Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

Putin có đưa quân vào Ukraina?


Tổng thống Nga Vladimir Putin hôm nay yêu cầu lực lượng quân đội ở phía tây sẵn sàng tập trận, động thái mạnh mẽ nhất của Moscow từ khi chính phủ tạm quyền Ukraina ra đời.

"Theo một mệnh lệnh từ Tổng thống Liên bang Nga, các lực lượng thuộc Quân khu Tây sẽ ở trong tình trạng báo động từ 14h hôm 26/2", Interfax dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu.
Ông Shoigu cho hay, cuộc tập trận sẽ diễn ra theo hai giai đoạn và kết thúc vào ngày 3/3. Một số lực lượng thuộc Quân khu Trung tâm có thể tham gia cuộc tập trận.

Bài viết: http://news.zing.vn/Luc-luong-quan-doi-Nga-gan-Ukraina-sap-tap-tran-post395018.html#home_cate.tinmoi

Nguồn Zing News

Ông Shoigu cho hay, cuộc tập trận sẽ diễn ra theo hai giai đoạn và kết thúc vào ngày 3/3. Một số lực lượng thuộc Quân khu Trung tâm có thể tham gia cuộc tập trận. Những thành viên của lực lượng tự vệ canh gác tại một vị trí ở trung tâm thành phố Kiev hôm 26/2. Ảnh: AP Quân khu Tây phụ trách khu vực giáp biên giới 
Ukraina. Trong bối cảnh hiện nay, mọi động thái của Quân khu Tây đều có thể khiến chính phủ tạm quyền của Ukraina lo lắng. Từ khi Tổng thống Viktor Yanukovych rời khỏi thủ đô Kiev hôm 22/2, sự chú ý của dư luận dồn vào Putin - người từng ra lệnh cho quân đội tấn công nước láng giềng Georgia vào năm 2008 để bảo vệ hai vùng ly khai thân Nga. Dù Tổng thống Putin chưa bình luận công khai về sự thay đổi chính quyền chóng vánh ở Ukraina, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã chỉ trích chính phủ tạm quyền ở Kiev. Ông cho rằng phương Tây sẽ phạm sai lầm nếu công nhận chính quyền mới ở Ukraina, bởi họ giành quyền lực bằng bạo động. Giới phân tích nhận định rằng nếu Nga thực hiện hành động quân sự ở Ukraina, một quốc gia với 46 triệu dân và có quan hệ với các cường quốc phương Tây, hậu quả sẽ rất khó lường. Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande đều từng kêu gọi ông Putin ủng hộ quá trình chuyển giao quyền lực hòa bình ở Ukraina. Hôm nay hàng nghìn người Nga - chiếm đa số dân ở vùng Crimea ở phía nam của Ukraina - biểu tình trên đường phố để bày tỏ sự phản đối chính phủ tạm quyền. Họ đụng độ với những người Tatar, sắc tộc ủng hộ chính quyền mới. 
Một bình luận gia là bác Karel Phùng trên fb vừa đưa ra nhận định:
Nga đưa quân đội tập trận gần biên giới Ukraina thực chất chỉ là cái cớ để tập trung người và vũ khí cho sự can thiệp cần thiết tại Ukraina.
Kịch bản tiếp theo cho Ukraina:
1. Nếu giới cầm quyền mới lên ôn hòa, chấp nhận giải pháp nhằm làm dịu tình hình Ukraina, Nga sẽ đứng ngoài.
2. Nếu những kẻ cực đoan lên nắm quyền, tiếp tục những gì xảy ra trong ngày qua, một chính phủ lâm thời sẽ được thành lập tại khu vực đông nam, có hoặc không có ông Yanukowitsch. Trước sự đe dọa của những người mới nổi tại tây Ukraina, chính phủ lâm thời kể trên sẽ đánh tiếng yêu cầu Nga bảo vệ công dân. Putin sẽ danh chính ngôn thuận đưa quân vào miền đông, nam, kể cả đảo Krim.
Ai sẽ là người từ EU hoặc USA đứng ra can thiệp vào Ukraina? Trực tiếp hay gián tiếp?
Tổng thống Belarus từng tuyên bố, nếu ông Yanukowitsch cần thiết, Belarus sẵn sàng gửi quân sang ứng trợ, trường hợp EU đưa quân đội vào. Điều đó có nghĩa rằng, EU không bao giờ dám đối mặt với cuộc chiến mở rộng như vậy, kể cả khi chính quyền tây Ukraina yêu cầu, trừ khi EU thực sự muốn cuộc chiến tranh thế giới xảy ra trên qui mô châu lục.
Putin sẽ cho dừng quân lại ở miền đông và nam Ukraina, không bao giờ tấn công sang tây Ukraina kể cả khi quân đội Nga thừa khả năng vì Nga không dám đối đầu với cuộc chiến qui mô lớn và cũng không muốn ảnh hưởng tới việc buôn bán với EU.

===
Tham khảo thêm:

Nga dự định gửi quân đến Ukraine?

  Một Thế Giới  - 25/02/2014 15:39

Sự ra đi của Tổng thống thân Nga Viktor Yanukovych dẫn đến nhiều lời đồn đoán về khả năng can thiệp quân sự của Moscow.

Một cựu cố vấn của điện Kremlin cảnh báo, cảng Sevastopol thuộc vùng Crimea, Ukraine, có thể bị sát nhập vào Nga trong vòng một tuần nữa.
Theo ông Andrey Illarionov, một Tổng thống Putin tức giận đang gạt qua tất cả cảnh báo của phương Tây và đặt quân đội trong tình trạng báo động.

Căn cứ hải quân Nga tại Sevastopol, Ukraine
Cảnh báo được đưa ra trong bối cảnh có thông tin cho hay Tổng thống bị phế truất Yanukovych đang lẩn trốn tại Sebastopol, nơi có các căn cứ quân sự của Nga. Trước đó, một lệnh bắt giữ ông Yanukovych vì cáo buộc “thảm sát” đã được ban hành.
“Susan Rice, trợ lý của Tổng thống Mỹ về an ninh quốc gia, cảnh báo Putin không được đưa quân đội vào Ukraine. Nhưng tôi không chắc Putin có lưu tâm đến chuyện này hay không”, ông Illarionov cho biết.
Trong khi đó, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev tuyên bố Moscow không công nhận chính quyền mới tại Kiev, vốn được thành lập sau cuộc cách mạng khiến 82 người thiệt mạng.
“Chúng tôi không thể hiểu nổi chuyện gì đang xảy ra tại Ukraine. Đó là một hành động đe dọa thực sự đến các lợi ích và tính mạng của các công dân Nga”, ông Medvedev nói.
Ông Medvedev cũng úp mở khả năng Nga sẽ bóp nghẹt nền kinh tế Ukraine khi nắm trong tay nguồn cung khí đốt và cắt khoản viện trợ 12 tỷ USD cho nước này.

Ông Yanukovych nháy mắt với Tổng thống Nga Putin trong một cuộc gặp gỡ vào năm ngoái. Nhiều người tin rằng ông Yanukovych đang được lực lượng quân đội Nga bảo vệ
Trong khi đó, tại Kiev, các nhà lãnh đạo mới tin rằng, Tổng thống Putin rất tức giận trước việc một Tổng thống thân Nga tại Ukraine bị lật đổ và đã đặt quân đội vào tình trạng báo động cao độ.
“Kremlin chưa bao giờ xem Ukraine là một quốc gia thực thụ. Nói một cách khác, người Nga chỉ xem Ukraine là một tiểu bang không hơn không kém”, ông Illarionov nói.
Cũng theo ông này, ngay từ đầu tháng 2, Kremlin đã tính đến kế hoạch “kiểm soát Crimea, Lugansk và có thể là một phần Sumy. Hay nói một cách khác là những nơi người Nga chiếm đa số”.
Năm 2008, Putin đã từng viện dẫn lý do bảo vệ người dân để tấn công Georgia.
Tổng thống 63 tuổi bị thất sủng, Yanukovych, được nhìn thấy tại Balaklava, gần với căn cứ rộng lớn của Hạm đội biển Đen (Nga) tại Sevastopol và các căn cứ liên quan.
Một nguồn tin chưa xác nhận cho biết, các máy bay chiến đấu Mig 29 của không quân Ukraine đã được điều động, bao vây căn cứ quân sự 831 của Nga, vốn nằm trên lãnh thổ Ukraine, nhằm ngăn chặn một cuộc “đào tẩu” sang Nga của ông Yanukovych.
Trong một diễn biến khác, lãnh đạo đảng Tự do tại Ukraine, Oleh Tyagnibok cảnh báo sự dịch chuyển quân sự của Nga tại biển Đen và Sevastopol có thể là màn khởi đầu cho một chiến dịch quân sự can thiệp vào Ukraine.
“Nga đang tập trung quân tại đó. Các tàu chở đầy lính thủy quân lục chiến. Người Nga đã có sẵn một kế hoạch “xé toạc” Ukraine và chúng tôi sẽ làm tất cả để ngăn chặn kịch bản tồi tệ ấy”, ông Tyagnibok tuyên bố.
Tổng cộng đã có 82 người chết và 447 người bị thương trong các cuộc giao tranh đường phố, trước khi chính phủ của ông Yanukovych sụp đổ.
Bảo Duy (Theo Daily Mail)
========


Mời xem các bài liên quan:
 
Ông Shoigu cho hay, cuộc tập trận sẽ diễn ra theo hai giai đoạn và kết thúc vào ngày 3/3. Một số lực lượng thuộc Quân khu Trung tâm có thể tham gia cuộc tập trận. Những thành viên của lực lượng tự vệ canh gác tại một vị trí ở trung tâm thành phố Kiev hôm 26/2. Ảnh: AP Quân khu Tây phụ trách khu vực giáp biên giới Ukraina. Trong bối cảnh hiện nay, mọi động thái của Quân khu Tây đều có thể khiến chính phủ tạm quyền của Ukraina lo lắng. Từ khi Tổng thống Viktor Yanukovych rời khỏi thủ đô Kiev hôm 22/2, sự chú ý của dư luận dồn vào Putin - người từng ra lệnh cho quân đội tấn công nước láng giềng Georgia vào năm 2008 để bảo vệ hai vùng ly khai thân Nga. Dù Tổng thống Putin chưa bình luận công khai về sự thay đổi chính quyền chóng vánh ở Ukraina, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã chỉ trích chính phủ tạm quyền ở Kiev. Ông cho rằng phương Tây sẽ phạm sai lầm nếu công nhận chính quyền mới ở Ukraina, bởi họ giành quyền lực bằng bạo động. Giới phân tích nhận định rằng nếu Nga thực hiện hành động quân sự ở Ukraina, một quốc gia với 46 triệu dân và có quan hệ với các cường quốc phương Tây, hậu quả sẽ rất khó lường. Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thủ tướng Đức Angela Merkel và Tổng thống Pháp Francois Hollande đều từng kêu gọi ông Putin ủng hộ quá trình chuyển giao quyền lực hòa bình ở Ukraina. Hôm nay hàng nghìn người Nga - chiếm đa số dân ở vùng Crimea ở phía nam của Ukraina - biểu tình trên đường phố để bày tỏ sự phản đối chính phủ tạm quyền. Họ đụng độ với những người Tatar, sắc tộc ủng hộ chính quyền mới.

Bài viết: http://news.zing.vn/Luc-luong-quan-doi-Nga-gan-Ukraina-sap-tap-tran-post395018.html#home_cate.tinmoi

Nguồn Zing News
Ông Shoigu cho hay, cuộc tập trận sẽ diễn ra theo hai giai đoạn và kết thúc vào ngày 3/3. Một số lực lượng thuộc Quân khu Trung tâm có thể tham gia cuộc tập trận.

Bài viết: http://news.zing.vn/Luc-luong-quan-doi-Nga-gan-Ukraina-sap-tap-tran-post395018.html#home_cate.tinmoi

Nguồn Zing News
Ông Shoigu cho hay, cuộc tập trận sẽ diễn ra theo hai giai đoạn và kết thúc vào ngày 3/3. Một số lực lượng thuộc Quân khu Trung tâm có thể tham gia cuộc tập trận.

Bài viết: http://news.zing.vn/Luc-luong-quan-doi-Nga-gan-Ukraina-sap-tap-tran-post395018.html#home_cate.tinmoi

Nguồn Zing News

65 nhận xét:

  1. Nga đang gần với việc ký kết hiệp định về căn cứ quân sự ở một số nước
    Nga dự định tăng số lượng các căn cứ quân sự ở nước ngoài và đang đàm phán với một số nước, trong đó có Việt Nam, Cuba, Venezuela, Nicaragua, Seychelles, Singapore, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nói với các phóng viên tại Matxcova hôm thứ Tư. “Chúng tôi có kế hoạch tăng số lượng các căn cứ quân sự. Ngoài Việt Nam và Cuba, chúng tôi dự định sẽ tăng thêm số lượng của chúng ở một số nước như Venezuela, Nicaragua, Seychelles, Singapore và những quốc gia khác”, bộ trưởng cho biết. Ông nhấn mạnh rằng các cuộc đàm phán đang được tiến hành và Nga đang gần với việc ký kết các văn kiện.
    http://vietnamese.ruvr.ru/2014_02_26/129207548/

    Trả lờiXóa
  2. Karel Phùng
    Có lẽ nhiều ngày qua, chúng ta thường nghe người Ukraina trên quảng trường Maidan biểu tình hô khẩu hiệu rất nhiều nhưng đáng tiếc vì ngôn ngữ bất đồng cho nên việc hiểu được những câu khẩu hiệu đó rất khó khăn. Sau khi tìm hiểu qua, tôi tạm thời hiểu được một số khẩu hiệu sau đây:

    - Giết chết hết kẻ thù!
    - "Heil der Nation"!*
    - Stepan Bandere, Schufevic là những anh hùng dân tộc! Họ đã giải phóng chúng ta!**

    Video: https://www.youtube.com/watch?v=uklzsKuHsK8

    Chú thích:
    * Thời phát xít Đức họ thường chào "Heil Hitler"
    ** Stepan Bandere, Schufevic- Lãnh đạo quân phát xít Ukraina thân phát xít Đức trong chiến tranh thế giới thứ hai
    https://www.facebook.com/photo.php?fbid=716539441699547&set=a.577425475610945.1073741838.100000304943000&type=1
    (Hình: Stepan Bandere - người ngồi giữa)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đảng Svoboda là nhóm cực hữu trong chính trị Ukraina, lập ra năm 1991 với tên Соціал-національна партія (Quốc Gia Xã Hội Đảng), cùng tên với đảng Nazi của Đức ngày xưa. Đảng này tôn sùng những "anh hùng" thời chiến tranh thế giới thứ hai, những người hợp tác với Phát Xít Đức, và có chủ trương bài xích dân thiểu số. Nếu đảng này lên cầm quyền thì dân Việt mình sống ở Ukraina sẽ gặp khó khăn.

      Xóa
  3. Trước đây LX đã từng đưa quân vào "hỗ trợ" những nước XHCN anh em. Nga liệu có theo tiền lệ này mà làm việc?

    Mỹ đưa quân vào, tức là xâm lược. Nga - Xô nếu có làm vậy thì không phải xâm lược, chỉ đơn giản là giúp đỡ!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chó hoang Đu đủ bắt đầu lên tiếng sủa

      Xóa
    2. Mỹ đưa quân vàocác nước khác để "hỗ trợ", để các nước ấy có "dân chủ" nhiều gâp mấy lần Nga nhỉ?

      Xóa
    3. "Hỗ trợ Dân chủ" hay "Bảo vệ Chính quyền Chuyên chính Vô sản" thì cũng là đưa quân vào ông ạ.

      Xóa
  4. Câu trả lời là không. Lý do: Không có người Ukraina nào lập đàn cầu cho thầy nó [Nga] đánh nó [Ukraina].

    Trả lờiXóa
  5. Hãy xem chính phủ mới của Ukcraina bị EU và Mỹ nắm đầu sai bảo như thế nào nếu muốn nhận viện trợ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Theo tôi quan trọng là cuộc sống của người dân Ukraine sẽ như thế nào. 1 chính quyền thân Phương Tây hay 1 chính quyền thân Nga thì cũng đều là bị "nắm đầu sai bảo" mà thôi.

      Xóa
    2. Mấy người gốc Nga thì bây giờ đang thua thiệt vì quốc hội Ukraina vừa cấm dùng tiếng Nga làm ngôn ngữ chính thứ hai trong nước. Kinh tế thì sẽ lận đận trong tương lai gần vì sắp vỡ nợ và rất phụ thuộc vào Nga. Giữa 1/3 đến một nửa buôn bán với nước ngoài là với Nga. Ukraina đang cầu viện 35 tỷ đô nhưng chưa chắc khối EU và Mỹ cung ứng. Bởi vậy bà sứ giả của EU qua Ukraina chưa gì đã tuyên bố Nga cần giúp đỡ Ukraina. Vài ngày trước đây thủ tướng tạm thời của nước này xin Nga tiếp tục bán gas đại hạ giá. Bởi vậy Ukraina không thể tiếp tục chửi Nga như mấy bữa trước.

      Xóa
  6. Không thích lắm cái tiêu đề chủ trang đặt ra: Putin có đưa quân vào Ukraina? Đặt tiêu đề như thế
    không vuông về mặt pháp lý, không tròn về mặt chính trị. Tôi thì:" Phản ứng của Nga trước chính biến ở Ukraina". Những người dân Ukraina đang cắn câu vào chiến lược tranh giành ảnh hưởng của cường quốc Nga Mỹ. Không tự chủ để tự cường, cái giá mà Ukraina sẽ phải trả nó đắt lắm. Diệt loạn thì phải mạnh tay diệt khi còn ở dạng mầm mống. Du di, do dự, đến khi nước đã tràn bờ, vỡ bờ, có chạy đi đâu, cầu cứu ai cũng vô ích. Thêm mọt bài học.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tít bài bị ảnh hưởng bởi tít bài báo trên tờ Một Thế Giới, tờ này vốn do Nguyễn Công Khế làm tổng biên tập, sặc mùi dân túy. Mục tiêu bài viết thể hiện rất rõ là muốn đề cao phong trào dân chủ, tố cáo âm mưu xâm lược can thiệp của nước lớn (tất nhiên không phải là anh cả của thế giới tự do dân chủ như Mỹ).

      Xóa
  7. Công Nông đối thoạilúc 12:33 27 tháng 2, 2014

    Ông XYZ nói vậy là không am hiểu tình hình.
    Cả thế giới bây giờ đang ngóng trông vào quyết định của Putin: Người Nga, người Mỹ, người Đức, người Ucraina... và cũng chỉ 1 câu hỏi này:
    "Putin có đưa quân vào Ucraina?"
    Và bây giờ thì Xe tăng Nga đã có mặt trên đất Ucraina!
    -----
    Putin lệnh kiểm tra quân đội, xe bọc thép Nga xuất hiện ở nam Ukraine
    (Dân trí) - Tổng thống Nga Putin hôm nay 26/2 đã lệnh kiểm tra tác chiến các lực lượng vũ trang ở miền tây và miền trung, bao gồm cả vùng giáp giới Ukraine. Trong khi đó, từ hôm qua hai xe bọc thép chở quân của Nga đã được triển khai ở một thành phố cảng tại miền nam Ukraine.
    >> Ukraine đưa ông Yanukovych ra tòa án quốc tế

    Các cuộc biểu tình phản đối chính phủ mới ở Ukraine vẫn tiếp diễn tại miền đông.
    Các cuộc biểu tình phản đối chính phủ mới ở Ukraine vẫn tiếp diễn tại miền đông.

    Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu được hãng thông tấn Nga Interfax dẫn lời cho hay: “Tổng tư lệnh đã đặt nhiệm vụ kiểm tra nhanh khả năng đối phó của các lực lượng vũ trang trước các tình huống khủng hoảng đe dọa đến an ninh quân sự của đất nước”.

    Cuộc diễn tập có sự tham gia của bộ binh, hải quân và không quân đóng ở quân khu miền tây, một khu vực rộng lớn giáp với Ukraine, Belarus, các quốc gia Baltic, Phần Lan và Bắc Cực.

    Động thái bất ngờ trên được đưa ra trong bối cảnh Tổng thống được Nga ủng hộ của Ukraine Viktor Yanukovych vừa bị lật đổ, gây ra tình trạng chia rẽ ở một số khu vực chủ yếu nói tiếng Nga của Ukraine, ví dụ như Crimea.

    Năm ngoái ông Putin cũng đưa ra lệnh tương tự, với sự tham gia của hơn 80.000 quân ở vùng viễn đông Nga và là cuộc kiểm tra nhanh lớn nhất kể từ khi Liên Xô tan rã vào năm 1991. Ttuy nhiên lần đó, ông cho biết các cuộc diễn tập tương tự sẽ là sự kiện thường xuyên.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Công Nông đối thoạilúc 12:34 27 tháng 2, 2014

      Cuộc diễn tập, theo ông Shoigu, là nhằm kiểm tra tính tác chiến của quân đội, trong việc “giải quyết các tình huống khủng hoảng đe dọa đến an ninh quân đội cũng như các hoạt động chống khủng bố”. Cuộc diễn tập diễn ra từ thứ tư 26/2 đến 3/3.
      http://dantri4.vcmedia.vn/SF9n0XnWe1mhJ0SanI/Image/2014/02/1-05823.jpg
      Xe bọc thép Nga được triển khai ở miền nam Ukraine

      Trong khi đó, theo AFP, từ hôm qua, 2 xe bọc thép của Nga đã được triển khai tại thành phố cảng Sebastopol, ở miền nam Ukraine. Một xe hiện diện trong khu vực bộ tham mưu hạm đội Hắc hải của Nga và chiếc kia đậu trong sân khu Nhà Mátxcơva, cơ quan đại diện thương mại Nga.

      Phía đông và đông nam Ukraine được coi là các vùng thân Nga, nơi có đông đảo người dân nói tiếng Nga và mang hai quốc tịch Nga và Ukraine.

      Tổng thống lâm thời Ukraine Olexander Turchynov hôm qua đã cảnh báo nguy cơ về chủ nghĩa ly khai sau khi Tổng thống Viktor Yanukovych bị lật đổ, khi các cuộc biểu tình phản đối chính phủ lâm thời ở các vùng nói tiếng Nga tại Ukraine vẫn tiếp diễn.

      Chính vì vậy tiến trình thành lập một chính phủ hợp nhất tại Kiev, phía tây Ukraine, đã bị hoãn lại cho tới ngày thứ năm tới, thay vì ngày hôm qua.

      Các nước phương Tây đã cảnh báo Kremlin không can thiệp vào tình hình nội bộ Ukraine và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov cũng đã dịu giọng vào ngày hôm qua khi cho biết Nga luôn tuân theo chính sách “không can thiệp”.

      Một phát ngôn viên của hạm đội Hắc hải của Nga tại Sevastopol đã thừ chối bình luận về việc triển khai các xe bọc thép. Tuy nhiên báo chí địa phương cho biết Nga triển khai xe để phòng trường hợp xảy ra “các cuộc tấn công khủng bố”.

      Vũ Quý

      Theo AFP, The Blaze

      Xóa
    2. Nga có căn cứ hải quân ở Sebastopol, nên xe bọc thép có ở đó cũng không có gì là lạ. Bất cứ quân đội nào cũng phải cảnh giác lúc chính phủ mình hỗ trợ bị lật đổ. Nếu có xe bọc thép ngoài thành phố đó thì mới là chuyện đáng nói.

      Xóa
  8. Lão thì cho rằng việc Nga có đưa quân tấn công Ucraina hay không phụ thuộc vào thái độ của CQ mới ở U. Tuy nhiên CQ mới ở U nên hiểu, lão và đồng minh Tâu Âu của lão lấy đâu ra tiền mà cho không họ nhiều thế. Lão hứa thì hứa vậy để các ông "nổi dậy", kích động dân chúng lật đổ CP thân Nga như là 1 phần trong chiến lược "toàn cầu" làm suy yếu Nga của lão thôi. Bây giờ nắm được quyền rồi thì chịu khó ngồi chờ và tất nhiên phải tỏ ra thân thiện với Nga đã, khi nào dư tiền lão mới có thể cung cấp thêm và khi ấy thì mới chống Nga quyết liệt được.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cũng phải nói thêm, chiến lược toàn cầu của lão còn có cả việc làm suy yếu Tầu khựa. Tuy nhiên mấy thằng dâm chủ ở VN lại dốt nát quá. Lão đã chi rất nhiều tièn rôi mà mấy chục năm chúng chẳng làm được trò trống gì ra hồn, CS VN vẫn cứ vững mạnh, kinh tế chúng nó thì ngày càng ổn định, dân chúng thì ngày càng coi khinh chúng nó lại còn bóc mẽ và chửi cả lão thậm tệ. Vì vậy lão cảnh báo cho lũ đàn em (lão gọi vậy chứ người dân lại gọi các em là chó săn của lão là không đúng đâu) rằng các em phải tích cực hơn nữa, tổ chức biểu tình nhiều vào, bằng không lão sẽ treo mõm đấy, nghe chưa!.

      Xóa
    2. Nắm đầu được VN để sai bảo thì quá tốt.Nhưng không trông chờ vào đám ăn hại - đám ở hải ngoại thì chống gậy chống Cộng, đám trong nước thì yêu nước bằng mồm - được nên lão bắt tay với VN là tối ưu rồi.

      Xóa
    3. Sai bảo toàn cầu là nghĩa vụ đã thành sách lược của lão từ đời ông tổ truyền lại và nó được tiến hành thông qua chính sách chống cộng, "mang tự do" đến cho nhân loại. Tham vọng này của lão đã có lúc sắp thành hiện thực, nếu không có cái khối XHCN nổi lên cản đường. Đến nay khối đó đã không còn lớn mạnh, nhưng 2 tên đầu sỏ tuy có ít, nhiều đổi màu nhưng vẫn tỏ ra nguy hiểm, đe dọa đến sách lược đó của lão. Vì vậy lão vẫn phải dùng chiến lược làm suy yếu chúng thông qua các em. Với CSVN, việc bắt tay làm ăn với chúng chỉ mang tính tình thế, mặc dù lão cũng nhận được nhiều lơi ích từ việc này. Nhưng như thế chưa đủ, trong khi đó để sai bảo được chúng lại là điều không thể, cho dù lão đã dùng nhiều chiêu trò áp đặt. Vì vậy lão vẫn cần đến các em. Trước đây anh đã tốn rất nhiều tiền của, thậm chí cả xương máu người dân lập nên và duy trì cái chính quyền VNCH ở xứ các em. Nhưng bọn này làm ăn không nên hồn, làm lão thua thiệt quá lớn, vì vậy cái đám hậu duệ của nó chắc cũng vậy thôi. Cho nên lão chỉ còn trong cậy vào các em là chính, cái đám tàn quân kia chỉ có thể dùng để hỗ trợ thôi. Còn việc các em yêu nước bằng mồm hay bằng gì không quan trọng, miễn là có thể thay thế CSVN nắm quyền là được.

      Xóa

  9. Động cơ khiến ông Putin tiến hành cuộc tập trận sát biên giới Ukraine?


    Dư luận quốc tế không khỏi băn khoăn trước quyết định tiến hành cuộc tập trận quân sự ở khu vực miền Tây giáp biên giới Ukraine của Tổng thống Putin.

    >>>> Toàn bộ diễn biến về cuộc khủng hoảng đẫm máu ở Ukraine <<<<

    Ông Putin vừa ra lệnh đặt “các lực lượng vũ trang trong tình trạng báo động và yêu cầu tiến hành cuộc tập trận kéo dài 6 ngày để kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu của quân đội ở khu vực phía Tây”.

    Theo ông Jim Maceda, động thái của nguyên thủ nước Nga đã gửi một thông điệp mạnh mẽ tới Ukraine và những người ủng hộ phương Tây. Theo nhiều người, thông báo trên có phần đường đột, nhưng xét trên một khía cạnh, đó lại không phải là động thái bất thường. Điển hình, kể từ khi tái đắc cử vào năm 2012, ông Putin thường ra lệnh tiến hành những cuộc tập trận tương tự.


    Cũng theo Jim Maceda, một điểm cần lưu ý đó là lực lượng tham gia cuộc tập trận lần này thuộc Quân khu phía Tây. Trong trường hợp xảy ra tình trạng khẩn cấp ở dọc biên giới phía tây của Nga với Ukraine hay bán đảo Crimea, các binh sĩ thuộc quân khu này sẽ tới giải cứu những người dân Ukraine thân Nga.

    Xét về bề mặt, lệnh này của ông Putin không đề cập tới Ukraine, bán đảo Crimea hay thậm chí cả Hạm đội Biển Đen của Nga. Tuy nhiên, thời gian của cuộc tập trận lại sát với cuộc khủng hoảng đang diễn ra ở quốc gia láng giềng với xứ sở bạch dương. Đặc biệt, đây được coi là khoảng thời gian “nhạy cảm” trong bối cảnh căng thẳng gia tăng ở khu vực này.
    Chưa kể, trước đó, các quan chức trong chính phủ nước Nga khá thận trọng trong việc đưa ra bình luận về tình hình ở Ukraine. Đơn cử, Chủ tịch Hội đồng Liên bang Nga, bà Valentina Matvienko khẳng định hoạt động quân sự của Nga ở Ukraine là “một kịch bản không thể xảy ra” bởi vì Nga “không có quyền can thiệp vào các công việc nội bộ của một quốc gia có chủ quyền”.

    VietBao.vn (Theo Kiến thức)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cũng trong ngày hôm qua (26/2), một nhóm thủy quân lục chiến đóng tại Quantaco, bang Virginia, Mỹ, đã được triển khai tới thủ đô Kiev để tăng cường an ninh cho đại sứ quán nước này ở Ukraina.

      Những lính thủy đánh bộ nói trên thuộc Đơn vị tăng cường an ninh thủy quân (MSAU), sẽ tới để hỗ trợ cho lực lượng thủy quân lục chiến, hiện đang làm nhiệm vụ canh gác khu vực đại sứ quán Mỹ tại thủ đô Kie

      Xóa
  10. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
    2. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
    3. Cùi bắp chỉ "mến" mama của SV thôi.

      Xóa
    4. Ukraina đã không phải độc tài, toàn trị rất nhiều năm rồi. Hết bao nhiêu thủ tướng từ các phe phái khác nhau mà anh SV vẫn còn bổn cũ soạn lại? Chuyện xảy ra chỉ vì các cường quốc dùng Ukraina làm chiến trường để bành trướng thế lực chứ không phải độc tài gì.

      Xóa
    5. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
    6. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
    7. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
    8. So sánh 2 cm của Hằng và SV thì cm của Sinh viên mất vệ sinh hơn nhiều sao chủ nhà ko xóa mà đi xóa cm của Chị Hằng. Thật ko công bằng

      Xóa
    9. Đấu tranh với CS cũng phải có hiểu biết chứ cứ mù như thằng giả danh SV này lão buồn lắm.

      Xóa
    10. Chị Hằng giận quá mất khôn rồi, bình tĩnh lại chị, bình tĩnh.....bình tĩng không hỏng hết rổ rá bây giờ. (:
      Nói về tổ tiên thì dây mơ rễ má lắm, và Đảng của chúng ta cũng nằm chọn trong cái tổ tiên đó. Nếu không phải, thì chắc chắn Đảng của chúng ta Hồn Trương Ba, Da hàng thịt rồi.
      Nay chị nhét tổ tiên, lẫn Đảng của chúng ta vào trong cái của chị, ngãi ngứa cho chị, thì đúng là một phát kiến táo bạo. Em nghĩ phải cấp bằng sáng kiến quốc gia (:

      Đây mới là phần chính!
      Đảng của chúng ta độc tôn lãnh đạo, vinh quang là vậy. Ấy thế mà các anh chị, các bác ở đây dính vào Đảng cứ rẫy nẩy như đỉa phải vôi, nào là Chị Hằng đây chị nói cho mày biết, chj không biết Đảng nào cả., hay một cây Đa, cây Đề của chúng ta phân trần Như SV và nhiều bạn đọc đã rõ, tôi là người ngoài Đảng. Năm nay qua ngưỡng 70 rồi,
      http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/02/tu-lieu-ac-biet-ve-cuoc-gap-giua-chi.html#comment-form
      Vào một blog hồng vệ binh (lời của chú Đông La), mà chả ai chịu nhận mình là Đảng viên cả?
      Em chắc chắn Đảng của chúng ta không bốc mùi mắm tôm như của chị hàng Bún mắm Tôm đâu! (:

      Ca cẩm Buồn quá đi thôi, sao bạn bè độc tôn tham nhũng, độc tài tham nhũng, toàn trị tham nhũng ngày càng rơi rụng dần như lá cuối thu vậy trời..Ôi! bạn Cờ Rái Ná của em!
      Mà em bị dàn đồng ca chửi .Hình như các bác, các anh chị bị Rôm đốt hay sao ý? (: (: (:

      Xóa
    11. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
    12. Người của đảng bốc thơm đảng là lẽ thường, người ngoài bốc thơm đảng thì đảng mới chói lói chớ.

      Xóa
  11. NGƯỜI ĐẤT THÉP :lúc 18:51 27 tháng 2, 2014

    GIỚI THIỆU :
    Trên trang SÁCH HIẾM có bài " Bí Mật Ngũ Giác Đài Phần I" - Hoa Kỳ và Việt Nam1940 -1950, do ông Nguyễn Quốc Vĩ dịch.
    Trong thư người dịch ông Nguyễn Quốc Vĩ có viết :
    " Sau khi dịch và hiểu "Bí Mật Ngũ Giác Đài Phần I", tôi sẵn sàng gọi ông Hồ Chí Minh là Bác với tất cả kính trọng và thương mến, ít nhất là trong khung thời gian mà "Bí Mật Ngũ Giác Đài Phần I" 1940-1950 đã đề cập đến". ( hết trích ).
    Mời các bạn nào quan tâm hãy vào xem sự thật thế nào mà ông Vĩ - một người Quốc gia nói như thế ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người quốc gia mà đi ca CS thì nhất định ông Hồ không phải CS rồi. Thế ông Hồ là loại người gì hỉ?

      Xóa
  12. Người đứng đầu Majlis Crimea: Những người vũ trang đã chiếm giữ Quốc hội Crimea
    ©RIA Novosti

    Trên trang cá nhân trong mạng xã hội Facebook, ông Refat Chubarov, người đứng đầu Majlis Crimea viết rằng những người vũ trang mặc đồng phục đã chiếm giữ Quốc hội Crimea.

    "Họ gọi điện đến khoảng 20 phút trước... Họ nói rằng trụ sở Quốc hội Crimea và tòa nhà Hội đồng Bộ trưởng Crimea đã bị chiếm đóng bởi những người vũ trang mặc đồng phục... Hiện chưa có yêu cầu nào đưa ra với họ.” – ông Chubarov đã viết.

    Cảnh sát phong tỏa khối phố, nơi có tòa nhà của Hội đồng Bộ trưởng Crimea.

    Ông Chubarov thay mặt cho người Tatar ở Crimea kêu gọi tất cả cư dân Crimea trong tình hình tòa nhà quốc hội và Hội đồng Bộ trưởng Crimea bị chiếm đóng hãy giữ bình tĩnh và không ra ngoài đường. Ông đã nói điều này với Trung tâm điều tra báo chí.

    Nằm trên bán đảo Crimea có nước Cộng hòa tự trị Crimea, thành phố cảng Sevastopol có cơ chế đặc biệt và một phần tỉnh Kherson của Ukraine. Theo số liệu điều tra dân số, ở Crimea có khoảng 2 triệu người sinh sống: người Nga chiếm gần 60 %, người Ukraine - khoảng 24%, người Tatars Crimean – khoảng 12%. Theo một cuộc khảo sát của Viện Xã hội học quốc tế Kiev được tiến hành trong năm 2004, tiếng Nga được 97 % dân số Crimea sử dụng trong giao tiếp. Bán đảo được đưa vào thành phần của Ukraine cách đây 60 năm theo quyết định của Nikita Khrushchev. Năm 1991, sau khi Liên Xô sụp đổ, Crimea tự động chuyển thành bộ phận của Ukraine. Người dân tộc Tatar ở Crimea đang đòi hỏi quyền tự chủ, nhắc đến quá khứ Hãn quốc của Crimean. Những năm gần đây chính quyền Kiev cố tình bỏ qua lợi ích của người Nga ở Crimea.
    http://vietnamese.ruvr.ru/2014_02_27/129222106/

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nga sẽ đảm bảo an toàn cho Tổng thống Ukraina Viktor Yanukovych
      Tổng thống Ukraina Viktor Yanukovych sẽ nhận được đảm bảo an toàn trên lãnh thổ Nga. Đó là tuyên bố của nguồn tin trong cơ cấu quyền lực của Nga, đáp lại yêu cầu của ông Yanukovych để bảo vệ ông khỏi những mối đe dọa phải đương đầu ở Ukraina, đất nước mà ông vẫn coi mình là Tổng thống hợp pháp..

      Lên nắm quyền trong làn sóng bất ổn kích động bởi những phần tử bạo loạn, phe đối lập Ukraina đã phân chia quyền hạn Tổng thống và Chủ tịch Verkhovna Rada (Quốc hội) đồng thời đưa tên ông Yanukovich vào diện truy nã.
      http://vietnamese.ruvr.ru/2014_02_27/129234394/

      ===
      Ông Viktor Yanukovych vẫn coi mình là Tổng thống Ukraina
      Hôm thứ Năm Viktor Yanukovych tuyên bố ông vẫn là Tổng thống hợp pháp của Ukraina. Trong thông điệp gửi nhân dân Ukraina mà cơ quan thông tấn Nga trích dẫn, ông Yanukovych nhấn mạnh rằng ông vẫn coi mình là "người đứng đầu hợp pháp của Nhà nước Ukraina, được bầu chọn trên cơ sở ý chí tự do của các công dân Ukraina”. Ông Yanukovych cũng chính thức tuyên bố quyết tâm "đấu tranh đến cùng để thực hiện các thỏa thuận nhân nhượng quan trọng về lối thoát của Ukraina ra khỏi cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc”. Ông kêu gọi lập tức đưa tình hình ở Ukraina trở lại bình diện hiến pháp. Yanukovych nhấn mạnh, ông cho rằng thỏa thuận nhân nhượng mà ông đã ký vào ngày 21 tháng Hai cùng với các thủ lĩnh của lực lượng chính trị Ukraina đối lập với ông vẫn chưa được thực hiện.
      http://vietnamese.ruvr.ru/2014_02_27/129234079/

      Xóa
  13. Một toán vũ trang bí ẩn chiếm trụ sở chính quyền Crimea, kéo cờ Nga
    Thứ năm 27/02/2014 19:34
    ANTĐ - Lực lượng an ninh Ukraine được đặt trong tình trạng báo động sau khi trụ sở chính phủ tại thủ phủ Simferopol, bán đảo Crimea bị các tay súng bí ẩn chiếm giữ và kéo cờ Nga trên nóc trụ sở.
    Các tay súng chưa đưa ra yêu cầu hay thông cáo gì nhưng dựng một tấm biển viết: "Crimea thuộc về Nga". Hiện có khoảng 100 cảnh sát đang phong tỏa chặt chẽ khu vực này, nhưng họ vẫn chưa có động thái nào chứng tỏ muốn tiến vào bên trong mà chỉ muốn cách ly khu vực này.
    Hãng thông tấn Interfax trích lời một nhân chứng cho hay, quốc kỳ Nga đã được treo lên trên hai tòa trụ sở chính phủ ở thủ phủ Simferopol. Hiện bên trong khu trụ sở chính phủ và Quốc hội có khoảng 60 người với nhiều vũ khí. Những người chiếm giữ mặt đồng phục nhưng không có biển hiệu.

    Hãng tin Anh Reuters trích lời Thủ tướng của Cộng hòa tự trị Crimea Anatoliy Mohilyov cho hay, ông đã nói chuyện bằng điện thoại với những người bên trong, nhưng họ chưa đưa ra đòi hỏi gì và cũng chưa nêu lý do tại sao lại chiếm đóng trụ sở chính quyền ở thủ phủ Simferopol.

    Trả lờiXóa
  14. Почему именно тамга стала символом крымскотатарского народа?

    Каждый крымский татарин должен непременно знать, что значит его флаг и знак на нем. А для тех, кому так же интересно, мы предлагаем эту короткую статью.

    Родовой знак правившей на Крымском полуострове династии Гираев - taraq-tamğa (тарак-тамга). Тарак-тамга была утверждена в качестве государственного герба именно Хаджи Гираем. С тем пор данный знак является признанным символом ханской власти. Есть версия по которой желтый цвет (тамга нарисованная именно в таком цвете) - это цвет золота, которое символизирует физическую и духовную чистоту, а голубой - это цвет скорби. Если эти цвета сливаются, то дают зеленый - цвет жизни и посвящения, бессмертия и истины.

    Когда-то тамгу использовали для обозначения рода на разных знаменах, монетах, ярлыках, зданиях, на могильных камнях и различных предметах. По традиции тамги-знаки имели неизменную и простую форму. Некоторые из них имели даже собственное название.

    Сегодня многие историки хотят понять значение династической тамги Гираев, так как одни говорят, что это единство хана, нурэд-дина и калги, другие при рассмотрении семантики решают, что трезубец стал символом весов - знак справедливости. Некоторые отмечают, что символ тамги - это стилизованное изображение орла. Единство трех племен в этом знаке видят третьи, но увы почти все эти версии малоубедительны.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nôi dung đoạn tiếng Nga trên nói về ý nghĩa của biểu tượng hình cái đinh ba (ngược) trên lá cờ và trên đồ vật của người Tát-ta ở bán đảo Crưm. Nguồn gốc biểu tượng có từ triều đại Giraev thế kỷ thứ XII-XIII, hình hư là hậu duệ gì đó của quân Nguyên Mông ngày xưa trên đường chinh phục Âu châu.

      Biểu tượng có nhiều ý nghĩa khác nhau: chỉ sự thống nhất của tộc người Khan (gốc Mông Cổ xưa); biểu tương của sự công bằng, công tâm (giống hình cái cân dĩa); một số lại xem biểu tượng đó như là sự cách điệu của loài chim đại bàng...

      Xem chi tiết tại http://www.avdet.org/node/8181

      Xóa
    2. Tát-ta là dân tộc thiểu số bản địa tại bán đảo Crưm. Ngay từ thời Xô-Viết, dân tộc này cũng đã thường xuyên có những hoạt động chống lại chính quyền...

      Vấn đề dân tộc trong thời kỳ Stalin có thể nói là khá tàn bạo. Ông ta đã tổ chức những cuộc di dân khá lớn, khá xa, khá triệt để các dân tộc ít người đến các vùng hẻo lánh khắc nghiệt. Rất nhiều người dân tộc Nga cũng được tổ chức chuyển dịch đến những vùng này.

      Và ngày nay, chúng ta vẫn thấy người Digan nghêu ngao những bài dân ca nhớ đến cố hương...

      Xóa
    3. Người Digan/Gypsy/Romani không có cùng chủng tộc với người Tatar. Họ có thể bắt nguồn từ vùng tây bắc Ấn Độ, thích đời sống lang thang bất định ở châu Âu từ khoảng thế kỷ 14. Người Tatar là người gốc Mông Cổ từ bắc Trung Hoa bành trướng qua từ sau thời Thành Cát Tư Hãn, định cư ở vùng tây Ukraina và Krym từ thế kỷ thứ 13, 14. Vương quốc họ đã từng một thời thống trị nhiều bộ tộc người Nga, thường bắt dân Nga làm nô lệ bán qua các xứ ở phương nam. Về sau thì bị Thổ Nhĩ Kỳ và Nga thao túng, rồi cuối thế kỷ 18 hoàn toàn thuộc Nga.

      Xóa
    4. Vâng. Ở các nước thuộc Liên Xô trước đây, vấn đề dân tộc, sắc tộc khá là gay gắt. Các chuyên gia Diễn Biến Hòa Bình luôn lợi dụng vấn đề này để khuấy đảo ...

      Xóa
  15. Phạm Hoàng Đứclúc 23:59 27 tháng 2, 2014

    Ngày hôm nay, 27/2, Nga đã huy động 150.000 binh sĩ, 880 xe tăng, 90 máy bay và 80 tàu chiến vào cuộc tập trận lớn giáp biên giới Ucraina.

    Trả lờiXóa
  16. Phạm Hoàng Đứclúc 00:12 28 tháng 2, 2014

    Hãng tin Pháp Liberation vừa đưa tin:
    Ngày mai, Thứ Sáu, 28/2, Tổng thống bị lật đổ của Ukraine Viktor Yanukovych sẽ tổ chức một cuộc họp báo tại Rostov-on-Don, thành phố của Nga gần biên giới Ukraina.

    Buổi họp báo dự kiến ​​17 giờ địa phương (14 giờ tại Pháp). Rostov-on-Don mà người Việt thường phiên âm theo tiếng Nga là thành phố "Rastov trên sông Đông", nơi từng có khá nhiều người Việt sống và học tập. "Rastov trên sông Đông" chỉ cách Donetsk- một thành trì của Viktor Yanukovych khoảng 200 km.

    Trả lờiXóa
  17. Ukraina là thử thách đối với tài năng, tinh quyết đoán của Putin đây.

    Trả lờiXóa
  18. Phạm Hoàng Đứclúc 09:06 28 tháng 2, 2014

    An ninh Ukraine chặn xe bọc thép Nga vào thủ phủ của Crimea
    http://sohanews2.vcmedia.vn/zoom/660_360/2014/xe-boc-thep-nga_pouz-38f95-crop1393499776819p.jpg
    Cơ quan an ninh Ukraine SBU đã điều động nhân viên đến Simferopol, thủ phủ nước cộng hòa tự trị Crimea nhằm ngăn chặn đoàn xe bọc thép BTR của Nga đang tiến vào thành phố này.
    Trước đó. theo truyền thông địa phương, có ít nhất 7 xe bọc thép chở quân BTR đang tiến vào Simferopol với lý do để thiết lập các chốt kiểm soát bảo vệ các cơ sở trọng yếu của Hải quân Nga đóng quân tại đây.

    Hãng tin UNIAN trước đó đưa tin xe bọc thép Nga đã xuất hiện xung quanh cứ chính của hạm đội Biển Đen và trước trụ sở Ngôi nhà Moskva Sevastopol.
    Cùng ngày, toàn bộ lực lượng cảnh sát ở Crimea được đặt trong tình trạng báo động sau khi một nhóm các tay súng người Tatars có vũ trang tấn công tòa nhà Quốc hội Crimea.

    Hành động chiếm giữ sau đó đã bị đẩy lui bởi các lực lượng tự vệ gốc Nga, dẫn tới việc chính quyền lâm thời tại Kiev đặt cảnh sát và các binh sĩ thuộc bộ này trong tình trạng báo động.

    Quyền Bộ trưởng Nội vụ Arsen Avakov nhấn mạnh rằng khu vực Simferopol đã bị cách ly "để ngăn chặn đổ máu.

    Trả lờiXóa
  19. Phạm Hoàng Đứclúc 09:27 28 tháng 2, 2014

    Nhà ngoại giao kỳ cựu VN: "Điều tồi tệ nhất ở Ukraine là..."
    (Soha.vn) - Bình luận về tình hình ở Ukraine, TS Nguyễn Ngọc Trường nói: “Tôi không nghĩ nước Nga sẽ trực tiếp đưa quân vào, nhưng Nga có thể hậu thuẫn về mặt quân sự...".

    LTS: Cuộc biến loạn xảy ra ở Ukraine đã thu hút sự quan tâm của dư luận thế giới. Để có cái nhìn toàn diện về vấn đề nóng bỏng này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Trường - Nhà bình luận quốc tế Đài Truyền hình Việt Nam, Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Thụy Điển và Mexico.

    PV: Thưa TS Nguyễn Ngọc Trường, vì sao cuộc cạnh tranh giành ảnh hưởng giữa phương Tây và Nga lại diễn ra ở Ukraine nóng bỏng hơn nhiều quốc gia thuộc Liên Xô cũ khác?

    TS. Nguyễn Ngọc Trường: Đó là do thời điểm lịch sử khác nhau. Hầu hết các nước trong khu vực liên quan đã gia nhập Liên minh châu Âu (EU) và NATO từ những năm 1990, sau khi Liên Xô tan rã và nước Nga suy yếu nghiêm trọng. Nước Nga trong thời kỳ đó lại hướng sang phương Tây, ảo tưởng dựa vào phương Tây để khôi phục và hiện đại hóa nước Nga. Đó là thời kỳ cơ hội vàng cho phương Tây muốn làm gì thì làm và phương Tây đã không bỏ lỡ cơ hội ấy để mở rộng ảnh hưởng về hướng Đông, thu hẹp không gian địa-chiến lược của nước Nga và nhằm kiếm chế nước Nga.

    Bây giờ chỉ còn lại mấy nước mà Nga và phương Tây đang tranh chấp ảnh hưởng, trong đó có Ukraine.

    Từ năm 2000, Tổng thống Putin từng bước khôi phục lại sức mạnh của nước Nga và tích cực triển khai đường lối đối ngoại bảo vệ các lợi ích địa-chính trị của mình. Chiến tranh Grudia năm 2008 là cuộc phản kích đầu tiên của ngước Nga.

    PV: Thiết lập được ảnh hưởng ở Ukraine có lợi như thế nào đối với Nga, và đối với phương Tây, thưa ông?

    TS. Nguyễn Ngọc Trường: Nhìn vào bản đồ châu Âu ta dễ dàng nhận thấy tầm quan trọng của Ukraine: Nước này nằm ở trung tâm địa-chính trị của một khu vực giáp Nga và nhiều nước Đông Âu. Ukraine tiếp giáp biên giới phía Tây của Nga. Nếu nước này gia nhập EU, tiếp đó gia nhập NATO, thì khối quân sự an ninh Bắc Đại Tây dương sẽ áp sát biên giới Nga. Nếu Grudia lại tham gia NATO nữa thì cả ba mặt biên giới Nga đều hiện diện các lực lượng của khối quân sự và an ninh này, có thể gọi là “tam diện mai phục” vậy.

    Năm 2004, Ukraine diễn ra cuộc Cách mạng Cam, bắt đầu quá trình nước này nghiêng về phương Tây. Nhưng kể từ sau khi trở thành quốc gia độc lập, các nhà lãnh đạo Ukraine dù thân Nga hay thân phương Tây vẫn chưa xác định được đường lối đối ngoại phù hợp với vị trí địa-chiến lược của đất nước mình. Yếu về kinh tế, chia rẽ nội bộ, lại chưa có luận thuyết đối ngoại phù hợp, Ukraine dễ dàng chịu sự tác động của các cường lực, nghiêng nghiêng ngả ngả.

    Về mặt kinh tế, đối với một số nền kinh tế lớn của EU, Ukraine đem lại cho họ một vựa lúa mì, thị trường lao động giá rẻ (dường như còn rẻ hơn Trung Quốc) và thị trường tiêu thụ hàng hóa với 45 triệu dân. Đối với Moskva, nếu Ukraine gia nhập Liên minh thuế quan và không gian kinh tế Á-Âu do Nga chủ trì sẽ tăng sức mạnh đáng kể cho không gian địa-chính trị/kinh tế của nước Nga.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phạm Hoàng Đứclúc 09:27 28 tháng 2, 2014

      PV: Trong cuộc biến loạn vừa qua, phe đối lập buộc tội chính phủ dùng cảnh sát bắn vào nhân dân. Nhưng ngược lại, các lực lượng biểu tình cũng hành hung, đập phá (kể cả các tượng đài lịch sử như nguyên soái Kutuzov...). Và sau khi giành lợi thế, họ quay lại hành hung quan chức và những người làm việc cho chế độ cũ. Hiện tượng này nói lên điều gì, thưa ông?

      TS. Nguyễn Ngọc Trường: Phương Tây gọi cuộc biến động chính trị vừa qua là cuộc “cách mạng”, nhưng thực ra đó là cuộc bạo động đường phố giành giật quyền lực quyết liệt. Các lực lượng cực đoan dùng những biện pháp cực đoan để đạt mục tiêu của họ, bất chấp thủ đoạn.
      PV: Ông có thể đưa ra một số dự đoán về phản ứng của Nga, phương Tây trong thời gian tới? Cố vấn an ninh Mỹ đã cảnh báo Nga đừng nghĩ đến việc đưa quân vào Ukraine. Liệu ông Putin có tính đến khả năng sử dụng sức mạnh quân sự ở khu vực này không?

      TS. Nguyễn Ngọc Trường: Cả hai bên đang tính toán đường đi nước bước tiếp theo. Sự tĩnh lặng trước cơn bão chăng? Nhưng dường như phương Tây đắc thắng đang muốn lôi kéo Ukraine nhanh chóng đi vào quỹ đạo của họ, đặt mọi việc trước sự đã rồi.

      Nhưng Nga vẫn duy trì được các đòn bẩy với Ukraine dù ai lên nắm quyền ở Kiev. Đòn bẩy kinh tế có trọng lượng lớn hơn cả, khi Ukraine đang ở bên bờ vực thẳm về kinh tế. Nga có thể nâng mức thuế nhập khẩu đánh vào các mặt hàng của Ukraine. Còn có vũ khí khí đốt.

      Trong khi EU và IMF khó có thể đưa ra những khoản hỗ trợ tài chính đủ lớn (hiện nay mới chỉ huy động được khoảng dưới 1 tỷ USD) để cho phép Ukraine trả hết các khoản nợ, tăng dự trữ ngoại hối và cân bằng ngân sách. 28 nước thành viên EU từ lâu đã bị chia rẽ sâu sắc về việc Ukraine gia nhập EU sẽ khó khăn trong việc chia sẻ gánh nặng cho Ukraine trong khi nền kinh tế của họ cũng đang rất khó khăn. Họ cũng không chào đón người lao động Ukraine tràn sang cạnh tranh việc làm với họ khi tỷ lệ thất nghiệp bình quân tại các nước này trên 10%.

      Tôi không nghĩ nước Nga sẽ trực tiếp đưa quân vào, nhưng Nga có thể hậu thuẫn về mặt quân sự cho những lực lượng đối lập với chính quyền lâm thời ở Kiev.

      PV: Giới phân tích lo ngại khả năng tan rã ở Ukraine, khi nửa phía Đông thân Nga, còn phía Tây muốn hội nhập phương Tây. Ông có cho rằng khả năng này có xảy ra không?

      TS. Nguyễn Ngọc Trường: Đó là một trong các kịch bản được đặt ra. Lãnh đạo những vùng phía Đông Ukraine vừa tuyên bố không thừa nhận các quyết định của Nghị viện Ukraine.

      Xóa
    2. Phạm Hoàng Đứclúc 09:28 28 tháng 2, 2014

      PV: Theo ông, kết cục tốt nhất của cuộc khủng hoảng hiện nay ở Ukraine sẽ như thế nào? Và ở chiều đối ngược, kết cục tệ hại nhất đối với đất nước này là gì, thưa ông?

      TS. Nguyễn Ngọc Trường: Chúng ta hy vọng các bên Ukraine ngồi lại, thảo luận dựa trên thỏa thuận ngày 21/2 hoặc một kịch bản có sửa đổi, được cả Nga và EU đồng bảo trợ. Nhưng có vẻ như những cái đầu nóng say sưa quyền lực không chấp nhận thỏa hiệp.

      Điều tồi tệ nhất là nội chiến.

      Người phương Đông nói: “Cùng tắc biến, biến tắc loạn, loạn tắc thông”. Rất có thể, Ukraine sẽ trải qua một số cuộc khủng hoảng, hỗn loạn còn tồi tệ hơn nữa mới có thể khai thông được bế tắc.

      Thực tế những năm qua ở Ukraine cho thấy không bên nào có thể thành công bằng một “cuộc chiến thắng thua”.

      PV: Một vấn đề cũng được nhiều người quan tâm, đó là số phận của Tổng thống Yanukovych. Liệu ông ta sẽ phải gánh chịu một kết cục như Saddam Hussein, Nicolae Ceausescu và một số lãnh đạo khác sau khi bị phế truất?

      TS. Nguyễn Ngọc Trường: Ông Yanukovych có thể không còn được tất các bên chấp nhận về mặt chính trị, nhưng tôi không nghĩ các nhà lãnh đạo Kremlin sẽ đứng nhìn phía bên kia muốn làm gì thì làm. Sự kiên định của ngoại giao Nga liên quan đến chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad là một chỉ dẫn.

      PV: Ông cho rằng biến loạn Ukraine có ảnh hưởng như thế nào đến Việt Nam?

      TS. Nguyễn Ngọc Trường: Một quốc gia muốn nước ngoài không can thiệp và thao túng vào chính sự của nước mình thì phải thực hiện được đại đoàn kết dân tộc, độc lập tự chủ, tự lực tự cường, tự mình giải quyết công việc của mình. Phải chăm lo dân sinh, dân chủ cho dân mình. Về đối ngoại phải thực hiện được đường lối đối ngoại phù hợp với vị trí địa-chiến lược của nước mình!.

      Xin trân trọng cảm ơn Tiến sỹ đã trả lời phỏng vấn!

      Xóa
  20. NGƯỜI ĐẤT THÉP :lúc 16:39 28 tháng 2, 2014

    NHẮN BẠN CÔNG NÔNG ĐỐI THOẠI :
    Trước đây tôi với bạn có trao đổi về ông Nguyễn Phương Hùng KBCHN...Nay tôi vừa mới đọc bài viết của một tác giả nhan đề "Hòa hợp dân tộc bị xuyên tạc như thế nào ?". trong mục: Nối vòng tay lớn, trên KBCHN. Bài viết khá dài, cung cấp nhiều thông tin, thể hiện quan điểm của người viết, theo tôi là đúng đắn. Tác giả có nêu chuyện ông Nguyễn Phương Hùng...
    Mời bạn vào KBCHN đọc xem có bổ ích chút nào không ?...

    Trả lờiXóa
  21. Bác Người Đất thép quảng cáo những trang khác, ví dụ như trang Sách hiếm trên kia là rất hay chứ trang KBC gì đó của cái tên bỉ ổi, mất dạy Nguyễn Phương Hùng thì không nên chút nào!
    Những tác giả đứng đắn không ai gửi bài đăng ở trang đó.
    Tên Hùng tự ý chép về bài của ai đó thì càng làm xấu đi hình ảnh của tác giả mà thôi!

    Xin nhắc bác!
    Came ơn!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi cũng có suy nghĩ như bạn Khánh Phương.
      Trước đây tôi cũng thỉnh thoảng ghé vào trang của ông Hùng nhưng chỉ thấy nhạt, chỉ thấy một giọng chửi bới những người từng là đồng đội VNCH của ông ta.
      Trên mạng, tôi thấy có ông Minh Trinh, cũng từng là sĩ quan VNCH như ông Hùng. Nhưng ông Minh Trinh dù có phê phán chế độ cũ cũng không bao giờ chửi bới mất mặn mất nhạt như ông Hùng.

      Còn ca ngợi Đảng CS và chính quyền hiện thời thì cũng nên chừng mực, khách quan; ca ngợi những cái đúng thôi. Tôi là đảng viên già, ai ca ngợi ĐCS thì tức là có tôi trong đó. Nhưng nghe ông Hùng ca ngợi nhiều khi thấy đỏ mặt, gai cả người! Chính quyền hiện nay cũng còn nhiều yếu kém, công cuộc chống tiêu cực, tham nhũng chưa được như dân mong đợi. Chỗ này chỗ kia, người này người khác trong bộ máy công chức còn có nhiều sai phạm chứ đâu phải cái gì cũng tốt đâu? Ca ngợi Đảng CS và chính quyền một cách thái quá như ông Hùng hiện nay (cũng như ông Đông La hiện nay) luôn làm cho người đọc cảm thấy thớ lợ, giả dối, đầu môi chót lưỡi, không thật lòng...

      Xóa
    2. Anh đéo tin chú Đảng viên già là đảng viên. Đảng viên gì mà được khen lại xấu hổ. Chú không xứng là đảng viên.

      Xóa
  22. Cám ơn Bác Đất Thép đã giới thiệu bài báo "Hòa hợp dân tộc bị xuyên tạc như thế nào ?" của tác giả DLV. Nhờ Bác Đất Thép tôi mới biết bài này đăng ở địa chỉ http://nguyentandung.org/hoa-hop-dan-toc-bị-xuyen-tac-nhu-the-nao.html - KBCHN đăng lại.
    Bài viết cho người đọc nhiều thông tin quý, có cả thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi lính ngụy. Bác viết : "Thư gửi các ngụy binh",..( Báo Cứu quốc, số 1915, ngày 28/9/1951 ), tác giả dẫn để khẳng định việc gọi những người "quốc gia" là ngụy.
    Tôi cũng có nhìn nhận như mấy nhận xét của các bạn Lê Tấn Hanh, Nguyễn Hoàng Phúc...đồng tình với bạn Quang Thanh : "Bài viết ngắn gọn. súc tích và chính xác 100%, có dẫn chứng cụ thể, phân biệt trắng đen rõ ràng"...
    Chuyện ông Hùng thế nào tôi không biết rõ, nhưng xem mấy Video ông đi thăm Điện Biên, đến viếng Đài Tưởng niệm Liệt sĩ Điện Biên, tôi cho rằng ông có tấm lòng với những người đã hy sinh cho đất nước. Mà hình như ông Hùng đi nhờ xe của Truyền hình ANTV thì phải ?

    Trả lờiXóa
  23. NGƯỜI ĐẤT THÉP :lúc 10:42 1 tháng 3, 2014

    Hiện nay các blog cá nhân, tốt - xấu tung lên mạng quá nhiều. Người đọc phải lựa chọn những trang, bài viết hợp với mình để đọc.Tôi cũng vậy. Tuy nhiên, có những trang đăng những bài "xấu", tôi cũng vào chọn đọc bài cần để hiểu chuyện mặt trái của vấn đề.Tất nhiên là phải dùng đến sự đề kháng cao để chống lại "vi trùng" độc xâm nhập.
    Còn chuyện ông NPH KBCHN ai không biết ông là sĩ quan của chế độ cũ, từng chống cộng đến mức đấng sinh thành chết cũng không về nước chịu tang, vì không ưa cộng sản. Còn nay ông quay sang ủng hộ ta, dù ông còn có chuyện này nọ coi cá nhân mình là lớn, tôi vẫn trân trọng cái "tự diễn biến" của ông. Và chắc không một mình tôi nghĩ như vậy.

    Là độc giả, tôi không có định kiến, tôi nhìn vấn đề, con người không thiên lệch; cái gì họ tốt nói tốt, cái gì họ xấu thì cho là xấu, không phủ nhận cái tốt của người ta. Ở đời, có ai toàn thiện, toàn bích đâu ? Đó là quan điểm nhìn nhận của một con người bình thường, các bạn ạ !!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ai bầu ông NPH là đại biểu xuất sắc của NVHN vậy ku?

      Xóa
  24. Cường Vĩnh Phúclúc 14:24 1 tháng 3, 2014

    Ủa, nhà iem nhớ bác người đất thép đã năm lần bảy lượt chia tay blog rồi mà, hóa ra nhà bác chỉ làm hàng thôi ư? Vưỡn thích và đấu hót tưng bừng, còn em chả, em chả với sức khỏe kém mới lại mắt toét, mắt nhòe.

    Trả lờiXóa
  25. Một thành viên của trang NNN vừa dịch bài báo đăng trên tờ Sự thật Komsomol hôm qua cho thấy một phần lịch sử hiện đại của Nhà nước Ukraina. Các bác quan tâm tham khảo (http://diendan.nuocnga.net/showpost.php?p=125553&postcount=3 )

    Có một bài báo khá thú vị, thể hiện quan điểm độc đáo của nhà báo Aleksey Pankin mới đăng trên tờ Sự thật Komsomol của Nga vào ngày hôm qua.

    Nhà báo Aleksey Pankin sinh năm 1957, tốt nghiệp trường Quan hệ quốc tế Moskva, là Phó tiến sĩ sử học, từng là Giám đốc của nhiều chương trình đào tạo báo chí, từng làm Tổng biên tập một số tờ báo và hiện là Tổng biên tập tạp chí "Chiến lược và thực tiễn". Bài báo của ông hiện đang được tranh luận khá sôi nổi trên trang này.

    Xin dịch luôn để chúng ta tham khảo:

    VINH QUANG UKRAINA, VINH QUANG LENIN!
    (Слава Украине! Ленину слава!)

    Trong lịch sử của đất nước chúng ta, có nhiều sự kiện được trộn lẫn vào nhau, nhưng cũng có những sự kiện trọng đại, mang tính định mệnh.

    Đối với Ukraina, lần đầu tiên, vào tháng Mười Hai năm 1922, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Ukraina đã ký kết Hiệp ước về việc thành lập Liên bang Xô viết. Lần đầu tiên trên bản đồ thế giới, đã xuất hiện sự thành lập Nhà nước có tên Ukraina với đường biên giới được công nhận.

    Một mốc khác - đó là kết thúc của Chiến tranh Thế giới II. Sau đó, nhờ chủ nghĩa anh hùng, sự hy sinh của Hồng quân và ý chí của Stalin đã nhập thêm vào (nguyên bản: đã tiêu diệt-hàm ý giết chết những phần đất này) nước Cộng hòa XHCN Ukraina các tỉnh Lvov, Ternopol Ivano-Frankosk (Đông Galicia), Lutsk và Rovno (Volyn) từ Ba Lan, Zakarpatje (Uzhgorod) từ Tiệp Khắc và tỉnh Chernovits (Bắc Bukovina) từ Rumania.

    Và cuối cùng, vào năm 1954, vùng Crimea của Nga, đồng bằng sông Danube của nước CHXHCN Moldavia cũng đã được nhập vào đất Ukraina.

    Như vậy, nói cho công bằng, tại mỗi điểm dân cư của nước Ukraina độc lập, cần phải có những tượng đài của Lenin, Stalin và Khrushev-những người đã đặt nền móng cho quốc gia Ukraina hiện đại. Đó có thể là một nhóm tượng đài: Lenin đội mũ cát két, Stalin mặc áo choàng nhà binh và Khrushev vận áo dân tộc Ukraina với chiếc kéo trong tay đang cắt bản đồ Trung và Đông Nam Âu.

    (Chú giải của người dịch: Khrushev là người Ukraina có lối ăn mặc rất kỳ dị khi xuất hiện trước công chúng: mặc áo dân tộc Ukraina có cổ thêu hoa văn, rồi khoác áo Comple ra ngoài).

    Nếu dựng một clip, sẽ cần có phải những nhân vật này (phần này dài dòng không cần dịch-ND ), nhưng trên tất cả, vĩ nhân Leonid Brezhnev cần phải được xuất hiện như một vầng dương. Vị lãnh tụ vĩ đại này có quê hương là Dnepropetrovsk (Ucraina), đã 18 năm lãnh đạo cường quốc Liên xô. Dưới thời ông, cường quốc này đã đạt được một sự bình an và thịnh vượng chưa từng có trong lịch sử chung của chúng ta. Ngày nay, thời đó thường được gọi là thời kỳ "trì trệ", nhưng những người hiện nay đang sống trong thời kỳ thú vị của những thay đổi dân chủ đầy sóng gió vẫn luôn hồi tưởng về nó một cách sâu sắc.

    Vậy thì thật uổng công cho những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc Ukraina đang phá hoại tượng đài Lenin và các chiến sĩ giải phóng quân (Hồng quân LX-ND). Sự vong ân bội nghĩa luôn có thuộc tính của một chiếc Boomerang.

    Nguồn dịch:
    http://www.kp.ru/daily/26200/3087177/?cp=0#comment

    Trả lờiXóa
  26. V. Putin yêu cầu Quốc Hội cho phép sử dụng quân đội trên lãnh thổ Ukraina cho đến khi tình hình ổn định trở lại.

    http://ria.ru/politics/20140301/997687424.html

    Trả lờiXóa
  27. Русская душа, китайский ум и чекистское сердце
    Tâm hồn Nga, trí tuệ Trung Quốc và trái tim KGB

    Những gì tổng thống sắp đem đến cho chúng ta? Thời thơ ấu và những quan tâm khi trưởng thành của Vladimir Putin, môi trường quanh người đứng đầu nhà nước và quyển nhật ký của người huấn luyện viên Judo - tất cả cho thấy rằng nhà lãnh đạo Nga có tâm hồn Nga bình thường, nhưng có tư chất rất đặc biệt.

    Tư tưởng lãng du đây đó gắn liền với tâm hồn Nga. "Nhà nghiên cứu Địa lý về tâm hồn Nga" Berdyaev đã viết: "Tâm hồn Nga không ở yên một chỗ, nó không phải là một tâm hồn phàm tục thiển cận, không là kiểu tâm hồn cục bộ địa phương. Ở Nga, trong tâm hồn con người có sự tìm tòi không ngừng nghỉ ... "

    Du lịch - niềm đam mê Putin. Tháng 9 năm 2010, trong 11 ngày ông đã dành 29 giờ đi trong không trung, bay hơn 24.000 km. Trên chiếc xe "Lada Kalina" ông đã lái hơn 2500 dặm qua vùng Viễn Đông và Siberia.

    Tháng 11 năm 2010, Putin đã thử trên xe đua "Thể thức 1": trong một vài giờ người đứng đầu chính phủ đã điều khiển chiếc xe đua, tăng tốc đến 240 km một giờ.

    Trước đó, ông Putin đã có mặt trong buồng lái trên máy bay ném bom chiến lược Tu-160, máy bay tiêm kích Su-25UB và Su-27UB, chữa cháy rừng từ trên không trung trong máy bay lội nước Be-200ES.

    Ông đã đi ra biển trên một chiếc tàu ngầm hạt nhân và lặn xuống đáy hồ Baikal trong chiếc Tiềm Thủy Cầu. Và cuối cùng, ông đã xuất hiện trên chiếc "Harley" màu đen giữa các thành viên hội môtô. Ông không mệt mỏi gầy dựng một hình ảnh của "gã lãng du" đã in sâu trong trái tim của mỗi người dân Nga.

    Nhưng trí tuệ của Putin, có lẽ là trí tuệ Trung Quốc.
    Thế có gì trong trí tuệ của người Trung Quốc? Người Trung Quốc chưa bao giờ đối lập lẫn nhau giữa các hình thức khác nhau của hệ thống chính trị - chế độ quân chủ, quân phiệt và dân chủ. Họ chỉ phân biệt ở thời kỳ "trật tự" và "rối loạn". Nguyên tắc cầm quyền rất cá nhân ở Trung Quốc chưa bao giờ bị đặt thành vấn đề. Và ngày nay thỉnh thoảng vẫn có những tranh cãi: không có lý tưởng khác ngoài lý tưởng cộng sản, và Đảng Cộng sản Trung Quốc vẫn giữ vị trí thống trị, mặc cho các khả năng khác trong thực tế chỉ đơn giản là không tồn tại.

    Căn cứ vào những ghi chép trong nhật ký, ông Putin - một người am hiểu và ngưỡng mộ Khổng Tử. Nho giáo trở thành hệ tư tưởng chính thức của nhà nước Trung Quốc và là nhân sinh quan cần thiết cho tất cả các quan chức. Các quan chức cấp càng cao càng cần cẩn thận tuân thủ các nghi thức đặc biệt, các qui tắc ứng xử của "công chức".

    Khổng Tử là một người theo thuyết bất khả tri luận. Ông chỉ tin vào giá trị được hình thành một cách đúng đắn của xã hội loài người. Khổng Tử không tham gia trong các vấn đề liên quan đến thế giới bên kia (thế giới tâm linh). Ông đã dạy rằng bất cứ ai cũng có thể sống như một quân tử, "một người cao quý". Khổng Tử đã truyền đạt ý tưởng Trung Quốc theo "đường vòng", mà không đưa ra những kết luận rõ ràng.

    V. Putin đã đến cái nôi của Thiếu Lâm Tự như để chiêm nghiệm Á Đông
    (còn tiếp)

    Nguồn tại đây:http://sovsekretno.ru/articles/id/3033
    Lược dịch: Kóc Khơ Me.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Русская душа, китайский ум и чекистское сердце
      Tâm hồn Nga, trí tuệ Trung Quốc và trái tim KGB (tiếp theo)

      Và thái độ của Putin trong tôn giáo truyền thống Chính Thống giáo Nga, Hồi giáo và Do Thái giáo có thể được gọi là thực dụng. Tôn giáo chỉ đóng một vai trò khiêm tốn trong việc làm "hài hòa" tình cảm người dân. Ví dụ, chính quyền trả tiền thuê các biểu tượng văn hóa-lịch sử, biểu tượng tinh thần, tôn giáo cho Giáo Hội Chính Thống Nga để đổi lấy sự ủng hộ cho chính quyền.

      V. Putin là vị Tổng thống Nga đầu tiên đã đến với Nhà Thờ Cổ Athos

      Chúng ta không còn sống trong nước Nga hậu Xô Viết, mà trong nước Nga "hậu Nga." Liên Xô đã biến mất mãi mãi cùng với giấc mơ Cộng sản, nhưng sự trở lại những lý tưởng truyền thống của "Thánh Nga" trong 12 năm tiếp theo chưa thấy có trong kế hoạch. Tôi đoán rằng Putin đã chọn cách thứ ba, không giống với chủ nghĩa cộng sản, và truyền thống lịch sử Nga. Một trong số đó tên gọi là - Eurasianism.

      Lai thuyết Eurasianism, xuất hiện vào những năm 20 của thế kỷ trước, đem nước Nga đối lập với Châu Âu "mục nát" và kêu gọi nước Nga hướng nhiều hơn về phía "Châu Á thích hợp và đang phát triển thịnh vượng". Những người theo lai thuyết Euaianism đã xem tôn giáo chỉ là một trong số các đặc thù của "sự phát triển địa phương" của một quốc gia.

      Để hỗ trợ cho "Eurasianism" sẽ là "... vô số các nhà kinh tế giàu có của Nga, là một trong những quân đội hùng mạnh nhất thế giới, những kinh nghiệm tổ chức phong phú của các GPU, một nguồn lực tâm lý bao la của lòng tự tôn dân tộc đang bị xúc xiểm, là thói quen của dân chúng tự chia thành một bên là đại biểu được bầu chọn nắm quyền và bên kia là đám dân chúng ngoan ngoãn phục tùng chỉ với một khát khao tinh thần là được sống yên ổn an bình, có một công việc với đồng lương kha khá", điều mà gần một trăm năm trước nhà triết học nổi tiếng của Nga FA Stepun đã dự đoán.

      Thử xem rằng chúng ta đang ở bên cạnh một nhà nước chưa từng có. Một nước Nga Mới có một trí thông minh Trung Quốc, một tâm hồn Nga, hòa quyện với nhau bởi trái tim KGB. Và có vẻ như đã đến lúc mà môn nghệ thuật phổ biến nhất ở Nga không còn là phim ảnh nữa, mà là kimono.

      ... Hãy thử hình dung bức tranh sau. Thị trấn cổ xưa của nước Nga xa xa trong đất nước bao la bát ngát, khu đất hoang vắng đìu hiu với cái tháp canh cũ kĩ, cái nhà thờ rách nát; một tượng đài Lenin bên cạnh tòa nhà kệch cỡm, nơi có cái sàn nhảy mang tên "nỗi buồn màu xanh lá cây". Ở giữa khu đất một người đàn ông say khướt khoác chiếc áo bạc màu đang nhảy nhót. Với điệu bộ của một con gấu chuyên làm xiếc, ông vỗ vỗ vào ngực của mình, và bất ngờ dậm đôi ủng da lấm đầy bùn đất. Khuôn mặt người đàn ông bê bết dưới lớp phấn màu rực rỡ ... tựa như cái mặt nạ oai vệ nghiêm dữ của một con rồng Trung Quốc. Lẽ nào đấy lại là một biểu tượng dữ dội của nước Nga tương lai?

      Nguồn tại đây:http://sovsekretno.ru/articles/id/3033
      Lược dịch: Kóc Khơ Me.
      Bài này được post ngày 02.02.2012 tại http://diendan.nuocnga.net/showpost.php?p=103138&postcount=396

      Xóa