Lời dẫn: Tại bài XIN HỎI BT BỘ GD PHÙNG XUÂN NHẠ: VÌ SAO ÔNG LỰA CHỌN TOÀN
NHỮNG KẺ PHẢN ĐỘNG ĐỂ BIÊN SOẠN VÀ THẨM ĐỊCH SÁCH???, có ý kiến bác Cựu Chiến binh đáng chú ý:
"Cựu Chiến
binh 14:47 30 tháng 11, 2020
Ông cán bộ nào cũng nói đến “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” nhưng có lẽ chính họ, kể cả Bộ trưởng Bộ GD Phùng Xuân Nhạ cũng chả biết “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” là gì.
Tôi đề nghị Google.tienlang đã giúp ông Bộ trưởng thì giúp cho trót, xin hãy đăng Toàn văn Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII!"
Bác Cựu Chiến binh nói rất có lý. Bởi sự tự diễn biến,
tự chuyển hóa, vi phạm Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII của các ông Nguyễn Minh Thuyết, Đỗ
Ngọc Thống và Trần Đình Sử là quá rõ ràng, diễn ra từ lâu, liên tục trong thời gian dài. Bản thân các ông này cũng không có ý định che giấu những hoạt động chống phá Đảng và Nhà nước. Thế mà ông Bộ trưởng Bộ
Giáo dục không hề hay biết, vẫn ngang nhiên lựa chọn những kẻ phản động này để thực
thi một nhiệm vụ vô cùng quan trọng là biên soạn và thẩm định sách giáo khoa- sản
phẩm để giáo dục, đào tạo thế hệ tương lai cho Đất nước. Điều này chứng tỏ ông
BT Bộ GD Phùng Xuân Nhạ không biết hoặc cố tình phớt lờ Nghị quyết của Đảng!
Theo yêu cầu hợp tình hợp lý này của bạn đọc,
Google.tienlang trân trọng giới thiệu toàn văn Nghị quyết.
**********
Ngày 30-10-2016, thay mặt Ban Chấp hành Trung ương
Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành
Nghị quyết số 04-NQ/TW.
Tên gọi đầy đủ của Nghị quyết là: Nghị quyết hội
nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về tăng cường xây dựng,
chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức,
lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa"
trong nội bộ.
TOÀN VĂN NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 4- KHÓA
XII
về
tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự
chuyển hóa" trong nội bộ.
I - TÌNH HÌNH VÀ NGUYÊN NHÂN
1. Tình hình
Nhìn một cách tổng thể, trong suốt quá trình xây dựng,
chiến đấu, trưởng thành và lãnh đạo cách mạng, hơn 86 năm qua Đảng ta luôn giữ
vững bản lĩnh chính trị, bản chất cách mạng và khoa học; kiên định chủ nghĩa
Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội;
thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn và ngày càng lớn mạnh.
Dưới sự lãnh đạo đúng đắn, sáng suốt của Đảng, nhân
dân ta đã giành được hết thắng lợi này đến thắng lợi khác, lập nên những kỳ
tích trong thế kỷ XX.
Trong thời kỳ đổi mới, Đảng đã lãnh đạo đất nước vượt
qua khó khăn, thách thức và đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử,
thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc;
Giữ vững ổn định chính trị; phát triển kinh tế - xã
hội, đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; tăng cường quốc
phòng - an ninh; mở rộng quan hệ đối ngoại, nâng cao vị thế của nước ta trên
trường quốc tế; củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.
Đảng ta xứng đáng là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và
xã hội. Đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ và vị thế như ngày nay. Đó là kết
quả sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, trong đó
có sự hy sinh quên mình và đóng góp quan trọng của đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Chúng ta có quyền tự hào về bản chất tốt đẹp, truyền
thống anh hùng và lịch sử vẻ vang của Đảng ta - Đảng của Chủ tịch Hồ Chí Minh
vĩ đại, đại biểu của dân tộc Việt Nam anh hùng.
Việc thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về
xây dựng Đảng đã tạo được những chuyển biến tích cực trong hệ thống chính trị.
Quá trình tự phê bình và phê bình đã góp phần đấu
tranh với những suy nghĩ và hành vi sai trái nhằm cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe,
từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực. Nhiều vụ án tham nhũng
nghiêm trọng, phức tạp đã được phát hiện và tập trung chỉ đạo điều tra, truy tố,
xét xử nghiêm minh, được nhân dân đồng tình, ủng hộ.
Công tác đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng
suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" đạt được một số
kết quả; tích cực đấu tranh phòng, chống "diễn biến hòa bình" của các
thế lực thù địch.
Những kết quả đó đã góp phần quan trọng vào thành
công của đại hội đảng bộ các cấp, Đại hội XII của Đảng và bầu cử đại biểu Quốc
hội khóa XIV, đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021.
Tuy nhiên, công tác xây dựng Đảng còn không ít hạn
chế, khuyết điểm. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, nghiên cứu, tổng kết thực
tiễn, giảng dạy và học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh chưa đáp
ứng yêu cầu.
Nội dung sinh hoạt đảng ở nhiều nơi còn đơn điệu,
hình thức, hiệu quả chưa cao. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của không ít tổ
chức đảng còn thấp, thậm chí có nơi mất sức chiến đấu. Công tác tổ chức, cán bộ
và quản lý cán bộ, đảng viên còn yếu kém.
Nhiều cán bộ, đảng viên, trong đó có người đứng đầu
chưa thể hiện tính tiên phong, gương mẫu; còn biểu hiện quan liêu, cửa quyền,
chưa thực sự sâu sát thực tế, cơ sở. Công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng
chưa đủ sức răn đe, ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái.
Thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, một số
việc chưa đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra. Tự phê bình và phê bình nhiều nơi mang
tính hình thức; vẫn còn tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm; một số cán
bộ, đảng viên thiếu tự giác nhận khuyết điểm và trách nhiệm của mình trong công
việc được giao.
Việc phân định thẩm quyền, trách nhiệm, mối quan hệ
công tác của người đứng đầu với tập thể cấp ủy, lãnh đạo cơ quan, đơn vị chưa
rõ ràng.
Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức,
lối sống của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt,
có bộ phận còn diễn biến tinh vi, phức tạp hơn; tham nhũng, lãng phí, tiêu cực
vẫn còn nghiêm trọng, tập trung vào số đảng viên có chức vụ trong bộ máy nhà nước.
Tình hình mâu thuẫn, mất đoàn kết nội bộ không chỉ ở
cấp cơ sở mà ở cả một số cơ quan Trung ương, tập đoàn kinh tế, tổng công ty.
Nhiều tổ chức đảng, đảng viên còn hạn chế trong nhận
thức, lơ là, mất cảnh giác, lúng túng trong nhận diện và đấu tranh, ngăn chặn
"tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; việc đấu tranh, phản bác
những luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch, tổ chức phản động,
phần tử cơ hội, bất mãn chính trị còn bị động, thiếu sắc bén và hiệu quả chưa
cao.
Trong khi đó, sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo
đức, lối sống dẫn tới "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" chỉ
là một bước ngắn, thậm chí rất ngắn, nguy hiểm khôn lường, có thể dẫn tới tiếp
tay hoặc cấu kết với các thế lực xấu, thù địch, phản bội lại lý tưởng và sự
nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc.
Những hạn chế, khuyết điểm nêu trên làm giảm sút
vai trò lãnh đạo của Đảng; làm tổn thương tình cảm và suy giảm niềm tin của
nhân dân đối với Đảng, là một nguy cơ trực tiếp đe dọa sự tồn vong của Đảng và
chế độ.
2. Nguyên nhân
Tình hình trên có cả nguyên nhân khách quan và chủ
quan, trong đó, nguyên nhân chủ quan là chủ yếu.
1) Nguyên nhân khách quan:
Tác động từ khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội trên
thế giới sau sự sụp đổ của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu; từ mặt
trái của kinh tế thị trường, những hoạt động lợi dụng sự phát triển của khoa học
công nghệ thông tin, toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế.
Những khó khăn, thách thức của các nước đi theo con
đường xã hội chủ nghĩa trong bối cảnh quốc tế hiện nay; nhiều vấn đề mới, phức
tạp phát sinh từ thực tiễn nhưng chưa được lý giải và xử lý kịp thời, hiệu quả.
Các thế lực thù địch, phản động đẩy mạnh thực hiện
chiến lược "diễn biến hoà bình", lợi dụng các vấn đề "dân chủ",
"nhân quyền", dân tộc, tôn giáo và những yếu kém, sơ hở, mất cảnh
giác của ta để xuyên tạc, bóp méo tình hình; cổ súy cho lối sống hưởng thụ, thực
dụng, ích kỷ, cá nhân chủ nghĩa;
Đồng thời, cấu kết với các phần tử cơ hội và bất
mãn chính trị hoạt động ráo riết, chống phá cách mạng ngày càng tinh vi, nguy
hiểm hơn.
2) Nguyên nhân chủ quan:
Nguyên nhân sâu xa, chủ yếu của tình trạng suy
thoái ở một bộ phận cán bộ, đảng viên trước hết là do bản thân những cán bộ, đảng
viên đó thiếu tu dưỡng, rèn luyện; lập trường tư tưởng không vững vàng, hoang
mang, dao động trước những tác động từ bên ngoài; sa vào chủ nghĩa cá nhân ích
kỷ, hẹp hòi, bị cám dỗ bởi các lợi ích vật chất, không làm tròn trách nhiệm, bổn
phận của mình trước Đảng, trước dân.
Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng
viên về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giảng dạy và học tập nghị
quyết của Đảng chưa được coi trọng đúng mức, kém hiệu quả, nội dung và phương
pháp giáo dục, truyền đạt chậm đổi mới; chưa tạo được sự thống nhất cao trong
nhận thức về tình trạng suy thoái , những biểu hiện "tự diễn biến",
"tự chuyển hóa" và những hậu quả gây ra.
Sinh hoạt đảng, nhất là sinh hoạt chi bộ ở nhiều
nơi còn hình thức, đơn điệu. Công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận
chưa có chiều sâu, không theo kịp tình hình thực tế. Chưa chú trọng xây dựng,
tuyên truyền, nhân rộng những mô hình mới, điển hình tiên tiến, lấy tích cực đẩy
lùi tiêu cực.
Một số nghị quyết về xây dựng, chỉnh đốn Đảng có nội
dung chưa sát thực tiễn, thiếu tính khả thi và thiếu chế tài xử lý.
Nhiều cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu các cấp
chưa có quyết tâm chính trị cao; việc cụ thể hóa các nghị quyết, chỉ thị, kết
luận của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thành chương trình,
kế hoạch tổ chức thực hiện ở một số địa phương, đơn vị còn chung chung, chỉ đạo
thiếu quyết liệt, còn trông chờ, ỷ lại cấp trên; một số cán bộ lãnh đạo, quản
lý các cấp, trong đó có cả cán bộ cấp cao thiếu tiên phong, gương mẫu.
Việc xử lý cán bộ, đảng viên vi phạm còn nương nhẹ,
nể nang, thiếu cương quyết. Chưa có cơ chế khen thưởng những tập thể, cá nhân tổ
chức thực hiện nghị quyết sáng tạo, có hiệu quả và xử lý nghiêm những tập thể,
cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không nghiêm túc.
Việc nghiên cứu, sửa đổi, ban hành cơ chế, chính
sách, luật pháp thích ứng với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa chưa kịp thời.
Tổ chức bộ máy còn cồng kềnh, chồng chéo, hoạt động
kém hiệu lực, hiệu quả. Cơ chế kiểm soát quyền lực chậm được hoàn thiện, còn
nhiều sơ hở.
Thiếu cơ chế để xử lý, thay thế kịp thời những cán
bộ lãnh đạo, quản lý yếu về năng lực, giảm sút uy tín, trì trệ trong công tác,
kém hiệu quả trong phòng ngừa, đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực. Chậm ban
hành quy định xử lý tổ chức, cá nhân có biểu hiện suy thoái, "tự diễn biến",
"tự chuyển hóa".
Đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ còn nể nang, cục bộ.
Một số c ơ chế, chính sách trong đề bạt, bổ nhiệm cán bộ chưa công bằng; chính
sách tiền lương, nhà ở chưa tạo được động lực cống hiến cho cán bộ, công chức.
Việc thực hiện kỷ cương, kỷ luật của Đảng chưa
nghiêm, còn có biểu hiện "nhẹ trên, nặng dưới". Công tác quản lý cán
bộ, đảng viên còn thiếu chặt chẽ.
Nguyên tắc tập trung dân chủ ở nhiều nơi bị buông lỏng;
nguyên tắc tự phê bình và phê bình thực hiện không nghiêm, chưa có cơ chế để bảo
vệ người đấu tranh phê bình.
Sự phối hợp giữa công tác kiểm tra, giám sát của Đảng
với công tác thanh tra, kiểm toán , điều tra, truy tố, xét xử chưa chặt chẽ, xử
lý chưa đủ nghiêm minh. Công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí
chưa đạt yêu cầu; việc kê khai tài sản, thu nhập còn hình thức.
Chưa chủ động và thiếu giải pháp phù hợp để định hướng
thông tin trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng và công nghệ thông tin, mạng
xã hội phát triển mạnh mẽ.
Việc quản lý thông tin còn lỏng lẻo, thiếu giải
pháp đủ mạnh để đấu tranh có hiệu quả với các thông tin sai lệch, phản bác lại
những luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch , phản động, phần tử cơ hội
và bất mãn chính trị.
Việc phát huy vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ
quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, các cơ quan truyền thông và nhân dân
trong đấu tranh, ngăn chặn suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển
hóa" trong cán bộ, đảng viên còn hạn chế, hiệu quả chưa cao.
II - NHẬN DIỆN NHỮNG BIỂU HIỆN SUY THOÁI VỀ TƯ TƯỞNG
CHÍNH TRỊ, ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG, "TỰ DIỄN BIẾN", "TỰ CHUYỂN
HÓA"
1. Biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị
1) Phai nhạt lý tưởng cách mạng; dao động, giảm sút
niềm tin vào mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hoài nghi, thiếu tin
tưởng vào chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
2) Xa rời tôn chỉ, mục đích của Đảng; không kiên định
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; phụ họa theo những nhận thức lệch lạc, quan
điểm sai trái.
3) Nhận thức sai lệch về ý nghĩa, tầm quan trọng của
lý luận và học tập lý luận chính trị; lười học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước.
4) Không chấp hành nghiêm các nguyên tắc tổ chức của
Đảng; sa sút ý chí phấn đấu, không gương mẫu trong công tác; né tránh trách nhiệm,
thiếu trách nhiệm, trung bình chủ nghĩa, làm việc qua loa, đại khái, kém hiệu
quả; không còn ý thức hết lòng vì nước, vì dân, không làm tròn chức trách, nhiệm
vụ được giao.
5) Trong tự phê bình còn giấu giếm, không dám nhận
khuyết điểm; khi có khuyết điểm thì thiếu thành khẩn, không tự giác nhận kỷ luật.
Trong phê bình thì nể nang, né tránh, ngại va chạm, thấy đúng không bảo vệ, thấy
sai không đấu tranh; lợi dụng phê bình để nịnh bợ, lấy lòng nhau hoặc vu khống,
bôi nhọ, chỉ trích, phê phán người khác với động cơ cá nhân không trong sáng.
6) Nói và viết không đúng với quan điểm, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nói không đi đôi với làm; hứa nhiều
làm ít; nói một đằng, làm một nẻo; nói trong hội nghị khác, nói ngoài hội nghị
khác; nói và làm không nhất quán giữa khi đương chức với lúc về nghỉ hưu.
7) Duy ý chí, áp đặt, bảo thủ, chỉ làm theo ý mình;
không chịu học tập, lắng nghe, tiếp thu ý kiến hợp lý của người khác.
8) Tham vọng chức quyền, không chấp hành sự phân
công của tổ chức; kén chọn chức danh, vị trí công tác; chọn nơi có nhiều lợi
ích, chọn việc dễ, bỏ việc khó; không sẵn sàng nhận nhiệm vụ ở nơi xa, nơi có
khó khăn. Thậm chí còn tìm mọi cách để vận động, tác động, tranh thủ phiếu bầu,
phiếu tín nhiệm cho cá nhân một cách không lành mạnh.
9) Vướng vào "tư duy nhiệm kỳ", chỉ tập
trung giải quyết những vấn đề ngắn hạn trước mắt, có lợi cho mình; tranh thủ bổ
nhiệm người thân, người quen, người nhà dù không đủ tiêu chuẩn, điều kiện giữ
chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc bố trí, sắp xếp vào vị trí có nhiều lợi ích .
2. Biểu hiện về suy thoái đạo đức, lối sống
1) Cá nhân chủ nghĩa, sống ích kỷ, thực dụng, cơ hội,
vụ lợi; chỉ lo thu vén cá nhân, không quan tâm đến lợi ích tập thể; ganh ghét,
đố kỵ, so bì, tị nạnh, không muốn người khác hơn mình.
2) Vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, gây mất
đoàn kết nội bộ; đoàn kết xuôi chiều, dân chủ hình thức; cục bộ, bè phái, kèn cựa
địa vị, tranh chức, tranh quyền; độc đoán, gia trưởng, thiếu dân chủ trong chỉ
đạo, điều hành.
3) Kê khai tài sản, thu nhập không trung thực.
4) Mắc bệnh "thành tích", háo danh, phô
trương, che dấu khuyết điểm, thổi phồng thành tích, "đánh bóng" tên
tuổi; thích được đề cao, ca ngợi; "chạy thành tích", "chạy khen
thưởng", "chạy danh hiệu".
5) Quan liêu, xa rời quần chúng, không sâu sát cơ sở,
thiếu kiểm tra, đôn đốc, không nắm chắc tình hình địa phương, cơ quan, đơn vị
mình; thờ ơ, vô cảm, thiếu trách nhiệm trước những khó khăn, bức xúc và đòi hỏi
chính đáng của nhân dân.
6) Quyết định hoặc tổ chức thực hiện gây lãng phí,
thất thoát tài chính, tài sản, ngân sách nhà nước, đất đai, tài nguyên...; đầu
tư công tràn lan, hiệu quả thấp hoặc không hiệu quả; mua sắm, sử dụng tài sản
công vượt quy định; chi tiêu công quỹ tùy tiện, vô nguyên tắc. Sử dụng lãng phí
nguồn nhân lực, phí phạm thời gian lao động.
7) Tham ô, tham nhũng, lợi dụng chức vụ, quyền hạn
cấu kết với doanh nghiệp, với đối tượng khác để trục lợi. Lợi dụng, lạm dụng chức
vụ, quyền hạn được giao để dung túng, bao che, tiếp tay cho tham nhũng, tiêu cực.
8) Thao túng trong công tác cán bộ; chạy chức, chạy
quyền, chạy chỗ, chạy luân chuyển, chạy bằng cấp, chạy tội... Sử dụng quyền lực
được giao để phục vụ lợi ích cá nhân hoặc để người thân, người quen lợi dụng chức
vụ, quyền hạn của mình để trục lợi.
9) Đánh bạc, rượu chè bê tha, mê tín dị đoan, ủng hộ
hoặc tham gia các tổ chức tôn giáo bất hợp pháp. Sa vào các tệ nạn xã hội, vi
phạm thuần phong, mỹ tục, truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, chuẩn mực đạo
đức gia đình và xã hội.
3. Biểu hiện "tự diễn biến", "tự
chuyển hóa" trong nội bộ
1) Phản bác, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh và các nguyên tắc tổ chức của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung
dân chủ; đòi thực hiện "đa nguyên, đa đảng".
2) Phản bác, phủ nhận nền dân chủ xã hội chủ nghĩa,
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đòi thực hiện thể chế "tam quyền
phân lập", phát triển "xã hội dân sự" . Phủ nhận nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai.
3) Nói, viết, làm trái quan điểm, chủ trương, đường
lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hạ thấp, phủ nhận những thành
quả cách mạng; thổi phồng khuyết điểm của Đảng, Nhà nước. Xuyên tạc lịch sử, bịa
đặt, vu cáo các lãnh tụ tiền bối và lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
4) Kích động tư tưởng bất mãn, bất đồng chính kiến,
chống đối trong nội bộ. Lợi dụng và sử dụng các phương tiện thông tin, truyền
thông, mạng xã hội để nói xấu, bôi nhọ, hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng,
gây chia rẽ nội bộ, nghi ngờ trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
5) Phủ nhận vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về
mọi mặt của Đảng đối với lực lượng vũ trang; đòi "phi chính trị hoá"
quân đội và công an; xuyên tạc đường lối quốc phòng toàn dân và an ninh nhân
dân; chia rẽ quân đội với công an; chia rẽ nhân dân với quân đội và công an.
6) Móc nối, cấu kết với các thế lực thù địch, phản
động và các phần tử cơ hội, bất mãn chính trị để truyền bá tư tưởng, quan điểm
đối lập; vận động, tổ chức, tập hợp lực lượng để chống phá Đảng và Nhà nước.
7) Đưa thông tin sai lệch, xuyên tạc đường lối,
chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước; thông tin phiến diện, một chiều về
tình hình quốc tế, gây bất lợi trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước.
8) Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo
chí, văn học - nghệ thuật. Tác động, lôi kéo, lái dư luận xã hội không theo đường
lối của Đảng; cổ súy cho quan điểm, tư tưởng dân chủ cực đoan; thổi phồng mặt
trái của xã hội. Sáng tác, quảng bá những tác phẩm văn hóa, nghệ thuật lệch lạc,
bóp méo lịch sử, hạ thấp uy tín của Đảng.
9) Có tư tưởng dân tộc hẹp hòi, tôn giáo cực đoan.
Lợi dụng vấn đề "dân chủ", "nhân quyền", dân tộc, tôn giáo
để gây chia rẽ nội bộ, gây chia rẽ giữa các dân tộc, giữa các tôn giáo, giữa
dân tộc và tôn giáo, giữa các dân tộc, tôn giáo với Đảng và Nhà nước.
III - MỤC TIÊU, QUAN ĐIỂM
1. Mục tiêu
Nhận thức sâu sắc về nguy cơ, nhận diện đúng những
biểu hiện và đề ra các giải pháp phù hợp để đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi có hiệu
quả tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu
hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ.
Kiên quyết khắc phục những yếu kém trong công tác
cán bộ và quản lý cán bộ; xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ
lãnh đạo, quản lý các cấp có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức, trách
nhiệm, năng lực và động cơ đúng đắn, thực sự tiên phong, gương mẫu, luôn đặt lợi
ích của tập thể, quốc gia, dân tộc lên trên lợi ích cá nhân, thực sự là cán bộ
của dân, phục vụ nhân dân. Củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.
2. Quan điểm
Nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá
đúng sự thật. Kết hợp giữa "xây" và "chống";
"xây" là nhiệm vụ cơ bản, chiến lược, lâu dài; "chống" là
nhiệm vụ quan trọng, cấp bách.
Kiên quyết, kiên trì thực hiện với quyết tâm chính
trị cao, nỗ lực lớn; phát huy sự chủ động, sáng tạo và sức mạnh tổng hợp của cả
hệ thống chính trị, của nhân dân, trong đó cán bộ lãnh đạo, quản lý, trước hết
là cán bộ cấp cao, cán bộ chủ chốt, người đứng đầu các cấp là nòng cốt; thực hiện
quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái,
"tự diễn biến", "tự chuyển hóa" có hiệu quả, nhất là những
vụ việc gây bức xúc trong dư luận để củng cố niềm tin của nhân dân đối với Đảng.
Tăng cường sự lãnh đạo và đoàn kết, thống nhất
trong Đảng, trước hết là Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, cấp
ủy và ban thường vụ cấp ủy các cấp. Giữ vững nguyên tắc, kỷ luật, kỷ cương của
Đảng; đề cao pháp luật của Nhà nước.
Chủ động phòng ngừa, tích cực đấu tranh làm thất bại
âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch, phản động và các phần tử cơ hội, bất
mãn chính trị.
IV - CÁC NHÓM NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
Đại hội XII đã đề ra yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng, chỉnh
đốn Đảng với 10 giải pháp cơ bản, trong đó nhấn mạnh phải kiên quyết, kiên trì
tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, với trọng tâm là đấu tranh
ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống,
"tự diễn biến", "tự chuyển hóa " trong nội bộ.
Vì vậy, các cấp ủy, tổ chức đảng cần tập trung lãnh
đạo, chỉ đạo thực hiện đồng bộ, toàn diện, có hiệu quả các nhóm nhiệm vụ, giải
pháp sau:
1. Về công tác chính trị tư tưởng, tự phê bình và
phê bình
1) Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nâng cao nhận thức
trong toàn Đảng về ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng và sự cần thiết của việc học
tập, nghiên cứu, vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng
Hồ Chí Minh.
Có kế hoạch học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ lý
luận bắt buộc hằng năm đối với cán bộ, đảng viên gắn với việc cung cấp thông
tin, cập nhật kiến thức mới phù hợp từng đối tượng, từng cấp, từng ngành, từng
địa phương.
Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả việc học tập và
làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 05-CT/TW,
ngày 15-5-2016 của Bộ Chính trị.
2) Tích cực đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của
Đảng; đẩy mạnh công tác tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận, nhất là những
mô hình mới, kinh nghiệm hay; khuyến khích phát triển tư duy lý luận phù hợp với
đường lối đổi mới của Đảng.
Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức dạy và học
lý luận chính trị gắn với ứng dụng thực tế, tăng cường kiểm tra và quản lý chặt
chẽ chất lượng dạy và học. Chủ động nắm bắt diễn biến tư tưởng của cán bộ, đảng
viên để có chủ trương, giải pháp xử lý kịp thời, hiệu quả.
3) Xây dựng và thực hiện có hiệu quả nội dung xây dựng
Đảng về đạo đức, trong đó chú trọng xây dựng hệ thống chuẩn mực các mối quan hệ
của cán bộ, đảng viên với tổ chức đảng và với nhân dân.
Hằng năm, người đứng đầu và từng cán bộ, đảng viên
có cam kết rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống, không suy thoái,
"tự diễn biến", "tự chuyển hóa"; các cấp ủy, tổ chức đảng
kiểm tra, giám sát việc thực hiện cam kết của cán bộ, đảng viên ở địa phương,
cơ quan, đơn vị mình.
4) Hoàn thiện và thực hiện nghiêm túc quy định về
trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, trước hết là các đồng chí Ủy viên
Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương và bí thư cấp ủy các
cấp.
5) Tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức để nâng cao
chất lượng sinh hoạt chi bộ. Xây dựng quy định tự phê bình và phê bình, khắc phục
tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm và bảo vệ người thẳng thắn, dám đấu
tranh; cấp trên gợi ý kiểm điểm và trực tiếp dự, chỉ đạo ở những nơi có vấn đề
phức tạp, nơi có biểu hiện suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển
hóa".
Hoàn thiện quy chế đánh giá cán bộ một cách khoa học,
phù hợp; quy định lấy phiếu tín nhiệm ở các cấp, các ngành định kỳ hoặc đột xuất
.
6) Tăng cường quản lý, chấn chỉnh hoạt động báo
chí, xuất bản, Internet, mạng xã hội. P hát huy vai trò, nêu cao trách nhiệm của
các cơ quan báo chí, cơ quan chủ quản báo chí trong công tác đấu tranh phòng,
chống suy thoái, quan liêu, tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, "tự diễn biến",
"tự chuyển hóa".
Chủ động định hướng, cung cấp thông tin thường
xuyên hoặc đột xuất; chú trọng tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước, những thành quả trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc, những nhân tố tích cực, điển hình tiên tiến, gương người tốt,
việc tốt. Khen thưởng kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích; xử lý
nghiêm những tập thể, cá nhân vi phạm quy định về thông tin, báo chí, tuyên
truyền.
7) Chủ động chuẩn bị các phương án, biện pháp cụ thể,
sát với tình hình; xây dựng lý luận sắc bén để đấu tranh, phản bác có hiệu quả
đối với các quan điểm sai trái, luận điệu xuyên tạc của các thế lực thù địch,
phản động, phần tử cơ hội và bất mãn chính trị chống phá Đảng, Nhà nước và khối
đại đoàn kết toàn dân tộc .
8) Hoàn thiện Quy chế về kỷ luật phát ngôn đối với
cán bộ, đảng viên; xử lý nghiêm những cá nhân, nhóm người cấu kết với nhau, lợi
dụng vấn đề "dân chủ", "nhân quyền", tôn giáo, dân tộc để
tuyên truyền, xuyên tạc và có hành vi nói, viết, lưu trữ, phát tán tài liệu sai
trái.
Tổ chức diễn đàn trao đổi, đối thoại những vấn đề
còn có nhận thức, quan điểm khác nhau liên quan đến đường lối, chủ trương của Đảng,
chính sách, pháp luật của Nhà nước.
9) Cấp ủy, chính quyền và người đứng đầu các cấp phải
xây dựng kế hoạch, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát, khắc phục
tình trạng quan liêu, xa dân.
Chú trọng công tác tuyên truyền, giáo dục, rèn luyện
phong cách làm việc khoa học, cụ thể, sâu sát cơ sở cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo,
quản lý các cấp.
10) Hằng năm hoặc khi chuẩn bị đề bạt, luân chuyển,
điều động công tác đối với cán bộ, tiêu chí quan trọng để đánh giá, xếp loại tổ
chức và cán bộ, đảng viên là: chương trình hành động của tập thể và cá nhân; kết
quả thực hiện nhiệm vụ được giao; kết quả thực hiện cam kết rèn luyện, giữ gìn
phẩm chất đạo đức, lối sống; tự phê bình và phê bình; sự nêu gương của cán bộ
lãnh đạo, quản lý; hiệu quả đấu tranh, khắc phục suy thoái, "tự diễn biến",
"tự chuyển hóa".
2. Về cơ chế, chính sách
1) Các cấp ủy, tổ chức đảng chỉ đạo rà soát, hoàn
thiện và thực hiện nghiêm cơ chế kiểm tra, giám sát, kiểm soát việc thực thi
quyền lực của người có chức, có quyền, theo hướng quyền hạn đến đâu trách nhiệm
đến đó; phân định rõ thẩm quyền và trách nhiệm tập thể, cá nhân trong từng công
đoạn giải quyết công việc và có chế tài xử lý nghiêm những hành vi vi phạm.
Kiên quyết sàng lọc, miễn nhiệm, thay thế, cho từ
chức đối với cán bộ làm việc kém hiệu quả, không hoàn thành nhiệm vụ, yếu về
năng lực, kém về phẩm chất đạo đức, tín nhiệm thấp mà không chờ hết nhiệm kỳ, hết
tuổi công tác, nhất là cán bộ lãnh đạo, quản lý và người đứng đầu.
Trước mắt, rà soát, kiểm tra, xử lý dứt điểm các vụ
việc vi phạm trong thực thi quyền lực gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và
nhân dân.
2) Các cấp ủy, tổ chức đảng chỉ đạo rà soát, hoàn
thiện các quy định, văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, điều hành bảo đảm
công khai, minh bạch, góp phần xóa bỏ cơ chế "xin - cho", "duyệt
- cấp"; ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực, "lợi ích nhóm",
"sân sau", trục lợi trong quản lý, sử dụng ngân sách, tài sản công, cổ
phần hóa doanh nghiệp nhà nước, vốn đầu tư, đất đai, tài nguyên, khoáng sản,
tài chính, ngân hàng, thuế, hải quan, phân bổ, quản lý và sử dụng biên chế...
Tăng cường hiệu quả công tác phòng, chống rửa tiền
, chuyển mạnh từ thanh toán tiền mặt sang thanh toán không dùng tiền mặt .
3) Kiên quyết thực hiện đúng mục tiêu, có hiệu quả
việc sắp xếp lại bộ máy, tinh giản biên chế gắn với cải cách chế độ công vụ, cơ
cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và đổi mới chính sách tiền lương.
Thực hiện chế độ hợp đồng có thời hạn đối với viên
chức nhà nước. Xây dựng và thực hiện chính sách nhà ở nhằm tạo động lực cho cán
bộ, công chức theo hướng nhiều chủ thể tham gia, hạn chế tối đa việc sử dụng
ngân sách nhà nước.
4) Đẩy mạnh xã hội hóa , tách cung ứng dịch vụ công
và quản lý sản xuất kinh doanh ra khỏi chức năng quản lý nhà nước nhằm nâng cao
hiệu lực, hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước; khắc phục tình
trạng quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu, tiêu cực của cán bộ, công chức.
Rà soát, thoái vốn, cổ phần hóa, chấn chỉnh hoạt động
của các doanh nghiệp quân đội và công an sản xuất kinh doanh thua lỗ, không phục
vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh.
5) Đẩy mạnh cải cách hành chính trong Đảng; rà
soát, sửa đổi, hoàn thiện các quy định nhằm tăng cường quản lý chặt chẽ cán bộ,
đảng viên; khắc phục ngay tình trạng ăn uống, chè chén, "liên hoan",
"gặp mặt" không lành mạnh, với động cơ không trong sáng; khắc phục những
bất hợp lý trong công tác cán bộ, như: phân công, phân cấp, thẩm quyền quản lý,
quy trình bổ nhiệm,... nhằm bảo đảm nguyên tắc bình đẳng, tổng thể, liên thông
giữa các cơ quan trong hệ thống chính trị và chấn chỉnh, khắc phục tình trạng
kén chọn vị trí, chức danh trong đội ngũ cán bộ, đảng viên.
6) Hoàn thiện quy định về tổ chức, bộ máy và công
tác bảo vệ chính trị nội bộ; bảo đảm sự trong sạch về chính trị trong nội bộ,
trước hết là cán bộ lãnh đạo cấp chiến lược.
Chú trọng nắm tình hình và giải quyết tốt vấn đề
chính trị hiện nay; chủ động phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm các
đối tượng chống đối, phần tử cơ hội, bất mãn chính trị.
Rà soát, hoàn thiện quy định về quản lý cán bộ, đảng
viên nghiên cứu, học tập, lao động và công tác ở nước ngoài. Phát huy vai trò,
trách nhiệm của Quân ủy Trung ương, Đảng ủy Công an Trung ương trong đấu tranh
phòng, chống "tự diễn biến", "tự chuyển hóa".
3. Về kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng
1) Đẩy mạnh công tác kiểm tra, giám sát định kỳ hoặc
đột xuất việc tổ chức thực hiện các nghị quyết, kết luận của Đảng. Xử lý nghiêm
tập thể, cá nhân ban hành văn bản không đúng, không phù hợp hoặc thực hiện
không nghiêm túc các nội dung nghị quyết, kết luận của Đảng; khen thưởng kịp thời
tập thể, cá nhân thực hiện có hiệu quả.
2) Các cấp ủy, tổ chức đảng tăng cường công tác kiểm
tra, giám sát và công khai kết quả để góp phần đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự
suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển hóa".
Bộ Chính trị, Ban Bí thư và ban thường vụ cấp ủy
các cấp chỉ đạo rà soát ngay đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc quyền và xử
lý nghiêm những trường hợp suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển
hóa", không bảo đảm về tiêu chuẩn, điều kiện, quy trình bổ nhiệm, năng lực
và hiệu quả công tác thấp, nhất là những trường hợp người nhà, người thân của
cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp có nhiều dư luận.
3) Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban Chỉ đạo
Trung ương và cơ quan thường trực về phòng, chống tham nhũng. Nghiên cứu việc
tăng thẩm quyền và chế tài xử lý trách nhiệm của ủy ban kiểm tra các cấp trong
việc kiểm tra, giám sát, kỷ luật đối với tổ chức đảng, đảng viên.
Rà soát, hoàn thiện các quy định của Đảng và Nhà nước
về xử lý kỷ luật, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ giữa kỷ luật của Đảng với kỷ
luật hành chính của Nhà nước.
4) Tăng thẩm quyền và đề cao trách nhiệm người đứng
đầu trong việc tạm đình chỉ công tác cán bộ dưới quyền để kiểm điểm khi có dấu
hiệu vi phạm hoặc chậm trễ, trì trệ, kém hiệu quả trong thực hiện chức trách,
nhiệm vụ được giao;
Đồng thời, xem xét tư cách đảng viên và phối hợp với
các cơ quan chức năng có biện pháp ngăn chặn hành vi bao che, cản trở, gây khó
khăn trong xử lý hoặc có dấu hiệu bỏ trốn.
5) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám
sát; phát huy vai trò của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, điều tra và các cơ
quan tư pháp để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, xử
lý nghiêm minh đối với những cán bộ sai phạm theo quy định của pháp luật;
Trước mắt tập trung xử lý dứt điểm các vụ tham
nhũng nghiêm trọng, phức tạp được dư luận xã hội và nhân dân quan tâm và công
khai kết quả xử lý.
6) Siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong Đảng, thực hiện
nghiêm các nguyên tắc tổ chức của Đảng; cán bộ, đảng viên vi phạm phải có hình
thức xử lý kịp thời, chính xác, bảo đảm công khai, minh bạch, công bằng.
Cấp ủy các cấp chỉ đạo nâng cao chất lượng kết nạp
đảng viên; đồng thời, tiến hành rà soát, sàng lọc và đưa ngay những người không
còn đủ tư cách đảng viên ra khỏi Đảng.
7) Thực hiện nghiêm việc kê khai tài sản, thu nhập
theo quy định; xây dựng và hoàn thiện cơ chế giải trình và giám sát việc tăng
giảm tài sản của cán bộ, đảng viên.
Cơ quan đề xuất đề bạt, bổ nhiệm cán bộ phải tiến
hành thẩm định, xác minh, đánh giá tính trung thực của việc kê khai tài sản,
thu nhập và công khai theo quy định.
8) Xây dựng quy định xử lý nhữngnhững tập thể, cá nhân suy thoái nghiêm trọng về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, có lời nói và việc làm biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" nghiêm trọng.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức đảng phải chịu
trách nhiệm nếu không kịp thời phát hiện hoặc phát hiện mà chậm xử lý đối với
các biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa".
4. Về phát huy vai trò của nhân dân và Mặt trận Tổ
quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội
1) Các cấp ủy, chính quyền phải nhận thức sâu sắc,
quán triệt và thực hiện nghiêm Quyết định số 217-QĐ/TW về quy chế giám sát và
phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội và Quyết
định số 218- QĐ/TW, ngày 12-12-2013 của Bộ Chính trị quy định về việc Mặt trận
Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng
Đảng, xây dựng chính quyền .
2) Tăng cường
công tác dân vận của Đảng và của chính quyền; phát huy vai trò giám sát của Mặt
trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội, của nhân dân, báo chí và công luận
trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi suy thoái, "tự diễn biến", "tự
chuyển hóa" trong cán bộ, đảng viên.
Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả phương châm dân
biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra. Trước mắt, tập trung giải quyết kịp thời,
dứt điểm những vấn đề bức xúc của nhân dân.
3) Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của Quốc
hội và Hội đồng nhân dân các cấp, bảo đảm mọi chính sách, pháp luật của Nhà nước
phải theo đúng Cương lĩnh, đường lối, chủ trương của Đảng và phải xuất phát từ
nguyện vọng chính đáng, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân.
4) Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp phải
thực hiện nghiêm túc việc tiếp dân định kỳ hoặc đột xuất để tiếp nhận thông
tin, lắng nghe, đối thoại trực tiếp và xử lý những phản ánh, kiến nghị của nhân
dân, nhất là những biểu hiện suy thoái, "tự diễn biến", "tự chuyển
hóa" trong cán bộ, đảng viên.
Xây dựng và thực hiện Quy định về việc lấy ý kiến
đánh giá sự hài lòng của người dân đối với cơ quan, cán bộ, công chức trực tiếp
giải quyết công việc của người dân và doanh nghiệp; có hình thức xử lý đối với
những tổ chức, cá nhân có chỉ số hài lòng thấp.
5) Xây dựng và thực hiện cơ chế bảo vệ, khuyến
khích người dân phản ánh, tố giác và tích cực đấu tranh phòng, chống suy thoái,
"tự diễn biến", "tự chuyển hóa".
V - TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Bộ Chính trị ban hành Kế hoạch thực hiện, xác định
rõ nhiệm vụ của các cơ quan, tổ chức đảng ở Trung ương và trực thuộc Trung
ương; phân công cụ thể và chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Nghị quyết.
2. Đảng đoàn Quốc hội, Ban cán sự đảng Chính phủ chỉ
đạo các cơ quan chức năng nghiên cứu, thể chế hóa, cụ thể hóa nội dung Nghị quyết
thành các văn bản pháp luật để thực hiện.
3. Các ban đảng, ban cán sự đảng, đảng đoàn, tỉnh ủy,
thành ủy, đảng ủy, cơ quan trực thuộc Trung ương tổ chức học tập, quán triệt,
chủ động xây dựng kế hoạch, đề án cụ thể để thực hiện có hiệu quả Nghị quyết.
Ban Chấp hành Trung ương tin tưởng rằng, với truyền
thống cách mạng vẻ vang và bản chất tốt đẹp của Đảng, ý thức tự giác của từng
cán bộ, đảng viên, sự gương mẫu của từng đồng chí Ủy viên Trung ương, người đứng
đầu cấp ủy, chính quyền các cấp và được nhân dân đồng tình, ủng hộ, nhất định
toàn Đảng sẽ thực hiện thắng lợi mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết, để Đảng ta thật
sự vững vàng về chính trị và tư tưởng, thống nhất cao về ý chí và hành động,
trong sạch về đạo đức và lối sống, chặt chẽ về tổ chức, đủ sức lãnh đạo đưa đất
nước ngày càng phát triển, xứng đáng với lòng tin yêu của nhân dân .
Nghị quyết này phổ biến đến chi bộ."/.
Hoàng Minh Tâm (Giới thiệu)
=====
Bài liên quan:
1. XIN HỎI BT BỘ GD PHÙNG XUÂN NHẠ: VÌ SAO ÔNG LỰA CHỌN TOÀN NHỮNG KẺ PHẢN ĐỘNG ĐỂ BIÊN SOẠN VÀ THẨM ĐỊCH SÁCH???
2. GIÚP BT BỘ GD PHÙNG XUÂN NHẠ ÔN LẠI NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 4- KHÓA XII
3.TUYÊN GIÁO Ở ĐÂU KHI NGUYÊN NGỌC VÀ VŨ NGỌC HOÀNG CÔNG KHAI XÉT LẠI HAI CUỘC KHÁNG CHIẾN DO BÁC HỒ VÀ ĐẢNG TA LÃNH ĐẠO???
4. NGHỊ QUYẾT SỐ 35-NQ/TW CỦA BỘ CHÍNH TRỊ CHƯA ĐƯỢC QUAN
TÂM ĐÚNG MỨC.
Mấy ông bộ trưởng, mấy ông quan trên xiaolon rảnh háng "xộn lào" đi học bên Tây học tiếng Anh xong bắt cả nước học tiếng Anh theo luôn mới ghê. May mà Cuốc Hội sáng suốt. Em chả có nhu cầu gì học tiếng Anh cả đừng bắt em học. Phim thì đã có phụ đề thanhkiều. Có cần rước Trump về thờ luôn kg vậy?
Trả lờiXóaKông phải ăn no rảnh háng mà họ tưởng mình là hoàng đế luôn rồi, mình học thì bắt tất cả thần dân cũng phải học theo, tinh thần ngoan ngoãn với mẫu cuốc và sính Tây vĩ cuồng bản thân.
XóaCó thật là "không hề hay biết" không vậy ?
Trả lờiXóaNhững ông bộ trưởng an no rửng mỡ, bất tài vô dụng, gian lận trong khi đi du học thi cử luận án bên Tây, bên Mỹ, tin dùng những rận sĩ chấy thức phản động, thì không phải là chuyện tốt cho tập thể. Chính bọn rận sĩ chấy thức này công khai tự nhận mình là "trái" và chửi bới DLV của lề "phải". Tức là chúng ngu ngốc đi tự nhận là "trái" chiều, là sắn quần lội ngược dòng, là đi ngược, là phản động, là ngược ngạo. Cho nên không thể tin là không hề hay biết.
Trả lờiXóaHình như ông BT Nhạ này có vấn đề thì phải
XóaHết nghị đú rồi bộ đú, làm quan mà đú đa đú đởn, gian lận tùm lum từa lưa ra đó thì ngửi không được và tiêu hết uy tín của tập thể. Làm quan mà không biết tự trọng thì từ chức đi đừng làm. Hay quì lạy Nhật thì giờ học Nhật từ chức đi, văn hóa xin lỗi văn hóa từ chức đâu? Học đi!
Trả lờiXóaĐưa lên thớt trảm hết bọn này đi hay đưa củi tươi vào lò đốt đi? Cẩn thận củi lửa!
Trả lờiXóaCần phải chống tiêu cực nếu không chế độ sẽ sụp đổ.
Trả lờiXóaTất cả những kẻ phản quốc, hại dân phải bị trừng trị thật nghiêm khắc
XóaCông nhận mấy thằng rận sỉ đang cặm cụi viết sách giáo khoa nó hằn học trên FB đọc buồn cười đau bụng, bao nhiêu sự cay cú, ngược luyến tàn tâm, sân si hận đời đen bạc nó thể hiện ra ngoài hết, tru tréo ra ngoài hết, như con chó sủa vậy, có vẻ như mấy thằng này còn thù hận chế độ hơn cả bọn rận que ở bên bển, bao nhiêu căm thù nó toát ra hết, y như bọn que thể hiện lòng căm thù Cộng Sản vô cùng tận, thù tận xương tận tủy, thù truyền kiếp nhiều đời, thù cả dòng cả họ. Một kẻ mà dùng bọn cắn càn sủa mướn thì kẻ đó cũng chẳng ra gì, thật sự khó tin đây là người tử tế, cho dù là bỏ qua các thông tin về đạo văn gian lận bài thi này kia ở trên wikipedia.
Trả lờiXóaWiki thì không biết có nên tin được không NHƯNG bất kì ai theo dõi đám rận già từ trước đến nay trên trang nhà FB của chúng mấy năm nay và theo dõi comment của chúng trên các trang đồng rận của chúng thì ai nấy đều biết là đó là tài khoản chính chủ của chúng nó chứ chẳng ai rỗi hơi ngứa háng đi giả mạo tk của chúng nó để làm cái mẹ gì?
XóaSự thù oán, oán hận, oán khí của chúng nó đúng là lan tỏa khắp nơi, đằng đằng sát khí, sự hận thù của chúng nó đối với NN cũng không thua chị kém em với đám 3/// hay Huy Đức răng vẩu san hô, Đucàngờ, Bámcànger, đám vàng vẩu vàng vọt giẻ vàng màu vàng của cứt chó héo úa tả tơi. Túm lại là chúng nó hận thù điên cuồng như vậy mà giao việc cho chúng nó.
Bất cứ người bình thường nào lại gần bọn này thôi là phải bịt mũi rồi. Tôi vào trang của chúng nó cứ phải bịt mũi lại. Thế mà đi giao việc được cho nó thì thật tình đ hiểu nổi. Nó mở mồm ra là nghe như bọn điên lâu năm rồi mà giao việc được thì thật sự các vị này không hiểu có nghiêm túc không hay đang đùa à? Bọn đầu đường xó chợ.
Họ oán khí chất chồng như vậy là xuất phát từ lòng tham lam và háo danh, sa đà vào hư danh, hư vinh mà đám thành viên phản động FB chui vào comment nịnh bợ, 1 đám hoàn toàn vô danh không biết là ai khen mình mà họ cũng nở mũi được thì chứng tỏ họ bị tê liệt cảm quan nhận thức, tam quan vặn vẹo và tuyệt vọng đến nổi phải lên FB hàng ngày để thủ dâm FB, từ đó họ bị nghiện FB, nghiện thủ dâm, nghiện được khen được nịnh được sướng.
XóaCòn trước đó nữa sở dĩ họ đang ở trong chế độ ăn bổng lộc thì họ do có những biểu hiện phản động hoặc đơn giản là bất tài thế thôi, ăn hại báo cô, nên họ bị ra rìa hết còn ăn bám được nữa nên sinh hận, hận đời, biến thành sa ngã, sa đọa, dần biến thành thằng khùng thằng điên chửi đổng linh tinh chọc cười mọi người. Chung quy cũng là do bị mất quyền lợi, mất bổng lộc, hết còn ăn bám được nữa nên ghen ăn tức ở.
Cần nghiên cứu điều chỉnh BT Nhạ để cải cách và nâng cao chất lượng giáo dục
XóaBên Hàn rất giỏi tiếng Anh hình như cũng bắt buộc đấy, và ở SG lại xảy ra 1 vụ trai Hàn giết rồi chặt xác gái Việt. Trước đây cũng xảy ra 1 vụ trai Hàn gái Việt như vậy, ở ngay cái đất SG này. Ông bộ trưởng tự hào vì tiếng Anh của ông và bắt mọi người phải học theo để cho ông sướng thì tôi xin tặng ông 2 chữ "dog shit". Không phải tiếng anh là ngon, tôi cũng biết tiếng Anh đấy thưa ông nhưng tôi chưa bao giờ bắt con cháu tôi hay ai phải học theo mình. Ông có quyền bắt con cháu ông học Tiếng anh nhưng không thể bắt con cháu của nhà khác đi học Tiếng Anh giống như ông được. Với lại tiếng Anh của ông dùng để gian lận bài vở thì học tiếng anh để làm gì càng thêm nhục quốc thể. Xin nói thẳng ra là như vậy.
Trả lờiXóaRận già nhưng trẻ trâu. Nói nghiêm túc thì Nghị Quyết này vô cùng quan trọng, những vấn đề về ý thức hệ chính trị, CNXH, CN Mác-Lênin, CN cá nhân, đều được đưa lên hàng đầu về top những vấn đề cần phải cảnh giác cao nhất.
Trả lờiXóaChi bộ nào mà qua loa hời hợt đọc xong rồi bỏ đó thì cũng phải xem lại chi bộ đó. Không thì sau này chi bộ đó cũng sẽ tham gia vào đám biểu tình đoạt quyền cướp quyền "dành chính quyền về tay ba que" như hồi Yeltsin phát động biểu tình binh biến đảo chính để lật đổ chế độ ở Liên Xô 1990.
Người như này mà leo lên chức Bộ trưởng kể cũng hay, không giỏi luồn cúi lách né thì cũng là giỏi chạy chọt, quan hệ.
Trả lờiXóaCần giữ sự trong sáng của tiếng Việt, trong lúc đang bị "xâm lăng", lấn sân bởi tiếng Anh, mở tv nghe bọn hài nhảm sủa tiếng Anh là t chuyển kênh ngay, không nghe nổi. Ngay cả bọn xìtin hát tiếng Anh trên show âm nhạc cũng bị coi là phản cảm, mà còn bắt học nữa thì không còn gì để nói. Để tự nhiên đi!
Trả lờiXóaMọi quyết định của Bộ trưởng GDĐT phải cân nhắc thật kỹ trước khi ký ban hành; không thì rất nguy hại
XóaTôi muốn nói điều này, Wiki là bọn rất xàm, nhất là Wikipedia tiếng Việt là bọn xàm nhất trong đám Wiki, Wikipedia tiếng Anh thì còn nghiêm ngặt 1 chút, chuyên nghiệp 1 chút, nhưng vẫn không thoát khỏi cái mất uy tín, cái xàm nhất của Wiki là Bách Khoa Toàn Thư "mở", như cái chợ ai muốn vào làm gì cũng được rồi ai to mồm hơn, nhanh tay hơn, thừa thời gian hơn thì "thắng". Nó như 1 trò cười.
Trả lờiXóaNên không rõ là các thông tin về gian lận học đường, đánh tráo bài thi, đạo nhái ăn gian nọ kia của ông này có đúng không.
Ngoài ra tôi đồng ý với các bác về TẤT CẢ các quan điểm khác, trong bài này và cả trong bài bên kia, 100%.
Dù sao đi nữa thì việc đưa bọn điên vào viết sgk thì cũng nên từ chức được rồi, chưa cần nói đến việc khác.
Nói thêm về wikipedia, nó là 1 dự án của công ty trách nhiệm hữu hạn Wikimedia, 1 cty tư nhân ở Mỹ. Nó dùng hình thức "phi lợi nhuận" để trốn thuế. Người tài trợ cho nó cũng không phải là đọc giả, mà là những thế lực kinh tế, chính trị muốn mượn Wikipedia để "quảng cáo" trên các chuyên trang về họ, theo cách "xấu che, tốt khoe".
XóaBọn nó mượn wiki để tuyên truyền chính trị thôi. Nhưng không phải thông tin nào trên wiki cũng đều sai. Bác click vào nguồn của nó xem là nguồn nào.
Xóaphải kiểm chứng chứ không thể tin ngay vào những lời nói tầm bậy của wiki
XóaCảm ơn các bạn trẻ chủ trang Google.tienlang đã đáp ứng đề nghị của tôi, đăng toàn văn Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII.
Trả lờiXóaĐây là Nghị quyết vô cùng quan trọng, phải triển khai đến từng chi bộ cơ sở.
Những cán bộ đảng viên ở cơ sở rất am hiểu Nghị quyết này song chúng tôi rất buồn và lo lắng khi thấy những cán bộ đảng viên ở trung ương, ví dụ ông Bộ trưởng Bộ GD Phùng Xuân Nhạ lại dường như chả biết đến sự ra đời của Nghị quyết này!
Bọn phản động chống phá Việt Nam thì đương nhiên chúng không thích và đả phá Nghị quyết.
Nhưng ông Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ là đảng viên đương chức, ông có nghĩa vụ bắt buộc là phải tuân thủ nghiêm chỉnh Nghị quyết của Đảng!
Thôi, có thể ông Bộ trưởng bận trăm công ngàn việc nên không còn thời gian nghiên cứu toàn bộ Nghị quyết. Vậy tôi xin tóm tắt 9 biểu hiện 'tự diễn biến, tự chuyển hóa' mà mỗi đảng viên phải thuộc nằm lòng:
Nghị quyết Trung ương 4 khóa XII chỉ rõ các biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ như sau:
1) Phản bác, phủ nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các nguyên tắc tổ chức của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ; đòi thực hiện "đa nguyên, đa đảng".
2) Phản bác, phủ nhận nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa; đòi thực hiện thể chế "tam quyền phân lập", phát triển "xã hội dân sự". Phủ nhận nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, chế độ sở hữu toàn dân về đất đai.
3) Nói, viết, làm trái quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hạ thấp, phủ nhận những thành quả cách mạng; thổi phồng khuyết điểm của Đảng, Nhà nước. Xuyên tạc lịch sử, bịa đặt, vu cáo các lãnh tụ tiền bối và lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
4) Kích động tư tưởng bất mãn, bất đồng chính kiến, chống đối trong nội bộ. Lợi dụng và sử dụng các phương tiện thông tin, truyền thông, mạng xã hội để nói xấu, bôi nhọ, hạ thấp uy tín, vai trò lãnh đạo của Đảng, gây chia rẽ nội bộ, nghi ngờ trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
5) Phủ nhận vai trò lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng đối với lực lượng vũ trang; đòi "phi chính trị hóa" quân đội và công an; xuyên tạc đường lối quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân; chia rẽ quân đội với công an; chia rẽ nhân dân với quân đội và công an.
6) Móc nối, cấu kết với các thế lực thù địch, phản động và các phần tử cơ hội, bất mãn chính trị để truyền bá tư tưởng, quan điểm đối lập; vận động, tổ chức, tập hợp lực lượng để chống phá Đảng và Nhà nước.
7) Đưa thông tin sai lệch, xuyên tạc đường lối, chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước; thông tin phiến diện, một chiều về tình hình quốc tế, gây bất lợi trong quan hệ giữa Việt Nam với các nước.
8) Phủ nhận vai trò lãnh đạo của Đảng đối với báo chí, văn học - nghệ thuật. Tác động, lôi kéo, lái dư luận xã hội không theo đường lối của Đảng; cổ súy cho quan điểm, tư tưởng dân chủ cực đoan; thổi phồng mặt trái của xã hội. Sáng tác, quảng bá những tác phẩm văn hóa, nghệ thuật lệch lạc, bóp méo lịch sử, hạ thấp uy tín của Đảng.
9) Có tư tưởng dân tộc hẹp hòi, tôn giáo cực đoan. Lợi dụng vấn đề "dân chủ", "nhân quyền", dân tộc, tôn giáo để gây chia rẽ nội bộ, gây chia rẽ giữa các dân tộc, giữa các tôn giáo, giữa dân tộc và tôn giáo, giữa các dân tộc, tôn giáo với Đảng và Nhà nước.
Cán bộ biến chất thì phải thay ngay
XóaSGK Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều: Lo âu tài liệu bổ sung
Trả lờiXóaTTO - 'Đọc tài liệu chỉnh sửa SGK Tiếng Việt lớp 1 bộ Cánh Diều, tôi có cảm giác Nhà xuất bản (NXB) ĐH Sư Phạm TP.HCM chỉ làm cho có, đối phó với dư luận đang vô cùng bức xúc về nội dung của cuốn sách này'.
Công bố tài liệu chỉnh sửa sách giáo khoa Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều
Quyết định sửa một số nội dung trong sách Cánh diều, là nội dung nào?
Sách Cánh diều phải sửa nhiều nội dung, Bộ GD-ĐT sẽ bổ sung quy định về thực nghiệm
SGK Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều: Lo âu tài liệu bổ sung - Ảnh 1.
Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 mới bộ Cánh Diều có nhiều sai sót cần chỉnh sửa - Ảnh: Quang Định
Cô N.T.Thúy, giáo viên lớp 1 ở TP.HCM, nhận định. Cô Thúy cho rằng có rất nhiều nội dung không phù hợp mà dư luận đã phản ánh trên các phương tiện truyền thông trong thời gian qua nhưng chưa được chỉnh sửa.
.....
Không thể sửa theo kiểu chắp vá
Trao đổi thêm về cách "tiếp thu" của nhóm Cánh Diều trong việc cung cấp tài liệu bổ sung, thay thế, PGS Nguyễn Hữu Đạt - viện trưởng Viện Ngôn ngữ và văn hóa phương Đông, nguyên chủ nhiệm bộ môn Việt ngữ học Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn (ĐH Quốc gia Hà Nội) - vẫn khẳng định quan điểm: muốn dùng SGK Tiếng Việt 1 - bộ Cánh Diều thì phải biên soạn lại chứ không thể sửa chữa theo kiểu chắp vá. Bởi những sai sót trong sách không thể coi là "sạn" mà là những lỗi sai cơ bản cả về phương pháp biên soạn, ngữ liệu, tri thức về ngôn ngữ học, về mục đích dạy tiếng Việt… Nếu nói "sạn" là những lỗi nhỏ, những thiếu sót mang tính không cơ bản, nhưng ở đây là do phương pháp biên soạn chưa chuẩn.
https://tuoitre.vn/sgk-tieng-viet-1-bo-canh-dieu-lo-au-tai-lieu-bo-sung-202011162202033.htm
đã sửa thì phải chuẩn
XóaCảm ơn Bác Cựu Chiến binh đã tóm tắt 9 biểu hiện 'tự diễn biến, tự chuyển hóa' mà mỗi đảng viên phải thuộc nằm lòng.
Trả lờiXóaVà các ông Nguyễn Minh Thuyết (Tổng chủ biên bộ sách Cánh diều) “không đủ năng lực”, Đỗ Ngọc Thống (Vụ Giáo dục Trung học), Tổng chủ biên Chương trình Giáo dục Phổ thông môn ngữ văn mới, Trần Đình Sử- Chủ tịch Hội đồng thẩm định đã có những phát ngôn xằng bậy, cực kỳ phản động như Google.tienlang đã trích dẫn trong bài
XIN HỎI BT BỘ GD PHÙNG XUÂN NHẠ: VÌ SAO ÔNG LỰA CHỌN TOÀN NHỮNG KẺ PHẢN ĐỘNG ĐỂ BIÊN SOẠN VÀ THẨM ĐỊCH SÁCH???
https://googletienlang2014.blogspot.com/2020/11/xin-hoi-bt-bo-gd-phung-xuan-nha-vi-sao.html.
Ai cũng thấy rõ là mấy nhân vật này cực kỳ phản động!
Ông Bộ trưởng Bộ GD Phùng Xuân Nhạ không thấy điều này hay ông Nhạ cũng đồng lõa với kẻ phản động?
Đề nghị Công an vào cuộc!
công an vào cuộc là đúng rồi
XóaLại thêm 1 ông đi học ở "bển" rồi có vấn đề. Không biết gặp kỳ nhông dị sĩ gì ở bển, bị đầu độc rồi về phá. Giá như ông trốn ở lại luôn như các nhà hiền triết "Dân Chủ" thì phước phần cho đất nước này hơn là thay vì học xong rồi về phá, không xây mà toàn là phá.
Trả lờiXóaCó lẽ họ không nói toạc ra là muốn lật đổ hay dânchủ hóa, nhưng họ thổi lên cn cá nhân, họ không nói là làm cho Đảng yếu đi, nhưng họ thúc đẩy những cái làm giảm đi yếu đi sự lãnh đạo của Đảng, không nói truất quyền nhưng thì thào kêu gọi định hướng làm giảm yếu đi vai trò lãnh đạo của Đảng. Thúc đẩy yếu tố nổi loạn, tách riêng ....... mỗi trường đại học, mỗi 1 chi bộ là 1 vương quốc riêng, 1 công ty riêng. Như đã thấy qua "nhiều SGK", "tự chủ đại học", "tập thể không được phê bình cá nhân". Quanh co cũng chỉ là để tách mọi thứ ra khỏi tầm ảnh hưởng và sự lãnh đạo của Đảng. Rất đáng lo ngại.
XóaNếu để ý sẽ thấy trước 2016 có không ít bài viết ở TT, VNN, nhai đi nhai lại về việc phải thay đổi cơ chế để làm cho cái này cái kia "độc lập" hơn, "tự chủ" hơn, "tự do" hơn. Mục đích quanh co chỉ là để ngăn cản sự lãnh đạo từ trên của trung ương.
Nhiều ông không biết là có phải phản động hay không hay là chẳng hiểu gì về CNXH nên mới đồng ý với ông Trần Đình Sử "chẳng ai biết CNXH là gì"? Những ông này không hiểu bản chất đối lập khác nhau giữa 2 ý thức hệ của XHCN và TBCN, họ đánh đồng, họ lảng tránh, tránh né, họ nói "chung chung" đãi bôi, n chuyện huề vốn.
Mấy ông này sang Tây được họ dạy cho những hệ giá trị khác, những giá trị "mới mẻ" đó, như thấy được chân trời mới, rồi tưởng đó là hay, nghĩ ta lâu nay là lạc hậu, Bác Hồ đã sai, Đảng lạc hậu không biết chuyên môn, nên về làm theo Tây, có khi cũng vô ý thức không nghĩ là mình phản động, bắt đầu từ sự nhận thức chính trị kém cỏi.
Mỹ, Tây, cái vũ khí độc nhất của "diễn biến hòa bình" là họ biết là 1 nước XHCN độc đảng lãnh đạo thì không bao giờ có thể có tự do cn cá nhân hơn được họ (tư bản), bởi vì phải tập trung quyền lực và nguồn lực xã hội để xây dựng hoàn thiện xã hội, nên họ tập trung đánh vào điểm đó. Dùng những điểm đó để thu hút những ông quan Tây học.
Cái khác nhau giữa 1 nước XHCN và 1 nước TBCN là 1 nước XHCN thì tập trung mọi nguồn lực xã hội để xây dựng và hoàn thiện toàn xã hội, gọi là "đi lên XHCN". 1 nước TBCN không có mục tiêu đó, mà mạnh ai nấy làm, mạnh ai nấy kinh doanh làm giàu, không có hướng đi và mục tiêu xây dựng rõ ràng. Do đó, 1 nước trung thành định hướng XHCN sẽ phát triển mức sống nhanh hơn rất nhiều so với 1 nước tư bản, nhưng đổi lại 1 nước tư bản sẽ có các quyền tự do của cn cá nhân cao hơn các nước XHCN, bao gồm quyền tự do "đảng tranh" và mị dân cầu phiếu, đấu tranh dân túy.
Những ông quan này lý luận không vững, không hiểu biết nhiều về sự khác nhau về bản chất này, nên khi sang học bên các nước tư bản thì lập tức bị các hào nhoáng "tự do" cá nhân, tư nhân "tự chủ" hấp dẫn, rồi bị kích thêm như phải làm sao cho đất nước và người dân "dễ thở" hơn v.v.. từ đó nhiều người đi học ở TB rồi bị biến chất trở cờ, đều bắt nguồn từ tư tưởng, lý luận, kiến thức, rồi mới tới vấn đề tham lam lợi lộc, được cho tiền rồi làm phản.
Những đề tài mà có thể học tập nghiên cứu cả năm cũng chưa đầy đủ được thì đương nhiên không thể nào thu gọn vào 1 bài hay 1 còm được. Đọc càng nhiều thì càng hiểu nhiều. Ngày xưa Bác Hồ chia ra viết nhiều bài ngắn cho 1 đề tài, chứ không phải viết ngắn cho mỗi 1 đề tài.
Sự trung thành chân thật, thật lòng với 1 lý tưởng thì luôn luôn bắt đầu từ sự hiểu biết rõ ràng cặn kẽ, còn nếu không thì chỉ là trung thành như máy và cái trung thành đó không bền. Tôi tin chắc là ông Nhạ này ngày xưa cũng từng là 1 đoàn viên rất chi là trung thành, ông cũng đi chửi phản động như ai, nhưng do trung thành như máy mà không hiểu biết thật sự nên khi sang Tây nghe họ nói bùi tai vài câu là dao động ngay. Nhiều người không phải vì tham mà phản động mà còn vì dốt mà phản động nữa.
Mấy lão ngu ngục này nghe Tây nó bơm cho "tiến bộ" này kia là lung lay ngay. Cũng bởi cái não trạng sùng bái tây lông thôi.
XóaThời xưa kia đó người ta ráng trét vào "phát triển nhanh và bền vững" thay vì "phát triển bền vững", trong khi nội hàm phát triển bền vững đã có "nhanh" trong đó thôi, bởi vì nếu phát triển "chậm" quá thì không thể là "bền vững" được. Từ những điểm tưởng chừng là chi tiết rất nhỏ đó mà những người nhạy bén chính trị đều nhìn ra được nhiều điều.
XóaRồi còn thêm vào từ "dân chủ" rồi đổi từ "công bằng, dân chủ" sang "dân chủ, công bằng", đặt tiêu chí "dân chủ" lên trên tiêu chí "công bằng" xã hội. Dĩ nhiên những cái này cũng không lớn lao gì, "dân chủ" cũng đc "công bằng" cũng tốt, DC không nhất định phải là dân chủ tư sản, nhưng cái đáng nói ở đây là họ cố tình làm ra những "thể hiện" như thế cho ai xem? Rõ ràng là để cho Tây xem, để chứng tỏ lòng với Mỹ là tôi có dân chủ, các ông đừng "hiểu oan" tôi.
Mỗi chế độ khác nhau, ý thức hệ khác nhau, thì mỗi bên tự lo cho mình. Tại sao phải "kêu oan" nọ kia với họ như là 1 tiểu quốc với 1 đế quốc bề trên vậy. Đáng lý phải tự tin với nền móng chính trị và hệ thống chính trị của mình mới phải.
Đáng lẽ tư tưởng phải như thế này: Mày hiểu sai tao, mày không biết gì về chính trị XHCN thì đó là do mày ngu hoặc mày biết mà vẫn có ý tuyên truyền phá đám. Tao không có nghĩa vụ hay trách nhiệm gì phải đi chứng tỏ gì với mày ráo.
Tâm lý tự yếu tự kỷ gần như "tự nhục" này cũng thấy ở vấn đề bang giao với TQ, nhiều lão quan nghĩ rằng phải "tỏ ra" gì đó để cho đám...... ba que vất vưởng cách xa nửa vòng trái đất "tin" là chúng ta dám chống Tàu, nực cười king khủng. Như là cả đám bên kia có quyền, có tư cách, có đủ kiến thức đủ tầm để dạy mình về dân chủ, về cách bang giao với TQ, về TQ "xấu xa tàn ác thâm độc" như nào.
Đúng vậy đặc biệt trong lãnh vực truyền thông báo chí, Không đâu rõ ràng hơn.
XóaCòn về đúng vậy CNXH thì khác Tư Bản ở điểm cụ thể rõ ràng là các kế hoạch 5 năm, 10 năm. Mỗi Đại Hội Đảng là 1 kế hoạch cụ thể cho thời gian tới, nhằm mục tiêu là xây dựng xã hội. TB thì không có chuyện này mà nhà nước các đảng chỉ nắm vai trò điều phối tương đối để giữ môi trường cạnh tranh không biến loạn và thị trường ổn định.
Bản chất của xã hội Tư Bản là cá lớn ăn cá bé nên cứ 1 thời gian là sẽ xảy ra khủng hoảng rồi lây lan liên lụy cho các nước quan hệ làm ăn với nó, đại khủng hoảng, đại suy thoái, đủ cả. Cứ để mặc cho như vậy qua 1 hồi cạnh tranh "lành mạnh lẫn không lành mạnh" thì sẽ có những con cá mập nổi lên, những nhóm lợi ích cá mập, những con sói con hổ nhảy lên võ đài giành lấy mọi quyền lực và lợi ích chính trị xã hội, làm trùm làm bá chủ.
Thời xưa kia đó họ nói phát triển nhanh và bền vững và nước ta sẽ trở thành nước công nghiệp hiện đại vào năm 2020, hehe.
Xóakhông thể tin được những tên phản động
XóaNHỮNG BÊ BỐI LỚN Ở NGÀNH GIÁO DỤC ĐỀU NẰM TRONG GIAI ĐOẠN Ô PHÙNG XUÂN NHẠ LÀM BỘ TRƯỞNG, TỪ 2O16 ĐẾN NAY, TẠI SAO VẬY?
Trả lờiXóaÔng Phùng Xuân Nhạ làm bộ trưởng GD từ ngày 9 tháng 4 năm 2016 đến nay, 4 năm, 237 ngày.
- Bê bối thi cử ở Hà Giang, Lạng Sơn, Hòa Bình....
- Bê bối ở Đại học Đông Đô...
- Bê bối ở Đại học Tôn Đức Thắng...
Kỳ cục, chính ông Phùng Xuân Nhạ tự phong cho mình là Giáo sư vào năm 2016! Xem báo GD Ông Phùng Xuân Nhạ được phong Giáo sư-12/10/2016
https://giaoduc.net.vn/giao-duc-24h/ong-phung-xuan-nha-duoc-phong-giao-su-post171527.gd
Chủ tịch Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước Phùng Xuân Nhạ vừa ký Quyết định số 55/QĐ-HĐCDGSNN về việc công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó giáo sư năm 2016. Đặc biệt, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cũng là 1 trong 65 nhà giáo được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư năm 2016.
Lưu ý, Từ tháng 9 năm 2002 đến tháng 7 năm 2003: Ông làm nghiên cứu sinh sau tiến sĩ (Fulbright Scholar) tại trường Đại học Georgetown, Hoa Kỳ.
Lại anh Fulbright. Giáo sư Phùng Xuân Nhạ thật là đáng tự hào, giai điệu tự hào. Nhiều ông học ở Mỹ vác mặt lên tưởng là hay ho. Mình học tiếng Anh rồi bắt mọi người khác phải học theo tất cả, hay thật. Với tôi thì "bắt học ngoại ngữ" với "cấm học ngoại ngữ" chả có gì khác nhau cả, đều là cực đoan độc đoán. Không ai cấm học tiếng Anh, chọn lựa của mỗi học trò, QH đã bác bỏ rồi mà ông giáo sư tự phong này vẫn còn cố đấm ăn xôi thì thật là hài hước. Chắc muốn làm đám ranh hài bên Ukraina.
XóaBộ trưởng Giáo dục mà không chuẩn thì nguy to
XóaVN ta dùng tiếng Việt 4000 năm nhưng không giỏi tiếng Việt bằng mấy ông đầm bà đầm bên Tây, họ giỏi tiếng Việt hơn ta nên dạy ta về tiếng Việt là đúng.
Trả lờiXóaVN ta ở ngay đây với TQ 4000 năm nhưng không biết về TQ bằng họ nên họ dạy ta về TQ là đúng.
VN ta văn hiến 4000 năm nhưng không biết gì về dân chủ, không biết làm sao để sống cho tốt, để đối xử tốt với nhau bằng họ, không biết về chính sự bằng họ nên họ dạy ta về dân chủ về chính trị là đúng.
Ông Nhạ có vẻ là 1 trong những ông quan muốn biến nước VN thành 1 nước nói tiếng Anh, như Ấn Độ, Phi, Sing. Ấn Độ và Phi thì bị ảnh hưởng từ quá trình thuộc Anh, thuộc Mỹ. Sing thì gia đình Lý Quang Diệu là lai Tàu, người Tây gốc Hoa bập bẹ, họ nói chuyện trong nhà với nhau bằng tiếng Anh.
Trả lờiXóaTrường hợp VN ta là khác hẳn, ta không bị Pháp Mỹ đồng hóa, bây giờ vẫn là tiếng Việt, không có 2 thứ tiếng là ngôn ngữ chính như Ấn, Phi. Còn Sing là 1 đảo quốc nhỏ như 1 thành phố với dân cư của nó chủ yếu là dân Tàu Hồng Kông thuộc Anh di dân sang, dân Hồng Kông nói tiếng Anh từ bé. Thực tiễn và lịch sử khác nhau.
Việt Nam sẽ luôn là quốc gia nói tiếng Việt, không bao giờ là quốc gia nói tiếng Anh, trừ những kẻ muốn phản quốc, phản động. Không cấm tiếng Anh thì cũng không bắt ép học tiếng Anh. Mỗi người, mỗi học sinh, sinh viên có quyền tự chọn tiếng nước ngoài họ muốn học. Quốc Hội và nhân dân cũng đã quyết định rồi, không phải năm ngoái mà đã quyết định từ thời Cụ Hồ. Hiến Pháp từ 1945 đến nay đều ghi rõ tiếng Việt là ngôn ngữ của Việt Nam, không có tiếng Tây, tiếng Pháp, tiếng Anh nào cả, dù thời có rất nhiều người VN giỏi tiếng Pháp hơn trong hàng ngũ cách mạng, như kỹ sư Trần Đại Nghĩa, sau này bà Nguyễn thị Bình, Tôn Nữ thị Ninh cũng giỏi tiếng Anh hơn ông Nhạ nhiều, nhưng họ không lấy đó làm "tự hào" và nghĩ phải đưa tiếng Anh lên dòng chính, chỉ là 1 trong những ngôn ngữ thông dụng và thịnh hành trên thế giới.
Một điều quan trọng nữa là ông Nhạ hình như không cập nhật và theo sát tình hình thực tế mấy năm gần đây khi mà tiếng Anh trong xã hội VN đang trở nên lỗi thời khi mà quan hệ trong nước với các đối tác tiếng Anh ít đi và sự tiến bộ về tiếng Việt của các đối tác nước ngoài, cũng như việc tiến bộ vượt bực của công tác phiên dịch, nhờ công nghệ AI dịch thuật ngày càng chuẩn. Tiếng Anh trên thế giới đã qua rồi thời kỳ hoàng kim và ở VN cũng vậy. Bây giờ không còn là 2015 trở về trước nữa.
Trong môi trường kinh doanh của các công ty cũng vậy. VN vừa chốt ký hợp tác lớn nhất với Châu Âu, Trung Quốc và châu Á, Đông Nam Á. Đây mới là những đối tác lớn nhất sắp tới của VN chứ không phải là Mỹ. Quan hệ ngoại giao của VN là đa phương toàn cầu trên toàn thế giới chứ không phải chỉ có với Mỹ, mà thế giới thì có nhiều thứ tiếng phổ thông đại chúng chứ không phải chỉ có mỗi 1 tiếng Anh.
Nghe cách nói năng thì đúng là có vẻ ông ta nói năng như muốn biến VN thành 1 nước nói tiếng Anh. Trước đây trừ đám nghị bẩn, nghị nát, nghị hề, nghị húng chó, nghị lá ngón, nghị kền kền và đám báo chí lá ngón, truyền thông kền kền hùa theo như thằng Dân Trí, Tuổi Trẻ, Thanh Niên, VietNamNẹt thì QH người ta đã bác rồi. Thế mà ông này còn cố đấm ăn xôi hô hào đưa vào giáo dục, còn đòi sẽ vạch ra "chặng đường", "lộ trình" 200 năm đưa VN thành 1 quốc gia nói tiếng Anh nữa mới hài. Loại này mà cũng lên làm Bộ trưởng à.
XóaĐây không phải là phản động chống Cộng chống Đảng và Nhà Nước, phản bội chế độ nữa mà là phản quốc phản dân, phản bội dân tộc, muốn đồng hóa dân tộc.
XóaLợi ích quốc gia, dân tộc là trên hết; những kẻ nào có ý định chống phá Đảng, chống phá Nhà nước hãy thức tỉnh nếu không sẽ bị nghiêm trị.
XóaNước Nam ta có bậc kỳ tài đến thế còn muốn gì nữa, hiền tài là nguyên khí quốc gia. Ông tự biết mình, khiêm tốn, quan trọng hơn cả là ông biết nhìn người tài. Ông ta biết mình tài giỏi, biết lũ nửa người nửa ngợm kia là tài giỏi, nên mới tự phong giáo sư và dùng lũ kia. Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng, thăng quan tiến chức, phát tài cả nhà.
Trả lờiXóaGiáo sư Phùng Xuân Nhạ, giáo sư Trần Đình Sử, đúng là tình đồng chí cảm động tri âm tri kỉ, đảng viên giáo sư, giáo sư đảng viên.
Trả lờiXóaLàm nhớ vụ thằng cậu ấm quý tử ăn chơi trác táng của Phạm Xuân Thanh, nó học ở đâu?
Hay thằng công tử bột thái tử của Bạc Hi Lai, hộc hành và ăn chơi ở đâu? Du học hay du dâm? Hành học hay hành lạc?
Cứ sang Tây chịch gái Tây chịch gái ba que rồi về làm bố, hay nhỉ. Bằng cấp cũng chưa biết là thật hay giả, nghe đâu có mấy dịch vụ làm bằng giả và đại học giả kầy bên bển, còn có dịch vụ thi hộ nữa.
Chắc học từ thằng VietDart công tử quý ngài sui gia của đức ngài Nguyễn Thanh Sơn rơi đài.
XóaBộ trường Bộ Giáo dục mà không chuẩn thì hết chỗ nói
XóaMấy thằng này là lũ Xuân tóc đỏ đã sang được bên Tây.
Trả lờiXóaVN ký với mấy ông lớn khác rồi bây giờ cần cho tiếng Trung, tiếng Pháp, tiếng Đức vào tiếng chính thức nữa cho oách, phải đầy đủ chứ nhể.
Trả lờiXóaỪ đúng cho vào cho đủ bộ!
XóaÔi, ông GS Nguyễn Tiến Dũng bên Pháp và bọn Wiki láo thật, dịch vụ làm bài hộ làm cả mà dám bảo người ta đạo nhái, nếu đạo nhái thì cũng là bọn kia đạo nhái chứ !
Trả lờiXóa1 kẻ có nhân cách cùi hủi lở loét như thế làm thầy của thầy tui? Hèn gì giáo dục hỏng bét, trẻ con đánh nhau túm tóc lột quần cởi áo rồi mở Iphone quay up lên Youtube, FB cười hô hố ghê rợn như phim kinh dị hàn cuốc hàn xẻng, chúng nó quỳ xuống liếm đít ghế bọn hip hop k-pop (khó tin nhưng có thật 100%). Đạo đức suy đồi mạt pháp. Nhiều học sinh nhìn mặt non choẹt mới 11, 12 mà đã thấm nhuần câu "chịch, chịch nữa, chịch mãi", "tiên học ỉa hậu học ngu", "tiền tài là nguyên khí cuốc ra", "nhất tiền tệ, nhì quan hệ". Chẳng hiểu bác này đi theo con đường nào để lên chức Bộ Trưởng ráo dục, chạy tiền hay chạy quan hệ hay cả 2. Học sinh bây giờ không lo học toàn đi quan hệ và chịch xã giao. Đạo đức suy đồi, văn hóa đồi trụy ngoại nhập, đồi phong bại tục, nếu cứ "Tây là hay", "Tây là dạng háng" kiểu này thì không sớm thì muộn cũng sẽ học hư đến mức độ trẻ em vác dao vào trường chém thầy cô bạn học như trẻ em bên nước Mỹ dân chủ trẻ em tự chủ không ai dám phê bình kia vác súng vào bắn giết cả lớp, thảm sát phụ huynh, giết cả nhà của chính chúng. Những chuyện mà văn hóa "lạc hậu" Khổng Nho 4000 năm qua chưa hề xảy ra. Luật pháp hay cơ chế hệ thống đều do con người tạo ra và luồn lách tránh né. Con người không tốt thì bao nhiêu luật pháp hay cơ chế đều vô ích. Gần đây thấy nói nhiều về "trồng cây", "trồng rừng", mà ai cũng đã quên "trồng người" theo gương Bác dù ai cũng đọc thuộc lòng đạo đức Bác Hồ văn chương thật hay.
Trả lờiXóaTrồng người là quan trọng nhất đấy
XóaCông tâm mà xét thì không phải ai đi sang Tây thì cũng đều trở nên sùng bái cực đoan quá khích chê bai quê nhà là lạc hậu thế lọ thế chai. Nhưng hiện tượng đó là có nhiều và đã có từ thời Me Mỹ, bệnh sùng Tây không phải thời kỳ thuộc Mỹ mới có mà thời kỳ thuộc Pháp đã có rồi. Nhiều người thi hành công vụ xử lý nghiêm đồng bào nhưng thấy Tây là tảng lờ với nụ cười cầu tài nịnh nọt, ngày nay cũng có. Bệnh sùng Tây bái Mỹ này không phải 1 sớm 1 chiều mà bỏ được.
Trả lờiXóaKhuyến học của tác giả Fukizawa Yukichi – một trong những nhà tư tưởng lớn nhất của Nhật Bản cận đại, được coi là tác phẩm vĩ đại tại Nhật Bản. Sách được xuất bản từ năm 1942 nhưng tới nay nội dung cuốn sách không hề bị phai mờ giá trị, ông được xem là “khai quốc công thần” tại Nhật. Giữa bờ cõi đất nước bị đô hộ và dần trở thành thuộc địa, ông đã cho ra cuốn sách khuyến học này, nhằm đưa lên tinh thần dân tộc bất diệt. “Con người không ai hơn ai cả, nếu có hơn thì chỉ hơn về học thức”. Nội dung ý chí kiên cường, người dân Nhật Bản thời đó ai cũng có trong tay cuốn sách này và là ngọn đuốc để họ sống mỗi ngày. Nội dung nêu lên quan điểm “làm thế nào để bảo vệ nền độc lập Nhật Bản”, với lòng tự tôn đất nước Nhật Bản đã nhanh chóng trở nên phát triển hơn nhờ đường lối ý chí do ông Fukizawa Yukichi mạnh mẽ nêu lên trong sách này.
Trả lờiXóa1. Quốc dân không có chí khí độc lập, không có tinh thần tự do thì Lòng yêu nước cũng hàm hồ, nông cạn, vô trách nhiệm.
2. Nếu như có kẻ gây phương hại đến nguyên tắc (độc lập, tự do) thì dù có phải biến cả thế giới thành kẻ thù, chúng ta cũng quyết không sợ, huống hồ chúng ta phải sợ một số quan chức chính quyền lộng quyền?
3. Đáng buồn là nước ta chỉ có người Nhật mà không có quốc dân Nhật.
4. …đối thủ mà các bạn phải tranh đấu về trí tuệ là những người phương Tây. Nếu các bạn thắng trong cuộc đọ sức tri thức này thì vị thế của nước Nhật Bản sẽ dâng cao trên trường quốc tế. Còn ngược lại, nếu các bạn thua, thì chúng ta, những người Nhật Bản, sẽ mãi mãi thấp kém dưới con mắt người phương Tây.
5. Thử nhìn lại xem, không ít người trong nhân dân dưới thời Minh Trị vô học, mù chữ, cái thiện, cái ác không phân biệt nổi, chỉ biết ăn xong rồi lại ngủ, “vô công rồi nghề”. Không những thế, thường đã ngu dốt lại hay tham vọng, tìm mọi cách lừa đảo, luồn lách pháp luật, không cần hiểu ý nghĩa của luật pháp, không cần biết đến nghĩa vụ của bản thân, chỉ biết đẻ cho thật nhiều con nhưng lại không hề chăm sóc, dạy dỗ chúng.
Những kẻ ngu dốt đó không biết xấu hổ và con cái của họ khi lớn lên cũng chẳng có ích gì cho đất nước, trái lại chỉ là gánh nặng, nỗi khổ cho xã hội. Xã hội mà toàn là những con người như vậy thì có đem đạo lý ra giảng giải cũng vô ích, chỉ còn cách buộc phải làm là dùng sức mạnh để răn đe, để trấn áp những hành động bạo lực, hành vi quậy phá, phá rồi mà thôi. Đó cũng là lý do khiến cho các chính phủ chuyên chế, chính phủ độc tài được thể tồn tại trên thế giới.
học phải toàn diện, không chỉ học chữ
Xóa6. Nước Nhật chúng ta hiện nay yếu kém, hoàn toàn không thể sánh vai với các cường quốc Âu, Mỹ giàu mạnh. Nhưng về quyền lợi, với tư cách là một quốc gia, thì chúng ta hoàn toàn ngang hàng với họ. Trường hợp nếu các cường quốc phương Tây đi ngược lại đạo lý quốc tế, xâm phạm đến lãnh thổ của chúng ta thì cho dù có phải biến cả thế giới này thành kẻ thù, chúng ta cũng quyết không sợ. Như tôi đã nói ở phần 1, khi đất nước bị làm ô nhục thì tất cả người Nhật chúng ta sẵn sàng xả thân để bảo vệ đến cùng thanh danh của Tổ quốc.
Trả lờiXóaNhưng, còn tình trạng giàu, nghèo, mạnh, yếu dứt khoát không phải là do mệnh Trời hoặc là do ý Trời mà ta đành phải cam chịu. Mà đó là do con người có nỗ lực hay không chịu nỗ lực mà thôi. Nhờ nỗ lực như thế, không biết chừng mới hôm qua còn là kẻ ngu dốt, nhưng ngày mai đã trở thành người tài giỏi; mới hôm qua còn tự vỗ ngực giàu mạnh, nhưng ngày mai trở nên hèn kém. Từ xa xưa, lịch sử đã nhiều lần minh chứng cho điều này.
7. Nếu như toàn thể quốc dân, ai nấy đều chỉ tìm cách dựa dẫm hay ỷ lại vào người khác, không có tính tự lập thì khi ra xã hội cũng sẽ lại trở thành những kẻ chuyên ăn bám đục khoét tiền của của đất nước, của các tổ chức xã hội. Giữa cá nhân với cá nhân có lẽ cũng chẳng còn ai sẵn lòng giúp đỡ ai. Tất cả đều dửng dưng với nhau, còn nhìn thấy người mù lòa qua đường cũng không có một ai chìa tay ra giúp đỡ…
8. Cổ nhân có câu: “Dân thì phải tuân theo sự cai trị. Còn cai trị thế nào thì dân không cần phải biết”. Câu này có nghĩa là ở trên đời, những người hiểu được đạo lý không nhiều. Chi bằng thiểu số người đó lên nắm chính trị, cai trị nhân dân, bắt dân phai tuân theo chính sách vạch ra là được. Không cần phải thông báo hay giải thích gì cả. Như thế tốt hơn là việc cái gì cũng phải giải thích, phải cắt nghĩa, mà có giải thích xong, cắt nghĩa xong thì đâu lại vào đấy cứ như nước đổ đầu vịt vậy.
Trả lờiXóaĐây là lời răn của Khổng Tử. Nhưng lời răn này thật phi lý, hoàn toàn xa rời thực tế.
Người có năng lực để có thể cai trị được dân chúng thật ra rất ít ỏi. Trong cả ngàn người may ra mới có được một người. Giả dụ, dân số của một quốc gia nọ là một triệu người. Trong số đó chỉ có 1.000 người có tri thức. 990.000 người còn lại là những kẻ một chữ cắn đôi cũng chịu. Cứ cho rằng 1.000 người có trí tuệ đó, cai trị số dân ngu bằng tất cả lòng yêu thương, chăm bẵm họ như chăm bẵm bầy cừu. Và 990.000 người mù chữ này cũng một mực tuân theo lời răn dạy của “cha mẹ dân”, sống trong cảnh ngu si hưởng thái bình. Cứ như thế, dần dần quan hệ chủ nhân và khách ăn nhờ ở đậu. Mà đã là phận khách ăn nhờ ở đậu thì nhân dân (khách) cứ chỉ biết dựa vào chính phủ (chủ nhân). Người dân đâu cần màng tới việc nước, càng không chút mảy may lo lắng vận mệnh quốc gia. Việc quốc gia đại sự đã có chủ nhân lo rồi…
9. Dưới mắt tôi, việc điều hành đất nước không mang lại kết quả cũng có nghĩa là trình độ của chính phủ Minh Trị đại để cũng chỉ như trình độ của chính quyền phong kiến chuyên chế mà chúng ta đã lật đổ. Nhân dân ta vẫn còn trong vòng u mê như xưa, cũng có nghĩa là người dân dưới thời Minh Trị cũng vẫn chỉ là người dân dưới thời Mạc phủ, không hơn không kém. Hãy thử so sánh công lao, sức lực, tiền của mà chính phủ đã bỏ ra với kết quả đạt được thì mới thấy ít ỏi biết nhường nào.
Qua đó tôi muốn khẳng định với mọi người rằng nền văn minh của quốc gia không thể tiến bộ nếu chỉ bằng quyền lực của chính phủ.
vậy tại sao dân lại bầu và ủng hội các vị lãnh đạo đất nước qua các thời kỳ
Xóa10. Trên cương vị cá nhân thì người nào cũng tỏ ra thông thái. Nhưng hễ trở thành quan chức chính quyền thì sự thông thái thường thấy lại biến đi đâu mất. Nhưng khi tập hợp nhau trong tập thể thì cái cảnh “trống đánh xuôi, kèn thổi ngược” thường xuyên xảy ra.
Trả lờiXóaTôi buộc phải nói rằng chính phủ Nhật Bản hiện nay là một tổ chức của nhiều người có tri thức, tập hợp nhau lại để làm một việc hồ đồ. Có lẽ họ đã không thể phát huy được cá tính vì bị trói buộc bởi nếp nghĩ theo kiểu “chủ nghĩa bình yên vô sự”.
Chính sách của chính phủ không hiệu quả là vậy. Bằng một số kế sách như dùng những lời lẽ hoa mỹ mị dân, dùng quyền lực, áp đặt văn minh…. chính phủ có thể giật dây được dân chúng. Nhưng như thế cũng chỉ là nhất thời mà thôi. Chính phủ trị dân bằng uy quyền thì dân sẽ đáp lại bằng sự giả vờ chấp hành. Chính phủ lừa dối cũng sẽ tạo ra vỏ bọc hữu hiệu. Mà cứ như vậy thì không thể chỉ dựa vào quyền lực để thúc đẩy văn minh xã hội.
11. Từ đời này qua đời khác, người ta chỉ học để làm quan chứ có ai muốn học để làm dân đâu. Làm quan đã trở thành cái đích trong cuộc đời. Ngay cả các bậc tiên sinh danh giá cũng không thoát khỏi ảnh hưởng đó. Tuy nhiên, xu hướng “làm quan” cũng là điều dễ hiểu vì khí chất xã hội đã khiến người ta phải như vậy. Cứ thế, trào lưu “quyền lực là chìa khóa vạn năng” nhiễm sâu vào lòng người. Nên dân ta ai cũng chỉ muốn làm trong công sở chính quyền, rồi tìm cách leo lên hàng quan chức chính phủ để có quyền hành và bổng lộc.
Thí dụ: Gần đây trên các tờ báo hiếm thấy bài viết nào có ý kiến ngược lại với ý kiến của chính phủ. Lâu lâu chính phủ đưa ra được một vài chính sách cải cách nho nhỏ, tức thì những bài viết tán dương tâng bốc chính phủ xuất hiện đầy rẫy trên mặt báo. Những bài viết như vậy có khác nào thái độ phỉnh nịnh khéo léo của các cô gái làng chơi để lấy lòng khách mua hoa đâu. Tệ hại hơn nữa, những người viết bài đó lại chính là những thành viên trong nhóm Tây học. Thật khó có thể chấp nhận. họ đâu có phải là “gái làng chơi” và lại càng không phải là những kẻ tâm thần hay thiếu hiểu biết.
Thái độ xu nịnh và suy nghĩ cơ hội đang đầy rẫy trong xã hội Nhật Bản như hiện nay là do đâu? Vì chưa có được một minh chứng thực tế nào chứng tỏ có tự do dân quyền trong xã hội, vì người Nhật Bản đã nhiễm quá nặng bản tính nhu nhược, không còn nhìn ra bản sắc vốn có của mình.
Tóm lại, hiện nay Nhật Bản có chính phủ, có cả dân. Nhưng có lẽ chúng ta mới chỉ có dân mà chưa có “quốc dân Nhật Bản”.
Báo chí là phải tôn trọng sự thật
Xóa12. Khai hóa văn minh bắt đầu từ việc tự mình bắt tay vào làm và chứng minh bằng thực tế cụ thể, cho mọi người tận mắt thấy việc thực. Làm trước nói sau. Chứ không thể để như tình trạng nước ta hiện nay, hễ định làm gì cứ phải họp bàn, giải thích, thảo luận dài dòng vô bổ. Chính phủ có quyền ban bố chỉ thị, mệnh lệnh. Nhưng hiểu và biến chúng thành hiện thực phải là nhân dân, là khu vực tư nhân. Chính vì thế, song song với việc mở trường tư thục, chúng ta quyết định thực hiện sự nghiệp khai sáng cho dân chúng bằng cách giảng dạy học thuật, làm thương nghiệp, nghiên cứu luật pháp, xuất bản sách, phát hành báo, với tư cách của một người thuộc khu vực tư nhân, không nằm trong chính phủ.
Trả lờiXóaChúng ta làm việc này trong phạm vi, bổn phận của một quốc dân làm theo luật pháp, không sợ làm mất mặt chính phủ. Nếu chính phủ đi ngược lại lợi ích của nhân dân, với bổn phận của mình, chúng ta sẽ đường đường chính chính kháng nghị, tranh luận với chính phủ cho đến khi chính phủ tỉnh ngộ, giành lại chữ “Tự do Dân quyền”.
13. Trình độ của nền văn minh hiện có ở nước ta là kết quả của bao đời ông cha chúng ta tự lực làm nên, nhưng nếu đem so với phương Tây thì rõ ràng “mình mới bước được một bước thì người ta đã nhảy ba bước”. Đã chậm hơn phương Tây thì đương nhiên phải học, đằng này trong chúng ta lại nảy sinh tư tưởng chỉ biết ngồi bi quan than thở: vì họ chạy nhanh như vậy ta có cố mấy cũng chẳng làm sao mà bằng được phương Tây.
Đến giờ chúng ta mới cảm nhận được môt thực tế là nền độc lập của nước ta sao mà mong manh, yếu ớt đến khi đứng trước sức mạnh của phương Tây.
14. Không thể đánh giá được công cuộc khai hóa văn minh của một nước nếu chỉ nhìn vào diện mạo bề ngoài không thôi. Dù chính phủ Minh Trị có tự mãn đến mấy vì đã xây dựng đợc rất nhiều trường học, nhà máy xí nghiệp, xây dựng lục quân hải quân, thì tất cả những thứ đó cũng chỉ là cái vỏ bên ngoài, chỉ là “phần xác” của một quốc gia văn minh. Để hoàn thiện hình thức bề ngoài thì rất đơn giản vì chỉ cần có tiền. Có tiền là xây được trường học, mua được máy móc, dựng được nhà xưởng, trang bị, súng ống, tàu bè cho quân đội.
Nhưng, có một vấn đề không hiện ra thành hình ở đây. Vấn đề này mắt không nhìn thấy, tai không nghe được, không thể mua bán, không thể vay mượn. Nó liên quan tới hết thảy người Nhật Bản chúng ta. Nó có ảnh hưởng rất mạnh. Không có nó, mọi hình thái của văn minh như những gì mà tôi đã nêu ra ở trên đều không thể phát huy được hiệu quả trong thực tế. Nó là cái quan trọng nhất và phải được coi là “phần hồn” của văn minh. Vậy đó là cái gì?
Đó chính là: “Chí khí độc lập của nhân dân, tinh thần độc lập của nhân dân”!
15. Thời gian qua, chính phủ nước ta ra sức xây dựng trường học, chấn hưng xí nghiệp nhà xưởng, cải cách quân đội và hầu như đã hoàn tất diện mạo bề ngoài, “phần xác” của một nước văn minh trên đất Nhật Bản. Thế nhưng, cái quan trọng nhất mà chúng ta thiếu đó là chí khí, tinh thần của nhân dân để đưa đất nước thực sự độc lập, thực sự bình đẳng với phương Tây. Nhân dân ta cũng không có cả chí khí tinh thần quyết không để đất nước thua kém phương Tây. Và không chỉ nhân dân không có chí khí đó tinh thần đó mà ngay cả những quan chức chính phủ – những người có trách nhiệm phải tìm hiểu phương Tây – cũng thế, chưa tìm hiểu thì họ đã tặc lưỡi buông xuôi, vì chính họ cũng mang tâm lý tự ti, mặc cảm trước phương Tây. Đã tự ti và mặc cảm như vậy thì còn đầu óc đâu để mà tỉnh táo nắm bắt tình hình được nữa.
Trả lờiXóaVấn đề chính là ở chỗ: nếu không có chí khí độc lập, tinh thần độc lập thì mọi hình thái của văn minh chỉ còn là hình thức, hoàn toàn vô dụng.
16. Chính quyền phong kiến Mạc phủ trước đây, chỉ biết dùng quyền lực để cai trị, còn chính phủ Minh Trị hiện nay, dùng cả sức và trí để cai trị. Chính quyền cũ không biết thủ thuật để cai trị dân, còn chính phủ mới bây giờ thì ngược lại. Chính quyền cũ dùng mọi cách làm tê liệt, làm rã rời sức dân, chà đạp tới tận chân tơ kẽ tóc của dân, quy định cả cách ăn mặc, đi đứng của mọi thành phần trong xã hội, trừng phạt nghiêm khắc mọi sự lẫn lộn. Còn chính phủ hiện nay thì cai trị khéo léo tới mức người dân bị lấy mất cả “hồn lẫn xác” mà cũng không hay. Vì thế, dân ta trước sợ chính quyền như sợ ma quỷ, còn dân ta ngày nay thì tôn chính quyền lên như thần thánh để thờ…
17. … trường học là trường học của chính phủ, quân đội là quân đội của chính phủ. Đường sắt, bưu điện, điện tín, công trình kiến trúc bằng đá, cầu cống bằng sắt thép cũng như vậy. Tất cả đều là của chính phủ.
Người dân suy nghĩ về những việc trên như thế nào? Và dân chúng nói với nhau ra sao? Họ bảo rằng: “Chính phủ hiện nay vừa có sức mạnh vừa có đầu óc, nên chẳng ai có thể đọ nổi. Chính phủ ở trên cao trị quốc, mọi thứ đã có chính phủ lo nghĩ và làm cho rồi. Còn chúng ta là loại dân đen ở dưới, cứ có cái ăn để sống là được. Việc nước là chuyện đại sự, là việc của “các quan trên”, chứ đâu phải là việc của lũ dân đen mình là lo”.
…
Nếu nhân dân ta không tỉnh ngộ, không nhận ra sự “lầm tưởng” mà cứ thế quen dần với tình trạng như hiện nay, thì chính phủ có đổ công đổ của để hoàn thiện “cái vỏ” văn minh nhiều đến đâu đi nữa cũng chỉ tổ làm cho khí lực trong dân ngày một mất đi và như thế tinh thần – phần hồn của văn minh – cũng suy yếu theo.
trường học là môi trường giáo dục toàn diện, nên cần đầu tư đúng mức
Xóa18. Cả ngàn năm qua, chính phủ nắm trong tay mọi quyền hành trên đất nước… Nhân dân chỉ còn biết nhắm mắt tuân theo các chỉ thị của chính phủ. Đất nước ta giống như tài sản riêng của chính phủ, còn nhân dân chẳng khác nào như những người ăn nhờ ở đậu vậy… Và thế thì quốc gia cũng chỉ như cái nhà trọ, để người dân tạm dừng chân trong cuộc đời họ mà thôi…
Trả lờiXóa19. Tại sao lũ chí sĩ rởm lại cứ hoành hành mãi vậy? Bọn này hễ cứ mở miệng là đều có cùng giọng điệu… Người thường dễ bị lừa phỉnh bằng vẻ ngoài của chúng. Kỳ thực bọn chúng đều là một lũ chí sĩ rởm cả. Được cất nhắc vào chức vụ cao một chút, ngoài lương bổng, phụ cấp quy định ra, không hiểu sao tiền cứ vào như nước. Hóa ra, kẻ trông coi việc xây cất thì luôn thúc giục chủ thầu phải cống lễ. kẻ trông coi ngân khố thì đòi thị dân phải biếu xén quà cáp mới cho vay tiền. Những chuyện như vậy diễn ra như cơm bữa đến độ trở thành lệ…
20. Người ta thường nói: “Trời không tạo ra người đứng trên người và cũng không tạo ra người đứng dưới người”. Kể từ khi tạo hóa làm ra con người thì tất cả sinh ra đều bình đẳng, mọi người đều có tư cách, có địa vị như nhau, không phân biệt đẳng cấp trên dưới, giàu nghèo.
Loài người, chúa tể của muôn vật, bằng hoạt động trí óc và hoạt động chân tay mà biến mọi thứ có trên thế gian thành vật có ích cho bản thân mình. Nhờ thế mà thỏa mãn được nhu cầu ăn, mặc, ở, sống tự do theo ý muốn và không làm phiền, làm cản trở cuộc sống của đồng loại. Con người có thể sống yên ổn, vui vẻ trên thế gian. Đó là ý Trời, là niềm hi vọng của Trời đối với con người.
Vậy mà nhìn rộng ra khắp xã hội, cuộc sống con người luôn có những khoảng cách một trời một vực. Đó là khoảng cách giữa người thông minh và kẻ ngu độn; giữa người giàu và kẻ nghèo; giữa tầng lớp quý tộc và tầng lớp hạ đẳng.
Như thế là tại làm sao? Nguyên nhận thực ra rất rõ ràng.
Cuốn sách dạy tu thân “Thự ngữ giáo” có câu: “Kẻ vô học là người không có tri thức, kẻ vô tri thức là người ngu dốt”. Câu nói trên cũng có thể hiểu: Sự khác nhau giữa người thông minh và kẻ đần độn là ở chỗ có học hay vô học mà thôi.
Trên thế gian có cả việc khó lẫn việc dễ. Người làm việc khó được coi là người quan trọng. Người làm việc dễ thường có địa vị thấp, bị coi thường. Công việc cần sự khổ nhọc về tinh thần được xem là việc khó, còn lao động chân tay là việc dễ. Vì thế học giả, quan chức chính phủ, giám đốc các công ty lớn, chủ trang trại sử dụng nhiều nhân công… là những người có địa vị cao, quan trọng. Và một khi đã là những người có địa vị, quan trọng thì đương nhiên gia đình họ cũng giàu sang sung túc đến mức tầng lớp hạ đẳng nằm mơ cũng không được. Tuy vậy, nếu suy nghĩ kỹ lưỡng gốc rễ của vấn đề thì chỉ có một nguyên nhân. Đó chẳng qua là do có chịu khó học hay không mà thôi, chứ có người nào được trời phú đâu. Ngạn ngữ có câu: “Trời không ban cho con người phú quý. Chính con người tạo ra giàu sang phú quý.” Có nghĩa là Trời nhìn vào kết quả hoạt động, lao động của con người để ban thưởng.
Như tôi đã đề cập: Ở con người vốn dĩ không có chênh lệch sang hèn, giàu nghèo. Vì thế, có thể nói rằng: Người chịu khó học, hiểu biết nhiều sẽ trở thành người quan trọng, sống sung túc; người vô học sẽ trở thành con người thấp kém, nghèo khổ.
có chí thì nên, lười biếng thì sao giàu được
Xóa21. Thử nhìn vào công cuộc văn minh đang diễn ra trên đất nước ta mà xem, tôi chỉ có thể nói rằng chúng ta đang làm ngược với quy luật.
Trả lờiXóaỞ nước Nhật chúng ta hiện nay, người chủ trương thúc đẩy văn minh, gìn giữ độc lập trước áp lực phương Tây là những người thuộc tầng lớp giữa trong xã hội, là các nhà trí thức và đơn độc chỉ có họ. Nhưng số đó cũng chỉ là thiểu số ít ỏi. Còn đa phần các trí thức đều thiếu con mắt nhận biết thời cuộc. Họ yêu quý và lo giữ chỗ cho bản thân hơn là lo lắng, ưu tư cho đất nước. Đối với họ, gió chiều nào theo chiều đó. Đa số các trí thức kiểu này luôn rình rập tìm kiếm lợi ích trước mắt, săn đón cơ hội leo vào hàng “quan chức”, sa vào các sự vụ quản lý vặt vãnh, tiêu phí thời gian bằng nhưng việc vô bổ, xa rời công việc nghiên cứu, học thuật. Họ thỏa mãn với quyền cao bổng hậu. Tệ hại hơn nữa, họ lại tự cao tự đại: “Uyên bác như chúng tôi đã tập trung hết trong hàng ngũ chính quyền rồi, trong xã hội đâu còn ai?”
Tôi buộc phải nói rừng những người trí thức như vậy là nỗi bất hạng cho công cuộc văn minh đất nước. Lẽ ra phải đảm nhiệm vai trò mở mang, nuôi dưỡng văn minh với tư cách của người trí thức, thì họ lại vùi đầu vào việc kiếm lợi cho riêng bản thân, họ chẳng bận tâm đến sự thoái hóa của tinh thần học vấn trong xã hội, đất nước ra sao họ cũng mặc. Như thế mà vẫn tự cho mình là trí thức được sao?
Đó là một thực tế đáng hổ thẹn.
22. Chúng ta chỉ có một mục đích gánh vai nâng đỡ tinh thần độc lập trong nhân dân.
Chúng ta lẻ loi, đang đứng mũi chịu sào trong cơn cuồng phong, trong dòng nước xiết, chúng ta đang phải gồng mình chống chọi với cả một trào lưu đang làm thoái hóa xã hội. Nhiệu vụ của chúng ta thật khó khăn. Nhưng chính lúc này đòi hỏi chúng ta phải có lòng quả cảm và tinh thần cương quyết.
Dũng khí của con người không sinh ra từ sách vở.
Đọc sách là phương tiện nâng cao học vấn.
Học vấn là phương pháp tiến tới thực tiễn.
Chính kinh nghiệm, sự từng trải sản sinh ra lòng quả cảm.
Hội Keio chúng ta, bất chấp khó khăn, bất chấp gian khổ, nguyện đem hết tri thức kiến thức có được, xây đắp con đường phát triển văn minh. Để đi tới đó, chúng ta không phân biệt, không từ nan bất kỳ lĩnh vực nào, ngành học nào. Chúng ta làm thương nghiệp, khuyến nông, viết sách, dịch sách, phát hành báo, tất cả những gì liên quan tới văn minh.
Mỗi người chúng ta phải suy nghĩ về vai trò, sự đóng góp của bản thân, phải đi tiên phong trong nhân dân. Chúng ta cùng hợp tác với chính phủ.
Sức dân và sức chính quyền có cân bằng thì tiềm lực quốc gia mới gia tăng, nền móng độc lập của quốc gia mới vững chắc, có như vậy nước ta mới mong được bình đẳng với phương Tây.
23. Nhân dân lẫn chính phủ, nếu cả hai phía đều làm trọn bổn phận, trách nhiệm của mình thì chẳng cần phải nói gì thêm cả. Nhưng cũng có những lúc chính phủ đi chệch hướng, thi hành lối chính trị chuyên chế bạo tàn, chạy theo quyền lực vô tri thức. Những lúc như thế, nhân dân buộc phải hành động. Và sẽ hành động theo một trong ba giải pháp như sau. Hoặc từ bỏ khí tiết, khuất phục chính phủ. Hoặc phản kháng chính phủ bằng bạo lực. Hoặc sẵn sàng hiến thân, hy sinh tính mạng chứ không chịu để mất khí tiết.
Trả lờiXóaTôi xin giải thích rõ hơn.
– Giải pháp thứ nhất: Nếu chấp nhận vứt bỏ khí tiết, tuân theo chính phủ vô điều kiện thì có thể coi đây là giải pháp mù quáng. Tôi đã giải thích ở phần trước: Đạo làm người là tuân theo đạo trời. Nếu vất bỏ đạo lý, khí tiết, đồng lõa với những sai trái bất chính thì tự chúng ta đã làm hỏng vị thế của con người, và tập quán xấu đó sẽ truyền tới đời con, đời cháu. (…)
– Giải pháp thứ hai: cá nhân chống lại chính quyền, là điều không tưởng. Vì thế mà tập hợp nhau, lập nhóm lập đảng gây nên nội chiến, nội loạn. Cách này tôi không cho là cách làm nghiêm túc. Bởi nếu xảy ra nội loạn thì vấn đề phân biệt thiện, ác sẽ bị loại bỏ. Các bên chỉ dựa vào sức mạnh trên chiến trường để giải quyết. Và kẻ thắng sẽ quyết định tất cả. (…)
– Giải pháp thứ ba: giữ trọn đạo lý chính nghĩa, sẵn sàng hy sinh mạng sống trước mọi áp bức của chính quyền. Tức là tin tưởng một lòng một dạ vào đạo Trời, dù phải chịu mọi cực hình của chính quyền chuyên chế, bạo ngược cũng không khuất phục, giữ vững khí tiết, bảo vệ chân lý, niềm tin, hơn nữa không bao giờ sử dụng vũ khí bạo lực, chỉ dùng đạo lý để kháng cáo với chính phủ (…)
24. Nếu chúng ta chất vấn chính quyền bằng lý lẽ thì những luật pháp tốt hoặc những chính sách tuyệt vời hiện hành trong quốc pháp không bị ảnh hưởng. Thuyết phục bằng lý lẽ, điều đó sẽ thấm dần vào lòng người theo lẽ tự nhiên. Năm nay, thuyết phục chưa được thì sang năm tiếp tục thuyết phục cho tới khi chính quyền hiểu ra. Vì mục đích của nó là ngăn chặn và cải thiện bất chính trong chính quyền. Và một khi chính phủ đã chấp thuận cải thiện chính sách thì việc chất vấn chính phủ cũng sẽ chấm dứt.
Nếu chúng ta dùng sức mạnh đối địch với chính phủ thì chính phủ cũng sẽ đáp lại bằng việc đàn áp, bắt bớ. Quan chức chính phủ dù có là những kẻ bạo chính thì cũng là người Nhật chúng ta cả. Trước những lời lẽ đúng với đạo lý của những người chất vấn chính phủ trong hòa bình và sẵn sàng hy sinh thân mình vì đạo lý đó thì không có lẽ không thuyết phục hoặc không làm lay động được các quan chức chính phủ. Tôi nghĩ rằng họ không thể không hối hận về những lầm lỗi, sai trái của họ và sẽ cải tà quy chính.
25. Nếu khảo sát cụ thể các hoạt động ở mỗi con người thì sự hoạt động đó có thể chia thành hai loại như sau:
Trả lờiXóaThứ nhất là hoạt động với tư cách của một cá nhân độc lập.
Thứ hai là hoạt động với tư cách của một thành viên trong xã hội con người.
Mưu cầu cái ăn, cái mặc, chỗ ở ổn định dựa vào hoạt động của khối óc và cơ thể là lẽ thường tình ở con người.
(…) Tất nhiên, đối với con người việc tự lập kiếm kế sinh nhai rất quan trọng. Người xưa thường dạy: “Hãy kiếm sống bằng chính mồ hôi của mình”. Thế nhưng theo tôi, cho dù chúng ta có làm đúng theo lời dạy này thì cũng chưa phải là đã làm đúng trách nhiệm và nghĩa vụ với tư cách là con người. Lời dạy này mới dừng lại ở chỗ răn người ta làm người thì đừng để thua kém muông thú và cũng chỉ dạy có thế.
Các loài chim chóc, muông thú, tôm cá, côn trùng… tự chúng không kiếm mồi được sao? Ví như loài kiến chẳng hạn. Loài kiến không những biết kiếm mồi mỗi ngày mà còn biết làm hang, làm tổ, tích trữ mồi trong suốt mùa đông giá rét.
Vậy mà trên đời này, có không ít người, hành vi của họ cũng chỉ ngang với đàn kiến thôi mà cũng tự mãn.
(…) Nhưng, tôi lại hoàn toàn không nghĩ rằng loài người với tư cách là chúa tể của muôn loài – mới có được kết quả nhỏ nhoi như vậy mà đã coi là hoàn tất mục đích đích thực của cuộc đời.
Giải quyết được cái ăn, cái mặc, chỗ ở mà đã mãn nguyện, đã cảm thấy hài lòng rồi thì hóa ra cuộc đời con người trên thế gian này chỉ đơn thuần là được sinh ra rồi chết đi thôi hay sao? Tình trạng lúc anh ta chết đi có khác gì lúc được sinh ra. Tức là quanh quân vẫn chỉ là chuyện sao cho có nhà cửa, có cuộc sống ổn định và có của ăn của để nữa. Vẻn vẹn chỉ có vậy. và nếu đến thế hệ con cháu, cũng lặp đi lặp lại y hệt cuộc sống của anh ta thì dù có trải qua hàng trăm đời, làng xóm thị trấn nơi anh ta đã sống xưa thế nào nay chắc cũng vậy, không chút thay đổi.
Không một người nào nghĩ tới sự nghiệp công ích, công cộng, chỉ quan tâm đến lợi ích cá nhân và gia đình. Ngoài ra thì mặc kệ.
Không một người nào có suy nghĩ là phải làm gì, để lại cái gì cho quê hương khi đang còn sống.
Người châu Âu có câu: “Nếu mọi người ai cũng chỉ mong thỏa mãn và an nhàn cho riêng cá nhân mình, thì thế gian này cũng không có gì khác khi mới có loài người”.
26. Một khi còn sống trên đời, còn giao tiếp với mọi người thì bản thân mỗi con người vẫn còn là một thành viên trong xã hội. Cho nên lẽ đương nhiên là phải có nghĩa vụ với xã hội. Ngay cả học vấn, kỹ thuật, chính trị, luật pháp… không có cái nào là không cần thiết để cho con người sống trong xã hội, tất cả những thứ này sinh ra là vì xã hội con người.
(…)
Con người ta, bất kỳ là ai, hễ có chút ít “sở trường” là đều muốn đem ra giúp ích cho đời. Đó âu cũng là lẽ thường. Nhiều khi tưởng chừng như con người không có ý thức vì xã hội, nhưng rồi không biết bằng cách nào mà con cháu họ vẫn nhận được ơn huệ. Đó là vì trong con người có thiện tâm, nên các nghĩa vụ trong xã hội rồi cũng đều được thực hiện.
Nếu trong xã hội từ xa xưa mà không có những con người như vậy thì chúng ta ngày nay đâu có được hưởng thành quả văn minh đang tràn đầy khắp nơi trên thế gian.
27. Mục đích của học vấn phải đặt ở tầm cao.
Trả lờiXóaNếu tôi không nhầm thì việc nấu cơm, đun nước cũng là học vấn. Việc bàn luận về quốc gia đại sự cũng là học vấn. Nhưng lo cuộc sống của gia đình thì dễ hơn lo kinh tế, chính trị của một quốc gia. Hơn nữa trên đời này cái gì dễ kiếm thì ít được quý trọng, càng khó kiếm thì giá trị càng cao.
Tôi nhận thấy sinh viên hiện nay có xu hướng né tránh việc khó, tìm kiếm việc dễ.
Dưới thời phong kiến, người học có miệt mài học hành cũng không có chỗ để ứng dụng học vấn, vì trong xã hội đó con người mất tự do. Do vậy cực chẳng đã họ chỉ còn biết học, tự mình tích lũy học thức. Vì thế, sinh viên chúng ta hiện nay khó mà theo kịp họ về tri thức.
Sinh viên hiện nay không bị bất kỳ hạn chế cả. Cứ có học là có thể ứng dụng ngay kết quả học tập vào thực tế. Tôi lấy ví dụ, các sinh viên theo ngành Âu học trong ba năm, họ học lịch sử, học vật lý… Sau khi ra trường họ được tuyển dụng ngay tức thì để làm giáo viên giảng dạy, hoặc đi làm công chức chính quyền nếu họ muốn. Ngoài ra, nhiều người còn tìm cách đơn giản hơn, nhanh hơn. Đó là chỉ cần lùng sục và đọc qua các cuốn sách dịch đang bán chạy, đi đây đi đó để có chút thực tế, tích lũy thêm một ít thông tin trong và ngoài nước, gặp dịp may là được chọn ngay vào làm việc trong các công sở. Thế là họ nghiễm nhiên trở thành một thành viên đắc lực trong bộ máy nhà nước.
Những điều tôi lo sợ là các hiện tượng trên đây nếu trở thành xu hướng, thành trào lưu trong xã hội thì học vấn sẽ mất đi bản chất đích thực và mục đích cao quý của nó.
(…) Chỉ đến khi trên khắp mọi miền đất nước Nhật Ban, nơi đâu cũng gặp những người vừa có tài, vừa có đức, ngày đêm rèn giũa và tích lũy thực lực thì ắt hẳn đến một ngày nào đó, chúng ta sẽ ngang hàng, sánh vai với nền văn minh của các cường quốc phương Tây.
28. Tạm gác sang bên vị trí của cá nhân, nếu chúng ta quan tâm tới nghĩa vụ đối với xã hội, thì trước hết là không làm vẩn đục danh dự người Nhật Bản, tiếp đến là mọi người dân đồng lòng góp sức mang lại vị trí quốc tế trong độc lập và tự do cho Nhật Bản. Như thế mới được coi là làm tròn nghĩa vụ giữa cá nhân và xã hội.
Tôi thừa nhận những người đang toại nguyện với cuộc sống của bản thân họ trong căn nhà riêng của mình là những người độc lập. Nhưng tôi không thể thừa nhận họ là những người Nhật Bản độc lập được. Hãy thử nhìn kỹ xem. Ở thời điểm này, nền văn minh của nước Nhật Bản chỉ có Danh mà không có Thực. Về hình thức thì trông cũng được đấy, nhưng về tinh thần thì thật đáng buồn lòng.
Lực lượng quân sự của Nhật Bản, từ lục quân tới hải quân có khả năng kháng cự với lực lượng quân sự của các cường quốc phương Tây chưa? Hiển nhiên là chưa. Nước Nhật không thể chống chọi được với các thế lực phương Tây trong lúc này.
Thế còn trình độ học vấn của Nhật Bản hiện nay ra sao? Với nền học vấn hiện thời, chúng ta có thể đem rao giảng cho người phương Tây không? Rõ ràng là không có cái gì cả. Ngược lại, chúng ta phải học ở họ mọi thứ. Và không chỉ đơn thuần là cứ học những thứ mà chúng ta chưa có là được…
cái gì hay thì học, dở thì bỏ
Xóa29. Những hỗn loạn trong buổi đầu du nhập văn minh phương Tây là điều không tránh khỏi. Việc chính phủ Nhật Bản yêu cầu phương Tây viện trợ, cung cấp văn minh cho chúng ta cũng không phải là sai.
Trả lờiXóaNhưng điều quan trong mà tôi muốn nói là tất cả những gì đang diễn ra trên đất nước ta hiện nay cũng chỉ là giải pháp nhất thời. Chúng ta không thể thuê vĩnh viễn người phương Tây làm thay chúng ta*). Chúng ta ra sức học tập họ, nhưng không nên quá sùng bái, tôn thờ họ. (* – Để học hỏi thể chế chính trị, xã hội và kỹ thuật phương Tây, chỉ riêng chính phủ Minh Trị đã thuê hơn 500 chuyên gia, học giả trong mọi lĩnh vực, đặc biệt là Giáo dục, Luật pháp, Xây dựng, Nông nghiệp và In ấn, sang Nhật Bản làm việc trong suốt thời kỳ Minh Trị duy tân (1868-1912))
Có cách nào để Nhật Bản không phụ thuộc vào quốc gia khác? Làm như thế nào để chúng ta có thể đi trên đất nước mình bằng chính đôi chân của chúng ta? Để đạt được điều này, chúng ta còn phải vượt qua cả một chặng đường vô cùng khó khăn.
Các bạn sinh viên! Chỉ có một cách, đó là các bạn phải ra sức học tập, chờ ngày đem mọi tinh lực ra phục vụ cho đất nước. Chính điều này cũng là trách nhiệm mà các bạn phải gánh trên vai, là trách nhiệm vô cùng cấp bách.
30. Dù thế nào đi nữa thì sự nghiệp khẩn cấp nhất – vì đất nước Nhật Bản hiện này – là mọi quốc dân chúng ta, bất kể người nào cũng phải học tập, phải nghiên cứu. Nhất là sinh viên – những người ý thức rõ nhất nghĩa vụ của công dân – lại càng không thể bàng quan trước sự tình của đất nước. Phấn đấu học tập là công việc quan trọng nhất trong lúc này của các bạn.
Nếu nghĩ được như vậy thì sinh viên hiện nay quyết không thể thỏa mãn với một chút kiến thức học được ở trong nhà trường. Cần phải đặt mục tiêu cao hơn, xa hơn. Cần tìm hiểu cặn kẽ bản chất của học thuật. Cần phải xây dựng được vị trí đích thực. Dù chỉ một mình – không có bạn cùng chí hướng – cũng phải có khí phách để xây dựng đất nước Nhật Bản, tận tâm tận tụy đem hết mọi khả năng đóng góp cho xã hội.
Từ trước tới nay, tôi vốn không ưa lối học của các sĩ phu, các nhà nho tối ngày vùi đầu dùi mài kinh sử, làm thơ phú, câu đối… theo kiểu khoa cử Trung Hoa. Vì với lối học đó, có đỗ đạt ra làm quan, họ chỉ biết cai trị xã hội, cai trị dân chúng hoàn toàn theo cảm tính. Chính vì thế, ngay từ Phần 1, tôi đã nhấn mạnh đến sự cần thiết của “Thực học”, học các môn tự nhiên, các môn xã hội, ứng dụng vào cuộc sống hàng ngày, sao cho tất cả mọi người đều có thể gây dựng cuộc sống bằng trách nhiệm và khả năng của mình. Tôi nhấn mạnh tới tầm quan trọng về sự bình đẳng giữa các tầng lớp trong xã hội.
31. Việc tìm kiếm chân lý thường bắt đầu từ sự hoài nghi
Trả lờiXóaNhững tiến bộ của văn minh đều ra đời từ sự phát hiện chân lý trong quá trình nghiên cứu mọi sự vật tự nhiên xung quanh ta. Nguyên nhân phát triển của nền văn minh phương Tây cũng xuất phát từ tinh thần hoài nghi. Galile tìm ra thuyết trái đất quay quanh mặt trời vì nghi ngờ thuyết mặt trời quay quanh trái đất. Newton tìm ra quy luật vạn vật hấp dẫn từ việc quan sát trái táo rơi. Watt phát minh ra máy hơi nước do để ý tới hơi khói bốc ra từ phích nước. Tất cả đều đạt tới chân lý xuất phát từ sự hoài nghi trước các hiện tượng, sự vật.
Và không phải chỉ có khoa học tự nhiên, những tiến bộ của khoa học xã hội cũng vậy. Từ chỗ hoài nghi chế độ chiếm hữu nô lệ, nên đã đề xuất Luật cấm buôn bán nô lệ. Và về sau, Thomas Clark đã chấm dứt thảm cảnh này. Hoài nghi về Công giáo Roma, Martin Luther đã thực hiện cải cách tôn giáo. Nhân dân Pháp vì căm giận sự bạo ngược của tầng lớp quý tộc nên đã làm cuộc cách mạng Pháp. Nhân dân mười ba bang Hoa Kỳ đã giành thắng lợi trong cuộc chiến tranh giành độc lập vì hoài nghi những luật lệ của Anh Quốc. Chưa hết, người Nhật Bản thường nghĩ rằng đàn ông làm việc ngoài xã hội, còn đàn bà trông nom nhà cửa, cơm nước trong nhà. Nhưng Steward Mill đã viết bài “Giải phóng phụ nữ” để xóa bỏ tập quán này. Nước Anh với học thuyết mậu dịch tự do được cả giới kinh tế trên toàn cầu thừa nhận. Nhưng tại Hoa Kỳ, các học giả lại chủ trương học thuyết bảo hộ mậu dịch, thể hiện lập trường coi trọng việc nuôi dưỡng và bảo vệ các ngành sản xuất trong nước.
Tại phương Tây, cứ một học thuyết ra đời thì lại có học thuyết mới phản biện lại. Những cuộc tranh luận với các ý kiến, học thuyết khác nhau diễn ra liên tục không ngừng.
Hãy thử so sánh thực tế đó với tình hình tại các quốc gia châu Á xem sao? Châu Á vẫn trong vòng mê muội. Người ta vẫn tin không một chút nghi ngờ vào lời của những người được coi là thánh nhân từ hàng ngàn năm về trước, vẫn mê tín dị đoan,vẫn tin vào lời nói của các đồng cốt. Chẳng thể nào so sánh, hoàn toàn không thể bàn luận được với người phương Tây.
Tuy vậy, việc mang trong lòng sự hoài nghi, khởi xướng ra dị thuyết, tìm tòi chân lý là một việc hết sức khó khăn, nó giống như muốn giong thuyền ra khơi trong khi gió ngược vậy. Nhưng có khi vận may, gió thuận thì chẳng tốn nhiều công sức, thuyền vẫn tiến thẳng.
Tuy vậy, đừng có ảo tưởng sẽ gặp vận may như vậy trong xã hội.
Có một cách để đạt tới chân lý là phải vượt qua được cuộc phản biện, phải bảo vệ được chính kiến của mình trước mọi ý kiến đối nghịch.
33. Hoài nghi sinh ra chân lý.
Trả lờiXóa– … Học vấn không phải là việc chỉ có đọc và cứ đọc thật nhiều sách là đủ. Bản chất của học vấn phụ thuộc vào khả năng ứng dụng. Có học vấn mà không ứng dụng được vào cuộc sống thực tế thì chẳng khác gì vô học.
…
Nếu nhìn vào thực trạng giờ học ở các trường thành phố thì thấy học sinh có vẻ siêng năng học tập lắm, cứ đà này xem ra tất cả sẽ trở thành học giả. Nhưng nếu thu hết sách giáo khoa và vở chép của chúng, và “trò ở đâu trả về quê đấy” thì sự thể sẽ ra sao? Chắc là khi cha mẹ, bè bạn hỏi đến thì học sinh chỉ còn nước: “Học vấn đề quên tại Tokyo mất rồi”.
Theo như suy nghĩ của tôi, bản chất thực sự của học vấn là phải động não suy nghĩ, chứ không phải chỉ là đọc sách một cách đơn thuần.
Và để ứng dụng sống động suy nghĩ vào cuộc sống thực tế thì cần phải biết trù tính, lo liệu. Tức là phải quan sát sự vật. Phải suy đoán đạo lý của sự vật. Phải đưa ra chính kiến, cách nghĩ cách làm của bản thân mình. Ngoài ra đương nhiên là còn phải đọc sách, phải viết sách. Phải nói lên ý kiến của mình cho người ta nghe. Phải tranh luận. Biết vận dụng tổng hợp các biện pháp như vậy thì mới được gọi là nghiên cứu học vấn.
Quan sát sự vật, suy luận, đọc sách là cách để tích lũy tri thức.
Bàn bạc, tranh luận là cách để trao đổi tri thức.
Viết, diễn thuyết là các để mở rộng tri thức.
Trong các biện pháp trên đây, có cái đạt được bằng sự nỗ lực của chính bản thân mình. Có cái cần có người bàn, người nghe. Đó là khi tranh luận, diễn thuyết. Và như vậy cần thiết phải tổ chức các buổi tranh luận và diễn thuyết.
Hiện nay, vấn đề lo ngại nhất ở nước ta là dân trí quá thấp kém. Khai sáng quốc dân, đưa họ đến tầm cao kiến thức vốn được xem là nhiệm vụ cơ bản của các học giả. Vì vậy, các học giả, khi đã nắm bắt được cách thức nghiên cứu, thì phải nỗ lực làm tròn vai trò này.
Tranh luận, diễn thuyết cần thiết ra sao và có tầm quan trọng thế nào, các bạn đều đã rõ. Nhưng tại sao đến giờ này nó vẫn chưa được thực hiện ở nước ta? Tôi buộc phải nói rằng đó là do các học giả quá lười biếng.
Hành vi, hoạt động của con người thường hướng theo hai phần: trong và ngoài. Cần phải nỗ lực cả hai.
Đa số các học giả hiện nay thường chỉ hoạt động hạn hẹp trong phạm vi cá nhân. Họ e ngại, chây lười không muốn mở rộng ra thế giới bên ngoài. Hãy mau tỉnh ngộ. Chỉ khi nào có kiến thức sâu như vực thăm, tiếp xúc trao đổi với người khác như chim tung cánh mở rộng tự do tự tại trong không trung, mới đúng là học giả thực thụ.
34. Thói xấu xa tệ hại nhất trong xã hội là tham lam. Nguồn gốc của tham lam là ở chỗ trói buộc tự do. Vì thế, ngôn luận phải được tự do. Hoạt động của con người không thể bị cản trở.
Trả lờiXóaThử so sánh giữa xã hội Nhật Bản và xã hội các nước Âu Mỹ xem sao. Xã hội nào gần giống với tình trạng trong chốn hậu cung (thói tham lam hoành hành) nói trên? Chẳng phải là xã hội Nhật Bản đó sao. Ở dân chúng Anh, Mỹ không phải là không có thói tham lam, xa xỉ, lỗ mãng… Họ cũng không thiếu những kẻ lừa đảo, bịp bợm. Và không phải là cái gì trong phong tục của họ cũng đều tốt đẹp cả.
Nhưng có một điểm không thể nói là giống hệt với tình trạng của xã hội Nhật Bản. Đó là tham vọng. Trong xã hội văn minh người ta không đến nỗi ghen ghét, căm tức trước hạnh phúc của người khác và ngấm ngầm cầu mong cho người khác gặp bất hạnh như con người trong xã hội Nhật Bản.
Hiện nay, trong xã hội Nhật Bản, những người hiểu biết, các thức giả đang lên tiếng đòi tự do xuất bản, tự do ngôn luận, yêu cầu lập viện dân biểu. Vì sao và hoàn cảnh nào hoặc những thức giả phải lên tiếng như vậy?
Xã hội không thể là chốn hậu cung như trước đây. Nhân dân không thể như những cung tần, mỹ nữ. Chỉ có đoạn tuyệt với tham lam, lòng đố kỵ, ghen ghét và được tự do mới có thể giành lại và dấy lên dũng khí ganh đua lẫn nhau. Hạnh phúc hay bất hạnh, danh dự hay nhơ nhuốc… phải làm sao để đó là kết quả đương nhiên từ nỗ lực của mọi cá nhân.
Cản trợ tự do ngôn luận, trói buộc hoạt động của dân chúng đa phần đều liên quan đến chính sách của chính phủ. Và ai cũng đổ hết cho nền chính trị. Nhưng thực ra không hẳn là vậy. Chính trong nhân dân cũng thải ra nhiều thứ độc hại không kém. Nếu chỉ cải cách chính trị không thôi cũng không thể gột sạch những thứ độc hại đó ngay được.
35. Vì sao cứ muốn quan hệ ngoài xã hội phải như quan hệ cha con trong gia đình?
Trả lờiXóaTôi lấy việc nuôi dạy một đứa con khoảng chín, mười tuổi làm ví dụ.
Khi nuôi con, cha mẹ thường không để ý xem chúng cần cái gì và suy nghĩ ra sao. Cho ăn, cho mặc thế nào hoàn toàn dựa theo cảm tính. Miễn là con ngoan ngoãn biết vâng lời, không làm trái ý mình thì trời lạnh sẽ cho mặc ấm, bụng đói sẽ cho ăn no. Thức ăn, manh áo, chỗ ở giống như của Trời cho, cần lúc nào có lúc đó, con cái không phải lo nghĩ.
Đối với người làm cha làm mẹ, con cái là thứ quý giá nhất. Nếu có chiều chuộng, có yêu thương hay mắng mỏ, có cho roi cho vọt, cũng đều là hành vi xuất phát từ hành vi tình thương chân thực.
Hình ảnh cha mẹ với con cái là một như vậy mới đẹp làm sao! Đương nhiên, trong mối quan hệ này, trên (cha mẹ) vẫn ra trên, và dưới (con cái) vẫn ra dưới. Hoàn toàn không có bất cứ một sự lẫn lộn nào.
Những người chủ trương một xã hội phân thành đẳng cấp, có trên có dưới, luôn ao ước quan hệ xã hội cũng được như quan hệ cha con trong một nhà (không có cai trị bằng “ác ý”). Mong ước đó rất hay nhưng có một vấn đề lớn phải suy nghĩ.
Thực ra, quan hệ cha con chỉ hình thành trong điều kiện cha mẹ là những người lớn, chín chắn và con cái là những đứa trẻ còn non dại. Mà phải là con đẻ mới được. Nhưng cho dù là con mình đẻ ra, khi tới độ tuổi nhất định thì người cha, người mẹ nào cũng cảm thấy chúng bắt đầu khó bảo. Và mối quan hệ cha con bất hòa dần theo thời gian.
Với con cái nhà mình còn khó, huống chi là với con cái nhà người. Bởi thế, quan hệ ở ngoài đời giữa những người lạ – mà đều đã trưởng thành – lại còn khó gấp bội. Vậy phải làm sao để có thể hình thành được mối quan hệ giữa người với người trong xã hội giống như quan hệ cha con trong gia đình? Biến lý tưởng thành hiện thực quả là không dễ.
Hơn nữa, một đất nước, một làng, một cính phủ, một công ty… tất cả những gì mà người ta gọi là “xã hội loài người” cũng đều là xã hội của những người đã trưởng thành, xã hội của những người không có quan hệ huyết thống với nhau. Trước một thực tế như vậy, mà lại mong ước áp đặt quan hệ cha con trong một nhà vào quan hệ người với người ngoài đời thì thật là ảo tưởng.
Nhưng dù biết là khó song ai cũng đều muốn biến trí tưởng tượng thành hiện thực. Con người là vậy. Và đây cũng chính là nguyên nhân dẫn tới đẳng cấp, địa vị trên dưới trong quan hệ giữa người với người, cũng chính là nguyên nhân sinh ra nền chính trị chuyên chế tàn bạo trong xã hội.
Vì thế tôi mới viết đoạn trên rằng: Nguyên nhân chính đẻ tra đẳng cấp, địa vị không xuất phát từ sự ác ý mà xuất phát từ trí tưởng tượng của con người.
Tại các quốc gia Á châu, người ta gọi quân chủ là “vua cha”, gọi dân chúng là “thần dân”, “con đỏ”. Ngoài ra, người ta còn gọi công việc của chính phủ là “mục dân” (chăn dân, trông coi dân). Ở Trung Hoa, người ta còn đặt tên cho các quan cai trị địa phương là “quan châu mục”.
Trả lờiXóaThực ra cái chữ “mục” ở đây, có nghĩa là chăn nuôi gia súc. Tức là đàn bò, bầy cừu dược người ta chăn dắt vỗ về ra sao thì dân chúng trong vùng cũng được chăn dắt như vậy. Họ công nhiên tán thành dương “chiêu bài” này. Đối xử với người dân như lũ ngựa non, bầy nai tơ. Càng làm vô cùng thất đức, ngạo mạn.
Tuy vậy, như tôi đã trình bày ở đoạn trên, việc họ coi dân chúng như lũ trẻ non dại, như bầy cừu, như đàn bò cũng không phải do ác ý gì. Chẳng qua họ cố gắn việc trị vì một đất nước theo kiểu cha mẹ chăm sóc, nuôi nấng con cái.
Để làm dược như vậy, họ tự tôn quân chủ là “vua cha” vừa có đức, vừa có tài. Tiếp đến, bên dưới lại có các quan đại thân anh minh sáng suốt giúp sức. Họ ra sức truyền bá trong dân chúng, rằng đấng quân chủ và các đại thần có tấm lòng trong như nước, ngay thẳng như “mũi tên”, tình thương bao la, lo cho dân từng bát cơm, manh áo, từng chốn nương thân. Dân đói thì cho gạo, gặp hỏa hoạn thì cho tiền bạc.
Cứ như thế, ơn đức của đấng quân chủ như luồng gió nam mát rượi thổi vào dân chúng. Còn dân chúng tuân phục đấng quân chủ như cờ phướn cuộn bay theo gió, nhũn như con chi chi, vô cảm như sỏi đá. Đấng quân chủ và thứ dân quyện vào nhau. Thế gian yên ổn thanh bình.
Nghe họ ca tụng mà cứ ngỡ là quang cảnh trên thiên đường đang hiện ra trước mắt!
Tuy vậy, thử suy ngẫm hiện thực xã hội sẽ rõ. Quan hệ giữa chính phủ và nhân dân vốn là quan hệ giữa những người lạ với nhau, không phải quan hệ máu mủ ruột thịt. Quan hệ giữa người lạ với người lạ, nhất thiết phải ràng buôc nhau bằng khế ước, hợp đồng. Cả hai cùng phải tôn trọng hợp đồng, điểm nào chưa được thì phải tranh luận dàn xếp rồi thống nhất thực hiện. Luật pháp của một quốc gia cũng được hình thành trên cơ sở đó.
Trên thế gian này, có quốc gia nào có được đấng quân chủ nhân đức, có được các quan đại thần sáng suốt anh minh, có được lữ thần dân nhu mì dễ bảo… không? Đó chỉ là giấc mộng ảo tưởng.
Có trường học nào đảm bảo sẽ đào tạo ra toàn các bậc thánh nhân, toàn người tài đức? Có cách giáo dục nào chắc chắn sẽ sản sinh ra thần dân dễ sai bảo?
Trả lờiXóaNgay cả Trung Hoa, từ thời nhà Chu, các nhà cai trị đã bao lần đau đầu khổ sở vì ước nguyện đó. Và đã có lần nào họ trị vì dân chúng được đúng như ý nguyện không? Nếu được như thế thì đâu đến nỗi giờ đây cả quốc gia rộng lớn này đang bị ngoại bang giày xéo? (tác giả ám chỉ cuộc chiến tranh Nha phiến xảy ra tại Trung Hoa thời kỳ đó)
Vậy mà họ vẫn cứ rao giảng ra rả lòng dạ quân chủ như biển Thái Bình… Mà họ có muốn ca ngợ thì cứ việc ca ngợi lấy một mình. Bị ngoại xâm giày xéo mà vẫn cứ tiếp tục ca ngợi nền chính trị nhân từ của quân chủ.
Cứ cho là đó chuyện của người ta, nhưng mù quáng nếu như vậy thi chỉ tổ cho thiên hạ chê cười.
2020 lôi chuyện phát xít 1940 ra nịnh tây, bịnh à?
Xóa"đọc một cuốn sách, đi muôn dặm đường"
Trả lờiXóaThế kỷ 21 bợn Nặc à. Bây giờ mà nói chuyện "Nhật Bổn", "học hỏi phương Tây" thì hơi tếu lâm lạc đề rồi. Chịu khó Google những tin nóng mới nhất trong ngày tiếng Anh đấy xem có ai nói gì về Nhật nữa không. Còn cái gọi là học hỏi phương Tây là xa xưa rồi. Ngày xưa Nhật học phương Tây là trong thời đại 1 thằng dùng gươm 1 thằng dùng đại bác. Bây giờ thế giới phẳng toàn cầu hóa rồi, mọi người hợp tác học hỏi lẫn nhau thôi.
Trả lờiXóaVấn đề mọi người đang nói trong này là bệnh cuồng Tây xuất phát từ thói quen lâu đời ở đợ cho Tây trong thời Pháp thuộc nó ăn sâu vào trong máu, kế đến là thời Mỹ. Kẻ cướp nước thua chạy giờ quay lại đòi dạy VN bảo vệ đất nước, đòi chỉ bảo VN ta TQ là như thế nào, trong khi ở ngay đây cả nghìn năm, khai hóa dân chủ, cả đám không biết nhục.
VN ta đã ký với Châu Âu khiến Mỹ cay cú "VN là kẻ lạm dụng thương mại tồi tệ nhất" đấy. Châu Âu có phải phương Tây không? Hay là nghe người ta chửi Mỹ bạn đau dùm ông chủ? Đang nói về chuyện mấy thằng quan tham và cậu ấm công tử sang Tây ăn chơi tha hóa, học đòi phản động, a dua "dân chủ", bạn vào đây mượn lời bọn phát xít Nhật (thời điểm đó) lảm nhảm gì vậy?
thế kỷ 21 lại càng phải nói chuyện thế giới ông ĐBP à, còn nói học ng ta mà xưa rồi thì hẳn ông giỏi lắm rồi, giỏi mà vẫn nghèo thì giỏi làm gì. nói chuyện thì cứ trái suy nghĩ của mình, ý kiến của mình thì gán ngay nào là a dua dân chủ, nào là ông chủ. đúng là dốt còn lì, còn tỏ ra nguy hiểm
XóaNghèo là vì bị chủ chó của mày dội bom nô dịch cướp sạch đấy con chó của thực dân ạ.
XóaCái tư tưởng phản động và lệch lạc, tâm bệnh nhất hiện nay là nhiều kẻ do ảnh hưởng thời thuộc địa mà não trạng vẫn còn tâm lý sùng bái phò Tây vô điều kiện, cụ thể theo ý nghĩa là họ coi Tây là BỀ TRÊN, là giống THƯỢNG ĐẲNG, là đối tượng "học hỏi đơn phương", mà không phải là đối tượng "học hỏi lẫn nhau". Nếu Tây khôn hơn ta sao thua chạy Điện biên phủ? Thế giới này bây giờ là cái thế giới mà mỗi thằng đều có thế mạnh thế yếu riêng, thằng này bổ sung cho thằng kia, đó gọi là hợp tác thị trường, hiểu chưa?
Trả lờiXóaPhải bỏ đi cái trò "ta phải học hỏi Tây" thì mới khá được. Học hỏi là học hỏi tất cả mọi người, Tây có gì hay ta học, Tàu có gì hay ta học, Campuchia có gì hay ta học, chính ta có gì hay ta học. Không phân biệt gì cả. Sở dĩ nhiều người chửi Tây đơn giản là vì bọn phò Tây sùng bái cực đoan, sùng bái vô điều kiện 1 cách bệnh hoạn và quá khích nên bị chúng ghét!
Bản thân Tây Lông cũng có thiếu gì tiêu cực đáng chửi, và những trò bỉ ổi chính trị thâm độc đang chửi. Bản thân bọn phò Tây phò Mỹ cũng làm những trò vô cùng nhục nhã nên mọi người mới chửi bới ném đá chúng. Không phải do quá khứ gì đâu. Từ các biểu hiện trong hiện tại không đấy.
Tự bản thân bạn không coi bạn là ngang bằng với người ta mà coi là kẻ dưới thấp ngước nhìn lên trên trông chờ dạy dỗ, coi người ta là đối tượng auto mặc định tiến bộ cao hơn ở trên cao thì nó coi bạn là con chó của nó là đúng rồi, nó khinh cho là đúng rồi, tại sao phải tôn trọng 1 kẻ quỳ lạy mình?
Công nhận thằng nặc danh này khốn nạn thật .
XóaTôi đồng ý với ý kiến ông Điện Biên Phủ!
Trả lờiXóaCái ông Nặc danh07:17 4 tháng 12, 2020 mang chuyện Nhật Bổn những năm 40 thế kỷ trước vô đây mần chi?
Ờ, tham khảo thì cũng tốt thôi.
Nhưng ở chủ đề này, đang nói về ông Phùng Xuân Nhạ, về Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII, về chuyện ông Nhạ vi phạm Nghị quyết của Đảng....
Vậy mang chuyện Nhật Bổn vô đây là làm loãng chủ đề đang bàn, làm chệch hướng chủ đề!
Vậy đề nghị chủ nhà nên xóa ý kiến lê thê của ông bạn Nặc danh07:17 4 tháng 12, 2020 đi!
Dư luận còn bức xúc hơn khi mới đây Bộ Giáo dục và Đào tạo còn lấy một đoạn trong bài thơ của kẻ lật sử Nguyễn Duy đưa vào nội dung đề thi tốt nghiệp PTTH!
Trả lờiXóaHoan nghênh Đài PTTH Hà Nội- CƠ QUAN BÁO CHÍ CHÍNH THỐNG THỨ HAI LÊN ÁN NHÓM LẬT SỬ NGUYÊN NGỌC, NGUYỄN DUY...
https://googletienlang2014.blogspot.com/2018/07/hoan-nghenh-ai-ptth-ha-noi-co-quan-bao.html
Những cái nhìn sai trái về nền giáo dục Việt Nam
Trả lờiXóaCùng với sự phát triển về kinh tế, văn hóa, xã hội, những năm qua, giáo dục Việt Nam có những chuyển động tích cực và chuyển biến tiến bộ về nhiều mặt. Chính những thành tựu to lớn về giáo dục không chỉ là một trong những động lực thúc đẩy đất nước đi lên, mà góp phần làm cho diện mạo đời sống xã hội ngày càng khởi sắc.
Tuy nhiên, thời gian gần đây, lợi dụng một số vụ việc đơn lẻ xảy ra trong ngành giáo dục, một số người có cái nhìn chưa khách quan, toàn diện, thậm chí phủ nhận những thành tựu của nền giáo dục Việt Nam.
Những liên tưởng sai trái và sự xuyên tạc trơ trẽn
Những ngày gần đây, xã hội nói chung, những người tâm huyết với sự nghiệp “trồng người” nói riêng không khỏi băn khoăn, chạnh lòng khi nghe thông tin về trường hợp một nữ giáo viên bậc tiểu học ở tỉnh Long An bị phụ huynh tạo áp lực phải quỳ gối trước học sinh trong vòng 40 phút. Đây là một vụ việc hi hữu, rất đáng lên án vì nó làm tổn thương nghiêm trọng đến danh dự, uy tín, phẩm giá của các thầy, cô giáo. Sau khi vụ việc xảy ra, các cơ quan chức năng sớm vào cuộc làm rõ tính chất, mức độ, hậu quả vụ việc để có hướng xử lý phù hợp. Người gây áp lực bắt nữ giáo viên phải quỳ đã bị khai trừ ra khỏi Đảng.
Trong khi nhiều cơ quan báo chí, nhiều luật sư, nhiều nhà giáo lên tiếng kịp thời, phân tích thấu đáo, bình luận có lý, có tình nhằm giúp công luận có một cái nhìn đúng đắn, khách quan về vụ việc, thì đáng tiếc vẫn có những ý kiến nhìn nhận vấn đề mang nặng tính áp đặt chủ quan, thiếu thiện chí, thiếu nhân văn, thậm chí đánh đồng hiện tượng với bản chất theo kiểu “vơ đũa cả nắm”, từ đó có những liên tưởng, suy diễn không đúng mực về nhà giáo, về ngành giáo dục Việt Nam. Cá biệt có trường hợp lợi dụng vài ba vụ việc đơn lẻ xảy ra trong hoạt động giáo dục để xuyên tạc mục tiêu, bản chất tốt đẹp của nền giáo dục cách mạng Việt Nam. Ví như họ coi ngành giáo dục là “ngành ăn mày xã hội”, viễn cảnh giáo dục Việt Nam như một bức màn “màu đen xám xịt”, đó là “nền giáo dục ngu dân do độc đảng cai trị” (!).
Viết về giáo dục mà bằng những lời lẽ vô văn hóa, phản giáo dục như vậy đã bộc lộ rõ “tim đen” của những người bình luận. Mặt khác, cách nhìn nhận, đánh giá về giáo dục Việt Nam kiểu đó chẳng khác nào cách liên tưởng bằng con mắt “mù màu”, bằng những lời xuyên tạc trơ trẽn. Vì thế, không những không được hầu hết người dân Việt Nam chấp thuận, mà cũng khó có thể làm lung lay nền tảng vững chắc của nền giáo dục cách mạng Việt Nam đã được vun trồng, bồi đắp bền bỉ hơn 7 thập niên qua dưới chế độ giáo dục XHCN đầy tính nhân văn, ưu việt.
Những gam màu tươi sáng của giáo dục Việt Nam
Trả lờiXóaThấm nhuần lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”, suốt 73 năm qua kể từ khi nước Việt Nam giành được độc lập, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam ngày càng quan tâm đến lĩnh vực giáo dục, vì giáo dục liên quan đến sức mạnh, sự trường tồn, hưng thịnh của quốc gia. Đảng ta nhiều lần khẳng định, giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển. Vì vậy, trong từng thời kỳ cách mạng, giáo dục Việt Nam luôn có sự cải cách, đổi mới để theo kịp sự phát triển của thời đại và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Từ giữa thế kỷ 20 đến nay, Việt Nam đã tiến hành nhiều cuộc cải cách giáo dục. Năm 1950, trong hoàn cảnh nước nhà còn muôn vàn khó khăn, nhưng cuộc cải cách giáo dục lần đầu tiên đã nhằm mục tiêu xây dựng một nền giáo dục của dân, do dân và vì dân; đến năm 1956, cải cách giáo dục lần thứ hai hướng tới đào tạo, bồi dưỡng thế hệ trẻ thành những công dân tốt, có đức có tài; đến lần thứ ba năm 1981, cuộc cải cách giáo dục toàn diện hơn, đồng bộ hơn nhằm tạo bước chuyển biến mới về hệ thống giáo dục, nội dung và phương pháp dạy học. Hiện nay, chúng ta đang khẩn trương tiến hành một “cuộc cách mạng” về giáo dục với việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW khóa XI của Đảng, bảo đảm cho giáo dục Việt Nam phát triển theo định hướng XHCN, hội nhập quốc tế, thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Theo lộ trình, còn khoảng một năm rưỡi nữa, tức là bắt đầu từ năm học mới 2019-2020, chính thức triển khai áp dụng chương trình giáo dục phổ thông mới ở bậc tiểu học.
Một trong những thành tựu lớn nhất trong hơn 30 năm đổi mới được cộng đồng quốc tế ghi nhận là nền giáo dục Việt Nam có sự phát triển cả về lượng và chất. Chúng ta không chỉ hoàn thành mục tiêu đưa hầu hết trẻ em đúng độ tuổi được đến trường học tập và đến nay cơ bản hoàn thành phổ cập THCS ở khắp các địa phương trong cả nước, mà chất lượng giáo dục cũng ngày càng có nhiều chuyển biến tích cực ở tất cả đối tượng học sinh và các cấp học, bậc học. Điều này được bà Irina Bokova, Tổng giám đốc Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc (UNESCO) nhìn nhận trong chuyến thăm Việt Nam vào dịp tháng 8-2017: “Trong lần thứ ba đến Việt Nam, tôi thấy Việt Nam có nhiều thay đổi, nhất là sự phát triển tích cực về kinh tế cũng như chất lượng giáo dục, trong đó có thành tựu về đào tạo giáo viên và thúc đẩy sự công bằng, bình đẳng về giáo dục”.