Chủ Nhật, 2 tháng 3, 2014

Слава Украине! Ленину слава!

В каждом украинском городе должны стоять памятники Ленину, Сталину и Хрущёву как отцам-основателям украинского государства
В истории нашей Родины много намешано всякого разного, но есть события монументальные, судьбоносные. Для Украины это, в первую очередь, декабрь 1922 года, подписание Украинской Советской Социалистической Республикой союзного договора об образовании Союза Советских Социалистических Республик. Впервые в истории на карте мира появилось государственное образование с названием Украина и признанными границами.
Другая веха – окончание Второй мировой войны. Тогда благодаря героизму и жертвам воинов-освободителей и волею Сталина к УССР были прирезаны Львовская, Тернопольская и Ивано-Франковская области (Восточная Галиция), Луцк и Ровно (Волынь) от Польши, Закарпатье (Ужгород) от Чехословакии и Черновицкая область (Северная Буковина) от Румынии.
И, наконец, 1954 год, когда от России Украине был передан Крым, а от Молдавской ССР – устье Дуная.
Так что, по справедливости, в каждом населённом пункте независимой Украины должны стоять памятники Ленину, Сталину и Хрущёву как основоположникам современного украинского государства. Это может быть и одна многофигурная композиция: Ленин к кепке, Сталин во френче и Хрущев в «вышиванке» с ножницами в руках перекраивают карту Центральной и Юго-Восточной Европы.
Возможно и мультимедийное решение мемориала. Из хаоса революций, интервенций и Гражданской войны подобно Афродите из пены возникает Украина; звучит ленинский голос с картавинкой: «Есть такое государство!». Далее на фоне вихрей яростных атак Великой Отечественной и мрачной фигуры усатого грузина с трубкой в зубах на карте УССР подобно звездам зажигаются новые земли. И, наконец, жизнерадостный Хрущев как хлеб-соль преподносящий Украине Крым. И над всем этим словно ясное солнышко восходит могучая фигура Леонида Ильича Брежнева, великого украинского днепропетровского вождя, 18 лет правившего советской сверхдержавой. При нем она достигла небывалого для всей нашей общей истории спокойствия и благоденствия. Сегодня это период называется «застой» и именно по нему остро ностальгируют люди, живущие в интересные времена бурных демократических преобразований.
Так что зря украинские националисты ломают памятники Ленину и воинам-освободителям. Чёрная неблагодарность имеет свойство бумеранга.
 Алексей ПАНКИН/ Sự thật Komsomol
*****
Lời người dịch: Có một bài báo khá thú vị, thể hiện quan điểm độc đáo của nhà báo Aleksey Pankin mới đăng trên tờ Sự thật Komsomol của Nga vào ngày hôm qua.
Nhà báo Aleksey Pankin sinh năm 1957, tốt nghiệp trường Quan hệ quốc tế Moskva, là Phó tiến sĩ sử học, từng là Giám đốc của nhiều chương trình đào tạo báo chí, từng làm Tổng biên tập một số tờ báo và hiện là Tổng biên tập tạp chí "Chiến lược và thực tiễn". Bài báo của ông hiện đang được tranh luận khá sôi nổi trên trang này.
Xin dịch luôn để chúng ta tham khảo.
****** 
 VINH QUANG UKRAINA, VINH QUANG LENIN!
(Слава Украине! Ленину слава!)
В каждом украинском городе должны стоять памятники Ленину, Сталину и Хрущёву как отцам-основателям украинского государства
Trong mỗi thành phố Ucraina cần phải xây dựng các tượng đài Lê Nin, Stalin và Khorusop như những người cha- người sáng lập Nhà nước Ucraina
Trong lịch sử của đất nước chúng ta, có nhiều sự kiện được trộn lẫn vào nhau, nhưng cũng có những sự kiện trọng đại, mang tính định mệnh.
Đối với Ukraina, lần đầu tiên, vào tháng Mười Hai năm 1922, nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Ukraina đã ký kết Hiệp ước về việc thành lập Liên bang Xô viết. Lần đầu tiên trên bản đồ thế giới, đã xuất hiện sự thành lập Nhà nước có tên Ukraina với đường biên giới được công nhận.
Một mốc khác - đó là kết thúc của Chiến tranh Thế giới II. Sau đó, nhờ chủ nghĩa anh hùng, sự hy sinh của Hồng quân và ý chí của Stalin đã nhập thêm vào (nguyên bản: đã tiêu diệt-hàm ý giết chết những phần đất này) nước Cộng hòa XHCN Ukraina các tỉnh Lvov, Ternopol Ivano-Frankosk (Đông Galicia), Lutsk và Rovno (Volyn) từ Ba Lan, Zakarpatje (Uzhgorod) từ Tiệp Khắc và tỉnh Chernovits (Bắc Bukovina) từ Rumania.
Và cuối cùng, vào năm 1954, vùng Crimea của Nga, đồng bằng sông Danube của nước CHXHCN Moldavia cũng đã được nhập vào đất Ukraina.
Như vậy, nói cho công bằng, tại mỗi điểm dân cư của nước Ukraina độc lập, cần phải có những tượng đài của Lenin, Stalin và Khrushev-những người đã đặt nền móng cho quốc gia Ukraina hiện đại. Đó có thể là một nhóm tượng đài: Lenin đội mũ cát két, Stalin mặc áo choàng nhà binh và Khrushev vận áo dân tộc Ukraina với chiếc kéo trong tay đang cắt bản đồ Trung và Đông Nam Âu.
(Chú giải của người dịch: Khrushev là người Ukraina có lối ăn mặc rất kỳ dị khi xuất hiện trước công chúng: mặc áo dân tộc Ukraina có cổ thêu hoa văn, rồi khoác áo Comple ra ngoài).
Nếu dựng một clip, sẽ cần có phải những nhân vật này (phần này dài dòng không cần dịch-ND ), nhưng trên tất cả, vĩ nhân Leonid Brezhnev cần phải được xuất hiện như một vầng dương. Vị lãnh tụ vĩ đại này có quê hương là Dnepropetrovsk (Ucraina), đã 18 năm lãnh đạo cường quốc Liên xô. Dưới thời ông, cường quốc này đã đạt được một sự bình an và thịnh vượng chưa từng có trong lịch sử chung của chúng ta. Ngày nay, thời đó thường được gọi là thời kỳ "trì trệ", nhưng những người hiện nay đang sống trong thời kỳ thú vị của những thay đổi dân chủ đầy sóng gió vẫn luôn hồi tưởng về nó một cách sâu sắc.
Vậy thì thật uổng công cho những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc Ukraina đang phá hoại tượng đài Lenin và các chiến sĩ giải phóng quân (Hồng quân LX-ND). Sự vong ân bội nghĩa luôn có thuộc tính của một chiếc Boomerang.

Nguồn dịch:
http://www.kp.ru/daily/26200/3087177/?cp=0#comment 
======

13 nhận xét:

  1. Cảm ơn Aleksey Pankin.Hy vọng công lao của các bậc vĩ nhân kiệt xuất sẽ mãi mãi không bị quên lãng.

    Trả lờiXóa
  2. Chúng có thể phá đổ tượng Lê Nin
    Nhưng Nguời sống mãi.
    Và với hành động của chúng, Người trở thành bất tử!

    Trả lờiXóa
  3. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  4. Công Nông đối thoạilúc 18:39 2 tháng 3, 2014

    Chống lệnh chính phủ, soái hạm của hải quân Ukraine treo cờ Nga
    http://sohanews2.vcmedia.vn/zoom/660_360/2014/U4_soha.vn-5f509-crop1393723118043p.jpg
    Soái hạm Hetman Sahaidachny của hải quân Ukraine

    (Soha.vn) - Soái hạm của hải quân Ukraine đã treo cờ hải quân Nga trên đường về trở về Ukraine sau khi thực hiện nhiệm vụ chống hải tặc cùng NATO.

    Tờ RT News (Nga) đưa tin soái hạm của hải quân Ukraine, khinh hạm Hetman Sahaidachny đã từ chối tuân thủ mệnh lệnh từ phía chính quyền mới của Kiev. Con tàu đã treo cờ Nga trên đường về trở về Ukraine sau khi thực hiện nhiệm vụ chống hải tặc cùng NATO.

    Hiện tại không rõ vị trí của con tàu này nhưng thông tin trên đã được một thượng nghị sĩ của Nga xác nhận với tờ Izvestia, khẳng định rằng con tàu đã về phe Nga.

    "Soái hạm Hetman Sahaidachny của Hải quân Ukraine đã đứng về phía chúng tôi. Con tàu treo cờ St Andrew" - Thượng nghị sĩ Igor Morozov, thành viên ủy ban các vấn đề quốc tế của Nga cho biết.

    Ông cho hay con tàu đang trên đường trở về biển Đen sau cuộc tập trận ở Địa Trung Hải.

    Theo tờ Kiev Times, Thủ tướng mới của Ukraine, Arseniy Yatsenyuk đã yêu cầu người đồng cấp của Thổ Nhĩ Kỳ, Recep Tayyip Erdogan không cho phép chiến hạm này đi qua eo biển Bosporus để vào Biển Đen.

    Theo như dự kiến đến khoảng đầu tháng 3, chiến hạm này sẽ trở về Sevastopol nhưng với tình hình hiện tại, không rõ con tàu có thể đi qua được eo biển Bosporus hay không?

    Trả lờiXóa
  5. Muốn tìm hiểu sự thật những gì đang diễn ra ở Ucr thì cần phải tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của đất nước này,
    Đúng như tác giả Алексей ПАНКИН đã viết trong bài: Người Ucr cần cảm ơn Lê Nin, Stalin và Khrusop. Họ chính là những người khai sinh ra quốc gia Ucr với biên giới lãnh thổ như hiện nay.

    Lịch sử đau thương của dân Ucr từ sau thời kỳ huy hoàng của Nước Nga Kiep (thế kỷ thứ 9 đến 12) bị chìm đắm trong xâu xé tranh giành giữa các thế lực châu Âu và châu Á. Nước Nga Kiep bị xóa sổ trên bản đồ thế giới hàng trăm năm.
    Chỉ có Lê Nin cùng những ng Bolsevich mới có thể tạo dựng lại dc quốc gia Ucr có biên giới quốc gia được thế giới công nhận. Stalin là ng có công lấy lại một số vùng lãnh thổ cho Ucr bị mất trước đó. Tất nhiên, việc chiếm lại những phần đất phía Tây Ucr từ kẻ xâm lược trước đó là Ba Lan, Đức... có gây ra làn sóng bất bình từ các quốc gia này. Những ng chống đối chính quyền Ucr tại các tỉnh phía Tây này bị xử lý, bị trục xuất... làm cho những kẻ đó và con cháu họ có cớ thù hằn Stalin. Những ng này vẫn âm thầm nuôi chí phục dựng lại chế độ phát xít tại đây.
    Khrupsop vốn là 1 ng Ucr. Dù là ng Cộng sản nhưng ông ta vẫn thiên vị cho Ucr. Khi đã nắm toàn quyền quyết định ở Liên Xô, năm 1954 cắt Crưm từ Nga về cho Ucr và 1 phần đất Moldavi cũng bị mất về Ucr...

    Nhìn chung, thời Xô Viết, dưới sự bảo trợ của Đảng CS Liên Xô, nước Ucr được quá nhiều. Leonid Brezhnev- có quê hương là Dnepropetrovsk (Ucraina), đã 18 năm lãnh đạo cường quốc Liên xô. Dưới thời ông, cường quốc này đã đạt được một sự bình an và thịnh vượng chưa từng có trong lịch sử chung, trong đó có Ucr- nước cộng hòa chỉ đứng thứ 2 sau Nga trong đại gia đình 15 nuwcs CH anh em...

    Trả lờiXóa
  6. Phạm Hoàng Đứclúc 19:52 2 tháng 3, 2014

    Các cơ quan truyền thông của Nga đã công khai đưa tin v/v Nga đã và đang đưa quân đến Ucraina.

    Đài Tiếng nói nước Nga:
    ---
    Các đơn vị quân đội Nga chiếm cứ một sân bay cũ ở phía bắc Crưm
    http://m.ruvr.ru/data/2014/03/02/1310936481/4RIAN_02389788.LR.ru.jpg
    Trung tâm Điều tra báo chí đưa tin, quân đội Nga đang chiếm cứ một sân bay cũ ở thị trấn Dzankoi, phía bắc bán đảo Crưm.

    Các quân nhân mang súng trường và súng máy đứng dải dọc chu vi sân bay quân sự cũ, xe ô tô tiếp tục đến Crưm trên trục đường cao tốc Kharkov – Simferopol, thực hiện dừng ở Dzankoi.

    Kể từ chiều qua, tại Crưm đã xuất hiện các xe buýt và xe con chở người Nga mang quân phục không rõ dấu hiệu. Theo người dân địa phương, hành khách trên xe buýt nói họ là người Cô-dắc.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phạm Hoàng Đứclúc 19:55 2 tháng 3, 2014

      Ông Putin nói với Tổng thư ký LHQ: Nga sẽ không cho phép để xảy ra bạo lực đối với công dân Nga
      Trong một cuộc điện đàm Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon đã thảo luận tình hình khủng hoảng ở Ukraina, - cơ quan thông tin báo chí điện Kremlin thông báo.

      "Ông Putin nhắc rằng, trong trường hợp leo thang bạo lực với người nói tiếng Nga ở các khu vực phía đông Ukraina và Crưm, Nga không thể đứng ngoài và sẽ áp dụng các biện pháp cần thiết trong khuôn khổ luật pháp quốc tế," – thông tin cho biết.

      Cả hai bên đều nhấn mạnh sự cần thiết ngăn chặn cuộc khủng hoảng ở Ukraina leo thang hơn nữa.

      Xóa
  7. Tình hình Ukraina đến 19h ngày 02.03.2014 theo giờ GMT+7:

    Các quân nhân quân đội Ukraina tại Crưm đồng loạt rã ngũ, số còn lại cùng với vũ khí và quân cụ đặt dưới sự kiểm soát của lực lượng tự vệ địa phương để giữa gìn trật tự khu vực. Phó Thủ tướng thứ nhất Crưm Rustam Temirgaliev tuyên bố tại Crưm không còn đơn vị nào có khả năng chiến đấu của quân đội Ukraina.

    Các nhân viên an ninh Berkut từ các vùng lãnh thổ Ukraina mong muốn nhận được được hộ chiếu Nga cho mình và người thân vì “chúng tôi không còn con đường nào khác, nhà nước đã phản bội chúng tôi, truy tố và thanh trừng chúng tôi” ("Выбора у нас просто нет: государство нас предало, нам угрожают уголовным преследованием, люстрацией")

    Xô viết tối cao Crưm hứa sẽ mở rộng quyền hạn của người Tatar trong Hiến pháp sửa đổi và để ngỏ khả năng sát nhập thành phố Sêvastopol vào Crưm trong cuộc trưng cầu dân ý sắp tới.

    Còn lại là tuyên bố của J. Kerry và cuộc họp kín của Quốc hội Ukraina.

    Một ngày chủ nhật bình yên!

    Trả lờiXóa
  8. Cảm ơn bác Koc Khơ Me đã giới thiệu đến Google.tienlang bài báo này!
    Bác Koc Khơ Me cho em gửi lời cảm ơn thành viên hungmgmi- thành viên Diễn đàn Nước Nga trong tôi- người đã giới thiệu và dịch ra tiếng Việt bài báo này!
    Mà cũng tiếc: Tại sao sự kiện nóng bỏng khến cả thế giới đang phải quan tâm này được nhắc đến khá mờ nhạt trên Diễn đàn Nước Nga?
    Thật uổng vì em biết, các bác ở đó có nhiều thông tin về đề tài này...

    Trả lờiXóa
  9. Hội đồng thành phố Sevastopol tuyên bố không phục tùng chính quyền trung ương

    Tại phiên họp bất thường hôm 1/3/2014, Hội đồng thành phố Sevastopol (thành phố trực thuộc trung ương ở bán đảo Crưm, nơi có căn cứ của Hạm đội Biển Đen Nga) đã thông qua nghị quyết không phục tùng chính quyền mới ở Kiev.

    “Chúng tôi, các đại biểu Hội đồng thành phố Sevastopol, tuyên bố không công nhận chính quyền ở Kiev, lên nắm quyền điều hành nhà nước bằng con đường đảo chính vũ trang. Chúng tôi cho rằng chính quyền đó là không hợp pháp. Chúng tôi cương quyết nói “KHÔNG” với chính quyền Maidan mới tại thành phố anh hùng Sevastopol!”, - bản tuyên bố của Hội đồng thành phố viết.

    Hội đồng thành phố Sevastopol cũng quyết định công nhận quyền hạn của Ủy ban điều phối trong tổ chức cuộc sống tại địa bàn thành phố và tuyên bố ủng hộ Thị trưởng được dân bầu Aleksei Chalyi.

    Các đại biểu cũng quyết định tham gia cuộc trưng cầu dân ý đã được chính quyền Cộng hòa tự trị Crưm ấn định vào ngày 30 tháng ba và gửi toàn văn bản tuyên bố cho Tổng thống Victor Yanukovich, được Hội đồng thành phố công nhận vẫn là Tổng thống hợp pháp của Ucraina.

    Trả lờiXóa
  10. Lịch sử hình thành lãnh thổ Ukraina: http://www.militaryphotos.net/forums/attachment.php?attachmentid=210886&d=1386643518

    Trả lờiXóa