“Chúng tôi nhận thấy đây là quyết định nghịch lý.
Nhưng đó là vấn đề quan trọng”, ông Guido Steffen, người phát ngôn của RWE, thừa
nhận.
Được đưa vào hoạt động hơn 20 năm trước, trang trại
điện gió Keyenberg ở bang North Rhine-Westphalia có tổng cộng 8 tuabin, nằm
cách mỏ bề mặt Garzweiler chưa đầy 1 km. Một trong những tuabin này đã bị phá hủy
vào tuần trước. Hai tuabin khác có thể đối mặt với số phận tương tự vào năm
2023.
Theo Energiekontor, nhà điều hành trang trại điện
gió, 5 tuabin còn lại cũng có thể biến mất vào cuối năm sau, do giấy phép hoạt
động của chúng sắp hết hạn.
Sau khi lên nắm quyền vào tháng 12/2021, Chính phủ
của Thủ tướng Olaf Scholz đã công bố chương trình đầy tham vọng nhằm chuyển đổi
từ nhiên liệu hóa thạch sang các nguồn năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, những kế
hoạch này đã bị đình trệ sau khi Nga triển khai chiến dịch quân sự ở Ukraine.
Cũng giống như các quốc gia châu Âu khác, Berlin đã chứng kiến giá khí đốt
tăng vọt, một phần do các lệnh trừng phạt áp đặt lên Moskva. Tình hình càng
thêm căng thẳng vào đầu tháng 9, khi Nga ngừng cung cấp khí đốt cho Đức qua đường
ống Nord Stream 1. Sau đó đường ống này đã bị hư hại do một vụ nổ.
Trong nỗ lực đảm bảo an ninh năng lượng, vào cuối
tháng 9, nhà chức trách Berlin đã yêu cầu hồi sinh các mỏ than nâu đã ngừng hoạt
động. Việc loại bỏ dần các nhà máy nhiệt điện than cũng được hoãn lại cho đến
tháng 3/2024.
Tổng thống Nga V.Putin cũng đã chỉ ra "sự kỳ lạ" của các dự án "phi truyền thống"
Tại bài trên Google.tienlang vào Thứ Tư, 20 tháng 7, 2022 với tiêu đề Putin lý giải: CHÂU ÂU THIẾU NĂNG LƯỢNG KHÔNG PHẢI DO NGA MÀ LÀ DO CHÍNH GIỚI LÃNH ĐẠO CHÂU ÂU!, Tổng thống Nga đã chỉ ra sự "kỳ lạ" trong chính sách của phương Tây tập thể. Ông Vladimir Putin cho rằng nguyên nhân khiến giá khí đốt và dầu tăng không phải do Nga mà là hành động của phương Tây trong thập kỷ trước, khiến đầu tư vào lĩnh vực nhiên liệu và năng lượng giảm đáng kể. Nguyên thủ quốc gia lưu ý rằng bản thân phương Tây đã quyết định tập trung vào các nguồn năng lượng phi truyền thống (thay thế).
Ông Putin, bình luận về tình huống này, chỉ ra rằng ở châu Âu có "những chuyên gia lớn trong lĩnh vực quan hệ phi truyền thống."
Nguyên thủ quốc gia: "Vì vậy, trong lĩnh vực năng lượng, họ quyết định chọn một con đường độc đáo. Nhờ vào Nắng và Gió. Nhưng mùa đông ở châu Âu hóa ra dài đằng đẵng, làm gì có Nắng và Gió? ... Thế là hết năng lượng."
Tổng thống Nga nói thêm rằng đổ lỗi cho Nga và Gazprom về cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu là điều ngu ngốc, vì Nga và Gazprom sẵn sàng cung cấp nhiều dầu và khí đốt nếu cần. Nhưng bản thân châu Âu đã và đang tìm kiếm các lựa chọn cung cấp thay thế, vẽ ra các tuyến đường mới, điều này tạo ra một số vấn đề trên thị trường thế giới.
Ông Vladimir Putin chỉ ra rằng châu Âu đang thua thiệt từ các lệnh trừng phạt mà họ đã áp đặt, bao gồm cả các lệnh trừng phạt mà Ba Lan đã áp dụng đối với đường ống Yamal-Europe. Đồng thời, Tổng thống Liên bang Nga nói thêm rằng người châu Âu đang cố gắng tự lừa dối mình.
Việt Nam thì ồ ạt các dự án điện gió
Liệu điều kiện tự nhiên của Việt Nam có khác so với Đức và châu Âu nói chung? Các thành viên Google.tienlang không phải là những chuyên gia về năng lượng nên chúng tôi không biết sự khác nhau về điều kiện tự nhiên giữa VN với Đức và châu Âu. Tuy vậy, chúng tôi tin chắc rằng, khi triển khai các dự án điện gió và điện mặt trời, các "chuyên gia" ở châu Âu cũng đã vẽ ra các triển vọng vô cùng tươi sáng về điện gió, điện mặt trời ở châu Âu. Nhưng bây giờ mới vỡ lẽ rằng những "chuyên gia" đó là nói nhảm! Tiền của đổ ra cho các dự án đã theo gió bay đi!
Vậy liệu Việt Nam có lặp lại sai lầm của Đức và châu Âu?
Vừa mới triển khai nhưng 62 dự án điện gió hàng tỉ USD ‘đắp chiếu’: Bộ Công an xác minh dòng vốn, tình trạng nợ...
Đó là chưa kể việc các ông chủ doanh nghiệp từ Mỹ cũng đang ve vãn Việt Nam mua Khí hóa lỏng (LPG ) của Mỹ. Ngay các "đồng minh thân thiện" của Mỹ là Đức và Pháp cũng đang kêu trời vì giá cả của người Mỹ cao gấp 4 lần giá thị trường thì Việt Nam sẽ chịu mức giá nào đây? Chưa kể muốn nhập khẩu Khí hóa lỏng (LPG ) của Mỹ thì bắt buộc Việt Nam phải bỏ tiền ra không nhỏ để xây dựng kho bãi tiếp nhận.
Trong khi dầu thô Nga giá rẻ mà Ấn Độ, Trung Quốc, thậm chí là Indonesia ...đang mua với số lượng cực lớn về cho các cơ sở lọc dầu dầu trong nước. Từ đây, chắc chắn sẽ có gas, có xăng dầu giá rẻ. Tại sao Việt Nam không mặn mà? Dù các mỏ dầu của Việt Nam đang dần cạn kiệt, các nhà máy lọc dầu khổng lồ đã xây dựng ở Việt Nam sẽ lấy nguyên liệu đầu vào từ đâu? Và dù đã có những đoàn chuyên gia dầu khí từ Nga đến làm việc với các nhà máy lọc dầu Việt Nam tỏ ý muốn bỏ tiền ra để nâng cấp, mở rộng các nhà máy lọc dầu Việt Nam để rồi tiếp nhận dầu thô từ Nga ... nhưng sao phía Việt Nam vẫn ậm ờ rồi để đó?
Hoàng Minh Tâm
=====
Vấn đề quyết định đến an ninh năng lượng của châu Âu trong mùa Đông
Trả lờiXóaThứ Tư, 26/10/2022 15:24
https://baotintuc.vn/the-gioi/van-de-quyet-dinh-den-an-ninh-nang-luong-cua-chau-au-trong-mua-dong-20221026115229117.htm
Châu Âu có thể phải đối mặt với giá rét vào tháng 12 năm nay và thời tiết lạnh giá có thể ảnh hưởng đến an ninh năng lượng của lục địa này.
Theo hãng tin Reuters, các nước châu Âu đang mua khí đốt với giá cao và tìm cách hạn chế sử dụng năng lượng để tránh thiếu nhiên liệu trong mùa Đông này, nhưng các dự báo thời tiết cho thấy nguy cơ một đợt rét đậm có thể làm tăng nhu cầu.
Giá khí đốt và điện ở châu Âu tăng cao đang gây ra lạm phát, cản trở hoạt động công nghiệp và khiến người tiêu dùng phải trả các hóa đơn điện cao kỷ lục trước mùa Đông ở châu Âu.
Bất chấp mức lưu trữ khí đốt cao và dòng khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) ổn định, lục địa này vẫn phải đối mặt với nguy cơ thiếu điện, mất điện và việc phân bổ hạn chế năng lượng có thể làm trầm trọng thêm “nỗi đau” kinh tế.
Dự báo đầu mùa Đông do Trung tâm Dự báo Thời tiết châu Âu (ECMWF) đưa ra cho thấy châu Âu có thể phải đối mặt với một đợt lạnh giá vào tháng 12 năm nay, dẫn đến nhu cầu tiêu thụ năng lượng tăng lên trong bối cảnh các nước tìm cách đối phó với nguồn cung khí đốt khan hiếm từ Nga và giá năng lượng cao ngất ngưởng.
Carlo Buontempo, Giám đốc Cơ quan Biến đổi Khí hậu Copernicus tại ECMWF, nói: "Vẫn có một nguy cơ rất lớn khi xảy ra đợt lạnh. Nếu nhiệt độ giảm, nhu cầu năng lượng để sưởi ấm sẽ tăng lên”.
Trong vài tuần tới, thời tiết ở Tây Âu dự báo ôn hòa nhờ gió Tây ấm áp từ Bắc Đại Tây Dương. Nhưng dữ liệu của ECMWF cho thấy khả năng áp suất cao trên khắp châu Âu vào tháng 12 sẽ dẫn đến không khí lạnh từ Siberia và Trung Á tràn vào và nhiệt độ có thể giảm thêm vài độ.
Dự báo trên là một cảnh báo sớm cho các công ty và chính phủ đang tìm cách đánh giá lượng khí đốt cần thiết để sưởi ấm trong các hộ gia đình.
Một đợt lạnh tăng cường có thể làm tăng nhu cầu khí đốt. Đợt lạnh vào cuối tháng 9 vừa qua đã chứng kiến mức tiêu thụ khí đốt trong các hộ gia đình và ngành công nghiệp nhỏ của Đức tăng vọt lên 14,5% so với mức trung bình trong một tuần trong 4 năm qua.
Cuneyt Kazokoglu, Giám đốc kinh tế năng lượng của công ty tư vấn FGE cho biết: “Nhu cầu từ các hộ gia đình sẽ là một dấu hỏi lớn”. Các kho lưu trữ khí đốt ở châu Âu sẽ có ích, nhưng không phải cho mọi tình huống thời tiết.
XóaCác nước EU đã tích đầy các kho chứa khí đốt ở mức trung bình khoảng 92% công suất, bằng cách mua khí đốt không phải từ Nga với giá cao kỷ lục trong những tháng gần đây để đảm bảo nguồn cung dự phòng.
Tuy nhiên, một số nhà phân tích cảnh báo rằng điều này sẽ không bù đắp được sự thiếu hụt và một mùa Đông lạnh giá sẽ khiến điều này trở nên tồi tệ hơn. Khí đốt của Nga hiện chỉ chiếm chưa đến 8% nguồn cung của châu Âu, giảm so với khoảng 40% trước khi Moskva tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine và Brussels đã cảnh báo việc cắt nguồn cung hoàn toàn là có thể xảy ra.
"Châu Âu đang có nguy cơ thiếu khoảng 7-8% nhu cầu trong mùa Đông, tương đương khoảng 20 tỷ mét khối khí đốt. Một mùa Đông khắc nghiệt có thể làm tăng gấp đôi con số đó", Emmanuel Dubois-Pelerin, Giám đốc điều hành tại S&P Global Ratings, cảnh báo.
Về phần mình, nhà phân tích Leon Izbicki của Energy Aspects cho biết một mùa Đông lạnh giá ở châu Âu có thể làm tăng thêm 8 tỷ mét khối khí nhu cầu khí đốt của châu Âu.
Nhưng không chỉ vấn đề thời tiết mới là thách thức của châu Âu. Khi nguồn cung của Nga ngày càng giảm, châu Âu đã dựa vào LNG để giúp lấp đầy khoảng trống – tìm kiếm nguồn cung trên các thị trường toàn cầu, nơi họ cạnh tranh với người mua châu Á.
Nếu châu Á cũng phải đối mặt với một mùa Đông lạnh giá và cần nhiều khí đốt hơn để sưởi ấm, thì châu Âu có thể phải đối mặt với nguồn cung hạn chế và kết thúc mùa Đông với lượng dự trữ chỉ đầy 18%, mức độ mà chuyên gia Izbicki cho biết có thể gây ra tình trạng thiếu nhiên liệu trong khu vực.
Nếu thời tiết lạnh giá làm cạn kiệt mức dự trữ khí đốt trong mùa Đông năm nay, châu Âu sẽ cần phải bổ sung cho mùa Đông năm sau trong bối cảnh lượng khí đốt của Nga ít hơn nhiều.
Trong khi đó, những thiệt hại vào tháng trước đối với các đường ống Nord Stream chạy dưới Biển Baltic dường như đã làm tiêu tan mọi hy vọng rằng các dòng khí đốt từ sẽ tiếp tục được bơm trở lại châu Âu. Vì vậy, như Marina Tsygankova, Giám đốc nghiên cứu hàng hóa tại Refinitiv, nhận định: "Châu Âu sẽ phải xoay sở để nạp đầy kho dự trữ kịp thời cho mùa Đông tới".
Впервые за месяц ГШ ВСУ в сводке за сутки не сообщил о вылетах своей пилотируемой авиации - Lần đầu tiên trong một tháng, Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine không báo cáo về các phi vụ của máy bay có người lái của họ trong một bản tóm tắt hàng ngày
Trả lờiXóahttps://topwar.ru/204138-vpervye-za-tri-nedeli-gsh-vsu-v-svodke-za-sutki-ne-soobschil-o-vyletah-svoej-pilotiruemoj-aviacii.html
Hôm nay, 10:39
Bản tổng kết sáng ngày hôm nay của Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine xác nhận rằng không có thay đổi đáng kể nào về tình hình tác chiến dọc toàn bộ chiến tuyến trong ngày qua. Về nguyên tắc, tuyên truyền của Ukraine xác nhận hầu hết các dữ liệu do Bộ Quốc phòng của chúng tôi lên tiếng và các nguồn thông tin, một cách tự nhiên, tập trung vào những thành công của chính họ. Hơn nữa, “kẻ thù”, “kẻ thù” và “kẻ chiếm đóng” lần lượt là Lực lượng vũ trang của Liên bang Nga ...
Bộ Tổng tham mưu Các lực lượng Vũ trang Ukraine báo cáo rằng trong 24 giờ qua, Lực lượng Phòng vệ đã đẩy lùi các cuộc tấn công của Lực lượng Vũ trang Nga tại khu vực của 13 khu định cư ở các vùng Lugansk và Donetsk: Andreevka, Belogorivka (LPR); Bakhmut, Bakhmutskoe, Vremka, Zelenopolye, Soledar, Mayorsk, Maryinka, Nevelskoye, Novobakhmutovka, Pervomayskoye, Yakovlevka (DPR).
Đây là bằng chứng cho thấy Lực lượng Vũ trang ĐPQ đang tiến hành cuộc tấn công ở Donbass. và điều này buộc phải thừa nhận ở Kyiv.
Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine xác nhận rằng quân đội Nga tiếp tục tăng cường khả năng phòng thủ:
Địch đang củng cố các vị trí ở một số hướng nhất định, đặc biệt là ở tả ngạn sông Dnepr, và đang tích cực tiến hành trinh sát trên không.
Gần một nửa nội dung trong báo cáo của Ukraine được dành để liệt kê các khu định cư đã bị Lực lượng vũ trang Nga pháo kích. Do đó, Ukraine khẳng định rằng vấn đề lớn nhất đối với Lực lượng vũ trang Ukraine vẫn là hoạt động của pháo và pháo tên lửa của chúng tôi, hoạt động dọc theo toàn bộ chiến tuyến. Hoạt động của hàng không
Nga đã được xác nhận , đã thực hiện 15 cuộc tấn công trong một ngày, một cuộc tấn công bằng tên lửa và 40 cuộc tấn công từ nhiều hệ thống tên lửa phóng đã được ghi nhận. Các đòn đánh chủ yếu được thực hiện trên các khu định cư ở vùng Kherson, Zaporozhye và hướng Donetsk. Theo Bộ Tổng tham mưu Ukraine, ở các hướng Volyn và Polesye, tình hình vẫn không có thay đổi đáng kể.
Lần đầu tiên trong một tháng, Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine không báo cáo về các phi vụ máy bay có người lái của nước này. Một cuộc xuất kích đã được báo cáo vào ngày hôm trước. Trước đó, trong các báo cáo hàng ngày của cơ quan quân đội Ukraine, người ta nói rằng đã có ít nhất 10-12 lần xuất kích.
XóaBộ chỉ huy Kiev vẫn lo lắng về tình hình ở biên giới với Belarus. Bộ Tổng tham mưu tuyên bố rằng từ lãnh thổ của quốc gia láng giềng, "mối đe dọa từ các cuộc tấn công bằng tên lửa và không kích, bao gồm cả việc sử dụng UAV tấn công, vẫn còn." Theo đó, Kyiv buộc phải giữ một đội quân tăng cường áp sát biên giới Belarus.
Bộ Tổng tham mưu xác nhận tiếp tục pháo kích vào các cơ sở hạ tầng quan trọng, đương nhiên cáo buộc Nga "vi phạm các quy tắc của luật pháp quốc tế." Các cuộc tấn công của Lực lượng vũ trang Ukraine vào các đối tượng dân sự trên lãnh thổ Liên bang Nga, theo logic của Kyiv, không vi phạm bất kỳ quy tắc nào.
Thông tin tình báo của Lực lượng vũ trang Ukraine xác nhận việc tăng cường phòng thủ Kherson. Bộ Tổng tham mưu báo cáo rằng ít nhất 1.000 quân nhân từ lực lượng được huy động đã đến thành phố, họ "định cư trong cơ sở của những cư dân địa phương đã rời khỏi các vùng lãnh thổ này." Như thể không còn nơi nào trong thành phố có thể định cư được 1.000 người ...
Thông tin về thành công của bản thân trong báo cáo khá khiêm tốn, đáng chú ý là nó được trình bày dưới dạng tổng hợp "những ngày trước đó." Vì vậy, trong một ẩn số ngày trước đó, theo Bộ Tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Ukraine, phòng không Ukraine đã bắn hạ "hai máy bay trực thăng Ka-52 và một máy bay cường kích Su-25 của đối phương." Vì một số lý do, người ta không cho biết chính xác những sự kiện này đã diễn ra ở đâu và khi nào.
Điều tò mò là trong khi thông báo về "tổn thất của địch về nhân lực", Bộ Tổng Tham mưu thậm chí còn thống kê được số người bị thương trong Lực lượng Vũ trang ĐPQ. Theo họ, có tới 120 người như vậy ở vùng Zaporozhye. Và trong "lãnh thổ bị chiếm đóng tạm thời của vùng Kherson, khoảng 100 kẻ xâm lược bị thương đã được chuyển đến các cơ sở y tế." Những con số này đến từ Bộ Tổng tham mưu Các lực lượng Vũ trang Ukraine không được báo cáo. Hay có những người trong các cơ sở y tế của những khu vực này truyền thông tin liên quan đến Lực lượng vũ trang Ukraine?
Kết luận chung từ báo cáo mới nhất của Bộ Tổng tham mưu Ukraine có thể được đưa ra rằng Các lực lượng vũ trang Ukraine đã mất khả năng tấn công và đang tạm dừng chiến thuật, hoặc tất cả thông tin này là một thông tin sai lệch được lên kế hoạch tốt nên che giấu sự thật. kế hoạch của kẻ thù.
EU khó có thể chuyển đổi năng lượng nắng gió 100% nhưng VN thì có thể nếu làm chỉnh chu (mạng lưới điện quốc gia và điều phối điện toàn quốc đồng bộ với tất cả các dự án này). EU có mùa đông dài nên 100% nắng gió là viễn vông và thực tế chứng minh, còn VN thì đầy
Trả lờiXóa"còn VN thì đầy" nhưng chưa chắc đã là tốt vì VN, đặc biệt là miền trung năm nào cũng bão lũ liên miên. Các tuabin gió liệu có đứng vững được hay là cũng bật gốc như những cây cổ thụ?
XóaGoogle.tienlang cảnh báo là cần thiết.
Trả lờiXóaVN ta có cái bệnh "làm theo phong trào". Có dạo tỉnh nào cũng đòi có cảng nước sâu, tỉnh nào cũng đòi có sân bay...
Làm ra rồi bỏ đó, ông cán bộ lãnh đạo đã hạ cánh an toàn. Chả ai chịu trách nhiệm.
Bây giờ lại điện gió, điện mặt trời, lại khí hóa lỏng...
Những loại này ở Châu Âu đã hết mốt, họ tìm cách đẩy cái của nợ này sang Việt Nam.