Để có Chiến thắng 30/4/1975, đã có lớp lớp thanh
niên Việt Nam chấp nhận hy sinh như vậy.
Nghe theo tiếng gọi của Bác Hồ kính yêu, Họ sẵn
sàng ra trận, chấp nhận hy sinh cho Tổ quốc...
Vậy mà giờ đây có người lại nói đừng nhắc đến họ nữa,
hoặc nhắc thì cũng bé bé thôi kẻo PHÍA BÊN KIA HỌ BUỒN!
Google.tienlang xin giới thiệu bài viết cảm động dưới đây của bạn Thang
Tran
---
---
BỨC THƯ KỲ LẠ CỦA MỘT LIỆT SỸ QUÊ Ở LÊ LỢI, KIẾN
XƯƠNG, THÁI BÌNH
Như linh tính, biết mình sẽ hy sinh, người lính đó
đã gửi về gia đình một bức thư nói rõ nơi chôn cất. Sau bao nhiêu năm, lần theo
thông tin ấy, gia đình đã tìm được hài cốt của anh.
Biết trước cái chết
Đợt vào thăm thành cổ Quảng Trị, tôi nhớ lời dặn của
những người lính: Hãy bước nhẹ trên từng vạt cỏ, bởi nơi ấy có xương máu thân
thể của những người lính đã ngã xuống. Như sợ các anh đau, chúng tôi luôn bước
thật nhẹ. Nhưng xúc động hơn, khi chúng tôi vào thăm khu di tích thành cổ Quảng
Trị được đọc một bức thư. Bức thư đã khiến tôi và bao nhiêu người khác rơi lệ.
Bức thư của một người lính đã hy sinh được anh viết trước khi mất 3 tháng giữa
những ngày bom đạn khốc liệt nhất ở Quảng Trị.
Anh là liệt sỹ Lê Văn Huỳnh, ở xã Lê Lợi (Kiến
Xương - Thái Bình). Bức thư đó anh viết để gửi cho người mẹ già đang mong ngóng
đợi anh và cho người vợ cưới được 7 ngày đã phải xa chồng. Nội dung thư viết:
“Quảng Trị, ngày 11-9-1972
Toàn gia đình kính thương!
Hôm nay con ngồi đây biên vài dòng chữ cuối cùng,
phòng khi đã “đi nghiên cứu bí mật trong lòng đất”, thì gia đình khỏi thấy đó
là điều đột ngột.
Mẹ kính mến! Thư này tới mẹ là con đã đi xa rồi. Chắc
mẹ đau buồn lắm. Lớn lên trong vòng tay mẹ từ khi còn trứng nước, chưa kịp báo
đáp công ơn sinh thành, giờ con đi xa là để lại cho mẹ nỗi buồn nhất trên đời.
Con rất hiểu đời mẹ đã đau khổ nhiều, nhưng mẹ hãy
lau nước mắt để sống đến ngày đón mừng chiến thắng. Con đi, mẹ ở lại trăm tuổi
bạc đầu. Coi như con lúc nào cũng nằm bên mẹ. Coi như con đã sống trọn đời cho
Tổ quốc mai sau…
Em yêu thương. Mọi lá thư đến với em đều là nguồn động
viên em khi xa anh. Song, lá thư này đến tay em sẽ là nỗi buồn lớn nhất. Chúng
ta sống với nhau chưa được bao lâu, thì chiến tranh đã cướp đi của em biết bao
yêu thương, trìu mến. Người ta lấy chồng thì được chiều chuộng mọi điều. Em
chưa được hưởng diễm phúc ấy đã phải xa anh….
Anh biết em sẽ không đọc nổi lá thư này, nhưng em
hãy gạt nước mắt cho đời trẻ lại. Anh chỉ mong em khỏe, yêu đời, nếu có điều kiện,
hãy cứ đi bước nữa, vì em còn trẻ lắm. Anh chỉ mong em sẽ luôn nhớ đến anh và
hãy thắp hương cho anh vào ngày giỗ anh. Hãy là người con dâu hiếu thảo của mẹ,
là người em ngoan của các anh chị anh…
Sau này hòa bình lập lại, nếu có điều kiện vào Nam,
hãy mang hài cốt anh về. Đường đi như sau: Đi tàu vào thị xã Quảng Trị, qua
sông Thạch Hãn là nơi anh đã hy sinh khi đưa hàng qua sông vào ngày 2-1-1973. Từ
thị xã qua cầu, ngược trở lại, hỏi thăm thôn Nhan Biều. Em cứ đi đến đó, tính
xuôi theo dòng nước thì ở cuối làng. Đến đó sẽ tìm thấy tấm bia ghi tên anh đục
trên mảnh tôn. Mộ anh ở đó… Em sẽ đọc lá thư này cho mọi người trong gia đình
nghe trong buổi lễ truy điệu anh. Cho anh gửi lời chúc sức khỏe tất cả những
người quen thuộc trên quê hương trong buổi truy điệu lịch sử này….
Chào mẹ, chào em, chào tất cả gia đình và làng xóm
quê hương.
Ký tên
Lê Văn Huỳnh…..”.
Lá thư này được liệt sỹ Lê Văn Huỳnh viết vào một
ngày tháng 9-1972, trước ngày anh hy sinh hơn 3 tháng. Không ai hiểu tại sao
anh biết trước cái chết của mình, biết tường tận nơi mình sẽ nằm xuống…
7 ngày làm vợ
Bà Đặng Thị Xơ
Tôi quyết định tìm về Thái Bình để gặp “người phụ nữ
đợi chờ” trong bức thư của người liệt sỹ. Bà vừa bước sang tuổi 65, tên là Đặng
Thị Xơ - người cùng xã với liệt sỹ Huỳnh. Mối tình đẹp của hai người đã trở
thành huyền thoại ở xã Lê Lợi cho đến hôm nay. Ngày ấy, chàng sinh viên ĐH Xây
dựng vừa đẹp trai lại thông minh phải lòng một cô gái trẻ đẹp nhất làng. Trong
những người đàn ông theo đuổi chị, chị chỉ yêu và chọn anh. Gia đình hai bên
bao nhiêu lần giục cưới nhưng chị đều lần lữa vì sợ ảnh hưởng đến việc học hành
của anh.
Bà Đặng Thị Xơ bên bàn thờ chồng
Tết dương lịch năm 1972, anh từ Hà Nội trở về thăm
nhà và thông báo với chị: anh sắp lên đường nhập ngũ. Vậy là họ quyết định cưới
nhau trong vài ngày nghỉ ngắn ngủi đó. Một đám cưới nho nhỏ nhưng ấm cúng diễn
ra vào ngày 2-1-1972. Sau đám cưới, anh được ở nhà 3 ngày rồi tiếp tục lên trường.
Tết Nguyên đán năm đó, anh được nghỉ và về nhà thêm 3 ngày nữa là 6. Trước ngày
lên đường nhập ngũ, anh tranh thủ thăm nhà được 1 ngày rồi vĩnh viễn không bao
giờ trở về. Tính từ ngày cưới cho đến lúc anh hy sinh, vợ chồng anh chị ở bên
nhau trọn vẹn được 7 ngày, 7 đêm.
Những ngày 2-1
Lần cuối cùng gặp nhau, anh đã nắm tay chị dặn dò:
“Mình là vợ chồng. Anh đi chiến đấu, sau này ngộ nhỡ anh trở về không lành lặn,
xin em đừng hắt hủi anh, em nhé”. Chị nghe anh nói mà ứa nước mắt: “Dù anh có
thế nào đi chăng nữa, em vẫn là vợ của anh trọn đời”.
Nhưng chị không bao giờ ngờ rằng, ngay cả việc được
đón anh trở về, dù không lành lặn, cũng trở thành một ước mơ quá đỗi xa vời đối
với cuộc đời chị. Sau ngày nhập ngũ, anh theo đơn vị vào chiến trường Quảng Trị,
chiến trường khốc liệt nhất những năm 1972-1973. Và anh đã mãi mãi nằm lại nơi
đó.
Trong những lá thư anh gửi về từ chiến trường, bao
giờ cũng có một phần gửi mẹ, một phần gửi cho các anh chị trong nhà, một phần
viết riêng cho chị. Chị nhận được thư anh đều đặn mỗi tháng. Nhưng sau lá thư
tháng 12-1972, ông bưu tá vẫn đạp xe mang thư về làng không bao giờ dừng lại ở
trước cửa nhà chị nữa. Từ đó, chị mất tin anh.
Trái tim người vợ mách bảo chị về những điều chẳng
lành, những điều mà chị không dám nói ra với bất cứ ai nhưng vẫn hiểu nó đang
ngày càng trở nên hiện thực đối với cuộc đời chị.
Sau Tết Nguyên đán năm đó, giấy báo tử của anh về đến
địa phương. Sợ chị không chịu nổi cú sốc đó, người chị dâu khi đó đang làm ở
xã, đã xin hoãn báo tử 3 tháng. Đến tháng 5-1973, giấy báo tử mới chính thức được
gửi về nhà chị, cùng toàn bộ quân tư trang của anh. Anh hy sinh vào ngày
2-1-1973, đúng kỷ niệm tròn 1 năm ngày cưới. Và những ngày 2-1 sau này là những
ngày chị buồn nhất, khóc nhiều nhất và cũng thương anh thật nhiều. Nhưng thương
anh bao nhiêu, chị tự hào bấy nhiêu. Tự hào vì anh là người lính dũng cảm, tự
hào vì anh đã chết vì lý tưởng cao đẹp.
Bức thư viết tháng 9-1972 nhận được như lời trăng
trối. Nhưng mãi đến năm 2002, chị mới có thể lên đường và đúng như bức thư anh
viết, mộ anh ở đó, ở thôn Nhan Biều, trên mộ có một tấm tôn ghi rõ tên anh: Liệt
sỹ Lê Văn Huỳnh.
Thang Tran
Thang Tran
Anh hùng hào kiệt, tuyệt vời quá
Trả lờiXóaMỗi lần đọc đều rơi nhiều nước mẳt!
Trả lờiXóaĐọc bài viết này thì hẳn ai cũng rớt lệ
XóaĐã có những thế hệ không tiếc thân mình hy sinh cho Tổ Quốc để đất nước được độc lập, hòa bình, tự do như ngày hôm nay. Cha chú tôi đến nay vẫn nằm chung cùng các đồng đội quy tụ cải táng vào một ngôi mộ khuyết danh vì không thể phân tách được hài cốt từng người. Gần đến ngày 27/07 vô cùng xúc động.
Trả lờiXóaĐã có những con người như thế, những sự hy sinh thầm lặng không tiếc thân mình vì độc lập bình yên của Tổ quốc.Tự hào là vậy thế những cũng đau đớn và bất bình thay khi giờ đây được hưởng cái tự do bình yên này mà còn có những thành phần đang tìm cách để phá vỡ đi cái bình yên tự do ấy
Trả lờiXóaBạn nói rất chính xác
XóaThật cam động với dòng chữ đầy ý nghĩa của bức thư. Chúng ta có thể thấy được ở đây một tinh thần bất khuất quả cảm sẵn sàng hy sinh vì độc lập tự do của Tổ quốc mình. Đã có con người như thế chúng ta thật tự hào biết bao. Thế những bây giờ luôn có những kẻ sẵn sàng vì lợi ích cá nhân để đấm sau lwg lợi ích dân tộc
Trả lờiXóaBạn nói rất đúng, thật tự hào là người Việt Nam
XóaRẮN QUYẾT TRẢ THÙ...LẠI TRẢ ƠN
Trả lờiXóaChuyện xưa kể lại: Có một ông quan nọ thường hay đi săn. Một hôm khi vào rừng tìm con mồi, ông gặp con rắn cái đang đẻ trên ổ. Ông quyết theo dõi xem vợ chồng rắn này "sống" như thế nào?
Thường ngày rắn chồng lo đem mồi về nuôi rắn vợ đầy đủ chu toàn. Thấy vậy ông thầm khen con vật này có "trách nhiệm" với vợ như kiểu sống của con người.
Khi rắn vợ hết kỳ hậu sản ông lại gặp rắn chồng phải nằm ổ vì đang bị bệnh (lột da). Ông lại kiên trì theo dõi cuộc sống của vợ chồng rắn, thì bắt gặp rắn vợ đưa một chú rắn đực về định giết rắn chồng. Khi thấy rõ hành động của con rắn đực khách định vào cắn rắn chồng thì ông giương cung bắn chết cả con rắn đực khách và cả con rắn cái rồi bỏ đi khỏi nơi ấy.
Sau đó rắn đực biết được vợ bị một người đi săn bắn chết, tức lắm tìm hiểu kỹ để trả thù. Một đêm nọ, rắn bò vào đeo trên sà nhà ông quan đã giết con rắn cái chờ nửa đêm sẽ cắn chết trả thù cho vợ.
Cũng đêm hôm ấy, ông quan nọ mới kể câu chuyện sự đối xử giữa rắn đực và rắn cái trong rừng, mục đích là giáo dục lòng chung thủy cho người vợ mình. Con rắn đực nằm trên sà nhà nghe được câu chuyện giữa người chồng với người vợ thì biết rõ nguyên nhân ông quan nọ giết vợ mình là trừng trị tội phản bội chồng. Thay cho việc trả thù, con rắn đực nhả viên ngọc trong miệng ra để trả ơn và bò ra khỏi nhà ông quan. Mất viên ngọc con rắn đực cũng không sống được, nó chết nhưng đã toại nguyện vì ơn đền oán trả đã xong...
Góp ý nhỏ với chủ trang nhé: Trong bài viết thì ghi bà Đặng Thị Xơ, nhưng cuối ảnh thì ghi bà Nguyễn Thị Xơ; chắc là do lỗi kỹ thuật; mong chủ trang hiệu chỉnh
Trả lờiXóaCảm ơn góp ý của bạn!
XóaChúng tôi đã sửa lại!