Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014

UCRAINA ĐANG MẤT DẦN CRƯM

Cờ Crimea và cờ Nga tập trung trước tòa nhà nghị viện Crimea
Trong phiên họp bất thường ngày 27/2, Nghị viện nước Cộng hòa tự trị Crưm đã biểu quyết bất tín nhiệm và chấm dứt hoạt động của Hội đồng Bộ trưởng nước Cộng hòa tự trị Crưm . Đồng thời Nghị viện đã bỏ phiếu chấp thuận việc đưa ông Serhiy Aksenov, lãnh đạo đảng Nước Nga Thống nhất, trở thành Chủ tịch mới của Hội đồng Bộ trưởng. Ngay lập tức, ông Aksenov cam kết trung thành với Tổng thống bị phế truất Viktor Yanukovych, nói rằng vẫn coi ông Yanukovych là nguyên thủ hợp pháp của Ukraine. Cơ quan lập pháp Crimea hôm qua thông báo, ngày 25/5 sẽ tổ chức trưng cầu dân ý để mở rộng quyền tự trị của khu vực này.


Chiều qua, tại thành phố Rastop trên Sông Đông (Nga), ông Viktor Yanukovych đã tổ chức cuộc họp báo. Tại đây ông tuyên bố ông vẫn là tổng thống hợp pháp và cho rằng Nga nên sử dụng tất cả các phương tiện đang có để ngăn chặn sự hỗn loạn và khủng bố ở Ukraine. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh rằng "dứt khoát phản đối" việc Nga tiến quân vào Ucraina.

"Nga không thể thờ ơ, đứng sang một bên để mặc số phận của một đối tác lớn như Ukraina. Nga phải sử dụng tất cả các phương tiện đang có để ngăn chặn sự hỗn loạn và khủng bố đang diễn ra ở Ukraine hiện nay," - ông Viktor Yanukovych nói.

Tổng thống Ukraina Viktor Yanukovych giải thích ông phải rời khỏi Ukraine bởi có những báo cáo về mối đe dọa đối với ông và gia đình.

"Tôi không chạy trốn đi đâu và ra đi không chỉ một mình" - Tổng thống nói thêm rằng ông đến Kharkov để gặp các cộng sự của mình.

Viktor Yanukovych cũng nói rằng ông sẽ quay trở lại Ukraine khi sự an toàn cho ông và gia đình được đảm bảo.

Bình luận về sự kiện Nghị viện nước Cộng hòa tự trị Crưm quyết định trưng cầu ý dân, Chủ tịch Ủy ban Duma quốc gia Nga về đối ngoại Alexei Pushkov nhận định, Crưm có quyền tổ chức cuộc trưng cầu về quyền tự quyết. Nghị sĩ nói rằng, cuộc trưng cầu ý dân là cơ sở lập pháp và hợp pháp cho việc thay đổi qui chế Crimea, trong trường hợp hầu hết người dân bỏ phiếu ủng hộ.

Liên quan đến tình hình bán đảo Crưm, mới đây, Đại diện thường trực của Hoa Kỳ tại Liên Hợp Quốc Samantha Power phát biểu trong cuộc họp của Hội đồng Bảo an về tình hình ở Ukraina. Theo đó, ông đưa ra ý kiến gửi đoàn trung gian quốc tế đến Crưm để khởi động cuộc đàm phán hòa bình với sự tham gia của tất cả các bên Ukraina. Tạo sứ đoàn trung gian cũng là ý kiến của đại diện Vương quốc Anh Mark Lyall Grant. Tuy nhiên, ý tưởng này bị đại diện của Nga bác bỏ. Ông Vitaly Churkin đại diện thường trực của Nga tại tổ chức thế giới tuyên bố rằng Nga phản đối việc ràng buộc Crưm bằng sứ mệnh hòa giải để khắc phục tình hình trên bán đảo. “Cần hỏi chính quyền Crưm xem họ nghĩ gì về điều này. Chúng tôi phản đối áp đặt môi giới”, - ông nhấn mạnh.

Như vậy, dù Nga không đưa quân vào Crưm nhưng trên thực tế, Ucraina đang dần dần mất khu vực vô cùng quan trọng này.

Lê Hương Lan 
--------
Khi chúng tôi vừa nhấn nút đăng bài này thì nhận thêm thông tin: Báo Tin tức của Thông tấn xã VN cũng vừa đăng bài này:
-------

Ukraine: Thủ tướng Crimea yêu cầu Nga giúp khôi phục hòa bình

Ngày 1/3, Thủ tướng mới được chọn của Cộng hòa tự trị Crimea tại khu vực miền Nam Ukraine, ông Sergiy Aksyonov, đã kêu gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin giúp khôi phục "hòa bình và ổn định" ở bán đảo trên Biển Đen này, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng do sự chống đối của khu vực này với giới lãnh đạo vừa mới lên nắm quyền ở Kiev hồi tuần trước.    

Lực lượng vũ trang bí mật tuần tra bên ngoài sân bay Simferopol. Ảnh: AFP

Trong một tuyên bố được đăng tải trên truyền thông địa phương và truyền hình Nga, ông Aksyonov nêu rõ: "Chịu trách nhiệm trước tính mạng và an ninh của công dân, tôi đề nghị Tổng thống Nga Putin giúp đảm bảo hòa bình và ổn định tại vùng lãnh thổ Crimea".    

Vị thủ tướng thân Nga này cũng tuyên bố đang kiểm soát toàn bộ các lực lượng vũ trang, cảnh sát, cơ quan an ninh, các đơn vị an ninh của bộ nội vụ, cơ quan thuế và lính biên phòng trong khu vực. Theo ông Aksyonov, tất cả phải tuân theo chỉ thị của ông và những sĩ quan không đồng tình sẽ phải rời bỏ chức vụ.    

Ông Aksyonov, lãnh đạo đảng ủng hộ Nga ở bán đảo Crimea, được cơ quan lập pháp Crimea bổ nhiệm làm thủ tướng hôm 27/2.

TN
============ 
Đồng thời, cách đây vài phút, báo Tiếng nói Nước Nga cũng đưa tin sốt dẻo:
------

1.03.2014, 11:40
In bài Gửi mail cho bạn Bổ sung vào blog


© Photо: «The Voice of Capital»
Bộ Quốc phòng Ukraina đã có thông tin về kế hoạch chiếm Crưm. Đó là tin đưa của Reuters, dẫn nguồn ẩn danh trong Bộ này thông báo với hãng tin rằng "có những đối tượng cấp tiến dự định nắm hòan tòan quyền kiểm soát với bán đảo".
Được biết, chiến dịch đặc biệt của các nhân vật cấp tiến dự trù thực hiện vào sáng 2 tháng Ba.
=======
Mời xem bài liên quan































Mời xem các bài viết liên quan khác:







Nếu còn thời gian, mời xem các bài liên quan dưới đây:









































































23 nhận xét:

  1. Treo cờ Nga trên đất Ucraina có phải là hành động phản bội tổ quốc của người Ucraina hay là hành động xâm lược của Nga? Theo Nga hay Châu Âu sẽ tốt hơn cho Ucraina?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ukrain nằm cạnh nước Nga, buôn bán nhiều với nước cường quốc này thì nên có quan hệ tốt, chứ theo Âu mà bài Nga thì chỉ có phiền phức mà thôi. Có khi vào được khối EU lại mất nhân tài vì những người có khả năng là xin visa chạy qua Tây Âu làm việc hết.

      Xóa
  2. Lực lượng thân Nga đã hoàn toàn làm chủ CRưm rồi!
    Sao hãng Reuters lại đưa tin sáng mai 2/3, họ mới tiến hành kế hoạch này?
    ---------------------
    Phát hiện kế hoạch đánh chiếm Crimea của lực lượng cấp tiến thân Nga?
    51 phút trước - An ninh thủ đô
    Phát hiện kế hoạch đánh chiếm Crimea của lực lượng cấp tiến thân Nga?. Hãng tin Anh Reuters cho biết, Bộ quốc phòng Ukraine đã nắm được thông tin về một kế hoạch chiếm giữ Crimea của lực lượng cấp tiến thân Nga.
    ANTĐ - Hãng tin Anh Reuters cho biết, Bộ quốc phòng Ukraine đã nắm được thông tin về một kế hoạch chiếm giữ Crimea của lực lượng cấp tiến thân Nga.

    Reuters dẫn nguồn tin giấu tên trong Bộ quốc phòng Ukraine thông báo rằng, "có những đối tượng cấp tiến dự định nắm hoàn toàn quyền kiểm soát với bán đảo".

    Nguồn tin cho biết, chiến dịch đặc biệt của các nhân vật cấp tiến dự trù thực hiện vào sáng ngày 2-3.

    Hiện nay, âm mưu chiếm đóng Crimea chưa có liên hệ gì với lực lượng Nga đồn trú ở Sevastopol, nhưng một loạt các hành động của lực lượng thân Nga ở đây làm người ta lo ngại. Về phía mình, Nga cũng đã tuyên bố “không can thiệp vào công việc nội bộ của Ukraine”.

    Trước đó, trong ngày 27-02, khoảng trên 100 người là thành viên của lực lượng dân quân Cossacks (lực lượng dân quân người Nga chống người Tatar ở Cremea) đã chiếm đóng và treo cờ Nga ở tòa nhà quốc hội và trụ sở chính quyền thủ phủ Simferopol - Cremea.

    Phát hiện kế hoạch đánh chiếm Crimea của lực lượng cấp tiến thân Nga?
    Các tay súng lạ mặt mặc quân phục Nga tuần tra bên ngoài sân bay Belbek


    Sau đó lực lượng này cũng tìm cách chiếm giữ sân bay Simferopol, cách thành phố Sevastopol khoảng 80 km, tuy nhiên sau đó họ đã bị lực lượng an ninh Ukraine đẩy lùi.

    Ngày 28/2, Bộ trưởng Nội vụ Ukraine đã lên tiếng cáo buộc binh sĩ Nga có hành vi phong tỏa sân bay ở Sevastopol trên bán đảo Crimea và tuyên bố rằng đây là một “cuộc xâm lược vũ trang”. Ông Avakov cho biết, các binh sĩ Nga thuộc Hạm đội Biển Bắc đồn trú tại thành phố cảng Sevastopol đã xuất hiện bên ngoài sân bay Belbek, mặc dù phía bên trong sân bay hiện đang do quân đội Ukraine kiểm soát.

    Nếu thông tin ông Avakov tố cáo là có thật thì sự xuất hiện của binh sĩ Nga tại sân bay Belbek thể hiện sự chống đối trực tiếp mệnh lệnh của chính quyền lâm thời Ukraine, cấm binh sĩ Nga rời khỏi căn cứ của mình ở Sevastopol.

    Đức Thắng
    Theo Reuters

    Trả lờiXóa
  3. Phạm Hoàng Đứclúc 17:59 1 tháng 3, 2014

    Thưa ông Nặc danh 16:54 Ngày 01 tháng 03 năm 2014!
    Tốt hay xấu chưa biết nhưng, đúng như các bạn chủ trang đã nói: thực tế đang diễn ra đúng như vậy: Ucraina đang mất bán đảo Crưm!
    Thực tế ở Crưm đang diễn ra đứng như kịch bản Gruzia 2008: Nếu bây giờ, Ucraina mang quân đến đánh để đòi lại Crưm thì sẽ vĩnh viễn mất Crưm nhanh hơn!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phạm Hoàng Đứclúc 18:00 1 tháng 3, 2014

      Chiến tranh Nam Ossetia 2008 là cuộc chiến tranh trên bộ, trên không và trên biển giữa một bên là Gruzia và một bên là các khu vực ly khai, Nam Ossetia và Abkhazia, cùng với Liên bang Nga. Những cuộc chạm súng lẻ tẻ đã bùng nổ thành một một chiến vào sáng sớm ngày 7 tháng 8 năm 2008, mở đầu bằng cuộc tấn công của quân đội Gruzia vào khu vực ly khai Nam Ossetia. Ngày hôm sau quân đội Nga đã tấn công các đơn vị Gruzia tại Nam Ossetia rồi sau đó tiến sâu vào lãnh thổ Gruzia.

      Một thỏa thuận ngừng bắn sơ bộ đã được Gruzia và Nga ký kết vào ngày 15 tháng 8 năm 2008. Quân đội Nga đã tuyên bố một kế hoạch rút quân trong vòng 10 ngày ra khỏi các vị trí đóng quân, trong khi các quan chức Gruzia bày tỏ sự không hài lòng với tỷ lệ và quy mô cuộc rút quân, cùng với việc hiện diện thường xuyên của quân đội Nga tại thành phố cảng Poti của Gruzia.

      Số lượng người tỵ nạn từ Nam Ossetia sang Nga đã lên đến con số 34.000 người trên tổng dân số 70.000 dân của khu vực này.[12] Trong khi đó đến ngày 18 tháng 8, có khoảng 68.000 người gốc Gruzia phải bỏ nhà cửa vì cuộc giao tranh[13].

      Vào ngày 26 tháng 8, trong khoảng thời gian đình chiến, Nga đã chính thức công nhận nền độc lập của Nam Ossetia và Abkhazia[14][15]. Gruzia bác bỏ hoàn toàn động thái này để bảo toàn sự toàn vẹn lãnh thổ[16]; một số quốc gia phương Tây như Hoa Kỳ và Đức cũng phản đối quyết định này và cho rằng nó vi phạm luật pháp quốc tế[17][18]. Toàn bộ 7 nước thuộc khối G7 cũng cho rằng Nga đang xâm phạm quyền toàn vẹn lãnh thổ của Gruzia khi công nhận nền độc lập tại hai tỉnh ly khai Nam Ossetia và Abkhazia của Gruzia.[19] Tuy nhiên, một số quốc gia như Kazakhstan, Uzbekistan, Belarus, Tajikistan, Syria, Bulgaria, Nauru, Vanuatu, Liban, Turkmenistan và đặc biệt là các nước Mỹ Latin khác gồm Venezuela, Argentina, Bolivia, Ecuador [cần dẫn nguồn], Mexico, [cần dẫn nguồn] Uruguay, [cần dẫn nguồn] Brazil, Peru, Chile, Nicaragua, Guatemala, Mexico [cần dẫn nguồn]đã công nhận nền độc lập của Nam Ossetia và Abkhazia [cần dẫn nguồn], gây ra mâu thuẫn dai dẳng giữa các nước châu Âu và Nam Mỹ. Một bản phúc trình sau đó đã chống lại Tổng thống Gruzia Mikheil Saakashvili, khi Liên Hiệp Quốc cáo buộc ông tấn công trước tiên, nhưng Hoa Kỳ lại đòi xem lại thực tế.

      Xóa
  4. Hoc sinh mẫu giáo vùng caolúc 17:59 1 tháng 3, 2014

    Cuối cùng chỉ chết dân U.
    Thay màu, đa đảng rối mù canh tân.
    Tương lai mờ mịt dần dần.
    Giằng xé đất nước phân vân bên nào.
    Người dân biết sống ra sao.
    Nồi da, máu chảy hồi nào mới thôi.
    Bao giờ ổn định xây đời.
    Bao giờ thù hận hai phe một nhà.
    Đau lòng "dân chủ" quá đà.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đồng ý với bác,"dân chủ" đâu chưa thấy chỉ thấy chết dân thôi.
      U có khả năng rất lớn giống bán đảo Triều Tiên rồi.

      Xóa
    2. Hoc sinh mẫu giáo vùng caolúc 07:43 2 tháng 3, 2014

      Cháu thôi ông chôm chôm ạ!

      Xóa
  5. Một thành viên của trang NNN vừa dịch bài báo đăng trên tờ Sự thật Komsomol hôm qua cho thấy một phần lịch sử hiện đại của Nhà nước Ukraina. Các bác quan tâm tham khảo (http://diendan.nuocnga.net/showpost.php?p=125553&postcount=3 )

    Có một bài báo khá thú vị, thể hiện quan điểm độc đáo của nhà báo Aleksey Pankin mới đăng trên tờ Sự thật Komsomol của Nga vào ngày hôm qua.

    Nhà báo Aleksey Pankin sinh năm 1957, tốt nghiệp trường Quan hệ quốc tế Moskva, là Phó tiến sĩ sử học, từng là Giám đốc của nhiều chương trình đào tạo báo chí, từng làm Tổng biên tập một số tờ báo và hiện là Tổng biên tập tạp chí "Chiến lược và thực tiễn". Bài báo của ông hiện đang được tranh luận khá sôi nổi trên trang này.

    Xin dịch luôn để chúng ta tham khảo:

    VINH QUANG UKRAINA, VINH QUANG LENIN!
    (Слава Украине! Ленину слава!)

    Trong lịch sử của đất nước chúng ta, có nhiều sự kiện được trộn lẫn vào nhau, nhưng cũng có những sự kiện trọng đại, mang tính định mệnh.

    Đối với Ukraina, lần đầu tiên, vào tháng Mười Hai năm 1922, nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Ukraina đã ký kết Hiệp ước về việc thành lập Liên bang Xô viết. Lần đầu tiên trên bản đồ thế giới, đã xuất hiện sự thành lập Nhà nước có tên Ukraina với đường biên giới được công nhận.

    Một mốc khác - đó là kết thúc của Chiến tranh Thế giới II. Sau đó, nhờ chủ nghĩa anh hùng, sự hy sinh của Hồng quân và ý chí của Stalin đã nhập thêm vào (nguyên bản: đã tiêu diệt-hàm ý giết chết những phần đất này) nước Cộng hòa XHCN Ukraina các tỉnh Lvov, Ternopol Ivano-Frankosk (Đông Galicia), Lutsk và Rovno (Volyn) từ Ba Lan, Zakarpatje (Uzhgorod) từ Tiệp Khắc và tỉnh Chernovits (Bắc Bukovina) từ Rumania.

    Và cuối cùng, vào năm 1954, vùng Crimea của Nga, đồng bằng sông Danube của nước CHXHCN Moldavia cũng đã được nhập vào đất Ukraina.

    Như vậy, nói cho công bằng, tại mỗi điểm dân cư của nước Ukraina độc lập, cần phải có những tượng đài của Lenin, Stalin và Khrushev-những người đã đặt nền móng cho quốc gia Ukraina hiện đại. Đó có thể là một nhóm tượng đài: Lenin đội mũ cát két, Stalin mặc áo choàng nhà binh và Khrushev vận áo dân tộc Ukraina với chiếc kéo trong tay đang cắt bản đồ Trung và Đông Nam Âu.

    (Chú giải của người dịch: Khrushev là người Ukraina có lối ăn mặc rất kỳ dị khi xuất hiện trước công chúng: mặc áo dân tộc Ukraina có cổ thêu hoa văn, rồi khoác áo Comple ra ngoài).

    Nếu dựng một clip, sẽ cần có phải những nhân vật này (phần này dài dòng không cần dịch-ND ), nhưng trên tất cả, vĩ nhân Leonid Brezhnev cần phải được xuất hiện như một vầng dương. Vị lãnh tụ vĩ đại này có quê hương là Dnepropetrovsk (Ucraina), đã 18 năm lãnh đạo cường quốc Liên xô. Dưới thời ông, cường quốc này đã đạt được một sự bình an và thịnh vượng chưa từng có trong lịch sử chung của chúng ta. Ngày nay, thời đó thường được gọi là thời kỳ "trì trệ", nhưng những người hiện nay đang sống trong thời kỳ thú vị của những thay đổi dân chủ đầy sóng gió vẫn luôn hồi tưởng về nó một cách sâu sắc.

    Vậy thì thật uổng công cho những kẻ theo chủ nghĩa dân tộc Ukraina đang phá hoại tượng đài Lenin và các chiến sĩ giải phóng quân (Hồng quân LX-ND). Sự vong ân bội nghĩa luôn có thuộc tính của một chiếc Boomerang.

    Nguồn dịch:
    http://www.kp.ru/daily/26200/3087177/?cp=0#comment
    (Xin phép post lại ở đây 1 lần nữa!)

    Trả lờiXóa
  6. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  7. V. Putin đã yêu cầu Quốc hội cho phép sử dụng quân đội Nga trên lãnh thổ Ukraina cho đến khi tình hình bình thường trở lại theo mục (1) khoản (1) điều (102) của Hiến pháp Nga!

    "В связи с экстраординарной ситуацией, сложившейся на Украине, угрозой жизни граждан Российской Федерации, наших соотечественников, личного состава воинского контингента Вооруженных Сил Российской Федерации, дислоцирующегося в соответствии с международным договором на территории Украины (Автономная Республика Крым), на основании пункта "г" части 1 статьи 102 Конституции Российской Федерации вношу в Совет Федерации Федерального Собрания Российской Федерации обращение об использовании Вооруженных сил Российской Федерации на территории Украины до нормализации общественно-политической обстановки в этой стране"

    РИА Новости http://ria.ru/politics/20140301/997687424.html#ixzz2uioUyz10

    Trả lờiXóa
  8. Hoan nghênh Nga. Thực ra, Crưm chẳng mất đi đâu. Crum vốn dĩ vẫn tồn tại bởi người Nga. Người Nga đã từng sát cánh với Ukraina từ 1922 với biết bao mất mát hy sinh qua chiến tranh thế giới thứ 2, nay đâu có dễ dàng họ để cho Liên minh châu Âu nhảy vào xâu xé. Chính Ucraina mới ngây thơ về chính trị-kinh tế. Mới nghe thấy Liên minh châu Âu ve vãn rỏ cho tí hồ tí cháo mà đã nhặng xì ngậu lên đòi núp bóng nó luôn. Này: Mật đấy mà húp Ucraina ạ. Tưởng bở, theo đuôi nương bóng châu Âu với Mỹ đứng đằng sau rủ rê ve vãn chỉ làm cho tan cửa nát nhà, tanh bành đất nước thôi Ucraina ạ. Ở đời vốn dĩ chẳng ai cho không ai tí xẩu nào bao giờ đâu, hãy tự mình làm chủ vận mệnh của mình!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Dù biết rằng mọi quan hệ giữa các quốc gia đều dựa trên cơ sở lợi ích thì việc chơi với anh Gấu dù sao vẫn ấm áp an toàn và đàng hoàng có hậu hơn. Đồ vật tốt nhất là đồ vật mới, người bạn tốt nhất là người bạn cũ!

      Xóa
  9. Phạm Hoàng Đứclúc 23:26 1 tháng 3, 2014

    Đúng như bác Koc và bác Cựu binh F308 nhận xét. Lịch sử Ucraina và Nga có sự gắn kết lâu đời, không chỉ từ hồi Liên Xô mà còn trước đó rất lâu.
    Lịch sử của Ukraina cũng như lịch sử Nga bắt đầu từ khoảng thế kỉ 9 sau công nguyên khi vùng đất này trở thành trung tâm của nền văn minh Đông Slav với quốc gia Nga Kiép hùng mạnh tồn tại đến thế kỉ 12. Khi đế quốc Mông Cổ của Thành Cát Tư Hãn trỗi dậy và bành trướng, Nga Kiép bị Mông Cổ đánh tan tác chịu cảnh nô lệ suốt nhiều thế kỷ. Sau khi Mông cổ suy yếu, lãnh thổ của Ukraina lại bị phân chia giữa nhiều thế lực khác nhau tại châu Âu, cụ thể là Ba Lan, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga. Đến thế kỉ 19, khi Nga bành trướng và đánh bại hai địch thủ còn lại, hầu hết lãnh thổ của Ukraina đã nằm trong Đế quốc Nga. Năm 1922, Ukraina trở thành một nước đồng sáng lập Liên bang Xô viết và trở thành một nước cộng hòa theo thể chế xã hội chủ nghĩa nằm trong Liên Xô.
    Trong lịch sử hàng ngàn năm gắn bó, không ít lần người Nga đã chìa tấm lưng mình che chở cho ng Ucren trước họa xâm lăng. Chính nhờ vào ng Nga, quốc gia Ucraina mới có lãnh thổ như hiện tại. Vậy mà...
    Riêng khu vực Crưm, mãi đến năm 1954, Nikita Khrushchev - người gốc Ucraina, là Bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Ukraina trong giai đoạn 1938-49, sau khi nắm quyền trên toàn liên bang, ông bắt đầu nhấn mạnh tình hữu nghị giữa quốc gia Ukraina và Nga. Năm 1954, kỷ niệm lần thứ 300 Hiệp ước Pereyaslav được tổ chức khắp nơi, và đặc biệt, Krưm được chuyển từ Liên bang Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Nga cho Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phạm Hoàng Đứclúc 23:32 1 tháng 3, 2014

      Nếu tính cả lịch sử huy hoàng từ thời Nước Nga Kiep ở thế kỷ thứ 9- 12 thì giai đoạn nước Ucraina Xô Viết vẫn là giai đoạn hưng thịnh nhất của Ucraina trên mọi phương diện.

      Xóa
  10. Vậy theo các bác nhận định thì thế nào?
    Liệu nhóm đang giữ quyền lực ở thủ đô kiep hiện nay có dám mang quân đội đến chiếm lại Crưm như Tổng thống Gruzia năm 2008 hay không?
    Theo nhà em thì không!
    Đám côn đồ càn quấy này chưa được lòng dân trên khắp lãnh thổ Ucraina. Chỗ đứng của họ chưa vững ngay tại thủ đô. Làm sao họ dám vác quân đi chinh phạt?
    Nhớ lại hồi năm 2008, Gruzia khi đó cực mạnh. Tổng thống được lòng dân và được Mỹ và Phương Tây hết sức ưu ái. Mỹ còn gửi sỹ quan đến huấn luyện cho quân đội Gruzia đạt tiêu chuẩn NATO. Tháng 4/2008, Mỹ cùng Gruzia mở cuộc tập lớn chưa từng có trên đất Gruzia. Vì quá tin vào sự hậu thuẫn của Mỹ và NATO, tổng thống Gruzia mới hùng hổ dẫn quân vào Nam Ossetia và Abkhazia và thất bại đắng cay.

    Còn nay, mấy anh côn đồ ở Kiep đâu có được các điều kiện như Gruzia năm 2008?

    Trả lờiXóa
  11. Sau khi Quốc hội Nga biểu quyết(tỉ lệ 100%) cho phép Tổng thống Nga sử dụng lực lượng vũ trang trên lãnh thổ Ukraina, có hiệu lực thi hành ngay, thì Quốc hội Nga cũng đang chuẩn bị đưa ra yêu cầu Tổng thống V. Putin triệu hồi Đại sứ Nga tại Hoa Kỳ về nước. Các đại biểu cho rằng phát ngôn của Tông thống Barak Obama rằng "Nước Nga phải trả giá đắt cho chính sách (can thiệp) của mình vào Ukraina" là mối đe dọa trực tiếp - vượt quá giới hạn (lằn ranh đỏ) và xúc phạm nhân dân Nga.

    Совет Федерации разрешил использовать ВС России на Украине.
    http://ria.ru/politics/20140301/997696712.html
    СФ подготовит обращение к Путину об отзыве российского посла из США.
    http://ria.ru/politics/20140301/997697434.html

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trên thực tế Obama và chính phủ Mỹ cái chết nết không chừa, vẫn là những kẻ chủ mưu số 1 thực hiện chính sách xâm lược thôn tính các nước nhỏ nhằm tìm kiếm lợi nhuận xuất khẩu vũ khí và mở rộng tầm ảnh hưởng của Chủ nghĩ đế quốc đời mới. Núp dưới những chiêu bài Nhân quyền, can thiệp vào công vieecj nội bộ của các nước có chủ quyền, khơi ngòi và hà hơi tiếp sức cho các nhóm cực đoan nổi dậy ly khai...làm rối loạn họ và tiến tới thôn tính thông qua chính phủ nằm dưới quyền kiểm soát của Mỹ. Nhân dân nhiều nước đã phải cay đắng vì tội ác của Mỹ : Irac, Ai Cập, Xy ri, Li Băng...Lần này là Ucraina, may là có Nga. Putin chính phủ Nga, nhân dân Nga thực sự vẫn đang là cứu tinh cho nhân loại khỏi cảnh nhồi da xáo thịt trước những tham vọng lưu manh phát xít của Obama và Mỹ

      Xóa
    2. giọng điệu này xưa như trái đất rồi ông nặc ạ, mới thấy Mỹ nó nói miệng, mà cũng nói rất ít, chỉ thấy Nga chẳng những nói miệng mà còn xua quân vào nước người ta, vậy mà ông vẫn mồm năm miệng mười nói lấy được là Nga tốt.... chán thế

      Xóa
  12. Mexico với Canada mà tự dưng thân Nga xem Mỹ có nói nhiều ko :))

    Trả lờiXóa
  13. "Tôi không chạy trốn đi đâu và ra đi không chỉ một mình" - Tổng thống nói thêm rằng ông đến Kharkov để gặp các cộng sự của mình.

    Trả lờiXóa
  14. Người Việt từ Hoa Kỳlúc 11:08 1 tháng 7, 2020

    BÀI NÀY CỦA BẠN LÊ HƯƠNG LAN ĐĂNG VÀO Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014
    UCRAINA ĐANG MẤT DẦN CRƯM

    https://googletienlang2014.blogspot.com/2014/03/ucraina-ang-mat-dan-crum.html
    Nhận định, dự báo của bạn thật chuẩn!

    Trả lờiXóa