Thứ Năm, 31 tháng 12, 2020

Báo Granma (Cuba)- CHỦ NGHĨA TƯ BẢN KHÔNG BỀN VỮNG ĐỐI VỚI THẾ GIỚI: SỰ THẬT ĐÃ CHỨNG MINH ĐIỀU ĐÓ!

Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel (trái) bên cạnh người tiền nhiệm Raul Castro

Lời dẫn: Có lẽ báo chí Việt Nam thực sự đã bị USAD(Mỹ) thao túng nên ngày nay ta thấy vắng bóng các bài chính luận lên án chủ nghĩa tư bản. Ngược lại, ta lại thấy các bài dịch từ các hãng truyền thông phương Tây xuyên tạc bịa đặt về CNXH ở Cuba, ví dụ, bài trên báo Tuổi trẻ “Fidel Castro: Người Cuba có thể “bị đau tim” khi nghe ông Obama”

http://tuoitre.vn/tin/the-gioi/20160329/fidel-castro-nguoi-cuba-co-the-bi-dau-tim-khi-nghe-ong-obama/1075516.html

Tiêu đề bài báo của Fidel là "Người anh em Obama" chứ không phải “Những tâm tư của Fidel Castro” như tác giả nói. Bình luận của tác giả (chắc là ảnh hưởng bài của báo Mỹ Washington Post) chỉ trích Fidel già cả nên thủ cựu, hẹp hòi, đồng thời, báo này lại ca tụng Obama qua đoạn: "Những ngôn từ phản biện gay gắt của cựu chủ tịch Cuba cho thấy sự tương phản rất lớn với những gì có vẻ như rất hữu hảo trong chuyến công du 3 ngày của tổng thống Obama tới quốc đảo vùng châu Mỹ Latinh.”

Không có tờ báo tiếng Việt nào phản ánh chính xác cuộc đấu tranh anh hùng của nhân dân Cuba hôm nay. Ngay một việc đơn giản là dịch những bài chính luận phê phán chủ nghĩa tư bản từ báo Granma- Cơ quan của Đảng Cộng sản Cuba, báo chí Việt Nam cũng không làm. Báo VN chỉ chăm chăm dịch những bài từ truyền thông Mỹ, tự nguyện làm cái loa không công cho bộ máy tâm lý chiến Hoa Kỳ!

Trước tình hình trên, Google.tienlang xin dịch một bài chính luận mới đây trên báo Granma với tiêu đề “Es insostenible para el mundo el capitalismo: los hechos lo demuestran”, Dịch “CHỦ NGHĨA TƯ BẢN KHÔNG BỀN VỮNG ĐỐI VỚI THẾ GIỚI: SỰ THẬT ĐÃ CHỨNG MINH ĐIỀU ĐÓ”.

Dưới đây là một đoạn trích bằng tiếng Tây Ban Nha của bài báo và bên dưới là toàn bộ bài dịch của Google.tienlang.

*****

Es insostenible para el mundo el capitalismo: los hechos lo demuestran

La cultura capitalista neoliberal del descarte puso sobre el tapete la incapacidad del capitalismo para enfrentar los grandes desafíos a los que se ve expuesta la humanidad

Autor: Raúl Antonio Capote | internacionales@granma.cu

Autor: Ana Laura Palomino García | internet@granma.cu

29 de diciembre de 2020 22:12:14

Ai biết tiếng Tây Ban Nha, mời đọc bản gốc tại link dưới:

Bản dịch:

CHỦ NGHĨA TƯ BẢN KHÔNG BỀN VỮNG ĐỐI VỚI THẾ GIỚI: SỰ THẬT ĐÃ CHỨNG MINH ĐIỀU ĐÓ

Nền văn hóa tư bản chủ nghĩa tân tự do đã vứt bỏ nhiều thứ khiến chúng ta đang thấy sự bất lực của chủ nghĩa tư bản khi đối mặt với những thách thức to lớn mà nhân loại đang gặp phải.

Tác giả: Raúl Antonio Capote | internacional@granma.cu

Tác giả: Ana Laura Palomino García | internet@granma.cu

Ngày 29 tháng 12 năm 2020 10:12:14 CH

Năm 2020 đang qua đi với "vòng nguyệt quế" là một trong những điều tồi tệ nhất trong lịch sử nhân loại. Một đại dịch kinh hoàng đã giết chết hơn một triệu người và gây ra một cuộc khủng hoảng kinh tế và sức khỏe nghiêm trọng trên thế giới. Nền văn hóa tư bản chủ nghĩa tân tự do vừa phế bỏ nhiều thứ khiến chúng ta đang chứng kiến sự bất lực của hệ thống tư bản trước những thách thức to lớn mà nhân loại đang phải đối mặt.

Trên toàn cầu, đó là một năm được đặc trưng bởi sự gia tăng chính sách hiếu chiến của Hoa Kỳ, lập trường chống lại chủ nghĩa đa phương và việc nước này rút khỏi các hiệp định quốc tế quan trọng.

Hoa Kỳ đã rút khỏi các tổ chức toàn cầu như UNESCO, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), Hội đồng Nhân quyền, Thỏa thuận Paris, thỏa thuận hạt nhân với Iran và một số hiệp ước kiểm soát vũ khí với Nga, cùng một số hiệp ước khác.

Mặt khác, GDP thế giới dự kiến ​​sẽ giảm mạnh nhất kể từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, do hậu quả của hoạt động kinh tế nói chung sa sút do tác động to lớn của đại dịch.

Đó là năm tồi tệ nhất trong thập kỷ đối với nền kinh tế Mỹ Latinh và Caribe. Tính toán gần đây nhất do Ủy ban Kinh tế Mỹ Latinh và Caribe (ECLAC) thực hiện, chỉ ra rằng mức sụt giảm kinh teesnawm nay của Mỹ Latinh là 7,7%.

Trong Cộng đồng Caribe, sự thống nhất và hợp tác của các quốc gia trong khu vực khiến cho số lượng nạn nhân bị nhiễm COVID-19 tương đối thấp. Sự thống nhất này cần thiết hơn bao giờ hết trước tác động mà nền kinh tế của các quốc gia trong khu vực phụ thuộc nhiều nhất vào du lịch, ước tính đã làm mất đi 70% du khách.

Gần đây, trong Hội nghị thượng đỉnh trực tuyến Caricom-Cuba lần thứ VII, Miguel Diaz-Cane, Chủ tịch nước Cộng hòa Cuba, đã kêu gọi đoàn kết và hợp tác như những lực lượng không thể thiếu để cùng nhau đối mặt với những thách thức và mối đe dọa to lớn đang đe dọa chúng ta.

***

Năm 2020, chính quyền Hoa Kỳ Donald Trump tiếp tục chiến lược "thay đổi chế độ" chống lại các quốc gia mà họ coi là kẻ thù.

Cuộc chiến tâm lý, văn hóa và truyền thông bao gồm một mạng lưới truyền thông truyền thống, Netcenter, các trang web kỹ thuật số và mạng xã hội, được khuếch đại bởi một đội quân công nghệ mạng, chỉ huy từ Lực lượng Đặc nhiệm CIA.

Riêng đối với Cuba, năm 2020, trong cơn tuyệt vọng trước sức kháng chiến bất bại của nhân dân, Mỹ đã tung ra thứ mà họ tin là đòn cuối cùng cho Cách mạng, sau khi cố gắng đóng cửa mọi con đường làm ăn của Cuba bằng cách áp dụng hàng trăm các biện pháp trừng phạt, ngay cả trong bối cảnh của đại dịch, các hành động tùy tiện của họ mang tính chất thù địch và có hệ thống hơn.

Thiệt hại do cuộc bao vây của Mỹ đối với Cuba lên tới 5.570,3 triệu USD, kỷ lục cho một năm trong hơn nửa thế kỷ quấy rối dã man đối với nhân dân ta.

Các hành động như cấm các chuyến bay từ Hoa Kỳ đến tất cả các tỉnh của Cuba, ngoại trừ Havana, khả năng khởi kiện theo Tiêu đề III bất công và bất hợp pháp của Đạo luật Helms-Burton, và việc bắt bớ, đe dọa nổi bật ở giai đoạn này đối với các công ty cung cấp nhiên liệu cho Cu Ba.

Hình ảnh bù nhìn theo phong cách truyện tranh của Marvels về hội chứng Havana đã được đưa ra ánh sáng nhiều lần. Những điều xuyên tạc bịa đặt về Cuba đã bị các nhà khoa học Cuba và quốc tế vạch rõ, làm thất bại mọi cơ hội mà Mỹ dự định sử dụng.

Cuộc tấn công khủng bố nhằm vào đại sứ quán Cuba ở Washington ngày 30 tháng 4 là hậu quả tất yếu khi lập trường hiếu chiến của chính phủ Mỹ ngày càng gia tăng. Sự kiện này cho ta thấy Hoa Kỳ ngày nay đang tái hiện lại hành động thù địch khủng khiếp của mình đối với Cuba như trong quá khứ.

Hoa Kỳ áp dụng chiến tranh kinh tế một cách ác độc, tuyển mộ và tổ chức những nhóm tội phạm để tạo ra các nhóm hành động bạo lực và thực hiện các hành vi khủng bố tương tự như các hành động được sử dụng ở Ukraine, Iran, Venezuela và Bolivia; Họ cố gắng tạo ra các cuộc biểu tình, tạo ra các điểm nóng trong các bối cảnh khác nhau có thể dẫn đến các cuộc biểu tình, sử dụng tuyên truyền đen và lời kêu gọi lật đổ chính quyền Cuba từ mạng xã hội.

Trang web “Cuba Money Project” của nhà báo Hoa Kỳ Tracey Eaton đã tiết lộ rằng Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cung cấp hàng triệu USD cho các chương trình thúc đẩy "quyền dân sự, chính trị, tôn giáo và lao động ở Cuba."

Ông cũng trích dẫn, vào tháng 10 năm nay, dữ liệu thu được từ Cơ quan Viện trợ Nước ngoài của Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID), phản ánh các khoản chi cho hơn 261 triệu đô la cho các dự án lật đổ chống lại Cuba, kể từ năm 1990 cho đến năm nay.

“Cuba Money Project” cũng tiết lộ rằng kể từ khi Trump nhậm chức tổng thống vào tháng 1 năm 2017, USAID đã chi khoảng 50 triệu đô la cho các dự án liên quan đến việc tìm kiếm sự thay đổi trong hệ thống ở nước ta.

Với những đồng bạc lẻ từ hàng triệu USD đó, những kẻ phá hoại đã tấn công bức tượng bán thân Anh hùng dân tộc của chúng ta- José Martí, "các nhà hoạt động" của cái gọi là Phong trào San Isidro và những kẻ khủng bố đã ném cocktail Molotov vào các trạm xăng, trung tâm thương mại và các bệnh viện ở Cuba được trả giá bằng những đồng đô la lẻ.

Trong khi đó, tổ chức phản động “Trung tâm Lựa chọn thứ ba” phục kích, chờ đợi thời điểm thích hợp để thể hiện mình như một vị cứu tinh và đưa ra một hiệp ước Zanjón mới cho người Cuba.

Nhưng sức mạnh của người dân ngày càng lớn mạnh. Bằng chứng là nhân dân Cuba sát cánh cùng nhân dân Bolivia, từ tháng 10/2020 đã chấm dứt một năm chính quyền Bolivia trên thực tế bị làm nhục. Ngọn cờ CNXH- Nguyên Tổng thống Bolivia Evo Morales đã trở về quê hương của mình. Những kẻ soán ngôi – những con rối của Mỹ đã không thể xóa bỏ sự nghiệp của Evo Morales. Tổng thống Bolivia hiện thời là  Luis Arce chính là người đồng chí của  Evo Morales đang tiếp tục sự nghiệp của Evo Morales.

Tại Venezuela, giữa cuộc chiến toàn cầu chống lại COVID-19, Trump đã siết chặt vòng vây và đe dọa kéo quốc gia Mỹ Latinh vào một cuộc hỗn chiến, bằng cách ra lệnh tăng cường sự hiện diện của binh lính tay sai Mỹ trong khu vực.

Vào đầu tháng 5, Lực lượng Vũ trang Quốc gia và các cơ quan an ninh, tình báo của Venezuela đã đập tan cái gọi là “Chiến dịch Gideon”- cái “chiến dịch” mà ngay từ đầu đã dự tính là sẽ thủ tiêu Tổng thống Nicolás Maduro, một hành động mà họ đã cố gắng nhưng không thành công trong suốt cả năm. .

Trong cuộc bầu cử quốc hội gần đây, liên minh Gran Polo Patriótico của Tổng thống Nicolás Maduro đã giành được 253 ghế trong tổng số 277 ghế trong Quốc hội Venezuela, đây là một thắng lợi lớn của Chavismo- những người trung thành với lý tưởng XHCN của cố Tổng thống Chávez trong bối cảnh kinh tế bị ảnh hưởng bởi các biện pháp trừng phạt của Washington.

***

Đầu năm nay Donald Trump ra lệnh ám sát Tướng Qasem Soleimani, chỉ huy lực lượng Quds ưu tú của Vệ binh Cách mạng Iran, và vào tháng 11, một trong những nhà khoa học hạt nhân hàng đầu của Iran, Mohsen Fajrizadeh, được coi là giám đốc của chương trình Hạt nhân Iran. Đó là những hành động của Mỹ nhằm tìm kiếm chiến tranh.

Cuộc chiến ở Syria, cuộc chiến kéo dài và đẫm máu nhất ở Trung Đông, nơi đã tạo ra một trong những cuộc khủng hoảng người tị nạn nghiêm trọng nhất kể từ Thế chiến thứ hai, dường như không có hồi kết khi đối mặt với những nỗ lực lặp đi lặp lại của Hoa Kỳ nhằm chiếm toàn bộ bờ biển, tài nguyên của quốc gia đó.

Vào ngày 28 tháng 1 năm 2020, Tổng thống Donald Trump đã tiết lộ cái gọi là “kế hoạch hòa bình Trung Đông” của ông, kế hoạch này ngay lập tức bị người Palestine và hầu hết cộng đồng quốc tế lên án, bác bỏ.

Cuộc bầu cử tháng 11 mang lại chiến thắng cho ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden đã làm lộ rõ hơn bao giờ hết những rạn nứt nội bộ sâu sắc trong xã hội Mỹ. Tổng thống Donald Trump đã thực hiện một chiến dịch tranh cử với giọng điệu thù hận, hung hăng, hiếu chiến trong bài phát biểu của ông ta. Việc ông từ chối rời bỏ quyền lực tạo ra sự không chắc chắn và bất ổn có thể tạo ra những hậu quả lớn hơn, có tính đến các lực lượng ủng hộ Trump: dân quân ly khai, cực đoan, người cuồng tín, v.v. Donald Trump kết thúc nhiệm kỳ của mình giống như khi bắt đầu: đặt thế giới vào bờ vực chiến tranh.

Sự không hiểu biết bản chất quyền lực chính trị ở Cuba, Iran, Venezuela và Nicaragua, những quốc gia “được” Donald Trump gọi là "bộ tứ tội ác", đã khiến Mỹ thất bại trong các kế hoạch can thiệp của họ. Và chắc chắn Hoa Kỳ sẽ thất bại hoàn toàn- thất bại đáng xấu hổ nhất của Đế quốc Mỹ.

Sự thật cho thấy chủ nghĩa tư bản không bền vững đối với loài người và thậm chí còn đe dọa sự tồn vong của nhân loại!

Lê Hương Lan Dịch và Giới thiệu

===

Mời đọc bài liên quan:

1. Fidel Castro: CUBA KHÔNG CẦN NHỮNG MÓN QUÀ CỦA CHỦ NGHĨA ĐẾ QUỐC

2. Viva Cuba! Viva Fidel!

3. Ý NGHĨA THỰC SỰ CỦA VIỆC MỸ GỠ BỎ BAO VÂY CẤM VẬN CUBA

4. NGƯỜI MỸ NÓI VỀ NHÂN QUYỀN MỸ VÀ NHÂN QUYỀN CUBA

5. BÀI HỌC NÀO CHO VIỆT NAM TỪ MỐI QUAN HỆ MỸ- CUBA?

6. BÁO NGA HÉ LỘ NHỮNG ĐIỀU NHIỀU NGƯỜI CHƯA BIẾT VỀ CHỦ TỊCH CUBA RAUL CASTRO

4. Báo Granma (Cuba)- CHỦ NGHĨA TƯ BẢN KHÔNG BỀN VỮNG ĐỐI VỚI THẾ GIỚI: SỰ THẬT ĐÃ CHỨNG MINH ĐIỀU ĐÓ!

Bài liên quan khác:

1. VÌ SAO VIỆT NAM KHÔNG HOAN NGHÊNH TUYÊN BỐ CỦA MỸ Ở BIỂN ĐÔNG?

2. Cảnh báo: USAID (MỸ) ĐÃ TỪNG THAO TÚNG CẢ NỀN BÁO CHÍ NGA NHỮNG NĂM 90 THÌ BÁO CHÍ VIỆT HIỆN NAY, ÔNG MỸ CÓ THA? ...

3. Quan hệ quốc tế: QUAN ĐIỂM CỦA TBT- CTN NGUYỄN PHÚ TRỌNG, CỦA ASEAN VÀ CỦA CHÂU ÂU HOÀN TOÀN KHÁC VỚI QUAN ĐIỂM HIẾU CHIẾN CỦA MỸ!

4. “CẤP CAO ĐÔNG Á”- SỰ CHUYỂN MÌNH NGOẠN MỤC CỦAVIỆT NAM VÀ ASEAN TRÊN TRƯỜNG QUỐC TẾ.

5. “QUÝ VỊ ASEAN ƠI, HÃY TIN VÀO CÁC GIÁ TRỊ CỦA MỸ!”- POMPEO KÊU GÀO KHẢN CẢ CỔ NHƯNG CHẢ AI NGHE!

6. Kỳ cục: TẠI SAO BÁO CHÍ VIỆT NAM KHOÁI TUYÊN TRUYỀN CHO CHỦ NGHĨA ĐƠN PHƯƠNG CỦA MỸ MÀ LẠI KHÔNG TUYÊN TRUYỀN CHO CHỦ NGHĨA ĐA PHƯƠNG CỦA VIỆT NAM, CỦA ASEAN, CỦA CHÂU ÂU???

BÁO NHÂN DÂN LÊN ÁN QUAN ĐIỂM “LẬT SỬ” CỦA BÀ PHẠM CHI LAN KHI COI SỰ GỠ BỎ CẤM VẬN CỦA MỸ VỚI VIỆT NAM LÀ “MÓN QUÀ TẾT”!

Lời dẫn: Hôm nay, 31/12- ngày cuối cùng của năm 2020. Google.tienlang mời bạn đọc xem lại bài trên báo Nhân dân lên án quan điểm lật sử của bà Phạm Chi Lan khi coi sự kiện gỡ bỏ cấm vận của Mỹ đối với Việt Nam là “Món quà tết của tổng thống Bill Clinton”. Trong bài này, báo Nhân dân của Đảng lên án quan điểm cá nhân của bà Phạm Chi Lan, song đồng thời, báo Nhân dân cũng lên án hàng loạt nhân vật khác qua việc ca tụng những tên xâm lược. Và trên hết, báo Đảng phê phán lãnh đạo những cơ quan báo chí cho đăng những bài với sự lãng quên quá khứ, phủ nhận và cào bằng lịch sử, thậm chí bóp méo lịch sử....

********

 “Khép lại quá khứ” nhưng không được bóp méo lịch sử

Thứ Năm, 14-04-2016, 21:43

 “Khép lại quá khứ, hướng tới tương lai” vừa là luận điểm giữ vai trò chỉ đạo trong sự phát triển quan hệ ngoại giao, hợp tác giữa Việt Nam với các quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, được khẳng định trong Điều 12, Chương 1, Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam (2013), vừa là biểu hiện cụ thể về truyền thống nhân văn, hòa hiếu của dân tộc Việt Nam. Thế nhưng, thực tế cho thấy, dường như từ đó một số người lại đi tới chỗ lãng quên quá khứ, phủ nhận và cào bằng lịch sử, thậm chí bóp méo quá khứ?

Cách đây vài năm, dư luận rất bất bình khi nhân 20 năm Tổng thống Hoa Kỳ B. Clinton (Clin-tơn) tuyên bố gỡ bỏ lệnh cấm vận Việt Nam, một báo điện tử (Google.tienlang chú thích, đó là báo VietNamNet) đã đăng bài một phỏng vấn nhan đề Món quà tết của tổng thống Bill Clinton, mà nội dung chủ yếu là “ca ngợi” sự kiện Hoa Kỳ gỡ bỏ cấm vận, bình thường hóa quan hệ với Việt Nam. Dư luận bất bình vì việc thiết lập quan hệ ngoại giao, hợp tác giữa các quốc gia trên toàn thế giới là điều hết sức bình thường, xuất phát từ lợi ích trực tiếp và cùng có lợi giữa các bên liên quan, nhưng chính sách cấm vận của Mỹ với Việt Nam từ năm 1975 là một chính sách phi lý, không chỉ cô lập Việt Nam trong các quan hệ quốc tế, mà còn buộc Việt Nam phải đối mặt, phải giải quyết vô vàn khó khăn mà nếu toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta không nỗ lực vượt bậc thì đã không thể vượt qua. Bên cạnh đó, chính sách cấm vận vừa khiến nước Mỹ thiếu đi một đối tác ở châu Á, vừa đi ngược lại quá trình phát triển chung của nhân loại…

Điều này trong Lễ kỷ niệm 239 năm Ngày Độc lập của nước Mỹ và 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mỹ do Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam tổ chức năm 2015 tại Hà Nội, đích thân ông B. Clinton khẳng định rõ ràng: “Trong mối quan hệ hữu nghị giữa hai nước, bản thân tôi nghĩ nước Mỹ còn được nhiều hơn” (Bill Clinton: Mỹ được nhiều hơn khi bình thường hóa quan hệ với Việt Nam, 3-7-2015). Do đó, ý kiến trong bài phỏng vấn nhân việc Hoa Kỳ tuyên bố gỡ bỏ lệnh cấm vận Việt Nam như “món quà tết” của ông B.Clinton là ý kiến khó có thể chấp nhận, vừa hạ thấp vị thế của Việt Nam trong quan hệ với Hoa Kỳ, vừa sớm quên điều phi lý mà cả dân tộc Việt Nam đã phải chịu đựng suốt mấy chục năm. Bị dư luận phản ứng, bài viết đã bị báo điện tử này gỡ xuống. (Chú thích của Google.tienlang: Toàn bài này đã bị báo VietNamNet gỡ xuống, song ta có thể đọc được ở Đây, và ở Đây. Ngoài ra, phát ngôn của bà Phạm Chi Lan về "món quà tết" vẫn được lưu trên báo VietNamNet trong bài Này.)

Ngỡ rằng đó là quan niệm lạc lõng từ góc nhìn phiến diện chỉ tồn tại trong một số người không e ngại khi hạ thấp, thậm chí lãng quên các giá trị cao quý của dân tộc, để vuốt ve một số lợi ích trước mắt, nhưng một số hiện tượng diễn ra gần đây lại cho thấy dường như lại có biểu hiện lan rộng? Trong số đó, phải nhắc đến phát biểu của vị giám đốc một công ty phát hành sách trong buổi tọa đàm ra mắt hồi ký Xứ Đông Dương của P.Doumer (P.Đu-me) khi cho rằng, những gì viên toàn quyền này và thực dân Pháp thực hiện tại Việt Nam còn... gây tranh cãi (?!). Dường như vị giám đốc này đã quên “tổ quốc” của P.Doumer chính là đế quốc thực dân Pháp (Empire colonial français) đã làm giàu từ buôn bán nô lệ, cướp bóc của cải, khai thác tài nguyên của các nước mà họ xâm lược, đặt ách cai trị. Tại Việt Nam, P.Doumer là người mà sử gia nổi tiếng P.Devillers (P.Đơ-vi-lê) nhận định là đã tạo ra một khúc quanh lớn khi “nới rộng mãi cái hố giữa người Pháp và người Việt Nam... hoàn thành việc Pháp nắm lấy Chính phủ vương triều bằng cách đặt một viên chức Pháp lên đầu Chính phủ này, nô lệ hóa hoàn toàn nhà vua và các thượng thư, thu nhỏ họ lại, như Ủy ban Bremier (Bơ-gơ-mi) đã khuyến cáo năm 1857” (Người Pháp và người An Nam bạn hay thù, NXB Tổng hợp TP Hồ Chí Minh, 2006, tr.570-571).

P. Devillers cũng không quên thuật lại sự nhẫn tâm của P.Doumer cùng đồng sự trong công cuộc bình định thuộc địa qua việc dẫn lại lời kể của Trung úy F.Bernard (F. Béc-na): “Trong vài ngày người ta đã hành hình 200 người An Nam, trong số đó có những đứa nhóc 14 tuổi, có tội là đã làm rối giấc ngủ của những vị quan cai trị của chúng ta. Tất cả đều đáng nôn mửa” (P.Devillers, Sđd, tr.574). Trong hồi ký, P.Doumer cũng thừa nhận tội ác của chính quyền do ông ta đứng đầu: “Mọi sự được an bài để mỗi xứ Đông Dương là kẻ thù của một xứ khác, đặc biệt là Nam Kỳ không có bất kỳ một liên hệ nào với Trung Kỳ, không muốn gần gũi với Trung Kỳ” (Xứ Đông Dương, NXB Thế giới, 2016, tái bản có sửa chữa, tr.140).

Thứ “hòa bình” mà P.Doumer ngợi ca thực ra là “sức mạnh về vũ khí, được tổ chức chặt chẽ, có kỷ luật ấy đã mang lại thứ ưu thế duy nhất mà người An Nam công nhận” (Xứ Đông Dương, tr.224). Trong một trang khác, ông ta viết: “Họ không canh phòng chống lại người Pháp, nhưng họ rất sợ; họ vẫn đang phải chịu đựng đau khổ vì người Pháp. Việc trưng tập phu khuân vác, hay đám thợ thuyền, cho các đội quân là tai họa thật sự đối với các vùng bị trưng tập. Hiếm người đàn ông nào ra đi như vậy còn về lại làng mình” (Xứ Đông Dương, tr.245). Ngay việc ông ta tỏ ra tiếc nuối, không muốn phá hủy các công trình cổ của người Việt (như thành Hà Nội) cũng đâu phải vì muốn lưu giữ tài sản cho người Việt Nam như có người hết lời ca ngợi, mà vì: “Ta hẳn có thể tập trung vào đó tất cả những cơ sở quân sự mà một phần nằm trong đó rồi, từ Bộ Tổng Tham mưu cho đến các doanh trại và xưởng. Như vậy những đơn vị ấy hẳn sẽ được bảo vệ, trong mọi tình huống nguy cấp có thể xảy ra” (Xứ Đông Dương, tr.324).

Với những người “phụng sự nước Pháp” trong Xứ Đông Dương còn đáng bàn hơn nữa. Đó là Trần Bá Lộc với “những biện pháp khắc nghiệt tàn nhẫn không nao núng mà chúng ta không thể quen được” (Xứ Đông Dương, tr.136) khi giúp ngoại xâm thẳng tay đàn áp các cuộc khởi nghĩa của đồng bào mình trong bể máu. Đó là Nguyễn Thân, kẻ khi viên toàn quyền này đến Đông Dương đã vội vàng viết thư tâng công với P. Doumer kể về thành tích giết hại đồng bào. Và còn đó, vô số những kẻ bán nước cầu vinh khác được P.Doumer ca ngợi như những người “cống hiến cho sự nghiệp chung bằng tất cả nỗ lực đầy nhiệt huyết của mình” (Xứ Đông Dương, tr.632).

Ngược lại những người Pháp bị coi là “thân An Nam” như Pasquier (Pat-ki-ê), Pennequin (Pen-nơ-canh), Gosselin (Gô-sơ-lanh), Diguet (Đi-ghê), P.Cadière (Ca-đi-e-gơ) đều chịu số phận như P.Devillers nhận định “tất cả đều lần lượt bị lên án, cô lập, vô hiệu hóa, đánh bại, dồn vào sự yên lặng” (P.Devillers, Sđd, tr.611). Chính sách và tội ác đối với dân tộc Việt Nam của chính quyền thực dân do P.Doumer đứng đầu là không thể tranh cãi. Di sản thực dân ông ta để lại đã được “trả sòng phẳng” bằng chính mồ hôi, xương máu của cha ông chúng ta, nếu không muốn nói từ đó nước Pháp đã vơ vét được khoản lợi nhuận khổng lồ. Vì thế, việc dịch thuật, giới thiệu các cuốn sách về chủ nghĩa thực dân nhằm khai thác những tư liệu quý về giai đoạn lịch sử đau thương của dân tộc là cần thiết, nhưng không phải vì thế để nghi ngờ quá khứ, thậm chí xóa nhòa lịch sử, đổi trắng thay đen, và việc làm này cần phê phán mạnh mẽ.

Với người tự nhận là “yêu thích lịch sử, đặc biệt là lịch sử Việt Nam” như vị giám đốc nêu trên mà còn có ngộ nhận như vậy, thì khó có thể trách một bộ phận người trẻ tuổi như “phát cuồng” khi hát lại các ca khúc, vẽ tranh, tạo dáng bắt chước hình ảnh, rồi ghép mặt vào thân hình các nhân vật trong một bộ phim Hàn Quốc gần đây. Trong khi đây chỉ là một bộ phim giả tưởng, và chỉ làm một so sánh đơn giản sẽ thấy nhân vật trong phim hoàn toàn trái ngược với hình ảnh đầy tai tiếng của binh lính Hàn Quốc tham gia chiến tranh tại Việt Nam trước đây. Gần đây, trong bài Đông - Nam Á lãng quên sự khủng bố của phương Tây (Southeast Asia “Forgets” About Western Terror) đăng trên counterpunch.org ngày 2-10-2015, tác giả A. Vltchek (A.Vơ-chếch) đã đưa ra những nhận xét khiến những người Việt Nam có lòng tự tôn dân tộc phải suy nghĩ, ông viết: “Tất cả đã được tha thứ và bị quên lãng ...

Trên khắp châu Á, công chúng có đặc quyền để lựa chọn không biết, không nhớ, hay thậm chí là xóa sạch những chương khủng khiếp của lịch sử... Cùng đi thăm Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam với G. Burchett (G. Bơc-xét), tôi vô cùng ngưỡng mộ các tác phẩm của nền nghệ thuật cách mạng xã hội chủ nghĩa Việt Nam được trưng bày tại đây. Nhiều hành vi khủng khiếp của phương Tây và cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam được thể hiện chân thực qua các tác phẩm này. Nhưng thật kỳ lạ là bảo tàng rất vắng người. Cạnh chúng tôi, chỉ có vài ba khách du lịch, và họ cũng là người nước ngoài. Những phòng trưng bày lớn của Bảo tàng nghệ thuật hầu như trống không”.

Trong loạt bài nhan đề Những trải nghiệm của Hàn Quốc trong chiến tranh Việt Nam đăng trên The Hankyoer ngày 8-7-2013, tác giả Nam Jong- young (Nam Giông-dăng) đã viết: “vấn đề bồi thường chiến tranh đã được bỏ qua khi Seoul (Xơ-un) và Hà Nội thiết lập ngoại giao kể từ năm 1992, câu hỏi đó chưa bao giờ được đưa vào chương trình nghị sự song phương”. Điều đó thể hiện thiện chí “khép lại quá khứ” của Việt Nam trong quan hệ với không chỉ Hàn Quốc, mà cả các nước có liên quan tới cuộc chiến tranh cách đây hơn 40 năm.

“Khép lại quá khứ, hướng tới tương lai” để hợp tác, cùng phát triển với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới là lựa chọn sáng suốt của Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam, thể hiện truyền thống nhân văn của dân tộc đã đúc kết ngàn đời. Thiết nghĩ, khi mà sự hối hả của cuộc mưu sinh, làm giàu và khởi nghiệp đã và đang trở thành ước mơ chính đáng của thế hệ trẻ thì mỗi người cũng không nên quên rằng, khắp nơi trên nước Việt Nam này, những chứng tích chiến tranh, những đài tưởng niệm và nghĩa trang liệt sĩ, những nạn nhân chiến tranh vẫn còn đó; sách vở, tư liệu về quá khứ hào hùng nhưng bi thương của cha anh, của cả dân tộc vẫn hiện diện trong các cuốn sách ở nhiều cửa hiệu đến các thư viện từ trung ương đến địa phương…

Nhớ về quá khứ không phải là để nung nấu hận thù, càng không phải để kích động tư tưởng bài ngoại, mà nhớ về quá khứ chính là cơ sở để xây dựng lòng tự tôn, tự hào dân tộc trong mỗi người, từ đó suy nghĩ sáng suốt, hành động hiệu quả để không làm tổn thương cha anh, để xây dựng đất nước ngày càng phồn thịnh, để sự hy sinh của cha anh vẹn toàn ý nghĩa cao quý. Thế nên, là người Việt Nam, dù thế nào cũng không được xóa nhòa ranh giới giữa chính nghĩa với phi nghĩa, lãng quên lịch sử, thậm chí “đổi trắng thay đen, biến không thành có, biến có thành không”, cốt để bóp méo lịch sử.

VIỆT QUANG/ NHÂN DÂN

Hoàng Minh Tâm Giới thiệu
======

Thứ Ba, 29 tháng 12, 2020

THEO CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ MONTEVIDEO 1933 THÌ "VNCH" KHÔNG ĐỦ TƯ CÁCH LÀ MỘT QUỐC GIA

Hình 1- QUAN ĐIỂM CỦA ÔNG LÊ VĂN CƯƠNG LÀ LỆCH LẠC, PHẢN ĐỘNG, TRÁI VỚI SỰ THẬT LỊCH SỬ, TRÁI VỚI QUAN ĐIỂM CỦA BÁC HỒ, CỦA ĐẢNG CS VIỆT NAM.

Ông Lê Văn Cương nói rõ ràng trên báo Thanh niên, tại Đây: https://thanhnien.vn/hoang-sa-truong-sa-cua-viet-nam/khong-mot-quoc-gia-nao-cong-nhan-chu-quyen-trung-quoc-doi-voi-hoang-sa-377955.html

"Về nguyên tắc và thực tế, trong giai đoạn 1955 - 1975 trên lãnh thổ Việt Nam đã tồn tại hai quốc gia độc lập là VNDCCH với thủ đô là Hà Nội và VNCH với thủ đô là Sài Gòn. Hai quốc gia này có tư cách pháp nhân, pháp lý và được sự thừa nhận của quốc tế."

Hình 2- Quan điểm của ông Nguyễn Thanh Sơn cũng là lật sử nên đã bị Báo Nhân dân phê phán tại bài này: https://googletienlang2014.blogspot.com/2018/04/bao-nhan-dan-len-tieng-ve-quan-iem-xet.html
Nguyên văn phát biểu lật sử của Nguyễn Thanh Sơn trên báo Pháp luật Tp HCM, tại link http://phapluattp.vn/thoi-su/chinh-tri/thu-truong-ngoai-giao-nguyen-thanh-son-tu-tuong-han-thu-se-lam-dat-nuoc-yeu-kem-465359.html: “Ngày xưa ta không thể nói là không có chính phủ Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam. Đó là chính phủ cũng được quốc tế thừa nhận chứ. Đó cũng là một nhà nước có quân đội thực thi nhiệm vụ quốc gia của họ để bảo vệ chính nghĩa theo lý tưởng của họ."
********

Lời dẫn: Google.tienlang xin mượn ý kiến của chị Trần Thị Thuận ở bài  CHÂN LÝ BÁC HỒ - "NƯỚC VIỆT NAM LÀ MỘT, DÂN TỘC VIỆT NAM LÀ MỘT"! để làm lời dẫn:
---
Trần Thị Thuận20:49 27 tháng 12, 2020

Bác Nặc danh12:29 27 tháng 12, 2020 có phân tích chuẩn theo Công ước quốc tế Montevidéo 1933.
Còn các "luật gia" cờ vàng hay cả những luật gia của ta thời nay như ông Trần Công Trục, Hoàng Ngọc Giao, Lê Văn Cương hoặc thậm chí Thạc sĩ Nguyễn Ngọc Lan, giảng viên Khoa Luật quốc tế, Học viện Ngoại giao trên báo chính thống, ví dụ báo Thanh niên
https://thanhnien.vn/thoi-su/khong-mot-quoc-gia-nao-cong-nhan-chu-quyen-trung-quoc-doi-voi-hoang-sa-403364.html
thì tuy cũng nhắc đến Công ước này hoặc công ước khác nhưng chỉ chú ý đến cái sự "quản lý liên tục hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa" của VNCH để đòi phải công nhận VNCH thì mới có cơ sở pháp lý đòi Hoàng Sa...

Tôi đề nghị bạn Nặc danh12:29 27 tháng 12, 2020 phân tích kỹ hơn vấn đề này trong 1 bài viết hoàn chỉnh để giúp Google.tienlang.
Có thể lấy tít
THEO CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ MONTEVIDEO 1933 THÌ "VNCH" KHÔNG ĐỦ TƯ CÁCH LÀ MỘT QUỐC GIA.

-----

Vâng, Google.tienlang hoàn toàn đồng tình với ý kiến bác Cựu Chiến binh

"Cựu Chiến binh18:54 28 tháng 12, 2020

Tôi không học chuyên ngành luật nhưng tôi biết chị Trần Thị Thuận là chuyên gia luật.
Thấy chị Thuận khen bác Nặc danh ở trên nên từ chỗ tin chị Thuận, nên tôi tin bác Nặc danh. Tôi nhất trí với ý kiến chị Thuận.
---
"Trần Thị Thuận20:57 27 tháng 12, 2020
Tôi đề nghị bạn Nặc danh12:29 27 tháng 12, 2020 phân tích kỹ hơn vấn đề này trong 1 bài viết hoàn chỉnh để giúp Google.tienlang.
Có thể lấy tít
THEO CÔNG ƯỚC QUỐC TẾ MONTEVIDEO 1933 THÌ "VNCH" KHÔNG ĐỦ TƯ CÁCH LÀ MỘT QUỐC GIA "

-----

Chỉ đề nghị nhỏ với bác Nặc danh, bác nên lấy 1 cái bút danh nào đó. Một bài hay như thế, đừng để bút danh "Nặc danh"."

Thể theo yêu cầu chính đáng của bạn đọc, Google.tienlang cảm ơn bạn đọc Nặc danh12:29 27 tháng 12, 2020 và xin chép ý kiến này thành một bài độc lập. Đăng bài này, Google.tienlang cũng xin gửi đến mấy ông "luật gia của ta" hiện nay đang muốn lật sử, cộng nhận cái thây ma VNCH là một "quốc gia" độc lập!
--------

“Ngụy quân “là cách nói tắt của cụm từ “quân đội ngụy”
.Cũng vậy,”ngụy quyền” = ”chính quyền ngụy”.
Mà từ "chính quyền"có nghĩa là :quyền lực chính trị (political power) [Theo Việt Anh Tự Điển của Nguyễn Văn Khôn do nhà xuất bản Khai Trí năm 1966.]
Nói một cách khác,từ” chính quyền”gồm 2 khái niệm:CHÍNH trị + QUYỀN lực.
.Chữ chính trị( politic) không hề mang tính chính danh,chính nghĩa ,chính thức…nào cả.
Vậy,chính xác là đừng hiểu rằng từ"ngụy quyền"và "chính quyền" là phản nghĩa của nhau.
…………………………………
Theo công ước quốc tế Montevidéo 1933 thì khái niệm “Quốc Gia “ được hình thành bởi 4 tiêu chuẩn :
Lãnh Thổ_Dân Cư _Chính Quyền_và Khả năng ngoại giao độc lập.
Dĩ nhiên công ước này không mang tính áp đặt, bắt buộc nhất là đối với các “quốc gia” không ký kết nhưng nó có tính tham chiếu trong luật quốc tế.
Do đó khi qui chiếu vào Công ước này thì VNCH không đáp ứng được đủ và đúng về 4 tiêu chuẩn Lãnh Thổ, Dân Cư,Chính Quyền và Khả năng ngoại giao độc lập.
+ Xét về lãnh thổ thì vĩ tuyến 17 chỉ là ranh giới quân sự tạm thời ,không được xem là biên giới quốc qia.
+ về dân cư thì chỉ có một phần của toàn dân số Việt ,không mang tính ổn định.Thậm chí chỉ dựa chính vào khoảng 1 triệu dân mà đa phần là tay sai hoặc thuộc các tổ chức tay sai của thực dân Pháp di cư để tiếp tục làm tay sai cho đế quốc Mỹ.
+ về Quyền lực Chính trị thì chỉ là một chính quyền ngụy do ngoại bang tạo ra.
+ Do chỉ là tay sai bù nhìn nên hoàn toàn phụ thuộc vào ngoại bang nên không có khả năng ngoại giao độc lập.

Tấm hình sự thật lịch sử: Đây, "Quân lực VNCH oai hùng"- "Đội quân bu càng"
Qua đây chúng ta lại càng thấy giá trị của những lời nói của Hồ chủ tịch như:”Nước Việt Nam là một,Dân Tộc Việt Nam là một……” và câu “Không có gì quý hơn Độc Lập-Tự Do”, …
Chính vì các tiêu chuẩn này mà VNCH không được xem xét là một quốc gia để trở thành thành viên LHQ mà chỉ được tham dự với tư cách là quan sát viên tại LHQ do thừa hưởng từ QGVN từ năm 1952 mà thôi.
Riêng nước VNDCCH lúc đó chưa muốn tham gia LHQ vì đất nước chưa được thống nhất.Đó là một quyết định sáng suốt và khôn khéo của các vị lãnh đạo Đảng CS và nhà nước VN.
Đến đây chúng ta lại càng tự hào về một Việt Nam hoàn toàn độc lập, thống nhất và đã là thành viên của LHQ vào năm 1977….

TÁC GIẢ, Ở ĐÂY

======

Mời xem bài liên quan

Thứ Sáu, 25 tháng 12, 2020

CHÂN LÝ BÁC HỒ - "NƯỚC VIỆT NAM LÀ MỘT, DÂN TỘC VIỆT NAM LÀ MỘT"!

“Nước Việt Nam là một, Dân tộc Việt Nam là một”... "Nam Bộ là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí đó không bao giờ thay đổi”- Hồ Chí Minh

Tại bài Nhân ngày thành lập QĐND 22/12: TÌM HIỂU VỀ “QUÂN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM”, Google.tienlang rất bất ngờ khi thấy một ý kiến của bác bạn đọc đáng kính và cũng là cộng tác viên lâu năm của Google.tienlang, đó là bác Người Đất Thép. Bác Thép nói “Nếu phủ nhận ở miền Nam không có chính phủ VNCH thì không đúng với lịch sử”.

Chúng tôi đồng tình với trao đổi của bác Trần Long:

“Trần Long 09:01 23 tháng 12, 2020

Cụ Thép lại tơ lơ mơ khi nói

1. "Nói như ông Thanh Sơn chưa lọn nghĩa."

và 2. "Nếu phủ nhận ở miền Nam không có chính phủ VNCH thì không đúng với lịch sử."

Sự thật phải rõ ràng, rành mạch.

1. Nguyễn Thanh Sơn đã xuyên tạc bịa đặt lịch sử như Báo Nhân dân đã phân tích chứ không phải chỉ là "chưa lọn nghĩa"!

Ông Sơn cào bằng lịch sử, coi ngụy SG ngang bằng với Bộ đội giải phóng, ông Sơn cho rằng ngụy cũng chính nghĩa, có lý tưởng (của họ)!

Như vậy không thể nói ông Sơn "Nói chưa lọn nghĩa" như bác Thép đánh giá.

2. Về câu "Nếu phủ nhận ở miền Nam không có chính phủ VNCH thì không đúng với lịch sử."

Chúng ta đã thấy SỰ THẬT LỊCH SỬ rằng "VNCH" chỉ là do quân xâm lược (Pháp, rồi Mỹ) đẻ ra, dựng lên để làm tay sai cho chúng chứ không phải nhân dân bầu ra. Và như vậy, "VNCH" là một chính quyền giả hiệu, ngụy chính quyền hay chính quyền ngụy.

Ở Việt Nam, sau 2/9/1945, đặc biệt là sau bầu cử năm 1946 thì từ Nam chí Bắc chỉ có 1 chính quyền duy nhất là Việt Nam Dân chủ cộng hòa do Bác Hồ lãnh đạo.

Việc thành lập Chính phủ Lâm thời MN Việt Nam chỉ là sách lược ngoại giao khôn khéo của Bác Hồ cùng Đảng Lao động VN như trong bài hôm nay của Google.tienlang đã chỉ ra chứ Chính phủ Lâm thời MN Việt Nam không hề "Ly khai" khỏi Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.

Vì vậy, ta không thể nói như bác Thép rằng "Nếu phủ nhận ở miền Nam không có chính phủ VNCH thì không đúng với lịch sử."

Chưa bao giờ, kể cả trong thời gian chiến tranh lẫn sau 1975 người dân Việt Nam coi VNCH là một chính phủ hợp pháp!

VNCH là ngụy thì mãi mãi sau này nó vẫn là ngụy chứ không thể nay nói là ngụy, mai lại "không phải là ngụy!"

(Hết trích trao đổi của bác Trần Long.)
Google.tienlang bổ sung:

Trên mạng face có anh bạn Đỗ Hữu Hằng (nick Lê Xuân Nghĩa) từng phán bảo bậy bạ, rằng "Dù bây giờ chúng ta gọi VNCH là ngụy thì mai này, khi Đảng Cộng sản không còn, thế hệ mới lãnh đạo đất nước thì họ cũng không coi VNCH là ngụy..."

Đại diện cho Google.tienlang  là Hoàng Ngân Thương đã từng mở stt công khai để tranh luận với Lê Xuân Nghĩa về vấn đề này. Theo chúng tôi, anh bạn Lê Xuân Ngĩa nói vậy tức là chả hiểu gì về LỊCH SỬ. Lịch sử là những sự kiện có thật, đã xảy ra trong quá khứ. Sự kiện có thật liên quan đến vấn đề tranh cãi chính là các sự kiện Thực dân Pháp "đẻ ra" chính quyền Bảo Đại, rồi sau đó, đế quốc Mỹ lại "đẻ ra" chính quyền Ngô Đình Diệm rồi sau chót là chính quyền Nguyễn Văn Thiệu.

Dù 100 năm, 1000 năm nữa, dù khi Đảng Cộng sản không còn nữa (giả dụ thế) thì chẳng ai có thể đi ngược lại, trở lại quá khứ (trừ cậu Đô Rê Mon) để sửa đổi cái Sự kiện có thật trên kia!

Theo Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam (Xuất bản năm 2007) thì: "Ngụy quyền là chính quyền bản xứ do thế lực nước ngoài dựng lên, nuôi dưỡng, sử dụng làm công cụ xâm lược, nô dịch của họ. Ở Việt Nam, chính quyền Bảo Đại (1949-1954) và chính quyền Sài Gòn (1954-1975) đều là ngụy quyền (do Pháp và Mỹ dựng lên)".

Từ điển bách khoa quân sự Việt Nam (Xuất bản năm 2007). Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân. Trang 745
Bác Người Đất Thép là một Người Cộng sản kiên trung, Bác Thép cũng là người nghiên cứu sâu về Hồ Chủ Tịch.
Tại bài CẦN XÁC ĐỊNH RÕ NỘI DUNG CUỘC ĐẤU TRANH CHỐNG LẬT SỬ, Google.tienlang đã thống nhất với bạn đọc một nguyên tắc trong tranh luận là: "CHỐNG LẬT SỬ, TA LẤY QUAN ĐIỂM CỦA BÁC HỒ LÀM CHUẨN MỰC."

Từ năm 2003 đến nay, thực hiện nghị quyết các Đại hội toàn quốc của Đảng, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã ban hành 04 chỉ thị về Học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương Hồ Chí Minh; thể hiện quyết tâm chính trị của Đảng ta trong lãnh đạo, chỉ đạo việc học tập và làm theo gương Bác, mãi mãi đi theo con đường mà Người đã lựa chọn.

Tại Hội nghị toàn quốc sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, đồng chí Trần Quốc Vượng cho rằng, thời gian qua, công tác tuyên truyền về học tập và làm theo gương Bác có nhiều thành tích, kinh nghiệm, bài học quý, tạo được dấu ấn trong xã hội. Tới đây, phải duy trì thường xuyên, nâng cao chất lượng, tận dụng sự phát triển của khoa học-công nghệ, nhất là công nghệ thông tin để làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục, học tập và làm theo gương Bác; kịp thời giới thiệu, lan tỏa trong xã hội những tấm gương điển hình trong thực hiện Chỉ thị 05. Đồng thời, kiên quyết đấu tranh với những quan điểm sai trái của các thế lực thù địch chống phá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Cần phát huy tối đa vai trò của hệ thống báo chí, văn nghệ sĩ, báo cáo viên, tuyên truyền viên các cấp.

Từ nhận thức đó, Google.tienlang tâm niệm rằng, những bài viết, những nhận định của Chủ tịch Hồ Chí Minh về lịch sử phải luôn được coi là chuẩn mực trong nghiên cứu bộ môn khoa học này. Bất cứ ai, dù mang mác giáo sư tiến sĩ nhưng nay phát biểu ngược lại với quan điểm của Bác Hồ thì người đó đều bị coi là kẻ “lật sử”.

Vậy Bác Hồ từng nói gì về việc có nên coi VNCH là một nhà nước hay không?

- KHÔNG! - Câu trả lời dứt khoát của Bác Hồ!

Câu nói nổi tiếng của Bác Hồ mà mọi người trên thế giới đều biết:

 
“Nước Việt Nam là một, Dân tộc Việt Nam là một”... "Nam Bộ là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lí đó không bao giờ thay đổi”- Hồ Chí Minh

Bác Trần Long trao đổi với bác Thép trên kia là đúng theo Tư tưởng Bác Hồ. Vật nên, Google.tienlang kết luận, rằng bác Trần Long là ĐÚNG!

Hoàng Ngân Thương

=====

Thứ Ba, 22 tháng 12, 2020

Nhân ngày thành lập QĐND 22/12: TÌM HIỂU VỀ “QUÂN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM”

Lời dẫn: Thực tế lịch sử thì “QUÂN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM” là một bộ phận của Quân đội Nhân dân Việt Nam, đều do Bác Hồ cùng Đảng Lao động (nay là Đảng Cộng sản Việt Nam) thành lập và rèn luyện, chỉ huy. Thế nhưng, để đấu tranh chính trị trên trường quốc tế trong thời gian chiến tranh trước 30/4/1975, Đảng ta đã tách một bộ phận của Đảng như một Bộ chỉ huy tiền phương ở phía Nam, hoạt động dưới danh nghĩa công khai là Đảng Nhân dân Cách mạng Miền Nam Việt Nam và quân đội của Đảng Nhân dân Cách mạng gọi là “QUÂN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM”. Quân Giải phóng, về danh nghĩa công khai, thuộc Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.

Trên các diễn đàn phản động của lũ ba que có không ít các “lý luận gia” cho rằng “Cộng sản miền Bắc cướp công của người miền Nam, tức của  Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam”, rằng “Sau 30/4/1975, Cộng sản Bắc Việt vội vàng giải thể Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, giải thể Quân Giải phóng” v.v…
Cùng với đó, có những ông cán bộ to của ta hiện nay, đương chức hay vừa nghỉ hưu, cỡ thứ trưởng như ông Nguyễn Thanh Sơn vì muốn rửa mặt cho Mỹ ngụy nên lại coi cái quân đội của VNCH (tức ngụy quân) ngang bằng với Quân Giải phóng, thậm chí ngang bằng với Quân đội Nhân dân Việt Nam! Ông Nguyễn Thanh Sơn- Thứ trưởng Bộ Ngoại giao nói trên báo Pháp luật Tp Hồ Chí Minh, xin trích nguyên văn
: 


"Ngày xưa ta không thể nói là không có chính phủ Việt Nam Cộng hòa ở miền Nam. Đó là chính phủ cũng được quốc tế thừa nhận chứ. Đó cũng là một nhà nước có quân đội thực thi nhiệm vụ quốc gia của họ để bảo vệ chính nghĩa theo lý tưởng của họ."

Link còn đây:

http://phapluattp.vn/thoi-su/chinh-tri/thu-truong-ngoai-giao-nguyen-thanh-son-tu-tuong-han-thu-se-lam-dat-nuoc-yeu-kem-465359.html

Nhân kỷ niệm 76 năm Thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam 22/12/1944—22/12/2020, Google.tienlang trân trọng giới thiệu bài viết của bác Lê Trọng- Cộng tác viên lâu năm của Google.tienlang. Bài viết với tiêu đề  TÌM HIỂU VỀ “QUÂN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM”

*********

Nhân ngày thành lập QĐND 22/12: TÌM HIỂU VỀ “QUÂN GIẢI PHÓNG MIỀN NAM VIỆT NAM”

Quốc kỳ 

Quân huy của Quân Giải phóng MNVN

Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam (gọi tắt là Quân Giải phóng hoặc Giải phóng quân), còn gọi là Các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam Việt Nam, được thành lập trên cơ sở thống nhất các lực lượng vũ trang do đảng cộng sản thành lập ở miền Nam, bao gồm lực lượng ở lại không đi tập kết, lực lượng mới tham gia tại chỗ và lực lượng đi tập kết đã quay lại miền Nam hoạt động.

Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam được thành lập ngày 15 tháng 02 năm 1961 tại chiến khu Đ và chịu sự lãnh đạo của Trung ương Đảng Lao động và Trung ương Cục miền Nam. 

Về mặt quân sự, Quân Giải phóng miền Nam là một bộ phận của Quân đội Nhân dân Việt Nam, chịu sự lãnh đạo trực tiếp từ trên xuống của Quân ủy Trung ương Đảng Lao động Việt Nam và Bộ Quốc phòng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Quân ủy và Bộ Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam, Quân khu ủy và các Bộ Tư lệnh Quân Giải phóng miền Nam ở các quân khu, Đảng ủy quân sự và Bộ Chỉ huy quân sự các tỉnh, thành phố tại miền Nam. Vì thế, lực lượng bộ đội từ miền Bắc tăng cường vào Nam chiến đấu, kể từ năm 1963, nghiễm nhiên cũng là bộ đội thuộc biên chế Quân Giải phóng. 

Về mặt chính trị, Quân Giải phóng là lực lượng vũ trang của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam giai đoạn 1961-1969 và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam giai đoạn 1969-1976. Vì vậy, Quân Giải phóng chịu sự lãnh đạo tối cao từ trên xuống của Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam, Trung ương Cục miền Nam của Đảng Nhân dân Cách mạng miền Nam (thành lập vào ngày 1-1-1962), Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam và Chính phủ Cách mạng Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam. 

Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ thăm một đơn vị Quân Giải phóng

Bộ Chính trị Trung ương Đảng Lao động Việt Nam ra chỉ thị: Lực lượng vũ trang cách mạng ở miền Nam sẽ mang tên "Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam". Cụ thể hóa chủ trương của Bộ Chính trị, chỉ thị của Tổng Quân ủy ngày 31 tháng 1 năm 1961 nêu rõ: "Quân giải phóng miền Nam Việt Nam là một bộ phận của Quân đội nhân dân Việt Nam, do Đảng sáng lập và xây dựng, giáo dục và lãnh đạo. Đường lối chính trị và đường lối quân sự của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của nó. Mục tiêu chiến đấu của quân đội đó là kiên quyết thực hiện cương lĩnh, đường lối của Đảng, giải phóng miền Nam khỏi ách thống trị của đế quốc, thực hiện dân tộc độc lập, người cày có ruộng tiến lên xã hội chủ nghĩa"

"Để hoàn thành sứ mệnh lịch sử, Quân Giải phóng miền Nam sẽ xây dựng thành lực lượng ba thứ quân, gồm cả bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương và dân quân du kích. Phương châm xây dựng là phải khẩn trương nhưng phải phù hợp tình hình, khả năng thực tế và đủ điều kiện để đối phó với những tình huống đột biến, lấy việc xây dựng các đơn vị tập trung làm chủ yếu, đồng thời hết sức coi trọng việc xây dựng bộ đội địa phương và dân quân du kích." Các binh sỹ hành quân từ miền Bắc vào chi viện cũng sẽ thuộc biên chế của Quân giải phóng Miền Nam Việt Nam, cùng tham gia sinh hoạt và chiến đấu với những chiến sĩ bộ đội xuất thân ở miền Nam, không có sự phân biệt vùng miền nào trong biên chế.

Sau chiến tranh công khai chỉ đạo toàn bộ của Đảng Lao động. Do đó Quân giải phóng được định nghĩa đúng với bản chất của nó là một bộ phận của Quân đội nhân dân chiến đấu trên chiến trường miền Nam, do Đảng lãnh đạo toàn bộ. Không có sự phân chia nào về thực chất của 2 quân đội. Ví dụ hình thành 4 quân đoàn chủ lực trên 4 địa bàn. Hay đánh số Quân khu của T.Ư.. Chỉ có sự phân chia địa bàn. Trung ương Cục miền Nam và Bộ tư lệnh Miền thực tế chỉ chỉ đạo từ B2 trở vào tức cực Nam Trung Bộ và nam Tây Nguyên đến đất Mũi, còn B1, ra đến vĩ tuyến 17 do T.Ư. trực tiếp chỉ đạo (T.Ư. Đảng, Tổng Quân ủy, Bộ Tổng tư lệnh). Về mặt Đảng, T.Ư. Cục MN thời gian đầu chỉ đạo cả Liên khu V, nhưng từ 1964 Liên khu V (và về sau tách tiếp là Khu Trị Thiên) thuộc T.Ư. Đảng quản lý trực tiếp. Tuy nhiên T.Ư. Đảng chỉ đạo toàn bộ thống nhất từ trên xuống, kể cả về quân sự hay Đảng. T.Ư. Cục Miền Nam cũng chỉ đạo chính quyền T.Ư. ở miền Nam, nhưng nhận chỉ thị từ T.Ư. và theo ủy quyền.

Lưu ý các ký hiệu: chiến trường Miền Nam gọi là B, còn miền Bắc là A, Lào là C, và Campuchia là K. Chiến trường B chia làm B1, B2, sau đó B1 lại tách ra tiếp (B3, B4...). Dưới B2 là các quân khu thuộc B2. Còn B3 và B5 do Trung ương chỉ đạo trực tiếp nhưng phối hợp với các quân khu quản lý địa bàn (B3 có phối hợp quân khu V). B5 có phối hợp Quân khu Trị Thiên, và Quân khu IV ngoài Bắc. Quân khu 5, sau tách ra quân khu Trị thiên đều do Trung ương chỉ đạo.

Lê Trọng - Cộng tác viên Google.tienlang

Bùi Ngọc Trâm Anh Giới thiệu

====

Bài cùng tác giả Lê Trọng:

BÁO PHÁP LUẬT TP. HCM XUYÊN TẠC LỜI ÔNG LÊ DUẨN ĐỂ TUYÊN TRUYỀN CHO TƯ TƯỞNG PHẢN ĐỘNG CỦA NGUYỄN DUY

Mời xem bài liên quan:

1. BÁO NHÂN DÂN LÊN TIẾNG VỀ QUAN ĐIỂM XUYÊN TẠC LỊCH SỬ CỦA ÔNG NGUYỄN THANH SƠN

2. Bạn nghĩ sao: KHI ÔNG NGUYỄN THANH SƠN NÓI "VNCH” TỪNG LÀ THANH VIÊN LIÊN HỢP QUỐC???