Thứ Hai, 3 tháng 3, 2014

MỸ CÙNG NATO CÓ DÁM?

 Binh sĩ Nga ào ạt tiến vào Ucraina trên tuyến đường bộ cao tốc Kharkov – Simferopol
 Trực thăng quân sự quần thảo trên bầu trời Ucraina

Tàu ngầm Nga từ Hạm đội Ban Tích đã có mặt tại quân cảng Sevastopol (Ucraina)

Ngày 2/3, trên truyền thông quốc tế đều nóng lên vì các thông tin xung quanh Ucraina. Ban lãnh đạo chính quyền mới ở Kiep cầu cứu Mỹ và NATO. Hôm nọ, Mỹ và các nước phương Tây ra tuyên bố cảnh báo Nga về những "hậu quả nặng nề" nếu như Nga đưa quân đội vào lãnh thổ Ucraina. Không cảnh báo thì Nga chỉ mang quân đến "tập trận" ở biên giới với Ucraina. Sau cảnh báo thì ngày 1 và hôm nay, 2/3, quân đội Nga rầm rập tiến vào sâu lãnh thổ Ucrain cả bằng đường bộ, đường không và đường thủy!
Nếu như trước đây, báo chí Nga chỉ đưa tin mập mờ rằng có nhóm vũ trang "không rõ danh tính xuất hiện trên lãnh thổ Crưm", thì ngày hôm  nay, 2/3, bác Phạm Hoàng Đức vừa cho biết: Các phương tiện truyền thông đại chúng của Chính phủ Nga đã công khai việc quân đội Nga tiến vào Ucraina.
Các cơ quan truyền thông của Nga đã công khai đưa tin v/v Nga đã và đang đưa quân đến Ucraina.
Đài Tiếng nói nước Nga:
---
Các đơn vị quân đội Nga chiếm cứ một sân bay cũ ở phía bắc Crưm
http://m.ruvr.ru/data/2014/03/02/1310936481/4RIAN_02389788.LR.ru.jpg
Trung tâm Điều tra báo chí đưa tin, quân đội Nga đang chiếm cứ một sân bay cũ ở thị trấn Dzankoi, phía bắc bán đảo Crưm.Các quân nhân mang súng trường và súng máy đứng dải dọc chu vi sân bay quân sự cũ, xe ô tô tiếp tục đến Crưm trên trục đường cao tốc Kharkov – Simferopol, thực hiện dừng ở Dzankoi.
Kể từ chiều qua, tại Crưm đã xuất hiện các xe buýt và xe con chở người Nga mang quân phục không rõ dấu hiệu. Theo người dân địa phương, hành khách trên xe buýt nói họ là người Cô-dắc.
===
Tại sao Putin lại chọn con đường đến Crưm là tuyến đường cao tốc Kharkov – Simferopol? Nhìn trên bản đồ, ta thấy bán đảo Crưm rất gần với phần phía Nam của Nga. Từ TP Krasnodar- thủ phủ của Vùng Kuban rộng lớn, nếu muốn đi bằng ô tô trên đường bộ thì chỉ vài tiếng sau quân Nga có thể tràn ngập Crưm! Còn nếu muốn đi đường thủy thì còn gần hơn, từ quân cảng Novorassysk thì cũng chỉ vài tiếng là tàu cập cảng Sevastopol. Vậy tại sao Putin lại chọn phương án xâm nhập Ucraina qua ngả Kharkov rồi vượt đường bộ cả ngàn cây số trong lòng Ucraina để đến Crưm? Phải chăng Putin muốn chứng minh cho Mỹ và NATO biết rằng: Em đang hoàn toàn tự tin đi cả ngàn cây số trên đất Ucraina như đang đi trên đất nhà mình đó, chả sao cả!
Còn đường không? Nga cũng chả giấu diếm (mà giấu cũng chả được) khi đoàn đoàn lũ lũ trực thăng quân sự bay đến Crưm:
Xem video clip:

Trực thăng quân sự Nga nườm nượp trên bầu trời Ukraina 


===
Sau khi biết tin Nga đã chính thức đưa quân đội vào Ucraina, Mỹ và các nước phương Tây lạitiếp tục ra tuyên bố, tiếp tục cảnh báo: Nếu ông không rút quân về nước thì sẽ chịu hậu quả nặng nề! Hậu quả nặng nề gì mà cứ giền dứ mãi thế nhỉ? À, đây rồi: Tao ứ thèm đến Sochi chém gió với mày nữa!
*****
Vậy túm cái váy lại là Mỹ cùng NATO có dám đến Ucraina để cứu cái chế độ tay sai mà họ vừa dựng lên hay không?
KHÔNG! ông Igor Morozov Chủ tịch Ủy ban đối ngoại của Thượng viện Nga tin rằng điều này sẽ không xảy ra. 
Lý do khiến vị thượng nghị sỹ Nga tự tin như vậy là do: “ở Biển Đen chúng tôi đã sắp sẵn nhiều cạm bẫy công nghệ cao, có khả năng làm cho các tàu chiến Mỹ bị ‘mù’ và ‘điếc’, và họ cũng biết điều này,” – ông Igor Morozov nói.
“NATO đang ở thế thua trong bối cảnh cuộc đối đầu vũ trang ở Địa Trung Hải, ở Biển Đen tình thế này lại càng khó khăn hơn. Vị thế của chúng tôi mạnh hơn, chúng tôi biết điều này. Thậm chí sự hiện diện của các tàu sân bay Mỹ ở đây cũng không thể cứu vãn tình hình,” - ông Igor Morozov nhấn mạnh.
Về khả năng vấn đề Crimea có thể được đưa ra trước Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, ông Igor Morozov tuyên bố rằng, Nga “sẽ đóng băng mọi nghị quyết liên quan.”
Nguyễn Thúy Hoa (Theo dõi và tổng hợp)

====


Mời xem các bài liên quan:



















51 nhận xét:

  1. “Sinh mạng công dân Nga ở Ukraine bị đe dọa”
    Ngày 2-3, Đại sứ Nga tại LHQ Vitaly Churkin tuyên bố Nga kêu gọi đưa tình hình Ukraine trở lại khuôn khổ chính trị, tức trở lại thỏa thuận ký kết ngày 21-2 giữa Tổng thống Yanukovych với phe đối lập.

    Hãng tin RIA Novosti (Nga) đưa tin đêm 1-3, người phát ngôn tổng thống Nga thông báo Tổng thống Putin vẫn chưa quyết định đưa quân đội đến Ukraine dù Hội đồng liên bang (Thượng viện) nhất trí cho phép sử dụng vũ lực ở Ukraine để bảo vệ các công dân Nga và quân đội Nga triển khai ở Crimea phù hợp với hiệp định song phương Nga-Ukraine.

    Ngay sau đó, tại Mỹ, các cố vấn an ninh quốc gia của tổng thống đã họp khẩn. Tổng thống Obama đã điện đàm với Tổng thống Putin trong suốt 90 phút. Ông Obama kêu gọi Nga rút quân về các căn cứ ở Crimea và kiềm chế can thiệp ở những nơi khác tại Ukraine. Ông nói Mỹ sẽ ngưng tham gia các cuộc họp chuẩn bị hội nghị cấp cao G8 ở Sochi (Nga) vào tháng 6.

    Tổng thống Putin đáp lời Nga có quyền bảo vệ lợi ích của Nga và những người dân nói tiếng Nga khi xảy ra bạo lực ở miền đông Ukraine và Crimea. Ông khẳng định sinh mạng của công dân Nga ở Ukraine đang bị đe dọa và hoạt động tội phạm của bọn dân tộc cực đoan đang được chính quyền Kiev ủng hộ.

    Sau đó, Tổng thống Obama đã điện đàm với tổng thống Pháp và thủ tướng Canada. Tổng thống Pháp François Hollande tiếp tục hội ý với chủ tịch Hội đồng châu Âu và thủ tướng Đức đồng thời điện đàm với Tổng thống Putin. Ngày 2-3, NATO triệu tập họp khẩn Hội đồng Bắc Đại Tây Dương. Các ngoại trưởng EU quyết định họp vào ngày 3-3.

    Trong khi đó tại Ukraine, ngày 2-3, các phòng tuyển quân bắt đầu mở cửa theo lệnh tổng động viên. Đêm 1-3, quân đội đã được đặt trong tình trạng báo động toàn diện. Ukraine chuẩn bị triệu tập toàn bộ quân dự bị.

    Trong khi đó, tàu đô đốc Hetman Sahaydachniy đã rời bỏ hàng ngũ hải quân Ukraine và treo cờ Nga. Tại Crimea, các binh sĩ quốc gia đào ngũ hàng loạt. Hãng tin Interfax cho biết hai tàu chống tàu ngầm Nga đã hiện diện ngoài vùng biển Crimea.

    Trả lờiXóa
  2. Chuyên gia Pháp: EU và Hoa Kỳ đã khích động cuộc khủng hoảng ở Ucraina
    Эксперт: Кризис на Украине спровоцировали ЕС и США

    Kichbu theo topwar.ru


    "Bây giờ chúng ta đang nhìn thấy hậu quả được dự đoán dễ dàng rằng vào thời điểm Nga tập trung chú ý cho Thế vận hội Sochi, Hoa Kỳ và EU đã hỗ trợ một cách vô trách nhiệm cho cuộc đảo chính nhằm chống lại tổng thống hợp pháp được bầu của Ucraina", - Interfax trích lời Emerick Chauprade.


    Theo lời của ông, tình hình sẽ trở nên căng thẳng hơn. Về điều này ông đã tuyên bố trước đó, nói rằng "tình trạng bất ổn ở Ucraina được khích động từ bên ngoài", và, theo đó, các bên bị nóng lên. Ngoài ra, chuyên gia cũng không lấy làm ngạc nhiên bởi những hành động của Nga hiện đang bảo vệ những người dân nói tiếng Nga ở Crym.

    "Vận dụng dụng logic, có thể dễ dàng đoán trước rằng Moscow sẽ không cho phép các nhà chức trách Ucraina mới đe dọa những người dân nói tiếng Nga ở miền đông Ucraina và Crym", - chuyên gia Pháp về địa chính trị giải thích thêm.


    Ông cũng xem Phương Tây là "pyromania đã quyết định chơi với lửa mà không tính đến những hậu quả có thể, xúi dục phần bên này của Ucraina gây chuyện với phần bên kia", bởi vậy thật lấy làm lạ rằng các chính khách phương Tây lại ngạc nhiên "những lính chữa cháy" của Nga đã đến để tìm cách dập tắt dập tắt cuộc xung đột đã bùng phát.

    Emerick Chauprade đã thu hút sự chú ý của công chúng vào việc rằng EU và Hoa Kỳ "sẽ chịu trách nhiệm to lớn trước Lịch sử vì sự suy yếu chung của nhà nước Ucraina".

    Vì thế, ông kêu gọi "tất cả các bên liên quan - người Ucraina, các quốc gia EU và Nga" - cùng nhau tìm lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng kéo dài. Theo ý kiến của ông, họ phải tìm ra một giải pháp" có thể phù hợp với những nguyện vọng của các dân tộc và giữ gìn sự đồng nhất của họ".

    Trả lờiXóa
  3. Trong lúc dân Ukraina còn biểu tình bất bạo động thì bà Victoria Nuland của bộ ngoại giao Mỹ nói chuyện điện thoại với đại sứ Mỹ ở Ukraina bàn về ủng hộ chính trị gia Ukraina nào lên thế Yanukovich. Cuộc đối thoại này nổi tiếng vì bà Nuland dùng chữ không khiếm nhã để tỏ quan điểm mình về khối EU nhưng nay có ý nghĩa khác sau khi Yanukovich bị lật đổ, có thể dùng làm chứng minh chính phủ Mỹ có thể đã giúp những nhóm đối lập. Nhưng bị cái mất mặt là những nhóm mạnh nhất bây giờ là phần đông theo lý tưởng Phát xít và quá thù Nga. Vì bị khuynh đảo bởi những nhóm này, những quyết định đầu tiên của chính quyền mới là đổ dầu vào lửa: cấm các chính quyền địa phương dùng tiếng Nga là ngôn ngữ hành chính sau tiếng Ukrain, đòi lại căn cứ hải quân ở Krym mà chính phủ Nga được quyền mướn đến 2042, và phát triển vũ khí nguyên tử. Làm như vậy là quá khích, bắt buộc chính quyền Nga phải có phản ứng.

    Trả lờiXóa
  4. BBC bình luận nè:
    ----
    Ván cờ Nga – Mỹ tại Ukraine
    Cập nhật: 15:37 GMT - chủ nhật, 2 tháng 3, 2014

    Hôm thứ Bảy, Tổng thống Mỹ Barack Obama gọi điện cho Tổng thống Nga Vladimir Putin, kêu gọi Nga không can thiệp vào Ukraine.

    Thủ tướng tạm quyền của Ukraine Arseniy Yatsenyuk đã gọi việc Nga triển khai quân đội tại Crimea là hành động khiêu khích để dẫn đến một cuộc "xung đột vũ trang".

    Nhà Trắng nói ông Obama có thông điệp thẳng thắn với ông Putin trong cuộc điện đàm 90 phút.

    Nhưng yêu cầu của Mỹ có vẻ không được nghe. Điện Kremlin tuyên bố ông Putin nhấn mạnh với Obama rằng có đe dọa thực sự cho công dân Nga ở Ukraine, và rằng Nga có quyền bảo vệ công dân tại đó.

    Quân đội Nga đang kiểm soát Crimea, trong khi quốc hội Nga hôm thứ Bảy cho phép tổng thống có thể đưa quân vào Ukraine để bảo vệ công dân.

    Nhà Trắng tuyên bố: “Hoa Kỳ lên án sự can thiệp quân sự của Nga vào lãnh thổ Ukraine.”

    Giới phân tích nói ông Obama đối diện thử thách là liệu ông có quân cờ nào để buộc Moscow nhượng bộ.

    Trong cuộc điện đàm, Obama nói với Putin rằng Mỹ sẽ tạm ngừng việc chuẩn bị cho hội nghị G8 mùa hè này ở Sochi, Nga.

    Nhưng Putin có vẻ tính toán rằng sự sẵn lòng can thiệp của Obama không thể bằng quyết tâm của Nga khẳng định ảnh hưởng ở một đất nước mà Nga có nhiều duyên nợ.

    Cộng hòa tự trị Crimea, còn thuộc Nga cho đến năm 1954, là vùng duy nhất tại Ukraine có đa số dân là người Nga.

    Nga có căn cứ hải quân lớn ở thành phố Sevastopol thuộc Crimea, nơi đặt Hạm đội Biển Đen.

    Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain nói Tổng thống Putin xem khủng hoảng hiện nay như cuộc chiến tranh Lạnh.

    Nga nói phải bảo vệ công dân của họ ở Crimea

    “Việc Mỹ có vẻ yếu thế trên thế giới đã khuyến khích ông ta,” ông McCain nói.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lựa chọn

      Chính quyền Obama dường như không có nhiều lựa chọn để phản kích Nga.

      Phía Mỹ đã nói Washington và châu Âu, mặc dù đã bác bỏ khả năng dùng quân sự, vẫn có thể gây áp lực lên Moscow bằng cách chứng tỏ Nga có nhiều điều để mất.

      Nhà Trắng, trong thông cáo, đe dọa Nga có thể chịu “cô lập chính trị và kinh tế”.

      Tuy vậy, đến nay Washington vẫn đang dùng các biện pháp ngoại giao.

      Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel đã nói chuyện với người tương nhiệm của Nga hôm thứ Bảy.

      Liên minh châu Âu, Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) và Mỹ đều đang cân nhắc giúp đỡ tài chính cho chính phủ mới ở Kiev.

      Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (Nato) tổ chức họp khẩn cấp hôm Chủ nhật.

      Tổng thư ký Nato nói Nga đã vi phạm luật bằng hành động quân sự ở Ukraine.

      Ukraine chưa phải là thành viên Nato, vì vậy Mỹ và châu Âu không có nghĩa vụ bảo vệ.

      Một số người nói bước đi khả dĩ nhất cho Mỹ là gửi một vài tàu chiến vào Biển Đen theo tư cách đơn phương.

      Nhiều thành viên trong Nato và EU phụ thuộc vào năng lượng của Nga. Điều này khiến họ muốn duy trì quan hệ tốt với Moscow.

      Tuy vậy, nếu Mỹ và EU không thành công trong áp lực với Nga, nó có thể để lại hậu quả lâu dài.

      Mỹ liệu có buộc được Nga thoái lui ở Ukraine?

      “Nếu Nga chiếm Crimea, nó sẽ sỉ nhục phương Tây, cho thấy đấy chỉ là hổ giấy,” Tim Ripley, từ tạp chí quốc phòng Jane’s Defence, nói.

      Xóa
    2. Những điểm mà tôi chú ý trong bài:

      1- Mỹ và phương Tây đều rõ: Cộng hòa tự trị Crimea, còn thuộc Nga cho đến năm 1954, là vùng duy nhất tại Ukraine có đa số dân là người Nga.

      2- Phía Mỹ đã nói Washington và châu Âu, mặc dù đã bác bỏ khả năng dùng quân sự, vẫn có thể gây áp lực lên Moscow bằng cách chứng tỏ Nga có nhiều điều để mất.

      3- Ukraine chưa phải là thành viên Nato, vì vậy Mỹ và châu Âu không có nghĩa vụ bảo vệ.

      4- Nhiều thành viên trong Nato và EU phụ thuộc vào năng lượng của Nga. Điều này khiến họ muốn duy trì quan hệ tốt với Moscow.

      Xóa
    3. Như vậy, chả ai dám bênh vực nhóm đảo chính ở Kiep! Binh lính Nga đã ngạo nghễ vượt cả ngàn cây số từ Kharkop đến Crưm. Tớ nhìn trên bản đồ trên kia, khoảng cách từ Kharcop đến Crưm hình như cũng tương đương từ Kharcop đến Kiep?
      Mấy anh làm đảo chính ở Kiep nên tự nguyện từ chức, rời bỏ quyền lực, sang lãnh nạn ở Đức hay Ba Lan thì tùy. Mời ông TỔNG THỐNG VICTOR YANUKOVICH trở về Kiep!

      Xóa
  5. Toàn cảnh Crimea
    Crimea là trung tâm của tình cảm thân Nga, mà có thể dẫn đến chủ nghĩa ly khai. Đây là một bán đảo trên bờ Biển Đen của Ukraine, nơi có 2.3 triệu người mà đa số xem họ là người Nga và nói tiếng Nga.
    Vùng này bỏ phiếu ủng hộ Viktor Yanukovych trong bầu cử tổng thống 2010. Nhiều người tại đây tin rằng ông là nạn nhân của một cuộc đảo chính
    Những người ly khai tại quốc hội Crimea đã đòi bỏ phiếu để quyết định có rời bỏ Ukraine không.
    Crimea có thực sự là của Ukraine?
    Nga là quyền lực chi phối ở Crimea trong gần 200 năm qua từ khi sáp nhập vùng này năm 1783.
    Nhưng Moscow chuyển giao nơi này cho Ukraine, khi còn thuộc Liên Xô, năm 1954. Một số người Nga tại đây xem đó là sai lầm lịch sử.
    Nhưng một cộng đồng thiểu số khác, người Tatar theo Hồi giáo, chỉ ra rằng họ từng là đa số tại Ukraine, và họ bị Joseph Stalin trục xuất năm 1944, với cáo buộc hợp tác với Đức Quốc xã.
    Người gốc Ukraine chiếm 24% dân số ở Crimea theo thống kê năm 2001, so với 58% người Nga và 12% người Tatar.
    Người Tatar đã trở về từ khi Liên Xô sụp đổ năm 1991, gây ra căng thẳng thường xuyên với người Nga vì quyền ruộng đất.
    Vị trí pháp lý của vùng này?
    Về luật pháp, Crimea vẫn thuộc Ukraine. Nga ủng hộ điều này trong một bản ghi nhớ năm 1994, cũng được Mỹ, Anh và Pháp ký.
    Đây là nước cộng hòa tự trị bên trong Ukraine, có quốc hội riêng. Nhưng chức tổng thống Crimea bị bãi bỏ năm 1995, ngay sau khi một nhóm ly khai thân Nga chiếm được chức này nhờ thắng lợi bầu cử.
    Từ đó, Kiev quyết định việc bổ nhiệm thủ tướng của Crimea thông qua tham vấn với quốc hội của vùng này.
    Nhưng trong diễn biến tuần này, một nhà lãnh đạo phi chính thức thân Nga được quốc hội Crimea bầu lên. Ông này đã kêu gọi Tổng thống Nga Vladimir Putin giúp đỡ để bảo vệ hòa bình.
    Nga đang làm gì?
    Nga có căn cứ hải quân lớn ở thành phố Sevastopol thuộc Crimea, nơi đặt Hạm đội Biển Đen. Theo điều khoản cho thuê, quân Nga muốn ra khỏi căn cứ này phải có sự chấp thuận của chính phủ Ukraine.
    Nhưng Nga đã gửi thêm quân và dùng sức mạnh quân sự để kiểm soát bán đảo, nói rằng Moscow có trách nhiệm với người gốc Nga tại đây.
    Có tin nói Nga đang phân phát hộ chiếu Nga tại bán đảo.
    Đa số dân ở Crimea là người Nga
    Luật quốc phòng của Nga cho phép can thiệp quân sự để “bảo vệ công dân Nga”.
    Đã từng có tiền lệ chưa?
    Nga dùng lý lẽ tương tự để gửi quân vào Nam Ossetia năm 2008. Đây là vùng lãnh thổ đã đòi tách khỏi Georgia trong cuộc xung đột Gruzia-Ossetia đầu thập niên 1990.
    Sau khi đánh bại quân đội Georgia, Nga công nhận độc lập của Nam Ossetia và Abkhazia.
    Giống như với Georgia, Moscow phẫn nộ trước điều mà họ xem là sự can thiệp của EU và Nato tại Ukraine. Và nên nhớ Nato đã không giúp đỡ Georgia.
    Nhưng Crime lớn hơn Nam Ossetia, Ukraine lớn hơn Georgia, và dân số ở Crimea chia rẽ hơn ở Nam Ossetia. Điều này khiến sự can thiệp của Nga tại Ukraine sẽ là ván bài rủi ro hơn.
    Đã từng có chiến tranh ở Crimea?
    Các phe đã thay phiên đánh nhau và chiếm Crimea trong lịch sử.
    Có lẽ sự kiện nổi tiếng nhất là Chiến tranh Crimea 1853-56. Đó là hệ quả của các tham vọng đế quốc, khi Anh và Pháp, nghi ngờ tham vọng của Nga tại vùng Balkan sau khi Đế chế Ottoman sa sút, đã gửi quân vào Crimea. Nga thua trận.

    Trả lờiXóa
  6. Thân phận quân cờ trong tay các nước lớn. Nga quả là bá đạo, cũng chẳng kém Mỹ là mấy!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Về khoản bá đạo,Nga chỉ đáng là học trò Mỷ thôi.Mỷ là chúa bá đạo,nay thấy Nga làm giống mình nên nhột.

      Xóa
  7. Hiện nay khinh hạm Hetman Sahaydachny là tàu chiến lớn nhất của Hải quân Ukraine và là niềm tự hào của lực lượng này. Khinh hạm Hetman Sahaydachny được phong làm soái hạm của Hải quân Ukraine và hình ảnh của con tàu này luôn xuất hiện cùng hình ảnh hải quân Ukraine, thậm chí Ukraine còn phát hành tem có hình ảnh tàu này và con tàu cũng làm phông nền cho chương trình hải quân Ukraine.

    Vì là biểu tượng của Hải quân Ukraine nên khinh hạm Hetman Sahaydachny luôn là đại diện cho đội tàu chiến của Hải quân Ukraine đi thăm các nước cũng như thực hiện diễn tập chung. Mới đây nhất là chuyến tuần tra dài ngày thực hiện sứ mệnh chống cướp biển cùng khối NATO.

    Việc chiến hạm Hetman Sahaydachny tuyên bố bất tuân lệnh chính quyền mới ở Kiev và treo cờ Hải quân Nga là một đòn đánh mạnh vào hình ảnh Hải quân Ukraine nói riêng và chính quyền mới nói chung.

    Trả lờiXóa
  8. Giả sử vùng Scotlen đòi độc lập, quân đội Anh đổ vào duy trì luật pháp thì Nga, Mỹ, Pháp, Đức... có quyền lên tiếng ko nhỉ?
    Thêm nữa, Tây Tạng đòi độc lập bao năm, TQ kéo quân vào áp đặt sự đô hộ... thế giới có làm gì được đâu?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tulu hỏi câu thừa quá!
      Nước nào mà chẳng vì bản thân mình trước?
      Khi cất quân, thằng tổng thống nào chả tính xem mình có lợi gì ko chứ?

      Xóa
    2. Vâng tôi biết câu hỏi này là thừa, nhưng là hỏi để những còm sĩ chê Nga độc tài, xâm lược... ủng hộ thái độ kêu gào suông của Mỹ và EU cảm nhận thôi mà...

      Xóa
  9. Nhìn Ukraina mới thấy độc lập, tự chủ, thống nhất của VN quan trọng như thế nào. Nước lớn nào cũng phải gây ảnh hưởng nhưng Mỹ thì thẳng tay bắn giết nếu không nghe nó. Khác lắm chứ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trước đây khi LX đưa quân vào "hỗ trợ" các nước Đông Âu anh em, cũng bắn bỏ kha khá "phản loạn", bao gồm nhiều dân thường đấy ông ạ.

      Hiện giờ chưa có thông tin về thương vong ở Crưm, nhưng biết đâu được đấy.

      Để tránh những sự việc đổ máu, loạn lạc đáng tiếc như thế này, những chính quyền tham nhũng độc tài nên tự diễn biến, thu xếp. Tránh "tức nước vỡ bờ", rồi lại trở thành sân chơi cho các nước lớn tranh giành ảnh hưởng!

      Xóa
    2. Yên tâm đi, nếu có thương vong gì ở Crưm thì Mỹ và EU la làng lên rồi.

      Xóa
    3. Tín đồ Đảng giáo Chôm có vẻ dùng từ hơi bị thiên lệch nhỉ. Đối với "phe Ta" (tức là Đảng, LX trước đây, Nga bây giờ, TQ, và một vài nước "anh em") thì toàn các mỹ từ. Kiểu như đưa quân, hỗ trợ, đư tin.

      Đối với "phe Địch" thì toàn dìm hàng nào là la làng, nào là xâm lược, đàn áp.

      Nói thế thôi, chứ ông thích thế nào là quyền của ông.

      Xóa
  10. Chưa thấy Đảng lên tiếng phản đối Nga "can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác" nhỉ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lịch sử của người Nga thật ghê gớm!
      Tớ vừa đọc lại lịch sử Sevastopol, lịch sử Crim mới thấy rằng vùng đất này gắn với người Nga từ mấy trăm năm nay. Máu của người Nga đổ xuống đây đã không ít.

      + Năm 1854- 1856 liên quân Anh Pháp Thổ oánh nhau với Nga vì cái cảng Sevastopol. Mấy năm trời!
      Quân Nga thất trận, mất Sevastopol nhưng cũng làm cho hàng mấy chục ngàn quân địch bỏ mạng tại đây. Uất ức vì thất trận Hoàng đế Nga uống thuốc độc tự sát.

      + Năm 1941, phát xít Hít le sau khi chiếm cả châu Âu đã dẫn cả châu Âu tiến đánh LX, trong đó mục tiêu số 1 ở phía Nam là bán đảo Crưm vì chiếm được Crưm sẽ khống chế toàn bộ Biển Đen và vùng đất ven biển Đen, tạo bàn đạp tiến đánh cả vùng Kapkas và vùng xung quanh, đặc biệt là vựa lúa Kuban và mỏ dầu ở Azecbaizan.
      Và một lần nữa, máu của người Nga lại đổ để bảo vệ vùng đất này.

      Vậy thì, chẳng lẽ người Nga bây giờ dễ dàng chấp chận bỏ mất Crưm về tay 1 tên nhãi ranh- tay sai phương Tây tự xưng là Chủ tịch Quốc hội kiêm Tổng thống tạm quyền Ukraina Alexander Turchinov.?

      Xóa
    2. Đúng rồi. Và cách bảo vệ thật xứng với vị thế của 1 cường quốc quân sự!

      Xóa
    3. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
    4. Yêu Đảng thế, ông Nặc!

      Xóa
    5. Đúng là ông con chiên Đu Đủ rất thích đá xoáy Đảng.
      VN chả cần lên tiếng thì Mỹ và EU lên rồi.Ngoài thông tin sơ lược của chủ nhà thì Crum không hoàn toàn thuộc U vì trước đó nó từng là vùng tự trị sau cả U nhập vào liên bang LX rồi tách vào U. Máu người Nga đổ đã nhiều vào đây nên nhất định họ phải giữ lấy.
      Ông con chiên Đu Đủ nên tập trung vào vấn đề đi.

      Xóa
    6. VN lúc nào chẳng phát biểu "quan ngại sâu sắc" ngay và luôn trước các vấn đề Quốc tế. Lần này hơi chậm nhỉ. Đảng có tiếng nói riêng chứ, bọn Tư bản Anh, Mỹ, Pháp nói gì là việc của bọn chúng. Làm gì có chuyện người ta nói rồi thì thôi?

      Tín đồ Chôm của Đảng giáo này nói hồ đồ quá!

      Xóa
    7. Hiện giờ Crưm là của Ukaina. Trước đây nó thuộc về "yếu tố lịch sử" rồi. Tự trị thì cũng là thuộc Ukaina, ông nên nhớ là như thế.

      Mấy khu tự trị, nước cộng hòa thuộc các nước "khác" mà ho he, kiểu gì chẳng được "phe Ta" gán cho tội "ly khai", phải không Tín đồ Chôm?

      Xóa
    8. @ đuđu:Mắc gì VN fải lên tiếng.Đã thấy ai lên tiếng đâu.Chỉ có bọn nỏ mồm US mí lại EU la làng thôi.Cũng OK,vì đó chuyện của chúng nó.Chúng mình cứ lo chuyện ch́́úng mình.Sao cái gì đuđu cũng ngoắc vào Đảng thế? đuđu bị hội chứng Đảngphobia hả?

      Xóa
    9. Mắc gì VN phải lên tiếng? Thật hài hước cho dlv!

      Xóa
  11. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa

  12. Tư lệnh Hải quân Ukraine thề trung thành với người dân Crưm
    QĐND - Thứ hai, 03/03/2014 | 7:49 GMT+7

    QĐND Online - Tư lệnh Hải quân Ukraine, Chuẩn đô đốc Denis Berezovsky đã thề sẽ trung thành tới cùng với người dân vùng tự trị Crưm (Crimea), đó là tuyên bố của ông này trong buổi họp báo tổ chức tại thành phố Sevastopol ngày 2-3.

    “Tôi, Denis V. Berezovsky, xin thề sẽ trung thành với người dân Crưm và sẽ bảo vệ họ nếu như được yêu cầu”, ông D. Berezovsky tuyên bố, sau khi được Quyền Tổng thống Tổng thống Alexander Turchinov chỉ định làm Tư lệnh Hải quân hôm 1-3.

    Chuẩn đô đốc Denis Berezovsky.

    Trước đó, ông D. Berezovsky đã ra lệnh cho toàn bộ binh sĩ, sĩ quan Hải quân Ukraine hạ vũ khí. Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Ukraine sau đó đã phủ nhận thông tin trên.

    Trong khi đó, ngày 2-3, Thủ tướng vùng tự trị Crưm, Sergey Aksenov, tuyên bố, toàn bộ quân đội Ukraine đồn trú tại Crưm đã được kiểm soát. Rất nhiều binh sĩ, sĩ quan Ukraine đã nộp đơn từ chức sau đó gia nhập lực lượng tự vệ địa phương và phủ nhận tính hợp pháp của chính quyền đang tồn tại ở Kiev. Theo ông S. Aksenov, chính quân nhân Ukraine đã khẳng định Kiev đã ra nhiều sắc lệnh yêu cầu thực hiện các nhiệm vụ chống lại người dân và chính phủ vùng tự trị, nhưng họ đã bất tuân lệnh.

    TUẤN SƠN (theo Rian)

    Trả lờiXóa
  13. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. bài mày không lạc đề mà bài mày nhay cảm quá nên bị dán băng là đung rồi còn kêu nỗi gì
      đúng là thằng SV ngu

      Xóa
    2. "So Mẫu giáo vùng cao
      Sinh viên không đủ tuổi"

      Xóa
  14. ĐỂ HIỂU ĐƯỢC VỊ THẾ CỦA NGA Ở UKRAINE, CẦN PHẢI LỤC LẠI LỊCH SỬ
    (http://diendan.nuocnga.net/showpost.php?p=125563&postcount=6)

    Cựu ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger vừa mới đưa ra ý kiến về những gì đang xảy ra giữa Nga và Ukraine . Theo ông, các sự kiện xảy ra ở nước láng giềng rất quan trọng đối với Nga, thêm nữa, nhà nước hiện đại của Nga đã được thành lập chính tại Kiev.

    "Kiev từng được gọi là nước Nga Kiev. Vì vậy, sự phát triển của nền chính trị và tôn giáo của Nga đã bắt đầu từ Kiev Sau đó xảy ra phân chia, nhưng từ cuối thế kỷ XVII, đầu thế kỷ XVIII, Ukraina là một phần của Nga...Vì vậy người Nga không thể không quan tâm tới tương lai của Ukraine " -cựu Ngoại trưởng Mỹ trong một cuộc phỏng vấn với CNN đã nói như vậy.

    Theo ý kiến của Kissinger, ông ủng hộ một đất nước Ukraine độc lập , vì một Ukraine có quan hệ hữu cơ với châu Âu.

    " Tuy nhiên, để hiểu được vị thế của nước Nga , cần phải nhìn lại lịch sử , " - ông nói.

    Nhà ngoại giao kỳ cựu này không đồng ý với ý kiến cho rằng cuộc xung đột ở Kiev - là cuộc đấu tranh của các lực lượng dân chủ muốn xây dựng mối quan hệ hữu cơ với châu Âu, với Tổng thống thân Nga Viktor Yanukovych .

    "Không, tôi không nghĩ như vậy. Phần phía Đông ủng hộ chính phủ và mật thiết với Nga. Còn phần phía Tây đa số là dân Công giáo và có xu hướng thân phương Tây. Vì vậy, tôi nghĩ rằng, các ý kiến này khá đồng đều với nhau. Đối với các bên đang căng nhau ở Ukraine, tôi có cảm giác, mỗi bên đều có yếu tố dân chủ và chính trị và tôi không nghĩ rằng tổng thống hiện tại tất yếu phải thân Nga "-Ông nói.

    Cựu bộ trưởng Kissinger cho rằng, tổng thống Vladimir Putin đánh giá sự sụp đổ của Liên Xô là một thảm họa lịch sử rất lớn và không thể không quan tâm đến một thực tế là "Nước cộng hòa lớn nhất giành được độc lập - đó chính là Ukraina với 50 triệu dân" .

    Kissingerkhông tán thành những hành động của Nhà Trắng, khi trong vấn đề của Ukraine thường xuyên đưa ra những tuyên bố công khai về những sự kiện dân chủ, làm dường như tất cả các vấn đề có thể giải quyết trong một chương trình talk show chủ nhật.

    " Không phải là tôi không đồng ý với việc đó, nhưng tôi thấy không cần thiết tuyên bố công khai như vậy. Cần phải hiểu rõ hơn sự phát triển lâu dài của lịch sử" - Ông nói.

    Nguồn dịch:
    http://www.kp.ru/online/news/1675040/

    p/s: trong bản dịch còn thiếu 1 câu sẽ được người dịch hiệu chỉnh sau. Kóc tạm ghi dưới đây:

    Он считает, что российский президент в событиях на Украине видит генеральную репетицию того, что "мы хотели бы сделать в Москве".
    "Да, это касается и смены режима", - уточнил бывший госсекретарь.
    Henry Kissinger cho rằng Tổng thống Nga đã hình dung những điều đang xảy ra ở Ukraina cũng giống như những điều mà người Mỹ đã muốn xảy ra ở Moskva. Đó chính là sự thay đổi một thể chế.

    Trả lờiXóa
  15. Tuyệt vời Nước Nga của Putin. Các Bạn đã làm đúng và phải làm những gì cần làm để chống lại cái ác, cái xấu, cái sai, dù chúng đến từ đâu. Mỹ đã từng phớt lờ LHQ và cộng đồng quốc tế để đánh Apganixtan, Irắc … sai như thế, ác như thế mà chúng có bị trừng trị gì đâu. Lâu nay, hang năm G7, rồi G8 năm nào mà cũng chẳng họp, nhưng cái G này đâu có đem lại được ích lợi gì cho công đồng thế giới. Lịch sử thế giới đã chỉ rõ: Chỉ có những hành động đúng, có lợi ích cho nhân loại mới được tôn vinh, ngược lại chỉ là sự lên án và để lại tiếng xấu muôn đời trong lịch sử mà thôi. Hoan hô nước Nga.

    Trả lờiXóa
  16. Các bạn gái chủ nhà bình luận như các nhà quân sự chuyên nghiệp! Mà có khi còn hơn vì lời văn nhẹ nhàng, dí dỏm song rất chính xác!
    Cảm ơn!
    =========
    Sau khi biết tin Nga đã chính thức đưa quân đội vào Ucraina, Mỹ và các nước phương Tây lạitiếp tục ra tuyên bố, tiếp tục cảnh báo: Nếu ông không rút quân về nước thì sẽ chịu hậu quả nặng nề! Hậu quả nặng nề gì mà cứ giền dứ mãi thế nhỉ? À, đây rồi: Tao ứ thèm đến Sochi chém gió với mày nữa!
    *****
    Vậy túm cái váy lại là Mỹ cùng NATO có dám đến Ucraina để cứu cái chế độ tay sai mà họ vừa dựng lên hay không?
    KHÔNG! ông Igor Morozov Chủ tịch Ủy ban đối ngoại của Thượng viện Nga tin rằng điều này sẽ không xảy ra.
    Lý do khiến vị thượng nghị sỹ Nga tự tin như vậy là do: “ở Biển Đen chúng tôi đã sắp sẵn nhiều cạm bẫy công nghệ cao, có khả năng làm cho các tàu chiến Mỹ bị ‘mù’ và ‘điếc’, và họ cũng biết điều này,” – ông Igor Morozov nói.
    “NATO đang ở thế thua trong bối cảnh cuộc đối đầu vũ trang ở Địa Trung Hải, ở Biển Đen tình thế này lại càng khó khăn hơn. Vị thế của chúng tôi mạnh hơn, chúng tôi biết điều này. Thậm chí sự hiện diện của các tàu sân bay Mỹ ở đây cũng không thể cứu vãn tình hình,” - ông Igor Morozov nhấn mạnh.
    Về khả năng vấn đề Crimea có thể được đưa ra trước Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, ông Igor Morozov tuyên bố rằng, Nga “sẽ đóng băng mọi nghị quyết liên quan.”
    Nguyễn Thúy Hoa (Theo dõi và tổng hợp)

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cường Vĩnh Phúclúc 23:43 3 tháng 3, 2014

      Mỹ đã xóa tên Liên xô trên bản đồ thế giới mà 0 tốn 1 viên đạn nào đó Michelle ạ

      Xóa
  17. Nga ủng hộ Ukraine thành lập chính phủ hợp pháp đoàn kết dân tộc vì lợi ích của tất cả các lực lượng chính trị và khu vực

    Nga ủng hộ Ukraine thành lập chính phủ hợp pháp đoàn kết dân tộc vì lợi ích của tất cả các lực lượng chính trị và khu vực. Điều đó được nêu rõ trong tuyên bố của Bộ Ngoại giao Nga hôm thứ Hai. Tuyên bố kêu gọi nhanh chóng đưa tình hình Ukraine trở lại bình thường trên cơ sở thỏa thuận ngày 21 tháng 2. "Trong số đồng minh phương Tây ở Ukraine đang có những tên phát xít, những kẻ đập phá nhà thờ Chính Thống Giáo và giáo đường Do Thái" - tài liệu viết. Bộ Ngoại giao Nga coi những lời đe dọa của Ngoại trưởng Mỹ John Kerry liên quan với các sự kiện gần đây ở Ukraine là không thể chấp nhận được. Đối với vấn đề Crimea, cuộc sống và sự an toàn của cư dân Crimea đang có nguy cơ đe dọa bởi những kẻ theo truyền thống Bander và chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Về vấn đề này, các biện pháp Nga đã thông qua là đầy đủ và hợp pháp. Bộ Ngoại giao Nga cho biết, quyết định của phương Tây đình chỉ công việc Nga chủ trì hội nghị G-8 là vô căn cứ và có động cơ chính trị.

    Trả lờiXóa
  18. Câu chuyện bắt đầu từ Scandal “Cục đá do thám” cho thấy phương Tây nhìn về nước Nga, nhìn về V. Putin cũng khá là dè dặt! Bộ phim xới lại giai đoạn gần chục năm đầy biến động để nước Nga ngày càng ổn định và phát triển dưới sự lãnh đạo của V. Putin. Đây cũng có thể xem như một món quà đầy thâm ý mà phương Tây muốn gởi tặng ngài Thủ tướng trước cuộc đua lớn vào tháng 3.2012 này.

    Dù không còn theo chủ nghĩa xã hội nữa, nước Nga vẫn còn rất khó khăn để được công nhận là đồng minh tư bản. Vào hôm tết vừa rồi truyền hình BBC của Anh quốc đã công chiếu bộ phim 4 tập về V. Putin với tên gọi: Putin, Russia and the West (Путин, Россия и Запад).

    Mục đích của bộ phim này là sơ kết lại giai đoạn ông V. Putin nắm giữ chức vụ Tổng thống và Thủ tướng vừa qua, để có thể đoán đến khả năng thắng cử vào tháng 3 sắp đến của ông.

    Tập 1 có tên “Установление контроля” nói về giai đoạn từ khi ông được Yelsin đề cử đến lúc chủ tịch Yukos M. Khodorkov bị bắt. Đây là giai đoạn V. Putin nổi lên ở nước Nga, gây ảnh hưởng đến phương Tây, thể hiện ý chí khôi phục vai trò cường quốc của nước Nga, gây ra cho thế giới những lo lắng nhất định trong quan hệ với Nga.

    Trong phim cũng nói về cái cách mà nước Nga đã làm cho phương Tây tin cậy, trở thành đồng minh chống khủng bố của phương Tây sau sự kiện 11.09 và vụ Hoa kỳ tấn công phong trào Taliban.

    Các vấn đề kinh tế chủ chốt của nước Nga, việc vận dụng chính sách thuế vào giá dầu mỏ của Nga và hiệu quả đem lại, việc loại bỏ giới tài phiệt ra khỏi đời sống chính trị của đất nước...

    Tập 2 có tên “Демократия угрожает” nói về các cuộc cách mạng màu ở Ukraina...

    Tập 3 có tên “Война” nói về sự xâm lược và cuộc chiến ở các nước thuộc Liên xô cũ, Gruzia, Nam Osetia và sự có mặt quân đội Nga tại đây.

    Tập 4 là “Новый старт” nói về перезагрузка trong quan hệ Nga-Mỹ sau khi ông D. Medvedev và Barak Obama đắc cử tổng thống.

    Xem tại đây: http://vdownload.eu/watch/12566899-quot-путин-россия-и-запад-quot-2-серия-bbc-quot-демократия-угрожает-quot.html

    Trả lờiXóa
  19. Nếu nói Crưm có nguồn gốc của Nga và người Nga từng đổ nhiều xương máu ở đó nên giờ Nga có quyền đưa quân vào "giữ gìn trật tự, an ninh" tại đây thì một phần rộng lớn miền tây nam bộ của Việt Nam có nguồn gốc từ Cam bốt, hẳn nhiên dân tộc Khơ me đã đổ nhiều xương máu và hiện có khá nhiều người Khơ me cư trú tại đây , chả lẻ khi cần thì Cam Bốt vẫn có quyền đưa quân sang "giữ gìn trật tự, an ninh" ở đó hay sao ? Đúng là bàn luận không với tinh thần khách quan, bênh vực ai thì nói lấy được.

    Nói đại rằng Crưm đối với Nga cũng như Cam bốt đối với Việt Nam nên buộc Nga phải xua quân sang đó, cũng như Việt Nam buộc phải xua quân sang Cam Bốt vì quyền lợi quốc gia của mình nhưng được gọi bằng các mỹ từ như hỗ trợ quốc tế vô sản, giúp bạn giải phóng...v...v.... Về nghệ thuật tuyên truyền, ngay cả Gơ ben, vị bộ trưởng bộ tuyên truyền khét tiếng của Đức Quốc Xã thời đệ nhị thế chiến còn phải chào thua phe XHCN.

    Đừng lo chuyện bên Nga mà hãy lo hết nhiệm kỳ này Thủ tướng Hun Xen thân Việt Nam rất có thể phải nhường chiếc ghế quyền lực lại cho Sam Raisy là người rất ghét Việt Nam, hay gọi Việt Nam bằng từ miệt thị là "Jun", từng đòi đất từ Việt Nam, từng nhổ cọc mốc biên giới Việt Nam.... nhưng rất thân Trung cộng, từng tuyên bố Hoàng sa, Trường sa là của Trung cộng, lúc đó sẽ có nhiều chuyện thảm khốc xảy ra mà Việt Nam không còn có thể xua quân qua lập lại trật tự theo ý muốn như những năm cuối thập kỷ 70 đến hết thập kỷ 80 của thế kỷ trước.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Mỹ từ" nào mô tả Polpot giết dân Việt hả tư?

      Giả sử Sam Raisy lại giết dân Việt lần nữa, đương nhiên chúng ta lại phải tẩn cho nó 1 trận nữa, có gì mà phải lý luận.

      Nước nào mạnh thì nước đó có quyền bảo vệ dân nước họ, bảo vệ lợi ích nước họ, Mẽo oánh Afghanistan, Nato tẩn Nam tư, Nga cũng có quyền như vậy. Nếu dân Crum trưng cầu dân ý thích tách ra khỏi Ukraine thì theo lý thuyết của "nhân quyền" thì ta nên tôn trọng "ý kiến người dân" nhỉ. Nếu mấy anh em thân phương Tây không lật đổ tổng thống được bầu hợp pháp thì việc gì dân miền Đông Ukraine phải "ly khai" chứ.

      Xóa
    2. Tẩn bằng miệng của dư luận viên thì có gì mà phải lý luận chứ với người am hiểu sẽ có nhiều chuyện để lý luận đó nghe. Năm 1978 chỉ sau khi ký được hiệp ước an ninh với Liên xô, Việt Nam mới dám ngạo nghễ thách thức "bọn bành trướng Bắc Kinh" ở phía Bắc, còn ở phía Nam thì xua quân qua K lật đổ chế độ Pôn Pốt diệt chủng và dựng lên chính quyền thân Việt cho tới nay. Bây giờ Liên xô đã bị xóa tên trên bản đồ thế giới, giả sử Sam Raisy lên cầm quyền ở K và gây hấn như Pôn Pốt khi xưa thì Việt Nam lấy ai làm chổ dựa mà dám tẩn như xưa ? Hay là lúc đó có nguy cơ từ phía bắc cho tới phía biển Đông rồi vòng xuống phía nam và vòng qua phía tây nam, Việt Nam ta đều bị bao vây bởi người bạn 16 chữ vàng + 4 tốt cùng đàn em thân tín của hắn là Sam Raisy ? Có đáng lo, đánh tính, đáng lý luận từ ngay bây giờ không ?

      Cắp buồi biết nói "Nước nào mạnh thì nước đó có quyền bảo vệ dân nước họ, bảo vệ lợi ích nước họ, Mẽo oánh Afghanistan, Nato tẩn Nam tư, Nga cũng có quyền như vậy." thì khi nhận định phải khách quan, công bằng, đừng cùng 1 hành vi mà với Mỹ thì gọi là xâm lược còn với Nga hay "nước nào khác" lại nói đó là "sự giúp đỡ chí tình".

      Xóa
    3. Nói theo kiểu của Dư luận viên thế này thì ít nữa TQ có thể thoải mái đưa quân lên Tây Nguyên, Nga đưa quân vào Vũng Tàu, Campuchia đưa quân sang Tây Nam bộ và được các Dư luận viên này vỗ tay hưởng ứng nhiệt liệt!

      Xóa
    4. Nga không muốn Nato áp sát mình nên không muốn mất Ukraine và trong tình huống có thể không giữ được toàn vẹn lãnh thổ Ukraine thì buộc Nga phải bằng mọi cách giữ cho được Crimea với quân cảng Sevastopol cho hạm đội Biển Đen làm đại bản doanh. Và, để đạt được mục đích đó, Nga đã áp dụng mọi biện pháp, từ xua quân qua chiếm đóng cho tới chuyện kích động ly khai để tách Crimea ra khỏi Ukraine và lại trở thành một quốc gia thân Nga, làm vùng đệm an ninh cho Nga. Vladimir Putin thừa hiểu Ukraine chỉ mới là quan sát viên chứ chưa phải là thành viên của NATO do đó khả năng NATO và Mỹ can thiệp vào Ukraine bằng quân sự là bằng 0, vì vậy ông ta đã không ngần ngại ra lệnh động binh, chấp nhận các biện pháp trừng phạt khác từ Mỹ và EU, từ từ sẽ tính sau.

      Xóa
    5. Tư trời biển chắc trốn lính thời xưa nên lý luận theo kiểu trốn nghỉa vụ quân sự.Ai nói kà ky xong hiệp ước với Liên Xô rồi mới đánh Miên.Óanh Miên từ 1977 mà.Tư trốn lính không biết tại sao VN đánh Miên à?Về nhà học lại đi,chớ đếch biết gì mà cũng bày đặt bìn-noạn.

      Xóa
    6. @ Nặc 10:07 : chú đọc đoạn " Năm 1978 chỉ sau khi ký được hiệp ước an ninh với Liên xô, Việt Nam mới dám ngạo nghễ thách thức "bọn bành trướng Bắc Kinh" ở phía Bắc, còn ở phía Nam thì xua quân qua K lật đổ chế độ Pôn Pốt diệt chủng và dựng lên chính quyền thân Việt cho tới nay" mà không hiểu tư tui đề cập việc xua quân qua K sao ? Đọc và hiểu tệ như vậy thì chú nên dựa cột mà nghe, đừng lên gân kêu người khác học lại mà làm trò cười cho thiên hạ, bởi hơn ai hết chính chú mới là người tối như đêm 30, rất cần được khai sáng.

      Xóa
    7. Vẫn chưa yên tâm vì chú đọc và hiểu kém quá nên Tư tui giải thích thêm : đoạn trên có ý nghĩa là sau khi ký được hiệp ước an ninh với Liên xô thì Việt Nam mới dám xua quân qua K, trước đó Việt Nam chỉ đánh trả Pốt trên đất Việt chứ chưa dám xua quân qua "giải phóng" K, chú hiểu chưa ?

      Xóa
    8. Tư trốn lị́nh này,biết thì thưa thốt không biết thì dựa cột mà nghe.Sở dĩ VN chưa đánh Miên lúc đò vì chưa tìm ra Hêng Somrin với Hunxen nên chưa có tư thế chính đáng để đổ quân.Đến khi tìm được rồi thì hai ông này mới yêu cầu VN qua giúp thì lúc đó mới đường đường chính chính mà đánh Pôn Pốt được.Sao đó anh Tàu mới giật mình nhảy qua VN.hiểu chửa?Chưa gì mà nhảy đành đạch lên hàng tôm hàng cá quá dzậy.Mà sao nghe giọng Tư trốn lính với Đu Đủ na ná nhau vậy?

      Xóa
  20. Trong bài bạn chủ nhà viết:
    Vậy tại sao Putin lại chọn phương án xâm nhập Ucraina qua ngả Kharkov rồi vượt đường bộ cả ngàn cây số trong lòng Ucraina để đến Crưm?
    Tôi xác nhận là từ Kharcop đến Crưm chỉ có hơn 800 km chứ chưa đến 1000 km.
    Từ Kharcop đến Odessa cũng chỉ 800 km; đến thủ đô Kiep có 500 km.

    Từ đất Nga (Vùng Kuban) sang Crưm phải qua Eo biển Kerch. Eo biển này rộng khoảng 4,5 đến 15 km và sâu tới 18 mét.
    Vận tải bằng phà xuyên qua eo biển này được thiết lập năm 1952, đã nối liền Krưm và Kubanxki krai (đơn vị hành chính tương đương như tỉnh) (tuyến cảng Krưm - cảng Kavkaz). Ban đầu ở đây có 4 "phà-xe lửa"; sau đó đã được bổ sung thêm 3 phà-ô tô. Vận tải bằng phà-xe lửa đã kéo dài khoảng 40 năm. Các phà-xe lửa trở nên cũ kỹ vào những năm cuối thập niên 1980 và đã không còn được vận hành nữa. Mùa thu năm 2004 các tàu mới đã được đưa vào sử dụng và vận tải đường sắt lại được phục hồi.
    Đã có một vài cố gắng nhằm xây dựng cầu xuyên qua eo biển Kerch để thay thế cho phà, nhưng các khó khăn do cấu trúc địa chất của khu vực này đã làm cho các dự án xây cầu trở nên quá tốn kém.

    Chính phủ Nga và Ucraina đã ký 1 nghị định thư liên quan đến việc thực hiện dự án xây dựng một cây cầu bắc qua eo biển Kerch. Ông Thủ tướng Nga mới đây phát biểu rằng phía Nga vẫn đang xúc tiến thực hiện việc này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vậy túm cái váy lại là Mỹ cùng NATO có dám đến Ucraina hay không?

      Xóa