Thứ Bảy, 15 tháng 3, 2014

CRƯM: ĐÊM YÊN TĨNH TRƯỚC NGÀY LỊCH SỬ


Ngày mai, Chủ nhật, 16 tháng Ba sẽ là thời khắc phân định số phận của Crưm: Tất cả cư dân nơi đây sẽ đi bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý để quyết định một vấn đề lịch sử: Có trở về với Đất Mẹ- Nước Nga hay không?




Một tấm áp phích kêu gọi người dân đi bỏ phiếu vào hôm 16/3 tại thành phố Sevastopol
Một người bạn của chúng tôi từ Crưm vừa gọi điện cho biết: Bây giờ tại Crưm là 18:50 phút, muộn hơn 5 tiếng so với giờ Hà Nội. Trời tạnh ráo. Cả ngày hôm nay thời tiết nơi đây rất đẹp. Nhiệt độ ban trưa là 16 độ C. Còn bây giờ đang trở lạnh, nhiệt độ ngoài trời hạ xuống còn 9 độ C. Theo dự báo, đêm nay trời tiếp tục trở lạnh. Sáng sớm mai, nhiệt độ còn 4 độ. Đến trưa có nhích lên chút nhưng cũng chỉ 5- 6 độ C.

Đến giờ này có thể khẳng định, bán đảo Crưm đã hoàn toàn sẵn sàng cho cuộc trưng cầu ý dân vào ngày mai- Chủ Nhật, 16 tháng Ba. 
 Người dân Crưm chuẩn bị những công việc cuối cùng cho ngày mai...

Các lá phiếu đã được in và đưa tới 27 ủy ban bỏ phiếu của khu vực. Đề phòng hành động khiêu khích từ phía Kiev, chính quyền địa phương tạm thời hạn chế hoạt động ra vào Crưm, chỉ thị lực lượng cảnh sát và tự vệ đảm bảo an ninh các điểm bỏ phiếu.

Trên khắp nước Cộng hòa, hơn một ngàn hai trăm điểm bầu cử sẽ làm việc suốt ngày trưng cầu ý dân. Chính quyền địa phương tin tưởng không gì có thể cản trở hoạt động, còn tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu hứa hẹn vượt quá tám mươi phần trăm.

Hôm nay, Crưm tuyên bố thứ Bảy là “ngày im lặng” trước cuộc trưng cầu dân ý ngày mai.


Theo giải thích của Bộ trưởng Thông tin nước Cộng hòa Dmitry Polonsky với hãng thông tấn Kryminform, vào ngày 15 tháng Ba, trên các phương tiện truyền thông của Crưm, bao gồm cả truyền hình, sẽ không có bất cứ tuyên truyền nào cho việc “thuận” hoặc “chống” sáp nhập vào Liên bang Nga. Tuy nhiên sẽ không ai cản trở việc vận động cử tri đến các điểm bầu cử.

Ngày Thứ Bảy “im lặng”. Nào, chúng ta cùng Crưm cùng nghĩ về Crưm- bán đảo nổi tiếng trên bờ Biển Đen. Thành phố Simferopol- Thủ đô của Nước Cộng hòa. Simferopol cùng với các địa danh khác nơi đây tạo lên một Crưm thơ mộng- thành phố của Tuổi thơ. Đây là nơi sum họp của rất nhiều thế hệ thiếu nhi từ khắp các thành phố của Liên Xô trước đây, từ Hungaria, Đức, Pháp, Mỹ, Italia, Mông Cổ, Việt Nam... Những nghi thức Đội viên vẫn được lãnh đạo Nước Cộng hòa quan tâm, duy trì đến tận ngày nay. Hàng năm, những học sinh xuất sắc được bình chọn ở các trường học được thưởng kì nghỉ ở Trại Thiếu nhi Crưm. Các đội viên hàng ngũ tề chỉnh, nghiêm trang trước Tượng đài Lê Nin ở Quảng trường Trung tâm Simferopol nhận huy chương cùng phần thưởng từ các vị lãnh đạo Nước Cộng hòa.

 Bản đồ các địa điểm vui chơi của trẻ em trên bán đảo Crưm





Sau đó là kỳ nghỉ 








 
 
 
 
 
 



=====


Mời xem các bài liên quan:

32 nhận xét:

  1. Ngày mai, ở Crime sẽ tổ cức trưng cầu dân ý. Chúc người dân vùng Crime an bình và toại nguyện. Về nguyên tắc trong xã hội văn minh, bất cứ 1 người nào cũng có quyền chọn tương lai cho mình, chọn luôn cả người đại diện cho mình và chọn quốc gia cho mình. Điều này phù hợp với quyền từ bỏ quốc tịch, rời khỏi quốc gia mà mỗi người cho là không cần thiết cho tương lai của mình ( tương đương với quyền từ bỏ quốc tịch và xuất cảnh ) và quyền nhận quốc tịch nước khác, công nhận chính quyền của nước khác là chính quyền tương lai của mình. Còn về sự kiện Tổng Thống Putin đã cho lực lượng của mình giữ an toàn cho người dân vùng Crime được an toàn bày tỏ ý nguyện không có tiếng súng là một hành động đáng hoan nghênh.
    Điều đáng hoan nghênh được thấy để có thể làm gương cho người Việt Nam như sau:
    1. Vùng Crime là vùng thuộc Nga trong thời Xô Viết . Năm 1954 , Tổng bí thư Khơru xốp đã cắt tặng nhập vùng Crime vào Ukraina. Vịị trí cao nhất Liên Xô với hành vi này thì các thế hệ sau theo truyên thống chỉ biết tiếp nhận và công nhận . Nhưng người Nga đang có ý nghĩ bổ sung cho việc thu phục Crime lại cho dân Nga , Đó là thảo luận hủy quyết định của Tổng bí thư CCCP năm 1954 . Hủy quyết định sai lầm của thế hệ trước là 1 chuyện, còn thực hiện lấy lại là 1 chuyện. Tổng thống Putin đã lấy lại cho Nga Crime mà không cần tốn 1 viên đạn . Nhưng cao thượng hơn là bằng việc bảo vệ an toàn cho người dân vùng Crime bày tỏ nguyện vọng trong 1 cuộc trưng cầu dân ý cho dù Phương Tây tẩy chay.
    2. Đối chiếu với Việt Nam đang có quan hệ phức tạp với Trung Quốc thì sẽ thấy việc Thủ Tướng Phạm văn Đồng có trót công nhận gì đó với Trung Quốc về Hoàng Sa và Trường Sa sẽ coi như chẳng có giá trị gì vì với sự việc đang xảy ra ở Ukraina, Quyết định của 1 Tổng Bí Thư còn không có giá trị thì việc công nhận ngoại giao chẳng có ý nghĩa gì cả. Nếu Việt Nam là Nga hoặc theo tiền lệ như Nga thì cứ ngang nhiên lấy lại Hoàng Sa, Trường Sa bất cứ lúc nào. Quan trọng là có đủ lực để lấy lại mà không tốn 1 viên đạn như nước Nga đang làm hay không?
    Tóm lại là Những sự việc đang diễn ra ở Nga và hành xử của Nga thì đối với người Việt Nam đây là ước mơ.

    Trả lờiXóa
  2. Phạm Hoàng Đứclúc 05:58 16 tháng 3, 2014

    Nghị viên Bỉ phát biểu đòi Bỉ ra khỏi NATO và EU

    Trong phe tự do dân chủ phương tây, riêng nước Mỹ hứng rất lắm búa rìu dư luận vì lời nói và hành động luôn theo kiểu tiêu chuẩn kép. Còn EU có vẻ như tương đối sạch sẽ, có thể là tiêu chuẩn, là mẫu mực… Dường như nhiều người nghĩ như vậy, trong đó có cả tôi. Cho đến thời gian gần đây.

    Thi thoảng, có những tiếng nói yếu ớt lóe lên đâu đó rằng: giải tán EU, hay nước này nước kia đòi ra khỏi khối đồng tiền chung euro… Nếu xem xét kỹ, thì có thể nhận ra, RU cũng rất lắm bê bối, chỉ có điều những vụ bể bối kiểu này thường bị ém nhẹm trên media phương Tây.

    Thành viên nghị viện EU của Bỉ vừa làm nổ tung khán trường Brussels bằng 1 vụ bê bối mới. Ông Louis Laurent phát biểu trước nghị trường EP nói rằng các nước EU đã can dự vào các cuộc lật đổ chính phủ nước ngoài 1 cách bất hợp pháp dưới áp lực Mỹ. Bỉ đề nghị rút khỏi Liên minh châu Âu và NATO.

    Dĩ nhiên điều đó ai cũng biết cả, ví như vụ Libya hay Ukraina hiện nay, nhưng nói ra từ 1 nghị viên thẳng thắn và gay gắt như vậy quả là hiếm có.

    Nghị viên EP Louis Laurent nói rằng mượn danh DÂN CHỦ hay lấy cớ CHỐNG KHỦNG BỐ, các nước EU và Mỹ đã nhận vơ vào mình quyền xâm phạm các quốc gia độc lập và có chủ quyền khác, và thậm chí lật đổ lãnh đạo hợp pháp của họ.

    Cuộc chiến chống khủng bố là cái vỏ bọc để tìm kiếm lợi nhuận cho giới tư bản tài chính và phổ biến chính sách tân thuộc địa. Nuôi khủng bố, gieo rắc thù hận và ly khai, vũ trang cho các phe phái Hồi giáo, các nước phương Tây đã lật đổ nhiều quốc gia hợp pháp để thu lợi ích. Ví như Iraq hay Libya, Mỹ và đồng minh đã thò tay vào các mỏ dầu của họ, ở Afghanistan là các cánh đồng thuộc phiện được Mỹ và NATO bảo vệ - sản lượng mỗi năm 1 tăng. Ông Louis Laurent còn nói các quốc gia Mali, Algeria và Iran cũng sẽ bị biến thành như vậy. Cuộc chiến lợi ích tài phiệt quốc tế phương Tây biến các quốc gia thành kẻ xâm lược và giết chóc.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phạm Hoàng Đứclúc 05:59 16 tháng 3, 2014

      Ông lưu ý rằng Iraq và Afghan là "hậu quả của dối trá Mỹ". Ông cũng tố cáo chính nước Bỉ là kẻ tham gia hàng đầu vài các tội ác chống lại nhân loại ở Tunisia, Egypt, Libya, và bây giờ đang cung cấp vũ khí cho các phe phái và lực lượng chống chính phủ ở Syria. Điều đó diễn ra giữa cuộc khủng hoảng kinh tế Bỉ: Các nhóm phiến loạn Syria đang được cung cấp 9 triệu euro.

      Louis Laurent nói trước Nghị viện EU: "... Tôi chán ngắt vì tất cả những thứ gọi là ân nhân, dù là tả hay hữu, hay trung dung bước vào hành lang chính phủ tham nhũng của chúng ta... Tôi không công nhận các lãnh đạo của chúng ta, những kẻ chơi với bom như trẻ con chơi với bóng trong sân trường giờ ra chơi. Tôi không công nhận những kẻ cho mình là DÂN CHỦ, trong khi thực ra chỉ là động vật sơ đẳng nhất". Ông nói thêm: “Tôi cho rằng, trách nhiệm của tôi và thanh danh phải lên án và buộc tội thứ chính phủ này”.

      Cuối bài phát biểu, ông Louis Laurent từ chối ủng hộ can thiệp vào Mali, và cũng không ủng hộ can thiệp tội lỗi vào Libya và Syria, ông nói nước Bỉ cần tránh xa khỏi sự can thiệp của NATO và rút ra khỏi EU khi mà EU đã từ lâu thay vì là thành trì của nhân đạo lại biến thành công cụ tấn công các quốc gia độc lập để kiếm lời cho bọn đầu sỏ tài phiệt.

      Như vậy nghi ngờ về EU từ bài viết dài dưới này đã được khẳng định: EU đã bị TÀI PHIỆT QUỐC TẾ xích cổ, biến thành con chó cắn các nạn nhân kiếm lời cho chủ.
      Cảnh giác với cái lõi bí mật của EU; http://3t333.blogspot.com/2014/02/canh-giac-voi-cai-loi-bi-mat-cua-eu.html

      Blog Thời Thổ Tả

      Xóa
  3. Phạm Hoàng Đứclúc 06:08 16 tháng 3, 2014

    Putin: Sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết là thảm họa địa chính trị lớn nhất trong 100 năm nay

    "Quan trọng nhất chúng ta phải thừa nhận rằng, sự sụp đổ của Liên bang Xô Viết là thảm họa địa chính trị lớn nhất trong 100 năm nay. Với dân tộc Nga là một bi kịch lớn. Hàng triệu người Nga thời điểm đó cư trú ở ngoài lãnh thổ Nga. Cùng với đó là bệnh dịch ấy đã lan tràn, dẫn tới nước Nga bị xé nát, sự tích góp của mỗi cá nhân bị tiêu tan và lý tưởng cũ bị phá hủy, nhiều cơ quan bị giải thể hoặc cải tổ một cách cẩu thả, khủng bố đã can thiệp dẫn tới thua tại Khasavyurt đã gây ảnh hưởng lớn tới toàn vẹn lãnh thổ của Nga. Một nhóm tài phiệt đã kiểm soát toàn bộ hệ thống truyền thông để phục vụ cho họ. Nghèo đói tràn lan được xem như là điều bình thường. Tất cả những điều đó dẫn tới từ khủng hoảng kinh tế, bất ổn tài chính và xã hội bị tê liệt hoàn toàn."




    Sơ lược về con đường tiến thân của ông Putin sau 1991:


    Thời gian sau khi KGB hỗ trợ quân đội đảo chính Gorbachov, toàn bộ hệ thống xã hội bị sụp đổ, Putin cảm nhận việc làm đó của KGB là sai nên ông từ chức, xin chuyển vào làm việc ở một trường đại học, vì trước đó ông từng tốt nghiệp khoa luật.
    Qua lời giới thiệu của giáo sư của trường đó, ông bắt tay với thị trưởng thành phố Petersburg và bắt đầu con đường tiến thân nhanh chóng.
    Thành phố khi đó loạn lạc, tội phạm ở khắp mọi nơi. Trước hội đồng thành phố, ông nói:
    "Chúng ta cần phải làm biện pháp mạnh trong khuôn khổ luật pháp để triệt phá những kẻ tội phạm. Cần phải cứng rắn, nếu chúng giết một nhân viên cảnh sát, chúng ta cần phải bắn chết 10 tên tội phạm."
    Thời điểm đó ông Putin đi đâu cũng có khẩu súng trong người, thậm chí lúc đi ngủ cũng để ở đầu giường vì ông thừa biết việc làm của ông có thể dẫn tới bị những kẻ tội phạm ám sát bất cứ lúc nào. Ông còn sắm riêng cho mình khẩu súng máy.
    Thế rồi thị trưởng thành phố Petersburg không tái đắc cử, ở lại Petersburg là điều không thể nào xảy ra vì an ninh, Putin lại đi xin việc, lần này trên thủ đô Moskva. Thời gian đầu ông được bộ trưởng tài chính khi đó là ông Alexej Kudrin giới thiệu nên tới văn phòng tổng thống xin việc.

    Tại Kremlin thời điểm đó đang loạn, chẳng ông thủ tướng nào giữ chân được quá vài tháng. Sau đó ít lâu, ông được điều làm sếp của cơ quan tình báo FSB. Thời điểm đó là năm tháng cuối cùng của Jelzin và chính quyền được điều hành theo nồng độ cồn trong máu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Phạm Hoàng Đứclúc 06:08 16 tháng 3, 2014

      Ngày Putin lên thủ tướng thay thế ông Sergej Stepaschin (89 ngày làm thủ tướng) nói : "Xin chào các vị, mời các vị ngồi, riêng tôi thì sẽ không ngồi vì tôi đằng nào cũng không còn ngồi chiếc ghế này nữa. Sáng nay tôi đã nói chuyện với tổng thống và tổng thống đã ký giấy sa thải tôi, người thay thế tôi sẽ là ông Putin, hiện đang là thư ký cơ quan an ninh, giám đốc FSB."

      "Trước khi nhậm chức, ông Jelzin gọi tôi lên Kremlin. Ông ấy cho tôi biết có thể tôi sẽ trở thành thủ tướng mới và sau này có thể ra ứng cử tổng thống. Việc đó với tôi rất là bất ngờ. Khi đó tôi đáp: Tôi không chắc là có thích hợp với công việc đó không. Ông ấy cũng chẳng hề có ý định thuyết phục tôi mà chỉ nói: Chúng ta nói về việc đó sau, anh cân nhắc việc đó trước đi đã!"

      Ông Sergej Stepaschin nhận xét về Putin "Trong ông ấy là hai con người, một là cố vấn tin cẩn của tổng thống và mặt kia là con người nắm rất rõ về những cấu trúc và an ninh của quốc gia."

      Ông Jelzin sau đó đã đưa ông Putin lên và đương nhiên có điều kiện rằng ông Putin bảo đảm sẽ không để cho ông Jelzin bị truy tố vì những sai phạm trong thời kỳ lãnh đạo đất nước. Ông là nguyên thủ quốc gia đầu tiên của Nga trong nhiều năm không bị dính vào những vụ bê bối khi lên nắm quyền, cũng không trả thù hay làm những việc gì tương tự.
      Karel Phùng
      Blog Một nửa sự thật là giả dối

      Xóa
  4. Sứ mệnh quan sát viên quốc tế đã bắt đầu công việc ở Crưm

    http://cdn.ruvr.ru/2014/03/15/1503208282/9RIAN_02396999.LR.ru.jpg
    Sứ mệnh quan sát viên quốc tế đã bắt đầu công việc ở Crưm trước thềm cuộc trưng cầu dân ý.

    Điều phối viên của sứ mệnh, Giám đốc Trung tâm Phân tích địa chính trị châu Âu Mateusz Piskorski cho biết.

    Thành phần của sứ mệnh từ “Viện châu Âu về giám sát dân chủ và bầu cử” (Brussels) gồm 30 người. Họ là những đại diện của Ba Lan, Áo, Pháp, Đức, Bỉ, Bulgaria, Hy Lạp, Hungary, Ý, Latvia, các nghị sĩ của Quốc hội châu Âu, thành viên nghị viện các nước châu Âu cũng như các chuyên gia hàng đầu châu Âu về luật pháp quốc tế và các nhà hoạt động nhân quyền nổi tiếng .

    “Phái đoàn đến Crưm theo lời mời của Ủy ban Bầu cử nước cộng hòa Crưm”,- ông Piskorski tuyên bố.

    Điều phối viên nhấn mạnh rằng sứ mệnh sẽ đưa ra kết luận cuối cùng theo những kết quả giám sát.
    Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_03_15/269427080/
    Tiếng nói Nước Nga

    Trả lờiXóa
  5. Судьба и будущее Крымского полуострова неразрывно связанно с Российской Федерацией - Центр социально-психологической реабилитации детей и молодежи с функциональными ограничениями
    Версия для печати

    Члены трудового коллектива Крымского республиканского заведения "Центр социально-психологической реабилитации детей и молодежи с функциональными ограничениями" направили обращение Председателю Верховного Совета АРК Владимиру Константинову. В документе говорится:

    «Выражаем Вам свою поддержку и полностью уверены в правильном политическом курсе о вхождении Крымского полуострова в состав Российской Федерации. Так как мы полностью уверенны, что судьба и будущее Крымского полуострова неразрывно связанно с Российской Федерацией, нас всегда связывали не только исторические, но и духовные корни.

    У нас есть уверенность, что вместе мы сможем сделать нашу жизнь лучше. Мы хотим, жить в стабильном, процветающем, и справедливом государстве. В государстве, где будет национальное равноправие и безопасность, и уверенность в завтрашнем дне. В государстве, где в рамках правого поля судьба наших детей – инвалидов станет стабильней и социально защищенной.

    16 марта 2014 года, когда состоится референдум о самоопределении Республики Крым, наш выбор будет – № 1».

    http://www.rada.crimea.ua/news/14_03_2014_14

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Обращение Красноперекопского городского головы к крымчанам
      Версия для печати

      Уважаемые крымчане, красноперекопцы!

      Сегодня мы находимся на пороге переломного этапа в нашей истории, в нашей с вами судьбе. Перед каждым из нас открылись двери в Россию.

      Живя вместе с вами, зная настроения и пристрастия красноперекопцев, я уверен в нашем общем выборе. И суть здесь не только в том, что Крымская земля вернет себе статус российской, которого она была лишена в 1954 году. Хотя и в этом уже есть историческая справедливость. Более важно, наверное, другое. Почти все годы независимости Украины мы жили в условиях относительной стабильности и защищенности. Все эти годы мы крайне редко сталкивались с проявлениями межнациональной агрессии или какого-либо другого радикализма. Все эти годы мы свято верили в институты государства, справедливо рассчитывая, что они в состоянии защитить наши жизни и жизни наших детей. Мы твердо верили в то, что никто не посмеет при помощи грубой силы нарушить установленный конституционный порядок и нагло попрать волеизъявление миллионов жителей Украины, в том числе и абсолютного большинства красноперекопцев и крымчан.

      К сожалению, события последних месяцев перевернули все наши представления о мирной жизни. Сегодня жители Крыма не могут чувствовать себя в безопасности на своей родной земле. И как ни печально, угроза исходит изнутри Украины, и непосредственно от ее жителей. Мы слышим от одной части украинцев "благословение" крымчан на мирную жизнь с правом на родной язык, а от другой прямые угрозы расправ и насилия из-за национального или политического отличия. Невозможно воспринять то, что именно этих экстремистов часть жителей Украины называет "героями Украины". Как и невозможно воспринять то, что у неопределенных людей "в касках и кроссовках" появилось неписаное право безнаказанно изымать оружие, грабить магазины, принадлежащие представителям "иных" партий, разбивать и жечь нами всеми созданное, захватывать государственные здания, унижать и издеваться над людьми, без суда проникать в дома и квартиры граждан, угрожать жизни людей огнестрельным оружием.

      Нам всего этого не нужно. Мы не хотим с этим жить и привыкать к этому. Мы по-прежнему хотим мира и стабильности. Нам нужна защита наших семей от произвола, от всех тех безобразий, которые безнаказанно происходят сейчас при молчаливом согласии или бессилии нынешних украинских "властей".

      К счастью, у крымчан может и должен быть свой путь. И мы, безусловно, сделаем свой выбор. Для большинства красноперекопцев Россия не только страна, в которой родились они сами или родители. Это нечто большее, некая общая одухотворенность, которая связывает практически в один народ все национальности, всех проживающих не только в Крыму и России, но и в Украине и в других странах СНГ, да и не только.

      Мы все понимаем, что переход Крыма в Россию принесет нашей земле блага. Очень уж большая разница между Украиной и Россией как в уровне благосостояния, так и в общем развитии экономики, законотворческого процесса. Практически втрое выше зарплаты бюджетников, почти в два раза выше пенсии и средняя зарплата, совсем качественно другой уровень медицинской помощи – это ли не прямые доказательства? Но для всех нас самое главное есть стремление к истинной безопасности, к миру и стабильности, которое может обеспечить в Крыму Российское государство.

      Уверен – это наш выбор!

      Я призываю всех вас принять участие в голосовании на референдуме 16 марта 2014 года и определить будущее Крыма и каждого из нас.


      Красноперекопский городской голова Т.Л. Филипчук
      http://www.rada.crimea.ua/news/14_03_2014_12

      Xóa
    2. Ai rành tiếng Nga xin dịch giúp từ "красноперекопцы" nghĩa là gì được không?
      Xin cám ơn!

      Xóa
    3. "красноперекопцы": người dân sống tại vùng Красноперекопск, một vùng công nghiệp hóa chất, có nguồn tài nguyên thiên nhiên là mỏ muối brôm, na-tri và ka-li nổi tiếng bên hồ " Старое".

      Xóa
    4. Là người dân thành phố Krasnopekopsk (Красноперекопск).
      Đây là một thành phố ở phía bắc của nước Cộng hòa tự trị Crimea.

      Krasnoperekopsk - trung tâm hành chính huyện Krasnoperekopsky và là một trong 11 thành phố trực thuộc nước cộng hòa tự trị Crimea.
      Thành phố này nằm ở phía Nam của eo đất Perekop bên bờ hồ Old phía bắc thủ đô Simferopol của Crimean . Nó nằm trên tuyến đường sắt Djankoi - Kherson (một trong hai tuyến đường sắt kết nối Crimea vào đất liền). Khoảng cách từ thủ đô Simferopol đến Krasnoperekopsk là 155 km bằng đường sắt và 124 km bằng đường bộ cao tốc.

      Xóa
    5. Cám ơn các bạn đã trả lời!
      Có lẽ là thành phố nhỏ nên mình đã từng sống ở U (cụ thể là Kharcov) và cũng đã từng nghỉ ở Alusta mà cũng chưa nghe thấy.

      Mình muốn hỏi thêm tác giả post các ảnh này lên là: những bức hình ảnh này được chụp từ bao giơ? Nếu trước 1990 thì là chuyện bình thường, nhưng nếu là bây giờ thì quả là rất lạ, mặc dù mình rất thích như vậy.

      Xóa
    6. Chào bác ĐURẮC ĐỦ!
      Crưm quá nổi tiếng với Trại hè Thiếu nhi quốc tế.
      Hầu như bất cứ bạn trẻ nào đến Nga hoặc Ucraina vào mùa hè thì cũng cố gắng đến Crưm cho biết.
      Báo chí Việt Nam cũng có nhiều bài viết về Trại hè thiếu nhi Crưm.
      Đúng là thành phố Krasnopekopsk (Красноперекопск) rất nhỏ, là thành phố huyện lỵ nên ko phải ai cũng biết.

      Còn những bức ảnh ở đây, theo tìm hiểu của tôi thì các chị chủ trang Google.tienlang lấy từ nhiều nguồn, chủ yếu là sau khi Liên Xô tan rã đó, bác ĐURẮC ĐỦ!
      Kiểm tra nguồn ảnh cũng đơn giản mà bác?

      Ví dụ, bác kick chuột vào link này sẽ thấy tấm hình cụ thể đó đã đăng ở đâu:
      http://www.google.com.vn/search?tbs=sbi%3AAMhZZivMBPT-sgmo9P2U7exnMA309_12wNmZ8_1H9Crr_1e5ug8tC3AzgYd-HHdpqo5RnJeYgJLm5_1L5XzFM192ys5pFcxMkLYTDwGt46iqjhMrqNyiU4z9983Rt8iDdpJ2WHcDxwrBMK-kXZeOyUDtmWTCDbPGW2kbCl0hlwb6hltrkol_1WlHcaTvtvSB4F-7KpB-e8wVBNIB82fjyWEuNoqPOpv1W6Jg51Mf9_1ZgxNBmjDq9eLfJXjkTFBtxeCt7BljgpbhdAIEZkeuFtxkvhE35T-bb5DlHxIJAS3YuedZW9niFSGDU54HMtYCNrqmuDV-UNbCvWFy3jKw-nIVlJjxMs8al0DnYYcwrNPiFpwtWHSWH6G6OPDiToaNLeWv0QskpnwdmSqXBQ&ei=W4YmU9-DBsjwoAT1v4GIBQ&ved=0CAoQiBw4Cw&biw=1024&bih=629&dpr=1

      Theo đó bác sẽ tìm thấy 1 bài báo bằng tiếng Nga với tiêu đề:

      "Слет пионеров в Крыму, посвященный 90-й годовщине со дня образования Пионерской организации им. В.И. Ленина"
      Của tác giả Александр Коробейников. đăng vào ngày 20 tháng 5 năm 2012 vào lúc 21:29
      -----
      Trong bài có đoạn:
      В настоящее время Крымская пионерская организация им. В. И. Ленина – единственная зарегистрированная массовая детская организация, которая действует на полуострове уже многие годы. Пионеры всех городов и районов Крыма принимают активное участие во всех мероприятиях, организованных Крымским рескомом Коммунистической партии рабочих и селян, городскими и районными партийными организациями.

      Жизнь современного пионера насыщена различными конкурсами, обучающими и развлекательными мероприятиями: пионеры проводят военно-патриотические игры, выезжают в города-Герои и на места боевой славы, ухаживают за памятниками эпохи Великой Отечественной войны, организовывают походы и многое другое. Все это позволяет развивать в юных крымчанах чувство интернационализма, любовь к Крыму и гордости за его многовековую историю и культуру.

      19 мая 2012 года, в 90-ую годовщину со дня образования Пионерской организации, в Симферополе состоялся Слет пионерских отрядов Крымской республиканской пионерской организации им. В.И. Ленина.
      ----
      Theo thông tin trên thì hiện nay vẫn còn tổ chức Đội thiếu niên mang tên Lê Nin và những tấm hình trong bài đó mới chụp vào ngày 19/5/2012.

      Xóa
    7. Những hình (về trại hè TN QT) như thế này nếu cách đây hơn 20 năm về trước thì mùa hè nào cũng có trên các trang thông tin đại chúng của LX cũ, nhưng đến nay mà vẫn còn như vậy thì thật là tuyệt.
      Cám ơn Ngân Thương về những TT bạn đã cung cấp nhé!

      Xóa
  6. Nga phủ quyết dự thảo về Crưm tại HĐBA LHQ
    QĐND - Chủ nhật, 16/03/2014 | 2:22 GMT+7

    QĐND Online - Trong phiên họp của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) ngày 15-3, Nga đã dùng quyền phủ quyết để bác dự thảo kêu gọi LHQ không công nhận tính hợp pháp của của cuộc trưng cầu dân ý về tương lai vùng tự trị Crưm (Crimea) sẽ tổ chức vào ngày 16-3 này. Dự thảo trên được đưa ra HĐBA theo sáng kiến của Mỹ và nhận được sự ủng hộ của 13 quốc gia, nhưng đại diện Trung Quốc bỏ phiếu trắng.

    Phát biểu tại phiên họp, đại sứ Nga tại LHQ, Vitaly Churkin, khẳng định, Nga không thể công nhận cuộc trưng cầu dân ý tại Crưm là “không có hiệu lực pháp lý”. “Điều này trái với nguyên tắc dân tộc tự quyết đã được nhiều văn kiện quốc tế công nhận”, ông V. Churkin tuyên bố.

    Phiên họp của HĐBA LHQ về cuộc trưng cầu dân ý của vùng tự trị Crưm. Ảnh: AFP

    Đại sứ Nga tại LHQ cũng chỉ ra tính hợp hiến của cuộc trưng cầu dân ý tại Crưm tuân theo nguyên tắc được xác nhận trong Điều 1 Hiến chương LHQ và nhiều quyết định đã có tiền lệ của Đại hội đồng LHQ. Ông V. Churkin nhấn mạnh, tới năm 1954, Crưm vẫn là một phần lãnh thổ của Nga và việc chuyển vùng lãnh thổ này cho Ukraine ở thời điểm đó là vi phạm luật pháp Liên bang Xô Viết vì không tuân theo ý nguyện của người dân sở tại.

    Sau khi Liên Xô sụp đổ, Crưm đã hưởng quy chế tự trị trong cơ cấu nhà nước Ukraine và hơn 20 năm qua, vùng lãnh thổ này vẫn cố gắng để thực hiện quyền tự quyết của mình. Điển hình là năm 1991, Hội đồng tối cao Crưm đã thông qua tuyên bố chủ quyền và năm 1992 là Hiến pháp khẳng định vùng tự trị này là vùng lãnh thổ độc lập với Ukraine. Tuy nhiên, tới năm 1995, Hiến pháp này đã bị Tổng thống và Quốc hội Ukraine bãi bỏ bất chấp mong muốn của người dân vùng tự trị.

    Bác bỏ tuyên bố của đại sứ Mỹ tại LHQ, Samantha Power, về việc Nga sử dụng quyền phủ quyết chỉ để “biện minh cho hành động xâm lược quân sự vào lãnh thổ Ukraine”, ông V. Churkin tuyên bố: “Crưm không thể thực hiện quyền tự quyết khi còn là một thực thể phụ thuộc. Họ chỉ có thể tự quyết định số phận của mình khi là một quốc gia độc lập. Thực tế, quyền tự quyết của các dân tộc trong đa số trường hợp thường không cần sự đồng thuận của chính quyền trung ương…

    Trong trường hợp này, đối với Crưm, đó là hành động hợp pháp trong tình huống khẩn cấp, khi chính phủ tạm quyền Ukraine giành quyền lực bằng đảo chính nhà nước hồi tháng 2-2014 và hiện do lực lượng dân tộc cực đoan nắm giữ. Điều này là mối đe dọa trực tiếp không chỉ đối với Crưm, mà là toàn bộ đất nước Ukraine”, tờ báo Nga Interfax trích lời ông V. Churkin đăng tải.

    Ông V. Churkin cũng khẳng định, Nga không thảo luận về nguyên tắc toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia tại phiên họp.

    TUẤN SƠN (tổng hợp)
    Quân đội Nhân dân

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lệnh cấm vận của phương Tây chỉ làm nước Nga mạnh lên
      QĐND - Thứ sáu, 14/03/2014 | 21:44 GMT+7

      QĐND Online - Sau phiên họp kín với lãnh đạo các tổ hợp công nghiệp quốc phòng Nga, Phó thủ tướng Nga Dmitry Rogozin ra tuyên bố, các biện pháp trừng phạt nước Nga của Mỹ và phương Tây sẽ giúp kích thích ngành công nghiệp nội địa và chính các đối tác đến từ phía Tây sẽ bị tổn thương nhiều hơn.

      Đăng tải trên trang tin cá nhân, ông D. Rogozin nhấn mạnh: “Sau cuộc hội kiến với lãnh đạo các tổ hợp công nghiệp quốc phòng, chúng tôi đã nhận ra rằng các biện pháp cấm vận kinh tế của phương Tây chỉ giúp nền công nghiệp nội địa Nga phát triển hơn và kèm theo đó là việc thay đổi chính sách xuất khẩu. Thay vì làm tổn hại nước Nga, các biện pháp trừng phạt sẽ là chiếc boomerang gây tổn hại lên chính các đối tác phương Tây đang làm ăn tại Nga”.

      Phó thủ tướng Nga Dmitry Rogozin.

      “Khó có thể tin được rằng, trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế, giới lãnh đạo phương Tây lại đang tìm cách gây tổn hại cho chính các doanh nghiệp của họ, những đơn vị đang coi thị trường Nga là lối thoát duy nhất để tồn tại”, Phó thủ tướng Nga nói.

      Trong tuyên bố của mình, ông D. Rogozin đặc biệt quan tâm tới tình hình khủng hoảng tại Ukraine, đặc biệt là mối liên hệ giữa các công ty công nghiệp Nga và Ukraine, vốn có truyền thống từ thời Liên Xô, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng.

      Trước khả năng Mỹ và phương Tây áp đặt lệnh trừng phạt Nga, ngày 13-3, Chủ tịch Đảng Dân chủ tự do (Nga), Vladimir Zhirinovsky tuyên bố với báo giới, các hành động trừng phạt Nga sẽ phản tác dụng. “Mỹ sẵn sàng hỗ trợ bất kỳ quốc gia nào có thể giúp họ cô lập nước Nga. Đó là cách hành xử kiểu chiến tranh Lạnh”, ông V. Zhirinovsky cho biết.

      Hiện tại, Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đang thảo luận khả năng áp đặt các lệnh trừng phạt đối với Nga liên quan tới cáo buộc Moscow đang can thiệp vào cuộc khủng hoảng chính trị ở Ukraine và hỗ trợ vùng tự trị Crưm tổ chức trưng cầu dân ý với mục đích sáp nhập vùng lãnh thổ này vào Nga. Các biện pháp trừng phạt bao gồm: Cấm cấp thị thực, phong tỏa các tài khoản Nga tại châu Âu và hạn chế quan hệ kinh tế với Nga. Ba Lan là quốc gia đi đầu khi sẽ áp đặt lệnh trừng phạt chống lại nước Nga từ ngày 17-3.
      Đọc tiếp:
      http://www.qdnd.vn/qdndsite/vi-vn/61/43/the-gioi/lenh-cam-van-cua-phuong-tay-chi-lam-nuoc-nga-manh-len/291959.html

      Xóa
  7. Lạm phát ở Ucraina tăng gấp ba lần
    Thứ bảy, 15 Tháng 3 2014 11:28

    Ở Ucraina giá cả bắt đầu tăng. Theo ước tính của Cơ quan thống kê Nhà nước, lạm phát trong tháng 2 là 0,6% so với 0,2% trong tháng 1, có nghĩa là tốc độ của nó đã tăng gấp ba. Kể từ đầu năm, tất cả hàng hóa đã tăng giá 0,8%, không phải là nhiều. Tuy nhiên, so với tháng 2 năm 2013, một số mặt hàng và thực phẩm ở Ucraina đã đắt hơn nhiều.

    Kỷ lục là giá đường: 1 kg đường cát sau 1 năm tăng 26%, hay 2-2,2 grivna. Giá sữa cũng tăng: bơ tăng 11% (7-8 grivna/kg), pho mát - 7% (5-8 grivna/kg), sữa tăng 5,4% (0,40-0,45 grivna/l). Tuy nhiên, một số thực phẩm lại giảm giá trong năm. Ví dụ: trứng giảm 17,5% (1,2-1,5 grivna/chục).

    Người đứng đầu phòng phân tích của Forex Club Nikolai Ivchenko dự báo lạm phát sẽ tăng do đồng grivna bị phá giá. Điều này chắc chắn sẽ dẫn đến tăng giá hàng nhập khẩu - trước hết là xăng và thiết bị gia dụng. Cộng thêm tăng giá khí đốt cho các hộ gia đình và giá dịch vụ dân sinh mà Thủ tướng Arseni Yasenyuk đã công bố.

    "Trong tháng ba, giá sẽ tăng 0,9-1%, còn cả năm, lạm phát sẽ ở mức 7-8%", - ông Ivchenko cho biết.

    Theo nhà phân tích của Trung tâm nghiên cứu dự báo Alexander Jolud, nếu giá dịch vụ dân sinh tăng 1,5-2 lần, giá cả năm có thể tăng lên thậm chí ở mức 9% - vì chỉ riêng giá dịch vụ dân sinh đã thêm đến 2,5-3% lạm phát: "Nếu không tạm ngừng tăng các chi trả xã hội và tiền lương khối ngân sách, lạm phát có thể lên đến 10%".

    Còn quyền Bộ trưởng Bộ Chính sách xã hội Lyudmila Denisova cho biết, tính đến ngày 11/3 đã chi trả 41,1% nhu cầu lương hưu tháng, hay 8,8 tỷ grivna. Trong số đó, 3,4 tỷ grivna được chuyển cho bưu điện và các ngân hàng. Dự kiến ​​ 12,6 tỷ grivna còn lại sẽ được chuyển vào tài khoản lương hưu của người dân trước ngày 23/3.

    Thanh Hải. Nguồn: Segodnya.
    ---
    http://www.nguoivietkharkov.com/index.php?option=com_content&view=article&id=37236:lamphattanggapba-&catid=35:tin-ucraina&Itemid=496

    Trả lờiXóa
  8. Các điểm bỏ phiếu đã bắt đầu mở cửa lúc 6h giờ GMT (tức 8 giờ, giờ Crưm, tức 13h Viẹtnam) và sẽ kết thúc lúc 18h giờ GMT, tức 20h Crưm, tức 1h sáng 17/3 giờ Vietnam, kết quả tạm thời sẽ được công bố tối Chủ Nhật, kết quả chính thức dự kiến sẽ công bố sau đó 1, 2 ngày.
    Tại phòng bỏ phiếu trong 1 trường trung học ở Simferopol, hàng chục người xếp hàng bên ngoài để bỏ phiếu sáng. "Tôi đã bỏ phiếu cho Nga. Đây là những gì chúng tôi đã chờ đợi. Chúng tôi là một gia đình và chúng tôi muốn sống với những người anh em của mình", Svetlana Vasilyeva, 1 bác sỹ thú y 27 tuổi cho biết.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Các quan sát viên xác nhận tỷ lệ người dân đi bỏ phiếu cao trong cuộc trưng cầu dân ý Crưm

      Trong cuộc trưng cầu dân ý tại Crimea, ngay lập tức sau khi các trạm bỏ phiếu mở cửa, các quan sát viên thấy người dân đi bỏ phiếu đông.

      Đây là báo cáo của các quan sát viên từ các trạm bỏ phiếu ở các vùng khác nhau trên bán đảo, Kryminform cho biết. Theo các nhà quan sát, trong một số khu vực cử tri xếp hàng dài để vào bỏ phiếu, ủy ban bầu cử đang làm mọi điều có thể để tất cả những người đến đều có cơ hội bỏ phiếu.

      Tỷ lệ người dân đi bầu cao cũng được xác nhận bởi đại diện các khu vực bầu cử.
      Theo người đứng đầu Hội đồng tối cao Crimea về trưng cầu dân ý Mikhail Malyshev, "người dân đến rất đông từ buổi sáng, chuyện chưa từng có từ thời Xô Viết."
      Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_03_16/269543021/

      Xóa
  9. Đang có mặt tại điểm bỏ phiếu Nizhnegorskogo, lãnh đạo đoàn đại biểu Hội đồng Liên bang Nga, Valery Ryazan, khẳng định, mặc dù trời đang mưa, người dân Crưm vẫn đi bỏ phiếu rất tích cực; nhiều người thậm chí còn tới điểm bỏ phiếu trước giờ mở cửa. Quá trình bỏ phiếu đang diễn ra trật tự và không hề có vi phạm nào.

    “Các thành viên của Hội đồng Liên bang Nga với vai trò quan sát viên đang làm việc tích cực tại các điểm bỏ phiếu do phía Crưm đề nghị để đảm bảo cuộc trưng cầu dân ý diễn ra thành công và tốt đẹp”, ông V. Ryazan cho biết.
    Lãnh đạo đoàn đại biểu Hội đồng Liên bang Nga cũng liên tục trao đổi điện thoại với các quan sát viên quốc tế khác tại nhiều khu vực. Theo lời ông này, hoạt động bỏ phiếu tại Simferopol, Yalta và một số vùng khác đang diễn ra “rất tốt và hoàn toàn chưa có hành vi vi phạm hay khiêu khích”.

    Ông V. Ryazan nhấn mạnh, các địa điểm bỏ phiếu không cần bổ sung thêm nhân viên an ninh, còn các nhân viên bầu cử làm việc rất chuyên nghiệp và mọi thứ đều được chuẩn bị rất tốt. Nhiều cử tri sức khỏe yếu không đến được địa điểm bỏ phiếu, đều được “thực hiện quyền công dân” tại nhà. Cuộc trưng cầu dân ý đang diễn ra hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế và mỗi người dân Crưm đều có quyền bày tỏ nguyện vọng của mình.
    Cùng với đó, ông V. Ryazan cho biết, trong sáng 16-3 (giờ địa phương) tỷ lệ cử tri tham gia bỏ phiếu tại Crưm đã đạt 32%. “Nếu buổi sáng, cư tri đi bỏ phiếu chủ yếu là người cao tuổi, cựu chiến binh, thì tới lúc này, nhiều thanh niên và các gia đình trẻ đã tới bỏ phiếu. Tôi thực sự muốn các quan sát viên quốc tế có mặt để chứng kiến hoạt động bỏ phiếu ở đây”, ông V. Ryazan cho biết.

    * Trả lời phỏng vấn hãng thông tấn Nga RIA Novosti tại thủ phủ Simferopol, nghị sĩ Quốc hội vùng Catalonia (Tây Ban Nha), Enrique Ravello với vai trò quan sát viên quốc tế, khẳng định, cuộc trưng cầu dân ý ở Crưm đang diễn ra hoàn toàn công bằng và trên cơ sở tự nguyện.

    “Tôi tin rằng, mọi người dân Crưm đều không bị quấy rầy. Họ có đầy đủ các điều kiện dân chủ, nhân quyền và quyền tự quyết. Thực tế tại Crưm không hề giống như báo chí phương Tây đăng tải. Khi tới Crưm ngày hôm qua (15-3), tôi xác nhận việc sân bay không hề bị quân đội Nga kiểm soát. Trong khi đó, tôi bị cảnh sát Ukraine kiểm tra trong 3 giờ, còn đồng nghiệp của tôi đến từ Bỉ là 6 giờ”, ông E. Ravello cho biết.

    Nghị sĩ Quốc hội vùng Catalonia còn khẳng định, người dân Crưm thậm chí còn có quyền dân chủ, tự quyết tốt hơn vùng tự trị Catalonia ở Tây Ban Nha.

    QĐND Online sẽ tiếp tục cập nhật về tình hình cuộc trưng cầu dân ý tại Crưm...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tại Sevastopol, sau khi toàn bộ 192 điểm bỏ phiếu trưng cầu dân ý mở cửa từ sáng 16-3 (giờ địa phương) rất đông người dân địa phương đã tới các điểm bỏ phiếu thực hiện nghĩa vụ của mình lựa chọn tương lai cho Crưm. Tại một số địa điểm, do lượng người đến bỏ phiếu quá đông, lực lượng an ninh đã phải lập hàng rào đảm bảo cho mọi người dân Crưm đều được thực hiện nghĩa vụ của mình.

      “Cuộc trưng cầu dân ý đang diễn ra hết sức tốt đẹp. Nhiều khả năng, đến trưa ngày 16-3, phần lớn người dân Sevastopol sẽ bỏ phiếu xong”, Chủ tịch Ủy ban Bầu cử thành phố Sevastopol, Valery Medvedev, cho biết.

      Trả lời phỏng vấn của báo giới, một cư tri Sevastopol có tên Dmitry Belik khẳng định, hôm nay là lựa chọn lịch sử đối với người dân địa phương. “Người dân Sevastopol tự đi đến các điểm bỏ phiếu, không ai bị ép buộc. Họ đang thực hiện nghĩa vụ của mình”, ông D. Belik cho biết.

      Được biết, thành phố Sevastopol có 306.000 cư tri đăng ký tham gia trưng cầu dân ý. Hoạt động bỏ phiếu ở thành phố này được thực hiện dưới sự giám sát của 50 quan sát viên quốc tế và hơn 200 phóng viên đến từ 15 quốc gia.

      Tính tới thời điểm hiện tại, tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu tại Sevastopol đạt tỷ lệ cao nhất trong các khu vực ở Crưm.

      Theo Quân đội Nhân dân

      Xóa
  10. Những hình ảnh Crưm đẹp quá!
    Chiếc nón Việt Nam trên đầu một thiếu nhi nước ngoài!
    Cầu chúc cho người Crưm, đất Crưm mãi thanh bình, thơ mộng.....

    Trả lờiXóa
  11. Quan sát viên quốc tế ghi nhận không có vi phạm tại trưng cầu ý dân ở Crimea
    Sau khi cuộc trưng cầu ý dân về quy chế của CH tự trị Crimea (Crưm) thuộc Ukraine đã bắt đầu được 5 giờ đồng hồ, các quan sát viên quốc tế ghi nhận chưa có vi phạm nào trong cuộc trưng cầu, và xác nhận tỷ lệ người dân mọi sắc tộc tham gia ở mức cao.

    Người đứng đầu đoàn quan sát viên châu Âu, nghị sĩ Ba Lan Mateusz Piskorki, cho biết hiện tại tình hình hoàn toàn yên tĩnh, và ghi nhận không có vi phạm luật bầu cử.

    Theo lời ông, tỷ lệ người dân đi bỏ phiếu ở mức cao, cho phép có thể công bố những số liệu của kết quả sơ bộ vào khoảng 12:00 giờ địa phương (14:00 giờ Moskva, 17:00 giờ Việt Nam).
    Một yếu tố quan trọng khác mà quan sát viên châu Âu nhấn mạnh, đó là tỷ lệ người sắc tộc Tatar-Crimea tham gia trưng cầu cũng rất cao, bất chấp lời kêu gọi tẩy chay trưng cầu dân ý mà thủ lĩnh của sắc tộc này đưa ra trước đó.

    Trong động thái mới nhất, quyền Thị trưởng Sevastopol Dmitry Benlik cho biết tính tới 17:00 giờ Việt Nam, tại thành phố này đã có 50% cử tri đi bỏ phiếu.

    Thành viên phái đoàn của “Viện châu Âu về giám sát dân chủ và bầu cử”, đại diện của Áo tại Nghị viện châu Âu - Johann Ewald Stadler, cho biết ông không nhận thấy bất kỳ một sức ép nào đối với các cử tri. Ông tuyên bố cuộc trưng cầu dân ý hiện nay là "hợp pháp" vì ý kiến công luận rất rõ ràng.

    Trong ngày 16/3 cuộc trưng cầu dân ý về quy chế của CH tự trị Crimea và thành phố Sevastopol thuộc Ukraine đang diễn ra trong khi chính quyền ở Kiev và các nước phương Tây và Mỹ tuyên bố trưng cầu dân ý này là không hợp pháp và sẽ không công nhận kết quả còn chính quyền Nga và đông đảo người nói tiếng Nga tại bán đảo (chiếm đến 60% số dân) lại ủng hộ và coi đây là quyền thể hiện ý nguyện tự do của người dân, đồng thời chờ đợi một kết quả ngả về quyết định Crimea sáp nhập vào liên bang Nga với tư cách là chủ thể khi cuộc trưng cầu dân ý kết thúc vào 20:00 cùng ngày (giờ địa phương).

    Trả lờiXóa
  12. Ở Matxcơva, hàng nghìn người biểu tình phản đối Nga xâm lược Crưm.
    Ở LHQ, 13 thành viên của Hội đồng Bảo an thông qua giải pháp kêu gọi tất cả các quốc gia tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine và lên án cuộc bỏ phiếu là bất hợp pháp. Các nhà ngoại giao phương Tây đã đoán trước Nga sẽ dùng quyền phủ quyết đối với bản dự thảo. Họ cũng hy vọng Trung Quốc sẽ cô lập Nga bằng cách bỏ phiếu trắng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. TQ bỏ phiếu trắng vì sợ rằng điều tương tự, nếu bị phương Tây kích động, cũng sẽ xảy ra đối với 1 số vùng của Tàu, như Tân Cương, Tây Tạng... chẳng hạn, chứ không phải là vì muốn "cô lập Nga". Nếu muốn cô lập thì bỏ phiếu chống (thuận với đa số) cho xong.

      Quan sát hoạt động gần đây của HĐBA Liên hiệp quốc mới thấy VN ta gặp may. Thí dụ bây giờ mà VN vẫn còn là thành viên không thường trực của HĐ BALHQ thì không biết trong vụ này (và vài vụ gay cấn gần đây) VN phải bỏ phiếu ra sao đây?

      Xóa
  13. Kết thúc cuộc Trưng cầu dân ý ở Crưm: 93% cử tri ủng hộ Crimea sáp nhập Nga
    Cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea kết thúc vào lúc 20h ngày 16.3 (giờ địa phương, tức 1 giờ sáng 17.3, giờ VN), với kết quả sơ bộ là 93% cử tri ủng hộ Crimea ly khai khỏi Ukraine và sáp nhập vào Nga.

    “Đây là một thời khắc lịch sử”, AFP dẫn lời Thủ tướng Crimea Sergiy Aksyonov nói với các phóng viên khi bỏ phiếu tại thành phố Simferopol (Crimea).

    AFP mô tả không khí ngày 16.3 tại Crimea với cờ Nga bay phất phớt khắp nơi từ trên các xe buýt cho đến những chiếc xe hơi, gắn máy, trong khi hàng ngàn người đến các điểm bỏ phiếu.

    Đa số người nói tiếng Nga đi bỏ phiếu, trong khi đó cộng đồng Hồi giáo thiểu số Tatar ở Crimea được cho là tẩy chay cuộc trưng cầu dân ý này song vẫn có không ít người dân Tatar đã tham gia bỏ phiếu.
    Trước đó, theo hãng khảo sát Đức GfK, 70% dân Crimea muốn bỏ phiếu thuận Crimea sáp nhập với Nga ngày 16.3, trong khi 11% lên kế hoạch bỏ phiếu cho Crimea vẫn thuộc Ukraine.

    Theo AFP, công tác chuẩn bị sáp nhập Nga là một tiến trình có thể mất nhiều tháng liền, sẽ bắt đầu vào tuần này.

    Chính quyền Crimea và Nga đều tuyên bố cuộc trưng cầu dân ý là một ví dụ điển hình của quyền tự quyết như quyết định của Kosovo ly khai Serbia.

    Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel ngày 16.3, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh rằng Nga sẽ tôn trọng lựa chọn của người dân khu tự trị Crimea trong cuộc trưng cầu dân ý lịch sử ngày 16.3, đồng thời tái khẳng định quan điểm của Moscow rằng cuộc trưng cầu dân ý này là tuân thủ luật pháp quốc tế.

    AFP cho biết 3 người đã thiệt mạng trong những cuộc đụng độ gần đây tại các thành phố Donetsk và Kharkiv, miền đông Ukraine, nơi có nhiều người nói tiếng Nga. Trong khi đó, nhiều người ủng hộ Nga đã kêu gọi tiến hành những cuộc trưng cầu dân ý tương tự tại các khu vực khác nhằm ly khai khỏi Ukraine.

    Tổng thống lâm thời Ukraine Oleksandr Turchynov kêu gọi tẩy chay cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea, tố cáo Nga lợi dụng Crimea để chuẩn bị xâm lược Ukraine.

    Crimea là tâm điểm khủng hoảng Ukraine. Crimea thuộc về Nga từ thế kỷ 18 cho đến năm 1954 thì được nhập về Ukraine (lúc đó thuộc Liên Xô) như một “món quà”. Ukraine tuyên bố độc lập sau sự sụp đổ của Liên bang Xô viết.

    Trả lờiXóa
  14. Поллак Радекlúc 10:27 17 tháng 3, 2014

    Tôi thích lớn Google.tienlang blog!
    Chủ blog cùng nhiều các bạn Vietnam hiểu biết nhiều về Crimea kể cả những thứ tôi chưa biết.
    Rất tốt!
    cảm ơn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Поллак Радекlúc 10:36 17 tháng 3, 2014

      Более 95 % избирателей Крыма проголосовали за присоединение к Российской Федерации
      Новости | 17.03.2014 | 01:03


      Более 95 % участников референдума в Крыму проголосовали за присоединение региона к России, сообщил глава крымской комиссии по проведению референдума Михаил Малышев по итогам обработки более 50% протоколов.

      По словам Малышева, против проголосовали 3% участников референдума, еще 1% бюллетеней оказался недействительным.

      В Крыму в воскресенье прошел референдум о статусе автономии. Глава МИД России Сергей Лавров ранее заявлял, что референдум в Крыму полностью соответствует уставу ООН, а его итоги станут отправной точкой в определении будущего полуострова.
      http://www.fondsk.ru/news/2014/03/17/bolee-95-izbiratelej-kryma-progolosovali-za-prisoedinenie-k-rossijskoj-federacii-26421.html
      -----
      Hơn 95 % cử tri bỏ phiếu ủng hộ sáp nhập Crimea Liên bang Nga
      Tin tức | 2014/03/17 | 01:03


      Trên 95% người tham gia trưng cầu dân ý đã bỏ phiếu để tham gia khu vực Crimea Nga , cho biết người đứng đầu ủy ban trưng cầu dân ý Crimean Mikhail Malyshev trên cơ sở thống kê hơn 50 % các biên bản kiểm phiếu.

      Theo Malyshev bỏ phiếu chống lại 3% trưng cầu dân ý , một 1% phiếu bầu dường như là không hợp lệ.

      Trong Crimea, vào ngày Chủ nhật đã tổ chức trưng cầu dân ý về tình hình tự chủ . Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov đã nói trước đó rằng trưng cầu dân ý ở Crimea là hoàn toàn phù hợp với Hiến chương Liên Hợp Quốc , và kết quả của nó sẽ là điểm khởi đầu trong việc xác định tương lai của bán đảo .

      Xóa
  15. Tổ chức cánh hữu - Dân vệ quốc gia điều quân về Kharkov và Lugansk

    Học viện Bộ Nội vụ Ucraina tại thành phố Lugansk đã nhận được lệnh chuẩn bị chỗ ở cho 500 người thuộc lực lượng Dân vệ quốc gia Ucraina, thực chất là các thành viên của Tổ chức cánh hữu (tổ chức cực đoan từ Miền Tây, đóng vai trò chính trong phong trào Maidan). Nhà báo Andrei Borodavka thông báo trên mạng Facebook.

    “Buổi chiều và tối hôm qua, các học viên đã được huy động để chuyển giường đệm vào một khu doanh trại riêng biệt”, - ông cho biết.

    Pravyi Sektor3-14
    Các thành viên của Tổ chức cánh hữu tại Maidan (Kiev)

    Nhà báo Borodavka cũng cho biết, vào buổi sáng ngày hôm nay, 15/3/2014, khoảng 400 thành viên của Tổ chức cánh hữu - Dân vệ quốc gia đã có mặt tại Học viện.

    “Tình hình tương tự ở Kharkov - Giám đốc Học viện Không quân Kharkov mang tên Kozedub đã nhận được lệnh chuẩn bị chỗ ở cho quân Dân vệ quốc gia”, - nhà báo cho biết.

    Vào khoảng 21 giờ ngày hôm qua, gần 80 người mặc trang phục dã chiến đã bao vây cơ sở của Học viện Không quân Kharkov tại số nhà 22 phố Volodarskogo (khu vực Kholodnaia gora). Cùng thời điểm này, các cửa ngõ vào thành phố Kharkov từ đường vành đai đều có 2 xe bọc thép được bố trí.

    Như tin đã đưa, lực lượng Dân vệ quốc gia Ucraina được thành lập ngày 13 tháng 3 năm 2014, với thành phần chủ yếu là các chiến binh của Tổ chức cánh hữu và Tự vệ Maidan.

    Cũng như tin đã đưa, thủ lĩnh Tổ chức cánh hữu Dmitry Yarosh đã ra lệnh thành lập Tổ chức cánh hữu Miền Đông, với chức năng điều phối hoạt động tại địa bàn 4 tỉnh: Kharkov, Donetsk, Lugansk và Poltava.
    http://www.nguoivietkharkov.com/index.php?option=com_content&view=article&id=37237:cnahhuukvlugansk-&catid=83:tinkharkovkat&Itemid=497

    Trả lờiXóa
  16. GÚC-GÙ phẩy HẢI PHÒNGlúc 23:53 21 tháng 4, 2014

    Té ra có GÚC GÙ CHẤM TIÊN LÃNG thật ư?

    Trả lờiXóa
  17. Google.tienlang chính xác.
    Bạn Ngân Thương trả lời trên kia cũng chính xác.
    Những bức hình thiếu nhi ở trại hè Crưm rất đẹp này tôi cũng tìm thấy ở một bài báo năm 2010
    -----
    Слет пионерских отрядов Крыма состоялся в Симферополе (фоторепортаж)
    19.05.2010 Версія для друку

    Всесоюзная пионерская организация имени В.И. Ленина была самой массовой коммунистической организацией детей и подростков в стране, она играла одну из главных ролей в идейном воспитании советской молодёжи наряду с комсомолом (ВЛКСМ), школой, творческими, спортивными и прочими общественными организациями. Пионерская организация была создана по решению Всероссийской конференции ВЛКСМ 19 мая 1922 г.

    В настоящее время Крымская пионерская организация им. В.И. Ленина – единственная зарегистрированная массовая детская организация, которая действует на полуострове уже многие годы. Пионеры всех городов и районов Крыма принимают активное участие во всех мероприятиях, организованных Крымским рескомом Компартии, городскими и районными партийными организациями, Крымским Советом пионерской организации.

    Так, например, в Вилинской школе Бахчисарайского района работает пионерская комната. В ней установлены стенды, рассказывающие об исторических событиях, пионерском движении, культуре многонационального Крыма. В городе-герое Керчи практически во всех школах действуют пионерские организации. В этом году в пионерскую организацию Керчи вступило более ста школьников. В селе Клепинино Красногвардейского района действует музей 51-й Армии, в котором местные пионеры и комсомольцы проводят экскурсии, рассказывают о легендарной 51-ой Армии, героических подвигах воинов-освободителей от немецко-фашистских захватчиков в годы Великой Отечественной Войны.

    Жизнь современного пионера насыщена различными конкурсами, обучающими и развлекательными мероприятиями: пионеры проводят военно-патриотические игры, выезжают в города-герои и на места боевой славы, ухаживают за памятниками эпохи Великой Отечественной войны, организовывают походы и многое-многое другое. Все это позволяет развивать в юных крымчанах чувство интернационализма, солидарности с другими людьми, любви к Крыму и гордости за его многовековую историю и культуру.

    19 мая 2010 года, в 88-ю годовщину со дня образования Пионерской организации, в центре крымской столицы состоялся Слет пионерских отрядов Крымской республиканской пионерской организации им. В.И. Ленина.
    https://www.kpu.ua/uk/13026/slet-pionerskih-otrjadov-krima-sostojalsja-v-simferopole

    Trả lờiXóa