (Phó Phòng Kinh tế đối ngoại, Sở KH&ĐT) đã tự nhắn tin nhờ ông Nguyễn Thanh Hoài (nguyên Trưởng phòng Khảo thí và Quản lý chất lượng Giáo dục, Sở GD&ĐT), nâng điểm cho con ông Vinh.

    UBKT tỉnh có đầy đủ bằng chứng là những tin nhắn trao đổi giữa bà Triệu Thị Giang và ông Nguyễn Thanh Hoài về việc nhờ nâng điểm cho cháu ruột. Quá trình thẩm tra, bà Giang đã thừa nhận sự việc. Tuy nhiên, vợ chồng ông Triệu Tài Vinh và bà Phạm Thị Hà (Phó giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh) “không hay biết việc nhờ vả này và cũng không biết ai đã nâng điểm cho con mình”, nên chưa có căn cứ kết luận vợ chồng ông Vinh, bà Hà đã tác động để nhờ người nâng điểm cho con.

    Theo UBKT Tỉnh ủy Hà Giang, vì nhờ người nâng điểm cho cháu ruột, vi phạm quy định Những điều đảng viên không được làm, bà Triệu Thị Giang phải nhận hình thức kỷ luật “khiển trách” - mức nhẹ nhất trong bốn hình thức kỷ luật của Đảng (Khiển trách - Cảnh cáo - Cách chức - Khai trừ). Còn bà Phạm Thị Hà – vợ ông Vinh, để em chồng tác động nâng điểm cho con, xét thấy vi phạm chưa đến mức kỷ luật nên chỉ phải “kiểm điểm sâu sắc, rút kinh nghiệm” tại Chi bộ và Đảng ủy Sở NN&PTNT.

    Như vậy, cùng với việc hoàn tất Kết luận điều tra đưa vụ án ra xét xử, manh mối tác động, nhờ vả, nâng điểm cho con ông Triệu Tài Vinh đã được UBKT Tỉnh ủy Hà Giang làm rõ. Nhưng Hà Giang có bỏ sót đối tượng cần xem xét kỷ luật hay không?

    Ngày 25/10/2018, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định 08-QĐi/TW quy định về trách nhiệm nêu gương, tại Điều 3.(8) nêu rõ: “Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương phải nghiêm khắc với bản thân và kiên quyết chống: Để vợ (chồng), bố, mẹ, con, anh chị em ruột lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín của mình để vụ lợi.

    Để vợ (chồng), con đẻ, con nuôi sống xa hoa, phô trương, lãng phí hoặc sa vào tệ nạn xã hội, vi phạm pháp luật”. Căn cứ quy định, việc ông Vinh để em gái “tác động” nâng điểm cho con, không thể nói ông không có khuyết điểm gì.

    Giải thích lý do ông Vinh chưa bị xem xét kỷ luật vì có em gái vi phạm và con gái được nâng điểm thi, Phó Chủ nhiệm UBKT Tỉnh ủy Hà Giang cho biết: Ông Vinh là Ủy viên Trung ương Đảng và đã chuyển công tác về Ban Kinh tế Trung ương. Việc kiểm tra, xác minh, kỷ luật về vụ việc trên thuộc thẩm quyền của Trung ương.

    Còn nhớ tại kỳ thi THPT quốc gia 2018, Hà Giang có 114 thí sinh với hơn 330 bài thi được nâng điểm, là người đứng đầu tỉnh lúc đó, ông Vinh có trách nhiệm hay không, chắc ông biết rõ. Tháng 7/2018, Cơ quan An ninh Điều tra, Công an tỉnh Hà Giang khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Thanh Hoài, Vũ Trọng Lương về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ theo điều 356, Bộ luật Hình sự 2015.

    Quá trình điều tra, Công an tỉnh thu giữ được tại nhà ông Nguyễn Thanh Hoài một mẩu giấy khổ 10 x 9 cm, trên giấy có ghi: “P.T.H.Tr., SBD: 070389; P: 17; HĐT Hùng An (Lão Phật gia nhờ)”.

    Người có biệt danh “Lão Phật gia”, cho đến nay, vẫn chưa biết là ai. “Lão Phật gia” phải là một người có danh tính cụ thể, có quyền năng đến mức nào mới có thể “nhờ” nâng điểm cho thí sinh. Cần kiểm tra, làm rõ “Lão Phật gia” là ai để xử lý kỷ luật theo đúng quy định.

    NGUYỄN TUẤN

    Trả lờiXóa
  2. Nói chung, việc xử lý vụ nâng điểm cho con lãnh đạo tỉnh Hà Giang là rất kém, kể cả ở Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và nay là Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy.

    Không thể có chuyện cả vợ cả chồng ông Vinh KHÔNG BIẾT!
    Không thể có chuyện chỉ có em gái Vinh tự làm mà không nói gì với vợ chồng Vinh!

    Kể cả khi ông Triệu Tài Vinh KHÔNG BIẾT ai đã "GẮP ĐIỂM BỎ TAY VINH" chăng nữa thì Triệu Tài Vinh cũng không thể vô can!

    Ngày 25/10/2018, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Quy định 08-QĐi/TW quy định về trách nhiệm nêu gương, tại Điều 3.(8) nêu rõ: “Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương phải nghiêm khắc với bản thân và kiên quyết chống: Để vợ (chồng), bố, mẹ, con, anh chị em ruột lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín của mình để vụ lợi.

    Xử lý vụ việc này ở Hà Giang cứ như trò hề.

    Quá trình điều tra, Công an tỉnh thu giữ được tại nhà ông Nguyễn Thanh Hoài một mẩu giấy khổ 10 x 9 cm, trên giấy có ghi: “P.T.H.Tr., SBD: 070389; P: 17; HĐT Hùng An (Lão Phật gia nhờ)”.

    “Lão Phật gia” là ai? Đương nhiên Nguyễn Thanh Hoài phải biết.
    Chẳng lẽ giờ đã trong trại giam mà Hoài kiên quyết không khai?

    Theo tôi, ảnh hưởng của Triệu Tài Vinh đã quá lớn ở Hà Giang nên cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và cả Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy đã bị tê liệt.
    Rất cần Trung ương hãy rút vụ này về để xử lý.

    Trả lờiXóa
  3. Nhìn vào 29 trường hợp dù dính líu đến scandal gian lận điểm thi nhưng UBKT Tỉnh ủy Hà Giang cho rằng “chưa đến mức bị xử lý kỷ luật”, chỉ cần “kiểm điểm sâu sắc, nghiêm túc rút kinh nghiệm”, người ta ắt sẽ hoang mang, không biết nên khóc hay cười!

    Ngoài trường hợp bà Phạm Thị Hà (Phó Giám đốc Sở NN PTNT), vợ ông Triệu Tài Vinh (cựu Bí thư Tỉnh ủy, sau scandal gian lận điểm thi được điều động về Ban Kinh tế của BCH Trung ương đảng CSVN) phải “kiểm điểm sâu sắc, nghiêm túc rút kinh nghiệm” vì để “em chồng tác động cho con được nâng điểm thi”, còn có nhiều trường hợp khác rất đáng để ý nhưng do báo chí thông tin không đầy đủ, công chúng không biết để bàn (1)...

    Chẳng hạn trường hợp bà Nguyễn Thị Lan Anh (Chánh án Tòa án Hà Giang). Con bà Anh cũng là một trong những đứa trẻ được sửa bài thi để nâng điểm nhưng theo UBKT Tỉnh ủy Hà Giang, Chánh án Tòa án Hà Giang chỉ cần “kiểm điểm sâu sắc, nghiêm túc rút kinh nghiệm” khi “để chồng tác động với người khác giúp nâng điểm thi cho con” là có thể tiếp tục nhân danh Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ đạo xét xử đủ thứ!

    Tương tự, bà Vương Ngọc Hà (Phó Đoàn Đại biểu Quốc hội của Hà Giang) không bị kỷ luật vì mẹ bà mới là người… “tác động” sửa bài thi – nâng điểm cho con bà. Các ông: Đỗ Tiến Dũng (Phó Giám đốc Công an Hà Giang), Nguyễn Ngọc Linh (Chánh Thanh tra Công an Hà Giang), Nguyễn Ngọc Châu (Chỉ huy phó Biên phòng Hà Giang) tỉnh không bị kỷ luật vì con của họ được sửa bài thi - nâng điểm là do “tác động” của… vợ họ!..

    Trả lờiXóa
  4. Theo tôi, vụ việc lùng bùng ở Hà Giang không xử lý đến nơi đến chốn là bởi có quá nhiều lãnh đạo tay đã nhúng chàm.

    Bà Nguyễn Thị Lan Anh (Chánh án Tòa án Hà Giang). Con bà Anh cũng là một trong những đứa trẻ được sửa bài thi để nâng điểm nhưng theo UBKT Tỉnh ủy Hà Giang, Chánh án Tòa án Hà Giang chỉ cần “kiểm điểm sâu sắc, nghiêm túc rút kinh nghiệm” khi “để chồng tác động với người khác giúp nâng điểm thi cho con” là có thể tiếp tục nhân danh Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam chỉ đạo xét xử đủ thứ!

    Tương tự, bà Vương Ngọc Hà (Phó Đoàn Đại biểu Quốc hội của Hà Giang) không bị kỷ luật vì mẹ bà mới là người… “tác động” sửa bài thi – nâng điểm cho con bà. Các ông: Đỗ Tiến Dũng (Phó Giám đốc Công an Hà Giang), Nguyễn Ngọc Linh (Chánh Thanh tra Công an Hà Giang), Nguyễn Ngọc Châu (Chỉ huy phó Biên phòng Hà Giang) tỉnh không bị kỷ luật vì con của họ được sửa bài thi - nâng điểm là do “tác động” của… vợ họ!.

    Trả lờiXóa
  5. 'Trách nhiệm kép' của ông Triệu Tài Vinh vụ gian lận thi ở Hà Giang

    Trên cương vị Bí thư tỉnh ủy, ông Triệu Tài Vinh có trách nhiệm về những sai sót trong tổ chức cao nhất mà mình là người đứng đầu; đồng thời là người liên quan trực tiếp, nên trách nhiệm nêu gương còn phải được xem xét cao hơn cả những người khác.

    Uỷ ban Kiểm tra tỉnh Hà Giang vừa công bố danh sách cán bộ, đảng viên liên quan đến sai phạm trong kỳ thi THPT Quốc gia năm 2018. Trong đó, dư luận đặc biệt quan tâm đến 29 trường hợp bị yêu cầu kiểm điểm sâu sắc, nghiêm túc rút kinh nghiệm. Đáng lưu ý có bà Phạm Thị Hà, Phó Giám đốc sở NN và PTNT, là vợ ông Triệu Tài Vinh, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang, hiện đang là Phó Trưởng Ban kinh tế Trung ương. Lý do vi phạm là để “em chồng” (tức em gái ông Triệu Tài Vinh) tác động cho con được nâng điểm thi.

    Đề cập đến trách nhiệm nêu gương của ông Triệu Tài Vinh, đại biểu Quốc hội Phan Viết Lượng, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng cho rằng, trong trường hợp này, người vợ đã có “kiểm điểm sâu sắc”, và người chồng cũng không thể tránh được trách nhiệm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhưng theo ông Lượng, hiện ông Triệu Tài Vinh đã chuyển công tác và thẩm quyền xem xét là của trung ương, thậm chí còn cao hơn cả Uỷ ban Kiểm tra Trung ương. Còn phía Uỷ ban Kiểm tra tỉnh ủy chỉ xem xét trong thẩm quyền, phạm vi của họ và sẽ có văn bản báo cáo gửi Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Ban Bí thư để xem xét theo thẩm quyền. Kỷ luật ông Triệu Tài Vinh ra sao thì Uỷ ban Kiểm tra Trung ương sẽ báo cáo để Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét. Trong trường hợp xem xét ở hình thức cao hơn nữa thì phải đưa ra Trung ương.

      “Ông Triệu Tài Vinh không thể đứng ngoài cuộc, chắc chắn không thể không xem xét trách nhiệm được, thậm chí sẽ còn phải xem xét một cách nghiêm túc đầy đủ hơn. Uỷ ban Kiểm Tra Trung ương sẽ vào cuộc khi có dấu hiệu vi phạm, rồi căn cứ vào tính chất mức độ sai phạm, Uỷ ban kiểm tra có thể thực hiện một số công việc thuộc thẩm quyền”, ông Lượng cho hay.

      Là lãnh đạo cao cấp ở địa phương, trên cương vị Bí thư Tỉnh ủy, ông Triệu Tài Vinh có hai trách nhiệm: Một là người đứng đầu đảng bộ, phải có trách nhiệm về những sai sót trong tổ chức cao nhất mà mình là người đứng đầu. Thứ hai, ông Triệu Tài Vinh là người liên quan trực tiếp, nên trách nhiệm nêu gương còn phải được xem xét cao hơn cả những người khác nữa.

      Còn việc xử lý theo hình sự hay hành chính, theo ông Lượng, tùy thuộc vào quy định của pháp luật. Hiện xử lý hình sự thì có các cơ quan tố tụng, còn đối với đảng viên thì có các tổ chức đảng. Hiện nay ở Sơn La, Hà Giang đang làm là xử lý dưới góc độ đảng viên. Còn hình sự hay không, cơ quan điều tra đang tiếp tục xem xét, thậm chí còn xem có tội hối lộ hay không?

      “Vừa qua trước ý kiến của dư luận và các đại biểu Quốc hội, Bộ Công an đã có những chỉ đạo nhất định, thậm chí điều tra bổ sung thêm tội đưa nhận hối lộ”, ông Lượng nói.

      Theo Luân Dũng

      Tiền phong

      Xóa
  6. Nguyễn Đức Kiênlúc 07:26 5 tháng 10, 2019

    Ủy ban Kiểm tra Trung ương cần vào cuộc và xử lý CÁCH HẾT TẤT CẢ CHỨC VỤ TRONG ĐẢNG ĐỐI VỚI TRIỆU TÀI VINH VÌ HAI KHUYẾT ĐIỂM SAU.

    1. LÔI KÉO NGƯỜI THÂN VÀO CÁC BỘ MÁY ĐẢNG, CHÍNH QUYỀN Ở TỈNH HÀ GIANG, LÀM LŨNG ĐOẠN BỘ MÁY ĐẢNG, CHÍNH QUYỀN Ở ĐÂY.
    http://googletienlang2014.blogspot.com/2016/09/bay-gio-em-moi-biet-ve-ha-giang-men-yeu.html

    2. CHẠY ĐIỂM CHO CON.
    http://googletienlang2014.blogspot.com/2019/10/thi-ra-trieu-thi-giang-do-luc-thu-ich.html

    Cuối cùng,
    CHUYỂN HỒ SƠ SANG CƠ QUAN ĐIỀU TRA BỘ CÔNG AN.

    Trả lờiXóa
  7. ừ sự ngẫu nhiên hàng loạt người thân các cán bộ chủ chốt tham gia tác động nâng điểm thi này lại khiến dư luận hoài nghi về một “kịch bản” để khỏa lấp, né tránh trách nhiệm cho những cán bộ chủ chốt khi vợ làm cán bộ lãnh đạo thì chồng tác động nâng điểm cho con, khi chồng làm cán bộ lãnh đạo thì vợ tác động nâng điểm cho con, khi hai vợ chồng đều làm lãnh đạo thì những người nâng điểm thi cho con họ lại là em gái ruột, là mẹ đẻ…Như lời nữ đại biểu Quốc hội Phạm Thị Minh Hiền khi trả lời báo chí mới đây cũng cho biết: “Đọc nội dung thông báo kết luận, tôi có cảm giác trong vụ tiêu cực, một số đối tượng có liên quan đến sai phạm lại trở thành… nạn nhân”.

    Dù người tác động nâng điểm không phải là cán bộ chủ chốt mà là người thân của họ nhưng cũng khiến dư luận liên tưởng đến “bóng ma quyền lực”. Bởi đến thời điểm này chưa xác định có việc đưa nhận hối lộ trong việc can thiệp điểm thi tại Hà Giang, đồng nghĩa với việc người ta sử dụng “quyền lực” để can thiệp. Bởi “rất khó tin” rằng đứng đằng sau việc sửa điểm chỉ là “nhờ vả”, “nể nang”. Những người thân không phải cán bộ chủ chốt để đủ quyền uy sai khiến thì cũng có thể mượn uy quyền của người thân làm cán bộ chủ chốt để sai khiến, can thiệp nâng điểm thi.

    Nếu việc những người thân cán bộ dựa vào uy thế, quyền lực của cán bộ để can thiệp điểm thi thì sẽ thật nguy hiểm nếu người thân cũng dựa vào uy thế cán bộ để làm những việc khác.

    Tuy nhiên, dù theo trách nhiệm pháp luật là trách nhiệm cá nhân đối với trực tiếp người có hành vi vi phạm nhưng dưới góc độ kỷ luật đảng thì cán bộ, đảng viên cũng khó tránh khỏi trách nhiệm. Bởi cán bộ, Đảng viên phải luôn gương mẫu, phải đi đầu, tiên phong trong việc chấp hành pháp luật. Đảng viên có trách nhiệm vận động gia đình, người thân chấp hành pháp luật và thực hiện việc nêu gương cho người khác học tập. Đảng viên phải tuân thủ các quy định về những điều đảng viên không được làm và phát huy vai trò tiên phong nơi công tác và nơi sinh sống. Nếu cán bộ, đảng viên không gương mẫu, để cho vợ con vi phạm thì cũng có thể xem xét trách nhiệm của cán bộ, đảng viên đó.

    Cụ thể, trong quy định nêu gương của Ban Chấp hành Trung ương nói rõ, trong tự phê bình còn giấu giếm, không dám nhận khuyết điểm; khi có khuyết điểm thì thiếu thành khẩn, không tự giác nhận kỷ luật. Đồng thời, quy định cũng không chấp nhận việc để vợ (chồng), bố mẹ, con, anh chị lợi dụng chức vụ, quyền hạn, uy tín của mình để vụ lợi. Chiếu theo quy định này thì nhiều trường hợp bố mẹ là đảng viên sẽ bị kiểm điểm xử lý kỷ luật.

    Do vậy, mẹ đẻ của bà Vương Ngọc Hà hay em gái ông Triệu Tài Vinh bằng mối quan hệ cá nhân hay lợi dụng quyền lực của người thân mình để can thiệp nâng điểm thi thì bản thân bà Hà, ông Vinh hay bất kể cán bộ nào có con được nâng điểm thi cũng khó có thể tránh khỏi trách nhiệm. Quan trọng hơn, họ đã tự đánh mất đi uy tín bản thân trong mắt người dân mà khi cán bộ đã mất uy tín thì hành động thế nào cũng khó được người dân ghi nhận, tin tưởng. Như trong một bộ phim, dù kịch bản có hoàn hảo đến đâu, diễn viên có xuất chúng đến mấy thì việc đánh giá của khán giả mới là điều quan trọng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Kịch bản tài tình đến đâu cũng không thể qua mặt cơ quan điều tra được

      Xóa
  8. Ông Triệu Tài Vinh và một giấc mơ

    Một giấc mơ của riêng tôi, mơ về những cái viển vông, xa xỉ, về những cái khó xảy ra với ông nguyên Bí thư Hà Giang Triệu Tài Vinh.
    Chưa bao giờ tôi lại có cảm giác vui vẻ và phấn khích đến như vậy. Đó là tâm trạng tôi sáng nay lúc thức dậy. Rồi sau đó là vào ngay mạng, lướt nhanh vài tờ báo xem có đúng vậy không. Sao chẳng thấy gì nhỉ, vẫn những tin cũ và những hình ảnh quen thuộc mấy hôm nay.

    Rõ ràng là ông Triệu Tài Vinh tối qua đã có cuộc họp báo khẩn tại Hà Nội. Trước bàn dân thiên hạ, ông đã làm được cái việc mà bao người trông đợi từ hơn một năm nay. Ông đã làm được cái việc để các vị đại biểu, nguyên đại biểu Quốc hội như Phạm Thị Minh Hiền, Lưu Bình Nhưỡng, Lê Như Tiến…thở phào nhẹ nhõm, bởi hóa ra ý kiến của mình cũng còn có tác dụng.

    Tôi nhớ như in hình ảnh ông, khuôn mặt ông lúc họp báo thành thật nhận lỗi về trách nhiệm của mình để xảy ra vụ tiêu cực nâng điểm thi tốt nghiệp phổ thông trung học năm ngoái tại tỉnh nói chung và việc nâng điểm thi cho chính con gái ông nói riêng.

    Hình ảnh này của ông khác hẳn những gì tôi thấy qua mấy lần ông trả lời báo chí trong vòng năm qua. Chưa biết cấp trên xử ông như thế nào, nhưng chí ít sự thành khẩn xin lỗi, tự nhận trách nhiệm của ông đã tạo ra sự đột phá mới trong suy nghĩ của mọi người về ông. Thì rồi cũng phải vậy chứ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhưng hỡi ôi, hóa ra lại không phải. Đó chỉ là một giấc mơ của riêng tôi. Mơ về những cái viển vông, xa xỉ, về những cái khó xảy ra.

      Cái hiện thực nhất liên quan đến ông, đến gia đình ông và cuối cùng đến cả địa phương chính là Kết luận mới đây của UB Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang. Kết luận của UB Kiểm tra Tỉnh ủy cho thấy cả loạt vấn đề về đáng suy ngẫm.


      Nổi lên trên hết là vấn đề lợi ích nhóm. Khi vui thì cả nhóm cùng vui và khi hoạn nạn thì cả nhóm cùng chịu, cả nhóm cùng bảo vệ nhau đến cùng. Hà Giang xử vụ này khác hẳn Hòa Bình và Sơn La, bởi ở Hà Giang có sự hiện diện, can dự của nguyên Bí thư Tỉnh ủy. Đến đây mới thấm thía chủ trương gần đây về việc cho làm thí điểm người đứng đầu địa phương không phải người địa phương. Nhìn vào thực tiễn bố trí cán bộ của Hà Giang thấy khá rõ chức sắc người nhà của Bí thư tỉnh. Một người kéo theo bao người làm quan.

      Từng người được kéo theo làm quan đó lại kéo theo bao người nữa làm quan. Rồi đến những bố trí khác trong bộ máy tỉnh. Cho nên, khi có vấn đề thì đương nhiên có sự phản ứng, có sự bảo vệ lẫn nhau. Kết luận của UB Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang là minh chứng rõ nhất cho câu chuyện này.

      Mặt khác, kết luận của UB Kiểm tra Tỉnh ủy Hà Giang như tiếp thêm sức mạnh cho ông Triệu Tài Vinh chẳng việc gì phải lo lắng, phải nhận trách nhiệm. Con ông được nâng điểm thi là do em gái ông tác động và em gái ông đương nhiên phải chịu trách nhiệm. Nhưng như thế có vẻ chưa đủ, nên kết luận của UB Kiểm tra lại nêu vợ ông cũng chịu trách nhiệm. Thật là khó hiểu khi đã có người chịu trách nhiệm chính là em ruột ông, giờ lại thêm vợ ông mà theo kết luận thì vợ ông có làm gì sai đâu nhỉ.

      Cuối cùng, theo một phương diện nào đó thì kết luận của UB Kiểm tra tỉnh Hà Giang như là một sự thách đố dư luận. Chúng tôi đã làm việc, xem xét rất trách nhiệm, rất kỹ, không bỏ sót ai. Rất đúng quy trình. Không có sự lòng vòng, né tránh trong điều tra, xem xét và kết luận.

      Để một sự việc không quá phức tạp kéo dài như kiểu này chắc chắn là không ổn, nhất là vào thời điểm chuẩn bị đại hội đảng bộ các cấp. Đã đến lúc cần xử lý dứt điểm, mạnh tay và kiên quyết.

      Xóa
  9. NGƯỜI ĐẤT THÉPlúc 11:17 8 tháng 10, 2019

    Viết cho người chưa biết.

    Trước đây tôi có đề cập người hoạt động cách mạng bí mật phải được trang bị về "Năm bước công tác cách mạng". Có người hoạt động cách mạng mà ko biết gì về "Năm bước công tác"! Có lẽ họ mới tham gia chưa hoạt động nhiều nên chưa được học.
    Trong tập sách "Những kỷ niệm khó quên" của Trần Hoàn (Nhạc sĩ, nguyên Bộ trưởng Bộ Văn Hóa), ở bài "ANH NGẠN" (Bí danh của đồng chì Đỗ Mười) có đoạn:

    ..."Chính tại đây, lần đầu tiên tôi được gặp anh Ngạn.
    Anh vừa là người chỉ đạo lớp, vừa là giảng viên. Trong bộ áo quần bà ba nâu, ngồi sau một chiếc bàn tre đặt trên một tảng đá cao trong hang, anh đang trỉnh bày bài "Năm bước công tác cách mạng".
    ...Không lúc nào ngồi yên một chỗ, anh đi đi lại lại trên lối đi gập ghềnh trong hang, khi thì đối thoại với người này, khi thì chất vấn người kia; tất cả những hành động của anh đều phục vụ cho việc diễn đạt về sự bức bách và quan trọng của Năm bước công tác cách mạng: điều tra, tuyên truyền, huấn luyện, tổ chức, đấu tranh mà mỗi cán bộ cần nắm vững khi tiềm nhập vào vùng địch.

    Tôi nhớ rõ và bất ngờ là đoạn anh nói về công tác tổ chức: "Lúc nhỏ, ở nhà chúng ta thường thấy mẹ chúng ta dệt vải.
    Đầu tiên ta thấy từ những con cúi bông trắng như mây, bà quay xa, kéo ra từng sợi, từng sợi chỉ dài. Sau đó ta lại thấy bà cho ngâm sợi trong nước lạnh mấy ngày, rồi đem hồ các sợi đó với nước cơm, cho sợi săn lại.
    Sợi khô, bà đánh vào 10 cái ống, rồi mắc các sợi dọc theo một chiều song song, sau đó cuộn vào trục, và đặt lên khung cửi. Rồi bà ngồi vào khung, nhấn mạnh đôi chân trên hai bàn đạp làm cho hai lá go cửi, đưa lên hạ xuống đều đặn, hai tay nhanh nhẹn đưa con thoi luồn những sợi chỉ ngang lách giữa các sợi dọc, rồi kéo khuôn dệt ép chặt sợi chỉ ngang vào sợi chỉ dọc.

    Trả lờiXóa
  10. NGƯỜI ĐẤT THÉPlúc 11:31 8 tháng 10, 2019

    Tiếp theo
    Thế là dần dần những sợi ngang đan kết với các sợi dọc thành những tấm vải dày dặn, bền chặt. Nếu tách rời từng sợi từng sợi ra mà xem thì sợi chỉ khá mỏng manh, rất dễ đứt. Nhưng khi đã dệt lạt thành tấm, thì bỗng nhiên vải bền chặt lạ lùng, bàn tay người không dễ mà xé được.
    Đó là công việc và sức mạnh của TỔ CHỨC. Vây tổ chức là gì? Nói nôm na, là kết dính các phần tử riêng biệt, các cá nhân lại với nhau, theo một quy tắc, môt sự giao ước nhất định mà ai nấy đều phải tôn trọng, và đem đến cho những đơn vị riêng lẻ, cá nhân riêng lẻ, một sức mạnh mới gấp trăm nghìn lần, do có sự cố kết, sự gắn bó không gì tách ra được.
    Có phải vây không các đồng chí?
    Anh Ngạn vẫn có thói quen, khi nói hay nhắc đi nhắc lại những câu "có phải vậy không các đồng chí? hoặc "có đúng không các đồng chí?" Cả hội trường trả lời:
    -Đúng ạ!
    ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Ông nói GÀ, Bà nói Vịt". Đầu đề một đằng, bình luận một nẻo.

      Xóa
  11. Tôi là cán bộ ở Văn phòng Chính phủ.
    Tôi thấy các bạn chủ trang Google.tienlang là các chuyên gia pháp luật, từng có rất nhiều bài với những lập luận chặt chẽ, chứng lý rõ ràng để hóa giải nhiều vụ đình đám.

    Hiện nay, vụ Panorama Mã Pì Lèng đang là vụ hót. Tỉnh Hà Giang đã có công văn xin ý kiến Thủ tướng.
    Nếu các bạn chủ trang là cán bộ Văn phòng Chính phủ như tôi thì các bạn sẽ tư vấn cho Thủ tướng xử lý ra sao???

    Cá nhân tôi, tôi rất bức xúc khi thấy báo chí và các quan chức ở bộ, ở sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch... chỉ phán bảo một chiều ra vẻ "yêu thiên nhiên, môi trường" nhưng không đứng về phía người dân. Tất cả mọi người đang hiếp đáp một phụ nữ- chủ công trình này!

    Rất mong các bạn chủ trang lên tiếng!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. hay đấy.
      mong chủ trang lên tiếng.

      Xóa
    2. Một người cũng là người dân,nhưng người dân không phải là một người.

      Xóa
  12. PHƯƠNG LINH:tôi thì thấy ràng,để xây được công trình đó đó thì cũng rất tốn tốn kém tiền bạc và xã giao với chính quyền sở tai mới đạt được sự sai phạm trắng trợn như vậy.không phải dạng ngù ngờ đâu.hiện tại sai lè ra đó phải châp nhận thôi.ĐEN THÌ RÁNG CHỊU.đưng giả giọng ngu ngơ là đám đông băt nạt môt người dân CHÂN CHẤT

    Trả lờiXóa
  13. Đâp bỏ thì quá dễ;
    Dùng điều dễ giải quyết cái khó thì quá dễ.
    Chọn điều khó để giải quyết cái khó mới hay.
    Bất cứ việc gì khi chọn cách làm khác người cũng phải
    bị phản ứng. Nhưng về sau sẽ có người nhận thức lại đồng tình...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vấn đề là phải theo quy định của pháp luật chứ không thể phán bừa được

      Xóa
  14. 'Xử lý trách nhiệm vụ gian lận thi cử như Hà Giang, dân không đồng tình'
    Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, sau khi có kết quả kiểm điểm của Tỉnh ủy Hà Giang, người dân phản ánh không đồng tình vì cho rằng chúng ta xử lý không đúng đối tượng.

    Sáng 14.10, tại phiên khai mạc phiên họp thứ 38, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã nghe Trưởng ban Dân nguyện Nguyễn Thanh Hải trình bày báo cáo Kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 7 của Quốc hội.
    Xử lý không đúng đối tượng
    Trong báo cáo bà Hải trình bày, nội dung trả lời của Bộ Giáo dục - Đào tạo trước các kiến nghị của cử tri về vụ gian lận thi cử xảy ra tại kỳ thi THPT quốc gia 2018 được nêu ra như một hạn chế, bất cập trong việc giải quyết, trả lời kiến nghị cử tri.
    Theo Trưởng ban Dân nguyện, cử tri ở 28 địa phương trong 2 kỳ họp Quốc hội liên tiếp vừa qua đã kiến nghị làm rõ trách nhiệm của Bộ Giáo dục - Đào tạo trong việc để xảy ra gian lận thi cử tại kỳ thi tốt nghiệp THPT 2018.
    Trả lời cử tri, Bộ Giáo dục - Đào tạo nêu rõ Bộ chịu trách nhiệm về quy trình kỹ thuật (gồm phần mềm chấm thi, công tác quán triệt quy chế thi, công tác thanh tra), Bộ đã tổ chức kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm và đề ra giải pháp khắc phục.
    Tuy nhiên, bà Hải cho rằng, phần trả lời không nêu rõ có cá nhân, đơn vị nào vi phạm hay không, mức độ vi phạm và xử lý như thế nào?
    Nhận định một số tỉnh như Hòa Bình, Sơn La đã xử lý nghiêm khắc với cán bộ, đảng viên vi phạm trong vụ gian lận điểm thi, nhưng theo bà Hải, Bộ Giáo dục - Đào tạo là cơ quan chịu trách nhiệm cao nhất về cả kỳ thi nói chung, là đơn vị tổ chức kỳ thi do chính mình xây dựng, nhưng thực tế cho thấy, Bộ còn chưa kiểm soát tốt được toàn bộ tình hình diễn biến trong kỳ thi 2018, đặc biệt là quá trình chấm thi.

    "Bên cạnh đó, Bộ cần tiếp tục rà soát, công khai những sai sót trong phần mềm chấm thi, vì việc chấm thi tốt nghiệp THPT có sử dụng phần mềm này đã diễn ra từ năm 2016, vậy những kỳ thi trước đã từng xảy ra sai sót nào hay chưa?", bà Hải nêu.
    Cũng theo Trưởng Ban Dân nguyện, đối với kỳ thi 2019, cử tri đánh giá cao công tác chuẩn bị và tổ chức kỳ thi an toàn, nghiêm túc. Tuy nhiên, cử tri còn băn khoăn về trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ GD-ĐT trong kỳ thi 2018 và mong muốn Bộ Giáo dục - Đào tạo khẩn trương tiếp tục rà soát, xử lý những vi phạm tại kỳ thi 2018 nếu có, để đảm bảo tính nghiêm minh, công bằng của pháp luật.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Góp ý kiến sau khi nghe báo cáo, Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc đề nghị bổ sung một số nội dung cử tri phản ánh liên quan đến giáo dục nhưng chưa có trong báo cáo.
      Ông nói người dân phản ánh nhiều đến việc xử lý vụ gian lận thi cử năm 2018, trong đó đặc biệt là vụ tiêu cực xảy ra ở Hà Giang. “Sau khi có kết quả kiểm điểm của Tỉnh ủy, người dân phản ánh cách chúng ta xử lý trách nhiệm và không đồng tình, vì cho rằng chúng ta xử lý không đúng đối tượng”, ông Phúc nói, đồng thời đề nghị xử lý đúng đối tượng để người dân tâm phục, khẩu phục.
      Như vừa qua, theo ông Phúc, chúng ta có hiện tượng né trách nhiệm tương đối rõ.
      Lạm thu trong giáo dục đã tồn tại quá lâu
      Liên quan tới việc kiến nghị đã được các bộ, ngành tiếp thu, mặc dù đã triển khai nhiều biện pháp thực hiện nhưng chuyển biến còn chậm nên cử tri vẫn bức xúc, tiếp tục có kiến nghị, vấn đề lạm thu trong lĩnh vực giáo dục tiếp tục được bà Hải dẫn ra như một ví dụ điển hình.
      Theo bà Hải, vấn đề lạm thu cũng được cử tri phản ánh khi xuất hiện nhiều hình thức mới để vận động tiếp nhận tài trợ từ phụ huynh dưới danh nghĩa xã hội hóa giáo dục, “ép” phụ huynh tự nguyện tài trợ qua ban đại diện cha mẹ học sinh, qua các thầy cô giáo. Mục đích tài trợ thường không rõ ràng, như yêu cầu sửa sang cơ sở vật chất, làm mái che, sân chơi, sửa cổng trường, nhà vệ sinh, hệ thống điện, mua máy chiếu, lắp điều hòa, mua mực in...
      Việc chi tiêu, quản lý số tiền này trong một số trường hợp còn chưa minh bạch, gây bất bình trong dư luận phụ huynh, đặc biệt là gây lo lắng, áp lực lớn đối với những gia đình người lao động, làm công ăn lương, hoặc có thu nhập thấp, không ổn định vì số tiền đóng góp trong một số trường hợp không phải là nhỏ.
      “Đây là hiện tượng đã tồn tại quá lâu, cử tri liên tục kiến nghị nhưng chưa được giải quyết dứt điểm, kiến nghị Bộ Giáo dục - Đào tạo tăng cường thanh tra, kiểm tra trong nội bộ ngành, phối hợp chặt chẽ với địa phương phát hiện xử lý nghiêm, tập thể, cá nhân vi phạm, trường hợp cần thiết kiến nghị Thanh tra Chính phủ tổ chức thanh tra chuyên đề nội dung trên”, bà Hải nhấn mạnh.

      Xóa