Thể theo yêu cầu của bạn đọc ở Đây và ở Đây, Google.tienlang chép ý kiến phân tích của chị Đồng Thị Kim Thanh ở bài 10 giờ sáng mai, 22/10/22: CHÍNH PHỦ MỚI Ở ITALIA SẼ TUYÊN THỆ NHẬM CHỨC thành một bài độc lập:
====
Chỉ có theo dõi tin tức ở Google.tienlang thì chúng ta mới thấy được SỰ THẬT ĐANG CHUYỂN ĐỘNG Ở CHÂU ÂU VỚI VIỆC ITALY CÓ CHÍNH PHỦ MỚI.
Xin mọi người chớ có đọc những thông tin ở các tờ báo cuồng Mỹ.
Như trong bài này, Google.tienlang đã viết:
"Truyền thông thân Mỹ và thân Ukraina hôm nay đưa tin, Tân nữ Thủ tướng Giorgia Meloni "đau đầu" về phát ngôn của ông Berlusconi, người cho rằng Kiev đã khiến Putin bắt buộc phải tiến hành "Chiến dịch đặc biệt..." Truyền thông thân Mỹ miêu tả, dường như có sự bất hòa giữa Giorgia Meloni và Berlusconi....
Trái ngược với sự võ đoán trên đây, sự thật thì quan hệ giữa Giorgia Meloni và Berlusconi rất tốt. Cách đây ít giờ, ông Berlusconi đã công khai viết trên trang Twitter cá nhân của mình những dòng chân thành chúc mừng Tân Thủ tướng:
@berlusconi
Congratulazioni al nuovo Presidente del Consiglio @GiorgiaMeloni e ai Ministri. Buon lavoro a tutti. Noi di @forza_italia daremo un contributo decisivo e qualificato: possiamo finalmente affrontare i problemi degli italiani e far ripartire il Paese.
Dịch:
"Chúc mừng tân thủ tướng @GiorgiaMeloni và các Bộ trưởng. Chúc tất cả may mắn. Chúng tôi từ @forza_italia. Chúng tôi sẽ đóng góp cho các quyết định. Cuối cùng thì chúng ta đã có thể đối mặt với các vấn đề của người Ý và cùng nhau khởi động lại đất nước."
---
Tôi nhấn mạnh lời ông Berlusconi:
"Cuối cùng thì chúng ta đã có thể đối mặt với các vấn đề của người Ý và cùng nhau khởi động lại đất nước."
Như vậy, Berlusconi coi nước Ý đang như một cỗ máy đã chết, bây giờ cần phải "KHỞI ĐỘNG". Và người khởi động là Chính phủ mới. Tôi tin, chính phủ mới chắc chắn sẽ không đi theo con đường mà EU đang đi, tức là đối đầu một cách ngu ngốc với nước Nga để rồi TỰ BẮN VÀO PHỔI CỦA MÌNH!
(Hết ý kiến chị Đồng Thị Kim Thanh)
Hoàng Ngân Thương
======
Xem bài liên quan:
1. Báo Ý: VÌ "TRỪNG PHẠT" CHỐNG NGA, SAU BULGARIA VÀ ANH, ĐẾN LƯỢT CHÍNH PHỦ Ý CÓ NGUY CƠ SỤP ĐỔ
2. Báo Mỹ: SỰ SỤP ĐỔ CỦA CHÍNH PHỦ DRAGHI (Ý) CÓ PHÁ VỠ SỰ THỐNG NHẤT CỦA PHƯƠNG TÂY ĐỐI VỚI UKRAINA?,
4. Kết quả Bầu cử ở Ý: LIÊN MINH TRUNG HỮU CHIẾN THẮNG!
6. 10 giờ sáng mai, 22/10/22: CHÍNH PHỦ MỚI Ở ITALIA SẼ TUYÊN THỆ NHẬM CHỨC
Tôi cũng đồng tình với phân tích của chị Đồng Thị Kim Thanh.
Trả lờiXóaBáo chí cuồng Mỹ không nhận ra việc CHÂU ÂU ĐANG CHUYỂN MÌNH VỚI VIỆC ITALY CÓ CHÍNH PHỦ MỚI.
Duy chỉ có Báo Tin tức của Thông tấn xã Việt Nam nhận ra điều này và có bài phân tích đáng chú ý dưới đây:
====
Chính phủ mới ở Italy sẽ tác động thế nào với EU và cuộc xung đột Nga - Ukraine?
Thứ Tư, 28/09/2022 05:57
https://baotintuc.vn/phan-tichnhan-dinh/chinh-phu-moi-o-italy-se-tac-dong-the-nao-voi-eu-va-cuoc-xung-dot-nga-ukraine-20220926185800767.htm
Một chính phủ cánh hữu mới ở Italy có thể dẫn đến xung đột với EU về các vấn đề tài chính, pháp quyền, di cư và chính sách đối ngoại.
Cuộc bầu cử hôm 25/9 chứng kiến một liên minh cánh hữu do ứng cử viên cực hữu Giorgia Meloni lãnh đạo giành được chiến thắng đa số vang dội ở cả thượng viện và hạ viện của cơ quan lập pháp Italy có thể dẫn đến nhóm chính trị bảo thủ trở thành khối lớn thứ ba trong Hội đồng châu Âu.
Liên minh cánh hữu bao gồm đảng Anh em Italy (FdI) của bà Giorgia Meloni, đảng Liên đoàn của ông Matteo Salvini và đảng Tiến lên Italy (FI) của cựu Thủ tướng Silvio Berlusconi. Bà Meloni cũng là Chủ tịch của đảng Bảo thủ và Cải cách châu Âu (ECR), trong đó FdI là một thành viên.
Nếu bà Meloni trở thành thủ tướng tiếp theo của Italy, nhóm chính trị của bà sẽ trở thành khối lớn thứ ba về quân số sau các đảng viên Xã hội - Dân chủ (S&D) và Tự do (Đổi mới châu Âu) trong Hội đồng châu Âu, đánh dấu một sự thay đổi đáng kể trong cán cân quyền lực trong Cơ quan thiết lập đường lối chiến lược của EU bao gồm các nguyên thủ quốc gia và chính phủ của khối.
Trong khi đó, mối lo ngại lớn nhất đối với EU có lẽ liên quan đến vấn đề kinh tế. Khoản nợ khổng lồ của Italy được coi là mối đe dọa đối với sự ổn định của châu Âu nếu Rome thay đổi kế hoạch tài chính do thủ tướng sắp mãn nhiệm Mario Draghi, người được EU ủng hộ, đang tiến hành.
Vì vậy, kế hoạch phục hồi của Italy mà Thủ tướng Mario Draghi đã đàm phán với Brussels cũng có thể trở thành một chiến trường mới. Kế hoạch yêu cầu Italy tiến hành cải cách hệ thống hành chính và tư pháp để tiếp cận 200 tỷ euro tài trợ của EU.
Do đó, cuộc bầu cử ở nền kinh tế lớn thứ ba của khu vực đồng euro đã được theo dõi chặt chẽ ở châu Âu, trước những lời chỉ trích của bà Meloni về "các quan chức ở Brussels" và mối quan hệ của bà với các nhà lãnh đạo cánh hữu khác - gần đây bà đã bảo vệ Thủ tướng Hungary Viktor Orban khi Ủy ban châu Âu đề nghị đình chỉ hàng tỷ euro trong tài trợ cho Budapest vì lo ngại về vấn đề dân chủ và khả năng quản lý tiền của EU kém.
Bên cạnh đó, Italy có thể xung đột với Brussels về một loạt vấn đề bao gồm pháp quyền, quyền công dân trong nước, quyền của người thiểu số và chính sách di cư.
Người đứng đầu Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen đã cảnh báo Italy về những hậu quả nếu nước này rời xa các nguyên tắc dân chủ, đưa ra lời đe dọa gần như công khai trước cuộc bầu cử hôm 25/9. Bà der Leyen lưu ý rằng Brussels có "công cụ" để đối phó với các quốc gia thành viên "đi chệch hướng".
XóaCác chuyên gia cho rằng chiến thắng của phe cánh hữu trong cuộc bầu cử của Iltay có khả năng chuyển thành việc Rome gia nhập vào nhóm cùng với Ba Lan và Hungary bằng cách áp dụng lập trường chia rẽ về các vấn đề của Liên minh châu Âu. Luca Tomini, một nhà khoa học chính trị từ Đại học Free Brussels, nói: “Chắc chắn sẽ có một sự thay đổi trong chính sách của chính phủ mới so với trước đây".
"Chiến thắng của bà Meloni trong cuộc bầu cử ở Italy có nghĩa là một mối đe dọa lớn khi nền dân chủ phi tự do lan rộng. Hình mẫu của bà Meloni là (Thủ tướng Hungary) Orbán, (cựu Tổng thống Mỹ) Donald Trump và Benito Mussolini (lãnh đạo phong trào phát xít đầu tiên ở châu Âu rồi cầm quyền tại Italy từ năm 1922 đến 1943)”, Udo Bullmann, Nghị sĩ châu Âu của Đức từ đảng dân chủ xã hội SPD và là cựu Chủ tịch S&D, nói, đồng thời cảnh báo rằng điều này có thể có tác động rộng hơn đến chế độ pháp quyền ở châu Âu.
Về phần mình, Leila Talani, Giám đốc Trung tâm Chính trị Italy tại Đại học Kings London, nhận xét: "Giorgia Meloni luôn tuyên bố rằng bà muốn đặt nước Italy lên hàng đầu, giống như 'Nước Mỹ trên hết' của cựu Tổng thống Trump, và nhấn mạnh tầm quan trọng của các quốc gia trong quá trình hội nhập châu Âu. Do đó, chúng ta có thể chứng kiến nhiều sự phủ quyết hoặc thể hiện quyền phủ quyết của chính phủ mới Italy này".
Nhiều quyết định của EU phải được tất cả các quốc gia thành viên nhất trí thông qua, chẳng hạn như những quyết định liên quan đến ngân sách của khối và chính sách đối ngoại, bao gồm cả các biện pháp trừng phạt. Ba Lan và Hungary thường xuyên đe dọa sẽ phủ quyết các chính sách quan trọng của EU để có được sự nhượng bộ từ Brussels trong các vấn đề khác và Italy hiện được cho là có khả năng làm theo.
Ngoài ra, theo trang tin Euronews, sự xuất hiện của một chính phủ cánh hữu ở Italy cũng đặt EU trong tình trạng cảnh giác về sự gián đoạn, với lo ngại rằng sự đoàn kết thống nhất đối với cuộc xung đột ở Ukraine có thể bị đe dọa.
Khi nói đến Nga, nhiều người lo ngại rằng Thủ tướng Hungary Viktor Orbán sẽ tìm thấy ở Italy một đồng minh ủng hộ việc giảm bớt các biện pháp chống Nga. Một người bạn lâu năm của Điện Kremlin, ông Salvini đã cam kết không tìm cách hủy bỏ các lệnh trừng phạt của EU. Nhưng nhiều người nghi ngờ rằng chính phủ mới sẽ khiến quá trình mở rộng các lệnh trừng phạt trở nên khó khăn hơn trong những tháng tới.
Trước khi cuộc xung đột ở Ukraine nổ ra, ông Salvini và Berlusconi đã dành sự ủng hộ đối với Tổng thống Nga Putin. Trong những ngày cuối cùng của chiến dịch bầu cử, ông Salvini chỉ trích hành động của Nga ở Ukraine nhưng ngược lại ông Berlusconi cho rằng Moskva chỉ muốn đưa những người "tử tế" vào chính phủ ở Kiev sau khi những người đòi độc lập ở Donbas phàn nàn rằng họ đang bị Ukraine tấn công.
Mặc dù vậy, nhà nghiên cứu chính trị Arturo Varvelli, học giả cấp cao tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại châu Âu nhận định, một chính phủ cánh hữu mới của Italy hiện chưa cho thấy tác động rõ ràng liên quan đến các biện pháp trừng phạt chống Nga do cuộc xung đột ở Ukraine. "Bà Meloni cũng đã thay đổi đường lối chính trị của mình trong những tháng gần đây, liên quan đến chính sách đối với Nga. Điều này góp phần làm cho đường lối ủng hộ châu Âu của chính phủ Italy trong tương lai trở nên khó đoán", ông Varvelli nói.
Senior Tories say Boris Johnson’s return as PM would risk party’s death - Quan chức cấp cao Tories (Đảng bảo thủ) nói rằng sự trở lại của Boris Johnson với tư cách là Thủ tướng sẽ có nguy cơ dẫn đến cái chết chùm của của cả nhóm
Trả lờiXóahttps://www.theguardian.com/politics/2022/oct/22/senior-tories-say-johnsons-return-as-pm-would-risk-conservative-partys-death
Cấp cao Tories đang tham gia vào một chiến dịch điên cuồng để ngăn chặn Boris Johnson dàn dựng một cuộc trở lại đầy kịch tính ở Phố Downing, với tuyên bố rằng ông sẽ gây ra thiệt hại kinh tế hơn nữa và có nguy cơ "kết thúc đảng Bảo thủ".
Đội của Johnson đã tuyên bố vào tối thứ Bảy rằng anh ta đã bảo đảm một cách riêng tư sự ủng hộ của 100 nghị sĩ cần thiết để tham gia cuộc đua, mặc dù chỉ có 55 người ủng hộ anh ta trước công chúng. Khẳng định này ngay lập tức bị tranh cãi bởi các nghị sĩ và các nguồn tin vận động tranh cử của lãnh đạo đối thủ. Johnson đã công bố một bức ảnh chụp mình đang vận động một nghị sĩ trên điện thoại, nhưng các đồng minh của anh ta vào tối thứ Bảy không thể xác nhận rằng anh ta sẽ chính thức tham gia cuộc thi để giành lại quyền lãnh đạo mà anh ta đã bị phế truất chỉ vài tháng trước.
Trong một ngày kịch tính các chính trị gia cao cấp khác nói rằng trong cuộc chạy đua giành vị trí thủ tướng mà Liz Truss vừa bỏ lại, những người ủng hộ Rishi Sunak đã cố gắng đảm bảo sự ủng hộ từ các nghị sĩ quá lớn đến mức Johnson sẽ buộc phải từ bỏ.
Họ tin rằng một cuộc bỏ phiếu chỉ định cuối cùng giữa các nghị sĩ ủng hộ Sunak một cách áp đảo sẽ gửi một thông điệp đến các thành viên không nên để họ lép vế với một nhà lãnh đạo khác mà họ không ủng hộ.
Hai người đứng đầu đã tổ chức các cuộc đàm phán vào tối thứ Bảy khi họ đến gần thời hạn 2 giờ chiều của thứ Hai cho các đề cử và mặc dù cả hai bên đều không tiết lộ nội dung, nhưng người ta hiểu rằng Johnson đang đề xuất một thỏa thuận mà anh ta tuyên bố sẽ tránh một cuộc chiến gây chia rẽ trong đảng.
Các cựu bộ trưởng nội các ủng hộ Sunak cho biết sự trở lại của Johnson cũng sẽ gây xáo trộn thị trường tài chính, làm tăng nguy cơ tăng lãi suất mạnh hơn nữa của Ngân hàng Trung ương Anh trong vài ngày tới.
Một cựu đồng nghiệp trong nội các của Johnson cho biết những nỗ lực tuyệt vọng đang được tiến hành để tập hợp sự ủng hộ đằng sau Sunak, đặc biệt là vì ông sẽ tượng trưng cho sự ổn định của thị trường tài chính và giảm nguy cơ lãi suất và thế chấp tăng hơn nữa.
Chả cần phải là chuyên gia, chỉ cần người có đầu óc bình thường cũng hiểu: Chính phủ Draghi bị đổ là bởi nó đã hy sinh quyền lợi của người dân Ý để đú theo mệnh lệnh của Mỹ biến Ukraina thành con tốt thí, xông lên tuyến đầu chống Nga, đánh quỵ Putin cho chủ Mỹ (Tương tự như ngày nay Mỹ đang gạ gẫm Việt Nam xông lên tuyến đầu chống Tàu cho chủ Mỹ).
Trả lờiXóaNay người dân Ý đã bầu chính phủ mới với hy vọng những con người mới hiện nay phải cứu nước Ý, cứu người dân Ý.
Thế thì chẳng có lý do gì Chính phủ mới sẽ đi theo vết xe đổ của chính phủ trước.
Bài tuyệt hay, nên đọc:
Trả lờiXóa---
Thứ Hai, 9 tháng 5, 2022
Cuộc chiến ở Ukraina: GIÁO SƯ MỸ HÉ LỘ MỤC TIÊU THẬT SỰ CỦA MỸ: “KHÔNG PHẢI ĐỂ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN UKRAINA, MÀ LÀ ĐỂ TẤN CÔNG ĐÁNH QUỴ NƯỚC NGA”
https://googletienlang2014.blogspot.com/2022/05/cuoc-chien-o-ukraina-giao-su-my-he-lo.html
Đôi lời về tác giả: Frank Ledwidge.
Frank Ledwidge là Giảng viên cao cấp về Chiến lược và Luật quân sự ở Đại học Portsmouth, Hoa Kỳ.
Frank Ledwidge
Về con đường sự nghiệp của ông Frank Ledwidge: Sau tám năm làm luật sư, ông được bổ nhiệm chức vụ như một sĩ quan tình báo quân sự ở Balkan và Iraq. Ông đã làm việc bảy năm với Tổ chức An ninh và Hợp tác ở Châu Âu với tư cách là nhân viên Nhân quyền và cuối cùng là người đứng đầu Tổ chức về phòng chống tra tấn.
Sau khi làm cố vấn chính phủ Vương quốc Anh ở Helmand và Libya, ông đã hoàn thành chương trình Tiến sĩ tại Kings College London và bắt đầu công việc giảng dạy tại chi nhánh Đại học Portsmouth ở Trường Sĩ quan Lực lượng Không quân Hoàng gia Anh.
Ông là tác giả của một số cuốn sách về xung đột đương đại, bao gồm 'Thua cuộc trong các cuộc chiến nhỏ' (Yale 2011/18), Đầu tư vào Blood Yale 2013), Luật nổi loạn (2018) và Chiến tranh trên không, một phần giới thiệu rất ngắn (OUP 2020)
Google.tienlang phải giới thiệu hơi kỹ về ông Frank Ledwidge để mọi người thấy rằng ông ta là người thuộc phe hiếu chiến thân Mỹ và phương Tây chứ không như một số học giả Mỹ thuộc phe phản chiến. Do vậy, bài viết của ông Frank Ledwidge dưới đây khi tiết lộ mục tiêu thật sự của Mỹ và NATO ở Ukraina: “KHÔNG PHẢI ĐỂ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN UKRAINA, MÀ LÀ ĐỂ TẤN CÔNG ĐÁNH QUỴ NƯỚC NGA” là những điều ta có thể tin được. Lâu nay chúng ta thường biết, cuộc chiến ở Ukraina là cuộc chiến tranh ủy nhiệm của Mỹ; Mỹ và Anh muốn biến Ukraina thành “tiền đồn” chống Nga, muốn “chống Nga đến người Ukraina cuối cùng” nhưng chưa bao giờ giới lãnh đạo Mỹ và NATO nói ra điều đó nên nhiều người vẫn nghĩ, “Luận điệu Mỹ muốn “chống Nga đến người Ukraina cuối cùng” là luận điệu Putin!... Và đây, lần đầu tiên ông Frank Ledwidge- người “trong nhà” của Mỹ nói ra.
Và mọi người cần lưu ý: Frank Ledwidge là học giả thân Mỹ và Phương Tây nên nhận định của ông Frank Ledwidge, rằng Mỹ có đủ điều kiện ĐÁNH QUỴ NƯỚC NGA chỉ là nhận định, dự đoán, mơ ước có vẻ hão huyền của ông Frank Ledwidge...
Dưới đây, Google.tienlang xin dịch và giới thiệu bài viết mới của ông Frank Ledwidge trên báo The Conversation với tiêu đề “Ukraine: Nato and the US aim to destroy the Russian military – it looks as if they may have the means to do it”- Dịch “Ukraine: NATO và Mỹ nhắm mục tiêu tiêu diệt quân đội Nga - có vẻ như họ có thể có đủ phương tiện để làm điều đó”
https://googletienlang2014.blogspot.com/2022/05/cuoc-chien-o-ukraina-giao-su-my-he-lo.html
Bản dịch của Google.tienlang:
XóaUkraine: NATO và Mỹ nhắm mục tiêu tiêu diệt quân đội Nga - có vẻ như họ có thể có đủ phương tiện để làm điều đó
Tác giả Frank Ledwidge- Giảng viên cao cấp về Chiến lược và Luật quân sự, Đại học Portsmouth
Hai tháng sau cuộc xâm lược của Nga, có vẻ như Mỹ và NATO đang bắt đầu phát triển một kế hoạch chặt chẽ cho Ukraine. Chiến lược quân sự đã được mô tả như một tổng hợp các mục đích, cách thức và phương tiện. Tuần trước, các quan chức cấp cao của Hoa Kỳ và Vương quốc Anh đã làm rõ các mục tiêu cần đạt được…
Trong một thời gian dài trước đó, Mỹ và NATO đều lên tiếng, rằng mục đích của Mỹ và NATO chỉ là để bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine. Nhưng vào ngày 25 tháng 4, trong một bài phát biểu cam kết bảo vệ "trật tự quốc tế dựa trên luật lệ", Lloyd Austin, Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, tuyên bố rằng Hoa Kỳ muốn Nga "suy yếu đến mức không thể làm những điều như xâm lược Ukraine."
Cần phải làm rõ về điều này. Chính sách của Mỹ (và do đó là NATO) hiện nay là gây thiệt hại cho các lực lượng vũ trang Nga ở một mức độ mà sẽ mất một thời gian rất dài để phục hồi.
Có những nguy hiểm trong cách tiếp cận chiến lược này. Ví dụ, hiện nay không phải tất cả các nước NATO đã được lôi kéo hoàn toàn vào Ukraine như Mỹ và Anh. Ngoài Mỹ và Anh thì đến nay các nước NATO còn lại vẫn tuyên truyền rằng họ đang làm chỉ nhằm mục đích khôi phục hoàn toàn toàn vẹn lãnh thổ Ukraine, chứ không nói đến việc tiêu diệt các lực lượng vũ trang Nga là mối quan tâm thường xuyên.
Điều này tạo cơ hội cho Nga làm gia tăng rạn nứt khi chiến tranh kéo dài và một dàn xếp ngoại giao tiếp tục có vẻ xa vời. Đây là chiến lược của Serbia trong cuộc chiến tranh với Kosovo nhưng ít mạnh mẽ hơn. Sau đó, luôn có nguy cơ Nga tấn công hạt nhân trong trường hợp Ukraine thành công - một nguy cơ nhỏ nhưng ngày càng gia tăng.
Vì vậy, rất nhiều điều chứng minh cho các kết luận như đã nêu. Đó là gì? Các lực lượng vũ trang có phần xiêu vẹo của Nga trong suốt chiến dịch hoạt động đã có vô số sai lầm, đã phải chịu nhiều lần đảo ngược kế hoạch.
Điều tồi tệ nhất cho Nga đến nay là việc Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Đạo luật cho thuê quốc phòng dân chủ Ukraine giai đoạn 2022-2023, quy định 33 tỷ USD cho các hình thức hỗ trợ khác nhau. Phần lớn sự trợ giúp đó sẽ dưới hình thức vũ khí và huấn luyện để quân đội Ukraine có thể phá hủy thiết bị quân sự của Nga và giết chết binh sĩ của họ.
Đặt điều này trong bối cảnh, toàn bộ ngân sách quốc phòng của Nga cho năm hiện tại là 65,9 tỷ USD. Một số người tin rằng Đạo luật Cho thuê là một cam kết mở của “kho vũ khí dân chủ” đối với Ukraine có thể buộc Nga vào bàn đàm phán.
Chiến trường thành công
Cuối cùng, phương Tây và Ukraine sẽ đạt được mục tiêu như thế nào? Tất nhiên, mệnh lệnh đầu tiên trên chiến trường là đảm bảo thành công trong nỗ lực chính hiện tại ở vùng Donbas. Nga đang đạt được những lợi ích cục bộ ở đó, nhưng khó có thể đạt được bước đột phá cần thiết để tiêu diệt các lực lượng Ukraine.
Chiến lược gia quân sự có trụ sở tại Vương quốc Anh Mike Martin lập luận rằng sự thúc đẩy hiện tại có khả năng cuộc tấn công của Nga "lên đến đỉnh điểm" rồi sẽ hết động lực - trong hai đến ba tuần tới. Sau đó, có vẻ như quân đội Nga sẽ không thể tiếp tục cuộc tấn công lớn. Điều này sẽ vẫn như vậy, ngay cả khi Tổng thống Vladimir Putin tuyên bố một cuộc vận động quần chúng, vì một số người - bao gồm cả Bộ trưởng Quốc phòng Anh, Ben Wallace - tin rằng ông sẽ làm được.
XóaNga sẽ rất khó thay thế quân đội và trang thiết bị mà nước này đã mất trong thời gian ngắn và trung hạn. Thật vậy, tình báo quốc phòng Anh ước tính rằng một số đơn vị hiệu quả hơn của Nga sẽ “mất nhiều năm để hoàn thiện lại”. Trong khi đó, hệ thống dự bị của quân đội Ukraine đã cho phép quân đội Ukraine thu hút sự thay thế con người nhanh hơn nhiều so với Nga.
Tăng cường khả năng phòng thủ của Ukraine
Hơn nữa, một sự thay đổi đáng chú ý đang diễn ra trong quân đội Ukraine liên quan đến việc nước này hội nhập quân sự trên thực tế vào NATO. Khi thiết bị của phương Tây tiến tới chiến tuyến, vũ khí và đạn dược tiêu chuẩn NATO sẽ được đưa vào biên chế Ukraine.
Loại vũ khí này có chất lượng cao hơn nhiều so với các loại vũ khí chủ yếu của Liên Xô trước đây mà người Ukraine đã chiến đấu thành công. Quá trình này càng kéo dài và đi vào chiều sâu, tình hình sẽ càng tồi tệ hơn đối với lục quân và không quân vốn đã kém hiệu quả của Nga.
Chúng ta đã thấy tác dụng của các hệ thống vũ khí vượt trội của NATO đối với xe tăng và máy bay của Nga. Cái chết sẽ thực sự được dành cho người Nga khi họ đánh mất sự thống trị truyền thống của mình trong lĩnh vực pháo binh.
Việc chuyển giao gần đây từ các quốc gia NATO, chẳng hạn như Hà Lan và Pháp, cùng với súng và radar phát hiện pháo của Mỹ đã được thiết kế để thực hiện chính xác điều này. Quá trình tương tự có khả năng diễn ra với vũ khí phòng không.
Trong khi đó, khả năng cung cấp máy bay chiến đấu của phương Tây có diễn ra trong ngắn hạn hay không, với điều kiện thời gian nhanh nhất cho các yêu cầu cung cấp và đào tạo kéo dài ít nhất sáu tuần. Tuy nhiên, rõ ràng là những chuyển nhượng như vậy không còn bị loại trừ.
XóaNgoài việc đảm bảo chất lượng vũ khí thường cao hơn nhiều, sự tương đồng giữa các thiết bị của NATO và Ukraine sẽ đảm bảo một tập hợp rộng hơn các nhà cung cấp và một hệ thống hậu cần hiệu quả hơn nhiều.
Nó cũng sẽ cho phép một thứ hiếm khi được nói đến: một chế độ đào tạo có hệ thống. Các hệ thống mở rộng để huấn luyện quân đội Ukraine đang được thiết lập ở Ba Lan và nhiều quốc gia NATO khác.
Chuẩn bị phản công
Tất cả những điều này có khả năng tạo ra một tình huống, có lẽ sớm nhất là vào tháng 6 hoặc tháng 7, khi quân đội Ukraine có thể phản công để giành lại một phần đất đã mất. Một số nhà phân tích, bao gồm cả tác giả này, tin rằng một quân đội Ukraine được trang bị lại có thể thực hiện điều này một cách rất thành công.
Nhưng điều quan trọng là đừng bao giờ quên cựu Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ, Tướng Thủy quân lục chiến James Mattis, người đã nói: “Chúng ta có thể muốn chiến tranh kết thúc. Chúng ta thậm chí có thể tuyên bố nó kết thúc… Nhưng kẻ thù lại không muốn kết thúc chiến tranh… ”
Tuy nhiên, vì các vấn đề liên quan, phương Tây đã làm rõ các mục tiêu của mình và cung cấp các phương tiện để đạt được các mục tiêu đó, thì quyền chủ động hiện nay thuộc về những người Ukraine.
Tác giả Frank Ledwidge
В СБУ подтвердили информацию о задержании директора "Мотор Сич" - SBU đã xác nhận thông tin về việc giam giữ giám đốc của "Motor Sich"
Trả lờiXóahttps://ria.ru/20221023/zaderzhanie-1826020861.html
09:56 23.10.2022
SBU đã xác nhận dữ liệu về việc giam giữ người đứng đầu Motor Sich vì nghi ngờ làm việc cho Nga
MOSCOW, ngày 23 tháng 10 - RIA Novosti. Cơ quan An ninh Ukraine xác nhận việc bắt giữ giám đốc nhà máy Ukraine "Motor Sich", cũng như trưởng phòng hoạt động kinh tế đối ngoại của doanh nghiệp, họ bị tình nghi làm việc cho Liên bang Nga.
Trước đó, ấn bản Zaporozhye của "ZaBoru", trích dẫn các nguồn tin trong các cơ quan thực thi pháp luật, đưa tin rằng các nhân viên thực thi pháp luật đã khám xét giám đốc công ty Ukraine "Motor Sich" Vyacheslav Boguslayev và đang áp giải ông này đến Kiev .
Họ trong SBU không được gọi. Giám đốc của Motor Sich là Vyacheslav Boguslaev. Ông là Anh hùng của Ukraina và là cựu nghị sĩ Verkhovna Rada (Quốc hội Ukraina).
"SBU đã bắt giữ chủ tịch của tập đoàn công nghiệp khổng lồ Motor Sich vì nghi ngờ làm việc cho Liên bang Nga ... Việc giam giữ diễn ra như một phần của thủ tục tố tụng hình sự liên quan đến việc cung cấp trái phép hàng hóa quân sự cho máy bay tấn công Nga của Motor Sich", SBU cho biết trên kênh Telegram của mình..
Theo cục này, trưởng phòng kinh tế đối ngoại của doanh nghiệp cũng bị bắt tạm giam. SBU tuyên bố rằng những người bị bắt giữ đã "thiết lập các kênh xuyên quốc gia để cung cấp bất hợp pháp các lô động cơ máy bay Ukraine bán buôn" cho một quốc gia khác.
Bộ cũng tin rằng các quan chức đã "thông đồng" với các đại diện của " Rostec " của Nga.
"Họ đã được thông báo về tình trạng nghi ngờ theo hai điều khoản của Bộ luật Hình sự Ukraine: hoạt động hợp tác, đồng lõa với nhà nước xâm lược", SBU cho biết thêm.
Hình phạt của các bài báo quy định lên đến 15 năm tù.
Tôi sống ở Ý. Mấy hôm nay tôi thấy nhiều người từ Việt Nam, xuất phát từ trang Google.tienlang truy cập tờ báo của chúng tôi.
Trả lờiXóaCảm ơn!
Đây là bài báo mới của chúng tôi:
==
Le parole di Berlusconi su Giorgia Meloni - Lời của Berlusconi trên trang cá nhân của Giorgia Meloni
https://it-notizie-yahoo-com.translate.goog/le-parole-di-berlusconi-su-163634752.html?_x_tr_sl=it&_x_tr_tl=vi&_x_tr_hl=vi&_x_tr_pto=sc
Thứ sáu ngày 21 tháng 10 năm 2022 9:36 sáng
Berlusconi và Meloni
Giorgia Meloni vào lúc 10 giờ ngày mai, 22 tháng 10 năm 2022, sẽ tuyên thệ nhậm chức tại Quirinale với tư cách là chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng . Tin tức này đã làm dấy lên phản ứng của nhiều chính trị gia Ý.
Phản ứng của các chính trị gia đối với văn phòng của Giorgia Meloni:
Silvio Berlusconi
Lãnh đạo Forza Italia và Thượng nghị sĩ của cơ quan lập pháp số 19 đã chúc mừng Giorgia Meloni, người sẽ tuyên thệ nhậm chức Chủ tịch mới của Hội đồng Bộ trưởng vào ngày mai. Il Cavaliere đã khiến tất cả những người nói về sự rạn nứt giữa ông và thủ tướng trong tương lai phải im lặng và viết trên Twitter: “ Xin chúc mừng tân Thủ tướng Giorgia Meloni và các Bộ trưởng . Làm tốt lắm mọi người. Chúng tôi ở Forza Italia sẽ đóng góp quyết định và đủ điều kiện: cuối cùng chúng tôi có thể giải quyết các vấn đề của người Ý và khởi động lại đất nước ".
Phản ứng của Matteo Salvini
Bộ trưởng Cơ sở hạ tầng và Di chuyển Bền vững mới đã viết một vài lời nhưng có ý nghĩa trên Twitter: “Cảm ơn. Từ ngày mai hãy làm việc, cho nước Ý và cho người Ý ”. Matteo Salvini cũng nhận chức phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng cùng với Antonio Tajani màu xanh lam.
Phản ứng của Carlo Calenda
Carlo Calenda, lãnh đạo của Action / Italia Viva , là kẻ thù chính trị của Giorgia Meloni. Mặc dù vậy, ông đã thể hiện sự trưởng thành vượt bậc khi mong muốn Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng làm những điều tốt đẹp của Ý . Đây là những lời của Calenda trên twitter: “Xin chào Giorgia Meloni. Có một nữ Thủ tướng đã dũng cảm chiến đấu để tự mình đến được Palazzo Chigi vẫn là một thay đổi lớn đối với Ý. Chúng ta sẽ đối nghịch nhau. Nhưng chúng tôi chúc bạn thành công cho Italia ”.
VÌ CUỒNG MỸ NÊN VTC TẤN CÔNG CHÍNH PHỦ MỚI Ở ITALY, GỌI HỌ LÀ "CỰC ĐOAN", "HẬU PHÁT XÍT"
Trả lờiXóaVới chính phủ mới tại Italia, đây sẽ là chính phủ thiên hữu nhất tại Italia kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai và 3 đảng trong liên minh cánh hữu này, gồm đảng “Những người anh em Italia” của bà Giorgia Meloni, đảng “Tiến lên Italia” của ông Silvio Berlusconi và đảng Liên đoàn của ông Matteo Salvini chia sẻ rất nhiều quan điểm tương đồng trong việc siết chặt, thậm chí là sẽ có những chính sách cực đoan về nhập cư.
Tiếp đến, các đảng này cũng sẽ có đường lối dân tộc chủ nghĩa mạnh hơn, bảo hộ mạnh hơn trước sự can thiệp từ Uỷ ban châu Âu. Rất nhiều người đã bắt đầu so sánh bà Giorgia Meloni như là một phiên bản nữ của Thủ tướng Hungary, ông Viktor Orban, tức là theo đuổi các chính sách dân tộc chủ nghĩa, bảo vệ các giá trị gia đình truyền thống, chống nhập cư, chống xu hướng đồng tính, chống các trào lưu văn hoá bị xem là đe doạ đến nền tảng của nền văn minh thiên chúa giáo phương Tây. Đây sẽ là các thay đổi rất lớn tại một trong những nước là thành viên sáng lập EU.
Phản ứng của EU trước tình hình chính trị Italia
Việc chính phủ của ông Mario Draghi sụp đổ tháng 07/2022 là một cú sốc lớn với Liên minh châu Âu bởi ông Mario Draghi là một nhà kỹ trị ủng hộ tuyệt đối châu Âu. Ngược lại, kịch bản lãnh đạo đảng có quá khứ phát xít là bà Giorgia Meloni lên làm Thủ tướng chính là kịch bản mà châu Âu không mong muốn nhất. Mặc dù bà Meloni cũng sẽ không theo đuổi các chính sách cực đoan như đưa Italia ra khỏi EU hay ra khỏi khu vực đồng tiền chung châu Âu – eurozone nhưng có ít nhất 2 lĩnh vực mà châu Âu đang chờ đợi một cách hết sức lo âu, đó là chính sách với người tị nạn và chính sách kinh tế.
Về vấn đề tị nạn, một khi liên minh cánh hữu nắm quyền thì gần như chắc chắn Italia sẽ thực thi các chính sách vô cùng khắc nghiệt để chấm dứt làn sóng tị nạn đổ về nước này. Điều này chắc chắn sẽ tạo ra nhiều bi kịch nhân đạo mà EU không thể làm ngơ bởi do vị trí địa lý của mình, Italia chính là một trong những điểm nóng nhất về nhập cư và tị nạn của châu Âu. Vì thế, các chính sách mới về nhập cư của Italia có thể sẽ đi ngược lại chính sách chung của EU và làm phá sản các kế hoạch của EU.
Lo ngại lớn thứ hai của EU là về chính sách kinh tế của chính phủ mới tại Italia. Trong chiến dịch tranh cử, bà Giorgia Meloni từng nhiều lần tuyên bố muốn xoá bỏ hoàn toàn các quy định vàng của EU về kỷ luật ngân sách như việc không thâm hụt ngân sách hàng năm quá 3% GDP hay nợ công không quá 60%. Tiếp đến, Italia là nước được hưởng lợi nhất từ gói phục hồi kinh tế hậu đại dịch trị giá 750 tỷ euro mà EU triển khai từ năm 2021 nên châu Âu luôn theo dõi rất sát các cải cách tại Italia, xem Italia như là nơi để kiểm nghiệm chính xác nhất tính hiệu quả của gói 750 tỷ euro.
XóaDưới thời ông Mario Draghi, vốn là một nhà kỹ trị và từng đứng đầu Ngân hàng trung ương châu Âu – ECB, Italia được xem là đang đi đúng hướng, với các kế hoạch cải cách rất nghiêm ngặt và bài bản nhưng với chính phủ mới tại Italia, Uỷ ban châu Âu thực sự lo lắng rằng các nguồn tiền phục hồi hàng trăm tỷ euro mà châu Âu cấp cho Italia sẽ bị phung phí bởi nạn quan liêu và tham nhũng. Đó là lí do mà bà Ursula von der Leyen đưa ra cảnh báo với liên minh cánh hữu tại Italia, với ngầm ý rằng nếu chính phủ mới tại Italia đi sai đường thì châu Âu có thể sẽ cắt nguồn tiền khổng lồ này.
Cuối cùng, châu Âu còn đang rất bất an về các quan điểm của liên minh trung hữu Italia với xung đột Nga-Ukraine. Dù bà Giorgia Meloni nêu cao quan điểm tiếp tục ủng hộ Ukraine nhưng lãnh đạo hai đảng còn lại là ông Silvio Berlusconi và Matteo Salvini đều thể hiện công khai thiện cảm với Nga. Cách đây vài ngày, ông Silvio Berlusconi đã lên tiếng bảo vệ Tổng thống Nga Vladimir Putin trên truyền hình trong khi ông Matteo Salvini từng nhiều lần phản đối các lệnh trừng phạt của châu Âu nhằm vào Nga, cho rằng các lệnh trừng phạt này chỉ khiến nền kinh tế Italia phải quỵ gối. Do đó, sự mập mờ trong các chính sách của liên minh trung hữu Italia là điều khiến châu Âu cảm thấy rất bất an.
Trích từ bài Chính trường Italia sẽ thay đổi ra sao khi liên minh trung hữu chiến thắng?
https://vtc.vn/chinh-truong-italia-se-thay-doi-ra-sao-khi-lien-minh-trung-huu-chien-thang-ar703206.html
Mỹ đã tạo ra cuộc đảo chính Maidan ở Ukraine nhằm sử dụng Ukraine chống Nga theo ý đồ của Mỹ. Mỹ từng kích động cho Nga tấn công Ukraine để Mỹ dùng Ukraine đánh Nga thay Mỹ nên Mỹ tiếp sức Ukraine chống Nga bằng viện trợ tài chính, vũ khí của Mỹ, Mỹ vận động, gây sức ép để nước khác theo Mỹ ủng hộ Ukraine, hàng đầu là các nước EU.
Trả lờiXóaCuộc hội đàm giữa Nga-Ukraine ở Thổ Nhĩ Kỳ đã chớm kết quả thì Zelenski lật ngược không tiếp tục hòa đàm với Nga nữa là do chủ Mỹ ngăn lại nên Zelenski đổi giọng, quay 180 độ theo lệnh Mỹ. Hiện nay Zelenski vẫn nhai đi nhai lại giọng lưỡi Nga phải rút quân, trao trả lại đất đai theo đường biên giới trước kia kể cả bán đảo Crime thì mới ngồi lại hội đàm với Nga, nhưng không với Putin.
Zelenski cứng cựa như vậy là còn được Mỹ và NATO hà hơi tiếp sức. Chỉ khi nào Mỹ, những nước theo Mỹ không viện trợ cho Ukraine nữa thì mới mong cuộc chiến ở Ukraine chấm dứt.
Mọi người mong muốn cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ở Mỹ vào ngày 8 tháng 11 này, nếu đảng Cộng Hòa chiếm quyền được lưỡng viện ở Mỹ thì hy vọng có thay đổi cách giải quyết mối quan hệ Mỹ-Nga, thay đổi việc viện trợ tài chính, vũ khí cho Ukraine không, lúc ấy mới có thể giải quyết cuộc xung đột Nga-Ukraine được. Còn nếu đảng Dân chủ vẫn giữ ghế ở hai viện như bây giờ thì cuộc chiến ở Ukraine còn kéo dài vài năm nữa là khó tránh.
Chuyện vài nước trong khối NATO hay EU không chống Nga chỉ làm giảm sức mạnh phần nào việc thực hiện ý muốn của Mỹ chứ không làm cản trở ý muốn chống Nga của Mỹ. Tình hình quan hệ giữa Mỹ-Nga xấu đi là do Mỹ muốn làm cho Nga suy yếu để không cạnh tranh được với Mỹ, đến lúc nào thực lực cho phép, Mỹ sẽ thôn tính Nga - đó là ý đồ của Mỹ - Mỹ làm được hay không phải còn do Nga có vững vàng vượt qua cuộc chiến này không - cuộc chiến không phải giữa Nga với Ukraine mà giữa Nga với Mỹ, NATO trên đất Ukraine hiện nay.
BIỂU TÌNH ĐÌNH CÔNG TẠI PHÁP LỚN NHẤT TRONG 5 THẬP KỶ QUA
Trả lờiXóa26.322 lượt xem Đã công chiếu 23 giờ trước Mùa Đông đang đứng trước cửa nhà của từng gia đình Châu Âu, nhưng với tình hình hiện tại, họ đang vô cùng khốn đốn để xoay sở với các hóa đơn và làm đủ mọi thứ sống sót qua mùa đông khắc nghiệt. Lý do vì Châu u đang gặp khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng, do Nga cắt khí đốt và họ tự bắn vào chân mình.
https://www.youtube.com/watch?v=UxZOmo9-1e4
▶ BÀ LIZ TRUSS ĐÃ CHÍNH THỨC THUA CÂY RAU DIẾP - BAY GHẾ SAU 45 NGÀY
https://youtu.be/P1n3zTXIMyU
▶ ARAB SAUDI BẮT TAY VỚI NGA VÀ QUAY XE VỚI MỸ - LIỆU "BOM DÂN CHỦ" CÓ RƠI?
https://youtu.be/RVTK1L6YcyQ
▶ UY TÍN GIẢM SÚT THỦ TƯỚNG ANH LIZ TRUSS NGUY CƠ BAY GHẾ
Một trò hề đáng ghê tởm vừa diễn ra ở gánh xiếc Liên Hợp Quốc
Trả lờiXóa111.272 lượt xem 17 thg 10, 2022 Một trò hề đáng ghê tởm vừa diễn ra ở gánh xiếc Liên Hợp Quốc@TIN TỨC VIỆT
00:24 Các vụ nổ tiếp diễn ở trung tâm Kyiv
01:28 Nga và Ukraine giao tranh ác liệt tại các điểm nóng ở Donetsk
03:00 Một trò hề đáng ghê tởm vừa diễn ra ở gánh xiếc Liên Hợp Quốc
06:13 Quan hệ Nga-Trung lúc nước sôi lửa bỏng
https://www.youtube.com/watch?v=QxgLDZpY3yk
TT. Putin dứt điểm chiến dịch sau thiết quân luật?; P.Tây lo Nga sẽ dồn toàn lực lên Ukraine - VNEWS
Trả lờiXóa172.324 lượt xem Đã công chiếu 10 giờ trước VNEWS - Vào ngày 19/10, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký sắc lệnh thiết quân luật tại 4 khu vực mới sáp nhập vào Nga – gồm tỉnh Kherson, Zaporozhye, Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Cộng hòa Nhân dân Lugansk tự xưng. Sắc lệnh này sẽ bắt đầu có hiệu lực từ 0h ngày 20/10. Tổng thống Putin còn tuyên bố thêm sẽ thành lập trụ sở lực lượng bảo vệ lãnh thổ của Nga tại 4 vùng lãnh thổ Ukraine vừa được Nga sáp nhập. Sau khi sắc lệnh được đưa ra, Tổng thống Volodymyr Zelensky cho rằng hành động này đồng nghĩa với việc Nga chính thức tham gia vào một cuộc chiến.
https://www.youtube.com/watch?v=7-bjgSdaMUI
HƠN 300 BÌNH LUẬN ĐỀ ỦNG HỘ NGA
XóaTinh Ha
8 giờ trước (đã chỉnh sửa)
Thế giới đang nói Putin đang giãy chết và bất lực. Còn mình cố gắng lắng nghe những nội dung trong Thiết quân luật và thấy Tổng thống Putin đã đưa ra biện pháp toàn diện, đầy đủ (chưa từng thấy khiến mình hết sức ngạc nhiên) để bảo vệ người dân ở đây. Chỉ mong cuộc sống bình yên về với dân thường. Một lãnh đạo có tài và có tâm. Thêm yêu nước Nga. Họ đang dang tay thể hiện tình cảm và lòng quyết tâm với người anh em của họ
38
Tho Bui Nhan
Tho Bui Nhan
9 giờ trước
Hai thằng cha TT và Ngoại Trưởng Mỹ mới là đang đi vào thế đường cùng nên mới phát biểu như vậy - các trận đánh sắp tới đây chính là kế hoạch cuối cùng mà Mỹ và Nato giao kèo cho Zelensky - sau đó là con đường bắt buộc Zelensky phải rời chính trường Ucraine để đảm bảo Ucraine là một nước trung lập
45
Canh Lê
Canh Lê
9 giờ trước
Khó khăn là tạm thời, cuối cùng thắng lợi toàn diện thuộc về Putin Nước Nga 🇷🇺Vĩ Đại ,đó là điều không thể đảo ngược
44
Ty Nguyen
Ty Nguyen
8 giờ trước
Đúng là mỗi góc nhìn lại cho ra những hình ảnh khác nhau.
Cứ phải chờ xem.
Tuy nhiên với tinh thần khách quan và toàn diện tôi thấy ông Putin và người Nga đã đúng. Vì vậy hành động của họ là một cuộc cách mạng mới.
46
TanLap ThaiNguyen
TanLap ThaiNguyen
8 giờ trước
Rất hay. Nga thiết quân luật 4 vùng mới sát nhập là vô cùng thông minh và trí tuệ. Có vậy mới đảm bảo an ninh cho khu vực 100% được. Vì rằng dù đã bỏ phiếu chưng cầu sát nhập rất cao, nhưng vẫn tồn tại 3 dạng người: Người yêu Nga thật sự + Sợ Nga mà bỏ phiếu, thường là người trung lập + Không thích Nga. Do vậy Xã hội rất phức tạp, dễ nổi loạn, biểu tình chống đối, phá hoại ngầm từ bên trong, bên ngoài thì Ukraine, Mỹ, Nato, EU kích động và luồn vào hoạt động tình báo. Thiết Quân luật, để cho Quân đội và Cảnh sát quản lý cho thuận lợi, có xẩy ra điều gì, được ngăn chặn kịp thời ngay. Nga rảnh tay giải quyết chiến dịch còn đang diễn ra. Còn phương Tây phản đối là điều tất yếu, vì chúng thất bại ý đồ gây không ổn định ngay từ bên trong của 4 vùng này. Nước Nga và Putin quá giỏi. Quá tài năng và trí tuệ. Chắc chắn cuộc chiến này, Nga sẽ chiến thắng. Ukraine, Mỹ, Nato, EU sẽ thất bại hoàn toàn. Sau cuộc chiến Thế giới sẽ đa cực. Chấm dứt hoàn toàn vai trò độc tôn của Mỹ. Thế giới này hiểu sâu sắc về Mỹ và Nga hơn. Thế giới sẽ được Hòa bình và thi đua nhau phát triển Kinh tế bình đẳng hơn. Cảm ơn Putin và nước Nga, người đi đầu để ĐỔI MỚI THẾ GIỚI này. Thật đáng yêu Putin và nước Nga vĩ đại.
30
Satan Devil
Satan Devil
6 giờ trước (đã chỉnh sửa)
Hy vọng ít nhất 1/2 hoặc cả Ukraine sẽ trở về Nga và thành đặc khu tự trị của Nga
7
Vĩnh Trà
Vĩnh Trà
9 giờ trước
Nghe mà đâu lòng thương quá những người dân. nên chạy nhanh khỏi bàn tay những kẻ hiếu chiến. Ủng hộ nước Nga ủng hộ tổng thống Putin.
36
Binh Nguyen
Binh Nguyen
9 giờ trước
Cuộc chiến chính nghĩa sẽ thuộc về người Nga Anh hùng vĩ đại, kẻ thù nào cũng cho vào lò bát quái.
22
Nguyen Vietsinh
Nguyen Vietsinh
7 giờ trước
Nga đang lưỡng lự có nên lấy luôn Kyep hay không , còn viêc bảo vệ 4 vùng đã nhập vào Nga , Ôđetxa ...thì không phải bàn . Nga càng đánh lớn càng hay .Đó là năng lực bẩm sinh tạo hóa đã ban cho Nga từ nhiều thế kỷ .
6
VN GopBaChop
VN GopBaChop
8 giờ trước
Quyết tử cho Tổ Quốc quyết sinh.
Ủng hộ nhân dân Nga anh hùng vĩ đại.
Ủng hộ Đại đế Pu Tin Tài Trí Nhân hâu và lòng yêu Tổ quốc nhân dân Nga vô hạn.
10
Đình Thi
Đình Thi
8 giờ trước
Nga thiết quân luật trên vùng đất mà người dân họ nhất trí về Nga và đã được hai viện lập pháp Nga phê chuẩn đồng ý cho nhập vào nước Nga. Nó hoàn toàn đúng với hiến chương LHQ là người dân được thực hiện quyền sống của mình trong hòa bình và phát triển!
Hoa Kỳ trả lời gằn khi Ukraina yêu cầu thêm tên lửa HIMARS
Trả lờiXóaMOSKVA (Sputnik) - Hoa Kỳ sẽ không cung cấp cho Ukraina một số lượng lớn hệ thống tên lửa phóng loạt HIMARS do năng lực công nghiệp hạn chế, The New Yorker viết, trích dẫn nguồn tin của Lầu Năm Góc.
"Chúng tôi ngay lập tức nói: "Các vị sẽ không nhận được nhiều hệ thống như vậy." <...> Bởi vì đơn giản là chúng không tồn tại với số lượng không giới hạn trên hành tinh Trái đất", - Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết.
Như đã đề cập trong bài báo, mỗi bệ phóng có giá khoảng 7 triệu đô la. Theo các chuyên gia Mỹ, Ukraina tổn hao hơn 5.000 tên lửa mỗi tháng, trong khi nhà sản xuất Lockheed Martin của họ chỉ sản xuất 9.000 đơn vị mỗi năm.
Như nguồn tin của Lầu Năm Góc cho biết cụ thể, chính xác vấn đề tương tự cũng tồn tại với các hệ thống phòng không mà Ukraina yêu cầu. Vấn đề mang tính kỹ thuật hơn là chính trị: Washington không có nhiều cơ sở phòng không dự phòng để trao cho Kiev, - quan chức này kết luận.
BQP Nga: Quân đội Nga giáng đòn tấn công hệ thống điều phối quân sự và năng lượng của Ukraina
Trả lờiXóaMOSKVA (Sputnik) - Lực lượng Nga đã tiến hành những cuộc tấn công mới giáng đòn vào các hệ thống điều phối quân sự và năng lượng của Ukraina, - Bộ Quốc phòng Nga thông báo hôm Chủ nhật.
«Trong một ngày đêm qua, LLVT Nga tiếp tục tấn công bằng vũ khí tầm xa có dẫn đường chính xác, giáng đòn vào hệ thống điều phối quân sự và năng lượng của Ukraina. Đã đánh trúng tất cả các mục tiêu ấn định», - cơ quan quân sự Nga cho biết.
Tình hình tại nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye
«Trong ngày, LLVT Ukraina đã bắn hơn 30 quả đạn pháo vào vùng ngoại ô phía đông của thành phố Energodar và địa bàn tiếp giáp với nhà máy điện hạt nhân Zaporozhye. Các cuộc tấn công thực hiện từ các quận do phía Ukraina kiểm soát ở các điểm dân cư Nikopol và Chervonogrygorovka thuộc khu vực Dnepropetrovsk», - Bộ Quốc phòng Nga thông báo.
Hỏa lực đáp trả của pháo binh Nga đã bẻ gẫy đòn tấn công của đối phương. Không có thương vong hoặc thiệt hại gì tại nhà máy. Tình hình bức xạ vẫn ở mức bình thường, Bộ Quốc phòng Nga nhấn mạnh.
Chiến sự ở hướng Nam Donetsk
«Trên hướng Nam Donetsk, kẻ thù huy động hai nhóm chiến thuật cỡ đại đội với sự yểm trợ của xe tăng ráo riết tấn công các vị trí của quân Nga theo hướng các khu dân cư Novomikhailovka, Nikolskoye và Slavnoe thuộc CHND Donetsk», - Trung tướng Igor Konashenkov nói.
Trong quá trình giao tranh, đã tiêu diệt 40 chiến binh Ukraina, phá huỷ 7 xe chiến đấu bọc thép và 4 xe ô tô.
Sau hai đợt nỗ lực không thành công hòng chọc thủng tuyến phòng thủ của quân đội Nga tại CHND Donetsk, LLVT Ukraina hứng chịu tổn thất khoảng 70 binh sĩ. Đó là tuyên bố do Trung tướng Igor Konashenkov đại diện chính thức của Bộ Quốc phòng Nga nêu ra trong cuộc họp báo hôm Chủ nhật.
Phá huỷ thiết bị quân sự của Ukraina
"Tổng cộng kể từ khi bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt, lực lượng Nga đã tiêu diệt 325 máy bay, 162 trực thăng, 2.323 máy bay không người lái, 383 hệ thống tên lửa phòng không, 5.997 xe tăng và các loại xe thiết giáp, 874 phương tiện tổ hợp tên lửa phóng loạt, 3.517 pháo dã chiến và súng cối, cũng như 6.720 xe quân sự đặc biệt chuyên dụng của đối phương", - Bộ Quốc phòng Nga cho biết trong thông báo.
“Đừng lôi kéo chúng tôi!”. Tuyên bố mới của Zelensky khiến dân Anh tức giận
Trả lờiXóaMOSKVA (Sputnik) - Các độc giả trong tài khoản chính thức của báo Anh The Sun trên Twitter đã phản ứng trước phát ngôn mới của Tổng thống Ukraina Vladimir Zelensky, yêu cầu phương Tây "giáng đòn vào những trung tâm ra quyết định" ở Nga trong trường hợp có mối đe dọa đối với trụ sở của ông ta.
Theo quan điểm của nhà lãnh đạo Ukraina, các nước NATO hứa thực hiện nghĩa vụ với ông ta, là giáng đòn tấn công vào Matxcơva bất kể Ukraina có được coi là thành viên của Liên minh Bắc Đại Tây Dương hay không.
Tuy nhiên, những người sử dụng mạng Internet đã tiếp nhận đòi hỏi kế tiếp của Zelensky không mấy nhiệt tình. Nhiều người lưu ý rằng phương Tây đã ủng hộ Kiev quá lâu.
"Đừng lôi kéo chúng tôi vào chuyện này chứ, gã kỳ quặc!", - belizemarc viết lời bình.
"Tại sao đối với tôi, dường như kẻ thù đích thực đang ở đây, ngồi ngay trước ống kính camera?", - brendan_chubz nêu câu hỏi.
"Chà, cảm ơn vì đã cố gắng giải cứu vụ tàn sát hạt nhân!", - Larry50451030 châm biếm.
"Anh chàng này quả thực đang cố khơi mào cuộc Thế chiến III. Và điều buồn cười nhất là anh ta luôn nói rằng phương Tây cần làm điều này, phương Tây cần làm điều nọ, tỷ phú Musk phải cung cấp Internet, còn nếu như doanh nhân Mỹ nêu quan điểm của mình, thì sẽ “bị quỷ tha ma bắt”. Phương Tây cần gửi anh ta cho Putin", - gastlione tin chắc.
Các biện pháp phủ đầu của Zelensky
Trước đó, phát biểu qua liên kết video tại Viện Lowy Australia, Zelensky đã hô hào phương Tây "loại trừ khả năng Matxcơva sử dụng vũ khí hạt nhân". Để “loại trừ” được, khối Liên minh Bắc Đại Tây Dương phải hành động theo cách tấn công phủ đầu. Sau đó, văn phòng của Zelensky giải thích rằng bằng khi nói "tấn công phủ đầu" ông ta ngụ ý là các biện pháp trừng phạt.
Chính phủ Mỹ lo sợ ảnh hưởng của Elon Musk
Trả lờiXóa02:15 24.10.2022
MOSKVA (Sputnik) — Chính quyền Mỹ lo ngại về ảnh hưởng chính trị gia tăng và những tuyên bố "liều lĩnh" của tỷ phú Mỹ Elon Musk, tờ Washington Post viết.
Tác giả bài báo Mary Jordan lập luận rằng, mặc dù hợp tác với chính phủ Mỹ và giúp nước này đạt được vị thế thống trị toàn cầu trong không gian và phổ biến việc sử dụng xe điện, nhưng những tuyên bố của Musk về tình hình ở Đài Loan, cũng như về việc ông không muốn tiếp tục trả tiền cho Starlink ở Ukraina, đã làm rạn nứt mối quan hệ của nhà tỷ phú với Washington.
Các nhà chức trách Mỹ cho rằng Musk quá mạnh mẽ và liều lĩnh, nhưng Washington vẫn cần người đứng đầu SpaceX, vì quân đội nước này sử dụng thiết bị của doanh nhân và NASA buộc phải dựa vào tên lửa của ông để đưa các phi hành gia lên ISS, Jordan lập luận.
“Mặc dù Musk ít cần Washington hơn khi ông ấy đã trở thành một nhân vật quyền lực trên thế giới, nhưng Washington vẫn tiếp tục phụ thuộc vào ông ấy”, - tác giả bài báo nhận xét.
Tuy nhiên, chính phủ Mỹ đang nỗ lực giảm bớt sự phụ thuộc vào Musk bằng cách hợp tác và phát triển các đối thủ cạnh tranh thông qua các hợp đồng và trợ cấp của chính phủ.
"SpaceX không phải là công ty duy nhất. Có cả những công ty khác mà chúng tôi có thể làm việc cùng khi đề cập đến vấn đề cung cấp cho Ukraina những gì họ cần trên chiến trường", - tờ báo dẫn lời phó thư ký báo chí Lầu Năm Góc Sabrina Singh.
Cảm ơn bài viết rất hay hữu ích của bạn, bạn cũng có thể tham khảo Bản tin LCA luân cập nhật những Tin nóng hàng ngày,tin tức về Thương mại,Tài chính,Công nghệ,Đời sông,Giáo giuc,Du lịch,Giải trí,Ẩm thực,Việc làm ...
Trả lờiXóaVà ngoài ra Bản tin LCA còn chia sẻ miếm phí các công cụ,tool,theme,app và cung cấp dịch vụ Thiết kế Web chuyên nghiệp
BÀI TRÊN BÁO CAND KHÁ TRÙNG HỢP VỚI QUAN ĐIỂM CỦA GOOGLE.TIENLANG:
Trả lờiXóaTrích từ bài Cuộc bầu cử làm rung chuyển châu Âu
https://cand.com.vn/Chuyen-de/cuoc-bau-cu-lam-rung-chuyen-chau-au-i672017/
Thứ Ba, 25/10/2022, 18:56
Ngồi trên đống lửa
Sự thay đổi trong nền chính trị tại Italy diễn ra vào thời điểm 4 khu vực miền Đông Ukraine do Nga kiểm soát vừa tiến hành cuộc trưng cầu ý dân với kết quả là đa số người bỏ phiếu ở cả 4 khu vực đều nhất trí với phương án sáp nhập vào Nga. Tiến trình sáp nhập được thực thi một cách chóng vánh với việc chỉ vài ngày sau khi công bố kết quả trưng cầu dân ý, Tổng thống Nga V.Putin đã ký sắc lệnh sáp nhập Lugansk, Donetsk, Kherson và Zaporizhzhia vào Nga.
Ukraine và hầu hết các nước phương Tây đều bác bỏ kết quả các cuộc trưng cầu ý dân ở 4 vùng ly khai, coi kết quả các cuộc trưng cầu dân ý đó là "giả mạo" và "không bao giờ" công nhận những vùng lãnh thổ mới sáp nhập đó là thuộc về Nga.
Để có thể đảo ngược được quá trình đó, ngoài số lượng khổng lồ vũ khí, trang thiết bị quân sự mà phương Tây viện trợ ồ ạt cho Ukraine với hy vọng mang lại lợi thế trên chiến trường, điều mấu chốt là phương Tây phải tìm được tiếng nói chung, ra những quyết sách chung để ủng hộ Ukraine.
Với kết quả cuộc tổng tuyển cử vừa diễn ra ở Italy, dường như niềm tin về sự thống nhất mà chính nhờ vào cuộc xung đột nổ ra ở Ukraine đã lâu lắm phương Tây mới tìm lại được ấy, bỗng chốc lại trở nên lung lay.
Cần phải thấy một yếu tố khiến cho kết quả của cuộc tổng tuyển cử ở Italy khiến phương Tây nhấp nhổm như ngồi trên đống lửa, đặc biệt là liên quan đến việc thống nhất lập trường ủng hộ Ukraine, trong số 3 lãnh đạo của 3 đảng của liên minh vừa thắng cử, có tới 2 nhà lãnh đạo không mặn mà lắm với lập trường chung của phương Tây.
Ông Matteo Salvini, thủ lĩnh của đảng Liên đoàn từng tuyên bố công khai rằng việc Nga sáp nhập Crimea là hành động hợp pháp. Năm 2019, ông Salvini từng ca ngợi ông V.Putin là "một trong những chính khách xuất sắc nhất hiện nay", thậm chí có lần còn mặc chiếc áo phông in hình ông Putin và dòng chữ "Quân đội Nga".
.
Còn cựu Thủ tướng Italy, ông Silvio Berlusconi, thủ lĩnh đảng Tiến lên Italy là một người nhiệt thành ủng hộ ông Putin, tự coi mình là một người bạn của ông Putin trong một mối quan hệ được mô tả là "tình bạn chính trị".
XóaÔng Silvio Berlusconi đã không ít lần thể hiện lập trường ủng hộ ông V.Putin trong cuộc xung đột Ukraine. Trong một cuộc phỏng vấn với đài truyền hình Rai 1 của Italy, ông Berlusconi, 85 tuổi, nói rằng Tổng thống Nga V.Putin bị đẩy vào cuộc xung đột và "chỉ muốn thay thế chính phủ của Tổng thống Ukraine Zelensky bằng những người tử tế trong vòng 1 tuần" thông qua chiến dịch quân sự đặc biệt mà Moscow phát động bên nước láng giềng từ ngày 24-2 rồi rời đi 1 tuần sau đó!
Không giống hai đối tác trong liên minh của mình, bà Giorgia Meloni là người chỉ trích chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine và từng tái khẳng định sự cam kết của Italy đối với vấn đề Ukraine dưới thời Thủ tướng Draghi, một người có lập trường thân EU. Sau khi ông Draghi từ chức hồi cuối tháng 7, bà Meloni khẳng định quan điểm "luôn ủng hộ sự nghiệp chính nghĩa của Ukraine, không chỉ vì tin vào chính nghĩa mà còn vì Italy không thể mạo hiểm trở thành mắt xích yếu trong liên minh phương Tây".
Vấn đề nằm ở chỗ bà Meloni có thể kiểm soát được hai đối tác trong liên minh của mình hay không?
Cơn "đau đầu" mới của EU
Một yếu tố khác cũng khiến Mỹ và phương Tây lo ngại về chính phủ tương lai của bà Meloni là vẫn chưa có gì rõ ràng về đường lối của liên minh này. Lâu nay, liên minh của bà Meloni vẫn duy trì lập trường chống lại giới chính trị truyền thống, hoài nghi Liên minh châu Âu EU và chống "chủ nghĩa Đại Tây Dương" (chủ trương thắt chặt quan hệ giữa các nước châu Âu với Mỹ và Canada ở khu vực Bắc Mỹ).
Liệu chính phủ liên minh mới có cho phép Italy tham gia các sứ mệnh NATO như các chính phủ trước đây ở Italy đã làm không? Các căn cứ quân sự của Mỹ trên lãnh thổ Italy có tầm quan trọng chiến lược đối với các hoạt động quân sự của Mỹ và NATO ở Địa Trung Hải, châu Phi và Trung Đông. Liệu chính phủ liên minh mới ở Italy có xem xét hạn chế các hoạt động quân sự mà Mỹ tiến hành từ các căn cứ này không?
Chưa một ai có thể trả lời những câu hỏi này.
Trước đây, mới chỉ có duy nhất chính phủ của Thủ tướng Hungary Orbán khiến EU đau đầu vì thường xuyên có lập trường khác biệt đối với EU, ngay cả trong những vấn đề quan trọng như các gói trừng phạt nhằm vào nước Nga do cuộc xung đột ở Ukraine. Điển hình là vấn đề nhập khẩu khí đốt của Nga.
Giờ đây, điều đáng lo hơn cả đối với phương Tây trước chiến thắng của phe cánh hữu trong cuộc bầu cử ở Italy nằm ở chỗ chính phủ tương lai của bà Meloni có thể đi theo con đường của Hungary. Ấy là chưa kể Ba Lan cũng thường xuyên đe dọa phủ quyết các chính sách quan trọng của EU để có được sự nhượng bộ từ Brussels trong các vấn đề liên quan đến lợi ích của nước này.
Một thành viên quậy phá đã đủ "đau đầu", nhưng từ 2 thành viên trở lên thì vấn đề trở nên phức tạp hơn rất nhiều, không chỉ do sự tăng lên về mặt số lượng mà còn nằm ở chỗ các thành viên này có thể hợp lực với nhau để ngăn chặn hoặc đảo ngược những quyết định của EU đòi hỏi phải được tất cả các quốc gia thành viên nhất trí thông qua...
Đấy là cơn "đau đầu" mới của EU