Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2020

Cuối tuần: ÔN LẠI BÀI DẠY CỦA BÁC HỒ ĐỂ GIẢI “NỖI OAN HOA PHƯỢNG”

Mấy ngày nay, thời tiết Hà Nội luôn nắng nóng gay gắt, tuy nhiệt độ trong bóng râm chỉ 33 độ nhưng ta luôn có cảm giác như 43-44 độ. Những ngày này, ta mới càng thấu hiểu giá trị của cây xanh đô thị!
Sau sự cố đáng tiếc cây phượng bị đổ, đè chết học sinh ở Tp Hồ Chí Minh, nhiều “chuyên gia” lên tiếng cho rằng cây phượng có tuổi đời không cao, chỉ 25-30 năm, thân cây gỗ giòn nên không phù hợp làm cây xanh bóng mát đô thị nói chung và sân trường nói chung. Vậy là ở nhiều trường học, hàng loạt cây phượng bị đốn hạ! Theo tìm hiểu của Google.tienlang, cây phượng vĩ có tuổi đời thực tế trên 70 năm vẫn đang khỏe mạnh không phải là hiếm.
Ông Phạm Quang Sỹ - Phó Tổng Giám đốc công ty CP Công viên Cây xanh Hải Phòng cho biết: "Hải Phòng hiện có vài chục nghìn cây phượng, riêng trong nội thành hiện có trên 10.000 cây phượng lớn, bé. Những cây lâu năm, trên 70 tuổi tập trung chủ yếu tại một số tuyến phố như dải vườn hoa trung tâm, phố Hồ Xuân Hương (quận Hồng Bàng), đường Trần Bình Trọng (quận Ngô Quyền)…”

Vào mùa mưa bão, nếu cây xanh không được kiểm tra, chăm sóc thì bất cứ cây gì cũng có thể bị quật ngã chứ không riêng gì cây phượng. Vấn đề ở đây là con người phải thường xuyên kiểm tra cây xanh, nếu phát hiện bệnh tật của cây thì phải cứu chữa, nếu cây quá già yếu, cứu chữa không nổi thì buộc phải đốn hạ, trồng cây mới.

Nhân chuyện cây xanh, Google.tienlang xin cùng bạn đọc ôn lại bài dạy của Bác Hồ.
CÂU CHUYỆN VỀ “CÂY BỤT MỌC”
Những lần đến thăm Nhà sàn và Ao cá Bác Hồ, nếu không được giới thiệu, chắc hẳn hầu hết mọi người sẽ ngạc nhiên trước những rễ cây lạ trồi cao khỏi mặt đất, tựa như những pho tượng Phật bằng gỗ mộc, kích thước to, nhỏ, cao thấp đa dạng, lô nhô xếp liền nhau quanh sườn bờ ao bên trái ngôi Nhà sàn và gần chiếc cầu nhỏ uốn cong bắc qua ao cá, tạo ra một sự kỳ thú của cảnh quan tự nhiên.
Vì tất cả bộ rễ nhô lên khỏi mặt đất có hình tựa như hình ông bụt đứng dầm chân, soi gương bóng nước nên Bác Hồ đã đặt tên loài cây này là cây bụt mọc.
Cây bụt mọc bên Ao cá Bác Hồ
Sát bên đầu phía nam chiếc cầu nhỏ bắc qua ao cá cũng có một cây bụt mọc. Vào đầu năm 1965, anh em phục vụ phát hiện ra cây bụt mọc này bị mối xông đã hỏng đến quá nửa thân, sợ cây đổ bất ngờ gây nguy hiểm vì nó mọc ngay cạnh con đường nhỏ quanh Ao cá mà hàng ngày Bác và mọi người thường qua lại, các đồng chí trong cơ quan quyết định chặt bỏ cây. Khi biết được ý định đó, Bác đã nói: “Chặt bỏ một cây hỏng thì dễ dàng thôi nhưng trồng được một cây mới thì rất khó. Bởi vậy các chú hãy tìm cách chữa cho cái cây bị mối xông đi đã”. Rồi Bác chỉ cho anh em một kinh nghiệm chữa cây bị mối xông như sau: Trước hết, cạo sạch phần thân cây bị mối xông, sau đó dùng vôi, rơm nhồi vào trong và cuối cùng dùng xi măng trát phía ngoài thân cây. Bác phân tích: Vôi có tác dụng chống mối và côn trùng xâm nhập; rơm tạo thành lớp mùn giúp cây phát triển bình thường; xi măng ngăn không cho nước ngấm vào thân cây thêm mục nát, đồng thời giữ cho thân cây cứng cáp. Anh em đã làm theo lời Bác và sau một thời gian, cây bụt mọc đã sống lại, không bị mối xông, phát triển tốt.
Chuyện về việc chữa cây bụt mọc qua đi tưởng như chỉ đơn giản có thế, nhưng sau này, trong buổi nói chuyện tại một hội nghị cán bộ quản lý, Bác Hồ đã kể lại câu chuyện chữa cây bụt mọc để nhắc nhở chung mọi người làm việc gì cũng phải suy xét cho kỹ, tìm phương pháp tối ưu để đạt kết quả tốt nhất, và Người kết luận rằng: “Việc quản lý, giáo dục, xem xét cán bộ cũng phải như vậy - đừng thấy cán bộ phạm khuyết điểm đã vội vã kết luận ngay và thi hành kỷ luật mà không cần suy xét gì. Đó là thói quan liêu. Trách nhiệm của người cán bộ quản lý là phải tìm ra nguyên nhân dẫn đến việc cán bộ phạm khuyết điểm. Như vậy cán bộ mới trưởng thành, cán bộ quản lý mới làm tròn trách nhiệm của người lãnh đạo”.
CÂY ĐA KIÊN TRÌ
Theo lối chính, trên con đường tới nhà sàn của Bác Hồ, khách thăm quan tới ngay góc ngã ba, cạnh một khóm tre tươi tốt có một cây đa lớn nằm bên tay trái, dáng vẻ rất lạ. Cây đa này, sườn bên phải có một rễ phụ rất dài và lớn (thật ra, gồm hai rễ phụ quấn chặt vào nhau), sườn bên trái có hai rễ phụ hơi xa nhau, ngắn hơn và nhỏ hơn rễ phụ sườn bên phải. Các rễ phụ từ các cành cao đâm thẳng xuống đất, trong đó một rễ có độ nghiêng khá lớn. Vì thế, dù theo nhánh đường nhỏ nào ở hai bên sườn cây đa để ra con đường ven ao cá hướng tới ngôi nhà sàn thì khách tham quan cũng đều đi dưới một rễ đa - tức là một rễ đa vắt chếch phía trên đầu. Rễ phụ, cành và thân đa tạo thành một cái khung tựa vòm cổng. Hai nhánh đường nhỏ, mỗi nhánh đi qua một vòm cổng tự nhiên do cây đa tạo thành. Chọn đúng khoảng cách và vị trí đứng thích hợp để ngắm, khách tham quan sẽ thấy cây đa có dáng vẻ rất đẹp. Nếu không có mấy rễ phụ to, cao, kéo nghiêng xuống thì cây đa sẽ không có được dáng vẻ đẹp rất lạ ấy.
Cây đa Kiên trì trong vườn Bác
Khi làm việc tại nhà sàn, Bác Hồ thường đi lại trên con đường có cây đa nói trên. Lúc đó cây đa chưa có rễ phụ to, cao, dáng đẹp như chúng ta thấy ngày nay và không phải ngẫu nhiên mà cây đa có được những rễ cây này.
Khoảng tháng 9-1965, anh em làm vườn thấy hai rễ đa nhỏ từ trên cành buông xuống lơ lửng cách mặt đường không xa. Vì lo hai rễ phụ này lớn dần thêm và dài xuống làm vướng lối đi lại của Bác, nên anh em phục vụ định cắt bỏ rễ đó đi. Biết được ý định đó, Bác không tán thành và gợi ý: Nên tìm cách kéo rễ đa xuống đất, nhưng sao cho rễ đa không vướng lối đi mà còn có thể tạo cho cây có một thế vững chắc và đẹp. Mặc dù anh em phục vụ đã hiểu được ý của Bác và không cắt bỏ hai cái rễ phụ nữa, nhưng vẫn chưa tìm được cách nào để thực hiện yêu cầu ấy.
Mấy ngày sau, Bác Hồ vẫn nhớ chuyện hai cái rễ đa và lại hỏi anh em phục vụ. Anh em thưa với Bác là chưa tìm được cách làm hợp lý và Bác đã bày cho mọi người cách làm như sau: Chẻ đôi một cây bương, đục rỗng những mấu bên trong, sau đó cho đất xốp vào lòng cây bương, ốp rễ đa vào giữa rồi dùng dây buộc chặt cây bương đó lại. Cây bương được chôn xuống đất và phải thường xuyên tưới nước để giữ độ ẩm cho rễ đa. Rễ đa nhờ có đủ độ ẩm sẽ phát triển nhanh. Khi rễ đa chạm đất, Bác nhắc anh em phục vụ vun đất cho rễ và tiếp tục chăm sóc. Làm theo cách Bác Hồ hướng dẫn, thời gian bén đất của rễ cây sẽ ngắn hơn, đồng thời hướng được rễ theo chiều ta muốn. Những rễ đa này sau khoảng ba năm (1965-1968) thì bén đất.
Khi hoàn thành công việc kéo rễ đa xuống đất, anh em phục vụ đến báo cáo kết quả với Bác, Bác vui vẻ nói: “Các chú thấy đấy, con người hoàn toàn có khả năng chinh phục và cải tạo được thiên nhiên, tuy công việc đó rất khó khăn, đòi hỏi sự kiên trì và quyết tâm cao”.
Sau này, cây đa lại có thêm hai rễ phụ nữa (hai rễ cách xa nhau chứ không xoắn chặt làm một) do các đồng chí phục vụ kéo thêm với phương pháp kể trên. Nhớ lời Bác nói khi hoàn thành công việc, anh em phục vụ đặt tên cho cây đa này là cây đa kiên trì, bởi làm cho rễ phụ của cây đa bén đất dù nhanh cũng phải cần thời gian tính bằng mấy năm, nhưng kiên trì thực hiện lời Bác dạy nhất định sẽ thành công.
Cây đa Kiên trì trong vườn Bác
Hy vọng, các trường học áp dụng những lời dạy của Bác Hồ năm xưa thì “Nỗi oan Hoa Phượng” sẽ được giải, cây Phượng vĩ sẽ mãi mãi xanh tươi, tỏa bóng mát sân trường. Và mỗi khi đến hè, tất cả mọi người, không kể già trẻ gái trai, lại được ngắm nhìn sắc hoa phượng vĩ đỏ thắm để tưởng nhớ lại những kỷ niệm lung linh, huyền ảo tuổi học trò…
Mời bạn đọc nghe ca khúc NỖI BUỒN HOA PHƯỢNG với sự thể hiện của ca sĩ Hoàng Châu
NỖI BUỒN HOA PHƯỢNG
Sáng tác: Thanh Sơn
Lời bài hát
Mỗi năm đến hè lòng man mác buồn,
Chín mươi ngày qua chứa chan tình thương,
Ngày mai xa cách hai đứa hai nơi,
Phút gần gủi nhau mất rồi
Tạ từ là hết người ơi!
Tiếng ve nức nở buồn hơn tiếng lòng,
Biết ai còn nhớ đến ân tình không,
Đường xưa in bóng hai đứa nay đâu,
Những chiều hẹn nhau lúc đầu,
Giờ như nước trôi qua cầu.
Giã biệt bạn lòng ơi!
Thôi nay xa cách rồi.
Kỷ niệm mình xin nhớ mãi,
Buồn riêng một mình ai chờ mong từng đêm gối chiếc,
Mối u hoài này ai có haỵ
Nếu ai đã từng nhặt hoa thấy buồn,
Cảm thông được nỗi vắng xa người thương.
Màu hoa phượng thắm như máu con tim,
Mỗi lần hè thêm kỷ niệm,
Người xưa biết đâu mà tìm.
Thanh Sơn tên thật là Lê Văn Thiện, sinh ngày 1 tháng 5 năm 1938 tại Sóc Trăng; là con thứ mười trong một gia đình có 12 anh chị em. Gia đình ông từng che giấu cán bộ Việt Minh nên bị ruồng bố gắt gao, ông phải rày đây mai đó.
Năm 1963, Thanh Sơn cho ra đời nhạc phẩm Nỗi buồn hoa phượng, trở thành một trong những ca khúc nổi tiếng nhất viết về mùa hè và về tuổi học trò.
Từ 1973, nhạc của ông bắt đầu chuyển hướng sang đề tài quê hương. Những ca khúc mới mang âm hưởng dân ca của ông lập tức được công chúng đón nhận. Nhiều bài hát trong giai đoạn 1990 trở nên thịnh hành tới ngày nay như Hình bóng quê nhà, Hành trình trên đất phù sa, Bạc Liêu hoài cổ,...
Ngoài nhạc về miền Nam, ông còn viết một số bài ca ngợi các miền khác, như bài Non nước hữu tình (miền Bắc), Trở lại thành phố sương mù, Thương về cố đô, Đôi lời gửi Huế (miền Trung), Quê hương 3 miền (cả ba miền)…
Xin ngắm Chùm ảnh Hoa Phượng trên khắp mọi miền Tổ quốc
Hoa phượng sân trường
Và Hoa phượng ở khắp mọi nơi
Đại lộ Phạm Văn Đồng từ trung tâm Hải Phòng ra Đồ Sơn, tuổi trẻ nơi đây còn gọi là Đại Lộ Hoa Phượng Đỏ
Nhiều cây phượng vĩ trên 70 tuổi vẫn xum xuê tỏa bóng mát trên đường Nguyễn Đức Cảnh, ven hồ Tam Bạc, Hải Phòng
Hoàng Minh Tâm Giới thiệu

27 nhận xét:

  1. Bác Hồ là một vị Thánh toàn đức,toàn năng.
    Chúng ta vô cùng kính yêu Bác.
    Dân tộc Việt rất tự hào đã có Người.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tất nhiên rồi, cả thế giới đều kính trọng Bác Hồ

      Xóa
  2. Nếu các thầy giáo đọc bài này thì chắc chẳng ai còn dám chặt cây phượng vĩ!
    Google.tienlang khéo chọn ca khúc về cây phượng vĩ- NỖI BUỒN HOA PHƯỢNG!
    Ca khúc được ra đời từ năm 1963 nhưng đến nay, nhiều người vẫn thích. Ca khúc này chỉ mang âm hưởng nhạc vàng chứ không phải nhạc vàng.
    Buồn nhưng không bi lụy như nhạc vàng.
    Google.tienlang cũng rất hay khi giới thiệu về tác giả ca khúc- Nhạc sĩ Thanh Sơn. Bởi tôi đã gặp nhiều người thích nghe ca khúc này nhưng vẫn nhầm, cho rằng tác giả là Trịnh Công Sơn!
    Google.tienlang cũng khéo chọn ca sĩ thể hiện bài hát- Ca sĩ Hoàng Châu. Tôi cũng rất ngưỡng mộ ca sĩ này. Nhiều người nhầm tưởng Hoàng Châu là ca sĩ hải ngoại, nhưng sự thật thì không phải.
    Hoàng Châu tên thật là Nguyễn Thị Yến Khoa, sinh ngày 26 tháng 9 năm 1971 tại tỉnh Bến Tre. Từng học ở Trường Cao đẳng Văn hóa nghệ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, cô khởi đầu thành công với thể loại nhạc dân ca với nghệ danh Yến Khoa. Cô được Trung tâm Làng Văn ký hợp đồng làm ca sĩ độc quyền và sang Mỹ để biểu diễn trong giới Việt kiều hải ngoại. Cuối năm 1998, cô quyết định trở về Việt Nam với lý do không thích ứng được môi trường khí hậu nên đã ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Do hợp đồng độc quyền thì đến năm 2002 mới hết hiệu lực, nên cô thường thực hiện chương trình bằng cách thu âm và quay hình tại Việt Nam rồi gửi qua Mỹ sản xuất và phát hành. Cũng theo các điều khoản của hợp đồng, cô không được biểu diễn trên sân khấu tại Việt Nam, vì vậy dù được biết đến nhiều trong các chương trình âm nhạc hải ngoại nhưng cô lại không tham gia các chương trình biểu diễn tại quốc nội.
    Năm 2000, bộ phim Đài Loan Hoàn Châu cách cách được trình chiếu tại Việt Nam và rất được khán giả yêu thích. Nhân sự kiện này Trung tâm Băng nhạc Đồng Giao phát hành một CD gồm các ca khúc trong phim được chuyển sang lời Việt. Cô được mời thể hiện một số ca khúc trong CD này. Do thời hiệu của hợp đồng độc quyền Trung tâm Làng Văn vẫn còn hiệu lực, nên cô lấy nghệ danh mới là Hoàng Châu.


    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng như bạn nói, sau sự cố cây phượng bị đổ hàng loạt cây phượng bị chặt phá; nếu biết cách khắc phục thì đâu cần phải chặt

      Xóa
  3. Người Việt từ Hoa Kỳlúc 11:11 29 tháng 6, 2020

    Chùm ảnh Hoa phượng có thể làm mọi người mê mẩn, ngất ngây...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hoa phượng đẹp vây đấy, vậy mà hàng loạt cây phượng bị đốn mà không cần xem xét và tìm kiếm giải pháp để giữ được cây phượng mà vẫn bảo đảm an toàn

      Xóa
  4. TIN NẮNG NÓNG DIỆN RỘNG Ở BẮC BỘ VÀ TRUNG BỘ

    Ngày hôm qua (28/6), nắng nóng và nắng nóng gay gắt tiếp tục xảy ra ở Bắc Bộ và các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Ngãi với nhiệt độ cao nhất ngày phổ biến 35-39 độ, có nơi trên 40 độ.
    Dự báo: Do ảnh hưởng của vùng áp thấp nóng phía Tây kết hợp với hiệu ứng phơn mạnh nên ngày hôm nay (29/6), ở các tỉnh Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ tiếp tục có nắng nóng; khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ có nắng nóng gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến 36-38 độ, có nơi trên 38 độ; các tỉnh từ Thanh Hóa đến Quảng Trị có nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 37-40 độ, có nơi trên 40 độ. Độ ẩm tương đối thấp nhất trong ngày phổ biến 30-50%. Thời gian có nhiệt độ trên 35 độ từ 10-18 giờ.
    Khu vực Hà Nội: Ngày hôm nay (29/6) có nắng nóng gay gắt với nền nhiệt độ cao nhất phổ biến 36-38 độ.
    Cảnh báo: Đợt nắng nóng ở Bắc Bộ và Trung Bộ còn có khả năng kéo dài đến đầu tháng 7.
    Tác động của nắng nóng:
    Do ảnh hưởng của nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt kéo dài trong nhiều ngày tới kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp và gió Tây Nam gây hiệu ứng phơn thổi mạnh nên có nhiều nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ cao cháy rừng ở các tỉnh Bắc và Trung Trung Bộ. Ngoài ra, nắng nóng còn có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột quỵ do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.
    Ngày hôm nay (29/6), chỉ số tia UV ở Hà Nội và Đà Nẵng có giá trị từ 8-10 với mức ảnh hưởng nguy cơ gây hại rất cao đối với cơ thể con người khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng.
    Cấp độ rủi ro thiên tai do nắng nóng: Cấp 1.
    Bản tin tiếp theo phát lúc 15h30 ngày 29/6.

    Tin phát lúc: 09h30
    http://nchmf.gov.vn/Kttvsite/vi-VN/1/tin-nang-nong-dien-rong-o-bac-bo-va-trung-bo-post5145.html

    Trả lờiXóa
  5. Nha Trang cũng có nhiều con đường trồng phượng, cứ đến mùa thi của học trò là phượng nở đỏ rực cả trời xanh, bởi vậy không phải vô cớ mà từ lâu người ta đã gọi hoa phượng là hoa học trò. Nhưng ai cũng có một thời học trò nên mỗi khi phượng nở hoa thì dù ở tuổi nào, ít hoặc nhiều cũng thấy lòng bồi hồi nhớ lại một thuở cắp sách đến trường vô tư hồn nhiên, đầy ắp những ước mơ. Khi đã trưởng thành, có người đạt được mơ ước của mình nhưng cũng có người không được như ý. Dẫu vậy, nhớ lại thời hoa niên của mình, ai cũng có những giây phút hồi tưởng, chút buồn, chút vui, khi đó lại thêm yêu những đóa hoa đỏ rực rỡ như lửa cháy và cảm thấy lòng tự hào về một thời thơ dại đã qua.


    Bây giờ là giữa tháng Sáu, cây phượng trước nhà tôi đang nở hoa. Những ngày trời nắng, bầu trời xanh thăm thẳm lại thấy tàng lá xanh dịu dàng làm nền cho hoa phượng đỏ rực. Càng nắng hoa càng đẹp. Nhìn hoa nở lại nhớ nhiều thứ về hoa phượng và tuổi học trò của mình. Năm nào cũng vậy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phượng trồng ở rất nhiều nơi, nhưng sân trường là rất phổ biến; mùa hoa phưởng nở thì nh cả trời hoa rực rỡ

      Xóa
  6. Phía sau bài hát Thành phố Hoa phượng đỏ
    12/07/2016, 15:08

    Phía sau bài hát Thành phố Hoa phượng đỏ - Những năm trước thập niên 70 của thế kỷ XX, con đường cửa ngõ của Hải Phòng từ Hà Nội xuống đỏ rực một màu hoa phượng chạy dài hàng cây số, mỗi độ tháng 5 về. Với tôi, thời học sinh đã trót mắc “nợ” loài hoa ấy từ lâu.


    Hồi ấy, làm phóng viên Báo Cứu Quốc, tôi thường đi công tác xuống, nhưng phải đợi đến đầu năm 1970, nhân được dự đêm thơ Bác Hồ ở Hải Phòng, bị những người thợ của Xi Măng, Sáu Kho chinh phục bởi tình yêu cuộc sống và khát vọng cống hiến của họ, những ca từ bất chợt hiện hữu. Và ngay đêm ở Hải Phòng ấy, tôi đã phác thảo ra bài thơ mang tựa đề “Thành phố Hoa phượng đỏ”. Tôi trút vào đó tất cả tình yêu đối với một thành phố tôi đã đến, đã yêu.

    Trở về Hà Nội, tôi mang “Thành phố Hoa phượng đỏ” đọc cho nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát, hàng xóm của tôi nghe. Anh Khoát rất vui đánh giá tốt ca từ. Một tháng sau, vào buổi sáng, tôi đang ngồi đánh máy bản thảo thì có tiếng gõ cửa. Một người dáng mập, mặt tròn, cười tươi tự giới thiệu là nhạc sĩ của Đoàn ca múa nhạc Hải Phòng, do nhạc sĩ Đàm Linh giới thiệu tên Lương Vĩnh đến gặp tôi để nhận ca từ. Bỏ mặc điếu thuốc lá mới châm cho tự cháy hết trên gạt tàn, Lương Vĩnh say sưa đọc đi đọc lại ca từ. Và không giấu xúc động, Lương Vĩnh nghẹn ngào: “Tôi hết sức cảm ơn anh vì ca từ đã nói tất cả những gì mà lâu nay tôi muốn nói. Tôi sẽ cố gắng không bỏ đi chữ nào trong ca từ của anh”.

    Tháng 7 cùng năm, nhạc sĩ Lê Yên và tôi ra mỏ Cẩm Phả để hát và đọc thơ cho thợ lò. Trên đường ra Hòn Gai đi đường 5, chúng tôi ghé Hải Phòng và trưa đó, chúng tôi đến Đoàn ca múa gặp Lương Vĩnh. Anh mời hai chúng tôi nghe bài hát mới. Nhạc sĩ Lê Yên khi nghe Lương Vĩnh ôm cây ghita giới thiệu bài hát “Thành phố Hoa phượng đỏ”, đã biểu lộ tình cảm hoan nghênh thành công của Lương Vĩnh bằng nụ cười thật tươi qua mắt kính cận, với cái xiết chặt tay nghiêng đầu gật gật. Lương Vĩnh “đòi” nhận xét của tác giả bài thơ. Tôi nói ngay cần phê bình nhạc sĩ bỏ của tôi 6 chữ “cho anh trao chiếc hôn nồng” trong câu “hỡi em yêu trong đêm dài tiễn biệt, cho anh chiếc hôn nồng ta tạm biệt xa nhau...”. Nhạc sĩ Lê Yên “bảo vệ” Lương Vĩnh: “Trong thơ hôn được, nhưng trong bài hát thì nhà thơ cho nhạc sĩ được tước đi kẻo khó duyệt!”. Chúng tôi phá lên cười. Đã một thời trong văn chương, chúng ta sợ cái hôn thế đó!...

    Hơn một năm sau, Đài phát thanh Tiếng nói Việt Nam duyệt và Kiều Hưng đi học thanh nhạc ở Liên Xô về đến gặp xin bài hát “Thành phố Hoa phượng đỏ” làm bài hát “trình làng”. Từ đó, bài hát mới được cất cao và phổ biến rộng rãi đến công chúng yêu nhạc cả nước. Và bài hát “Thành phố Hoa phượng đỏ” không còn của riêng Hải Phòng nữa, mà đã được mọi miền Tổ quốc đón nhận. Trên các chiến lũy, trên các công trường, cả hải đảo xa xôi, bài hát đã chiếm lĩnh trái tim của nhiều tầng lớp.
    Tôi vẫn thầm cảm ơn nhạc sĩ Lương Vĩnh! Với tình yêu Hải Phòng sâu đậm, anh đã “cất cánh” cho hồn thơ tôi bay cao, bay xa. Thấm thoát bài hát “Thành phố Hoa phượng đỏ”, đứa con tinh thần của anh và tôi đã bước vào tuổi 45. Tiếc thay, nay anh đã không còn...

    Hải Như

    Tạp chí Người Làm Báo số 388 - Tháng 6/2016
    http://nguoilambao.vn/phia-sau-bai-hat-thanh-pho-hoa-phuong-do-n2461.html

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hoa phượng rất đẹp, màu sắc rực rỡ, vì vậy rất nhiều nhạc sỹ cho ra các bài hát về hoa phượng

      Xóa
  7. Ông Nguyễn Xuân Hưng - phó tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Công viên cây xanh Hà Nội cho biết- Cây phượng có tuổi đời trung bình 60-70 năm nên phù hợp trồng ở đô thị
    Theo ông Nguyễn Xuân Hưng - phó tổng giám đốc Công ty TNHH một thành viên Công viên cây xanh Hà Nội, ngoài số cây đã trồng, công ty cây xanh đang tiếp tục khảo sát tại các tuyến phố khác để xem xét trồng nếu hội đủ điều kiện.

    “Phượng là một trong những cây nằm trong danh mục chủng loại cây xanh đô thị. Cây phượng có tuổi đời trung bình 60-70 năm nên phù hợp trồng ở đô thị” - ông Hưng nói.

    Trả lời về việc có nhiều ý kiến lo ngại trồng phượng dễ gãy đổ khi gió bão, ông Hưng cho rằng trước khi tiến hành trồng phượng, Sở Xây dựng Hà Nội đã chủ trì cuộc họp lấy ý kiến của các nhà chuyên môn và đi đến thống nhất phương án.

    “Hải Phòng, Đà Nẵng là hai thành phố biển thường đón bão, nhưng tại đây vẫn trồng nhiều phượng mà không hề có vấn đề gì. Ngoài ra, cây cũng được cắt tỉa thường xuyên đề phòng việc gãy đổ” - ông Hưng nói.

    Về ý kiến cho rằng phượng rụng lá nhiều, ông Hưng nói các loại cây khác cũng rụng lá không kém và việc này “đã có công nhân môi trường dọn vệ sinh hằng ngày nên không ngại”.

    Liên quan tới băn khoăn của các chuyên gia về việc trồng cây to đã bị cắt tỉa cành trước dễ gây nấm mốc xâm nhập làm mục ruỗng thân cây, ông Hưng cho rằng trồng cây to là lựa chọn tối ưu vì trồng cây to thì thời gian phủ xanh đô thị sẽ nhanh hơn cây nhỏ rất nhiều. Còn việc sợ nấm mốc xâm nhập, đơn vị trồng sẽ có phương pháp khoa học và khi trồng tuân thủ đúng kỹ thuật thì không có vấn đề gì.

    Liên quan tới giá cây mua vào, ông Hưng cho hay việc này do Sở Xây dựng Hà Nội và Trung tâm thẩm định giá của Sở Tài chính Hà Nội quyết định, công ty cây xanh chỉ là đơn vị thực thi.

    Về lo ngại trồng cây giữa lúc nắng nóng sẽ ảnh hưởng tới sự sinh trưởng của cây, ông Hưng nói chuyện này không quá lo vì tới đây thời tiết chuẩn bị chuyển sang mùa thu mát mẻ, nên cây hoàn toàn sống và phát triển được.
    https://tuoitre.vn/ha-noi-da-trong-300-cay-phuong-va-se-trong-tiep-1132360.htm

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Từ trước tới nay mới có 1 trường hợp cây phượng bị đổ như vậy; chứ có phải thường xuyên đâu mà cho chặt hết vậy

      Xóa
  8. Với trên 20% dân số nhiễm Côrôna, hàng trăm nghìn người tử vong, nhớ lại 200 năm trước người da trắng Thượng đẳng từ châu Âu đem đại dịch đậu mùa vào châu Mỹ, giết 90% dân số. Đây là 'vô tình' hay 'hữu ý' vẫn là vấn đề bàn cãi trong giới sử học quốc tế. Chỉ biết là nó khiến quá trình xâm lược của thực dân tư bản da trắng Thượng Đẳng ở châu Mỹ chinh phạt dễ dàng hơn nhiều các Châu Lục khác.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. 50% dân số thất nghiệp ở xứ sở tư bản tự do thượng đẳng bác ái. Cái này báo Mỹ Fox nói, hổng phải tui nói. Số người trầm cảm tự tử, thất nghiệp đi cướp, đi biểu tình, đi phá biểu tình, ngày càng nhiều. 2 ông bà già da trắng thượng đẳng chỉa súng vào đoàn biểu tình tiến về dinh Thống đốc đòi bà kia từ chức. Bà vợ cầm súng lục, ông chồng cầm khẩu súng trường M16. Người biểu tình vẫn như điếc không sợ súng, dù bị bắn chết nhiều ở các bang khác. Ngài Trump retweet lại tin về 2 ông bà già da trắng chỉa súng vào dân biểu tình dọa bắn.
      Dân lầm than không lo mà vẫn chõ mõ vào VN và HK vi phạm "quyền con người", báo Mỹ tung tin giật gân Trump bị Nga thông đít, Nga trả tiền cho Taliban tìm diệt lính Mỹ, TQ "diệt chủng" triệt sản phụ nữ Hồi giáo Tân Cương, "đàn áp" HK, thằng Hoàng Chí Phong đã "từ chức" thủ lĩnh của đám băng đảng phò Mỹ ở HK sau khi luật an ninh HK được thông qua. Thằng Pompeo cào mặt "Chúng tôi quan ngại và yêu cầu TQ tôn trọng thỏa thuận đã ký với ANH QUỐC", haha. Hài không thể tả.
      Thằng Mỹ ngồi xổm trên luật pháp quốc tế quá lâu rồi nên đám chính khách cũng bị ảo tưởng hoang tưởng nặng đến mức coi quốc gia độc lập khác như bang của mình. Chuyện giữa 2 quốc gia khác như chuyện giữa 2 bang của mình. Chuyện của quốc gia khác như chuyện của TP của mình. Anh họ ký với TQ mà Boris Johnson còn chưa nói gì mà 1 thằng quan quèn ở Mỹ là Pompeo đã nhảy cẫng lên phát ngôn tinh tướng thay thế cho Anh. Bởi vậy quan hệ Mỹ - Anh, Mỹ - Âu ngày càng đi xuống. Trong bản tin của CNN hôm nay phỏng vấn các cựu quan chức an ninh Mỹ đã từng theo dõi ghi âm và nghe được những cuộc nói chuyện giữa Trump với các nguyên thủ khác, họ nói là Trump chửi bà cựu thủ tướng Anh như chửi con.
      1 nước Mỹ mới 200 năm mà đã già cỗi. Sự chia rẽ và tranh giành quyền lực, đấu đá lẫn nhau, chơi nhau đập nhau trong chính trường Mỹ, nhất là mỗi kỳ tranh cử, và nhất là hiện tại năm nay là quyết liệt nhất. Là đấu trường Công Thành Chiến sát phạt lẫn nhau để giành ghế tổng thống.

      Xóa
    2. Trong khi đó nước Mỹ đang lao đao vì khủng hoảng toàn diện ở mọi lãnh vực thì bên kia 1 thế giới trái ngược, 1 xã hội XHCN đang từng bước hình thành ở TQ. Vào GG, Youtube hoặc TikTok tra các từ khóa "China", "Chinese", "Invention", "Innovation", "Technology", "Useful", "Creation", "Science" v.v. kết hợp các từ khóa này thành 1 chuỗi cụm từ tìm kiếm sẽ thấy những công nghệ khoa học kĩ thuật mới nhất TQ, sẽ thấy 1 xã hội tương lai đang thành hình, dù yêu hay ghét cũng không thể phủ nhận sự trung thực khách quan và thực tại là nó như vậy.
      Báo chí Tây chém gió mất dạy là Việt Trung chống dịch hiệu quả là từ hệ thống chính trị độc tài áp dụng để đàn áp nhân dân, giờ dùng chế độ chính trị độc tài này đàn áp dịch nên mới hiệu nghiệm. Họ không dám nhìn nhận 1 sự thật phũ phàng gây "khó chịu" là VN và TQ chống dịch được tốt là nhờ quản lí xã hội tốt hơn họ gấp trăm ngàn lần.
      Trường hợp bên TQ với tư cách là nước "chủ nhà" điểm xuất phát đầu tiên (hoặc là nước đầu tiên bị phái đoàn quân sự Mỹ đem bệnh tới năm 2019 như các bản tin) thì đễu là điểm bùng phát đầu tiên nhưng họ giữ được trận thế và thắng được là nhờ vào khoa học kĩ thuật tân kỳ tiên tiến rất tiến bộ của họ mà nhiều cái bên Mỹ bên Tây còn chưa có ("Only available in China"). Nhiều khoa học công nghệ vẫn còn đang được thử nghiệm nhưng vẫn rất hiệu nghiệm.
      Quan trọng là qua tất cả những gì thấy được, đa phần đầu tư tiền của và chất xám được dành vào Dân Sự để cho cuộc sống con người được tốt hơn ("To Serve the people", Jack Ma).
      Đó mới là cốt lõi căn cơ nhất của CNXH. Còn thằng Mẽo thì chỉ chăm chăm đầu cơ vào công nghệ quân sự chiến tranh để bán súng lấy tiền, kích động chiến tranh để bán súng, và gây chiến tranh khắp thế giới.
      Nếu ngay cả Trump mà còn không ngăn được chủ nghĩa diều hâu phát xít ở Mỹ giết tướng Iran, giam lỏng Huawei, phát ngôn hung hăng về vụ HK, tấn công xâm lược đảo chính lật đổ Venezuela thì sẽ chẳng có ai ngăn được.
      Mỹ bản chất là 1 nước tư bản cực đoan đỉnh cao và nó sẽ luôn dùng bom đạn và bạo lực chính trị để giải quyết vấn đề. Ngay cả Trump mà nói chuyện với nguyên thủ nhiều "đồng minh nguyên tắc" (principal allies) mà nói chuyện rất thô bạo, nhất là lúc ông ta nói chuyện với 2 bà Anh - Đức, theo Fox News.
      Nước Mỹ đang có mấy khủng hoảng lớn: Đại dịch, chia rẽ xã hội, chia rẽ chính trường, bạo loạn, biểu tình.
      Nhiều Lều báo Mỹ đang tìm cách đẩy hướng chú ý ra bên ngoài như Nga, TQ, HK, Iran, đảo Triều Tiên, Âu Châu, nhưng coi bộ chẳng ăn thua gì nữa vì người đọc đã chai rồi.
      Người đọc đã chai sạn với lều báo ở Mỹ và VN rồi. Đọc để biết bụng dạ họ nói gì thôi.

      Xóa
    3. Xem bọn Ấn Độ gào thét đốt ảnh TCB cười bể bụng. App gì đó của nó đưa ra để cạnh tranh với Tiktok (10 triệu người dùng Ấn Độ) kêu gọi rủ nhau đi vote 5 sao trên Google Store và App Store. Nhưng sau đó chính bọn vote 5 sao sau đó lần lượt gõ bỏ hết. Lượt tải thì vẫn vòng quanh 1000. Tẩy chay ccc. Toàn 1 đám cực đoan sôvanh ảo tưởng, chủ yếu ghét vì ghen ăn tức ở thôi. Bọn nó tưởng ngày xưa Gandhi giành được độc lập không phải nhờ ăn ké Điện Biên Phủ mà nhờ nhịn đói và tẩy chay hàng hóa Anh, hàng hóa Tây nên mới được độc lập cơ đấy. Toàn 1 lũ bị nhồi sọ. Đọc hiểu tiếng Anh mà không biết phân biệt và động não thì vẫn chỉ là những con cừu đáng thương thôi.

      Xóa
    4. Lạc đề quá xa rồi, ta nên tập trung bàn luận về cây phượng

      Xóa
  9. Da Màu hạ đẳnglúc 08:36 1 tháng 7, 2020

    Ông tiến sỹ tư vấn cho Nhà Trắng về covid19 vừa cảnh cáo sẽ có 100 nghìn người chết mỗi ngày.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có cảnh báo cũng không ăn thua gì; Mỹ luôn coi kinh tế là hàng đầu, còn dân không có tiền thì chết

      Xóa
  10. Người Việt từ Hoa Kỳlúc 10:57 1 tháng 7, 2020

    QUÁ HAY, QUÁ ĐÚNG -
    Thứ Sáu, 24 tháng 7, 2015
    TƯ TƯỞNG SÍNH NGOẠI


    Cộng đồng mạng kêu gọi ký tên kiến nghị Mỹ trừng phạt Trung Quốc

    Xưa cụ Hồ từng nói: "kháng chiến trường kỳ gian khổ đồng thời phải tự lực cánh sinh. Trông vào sức mình… Cố nhiên sự giúp đỡ của các nước bạn là quan trọng nhưng không được ỷ lại, không được ngồi mong chờ người khác. Một dân tộc không tự lực cánh sinh mà cứ ngồi chờ dân tộc khác giúp đỡ thì không xứng đáng được độc lập”

    Quan điểm độc lập tự chủ, gắn liền với đoàn kết, hợp tác quốc tế của Hồ Chí Minh được phản ánh rõ nét trong phương châm đối ngoại của Nhà nước Việt Nam qua các thời kỳ. Đó là phương châm chủ động, tích cực, tự lực cánh sinh; lấy sức ta mà giải phóng cho ta; và, ''Ta có mạnh thì họ mới chịu yếm xỉa đến. Ta yếu thì ta chỉ là một khí cụ trong tay của kẻ khác, dẫu là kẻ ấy có thể là bạn đồng minh của ta vậy''
    Vậy mà ngày nay báo chí ra rả nào là Mỹ vào biển đông kiềm chế Trung Quốc, coi Mỹ như cha mẹ, là ơn cứu mạng đúng là nhục nhã chưa từng có, dân tộc này từng cương nhu, tiến lùi đối đầu với bao nhiêu kẻ thù mạnh. Nhưng chưa bao giờ chúng ta thấy một nền báo chí hèn nhát như bây giờ, giặc dốt thì cụ Hồ đã diệt xong, còn nạn giặc hèn, giặc nhát, giặc nâng bô của báo chí và đám con dân đại việt kêu gào bám đít mẽo thì ai sẽ diệt đây...?

    Cộng đồng mạng kêu gọi ký tên kiến nghị Mỹ trừng phạt Trung Quốc
    Hãy hình dung, hai người căng thẳng với nhau, một người chạy đi "mách" với thằng to khỏe của khu phố, dù thằng to khỏe này chả quan tâm. Chuyện ký tên cũng thế, việc của mình, mình không đối mặt và giải quyết lại đi mách lẻo, trong cuộc đối đầu với TQ mấy ngàn năm nay, cha ông ta chưa từng làm thế, sao con cháu lại nhục nhã và hèn mọn nhường ấy.
    Đến khi các bạn đã gom đủ 100k ngàn chữ ký rồi, thì chính phủ Mỹ sẽ đối đáp lại với bạn như sau: “Chính phủ Hoa Kỳ phản đối hành động xây dựng mở rộng bãi đá của Trung Quốc. Chúng tôi đã tiến hành thúc giục chính phủ Trung Quốc dừng ngay việc ....”. Nếu chính quyền của tàu khựa cũng làm một thỉnh nguyện thư tương tự như thế đối với nước ta, thì các bạn có đấu được với con số nửa tỷ người ký không?
    Các bạn nên hiểu rằng, Mỹ đang kích động cho TQ dương oai, tạo nên một TQ nguy hiểm, một đất nước hiếu chiến, có nguy cơ đe dọa tới chủ quyền các nước láng giềng và từ đó đối thủ của TQ sẽ trải thảm đỏ mời quân đội Mỹ tới.
    Trong hoàn cảnh đó, Việt Nam cùng các nước nhỏ trong khu vực đang bị đẩy vào thế kẹp giữa hai cường quốc. Theo Mỹ là sách lược ngắn hạn, liên minh với các nước có tranh chấp chủ quyền như Nhật, Philippin là trung hạn và dài hạn chỉ có thể là "quan ngại, đề nghị các bên không làm phức tạp thêm tình hình", tức là kiên quyết không liên minh quân sự với bất cứ quốc gia nào, bao gồm cả Mỹ lẫn TQ.
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2015/07/tu-tuong-sinh-ngoai.html

    Trả lờiXóa
  11. Người Việt từ Hoa Kỳlúc 11:09 1 tháng 7, 2020

    BÀI NÀY CỦA BẠN LÊ HƯƠNG LAN ĐĂNG VÀO Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014
    UCRAINA ĐANG MẤT DẦN CRƯM

    https://googletienlang2014.blogspot.com/2014/03/ucraina-ang-mat-dan-crum.html
    Nhận định, dự báo của bạn thật chuẩn!

    Trả lờiXóa
  12. Thế mới nói, Lê Hương Lan và Google.tienlang là trang Dư luận viên của Putin!
    Mọi tính toán trong đầu Putin, dù chưa nói ra, cô LHL đã biết rồi!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chắc là LHL luôn đi trước thời đại, nên gì cũng biết

      Xóa
  13. Tôi không nghĩ như bạn Nặc danh11:14 1 tháng 7, 2020 nói, rằng "Lê Hương Lan và Google.tienlang là trang Dư luận viên của Putin!"
    Nhưng bạn Nặc cũng có ý đúng, rằng "Mọi tính toán trong đầu Putin, dù chưa nói ra, cô LHL đã biết rồi! "
    Hãy đọc bài
    Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014
    UCRAINA! HÃY QUÊN CRƯM ĐI! KHẨN TRƯƠNG VÀ VĨNH VIỄN!

    https://googletienlang2014.blogspot.com/2014/03/ucraina-hay-quen-crum-i-khan-truong-va.html

    Nga chính thức kết hợp Crimea là chủ thể liên bang của Liên bang Nga ngày 18 tháng 3 năm 2014. Bài viết này của Google.tienlang là ngày Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014.

    Tại bài này tác giả bác bỏ cả 3 kịch bản mà báo ANTĐ đưa ra và chính Google.tienlang viết
    ---
    "Theo chúng tôi thì kịch bản 3 không cần bàn đến.

    Kịch bản 2 ít khả năng xảy ra vì vị trí địa chính trị của Crimea khác xa Abkhazia và Nam Ossetia. Crimea như một tàu sân bay khổng lồ và không thể bị đánh chìm. Ai làm chủ Crimea, kẻ đó sẽ làm chủ được toàn biển Đen và khống chế được toàn khu vực rộng lớn trên bộ ven biển Đen. Điều đó đã được khẳng định trong lịch sử châu Âu cả trăm, cả ngàn năm nay. Chỉ sơ sơ trong vòng 200 năm nay đã có 2 cuộc đại chiến vì Crimea của người Nga chống lại các thế lực ngoại xâm từ Thổ, Anh, Pháp, Đức...Cả trăm ngàn người lính Nga đã bỏ mạng để giữ mảnh đất này.
    Vậy thì chả có lý do gì mà Nga không nhân cơ hội này, để sửa cái sai lầm của ông Khruseb vào năm 1954, sáp nhập thẳng Crimea trở lại Nga, chấm dứt vĩnh viễn cái tương lai bất ổn định của Crimea, dập tắt những thèm khát những toan tính, những con mắt cú vọ của ngoại bang.
    Ông Putin trong cuộc họp báo ngày 4/3 nói rằng việc sáp nhập Crimea không hề đặt ra. Đó là chuyện ông ấy nói. Còn ông ấy nghĩ và ông ấy làm thì ai mà biết? Ngày 5/3, Nghị viện Nước Cộng hòa Tự trị Crimea đã thông qua Nghị quyết về việc sáp nhập này và kêu gọi Tổng thống Nga chuẩn bị các thủ tục pháp lý cho việc sáp nhập đó. Hôm 6/3, Hội đồng TP Sevastopol cũng thông qua Nghị quyết tương tự. Các quan chức Nga cũng đã đánh tiếng tôn trọng quyền tự quyết của nhân dân nước Cộng hòa Tự trị Crimea trong cuộc trưng cầu dân ý vào 16/3. Chưa đến ngày đó nhưng cả thế giới đã biết kết quả cuộc trưng cầu này. Vâng, thế là Putin có thể gãi đầu mà rằng: Em ngại qué! Em bị ép dữ qué! Dù không muốn nhưng … cung kính không bằng tuân lệnh “nhân dân”!"

    Trả lờiXóa
  14. Lời Bác quá chuẩn! “Chặt bỏ một cây hỏng thì dễ dàng thôi nhưng trồng được một cây mới thì rất khó. Bởi vậy các chú hãy tìm cách chữa cho cái cây bị mối xông đi đã”

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác Hồ dạy có điều gì sai đâu, chúng ta bây giờ chỉ cần làm theo Bác là được rồi

      Xóa