Thứ Bảy, 22 tháng 3, 2014

KẾT LUẬN: "VIDEO VƯỢT SUỐI BẰNG TÚI BÓNG" LÀ 1 TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH HƯ CẤU

Lời dẫn: Dưới đây là phân tích của bác DinhPhD, tức bác Khù Văn Khoằm mà chúng tôi cho là có đủ chứng lý để kết luận rằng "VIDEO VƯỢT SUỐI BẰNG TÚI BÓNG" LÀ 1 TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH HƯ CẤU, nói trắng ra là dàn dựng.
*****
Xem video clip:

Thực hư: Qua suối bằng ...túi nilon

Nếu) một ngày đẹp giời, mà chắc chả cần đẹp giời, vụ chui túi nilon qua suối để học, và hehe dạy học, được phát hiện là trò mèo.
 
Thì sao nhẻ?!

Cây cầu sau lưng để làm gì?

 Tôi chả bao giờ tin một cô gái yêu đời, yêu người, yêu bản thân, biết làm đẹp và nâng niu cho bản thân như cô giáo Minh (hãy xem gương mặt xinh đẹp, mái tóc sành điệu và chiếc áo da báo quyến rũ của cô ấy), lại có thể liều lĩnh chui vào túi nilon vượt suối nguy hiểm như thế cả.
Nhưng nếu người chui là cô phóng viên, thì tôi tin. Nếu nói chị này chui vào nòng súng tôi cũng tin.
Để con nít chui túi qua sông bất chấp tính mạng, cha mẹ đáng trách đã đành, nhưng cô giáo cũng như thế, thì cần phải xem lại cô thật. Ai không biết, chứ mình chăc chắn chả bao giờ để con mình đi học cái ngữ cô mà đến tính mạng của bản thân cũng sẵn sàng đánh đu một cách rẻ mạt như thế cả! 

Đừng nói là vì con chữ rùi yêu nghề hay sống chết với nghề các cái nhé, khó chấp nhận lắm!  

 Sao năm ngoái Đoàn thanh niên VOV không nói gì đến vụ chui bao (nilon) nhỉ? http://vov.vn/Xa-hoi/Doan-thanh-nien...cao/302076.vov Giếm hàng chăng? 
=== 
VOV.VNĐoàn thanh niên đã tặng chăn ấm, áo khoác, sách vở, đồ dùng học tập… cho người dân và học sinh xã Nà Hỳ (Nậm Pồ, Điện Biên).
 Cập nhật lúc: 02:56, 29/12/2013
Ngày 28/12, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh Đài Tiếng nói Việt Nam phối hợp với nhóm từ thiện Chung tay’S và các cá nhân tổ chức chương trình “Hơi ấm biên cương”, về thăm và tặng quà cho đồng bào vùng cao khó khăn tại xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ, tỉnh Điện Biên.

Trong chuyến công tác tình nguyện, Đoàn đã trao tặng gần 300 suất quà gồm hàng trăm quần áo ấm, khăn, mũ, sách vở, đồ dùng học tập… cho trường Tiểu học Nà Hỳ số 2, hơn 200 chăn ấm cho 130 hộ dân và học sinh ở 2 bản Nai Khoang và Sam Lang. Đây là 2 bản đặc biệt khó khăn của xã Nà Hỳ, do đường đi lại hiểm trở, vào mùa mưa, hoàn toàn bị chia cắt với thế giới bên ngoài.

Chuyến đi từ thiện thăm hỏi, tặng quà cho quân và dân xã biên giới Nà Hỳ của Đoàn thanh niên Đài Tiếng nói vào những ngày đông giá rét thực sự có ý nghĩa, góp phần mang đến hơi ấm đến với biên cương.
Chia sẻ cảm xúc của mình khi người dân và học sinh của mình được nhận những món quà ấm áp, cô Lý Thị Nam, giáo viên trường tiểu học Nà Hỳ số 2 nói: “Mùa rét các em học sinh ở đây không đủ quần áo ấm, có những em đi học không bao giờ có dép, chỉ mặc áo mỏng, thậm chí chỉ có mỗi chiếc áo sơ mi trên người. Quần áo ấm của các em trên này hầu hết là quà quyên góp từ dưới xuôi lên. Hôm nay, nhận được quà của chương trình, bản thân tôi, cũng như các em học sinh ở đây cảm thấy rất vui. Những chiếc áo ấm, mũ len, đồ dùng học tập… thực sự đối với thầy và trò chúng tôi vô cùng có ý nghĩa”./.
Một số hình ảnh trong chương trình:


Chăn, quần áo ấm được Đoàn thanh niên VOV và các chiến sĩ Đồn Biên phòng Nà Hỳ vận chuyển từ xe tải xuống sân để bà con đến nhận quà.

Những chiếc chăn ấm sẽ được chuyển đến nhưng gia đình có hoàn cảnh khó khăn trong xã Nà Hỳ


Bà con xã Nà Hỳ lựa chọn những bộ quần áo ấm phù hợp với mình


Áo ấm và khăn được trao tận tay người dân


Người dân được tặng chăn ấm để chống chọi với mùa đông giá rét

Đoàn Thanh niên VOV phát bánh kẹo cho học sinh trường tiểu học Nà Hỳ số 2




Anh Tiến Cường - Trung tâm tin Đài Tiếng nói Việt Nam, Trưởng đoàn tự tay khoác áo ấm cho các em học sinh


Các em học sinh vui mừng vì được mặc quần áo mới






Đoàn Thanh niên tặng mũ len cho học sinh


Khoác trên mình mũ, áo Đoàn Thanh niên trao tặng, các em càng hào hứng hơn khi nhận được thêm cả sách bút mới


Từ học sinh cấp 2, tiểu học, cho đến mẫu giáo, ai cũng có quà



Chuyến đi từ thiện thăm hỏi, tặng quà cho quân và dân xã biên giới Nà Hỳ của Đoàn thanh niên Đài Tiếng nói vào những ngày đông giá rét thực sự có ý nghĩa, góp phần mang đến hơi ấm đến với biên cương
======
Năm 2010, nhóm đạo hữu phật tử "Sen xanh" xây dựng trường tiểu học Nậm Chua - Nà Hỳ cũng giếm hàng?


Chẳng hiểu nổi, lấy đâu ra nhóm thanh niên trai tráng này túc trực thường xuyên để đưa cô giáo và đám trẻ con qua suối? Thậm chí khiêng cả xe máy? Họ làm không công?
  Cả một đám trẻ khoẻ như thế này, rừng rú, gỗ thì sẵn,để không:
nhẽ không làm được chiếc thuyền con be bé nho nhỏ xinh xinh:
 
Trong tình huống cần phải vượt suối mà không có thuyền, người bình thường sẽ nghĩ ngay đến giải pháp kết bè. Vài cái thùng rỗng và mấy thanh gỗ là có cái bè, kiếm không ra thì làm bè chuối. Làm một bè chuối vượt suối chưa đến nửa giờ, chặt 4 cây chuối kết lại là có được cái bè qua sông:
 mà cứ phải chui túi cho nó thắm đượm?!

Để ý thời điểm xây trường và thời điểm tung clip này, thì mới thấy kịch bản, cũng báo Tuổi Trẻ: http://tuoitre.vn/Nhip-song-tre/5981...-sam-lang.html
"Ông Giàng A Chính, Trưởng bản Sam Lang cho biết: Cuối cùng con đường mà chúng tôi mơ ước hơn 20 năm nay đã có. Chúng tôi biết ơn cán bộ chiến sỹ Đồn Biên phòng Nà Hỳ nhiều lắm. Đường giao thông thuận lợi, ngôi trường mới sẽ nhanh chóng được xây dựng; bà con đi lại, trao đổi hàng hóa phát triển kinh tế dễ dàng hơn..."

====


ĐBP - Chúng tôi đến bản Sam Lang (xã Nà Hỳ, huyện Nậm Pồ) vào một ngày cuối đông. Ở đây, sự ấm áp của tình quân dân, niềm phấn khởi trên từng khuôn mặt của người dân trong bản như xua tan giá lạnh biên giới. Bà con dân bản vui mừng cũng đúng thôi, bởi lẽ, nhờ cán bộ chiến sỹ Đồn Biên phòng Nà Hỳ mà dân bản đã có đường lớn để đi, các cháu học sinh cũng sắp có trường học mới.

Sam Lang là bản khó khăn nhất của xã Nà Hỳ. Vài tháng trước thôi, nhắc đến đường vào Sam Lang thì nhiều cán bộ chiến sỹ Đồn Nà Hỳ cũng phải thốt lên từ "ngán". Đoạn đường từ Trung tâm xã Nà Hỳ vào bản dài 17km nhưng đi xe máy phải mất hơn 2 tiếng đồng hồ, bởi nhiều dốc cao, đoạn thì bị suối cắt ngang, xe máy phải đi số 1, số 2 mới qua được. Đấy là mùa khô, vào mùa mưa, bản Sam Lang như là một ốc đảo, nội bất xuất, ngoại bất nhập, vì đường có độ dốc lớn, trơn trượt nên không ai dám đi xe máy. Nếu có đi bộ thì cũng rất khó khăn, do có nhiều suối cắt ngang đường.


Được sự hỗ trợ của doanh nghiệp, cán bộ, chiến sỹ Đồn biên phòng Hà Hỳ cùng bà con bản Sam Lang mở đường vào bản.

Bản Sam Lang có 85 hộ với hơn 400 khẩu, chia thành 3 nhóm dân cư, tỷ lệ hộ nghèo chiếm 63,5%. Bản có 2 điểm trường tiểu học và mầm non gồm 5 phòng học (4 lớp tiểu học và 1 lớp mầm non 5 tuổi) được dựng lên bằng tre, nứa, lợp mái gianh đã qua nhiều năm sử dụng. Hiện nay, Sam Lang có hơn 20 cháu đã đủ 4 tuổi nhưng vẫn chưa được đi học vì không có phòng học. Trước điều kiện khó khăn của Sam Lang, Đồn Biên phòng Nà Hỳ đã kêu gọi, vận động các tổ chức, cá nhân giàu lòng hảo tâm hỗ trợ xây trường học cho các cháu. Sau nhiều nỗ lực, đã có đơn vị tài trợ 400 triệu đồng để xây dựng trường học. Đó là Báo Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh.

Kinh phí, mặt bằng xây trường đã có nhưng còn một trở ngại lớn đó là con đường nhỏ hẹp, dốc đứng kèm thêm nhiều con suối cắt ngang cản trở việc vận chuyển vật liệu vào để xây dựng trường học. Sau nhiều cuộc bàn bạc, Ban Chỉ huy Đồn Biên phòng Nà Hỳ đã quyết định giúp bà con bản Sam Lang mở đường ô tô từ trung tâm xã vào bản. Nói là làm, với sự phối hợp của Doanh nghiệp tư nhân Việt Ánh, cán bộ chiến sỹ Đồn Biên phòng Nà Hỳ cùng dân bản Sam Lang san ủi, đào đắp để hạ dốc, mở rộng đường. Với tinh thần lao động hăng say, gấp rút, sau gần 2 tháng, con đường trong mơ của bà con dân bản Sam Lang đã hoàn thành. Đường mới rộng từ 3,5 - 4m, ô tô trọng tải 6 tấn đã có thể vào tận bản. Tại các vị trí suối cắt ngang đường, những cây cầu tạm đã được thay bằng những chiếc cống bi.

Thiếu tá Phương Công Quý, Đồn trưởng Đồn Biên phòng Nà Hỳ cho biết: Người dân bản Sam Lang đã trên 20 năm mơ ước con đường này, mọi khó khăn của bản cũng xuất phát từ việc giao thông không thuận tiện, không có nhiều cơ hội giao lưu, trao đổi với bên ngoài… Chính vì vậy, đơn vị đã cố gắng vận động các doanh nghiệp hỗ trợ máy móc, kinh phí cùng với công sức của cán bộ chiến sỹ và người dân mở đường. Trước là để phục vụ cho việc xây dựng trường học, sau là giúp bà con thuận tiện hơn trong việc đi lại, có nhiều cơ hội giao lưu, trao đổi hàng hóa phát triển kinh tế.

Ông Giàng A Chính, Trưởng bản Sam Lang cho biết: Cuối cùng con đường mà chúng tôi mơ ước hơn 20 năm nay đã có. Chúng tôi biết ơn cán bộ chiến sỹ Đồn Biên phòng Nà Hỳ nhiều lắm. Đường giao thông thuận lợi, ngôi trường mới sẽ nhanh chóng được xây dựng; bà con đi lại, trao đổi hàng hóa phát triển kinh tế dễ dàng hơn...
Bài, ảnh: Phạm Trung
====
Tôi không có ý đả phá gì bà con, cái tôi muốn đả là trò mèo của mấy con kền kền, cứ cho rằng đó là tiểu xảo để chúng giúp dân thì đó là một thứ tiểu xảo bệnh hoạn, và khốn nạn.

Vì nó làm hoang mang dư luận, một thứ dư luận vốn dĩ đã quá giả cầy và hời hợt rồi.

Biết đâu được đấy, nhề?!!!
===
Đọc thêm:
19/03/14 | 16 bình luận | 1 610 lượt xem
Bài viết “Chui túi nilon vượt suối: Đâu là tính chân thật của clip” được đăng tải trên ofviet.com đã thu hút đông đảo sự chú ý của cộng đồng mạng, rất nhiều ý kiến xung quanh bài viết này. Ofviet.com thực sự mong muốn nghi vấn của chúng tôi là sai. Còn gì tốt đẹp hơn thế nữa?
Tuy nhiên nghi ngờ thì vẫn cứ là nghi ngờ. Và chúng ta – bất cứ ai đều có quyền nói lên điều đó.
Trên trang face book của Hoàng Xuân, Lê Đức Dục (tác giả bài báo: Chui túi nilong để …qua suối) đã có những phản hồi về bài viết “Chui túi nilon vượt suối: Đâu là tính chân thật của clip” của ofviet.com, nhưng đó là những phản hồi chưa mang tính thuyết phục. Nhà báo Lê Đức Dục chưa đưa ra bất cứ một bằng cứ nào để chứng minh tính chân xác của bài viết, ngoài việc mời độc giả trải nghiệm thực tế tại Sam Lang.
Chúng ta cũng cần thực tế như vậy. Và tôi nghĩ rằng sẽ có những người sẵn sàng lên đường. Ofviet.com chờ phản hồi và cả phản hồi của tác giả bài báo.
Tuy nhiên trước khi có những trải nghiệm thực tế tại suối Nậm Pồ, chúng ta sẽ tiếp tục phân tích tư liệu từ clip do tuổi trẻ online cung cấp.
Trước tiên phải nói rằng những người đã từng phượt Tây Bắc đều biết suối Tây Bắc thường là có độ sâu khá lớn, vách đứng. Mùa khô nước có thể cạn trơ ra cả sỏi đá nhưng mùa mưa đó thực sự là con suối hung dữ với nước đục ngàu cuồn cuộn chảy.
Trong clip chúng ta bắt gặp dòng suối khá khác lạ.
2.chuan bi vuot suoi
Ở bức hình này cho thấy phần bên này (khu vực người đứng quay clip) của suối nông một cách bất ngờ. Nó gợi cho ta hình ảnh một bờ mương cấp nước hơn là một dòng suối mùa lũ thực sự. Và cũng chính ở bức hình này, ta có thể đo lường được phần nào chiều rộng của dòng suối được cho là suối Nậm Pồ.
Lũ lớn chia cắt đường xá, nhưng bản thân sự đi lại là nhu cầu tất yếu. Trong trường hợp người dân, thầy trò phải vượt suối lũ để đến trường hay người dân đi lại sẽ hình thành những lối mòn.
Bạn thấy gì ở bức hình này? 
chiec xe may nay se di dau
Theo các bạn thì những người đàn ông đang khênh xe máy và lội qua suối đi đâu? Ở phía bên kia nơi có gần chục người đang đứng hẳn phải có một lối đi để chiếc xe máy có thể tiếp tục hành trình của nó. Tuy nhiên ở góc quay cận cảnh lại cho ta một cái nhìn khác hẳn về “bến cảng” suối Nậm Pồ.
1543646_613237635422766_1292455809_n
Cận cảnh tại “bến cảng” của nơi được cho là suối Nậm Pồ hoàn toàn không thấy dấu vết của lối mòn, hay chí ít là việc bẻ lá vạch cây để người dân, học trò và cô giáo qua lại? Vị trí này không có dấu hiệu của sự qua lại. Từ “bến cảng” đó, chiếc xe máy mà mấy người đàn ông phải mạo hiểm tính mạng để khênh qua suối dữ sẽ đi đâu?
Có đường đâu mà đi?
Trong phản hồi của mình trên trang face book Hoàng Xuân, nhà báo Lê Đức Dục cho biết: Khu vực cô giáo cô giáo Tòng Thị Minh quay clip vượt suối trong túi nilon nằm phía trên, cách vị trí cây cầu vài chục mét. Nhà báo Lê Đức Dục cũng cho biết thêm: Khi cần thì người dân sẽ lựa chọn lối đi nhanh nhất và ngắn nhất.
Ofviet cho rằng lập luận trên là không thỏa đáng.
Khu vực có cây cầu cho thấy lòng suối Nậm Pô rộng hàng chục mét dù đang trong mùa nước cạn. Nhưng trên đó không bao xa, khoảng rộng của suối lại bị thắt nút  (theo ước tính của ofviet khi phân tích clip thì khoảng 5m). Với một chiều ngang hẹp như vậy, mùa nước lũ độ sâu của suối có thể vùi kín cả một tòa nhà 3 tầng chứ không có chuyện mực nước tới cằm người đàn ông có vóc dáng trung bình.
Và như vậy, độ dốc của địa hình khu vực quay clip sẽ là cực cao; mùa lũ đoạn này của suối Nậm Pô sẽ là một con thác. Không ai đủ sức vượt lũ, huống hồ là vác xe máy qua? Hay con trẻ bơi lội ùm ùm trên suối.
Nước lũ, suối dữ không gì có thể chịu nổi. Điều quan trọng hơn là vào mùa mưa, nước đổ về cuốn theo rất nhiều cây rừng, cành khô, củi mục … gần như không có gì cản lại nổi sức nước đó. Cái túi nilon mỏng manh kia liệu có chịu nổi một cành cây rừng va vào? Chúng ta nghĩ rằng đồng bào tại Nậm Pô thiếu những phương tiện vượt suối an toàn hơn cái túi nilon kia sao? Cực chẳng đã mới phải chui vào túi nilong phó mặc cho số phận sao?
Nhầm rồi.
Các bạn có biết rằng khi vào mùa mưa lũ, đồng bào nhiều nơi đã tháo những cây cầu tạm (bắc dùng trong mùa khô)? Không phải họ chỉ sợ lũ cuốn mất cầu đâu mà sợ hơn cả là người lạ không quen con nước, không biết lũ rừng sẽ đi qua cây cầu ấy, lũ về bất chợt, cuốn vùi cả người lẫn xe.
Người dân – đồng bào không đến nỗi vô trách nhiệm với tính mạng của mình, với tính mạng của người khác đâu.
Cô giáo Tòng Thị Minh cho biết trong chuyến đi về lại trường Sam Lang cô đã đi cùng đồng nghiệp của mình và hai người đã nhờ hai thanh niên đưa qua suối Nậm Pồ bằng cách chui trong bao nilon. Hành trình đi bộ hết bốn tiếng đồng hồ.
Giáo viên vùng cao về lại điểm trường trong các bản không thể đi tay không được. Các cô sẽ phải chuẩn bị cho mình khá nhiều tư trang để bám bản cõng chữ cho con em. Giáo án, tư trang cá nhân, quần áo và không loại trừ cả gạo.
Không giống như miền xuôi các cô có thể phải ở lại điểm trường cả tuần thậm chí cả tháng.
Vẫn biết là mục đích cao đep của Nhà báo Lê Đức Dục (tác giả bài báo: Chui túi nilong để …qua suối), vẫn biết về một thương hiệu lớn như Thanh niên, nhưng không thể nói rằng: Không tin tôi thì anh lên đấy mà xem. Thế nhiều người không lên được đó thì bị buộc phải tin những gì mà truyền thông cung cấp hay sao? Không tin là không được, là vô cảm, nhẫn tâm là gì gì nữa sao?
Đừng thử thách mãi lòng tin, hay tình thương bởi như thế dần dần chúng ta sẽ vô cảm, sẽ dửng dưng với những việc mà đáng ra chúng ta phải làm. Xin trích ở đây một bình luận của nick name Báo Già trên trang face book Diễn đàn nhà báo trẻ: “Nếu không vạch rõ chuyện này, chắc chắn sắp tới sẽ có một clip buộc dây vào cổ người để kéo qua suối. Tôi bắt đầu sợ rồi”
P/s: Một lần nữa chúng tôi hi vọng rằng mọi chất vấn, nghi ngờ của chúng tôi là không đúng sự thật. Xin chúc mừng người dân Nậm Pô sắp có một cây cầu. Chúc mừng báo Tuổi trẻ.
ofviet.com
=====
Sự vụ tranh cãi quanh clip chui túi nilon qua suối dường như sẽ không có điểm dừng và không có điểm chung về những lập luận, tranh cãi. Đã có rất nhiều những phản biện và cả công kích cá nhân tác giả bài viết: “chui túi nilon qua suối: Đâu là tính chân thật của clip”.
Không dừng ở đó, nhiều người đã chuyển sang hướng miệt thị cá nhân, đe dọa cá nhân. Thậm chí không ít người chấp nhận rằng dù cho đó là một clip không chân thật thì việc làm của một số phóng viên nhà báo báo Tuổi Trẻ là cần thiết, là cần để có một cây cầu.
Tranh luận là điều luôn luôn hữu ích. Nhưng văn hóa tranh luận là điều mà chúng ta nên học hỏi. Và quả bom truyền thông khi đi quá đà thì nó sẽ gây tác hại khôn lường, bởi vì đây là một phần hình ảnh về người dân của chính đất nước này.
Vậy clip đăng trong phóng sự “Chui tui nilon để … qua suối” có chân thật không?
Vấn đề sẽ trở nên cực kỳ tồi tệ và phi đạo đức trong trường hợp đây là một clip được dàn dựng với mục đích thúc ép chính quyền nhanh chóng xây cầu.
Với kinh nghiệm về Tây Bắc của mình tôi khẳng định rằng không một người dân nào lại đi vượt suối rừng trong lũ cả. Nếu có, họ chỉ làm khi có một việc gì đó cực kỳ bức bách, mang tính cấp cứu sinh mạng.
Tại thời điểm clip được cô giáo Tòng Thị Minh quay, suối Nậm Pồ đã rút nước, rộng khoảng 5m, độ sâu 1.5m không hơn. Một số người đã lựa chọn cách chui túi nilon vì không muốn ướt quần áo và ngại đi xa. Túi nilon chỉ đơn thuần là một phương tiện để chống ướt áo vậy thôi.
Đó không phải là hiện tượng phổ biến trong mùa lũ ở Nậm Pồ mà chỉ diễn ra vào một thời điểm nhất định với một số cá nhân nhất định.
Chuẩn bị vượt suối
Chuẩn bị vượt suối
Con suối Nậm Pồ lúc này không còn là con nước dữ nữa, nó trở thành điểm vui chơi cộng đồng, thành chỗ cho con trẻ bơi lội, hay đi câu, kiếm con cá, con tép. Nhưng nhà báo Lê Đức Dục mọi việc đã thổi phồng sự việc một cách quá đáng, hóa mù ra mưa và khóc than một cách quá đà, sai với sự thật.
Vậy có cần xây cầu không, Nậm Pồ là huyện mới của Điện Biên, huyện mới vùng núi thường rất nghèo, cái gì cũng thiếu thốn một cây cầu không chỉ giúp con trẻ tới trường mà còn là an sinh, là bình yên vùng biên và là cả nẻo kinh tế cho bà con. Bộ trưởng Đinh La Thăng đã làm, đó là việc được lòng dân, được lòng người Nậm Pồ và cả người Tây Bắc.
Tây Bắc còn cần chúng ta nhiều hơn nữa. Đó tuyệt nhiên không phải là việc thổi phòng, ỉ ôi than nghèo kể khổ quá mức cần thiết. Với nhà báo cần điều nghiên thật sự cẩn thận, cung cấp đúng thông tin vì đó là sự trung thực trong làm báo. Xin đừng hóa mù ra mưa? Đừng khóc than quá đà.
.daily mail
Mấy ngày nay báo chí nước ngoài đã đăng về sự vụ “người Việt Nam chui túi nilon để qua suối”. Tờ báo Dally mail ngày 20/3 đăng bài báo “Think your school run is bad? Incredible moment Vietnamese man takes his kids across a flooded river in a PLASTIC BAG”. Hình ảnh chúng ta đang trở nên kỳ lạ, bất bình thường trong mắt họ. Câu chuyện “chui túi nilon – cây cầu và thể diện quốc gia” hẳn sẽ giúp chiêm nghiệm nhiều điều.
P/s: Sau khi đưa ra lời mời thực hiện clip trải nghiệm việc chui túi nilon vượt suối, ofviet nhận được khá nhiều phản hồi đề nghị dừng thực hiện clip trải nghiệm nói trên. Ofviet sẽ quan tâm đến vấn đề này.
Một lần nữa chúng tôi khẳng định rằng ofviet tiến hành trải nghiệm thực tế để tìm ra sự thật về độ sâu và chiều rộng của con suối được cho là Nậm Pô vào thời điểm cô giáo Tòng Thị Minh thực hiện clip.
Nguồn: OfViet
===
 
Hài hước nhất là loạt tư tưởng, dù có đểu thì cũng hehe tốt, vì nhờ nó đã có một cây cầu!
Nói thế là vô tình chấp nhận cho việc cần phải sử dụng những trò hạ đẳng trong việc thực hiện mục đích tốt?
Đành rằng trong cuộc sống, đôi khi chỉ cần động cơ tốt, thì việc luồn lách, uốn éo một tí cũng chẳng sao, nhưng phải cân nhắc kỹ, cái uốn éo ấy lợi như nào, hại như nào?
Cân đo đong đếm chán rồi mới quyết, chứ không thể cứ ào ào lên chơi lấy được như thế.
Cái clip đưa lên mặt báo, giúp bà con có được một cây cầu, ấy là tốt!
Có đứa nó bảo, nếu thật tâm xây dựng, và giúp dân, sao không gửi cái clip đấy cho anh Thăng, cho Chủ tịch tỉnh Điện Biên kèm theo lời nhắn, nếu không giúp dân là em cho cả thiên hạ chiêm ngưỡng!
Thử xem nào?!
Cái clip mà thực chất là một trò đùa ấy, qua mồm đám báo chí cách mạng bỗng trở nên tai hại kinh khủng.
Tai hại như nào thì rõ rồi, dư luận nhìn nhận sai sự việc, chửi chính quyền như hát hay, hoặc giả sắp tới xuất hiện loạt clip cha đưa thòng lọng vào cổ con kéo qua suối í, vợ buộc dây thun vào trứng chồng lội qua sông í, nhề!
Hết bịa chuyện em liền bà hiếp dâm liền ông ở Hải Dương, tới chiện con cắt chân mẹ ở Hà Nội, qua chiện học sinh lớp 4 chưa biết đọc biết viết ở Nghệ An, hình như có những thằng những con mang danh nhà báo thợ chữ nhưng chúng nó chẳng từ một thủ đoạn nào.
Lại là Tuổi Trẻ, ai chưa biết vụ này thì đọc nha, đọc đi để biết mà bơn bớt nước mắt và tiết kiệm chửi rủa đi nhế hehe!
Xem video clip:
Nguồn video: Báo Nghệ an
===
Mời xem bài liên quan:

55 nhận xét:

  1. Thời gian và địa điểm quay clip "chung vào túi nilon vượt suối" khác với thời gian và địa điểm phỏng vấn ạ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Công Nông đối thoạilúc 09:48 22 tháng 3, 2014

      Cái quan trọng là vào ngày 10:02:32 28/02/2014 Báo Điện Biên đã có bài
      Đường vào Sam Lang
      Tại đó đã có thông tin:
      "Ban Chỉ huy Đồn Biên phòng Nà Hỳ đã quyết định giúp bà con bản Sam Lang mở đường ô tô từ trung tâm xã vào bản. Nói là làm, với sự phối hợp của Doanh nghiệp tư nhân Việt Ánh, cán bộ chiến sỹ Đồn Biên phòng Nà Hỳ cùng dân bản Sam Lang san ủi, đào đắp để hạ dốc, mở rộng đường. Với tinh thần lao động hăng say, gấp rút, sau gần 2 tháng, con đường trong mơ của bà con dân bản Sam Lang đã hoàn thành. Đường mới rộng từ 3,5 - 4m, ô tô trọng tải 6 tấn đã có thể vào tận bản. Tại các vị trí suối cắt ngang đường, những cây cầu tạm đã được thay bằng những chiếc cống bi."

      Thế thì bây giờ báo Tuổi trẻ tung video này để làm gì?
      Để cả thế giới chủ chính quyền VN phải không?

      Xóa
    2. Dạ thưa đại ca, cái mà đại ca trích dẫn không có cây cầu ở con suối Nậm Pồ ạ.
      Chính quyền VN dởm thì bị chửa cũng xứng, dởm thì phải chịu thôi. Còn không biết tự trọng nghỉ việc cho người khác làm mà ở đó trách móc.

      Xóa
    3. + Thời điểm quay clip, như anh Lê Đức Dục- (PV báo Tuổi trẻ, tác giả bài báo: Chui túi nilong để …qua suối) nói trên fb là vào tháng 8/2013, khi đó đã có cây cầu cũ như ở trong hình này:
      http://4.bp.blogspot.com/-RL_CYDTc-8I/Uyzrx66J9qI/AAAAAAAABjI/rc2ZNK1nkuU/s1600/7.jpg
      Và hình này:
      http://2.bp.blogspot.com/-VlX32JGoc6c/UyzqWF2vYgI/AAAAAAAABio/fV1lA2KjjhY/s1600/2.jpg
      Anh Lê Đức Dục còn cho biết:
      "Trong phản hồi của mình trên trang face book Hoàng Xuân, nhà báo Lê Đức Dục cho biết: Khu vực cô giáo cô giáo Tòng Thị Minh quay clip vượt suối trong túi nilon nằm phía trên, cách vị trí cây cầu vài chục mét".

      + Thời điểm tung video clip "Vượt suối bằng ... túi bóng" là ngày 17/3/14
      http://tv.tuoitre.vn/tin/9016/qua-song-bang-tui-bong
      Thời điểm này, con đường ô tô vào tận bản Sam Lang đã hoàn thành (báo Điện Biên ngày 28/2/14). Cây cầu cũ trên kia đã được thay thế
      "Tại các vị trí suối cắt ngang đường, những cây cầu tạm đã được thay bằng những chiếc cống bi".

      Xóa
  2. Rõ khổ. Thực tế trước mặt không chịu tin, cứ bới móc nhỏ nhen. Toàn tin vào thiên đường XHCN không hà!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
    2. Cái thằng Nặc Danh kia là thằng nào mà ăn nói láo toét thế. XHCN thì sao? mày tưởng chỉ có mỗi VN khổ à tất cả các nước trên thế giới cũng vậy mày thấy Châu Phi chưa? Còn khổ gấp vạn những người dân vùng cao VN ý mày giỏi thì đến đó mà ngồi sủa đi. Đồ rác rưởi

      Xóa
    3. Thiên đàng XHCN mà phải lôi Châu Phi ra để tự hào là sướng hơn họ ư? Sao mà khốn khổ thế!

      Xóa
  3. Báo TTXVN của Đảng nói nè:
    "Như tâm sự của Giám đốc Sở GTVT tỉnh Điện Biên Nguyễn Đình Giang, với một tỉnh miền núi nghèo, 98% ngân sách phải trông chờ Trung ương hỗ trợ, thu ngân sách 1 năm chỉ suýt soát 600 tỷ đồng, bằng một nhà máy dưới xuôi… thì những điểm qua suối nguy hiểm mà thiếu cầu như con suối Nậm Pồ (xã Nà Hì, huyện Nậm Pồ, Điện Biên) còn khá nhiều. Ai chẳng thắt ruột khi chứng kiến cảnh các em qua suối trong túi nilon như vậy, như Giám đốc Sở tâm sự chân thành."
    http://baotintuc.vn/xa-hoi/bo-truong-dinh-la-thang-chi-dao-lam-cau-nam-po-20140318163907166.htm

    Trả lờiXóa
  4. Em đã nói rồi, em cũng chã tin cái clip đó. Chúng ta đang sống trong thiên đường mà.
    Nếu sự thật là có thì cũng phải ém nhẹm nó đi. Đừng học đòi mấy thằng giãy chết cái gì cũng bạch hóa, có mà mang nhục mấy bác ạ.
    chẳng muốn tin, nhưng các ông lãnh đạo cứ nói là có. Buồn ghê!
    Hi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tranh biện đang đàng hoàng.
      Tháp xía vào. Châm chọc.
      Nói khác như Thanh Hùng.
      Biết ông ta có học.
      Tháp chắc có tuổi rồi?
      Mà vẫn như lũ nhóc.
      Sống cần sự trọng kính.
      Đừng để mọi người khinh.
      Bạn đọc rất tường tinh.
      Không dễ gì Tháp bịp.
      Tốt hơn nên thin thít.
      Muốn nói phải sáng, thành.
      Tháp đã hiểu lời Anh?
      Ngoan, Anh khen, Tháp nhé!

      Xóa
  5. Phạm Hoàng Đứclúc 09:56 22 tháng 3, 2014

    Đúng vậy, Điện Biên cần cầu, Tây Nguyên cũng cần. Miền trung cũng cần.
    Nhưng riêng địa điểm vào bản Sam Lang như video của báo Tuổi trẻ nêu thì không.

    Đường mới rộng từ 3,5 - 4m, ô tô trọng tải 6 tấn đã có thể vào tận bản. Tại các vị trí suối cắt ngang đường, những cây cầu tạm đã được thay bằng những chiếc cống bi.
    Báo Điện Biên

    Trả lờiXóa
  6. Bậy bạ!
    Cái anh Lê Đức Dục pv báo Tuổi trẻ này có "truyền thống" bậy bạ như đám Đỗ Hùng, Huỳnh Ngọc Chênh...
    Xuyên tạc, bịa đặt!
    Hắn có đến trường Sam Lang, hắn phải biết đường ô tô 3,3 đến 4 m, ô tô 6 tấn có thể vào tận bản.
    Vậy mà vẫn đạo diễn cái video này

    Trả lờiXóa
  7. Theo mình, do báo chí ta lâu nay toàn dựa vào tin tức của các hãng thông tấn phương Tây, lâu ngày rồi quen luôn cách thông tin một chiều, thường che đậy sự thật, chỉ phục vụ cho một mục đích đã định. Chứ Báo chí cách mạng Việt Nam làm gì có kiểu lừa đảo thế này. Càng ngày, càng buồn cho một số tờ báo Việt Nam ngày càng xa rơqì tôn chỉ, mục đích của mình.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Sửa lại như thế này cho đúng nè bác:
      "Theo mình, Báo chí cách mạng Việt Nam lâu ngày rồi quen luôn cách thông tin một chiều, thường che đậy sự thật, chỉ phục vụ cho một mục đích đã định. Chứ các hãng thông tấn phương Tây làm gì có kiểu lừa đảo thế này."

      Xóa
    2. Báo chí phương Tây hả?
      Xem đi:
      http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/03/bang-chung-lat-tay-chuyen-truyen-thong.html

      Xóa
  8. Cận cảnh tại “bến cảng” của nơi được cho là suối Nậm Pồ hoàn toàn không thấy dấu vết của lối mòn, hay chí ít là việc bẻ lá vạch cây để người dân, học trò và cô giáo qua lại? Vị trí này không có dấu hiệu của sự qua lại. Từ “bến cảng” đó, chiếc xe máy mà mấy người đàn ông phải mạo hiểm tính mạng để khênh qua suối dữ sẽ đi đâu?
    Có đường đâu mà đi?
    http://ofviet.com/wp-content/uploads/2014/03/1543646_613237635422766_1292455809_n.jpg

    Hố hố! Mấy con kền kền có cãi dc nữa ko?

    Trả lờiXóa
  9. Người viết entry trên rất ngu vè kiến thức khoa học - chắc là do không học về ngành kĩ thuật chăng ?
    - Thuyền và bè ( mảng ... ) không thể là phương tiện qua suối này ( cụ thể ) khi nước chảy như trong clip đã thấy ( xem nước chảy trôi người và "túi " ... )
    - Không thể lí luận suối rộng chừng 5m và sâu 1,5 m là không nguy hiểm !
    ...
    ...
    Cho dù dàn dựng với mục đích gì chăng nữa nhưng việc chui túi ni-lon qua suối là sự thực !
    Kết qủa là nhân dân vùng này có được cây cầu bao đời mơ ước , thì hành vi " giả " chui túi kia cũng đáng khen vì nó được "giả" với mục đích tốt.
    Hai cái sự "giả" : một là việc "giả" chui túi ni-lon qua suối để chính phủ "ban" cho dân cây cầu , hai là "giả" nhiều thứ để mua ụ 83M để đục khoét tiền dân , cái "giả " nào dễ thương ?

    Trả lờiXóa
  10. Em cứ cho là "VIDEO VƯỢT SUỐI BẰNG TÚI BÓNG" LÀ 1 TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH HƯ CẤU đi.
    Vậy cả một tòa báo tờ Tuổi Trẻ có dụng ý gì ?
    Tại sao lại biêu riếu chính quyền do Đảng CSVN lãnh đạo ra bàn dân thiên hạ, thế giới?
    Chính quyền ta do Đảng CS lãnh đạo theo đường lối của ông Lê nin, ông đứng sừng sững ở công viên, ông vào trong Hiến pháp.
    Nay các báo lại đưa đích danh ông Lê nin cùng nhiều ông khác là tên đao phủ của loài người?
    Theo em biết, ngoài tổng biên tập chắc chắn là Đảng viên, đa phần các phóng viên cũng là Đảng viên. Mà họ vẫn cứ viết?
    Hay là các nhà báo ấy đã dẹp lý tưởng (?) Cộng sản qua bên, để viết lên sự bất công, lừa dối, đói nghèo sau gần 70 năm Đảng độc tôn lãnh đạo? ( Các bác đừng bảo em nâng quan điểm nhé! )
    Các nhà báo đó đã không mù quáng “Dù còn một đốm lửa nhỏ cũng phải tạo ra niềm hy vọng” theo lời Đảng nữa.
    Còn các anh chị ở đây vì gì , mà cố gắng “Dù còn một đốm lửa nhỏ cũng phải tạo ra niềm hy vọng” ,
    Các anh chị ở đây cho luôn các nhà báo vào đám Việt Tân, rận chủ có khi họ lại khoái, vì bây giờ đang là mốt mà lại! ):)
    Ôi, đốm lửa nhỏ !
    80000-tuyen-truyen-vien-mieng, nếu kể cả viết nữa thì ... Chịu! (:(
    Nguồn: http://laodong.com.vn/xa-hoi/ca-nuoc-co-gan-80000-tuyen-truyen-vien-mieng-99679.bld

    Trả lờiXóa
  11. Không phải tất cả các nhà báo, cháu Sinh viên ạ. Mà chỉ một số nhà báo mất dạy, một số tờ báo sai phạm đã bị xử phạt và còn một số báo có sai phạm nhưng chưa bị xử phạt.
    Đốm lửa giề?
    Nếu có thì đó chỉ là những quái thai trong làng báo, cần phải đuổi cổ nó đi, như tên Đỗ Hùng chẳng hạn.

    Trả lờiXóa
  12. Xem kỹ cái cầu đi mấy bố: Đó là cầu tạm qua suối Nậm Pồ trong mùa khô sẽ được gỡ bỏ để tránh bị cuốn trôi trong mùa lũ.
    http://tuoitre.vn/Ban-doc/598867/den-sam-lang-moi-tin-la-chuyen-that.html
    Toàn phán bừa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mùa nước lũ cầu còn sợ bị trôi mà người dám bơi qua suối kéo theo người khác trong bao nilon sao?

      Xóa
  13. Bài báo này chắc chắn là nằm trong số bài giải nhất báo chí năm nay, vì tác động thiết thực của nó đối với xã hội.
    Các DLV cả đời cũng không làm được một bài như vậy.

    Trả lờiXóa
  14. Ngày 19.3.2014, trang chủ có đăng bài về chủ đề này với 65 phản hồi. Định bụng gõ còm, nhưng
    nghi hoặc rồi thôi. Nghi hoặc nhưng tiếc mình không đủ năng lực, trình độ, điều kiện tiếp cận thực tế, đành câm thin thít. Nay đọc bài viết của Khù Văn Khoằm, tôi thực sự kính nể và thán phục Bác ấy. Cám ơn Bác Khoằm. Cám ơn Cô chủ. Nói gọn: Một cái còm hay nhất, thật nhất, gọn nhất trên Google.tienlang hồi giờ, tôi xin bình chọn cho Bạn Nặc Danh 13:02 Ngày 23 tháng 03 năm 2014! Chỉ xin sửa một chữ: Nhiều vị"chuyên phản biên" thay cho"Các DLV'.

    Trả lờiXóa
  15. XYZ lại định nho nhe gì đó ? Bài viết của người ta mà ông sửa sao được, giờ muốn làm "cây kéo kiểm duyệt" nữa à ? Ông hãy sửa bài của mình kìa, bữa nay mới là ngày 22/3/2014 mà ông đã "bình chọn cho Bạn Nặc Danh 13:02 Ngày 23 tháng 03 năm 2014!" rồi đó.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hệ hệ hệ ...!!! Lão nhà dáo XYZ làm nhiều nghề nhỉ??? Vừa là nhà tuyên dáo định hướng, vừa là nhà kiểm diệt, vừa là DLV gộc... bổng lộc thế ăn răng hết???

      Xóa
    2. Mày chưa hãi hay sao,
      Hỡi thằng Tư Trời Biển?
      Mọi người nói đàng hoàng.
      Còn mày? Chuyên láo luyến!
      Bụng hẹp hơn ruột kiến.
      Chuyên vạch lá tìm sâu.
      Ai nghe mày nói đâu?
      Nói như mày nên: Biến!
      Rõ chưa, Tư Trời Biển.
      Con chó đội lốt người...

      Xóa
    3. Bến tre thân mến, hổng biết ông đã bao tuổi rồi nhưng căn cứ vào lời lẽ thì chắc chắn ông là người không được học hành gì nhiều. Thấy ông XYZ mải mê việc đòi sửa bài của người khác mà không biết bài của chính mình đang sai, cần sửa nên Tư tui góp ý chân thành, cớ sao XYZ - người được góp ý - và mọi người chắc cũng thấy sự góp ý của Tư tui là chính xác nên im lặng thì ông lại nói Tư tui "bụng hẹp hơn ruột kiến" chuyên láo luyến, vạch lá tìm sâu ? Ông nên suy nghĩ kỹ lại chuyện này sẽ thấy vì sao Tư tui dùng từ "học hành không nhiều" dành cho ông.

      Người và chó là 2 loài khác nhau và chó không đọc được chữ viết của người. Tôi đọc được chữ viết của XYZ và còn phát hiện có điểm sai, điều đó được mọi cá thể khác và chính bản thân XYZ không phản đối, vậy tôi và XYZ là đồng loại. Vì lẽ đó nếu ông bảo tôi là "Con chó đội lốt người.." thì ông cũng bảo XYZ là Chó đội lốt người. Riêng ông không đọc được chữ viết của XYZ nên không biết nó có điểm sai vì vậy ông khác loài với ông XYZ, đồng nghĩa với khác loài với Tư tui.

      Tư tui không muốn khẳng định vậy Tư tui và XYZ là loài gì còn ông khác loài với Tư tui và XYZ nhưng chính xác ông là loài gì. Để khách quan nhận định hay hơn.

      Xóa
    4. Mày chỉ ra cho tao:
      Chỗ nào mày "tranh luận"?
      Hay mượn đất diễn đàn,
      Để bán rao, phản động?
      Nói cho mày biết chừng,
      Bớt mồm để giữ thân.
      Tiếp. Gặp tao chỗ khác.
      Khi đó đừng kinh ngạc:
      Anh Tre hãy thương em!
      Luật pháp cứng nhưng mềm.
      Đang chờ Tư Trời Biển.
      Mày ráng mà bạo miệng...
      Anh Tre đang theo mày.
      Nhân thân mày, trong tay.
      Mày đừng "Tre thân mến!"
      Nghe mềm đến mót cười.
      Ngẫm còm tao. Mày rõ?

      Xóa
    5. Ồn ào quá ông Bến Xe ơi, ông tưởng ông là ai mà lên blog đe dọa bạo lực người này người khác hả??? Nói nhẹ ông không nghe thì biến mẹ cho rồi, cho Con Người khỏi bực mình!

      Xóa
    6. Đốm lửa nhỏ đã phát khùng rồi! =((((((
      Khi làm cho các anh ý nổi điên, là thành công đó, bác Tư!
      " Ngẫm còm tao"!
      Chết cười với anh , và xấu hổ thay cho ai ở Bến Tre! (:(

      Xóa
    7. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
    8. @ Bến Tre : Tư tui tranh luận khá nhiều chổ, dưới đây là 2 ví dụ :
      1-Beo, Báo gì đó cùng một số dư luận viên nói Đỗ Hùng mất dạy với Tổ quốc, Tư tui lý luận để chứng minh Đỗ Hùng không mất dạy với Tổ quốc. Đó là tranh luận.
      2-Bến Tre nói tôi là "Con chó đội lốt người" và tôi đã chứng minh điều ngược lại. Đó là tranh luận.

      Nếu ông không thích tranh luận hoặc tự thấy mình phản biện không được thì ông có quyền im lặng, đừng nên (kể cả khi ông thật sự có quyền lực trong tay) hù dọa như vậy, có hay ho gì và chắc gì người khác đã sợ.

      Xóa
    9. Đã kết luận xong rồi.
      Hỏi Tư là hỏi thôi.
      Mực đen và giấy trắng.
      Thể hiện trong phản hồi.
      Không hù dọa phí lời.
      Cứ mạnh mồm, Tư rõ.

      Xóa
  16. Nếu đã có cầu ô tô 6 tấn đi qua được thì ông Thăng - bộ trưởng phê duyệt xây cầu treo làm gì nhỉ?
    -----
    Người Quan sat 10:27 Ngày 22 tháng 03 năm 2014

    + Thời điểm quay clip, như anh Lê Đức Dục- (PV báo Tuổi trẻ, tác giả bài báo: Chui túi nilong để …qua suối) nói trên fb là vào tháng 8/2013, khi đó đã có cây cầu cũ như ở trong hình này:
    http://4.bp.blogspot.com/-RL_CYDTc-8I/Uyzrx66J9qI/AAAAAAAABjI/rc2ZNK1nkuU/s1600/7.jpg
    Và hình này:
    http://2.bp.blogspot.com/-VlX32JGoc6c/UyzqWF2vYgI/AAAAAAAABio/fV1lA2KjjhY/s1600/2.jpg
    Anh Lê Đức Dục còn cho biết:
    "Trong phản hồi của mình trên trang face book Hoàng Xuân, nhà báo Lê Đức Dục cho biết: Khu vực cô giáo cô giáo Tòng Thị Minh quay clip vượt suối trong túi nilon nằm phía trên, cách vị trí cây cầu vài chục mét".

    + Thời điểm tung video clip "Vượt suối bằng ... túi bóng" là ngày 17/3/14
    http://tv.tuoitre.vn/tin/9016/qua-song-bang-tui-bong
    Thời điểm này, con đường ô tô vào tận bản Sam Lang đã hoàn thành (báo Điện Biên ngày 28/2/14). Cây cầu cũ trên kia đã được thay thế
    "Tại các vị trí suối cắt ngang đường, những cây cầu tạm đã được thay bằng những chiếc cống bi".

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thì ngồi tận Nhật bủn, phê duyệt dự án căn cứ theo mấy cái video bá láp của mấy anh nhà báo mất dạy.
      Mấy anh ở địa phương thì lợi ích cục bộ, có xiền trên rót cho là ok!

      Xóa
  17. Báo Sức khỏe và Đời sống:

    Chủ trang ofviet thách thức thực nghiệm clip “chui túi nilon để….qua suối”

    Chui túi nilong vượt suối: Đâu là tính chân thật của clip?
    Bộ trưởng Đinh La Thăng nhắn tin cho cô giáo qua suối bằng túi
    Cô giáo chui túi nilon qua suối, bộ trưởng quyết làm cầu ngay
    Cô giáo chui túi nilông qua suối: Giám đốc Sở GD - ĐT nói gì?
    Chui vào túi nilông để... qua suối

    Trước sự quan tâm của độc giả về bài “Chui túi nilon để … qua suối: Đâu là tính chân thật của clip”, bạn đọc Phan Quang tiếp tục gửi cho Sức khỏe & Đời sống bài phân tích clip trên. Bài viết thể hiện quan điểm riêng của độc giả Phan Quang (diễn đàn ofviet), không phải quan điểm của tòa soạn. Tòa soạn trân trọng các ý kiến phản biện trên cơ sở khách quan, khoa học và trung thực.

    Những tranh cãi kịch liệt đã bùng phát sau khi ofviet đăng bài “chu túi nilon để … qua suối: Đâu là tính chân thật của clip”. Nhưng dù tranh luận kịch liệt thế nào thì sự chia sẻ cảm thông với những vất vả, nguy hiểm của bà con Nậm Pồ nói riêng và bà con miền núi nói chung vẫn là điều mà chúng ta đang có.

    Xây cầu là cần thiết. Bộ trưởng Đinh La Thăng đã hạ lệnh làm cầu. Ông biết cây cầu là hữu ích bà con, ông quyết là làm ngay. Đó là những cái được, đó cũng là thành công của báo Tuổi Trẻ. Và đó còn là niềm vui chung của cộng đồng.
    (Ảnh chụp từ clip chui vào ni lông qua suối)

    (Ảnh chụp từ clip chui vào ni lông qua suối)

    Với Clip được Tuổi Trẻ cung cấp, nếu như nội dung chân thật hoàn toàn thì theo cách nhìn của ofviet đó cũng là một địa điểm gần như nơi vui chơi cộng đồng của mọi người trong bản. Trẻ con vẫn bơi lội, người lớn vẫn đi câu và dòng suối đem lại cho họ những điều đó.

    Tại vị trí quay clip, chiều rộng thực tế của nơi được cho là con suối Nậm Pồ hung dữ mùa lũ trong clip chỉ khoảng dăm mét không hơn. Do lội xiên theo dòng nước nên quãng đường qua suối có thể lên tới 10 đến 11m. Thời gian 24s chính là thời gian vừa đủ để người đàn ông kéo cái bọc nilon trong đó có một người nặng tầm 45kg lội qua chừng 10 – 11m suối (xin xem clip). Nếu chỉ rộng tầm 8 hay 10m thôi thì sức nước tăng, quãng đường lội suối cũng tăng. Những đứa trẻ sẽ vì ngạt thở mà phá tung túi. Điều rõ ràng là ba người không thể cõng xe máy bơi qua sông. Mực nước sâu nhất của nơi được cho là suối Nậm Pồ chỉ tầm 1.5m. Chính điều này đã phủ định hoàn toàn những gì mà nhà báo Lê Đức Dục nói về một suối Nậm Pồ hung dữ.

    Chỉ có điều rằng, trong phản biện của mình: Nhà báo Lê Đức Dục nói rằng đừng hỏi vì sao dân phải chui vào túi nilon, hãy hỏi nhà nước làm gì để dân phải chui vào túi nilon. Nhà báo quên cây cầu Nậm Bồ mùa cạn kia à? Có cái cầu dài mấy chục mét thế, không làm nổi cây cầu con con qua 5m chiều ngang của suối (khi mùa lũ) là sao?

    Bà con mình còn rất vất vả, cái ăn cái mặc còn thiếu, nhưng bà con không vô trách nhiệm với chính tính mạng của mình, của người khác. Rút cầu trong mùa lũ không phải chỉ vì sợ nước cuốn đâu, bà con sợ vì người lạ không quen vượt suối trên cây cầu đó, lũ về bất chợt cuốn cả người lẫn xe.

    Truyền thông ngày hôm nay vì một clip cho người vào túi nilon lội qua suối mà có 3.5 tỷ xây cầu; ngày sau sẽ có clip tròng dây vào cổ người dân kéo đi để có 5 hay bẩy tỷ? Rồi lại bảo rằng dân không có sự lựa chọn nào khác. Hình ảnh quốc gia, hình ảnh người dân sao nỡ làm như vậy?

    Về phần ofviet, chúng tôi phản biện với mong muốn góp thêm một cách nhìn trung thực và khách quan về những sự kiện đang và sẽ xảy ra, để truyền thông thật và gần với đời sống bà con nhiều hơn. Nếu những dữ liệu chúng tôi đưa ra chưa thuyết phục được bạn đọc thì ofviet sẽ tổ chức thực nghiệm công khai và post clip review trên trang của chúng tôi. Yêu cầu nơi thực địa là mực nước sâu trên 1.5m, có dòng chảy khá mạnh. Thời gian thực nghiệm chúng tôi sẽ cố gắng thông bao chính xác đến các bạn một cách sớm nhất. Chúng tôi chỉ chứng minh tính trung thực của clip chứ tuyệt nhiên không có ý về việc sự cần thiết phải xây cầu cũng như không phủ nhận sự hung dữ của lũ rừng mùa mưa. Cám ơn các bạn đã quan tâm và mong rằng sự quan tâm đó dài hạn hơn

    Độc giả Phan Quang

    Trả lờiXóa
  18. Hoc sinh mẫu giáo vùng caolúc 17:18 22 tháng 3, 2014

    Nhìn từ trên xuống dưới,
    Vẫn vài chó đấy thôi,
    Cu đơ, tư trời biển,
    Đồng tháp , sinh viên bòi.

    Chó sủa cứ mặc chó,
    Là người ta cứ đi.
    Chó sủa vui xóm, chợ.
    Mất chăng mỗi tiếng SÌ.

    Trả lờiXóa
  19. Hãy đến và trải nghiệm.
    Có ai giám lên, sống và làm việc ở đó không?

    Trả lờiXóa
  20. Chiến sĩ Rân trủlúc 20:51 22 tháng 3, 2014

    Kết luận:
    Anh cu Lê gì Dục báo Tuổi trẻ cũng là Rận như Đỗ Hùng, Huỳnh Ngọc Cheeng, ng thông, ng quang lập hay tư nổ, xích , đụ đu, sinh viên .... ở Gúc gù.
    Mà đã là RẬN thì phải NGU;
    Chỉ NGU mới làm dc RẬN!
    Đó là chân lý!

    Trả lờiXóa
  21. Với những thông tin mới gần đây thì việc chui túi nilon vượt suối có ít nhất 2 khả năng.

    1. Trò chơi của một vài cô giáo chứ không phải của tất cả các cô trong trường. Các cô này một là vì ham vui, muốn thử cảm giác mạnh, hai là ngại ướt áo, ba là ngại đi thêm mấy trăm mét nữa nên mới rúc túi nilon nhờ người khiêng qua.

    Khi Soha đăng bài phỏng vấn ông Thiếu tá gì gì ở cái đồn gì gì giờ anh quên mất gồi. Ổng có nói: Là có nghe thấy cô Minh xinh tươi chui vào túi nilon vượt suối, anh em cấp dưới vô bản về cũng kể là cô Minh kể thế.

    Báo chí lên quần thảo trên đó nhiều mà không nghe nói về phương thức vượt suối trong túi nilon. Bản thân báo Tuổi trẻ cũng chỉ nhắc tới có hai cô giáo và họ cũng chỉ đi theo cách này có 9 lần thui.

    Nếu người dân nào muốn qua suối mùa lũ mà cũng phải đi thế này thì lính biên phòng trên đấy họ không ngồi yên đâu. Dân chả làm thuyền, làm mảng thì họ làm. Cần thì đồn cử lính đến tận nơi đưa dân qua. Dĩ nhiên là khi suối đã tương đối an toàn và đéo còn đường nào khác để vượt suối.

    Điều này chứng tỏ việc chui túi nilon chỉ là trò của một số người không phổ biến trong cộng đồng Sam Lang. Nói đúng hơn đây là những trường hợp hi hữu cá biệt muốn trải nghiệm cảm giác mạnh và ngại ướt áo thế thui.

    Nhưng nhà báo nhớn Lê Đức Dục với tình thương mến thiết tha của mình đã chém thành phương tiện vượt lũ của cô trò trường Sam Lang, của người dân. Táo gan hơn nhà báo còn làm ra quả bom tình thương kê thẳng vào ngực cha Đinh La Thăng, khiến cha ấy phát hoảng, cuống cuồng ra lệnh xây cầu.

    Cầu xây rùi, bỏn vẫn muốn thử cảm giác chui túi thì làm sao?

    Giả thuyết thứ 2. Tuổi trẻ dựng clip, nhằm chế bom truyền thông khủng bố chính quyền.Giả thuyết này chưa đủ bằng cớ để kết luận nhưng vẫn khó có thể loại trừ.

    Tất cả mới đang là giả thuyết, nhưng cái trên anh cầm đến 90%, 10% cho giả thuyết thứ 2. Hiện giờ chỉ chờ vào điều nghiên thực tế để chốt hạ vấn đề.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng ra là 90% cho giả thuyết 1, 5% giả thuyết 2 và 5% nếu anh sai toét.

      Xóa
  22. Tư Trời Biển chê ông Bến Tre là "người không được học hành gì nhiều".
    Vậy ông học đến đâu mà chê người?
    Được biết những người học càng cao thì càng khiêm tốn, họ không bao giờ chê người khác ít học.

    Trả lờiXóa
  23. Trước đây ở Google.tienlang tôi cùng nhiều ng đã có đại chiến với ông Sông Hàn, nhưng về chủ đề liên quan đến ông Dương Trung Quốc dốt sử lại tinh tướng thành ra xuyên tạc lịch sử. Còn vụ về anh Cù Huy Hà Vũ tuyệt thực cũng thế.
    Nhưng chuyện nào ra chuyện đó. Tôi không có tính thù dai.
    Mà cũng công nhận ông Sông hồi này tiến bộ, không còn chửi bậy như trước!
    Chúc mừng!
    Và tôi hoàn toàn ủng hộ quan điểm của ông trọng vụ "Vượt suối bằng túi bóng" này.
    Nói phải thì củ cải cũng phải nghe!
    Đơn giản vậy thôi!
    Vụ này đã quá rõ: Mấy anh chị báo Tuổi trẻ nếu ko phải là người cố tình đạo diễn cho clip bậy bạ này thì cũng là ng đồng lõa khi đăng nó.
    Còn cái cô giáo tóc đỏ kia, chắc cũng là dạng đú đởn, đua đòi. Trông cái mái tóc là biết. Cũng có thể cô ấy thích đú đởn, thích cảm giác mạnh nên cùn với mấy anh trai bản dựng cái trò nghịch này.
    Nhưng nếu ko có mấy anh nhà báo bố láo, bậy bạ của báo Tuổi trẻ thì vụ này ko thể thành 1 xì can đan lớn như vậy!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông này chỉ được cái tài đi copy bài nơi khác về chứ có gì mà huênh hoang. Bài lịch sử kia tôi có theo dõi, trang này chơi trò bẩn, trích 1 câu của SH rồi tung lên giật tít như báo lá cải. Còn lũ các ông muốn dìm ông DTQ nên mới lôi cái trò clip của đám SV công nghệ kia ra. Mà tại sao dìm ông DTQ? Vì ông ta thích căn vặn Thủ tướng, là chủ của đám dlv ở đây.

      Xóa
  24. TƯ TRỜI BIỂN đúng là con người nhỏ mọn, chỉ có viết nhầm ngày 22/3 thành ngày 23/3 mà cũng mang ra chỉ trích.

    Trả lờiXóa
  25. "Chui vào..." - LÃNH ĐẠO CHUI VÀO TÚI NÀO?
    * Phải chăng Bộ GTVT và các địa phương chỉ nhăm nhe dán mắt vào các Dự án lớn, đắt tiền để “A-B có chùm khế ngọt thật to chia nhau”?
    ... Vào mùa lũ, các thầy cô giáo, học sinh ở bản Sam Lang phải chui vào túi nilông và nhờ người biết bơi kéo qua suối… Có đi mới tin là thật
    Những người dân bản nói đến mùa lũ chiếc cầu lại được tháo đoạn giữa ra, kéo về hai phía, mùa khô đến lại kéo cầu ra. Và từ Nà Hỳ vào Sam Lang, dù Nậm Pồ là con suối lớn nhất nhưng những con suối còn lại cũng khiến chuyện đi lại của dân bản càng cam go hơn.
    >> Vượt sóng dữ ....
    >> Bao nhiêu mạng người nữa…?
    Bao giờ thì có những cây cầu treo dân sinh vượt suối trên tuyến Nà Hỳ - Sam Lang cho các thầy cô và học sinh có thể an tâm tới trường, cho người dân bình an lên nương?
    Chúng tôi nghĩ chắc sẽ còn lâu mới có thể xây ở đây những cây cầu vượt suối. Bởi ngay trục đường chính nối từ tuyến đường Mường Chà đi Mường Nhé chạy vào huyện lỵ Nậm Pồ còn chưa được thi công tử tế thì chuyện làm cầu treo vào bản chắc còn phải rất lâu nữa!
    >>Thầy giáo tự trách bản thân khi xem ...
    >>Trường mẫu giáo Sam Lang: Có ai rơi nước mắt?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Và vì rất lâu nên không thể biết các thầy cô giáo và học sinh nơi đây sẽ có thêm cách nào khác để qua suối mùa lũ.
      Các cô giáo chui vào những bao nilông và ngồi lọt thỏm trong bao cho miệng bao trùm kín quá đầu. Những thanh niên trai bản biết bơi sẽ túm gọn miệng bao “đựng” cô giáo và kéo các cô bơi vượt qua suối...
      =>>Bấm vào đây: Mời ông Đinh La Thăng, cùng ‘bộ sậu, lãnh đạo tỉnh Điện Biên và 15 tỉnh miền núi xem chi tiết và VidioClip – báo Tuổi Trẻ
      ------------------------
      > ** TIN (TỨC) MỚI NHẬN: Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng nhắn tin đến cô giáo Tòng Thị Minh, người quay video clip các thầy cô, học sinh phải chui vào túi nylon để vượt suối đến trường có đoạn: “Cảm ơn em, anh sẽ cho anh em nghiên cứu để làm sớm 1 cây cầu treo. Còn đường thì tỉnh phải có trách nhiệm, anh sẽ có ý kiến với tỉnh. Chúc em khỏe’…!
      ** Điệp khúc lâu nay vẫn vậy, Trung ương tỏ ra quan tâm, Bộ chỉ đạo, giao cho tỉnh, tỉnh giao cho ngành, ngành giao cho cơ sở...Cơ sở xin kinh phí, không được như ý, trơ lỳ ra, kéo câu dầm, rồi...Bộ nói rồi coi như xong/Người dân dài cổ chờ mong tháng ngày!... (BẤM VÀO CHỮ XANH)> và TƯ DUY ‘BỊT LỖ RÒ’ l Cũng như Siêu trụ sở Bộ GTVT ..; ngang ngửa khác nào chiêu trò bày đặt xây dựng Trụ sở Bộ GTVT , để rút ruột ngân khố quốc gia !? Tin nhắn của ông Thăng có là cái thá gì, nếu không vì giải quyết khâu oai và tự nâng điểm?!...
      Bùi Văn Bồng

      Xóa
    2. http://bongbvt.blogspot.com/2014/03/chui-vao-tui-nilong-e-qua-suoi.html

      Xóa
    3. Công Nông đối thoạilúc 13:58 23 tháng 3, 2014

      Biết ngay mà, Một cái video clip đểu, xuyên tạc bịa đặt rồi làm cái cớ cho mấy anh rân trủ Bùi Văn Bồng chọc ngoáy chửi bới chế độ.
      Bà con vùng cao còn nhiều khó khăn. Đúng.
      Nhưng nếu như tên nhà báo kia phản ánh trung thực như những tấm hình trong bài của VOV, của báo Điện Biên trên kia thì đâu đến nỗi?
      Cả 2 bài báo đều nói về cùng 1 xã
      Ngôi trường này, cùng xã Nà Hỳ

      http://vov.vn/Uploaded/haphuong/2013_12_29/IMG_7404%20copy.jpg

      Ngôi trường xây 2 tầng kiên cố
      ....


      Xóa
  26. Chiến sĩ Rân trủlúc 08:09 24 tháng 3, 2014

    Vụ này như vậy là đã có kết luận: Anh nhà báo Lê Đức Dục báo Tuổi trẻ là đầu têu trong việc tung cái clip xuyên tạc bậy bạ cốt để lũ rận chửi bới chính quyền.

    Do vậy, từ nay anh Dục chính thức được nhận danh hiệu "Lều báo Rận", sánh ngang với cỡ Đỗ Hùng, Huỳnh ngọc Cheng, Nguyễn Thông, Mai Thanh Hải, Đào Tuấn....

    Vậy đề nghị chủ nhà xếp bài này vào cùng nhóm bài về mấy lều báo rận cho họ có anh có em.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhất trí với kiến nghị của ông Chiến sỹ.

      Xóa
  27. Lâi không vào gú gồ chấm tiền làng, nay đọc bài này cùng các còm thấy tệ quá, tất cả đều duy ý chí, cho rằng phán đoán của minh là chuẩn cho dù sự thật khách quan có thế nào đi chăng nữa. Để bảo vệ lý lẽ của mình, người ta sẵn sàng xúc phạm cả cô giáo, người vượt mọi khó khăn để dạy các học trò nhỏ, bất chấp quyền làm đẹp của phụ nữ... gú gồ chấm tỉên lãng đâu rồi.

    Trả lờiXóa
  28. Hôm nay rảnh, vào nhà mụ beoth, thấy cái này, copy về, xin lỗi mụ vì không xin phép trước.CUỒNG BIỆN
    copy của Ngọc Quang Bùi, viết về vụ chui vào túi nilong qua suối của Tuổi trẻ
    Phản biện, cứ tôi phản-biện là tôi tồn tại, tôi phản-biện là tôi tài-giỏi. Cái đếch nào cũng phản cũng biện được, kể cả xỉa vào cái cầu cho trẻ con.
    Mà nói thật, chị M/Thùy, mình đã gặp, trò chuyện và biết đủ lâu, và mình tin ở cái người phụ nữ dám đu dây một mình xuống nhà giàn kia; kỷ lục ra Trường Sa kia (đi mùa Tết, không phải "mùa bà già đi biển").
    Cũng nói thật, mình cũng đã đôi lần lếch thếch đến cái nơi những cô giáo tay cầm smartphone hẳn hoi, diện giày cao gót hẳn hoi, nhưng đoạn đường để vào chỗ đấy, mưa 1 tiếng đồng hồ thì đếch ông nào dám cầm lái chạy vô, kể cả cầm lái xe máy. Nơi ấy, quanh năm chỉ 1 đám người ấy, ngó qua - ngó lại.
    Cũng nói luôn, nhiều chỗ mình đến, bọn mình chân-lấm-tay-bùn đúng nghĩa, lôi-thôi-lếch-thếch đúng nghĩa trong khi các cô giáo, thầy giáo đóng cà vạt, mặt-hoa-da-phấn, hớn hở. Hỏi thấy thế nào? Phản cảm con mẹ gì: 1 năm may ra có đúng đôi ba lần được diện vào, thương không? Thế chụp hình, quay phim cô giáo miền núi, thì phải bảo em về mặc đồ cũ vào cho nó xuyệt tông với núi rừng à? Ai giỏi, mở miệng nói đi!
    Trẻ con, mới chết thêm vài đứa trẻ con, là cái cớ để than khóc ngập mặt báo, rồi đạo mạo chê trách, rồi chửi bới cả cái "làng". Đếch cần bảo nhấc cái chân lên mà đi, vì có đi, cũng đếch tới được. Chỉ cần có chút nơ-ron thần kinh, động đậy nó tý, sẽ biết cái phản - cái biện của mình, nó sẽ "được" cái gì?

    từ từ đợi tìm hình minh họa

    Trả lờiXóa
  29. Cám ơn bạn đã giới thiệu sản phẩm của cty
    Túi giấy có thể được thiết kế tạo mẫu tùy thuộc vào tính chất và đặc điểm của từng ngành nghề
    Tags: in túi giấy ép kim

    Trả lờiXóa