Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

Thực hư: Qua suối bằng ...túi nilon

 Cô Tòng Thị Minh (trái)- người gửi video clip cho báo Tuổi trẻ
Lời dẫn: Google.tienlang vừa nhận được bài viết của bạn đọc Nguyễn Thu Trang- Saigon, bình luận về một video clip của báo Tuổi trẻ. Xin trân trọng gửi đến bạn đọc.
******** 
Mấy hôm nay trên mạng xã hội rôm rả bàn tán về một đoạn video clip "Qua suối bằng ... túi bóng" của báo Tuổi trẻ. Đây chỉ là đoạn video clip do bạn đọc Tòng Thị Minh cung cấp cho báo Tuổi trẻ. Cô Tòng Thị Minh là giáo viên trường mầm non Sam Lang, xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ tỉnh Điện Biên.
Xem video clip:

Thực hư: Qua suối bằng ...túi nilon

 

Theo chính lời cô Tòng Thị Minh trong đoạn cuối video clip này thì việc vận chuyển cô qua đoạn suối đó chỉ là 1 sự tình cờ trong 1 lần cô đến trường.
Chúng tôi cũng tin rằng có thể có 1 lần tình cờ như vậy đã xảy ra. Nhưng còn chuyện hàng ngày cả cô và trò đều phải qua suối trong túi ninon thì chắc chắn là chuyện dàn dựng, bịa đặt.
Có rất nhiều ý kiến dưới video này của Tuổi trẻ nêu chất vấn: Tại sao, Tại sao và Tại sao ko chọn cách này cách khác vừa đơn giản và an toàn hơn nhiều so với cách chui trong túi ninon?
 
Có thể "đạo diễn" đoạn phim này muốn gây sức ép với chính quyền để sớm xây cầu?

Sáng 18/3, trao đổi với báo chí, GĐ Sở GD-ĐT Điện Biên Lê Văn Quý cho biết ông không bất ngờ với những thông tin nêu trên và cho rằng đó là sự việc bình thường đối với một tỉnh vùng cao như Điện Biên.

Theo ông Quý: “Điện Biên là địa phương có nhiều đoạn địa hình cách trở, giao thông đi lại khó khăn. Mùa lũ, nước ở các con sông, con suối lên rất nhanh. Các thầy cô giáo muốn đến trường buộc phải làm thế thôi. Trường hợp này là cá biệt, không phải là phổ biến nhưng cũng không phải là hiếm”.

Lãnh đạo Sở GD-ĐT Điện Biên cũng chưa thể thống kê có bao nhiêu điểm trường gặp khó khăn như trường hợp ở bản Sam Lang.
 
Cũng theo ông Quý, trên địa bàn xã Nà Hỳ đi vào điểm trường Sam Lang cũng có tới 4, 5 đoạn suối nguy hiểm về mùa mưa nhưng hiện tại vẫn không có đủ kinh phí để xây dựng các cầu treo giúp các em học sinh và giáo viên đi lại thuận lợi.

“Trước khi được đăng lên báo, các giáo viên có chia sẻ cho tôi xem đoạn clip này. Tôi rất xúc động nhưng cũng thẳng thắn nói thầy cô không nên hành động nguy hiểm đến vậy. Mùa mưa nước ở suối lên rất nhanh và rút đi cũng rất nhanh. Thầy cô, học sinh nên chờ nước rút rồi đi. Trường hợp xấu có thể cho trò nghỉ học, sau dạy bù” – lời ông Quý.

Chúng tôi cho rằng, trong khi Nhà nước chưa đủ kinh phí xây dựng những công trình kiên cố thì người dân cùng với chính quyền cơ sở vẫn có thể nghĩ ra những biện pháp vượt sông khác, ít vất vả và an toàn hơn nhiều. Và dẫu có muốn đôn đốc, nhắc nhở cấp trên thì cũng không cần thiết phải dàn dựng, bịa đặt ra như ở cái "phóng sự truyền hình" này!
Được biết, ngay sau khi đoạn video clip này được đưa lên mạng, ông Đinh La Thăng- Bộ trưởng Bộ GT-VT đã nhắn tin riêng cho cô Tòng Thị Minh thông báo rằng ông đã chỉ thị cho xây 1 cây cầu treo Sam Lang! Theo đó, sau 2 tháng nữa cây cầu phải hoàn thành!
Hoan hô ông Đinh La Thăng@
Chúc mừng cô Tòng Thị Minh!
Nhưng chỉ còn nỗi băn khoăn: Như thông tin ông GĐ Sở GD-ĐT Điện Biên Lê Văn Quý cho biết trên kia: Ngay trên địa bàn một xã Nà Hỳ đã cần đến 4, 5 cây cầu như vậy. Cả huyện Nậm Pồ, cả tỉnh Điện Biên và cả miền núi phía Bắc, rồi cả vùng núi miền Trung, cả vùng Tây Nguyên... đang cần bao nhiêu cây cầu?
Những người làm chính sách ở Bộ GTVT cần phải có khảo sát đánh giá rồi chủ động đưa vào kế hoạch hàng năm của mình chứ không phải cuống lên khi thấy một video clip trên mạng, không còn tỉnh táo đánh giá thực hư... 

Nguyễn Thu Trang- Saigon

64 nhận xét:

  1. Nhưng chỉ còn nỗi băn khoăn: Như thông tin ông GĐ Sở GD-ĐT Điện Biên Lê Văn Quý cho biết trên kia: Ngay trên địa bàn một xã Nà Hỳ đã cần đến 4, 5 cây cầu như vậy. Cả huyện Nậm Pồ, cả tỉnh Điện Biên và cả miền núi phía Bắc, rồi cả vùng núi miền Trung, cả vùng Tây Nguyên... đang cần bao nhiêu cây cầu?
    Những người làm chính sách ở Bộ GTVT cần phải có khảo sát đánh giá rồi chủ động đưa vào kế hoạch hàng năm của mình chứ không phải cuống lên khi thấy một video clip trên mạng, không còn tỉnh táo đánh giá thực hư...
    ---
    Đúng vậy!
    Anh Thăng Bộ trưởng vẫn chưa hết thói thích mần nghệ sĩ!
    Đang... diễn!

    Trả lờiXóa
  2. Mà cây cầu phía sau cô Tòng Thị Minh (trong tấm hình trên cùng bài này) kia là gì nhỉ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vùng Nậm Pồ khá lớn, chắc chắn cũng phải có cầu khác, một hai năm trước đây có xây một cây cầu lớn. Tôi nghĩ thì thường nếu không lũ lụt thì người dân lội qua dòng suối, qua cầu thì có thể phải vòng xa quá. Mưa lũ đường lầy lội càng khó đi.

      Xóa
  3. Phường Điện Biênlúc 12:10 19 tháng 3, 2014

    Cháu học sinh Mẫu giáo.
    Đang sống ở vùng cao.
    Ý kiến về bài báo.
    Theo cháu có ý nào?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông Điện Biên đần nhỉ!!!
      Cháu "học sinh Mẫu giáo"
      Mà sống ở vùng cao à???
      Đó chỉ là cái "nick"
      Như cứt ở trong ao.
      Chẳng lẽ ao có cứt
      Ông nói ao ỉa ra à???
      Ngu chi mà ngu lạ
      Con cái sao được nhờ???

      Xóa
    2. Hoc sinh mẫu giáo vùng caolúc 17:04 19 tháng 3, 2014

      KI LÔ GAM: Ông phường!

      Ông ơi đừng chấp chó,
      Nó là chó cu đơ.
      Không tin ông chỉ liếc,
      Còm trên chó làm thơ.

      CU ĐƠ EN TU MA!

      Cu đơ và"tu ma",
      Sao giống nhau thế nhỉ.
      Ngược suôi cũng "tu ma",
      "Khẩu bó kin, kin khỉ".


      Xóa
    3. Cu Đơ đạt đến trình độ siêu đẳng của ngu si, đần độn

      Xóa
    4. Hổng hiểu nói cái gì,
      Tiếng Anh hay tiếng Phớp?
      Chọc gẹo gì nữa đây,
      Cu đơ sao biết đớp.

      Bây giờ còn trên lớp,
      Hay đã ra khỏi trường,
      Đã nghe ông Phường hỏi,
      Nói xem nào ương ơi!

      Xóa
    5. Hoc sinh mẫu giáo vùng caolúc 17:51 19 tháng 3, 2014

      KI LÔ GAM: Boong!

      Em vừa ra bờ suối,
      Nhìn từ trường về nhà,
      Lội qua chín đoạn suối,
      Của một con suối mà.

      Rồi em ước, em ước,
      Mỗi đoạn suối em qua,
      Có một cây cầu nhỏ,
      Ít thôi, chín thôi mà.

      Hãy để em ước đã,
      Dù chỉ là ước thôi,
      Làm sao mà có được,
      Khó hơn gặp ông trời.

      Vi deo cô giáo tặng,
      Có thật trăm phần trăm,
      Cái buồn chỉ thăm hỏi,
      Khắc phục có ai chăm.

      Bây giờ bai đi tắm,
      lát nữa em nói sau.


      Xóa
    6. Cái đứa hsinh nó com bài này với bài khác in như nhau, đánh sẵn rồi copy-paste hả mày

      Xóa
  4. Trong chiến tranh Chống Mỹ, chúng tôi đã vượt sông bằng nhiều cách sang tạo và an toàn. Chúng tôi đã từng cùng với bà con Vân Kiều, Katu ... ở Trường Sơn làm bè mảng đưa cả ô tô qua sông A Vương, Sông Bung...
    Và lưu ý: Tôi không phải lính công binh. Chúng tôi chỉ là những nhân công phụ giúp bà con ...

    Xem trong clip, thấy cảnh 4 người khiêng chiếc xe máy qua suối. Họ không phải bơi một chút nào cả. Họ chỉ lội qua suối. Điều này cho thấy con suối này không hề sâu.
    Việc làm bè mảng qua suối là hoàn toàn có thể!
    Chả ai dại gì hàng ngày phải chui vào túi nilon để qua suối thế này.
    Tôi nghĩ, cô giáo Tòng Thị Minh không phải là nhà ĐẠO DIỄN đâu.
    Có kẻ đứng sau.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có lẽ đây là ngày lũ nên nước dâng cao, và chảy mạnh nên mới phải làm thế.

      Ở vùng xa xôi là vậy, cứ mưa lũ là đi lại khó khăn.

      Xóa
  5. Sau khi khảo sát một cách toàn diện , Bộ trưởng chỉ đạo bán luôn và ngay cái ụ nổi 83M và rất có thể tiền thu được sẽ làm đủ tất cả các cầu treo liên thôn, liên ấp thế này ở vùng cao. Đảm bảo cho con em học hành để mai này còn trả nợ tiền mà cha ông chúng đã vay để mua những đại loại như ụ nổi 83M ....v.v....
    Tưởng thật ..hóa ra nằm chiêm bao giữa trưa ...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mày ngứa mồm chưa ai đập cho gẫy răng sao mà cứ sủa lải nhải suốt ngày hở con chó Xích lô

      Xóa
  6. Hỡi những người ở thành phố , các người có biết cái sự đi lại ở miền núi nó khó khăn và nguy hiểm như thể nào không ? Hay chỉ nghe nhìn qua báo đài? Các người đã đi qua những con dường trơn trợt ,quanh co và dốc cao ngất ngưởng chưa? Đã nghe tiếng nước réo trên đầu nguồn khi lũ về chưa ?chúng tôi không chọn được nơi sinh ra , nơi có những con đường phẳng lỳ thẳng tắp , ban đêm đèn đường giăng sáng lóa ,
    nhưng chúng tôi cũng là con người cũng có ước mơ chứ ? Một chiếc cầu treo 1.5 tỷ đã bằng chiếc xe cho vài người đi chưa ? Bằng cái nhà vệ sinh ở Hà nội chưa ?
    Nhưng nó sẽ làm cho bao nhiêu người tránh được nguy hiểm, người lớn yên tâm khi con trẻ tới trường . Vậy sao lại nói là "dàn dựng,bịa đặt ... gây áp lực.." à mà sao phải "chúc mừng "cô Tòng thị Minh nhỉ? Hay là cô Trang nghĩ cô Minh sẽ được thu phí qua cầu nên chúc mừng
    Đó là nhu cầu tối thiểu mà dân ở đây cần phải có các người đừng có"đánh giá thực hư " nữa

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông Tây nguyên la lỗi gì thế?
      Tôi cũng nghĩ video này là dàn dựng, bịa đặt. Chứ người bình thường ai lại làm cái trò mạo hiểm hàng ngày như vậy?
      Suối không quá rộng: Trong video này nói 80 mét nhưng nhìn còn nhỏ hơn.
      Suối ko quá sâu: Khênh xe máy lội qua được.
      Nước chảy không siết lắm.
      Bà còn miền núi thiếu gì tre gỗ, tại sao ko làm 1 cái bè rồi căng 1 sợi dây cáp qua sông, cho người trên bè lân theo dây, kéo bè qua?

      Đó là chuyện thứ nhất.
      Còn chuyện thứ hai: Ngay ở 1 xã, Như thông tin ông GĐ Sở GD-ĐT Điện Biên Lê Văn Quý cho biết trên kia: Ngay trên địa bàn một xã Nà Hỳ đã cần đến 4, 5 cây cầu như vậy. Cả huyện Nậm Pồ, cả tỉnh Điện Biên và cả miền núi phía Bắc, rồi cả vùng núi miền Trung, cả vùng Tây Nguyên... đang cần bao nhiêu cây cầu?
      Những người làm chính sách ở Bộ GTVT cần phải có khảo sát đánh giá rồi chủ động đưa vào kế hoạch hàng năm của mình chứ không phải cuống lên khi thấy một video clip trên mạng, không còn tỉnh táo đánh giá thực hư...

      Tại sao anh Thăng không chỉ thị cho các địa phương kiểm tra, thống kê rồi có kế hoạch chủ động xây dựng? Cứ thấy báo chí nói về chỗ nọ chỗ chai trẻ con đi học bằng cách leo dây ở chỗ này, bằng túi nilon ở chỗ khác là lại cuống lên? Thế những chỗ khác không thấy kêu khóc thì lại lờ đi sao?

      Xóa
  7. Nhìn kỹ thì thấy chơi dại. Lỡ nước chảy mạnh, sút tay là đứa nhỏ chỉ có chết đuối vì nằm trong bao nylon làm sao mà chui ra được?

    Trả lờiXóa
  8. Mời các cô xem phân tích ở đây: http://ofviet.com/chui-tui-nilong-vuot-suoi-dau-la-tinh-chan-cua-clip.html
    Chui túi nilong vượt suối đâu là tính chân thật của clip?

    Trả lờiXóa
  9. Video này đã được gửi cho chính quyền Điện Biên trước khi đăng báo. Chính quyền cũng thừa nhận trường hợp này "không phải là hiếm" và không cho đây là "dàn dựng".
    Các DLV không có tư cách để phán bừa, gân cổ lên cãi để bảo vệ bằng được cho chính quyền.

    Trả lờiXóa
  10. Thời gian khổ trước đây, để vượt mấy cái ngầm miền núi này người ta lậy tấm tang (bạt nilon) túm tất cả những gì cần phải khô vào đó, buộc chặt lại làm phao bơi qua. Chuyện thường ngày mà..

    Trả lờiXóa
  11. Bài do ông Sông đưa link:
    ---
    Chui túi nilong vượt suối: Đâu là tính chân thật của clip?

    19/03/14 | 3 bình luận | 168 lượt xem

    Ngày 17/3/2014, báo Tuổi trẻ đăng phóng sự “Chui túi nilong để…qua suối”. Phóng sự và clip đi kèm đã nói về những cô trò bản Sam Lang, xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên đã phải băng rừng, vượt suối để đến với trường với lớp. Clip do cô giáo Tòng Thị Minh (giáo viên mẫu giáo đang dạy ở điểm trường Sam Lang) cung cấp đã lan truyền rất nhanh và gây xúc động mạnh trong cộng đồng.

    Lãnh đạo tỉnh Điện Biên đã vào cuộc, Bộ trưởng Đinh La Thăng (ngài nói là làm) đã ra lệnh triển khai xây cầu treo để phục vụ người dân đi lại và cô trò qua sông. Tuổi trẻ đã thành công, thầy cô và học trò bản Sam Lang hẳn sẽ rất vui mừng.

    Nhưng bình tĩnh, chúng ta hãy xem kỹ clip.
    Cầu suối Nậm Bô có 4 nhịp vào mùa cạn

    Đây là cây cầu Nậm Pồ vào mùa cạn. Mùa nước lũ cầu được rút đi và thầy trò phải vượt lũ dữ bằng cách chui vào bao nilong.

    Theo quan sát của ofviet: Chiếc cầu này có 4 trụ, mỗi trụ cách nhau tầm khoảng 4 đến 5m. Các trụ cầu hình như được bao bằng liếp tre nứa (cốt trụ cầu là gì thì chúng tôi không rõ). Chiều dài cầu ước chừng 20 tới 25m.

    Vậy mùa nước lũ suối Nậm Pồ rộng bao nhiêu, nước lũ hung tợn thế nào? Những bức hình dưới đây sẽ cho các bạn thấy rõ hơn.
    Chuẩn bị vượt suối

    Đây là hình ảnh người đàn ông chuẩn bị cho cô bé vượt suối bằng cách chui vào túi nilong. Bạn hãy thử so sánh hình ảnh cây cầu mùa cạn với hình ảnh con suối mùa nước lũ? Độ rộng của suối Nậm Pô trong bức hình là bao?

    Hình ảnh dưới đây sẽ giúp các bạn rõ hơn.
    Giữa dòng suối

    Sáu bước chân ra giữa dòng suối

    Đây là hình ảnh người đàn ông đưa một bé nam vượt suối trong bao nilong.

    Tại thời điểm này ofviet nhận thấy người đàn ông bước đi tổng cộng bẩy bước. Trong đó thời điểm gần bờ anh ta bước một bước ngang, sau đó tiến 6 bước. Với 6 bước tiến người đàn ông đi được tầm 2.4m và anh ta đã ra tới giữa suối, nước ngập ngang thân.

    Trong clip gốc minh họa cho bài viết ”Chui túi nilong để…qua suối“ đăng trên Tuổi trẻ online ngày 17/3 cho thấy: Thời điểm người phụ nữ bắt đầu chui vào túi nilong buộc túi cho đến khi sang tới bờ bên kia tất cả chỉ có 34s.

    Clip gốc xem tại đây
    Thời điểm xuất phát

    Sải bơi đầu tiên

    Sau khi hoàn tất khâu chuẩn bị (như để cô gái ngồi yên trong bao, buộc bao nilong), người đàn ông đã thực hiện những sải bơi đầu tiên tại thời điểm 9s11 (clip do cô giáo Tòng Thị Minh cung cấp cho Tuổi trẻ).
    Đến bờ rồi

    Đến bờ rồi

    Đến thời điểm 34s12 trong clip, sau câu: “Đến bờ rồi…!” chuyến vượt suối đã hoàn thành an toàn tốt đẹp.

    Tổng cộng vượt suối Nậm Pô hung dữ mùa nước lũ hết đúng 24s, theo đúng clip gốc. Điều đáng tiếc là Tuổi trẻ online đã biên tập lại clip, thời gian vượt suối đã được nâng lên 40s, nhưng tôi nghĩ rằng họ không thể nâng lên 2p, hay 2p30s cho việc vượt suối???

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Có thể các bạn sẽ quan sát kỹ hơn clip và rút ra những điều hữu ích.

      Như vậy, vượt suối Nậm Pô hung dữ mùa lũ mất đúng 24s, và chỉ 6 bước chân là ra tới giữa suối.

      Và con suối rộng như vậy còn nó hung dữ thế nào?

      Trong clip của báo Tuổi trẻ online dù đã được biên tập lại thì vẫn còn có hình những đứa trẻ mặc quần cộc ướt sũng, chạy chơi trên bờ, hình ảnh người phụ nữ vừa gỡ cái cần câu của mình. Và hình ảnh được cắt từ clip gốc dưới đây sẽ cho thấy sự hung dữ của con suối Nậm Pô mùa nước lũ?
      Đùa với suối dữ?

      Đùa với suối dữ?

      Clip gốc cho thấy tại thời điểm những người đàn ông khiêng chiếc xe máy này qua có ít nhất hai người đang bơi ùm ùm phía bên kia suối. Và hình ảnh khiêng xe máy qua suối cũng cho ta biết độ sâu thực tế của con suối này.

      Hiển nhiên là ba người đàn ông này không thể bơi khi cùng nhau san sẻ gánh nặng của một chiếc xe máy nặng gần trăm kg trên lưng. Họ không bơi mà là họ lội, độ sâu thực tế của suối Nậm Pô: chưa ngập quá cằm những người đàn ông trong hình.

      Tức là suối Nậm Pô hung dữ mùa lũ chỉ sâu chỉ tầm 1.45 m đến 1.55m.

      Vâng 6 bước chân ra đến giữa suối, vượt suối bằng bao nilong hết đúng 24s và độ sâu của suối trên dưới 1.5m quả thực là quá nguy hiểm.

      Theo Tuổi trẻ online thì cô giáo Tòng Thị Minh cho biết: Vượt suối thế này bình thường như cân đường hộp sữa: “Ôi chuyện bình thường mà, chúng em chỉ có cách đó qua suối thôi chứ chả cây cầu nào chịu được lũ rừng cả”.

      Như vậy chúng ta sẽ suy nghĩ gì đây? Con suối rộng không quá 5m (chỉ 6 bước chân là ra tới giữa suối), độ sâu tầm 1.5m; giữa núi rừng với những người đàn ông bơi lội giỏi, nhiệt tình sẵn sàng đánh đổi cả tính mạng mình và… người khác để vượt suối rốt lại đã không chịu làm một cây cầu, bằng tre, bạch đàn hay bất cứ cây rừng nào có thể.

      Vượt một con suối như vậy có rất nhiều sự lựa chọn cho cả cô, thầy, trò và những người người dân. Chui bao nilong phó mặc số phận của mình cho người khác không hẳn là điều tốt nhất. Có hay chăng để cô giáo vào túi nilong kéo qua suối chỉ là một trò đùa mạo hiểm mang tính trêu chọc của mấy anh trai bản?

      Đảng và nhà nước dành sự quan tâm đặc biệt tới vùng sâu vùng xa, biên giới hải đảo, những chương trình hỗ trợ sự phát triển của các huyện vùng cao là không thiếu. Ngài Bộ trưởng Đinh La Thăng từng đi thị sát không ít nơi, những gì tốt nhất cho sự phát triển của biên giới hải đảo, Đảng, Nhà nước, Chính phủ và cả người dân đang làm.

      Một clip của Tuổi trẻ sẽ đem lại những hiệu ứng gì, người dân sẽ nghĩ sao? Tính chân thật của clip này đến đâu?

      Điều đáng suy nghĩ là Tuổi trẻ cho xuất bản bài phóng sự kèm clip: “chui vào túi nilong để… qua suối” đúng vào sự vụ NSUT Chánh Tính nợ 10 tỷ, có nguy cơ mất nhà và đang xin cộng động giúp đỡ để giữ lại ngôi biệt thự của mình. Hẳn đây cũng là một sự kiện truyền thông tạo hiệu ứng ghê gớm!

      Ofviet hi vọng có một cuộc điều tra rõ ràng và xác thực về địa điểm quay clip kể cả phương tiện quay để làm rõ hơn tình hình thực tế và biết đâu cũng có thể giúp chúng ta xây dựng một cây cầu với kinh phí thấp nhất và an toàn nhất có thể.

      Hiện tại thì ofviet cùng những người bạn đang khảo sát địa điểm thích hợp nhất để có thể tiến hành clip rievew – trải nghiệm thực tế việc chui túi nilong vượt suối trong 24s. Chúng tôi hi vọng clip trải nghiệm này sẽ có thể ra mắt độc giả sớm nhất.

      Ps? Để đảm bảo sự trung thực của hình ảnh, toàn bộ ảnh được sử dụng trong bài viết được ofviet cắt từ clip gốc.

      Xóa
  12. Cường Vĩnh Phúclúc 16:25 19 tháng 3, 2014

    Nhà iem rất lấy làm buồn cười, Tuổi trẻ là một trong những tờ báo hàng đầu tại Việt Nam, so với Tuổi trẻ thì google.tienlang khác nào như hạt cát giữa sa mạc, nói như bác TTB thì Tuổi trẻ được chỉ đạo, định hướng bởi Ban tuyên giáo của Đảng, ấy vậy mà thông tin do Tuổi trẻ ban hành (đã được Đảng đồng ý) lại còn bị các bác dư luận viên tán phét đủ kiểu. Thế mà dư luận viên luôn bảo "cờ vàng, rận chủ" mới lắm chuyện, hóa ra là ngược lại, cái gì trái ý là dư luận viên tán hươu, tán vượn, ra cái điều ta đây thông thái ngay.

    Trả lờiXóa
  13. Người nhà cụ Lýlúc 16:54 19 tháng 3, 2014

    Này thì báo chí, anh Cường Vĩnh Phúc:
    ---
    Vượt suối bằng túi nilon: Sao tôi thấy dửng dưng!

    Phải chăng một số người trong chúng ta dễ chọn cách thỏa hiệp với hoàn cảnh hơn là thay đổi nó? Hay do còn nhiều nguyên nhân khác?
    LTS:Xung quanh câu chuyện vượt suối bằng túi nilon gây chấn động mấy ngày qua, Tuần Việt Nam giới thiệu góc nhìn riêng của tác giả Hoàng Xuân, để độc giả cùng thảo luận.

    Hôm nay tôi thấy tôi dửng dưng. Bao nhiêu người thảng thốt trước cái clip đưa người vào bao nilon bơi qua suối. Có những bạn bè của tôi ngay tức khắc đòi lập hội, trích từ lợi nhuận kinh doanh quyên góp lấy tiền xây cầu cho họ. Bao nhiêu cảm thán ngập tràn mạng xã hội, mà sao tôi thản nhiên?

    Vì sao hôm nay tôi dửng dưng? Thậm chí tôi đã viết xuống vài dòng để tự phân tích tâm trạng của mình nhưng không hoàn thành được. Ô, tôi sợ chứ, tôi sợ mình vô cảm trước nỗi đau của đồng bào, mà không phải là nỗi đau giấu kín, nó phô bày lồ lộ kia, nó được nhắc đi nhắc lại bằng những cái stt nhảy liên tục trên Facebook, nó lan tràn từ Việt Nam sang nước ngoài. Tô đậm. Xoáy vào. Hành động.
    Vậy mà sao tôi lại dửng dưng?

    Gần hết một ngày tôi mới giải đáp được nỗi day dứt của mình. Xem lại bài báo, tôi thấy chi tiết dòng nước chảy băng băng nhưng một anh thanh niên vẫn vừa bơi vừa đẩy được bao nilon chứa người ngồi trong đó qua suối, nghĩa là thực ra sức nước không xiết lắm.

    Tôi thấy xứ đó là miền rừng, nghĩa là nhiều gỗ, tre và lạt. Tôi thấy những người đàn ông khỏe mạnh: người thì đẩy bao nilon có cô giáo, người thì ngày nào cũng đẩy bao nilon có con mình ở trong. Tôi thấy mùa cạn họ có chiếc cầu, nhưng mùa lũ thì theo họ, chỉ còn dùng cách này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người nhà cụ Lýlúc 16:55 19 tháng 3, 2014

      Còn đây là điều tôi không thấy: tôi không thấy sự nỗ lực thay đổi hoàn cảnh.

      Chúng tôi đi công tác ở vùng núi, hay phải qua sông suối. Tôi thấy người dân thường dùng mảng để qua sông. Mảng ghép to rộng hoặc nhỏ vừa vài người, vài chiếc xe, tùy cỡ. Họ buộc một sợi dây thép lớn ngang qua sông hoặc suối, người chở mảng bám dọc sợi dây đó lần qua sông. Ít người hoặc sông êm thì một người kéo. Đông người, nước xiết thì hai người kéo, hành khách cũng kéo giùm. Mảng nhỏ, suối cạn thì dùng sào chống hoặc chèo.

      Cách đây mười mấy năm, chúng tôi đã cả người cả xe qua sông Công, con sông nổi tiếng trong bài hát Huyền thoại hồ núi Cốc bằng cách đó. Sông ở miền núi nhưng khá rộng, nước xanh đen, bóng núi âm u, chiếc mảng qua sông như trôi vào cổ tích. Mới đây, những lần lên vùng Đồng Nai thượng, vô khu vực lõi vườn quốc gia Cát Tiên ở Lâm Đồng, chúng tôi cũng đi bằng xe máy và qua suối bằng mảng.

      Dòng suối dữ mà một người vẫn vừa một tay bơi, một tay đẩy bao nilon có người ngồi trong. Vậy chiếc mảng có làm được điều đó một cách an toàn hơn không?

      Tôi nhớ đến bài báo cách đây ít ngày, cũng về một cây cầu treo qua suối, cũng ở miền rừng, mà khi vài thanh gỗ nẹp bên thành cầu bị long ra, người dân không kiếm được ít đinh để đóng lại mà dùng dây lạt, thậm chí dây thun buộc tạm. Tôi nhìn tấm ảnh của bài báo đó: người dân chở nông sản bằng xe máy, lễ mễ vượt qua cầu. Chi tiết trong bài nói người dân qua lại buôn bán trên chiếc cầu này rất nhiều, trẻ con đi học hàng ngày.

      Ô, có cả xe máy chở nông sản đi bán mà chẳng lẽ không mua được cái đinh đóng lại thanh nẹp thành cầu? Chẳng lẽ trên miền rừng mênh mông không kiếm được thanh gỗ nào đóng lại ván cầu? Chẳng lẽ hàng ngày những người lớn chở hàng hóa chạy trên đó không thấy chiếc cầu nguy hiểm? Chẳng lẽ khi lấy dây thun buộc lại thanh cầu rồi thì họ yên tâm hàng ngày cho con cái đi học?

      Tôi băn khoăn lắm. Có phải xứ ấy nghèo đói (nhưng trẻ con ham học) đến mức bất chấp nguy hiểm, chúng vẫn một mực đến trường? Hay những mối lạt sơ sài lại ngoài ý tác giả mà vô tình bộc lộ sự thờ ơ, ỷ lại của chính những người đang hàng ngày nhờ chiếc cầu ấy?

      Phải chăng một số người trong chúng ta dễ chọn cách thỏa hiệp với hoàn cảnh hơn là thay đổi nó?

      Phải chăng một số người trong chúng ta thích chờ đợi ân phước hơn là tự cứu cuộc sống của mình?

      Phải chăng do hàng ngày đọc được quá nhiều thông tin về sự bất an nên tôi đã chai sạn?

      Hay do còn nhiều nguyên nhân khác? Do từng tập đơn thư khiếu kiện đòi đất cao ngất gửi về tòa soạn, cái nào cũng đẫm nước mắt và sự oan khổ, nhưng mặc dù vậy cái nào cũng bày tỏ sự tin tưởng, hy vọng? Có những người đi kêu cầu từ khi còn con gái, giờ đã thành bà ngoại vẫn còn kêu cầu.

      Do những thông tin quan chức "vi hành" được đưa tin long trọng vang rền? Do những vụ án oan khốc? Do những con số tham nhũng ngày càng "vươn lên tầm cao mới"? Do những chính sách khiến người dân hoang mang? Do những hỗn loạn của xã hội níu vào từ học đường đến tận chốn tâm linh?

      Do sự nghi ngờ cao độ trong mọi ứng xử để bảo vệ chính ta cái đã? Do tôi nghĩ chính quyền phải dùng đồng tiền người dân đóng vào để bắc chiếc cầu nơi người ta nhét người vào túi nilon đẩy qua suối, chứ không phải từ những đồng tiền bạn tôi chày mặt buôn bán trích ra quyên góp?

      Do tôi mong đợi một ứng xử mạnh mẽ và làm chủ từ những người đang mặc kệ và kêu xin? Do tôi rạch ròi phân định việc làm nào là từ thiện và việc làm nào phải là trách nhiệm của nhà nước? Do tôi thấy niềm tin của mình ngày một ngày chỉ còn vun lên quanh chính tôi thôi?

      Tôi sợ.

      Hoàng Xuân
      VietNamNet/ http://vietnamnet.vn/vn/tuanvietnam/166160/vuot-suoi-bang-tui-nilon--sao-toi-thay-dung-dung-.html

      Xóa

  14. Người chui vào túi nilon để qua suối quá thiếu trách nghiệm với sinh mạng của mình



    Bên cạnh những ý kiến chia sẻ với sự khó khăn của cô và trò phải chui vào túi nilon để qua suối, có nhiều người cũng đặt ra câu hỏi tại sao người dân ở đây lại không đóng lấy một cái bè để đi lại. Giá cả không cao mà chắc chắn sẽ an toàn hơn việc chui vào túi nilon.

    Quan điểm của facebooker Lê Trí

    Chẳng biết người khác nghĩ gì khi đọc bài “Cô giáo chui vào túi nilon bơi qua suối” nhưng mình thì thấy….kỳ.

    Quả thực, lúc đầu đọc thì cũng thấy xót xa và thương cảm, pha chút bức xúc, phẫn nộ nhưng khi xem xong clip của Tuổi trẻ đăng thì cảm giác của mình là…. chính người dân ở đó đang vô trách nhiệm với bản thân mình, thiếu trách nhiệm với sinh mạng của mình.

    Chắc chắn nhiều người sẽ phản đối và thậm chí là sẽ gạch đá sẽ bay vèo vèo với cái stt này nhưng xin nói với các bạn là mình đã từng sống 10 năm ở miền núi và thêm 6 năm lượn khắp các bản, làng vùng Tây Bắc nên mình biết, với con suối không quá rộng (như ở trong clip), địa hình không hề hiểm trở và với một vùng miền núi thì chuyện tre nứa, gỗ, lạt là không quá thiếu thì nguyên nhân gì cản trở chính những người dân sống trong vùng chung tay nhau làm một cây cầu tre qua suối?


    Xem đầy đủ: http://vitalk.vn/threads/nguoi-chui-vao-tui-nilon-de-qua-suoi-qua-thieu-trach-nghiem-voi-sinh-mang-cua-minh.497206/#ixzz2wPFnNGbP
    Follow us: vitalkforum on Facebook

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ôi mừng quá, có người cùng suy nghĩ như mình. Trước đây, nhân xem bức ảnh của 1 nhiếp ảnh gia về phong cảnh vùng quê, ông sếp tôi mỉa mai: nông dân của mày có 1 miếng đất nhò xíu mà mày thấy không, nhiều người làm lắm, bên nước tao, làm miếng ruộng to hơn nhiều mà không có nhiều người như thế đâu. Làm như vầy làm sao có ăn? Nếu mà dân ở đó không đủ khả năng thì cũng phải kêu lên chính quyền địa phương đòi hỏi, chứ kiểu chỉ nghĩ ra tối kiến như vầu tui hổng thèm thương. Thậm chí để khi xảy ra chết người tui còn chửi nữa, nhưng lúc đó chửi thì đã muộn nên chửi trước khi xảy ra chết người có lẽ hay hơn nhỉ. Còn chuyện nhà nước xây cầu, làm đường thì đương nhiên vẫn phải trách nhiệm của BT # và mấy ông lđ rồi. Mấy ông ấy phải có kế hoạch, chỗ nào làm trước làm sau, chỗ nào cầu lớn, cầu nhỏ, xây sao để mấy chục năm sau, hậu thế vẫn còn sử dụng được, đừng lãng phí tiền thuế của dân (trong đó có tui) chứ không phải thấy chỗ nào lên báo thì mới lo làm chỗ đó.

      Xem thêm: http://www.webtretho.com/forum/f26/vuot-suoi-bang-tui-nilon-sao-toi-thay-dung-dung-1863744/
      Nguồn: Webtretho.com

      Xóa
    2. Đây chính là bài phản biện thái độ chúng ta đang rền rĩ suốt những ngày qua. Thấy người nhà mình tỏ thái độ xót xa, thương cảm trong khi mình chỉ nghĩ đơn giản, sao không làm lấy cái thuyền, cái ghe để mà đi, những thứ này họ hoàn toàn có thể tự làm được. Chính thái độ trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác (mà không thấy xấu hổ), trông chờ vào lòng hảo tâm, trông chờ vào Nhà Nước... muốn hưởng những thứ không do mình làm ra là sức ỳ gây nên sự trì trệ, chậm phát triển của Việt Nam không? Và các cơ quan ngôn luận, là nhà đài, nhà báo, các cơ quan truyền thông... hãy là phương tiện hiệu quả nhất để giáo dục con người, để thay đổi những thói quen xấu, để cổ vũ, khuyến khích các việc làm tốt, những tấm gương tốt. Được như thế thì đó cũng là một động lực để thay đổi đất nước này.

      Xem thêm: http://www.webtretho.com/forum/f26/vuot-suoi-bang-tui-nilon-sao-toi-thay-dung-dung-1863744/
      Nguồn: Webtretho.com

      Xóa
    3. " Nhận được thông tin này, dù đang tháp tùng Chủ tịch nước thăm Nhật Bản, ngay lập tức Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã gọi điện về cho Giám đốc Sở GTVT tỉnh Điện Biên Nguyễn Đình Giang, lúc 16 giờ 16 phút chiều 17.3, với sự chỉ đạo kịp thời và quyết liệt: Sở GTVT cần kiểm tra ngay thực tế và báo cáo kịp thời về Bộ để sớm làm cầu cho dân đi lại! Ngay lập tức, Sở GTVT tỉnh Điện Biên triển khai thực hiện chỉ đạo của Bộ trưởng. Và trong đêm 17.3, Giám đốc Sở Nguyễn Đình Giang đã có báo cáo chi tiết với Bộ trưởng về thực tế tại suối Nậm Pồ."
      ====
      Đọc đoạn này chỉ thấy khinh bỉ, lợm giọng cho cái sự "ngay lập tức, kịp thời" của mấy bác thôi. Chả hóa ra hàng chục năm nay vẫn con suối đó trên thiên đường, vẫn tính mạng của hàng trăm con người - già trẻ lớn bé đó coi như hoàn toàn ko hề tồn tại trong con mắt của quan nhớn quan bé cho tới khi có cái clip của cô giáo? Còn biết bao những con suối như thế trên khắp thiên đường, nhẽ cứ phải có vài trăm vài nghìn cái clip như thế xuất hiện thì các lờ đờ mới "ngay lập tức, kịp thời" vưn vưn ?

      Xem thêm: http://www.webtretho.com/forum/f26/bo-truong-dinh-la-thang-nhan-tin-cho-co-giao-qua-suoi-bang-tui-nylon-1863561/index2.html
      Nguồn: Webtretho.com

      Xóa
  15. Vấn đề cơ bản là có hay không chuyện qua sông bằng túi ni long, tổng hợp các nguồn tin và ngay trong chủ đề này tác giả cũng thừa nhận là có, tuy không "phổ biến" nhưng cũng không phải là "hiếm". Còn lý do thì có nhiều, tùy vào nhận thức và mục đích của từng cá nhân, trong đó không loại trừ những suy nghĩ không khách quan. Tuy nhiên, dù với lý do nào đi nữa thì việc để tình trạng tồi tệ đó tồn tại ở thế kỷ 21 trách nhiệm chính vẫn thuộc về người lãnh đạo duy nhất và toàn diện xã hội. Một số người như tác giả Hoàng Xuân muốn hướng trách nhiệm chính cho người dân, hoặc như Nguyễn Thu Trang muốn hướng vấn đề theo kiểu Tuổi trẻ nói quá, diễn.... kỳ thật mục đích cũng chỉ là muốn bảo vệ, làm nhẹ đi trách nhiệm cho người lãnh đạo duy nhất và toàn diện xã hội này mà thôi.

    Trả lờiXóa
  16. Tối Hôm trước, khoảng hơn 6 giờ gì đấy, trên VTV1 Đài truyền hình trung ương có phát phóng sự này. Người đàn ông một tay bơi, tay kia nắm túi ni lông có đứa trẻ vùng cao. Nước xiết mùa lũ, em xem mà nổi gai ốc, chỉ cần một vài cây gỗ hay gì đấy từ thượng nguồn lao xuống...
    Ôi, em không dám nghĩ tiếp nữa!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Em thấy quan chức cấp bộ của VN mình nhàn thật, chả cần phải suy nghĩ gì ráo.
      Ai muốn xây cầu thì cung cấp video nào! (:(

      Xóa
    2. Ở nước khác cũng vậy thôi. Thành thị thì quan chức làm lẹ, nhưng địa phương hẻo lánh thì dân phải nộp đơn đề nghị, hoặc gọi báo chí. Quan chức địa phương mà làm đề án nhiều quá dễ bị tố dựng công trình để kiếm tiền hoặc tham nhũng. Ở Mỹ họ gọi làm "pork barrel" (thùng đựng thịt heo).

      Xóa
  17. YÊU NƯỚC VIỆTlúc 21:33 19 tháng 3, 2014

    Gửi các còm sĩ đang ngồi nhà xem video clip phán này nọ:
    Báo Một thế giới đưa tin có tin được không các vị ? Nếu tin thì đọc tiếp những ý sau :
    Bộ trưởng Đinh La Thăng đang tháp tùng Chủ tịch nước thăm Nhật Bản có nhắn tin về cho cô giáo Tòng Thị Minh...Chỉ đạo cho giám đốc sở GTVT Điện Biên Nguyễn Đình Giang,..Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường đã ký quyết định giao cho Sở GTVT Điện Biên làm chủ đầu tư, Cty cơ khí Quang Trung thi công trong hai tháng xong trước mùa mưa lũ tới. Cầu dự trù dài 80m, rộng 2,2m, kinh phí dự trù 3,5 tỷ đồng... Ai cần hãy vào đó đọc chi tiết hơn.

    Trả lờiXóa
  18. Tư tui cung cấp thêm 1 kênh thông tin, đó là FB của Phạm Sỹ Sáu, người trong cuộc :
    BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ XEM
    Có đầy đủ trường học, mẫu giáo ở vùng cao.....

    Trả lờiXóa
  19. Xem đi xem lại giống dàn dựng có kịch bản thì đúng hơn. Thứ nhất: khán giả dự kịch bản này khá đông. Thứ hai: ai là người quay clip này mà quay ở nhiều địa điểm trên con suối nếu không phải chuyên nghiệp nhìn sẽ khác ngay. Những đoạn người đàn ông cầm túi bơi không có chỉ có những đoạn lội. Nếu ai là người đã đi tắm sông hay suối đều biết không thể nào 1 tay có thể bơi qua con suối nước đang chảy như thế mà đến địa điểm mình muốn đến đươc. Khi đến bên này bờ suối có khán giả hô rất to đến bờ rồi. Không biết họ dàn dựng kịch bản này nhằm mục đích gì

    Trả lờiXóa
  20. thử nghiệm gởi ảnh :

    https://fbcdn-sphotos-e-a.akamaihd.net/hphotos-ak-frc1/t1.0-9/p526x395/1888703_10201551205439115_235465502_n.jpg

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ảnh quá đẹp. mỗi tội cầu ko có tay vịn rất nguy hiểm, Cầu này mà lũ " chó hoang " đi ăn đêm về rơi xuống chết toi.

      Xóa
    2. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
    3. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
  21. Đây là trường học ở vùng cao năm 2014 :

    https://fbcdn-sphotos-h-a.akamaihd.net/hphotos-ak-prn2/t1.0-9/1509921_690477037658007_1677742380_n.jpg

    Còn đây là lớp học mẫu giáo vùng cao năm 2014 :

    https://fbcdn-sphotos-d-a.akamaihd.net/hphotos-ak-prn2/t1.0-9/1898222_690476360991408_1362222691_n.jpg

    Có cả danh sách mẫu giáo vùng cao :

    https://fbcdn-sphotos-b-a.akamaihd.net/hphotos-ak-prn2/t1.0-9/1948252_690476640991380_982607886_n.jpg

    Hình ảnh lấy từ FB của Phạm Sỹ Sáu, Nhà thơ, Cựu chiến binh E4 - F5 mặt trận 479

    Trả lờiXóa
  22. Theo “nhắc nhở” của tác giả, sau khi em “tỉnh táo đánh giá thực hư...” thì em cũng cóc tin cái đoạn clip này là thật mấy bác ạ. Chúng ta đang sống trong …”thiên đường” mà lị !
    Hàng rong khắp phố, vé số đầy đường thì quá đúng đi, chứ cái này là “bôi nhọ” … “chế độ ta ưu việt” quá đi mất. Phản động ! Phản động sất !
    Theo ông GĐ Sở GD-ĐT Điện Biên Lê Văn Quý: ông không bất ngờ với những thông tin nêu trên vì đó là …sự việc bình thường. (Lại “phản động” nốt !)
    Và cũng theo ông Quý: “Trường hợp này là cá biệt, không phải là phổ biến nhưng cũng không phải là hiếm”. Vậy là sao trời ?
    Nào là: “sự việc bình thường” rồi lại … “cá biệt”, lại còn … “không phải là hiếm” nữa là sao ? Hiểu chết liền.
    Cái này chắc chỉ có “giáo viên ngữ văn 16,17 năm XYZ” mới hiểu nổi cái ý của GĐ Sở GD-ĐT quá. Như câu “danh sư xuất cao đồ”. Hé hé

    Trả lờiXóa
  23. Hoc sinh mẫu giáo vùng cao10:18 Ngày 18 tháng 03 năm 2014

    QUYẾT ĐỊNH 01/QĐ-VT

    Xét đề nghị của Diện,
    Và thực lực rận viên.
    Chi nhánh ở trong nước,
    Sưa nay nhiều điều phiền,

    Làm mất uy tín đảng,
    Giảm lòng tin nhân quyền,
    Tranh ăn mất đoàn kết,
    Lập hội toàn liên thiên.

    Nay đảng trưởng Việt tân,
    Đỗ hoàng điềm quyết định.
    Điều nhất, người có tên,
    Thải hồi theo quy định.

    Tư trời biển là một.
    Thứ hai là xích lô.
    Thứ ba tên đu đủ,
    Thứ tư sinh viên rồ..

    Và còn nhiều tên nữa,
    (Có danh sách kèm theo)
    Từ hôm nay cắt bữa,
    Lương lậu từ nay tèo,

    Điều hai trong quyết định,
    Những người danh sách trên,
    Và Diện phòng tổ chức,
    Chiểu theo thi hành liền.

    Thay mặt đảng việt tân,
    Đỗ hoàng Điên đã ký
    (Lưu ý đám thư văn
    Lốn gì vào chữ ký},(đóng dấu vào chữ kí).

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
  24. Hoc sinh mẫu giáo vùng cao10:27 Ngày 19 tháng 03 năm 2014

    CHÓ!
    Nhân đọc (cui bap19:37 Ngày 18 tháng 03 năm 2014 Tư "mad dog",)

    Người khôn không chấp chó.
    Làm thế nhỏ người đi.
    Chó sủa mặc nó sủa,
    Người đi có xá gì.

    Dấn thân làm chó Mỹ,
    Sang hèn có sao đâu.
    Nó điên thì mặc mẹ,
    Nó chết có ai rầu.

    Bài nào nó cũng gâu,
    Nói theo ngôn ngữ chó.
    Tư duy như óc trâu,
    Tầm cao chưa bằng cỏ.

    Dẫn chứng của loài chó,
    Méo mó thối hơn phân.
    Hơn nữa phàm chó dại,
    Đúng sai đâu có cần.

    Các bác đừng phân vân,
    Chữa trị cho chó dại.
    Nó chết trăm phần trăm,
    Khi chó lên cơn dại.

    Chó dại không phải hãi,
    Tốt nhất phải đề phòng,
    Khi chó dại nó cắn,
    Tốt nhất sớm tiêm phòng.

    Tốt nhất trong cách phòng,
    Là nói không với chó.
    Chó ngoài và chó trong,
    Nếu có nên đập bỏ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ây da, sao mẫu giáo vùng cao giống chó động cỡn hay bị đánh bã chết hụt kêu gào ỏm tỏi thế nhỉ

      Xóa
  25. YÊU NƯỚC VIỆTlúc 07:48 20 tháng 3, 2014

    Ai không tìm được ở báo Một thế giới thì mời vào báo ĐẤT VIỆT điện tử mục MỚI NHẤT
    ( chữ màu đỏ ), bấm vào bài " Bộ trưởng Thăng hỏi thăm cô giáo qua suối bằng túi nilon" sẽ có đầy đủ thông tin chi tiết về những gì đọc giả cần biết rõ. Đừng ngồi một chỗ mà phán hưu tán vượn, sai bét các vị à ! Có quá rảnh rỗi thì kiếm việc gì mà làm tốt hơn là nói năng như người mù sờ voi ấy, buồn lắm !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đây, nguyên văn bài mà ông Yêu nước nói trên báo Đất Việt đây. Nó có khác gì với bài trên báo Một thế giới?
      Trên kia có nhiều người bình luận rằng thấy ông bộ trưởng đang ... diễn rất sến khi nhắn tin cho cô Tòng Thị Minh xưng anh em...
      Ông Yêu nước có thấy vậy không?
      Ông định nói gì vậy khi mắng ng khác "Người mù sờ voi"?
      ----
      Bộ trưởng Thăng hỏi thăm cô giáo qua suối bằng túi nilon

      Từ Nhật Bản, nhắn tin về động viên

      Tờ Một thế giới đưa tin, tin nhắn của Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng với cô giáo Tòng Thị Minh, người quay video clip các thầy cô, học sinh phải chui vào túi nylon để vượt suối đến trường có đoạn: “Cảm ơn em, anh sẽ cho anh em nghiên cứu để làm sớm 1 cây cầu treo”.

      Tin nhắn của Bộ trưởng Đinh La Thăng kết thúc: "Còn đường thì tỉnh phải có trách nhiệm, anh sẽ có ý kiến với tỉnh. Chúc em khỏe”.

      Nhận được thông tin này, dù đang tháp tùng Chủ tịch nước thăm Nhật Bản, ngay lập tức Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng đã gọi điện về cho Giám đốc Sở GTVT tỉnh Điện Biên Nguyễn Đình Giang, với chỉ đạo cần kiểm tra ngay thực tế và báo cáo kịp thời về Bộ để sớm làm cầu cho dân đi lại.
      Vào mùa lũ, các thầy cô giáo, học sinh ở bản Sam Lang phải chui vào túi nilông và nhờ người biết bơi kéo qua suối

      Vào mùa lũ, các thầy cô giáo, học sinh ở bản Sam Lang phải chui vào túi nilông và nhờ người biết bơi kéo qua suối

      Sau khi đã có báo cáo chi tiết về thực tế tại suối Nậm Pồ. Giám đốc Sở báo cáo trong đêm thì tới rạng sáng ngày 18/3, Bộ trưởng đã chỉ đạo Sở lập tờ trình xin xây cầu gửi Bộ GTVT; đồng thời chỉ đạo Thứ trưởng Bộ GTVT nhanh chóng thẩm định để ra quyết định xây cầu. Một quyết định nhanh kỷ lục và kịp thời vì người dân.

      Và ngày 18/3, theo tin của Tuổi trẻ, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường đã ký quyết định giao nhiệm vụ cho Sở GTVT Điện Biên làm chủ đầu tư, Xí nghiệp cơ khí Quang Trung (Đơn vị Anh hùng Lao động) ứng vốn để xây dựng cầu. Dự kiến cây cầu sẽ hoàn thành sau 2 tháng, trước khi mùa mưa tới.

      “Dự kiến cầu sẽ có chiều dài 80m, bề rộng toàn cầu 2,2m, tổng mức đầu tư dự kiến 3,5 tỷ đồng. Sẽ thực hiện theo phương án là vừa thiết kế vừa thi công, duyệt thiết kế ngay tại hiện trường”, ông Giang cho biết.

      Bản Sam Lang bị cách trở bởi con suối Nậm Pồ rộng tới 80m, nước ngày đêm chảy xiết, thuyền đò không thể hoạt động được. Trong khi mọi sinh hoạt của bản người Mông có 100 hộ, 600 nhân khẩu này đều ở phía bên kia con suối. Trường học cũng phía bên kia con suối. Thế là ngày ngày, người dân, học sinh, thầy cô giáo phải vượt suối bằng những “phương tiện” thủ công nhất họ có thể nghĩ ra, đặc biệt là túi nilon.

      Xóa
    2. Trước đó, ngày 24/1, Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng cũng vừa gửi thư cảm ơn rất xúc động đến 3 gia đình ở Tiền Giang và Long An đã tham gia tích cực trong việc cứu 85 người thoát nạn trong vụ cháy tàu cánh ngầm xảy ra ngày 20/1 tại TPHCM .

      Bộ trưởng viết: "Vì công việc bận rộn, tôi chưa thể có điều kiện đến từng nhà các ông, bà để thay mặt Bộ GTVT, thay mặt Ủy ban ATGT Quốc gia, thay mặt những hành khách may mắn của chuyến tàu xấu số… nói lời cảm ơn sâu sắc nhất, đồng thời bày tỏ lòng tri ân của cá nhân tôi về việc làm lớn lao mà các ông, bà dành cho ngành GTVT".

      Cùng với thư cảm ơn, Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng tặng 3 phần quà cho 3 gia đình, mỗi phần quà trị giá 10 triệu đồng để bày tỏ lòng cảm kích sâu sắc với hành động dũng cảm cứu người gặp nạn.

      Cô giáo xinh đẹp được nhận tin nhắn của Bộ trưởng

      Cô giáo Tòng Thị Minh sinh năm 1991 và lớn lên ở mảnh đất Thanh Luông (huyện Điện Biên). Ngay sau khi tốt nghiệp Trường CĐ Sư phạm tỉnh thì tháng 10/2012 cô vào ngành và nhận công tác tại xã Nậm Chua (huyện Nậm Pồ).

      Cô giáo Tòng Thị Minh

      Cô giáo Tòng Thị Minh

      Một năm sau (8/2013) cô có quyết định điều chuyển về Trường Nà Hỳ.

      Và để chuẩn bị cho năm học mới tại một địa bàn mới, ngay sau khi về trường, Minh cùng nhiều đồng nghiệp đã đi các bản nhiều chuyến vừa để nắm địa bàn, vừa thực hiện nhiệm vụ chiêu sinh.

      Những lần đi ấy, cô cũng đã được trải nghiệm, cô kể: "Lần đầu tiên em cũng sợ lắm, nhưng các anh chị đi trước bảo không còn cách nào khác đâu, không thể đợi lũ xuống được".

      Các cô giáo chui vào những bao nilon và ngồi lọt thỏm trong bao cho miệng bao trùm kín quá đầu. Những thanh niên trai bản biết bơi sẽ túm gọn miệng bao và kéo qua suối.

      Cô giáo này cũng đã có nhiều kỷ niệm: "Hồi còn dạy ở Nậm Chua, khi qua suối vào mùa lũ thì người dân làm dây cáp bắc qua suối để đu sang. Còn ở Sam Lang việc qua suối bằng cách chui vào túi em thấy lần đầu, nhưng vẫn phải... liều sang vì ở đây chẳng có dây mà đu sang, cũng chẳng có cầu. Cũng biết nguy hiểm, nhưng chẳng còn cách nào".

      Bộ GT-ĐT: Thầy cô giáo nên tìm đường vòng

      Trước sự việc này, tờ Vietnamnet dẫn lời ông Phạm Ngọc Phương, Chánh Văn phòng Bộ GD-ĐT cho hay: “Tình cảm, nhiệt huyết của các giáo viên là đáng trân trọng. Mong mỏi có những cây cầu để cô trò tới trường yên tâm là việc riêng ngành giáo dục không thể làm được, cần có sự chung tay của các bộ, ngành và toàn xã hội”.

      Thế nhưng, ông cũng cho rằng: "Gặp khi gặp mưa lũ, giáo viên và học sinh có thể chủ động tìm đường vòng dù xa hơn nhưng tránh được nguy hiểm để tới lớp. Trong trường hợp khó khăn, thầy cô có thể thay đổi lịch học cho phù hợp”.

      Tới đây, Bộ GD-ĐT sẽ có văn bản chỉ đạo tới lãnh đạo ngành giáo dục của không chỉ Điện Biện mà trên cả nước cần tích cực tuyên truyền tới từng thầy trò, đặc biệt là các phụ huynh cần chủ động có biện pháp ứng phó với những tình huống nguy hiểm.

      Bên cạnh đó, chương trình năm học, Bộ đã chỉ đạo phân cấp linh hoạt cho các địa phương có thể bố trí sắp xếp khai giảng trước hoặc nghỉ học khi thời tiết không thuận lợi và học bù vào thời gian sau.

      Tới đây, theo ông Phương: Bộ GD-ĐT cũng sẽ phối hợp các bộ ngành liên quan, đặc biệt UBND các tỉnh thành để có khắc phục sớm, nhanh nhất những điểm trường, lớp học không có đường giao thông đến trường.

      Thái Linh

      Xóa
  26. Hôm nay TTO có bài viết của nhà thơ PHẠM SỸ SÁU nhan đề " Vụ chui vào túi nilong để...qua suối":Đến Sam Lang, mới tin là có thật Nhà thơ kể lại chuyến đi, "tai nghe mắt thấy" sẽ giúp cho ai còn nghi ngờ...hãy vào xem để hiểu sự thật...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Huỳnh Trọng Đôlúc 13:54 20 tháng 3, 2014

      Thưa bác Yeu nước Viet!
      Có lẽ chủ nhà, tác giả và mọi ng ở đây ko ai không đồng tình rằng trên vùng cao bà con ta còn có nhiều khó khăn. Giáo viên học sinh miền núi vất vả, thiếu thốn nhiều.

      Cái đó mới là vấn đề. Lẽ ra, những người như ông Đinh La Thăng có nghĩa vụ cùng với cấp dưới trong bộ máy của mình cần điều tra khảo sát trên địa bàn cả nước rồi quyết định: Chỗ nào cần xây cầu treo, chỗ nào cần cầu cứng bê tông. Rồi đưa vào kế hoạch xây dựng hàng năm. Chứ ko phải cứ ngồi trong phòng lạnh ở Hà Nội hay du hí Nhật Bản rồi chờ 1 video clip đăng lên mạng rồi mới "quyết tâm", "kiên quyết", "khẩn trương".... rồi à ơi mấy câu nhắn tin, chém gió ra vẻ quan tâm...

      Cái lớp học của cô Tòng Thị Minh xiêu vẹo, lợp tranh trống hoác... cũng cần được xây dựng. Những người làm chính sách như ông Bộ trưởng Giao thông, Bộ trưởng Giáo dục .... cần phải đến tận những lớp học đó rồi tự hỏi: Vì sao ở dưới xuôi, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM có những trường PTTH, PTCS sẵn sàng đập bỏ những dãy nhà còn chắc chắn để xây dãy nhà mới chỉ để cho nó hoành tráng, oai phong hơn? Có lẽ số tiền thuê chở, dọn dẹp gạch vữa phế liệu ở đây thừa để xây mấy phòng học vùng cao?

      Còn cái clip kia thì rõ ràng là dàn dựng. Cái rõ nhất là cảnh 4 anh thanh niên khiêng chiếc xe máy lội qua suối. Như vậy, độ sâu của suối nhiều lắm cũng chỉ 1,4 hoặc 1,5m. Chả có gì gọi là ghê gớm.

      Xóa
    2. Dàn dựng ư? Để làm gì ?????????????????????????????????????????

      Xóa
  27. Nhiều người nói chuyện cô, trò trường Nà Hỳ phải qua sông tới trường bằng túi ni lông là dàn dựng, nhưng ngày càng có nhiều cơ quan cấp cao, cán bộ cấp cao thừa nhận nó có thật. Tình cảnh này cũng đã và đang xảy ra ở nhiều nơi vùng cao, vùng sâu của nước ta :
    BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ XEM
    BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ XEM

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Làm gì có ai thừa nhận qua sông tới trường bằng túi ni lông là có thật? Ông Tư bố phét quen thói!
      Mọi người chỉ thừa nhận trên vùn cao là khó khăn là có thật. Nhu cầu xây dựng cầu là có thật.
      Nhưng rõ ràng, những cách tạm thời, trước mắt vượt sông bằng bè mảng là an toàn hơn nhiều so với chui vào túi nilon.

      http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2014/03/18/hoc-sinh-son-ba.jpg.0.570.cache

      http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2014/03/18/hoc-sinh-son-ba-2.jpg.0.570.cache

      http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2014/03/18/hoc-sinh-son-ba-3.JPG.0.570.cache

      Xóa
  28. YÊU NƯỚC VIỆTlúc 04:44 21 tháng 3, 2014

    Một sự việc mỗi người, nhiều người có cách nhìn khác nhau. Chuyện qua suối này cũng thế. Tôi nhìn thế này :Dù suối nước có không sâu (?), nhưng học sinh mẫu giáo, cô giáo không thể lội qua như đàn ông khỏe mạnh. Người khỏe cũng không ẵm bồng người khác bơi qua được, nên bỏ vô bọc để kéo qua.như ta thấy. Họ có đóng kịch không ? Đã có ngành GTVT Điện Biên khảo sát báo cáo với Bộ GTVT quyết định làm cầu. Như vậy là cần.
    Bộ trưởng Thăng đã có nhiều việc làm nhanh nhạy, báo chí khen trước nay, chứ không phải đột xuất việc làm cầu treo này. Tôi thì khen ông có trách nhiệm cao. Dù đi công tác ( chứ không phải đi du lịch như có người nói ), nhưng vẫn theo dõi tình hình và chỉ đạo nhanh, quyết làm cầu cho kịp mùa lũ. sao lại cho rằng ông ấy "diễn" ? Người dân mong có nhiều quan chức nhanh như ông Thăng để đỡ chờ đợi, khi có việc cần giải quyết. Nên biểu dương ông ấy để các vị khác làm như ông.

    Trả lờiXóa
  29. YÊU NƯỚC VIỆTlúc 05:11 21 tháng 3, 2014

    Tôi nhớ mới đây báo chí đưa tin thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng có chỉ thị cho kiểm tra có kế hoạch làm cầu qua suối, qua rạch ở các địa phương vùng cao phía Bắc, Tây Nguyên, đồng bằng Nam bộ...Đã có kế hoạch nên việc xãy ra ở Sam Lang, Bộ trưởng Thăng có cơ sở giải quyết nhanh hơn.
    Còn chuyện ở thành phố có đủ tiện nghi, người dân sướng hơn ở nơi "khỉ ho cò gáy" thì ai cũng biết. Chuyện lãng phí ở thành thị thì càng nhức nhối nhiều hơn nữa. Có ai bớt những lãng phí ấy dồn tài chánh cho vùng khó khăn ? Chuyện này phải ở tầm vĩ mô của nhà nước chủ trương, thúc giục cho mạnh mới mong có sụ chuyển biến. Tôi thấy nhà nước có quan tâm, còn hiệu quả cao thấp, có đáp ứng yêu cầu của người dân nơi dây được nhiều ít còn tùy thuộc nhiều yếu tố chủ quan, khách quan nữa.
    Ai mà không muốn nơi mình sống có nhiều phúc lợi ? Nhưng điều kiện nhà nước có đầu tư đáp ứng ngay hay giải quyết dần là lệ thuộc vào túi tiền. Ngân sách một nước ngèo như Việt Nam, chi tiêu đủ thứ, khó mà một lúc đủ sức làm tất những điều mong muốn.

    Trả lờiXóa
  30. YÊU NƯỚC VIỆTlúc 05:33 21 tháng 3, 2014

    Còn một điều nữa tôi cũng nhìn khác. Đó là tin nhắn của Bộ trưởng Thăng với cô giáo Minh. Ông Thăng xưng anh, gọi cô bằng em, có người phê bình ! Nhưng tôi thì cho rằng ông ấy muốn dùng lời lẽ như vậy để thể hiện tình cảm với một người là cô giáo, tuổi đời đáng em của ông. Là người miền Nam, tôi hoàn toàn hiểu, cảm nhận được cái cử chỉ ấy, không có gì phải phê bình. Ông ấy gọi cô giáo Minh bằng em nó tình cảm, có ý trân trọng ( theo cảm nhận của tôi ) hơn là gọi bằng cô hay bằng chị chứ ? Có gì sai đâu mà có người không hài lòng nhỉ ? Hình như bây giờ người ta thích phê bình, chỉ trích nhau, thì phải ? Nhất là những người đang gánh vác công việc quốc gia. Tôi thấy cần phê những gì đáng nên phê, nhất là những việc làm gây hại cho lợi ích chung, Còn những điều không đáng ta không nên phê, những việc làm tốt nên khen cho người ta phát huy.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhưng nó mất đi sự nghiêm túc khi thực thi công vụ. Dưới hàm bộ trưởng, chú Thăng có lẽ vẫn chưa rõ những nhân xưng khi nào dành cho gia đình, người thân. Và khi nào ....
      Chắc chú Thăng hay đi hát quán Karaoke nên quen mồm! ):)

      Xóa
  31. Ông Yêu nước Việt ạ.

    + Thứ nhất:
    Mọi người, tác giả bài viết Thùy Trang và tôi thừa nhận trên vùng cao là khó khăn là có thật. Nhu cầu xây dựng cầu là có thật.
    Nhưng rõ ràng, những cách tạm thời, trước mắt vượt sông bằng bè mảng là an toàn hơn nhiều so với chui vào túi nilon.

    http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2014/03/18/hoc-sinh-son-ba.jpg.0.570.cache

    http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2014/03/18/hoc-sinh-son-ba-2.jpg.0.570.cache

    http://res.vtc.vn/media/vtcnews/2014/03/18/hoc-sinh-son-ba-3.JPG.0.570.cache

    + Thứ hai.
    Về ông Đinh La Thăng, tôi nghĩ, ông Huỳnh Trọng Đô nói trên kia là đúng và đủ:
    ---
    Huỳnh Trọng Đô13:54 Ngày 20 tháng 03 năm 2014
    Thưa bác Yeu nước Viet!
    Có lẽ chủ nhà, tác giả và mọi ng ở đây ko ai không đồng tình rằng trên vùng cao bà con ta còn có nhiều khó khăn. Giáo viên học sinh miền núi vất vả, thiếu thốn nhiều.

    Cái đó mới là vấn đề. Lẽ ra, những người như ông Đinh La Thăng có nghĩa vụ cùng với cấp dưới trong bộ máy của mình cần điều tra khảo sát trên địa bàn cả nước rồi quyết định: Chỗ nào cần xây cầu treo, chỗ nào cần cầu cứng bê tông. Rồi đưa vào kế hoạch xây dựng hàng năm. Chứ ko phải cứ ngồi trong phòng lạnh ở Hà Nội hay du hí Nhật Bản rồi chờ 1 video clip đăng lên mạng rồi mới "quyết tâm", "kiên quyết", "khẩn trương".... rồi à ơi mấy câu nhắn tin, chém gió ra vẻ quan tâm...

    Cái lớp học của cô Tòng Thị Minh xiêu vẹo, lợp tranh trống hoác... cũng cần được xây dựng. Những người làm chính sách như ông Bộ trưởng Giao thông, Bộ trưởng Giáo dục .... cần phải đến tận những lớp học đó rồi tự hỏi: Vì sao ở dưới xuôi, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP HCM có những trường PTTH, PTCS sẵn sàng đập bỏ những dãy nhà còn chắc chắn để xây dãy nhà mới chỉ để cho nó hoành tráng, oai phong hơn? Có lẽ số tiền thuê chở, dọn dẹp gạch vữa phế liệu ở đây thừa để xây mấy phòng học vùng cao?

    Còn cái clip kia thì rõ ràng là dàn dựng. Cái rõ nhất là cảnh 4 anh thanh niên khiêng chiếc xe máy lội qua suối. Như vậy, độ sâu của suối nhiều lắm cũng chỉ 1,4 hoặc 1,5m. Chả có gì gọi là ghê gớm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng là chỉ 1,4 hoặc 1,5m. Chả có gì gọi là ghê gớm. Nhưng cũng đủ làm trẻ em chết đuối. Bác Cựu Chiến binh có cảm xúc quá! (:(

      Xóa
  32. Quai lại chiện bong bóng qua suối, nói thật chứ đến bố anh # 4` cũng không thể tưởng tượng được việc người dân (ở đây là cô giáo hiền lành xinh đẹp nết na thuỳ mị) lại cứ phải cố tình, bất chấp mạng sống của mình bơi qua suối trong bong bóng cá, xong rồi quai video clip bốt lên Utube như tin tin thành phố. Trong khi ngay cách đó khoảng 1km, có thể dễ dàng lội qua suối do nước có cao đến bắp chân và bên dưới có đá ngầm. Chẳng lẽ, sau này cứ chỗ nào bần lông thích xây cầu thì cũng chui vào bao lynon rồi quai cờ nhíp, rồi bắt anh # 4` xây cầu? Ông nội anh # 4` cũng không thể chiều bần-lông được thế

    Xem thêm: http://www.webtretho.com/forum/f26/bo-truong-dinh-la-thang-nhan-tin-cho-co-giao-qua-suoi-bang-tui-nylon-1863561/index5.html
    Nguồn: Webtretho.com

    Trả lờiXóa
  33. Quý vị ơi vụ này đã đc lên trên Dailymail như vậy là bạn bè quốc tế biết hết rồi giờ ko biết anh # giải quyết ra sao đây http://www.dailymail.co.uk/news/arti...ASTIC-BAG.html
    ====
    Think your school run is bad? Incredible moment Vietnamese man takes his kids across a flooded river in a PLASTIC BAG

    Flood prevented children at a Vietnamese primary from getting to school
    One of the parents transported the entire class across in a plastic bag
    Man swam across river and children arrived safe and dry on the other side

    By Daily Mail Reporter

    PUBLISHED: 11:06 GMT, 20 March 2014 | UPDATED: 12:15 GMT, 20 March 2014

    5,090 shares

    193

    View
    comments

    This parent is giving a whole new meaning to ‘school bag’ as he helps a class of primary pupils safely cross a river by taking them in a plastic bag.

    When the children in Sam Lang village, Dien Bien Province, near Hanoi in northern Vietnam could not get to school due to spring floods, one father found an unorthodox solution.

    As the nearby suspension bridge was out of action, he put the children in a plastic bag to keep them dry, and carried them across the flooded river.

    Scroll down for video
    Going in: This bizarre school run was filmed by a teacher in Sam Lang village, Dien Bien Province, near Hanoi in northern Vietnam during the spring floods
    +9

    Going in: This bizarre school run was filmed by a teacher in Sam Lang village, Dien Bien Province, near Hanoi in northern Vietnam during the spring floods

    Bagged up: When the local river flooded, preventing the children from getting to school, one parent took them across in a plastic bag
    +9

    Bagged up: When the local river flooded, preventing the children from getting to school, one parent took them across in a plastic bag

    Off we go: The unnamed parent took each and every one of the children across the river in the bag
    +9

    Off we go: The unnamed parent took each and every one of the children across the river in the bag

    His incredible devotion to the children’s education was filmed by their teacher Tong Thi Minh.

    In the clip, one of the children’s fathers can be seen carefully wrapping up each child in a plastic bag before he launches himself neck deep into the raging torrent.

    More...

    Read more: http://www.dailymail.co.uk/news/article-2585090/Think-school-run-bad-Incredible-moment-Vietnamese-man-takes-kids-flooded-river-PLASTIC-BAG.html#ixzz2wZUxXjLm
    Follow us: @MailOnline on Twitter | DailyMail on Facebook

    Trả lờiXóa

  34. Chui túi nilon qua suối và tính trung thực của truyền thông

    21/03/14 | 5 bình luận | 130 lượt xem

    Sự vụ tranh cãi quanh clip chui túi nilon qua suối dường như sẽ không có điểm dừng và không có điểm chung về những lập luận, tranh cãi. Đã có rất nhiều những phản biện và cả công kích cá nhân tác giả bài viết: “chui túi nilon qua suối: Đâu là tính chân thật của clip”.

    Không dừng ở đó, nhiều người đã chuyển sang hướng miệt thị cá nhân, đe dọa cá nhân. Thậm chí không ít người chấp nhận rằng dù cho đó là một clip không chân thật thì việc làm của một số phóng viên nhà báo báo Tuổi Trẻ là cần thiết, là cần để có một cây cầu.

    Tranh luận là điều luôn luôn hữu ích. Nhưng văn hóa tranh luận là điều mà chúng ta nên học hỏi. Và quả bom truyền thông khi đi quá đà thì nó sẽ gây tác hại khôn lường, bởi vì đây là một phần hình ảnh về người dân của chính đất nước này.

    Vậy clip đăng trong phóng sự “Chui tui nilon để … qua suối” có chân thật không?

    Vấn đề sẽ trở nên cực kỳ tồi tệ và phi đạo đức trong trường hợp đây là một clip được dàn dựng với mục đích thúc ép chính quyền nhanh chóng xây cầu.

    Với kinh nghiệm về Tây Bắc của mình tôi khẳng định rằng không một người dân nào lại đi vượt suối rừng trong lũ cả. Nếu có, họ chỉ làm khi có một việc gì đó cực kỳ bức bách, mang tính cấp cứu sinh mạng.

    Tại thời điểm clip được cô giáo Tòng Thị Minh quay, suối Nậm Pồ đã rút nước, rộng khoảng 5m, độ sâu 1.5m không hơn. Một số người đã lựa chọn cách chui túi nilon vì không muốn ướt quần áo và ngại đi xa. Túi nilon chỉ đơn thuần là một phương tiện để chống ướt áo vậy thôi.

    Đó không phải là hiện tượng phổ biến trong mùa lũ ở Nậm Pồ mà chỉ diễn ra vào một thời điểm nhất định với một số cá nhân nhất định.
    Chuẩn bị vượt suối

    Chuẩn bị vượt suối

    Con suối Nậm Pồ lúc này không còn là con nước dữ nữa, nó trở thành điểm vui chơi cộng đồng, thành chỗ cho con trẻ bơi lội, hay đi câu, kiếm con cá, con tép. Nhưng nhà báo Lê Đức Dục mọi việc đã thổi phồng sự việc một cách quá đáng, hóa mù ra mưa và khóc than một cách quá đà, sai với sự thật.

    Vậy có cần xây cầu không, Nậm Pồ là huyện mới của Điện Biên, huyện mới vùng núi thường rất nghèo, cái gì cũng thiếu thốn một cây cầu không chỉ giúp con trẻ tới trường mà còn là an sinh, là bình yên vùng biên và là cả nẻo kinh tế cho bà con. Bộ trưởng Đinh La Thăng đã làm, đó là việc được lòng dân, được lòng người Nậm Pồ và cả người Tây Bắc.

    Tây Bắc còn cần chúng ta nhiều hơn nữa. Đó tuyệt nhiên không phải là việc thổi phòng, ỉ ôi than nghèo kể khổ quá mức cần thiết. Với nhà báo cần điều nghiên thật sự cẩn thận, cung cấp đúng thông tin vì đó là sự trung thực trong làm báo. Xin đừng hóa mù ra mưa? Đừng khóc than quá đà.

    .daily mail

    Mấy ngày nay báo chí nước ngoài đã đăng về sự vụ “người Việt Nam chui túi nilon để qua suối”. Tờ báo Dally mail ngày 20/3 đăng bài báo “Think your school run is bad? Incredible moment Vietnamese man takes his kids across a flooded river in a PLASTIC BAG”. Hình ảnh chúng ta đang trở nên kỳ lạ, bất bình thường trong mắt họ. Câu chuyện “chui túi nilon – cây cầu và thể diện quốc gia” hẳn sẽ giúp chiêm nghiệm nhiều điều.

    P/s: Sau khi đưa ra lời mời thực hiện clip trải nghiệm việc chui túi nilon vượt suối, ofviet nhận được khá nhiều phản hồi đề nghị dừng thực hiện clip trải nghiệm nói trên. Ofviet sẽ quan tâm đến vấn đề này.

    Một lần nữa chúng tôi khẳng định rằng ofviet tiến hành trải nghiệm thực tế để tìm ra sự thật về độ sâu và chiều rộng của con suối được cho là Nậm Pô vào thời điểm cô giáo Tòng Thị Minh thực hiện clip.

    Trả lờiXóa