Thứ Hai, 10 tháng 3, 2014

VỀ UCRAINA TỪ GÓC NHÌN CỦA NGƯỜI VIỆT TẠI UCRAINA

Lời dẫn: Đây là 1 stt trên fb của 1 người Việt tại Odessa liệt kê khá chi tiết các sự kiện ở Ucraina. Stt này thu hút sự quan tâm, chia sẻ của rất nhiều người Việt tại Ucraina. Google.tienlang xin đưa cả stt cùng các nhận xét tại đó về đây để bạn đọc tham khảo.
***************

Ukraine sẽ đi về đâu?

8 Tháng 3 2014 lúc 13:08

             Các bạn thân mến, tớ hôm nay liều mạng thử viết một bài bình luận về tình hình Ukraine. Các bạn cùng trao đổi cho xôm tụ.            
            Trước hết tớ phải nói là tớ đã sống đủ lâu ở miền Nam Ukraine cho nên quan niệm sống và góc nhìn tình hình Ukraine của tớ là ảnh hưởng của góc nhìn của đa số người dân miền Nam Ukraine mà cụ thể là Odessa.
            Tại sao tớ lại nhắc đến vùng miền ở đây? Tớ nhắc đến vì vùng miền là một trong những nguyên nhân gây chia rẽ Ukraine. Thực tế hiện tại Ukraine chia ra làm Tây và Trung tâm ủng hộ việc ra nhập EU đối lại với Đông Nam và Crimea ủng hộ việc thân với Nga. Nguyên nhân là do lịch sử từ những thời xa xưa. Miền Tây Ukraine luôn nằm dưới quyền quản lý của Ba Lan hoặc đế quốc Áo Hung. Miền Nam và Crimea dưới sự quản lý của đế quốc Ottoman và miền Đông dưới sự quản lý của Nga. Miền Nam và Crimea nhập vào Nga cuối thế kỷ 19 trong khi Miền Tây thực sự nhập vào Ukraine sau thế chiến thứ 2. Ở miền Tây đa số dân chúng theo đạo thiên chúa Catolic nói tiếng Ukraine nặng, gần với tiếng Ba Lan còn miền Nam và Đông nói tiếng U lai Nga ở nông thôn và tiếng Nga ở thành thị. Đa số dân cư ở các vùng này theo đạo Orthdox (Chính thống giáo). Về thu nhập các bạn có thể xem hình bên dưới

để thấy nói chung thu nhập các vùng Đông Nam cao hơn do có nhiều các cơ sở công nghiệp, kinh tế, cảng biển quan trọng. Người miền Đông Nam chủ yếu làm việc tại chỗ còn người miền Tây sang các nước Châu Âu lân cận làm việc rất nhiều. Miền Đông buôn bán nhiều với Nga, rất nhiều các mặt hàng thực phẩm, nông nghiệp, công nghiệp được xuất thẳng sang Nga. Miền Đông dùng nhiều khí đốt của Nga cho các ngành công nghiệp nặng như luyện kim, hóa chất. Điều người dân miền Tây muốn nhập EU và miền Đông Nam muốn thân Nga cũng là điều dễ hiểu. Ngoài ra dân 2 miền này cũng không ưa nhau. Sau cách mạng tháng 10, phía Tây thành lập nước Cộng hòa Ukraine theo Châu Âu còn phía Đông Nam thành lập nước CH XHCN SV Ukraine. Nội chiến diễn ra và kết quả là một phần miền Tây lại một lần nữa nhập vào Ba Lan. Trong chiến tranh thế giới thứ 2, tại miền Tây rất nhiều người ủng hộ quân Đức chiếm đóng và năm 1942 thì lực lượng UPA (http://en.wikipedia.org/wiki/Ukrainian_Insurgent_Army) do Bandera lãnh đạo được thành lập chống lại du kích và Hông quân LX, chống cả Đức, Ba Lan. Lực lượng này được sự ủng hộ khá nhiều của những người dân miền Tây. UPA tồn tại và đấu tranh đến tận những năm 50. Hàng chục nghìn người Ba Lan cũng như Nga, Ukraine bị giết vì theo chính quyền SV. Chính vì vậy người vùng Đông Nam luôn gọi dân miền Tây một cách căm ghét là Banderovsi (Bọn Bandera).

         Chúng ta cùng thng nhất các sự kiện sau nhé. Dưới thời Tổng thống Kuchma (1994-2004), Ukraine thì hành một chính sách ngoại giao rất khôn khéo trung hòa được cả hai bên EU, Mỹ và Nga. Quân đội Ukraine vẫn tham gia tập trận và các hoạt động quân sự như gỡ mìn ở Iraq. Ukraine vẫn nằm trong khối SNG và được Nga bán gaz cho với giá ưu đãi. Cuộc cách mạng Cam đã đưa Yushenko lên làm Tổng thống. Ukraine ngả hẳn sang Châu Âu và Mỹ, quay lưng lại với Nga. Đòn trừng phạt kinh tế của Nga làm cho Ukraine khá điêu đứng và dẫn đến bất hòa giữa 2 người đã từng là đồng minh sát cánh trong cuộc cách mạng Cam là Tổng thống Yushenko và bà Thủ tướng Timoshenko. Hiến pháp Ukraine năm 2004 cho phép Quốc hội phế truất Tổng thống và ngược lại Tổng thống được quyền giải tán Quốc hội dẫn đến Ukraine phải tiến hành trong thời gian ngắn 2 cuộc bẩu cừ Quốc hội để cuối cùng 2 người kia ai vẫn ngồi chỗ của người đó. Cuộc đấu tranh quyền lực đã làm cho nhân dân Ukraine chán ngán và vì vậy trong vòng 1 của cuộc bầu cử Tổng thống năm 2010, TT Yushenko chỉ được bầu với một số phiếu khiêm tốn. Vòng 2 giữa bà Timoshenko và cựu Thủ tướng dưới thời TT Kuchma Yanukovic kết thúc với chiến thắng của cựu Thủ tướng đến từ vùng phía Đông. Hình dưới cho thấy các vùng ảnh hưởng của các hai ứng cử viên  
          (Chú thích: Màu xanh là vùng bầu cho Yanukovich, màu hồng là cho Timoshenko)

           Sau khi lên chức TT, chính quyền Yanukovich lập tức tìm cách cho bà Timoshenko vào tù với tội danh lợi dùng chức vụ làm thiệt hại kinh tế do việc ký kết giá gaz với Nga. Trong cuộc bầu cử Quốc hội đảng Các vùng của Yanukovich thắng lớn. Liên minh với đảng Cộng sản làm họ trở nên đa số trong Quốc hội và bắt đầu lũng đoạn quốc hội. Sau khi thay đổi hiến pháp năm 2010, quyền lực của Quốc hội bị giảm đáng kể và hầu như mọi quyền lực đều tập trung vào tay TT. Bộ sậu của TT đã đưa người của mình vào hầu hết tất cả các ghế trong chính phủ, trong các cơ quan quan trọng nhà nước, trong bộ máy quân đội, cảnh sát, tòa án, tư pháp.
(Chú thích: màu xanh đảng Các vùng 185 ghế, màu xám đảng Tổ quốc 101 ghế, màu xanh đậm là không đảng phái 43 ghế, màu nâu là đảng Quả Đấm của Klichko 40 ghế, màu vàng đáng Svoboda (Tự do) 37 ghế, màu đỏ đáng Cộng sản 32 ghế)

           Chính quyên Yanukovich là một chính quyền tham nhũng rất nặng. Các quan chức thản nhiên nhận hối lộ hay ép buộc gây khó khăn làm cho để buộc người khác phải hối lộ. Chính quyền này cũng như một đảng cướp. Dưới sự che chở của chính quyền, những kẻ có quen biết, có tiền thản nhiên cướp những tài sản mà chúng thấy có giá trị cao như đất đai, nhà máy, các khu chợ....Các sự việc này làm người dân tức giận nhưng quyền lực nằm trong tay TT quá mạnh. Việc TT Yanukovich ngừng việc tiến hành các quá trình tiến gần với EU mà quay sang với Nga đã làm những người dân phía Tây và Trung Ukraine tức giận nhưng lại được ủng hộ không nhỏ ở các vùng Đông Nam. Các sinh viên Kiev biểu tình. Sự đàn áp dã man của cảnh sát đã dẫn đến việc người dân phẫn nộ kéo đến trung tâm ủng hộ sinh viên càng ngày càng đông. Và cuối cùng dẫn đến cuộc bạo loạn lật đổ chính quyền của TT Yanukovich.
            Đến đây thì góc nhìn về người biểu tình của tớ hơi khác so với góc nhìn các bạn người Việt của tớ sống tại Kiev. Đúng là người biểu tình đến từ khắp nơi từ các vùng lãnh thổ Ukraine nhưng chủ yếu là đến từ miền Tây và Trung. Hàng đoàn xe bus từ miền Tây chở người đến tham gia biểu tình. Từ miền Đông và Nam số này rất ít. Điều này dễ dàng có thể nhận thấy trong khi các tỉnh phía Tây và miền Trung có hàng ngàn cho đến hàng chục ngàn người biểu tình trước các trụ sở HDND Tỉnh thì ở miền Đông Nam số lượng này chỉ là vài trăm người. Trong khi hầu hết các trụ sở bị chiếm ở miền Tây và Trung thì ở vùng Đông Nam mọi cố gắng của một số ít người ửng hộ Maidan đều bị dập tắt ngay lập tức. Các bạn có thể xem ảnh các vùng nơi ủy ban nhân dân tỉnh nằm dưới quyền kiểm soát của ai
(Chú thích: màu vàng là dưới quyền kiểm soát của người biểu tình, màu hồng là vùng có những vụ tấn công vào trụ sở nhưng bất thành, màu xanh là dưới quyền kiểm soát của chính phủ)

              Lúc đầu cuộc biểu tình có tính chất là cuộc biểu tình phản đối ôn hòa nhưng từ khí các nhóm theo chủ nghĩa cực đoan tham gia mà cụ thể là Right Sector thì đã không còn là ôn hòa nữa. Các chiến binh của tổ chức này luôn khiêu khích cảnh sát từ việc ném đá, quật xích để cảnh sát tức giận dẫn đến việc gia tăng bạo lực với các cuộc đánh nhau mà phía cảnh sát là dùi cui, lựu đạn khói và bắn đạn cao su, phía người biểu tình là gạch đá, gậy gộc và bom xăng.

http://www.youtube.com/watch?v=kA4x4AEMEC0

               Các chiến binh của Right Sector được huấn luyện các kỹ thuật cận chiến, kỹ thuật chống cảnh sát bạo động là nóng cốt trong các trận chống lại cảnh sát và chiếm các trụ sở HDND tỉnh. Có thể khá dễ dàng nhận ra chúng nhờ vào các bộ quần áo rằn ri, bịt mặt và một số bọn còn đeo băng có dấu hiệu phát xít trên tay áo.

Right Sector - Họ là ai
http://www.youtube.com/watch?v=2UmxU6y2KsI

Dưới đây là video Right  Sector đuổi những người dân Kiev thử đến dọn dẹp những đống đổ nát do người biểu tình lập ra
http://www.youtube.com/watch?v=tQkD8131dxk

            Những người biểu tình ôn hòa thực sự thường đứng sau chiến lũy thứ 2 như lời một chỉ huy cảnh sát Berkut đã nói. Từ chiến lũy thứ 2 đến chiến lũy thứ nhất ngăn với cảnh sát là những chiến binh.

            Chính vì sự tham gia tích cực và lũng đoạn cuộc biểu tình của các nhóm cực đoan mà tại miền Đông Nam Ukraine đã thành lập các đội tự vệ và các tuyến đường vào các tỉnh này bị đặt các trạm kiểm soát của cả cảnh sát lẫn tự vệ để ngăn chặn sự xâm nhập của các nhóm cực đoan từ miền Tây. Người vùng Đông Nam từ việc chỉ quan sát những gì diễn ra tại Maidan đã trở nên tích cực trong việc chống lại Maidan. Họ bảo vệ không phải chính quyền của Yanukovich. Họ ra đường bảo vệ các trụ sở với khẩu hiệu Chúng tôi không có Phát xít (Chỉ bọn theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan). Việc trỗi dậy của Right Sector đã đào sâu thêm cái hố ngăn cách giữa các miền.
           Sau sự kiện đẫm máu ngảy 20/2, TT Yanukovich và các đảng đối lập ký thỏa ước hòa bình với việc quay trở lại hiến pháp 2004, bầu cử TT trước thời hạn và thả hết người biểu tình bị bắt. Đổi lại phía đối lập giải tán biểu tình, trả lại các trụ sở bị chiếm. Các nước Mỹ, Đức, Pháp bảo đảm an toàn cho Yanukovich và đảm bảo việc thực thi thỏa ước. Ngày 21/2 Right Sector tuyên bố đấu tranh đến cùng buộc TT phải từ chức ngay lập tức. TT Yanukovich buộc phải chạy trốn và bị Quốc hội phế truất. Quốc hội dưới sức ép của người biểu tình đã ngay lập tức bỏ luật ngôn ngữ làm các vùng nói tiếng Nga tức giận dấy lên làn sóng phản đối và bạo loạn chống lại chính quyền lâm thời. Tại các vùng miền Đông Nam một loạt các trụ sở HDND được Right Sector bảo vệ đã bị người biểu tình chiếm lại. Tại Crimea dưới sự bảo vệ của các chiến binh lạ mặt, Quốc hội Crimea thành lập chính phủ mới và tuyên bố không công nhận chính phủ Kiev. Quân Nga kéo vào theo đề nghị của chính phủ Crimea. Dưới sức ép phản đối của dân các vùng Đông Nam và bên lề của cuộc chiến tranh với Nga, quyền TT Ukraine đã buộc phải không ký hủy luật ngôn ngữ. Điều này đã quá muộn. Cỗ máy do những tổ chức thân Nga đã khởi động không thể dừng lại. Crimea đòi nhập vào Nga và một loạt các tỉnh phia Đông liên tục biểu tình phản đối chính phủ. Lúc tớ đang gõ dòng này thì tại Kharkov và Donesk, hàng nghìn người dân đang sôi sục đòi tiến hành trưng cầu dân ý).
          Chính quyền Yankovich đã sai lầm khi không tính đến tiếng nói của những người dân miền Tây và lần này chính quyền mới cũng vội vàng chạy đến EU mà lặp lại sai lầm của chính quyền mà họ lật đổ. Họ đã không tính đến nguyện vọng của những người dân vùng Đông Nam. Việc Nga đưa quân vào Crimea chỉ làm người dân Ukraine ở các vùng tạm thời xích lại với nhau chống lại chiến tranh chứ không giải quyết được tận gốc sự chia rẽ. Càng ngày càng có nhiều ý kiến của các nhà hoạt động chính trị về việc tiến hành công khai một cuộc trưng cầu dân ý về việc gia nhập EU hay quay lại với Nga. Bên nào được nhiều người ủng hộ hơn thì mới tiến hành.
          Sự thiên vị làm ngơ của chính quyền mới cũng làm cho những người dân miền Đông căm phẫn. Khi các phần tử nổi loạn tấn công cảnh sát, chiếm các trụ sở HDND Tỉnh, chiếm các trụ sở cảnh sát, an ninh ở miền Tây được tự do và không bị trách nhiệm hình sự thì những người làm những việc tương tự ở phía đông bị bắt và bị điều tra khởi tố.
          Việc chia sẻ quyền lực tại các tỉnh càng làm dấy lên sự lo ngại của dân các vùng miền Đông Nam về việc chủ nghĩa dân tộc lên ngôi. Người của Đảng "Tự do" mà người lãnh đạo Tyahnybok (http://en.wikipedia.org/wiki/Oleh_Tyahnybok) với những tuyên bố sặc mùi kỳ thị từ chỗ chỉ có 37 ghế trong Quốc hội hiện đã nắm chức Tỉnh trưởng một loạt các vùng. Các vùng phía Đông các Đảng cầm quyền buộc phải để cho các nhà tài phiệt nắm giữ
(Chú thích: Màu hồng là người của đáng Tổ quốc nắm, màu vàng do đảng Tự do, màu xanh là các nhà tài phiệt)

         Ngoài Crimea, miền Đông đang như một thùng thuốc súng. Các kênh truyền thông hiện đang có tiến hành một cuộc tuyên truyền kêu gọi đoàn kết rất mạnh với sự tham gia của tất cả các kênh TV Ukraine và một loạt các nghệ sĩ, ca sĩ, người dẫn truyền hình nổi tiếng.

        Ở đây các bạn cùng tranh luận bàn giải pháp nào cho Ukraine để hòa hợp dân tộc nhé. Có nên trưng cầu dân ý về việc vào EU hay tham gia liên minh thuế quan với Nga hay không? Làm thế nào để trung hòa quyền lợi giữa những người thân phương Tây và những người thân Nga. Với những gắn kết về văn hóa và kinh tế giữa U với Nga thì việc theo phương Tây hay theo Nga sẽ tốt hơn?

      Chuyển qua vấn đề nóng bỏng nhất hiện nay là Crimea. Đứng dưới con mắt của một người Ukraine thì tớ phản đối việc Nga can thiệp và phản đối việc Crimea đòi tách ra sát nhập với Nga. Cbn, tớ không muốn khi đi nghỉ ở Crimea phải xin visa :).
       Mặt khác nếu nhìn dưới con mắt của người vùng Crimea thì họ có lý do để đòi tách hoặc ít ra là đòi quy chế tự trị theo kiểu 1 nước 2 chế độ.
       Đầu tiên họ có lý do lo ngại những tổ chức cực đoan kéo xuống Crimea. Khi Liên Xô mới tan rã tại Crimea cũng có phong trào muốn nhập vào Nga và cuối cùng đã có một thỏa hiệp về việc cho Crimea hưởng quy chế là nước cộng hòa tự trị. Năm 1992, những kẻ thuộc UNA-UNCO (http://en.wikipedia.org/wiki/Ukrainian_National_Assembly_%E2%80%93_Ukrainian_National_Self_Defence) đã kéo khoảng 400 người đi tàu xuống Crimea với cuộc hành quân được gọi là "chuyến tàu hữu nghị". Chuyến tàu bị dừng không đến được Crimea nhưng bọn UNA-UNCO đã đến được bằng đường bộ. Bọn chúng đã có dự định tấn công khu kều trại của những người ủng hộ Nga bằng bom xăng. Lần này Right Sector cũng đe dọa sẽ kéo quân đến Crimea như năm 92.
       Thứ 2, về lịch sử Crimea vốn thuộc Nga. Năm 1954 đã được vị Tổng bí thư người Ukraine, Nikita Khrusov, cắt nhập vào Ukraine. Tại Crimea có 58% là người Nga, 24% là người Ukraine, 12% là người Tatar sinh sống và 97% dân Crimea nói tiếng Nga, 77% coi tiếng Nga là tiếng mẹ đẻ. Họ sống hoàn toàn theo phong tục Nga và trong mọt số lãnh vực như tòa án, tư pháp bị buộc phải dùng ngôn ngữ quốc gia là tiếng Ukraine. Mặc dù tự trị nhưng người Crimea luôn bị chính phủ Ukraine chỉ định những người lãnh đạo nước cộng hòa là những người khong phải dân Crimea. Chính vì vậy lần này Quốc hội đã tiến hành bầu ra một Thủ tường mới vốn đã sống tại Crimea từ đầu những năm 90.
        Các bạn hay so sánh và đem ví dụ như nếu xảy ra ở VN kiểu như người TQ ở Chợ lớn cũng đòi tách ra thì sao? Sao không so sánh vụ Kosovo tách ra khỏi Serbia ý? Sao các nước phương Tây không phản đối việc vùng này đòi tách đi. Mặt khác phía Nga ủng hộ Crimea tách khỏi Ukraine nhưng sao cũng lại không cho Chechnia độc lập?
         Về việc Nga can thiệp thì Nga đã hành xử như một nước lớn. Với chiêu bài bảo vệ những người mang quốc tịch Nga, Quốc hội Nga cho phép quân đội Nga can thiệp vào bất kỳ một nước nào. Điều này các nước lên án Nga như Mỹ, Pháp, Anh cũng tự cho mình cái quyền can thiệp quân sự vào nước khác đấy thôi: Serbia, Iraq, Lybia
        Về mặt quân sự khả năng quân đội Ukraine chống lại quân đội Nga hầu như không có. Với 90% các căn cứ quân sự bị vây chặt. Hạm đội không sử dụng được. Căn cứ không quân bị chiếm.

       Chính phủ Ukraine một mặt cho quân đội sẵn sàng chiến đấu. Một mặt kiềm chế không trả lời các khiêu khích dùng ngoại giao thông qua các nước bảo trọ theo hiệp ước Budapes ép Nga tuân theo đảm bao an ninh và toàn ven lãnh thổ cho Ukraine. Ngoài ra Ukraine cũng thử đàm phán trực tiếp với Nga để tìm ra giải pháp về Crimea nhưng Nga không công nhận tính hợp pháp của chính phủ Ukraine và không quan hệ ngoại giao với chính phủ này

        Theo các bạn giải pháp nào cho Crimea và Ukraine? Nga có chịu rút quân khỏi Crimea hay không? Mỹ, Châu Âu liệu sẽ có những động thái nào ép Nga?

Vuanh Nguyen
  • Ngocman Carlson Rảnh ghê nhỉ... viết dài như thế, em đọc còn mệt nữa huống anh viết. Đùa thôi, thanks for writing... sẽ đọc kỹ trong vài ngày tới
  • Vuanh Nguyen Ở nhà một mình nên ngồi viết cho xong như đã hứa từ lâu, Ngocman Carlson ơi
  • Summer Sea rât cám on ban da ghi chép ti mi,to thât tick bài viêt này.commen này cua to công thêm vào 1like nua nhé
  • Mai Lan Tran Mình cũng đồng ý với những điều bạn viết,mình cũng đã viết về phe cực hữu cánh tả như vậy, không hiểu họ xuất hiện từ đâu nhưng tổ chức chặt chẽ và làm việc rất hệ thống, họ là ai?
    Còn vấn đề ngôn ngữ: theo mình nhớ thì 5 năm nhiệm kỳ TT Yushenko,là thời kì kiên quyết nhất của chính phủ Ucr . đưa tiếng Ucr lên làm quốc ngữ, rồi từ năm 2010 mới lại đổi luật ngôn ngữ cho dùng cả tiếng Nga và tiếng Ucr, vậy thời kì 2005-2010 có ai biểu tình phản đối không? Không hề . Ở rất nhiều nước mà dân nhiều chủng tộc sống, họ vẫn quy định một quốc ngữ dùng chính thức đấy thôi.Vì sao quốc hội thông qua điều luật về ngôn ngữ ngày 23,24/2, thì 25 tháng 2 Nga đã đưa quân vào Crimea với lí do người nói tiếng Nga bị kì thị ( do luật ngôn ngữ vừa thông qua 1 ngày trước?). Bạn và mình sống ở đây 1/4 thế kỉ, Kiev và Odesa toàn dùng tiếng Nga, bạn có thấy ai bị phân biệt đoi xử vì dùng tiếng Nga bao giờ chưa? Lí do gì để Mga đưa quân vào Crimea thì dẽ theo dõi tiếp, nhưng lí do Nga đưa ra và bạn cho vào bài phân tích của bạn mình thấy không thoả đáng, mọi người ở xa chỉ nghe qua CMI, mình và bạn sống ở nơi này thì thấy không phải vậy
  • Cuong Huy Nguyen Theo mình một vài chỗ bạn cần ghi nguồn, ví dụ như " Chính quyên Yanukovich là một chính quyền tham nhũng rất nặng..." hay "Nga .. không quan hệ ngoại giao với chính phủ này" vì theo mình nhìn nhận, vấn đề tham nhũng của Ukraine là muôn thuở và Nga vẫn đặt quan hệ ngoại giao nhưng không toàn diện vì Nga ko coi chính phủ hiện tại là hợp pháp.
  • Mai Lan Tran Các vấn đề khác thì bạn phân tích rất chuẩn.like:)
  • Vuanh Nguyen Tất nhiên là lý do Nga đưa ra để đưa quân vào Crimea là không thỏa đáng rồi, Mai Lan Tran ơi. Về việc phản ứng của dân miền Đông Nam khi thay đổi luật ngôn ngữ theo tớ nghĩ có 2 lý do: 1. Do các tổ chức thân Nga xúi giục. 2. Nghĩ rằng do các tổ chức đân tộc cực đoan lũng đoạn. Sau việc xoa bỏ tiếng Nga làm ngôn ngữ quốc gia sẽ đến việc cấm tiếng Nga v..v.
  • Vuanh Nguyen Thông kê bằng con số rất khó, Cuong Huy Nguyen à. Những ai sống ở Ukraine và có những việc phải tiếp xúc với chính quyền mới thấy. So với những thời trước, thời Yanukovich trắng trợn hơn nhiều. Còn việc cắt ngoại giao thì một số báo viết đấy. Tớ không thể đưa nguồn ở mỗi sự kiện được
  • Vuanh Nguyen Cảm ơn bạn Mai Lan Tran đã góp ý và động viên
  • Vuanh Nguyen Cuong Huy Nguyen: Đưa bạn một cái link tham khảo
    http://www.pravda.com.ua/rus/news/2014/03/7/7018021/


    www.pravda.com.ua
    Москва не признает легитимности нынешних украинских властей и прерывает политический отношения с Киевом.
  • Quan Tran Anh Nguyen Khả năng lớn nhất là Crimea sẽ trở thành một nước cộng hòa tự trị nhưng trên danh nghĩa là vẫn thuộc U, kiểu như các nước thành viên EU ấy. Nga sẽ không sát nhập Crimea vì họ ko muốn có cớ để phương Tây chỉ trích, tương tự như Nga đã làm với Nam Ossetia và Abkhazia. Làm như thế, Nga sẽ bảo đảm được vị trí cho hạm đội biển Đen, đồng thời thỏa mãn nguyện vọng của người dân Crimea cũng như thể hiện rõ là Nga không có ý định chiếm đất của U (thực ra U có quản được quái đâu). Năm 2015, dự án South Stream sẽ đi vào hoạt động, tức là các khách hàng mua khí đốt của Nga sẽ không phải lo lắng do xung đột Ukraine, đến lúc đấy U chỉ là cá nằm trên thớt cho Nga thích mổ lúc nào thì mổ. Lúc ấy thì U ko muốn cũng phải thân Nga

    Về phần Mỹ với EU, do Đức với Ý đã thể hiện rõ quan điểm là không trừng phạt Nga (2 nước này là khách hàng lớn của Nord và South Stream), Mỹ sẽ chỉ có thể dùng các biện pháp tượng trưng và ít có hiệu quả thực tế. Về bản chất, tất cả các nước lớn có Nuclear không bao giờ đối đầu trực diện với nhau vì thế vụ này Mĩ sẽ cài số lùi. Chưa kể mục đích chính của Mĩ là kích cho Nga với EU mâu thuẫn, tuy nhiên nó đã bị chặn đứng bởi Đức và Ý. Mĩ vẫn sẽ tiếp tục dùng truyền thông để cố gắng bôi nhọ Nga, đồng thời tranh thủ siết chặt quan hệ với Ba Lan và 3 nước Ban-tích.

    Tổng kết vụ này là U rồi sẽ quay lại vòng tay của Nga thôi.
  • Mai Lan Tran Tớ thấy họ có kịp phản ứng gì đâu, còn đang ngơ ngác vì diẽn biến chính trị bất ngờ quá. Việc dùng song song tiếng Nga và tiếng Ucr ở Ucraina từ trước đến nay vẫn thế, sau này cũng vậy, ai thích nói tiếng nào thì nói, lên cơ quN nhà nước thì bản khai in câu hỏi tiếng Ucr, người khai điền trảowif tiếng Nga cũng chẳng sao, không biết viết thì ai đó viết giúp. Xung đột sắc tộc và quyền lơi kinh tế chính trị ở Ucraina là chưa từng có
  • Cuong Huy Nguyen Việc chấm dứt quan hệ ngoại giao đã được chính bộ ngoại giao Ukraine tuyên bố: http://doanhnghiepodessa.com/modules.php?name=News...
  • Vuanh Nguyen Mai Lan Tran ơi. Như tớ đã nói, nếu không có bọn Right Sector xen vào sẽ không có lớn chuyện đâu. Bọn này có từ lâu rồi nhưng hoạt động âm thầm ở các vùng miền Tây. Nhờ Maidan chúng đã cực kỳ lớn mạnh. Nay chúng đã công khai rồi. Còn đòi ra tranh cử TT nữa
  • Vuanh Nguyen Cuong Huy Nguyen: "Nga đã đình chỉ quan hệ chính trị ở cấp cao, có nghĩa là không tổ chức các cuộc gặp chính thức với các chính trị gia Ukraine, vì Nga không công nhận tính hợp pháp của chính quyền hiện nay tại Ukraine. Nhưng tôi không biết về việc cắt đứt quan hệ ngoại giao như một số báo viết" - ông nói.

    Ông Yvgheni Perebiynis cũng nhấn mạnh rằng Nga đã từ chối quan hệ chính trị với Ukraine hơn một tuần trước đây, và không có phản ứng trước yêu cầu nối lại từ phía Ukraine.
  • Cuong Huy Nguyen Về vấn đề tham nhũng, theo mình dân U đã quá quen rồi, với người dân thì đây chẳng có gì là lạ mà phải đi biểu tình, đúng như bạn nói, mọi thứ xuất phát từ các phần tử quá khích, mà đứng đằng sau là ai thì .. chắc ai cũng đoán được. Nói chung là mọi thứ ko đơn giản với đất nước này nếu không có chính sách khôn khéo giữa Nga và EU đồng thời phải mạnh tay với những phần tử phá hoại.
  • Vuanh Nguyen Làm việc với người U nhiều mới thấy họ cũng rất tức giận về độ tham nhũng của chính quyền Yanukovich đấy, Cuong Huy Nguyen à. Khởi điểm chỉ là sinh viên phản đối việc không ký vào Châu Âu. Do bị đàn áp nên người dân mới tức nước vỡ bờ thôi
  • Quan Tran Anh Nguyen Phải kể cả công đám bắn tỉa do các vị lãnh đạo Maidan thuê để bắn vào cảnh sát với người biểu tình nữa chứ.
  • Vuanh Nguyen Việc xạ thủ bắn tỉa thuộc phe nào đang còn là vấn đề chưa ngã ngũ, Quan Tran Anh Nguyen à.
  • Quan Tran Anh Nguyen Cái đó đã được chính các báo uy tín của phương Tây như Telegraph công bố, sau khi Nga tung hê cái clip nghe lén giữa ngoại trưởng Estonia và chánh văn phòng ngoại giao EU rồi bác.
  • Vuanh Nguyen Cái băng ghi âm đấy chỉ là một trong những bằng chứng để điều tra. Khi chưa có kết luận chính thức thì mọi việc mới chỉ là phỏng đoán. Trong bài phân tích của tớ về xạ thủ bắn tỉa, tớ có đưa video về việc một đại biểu mang đi 1 khẩu bắn tỉa đấy. Nhưng đấy cũng không phải là chứng cớ rõ ràng để khẳng định
  • Quan Tran Anh Nguyen Đoạn băng của Nga chỉ là khỏi đầu thôi bác, cái chính là đến báo chí phương Tây vốn ủng hộ Maidan cũng phải thừa nhận điều này rồi.
  • Vuanh Nguyen Theo AP này: http://news.yahoo.com/russia-ukraine-feud-over-sniper...

    news.yahoo.com
    KIEV, Ukraine (AP) — One of the biggest mysteries hanging over the protest mayhe...Xem thêm
  • Quan Tran Anh Nguyen Bổ sung bài của Telegraph hôm 5/3: ""Our correspondent, Damien McElroy, has spoken to the doctor at the centre of the claims that snipers that shot people in Kiev were hired by Maidan leaders: " http://www.telegraph.co.uk/.../Ukraine-Russia-crisis-live...
  • Vuanh Nguyen Trong bài bắn tỉa của tớ cái link ngay đầu cũng nói về việc cái băng hội thoại này rồi. Như tớ đã nói đây là lời giữa 2 vị quan chức. Vị này cũng nghe nói lại từ quan chức của U. Vì vậy mới chỉ có tính tham khảo chứ chưa thể kết luận được. Cũng như ở tòa, chưa có phán quyết thì chưa có tội. Tất nhiên bản thân tớ nghiêng về khả năng người của Right Sectr bắn
  • Quan Tran Anh Nguyen Khả năng tóm được bọn bắn tỉa đó là bằng 0 và việc xét xử lại càng khó. Nói chung nó là một cái urban myth của cuộc cách mạng quít lần này thôi dù ai cũng biết thủ phạm là đứa nào. Quay lại vấn đề U, cuộc bầu cử tổng thống mới sẽ quyết định tương lai U, với quân bài khí đốt và chủ nợ trong tay, phe thân Nga sẽ có ưu thế cực lớn. Việc Nga đang và cần làm là duy trì sự đảm bảo cho làn sóng chống chính phủ lâm thời, việc còn lại sẽ do dân U quyết định.
  • Nguyen Van Minh Cám ơn Vuanh Nguyen bài viết trình bày tỉ mỉ đầy đủ nội dung về tình hình chính sự tại Ukraina.
    Riêng anh muốn trả lại Krym cho Nga, nhưng Nga phải đảm bảo an toàn cho các quân nhân Ukraina bị họ vây hãm cả hải quân, không quân và bộ binh.
    Còn nước Ukraina đi về đâu còn phụ thuộc vào trưng cầu dân ý, thăm dò ý kiến thì bạn bè anh muốn theo EU, anh cũng ủng hộ ra nhập EU, chứ chính phủ thân Nga tham nhũng quá không nên tồn tại nữa. Hy vọng tự do cho bán đảo Krym, còn Ukraina sẽ đi theo EU.
  • Vuanh Nguyen Thủ tướng Crimea nói các quân nhân Ukraine có thể rời Crimea một cách an toàn, bác Nguyen Van Minh ơi
  • Quan Tran Anh Nguyen Nga sẽ chẳng làm gì quân nhân U đâu, anh em cọc chèo cả mà. Quân đội U xưa nay có tiếng là thân Nga rồi.
  • Vuanh Nguyen Quan Tran Anh Nguyen: thân trong thời bình chứ không trong thời chiến
  • Quan Tran Anh Nguyen Vấn đề là đây đâu phải thời chiến. Quân đội U từ đầu đã tuyên bố họ trung lập, ko muốn dính vào cuộc đấu tranh chính trị này. Họ cũng đủ khôn ngoan để hiểu là chỉ cần không làm gì thì quân Nga cũng chẳng xử tệ, tội gì phải đổ máu không cần thiết. Thực tế chứng minh rõ ràng là quân U ko muốn chết vì Kiev và Nga thì cũng không muốn bắn vào các đồng hương của mình tí nào.
  • Vuanh Nguyen Quân U ở Crimea trung thành với Kiev, Quan Tran Anh Nguyen à. Ở Crimea, theo con mắt của đa số người U, quân Nga là quân xâm lược. Vì lực lượng U tại Crimea quá mỏng nên buộc phải chịu đựng. Ở đây không còn là đấu tranh chính trị giữa các phe phái mà là vấn đề toàn vẹn lãnh thổ
  • Anton Tran Trung Nguyenviet , Alex Thenomad, Quang Anh To, vào đọc này. Không share vì các cmts cũng cực kỳ bổ ích. Cảm ơn tác giả.
  • Quan Tran Anh Nguyen Bác Vuanh Nguyen ơi, trung thành với Kiev là sao. Nếu mà quân U coi quân Nga là xâm lược thì họ chịu để im thế sao, bác thấy hành động của quân U có giống là khi kẻ địch tấn công không. Thực tế tại Crimea cho thấy rất rõ ràng, quân Nga không đến để chiếm Crimea, họ ném bom vào đầu dân Crimea, không chiếm giữ chính quyền Crimea, không cướp bóc cái gì của Crimea, vậy dựa vào đâu để gọi họ là quân xâm lược? Các binh sĩ U ở Crimea cũng thấy điều này nên họ để kệ cho "quân xâm lược Nga" hiện diện mà chẳng thèm nổ lấy phát súng nào. Em nói thật với bác là Nga mà muốn xâm lược thật thì họ đến Kiev từ lâu rồi chứ chả nhẩn nha ở Crimea thế đâu bác.
  • Vuanh Nguyen Các binh sĩ Ukraine được lệnh phong thủ giứ doanh trại và khí tài, không đáp trả bằng vũ kí các hành động khiêu khích từ phía Nga. Phia Nga đã nhiều lần thử dùng sức người chiếm doanh trại hay tàu chiến của U cũng như yêu cầu lính U trao vũ khí. Phía lính U không đáp ứng và cũng chỉ bảo vệ doanh trại bằng sức người. Hiện tại mới fix được một số vụ nổ súng vào máy bay tuần biên của U và phá các thiết bị phòng không của U. Việc Nga xâm lược ha không phụ thuộc vào góc nhìn từ phía nào? Từ phía U thì rõ ràng Nga vi phạm lãnh thổ Ukraine
  • Lâm Lệ nếu các bạn nhìn rộng ra thì thấy EC và US đa đọng đến "nồi cơm" của Nga,nghĩa là quyền lợi của họ bị vi phạm.Khả nãng mở rộng NATO về phía Đông đã gây nguy hại đến an ninh của nước Nga. NATO và EU đã lừa Nga từ những nãm 90 về nhiều vấn đề.Nên vấn đề UCR đã trở thành bàn chơi Địa chính trị của các Ông lớn.Mà đã là bàn chơi thì đừng có nói đến chính nghĩa,nhân đạo..chiến tháng thuộc về kẻ mạnh..đó là thực tế.Các bạn nhớ về Irac,Libia..con bài nhân đạo được đưa ra,nhưng thực chất đàng sau là cả quyền lợi Kinh tế và an ninh địa chính trị trên bàn cân thế giới.Việt nam cũng từng là con bài trong chò trơi của các ông lớn đó thôi..
  • Quan Tran Anh Nguyen Bàn về mặt pháp lý, thứ nhất là quân Nga vốn đã ở Crimea từ đầu vì đây là nơi đóng hạm đội biển Đen, thứ hai là họ được chính quyền Crimea yêu cầu trợ giúp, thứ ba là Yanukovich cũng đã mời họ vào, thứ tư là họ chỉ ở Crimea chứ không tiến vào các vùng lãnh thổ khác của U. Quân Mĩ đang tự hỏi sao mà họ không được đối xử như thế ở các nước họ đến đấy bác Vuanh Nguyen. Bác thấy dân Crimea đối xử với quân Nga như thế nào rồi, đó có phải là với những kẻ xâm lược ko?
  • Trần Quốc Quân "Cbn, tớ không muốn khi đi nghỉ ở Crimea phải xin visa "
  • Tuanito Nguyen Tiếng nói miền tây phát, để cái nhìn của bài viết đa cực hơn
    1. về lực lượng UPA: UPA được thành lập với mục đích giải phóng Ukraine khỏi ách thống trị của Ba Lan ở miền Tây và Xô Viết ở miền Đông. Lí do mà UPA bị coi là fát xít thực ra cũng là 1 ván bài truyền thông thời bấy giờ.Lực lượng KGP của xô viết lúc bấy giờ thành lập nhóm Спецгрупи НКВС mặc quần áo của UPA và đi giết hại dân thường rồi phao tin về tính phát xít của UPA.
    2. Right sector mới nổi lên từ lúc bắt đầu Maidan và là tập hợp của những người yêu nước cực đoan chứ ko chỉ miền tây. Ngay trong thời kì nước sôi lủa bỏng nhất, right sector đập phá của ở Lviv và chính quyền Lviv cũng đã phải tổ chức ngay lực lượng bảo vệ ngăn chặn các hành động quá khích này. ở một số vùng miền tây khác, chính quyền phản ứng ko nhanh nhạy nên mới có cviệc right sector làm quá như thế, nên cũng ko thể nói miền tay = right sector = cực đoan được. Vì thật ra miền tây mà cực đoan thế, anh em dưới miền tây chắc tèo từ lâu rồi. có ở Kharkov, kiev có nạn đầu trọc /cực đoan quá khích tấn công người nước ngoài chứ miền tây chưa có vụ nào xôn xao thế cả. Đảng svoboda của oleg tyagnibok cũng chỉ nhận được 1 sự ủng hộ nho nhỏ, và k bao là đa số trong các hội đồng nhân dân các tỉnh miền tây . điều đấy phần nào cũng chứng tỏ quan niệm của miền tây về yêu nước cực đoan (đề nghị ko tranh luận về tài chính, tiền bạc, thế lực nhé, cứ tạm tin mọi lá phiếu đều là tiếng nói của người dân đi)
    3. Về việc phân biệt chia cắt vùng miền mà vấn đề ngôn ngữ hay được coi là nguyên nhân. Nguyên nhân sâu xa theo quan niệm của người dân miền tây là do thật ra người miền đông bây giờ ko là người U gốc mà chính là người Nga đưa sang với mục đích tạo cán cân bằng giữa miền đông và tây thời kì xô viết. Nạn đói holodomor 1932-1933 theo nhiều tài liệu được cho là 1 hình thúc diệt chủng để tiêu diệt dân U yêu nước ở CH XHCN SV Ukraine . chính sách di dân sau nạn đói rồi đưa những người dùng tiếng U đi đày cũng nằm trong kế hoạc đồng hoá và tiêu diệt hoàn toàn văn hoá U. Nhưng chính nhờ việc Nga đưa quân vào Crimea lần này mà rào cản giữa 2 miền đông-tây đã được thu lại rất nhiều. Đúng là ở các vùng miền đông đang diễn ra cùng lúc biểu tình của cả 2 phe than Nga và than U, nhưng bản thân việc có 2 phe đã nói lên ko fải 100% miền đông ủng hộ Nga và thân Nga.
    4. Về Crimea: Crimea thuộc về Nga cũng do chính xách xâm chiếm mở rộng bờ cõi ngày xưa của thời nước Nga phong kiến mà thành. Đấy chính là lí do khi Nga đưa quân vào người crimea gốc ( tatar) đã cầu cứu Thổ nhĩ Kỳ vì ngày xưa Crimea là1 fần của đế chế Ottaman. Người tatar cũng ủng hộ việc ở lại Ukraine vì họ k muốn lịch sự lập lại, Thời kì Stalin đã có chính sách đẩy người tatar đi Siberia và đưa người Nga vào để duy trì ảnh hưởng của Nga ở đây nên nói Crimea thuộc về Nga khôg đúng lắm, Crimea thuộc về Nga là do di chứng lịch sự hơn là việc Nga khai hoang mở cõi. Có điều bây giờ nó thành lá bài chính trị m à tự Ukraine lúc n ày k giải quyết đc
    5. Thôi vui tý, hôm qua ở Moscow ban nhạc Nga hát tiếng U hay quá, các bạn Nga cũng thuộc bài tiếng U fết. ( http://www.youtube.com/watch?v=kUu8FiT7XvI ) ban nhạc đến từ St.Peterburg, thành phố theo nhiều nhà lịch sử được xây trên xương máu của rất nhiều kozak gốc U.
    6. Слава Україні!
  • Vuanh Nguyen Quan Tran Anh Nguyen. Về mặt pháp lý quân Nga chỉ được phép đóng trong doanh trại tại Sevastopol chứ không được chạy rông khắp Crimea. Thứ 2 không được phép tấn công chiếm các doanh trại quân đội Ukraine. Thứ 3, Crimea tuy là nước cộng hòa tự trị những nằm thuộc nước cộng hòa Ukraine nên theo luật quốc tế phải tuân theo luật và hiến pháp Ukraine. Chính quyền Crimea không thể tự cho phép quân đội nước ngoài vào Crimea. Thứ 4 theo hiến pháp 2004, TT Yanukovich không thể đơn phương cho phép quân đội nước goài vào lãnh thổ Ukraine mà phải do Quốc hội cho phép
  • Anh Lục Quan Tran Anh Nguyen: Khi 1 quốc gia đưa quân đội của nước mình sang lãnh thổ quốc gia khác mà không có sự yêu cầu chính thức từ quốc gia đó thì đó gọi là xâm lược rồi. Còn chuyện quân đội quốc gia kia phản ứng thế nào lại là vấn đề khác. Họ có thể im lặng vì tự thấy không đủ sức chống trả nhưng điều đó không có nghĩa là họ đồng tình. Ví dụ như năm xưa quân Minh đưa quân sang nước ta; quân đội Việt không đủ sức chống trả nên đành chịu, cho đến khi Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn.
  • Tuanito Nguyen các bạn U có thể quen với tham nhũng nhưng không có nghĩa là ko có tức nước vỡ bờ bạn Cường ạ.Maidan đến tháng cuối cùng với nhiều người U đã ko là cuộc chiến thân Nga hay thân EU nữa là là cuộc đấu tranh để chống lại chính quyền tham những rồi. Dù có nói ai đứng đằng sau hay giật dây cho bức tranh chung, cũng ko thể nói người U chấp nhận tham nhũng là 1 thứ đương nhiên cả. Với một đất nước mà đọc lập còn chưa tròn 23 năm, thì đấy là một cuộc tỉnh giấc sớm. Khối nước đọc lập lâu hơn, tham nhũng cũng ko kém phần nhưng mãi đã có ai giật dây được để mà tỉnh dậy đâu .
  • Vuanh Nguyen Cảm ơn bạn Tuanito Nguyen đã viết cmt rõ ràng hơn về miền Tây. Tuy nhiên xuống chơi miền Đông hay miền Nam thì đừng có hô Slava Ukraine nhé
  • Lâm Lệ ví trí địa lý Crimea đóng vai trò chiến lược ở phía nam đối với Nga,Nếu ai chiếm giữ được Crimea thì hầu như nám chọn phần phía Bác của Biển Đen. Nếu như UCR mất Crimea cũng như Odecca,thì hầu như con đường huyết mạch để thông thương với thế giới bên ngoài qua đường biển sẽ bị hạn chế rất nhiều.Nên Putin sẽ không để mất Crimea được. Còn nói về tính pháp lý..đối với kẻ mạnh thì cái gì cũng đúng..còn kẻ yếu có kêu mấy thì chỉ có chúng ta nghe thôi..
  • Tuanito Nguyen đang tiếc vì ngày xưa xuống ko hô đây :)) còn hồi ở U xuống miền đông miền Nam chơi thì tiếng U là hộ chiếu, cảnh sát hỏi cứ làm 1 tràng tiếng U là đi :))) chả bù cho các bạn xuống miền tây gặp cảnh sát có khi fải chụp ảnh
  • Anh Quan Nguyen Tớ ghét quân xâm lược , dù đó là bất cứ ai, và biện minh bằng bất cứ điều gì .
  • Vuanh Nguyen Đã có một số trường hợp ăn đòn nặng vì đợt vừa rồi hô Slava Ukraine đấy bạn Tuanito Nguyen à. Dân vùng tớ rất ghét UPA và dân theo chủ nghĩa cực đoan. Lần nào bọn đấy tụ tập cũng bị dân Antifa kéo đến đánh
  • Tuanito Nguyen Thế mới thấy chiêu bài ngày xưa của kgb thâm hiểm và thấy võ truyền thông kiểu xô viết thời nào cũng đẳng cấp
  • Lan Chenshi Thx em Vuanh Nguyen bài viết rất chi tiết.
    Phân hoá dân tộc rất rõ ràng.
    Ukraine cần một cái chính sách hài hoà cho mình mới ổn
    Phải có khả năng dung hoà vì quyền lợi quốc gia
    Hiểu cho Nga: bằng mọi cách họ sẽ vì quyền lợi và an toàn của chính họ nếu "mất" Ukraine. Nga sẽ hành động theo hướng bảo vệ mình bằng mọi giá
    Ukraine cũng nên bắt tay với Phương Tây để có thể xây dựng và duy trì chính phủ trong sạch hơn, vì dân hơn, tiến bộ hơn
    Dân Ukraine cần tỉnh táo, thực tế hơn, đoàn kết hơn không ủng hộ chủ nghĩa dân tộc, bè phái
    Túm lại ukraine cần một chính sách trung dung, mềm mại và biết dựa vào dân, khai thác lợi thế và tình anh em với Nga nhưng đủ sáng suốt để thu hút sự quan tâm của EU thì sẽ dần dần ổn định mà vẫn phát triển ngon
  • Lâm Lệ Лауреат Нобелевской премии мира, бывший госсекретарь и советник по национальной безопасности США (1969-1975 гг.) Генри Киссинджер считает, что Украине нужно отказаться от метаний между Западом и Россией и стать "мостом" между ними. За образец Украине стоит взять "финскую" модель отношений с соседями, отмечает гуру американской дипломатии в статье для Washington Post.

    Сейчас, пишет Киссинджер, главная проблема для самоопределения Украины в том, что публичная дискуссия по этому вопросу так или иначе сводится к конфронтации. Выбор ограничивается только двумя вариантами – присоединение к Западу или к Востоку. Но такая постановка вопроса не позволяет выйти из нынешнего кризиса и ставит Украину в крайне уязвимое положение в будущем, убежден Киссинджер.

    Взаимное непонимание

    Россия, считает политик, должна принять, что попытки сделать Украину своим сателлитом лишь обрекают Москву на бесконечное повторение "самовоспроизводящихся циклов напряженности в отношениях с Европой и Соединенными Штатами".

    В свою очередь, Запад должен смириться, что "для России Украина никогда не будет всего лишь одной из зарубежных стран": российская история началась в Киевской Руси, оттуда пошла русская вера. "Даже знаменитые на Западе диссиденты, такие как Александр Солженицын и Иосиф Бродский, настаивали на том, что Украина является неотъемлемой частью российской истории и, несомненно, самой России", - замечает Киссинджер. Евросоюзу следует признать, что его "бюрократическая неповоротливость" и недостаток стратегического мышления в выстраивании отношений с Украиной сыграли свою роль в том, что переговоры обернулись геополитическим кризисом.

    Если и Запад, и Россия, и нынешние политические силы на Украине продолжат навязывать свою волю на всем географическом и культурном пространстве страны, это чревато либо гражданской войной, либо расколом Украины, предупреждает Киссинджер.

    "Мудрая" американская политика в отношении Украины состояла бы в том, чтобы примирить враждующие лагери и помочь им начать сотрудничество. Кроме того, США должны прекратить относиться к России как к "девиантному государству, которое нужно терпеливо учить правилам поведения, установленным Вашингтоном".

    России же не стоит рассчитывать, что ей удастся достичь военного решения украинской проблемы и избежать международной изоляции. Владимир Путин должен осознать, что, "какими бы ни были его претензии к Западу", военное вторжение приведет к "новой холодной войне", убежден Киссинджер.

    Читать полностью: http://top.rbc.ru/politics/08/03/2014/909976.shtml
  • Lâm Lệ Финский сценарий

    Идея Киссинджера о развитии Украины по образцу Финляндии не нова — об этом, к примеру, уже говорил известный политолог Збигнев Бжезинский. Эксперт Брукингского института, специалист по России Клиффорд Гэдди соглашается, что "финская" модель была бы для Украины оптимальной, но, к сожалению, ее вряд ли можно реализовать.

    "Кто бы не хотел быть Финляндией? Это одна из трех-четырех самых процветающих, современных и интегрированных в международное сообщество стран. Она – "западная" во всех отношениях. Она является членом Евросоюза, но не входит в НАТО. И она гордится своей независимостью", - пишет Гэдди в блоге Брукингского института.

    Но стать второй Финляндией Украине не суждено, так как это "гораздо более слабая, бедная, нестабильная и коррумпированная страна". ВВП Финляндии на душу населения составляет $47 тыс., на Украине - менее $4 тыс. Финляндия – одна из трех наименее коррумпированных стран в мире, а Украина занимает 144-е место по этому показателю (по данным Transparency International). Идея выстроить будущее Украины, взяв за основу финскую модель, прекрасна, но утопична, резюмирует экономист.

    Читать полностью: http://top.rbc.ru/politics/08/03/2014/909976.shtml
  • Nguyen Van Minh Nhưng Vuanh Nguyen biết đấy, chính phủ mới tuyên bố ai giao nộp vũ khí từ bỏ đơn vị bị quy vào tội phản quốc, kể cũng kẹt.
  • Lan Anh Tuanito Nguyen : vì sao công an miền Tây ít ăn bẩn hơn các tỉnh miền đông do 1 phần những người ngoại quốc đến từ Châu Á có quá ít tại các tỉnh miền Tây đấy , nếu có thì toàn là sinh viên hoặc dân làm việc gì đó rất gần với các người bản địa , không liên quan gì tới việc kinh doanh chợ búa như các thành phố Odessa , Kharkov . Còn bạn bảo miền Tây không phân biệt gì người miền Đông thì bạn hơi nhầm đấy , người miền Tây đối với dân Ucraina với nhau họ rất cục bộ , còn vì sao họ chưa thể hịên ra mặt với các bạn là 1 phần các tỉnh miền Tây Ucr người nước ngoài kiểu như dân đầu đen hoặc Châu Á như VN chưa đến lũng loạn "dạy hư" bọn họ thôi , nếu bạn là dân từng đi buôn bán tại các chợ như Barabashova , KM số 7 rồi thì bạn sẽ hiểu thế nào là sự lũng loạn do người nước ngoài tạo ra với các tỉnh miền Đông Ucraina (phần đa tại 2 thành phố Odessa , Kharkov. Tại Donhetsk và những tp khác thì không đáng kể)
  • Lan Anh Tuanito Nguyen : mà các tổ chức theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan phần đa người đứng đầu hô hào toàn do người miền Tây Ucr lập nên . Chỉ cần nhớ lại kì Euro 2012 khi 3 thành phố khác tổ chức đều bình yên , nhưng riêng trận mở màn tại Lvov giữa trận đấu Portugal vs Đức đã bị UEFA nhắc nhở đến các cổ động viên Ucraina trên sân có hành vi miệt thị 1 cầu thủ da màu Bồ Đào NHa ghi bàn gỡ hòa . Và cách đây không lâu chính tổ chức FARS gì đó của Châu Âu cũng đã cấm thi đấu vài trận bóng tại sân Lviv Arena do các cổ động viên Ucraina hành động phân biệt chủng tộc trên sân bóng , khiến trận giao hữu sau đó phải rời về sân Kharkov
  • Tie Suc Có ý kiến này về Crimea cũng thú vị này anh Vuanh Nguyen:

    Theo phân tích của ông Fyodor Lukyanov này thì Crimea còn giá trị với Nga khi nó là một phần của Ukraine. Cái mà Putin đang làm hiện này phản ánh tính cách riêng của ông ta trước thái độ của phương Tây. Cá tính này khiến người ta gọi Pu là dictator. Những gì ông ta cần chứng minh tại Crimea qua cuộc bầu cử vừa rồi là đã rõ. Nhưng ôm Crimea vào là chuyện khác. Nga cũng cần 1 căn cứ quân sự ở "nước ngoài" chứ ko phải trong lãnh thổ Nga.

    http://www.csmonitor.com/.../Does-Putin-really-want...
  • Lan Anh Tuanito Nguyen : https://www.youtube.com/watch?v=lhuWj7aGyuM video năm 2011 khi kỉ niệm ngày chiến thắng phátxít nhóm dân tộc cực đaon miền tây Ucraina đến đập phá không cho tổ chức tưởng niệm . Họ không chịu đóng lại quá khứ để hướng tới tương lai cho người dân 2 miền thì Ucraina hôm nay và tường lai sẽ còn g̣ăp nhiều vấn đề nữa , khi mà bản thân lịch sử của họ trong quá khứ còn có quá nhiều nghi vấn và lẫn lộn, mình cảm thấy lic̣h sử Ucraina không phải do chính họ tự nhìn nhận, tự soạn ra mà là do các nước phương Tây hoặc Liên Xô cũ viết ra ấy . giống như gần đây vụ thảm sát người dân tại Syria bằng vũ khí hóa học không biết các sử gia nước họ thế hệ sau này sẽ soạn thế nào nhỉ Nếu vẫn cứ như tình trạng như bây giờ thì nó sẽ qui tội cho Mỹ , nhưng nếu Nga suy yếu phe phiến loạn lật đổ được chính quyền Assad thì sẽ "xét lại" - cái tội diệt chủng đó sẽ qui cho quân đội chính quyền Assad thân Nga , tự nhiên sẽ có 1 loạt chứng cứ "cực ki thú vị" được đưa ra làm chứng (chẳng khác gì bạn nói về UPA bây giờ sửa lại lịch sử qui tội cho KGB làm chứ không phải phátxít Đức , hoặc nạn đói là do có chủ ý nhằm dịêt chủng dân Tây Ucraina là của chính quyền Liên Xô làm mặc dù nhiều nơi tại Xô Viết khi đó cũng bị thiệt hại như vậy, nhưng chính miền Tây Ucraina lại là nơi kêu gào nhiều nhất cho đến tận ngày nay )
  • Tran Huy Dat Anh Quan Nguyen: trường hợp Nga và Crimea không thể gọi là xâm lược được. Giả sử TQ có loạn VN cho quân ra chiếm lại HS, cũng gọi là xâm lược à. Hơn nữa việc quân Nga có mặt ở Crimea có hiệp định 1997 và 2010 làm nền tảng. Hãy trách chính quyên lâm thời Ukraine không biết hành xử và quá phụ thuộc vào phương Tây.
  • Tran Huy Dat Referendum ở Crimea là hoàn toàn hợp lệ trên cơ sở The United Nations General Assembly Resolution 2625, 1970: "The Declaration on Principles of International Law concerning Friendly Relations and Co-operation among States" ---According to this document "the principle of equal rights and self-determination of peoples enshrined in the Charter of the United Nations" embraces the right of all peoples "freely to determine, without external interference, their political status and to pursue their economic, social and cultural development" as well as the duty of every State "to respect this right in accordance with the provisions of the Charter". It further added that "the establishment of a sovereign and independent State, the free association or integration with an independent State, or the emergence into any other political status freely determined by a people constitute modes of implementing the right of self-determination", thus stressing, as the critical issue, the methods of reaching the decision and not the result.
  • Anh Quan Nguyen Bạn Tran Huy Dat ơi, hôm qua quân Nga tiếp tục gây hấn, tràn vào tỉnh Kherson rồi. Họ rải nhiều mìn bộ binh ở các lối đi và các cánh đồng . Dân lành có tội tình gì trong chuyện này, đấy có phải là xâm lược ko?
  • Tran Huy Dat Anh Quan Nguyen: Nga không phải là tốt, tuy nhiên cách hành xử thiếu khôn ngoan của lâm thời Ukraine đã làm căng thẳng lên cao. Cội nguồn là họ không có được sự tin cậy thật sự từ phương Tây (nghe băng ghi âm), nên phải kích động tinh thần chống Nga, như mình đã nói một lân, đó là lí do gây ngòi lửa, và chỉ dân Ukraine thiệt hại.
  • Anh Quan Nguyen Đúng là chỉ khổ dân. Bọn mình sống bên đó cũng khổ lây.
  • Tran Huy Dat Lẽ ra phải tuyên bố hoà giải dân tộc, cộng tác với cả Nga, và phương Tây trong việc xác đinh chủ quyền, hợp tác cả với quosc hội Crimea ngay từ đầu.
  • Tran Huy Dat Anh Quan Nguyen: hay nhân điều kiện này, cho cả nhà đi Sing/Malaysia chơi một chuyến rồi xem xét chuyển cả business sang đây cho yên lành.
  • Anh Quan Nguyen Nhất trí cao. Hôm nào đi được sẽ báo trước cho các bạn, Tran Huy Dat nhỉ.
  • Khanh Le Anh Quan Nguyen ơi, tin đó được đăng trên liga.net có tin được ko a?
  • Vũ Cường https://www.youtube.com/watch?v=Q5ojlOfy6UI#t=85 thông tin mà ông này nói về right sector thế nào vậy các bác? tình hình ở Kiev thực sự như thế nào ạ?
  • Vũ Cường Em nghĩ nguyên nhân xảy ra đảo chính ở Ukraina cũng không loại trừ là sự tranh đoạt vị thế của các tài phiệt lớn ở Ukraina.
    Như anh Vuanh Nguyen nói Yanukovich rất lạm dụng quyền lực để phe cánh tài phiệt của ông ta lộng hành, vậy những tài phiệt bị phe cánh ông ta chèn ép, tước đoạt sẽ tìm mọi cách lật đổ ông này, và việc có lực lượng chuyên nghiệp trong người biểu tình cũng có thể có cả lực lượng lớn từ những nhà tài phiệt đối lập cánh ông Yanukovich. Ngay sau vừa có chính quyền, lực lượng đảo chính đã vội vàng giao quyền lực miền Đông cho các nhà tài phiệt này là cũng thấy mâu thuẫn khác nữa, giữa EU với chính quyền mới, bởi nếu EU thực hiện gói cứu trợ của mình thì nó cũng sẽ tìm cách hạn chế bớt quyền lực và ảnh hưởng của các nhà tài phiệt đã đầu tư bạo loạn, ..v.v.v..
  • Tuanito Nguyen Lan Anh Câu chuyện về cảnh sát: Đúng là phía Tây không có người châu á buôn bán nhộn nhịp như phía đông nên không có nhiều sự lũng đoạn của dân đầu đen nên cnảh sát không nhiễu nhương bằng. Câu chuyện về cảnh sát: Đúng là phía Tây không có người châu á buôn bán nhộn nhịp như phía đông nên không có nhiều sự lũng đoạn của dân đầu đen nên cảnh sát không nhiễu nhương bằng nhưng không có nghĩa là họ không có quyền nhiễu nhương,. Vì xét theo quan niệm làm tiền thì lâu lâu mới có mồi của thì càng phải diệt mạnh. còn việc họ chưa/hay không bị đầu đen “dạy hư “ thì dù là câu bị động, hay câu chủ động, vai trò của đầu đen ở đây vẫn là chính. Còn xưa nay dân nước ngoài dù ở U hay ở Nga luôn nổi tiếng với việc dạy hư từ cảnh sát đến komedan các ốp vì tính toán muốn bôi trơn công việc nên không tiếc công làm hư các thành phần có liên quan, nên xét theo quan điểm của bạn, việc ít người hay nhiều người không quan trọng, mà quan trọng ở cung và cầu nên suy ra người nước ngoài tự gánh nợ vào thân
  • Tuanito Nguyen Lan Anh Câu chuyện về phân biệt chủng tộc trong bóng đá: nạn phân biệt chủng tộc diễn ra không chỉ ở miền tây mà trong thời kì euro 2012, các cầu thủ hà lan tập luyện ở Krakow ba lan cũng bị phân biệt,balotelli trong trận y-tây ban nha ở kiev cũng báo cáo bị phân biệt, cầu thủ người Czech trong trận đấu với nga ở ba lan cũng bị huýt sáo phản đối, phân biệt chủng tộc trong bóng đá xảy ra ở tất cả cácgiải đấu ở châu âu anh, ý, pháp , hay tây ban nha. Thế nên nói chuyện đến miền tây bị phân biệt và là lần đầu thì rõ rang là ko fải. kstati, cỏ động viên ucraina như bạn nói thì chắc chắn ko chỉ có dân miền tây bạn ạ
  • Minh Dang Quang Anh Quân Nguyễn: cho mình hỏi chút, sau khi đọc sơ qua bài viết này, bạn sống ở miền nào? Tình hình bên đó chắc đang loạn lắm nhỉ?
  • Viet Nga Nguyen Tớ thì nghĩ thế này. Về mặt chính trị thì có thể Ukraina gia nhập EU sẽ tốt hơn cho U. Nhưng về mặt tài chính kinh tế thì tại thời điểm này với tình hình kinh tế như hiện tại thì gia nhập EU là U tự đào mồ chôn mình đấy.
  • Tuanito Nguyen Lan Anh Câu chuyện về ngày chiến thắng,nạn đói, UPA: chính bạn dung từ NHÓM cực đoan, mà đã là1 nhóm thì ko thể quy chụp là 1 thành phố, 1 khu vực được. Quy luật logic vỡ lòng: đã là gà thì có 2 chân, nhưng có 2 chân chưa chắc đã là gà. Thế nên bạn đừng quá quy chụp cho miền Tây hay người miền tây. Cũng như không phải tất cả người trung quốc hay hang hoá trung quốc đều dở tệ nhưng nhiều người việt coi đấy là đương nhiên và coi việc mua ở châu âu hang hoá made in china là 1 sự lừa đảo. Tôi tin bạn ko sống ở miền tây nhiều hơn tôi để kết luận miền tây cực đoan đâu. Lịch sử mà trong đó bao gồm cả UPA và nạn đói luôn là tấm huy chương hai mặt mà quan trọng người ta muốn nhìn mặt nào. bạn có thể cho đấy là điều tự dung mọc ra và không có nhưng giới học thuật chả riêng của miền tây ( tạm cho là thế) mà của cả nga và thế giới đều có nghiên cứu và công bố về việc này, chuyện tiếp nhận thong tin là lựa chọn cá nhân, nhưng không phải cái gì ngứợc chiều cũng là trên trời rơi xuống. Nga và giới truyền thông Nga tuyên bố không có chuyện này và đưa ra nhiều lí do khác nhau cho nạn đói nhưng người ta cũng có đủu bằng cứ chứng minh truyền thông và lãnh đạo Xô Viết đã ỉm đi và cố tình làm sai lệch nhiều thông tin nếu ko toà án châu âu năm 201o đã ko coi đây tội ác của chế độ xô viết nhưng chưa coi đấy là thảm hoạ diệt chủng vì lí do chính trị. Còn các chính sách nga hoá và huỷ hoại các nền văn hoá đông âu khác trong thời kì xô viết muốn đọc chỉ cần tìm từ khoá russification là đầy đủ cả. Bạn có thể tin vào nước Nga, tin vào xô viêt hay putin đấy là lựa chọn của bạn cũng như tôi tin vào những cái tôi đọc và được học, nhưng đứng đây để bảo ai đúng ai sai thì nó cũng chỉ là thong tin đa chiều để tự lựa chọn.
  • Anh Quan Nguyen Mình sống ở Kiev Minh Dang Quang a
  • Tuanito Nguyen Lan Anh Còn việc bạn CẢM THẤY lịch sử U không do người U biên ra mà do phương Tây hay Xô Viết dựng lại ấy thì nó cũng giống như việc bạn cảm thấy nhức đầu nhưng bác sĩ bảo bạn bị đau bụng còn người nha lại bảo bạn bị viêm họng ấy. Trong 1 bài viết của 1 anh ở Kiev về maidan, nước nga và người Việt anh ấy nói rất đúng là người Việt hay cảm thấy còn ko tin nhiều lắm vào những cái có thực. Thế nên thay lời kết tôi chúc bạn luôn nhiều cmả xúc và cảm thấy nhiều thứ nhưng vẫn đủ thời gian để phân tích bằng lí trí chứ không cảm thấy quá nhiều. vậy đi
  • Vũ Cường Tuanito Nguyen: hiện tại mình thấy tình hình U đang rất căng thẳng, tất cả các phe phái chính quyền đều không đại diện cho nhân dân mà chỉ là các nhóm tài phiệt, các nhóm này lại được sự hậu thuẫn của các nước lớn vì mục đích của họ. Chúng ta có thể bất đồng nhiều vấn đề, nhưng trên hết không nên tranh luận quá gay gắt với nhau. Bởi cá nhân mình hi vọng mọi người đang sống bên đó, dù có điều gì xảy ra cũng không nên tham gia vào các vấn đề nội chính của U, người Việt tự bảo vệ người Việt được bình an bên đó là tuyệt vời nhất. Dù chưa có tranh luận nào quá gay gắt, nhưng mình cũng muốn tâm sự riêng với bạn chút, có gì không đúng thì bỏ qua nhé!
  • Cuong Cvn Cảm ơn bác Vuanh Nguyen và các cmt đầy những thông tin hữu ích!
  • Nguyen Yen Anh Cám ơn bạn Vuanh Nguyen nhiều !
  • Le Anh Cam on anh. Bai viet tuyet voi.
  • Thao Nguyen Cang ngày bài toán Ukcaina càng khó giải quyết !
  • Tatdat Nguyen iết chưa phân tích về tác động, ảnh hưởng của Mỹ trong các cuộc biểu tình vừa qua của phe đối lập thân phương Tây?
  • Joseph Doan Bài viết rất hay bác Vuanh Nguyen ạ. Cho em share bài này với nhé.
  • Binh Lx Hình như là CH XHCN XV Ukraine chứ không phải CH XHCN SV Ukraine , Vuanh Nguyen
  • Quanghuy Mai Tôi xin trả lời câu hỏi "Mặt khác phía Nga ủng hộ Crimea tách khỏi Ukraine nhưng sao cũng lại không cho Chechnia độc lập?" như sau: Trên thực tế, khoảng năm 1996, TTh Nga B. Yeltsin đã cho Chechnia được hưởng quy chế gần như là độc lập hoàn toàn rồi. Nhưng các thủ lĩnh Chechnia khi đó (Maskhadov, Basayev, Raduyev...) đã nhận viện trợ bằng tiền và vũ khí của các tổ chức hồi giáo cực đoan ở nước ngoài và liên tục mở các cuộc tấn công vũ trang mang tính khủng bố nhằm vào các nước cộng hòa tự trị trong Liên bang Nga - những nơi có đông dân Hồi giáo sinh sống, với tham vọng thành lập được một quốc gia Hồi giáo lớn hơn nhiều so với lãnh thổ Chechnia. Trước nguy cơ đó, TTh Nga B.Yeltsin và nhất là sau này (từ năm 2000) TTh Nga V.Putin buộc phải phát động chiến tranh tổng lực để tiêu diệt chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo (vakhabisme) với hang ổ chính nằm ở Chechnia. Tóm lại, Moskva đã muốn trao trả độc lập cho Chechnia để được hưởng hòa bình. Nhưng chính tập đoàn lãnh đạo Chechnia khi đó lại hiếu chiến, chủ động tấn công khủng bố nhằm vào nhiều vùng đất Hồi giáo thuộc Nga (bên ngoài lãnh thổ Chechnia). Điều đó đã buộc Moskva phải ra tay. Và theo tôi, Moskva phải ra tay là đúng. Đáng ra, Mỹ và phương Tây phải cảm ơn Nga mới đúng, vì nước Nga khi đó đã góp phần rất tích cực vào việc ngăn chặn chủ nghĩa khủng bố Hồi giáo lan rộng ra toàn vùng Kavkaz.
  • Tran Xuan Hien Nguyen Danh Hue bớt thời gian đọc thử bài này nhé.
  • Bùi Việt Hà Bài viết này của Vuanh Nguyen rất được, đặc biệt là các thông tin về Right Sector mà nhiều người còn chưa biết đến. Kết hợp với cả bài của bạn Viet Nguyen Trung thì sẽ thấy bức tranh toàn cảnh của Ukraina. Tôi thích cách nhìn bình tĩnh của Vuanh Nguyen hơn vì không quá ủy mị bộc lộ tình cảm như bạn kia. Để tình hình dẫn đến như hiện nay đúng là tồi tệ, đã vượt tầm kiểm soát của chính phủ lâm thời U. Tôi cũng đánh giá sai lầm gốc bắt nguồn từ sự vội vã của lãnh đạo biểu tình và CP lâm thời khi bất ngờ có được tất cả. Đáng lẽ ra cần làm ngay những việc ổn định đất nước, hòa giải, chống cực đoan,.. Vào những thời điểm nhạy cảm đó chỉ đi sai 1 bước là có thể dẫn đến tai họa. CP lâm thời đã có quá nhiều sắc lệnh tạo ra sự đối đầu với Nga mà điều luật về ngôn ngữ là giọt nước tràn ly. Còn bây giờ thì phải làm gì, thật là khó. Theo tôi CP Ukraine cần xuống nước, không nên đối đầu với Nga vì làm như vậy chỉ càng tạo điều kiện cho xung đột. Các việc có thể làm ví dụ: tuyên bố sẽ không bao giờ vào NATO, cải thiện quan hệ với cả 2 bên Nga và EU, loại bỏ các lực lượng cực đoan trong chính phủ, rút lại lời tuyên bố phản đối Nga xâm lược Crưm, đề nghị cuộc họp khẩn 4 bên bao gồm Mỹ, EU, Nga, U bàn về tiến trình bầu cử tổng thống, quốc hội, sửa đổi hiến pháp, tạm thời không bàn bất cứ chuyện gì liên quan đến tương lai đối ngoại của U, gác lại cho đến khi khi bầu cử xong, .....
  • Thu Tam Nguyen tks Vuanh Nguyen vì cách phân tích và những thông tin rất khách quan của bạn. Bạn vừa có cảm nhận của người trong cuộc, vừa có cái nhìn khách quan của người đứng ngoài (nhưng nắm vững thông tin), nên nhận định của bạn khá thuyết phục
  • Thu Tam Nguyen Phan Viet Hung tham khảo này
  • Trung Le Khac Ukraine nên theo đuổi chính sách của TT Kuchma, tức là một nhà nước trung dung để dung hòa giữa Nga và EU, có vây mới phát triển được.
  • Hiệu Minh Cảm ơn Nguyễn Anh Vũ đã có bài rất nhiều thông tin và bổ ích.
  • Đinh Lê Minh Theo bac VuAnh Nguyen Ai là спонсор của Правый Сектор?
  • Tin Vui 1 quốc gia 2 thể chế cho Crimea có thể chấp nhận được.
  • Saigon Classic @anh Bùi Việt Hà: Một điểm anh gợi ý không thực hiện được, nhưng lại là điểm cơ bản, đó là việc loại bỏ lực lượng cực đoan. Svoboda có mấy chục ghế trong Rada, nhiều hơn cả đảng Cộng sản. Ngay Time Magazine trong một bài báo hồi tháng Giêng vừa rồi cũng nói, phe cực hữu/dân tộc cực đoan mặc dù là số ít, nhưng lại là số ít có tính quyết định đối với thành bại của Euromaidan.

    Khó có thể hình dung được chính phủ lâm thời Ukraine dưới sự lãnh đạo của phe cực đoan lại nhân nhượng thoả hiệp với Nga. Có lẽ chỉ khi Mỹ và EU đặt lại ưu tiên, cắt cơm chính phủ lâm thời, thì mới có thể có thoả hiệp.
  • Thanh Quang bài của tiến sỹ Vũ Anh nhiều thông tin
  • Binh Lx Bài viết hay và có góc nhìn đa chiều , cảm ơn bạn Vuanh Nguyen
  • Minh Dang Quang Bài này dùng làm reference chuẩn được rồi
  • Bùi Việt Hà Có 1 điểm rất khó của câu chuyện này: từ xưa đến nay, bất cứ quốc gia nào nếu ra nhập EU đều tự động vào NATO. Trong khi Nga sẽ kiên quyết chống đến cùng chuyện Ukraine vào NATO, thậm chí phải dùng đến chiến tranh Nga vẫn quyết chơi. Do vậy sự việc này cần 1 sự thỏa hiệp lớn của Mỹ và EU là: coi Ukraine như 1 trường hợp ngoại lệ, đồng ý cho vào EU nhưng không vào NATO. Liệu có thể làm như vậy được không? Rất khó. Do vậy không thể đoán trước được điều gì sẽ diễn ra với U trong tương lai.
  • Hoang Minh Ngo Thổ Nhĩ Kỳ vào NATO từ 1954 nhưng còn lâu mới dc vào EU.
  • Le Quang Anh Nga và Ucraina về bản chất là một dân tộc, chỉ khác nhau về từ ngữ địa phương (giống như người miền Bắc với người Quảng Bình vậy) và khác hẳn với Phần Lan là dân tộc Bắc Âu. Biến Ucraina thành Phần Lan, chẳng qua là một cách khéo đi để giữ nguyên tình trạng 20 năm vừa rồi, chỉ khác là chính trị luôn theo phương Tây và người dân gốc Nga luôn phải cam chịu sự chỉ đạo của những người thân phương Tây và chống Nga!
  • Le Quang Anh Tình hình bây giờ chẳng khác gì trước năm 1853 khi chiến tranh Crime xảy ra, khi đó Nga cũng mạnh lên sau chiến thắng trước Napoleon, chiếm nhiều vùng đất do Thổ Nhĩ Kỳ cai trị, chiếm được phần lớn Ba Lan, các nước Baltic và Phần Lan, phía đông thì mở rộng qua Siberia và khai khẳn được cả vùng Alaska, ở Trung Á thì cạnh tranh với Anh. Các cường quốc châu Âu khi đó là Anh Pháp Thổ Nhĩ Kỳ Xác-đin-na (Nam Ý bây giờ) đã hợp quân để đánh lại Nga và chiếm được Sevastopol, sau đó 2 cường quốc Áo-Hung và Phổ (Đức) dọa đánh hôi để bắt Nga phải ký hiệp ước trả lại đất. Nhưng bây giờ Nga lại có vũ khí hạt nhân nên chiến tranh khó có thể xảy ra, vì vậy các nước sẽ hợp sức ép Nga về mặt kinh tế và ngoại giao để giữ tình trạng 20 năm của Ucraina, để Nga phải giúp đỡ Ucraina và chậm phát triển đi!
  • Tony Doan Nga can thiệp vào Crimea với ý đồ muốn sát nhập vào Nga là quá rõ ràng trong khi chưa có dấu hiệu nào cho thấy dân gốc Nga ở Crimea bị đe dọa, Tổng thống và Chính phủ bị phế truất là một phe nhóm tham nhũng độc tài lũng loạn Ukraina nhưng lại được Nga Putin ủng hộ.
    Mỹ đánh Iraq, Libya,.. Nhưng chính dân chúng các nước đó lại vui mừng vì loại bỏ được Chế độ độc tài, tham nhũng và độc ác > đấy là lý do tại sao người ta mau chóng quên đi sự can thiệp của Mỹ.
    Tuy nhiên, Chính phủ Ukraina bây giờ cũng phải tìm cách thoát khỏi Nga Putin độc tài nhưng vẫn phải giữ được quan hệ với Nga
  • Le Quang Anh Chính phủ hiện nay được thành lập trên cơ sở vi hiến, bọn quá khích tham gia quá nhiều, lại còn dùng cả tài phiệt đã từng cướp tiền của đất nước, Vì vậy chỉ có giải pháp như sau mới có thể ổn định tình hình, giúp nhân dân sống ở Ucraina đi lên. Các nước cần tuyên bố không can thiệp, Mỹ Nga EU mỗi bên cần bỏ ra 5 tỷ $, TQ thêm 2-3 tỷ để giúp Ucraina vượt khủng hoảng, Kiev phải giải tán bọn quá khich và không bắt bớ những người gốc Nga, tổ chức trưng cầu dân ý về Hiến pháp mới theo mô hình Liên Bang các tỉnh phải có quyền tự trị cao nhất về kinh tế xã hội, sau đó theo Hiến pháp mới tiến hành bầu cử Quốc Hội và chính quyền các cấp ở địa phương. Năm 1954 không hỏi ý kiến người dân Crimea , Khrusov tự nhiên chuyển họ thành Ucraina, năm 1995 Ucraina dùng vũ lực đàn áp, thay hiến pháp Crimea biến họ thành một tỉnh chỉ khác mỗi tên gọi, bắt tổng thông Crimea phải lưu vong, vì vậy người dân Crimea phải có quyền quyết định xem họ sống thế nào, với Ucraina, Nga hay là thành một nước độc lập như Kosovo trong cuộc trưng cầu dân ý sắp tới. Làm đầy đủ các bước như vậy mới giải quyết được tình hình phức tạp hiện nay tại Ucraina và người dân mới yên ổn được. Tất nhiên là phương Tây sẽ khó chịu phương án bình ổn này và tìm nhiều lý do để phá.
  • Lienminh Dang Bài hay! Nhưng Vì sao có phân hoá nặng nề? cái gốc vấn đề là chính nước Nga không hội nhập phương Tây mà muốn hùng cứ đối trọng mình 1 kiểu. Giả sử Nga hội nhập mạnh mẽ thì Na tô có sát Nga cũng noproblem mà chỉ khiến an toàn của tất cả châu Âu và thế giới mạnh lên. Và Ucraina có nhiều cơ may phát triển vì không còn bị kẹt địa chính trị giằng xé tây - đông
  • Le Quang Anh NATO sẽ không bao giờ hội nhập Nga, vì đó là nước duy nhất có thể hủy diệt được họ. Niềm mong ước duy nhất của họ là làm tan vỡ nước Nga, biến thành nhiều nước nhỏ để phụ thuộc họ, lấy hết tài nguyên và dân Nga chỉ còn được sống ở khu vực quanh sông Vo...Xem thêm
  • Minh Dang Quang Đọc các comment của các anh ở đây cũng còn thấy phân hoá rõ ràng nữa là
  • Viet Nguyen Cám ơn Bạn chia sẽ
  • Tran Shon Bây giờ chỉ còn 1 tuần nữa là referendum. Kịch bản cho Ucraina chỉ có thể là xấu hoặc rất xấu. Một Syria thứ 2 có thể xảy ra ở Ucraina. Quan trọng bây giờ phải kiểm soát các kho vũ khí quân đội không cho lọt vào tay các lực lượng quá khích. Nên quay tr...Xem thêm
  • Minh Dang Quang Theo Spiegel 6 kịch bản có thể diễn ra với Ucraina
    http://m.spiegel.de/politik/ausland/a-957516.html
    (sorry German)
  • Quốc Thái Cám ơn Cụ chủ Thread về bài viết đã làm cho nhiều người trong đó có Tôi thông tỏ nhiều vấn đề.ps: Bạn Lê quang Anh : chẳng ai cho ko nhau cái ji đâu ,bây h Mĩ và EU hứa cho nhưng đi kèm bao nhiu điều kiện ,còn cho ko í à dân đóng thuế trong nước họ " móc mắt " ra
  • Bùi Việt Hà NATO lập ra để đối trọng với LX cũ. Khi LX tan rã thì vai trò NATO cũng chấm dứt. Từ khi LX tan rã, Nga luôn phản đối chuyện NATO mở rộng ra phía đông. Chính EU từng thỏa thuận với Nga là không mở rộng NATO vào sát Nga. Nga luôn muốn có Ukraine và Bela...Xem thêm
  • Le Quang Anh TQ tuy mạnh hơn nhiều về kinh tế, nhưng về quân sự kém xa đến cả 2 chục năm, phải cóp chép các công nghệ cũ từ thời xô viết, ngoài ra quân đội tuy nhiều nhưng ít kinh nghiệm chiến đấu, tiền bỏ ra nhiều nhưng tham nhũng cũng rất khủng, chưa phải đối thủ...Xem thêm
  • Trần Vinh Ninh Ledo
    1 ++ Thỏa thuận 20/2 còn bắt Yanukovic rút cảnh sát khỏi Kiev
    2 ++ Duma QG Nga cho Putin dùng quân đội ở Ucraina, chứ không phải là "ở bất cứ nước nào"
  • Trong Nguyen Một bài viết về tình hình và sự kiện Ucraine rất hay và đầy đầy đủ thông tin. Thanks Vuanh Nguyen!
  • Trần Vinh Bài có nhiều kiến thức hay, nhưng chưa đề cập đến 1 yếu tố quan trọng nhất, đó là sự ủng hộ về mọi mặt của phương tây cho bon đảo chính.
  • Bùi Việt Hà TQ có tham vọng rất lớn. Ngân sách quốc phòng của TQ năm 2014 là > 800 tỷ USD, gấp 5 lần GDP của Việt Nam và gần bằng 1/2 GDP của cả nước Nga (đây là con số trên giấy, còn thực chất có thể hơn). Nếu Mỹ và Tây Âu không tiên liệu trước thì khi TQ vượt lên, tạo được thế G2 vững chắc thì EU sẽ bất lực.
  • Quang NX Có một thông tin chưa chính xác lắm Vuanh Nguyen.Lão Yanuk thay đổi HP ngay sau khi trở thành TT năm 2010 bằng cách sử dụng Tòa án Hiến pháp.Những ai ở Ukr trong trong giai đoạn 2005-2013 có thể làm một so sánh nhỏ về cách hành xử của cảnh sát,quan chứ...Xem thêm
  • Le Quang Anh Hiến pháp của U là hiến pháp 1996, năm 2004 sau cách mạng Cam phái Tymosenko thắng nên sửa hiến pháp để chuyển quyền từ tổng thống sang thủ tướng. Chiến hữu cùng chiến tuyến Yusenko giữ chức Tổng thống, ít quyền hơn Tymosenko, hai người đánh nhau, kinh...Xem thêm
  • Quan Tran Anh Nguyen Tổng kết từ đầu đến cuối thì cuộc khủng hoảng U là do Mĩ châm ngòi để phá quan hệ Nga-Đức. Giờ thì nhãn tiền hậu quả là U chuẩn bị tinh thần vỡ nợ và năm sau thì ôm Ba Lan với Litva, Latvia, Estonia mà chết rét vì Nga cắt khí đốt cộng đòi nợ U. Tổng kết ván bài vẫn như mọi khi, toàn dân U chịu khổ chỉ vì một vài thằng chết tiệt nào đó nghĩ chúng nó khôn hơn các cường quốc.
  • Vuanh Nguyen Cảm ơn bạn Quang NX đã lưu ý. Tớ đã sửa lại năm thay đổi hiến pháp. Viết vội nên nhiều thông tin chưa xem lại rõ ràng và chắc chắn còn có nhiều lỗi
  • Vuanh Nguyen Đinh Lê Minh à. Tớ không nói được ai là người cung cấp tài chính cho Right Sector. Một điều có thể thấy rõ là trong cuộc bạo loạn này Right Sector được trang bị rất chuyện nghiệp từ quân áo rằn ri, áo giáp, mũ .... Có nhiều thông tin chưa thể kiểm chứng là có khoảng 4-500 chiến binh được huấn luyện tại Litva và Ba Lan.
  • Le Quang Anh 40 năm nữa khi CIA và bộ ngoài giao Mỹ cho phép giải mật các tài liệu của mình lúc đó mới biết chính xác là ai cho tiền và đào tạo Right Sector, hoặc khi Right Sector quay lại đặt bom như Taliban và Al-kaida!
  • Nam Hp Thế là Pv Duy Nghĩa có thể yên tâm về nước nghỉ phép, đã có Vuanh Nguyen nắm tình hình và bình luận thay được rồi!
  • Tuan Duong báo chí VN viết lách cái gì mà tệ hại, anh viết súc tích mà hay quá.
  • Vuanh Nguyen Bạn Tuanito Nguyen ở Lvov đến năm bao nhiêu thì về nước?
  • Can Tuong Chia ra có thể làm 2 nước
  • Binh Lx Giả thiết bây giờ các nhà thiên văn học phát hiện một tiểu hành tinh có đường kính 3 km có khả năng va chạm với trái đất sau 2 tháng nữa , liệu Nga Mỹ EU và NATO sẽ còn quan tâm đến vấn đề Ucr nữa hay không? Và các bên có hợp lực với nhau để cứu cho sự tồn vong của trái đất này hay không? Chắc là phải chờ một sự kiện tương tự như vậy thì Ucr sẽ bình yên ngay
  • Quan Tran Anh Nguyen Binh Lx Thì bắn tan cái tiểu hành tinh xong thì quay lại hành U tiếp, đơn giản mà
  • Nhã Hoàng Nga chẳng quý gì Krưm, chẳng qua cần đường ra Biển Đen. Giải pháp cuối cùng cho Ukraina sẽ gồm quyền đóng quân vĩnh viễn cho Hạm đội Hắc Hải, lúc đó Nga sẽ nhẹ nhàng thả rơi "cộng hòa tự trị" Krưm thôi
  • Nguyen Yen Anh Vuanh Nguyen hãy viết tiếp những diễn biến tiếp theo tại Ukraine cho chúng tớ đọc nhé!
  • Felicita Ta Nguyen Duc Tinh, đọc bài này nhé! Highly recommended
  • Nguyen Yen Anh Theo Vuanh Nguyen Crưm có nên sát nhập vào Nga hay ở lại với Kiev để theo Phương tây ?
  • Ruby Mac Thôi bạn Vuanh Nguyen nên về VN, kệ họ, tớ phải đi đọc lại Sông Đông êm đềm, túm lại việc nhà ai người ấy lo. Mà VN cũng đang đáng lo ngại đấy:)
  • Vuanh Nguyen Nguyen Yen Anh à. Tớ coi Ukraine là tổ quốc thứ 2 của mình. Và trên quan điểm của một người Ukraine, tớ không muốn Crimea tách khỏi Ukraine nhập vào Nga.
  • Nguyen Yen Anh Hoan hô lập trường "vững như kiềng ba chân" của Vuanh. Rất bản lĩnh và có chính kiến rõ ràng !
  • Nhã Hoàng khách quan mà nói thì Nga dùng vũ lực xâm chiếm Krưm của Nga. Còn trên quan điểm một người Việt Nam, hãy nghĩ đến một ngày Fulro hoặc nhóm nào đó dựng cờ Đề Ga tự trị và kêu gọi quốc tế giúp đỡ, nha!
  • Trang Tity Nguyen Long Hoang xem có gì để tham khảo thêm ko nhé!
  • Nguyen Hong Bạn Vuanh Nguyen thử phân tích thêm: 1) dưới thời của mình, Kuchma cụ thể đã làm gì để trung hòa được quan hệ với cả Nga và phương tây? 2) Tại sao khi đã ngả về Phương tây mà Yushenko, Timoshenko và Phương Tây vẫn để Ucraina nghèo đói, quanh năm suốt tháng chỉ thấy cắm lều biểu tình và bầu cử? có những con số nào được đưa ra để làm phép so sánh cho thấy những được mất khi Ucr ngả theo bên nào không?
  • Vuanh Nguyen Tớ không có ý định mở quá rộng chủ đề bạn Nguyen Hong ơi
  • Tuanito Nguyen Các bạn pro-rosia lại dùng chiêu bổn cũ soạn ngày xưa để làm người miền đông nam căm phẫn . Right sector tuyên bố ko có liên quan đến các hoạt động của 1 bộ phận bịt mặt, tham gia cướp bóc và tấn công người dân ở Odessa. http://www.facebook.com/RightSectorUkraine/posts/1405908493003181
  • H BlackViva Le Vuanh Nguyen viết tốt, bình luận chắc, có chính kiến. Bài viết chỉ nên ở mức dài như thế này, dài quá ngại đọc .
  • Vuanh Nguyen Tuanito Nguyen: Sau khi Maidan xảy ra có rất nhiều vụ cướp bóc của những người bịt mặt mang danh Right Sector. Bản thân cách hành xử của Right Sector cũng không ra gì. Việc Right Sector tuyên bố họ không liên quan đến các vụ cướp bóc cũng không nói lên...Xem thêm


    Представитель Правого сектора, известный как "Сашко Бiлий", пришел на заседание ...Xem thêm
  • Vuanh Nguyen Há há. H BlackViva Le em viết bài về tàu ngầm đến 3-4 phần đấy thôi
  • Teri Chan bài hay cho mình share nha
  • Quan Tran Anh Nguyen Tuanito Nguyen : Nếu cứ tuyên bố là thật thì chắc mấy vị tự tuyên mình là phật sống, thánh nhập với cả chúa giáng thế gỉ gì gì đó đều là sự thật cả rồi.
  • H BlackViva Le Uh nếu viết dài thì phải chia ra vài phần , mặt khác vì áp lực post bài nên viết đến đâu post đến đó !
  • Tuanito Nguyen 
     Nhân chuyện Right Sector nói 1 câu chuyện không lien quan 1 tý là câu chuyện Taliban – nhóm hồi giáo nổi tiếng vì cựu đoan , thiển cận, bạo lực nhưng bất chấp mọi cố gắng của quân đội chính phủ và can thiệp phương Tây, Taliban vẫn là một lực lượng chính trị không thể bị tiêu diệt mà buộc phải coi như một đối tác trên bàn đàm phán vì với nhiều người dân Pakistan, khi mà chính quyền địa phương có những hành động quan lieu, bất chấp công lý vì Taliban là niềm tin cuối cùng để họ tin công lý có thể được thực thi dù điều đó đòng nghĩa với việc cuộc sống của họ sẽ như đi tù: đàn ông phải để râu, phụ nữ chỉ được làm việc ở bệnh viện, không được nghe nhạc, không đcj vỗ tay trong các cuộc chơi thể thao.
    1 câu chuyện hơi lien quan 1 tý là khi titushki bắt đầu xuất hiện và tấn công Maydan thì Right Sector được ủng hộ vì họ bảo vệ được Maydan. Các hoạt động về sau của phe này gây tranh cãi nhiều vì một phần là do fát biểu của đảng svoboda về sự cố ở Bankovaia và coi right sector là nhóm provocateur. Nhưng khi người biểu tình bắt đầu mất niềm tin vào phe đối lập và quá trình đối thoại đàm phán kèm theo đợt tấn công của cảnh sát vào đêm 19-1 thì Right sector lại bắt đầu có tiếng nói. Chủ trương của right sector ko là vì châu âu hay vì nga mà là cải tổ xã hội, thể chế nên các hoạt động của right sector mang tính chất đòi lại công bằng hơn là đóng góp xây dựng.
    bản thân tôi không ủng hộ hoàn toàn hay phản đối hoàn toàn Right sector vì là một người quan sát, tôi vẫn tin fải có thông tin đa chiều, và nó là đưa ra thông tin chứ ko tranh luận đúng sai vì đã là chính trị thì chả có thằng nào đúng sai cả mà chỉ có việc ngồi múa bàn phím với nhau cái gì đúng hay sai là sai. Tiêu chuẩn đạo đức , đúng sai của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc, mỗi khu vực, mỗi nền văn minh khác nhau là khác nhau nên mọi thông tin nên có tính chất tham khảo hơn là có ý kiến cá nhân vì trong mọi cuộc cách mạng, đường lối, đạo đức hay chính sách của1 đảng nào đấy chắc chỉ để troll những người quan sát như chúng ta hơn là để câu vote. Vậy đi, gác phím và không bàn về Ukraine nữa cho đến lúc chiến tranh đi qua
  • Tuanito Nguyen ps: toi o lviv den cuoi 2009
  • Tuanito Nguyen Quan Tran Anh Nguyen tuyên bố là quyền tự do về phát ngôn nên nó chỉ mang tính chất thông tin chứ ko mang tính chất tranh luận nó đáng tin hay không đáng tin. so do keep in mind that I just provide a source for information and i do not present an argument.
  •  Đứng về vị trí của nước Nga, để bảo vệ lợi ích quốc gia, họ sẽ không thể khoanh tay nhìn Mỹ và Phương Tây làm mưa làm gió ở sát rào nhà họ. Tuy nhiên khi can thiệp quân sự vào Ukraina, họ đã tự bước vào cuộc chơi mạo hiểm và quá sức khi phía họ chỉ có mình đơn thương độc mã trong khi phía đối phương là một liên minh toàn các ông kẹ về quân sự và kinh tế của thế giới. Theo suy đoán của tôi, người Nga sẽ cố gắng kiềm chế để không để leo thang trong cuộc phiêu lưu quân sự, nhưng cũng sắn sàng chấp nhận trả một cái giá nhất định về kinh tế để giữ Crimea nằm dưới sự kiểm soát của mình. Bởi căn cứ quân sự ở Biển Đen hiện nay là căn cứ quân sự quan trọng bậc nhất của LB Nga ở nước ngoài. Nếu mất, người Nga sẽ chẳng còn cân lạng gì trên bản đồ quân sự thế giới nữa. Nước Nga cũng là quốc gia duy nhất trên thế giới có thể tự cung tự cấp hoàn toàn mọi nhu cầu cho dù có bị bao vây, cấm vận. Hơn nữa, họ cũng không yếu đến mức độ đứng im để cho Mỹ và Phương Tây ra đòn mà không phản đòn. Chắc chắn không bị người Nga cho đo ván (người Nga không đủ sức mạnh để làm được điều này) thì Mỹ và Phương Tây không sứt đầu cũng mẻ trán. Một kết cục khả dĩ nhất có thể sảy ra là Nga và các đối thủ sẽ ngồi xuống bàn đàm phán chia chác quyền lợi ở Ukraina. Một chính quyền mới nào được dựng lên ở Ukraina lúc này cũng KHÔNG ĐẠI DIỆN CHO QUYỀN LỢI CỦA NHÂN DÂN UKRAINA, BỞI CHÍNH QUYỀN ĐÓ SẼ DÂNG LỢI ÍCH CHO HOẶC LÀ NGA HOẶC LÀ MỸ VÀ PHƯƠNG TÂY ĐỂ ĐỔI LẤY SỰ BẢO KÊ. Cuối cùng, lợi ích của tự do dân chủ cũng còn xa mới đến với người dân lao động Ukraina.
  • Nghia Do Ván cờ này muốn Nga thắng.
  • Huyen Lam Cám ơn bạn một bài viết rất chuyên sâu, bao gồm mọi bối cảnh của vấn đề Ukraine hiện nay.
  • Nguyen Minh Ukraine toàn tập, xin share về nhà nhé
==============

Mời xem các bài liên quan:
















32 nhận xét:


  1. Cư dân Ukraina thông báo về việc chuyển quân đến Crưm
    Cư dân Ukraina thông báo về việc chuyển quân đến Crưm

    Photо: EPA

    Các hàng binh sĩ Ukraina đang di chuyển từ khu vực ngoại ô Zhytomyr về hướng Perekov thuộc Crưm, - những người chứng kiến ​​thông báo.

    Theo lời kể của họ, có một số đơn vị xe bọc thép và xe tải chở lính đang hành quân. Cũng được biết rằng đoàn xe bọc thép đã ra khỏi thành phố Lvov.

    Theo thông tin của phóng viên kênh "Nước Nga 24", đội quân di chuyển từ phía tây và tiến về hướng đông và đông-nam. Tuy nhiên, hiện thời chưa có xác nhận chính thức của Bộ Quốc phòng Ukraina về tin này. Cơ quan báo chí của Bộ Quốc phòng Ukraina đã ngừng trả lời các cuộc điện thoại. Chỉ có được một nhận xét duy nhất từ Trung tá Aleksandr Poronyuk. Ông chỉ thông báo rằng các công dân đã được khuyến nghị không nên làm phiền các binh sĩ.

    Thoạt đầu sự di chuyển của các thiết bị quân sự ghi nhận ở gần Lvov. Báo tin đầu tiên về chuyện này là các blogger và trên mạng xuất hiện băng ghi hình video. Sau đó, đội quân di chuyển về phía Rovno, tại đó hàng quân trở nên đông hơn. Sau đó, các xe cộ trang bị tiến về phía Zhitomir, và tiếp đến là Kherson (theo hướng Crưm) và Zaporozhye (đến biên giới với Liên bang Nga).

    Trả lờiXóa
    Trả lời

    1. Bộ Ngoại giao Nga: Phương Tây không nên để Yarosh chiếm quyền lực
      Bộ Ngoại giao Nga: Phương Tây không nên để Yarosh chiếm quyền lực

      Photо: EPA

      Phương Tây nên ngăn chặn không để thủ lĩnh phong trào cấp tiến “Khối cánh hữu” Dmitry Yarosh và những người ủng hộ ông ta lên nắm quyền ở Ukraina, - đặc phái viên Bộ Ngoại giao Nga về vấn đề nhân quyền, dân chủ và pháp quyền Konstantin Dolgov tuyên bố.

      "Chính quyền thực tế ở Kiev và những nhà bảo trợ phương Tây của họ phải đóng con đường tới quyền lực của đối tượng tân phát-xít Yarosh và những phần tử ủng hộ ông ta”, - đặc phái viên Dolgov viết trong trang cá nhân tại Twitter.

      "Sự lộng hành cực đoan không bị trừng phạt, hoàn toàn làm mất uy tín Maidan. Các chiến binh phạm tội giết người cần phải bị xét xử”, - nhà ngoại giao nói thêm.

      Ngày 07 tháng Ba Thư ký báo chí của “Khối cánh hữu” Artem Skoropadskyi thông báo rằng Yarosh dự kiến ra tranh cử giành chức vụ Tổng thống ở Ukraina.

      Xóa
    2. Ukraina: Kiev bất hợp pháp và Crưm tự chủ

      Hội đồng Liên bang Nga sẽ ủng hộ quyết định của Quốc hội Crưm về việc tổ chức cuộc trưng cầu dân ý.

      Chủ tịch Hội đồng Liên bang Valentina Matviyenko tuyên bố như vậy tại cuộc gặp với các đại biểu Quốc hội Crưm đã đến Mátxcơva vào ngày thứ sáu. Một ngày trước đó, các đại biểu Quốc hội Crưm đã thông qua quyết định bắt đầu quá trình Crưm sáp nhập vào lãnh thổ Nga và ấn định ngày16 tháng 3 là ngày tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về quy chế tương lai của bán đảo.
      Chỉ số uy tín của Vladimir Putin đã tăng lên mức kỷ lục - 67 % người dân Nga ủng hộ hoạt động của nhà lãnh đạo đất nước. Theo dữ liệu của VTsIOM, góp phần vào điều đó là lập trường của điện Kremlin trong quá trình giải quyết cuộc khủng hoảng Ukraina. Vào tuần qua, tại cuộc gặp với các nhà báo, Tổng thống Nga đã giải thích thêm hành động của Mátxcơva. Theo ông Putin, ở Ukraina đã có cuộc đảo chính phản hiến pháp và chiếm giữ vũ trang chính quyền. Nga không có ý định đưa quân đội vào quốc gia láng giềng và dùng vũ lực để sáp nhập Crưm. Quyết định của Hội đồng Liên bang sử dụng quân đội ở nước ngoài là cần thiết để bảo vệ cuộc sống và lợi ích của các công dân nói tiếng Nga của Ukraina trong trường hợp khẩn cấp. Đó là nguy cơ thực tế, có chú ý đến những các phương pháp mà các nhà "lãnh đạo" hiện nay ở Kiev đã sử dụng để lên nắm chính quyền. Ông Vladimir Putin lưu ý: “Quốc hội phần nào đó là hợp pháp. Những tất cả còn lại – không. Và chắc chắn không thể khẳng định tính hợp pháp của tổng thống tạm quyền. Rõ ràng, hiện nay chỉ có một tổng thống hợp pháp duy nhất, đó là Victor Yanukovych, dù ông không có quyền lực thực sự. Theo Hiến pháp có 3 cách pháp lý để loại bỏ tổng thống đương nhiệm: cái chết, đơn xin từ nhiệm và luận tội tổng thống. Đây là tiêu chuẩn của Hiến pháp, một thủ tục khá dài. Nhưng, thủ tục này không được thực hiện. Có cảm giác rằng, chính vì điều này mà những nhóm người tự gọi là chính quyền hiện hành đã ra quyết định giải tán Tòa án Hiến pháp, mà quyết định này không phù hợp với khuôn khổ pháp lý của bản thân Ukraina, cũng như châu Âu. Hơn nữa, họ đã giao cho công tố viên trưởng tiến hành vụ án hình sự chống lại các thẩm phán bị sa thải. Đó là cái gì? Chuyện vớ vẩn”.

      Xóa
    3. Theo Tổng thống Nga, tình hình cách mạng đã phát triển ở Ukraina trong những năm qua vì người dân không hài lòng với hoạt động của chính quyền, phẳn đối sự phân tầng xã hội và tham nhũng khổng lồ. Tuy nhiên, ý muốn thực hiện những thay đổi không có nghĩa là phải sử dụng những phương pháp bất hợp pháp, phản hiến pháp.
      Trong khi đó, tình hình ở các khu vực phía Đông Ukraina trở thành căng thẳng hơn, vẫn tiếp tục cuộc đấu tranh giữa những người ủng hộ và phản đối "Maidan" tại Kiev.

      Ở hai thành phố láng giềng Kharkov và Dnepropetrovsk tình hình cũng không bình yên. Hàng chục nghìn người đã xuống đường phản đối Kiev bổ nhiệm các thống đốc mới (đó là hai nhà tài phiệt trong top 100 người giàu có nhất của Ukraina theo "Forbes"). Những người biểu tình đòi có quyền tự bầu chọn chính quyền khu vực và đòi tổ chức cuộc trưng cầu dân ý về quy chế của khu vực theo hình mẫu của Crưm.

      Về Crưm thì có thể nói rằng, khu vực này đã thông qua quyết định. Và Sevastopol cũng đã ủng hộ quyết định của Hội đồng tối cao nước cộng hoà tự trị Crưm về tổ chức trưng cầu dân ý vào ngày 16 tháng 3. Sevastopol có quy chế đặc biệt - thành phố có tầm quan trọng quốc gia. Những người dân Sevastopol quyết định tổ chức cuộc trưng cầu dân ý cùng lúc với cuộc trưng cầu dân ý toàn Crưm.
      Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin một lần nữa được đề cử cho giải Nobel Hòa bình. Đó là tin của Viện trưởng Viện Nobel Na Uy Geir Lundestad. Ủy ban Nobel lưu ý rằng, khi thông qua quyết định về giải thưởng họ sẽ chú ý quan tâm đến các sự kiện quan trọng nhất trên thế giới, ví dụ, sự bất hòa giữa Nga và Ukraine và các nước phương Tây xung quanh Crưm.

      Xóa
  2. Đ.M!
    Đọc bài này mới thấy mấy anh rận VN nhắm mắt nói mò: Vác anh ấy luôn bẩu Yanukovich là độc tài.
    Nó cũng đa đảng đấy chứ?

    Trả lờiXóa
  3. Завтра будет война / Михаил Ошеров
    «В ближайшие дни, если не в ближайшие часы, произойдёт нападение Украины на Крым...»
    В ближайшие дни, если не в ближайшие часы, произойдёт нападение Украины на Крым.

    Это должно произойти до референдума в Крыму, назначенного на 16 марта. До референдума Крым формально является частью Украины. Введение украинских войск в Крым производится с целью помешать этому референдуму и сохранить Крым за Украиной.

    Для подавления Крыма киевской незаконной хунтой брошены все крупные свободные бронетанковые соединения запада и центра Украины (цитирую) "до двух танковых и четырех механизированных бригад с артиллерийскими частями поддержки, а также воздушно-десантная, аэромобильная бригады и полк специального назначения". Все они вчера подняты по тревоге и по железной дороге направлены на Крым. Это – несколько сотен танков и других единиц бронетехники. Также поднято по тревоге инженерное соединение, которое имеет несколько десятков самоходных понтонов – для перевозки танков через Сиваш и прорыва на оперативный простор центра Крыма.

    Одновременно методом жесточайшего террора производится зачистка Юга и Востока Украины бандеровскими бандитами с майдана. Одновременно по Перекопу и по Крыму ударят с тыла крымские татары и регулярные части украинской армии, запертые сейчас на своих базах в Крыму.

    Не остановить эти танки, наступающие с севера – означает пропустить их в Крым и не дать Крыму провести референдум. Остановить эти танки можно только с помощью регулярной армии, что формально будет означать агрессию – нападение на Украину частями этой регулярной армии.

    Одновременно США и Европа требуют от России полной капитуляции и угрожают всеми карами и последствиями. Причём в том числе военными. На самом деле реальность этих угроз низка. Дипломатические последствия ничтожны. Экономические меры США и Европы против России обернутся против них самих. России достаточно будет начать продавать американские государственные ценные бумаги – и от США не останется ничего. В военном плане США сейчас ничего не могут сделать против России.

    Политически Россия должна объявить о нелегитимности нынешней бандеровской хунты, захватившей власть на Украине. Возможно, понадобится какое-либо выступление президента Украины Виктора Януковича.

    У народов России и Крыма сейчас очень трудный выбор. Фашизм на Украине, захвативший власть в Киеве, укрепляется. Отступать некуда. Нужно разгромить бандеровскую армию и помочь народу Крыма и народу Юга и Востока Украины самостоятельно решить свою судьбу, чтобы не быть уничтоженным бандеровским террором. И это нужно сделать сейчас. Завтра будет уже поздно.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bản dịch của Kicbu:
      Ngày mai sẽ có chiến tranh

      Kichbu theo: iarex.ru

      Trong những ngày sắp tới, nếu không phải là trong vài giờ sắp tới, Ucraina sẽ tấn công bán đảo Crym.

      Điều này sẽ xảy ra trước cuộc trưng cầu ý dân ở Crym, ấn định ​​vào ngày 16 tháng Ba. Trước cuộc trưng cầu ý dân, Crym chính thức là một phần của Ucraina. Việc đưa quân đội Ucraina vào Crym được thực hiện để ngăn chặn cuộc trưng cầu ý dân ý này và giữ Crym vì Ucraina.

      В Украине началось передвижение войск

      Đoàn xe đổ bộ từ Lvov. Hình stop từ video.

      Để áp đảo Crym, tập đoàn bất hợp pháp Kiev tung tất cả các đơn vị lớn xe thiết giáp của miền Tây và miền Trung Ucraina (tôi trích) " đến hai lữ đoàn xe bọc thép và bốn lữ đoàn cơ giới hóa với sự hỗ trợ của của các đơn vị pháo binh, cũng như các lữ đoàn đổ bộ đường không, cơ động hàng không và trung đoàn đặc nhiệm". Hôm qua tất cả các đơn vị này đã được lệnh báo động và theo đường sắt nhắm hướng Crym. Đó là - hàng trăm xe tăng và các đơn vị xe thiết giáp khác. Các đơn vị công binh, có hàng chục cầu phao tự hành cũng được lệnh báo động để vận chuyển xe tăng qua Siwash và để đột phá vào khu vực tác chiến trung tâm Crym.

      Đồng thời bằng biện pháp khủng bố khắc nghiệt nhất sẽ tiến hành thanh trừng miền Nam và miền Đông của Ucriana bởi băng nhóm Bandera từ Maidan. Đồng thời những người Tatar Crym và các đơn vị chính quy của quân đội Ucraina đang mắc lại tại các căn cứ của họ ở Crym từ hậu phương sẽ tấn công vào Perekop và Crym.

      Không ngăn chặn những xe tăng đang tấn công từ phía Bắc - có nghĩa cho chúng vào Crym và không cho phép Crym tiến hành trưng cầu ý dân. Ngăn chặn các xe tăng chỉ có thể với sự giúp đỡ của quân đội chính quy, và như vậy chính thức sẽ là xâm lược - tấn công vào Ucraina bởi các đơn vị của quân đội chính quy.

      Источник: МО Украины поручено подготовить план "усмирения" востока и юго-востока страны

      Đồng thời, Hoa Kỳ và châu Âu yêu cầu Nga đầu hàng hoàn toàn và đe dọa bằng tất cả các đòn trừng phạt và hậu quả. Hơn nữa, bao gồm cả quân nhân. Trong thực tế, hiện thực của các đe dọa này là thấp. Hậu quả ngoại giao là không đáng kể. Các biện pháp kinh tế của Hoa Kỳ và châu Âu chống lại Nga sẽ quay sang chống lại chính bản thân họ. Nga sẽ đủ để bắt đầu bán trái phiếu chính phủ Mỹ - và Hoa Kỳ sẽ chẳng còn lại gì. Về bình diện quân sự, Hoa Kỳ bấy giờ sẽ không thể làm được bất cứ điều gì chống lại Nga.

      Về chính trị, Nga sẽ tuyên bố về sự không chính danh của tập đoàn Bandera hiện nay đã nắm quyền ở Ucraina. Có thể, cần phát biểu nào đó của tổng thống Ucraina Viktor Yanukovych.

      Các dân tộc Nga và Crym bây giờ có một sự lựa chọn rất khó khăn. Chủ nghĩa phát xít ở Ucraina, nắm quyền ở Kiev, đang được tăng cường. Không còn chỗ nào để rút lui. Cần phải đánh tan quân đội của Bandera và giúp đỡ nhân dân Crym và nhân dân miền Nam và Đông của Ucraina tự quyết định số phận của họ để không bị tiêu diệt bởi chủ nghĩa khủng bố Bandera. Và việc này cần phải thực hiện ngay bây giờ. Ngày mai sẽ quá muộn.

      Xóa
  4. Vấn đề tham nhũng cần phải được xem xét lại. Mời bạn đọc tham khảo thêm góc nhìn này: Khủng hoảng kinh tế của Ucraina: Quá khứ, Hiện tại và Tương lai

    Trả lờiXóa
  5. Cảm ơn bạn Cu Nỡm đã đăng bản dịch bài của TS Mỹ.
    Tôi chép về đây luôn cho mọi ng cùng tham khảo:
    ------
    Khủng hoảng kinh tế ở Ukraina: Quá khứ, hiện tại và tương lai
    Đây là bản dịch bài viết "The Ukraine Economic Crisis: Past, Present and Future" của tiến sĩ kinh tế chính trị học Jack Ramus, hiện đang giảng dạy kinh tế và chính trị tại St. Mary's College California. Bản dịch này nhằm giới thiệu với bạn đọc blog một cái nhìn toàn cảnh và có chiều sâu hơn nữa về cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị hiện nay của Ukraina.

    Nền kinh tế Ukraina đã suy sụp từ lâu-đó là một trong những nền kinh tế yếu kém nhất thế giới. Sự thật đó đã diễn ra trước khi có sự kiện ngày 20 tháng hai năm 2014 cũng như sự sụp đổ của chính quyền Yanukovich. Sự thật này càng trở nên rõ nét khi nền kinh tế tiếp tục xấu đi nhanh hơn trong những tuần tiếp theo.

    Những khuynh hướng của cuộc khủng hoảng kinh tế hiện tại ở Ukraina là gì? Đâu là nguồn gốc của nó trong những thập kỷ trước đây?

    Từ năm 2000 cho đến "Cách mạng Cam" năm 2004, GDP bình quân đầu người của Ukraina thực sự đã tăng so với các nước láng giềng thuộc khối cộng đồng các quốc gia độc lập thuộc Liên Xô cũ (CIS), từ 61% lên 68%. Tuy vậy, từ năm 2004 trở lại đây GDP trên đầu người lại giảm chóng mặt từ 68% xuống 57% vào năm 2013. Nền kinh tế Ukraina rơi vào suy thoái năm 2013. Suy thoái kinh tế đã tăng tốc trong năm 2014, một số báo cáo đã dự đoán suy thoái sẽ làm GDP của Ukraina giảm 5-10% trong năm tiếp theo. Đó không còn là suy thoái mà là một cuộc khủng hoảng kiểu Hy Lạp.

    Cuộc khủng hoảng hiện thời không chỉ liên quan đến suy giảm của GDP thực và thu nhập bình quân. Thể hiện rõ nhất của cuộc khủng hoảng là sự phá giá nhanh chóng của đồng nội tệ và hơn nữa là sự thâm hụt dự trữ ngoại tệ đã gia tăng đáng kể, dự trữ ngoại tệ rất quan trọng đối với thương mại, để trả các khoản nợ quốc tế, và giúp ngân hàng trung ương can thiệp ngăn chặn sự phá giá của đồng nội tệ. Nếu đồng nội tệ phá giá và dự trữ ngoại tệ hạn chế thì cuộc khủng hoảng sẽ nhanh chóng lan rộng. Ukraina đã đến rất gần điểm đó.

    Từ đầu năm đến nay, giá trị đồng nội tệ của Ukraina đã giảm tới 20% so với đồng USD. Điều đó có nghĩa là lạm phát đối với mọi mặt hàng nhập khẩu. Người Ukraina chi tiêu ít hơn, doanh nghiệp đầu tư ít hơn, và hệ quả là tăng trưởng kinh tế chậm.

    Sự phá giá của đồng nội tệ sẽ khiến ngân hàng trung ương phải tăng lãi suất trong nước, điều đó sẽ cản trở các động lực kinh tế khác, như tiêu dùng và đầu tư trong nước sẽ tiếp tục giảm sâu. Lãi suất tăng cũng làm chậm dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chảy vào Ukraina.

    Sự phá giá của đồng nội tệ càng trở nên trầm trọng dưới tác động của thâm hụt dự trữ ngoại tệ nhanh chóng. Ngoại hối là cần thiết để thanh toán các trái phiếu đến hạn cho nhà đầu tư nước ngoài. Không thanh toán có nghĩa là phá sản. Phá sản có nghĩa là không có các khoản vay tiếp theo, sản xuất bị cắt giảm, thất nghiệp gia tăng. Tổn thất dự trữ ngoại hối có nghĩa là không có tiền cho nhập khẩu các nguyên vật liệu sản xuất quan trọng và các hàng hóa tiêu dùng thiết yếu. Ngoại hối đang biến mất nhanh chóng ở Ukraina. Đầu tiên là vốn bị rút ra khỏi Ukraina khi người tiêu dùng, nhà đầu tư, doanh nghiệp chuyển đồng nội tệ thành ngoại tệ và gửi chúng ra nước ngoài để đảm bảo an toàn. Thứ hai là do ngân hàng trung ương Ukraina sử dụng để chống đỡ cho đồng nội tệ khỏi tiếp tục mất giá.

    Dự trữ ngoại hối của Ukraina được ước tính khoảng 20 tỷ USD dự trữ vào đầu năm 2014. Đến ngày 1 tháng 3 phương tây ước tính con số khoảng 12 tỷ USD. Dự trữ ngoại hối tiếp tục suy giảm có nghĩa là đồng nội tệ tiếp tục lao dốc, vốn tiếp tục chảy mạnh ra khỏi Ukraina và phần lớn nền kinh tế có thể rơi vào trạng thái ngưng trệ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ước tính gần đây nhất cho thấy dự trữ ngoại tệ đã sụt mất 4 tỷ USD trong một tuần. Kịch bản xấu nhất xảy ra là các khoản nợ của những người nắm trái phiếu và cho vay phương Tây (chủ yếu là các ngân hàng của Áo và Italia) không được thanh toán sau đó lan sang các ngân hàng ở Ukraina và rủi ro lan sang châu Âu thông qua các ngân hàng Áo và Italia ngày càng rõ nét.

      Hiện đã có nhiều thảo luận về quy mô của gói "giải cứu" mà Ukraina cần từ phương Tây, tức là châu Âu, IMF và Mỹ. Bộ trưởng tài chính mới và ngân hàng trung ương Ukraina đề xuất một khoản 35 tỷ USD cho hai năm tới. Tuy vậy, đó là sự đánh giá thấp thực tế. Đồng nội tệ tiếp tục phá giá, các sự kiện chính trị hiện nay đang cho thấy điều đó, đồng nội tệ phá giá khiến cho giá trị khoản nợ phải thanh toán tăng lên. Phương Tây cần phải đưa ra gói cứu trợ 20 tỷ USD trước ngày 1 tháng 5 thay vì vào cuối năm.

      Tổng số nợ hiện nay của Ukraina được ước tính vào khoảng 80 tỷ USD. Nó sẽ nhanh chóng biến thành 100 tỷ USD vào mùa hè, và hơn nữa vào năm sau.

      Liệu các nhà tư bản châu Âu có quan tâm, và các nhà tư bản Mỹ bảo vệ châu Âu về mặt tài chính, cung cấp ngay lập tức cứu trợ ngắn hạn (20 tỷ USD) cũng như sẵn sàng mở tiếp hầu bao để cứu trợ cho khoản nợ 100 tỷ USD? Rất khó xảy ra.

      Bước đầu IMF cho thấy sẽ cung cấp 27 tỷ USD, nhưng giải ngân trong 7 năm. Theo đúng kiểu các thỏa thuận với IMF thì phần lớn khoản tiền 27 tỷ USD sẽ được dùng để trả nợ các ngân hàng phương Tây trước tiên, để chắc chắn rằng họ được bảo vệ và bảo hiểm. Một phần nhỏ còn lại sẽ được dùng để kích thích kinh tế Ucraina, hoặc làm yên lòng các hộ gia đình bình thường. Mặt khác, các điều kiện của IMF (như các thỏa thuận của IMF đã thể hiện) sẽ rất tai hại đối với nền kinh tế. IMF đã tuyên bố chính thức là gói giải cứu chỉ sẵn sàng khi chính phủ Ukraina chấp nhận cắt giảm chi tiêu của chính phủ cũng như việc làm, trợ cấp hưu trí, đặc biệt là các khoản trợ cấp lớn đang cung cấp cho các hộ gia đình để bù đắp cho chi phí dầu và gas cao.

      Ngoài IMF, Liên minh châu Âu (EU) không nói gì về hỗ trợ tài chính. Dường như Ba Lan và Hoa Kỳ đang tính toán điều gì đó. Nhưng Hoa Kỳ cũng bày tỏ sẵn sàng cho vay khẩn cấp 1 tỷ USD, mặc dù Bộ trưởng Bộ Ngoại giao John Kerry và thượng nghị sĩ phe diều hâu John McCain (người đích thân đến Maidan để làm náo động đường phố) đang co lại trong hậu trường để bàn các kế sách khác. Khó có thể tưởng tượng Obama và nước Mỹ sẽ cung cấp một điều gì đáng kể trong khi nước Mỹ đang sửa soạn cho cuộc bầu cử vào tháng 11 năm nay.

      Một chuyên gia nghiên cứu hàn lâm có liên hệ với các ngân hàng và think tanks phương Tây, và là cựu cố vấn của chính phủ Ukraina, Anders Aslund, tiết lộ trong một bài xã luận gần đây trên tờ British Financial Times, khoản tiền cần thiết để hỗ trợ Ukraina đã bị hạ thấp, nhưng lại bắt người Ukraina gánh chi phí cứu trợ trắng trợn hơn-có thể nói rằng, cứu trợ sẽ yêu cầu một chương trình "thắt lưng buộc bụng" kiểu phương Tây đối với thường dân Ukraina. Theo đó người Ukraina phải chấp nhận ít việc làm hơn, lạm phát, mất các khoản trợ cấp khí đốt hào phóng cho hộ gia đình. Ukraina với khoản cứu trợ của IMF chắc chắn sẽ lặp lại cuộc khủng hoảng thắt lưng buộc bụng vẫn đang tiếp diễn ở Hy Lạp.

      Một chủ đề thường được lặp đi lặp lại trên truyền thông và báo chí phương Tây là nền kinh tế Ukraina sụp đổ hoàn toàn do tham nhũng và sự vô dụng của chính quyền Yanukovich. Quan điểm đó bỏ qua một bức tranh rộng lớn hơn, chỉ mang tính chính trị, thậm chí mang tính chất hệ tư tưởng, phân tích nền kinh tế Ukraina cần phải rộng hơn là phân tích kinh tế thuần túy.

      Xóa
    2. Khuynh hướng kinh tế không diễn ra trong một đêm, một tuần hay một tháng. Trên thực tế, GDP đầu người của Ucraina đã tăng đều đặn cho đến cuộc "Cách mạng Cam" năm 2004, sau đó đã giảm khi so sánh với các nước láng giềng. Lý do là cho đến năm 2004 thì nền kinh tế Ukraina gắn bó chặt chẽ với Liên bang Nga. Những nỗ lực phá vỡ quan hệ ấy dẫn đến một giai đoạn điều chỉnh với tăng trưởng chậm hơn, mặc dù Ukraina đã cố gắng hướng tới châu Âu trong giao dịch xuất khẩu và tài chính. Nền kinh tế suy yếu là một phần của quá trình chuyển đổi cấp tốc kể từ sau năm 2004.

      Nguyên nhân thứ hai tác động tiêu cực tới Ukraina là giá năng lượng, cũng là một hệ quả của việc phá vỡ mối quan hệ với Liên bang Nga sau năm 2004. Với dự trữ gas và dầu mỏ ít ỏi, khi thị trường dầu mỏ thế giới và lạm phát tăng vào giai đoạn 2006-2008, chủ yếu do các cartel dầu mỏ phương Tây và nhà đầu cơ toàn cầu, GDP của Ukraina đã bị giáng một đòn kinh tế nặng. Tiếp theo đó là tác động thứ ba, vào cuối năm 2008-2010, cuộc suy thoái kinh tế và đình trệ thương mại toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới Ukraina, do tăng trưởng kinh tế của Ukraina dựa trên xuất khẩu.
      Trong năm 2010, Ukraina đã nỗ lực hướng xuất khẩu và thương mại vào Tây Âu, song châu Âu lại rơi vào "suy thoái kép" lần thứ hai từ cuối năm 2010 cho đến 2013. Ngân hàng, doanh nghiệp và các nền kinh tế Tây Âu không thể tăng nhu cầu đối với hàng nhập khẩu từ Ukraina cũng như đầu tư ở quy mô lớn vào Ukraina. Chính bản thân châu Âu đã sa lầy trong cuộc khủng hoảng thứ hai và bận rộn với việc giải cứu các chính phủ và ngân hàng trong hệ thống (Hy Lạp, Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ireland, các nước vùng Baltic, Hungary...). Đầu tư ròng trong nội bộ châu Âu đã yếu và các khoản cho vay của ngân hàng trong phạm vi châu Âu cũng giảm xuống. Cung cấp các khoản vay và đầu tư trực tiếp cho Ukraina không phải là vấn đề ưu tiên trong chương trình nghị sự của châu Âu. Đối với lợi ích của châu Âu điều đó bất khả thi cả về mặt kinh tế lẫn chính trị.

      Trái ngược với tuyên bố công khai của các chính phủ cũng như ngân hàng Tây Âu về việc hỗ trợ tài chính cho Ukraina, từ sau ngày 20 tháng hai, thực tế cho thấy châu Âu không có khả năng cung cấp hỗ trợ tài chính dù là trên lời hứa. Thậm chí ngay cả Mỹ cũng vậy, họ chỉ lặng lẽ thuyết phục các chính phủ Tây Âu phía sau hậu trường rằng sẽ khôi phục các khoản trợ giúp tài chính để châu Âu có thể đóng góp vào Ukraina. Obama sẽ không mạo hiểm với một gói cứu trợ cho Ukraina ở bất cứ quy mô nào trong năm bầu cử của Mỹ.

      Xóa
    3. Cũng giống như những nỗ lực tái cấu trúc nền kinh tế Ukraina sau năm 2004, cũng như bong bóng đầu cơ dầu mỏ năm 2006-2008, cũng như cuộc khủng hoảng kinh tế kép của châu Âu năm 2008-2009 và 2011-2013, sự sụp đổ của các thị trường mới nổi và đồng nội tệ của họ bắt đầu từ cuối mùa hè năm 2013 đã tạo ra tác động tiêu cực thứ tư đối với nền kinh tế Ukraina.
      Cuộc khủng hoảng kinh tế ở các nước phương Tây vẫn chưa chấm dứt. Kinh tế châu Âu vẫn trì trệ, kinh tế Đức tăng trưởng chậm nhưng thu nhập từ xuất khẩu sang các nước trong liên minh châu Âu và Trung Quốc đang tăng chậm lại. Nước Anh đang mời chào một cách tuyệt vọng các nhà đầu tư siêu giàu trên thế giới mua bất động sản tại London để tạo bong bóng, đồng thời tán tỉnh Trung Quốc mang vốn tới xây dựng các cơ sở hạ tầng đã đổ nát của mình. Cùng lúc ấy, Nhật Bản bắt tay vào thực hiện chính sách tiền tệ kiểu "Cục Dự Trữ Liên Bang" chỉ để kích thích giá cả của các tài sản tài chính mặc cho nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng chậm. Chưa phải là hết, kể từ giữa năm 2013 phương Tây cố gắng giữ các động cơ tăng trưởng kinh tế tiếp tục hoạt động bằng cách hy sinh các nền kinh tế mới nổi. Châu Âu và Mỹ không có bất cứ khả năng nào để cứu trợ Ukraina một khoản từ 30-50 tỷ USD cho đến năm tới cho dù điều đó là cần thiết.

      Nếu phỏng đoán thì lý do Yanukovich chọn 15 tỷ USD từ Nga mặc dù thấp hơn con số hứa hẹn của châu Âu là con số mà châu Âu đưa ra quá thấp và đi kèm nhiều điều kiện thắt lưng buộc bụng của IMF. Hơn nữa, khả năng nhận cứu trợ năng lượng từ Nga cũng tốt hơn là trở thành đối tác bị tước đoạt với giá năng lượng cao của châu Âu. Đây không phải là sự biện hộ cho Yanukovich, mặc dù ông ta là cái gai về mặt kinh tế trong mắt Nga cũng như châu Âu, ông ta luôn tìm cách dùng bên này chống lại bên kia. Ông ta là một chính trị gia tuyệt vọng, quá phụ thuộc vào tiền bạc và sự hỗ trợ của đám tài phiệt ở Ukraina. Từ năm 2010, ông ta cố gắng chơi trò đu dây nhưng giờ đã bị ngã.

      Đối với Mỹ, cũng giống như Nga, trong ngắn hạn có thể tính toán giải ngân một khoản hỗ trợ thực nhỏ ngoài những hứa hẹn, như châu Âu và IMF đã hứa hẹn, để tác động tới cuộc bầu cử tại Ukraina vào tháng 5 tới đây.

      Cả Mỹ và châu Âu đều muốn có các chính trị gia đáng tin cậy (và dễ bảo) trong Quốc hội và chính phủ Ukraina. Điều đó có nghĩa là các chính trị gia tuân theo chính sách kinh tế phương Tây và hội nhập Ukraina vào quỹ đạo kinh tế phương Tây. Hay nói cách khác, các chính khách phản ứng đúng đắn khi tài khoản cá nhân của họ ở Thụy Sĩ và Luxembourg bị đe dọa phong tỏa, như trong trường hợp những ngày ngay trước 20 tháng hai.

      Canh bạc của phương Tây là họ hy vọng có thể loại bỏ được các lực lượng cực đoan, ultranationalist, phát xít, sau khi đã sử dụng các lực lượng ấy để lật đổ chính quyền Yanukovich; hoặc ít nhất cũng có thể làm giảm ảnh hưởng của những thế lực đó đối với chính quyền mới. Nhưng nhiệm vụ đó không hề đơn giản, họ sẽ thấy điều đó. Những gì mà phương Tây muốn là "chủ nghĩa tư bản thân hữu" của Yanukovich trong Quốc hội và chính phủ trưởng thành, đi tới thiên đường, chấm dứt dựa vào chủ nghĩa thân hữu và học cách trở thành các nhà tư bản đáng kính trọng đối với phương Tây trong vai trò đối tác mới.

      Xóa
    4. Lưu ý sau cùng về hoàn cảnh chính trị: Chính sách đối ngoại của chính quyền Obama về cơ bản giống với chính sách đối ngoại của chính quyền George. W. Bush. Đó là chính sách của phe tân bảo thủ ở Mỹ, phe này đã cố thủ trong chính quyền Mỹ suốt thời kỳ tại chức của Obama. Không phải là ngẫu nhiên mà đầu mối liên lạc của Mỹ tại Ukraina trong suốt các sự kiện gần đây là Virginia Nuland. Nuland luôn là người thuộc phe tân bảo thủ và đã có nhiều năm trực tiếp làm cố vấn cá nhân cho "Vua của tân bảo thủ" ở Mỹ, cựu phó tổng thống Dick Cheney, trong suốt nhiệm kỳ của Bush.

      Chính sách của Mỹ không cung cấp lượng tiền mặt lớn mà Ukraina cần để hồi phục kinh tế. Các tập đoàn đa quốc gia cũng không gia tăng vốn đầu tư trực tiếp của họ vào Ukraina trong tương lai gần. Những gì mà các nhà kinh doanh đa quốc gia muốn không phải là các sản phẩm nông nghiệp hay cơ sở công nghiệp nhỏ ở miền Tây Ukraina; họ muốn các cơ sở công nghiệp ở phía Đông Ukraina. Họ muốn mua lại, điều chỉnh quy mô, và đưa các cơ sở công nghiệp ở phía đông Ukraina vào kế hoạch của công ty toàn cầu, đáp ứng cơn khát tái đầu tư. Nhưng chừng nào mà cuộc khủng hoảng chính trị còn tiếp diễn, sẽ có rất it các công ty đa quốc gia đầu tư trực tiếp vào Ukraina.

      Về dài hạn, nếu Mỹ và châu Âu bằng cách nào đó áp đặt chính trị cho cuộc bầu cử sắp tới của Ukraina thì nền kinh tế Ukraina sẽ hỗn loạn khủng khiếp hơn hiện nay. Đồng nội tệ của Ukraina sẽ gần như vô giá trị. Lạm phát sẽ tràn lan. Các hộ gia đình sẽ bị cắt trợ cấp của chính phủ. Tình trạng kinh tế tồi tệ, thắt lưng buộc bụng kiểu Hy Lạp, sẽ được thiết lập. Nhưng các ngân hàng phương Tây và doanh nghiệp đa quốc gia sẽ có vụ thu hoạch, theo cách nói của họ, mua lại các doanh nghiệp và cơ sở công nghiệp ở phía đông với giá rẻ, tái cấu trúc chúng lại cho phù hợp với kế hoạch kinh tế toàn cầu của họ.

      Dường như nhiều người Ukraina vẫn chưa hiểu được nền tảng kinh tế và động cơ chính trị trong cuộc chơi ở Ukraina. Một mặt, họ không muốn chính quyền "chủ nghĩa tư bản thân hữu" của Yanukovich, vốn chỉ phục vụ cho bản thân và đem lại rất ít ích lợi cho họ. Nhưng các nhà tư bản thân hữu vẫn trụ lại ở Kiev, trong Quốc hội và chính phủ, mặc dù Yanukovich đã chuồn mất; các nhà tư bản ấy chỉ đổi phe để bảo vệ lợi ích cá nhân (tất nhiên là cả các tài khoản tại các ngân hàng phương Tây cũng như các khoản đầu tư của họ khi chúng bị đe dọa phong tỏa). Do vậy, người Ukraina chỉ đánh đổi một nhóm kền kền kinh tế này lấy một nhóm kền kền kinh tế khác ở Kiev. Gã tài phiệt cây nhà lá vườn giờ đang tự làm mới mình trong mối quan hệ gần gũi hơn với phương Tây.

      Mặt khác, nhiều người dân thường Ukraina đã hiểu thực tế. Theo như trích dẫn lời một người dân trả lời phỏng vấn trên đường phố Kiev, "Chúng tôi muốn những người mới có thể nói không với đám tài phiệt, không phải là những gương mặt cũ kỹ, tức là những tỷ phú kiểm soát các khối phiếu bầu trong Quốc hội" (New York Times, February 25, 2014). Thật không may, người Ukraina bình thường không kiểm soát được tình hình hiện nay. Các đảng phái phát xít đường phố đang áp đảo và dẫn dắt chiến lược bên ngoài, trong khi đám tư bản thân hữu bên trong nghị viện giống như cây vĩ cầm đang được chơi bởi lợi ích của phương Tây. Châu Âu và Mỹ có thể đang trong quá trình thống nhất chiến lược nội bộ về cuộc bầu cử sắp tới, nhưng họ có thể thấy việc kiểm soát các thành phần cực đoan, cực tả, và xóa bỏ vai trò thực tế của những thành phần đó trong chính phủ, khó khăn hơn nhiều so với họ nghĩ. Lịch sử tương tự với suy nghĩ của nhà tư bản Weimar Đức đầu những năm 1930, đám phát xít đường phố có thể kiểm soát, dường như có vẻ không phù hợp lắm với tình hình hiện nay. Cũng không phải là thừa khi lo ngại rằng các thành phần trên đường phố có thể đẩy tới tình thế đối đầu bằng quân sự.

      Thật vậy, có lẽ điều lo ngại lớn nhất lúc này là các thành phần cực đoan đường phố có thể tạo đủ ảnh hưởng để đẩy chính phủ mới của Ukraina vào đối đầu quân sự trực tiếp với Nga trước cuộc bầu cử vào tháng năm-và trước khi ảnh hưởng của họ bị Mỹ và châu Âu vô hiệu hóa.

      Xóa
    5. Khủng hoảng đồng nội tệ của các thị trường mới nổi làm giảm tăng trưởng kinh tế của họ và tạo ra dòng vốn chảy ngược về phương Tây, nền kinh tế Ukraina cũng chịu ảnh hưởng tương tự. Nếu những nền kinh tế như Brazil, Nam Phi và các nước khác-đã từng bùng nổ nhưng giờ đang suy thoái hoặc trì trệ-đã bị tàn phá nặng nề trong năm ngoái bởi sự thay đổi chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương Mỹ, châu Âu và Nhật Bản, điều đó giải thích tại sao nền kinh tế Ukraina phải chịu không ít những ảnh hưởng tiêu cực trong năm qua. Nếu sự đảo ngược chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương Mỹ, Cục Dự Trữ Liên Bang, và các ngân hàng trung ương khác có hiệu lực, tạo ra hàng loạt gián đoạn lớn trong nền kinh tế của các thị trường mới nổi thì không có gì phải nghi ngờ khi nền kinh tế Ukraina phải chịu đựng những điều giống như vậy, ví dụ như: đồng nội tệ mất giá, rút vốn, giảm tỷ giá hối đoái, tăng trưởng kinh tế chậm. Ukraina thậm chí còn tệ hơn các thị trường mới nổi, như các sự kiện chính trị gần đây đã làm trầm trọng thêm các tác động đó.

      Thêm vào đó có thể ghi nhận rằng khác với Brazil và các nước khác, Ukraina không được hưởng lợi từ dòng thác thanh khoản mà các ngân hàng trung ương phương Tây bơm ra để cứu các ngân hàng và tổ chức tài chính của họ sau năm 2008. Dòng tiền giá rẻ đã thúc đẩy các thị trường mới nổi một thời gian, cho đến năm ngoái. Hiện giờ, tiền bị thu về phương Tây theo sự thay đổi của chính sách tiền tệ. Do đó, năm ngoái nền kinh tế Ukraina đã cảm nhận được tác động tiêu cực trong sự thay đổi chính sách tiền tệ của các ngân hàng trung ương trên toàn cầu giống như các thị trường mới nổi, trong khi chưa bao giờ thu được bất cứ lợi ích nào từ dòng tiền giá rẻ tràn ngập các thị trường mới nổi suốt thời kỳ 2008-2013. Ukraina là nạn nhân bất hạnh của một số khuynh hướng kinh tế dài hạn được đặt ra trong các quyết định chính trị vào năm 2004, rất lâu trước khi Yanukovich nhậm chức tổng thống. Ukraina cũng giống như các nền kinh tế khác là nạn nhân của bong bóng giá dầu mỏ giai đoạn 2006-2008. Họ cũng chưa bao giờ nhận được hỗ trợ xuất khẩu và đầu tư trực tiếp của Tây Âu do sụp đổ kinh tế và thương mại toàn cầu và do đợt suy thoái kinh tế kép của châu Âu giai đoạn 2011-2013. Sau cùng, Ukraina đang chịu một đòn nặng nề từ khủng hoảng của các thị trường mới nổi do sự thay đổi chính sách tiền tệ của ngân hàng trung ương Mỹ.

      Điều đó có nghĩa là cuộc khủng hoảng kinh tế Ukraina không thể đặt hoàn toàn vào lỗi của Yanukovich. Tham nhũng và các chính sách vô dụng của chính quyền Yanukovich có thể là một trong vô số các nguyên nhân khác nhau của các vấn đề kinh tế Ukraina hiện nay, nhưng dù sao các nguyên nhân lịch sử kinh tế lớn hơn cũng tham dự vào đó. Việc nền kinh tế Ukraina bị đột ngột cắt đứt khỏi Nga và sự quản lý yếu kém của tư bản phương Tây trong những thập kỷ qua (cú sốc giá dầu, khủng hoảng tài chính 2008, sự bất lực của các nước phương Tây trong việc phục hồi nền kinh tế bền vững sau năm 2008, khủng hoảng của các thị trường mới nổi hiện nay) là những điểm quan trọng để thấu hiểu tình trạng kinh tế của người dân Ukraina bình thường.

      Các phân tích đã đưa ra không phải là lời biện hộ cho chính quyền Yanukovich về mặt kinh tế. Thay vào đó là một nỗ lực nhìn vào phía sau động cơ ý thức hệ và chính trị của những người đang lập luận ở phía Tây rằng người ta biểu tình tại quảng trường Maidan là do tham nhũng của chính quyền; hay họ biểu tình là do Yanukovich vô dụng hoặc ăn cắp của công. Đó là phân tích chính trị được chống đỡ bằng hệ tư tưởng của một phân tích kinh tế tồi.

      Rõ ràng là các vấn đề kinh tế của Ukraina nằm sâu và sâu xa hơn nhiều. Nếu vấn đề kinh tế hiện nay là hậu quả của khủng hoảng kinh tế dài hạn của phương Tây từ sau năm 2008 và những thay đổi chính sách tiếp đó, thì có lẽ cần cân nhắc hai lần đối với bất kỳ giải pháp dài hạn nào (ngắn hạn chỉ có một) cho cuộc khủng hoảng kinh tế của Ukraina bắt nguồn từ các nền kinh tế phương Tây.

      Xóa
  6. Cảm ơn anh Kichbu chọn dịch những bài rất hay:
    =====
    Đổi Crym lấy Konigsberg

    Новость на Newsland: В Симферополь въехали 70 грузовиков с российскими военными
    Крым в обмен на Кенигсберг


    Georgiq Jans

    Kichbu theo: mk.ru

    Cuộc trưng cầu ý dân ở Crym với cách đặt câu hỏi như thế này: “Khu tự trị sẽ nằm trong thành phần của Ucraina hoặc tham gia vào thành phần của Nga” đủ để nghi ngờ từ gốc độ luật pháp quốc tế-nhà nước. Mặc dù cá nhân tôi thích ý tưởng Crym gia nhập vào Nga. Xuất hiện sự hoàn chỉnh của biên giới lãnh thổ của Nga. Có thể, dĩ nhiên, tranh cãi, điều đó là như thế hoặc không. Đối với tôi, tôi sẽ nhắc lại đến ba mươi ba lần, sự trở lại của Crym là sự phục hồi công bằng lịch sử.

    Đồng thời tôi hiểu rất rõ rằng tại lát cắt này của thời gian. Việc gia nhập chứa đựng trong nó nhiều hậu quả tiêu cực hơn là tích cực: bị cô lập quốc tế, gánh nặng cho ngân sách và v.v và v.v

    Trong cái rủi có cái may. Tôi luôn luôn cho rằng gia nhập của Đông Phổ cũng là hoàn toàn bất công lịch sử. Việc gia nhập này được cũng cố bằng các hiệp định quốc tế và cũng không phủ nhận thực tế bất công.

    Một thông tin nhỏ. Theo quyết định của Hội nghị Potsdam, phần phía bắc một tỉnh của Đức Đông Phổ với thủ đô của nó - Konigsberg - tạm chuyển trao cho Liên Xô. Sau đó, khi ký kết hiệp định về biên giới, tỉnh Koenigsberg được hoàn toàn công nhận là sở hữu của Liên Xô.

    Chỉ còn lại 20 000 trong số 370 000 người Đức, những người sống ở đó trước chiến tranh. Lập tức ngay sau chiến tranh, họ bắt đầu làm cho người Đức thích ứng với chích quyền mới: xuất bản báo tiếng Đức, tổ chức các trường học phổ thông dạy và học bằng tiếng Đức. Kết quả, dù sao cũng đã thông qua quyết định đưa người Đức về Đức. Gần như tất cả đã được đưa về Đức năm 1947, chỉ có một số chuyên gia ở lại giúp khôi phục hoạt động của các doanh nghiệp từ đó cho đến năm 1948 , và thậm chí đến những năm 1950, nhưng họ đã từ chối nhận quốc tịch Xô Viết, và cuối cùng họ bị trục xuất về Đức.

    Điều này có nghĩa rằng ở Kaliningrad hiện nay không còn dân gốc. Dường như chẳng còn ai để quay trở lại Đức. Nhưng là người dân Nga, và cũng muốn sống sung sướng. Để hiểu được nguyện vọng của những người dân tỉnh Kaliningrad, có thể tiền hành cuộc trưng cầu ý dân tương tự như Crym với hai câu hỏi. Câu hỏi đầu tiên. Bạn muốn sống sung sướng như ở Đức không? Câu hỏi thứ hai. Nếu bạn đồng ý để sống sung sướng, bạn muốn gia nhập vào thành phần của Đức không?

    Tôi nghĩ rằng những kết quả của cuộc trưng cầu ý dân ở Kaliningrad sẽ không khác là bao so với Crym. Dĩ nhiên, chúng tôi muốn. Và người Đức với lòng hân hoan tiếp nhận sự trở về của những vùng đất của Đức, những vùng đất cổ xưa…gớm, của N. Và lúc bấy giờ sẽ không có những biện pháp trừng phạt nào cả đối với Nga. Đức chắc chắn sẽ là một đồng minh. Cứ lấy Crym của mình đi. Hãy trao lại Phổ cho chúng tôi. Vi phạm công ước quốc tế? Dĩ nhiên rồi, vi phạm. Nhưng không có gì vĩnh viễn. Và Crym là ví dụ cho điều đó.

    Trả lờiXóa
  7. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. http://galickij-jastreb.io.ua/vbe813d39ce517403ea1995d48eb0093e

      Video kênh truyền hình Đức KlagemauerTV - Sự thật về Evromaydane album :: ý kiến ​​quốc tế về các sự kiện ở Ukraine

      Xóa
    2. kai là trước Ukraine?

      https://lh4.googleusercontent.com/-mrhSFaIJuyg/UxuNFXNfCwI/AAAAAAAAAgw/3bqbfp5pK4M/w633-h593/06.03.14+-+1

      Xóa
    3. Cảm ơn bạn Герман Счастливый đã đưa về đây video clip của Kênh truyền hình Đức KlagemauerTV - Sự thật về Evromaydane!

      Xem video clip, kể cả những ng không biết tiếng Nga chắc cũng hiểu phần nào về sự thật: Cảnh sát chống bạo động Ucraina tay không bị những người biểu tình tấn công dã man bằng sợi xích, bằng hơi cay, bằng cả máy ủi!
      Đây có còn là Biểu tình ôn hòa như tuyên truyền của người Mỹ nữa không hay là chiếm chính quyền bằng bạo lực?

      Ai đã tài trợ cho những cuộc bạo động này? Chính quyền Mỹ đã chi 5 tỷ đô la đó!
      Những người biểu tình sáng sáng như đến nơi làm việc được trả công từ nguồn kinh phí 5 tỷ đô đó!
      ===
      Mà sao bạn cũng viết được tiếng Việt hay thế?
      Rất đúng chính tả!
      Cảm ơn!

      Xóa
  8. Về cái bản đồ này
    https://lh4.googleusercontent.com/-mrhSFaIJuyg/UxuNFXNfCwI/AAAAAAAAAgw/3bqbfp5pK4M/w633-h593/06.03.14+-+1

    Bọn mình đã có 1 entry độc lập tại đây:
    LỊCH SỬ HÌNH THÀNH & MỞ RỘNG LÃNH THỔ UCRAINA
    http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/03/lich-su-hinh-thanh-mo-rong-lanh-tho.html

    Trả lờiXóa
  9. Vụ án hình sự, đạn và bắt cóc - rằng kho vũ khí đấu tranh với Banderivtsy Evromaydana đối thủ "
    http://politobzor.net/show-14865-ugolovnye-dela-puli-i-pohischeniya-vot-arsenal-borby-banderovcev-s-protivnikami-evromaydana.html

    http://translate.google.com/


    GÌ ĐỂ BIẾT tất cả mọi thứ!

    Trả lờiXóa
  10. Tôi xin lỗi.
    khó để giao tiếp thông qua phiên âm

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Không sao!
      Nhờ có http://translate.google.com/, dẫu chưa chính xác nhưng chúng ta vẫn có thể đoán biết những nội dung chính!
      Mình vừa đưa video clip của bạn lên youtube
      https://www.youtube.com/watch?v=sRbpj3EBFQY

      Xóa
    2. Trần văn Thắng Hà Nộilúc 12:14 10 tháng 3, 2014

      Cảm ơn bạn Герман Счастливый!
      Link bài
      http://politobzor.net/show-14865-ugolovnye-dela-puli-i-pohischeniya-vot-arsenal-borby-banderovcev-s-protivnikami-evromaydana.html
      -----
      Уголовные дела, пули и похищения - вот арсенал борьбы бандеровцев с противниками «Евромайдана»
      В выходные в Харькове уже традиционно прошли массовые акции против новоиспеченных киевских властей и их боевых отрядов. На улицы вышли те, кого не удалось запугать. А запугать пытаются.

      Так, на днях участники митинга у захваченной евромайдановцами обладминистрации (митинг состоялся 1 марта на харьковской площади Свободы), уведомлены милицией о том, что проходят свидетелями по уголовному производству о массовых беспорядках. При этом радикалы, по зову киевского Майдана захватившие в феврале это административное здание, проходят по делу как потерпевшие (!).

      Доказательства применения оружия и «коктейлей Молотова» теми «евромайдановцами», которых харьковчане силой выгнали из областной администрации и передали милиции, во внимание не принимаются. Тем временем нацисты на странице «Вконтакте» кичатся фотографиями, где запечатлена их стрельба из окон по протестующим харьковчанам…

      Один из лидеров харьковского сопротивления (которое ведет отсчет с 23 февраля, когда жители города впервые собрались на протестный митинг у памятника Ленину) сообщил «СП»:

      - За последнюю неделю в Харьков все больше и больше подтягивается радикально настроенных представителей западных регионов . То ли из «Правого сектора», то ли из других радикальных формирований. Обстановка напряженная.

      У тех людей, которые активно защищали памятник Ленину, которые смело озвучивают свою позицию и противодействуют распространению фашизма, начались проблемы. Одному разбили машину битами. Разбили камнями окна в доме девушки, которая помогала координировать наши действия через социальные сети. К одному из наших товарищей ворвались домой неизвестные. Во дворе в этот момент стояли машины с киевскими номерами. Это было поздно ночью. Дома была только его супруга. Она перепугалась. Когда подъехало подкрепление, нападающие быстро ретировались… Ну, а угрозы в социальных сетях — это уже обычное явление...

      В нынешние выходные харьковские митинги сопротивления сменялись маршами и пикетами. Протестующие всеми доступными мирными средствами пытались прорвать информационную блокаду, высказать свою позицию. 8 марта митинг на площади Свободы по разным подсчетам собрал от 7 до 10 тысяч человек. Участники заявили о том, что не признают «фашистскую хунту, узурпировавшую власть в стране». Одно из требований митингующих к областному совету — проведение референдума с вопросом об автономном статусе Юго-Восточной Украины.

      Xóa
    3. Trần văn Thắng Hà Nộilúc 12:15 10 tháng 3, 2014

      Участники протестов не признают и назначенного из Киева губернатора Игоря Балуту, представителя «Батькивщины» (партии Юлии Тимошенко). О его послужном списке мало кто знает. Но у этого человека очень внушительная комплекция — удобная мишень для народного злословия. Это, наверное, самый тучный губернатор в новейшей истории Украины. Популярным на площади Свободы стал лозунг: «Балуту — в болото!»

      Во время недавнего представления губернатора Балуты главой нынешнего МВД Украины Арсеном Аваковым (с чего бы исполняющему обязанности силового министра заниматься презентацией этой должности?) здание обладминистрации охраняли от харьковчан около трех тысяч милиционеров. Многие из них завезены из областей, лояльных к Евромайдану. По некоторым сведениям, милиционерам, приехавшим из Житомирской области, дано наставление: на «восточном фронте» искупить свою вину перед Евромайданом.

      После митинга 8 марта протестующие переместились под стены обладминистрации и смогли вплотную пообщаться с густыми рядами милиции, охраняющей пустое в выходные дни административное здание. Затем митингующие прошли колонной по главной улице города под флагами России и Украины, нескольких общественных организаций. Один из лозунгов: «Россия — наш друг!»

      Митинг переместился под стены горсовета, где харьковчане скандировали: «Севастополь-Россия-Референдум!». В этот день протестующие пикетировали также здание СБУ, заявив о солидарности с арестованным донецким «народным губернатором» Павлом Губаревым.

      Вечером, по окончании антифашистского марша, к группе активистов подъехал темно-синий микроавтобус «Фольксваген» с днепропетровскими номерами. Оттуда выгрузились около десяти молодых людей и открыли стрельбу из травматического оружия по антифашистам. Потом били их дубинками и битами. Один из пострадавших с огнестрельным ранением доставлен в больницу. Вскоре на странице Социал-националистической ассамблеи Харькова «Вконтакте» появилось сообщение: «Правый сектор» против «Левого сектора». 1:0»

      9 марта протестные акции харьковчан на площади Свободы продолжились. Во время митинга активисты пытались заблокировать проезжавшую по площади колонну евроавтомайдана. Водитель белой «Таврии» открыл стрельбу по митингующим. Харьковчане изъяли у него огнестрельное оружие и вызвали следственную группу. Сам стрелок вырвался, раскидав митингующих машиной.

      В эти дни весь Харьков обсуждает жутковатую историю с похищением в окрестностях города известного активиста антифашистского сопротивления, лидера общественной организации «Славянская гвардия» Владимира Рогова, организатора многих ярких акций в Запорожье и Киеве. Это тот самый Рогов, который 14 октября 2013 года, во время многотысячного шествия бандеровцев в Киеве, вместе с тремя товарищами водрузил красное знамя над головами националистов - на балконе одного из домов в центре украинской столицы.

      6 марта Рогов направился в Москву — для участия в брифинге, посвященном украинским событиям. И связь с ним оборвалась… Объявился Владимир лишь в субботу утром, на границе с Белгородской областью. Вот что он рассказал «СП»:
      — Я нанял такси и ехал в Москву. Минут двадцать как отъехали от Харькова — тормознули гаишники. Водитель предъявил документы. Я развернулся в его сторону. И вдруг моя дверь открывается — и меня выдергивают наружу. Не успел ни на что отреагировать. Ударили в живот — хорошо, профессионально. Было четыре человека в масках, крепкого телосложения. Надели на голову мешок. Запихнули в багажник.

      Xóa
    4. Trần văn Thắng Hà Nộilúc 12:16 10 tháng 3, 2014

      «СП»: — Куда везли? Чего добивались?

      — Ехали недолго, минут десять-пятнадцать. Вытащили. Куда приехали — не знаю. Мы были в помещении, достаточно прохладном. Как будто в хлеву каком-то. Тихо было рядом: ни машин, ни людей. Я поначалу стал говорить: «Ребята, вы что? Я же «Беркуту» помогал…» Но чувствую: это не действует. Каждый раз, когда я пытался выяснить, кто они — получал подзатыльники, удары по голове и в живот. Не кормили, только воду давали. Я был сначала в наручниках металлических, потом их поменяли на пластиковый хомут. Вот в нем больно было.

      Вопросы и претензии достаточно ленивые: «Зачем это все делать? Уже все решено. К чему этот тупой героизм? Вали в «Рашку». А надо сказать, что мы со «Славянской гвардией» в субботу планировали провести в Запорожье «марш вежливых запорожцев» — против киевской хунты…

      Потом прозвучали в разговоре слова: «Наш новый председатель Наливайченко (глава СБУ в новом правительстве. — «СП»)... Ты же сам знаешь, какие отношения сейчас. Чего «выеживаешься»? Ты думаешь, есть какие-то варианты или шансы нормально здесь жить и работать? Просто вали из Харькова. Это наш дружеский совет. Это мы сейчас общаемся. А потом, если не образумишься, тебя отдадим правосекам».

      Спрашивали о листовках из Египта. Я честно говорил, что это действительно листовки, привезенные из Египта…

      «СП»: — Это те листовки, которые вы показывали в фильме «Изнанка Евромайдана»? То есть вы кого-то разозлили этим фильмом?

      — Да, есть такой фильм с моим непосредственным участием. Он популярен в интернете. Я там обращаю внимание на идентичность рисунков-инструкций на египетских и украинских листовках.

      И они спрашивают: чей сценарий фильма? Говорю: «Ничей»…

      Потом спрашивали о 27 миллионах. Дело в том, что в фильме говорится, что 4 или 5 февраля госпожая Нуланд привезла Евромайдану очередной транш — 27 миллионов долларов наличными. И там было допущение, что после этого американцы потребовали от оппозиции активизироваться вплоть до силового варианта. Который должен был начаться 7 февраля, после старта Олимпиады…

      И они спрашивают: «Откуда эта информация? От чекистов? Ну, это у нас в «конторе» тебе дали?» Я отвечаю: «Да нет, это инсайдерская информация от оппозиции».

      «СП»: — Каковы итоги столь тесного общения?

      — Забрали все телефоны и ноутбук. Основной темой бесед был запланированный «марш вежливых запорожцев», о котором я уже вспоминал. Настойчиво повторяли: «Тебе же предлагают конструктивную позицию занять. Зачем эти марши? Зачем будоражить общество? Надо спокойно и мирно жить. Ты должен быть благодарен за нашу доброту. Потому что мы могли бы приковать тебя к дереву на пару дней».

      Завершилось все утром, когда еще темно было. Вывезли — не знаю куда. Что-то там вроде лесочка было. Сняли пластиковые наручники. Поставили. Сказали: «Десять минут постой. Ты сейчас стоишь лицом в сторону России. Вот шуруй туда. И не вздумай оборачиваться — иначе пулю получишь».

      Очень правдоподобно прозвучало, сомнений не возникло даже. Ну, постоял, сколько нужно было — и пошел. Вышел к людям в Шебекинском районе Белгородской области…

      Xóa
    5. Trần văn Thắng Hà Nộilúc 12:20 10 tháng 3, 2014

      Ai ko biết tiếng thì dùng http://translate.google.com/

      Xóa
  11. Mà ở Ukraine, được giấu cẩn thận từ công chúng (2014)

    https://www.youtube.com/watch?v=zda6t9s6qCc

    Trả lờiXóa
  12. Rảnh rỗi đọc chơi:
    - American “Casus belli” : Many countries have noted how easily the White House overthrows legitimate governments using “color” and “Arab Revolutions” organized by it, or threats of military force, as it is the case with Syria, in order to achieve its imperial ambitions to rule the world.
    Yesterday it was the Middle East and North Africa, the Caucasus and Central Asia.
    Today, this technology is being perfected by Washington in Ukraine.
    Nguồn: http://journal-neo.org/2014/03/04/rus-casus-belli-po-amerikanski/

    - The fate of Jews in Ukraine: Where’s the Cavalry? : “Jews in Kiev say the protests were about democracy; others in Odessa believe the Maidan was full of Nazis. Now what?”
    Nguồn: http://journal-neo.org/2014/03/07/the-fate-of-jews-in-ukraine-where-s-the-cavalry/

    Trả lờiXóa
  13. Rảnh rỗi đọc chơi:

    Bằng an bằng Đô la: Ai, trong điều kiện nào sẵn sàng giúp tiền cho Ukraina?
    С мира по доллару. Кто и на каких условиях готов помочь Украине деньгами

    Дефолт Украины может вылиться в глобальную финансовую катастрофу, которая не нужна никому. Мировое сообщество готово спасти Киев, предоставив ему финансовую помощь..

    Nguồn: http://www.aif.ru/euromaidan/prediction/1119602

    Trả lờiXóa
  14. Phạm Hoàng Đứclúc 07:58 11 tháng 3, 2014

    Cái video này rất quan trọng. Nó ko phải là sản phẩm của hệ thống tuyên truyền Nga mà của người Đức:
    ====
    Герман Счастливый10:55 Ngày 10 tháng 03 năm 2014

    http://galickij-jastreb.io.ua/vbe813d39ce517403ea1995d48eb0093e

    Video kênh truyền hình Đức KlagemauerTV - Sự thật về Evromaydane album :: ý kiến ​​quốc tế về các sự kiện ở Ukraine
    ====
    Lê Lan Hương11:15 Ngày 10 tháng 03 năm 2014

    Cảm ơn bạn Герман Счастливый đã đưa về đây video clip của Kênh truyền hình Đức KlagemauerTV - Sự thật về Evromaydane!

    Xem video clip, kể cả những ng không biết tiếng Nga chắc cũng hiểu phần nào về sự thật: Cảnh sát chống bạo động Ucraina tay không bị những người biểu tình tấn công dã man bằng sợi xích, bằng hơi cay, bằng cả máy ủi!
    Đây có còn là Biểu tình ôn hòa như tuyên truyền của người Mỹ nữa không hay là chiếm chính quyền bằng bạo lực?

    Ai đã tài trợ cho những cuộc bạo động này? Chính quyền Mỹ đã chi 5 tỷ đô la đó!
    Những người biểu tình sáng sáng như đến nơi làm việc được trả công từ nguồn kinh phí 5 tỷ đô đó!
    ====
    Đề nghị chủ nhà có 1 entry riêng về video clip này:
    https://www.youtube.com/watch?v=sRbpj3EBFQY

    Trả lờiXóa

  15. Chính quyền Crimea sẵn sàng tiếp nhận phái đoàn OSCE
    Chính quyền Crimea sẵn sàng tiếp nhận phái đoàn OSCE

    Photo: RIA Novosti

    Chính quyền Crimea sẵn sàng hợp tác với các quan sát viên quốc tế, nhưng không phải với những kẻ khiêu khích, phó thủ tướng thứ nhất của nước cộng hòa tự trị Crimea Rustan Temirgaliev cho biết hôm thứ Hai trong một cuộc phỏng vấn với "Interfax".

    "Chúng tôi mở cửa cho các quan sát viên quốc tế, nhưng chỉ dành cho các nhà quan sát, những người đến đất nước chúng tôi không phải để tổ chức hành động khiêu khích, mà là giám sát sự minh bạch của cuộc trưng cầu dân ý. Về phái đoàn OSCE, chúng tôi đã sẵn sàng để đón nhận, nếu họ có nhiệm vụ thích ứng và giấy tờ khẳng định điều đó.” - ông Rustan Temirgaliev nói.

    Theo Phó Thủ tướng, "có một nhóm người tìm cách đến Crimea trong phái đoàn OSCE, bao gồm chủ yếu là đại diện NATO."

    Trả lờiXóa