Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014

Sự thật đằng sau "người anh hùng" Ucraina tại Crimea

 "Người anh hùng" Julyi Mamchur - Đại tá Không quân Ucraina


Mấy hôm nay, các hãng tin lớn phương Tây đều đưa tin kèm theo một video clip cùng nhiều hình ảnh về "người Anh hùng" Julyi Mamchur- vị Đại tá Không quân Ucraina. Báo chí VN lại được phen thỏa sức “ăn theo” với những bản tin nóng hổi, giật gân: “Khủng hoảng tại Ucraine: Có tiếng súng nổ”, hoặc “Đối đầu nghẹt thở tại Crimea”…Lần đầu xem những hình ảnh cùng video clip này, chúng tôi cứ băn khoăn tự hỏi: Toán lính này ở đâu đến? Nếu là lính Ucraine trong căn cứ thì họ đã đi đâu về? Tại sao lính đi tay không, không mang vũ khí?

Thì ra vị Đại tá này đã đầu hàng, giao nộp vũ khí, giải tán đơn vị, cho ai về nhà nấy trong một cuộc tấn công chớp nhoáng của những người không rõ danh tính ngày 3/3 vào đơn vị do ông phụ trách, đồn trú tại căn cứ không quân Belbek ở Crimea. Sáng hôm sau, 4/3. vị Đại tá này dẫn khoảng 300 lính của đơn vị định xông vào, chiếm lại căn cứ, và…đương nhiên là bất thành.


Thế nhưng, dường như các nhà báo VN đã không cần băn khoăn, tìm hiểu! Và vì vậy, họ không biết rằng vị Đại tá nọ đơn giản chỉ là một con rối hay nói nhẹ nhàng hơn, là một “diễn viên” thực hiện một vai kịch theo kịch bản và đạo diễn của phương Tây. Ông ta đã biết thừa rằng, ông ta không thể vượt qua đám người vũ trang để giành lại căn cứ không quân; ông cũng biết thừa rằng ông ta cùng binh lính của mình sẽ không bị bắn nếu chấp hành hiệu lệnh của những người canh gác. Điều suy đoán của chúng tôi là có cơ sở nếu như chúng ta để ý: Một toán quân không vũ khí với quân phục có vẻ rất tề chỉnh, vừa đi vừa cười đùa, hò hát. Kèm theo toán quân này có cả 1 "đơn vị đồ sộ" các phóng viên cuốc tế thì là gì nhỉ? Có giống một đơn vị chuẩn bị tác chiến, chiếm lại một căn cứ quân sự? Hay là một dàn diễn viên chỉ để quay phim, chụp ảnh? Xin tìm hiểu thêm những hình ảnh bên ngoài clip của các hãng truyền thông phương Tây. Đó là hình ảnh em bé chạy đến, nắm tay người lính phía đối phương:



Thậm chí, ngay trước mặt các tay súng phía đối nghịch, những anh lính Ucraine còn thỏa sức chơi trò... đá bóng trên bãi cỏ gần đó trong khi chờ đợi các sếp đàm phán:

Điều này nói lên rằng, cái “đối đầu nghẹt thở” chỉ là hình ảnh giả tạo mà các nhà truyền thông phương Tây cố tình dựng lên.

Google.tienlang giới thiệu một bài phân tích của một “Dư luận viên” Nga trên blog cá nhân của anh ta qua lời dịch của chị Nina- thành viên Diễn đàn Nước Nga trong tôi. 

Nguyễn Thúy Hoa
*********

Ситуация в Крыму. Севастополь 

Xem video clip:

Sự thật đằng sau "người anh hùng" Ucraina tại Crimea




(Trích)
С утра здесь произошел инцидент, который наделал много шума.
Очень непонятная ситуация для меня. Дальше я попробую объяснить, как я себе ее вижу. Сразу скажу, это очень субъективное мнение, так как до конца разобраться, что здесь происходит, не может никто. Складывается впечатление, что обе стороны в одинаковых декорациях снимают свою версию развития событий, не замечая друг друга. Хотя на второй день в Крыму сложно чему-то удивляться.

Итак, позавчера сюда приехали неопознанные солдаты на военной технике с российскими номерами и предложили командиру сложить оружие. Предложение для всех воинских частей на территории Крыма примерно одинаковое - переходите на сторону народа (нового правительства Крыма) или уходите по домам.

С одной стороны, требование абсурдное. Сами посудите, к воинской части независимого государства приходят вооруженные до зубов солдаты   и просят сдаться. «Оккупанты!» - скажете вы. Но большинство местных жителей скорее назовут «оккупантами» украинских военных. Все оцепления происходят при поддержке местных жителей, которые и уговаривают солдат перейти на сторону новой крымской власти. Большинство так и делает. Во всем Крыму сопротивляются, по-моему, только 2-4 части.

И вот предположительно русские солдаты окружают авиабазу. Командир базы Юлий Мамчур оценил ситуацию так: «Вы видели амуницию и оружие русских? Что я мог против них сделать? У нас не было никаких шансов». Но оружие сдавать он поначалу отказался. Предположительно русские сказали, что оружие им чужого не нужно, им важно разоружить часть. После переговоров решили, что оружие сдадут в оружейную комнату и ее опечатают русские и украинцы. Оружие украинские военные сдали и пошли по домам. Русские договорились не входить на ее территорию и просто оцепили ее. На территорию самой части пропустили только несколько украинских солдат, которые следили за порядком.

В моем понимании командир сдался без боя. На этом вопрос мог бы быть закрыт. Но утром он проснулся и решил стать героем. Он собрал в колонну своих подчиненных, они взяли красное знамя полка, украинский флаг и, распевая песни, пошли на свои рабочие места. Безоружные, так как его они сдали накануне, но с журналистами. Журналистов командир взял, как он сам говорит, «чтобы нас не постреляли». Солдаты в оцеплении не ожидали такого красивого маневра и открыли огонь в воздух, предупредив, что будут стрелять по ногам. Эту сцену вы видите на видео выше.

Юлий Мамчур сразу стал героем Майдана. Настоящий мужик, не сдался и безоружный пошел на автоматы «русских оккупантов». На мой взгляд, вся эта сцена какая-то не совсем искренняя. Не знаю, что думал командир, может быть, стало стыдно, что сдал все сразу, и он решил восстановить честь мундира? В любом случае, журналисты были довольны. Во-первых, солдаты наконец открыли огонь, чего многие ждали. В СМИ начали писать, что огонь был чуть ли не из миномета. Во-вторых, журналисты получили красивую и пафосную историю борьбы за Родину. Один крик украинского военного «Стреляй, сука!» чего стоит. Можно Оскар давать.

Я верю, что бывают геройские поступки, но все эти пронзительные диалоги выглядят неискренними.

Через несколько минут со стороны российских военных приедет автобус с журналистами, они выйдут и снимут свои сюжеты уже для российского ТВ. Так работает пропаганда с обеих сторон.


Командир Юлий Мамчур ведет переговоры по телефону с представителем российского стороны. Российская сторона просит включить радиолокационные средства. Юлий отказывается: «Хрен я им что включу! Они мне летать не разрешили, а я буду им что-то включать!». Кто-то из военных рядом предполагает, что русские хотят посадить Ил-76, поэтому им и нужны включить украинское оборудование.


18. Вскоре украинцы и предполагаемые русские договорились о совместном патрулировании, и утренний конфликт был исчерпан. Командир сохранил лицо и стал героем интерната, правда, уже без своей авиабазы.
======
Bản dịch:

Vụ nổ súng ở sân bay Balbek (gần Sevastopol) dưới góc nhìn của bạn Varlamov

Lời Người dịch Nina: Sự kiện này đã khá nổi tiếng trong mấy ngày qua. Tuy nhiên, hôm nay mình thấy blog của bạn Varlamov có đề cập đến vấn đề này. Tác giả là một blogger khá nổi tiếng, và bạn ấy vừa ở Crimea xong, nên mình thấy cũng nên giới thiệu. Tất nhiên, mình chỉ là người dịch.
-----------
Một tình huống ở Crimea. Sevastopol
(Trích)
Một tình huống rất khó hiểu đối với tôi. Tôi sẽ thử giải thích, ý kiến cá nhân của tôi thôi nhé, vì chẳng ai có thể hiểu được chính xác điều gì đang xảy ra ở đây. Có ấn tượng, rằng cả hai phía đang quay version của mình về các sự kiện trong sân khấu giống nhau, mà chẳng thấy nhau.

Như vậy, hôm trước có một số lính chưa xác định đi trên xe quân sự với biển số Nga và đề nghị chỉ huy hạ vũ khí. Lời đề nghị đối với tất cả các đơn vị quân sự trên lãnh thổ Crimea là gần giống hệt nhau - hãy chuyển sang phía của nhân dân (tức chính quyền Crimea mới), hoặc về nhà.
Một mặt, đó là một đòi hỏi vô nghĩa. Các bạn cứ nghĩ xem - một đoàn lính vũ trang đến tận răng tới đơn vị quân sự của một quốc gia độc lập và yêu cầu đầu hàng. "Bọn xâm lược!" - các bạn sẽ bảo thế. Nhưng mà phần lớn cư dân địa phương lại sẽ gọi chính các quân nhân Ukraine mới là "bọn xâm lược" đấy. Tất cả các hàng rào đều diễn ra với sự hỗ trợ của người dân địa phương, những người này thuyết phục những người lính về bên của chính phủ Crimea mới. Phần đông lính Ukraine làm theo. Chỉ có 2-4 đơn vị là chống cự lại, theo tôi.
Và rồi những người giả thiết là lính Nga bao quanh căn cứ không quân. Chỉ huy đơn vị Julyi Mamchur đánh giá tình hình như sau: " Bạn đã thấy các đạn dược và vũ khí của Nga chứ? Tôi có thể làm gì chống lại họ? Chúng tôi chả có cơ hội nào. " Nhưng ban đầu ông từ chối bàn giao vũ khí. Những người giả thiết là lính Nga nói rằng họ không cần vũ khí của người khác, điều quan trọng là để giải giới đơn vị. Sau các cuộc đàm phán, quyết định rằng lính Ukraine đem vũ khí đến phòng vũ khí và niêm phong đóng dấu của Nga và Ukraina. Lính Ukraina giao vũ khí và đi về nhà. Nga đồng ý không xâm nhập địa bàn của họ và chỉ canh phòng. Còn địa bàn của căn cứ thì chỉ cho vài người lính Ukraina vào để giữ trật tự.
Theo như tôi hiểu, vậy là người chỉ huy đầu hàng mà không chiến đấu. Và vấn đề này có thể được đóng lại. Nhưng sáng hôm sau ông thức dậy và quyết định trở thành một anh hùng. Ông tập hợp những người lính của mình, lấy lá cờ đỏ của trung đoàn (Ghi chú của Google.tienlang: Quân kỳ của Quân đội Liên Xô trước đây), và cờ Ukraina, ca hát, đi đến nơi làm việc của họ. Không có vũ khí, vì họ đã giao vũ khí ngày hôm trước, nhưng có các nhà báo. Chỉ huy đem theo nhà báo, như ông nói, "để khỏi bị bắn ." Chiến sĩ trong hàng rào không ngờ tới một cơ động đẹp thế và nổ súng vào không khí, cảnh báo rằng họ sẽ bắn vào chân. Cảnh mà bạn nhìn thấy trong đoạn video trên.
Thế là July Mamchur ngay lập tức trở thành người hùng của Maidan. Một người đàn ông thật sự, không đầu hàng, tay không vũ khí mà xông tới trước họng súng của "những kẻ xâm lược Nga". Theo ý kiến của tôi, toàn bộ cảnh này có cái gì đó không hoàn toàn chân thành. Tôi không biết, người chỉ huy nghĩ gì, có thể, ông ấy xấu hổ vì đã đầu hàng ngay, và quyết định khôi phục lại danh dự của quân phục? Trong mọi trường hợp, các nhà báo đã được thỏa mãn . Trước hết, những người lính cuối cùng đã nổ súng, điều mà nhiều người mong đợi. Các phương tiện truyền thông còn thổi là súng bắn mìn đã phát hỏa ấy chứ. Thứ hai, các nhà báo đã nhận được lịch sử xinh đẹp và đáng thương của cuộc đấu tranh cho Tổ quốc. Độc một tiếng kêu của người lính Ukraina "Bắn đi, đồ chó!" cũng đáng được giải Oscar rồi.
Tôi tin rằng có những hành động anh hùng, nhưng tất cả các cuộc đối thoại cuồng nhiệt ấy cứ có cái gì không thật.
Một vài phút sau xe quân đội Nga đến với các phóng viên, và họ quay những câu chuyện của họ cho truyền hình Nga. Tuyên truyền cho cả hai bên.

Bấm vào ảnh để xem kích cỡ đầy đủ.

Chỉ huy Julyi Mamchur nói chuyện điện thoại với đại diện của phía Nga. Phía Nga đã yêu cầu bật các thiết bị radar. Julyi từ chối: "Còn khuya tôi mới mở cho họ! Họ không cho phép tôi bay, thế thì tôi mở cho họ làm gì! ". Một người nào đó trong các quân nhân đứng cạnh giả định rằng Nga muốn hạ cánh máy bay IL-76, vì vậy họ cần phải bật rada

Bấm vào ảnh để xem kích cỡ đầy đủ.

Chẳng bao lâu sau lính Ukraine và những người giả thiết là lính Nga đã đồng ý tuần tra chung và xung đột buổi sáng đã kết thúc. Chỉ huy đã giữ được thể diện và trở thành anh hùng lên máy bay, tuy nhiên, đã không còn căn cứ không quân của mình.

Bấm vào ảnh để xem kích cỡ đầy đủ.

-----------
Toàn văn bài viết (rất đáng xem) của bạn Varlamov có thể đọc ở đây: http://zyalt.livejournal.com/1017991.html
=======

Mời xem các bài liên quan:


















16 nhận xét:

  1. Trần văn Thắng Hà Nộilúc 04:32 7 tháng 3, 2014


    Quốc tế Cập nhật ngày 05-03-2014

    Nga được phép đưa 25.000 quân đến Crimea

    Tuyên bố của Ukraine tại Liên Hợp Quốc rằng 16.000 binh lính Nga đã được đưa sang Crimea đã khiến phương Tây rất bất bình.

    Tuy nhiên, họ đã phớt lờ một sự thật rằng số binh lính trên đã đồn trú tại đây kể từ cuối thập niên 90 của thế kỷ trước theo đúng thỏa thuận Kiev-Moscow.

    Theo RT, báo chí phương Tây mô tả tình trạng hiện nay tại nước Cộng hòa tự trị Crimea như thể Nga đang chuẩn bị cho một cuộc xâm lăng toàn diện với những tít rất giật gân kiểu: “Ukraine tuyên bố Nga đưa 16.000 quân đến Crimea” hay “Ông Obama có thể làm gì với việc Nga xâm chiếm Crimea?”

    Một tàu hải quân Nga tại Sevastopol (Ảnh AFP)

    Rõ ràng họ đã chọn cách không đề cập đến thỏa thuận mà hai nước đã ký từ hơn một thập kỷ qua.

    Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vitaly Churkin ngày 4/3 đã nhắc lại rằng thỏa thuận liên quan đến Hạm đội Biển Đen nói trên cho phép Nga được đưa tới 25.000 quân đến đồn trú tại Ukraine. Mặc dù vậy, báo chí phương Tây dương như đang “giả điếc” trước thực tế này.

    Trước đó, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov nhấn mạnh rằng quân đội Nga “đang tuân thủ triệt để thỏa thuận trên và đang thực thi đúng lời kêu gọi của chính quyền hợp pháp tại Ukraine cũng như chính quyền hợp pháp tại Crimea”.

    Việc đồn trú của Hạm đội Biển Đenđã là chủ đề gây tranh cãi giữa Nga và Ukraine kể từ sau năm 1991. Sau đó, năm 1997, cả hai nước đã tìm ra một tiếng nói chung và ký kết các thỏa thuận quyết định đến việc đóng quân của binh lính và hải đội của Nga tại Crimea.

    Theo đó Nga nhận lại hơn 80% số tàu của Hạm đội Biển Đen sau khi đền bù cho chính quyền Ukraine số tiền 526,5 triệu USD.

    Sau đó, Moscow hằng năm đã xóa khoản tiền nợ lên tới 97,75 triệu USD của Kiev để đổi lấy quyền được sử dụng các vùng nước, những tần số sóng vô tuyến và đền bù cho những thiệt hại về môi trường mà Hạm đội Biển Đen gây ra khi hoạt động tại Ukraine.

    Theo thỏa thuận ban đầu, Hạm đội này sẽ ở lại Crimea đến năm 2017 nhưng sau đó thời hạn này đã được kéo dài thêm 25 năm.

    Thảo thuận năm 1997 cũng cho phép Hải quân Nga đưa 25.000 binh lính, 24 hệ thống pháo với cỡ nòng nhỏ hơn 100mm, 132 xe bọc thép và 22 máy bay quân sự vào lãnh thổ Ukraine.

    Cũng theo thỏa thuận trên, hiện tại Nga đang có 5 đơn vị Hải quân đồn trú tại thành phố cảng Sevastopol ở bán đảo Crimea.

    Bên cạnh các đơn vị Hải quân này, Nga còn có 2 sân bay quân sự, 1 tại thị trấn Kacha và 1 tại thị trấn Gvardeysky của Crimea.

    Trong khi đó, lực lượng bờ biển của Nga tại Ukraine bao gồm Trung đoàn tên lửa Đối không số 1069 tại Sevastopol và Lữ đoàn thủy quân lục chiến số 810 với khoảng 2.000 binh lính.

    Tuần trước, Hạ viện Nga đã phê chuẩn yêu cầu của Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa quân vào Ukraine để duy trì hòa bình và trật tự trong khu vực cho đến khi “tình hình chính trị và xã hội tại Ukraine được ổn định”.

    Mặc dù vậy, quyết định cuối cùng về việc đưa quân vào Ukraine nằm trong tay ông Putin. Tuy nhiên, đến nay ông vẫn chưa đưa ra quyết định này và nhấn mạnh rằng việc đưa quân chỉ là biện pháp “đặng chẳng đừng”.

    Trong khi đó, lãnh đạo tại nước Cộng hòa tự trị Crimea đã yêu cầu Nga hỗ trợ sau khi Chính phủ tự thành lập tại Kiev đưa ra một bộ luật cấm việc sử dụng ngôn ngữ khác ngoài tiếng Nga là ngôn ngữ chính thức trên khắp các vùng tại Ukraine./.

    Trần Khánh/VOV

    Trả lờiXóa

  2. Ngoại trưởng Estonia: không phải ông Yanukovich đứng sau những tay súng
    Ngoại trưởng Estonia: không phải ông Yanukovich đứng sau những tay súng

    Photo: Flickr.com/Truthout.org/cc-by-nc-sa 3.0

    Chính quyền ở Ukraina không muốn thực hiện cuộc điều tra khách quan về việc những tay súng bắn tỉa đã giết người và nhân viên thực thi pháp luật tại Kiev.

    Ngoại trưởng Estonia Urmas Paet nói điều này trong cuộc điện đàm với Cao ủy Ngoại giao và chính sách an ninh EU Catherine Ashton. Ghi âm cuộc nói chuyện đã xuất hiện trên Internet. Ông Paet cũng xác nhận tính xác thực của đoạn băng.

    Ngoại trưởng Estonia nói: "Tất cả bằng chứng chỉ ra rằng các tay súng bắn tỉa đã giết người của cả hai bên, cảnh sát và người dân ngoài đường chết bởi bàn tay của cùng tội phạm. Có hình ảnh, có chứng nhận của các bác sĩ là cùng một kiểu hành động, cùng một loại đạn. Bây giờ càng có nhiều hơn hiểu biết rằng không phải ông Yanukovich đứng sau những tay súng, mà là ai đó trong liên minh mới."

    Câu trả lời của bà Catherine Ashton không kém thú vị so với chia sẻ của ông Paet. Bà bảo đảm rằng chính quyền mới ở Ukraina đã hứa sẽ điều tra và bà chúc họ “đứng vững đến cuộc bầu cử” tổng thống được ấn định ngày 25 tháng 5. Có vẻ như thông tin từ ông Paet về những tay súng bắn tỉa và mối quan hệ của họ với chính quyền mới đã không làm bà Ashton quan tâm cũng như ngạc nhiên. Như vậy, hoặc có thể những người bạn châu Âu và Mỹ của nhà chức trách mới ở Ukraina từ chối nghe điều không hay về các đối tượng được bảo trợ, hoặc thừa biết thực tế lính bắn tỉa tuân theo mệnh lệnh của ai khi nhằm vào người biểu tình và nhân viên cảnh sát.

    Phương tiện truyền thông phương Tây và Ukraina hầu như không kể về vụ việc bạo hành và tra tấn cảnh sát Berkut chống bạo động. Nhưng khó ai che đậy được hết hành động của các chiến binh dân tộc cực đoan. Trong một cuộc phỏng vấn gần đây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã nhắc đến cái chết của các nhân viên thuộc trụ sở đảng Các khu vực ở Kiev. Kỹ sư Zakharov là người không có liên quan với đảng Các khu vực đã bị giết chết ngay tại lối vào tòa nhà. Nhân viên kỹ thuật thứ hai bị dồn vào tầng hầm, bị ném chai xăng Molotov và thiêu sống. "Đó cũng là một biểu hiện của dân chủ?" – ông Putin đặt câu hỏi.

    Báo chí phương Tây còn tránh đưa tin các video quay cảnh người đứng đầu một tổ chức dân tộc cực đoan của Ukraina khoe khoang sắp cử chiến binh đến thiết lập trật tự mới, không chỉ riêng ở Crưm mà trên cả lãnh thổ Nga.

    Những vụ việc và sự kiện tương tự không được truyền thông phương Tây quan tâm. Nhưng ở Crưm và các vùng của Ukraina có đông người Nga sinh sống, ai cũng biết điều này. Vì thế, liệu có cần thắc mắc vì sao người dân không muốn sống trong một Ukraina như vậy và tìm kiếm sự bảo vệ từ Nga?

    Trả lờiXóa
  3. Đúng là bọn truyền thông Phương Tây bố láo!
    Tay Đại tá này chính thức đã đầu hàng từ 3/3, ký biên bản bàn giao vũ khí cùng tất cả khí tài, máy bay (49 chiếc)....
    Căn cứ không quân này nghe nói có 800 binh sĩ Ucraina đồn trú nhưng đã bị Đại tá Mamchur giải tán, cho về nhà từ 3/3, chỉ để lại chục anh gọi là trông coi bên trong, nội bất xuất, ngoại bất nhập.
    Thế thì còn anh hùng chó gì nữa?

    Trả lờiXóa
  4. Anh hùng thì phần không nhỏ là do truyền thông bơm thổi mà dân chúng mới biết. Chuyện này không lạ!

    Trả lờiXóa
  5. Phải nói cho rõ là anh hùng thì có 2 loại, một loại là hy sinh cho quê hương đất nước như những anh hùng đã chống lại giặc Mỹ, Pháp, Nhật, giặc Ngụy, giặc cờ vàng, đó là những anh hùng đích thực, còn cái đám anh hùng do Mỹ, Âu dựng lên thì đúng là "phần không nhỏ là do truyền thông bơm thổi mà dân chúng mới biết"

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lê Văn Tám, Tô Vĩnh Diện, Phạm Tuân, Phan Đình Giót, Võ Thị Sáu, vân vân.

      Đấy, anh hùng bơm thổi đấy!

      Xóa
  6. Tôi chẳng thể lý giải nổi chuyện thù ghét Phương tây của 1 số các vị ở đây? Lúc nào các vị cũng nhăm nhăm cho rằng người ta dựng chuyện, bịa đặt van vân và vân vân. Thậm chí chửi cả làng báo nước nhà dù đã có định hướng của ban tuyên giáo. Trong khi đó thì con cái lãnh đạo của ta thì nhăm nhăm sang Phương tây học hỏi, có con lãnh đạo nào vào thời buổi này sang Nga học không?

    Hiến pháp của ta cũng bơ của Phương tây đưa vào. Đầu tư thì cũng trải thảm mời Phương tây và còn bao nhiêu cái hoc theo Phương tây nữa. Vậy mà hễ có chuyện giữa Nga và Phương tây thì các vị theo Nga cái rụp, cho dù Nga có chiếm Ukraina làm thuộc địa đi chăng nữa tôi chắc rằng các vị vẫn đứng về phía Nga.
    C

    Trả lờiXóa
  7. Tôi cũng thấy rất lạ với ông bayxa tinh03:21 Ngày 08 tháng 03 năm 2014
    Ông này hình như ko có cái đầu để độc lập suy nghĩ? Lúc nào cũng phe phái! Phe Mỹ và phương Tây, theo ông nghĩ, chắc là xịn cả? Ai vạch mặt những bố láo của phương tây thì đều là sai cả?

    Báo chí VN nói chung là tốt. Nhưng hiện nay có không ít nhà báo cẩu thả, đầu óc u tối (y như đầu baxatinh) nên nhai lại cái sai của phương Tây. Ví dụ trong bài này. Cậu hiểu chửa?

    Trả lờiXóa
  8. Phe nào cũng có mặt ưu, mặt khuyết nhưng so trên tổng thể thì phe TBCN xịn hơn phe XHCN, bởi dỏm hơn nên phe XHCN, kể cả "thành trì kiên cố" của cả phe là Liên xô đã bị sụp đổ. Ngày nay trên bản đồ thế giới chỉ còn vài nước theo CNXH nhưng không phải là phe bởi số lượng đã ít lại còn "trâu trắng, trâu đen" không mấy hòa thuận. Bayxa tinh nói đúng, ngoài miệng nhiều người nói thù ghét Mỹ và phương Tây nhưng thực ra trong bụng họ rất khoái, ngay cả một cán bộ thuộc hàng chóp bu của Đảng và Nhà nước mà còn ngồi xui với một ông Thứ trưởng của VNCH ngày xưa và giờ là công dân Mỹ đó thôi.

    Báo chí VN ai cũng quá rõ là không có tư nhân lọt vô, do đó sự lãnh đạo của ĐCS đối với báo chí VN là tuyệt đối, có thể do đòi hỏi của xã hội ngày càng gia tăng nên Đảng nới lỏng cho báo chí đôi chút, từ đó có một số phóng viên được phép viết những bài phản ánh đúng những sự thật mà nếu là trước kia thì không được phép viết. Dĩ nhiên dưới mắt và trong đầu những dư luận viên bảo thủ, trình độ kém cỏi và không đổi mới tư duy kịp với thời đại thì những phóng viên vừa đề cập sẽ là "nhà báo cẩu thả, đầu óc u tối", hoặc tầm cỡ mụ Beo Hồng tai tiếng lẫy lừng - cựu nhà báo, cựu Tổng biên tập 1 tờ báo Thể thao ở TPHCM nhưng đã bị lột Đảng, lột chức - thì sẽ nhận định những nhà báo trên kia là "mất dạy với tổ quốc"! Mụ đưa ra nhận định này khi mụ đang sinh sống tại "tổ quốc lạ" là Mỹ !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chuyện anh Tư nói thì chắc mọi người chả ai quan tâm, nhẻ!
      Phe với chả phái!
      Nhưng cái sự thật ngay chính trong bài này thế nào thì anh đã dùng cái đầu mà ngẫm chưa?
      Nó là 1 vở diễn của các nhà làm phim phương Tây.
      Anh Đại tá kia đã đầu hàng, đã giao nộp vũ khí, giao nộp căn cứ cùng 49 chiếc máy bay từ ngày 3/3 rồi!
      Hôm sau, 4/3, anh Đại tá dẫn lính đi đóng phim.
      Hết chuyện.

      Xóa
    2. Tư tui nói ai quan tâm thì đọc, không quan tâm thì thôi, không thành vấn đề, chuyện bình thường ở mạng, sao f319.com phải kêu gào võ đoán " Chuyện anh Tư nói thì chắc mọi người chả ai quan tâm, nhẻ!" ? Phe thì nói phe, phái thì nói phái, chỉ là cái tên gọi, quan trọng là chất lượng của phe đó, phái đó như thế nào, sao lại dị ứng với chữ phe, chứ phái vậy ?

      Ông Đại tá đó làm gì mặc kệ ông ta, điều Tư tui muốn nói là chuyện khác, f319.com nên đọc kỹ lại để hiểu Tư tui muốn nói chuyện gì.

      Xóa
    3. Thơ gửi cháu "sinh viên",
      Đứa "lộn gằm" mẫu giáo!,
      Đừng nghe thằng tư điên,
      Nó là thằng bố láo.

      Đẻ ra nó ông biết,
      Học hành chẳng ra sao.
      Đi lính thì trốn biệt,
      Phát ngôn rặt tào phào.

      Khi đẻ nó ông đặt,
      Tên là thằng tư "hoi".
      Sinh ra khóc ngằn ngặt,
      Thở ra toàn mùi hôi.

      Bây chừ lớn thành người,
      Mùi thở ra không khác.
      "Lộn gằm" muốn thành người,
      Ông khuyên tìm bạn khác!

      Xóa
    4. Tôi thì chẳng phe hay phái gì cả. Chỉ nói sự thật thôi. Tất nhiên có cái đầu thì phải biết suy nghĩ, có con mắt thì để nhìn. Tôi chỉ nói lên cái sự thật khách quan rành rành trước mắt thôi. Ngay các vị cũng thấy chị Beo nhà ta đó. Giờ cũng là công dân Mỹ. Hài. Trước đây thì thôi rồi, chị chửi từ làng trên đến xóm dưới nào là ăn bơ thừa sữa cặn của Mẽo bala bala. Giờ thì sao?


      Xóa
    5. Tớ hỏi bay xa chút: Bạn có nhất trí với trả lời trên của Tư ko?
      Tư nói:
      "Ông Đại tá đó làm gì mặc kệ ông ta, điều Tư tui muốn nói là chuyện khác, f319.com nên đọc kỹ lại để hiểu Tư tui muốn nói chuyện gì."

      Bạn cũng muốn nói chuyện khác chứ không muốn nói đến ông Đại tá "Anh hùng" Ucraiana?
      Trong khi đó, chủ đề đang bàn ở đây là gì?
      Ông f319 đã nói ngắn gọn nhưng chính xác:
      ----
      Phe với chả phái!
      Nhưng cái sự thật ngay chính trong bài này thế nào thì anh đã dùng cái đầu mà ngẫm chưa?
      Nó là 1 vở diễn của các nhà làm phim phương Tây.
      Anh Đại tá kia đã đầu hàng, đã giao nộp vũ khí, giao nộp căn cứ cùng 49 chiếc máy bay từ ngày 3/3 rồi!
      Hôm sau, 4/3, anh Đại tá dẫn lính đi đóng phim.
      Hết chuyện.
      ----
      Vậy bay xa với lị Tư trời biển còn ba hoa chém gió chuyện gì?

      Xóa
  9. Xin lỗi ....hình như Thiên thần nhỏ ở ảnh trên đang bay thì phải

    Trả lờiXóa
  10. That dang so khi chap nhan cho mot doi quan den 25000 nguoi nuoc ngoai dong tren lanh tho minh chuyen gi ma khong the xay ra , that nuc cuoi khi ke ngoai bang lai keu goi quan doi cua U quay ve voi nhan dan U (crum thuoc U) . bon ngoai bang kia co NHANDAN tu bao gio nhi???

    Trả lờiXóa