Chủ Nhật, 30 tháng 10, 2022

TRUNG QUỐC BÌNH LUẬN GÌ VỀ CHUYẾN THĂM HÔM NAY CỦA TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG?

 

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình, sáng nay, 30/10, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Hà Nội đi thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa từ ngày 30/10 đến ngày 1/11/2022. 
Hẳn mọi người Việt Nam từ lãnh đạo đến dân thường đều muốn biết hiện nay Trung Quốc nghĩ gì về Việt Nam? Để đáp ứng mong mỏi trên của bạn đọc, dưới đây Google.tienalng quyết định đăng bài Trung Quốc bình luận về chuyến thăm Trung Quốc sắp tới của TBT Nguyễn Phú Trọng
******
Trung Quốc bình luận về chuyến thăm Trung Quốc sắp tới của TBT Nguyễn Phú Trọng

Biên dịch: Nguyễn Hải Hoành

Sau đây là bài của Dương Diệp [Yang Ye], phóng viên đặc phái thường trú tại Việt Nam, và phóng viên Bạch Vân Di [Bai Yun-yi] của Thời báo Hoàn cầu, về chuyến thăm chính thức Trung Quốc sắp tới của TBT Nguyễn Phú Trọng:

Ảnh chụp màn hình bài báo  阮富仲将中国行正式访问家:示中越两国关系特殊性与重要性 Dịch: Ông Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm chính thức Trung Quốc, chuyên gia: Thể hiện tính chất đặc biệt và quan trọng của mối quan hệ hai nước Trung Quốc-Việt Nam, đăng trên Thời báo Hoàn Cầu ngày 25/10/2022.

Ngày 25/10/2022, Hồ Triệu Minh, người phát ngôn Ban Liên lạc đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc tuyên bố: Theo lời mời của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch Nhà nước Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm chính thức Trung Quốc từ ngày 30 tháng 10 cho tới ngày 2 tháng 11. Cùng hôm đó, Ban Đối ngoại Đảng Cộng sản Việt Nam cũng công bố tin Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm Trung Quốc.

Các tin tức công khai cho thấy Nguyễn Phú Trọng sẽ trở thành nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên thăm Trung Quốc sau khi Đại hội 20 Đảng Cộng sản Trung Quốc bế mạc. Đồng thời chuyến thăm này cũng là chuyến thăm nước ngoài đầu tiên sau khi Nguyễn Phú Trọng lần thứ ba đảm nhiệm chức Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ngày 25, Nghiên cứu viên Viện Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc Phan Kim Nga cho phóng viên Thời báo Hoàn cầu biết, điều đó thể hiện tính chất đặc biệt và quan trọng của mối quan hệ hai nước Trung Quốc-Việt Nam, [mối quan hệ đó] “vượt qua mối quan hệ song phương trên ý nghĩa nói chung, có ý nghĩa chiến lược quan trọng”. Đồng thời bà cho biết, mối quan hệ về Đảng giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc với Đảng Cộng sản Việt Nam có tác dụng dẫn dắt quan trọng đối với mối quan hệ nhà nước giữa hai nước, “Kinh nghiệm lịch sử hơn 70 năm qua đã chứng minh điểm này”. Hiện nay bên trong hai nước đều đã tiến sang giai đoạn phát triển mới, có rất nhiều vấn đề mới về quản trị đất nước cần phải nghiên cứu bàn bạc, “Cuộc gặp nhà lãnh đạo hai Đảng sẽ đem lại động lực lớn cho sự hợp tác giữa các ban ngành Chính phủ hai nước và các địa phương”.

Đài “Tiếng nói Việt Nam” trước đây đưa tin, trong hội nghị toàn thể lần thứ nhất Ủy ban Trung ương khóa 20 Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình một lần nữa được bầu làm Tổng Bí thư Ủy ban Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, sau đó ngày 23, Nguyễn Phú Trọng gửi điện chúc mừng, thay mặt Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam và với danh nghĩa cá nhân, gửi tới Tập Cận Bình lời chúc mừng nồng nhiệt nhất, và chúc Đại hội 20 Đảng Cộng sản Trung Quốc thành công tốt đẹp. Nguyễn Phú Trọng cho biết: “Tôi mong sớm được gặp lại đồng chí để chúng ta cùng nhau đi sâu trao đổi những vấn đề chiến lược, góp phần tăng cường hơn nữa tin cậy chính trị, đề ra những định hướng lớn cho tương lai phát triển tốt đẹp của quan hệ hai nước.”

“Chuyến thăm của Nguyễn Phú Trọng phản ánh sự đoàn kết nhất trí và mối quan hệ khăng khít trên ý thức hệ giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam.” Tờ Nam Hoa tảo báo [của Trung Quốc] hôm đó dẫn phân tích của chuyên gia nghiên cứu vấn đề quốc tế tại trường Đại học Waseda ở Tokyo [Nhật Bản] cho rằng “Chuyến thăm cấp cao là tín hiệu quan trọng mà Việt Nam gửi tới Trung Quốc và thế giới, tỏ rõ Hà Nội mong muốn giữ gìn mối quan hệ Trung Quốc-Việt Nam lành mạnh”. Chuyên gia đó bình luận, chuyến đi thăm và điện chúc mừng của Nguyễn Phú Trọng cũng phù hợp với truyền thống đi lại giữa hai Đảng – sau mỗi lần Đảng Cộng sản Trung Quốc họp đại hội, Đảng Cộng sản Việt Nam đều cử đại sứ đặc biệt đi thăm Trung Quốc. Hơn nữa, đối với Trung Quốc, trong bối cảnh lớn Mỹ không ngừng lăm le xúi bẩy Đông Nam Á “cảnh giác với Trung Quốc”, việc quản lý mối quan hệ với Việt Nam cũng là một trong những ưu tiên về ngoại giao của Bắc Kinh.

Trong hai năm gần đây, mối quan hệ chính trị và kinh tế, thương mại giữa hai nước Trung Quốc và Việt Nam đã không ngừng phát triển. Từ năm 2020 đến 2022, Tập Cận Bình và Nguyễn Phú Trọng từng 4 lần nói chuyện điện thoại với nhau. Trong dịp Đảng Cộng sản Việt Nam họp đại hội 13 và dịp Đảng Cộng sản Trung Quốc kỷ niệm 100 năm thành lập, lãnh đạo hai bên đã chúc mừng lẫn nhau bằng nhiều hình thức. Trong bối cảnh đại dịch toàn cầu, lãnh đạo cấp cao Trung Quốc và Việt Nam đã duy trì sự tiếp xúc và liên hệ mật thiết thông qua các hình thức nói chuyện điện thoại, hội đàm truyền hình và trao đổi thư từ. Theo thống kê của Hải quan Trung Quốc, tổng kim ngạch buôn bán hai chiều Trung Quốc-Việt Nam năm 2021 đạt 230 tỷ USD, tăng 19,7%. Theo tin ngày 25 của Reuters, số liệu chính thức của Việt Nam cho thấy, kim ngạch buôn bán hai chiều Trung Quốc-Việt Nam trong 9 tháng đầu năm nay tăng 10,2% so với cùng kỳ, đạt 132,3 tỷ USD, trong đó gần 70% là Việt Nam nhập khẩu. Từ năm 2016 tới nay, Việt Nam liên tục là đối tác thường mại lớn nhất của Trung Quốc tại Đông Nam Á, suốt 18 năm liền Trung Quốc là đối tác thường mại lớn nhất của Việt Nam. Từ năm 2019 đến năm 2020, Trung Quốc là nước đầu tư lớn thứ 4 vào Việt Nam. Năm 2021, Trung Quốc trở thành nước đầu tư lớn thứ 3 vào Việt Nam, tính gộp lại, đến cuối năm 2021, các công ty Trung Quốc đã đầu tư 21,3 tỷ USD vào Việt Nam.

Mấy năm gần đây, sự cạnh tranh giữa các nước lớn mang lại ngày một nhiều sự bất định trong tình hình khu vực. Tháng 9 năm nay, hai tuần sau khi Ủy viên Quốc vụ kiêm Ngoại trưởng Vương Nghị thăm Việt Nam, Đại sứ Mỹ tại Việt Nam lập tức nói mối quan hệ Việt -Mỹ “không có hạn chế”, và tuyên bố Washington ủng hộ Việt Nam trên vấn đề tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông. Phân tích cho rằng Mỹ đang tăng cường nỗ lực lôi kéo Việt Nam và các quốc gia Đông Nam Á.

Thế nhưng, Nam Hoa Tảo báo dẫn lời các chuyên gia nói, do Việt Nam áp dụng chính sách quốc phòng “Bốn không”, cộng thêm ký ức lịch sử về sự xâm lược của Mỹ và mâu thuẫn về ý thức hệ, Việt Nam và Mỹ không thể nào trở thành đồng minh quân sự. Chính sách “Bốn không” của Việt Nam là nói không tham gia liên minh quân sự, không liên kết với bất cứ quốc gia nào để chống lại quốc gia khác, không cho phép nước ngoài đặt căn cứ quân sự trên lãnh thổ Việt Nam hoặc lợi dụng lãnh thổ Việt Nam chống lại quốc gia khác, và trong quan hệ quốc tế không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực.

Phan Kim Nga cho phóng viên Thời báo Hoàn cầu biết, cho dù mối quan hệ Trung Quốc-Việt Nam đứng trước những thách thức do các nhân tố quốc tế đem lại, nhưng hai nước đều là nước xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo, có lợi ích chiến lược chung. Hai Đảng đều có nhu cầu nghiên cứu thảo luận vấn đề làm thế nào để giữ gìn sự an toàn chế độ xã hội chủ nghĩa và sự an toàn cầm quyền của Đảng trong tình thế mới.

Phan Kim Nga đồng thời cho biết, có một hiện tượng đáng chú ý, nhất là trong mấy năm nay, sự hợp tác giữa 5 nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới đang được tăng cường. Triều Tiên, Việt Nam, Lào, Cu Ba trong các lần đại hội Đảng khóa mới nhất đều tuyên bố rõ ràng là sẽ tăng cường sự hợp tác giữa các nước xã hội chủ nghĩa. Lần này Nguyễn Phú Trọng thăm Trung Quốc sẽ giúp ích cho việc hai nước tăng cường sự tin cậy lẫn nhau về chính trị, quản lý bất đồng và phát triển mối quan hệ trên biển giữa hai nước.

Theo các tin tức công khai trên truyền thông, ngoài Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Đức Scholz, Thủ tướng Pakistan cũng có hy vọng tới thăm Trung Quốc sau khi Đại hội 20 Đảng Cộng sản Trung Quốc bế mạc.

Nguyễn Hải Hoành biên dịch từ nguồn tiếng Trung 阮富仲将中国行正式访问家:示中越两国关系特殊性与重要性 Dịch: Ông Nguyễn Phú Trọng sẽ thăm chính thức Trung Quốc, chuyên gia: Thể hiện tính chất đặc biệt và quan trọng của mối quan hệ hai nước Trung Quốc-Việt Nam, đăng trên Thời báo Hoàn Cầu ngày 25/10/2022.

====

15 nhận xét:

  1. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Bắc Kinh, Trung Quốc nồng nhiệt chào đón
    19:53 30.10.2022
    Tại sân bay Bắc Kinh, Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Lưu Kiến Siêu đã nồng nhiệt chào đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đến thăm chính thức nước này.
    Với chuyến đi này, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trở thành nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên đến thăm Bắc Kinh sau Đại hội Đảng lần thứ 20 của Trung Quốc.
    5 năm về trước, chính ông Tập Cận Bình cũng đã chọn Việt Nam làm điểm đến cho chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của mình sau Đại hội XIX của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Bắc Kinh
    Trưa ngày 30/10, chuyên cơ chở Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã hạ cánh xuống Sân bay quốc tế Bắc Kinh, bắt đầu chuyến thăm chính thức nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa theo lời mời của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình.
    Chuyến thăm chính thức của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng diễn ra trong bối cảnh Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ 20 Đảng Cộng sản Trung Quốc vừa kết thúc thành công và đồng chí Tập Cận Bình tái cử Tổng Bí thư nhiệm kỳ thứ 3.
    Ra đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Đoàn tại Sân bay Bắc Kinh có đồng chí Lưu Kiến Siêu, Trưởng Ban Liên lạc Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc; Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Sao Mai, cùng một số cán bộ Đại sứ quán tại Trung Quốc.
    Giữa rừng cờ Việt Nam và Trung Quốc, ông Lưu Kiến Siêu và các quan chức Trung Quốc đã nồng nhiệt chào đón Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam.
    Mối quan hệ truyền thống giữa hai Đảng Cộng sản
    Việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng trở thành nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên thăm Trung Quốc sau Đại hội Đảng lần thứ 20 của nước này đã cho thấy tầm quan trọng của mối quan hệ giữa hai nước và hai Đảng.
    Chuyến thăm là minh chứng cho chủ trương nhất quán của Việt Nam, luôn coi trọng quan hệ với Trung Quốc, mong muốn phát triển lâu dài, ổn định, ngày càng hiệu quả, thực chất theo tinh thần nhận thức chung của lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước. Chuyến thăm cũng nhằm làm rõ những quan tâm, lập trường đúng đắn và các lợi ích chính đáng của Việt Nam.
    Chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng thể hiện sự ủng hộ đối với những tư tưởng và đường lối phát triển của Đại hội Đảng lần thứ 20 của Đảng Cộng sản Trung Quốc có lợi cho hòa bình, hợp tác, phát triển; xác lập vị trí “hạt nhân lãnh đạo” của Tổng Bí thư Tập Cận Bình; thúc đẩy chính sách của Trung Quốc về hữu nghị, hợp tác với Việt Nam; ủng hộ Việt Nam phát triển, có vị thế quốc tế ngày càng cao, thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng.
    Đại sứ Phạm Sao Mai cho rằng, chuyến thăm sẽ củng cố sự tin cậy chính trị giữa hai Đảng, hai quốc gia, góp phần đưa quan hệ song phương bước sang giai đoạn phát triển mới.
    "Trong tình hình hiện nay, việc củng cố và tăng cường hơn nữa quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc phù hợp lợi ích căn bản, lâu dài của hai bên, có lợi cho việc duy trì hòa bình, ổn định và thúc đẩy hợp tác ở khu vực và trên thế giới", - ông Mai nhấn mạnh.

    5 năm về trước, cũng thời gian sau khi Đại hội XIX của Đảng Cộng sản Trung Quốc bế mạc, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã chọn Việt Nam làm điểm đến cho chuyến thăm nước ngoài đầu tiên của mình.
    Điều đó thể hiện truyền thống tăng cường giao lưu cấp cao giữa hai Đảng, hai nước sau Đại hội Đảng, khắc họa mối quan hệ Trung - Việt vượt lên trên quan hệ song phương theo nghĩa thông thường và có ý nghĩa chiến lược quan trọng.
    Ngày mai 31/10, lễ đón chính thức Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sẽ được tổ chức trọng thể tại Đại lễ đường Nhân dân Trung Hoa ở Bắc Kinh, do Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình chủ trì.
    Ngay sau lễ đón, hai nhà lãnh đạo sẽ tiến hành hội đàm cấp cao và chứng kiến lễ ký kết nhiều văn kiện quan trọng.

    Trả lờiXóa
  2. Xem bài báo này thì rõ rằng ông bạn Trung Quốc tôn trọng Việt Nam.
    Tôi chưa đọc những bài báo RFA, VOA hay BBC bình luận gì về chuyến đi của TTBT Nguyễn Phú Trọng nhưng tôi đã đoán chắc rằng họ lại chê bai, rằng TBT của ta đi "triều cống", đi cầu cứu TQ này nọ...

    Trả lờiXóa
  3. Nói chung là cả hai ông: Ông Mẽo và ông Tàu thì VN vẫn cần cảnh giác vì cả hai đều nuôi mộng bá chủ Biển Đông và bá chủ thế giới.
    Và vì vậy, VÌ SAO VIỆT NAM KHÔNG HOAN NGHÊNH TUYÊN BỐ CỦA MỸ Ở BIỂN ĐÔNG?
    https://googletienlang2014.blogspot.com/2020/07/vi-sao-viet-nam-khong-hoan-nghenh-tuyen.html

    Trả lờiXóa
  4. VIỆT NAM CHẬM CHÂN HƠN THÁI LAN!
    Первый с начала марта рейс "Аэрофлота" приземлился в Таиланде- Dịch:
    20:07 30.10.2022
    https://ria.ru/20221030/reys-1827950957.html
    Chuyến bay đầu tiên của Aeroflot kể từ đầu tháng 3 đến Thái Lan
    Chuyến bay đầu tiên của Aeroflot kể từ tháng 3 hạ cánh tại Sân bay Quốc tế Phuket ở Thái Lan
    BANGKOK, ngày 30 tháng 10 - RIA Novosti. Ông Vladimir Sosnov, Tổng lãnh sự Liên bang Nga tại Phuket, nói với RIA Novosti, chuyến bay đầu tiên của hãng hàng không Nga Aeroflot, sau một tháng tạm nghỉ, đã hạ cánh xuống hòn đảo Phuket của Thái Lan.
    "Máy bay của hãng hàng không Aeroflot, đang thực hiện chuyến bay Moscow -Phuket đầu tiên kể từ đầu tháng 3 năm 2022, hạ cánh lúc 21.12 giờ địa phương (17.12 giờ Moscow) tại sân bay quốc tế Phuket", nhà ngoại giao nói với cơ quan này. “Chuyến bay chở 364 hành khách,” Sosnov nói thêm.
    Giao thông hàng không giữa hai nước đã bị gián đoạn trong gần một năm rưỡi, ngoại trừ các chuyến bay xuất khẩu, trong thời gian bị hạn chế nghiêm trọng do đại dịch COVID-19. Vào tháng 3 năm 2022, nó một lần nữa bị đình chỉ do các lệnh trừng phạt của Mỹ và các đồng minh chống lại Nga liên quan đến một chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine . Các hãng hàng không Nga hiện bay đến một số điểm đến nước ngoài hạn chế - do lệnh trừng phạt của các nước phương Tây. Đặc biệt, EU cấm cung cấp máy bay dân dụng và phụ tùng cho Liên bang Nga, đồng thời buộc các bên cho thuê chấm dứt hợp đồng với các hãng hàng không Nga. Dịch vụ bảo trì và bảo hiểm máy bay cũng bị cấm, trong khi Liên minh Châu Âu, Hoa Kỳ, Canadavà một số quốc gia khác đã đóng cửa bầu trời cho máy bay Nga.
    Cơ quan Vận tải Hàng không Liên bang khuyến cáo các hãng hàng không Nga có máy bay đăng ký nước ngoài tạm dừng các chuyến bay quốc tế để tránh bị bắt hoặc giam giữ máy bay đăng ký ở nước ngoài và thuộc sở hữu của các bên cho thuê nước ngoài.
    Cuối tháng 10, các hãng hàng không Nga bắt đầu nối lại các chuyến bay đến Thái Lan. Vì vậy, Aeroflot, ngoài đường bay Moscow-Phuket, sẽ bay 3 chuyến / tuần, cùng ngày 30/10, hãng hàng không này sẽ khai thác chặng bay Moscow - Bangkok , sẽ khai thác 7 chuyến / tuần.
    Chuyến bay đầu tiên từ Nga đến đảo Thái Lan sau một thời gian dài nghỉ ngơi là chuyến bay thuê bao của hãng hàng không Ikar, đến Phuket từ Moscow vào sáng 30/10 với hơn 400 hành khách trên khoang. Hãng có kế hoạch sớm triển khai các chuyến bay đến Phuket từ các khu vực khác của Nga, bao gồm cả từ Siberia.

    Trả lờiXóa
  5. Ông Luis Inacio Lula da Silva đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống ở Brazil, đánh bại đương kim Tổng thống Jair Bolsonaro.
    Hôm Chủ nhật Brazil đã tổ chức vòng hai cuộc bầu cử tổng thống. Đối thủ của ông Lula da Silva là đương kim nguyên thủ quốc gia, ông Jair Bolsonaro.
    Kết quả bầu cử tổng thống Brazil 2022
    Cập nhật lúc 06:26 GMT+7
    - Lula da Silva... Tổng số phiếu 60.057.523 đạt 50,9%
    - Jair Bolsonaro... Tổng số phiếu 57.999.335 đạt 49,1%
    Luiz Inácio Lula da Silva, còn được biết đến với tên Lula là Tổng thống Brasil thứ 35. Là thành viên sáng lập của Đảng Lao động Brasil, ông đã từng ra tranh cử tổng thống nhiều lần, lần đầu tiên là vào năm 1989. Năm 2002, ông giành thắng lợi trong cuộc bầu cử tổng thống và nhậm chức vào ngày 1 tháng 1 năm 2003
    Trong cuộc bầu cử năm 2006, ông tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 2. Nhiệm kỳ này kết thúc vào ngày 1 tháng 1 năm 2011.
    Ông được mô tả là "một người đàn ông với tham vọng táo bạo để thay đổi cán cân quyền lực giữa các quốc gia".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Reuters: Lula or Bolsonaro? Putin says he has good relations with both - Dịch: Lula hay Bolsonaro? Putin nói rằng ông ấy có quan hệ tốt với cả hai
      https://www.reuters.com/world/lula-or-bolsonaro-putin-says-he-has-good-relations-with-both-2022-10-28/
      LONDON, ngày 28 tháng 10 (Reuters) - Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ông có quan hệ tốt với cả Luiz Inacio Lula da Silva và Jair Bolsonaro, hai ứng cử viên trong cuộc bầu cử tổng thống Brazil hôm Chủ nhật.

      Khi được hỏi vào hôm thứ Năm, lập trường của Nga trong cuộc bầu cử Brazil và khả năng Lula sẽ trở lại nắm quyền, ông Putin nói: "Chúng tôi có quan hệ tốt với ông Lula và chúng tôi có quan hệ tốt với ông Bolsonaro."

      Tổng thống Nga Putin tham gia cuộc họp câu lạc bộ thảo luận Valdai
      Tổng thống Nga Vladimir Putin có bài phát biểu trong Hội nghị thường niên lần thứ 19 của Câu lạc bộ Thảo luận Valdai ở Moscow, Nga ngày 27 tháng 10 năm 2022. Sputnik / Sergey Guneev / Pool via REUTERS
      LONDON, ngày 28 tháng 10 (Reuters) - Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết ông có quan hệ tốt với cả Luiz Inacio Lula da Silva và Jair Bolsonaro, hai ứng cử viên trong cuộc bầu cử tổng thống Brazil hôm Chủ nhật.

      Khi được hỏi vào hôm thứ Năm, lập trường của Nga trong cuộc bầu cử Brazil và khả năng Lula sẽ trở lại nắm quyền, ông Putin nói: "Chúng tôi có quan hệ tốt với ông Lula và chúng tôi có quan hệ tốt với ông Bolsonaro."

      "Chúng tôi không can thiệp vào các tiến trình chính trị trong nước - đây là điều quan trọng nhất", ông Putin nói thêm. "Chúng tôi coi Brazil là đối tác quan trọng nhất của chúng tôi ở Mỹ Latinh, và đúng như vậy, và chúng tôi sẽ làm mọi thứ để đảm bảo rằng những mối quan hệ này phát triển trong tương lai."

      Lula, người trước đây từng là tổng thống từ năm 2003 đến năm 2011, đã giành chiến thắng trong vòng đầu tiên của cuộc bầu cử vào ngày 2 tháng 10 trong lĩnh vực gồm 11 ứng cử viên với 48,43% số phiếu hợp lệ so với 43,20% cho Bolsonaro.

      Xóa
    2. Luiz Inácio Lula da Silva: cựu cậu bé đánh giày hy vọng giành lại chức tổng thống của Brazil
      Ông là một trong những chính trị gia lâu đời và có ảnh hưởng nhất của Châu Mỹ Latinh - một chính khách có tiếng lưỡi bạc như Barack Obama từng được ca ngợi là “Tổng thống được yêu thích nhất trên Trái đất”.

      Nhưng nếu không phải vì Fidel Castro cách đây gần bốn thập kỷ, Luiz Inácio Lula da Silva có lẽ đã từ bỏ những gì chứng tỏ một trong những sự nghiệp chính trị lâu đời nhất mà khu vực từng biết.

      “Anh ấy đã cho anh ta một quả cà phê,” người viết tiểu sử và bạn của Lula, Fernando Morais, nói về thời điểm nhà cách mạng Cuba đưa đoàn viên Brazil vào nhiệm vụ cân nhắc bỏ cuộc sau khi thất bại trong nỗ lực trở thành thống đốc của São Paulo vào năm 1982.

      “Nghe này, Lula… bạn không có quyền từ bỏ chính trị. Bạn không có quyền làm điều này với tầng lớp lao động, ”Castro nói với người Brazil trong chuyến đi đến Havana, theo cuốn tiểu sử bán chạy nhất của Morais. "Trở lại chính trường!"

      Xóa
  6. Brazil’s Luiz Inácio Lula da Silva Wins Presidential Election, Beating Jair Bolsonaro - Luiz Inácio Lula da Silva của Brazil Giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống, đánh bại Jair Bolsonaro
    Updated Oct. 30, 2022 7:52 pm ET
    https://www.wsj.com/articles/brazils-jair-bolsonaro-luiz-inacio-lula-da-silva-face-off-in-tense-presidential-runoff-11667065780
    Ông da Silva cam kết sẽ đảo ngược các chính sách của Bolsonaro. Đối với các nhà bảo vệ môi trường và một số chính phủ phương Tây - bao gồm cả Hoa Kỳ - trong số các nhiệm vụ cấp bách nhất là giảm nạn phá rừng ở Amazon. Dưới thời chính quyền Bolsonaro, dữ liệu của chính phủ cho thấy một khu vực gần bằng diện tích của Maryland đã bị phá rừng, do nguồn tài trợ cho việc thực thi môi trường bị cắt giảm và tổng thống công khai bày tỏ sự ủng hộ đối với các chủ trang trại và thợ mỏ ở Amazon.

    Dưới thời chính phủ của ông da Silva, nạn phá rừng đã giảm hơn 70%.

    Vạch ra tầm nhìn của mình trong một tuyên bố dài 121 điểm vào tháng 6, ông da Silva thề sẽ trao cho chính phủ vai trò trung tâm trong nền kinh tế và đã phản đối mạnh mẽ việc tư nhân hóa các công ty nhà nước. Ông đã hứa sẽ loại bỏ thuế thu nhập cho bất kỳ ai thu nhập dưới 950 đô la một tháng, phần lớn của đất nước, và tìm cách tăng thuế đối với người giàu.

    Trả lờiXóa
  7. В Германии открыли для себя правду о США - Ở Đức, họ phát hiện ra sự thật về Hoa Kỳ
    04:25 31.10.2022
    https://ria.ru/20221031/pravda-1827988061.html
    ZDF: theo lương tâm của "thành trì của tự do" của Hoa Kỳ là toàn bộ "danh mục kinh hoàng" dưới hình thức chiến tranh và đảo chính
    MOSCOW, ngày 31 tháng 10 - RIA Novosti. Mirko Drochmann, nhà sử học và nhà báo của kênh truyền hình ZDF của Đức , bày tỏ ý kiến ​​này , theo truyền thống tự gọi mình là "thành trì của tự do và dân chủ", không phải lúc nào cũng hành xử hoàn hảo .
    Vào thời điểm mà Hoa Kỳ quá vui mừng khi tự thể hiện mình là "một bức tường thành của tự do và dân chủ khi đối mặt với sự xâm lược của Nga", ông đưa ra một cái nhìn về những chương ít huy hoàng hơn trong lịch sử Hoa Kỳ .
    Đặc biệt, Drochmann nhớ lại các hoạt động quân sự mà Hoa Kỳ hiện đang tham gia. "Những gì thoạt nhìn có vẻ vô hại, nhưng ở cái nhìn thứ hai hóa ra lại là một danh mục kinh hoàng: thay đổi chế độ, chiến tranh ủy nhiệm và các cuộc tấn công trực tiếp", nhà báo lưu ý. "Nạn nhân chiến tranh tàn khốc từ Iraq , trẻ em chạy trốn khỏi ngôi làng đang cháy ở Việt Nam trong nước mắt , một đám cưới ở Afghanistan kết thúc trong mưa bom", ông liệt kê.
    Vì vậy, Hoa Kỳ là bất cứ điều gì ngoài một "người tốt" hoàn hảo, Drochmann tóm tắt.
    Trước đó, nhà khoa học chính trị Harlan Ullman , trong một bài báo cho The Hill, lưu ý rằng Hoa Kỳ đang phải đối mặt với chứng "mất trí nhớ lịch sử" không thể chữa khỏi do một "gen ngu ngốc" trong DNA chiến lược và chính trị của đất nước. Bất chấp những thay đổi về điều kiện chính sách đối ngoại, giới lãnh đạo chính trị Hoa Kỳ, bất kể ai đang nắm quyền, vẫn tiếp tục mắc những sai lầm tương tự, đưa lịch sử vào quên lãng.

    Trả lờiXóa
  8. Đọc lại bài báo năm 2016 của Google.tienlang
    Thứ Tư, 10 tháng 8, 2016
    VÌ SAO CHÍNH PHỦ VN KHÔNG HÙA THEO KÊU GỌI CỦA MỸ "MẠNH TAY" VỚI TQ?

    https://googletienlang2014.blogspot.com/2016/08/vi-sao-chinh-phu-vn-khong-hua-theo-keu.html
    Sau Phán quết của Tòa trọng tài vụ kiện Biển Đông, giới chức cầm quyền Mỹ thúc giục Việt Nam theo Philippin "thách thức Trung Quốc"! Thế nhưng, VÌ SAO CHÍNH PHỦ VIỆT NAM KHÔNG HÙA THEO KÊU GỌI CỦA MỸ "MẠNH TAY" VỚI TQ?
    Vì Việt Nam quá rõ bản chất hai mặt của anh bạn vàng Mỹ, cũng chẳng khá khẩm ơn TQ! Cả hai chỉ kích động cho mấy con tép nhỏ đánh nhau để rồi cả hai cùng hưởng lợi!
    Cũng may Việt Nam còn tỉnh hơn tất cả trong khu vực.
    Ngày 8.8, khu trục hạm tên lửa dẫn đường của hải quân Mỹ có chuyến thăm đầu tiên đến Trung Quốc để "xây dựng quan hệ", kể từ sau khi Tòa trọng tài ra phán quyết vụ kiện Biển Đông.
    Tàu khu trục USS Benford cập cảng Thanh Đảo, phía bắc Trung Quốc. Kể từ ngày 12.7, khi Tòa trọng tài ra phán quyết bác bỏ yêu sách "đường lưỡi bò", đây là chuyến thăm đầu tiên của một tàu chiến Mỹ đến Trung Quốc.
    Trong chuyến thăm, USS Benford tập trận tín hiệu với hải quân Trung Quốc.
    Phát biểu ngắn gọn với báo chí, trung tá L Harts, chỉ huy tàu nói rằng chuyến thăm nhằm mục đích "xây dựng quan hệ" với đối tác hải quân Trung Quốc. Theo tờ Mail, Đô đốc Scott Swift, quan chức hải quân hàng đầu của Mỹ ở Châu Á và gặp gỡ báo chí ở Thanh Đảo vào ngày 9.8.
    Trung Quốc bác bỏ phán quyết của Tòa trọng tài về vụ kiện của Philippines. Bắc Kinh nhiều lần đổ lỗi cho Mỹ khuấy động rắc rối ở Biển Đông.
    Tuần trước, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị cáo buộc Mỹ, Nhật, Australia "thổi bùng ngọn lửa" căng thẳng trong khu vực, sau khi 3 nước này ra tuyên bố chung yêu cầu Trung Quốc ngừng xây dựng tiền đồn quân sự hoặc cải tạo đảo ở vùng biển tranh chấp.

    Trả lờiXóa
  9. Chủ Nhật, 19 tháng 7, 2020
    Cuối tuần: BIỂN ĐẢO VÀ NGỤ NGÔN NĂM 2020

    https://googletienlang2014.blogspot.com/2020/07/cuoi-tuan-bien-ao-va-ngu-ngon-nam-2020.html
    1. Ngụ ngôn về chuyện “vinh danh” ngụy chết ở Hoàng Sa của Đặng Ngọc Tùng
    Đến tận bây giờ vẫn chưa có ai trả lời cho ông Lê Văn Thự câu hỏi: Có phải 74 lính VNCH chết ở Hoàng Sa năm 1974 do Trung Quốc bắn hay do chính đồng đội VNCH bắn từ tàu HQ5?

    Mà cho dù 74 người lính ngụy này chết dưới họng súng của Trung Quốc vì giữ Hoàng Sa chăng nữa thì cũng không thể thể vinh danh.
    Cái quan trọng nhất cần xem xét là: Họ giữ Hoàng Sa cho ai?
    Ví dụ đơn giản: Một nhà kia một hôm có kẻ cướp tấn công. Anh con trai ông chủ nhà tiếp tay cho kẻ cướp, chống lại bố mẹ và được tên kẻ cướp trả tiền. Anh con ông chủ nhà tiếp tục được tên cướp thuê trông coi một căn nhà đã cướp được. Một hôm, một tên cướp khác đến cướp căn nhà này, giết anh con trai ông chủ cũ của căn nhà.
    Vậy anh con trai kia có đáng vinh danh hay không?
    2.Ngụ ngôn về con hổ con sói vờn nhau trên Biển Đông (nhân Tuyên bố của Pompeo ngày 13/7/2020)
    Một bác nông dân tên Việt ở làng Tư Chính- một vùng quê hẻo lánh được thừa hưởng từ tổ tiên một căn nhà cấp 4, diện tích có chục mét vuông cùng khoảng sân vườn 3 sào. Thời xưa, đất cát nông thôn chưa có giá trị nên bác nông dân yên ổn làm ăn. Rồi cơ chế thị trường ập đến. Đô thị mở rộng. Nhiều thương lái đã đến dạm hỏi chuyển nhượng khu đất nhưng bác nông dân vẫn muốn giữ lại gia sản tổ tiên.

    Một hôm, có tên đại ca đầu gấu (tạm gọi là đầu gấu 1, hay nhóm Con hổ) dẫn một nhóm xăm trổ đến khu đất của bác nông dân, tuyên bố, từ nay khu đất này thuộc về đại ca (tạm gọi là đầu gấu 1, hay nhóm Con hổ). Tranh cãi xảy ra. Bác nông dân được sự ủng hộ của dân làng.
    Vài hôm sau, có một đại ca đầu gấu từ làng bên cạnh (tạm gọi là đầu gấu 2, hay nhóm Con sói) lại dẫn một dàn đệ tử săm trổ đến, chửi mắng đầu gấu 1 thậm tệ, rằng “mày là tên vô học, ỷ mạnh hiếp yếu”, rằng “chả có ai thừa nhận đòi hỏi chủ quyền vô lý của mày”… Dân làng vỗ tay đôm đốp!
    Đại ca 2 dõng dạc tuyên bố: -Tao bác bỏ toàn bộ yêu sách của Đại ca 1 về việc đòi chủ quyền toàn bộ nhà cửa và khu vườn. Từ nay, toàn bộ khu vườn 3 sào này thuộc về… cộng đồng, ai cũng có quyền sử dụng!
    Đại ca 1 tiu nghỉu bỏ đi.
    Tối đó, người ta bắt gặp Đại ca 1 và Đại ca 2 chén chú chén anh trong một nhà hàng trên phố!
    - May quá! Thằng nông dân kia rắn mặt lại được dân làng bảo vệ! Nếu không có bác thì chả bao giờ em thò được chân vào khu vườn!- Đại ca 1 xun xoe.
    - Chuyện! Chú bì sao được với anh! Hai trăm năm nay anh mày là Đại ca của các Đại ca, “Can thiệp” là nghề của anh mà lị!, - Đại ca 2 phấn khích!
    Rồi hai đại ca ôm nhau, cụng bia côm cốp!
    Đại ca 2 tiếp tục kể công:
    - Năm 16 (2016), nếu không có anh mày đạo diễn vụ phiên tòa (Tòa PCA) thì chú mày có cắm chân vào khu vườn của lão nông làng Phil hay không?
    Đại ca 1: Em cảm tạ cao kiến của Đại ca! Chả phải dùng đao búa mà cả 2 ta đều “win- win”!
    Đại ca 2: Dưng mày phải bồi thường cho anh vì phải nghe chửi! Tên nông dân làng Phil đó đến nay vẫn ấm ức chửi anh. Hắn chửi: “Tôi sẽ không bao giờ thắng được Đầu gấu 1. Trong khi ông Đầu gấu 2 luôn đứng sau thúc đẩy tôi… Ông Đầu gấu 2 nghĩ người làng Phil là giun dế? Vậy thì tôi muốn nói các anh đại ca 2 cứ đem đao búa, giáo mác, súng ống đến đây! Hãy nổ phát súng đầu tiên và chúng tôi sẽ đứng sau các anh. Nào, hãy chiến đấu nào!" – Lão nông làng Phil nói!



    Đại ca 1: Anh yên tâm đê! Nó chửi thì nó nghe thui! Có chi mà xoắn!
    Cả hai đại ca lại cười ha hả, cụng ly côm cốp!
    Như sực nhớ điều gì, Đại ca 1 hỏi Đại ca 2: - À này, sao anh không "quốc hữu hóa", à quên "cộng đồng hóa" cái căn nhà cấp 4 của thằng nông dân Việt luôn thể?
    - Mày ngu! Làm thế lòi đuôi ăn cướp à?, đại ca 2 giảng giải. Để người ta còn con đường sống ngắc ngoải chớ! Cái nhà giàn DK đó từ nay không còn khu vườn xung quanh thì cũng vô dụng thôi!!!
    - Vầng, anh dạy chí phải!
    Trường Minh- Cộng tác viên Google.tienlang, sáng tác

    Trả lờiXóa
  10. Dân mạng chỉ trích Borrell sau tuyên bố của ông này về thỏa thuận ngũ cốc
    18:00 31.10.2022
    MATXCƠVA (Sputnik) - Người dùng Twitter đã chỉ trích tuyên bố của Đại diện Cấp cao về Ngoại giao của EU Josep Borrell về thỏa thuận ngũ cốc khi ông này kêu gọi Nga quay trở lại thực thi thỏa thuận.
    "Quyết định của Nga rút khỏi sáng kiến ​​ngũ cốc gây nguy hiểm cho chuỗi cung ứng chính về ngũ cốc và phân bón, cần thiết để chống lại nạn đói toàn cầu do cuộc xung đột ở Ukraina gây ra", - chính trị gia này viết trên mạng xã hội.

    Tuy nhiên, các nhà bình luận cáo buộc quan chức này có tiêu chuẩn kép.
    "Rõ ràng, các nước EU là những nước đói nhất", - madmax viết.
    Ngũ cốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.10.2022
    NATO kêu gọi Nga trở lại tham gia thỏa thuận ngũ cốc
    Hôm qua, 23:45
    "Mọi hành động đều có phản ứng. Đối với mỗi hành động khủng bố của NATO, Nga đều có biện pháp đối phó tương xứng", - người dùng nói.
    "Nhưng ông sẽ không yêu cầu người Ukraina và các ông chủ người Anh của họ không tấn công hạm đội Biển Đen, nguyên nhân dẫn đến việc hủy bỏ thỏa thuận ngũ cốc?" - Radiateur LeChat hỏi.

    Olletver nói:
    “Nhưng liệu châu Âu có vi phạm các điều khoản của thỏa thuận không? Ngũ cốc chủ yếu dành cho các nước châu Phi”.
    - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.10.2022
    Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
    Nga sau vụ tấn công khủng bố từ Kiev sẽ ngừng tham gia vào thỏa thuận ngũ cốc
    29 Tháng Mười, 21:50
    Stephen kết luận:
    "Nga đã cung cấp ngũ cốc MIỄN PHÍ cho các quốc gia có nhu cầu. Điều này đã được công bố vào tuần trước. Tin hay không thì tùy, Nga và các quốc gia cần ngũ cốc có thể thu xếp việc giao nhận hàng mà không có bất kỳ sự can thiệp nào của EU hoặc Mỹ".
    Nga đã ngừng tham gia xuất khẩu nông sản từ các cảng của Ukraina vì vụ tấn công khủng bố ở vùng biển Sevastopol, Bộ Quốc phòng đưa tin hôm thứ Bảy. Sáng sớm ngày 29 tháng 10, Kiev đã thực hiện một cuộc tấn công khủng bố vào các tàu của Hạm đội Biển Đen và các tàu dân sự đang ở trên đường bên ngoài và bên trong của căn cứ Sevastopol.

    Trả lờiXóa
  11. Biden mất bình tĩnh trong cuộc trò chuyện với Zelensky
    19:48 31.10.2022
    MOSKVA (Sputnik) - Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden bất bình trong cuộc điện đàm với Vadimir Zelensky trước thái độ vô ơn của tổng thống Ukraina đối với viện trợ quân sự cung cấp cho Kiev, NBC News đưa tin, trích dẫn những nguồn tin thông thạo về vấn đề này.
    Biden và Zelensky thường xuyên tiến hành điện đàm sau khi Mỹ công bố gói viện trợ tiếp theo cho Ukraina. Tuy nhiên, theo kênh truyền hình, cuộc trò chuyện giữa họ vào tháng 6 khác với những lần trước.
    "Biden khó khăn kết thúc nói chuyện với Zelensky rằng ông đã phê duyệt khoản viện trợ quân sự trị giá 1 tỷ đô la nữa cho Ukraina trong khi Zelensky bắt đầu liệt kê tất cả những sự trợ giúp thêm mà ông ta cần nhưng không nhận được. Biden đã mất bình tĩnh ... Người dân Mỹ khá hào phóng, và chính quyền của ông và quân đội Mỹ đang nỗ lực làm việc để giúp Ukraina, Biden nói cao giọng và Zelensky lẽ ra nên thể hiện lòng biết ơn nhiều hơn một chút", - kênh truyền hình đưa tin.
    Trước cuộc điện thoại ngày 15 tháng 6 này, sự bất mãn của Biden với Zelensky đã hình thành trong nhiều tuần, các nguồn tin cho biết. Theo họ, Tổng thống Mỹ và một số phụ tá của ông tin rằng Washington đang làm mọi thứ có thể và nhanh nhất có thể, nhưng Zelensky tiếp tục công khai chỉ chú ý đến những gì chưa được thực hiện.
    "Sau khi Zelensky bị từ chối trong một cuộc điện đàm vào tháng 6, nhóm của ông ta đã quyết định cố gắng xoa dịu căng thẳng bằng cách kết luận rằng những bất đồng với Tổng thống Mỹ là không có lợi", - các nguồn tin nói với kênh NBC News.

    Cùng ngày, Zelensky công khai cảm ơn Biden về sự giúp đỡ đã hứa, theo NBC News. Các nguồn tin ở Washington nói với kênh truyền hình rằng sau cuộc trò chuyện đó, mối quan hệ của Biden và Zelensky đã được cải thiện.

    Trả lờiXóa
  12. Điện Kremlin: Thỏa thuận ngũ cốc trở nên rủi ro và nguy hiểm
    19:00 31.10.2022
    MATXCƠVA (Sputnik) - Thỏa thuận ngũ cốc đang trở nên rủi ro và khó thực hiện do không thể đảm bảo an toàn cho việc vận chuyển, thư ký báo chí của nhà lãnh đạo Nga Dmitry Peskov cho biết.
    "Trong bối cảnh khi Nga nói về việc không thể đảm bảo an toàn hàng hải ở những khu vực này, tất nhiên, một thỏa thuận như vậy là khó khả thi. Giờ đây thỏa thuận ngũ cốc mang đặc điểm khác, rủi ro, nguy hiểm hơn nhiều và không được đảm bảo", - Peskov nói khi trả lời câu hỏi của các nhà báo về việc liệu "thỏa thuận ngũ cốc" có thể tiếp tục mà không có sự tham gia của Nga hay không.

    Ngày 31/10, LHQ đã nhất trí với Ukraina và Thổ Nhĩ Kỳ về việc di chuyển của 16 tàu và dự định kiểm tra 40 tàu đang neo đậu gần Istanbul.
    Điện Kremlin trả lời câu hỏi về các cuộc đàm phán thỏa thuận ngũ cốc
    Dmitry Peskov, thư ký báo chí của Tổng thống Liên bang Nga cho biết, Nga có thể đảm bảo rằng sẽ sẵn sàng bù đắp sự sụt giảm khối lượng ngũ cốc cho các nước nghèo nhất ở châu Phi bằng chi phí của mình, nhưng vấn đề này rất phức tạp và cần được giải quyết.
    Thu hoạch lúa mì ở Crimea - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.10.2022
    Thỏa thuận ngũ cốc đang tạm dừng. Chuyện gì sẽ xảy ra với giá cả?
    17:35
    “Cũng có một tuyên bố của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp của chúng tôi, Dmitry Patrushev, rằng Nga sẵn sàng bù đắp sự thiếu hụt về sản lượng cho các nước nghèo nhất. Một lần nữa, tôi nhân cơ hội này để nhắc quý vị rằng chỉ có một phần nhỏ ngũ cốc trong khuôn khổ thỏa thuận này tới được các nước nghèo nhất, phần còn lại được chuyển tới những nước không phải là nghèo nhất và nằm ở châu Âu”, - Peskov nói, trả lời câu hỏi của các nhà báo về việc liệu Liên bang Nga có biết cách làm thế nào hỗ trợ các nước châu Phi hay không sau khi Nga ngừng tham gia "thỏa thuận ngũ cốc".

    Ông lưu ý rằng đây là vấn đề phức tạp và cần giải quyết.
    Ông Peskov nhấn mạnh:
    “Cho đến nay, chúng tôi chỉ có thể đảm bảo sự sẵn sàng của phía Nga để bù đắp khối lượng sụt giảm”.
    Khi được hỏi về các điều kiện để tiếp tục thỏa thuận ngũ cốc, Peskov không đưa ra được câu trả lời.
    Nga đã ngừng tham gia xuất khẩu nông sản từ các cảng của Ukraina vì vụ tấn công khủng bố ở vùng biển Sevastopol, Bộ Quốc phòng đưa tin hôm thứ Bảy. Sáng sớm ngày 29 tháng 10, Kiev đã thực hiện một cuộc tấn công khủng bố vào các tàu của Hạm đội Biển Đen và các tàu dân sự đang ở trên đường bên ngoài và bên trong của căn cứ Sevastopol.

    Trả lờiXóa
  13. Truyền thông: Đã đến lúc phương Tây thừa nhận rằng họ không còn thống trị thế giới
    18:16 31.10.2022
    MATXCƠVA (Sputnik) - Đã đến lúc phương Tây phải công nhận rằng thế giới đang ngày càng "xoay trục" sang phương Đông, trở nên đa cực và "các giá trị dân chủ" đã mất đi sức hấp dẫn, tạp chí Le Point của Pháp viết.
    Như Sebastien Busois, tác giả của bài báo, đã nhận định, trục Matxcơva-Bắc Kinh đang phát triển và gây cạnh tranh nghiêm trọng, trước hết với sự bá quyền của Hoa Kỳ. Nhưng thay vì chính sách thích ứng với hoàn cảnh thay đổi, Washington vẫn cứng đầu giữ nguyên quan điểm của mình.
    “Chúng ta đã bỏ qua điều hiển nhiên quá lâu: các giá trị 'dân chủ', tự do và tất cả niềm tin gần như tôn giáo 'vào nền văn minh phương Tây' mà chúng ta đã lặp đi lặp lại và cố gắng xuất khẩu trong hai mươi năm qua một cách vô ích, đã không còn ý nghĩa ban đầu của mình và mất sức hấp dẫn. Thế giới ngày càng ít tin tưởng vào "nền dân chủ" của chúng ta, đồng thời hướng về phương Đông", - Busua chắc chắn.
    Tác giả tin rằng lý do của sự xoay trục này chủ yếu là do chính sách của chính phương Tây, vốn đã áp đặt "luật chơi" rồi lại tự vi phạm quy định do chính mình đặt ra trong suốt nhiều năm. Theo ông, vị trí bá chủ của đồng USD trong thương mại thế giới vẫn có thể duy trì trật tự thế giới cũ, nhưng không lâu.
    “Trong nhiều thế kỷ, các nước phương Tây đã nắm quyền lãnh đạo thế giới và tạo ra các công cụ hợp pháp hóa và tiêu chuẩn hóa quốc tế của riêng mình. Nhưng chủ nghĩa đa biên phần lớn đã trở nên lỗi thời, bởi vì chính các nước phương Tây đã bắt đầu vi phạm nó. Chỉ cần quan sát khả năng kém cỏi của LHQ và sự bất lực đáng phẫn nộ của "cộng đồng quốc tế" trong việc giải quyết vấn đề giữa các quốc gia", - tác giả giải thích.
    Busua nhấn mạnh rằng cách duy nhất để phương Tây tồn tại trong thế giới đa cực mới đang trỗi dậy là con đường ngoại giao và cùng quan tâm đến các nền văn minh khác.

    Trả lờiXóa