Thứ Hai, 31 tháng 10, 2022

Hôm nay, Lula da Silva chiến thắng, trở lại làm Tổng thống Brazil: SỰ KIỆN NÀY SẼ ẢNH HƯỞNG TỚI CUỘC CHIẾN Ở UKRAINA NHƯ THẾ NÀO?

Lula da Silva

Lời dẫn: Theo kết quả chính thức được Tòa án Bầu cử tối cao Brazil (TSE) công bố sáng 31/10/2022, ứng cử viên cánh tả Lula da Silva, 77 tuổi, đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vòng hai với hơn 60,3 triệu phiếu ủng hộ (50,88% số phiếu). Trước đây, ông Lula da Silva đã từng làm Tổng thống Brazil thứ 35 từ năm 2003 đến năm 2011. Ông Lula da Silva cũng là người chịu ảnh hưởng của Lãnh tụ Fidel Castro. 
Lula da Silva & Fidel Castro
Trong những tháng năm thăng trầm của cuộc đời, nếu không có lời khuyên, lời cổ vũ của người anh, người bạn chân thành Fidel Castro thì hẳn Lula da Silva đã bỏ cuộc, rút khỏi đời sống chính trị.
Brasil là quốc gia lớn nhất châu Mỹ La tinh, thứ năm trên thế giới về diện tích lẫn dân số với hơn 214 triệu người. Brasil là quốc gia nói tiếng Bồ Đào Nha duy nhất ở châu Mỹ và lớn nhất trên thế giới và là một trong bốn nước sáng lập khối BRICs (các nền kinh tế mới nổi) gồm Brasil, Nga (Russia), Ấn Độ (India) và Trung Quốc.
Ông Lula da Silva sẽ chính thức nhậm chức Tổng thống Brasil vào ngày 01.01.2023 nhưng ngay từ hôm nay, sự kiện ông Lula da Silva đắc cử chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề nóng bỏng nhất trên hành tinh lúc này: Chiến tranh ở Ukraina!
Google.tienlang có niềm tin như trên là bởi ngay từ hồi tháng 5 năm nay, ông Lula da Silva đã nói rõ quan điểm của mình về cuộc chiến ở Ukraina trên Tạp chí The Time một tạp chí tin tức hàng đầu của Mỹ được phát hành trên khắp thế giới. Quan điểm của ông Lula da Silva khá trùng hợp với quan điểm của Cựu Thủ tướng Ý Berluskoni và cũng khá trùng hợp với quan điểm của Cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy mà Google.tienlang đã giới thiệu ở bài CỰU TỔNG THỐNG PHÁP SARKOZY CÔNG KHAI LÊN ÁN SỰ LỆ THUỘC CỦA CHÂU ÂU VÀO MỸ VÀ KÊU GỌI CHÂU ÂU ĐÀM PHÁN VỚI PUTIN
Với ai biết tiếng Anh, xin mời đọc bản gốc bài trên Tạp chí The Time với tiêu đề Lula Talks to TIME About Ukraine, Bolsonaro, and Brazil's Fragile Democracy- Dịch: Lula nói chuyện với TIME về Ukraine, Bolsonaro và nền dân chủ mong manh của Brazil
Dưới đây, Google.tienlang xin lược dịch bài viết quan trọng này (Google.tienlang lược bớt phần đầu vì quá dài)....
*****
Lula Talks to TIME About Ukraine, Bolsonaro, and Brazil's Fragile Democracy- Dịch: Lula nói chuyện với TIME về Ukraine, Bolsonaro và nền dân chủ mong manh của Brazil
NGÀY 4 THÁNG 5 NĂM 2022 

“Tôi không hiểu ông tổng thống Ukraina. Nhưng thái độ của ông ta thì rất kỳ dị. Có vẻ ông ta chính là một phần của bối cảnh này. Ông ta đối diện Nghị viện Anh, nghị viện Đức, nghị viện Pháp, nghị viện Ý cứ như thể ông ta đang đi vận động một chiến dịch chính trị vậy. Chỗ của ông ta lẽ ra nên ở bàn đàm phán thì hơn”,- Lula da Silva

Luiz Inácio Lula da Silva phát biểu trước các công nhân công đoàn tại Praça Charles Muller, São Paulo, nhân ngày Quốc tế Công nhân, ngày 1 tháng 5 năm 2022- Hình trên Tạp chí TIME

Time: Trong suốt nhiệm kỳ tổng thống đầu tiên của ông, dầu mỏ là một trong vài mặt hàng đã mang lại những thành tựu kinh tế. Hôm nay, với cuộc khủng hoảng khí hậu, chúng ta đang cố gắng tiêu thụ ít dầu mỏ lại. Ứng viên dẫn đầu trong cuộc bầu cử vào tháng Năm tới ở Colombia là Gustavo Petro đã đề xuất một chương trình hạn chế thăm dò, khai thác dầu mà trong đó, các quốc gia nên lập tức thực hiện việc thăm dò dầu mỏ. Ông sẽ hưởng ứng chứ?

Lula da Silva: Xem nào. Petro có quyền đề xuất bất kỳ thứ gì ông ấy muốn. Nhưng, trong tình hình của Brazil, có vẻ đề xuất này không thực tế. Trong tình chung của thế giới, nó cũng không thực tế nốt. Chúng ta vẫn còn cần dầu thêm một thời gian nữa. Chúng ta không thể chỉ… (phóng viên ngắt lời).

– Time: Ý tưởng là vẫn khai thác và sử dụng những mỏ dầu mà họ đã thăm dò xong và ngừng các cuộc thăm dò tiếp tục. Ông có cân nhắc chứ?

Lula da Silva: Không, chừng nào bạn chưa có năng lượng thay thế, bạn sẽ vẫn phải sử dụng những năng lượng bạn đang có. Hãy nghĩ về nước Đức nhé: Angela Merkel quyết định đóng cửa mọi nhà máy điện hạt nhân. Bà ta không hề tính đến việc chiến tranh Ukraina sẽ nổ ra. Và hôm nay, châu Âu lệ thuộc vào năng lượng từ Nga. Những gì bạn có thể làm chỉ là bắt đầu một tiến trình cắt giảm lâu dài (nhu cầu sử dụng dầu) khi mà bạn nâng tỷ lệ các năng lượng thay thế lên. Bạn sẽ không thể hình dung được viễn cảnh nước Mỹ sẽ dừng nhu cầu tiêu thụ sử dụng dầu của nó đâu.

Time: Tôi muốn nói về chiến tranh Ukraina. Ông luôn tự hào rằng mình có thể đối thoại với bất kỳ ai – Hugo Chavez cho tới George Bush. Nhưng thế giới hôm nay đã trong tình trạng rạn vỡ ngoại giao rất nặng nề. Tôi băn khoăn là liệu cách tiếp cận của ông còn hiệu quả nữa hay không. Ông có còn có thể nói chuyện với Vladimir Putin sau những gì ông ta làm ở Ukraina?

Lula da Silva: Những chính trị gia chúng tôi gieo gì thì gặt nấy thôi. Nếu tôi gieo thiện chí, hữu nghị, sự hoà hợp thì tôi sẽ gặt những thứ tốt đẹp. Nếu tôi gieo bất hoà, tôi sẽ gặt tranh chấp. Putin lẽ ra không nên xâm lược Ukraina. Nhưng đâu phải một mình Putin có lỗi. Nước Mỹ, EU cũng có lỗi tương xứng. Nguyên nhân của cuộc xâm lược Ukraina là gì? Tham gia NATO phải không? Vậy thì lẽ ra Mỹ và châu Âu cần phải tuyên bố “Ukraina sẽ không gia nhập NATO”. Điều đó hẳn sẽ giải quyết được vấn đề.

Time: Ông cho rằng mối đe doạ Ukraina gia nhập NATO là nguyên nhân chính để Nga xâm lược?

– Lula da Silva: Nó là cái mâu thuẫn được họ đẩy cho leo thang. Nếu họ có thêm lý do bí ẩn nào khác, chúng ta không biết. Vấn đề khác nữa là Ukraina gia nhập EU. EU cũng lẽ ra nên tuyên bố “Không, bây giờ không phải lúc Ukraina gia nhập EU, đợi cái đã”. Họ thực ra không nên đổ thêm dầu vào lửa đối đầu như vậy.

– Time: Nhưng tôi nghĩ là họ cũng đã cố gắng đối thoại với Nga.

– Lula da Silva: Không, họ không hề. Đối thoại là cực ít. Nếu bạn muốn có hoà bình, bạn phải kiên nhẫn. Họ hoàn toàn có thể ngồi xuống đàm phán 10, 15, 20 ngày, thậm chí cả tháng, cố gắng tìm giải pháp. Tôi nghĩ là đối thoại chỉ hiệu quả khi đối thoại được tiến hành nghiêm túc.

– Time: Nếu ông là Tổng thống bây giờ, ông sẽ làm gì? Ông liệu có khả năng tránh được xung đột?

– Lula da Silva: Tôi không biết liệu mình có khả năng làm được điều đó hay không. Nhưng nếu tôi là Tổng thống, tôi sẽ điện đàm với Biden, và Putin, và Đức, và Macron. Bởi vì chiến tranh không phải là giải pháp. Tôi cho rằng vấn đề nằm ở chỗ nếu bạn không cố gắng, bạn sẽ không giải quyết được các rắc rối. Và cơ bản là bạn phải nỗ lực, phải thử.

Thỉnh thoảng tôi cảm thấy lo ngại. Tôi quan ngại khi Mỹ và EU đã đỡ đầu để Juan Guaido (khi ấy đang là người đứng đầu Quốc hội Venezuela) trong vai tổng thống năm 2019. Không giở trò với dân chủ như thế được. Để Guaido lên làm tổng thống, ông ấy cần phải được bầu. Sự quan liêu không thể được dùng thay thế cho chính trị. Trong chính trị, hai cơ quan đứng đầu nhà nước (Chủ tịch Quốc hội và Tổng thống) phải là hai cơ quan đều do dân bầu nên, phải biết ngồi xuống đàm phán với nhau, nhìn vào mắt nhau mà đối thoại.

Và hôm nay, nhiều khi tôi ngồi và xem tổng thống Ukraina nói chuyện trên truyền hình, được vỗ tay, được cổ vũ, được vinh danh bởi tất cả các nghị viện. Gã này phải chịu trách nhiệm ngang bằng với Putin cho cuộc chiến này. Bởi vì trong chiến tranh, không thể chỉ có một bên phạm lỗi. Saddam Hussein cũng phải có tội ngang với Bush (về cuộc chiến 2003 ở Iraq). Bởi vì Hussein hoàn toàn có thể nói “Các bạn có thể đến và kiểm tra và tôi sẽ chứng minh rằng tôi không có vũ khí huỷ diệt”. Nhưng ông ta lừa dối nhân dân của chính mình. Và hôm nay, Tổng thống Ukraina cũng có thể nói “Nào hãy không nói về câu chuyện NATO nữa, không nói về việc tham gia EU trong một thời gian nữa. Hãy thảo luận với nhau trước đã”.

– Time: Vậy là Volodomyr Zelensky lẽ ra nên đối thoại với Putin nhiều hơn, ngay cả khi 100 ngàn lính Nga đã ở biên giới Ukraina rồi ư?

– Lula da Silva: Tôi không hiểu ông tổng thống Ukraina. Nhưng thái độ của ông ta thì rất kỳ dị. Có vẻ ông ta chính là một phần của bối cảnh này. Ông ta đối diện Nghị viện Anh, nghị viện Đức, nghị viện Pháp, nghị viện Ý cứ như thể ông ta đang đi vận động một chiến dịch chính trị vậy. Chỗ của ông ta lẽ ra nên ở bàn đàm phán thì hơn.

– Time: Ông có thể nói thẳng điều đó tới Zelensky chứ? Ông ta đâu có muốn cuộc chiến, cuộc chiến nó ập vào ông ta mà.

– Lula da Silva: Ông ta CỰC muốn cuộc chiến này. Nếu ông ta không muốn chiến tranh, ông ta đã đàm phám nhiều hơn. Cơ bản là thế. Tôi đã phê phán Putin khi tôi đang ở Mexico City hồi tháng 3, nói thẳng rằng ông ta đã sai lầm khi xâm lược. Nhưng tôi không nghĩ ra được một ai đang nỗ lực kiến tạo hoà bình cả. Dư luận bị dẫn dắt để thù ghét Putin. Cách làm này chả giải quyết được gì cả. Chúng ta cần đạt được các thoả thuận. Nhưng mọi người thì lại cổ vũ chiến tranh. Các bạn cổ vũ gã này (Zelensky), và nghĩ rằng hắn ta chính là “trái cherry trên chiếc bánh của mình”. Chúng ta nên có những đối thoại nghiêm túc kiểu “OK, ông là một diễn viên hài đáng yêu. Nhưng đừng để chúng tôi thì đi tham chiến trong khi ông lại đi trình diễn mình trên truyền hình”. Và chúng ta cũng cần nói với Putin: “Ông thì lắm vũ khí đấy nhưng ông không cần phải dùng chúng ở Ukraina. Hãy đối thoại đi nào”.

Lula tại một sự kiện ở Sao Bernardo Do Campo trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 1989 của mình. Hình trên TIME

– Time: Ông nghĩ gì về Biden?

Lula da Silva: Tôi đã từng có phát biểu khen ngợi Biden khi ông ta công bố chương trình kinh tế của mình. Nhưng vấn đề là công bố chương trình thì chẳng đủ, cần phải thực thi nó. Tôi cho rằng Biden đang trong một giai đoạn khó khăn đấy.

Và tôi không nghĩ ông ta quyết định đúng trong chuyện chiến tranh Nga – Ukraina. Mỹ có rất nhiều ảnh hưởng chính trị. Và Biden lẽ ra đã có thể tránh cuộc chiến, lẽ ra có thể không kích động nó. Ông ta lẽ ra nên đối thoại nhiều hơn, tham gia nhiều hơn. Biden có thể bay tới Moskva đối thoại với Putin. Đấy mới là thái độ mà ta mong đợi ở một lãnh đạo. Phải can thiệp để mọi thứ không đi lệch hướng. Nhưng tôi không nghĩ là ông ta đã làm thế.

– Time: Biden có nên nhượng bộ Putin không?

Lula da Silva: Không. Giống như cái cách người Mỹ thuyết phục Xô-viết không đặt tên lửa ở Cuba năm 1961 vậy, Biden nên phát biểu “Chúng ta sẽ đối thoại nhiều hơn nữa. Chúng tôi không muốn nhận Ukraina vào NATO, dừng lại đi”. Đó không phải là nhượng bộ. Để tôi nói bạn nghe điều này. Nếu tôi là tổng thống Brazil và họ bảo tôi “Brazil có thể tham gia NATO” thì tôi sẽ trả lời là Không.

– Time: Tại sao?

Lula da Silva: Bởi vì tôi là một người chỉ nghĩ đến hoà bình chứ không phải chiến tranh. Brazil không có mâu thuẫn với quốc gia nào cả: không phải Mỹ, không phải Trung Quốc, hay Nga, Bolivia, Argentina, Mexico. Và thực tế việc Brazil là một nước hoà bình sẽ cho phép chúng ta tái tạo những mối quan hệ mà chúng ta từng kiến tạo hồi 2003-2010. Brazil sẽ lần nữa trở thành vai chính trên bàn cờ toàn cầu bởi vì chúng ta sẽ chứng tỏ rằng hoàn toàn có thể tạo nên một thế giới tốt đẹp hơn.

– Time: Ông làm vậy bằng cách nào?

Lula da Silva: Chúng ta cần kiến tạo một Cơ quan toàn cầu. Hôm nay Liên hợp quốc chẳng còn đại diện được cho thứ gì nữa rồi. Các chính phủ cũng chẳng coi trọng Liên hợp quốc nữa khi mà mỗi bên đều tự đưa quyết định mà không hề tôn trọng LHQ. Nước Mỹ quá quen với việc đi xâm lược các nước khác mà chẳng thèm hỏi ý kiến ai và xem thường Hội đồng bảo an. Chúng ta cần xây dựng lại Liên hợp quốc, với thêm nhiều quốc gia, nhiều cá nhân. Nếu chúng ta làm điều đó, chúng ta sẽ cải thiện được tình hình thế giới.

Tác giả CIARA NUGENT

Cẩm Quỳ- Cộng tác viên Google.tienlang Dịch và Giới thiệu
====

Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2022

TRUNG QUỐC BÌNH LUẬN GÌ VỀ CHUYẾN THĂM HÔM NAY CỦA TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG?

 

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, sáng nay, 30/10, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Hà Nội đi thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ ngày 30/10 đến ngày 1/11/2022. 
Hẳn mọi người Việt Nam từ lãnh đạo đến dân thường đều muốn biết hiện nay Trung Quốc nghĩ gì về Việt Nam? Để đáp ứng mong mỏi trên của bạn đọc, dưới đây Google.tienalng quyết định đăng bài Trung Quốc bình luận về chuyến thăm Trung Quốc sắp tới của TBT Nguyễn Phú Trọng
******
Trung Quốc bình luận về chuyến thăm Trung Quốc sắp tới của TBT Nguyễn Phú Trọng

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sau đây là bài của Dương Diệp [Yang Ye], phóng viên đặc phái thường trú tại Việt Nam, và phóng viên Bạch Vân Di [Bai Yun-yi] của Thời báo Hoàn cầu, về chuyến thăm chính thức Trung Quốc sắp tới của TBT Nguyễn Phú Trọng:

Ảnh chụp màn hình bài báo  阮富仲将中国行正式访问家:示中越两国关系特殊性与重要性 Dịch: Ông Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm chính thức Trung Quốc, chuyên gia: Thể hiện tính chất đặc biệt và quan trọng của mối quan hệ hai nước Trung Quốc-Việt Nam, đăng trên Thời báo Hoàn Cầu ngày 25/10/2022.

Ngày 25/10/2022, Hồ Triệu Minh, người phát ngôn Ban Liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố: Theo lời mời của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Nhà nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 30 tháng 10 cho tới ngày 2 tháng 11. Cùng hôm đó, Ban Đối ngoại Đảng Cộng sản Việt Nam cũng công bố tin Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm Trung Quốc.

Các tin tức công khai cho thấy Nguyễn Phú Trọng sẽ trở thành nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên thăm Trung Quốc sau khi Đại hội 20 Đảng Cộng sản Trung Quốc bế mạc. Đồng thời chuyến thăm này cũng là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên sau khi Nguyễn Phú Trọng lần thứ ba đảm nhiệm chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ngày 25, Nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc Phan Kim Nga cho phóng viên Thời báo Hoàn cầu biết, điều đó thể hiện tính chất đặc biệt và quan trọng của mối quan hệ hai nước Trung Quốc-Việt Nam, [mối quan hệ đó] “vượt qua mối quan hệ song phương trên ý nghĩa nói chung, có ý nghĩa chiến lược quan trọng”. Đồng thời bà cho biết, mối quan hệ về Đảng giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc với Đảng Cộng sản Việt Nam có tác dụng dẫn dắt quan trọng đối với mối quan hệ nhà nước giữa hai nước, “Kinh nghiệm lịch sử hơn 70 năm qua đã chứng minh điểm này”. Hiện nay bên trong hai nước đều đã tiến sang giai đoạn phát triển mới, có rất nhiều vấn đề mới về quản trị đất nước cần phải nghiên cứu bàn bạc, “Cuộc gặp nhà lãnh đạo hai Đảng sẽ đem lại động lực lớn cho sự hợp tác giữa các ban ngành Chính phủ hai nước và các địa phương”.

Đài “Tiếng nói Việt Nam” trước đây đưa tin, trong hội nghị toàn thể lần thứ nhất Ủy ban Trung ương khóa 20 Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình một lần nữa được bầu làm Tổng Bí thư Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, sau đó ngày 23, Nguyễn Phú Trọng gửi điện chúc mừng, thay mặt Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và với danh nghĩa cá nhân, gửi tới Tập Cận Bình lời chúc mừng nồng nhiệt nhất, và chúc Đại hội 20 Đảng Cộng sản Trung Quốc thành công tốt đẹp. Nguyễn Phú Trọng cho biết: “Tôi mong sớm được gặp lại đồng chí để chúng ta cùng nhau đi sâu trao đổi những vấn đề chiến lược, góp phần tăng cường hơn nữa tin cậy chính trị, đề ra những định hướng lớn cho tương lai phát triển tốt đẹp của quan hệ hai nước.”

“Chuyến thăm của Nguyễn Phú Trọng phản ánh sự đoàn kết nhất trí và mối quan hệ khăng khít trên ý thức hệ giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam.” Tờ Nam Hoa tảo báo [của Trung Quốc] hôm đó dẫn phân tích của chuyên gia nghiên cứu vấn đề quốc tế tại trường Đại học Waseda ở Tokyo [Nhật Bản] cho rằng “Chuyến thăm cấp cao là tín hiệu quan trọng mà Việt Nam gửi tới Trung Quốc và thế giới, tỏ rõ Hà Nội mong muốn giữ gìn mối quan hệ Trung Quốc-Việt Nam lành mạnh”. Chuyên gia đó bình luận, chuyến đi thăm và điện chúc mừng của Nguyễn Phú Trọng cũng phù hợp với truyền thống đi lại giữa hai Đảng – sau mỗi lần Đảng Cộng sản Trung Quốc họp đại hội, Đảng Cộng sản Việt Nam đều cử đại sứ đặc biệt đi thăm Trung Quốc. Hơn nữa, đối với Trung Quốc, trong bối cảnh lớn Mỹ không ngừng lăm le xúi bẩy Đông Nam Á “cảnh giác với Trung Quốc”, việc quản lý mối quan hệ với Việt Nam cũng là một trong những ưu tiên về ngoại giao của Bắc Kinh.

Trong hai năm gần đây, mối quan hệ chính trị và kinh tế, thương mại giữa hai nước Trung Quốc và Việt Nam đã không ngừng phát triển. Từ năm 2020 đến 2022, Tập Cận Bình và Nguyễn Phú Trọng từng 4 lần nói chuyện điện thoại với nhau. Trong dịp Đảng Cộng sản Việt Nam họp đại hội 13 và dịp Đảng Cộng sản Trung Quốc kỷ niệm 100 năm thành lập, lãnh đạo hai bên đã chúc mừng lẫn nhau bằng nhiều hình thức. Trong bối cảnh đại dịch toàn cầu, lãnh đạo cấp cao Trung Quốc và Việt Nam đã duy trì sự tiếp xúc và liên hệ mật thiết thông qua các hình thức nói chuyện điện thoại, hội đàm truyền hình và trao đổi thư từ. Theo thống kê của Hải quan Trung Quốc, tổng kim ngạch buôn bán hai chiều Trung Quốc-Việt Nam năm 2021 đạt 230 tỷ USD, tăng 19,7%. Theo tin ngày 25 của Reuters, số liệu chính thức của Việt Nam cho thấy, kim ngạch buôn bán hai chiều Trung Quốc-Việt Nam trong 9 tháng đầu năm nay tăng 10,2% so với cùng kỳ, đạt 132,3 tỷ USD, trong đó gần 70% là Việt Nam nhập khẩu. Từ năm 2016 tới nay, Việt Nam liên tục là đối tác thường mại lớn nhất của Trung Quốc tại Đông Nam Á, suốt 18 năm liền Trung Quốc là đối tác thường mại lớn nhất của Việt Nam. Từ năm 2019 đến năm 2020, Trung Quốc là nước đầu tư lớn thứ 4 vào Việt Nam. Năm 2021, Trung Quốc trở thành nước đầu tư lớn thứ 3 vào Việt Nam, tính gộp lại, đến cuối năm 2021, các công ty Trung Quốc đã đầu tư 21,3 tỷ USD vào Việt Nam.

Mấy năm gần đây, sự cạnh tranh giữa các nước lớn mang lại ngày một nhiều sự bất định trong tình hình khu vực. Tháng 9 năm nay, hai tuần sau khi Ủy viên Quốc vụ kiêm Ngoại trưởng Vương Nghị thăm Việt Nam, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam lập tức nói mối quan hệ Việt -Mỹ “không có hạn chế”, và tuyên bố Washington ủng hộ Việt Nam trên vấn đề tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông. Phân tích cho rằng Mỹ đang tăng cường nỗ lực lôi kéo Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á.

Thế nhưng, Nam Hoa Tảo báo dẫn lời các chuyên gia nói, do Việt Nam áp dụng chính sách quốc phòng “Bốn không”, cộng thêm ký ức lịch sử về sự xâm lược của Mỹ và mâu thuẫn về ý thức hệ, Việt Nam và Mỹ không thể nào trở thành đồng minh quân sự. Chính sách “Bốn không” của Việt Nam là nói không tham gia liên minh quân sự, không liên kết với bất cứ quốc gia nào để chống lại quốc gia khác, không cho phép nước ngoài đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam hoặc lợi dụng lãnh thổ Việt Nam chống lại quốc gia khác, và trong quan hệ quốc tế không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.

Phan Kim Nga cho phóng viên Thời báo Hoàn cầu biết, cho dù mối quan hệ Trung Quốc-Việt Nam đứng trước những thách thức do các nhân tố quốc tế đem lại, nhưng hai nước đều là nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo, có lợi ích chiến lược chung. Hai Đảng đều có nhu cầu nghiên cứu thảo luận vấn đề làm thế nào để giữ gìn sự an toàn chế độ xã hội chủ nghĩa và sự an toàn cầm quyền của Đảng trong tình thế mới.

Phan Kim Nga đồng thời cho biết, có một hiện tượng đáng chú ý, nhất là trong mấy năm nay, sự hợp tác giữa 5 nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới đang được tăng cường. Triều Tiên, Việt Nam, Lào, Cu Ba trong các lần đại hội Đảng khóa mới nhất đều tuyên bố rõ ràng là sẽ tăng cường sự hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa. Lần này Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc sẽ giúp ích cho việc hai nước tăng cường sự tin cậy lẫn nhau về chính trị, quản lý bất đồng và phát triển mối quan hệ trên biển giữa hai nước.

Theo các tin tức công khai trên truyền thông, ngoài Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Đức Scholz, Thủ tướng Pakistan cũng có hy vọng tới thăm Trung Quốc sau khi Đại hội 20 Đảng Cộng sản Trung Quốc bế mạc.

Nguyễn Hải Hoành biên dịch từ nguồn tiếng Trung 阮富仲将中国行正式访问家:示中越两国关系特殊性与重要性 Dịch: Ông Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm chính thức Trung Quốc, chuyên gia: Thể hiện tính chất đặc biệt và quan trọng của mối quan hệ hai nước Trung Quốc-Việt Nam, đăng trên Thời báo Hoàn Cầu ngày 25/10/2022.

====

Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2022

Video Cuối tuần: CÓ TIN ZUI, CÓ TIN ZUI: ĐÃ TÌM ĐƯỢC DIỄM MY RỒI! KHÔNG TIN THÌ HỎI ÔNG LÍ LẮC!

Cũng đã khá lâu rồi chúng ta bận thảo luận về cuộc chiến ở Ukraina, tất nhiên, nói mãi cũng đau cả đầu! Vậy hôm nay, nhân Thứ Bẩy cuối tuần, Google.tienlang xin cùng các bạn xả xì trét bằng một clip hài của ông Lí Lắc với tiêu đề Video Cuối tuần: CÓ TIN ZUI, CÓ TIN ZUI: ĐÃ TÌM ĐƯỢC DIỄM MY RỒI! KHÔNG TIN THÌ HỎI ÔNG LÍ LẮC!

(Lưu ý, video clip này đã có166.638 lượt xem. Đã công chiếu vào 18 thg 11, 2021)

Google.tienlang từng đề nghị Bộ Văn Hóa thu hồi Giải thưởng của ông Minh béo để trao cho ông Lí Lắc nhưng đến giờ chưa thấy Bộ hồi âm!
Nguyễn Hoàng Thư Lê- Cộng tác viên Google.tienlang
=====
Mời Xem bài liên quan:

CỰU TỔNG THỐNG PHÁP SARKOZY CÔNG KHAI LÊN ÁN SỰ LỆ THUỘC CỦA CHÂU ÂU VÀO MỸ VÀ KÊU GỌI CHÂU ÂU ĐÀM PHÁN VỚI PUTIN

 
Ảnh chụp màn hình tiêu đề bài phỏng vấn ông Sarkozi trên Tạp chí Pháp Le Journal du Dimanche

Mời những ai biết tiếng Pháp đọc bản gốc bài phỏng vấn Cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy trên Tạp chí Le Journal du dimanche với tiêu đề Nicolas Sarkozy au JDD: «Emmanuel Macron doitfranchir le Rubicon»- Dịch: Nicolas Sarkozy tại JDD: "Emmanuel Macron phải vượt qua Rubicon"

Trước hết, Google.tienlang có đôi lời giải thích: 

Cựu Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy

- Sau khi thất bại trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2012, Nicolas Sarkozy hiếm khi nói về chính trị, và vì thất bại trong cuộc bầu cử sơ bộ năm 2016, ông hoàn toàn im lặng. Sự im lặng bị phá vỡ đối với JDD - dưới ấn tượng của những sự kiện nguy hiểm nhất ở châu Âu. Sarkozy chỉ trích Nga xa rời châu Âu, nhưng ông còn mắng EU nhiều hơn.

- Tạp chí Le Journal du dimanche, còn được gọi là JDD, là một tuần báo tin tức của Pháp được thành lập vào năm 1948 và xuất bản vào Chủ nhật. Đây là tuần báo thông tin chung vào ngày Chủ nhật trên toàn quốc duy nhất ở Pháp. Được phân phối với số lượng 141.190 bản vào năm 2019, nó nổi tiếng với việc xuất bản nhiều bản tin vào mỗi Chủ nhật và mang lại niềm tự hào về vị trí cho các tin tức chính trị.

- Trong tiêu đề bài phỏng vấn, ông Nicolas Sarkozy khuyên Tổng thống Pháp đương nhiệm Emmanuel Macron phải "Vượt qua Rubicon". "Vượt qua Rubicon" là một thành ngữ đã có từ thời La Mã mà đến nay người châu Âu thường dùng, ám chỉ một quyết định cực kỳ khó khăn và táo bạo. 

Nicolas Sarkozy khuyên Tổng thống Pháp đương nhiệm Emmanuel Macron phải "Vượt qua Rubicon"

- Trước khi đọc bài mới, mời bạn đọc xem lại bài VÌ SAO KINH TẾ CHÂU ÂU RƠI VÀO HỐ ĐEN NHƯ THỜI 1930?- THẬT THÚ VỊ KHI THẤY CÂU TRẢ LỜI GIỐNG NHAU CỦA GIÁO SƯ NGUYỄN CẢNH TOÀN VÀ V.PUTIN, hóa ra cả ông Sarkozi, cả ông V.Putin cùng Gs Nguyễn Cảnh Toàn đều thống nhất quan điểm rằng sự lệ thuộc của châu Âu vào Mỹ đã làm châu Âu tự đánh mất độc lập, tự do.

Dưới đây, Google.tienlang xin dịch bài  Nicolas Sarkozy au JDD: «Emmanuel Macron doitfranchir le Rubicon»- Dịch: Nicolas Sarkozy tại JDD: "Emmanuel Macron phải vượt qua Rubicon"

****

Nicolas Sarkozy au JDD: «Emmanuel Macron doitfranchir le Rubicon»- Dịch: Nicolas Sarkozy tại JDD: "Emmanuel Macron phải vượt qua Rubicon"

PV- Thưa Ngài Nicolas Sarkozy, lại có chiến tranh ở Châu Âu. Xung đột dường như đang kéo dài và kéo theo ngày càng nhiều người tham gia mới vào bạo lực. Chúng ta có nên lo lắng về điều này không?

Sarkozy: Vâng, không may, bạn phải lo lắng. Có thể một ngày nào đó ai đó sẽ giải thích cho tôi hiểu nó có nghĩa là gì: "tiến hành chiến tranh mà không tham gia vào nó." Nếu có một câu hỏi nào đó trên thế giới chắc chắn cần một câu trả lời rõ ràng, thì đó là câu hỏi về chiến tranh và hòa bình. Hoặc chúng tôi chiến đấu hoặc chúng tôi không chiến đấu. Và một phần trong tình trạng chiến tranh và một phần trong tình trạng hòa bình - tôi không thấy có ích gì khi đạt được một điều kiện tầm thường như vậy.

PV: Pháp có nên tiếp tục thảo luận với Vladimir Putin?

Sarkozy: Tổng thống Macron hoàn toàn đúng khi cố gắng duy trì liên lạc với Vladimir Putin. Làm thế nào để ngăn chặn một cuộc chiến tranh nếu bạn không nói chuyện với các bên đối lập? Một số người trong chúng ta không chỉ muốn tiến hành một cuộc chiến tranh mà không tham gia vào nó, chúng ta còn muốn ngừng chiến tranh mà không nói chuyện với những người tham gia vào cuộc xung đột gây khó chịu cho họ. Đây có thể là một nhiệm vụ rất khó khăn. Từ ngữ có một ý nghĩa nhất định và bạn cần học cách trả lời cho chúng, nghĩa là hãy cẩn thận với những gì bạn nói. Khi ai đó nói rằng họ sẽ không nói chuyện với Nga chừng nào Putin còn nắm quyền, thì điều đó có nghĩa là muốn thay đổi chế độ Moscow. (Một ám chỉ rõ ràng về việc Tổng thống Ukraine Zelensky từ chối đàm phán với Putin.)

Theo tôi, để làm được như vậy là thực hiện một bước nhảy vọt nguy hiểm vào cái chưa biết. Mặc dù về mặt con người, ai cũng có thể hiểu tại sao Tổng thống Ukraine lại khó nói chuyện với Putin.

PV: Nhưng làm thế nào để Ngài ngăn chặn chiến tranh?

Sarkozy: - Khi tôi quyết định bắt đầu đàm phán [với giới lãnh đạo Nga] về Gruzia, xe tăng Nga đã cách Tbilisi 25 km. Ba ngày sau khi bắt đầu giao tranh, tôi đã đi thăm được cả Moscow và Tbilisi. Nếu bạn là một nhà hòa bình, hãy nói với mọi người. Nhưng đây là những gì cần phải nói về câu hỏi của người Ukraine: đã mất rất nhiều thời gian cho giải pháp của nó. Và trong những cuộc khủng hoảng quốc tế ở mức độ này, bạn chỉ có thể có được một số khoảng trống nếu bạn hành động nhanh chóng. Và đây, cùng với thời gian đã mất, hàng ngàn sinh mạng con người đã mất. Đối với những bất bình mà Ukraine và Nga gây ra cho nhau, tôi không thấy sự bình đẳng về thiệt hại ở đây. Không thể đặt kẻ xâm lược và nạn nhân của sự xâm lược ngang hàng nhau. Chúng ta phải ghi nhớ sự phức tạp của khu vực, lịch sử thuộc về các quốc gia khác nhau của khu vực, sự thù hận lẫn nhau đã tích tụ qua nhiều thế kỷ và sự bất ổn chính trị đã ngự trị ở những nơi này kể từ khi Liên Xô sụp đổ. Năm 2008, Angela Merkel và tôi đã ngăn cản Ukraine gia nhập NATO. Rốt cuộc, sự gia nhập của Ukraina sẽ bị người Nga xem chỉ đơn giản là một sự khiêu khích.

Và tôi cũng muốn nhắc các bạn rằng toàn bộ các sự kiện mà khu vực này đang trải qua, các sự kiện đang diễn ra trong một khu vực mà người châu Âu phải chịu trách nhiệm chính. Và tôi rất tiếc rằng bây giờ Liên minh châu Âu có thể tạo ra ấn tượng rằng nó đang tuân theo chính sách của Mỹ giống như một chiếc xe kéo phía sau xe tải. Cho dù chúng ta muốn hay không, các quốc gia không thay đổi địa lý của họ: Châu Âu và Nga bằng cách nào đó phải duy trì mối quan hệ hòa bình và láng giềng tốt. Nếu chúng ta đạt được hòa giải Pháp-Đức trong thế kỷ XX, thì chúng ta sẽ có thể hòa giải châu Âu và Nga trong tương lai. Và trong việc giải quyết cuộc khủng hoảng này, Pháp phải thể hiện vai trò lãnh đạo.

PV: - Hoặc có thể các thể chế châu Âu nên thể hiện vai trò lãnh đạo?

Sarkozy: Ủy ban châu Âu trước hết là một cơ quan hành chính, cơ quan chấp hành. Nhân tiện, tôi không tìm thấy điều khoản nào của Hiệp ước về Liên minh châu Âu cho phép bà Chủ tịch Ủy ban châu Âu von der Leyen quyết định điều gì đó về vũ khí.

Bà von der Leyen- Chủ tịch Ủy ban châu Âu

Không rõ bằng cách nào mà Cơ quan hành chính này có thể quyết định quyền hạn của mình về việc mua vũ khí và chính sách đối ngoại nói chung. Chúng tôi nhận thấy một "xung đột nóng" ở chính cửa ngõ của châu Âu. Và phản ứng của EU là gì? Cho đến nay, người châu Âu chỉ nhìn thấy những hóa đơn trị giá hàng tỷ euro - số tiền được dùng để mua vũ khí. Hãy nhận nhiều vũ khí hơn, nhiều xác chết hơn, nhiều cuộc chiến hơn! Chúng tôi thấy mình bị kìm kẹp bởi những tính toán sai lầm, sự tung hô, suy nhược thần kinh. Nhưng chúng ta đang khiêu vũ ở rìa núi lửa! Đúng vậy, việc lên án cuộc chiến ​​của Tổng thống Putin là cần thiết. Một số loại phản ứng của tình đoàn kết với Ukraine cũng vậy. Nhưng nó cũng đòi hỏi sự bình tĩnh của chúng ta để tránh leo thang và cố gắng tìm lối trở lại con đường đi đến hòa bình với người Nga. Chúng ta cần một sức mạnh ý chí nhất định để hành động có trách nhiệm! Chúng ta thấy gì? Đã đến lúc cần đưa ra những sáng kiến ​​nghiêm túc để cuối cùng chúng ta có thể nói về một tương lai hòa bình.

Tác giả: Jerome Begle, Christine Ollivier, David Revault d'Allonnes

Nguyễn Thị Huyền - Cộng tác viên Google.tienlang Dịch và Giới thiệu

=====

Từ ngày 27/4/2021, Google.tienlang nhắc anh em báo chí VN:

Thứ Sáu, 28 tháng 10, 2022

Vụ Tịnh thất Bồng lai: ĐÃ CÓ GIÁM ĐỊNH AND CHÍNH THỨC CỦA VIỆN KHOA HỌC HÌNH SỰ

 
"Ni cô" Lê Thanh Kỳ Duyên cùng cha Lê Tùng Vân và con trai Lê Thanh Pháp Vương (Pháp danh Pháp Tâm)

Hôm nay. ngày 28/10/2022, Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Long An cho biết, Viện Khoa học hình sự Bộ Công an (C09) đã có kết luận giám định ADN đối với 28 người ngụ nơi tự xưng là Tịnh thất Bồng Lai (tức căn nhà của bị cáo Cao Thị Cúc, số 191A, ấp Lập Thành, xã Hòa Khánh Tây, H.Đức Hòa, Long An) theo quyết định trưng cầu giám định của Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Long An.

Kết quả giám định ADN này đã được tống đạt đến cho 28 người bị trưng cầu giám định theo quy định pháp luật, trong đó có 6 người đã bị TAND H.Đức Hòa tuyên phạm tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, bị cáo Lê Tùng Vân đã đóng cửa Tịnh thất Bồng Lai, không hợp tác với cơ quan chức năng.

“Ngày 13.10.2022, đại diện Cơ quan ANĐT Công an tỉnh Long An đã đến nơi ở hiện nay của bị cáo Lê Tùng Vân là hộ Cao Thị Cúc để tống đạt kết quả giám định ADN liên quan đến bị cáo Vân. Tuy nhiên, tất cả những người trong ngôi nhà này đã đóng cửa không hợp tác tiếp nhận”- một lãnh đạo Công an tỉnh Long An cho biết.

Tuy nhiên, vì để đảm bảo, tôn trọng quyền con người và liên quan đến cuộc sống của nhiều trẻ em, thông tin này không cung cấp rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng", một lãnh đạo Cơ quan an ninh điều tra cho biết.

Tuy chưa xem Kết luận Giám định nhưng cụ Lê Tùng Vân cùng 27 thành viên còn lại trong TTBL đã biết nội dung bởi chính họ là người trong cuộc nên cụ Lê Tùng Vân còn rõ hơn ai hết. Chắc chắn là vì lý do SỢ SỰ THẬT BỊ PHANH PHUI nên cụ Lê Tùng Vân mới từ chối nhận Kết luận Giám định. Nhưng dù cụ không nhận Kết luận Giám định thì việc khởi tố vụ án Loạn luân và Lừa đảo vẫn sẽ được tiến hành.

Hoàng Ngân Thương

=====

Mời xem bài liên quan:

1. Cuối tuần- "TỊNH THẤT BỒNG LAI" BỊ BỐCPHỐT LÀ CHUYỆN SỐC NHẤT...

2. Thi tài cuối năm: THẦY ÔNG NỘI- THẦY ÔNG NGOẠI, AI "SIÊU PHÀM" HƠN?
3. Nóng: NGÀY MAI, 28/2/20 SẼ "DỨT ĐIỂM" VỤ TÀ ĐẠO "TỊNH THẤT BỒNG LAI"

4. FACEBOOKER NGUYỄN SIN SẼ BỊ ĐI TÙ...Tịnh thất Bồng Lai- Thiền Am bên bờ Vũ trụ được minh oan…., NẾU...

5. VỤ “TỊNH THẤT BỒNG LAI” CÓ DẤU HIỆU TƯƠNG TỰ NHỮNG TÀ GIÁO ĐA THÊ, QUẦN HÔN Ở MỸ..

6. Video: An ninh Long An - Sự thật nơi tự xưng Tịnh Thất Bồng Lai ( Thiền Am Bên Bờ Vũ Trụ)

7. TIN VUI CỰC SỐC, QUÝ VỊ UI! TRUYỀN HÌNH SẮP PHÁT PHÓNG SỰ TÔN VINH 'THIỀN AM BÊN BỜ VŨ TRỤ'! 

8. “NHỒI QUẢ GIẢI THOÁT” TRONG “BỘ KINH SIÊU PHÀM” CỦA GIÁO CHỦ TỊNH THẤT BỒNG LAI TỨC LÀ TẤT CẢ PHỤ NỮ ĐƯỢC NGỦ VỚI LÊ TÙNG VÂN SẼ SINH RA NHỮNG ĐỨA CON SIÊU PHÀM!...

9. Video hot: CỨ THÁCH THỨC ĐƯỢC HAI GÃ HỀ THÌ ĐÃ TƯỞNG MỀNH LÀ CÁI GIỀ GHÊ GỚM! ...

10. CHÙA HAY KHÔNG CHÙA? MỒ CÔI HAY KHÔNG MỒ CÔI?- HAI CLIP NGẮN CHỈ RÕ CẢ NHÀ Ô LÊ TÙNG VÂN NÓI XẠO, LỪA ĐẢO! ...

11. Video nóng: VỤ TỊNH THẤT BỒNG LAI LÊN VTV!

12. TTBL- DIỄM MY XUẤT HIỆN VÀ HAI CLIP NÓNG NHẤT MXH NGÀY 1/11/2020

13. Vụ TTBL: DƯ LUẬN BỨC XÚC, VÌ SAO VĨNH LONG XỬ LẸ, CÒN LONG AN THÌ LỀ MỀ?

14. Vụ Tịnh thất Bồng lai: CHẲNG LẼ CÔNG AN LONG AN PHẢI CHỜ BÀ NGUYỄN PHƯƠNG HẰNG RA TAY?

15. Hai clip nóng nhất MXH ngày 26/10/21: LÊ TÙNG VÂN THÁCH ĐỐ NGUYỄN PHƯƠNG HẰNG; N PHƯƠNG HẰNG ĐÁP TRẢ- 20 TỶ VỀ TAY AI?

16. HÔM NAY, 27/10/2021, VTV LẠI RÉO TÊN "TỊNH THẤT BỒNG LAI"!

17. Video nóng: CỤ LÊ TÙNG VÂN TRÁCH BÀ NGUYỄN PHƯƠNG HẰNG VÌ BÀ ĐÒI… CẮT CHIM CỤ

18. Thân Tam Thảo- hot Tiktoker triệu view: HÚ HỒN, SÉM CHÚT NỮA CŨNG TRỞ THÀNH MÁY ĐẺ CHO CỤ LÊ TÙNG VÂN!!!

19. Nóng giãy: NGÀY KIA, THỨ NĂM, NGÀY 04/11/2021 BÀ NGUYỄN PHƯƠNG HẰNG SẼ ĐẾN THĂM CỤ LÊ TÙNG VÂN

20. Video clip: LỜI HỨA THƯỞNG 1 TỈ VND CHO AI TÌM ĐƯỢC DIỄM MY

21. Vụ Tịnh thất Bồng lai- Phó Trưởng ban Ban Tôn giáo Chính phủ Trần Thị Minh Nga: BAN TÔN GIÁO CHÍNH PHỦ SẼ CÙNG VỚI CÁC BỘ NGÀNH LIÊN QUAN VÀ UBND TỈNH LONG AN XỬ LÝ DỨT ĐIỂM!

22. Vụ Tịnh thất Bồng lai: GOOGLE.TIENLANG CẦM TAY CHỈ . VIỆC CHO CÔNG AN LONG AN: ĐỪNG NHẦM LẪN GIỮA HÌNH SỰ VÀ DÂN SỰ!

23. Vụ Tịnh thất Bồng lai: NHẤT NGUYÊN HÉ LỘ VAI TRÒ CỦA ĐIỀN QUÂN

24. LẦN ĐẦU TIÊN THẤY MỘT BÀI BÁO TRÊN BÁO CHÍNH THỐNG NÓI CHÍNH XÁC VÀ ĐẦY ĐỦ VỀ TỊNH THẤT BỒNG LAI!

25. Vụ Tịnh thất Bồng lai: SỰ NGU DỐT CỦA BÁO VTC NEW

26. Hôm nay, 25/9/22, Công an Long An lấy mẫu giám định ADN 28 người ở Tịnh thất Bồng lai: ĐĂNG LẠI BÀI GOOGLE.TIENLANG CẦM TAY CHỈ VIỆC... 

27. Vụ Tịnh thất Bồng lai: ĐÃ CÓ GIÁM ĐỊNH AND CHÍNH THỨC CỦA VIỆN KHOA HỌC HÌNH SỰ 

ĐỨC PHÁ HỦY TUABIN ĐIỆN GIÓ VÀ LỜI CẢNH BÁO CHO VIỆT NAM

 

Đức phá bỏ điện gió
Báo Tin tức của Thông tấn xã Việt Nam vừa đăng bài Tập đoàn năng lượng Đức phá hủy tuabin điện gió để khai thác mỏ than. Theo bài báo, Cuộc khủng hoảng năng lượng đang diễn ra ở Đức đã gây áp lực buộc nhà cung cấp điện địa phương phải phá bỏ một số tuabin gió để nhường chỗ cho việc mở rộng một mỏ than lộ thiên. Quyết định đầy nghịch lý này đi ngược lại với chính sách xanh của Đức. Với 1 tuabin đã ngừng hoạt động, chính quyền địa phương đã thúc giục Công ty Năng lượng RWE đảo ngược kế hoạch loại bỏ 2 tuabin nữa.

“Chúng tôi nhận thấy đây là quyết định nghịch lý. Nhưng đó là vấn đề quan trọng”, ông Guido Steffen, người phát ngôn của RWE, thừa nhận.

Được đưa vào hoạt động hơn 20 năm trước, trang trại điện gió Keyenberg ở bang North Rhine-Westphalia có tổng cộng 8 tuabin, nằm cách mỏ bề mặt Garzweiler chưa đầy 1 km. Một trong những tuabin này đã bị phá hủy vào tuần trước. Hai tuabin khác có thể đối mặt với số phận tương tự vào năm 2023.

Theo Energiekontor, nhà điều hành trang trại điện gió, 5 tuabin còn lại cũng có thể biến mất vào cuối năm sau, do giấy phép hoạt động của chúng sắp hết hạn.

Sau khi lên nắm quyền vào tháng 12/2021, Chính phủ của Thủ tướng Olaf Scholz đã công bố chương trình đầy tham vọng nhằm chuyển đổi từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, những kế hoạch này đã bị đình trệ sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự ở Ukraine. Cũng giống như các quốc gia châu Âu khác, Berlin đã chứng kiến ​​giá khí đốt tăng vọt, một phần do các lệnh trừng phạt áp đặt lên Moskva. Tình hình càng thêm căng thẳng vào đầu tháng 9, khi Nga ngừng cung cấp khí đốt cho Đức qua đường ống Nord Stream 1. Sau đó đường ống này đã bị hư hại do một vụ nổ.

Trong nỗ lực đảm bảo an ninh năng lượng, vào cuối tháng 9, nhà chức trách Berlin đã yêu cầu hồi sinh các mỏ than nâu đã ngừng hoạt động. Việc loại bỏ dần các nhà máy nhiệt điện than cũng được hoãn lại cho đến tháng 3/2024.

Tổng thống Nga V.Putin cũng đã chỉ ra "sự kỳ lạ" của các dự án "phi truyền thống"

Tại bài trên Google.tienlang vào Thứ Tư, 20 tháng 7, 2022 với tiêu đề Putin lý giải: CHÂU ÂU THIẾU NĂNG LƯỢNG KHÔNG PHẢI DO NGA MÀ LÀ DO CHÍNH GIỚI LÃNH ĐẠO CHÂU ÂU!Tổng thống Nga đã chỉ ra sự "kỳ lạ" trong chính sách của phương Tây tập thể. Ông Vladimir Putin cho rằng nguyên nhân khiến giá khí đốt và dầu tăng không phải do Nga mà là hành động của phương Tây trong thập kỷ trước, khiến đầu tư vào lĩnh vực nhiên liệu và năng lượng giảm đáng kể. Nguyên thủ quốc gia lưu ý rằng bản thân phương Tây đã quyết định tập trung vào các nguồn năng lượng phi truyền thống (thay thế).

Ông Putin, bình luận về tình huống này, chỉ ra rằng ở châu Âu có "những chuyên gia lớn trong lĩnh vực quan hệ phi truyền thống."

Nguyên thủ quốc gia: "Vì vậy, trong lĩnh vực năng lượng, họ quyết định chọn một con đường độc đáo. Nhờ vào Nắng và Gió. Nhưng mùa đông ở châu Âu hóa ra dài đằng đẵng, làm gì có Nắng và Gió? ... Thế là hết năng lượng."

Tổng thống Nga nói thêm rằng đổ lỗi cho Nga và Gazprom về cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu là điều ngu ngốc, vì Nga và Gazprom sẵn sàng cung cấp nhiều dầu và khí đốt nếu cần. Nhưng bản thân châu Âu đã và đang tìm kiếm các lựa chọn cung cấp thay thế, vẽ ra các tuyến đường mới, điều này tạo ra một số vấn đề trên thị trường thế giới.

Ông Vladimir Putin chỉ ra rằng châu Âu đang thua thiệt từ các lệnh trừng phạt mà họ đã áp đặt, bao gồm cả các lệnh trừng phạt mà Ba Lan đã áp dụng đối với đường ống Yamal-Europe. Đồng thời, Tổng thống Liên bang Nga nói thêm rằng người châu Âu đang cố gắng tự lừa dối mình.

Việt Nam thì ồ ạt các dự án điện gió

Liệu điều kiện tự nhiên của Việt Nam có khác so với Đức và châu Âu nói chung? Các thành viên Google.tienlang không phải là những chuyên gia về năng lượng nên chúng tôi không biết sự khác nhau về điều kiện tự nhiên giữa VN với Đức và châu Âu. Tuy vậy, chúng tôi tin chắc rằng, khi triển khai các dự án điện gió và điện mặt trời, các "chuyên gia" ở châu Âu cũng đã vẽ ra các triển vọng vô cùng tươi sáng về điện gió, điện mặt trời ở châu Âu. Nhưng bây giờ mới vỡ lẽ rằng những "chuyên gia" đó là nói nhảm! Tiền của đổ ra cho các dự án đã theo gió bay đi!

Vậy liệu Việt Nam có lặp lại sai lầm của Đức và châu Âu?

Các dự án điện gió đang triển khai ồ ạt ở Việt Nam

Vừa mới triển khai nhưng 62 dự án điện gió hàng tỉ USD ‘đắp chiếu’: Bộ Công an xác minh dòng vốn, tình trạng nợ...

Điện gió Việt Nam

Đó là chưa kể việc các ông chủ doanh nghiệp từ Mỹ cũng đang ve vãn Việt Nam mua Khí hóa lỏng (LPG ) của Mỹ. Ngay các "đồng minh thân thiện" của Mỹ là Đức và Pháp cũng đang kêu trời vì giá cả của người Mỹ cao gấp 4 lần giá thị trường thì Việt Nam sẽ chịu mức giá nào đây? Chưa kể muốn nhập khẩu Khí hóa lỏng (LPG ) của Mỹ thì bắt buộc Việt Nam phải bỏ tiền ra không nhỏ để xây dựng kho bãi tiếp nhận. 

Trong khi dầu thô Nga giá rẻ mà Ấn Độ, Trung Quốc, thậm chí là Indonesia ...đang mua với số lượng cực lớn về cho các cơ sở lọc dầu dầu trong nước. Từ đây, chắc chắn sẽ có gas, có xăng dầu giá rẻ. Tại sao Việt Nam không mặn mà? Dù các mỏ dầu của Việt Nam đang dần cạn kiệt, các nhà máy lọc dầu khổng lồ đã xây dựng ở Việt Nam sẽ lấy nguyên liệu đầu vào từ đâu? Và dù đã có những đoàn chuyên gia dầu khí từ Nga đến làm việc với các nhà máy lọc dầu Việt Nam tỏ ý muốn bỏ tiền ra để nâng cấp, mở rộng các nhà máy lọc dầu Việt Nam để rồi tiếp nhận dầu thô từ Nga ... nhưng sao phía Việt Nam vẫn ậm ờ rồi để đó?

Hoàng Minh Tâm

=====