Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Sáu, 13 tháng 6, 2014

CÔNG HÀM PHẠM VĂN ĐỒNG: PHÂN TÍCH CỦA CHUYÊN GIA HUNGARY TỪ 2008

Tiến sĩ Balazs Szalontai
Về lá thư của Phạm Văn Đồng năm 1958
 
Ông Phạm Văn Đồng (1906-2000)
Ông Phạm Văn Đồng (đứng giữa) giữ chức thủ tướng 32 năm
24 Tháng 1 2008 - Cập nhật 16h05 GMT
Năm 1958 Thủ tướng của miền Bắc Việt Nam, ông Phạm Văn Đồng, đã ký một lá thư mà sau này gây rất nhiều tranh cãi. Lá thư ngày 14-9-1958 nói chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tán thành với một tuyên bố của Bắc Kinh về hải phận của Trung Quốc.
Lá thư này được nhiều người xem là sự thừa nhận của Bắc Việt đối với chủ quyền của Trung Quốc đối với Trường Sa và Hoàng Sa.

Gần đây, sau những tranh cãi giữa hai nước về chủ quyền ở hai hòn đảo, lá thư của ông Phạm Văn Đồng lại được đưa ra thảo luận, tuy không chính thức, ở Việt Nam và trong giới người Việt ở nước ngoài.
Vậy nhận định của giới nghiên cứu nước ngoài về lá thư là như thế nào?
BBC Tiếng Việt đã hỏi tiến sĩ Balazs Szalontai, một nhà nghiên cứu về châu Á đang sống ở Hungary. Đầu tiên ông giải thích hai quan điểm khác nhau của Bắc Việt trong thập niên 1950 và 1974, năm Hoàng Sa rơi vào tay Trung Quốc.
Tiến sĩ Balazs Szalontai: Trong các năm 1955-1958, ban lãnh đạo Bắc Việt chưa đạt tới mục tiêu thống nhất đất nước vì phải đối phó với khó khăn nội bộ và thiếu ủng hộ của quốc tế. Đồng minh chính của họ lúc này là Trung Quốc. Trong hoàn cảnh này, Hà Nội không thể hy vọng xác lập quyền kiểm soát đối với Hoàng Sa và Trường Sa trong tương lai gần, và vì vậy họ không thể có sự bất đồng lớn với Trung Quốc về các hòn đảo. Lúc này, chính phủ Bắc Việt tìm cách có được giúp đỡ của Trung Quốc, và họ chỉ cố gắng tránh đưa ra tuyên bố công khai ủng hộ những tuyên bố chủ quyền cụ thể của Trung Quốc hay ký vào một văn kiện bắt buộc mà sẽ công khai từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với các đảo này.
Sang năm 1974, tình hình hoàn toàn khác. Việc thống nhất Việt Nam không còn là khả năng xa vời. Giả sử Trung Quốc có không can thiệp, Hà Nội có thể dễ dàng lấy các đảo cùng với phần còn lại của miền Nam. Từ 1968 đến 1974, quan hệ Việt - Trung đã xuống rất thấp, trong khi Liên Xô tăng cường ủng hộ cho miền Bắc. Trong tình hình đó, quan điểm của Bắc Việt dĩ nhiên trở nên cứng cỏi hơn trước Trung Quốc so với thập niên 1950.
Vì những lý do tương tự, thái độ của Trung Quốc cũng trở nên cứng rắn hơn. Đến năm 1974, Bắc Kinh không còn hy vọng Hà Nội sẽ theo họ để chống Moscow. Thực sự vào cuối 1973 và đầu 1974, Liên Xô lại cảm thấy sự hòa hoãn Mỹ - Trung đã không đem lại kết quả như người ta nghĩ. Washington không từ bỏ quan hệ ngoại giao với Đài Loan cũng không bỏ đi ý định tìm kiếm hòa hoãn với Liên Xô. Ngược lại, quan hệ Xô - Mỹ lại tiến triển tốt. Vì thế trong năm 1974, lãnh đạo Trung Quốc lại một lần nữa cảm thấy bị bao vây. Vì vậy họ muốn cải thiện vị trí chiến lược ở Đông Nam Á bằng hành động chiếm Hoàng Sa, và tăng cường ủng hộ cho Khmer Đỏ và du kích cộng sản ở Miến Điện.
BBC:Theo nhận định của ông, lá thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã được viết trong hoàn cảnh nào?
 Chính phủ nước Việt Nam DCCH ghi nhận và tán thành tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của nước CHND Trung Hoa, quyết định về hải phận của Trung Hoa. Chính phủ nước VNDCCH tôn trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Hoa trong mối quan hệ với nước CHND Trung Hoa trên mặt biển
 
Nội dung lá thư của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ngày 14.9.1958 gửi Tổng lý Quốc vụ viện Chu Ân Lai

Tiến sĩ Balazs Szalontai: Trước tiên, ta nói về tuyên bố của Trung Quốc. Nó ra đời trong bối cảnh có Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1956 và các hiệp định được ký sau đó năm 1958. Lẽ dễ hiểu, Trung Quốc, mặc dù không phải là thành viên của Liên Hiệp Quốc, cũng muốn có tiếng nói về cách giải quyết những vấn đề đó. Vì lẽ đó ta có tuyên bố của Trung Quốc tháng Chín 1958.
Như tôi nói ở trên, trong những năm này, Bắc Việt không thể làm phật ý Trung Quốc. Liên Xô không cung cấp đủ hỗ trợ cho công cuộc thống nhất, trong khi Ngô Đình Diệm ở miền Nam và chính phủ Mỹ không sẵn sàng đồng ý tổ chức bầu cử như đã ghi trong Hiệp định Geneva. Phạm Văn Đồng vì thế cảm thấy cần ngả theo Trung Quốc.
Dẫu vậy, ông ấy có vẻ đủ thận trọng để đưa ra một tuyên bố ủng hộ nguyên tắc rằng Trung Quốc có chủ quyền đối với hải phận 12 hải lý dọc lãnh thổ của họ, nhưng tránh đưa ra định nghĩa về lãnh thổ này. Mặc dù tuyên bố trước đó của Trung Quốc rất cụ thể, nhắc đến toàn bộ các đảo bao gồm Trường Sa và Hoàng Sa mà Bắc Kinh nói họ có chủ quyền, thì tuyên bố của Bắc Việt không nói chữ nào về lãnh hải cụ thể được áp dụng với quy tắc này.
Dù sao trong tranh chấp lãnh thổ song phương này giữa các quyền lợi của Việt Nam và Trung Quốc, quan điểm của Bắc Việt, theo nghĩa ngoại giao hơn là pháp lý, gần với quan điểm của Trung Quốc hơn là với quan điểm của miền Nam Việt Nam.
BBC: Ngoài ra người ta còn nghe nói đến một tuyên bố tán thành với Trung Quốc của Ung Văn Khiêm, đưa ra năm 1956 khi ông này là Thứ trưởng Ngoại giao của Bắc Việt. Phía Trung Quốc đã công khai viện dẫn đến tuyên bố này. Nó có giúp ta hiểu thêm về lá thư của ông Phạm Văn Đồng?
Tiến sĩ Balazs Szalontai: Theo trang web của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, vào giữa năm 1956, Ung Văn Khiêm đã nói với đại biện lâm thời của Trung Quốc rằng Hoàng Sa và Trường Sa về mặt lịch sử đã thuộc về lãnh thổ Trung Quốc. Ban đầu tôi nghi ngờ sự chân thực của tuyên bố này. Năm 2004, Bộ Ngoại giao Trung Quốc thậm chí xóa đi những chương tranh cãi của lịch sử Triều Tiên khỏi trang web của họ. Tức là họ sẵn sàng thay đổi quá khứ lịch sử để phục vụ cho mình.
Tôi cũng chấp nhận lý lẽ rằng nếu ông Khiêm quả thực đã nói như vậy, thì có nghĩa rằng ban lãnh đạo Bắc Việt thực sự có ý định từ bỏ chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa và Trường Sa. Nhưng nay tôi nghĩ khác, mà một lý do là vì tôi xem lại các thỏa thuận biên giới của Mông Cổ với Liên Xô.

Tôi nhận ra rằng tuyên bố của Ung Văn Khiêm thực ra không có tác dụng ràng buộc. Trong hệ thống cộng sản, tuyên bố của một quan chức như ông Khiêm được coi như đại diện cho quan điểm chính thức của ban lãnh đạo. Nhưng ban lãnh đạo cũng có thể bỏ qua ông ta và những tuyên bố của ông ta bằng việc sa thải theo những lý do có vẻ chả liên quan gì. Đó là số phận của Ngoại trưởng Mông Cổ Sodnomyn Averzed năm 1958. Trong lúc đàm phán về biên giới Liên Xô – Mông Cổ, ông ta có quan điểm khá cứng rắn, và rất có thể là vì ông ta làm theo chỉ thị của ban lãnh đạo. Nhưng khi Liên Xô không chịu nhả lại phần lãnh thổ mà Mông Cổ đòi, và chỉ trích “thái độ dân tộc chủ nghĩa” của Averzed, Mông Cổ cách chức ông ta.
Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai là người nhận thư của Thủ tướng Việt Nam Phạm Văn Đồng năm 1958
Trong trường hợp Ung Văn Khiêm, ông ta khi ấy chỉ là thứ trưởng, và chỉ có một tuyên bố miệng trong lúc nói riêng với đại biện lâm thời của Trung Quốc. Trong hệ thống cộng sản, tuyên bố miệng không có cùng sức mạnh như một thông cáo viết sẵn đề cập đến các vấn đề lãnh thổ. Nó cũng không có sức nặng như một tuyên bố miệng của lãnh đạo cao cấp như thủ tướng, nguyên thủ quốc gia hay tổng bí thư. Rõ ràng các lãnh đạo Bắc Việt không ký hay nói ra một thỏa thuận nào như vậy, vì nếu không thì Trung Quốc đã công bố rồi.

BBC:Theo ông, lá thư của Phạm Văn Đồng có ý nghĩa pháp lý nào không? 
Tiến sĩ Balazs Szalontai: Nó khiến cho quan điểm của Việt Nam bị yếu đi một chút, nhưng tôi cho rằng nó không có sức nặng ràng buộc. Theo tôi, việc các tuyên bố của Trung Quốc nhấn mạnh nguyên tắc “im lặng là đồng ý” không có mấy sức nặng. Chính phủ miền Nam Việt Nam đã công khai phản đối các tuyên bố của Trung Quốc và cố gắng giữ các đảo, nhưng họ không ngăn được Trung Quốc chiếm Hoàng Sa. Trung Quốc đơn giản bỏ mặc sự phản đối của Sài Gòn. Nếu Hà Nội có phản đối lúc đó, kết quả cũng sẽ vậy thôi.

BBC:Ngày nay, người ta có thể làm gì với lá thư của ông Đồng? Trong một giai đoạn dài, ở Việt Nam chỉ là sự im lặng. Ông nghĩ liệu người Việt Nam bây giờ có thể công khai tranh luận về nó mà không sợ là điều này chỉ có lợi cho Trung Quốc?  
Theo tôi, do lá thư của Phạm Văn Đồng chỉ có giá trị pháp lý hạn chế, nên một sự thảo luận công khai về vấn đề sẽ không có hại cho cả Việt Nam và Trung Quốc. Nhưng dĩ nhiên chính phủ hai nước có thể nhìn vấn đề này theo một cách khác. 
Tiến sĩ Balazs Szalontai từng dạy ở Đại học Khoa học Công nghệ Mông Cổ và hiện là một nhà nghiên cứu độc lập ở Hungary. Ông là tác giả cuốn sách Kim Nhật Thành trong thời kỳ Khruschev (Đại học Stanford và Trung tâm Woodrow Wilson xuất bản, 2006)
Nguồn BBC
=======
Google.tienlang bổ sung link bài bằng tiếng Trung, ghi lại một cuộc hội thảo được tổ chức tại Trung Quốc có sự tham gia của Tiến sĩ Balazs Szalontai


“新史料•新发现:中国与苏联和东欧国家关系(1949—1989)”国际学术研讨会综述

"Phát hiện lịch sử mới• Mới: (1949-1989) mối quan hệ giữa Trung Quốc và Liên Xô và Đông Âu," Tóm tắt các Hội thảo quốc tế



72 nhận xét:

  1. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  2. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  3. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  4. Đề nghị các bạn không phát biểu lạc đề.

    Trả lờiXóa
  5. Mấy Rận trủ xem xong phỏng vấn nầy nghĩ gì nhỉ? Nói ra thì ...ngọng, mà câm họng cũng khó coi!
    Rõ khổ!!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bị lỗi chớ không phải đổi nick đâu!

      Xóa
  6. Bài nầy chắc không nhiều còm đâu cô chủ à! Nó như thuốc diệt rận vậy, đâu có con nào mò tới.

    Trả lờiXóa
  7. Sao bảo BBC là đài địch. Cùng đường lại bấu víu vào à?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đến đài địch cũng không thể cản trở nổi chân lý nữa là :)

      Xóa
  8. Lấy súng địch bắn địch sướng hơn chứ!

    Trả lờiXóa
  9. Thứ nhất đây mới chỉ là 1 bài trả lời phỏng vấn của ông Balazs Szalontai chứ chưa hoàn toàn là 1 bài "phân tích".

    Thứ 2, bài trả lời phỏng vấn này cũng đã cho thấy rõ ràng:

    - Sự phụ thuộc vào viên trợ từ TQ khiến Đảng ta không muốn làm mất lòng họ, hay nói đúng hơn, là phải chiều theo ý họ:

    "Như tôi nói ở trên, trong những năm này, Bắc Việt không thể làm phật ý Trung Quốc. Liên Xô không cung cấp đủ hỗ trợ cho công cuộc thống nhất, trong khi Ngô Đình Diệm ở miền Nam và chính phủ Mỹ không sẵn sàng đồng ý tổ chức bầu cử như đã ghi trong Hiệp định Geneva. Phạm Văn Đồng vì thế cảm thấy cần ngả theo Trung Quốc."

    Tiếp đó, tính Pháp lý của công hàm Phạm Văn dù ít (theo ý của ông ta) nhưng vẫn có tính pháp lý chứ không phải là không. Và ông ta cũng nói rất đúng rằng cần có sự thảo luận/ tranh luận công khai giữa VN và TQ về vấn đề này:

    "Theo tôi, do lá thư của Phạm Văn Đồng chỉ có giá trị pháp lý hạn chế, nên một sự thảo luận công khai về vấn đề sẽ không có hại cho cả Việt Nam và Trung Quốc. Nhưng dĩ nhiên chính phủ hai nước có thể nhìn vấn đề này theo một cách khác."

    Đây cũng chính là việc mà tôi đã nói từ nhiều bài trước, Đảng ta cân chính thức lên tiếng về công hàm PVĐ cả trong nước và quốc tế chứ không thể cứ im lặng và cho dư luận viên ra múa may quay cuồng.

    Và 1 chi tiết là trong bài trả lời phỏng vấn này, ông TS người Hung nói ra 1 điều mà khá đông các dư luận viên ở đây vẫn luôn cố cãi: VNCH có chiến đấu và phản đối TQ năm 1974, nhưng thất bại và vô ích. Đồng thời tại thời điểm đó, Đảng ta hoàn toàn im lặng. Không hiểu sự im lặng này nên hiểu theo nghĩa nào: im lăng là đồng ý, hay sợ nói ra TQ sẽ phật lòng mà cắt viện trợ?

    "Theo tôi, việc các tuyên bố của Trung Quốc nhấn mạnh nguyên tắc “im lặng là đồng ý” không có mấy sức nặng. Chính phủ miền Nam Việt Nam đã công khai phản đối các tuyên bố của Trung Quốc và cố gắng giữ các đảo, nhưng họ không ngăn được Trung Quốc chiếm Hoàng Sa. Trung Quốc đơn giản bỏ mặc sự phản đối của Sài Gòn. Nếu Hà Nội có phản đối lúc đó, kết quả cũng sẽ vậy thôi."

    Vì vậy tôi chủ quan mà tin rằng ông Tiến sỹ này có thể vừa được các dư luận viên ở đây bốc thơm, nhưng cũng đồng thời bị ăn chửi, hoặc may hơn thì chỉ bị các đồng chí ấy chửi thầm hehe

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
    2. http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/cong-thu-1958-co-noi-dung-nhu-the-nao-2994952.html
      http://vnexpress.net/tin-tuc/thoi-su/cong-thu-1958-khong-co-gia-tri-phap-ly-2995323.html
      Đọc đi thằng râm chủ, thấy mày hay trích dẫn linh tinh từ vnexpress để xỉa xói cơ mà, sao cái nài lại không đọc để mở mang tâm thức, bài từ VN thì chê, bài của tiến sĩ nước ngoài cũng chê, rốt cuộc mày chỉ thích nghe ĐCSVN bị chỉ trích thôi phải không?
      Lại còn ăn vạ đây là bài phỏng vấn nữa cơ đấy, 1 người nước ngoài liệu không phân tích thì có thể nói khá rành mạch như thế về tình hình khi đó của lá thư không?
      Nghiên cứu của 1 tiến sĩ mày cũng không nghe lọt tai thì chắc phải nghiên cứu của đấng sáng tạo mày mới nghe được ấy nhỉ? Như các "đấng sáng tạo lưu vong" ấy nhỉ...

      Xóa
    3. Cố gắng như chú là rất đáng khen dù ở trong bất cứ hoàn cảnh khó khăn nào.

      Không như TBN vừa thua vỡ mặt HL tỷ số 1-5 sau khi dẫn trước 1-0. Tinh thần của TBN thật tệ.

      Xóa
    4. Trích lại 1 đoạn trong link đầu tiên của đồng chí Nặc 03:03

      "Chính quyền VNCH, theo Hiệp định Genève 1954, đã liên tục thực thi chủ quyền lâu đời của người Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bằng các văn bản hành chính nhà nước cũng như bằng việc triển khai chủ quyền thực tế trên hai quần đảo này. Đỉnh cao của sự khẳng định chủ quyền Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa là trận hải chiến quyết liệt của Hải quân VNCH chống lại sự xâm lược của tàu chiến và máy bay Trung Quốc tại quần đảo Hoàng Sa năm 1974."

      Hehe

      Xóa
    5. Dẹp cái VNCH đi ông gì ơi!
      Công hàm PVĐ ko có liên quan gì tới VNCH- bè lũ tay sai của Mỹ.

      Xóa
    6. Công nhận đồng chí Ben ngoài khả năng copy-paste ra thì đọc hiểu và trí tuệ kém kinh khủng! Có lẽ vì thế mà đồng chí chỉ khoái copy, cho nó nhàn đầu!

      Xóa
    7. Đem mấy thằng bán nước VNCH để ủng hộ chủ quyền dân tộc thì thật là thốn.

      Xóa
    8. Robben xịn của Hà Lan đã sút tung lưới TBN hai lần, còn Robben chuyên copy-paste thì hơi bị ...ngu. Đọc còm của Vod 04:23 mà chả hiểu gì sất để rồi lại bị người ta bợp tai. Chán !

      Xóa
  10. So với những bài phân tích khác về công thư Cố Thủ Tướng PVĐ, bài phân tích của TS Balazs
    Szalontai chỉ góp một phần thêm vào cái nhận định khách quan của nhiều bậc trí giả quốc tế về
    sự không ràng buộc tính chứng lý công nhận HS-TS thuộc TQ của Chính phủ VNDCCH. Cần cập nhật và sử dụng thêm những tài liệu phân tích sâu hơn, rộng hơn, lý luật hơn để việc tranh tụng ở các Tòa án quốc tế có hiệu quả cao. Chẳng hạn bài phân tích của TS CaoHuy Thuần.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi cho rằng bài phân tích này là chính xác và khách quan. Thế là đủ. Không cần rộng hơn thêm rối. Đực biệt là việc kéo nhằng cái thây ma VNCH vào chuyện này.

      Xóa
    2. Đúng thế Công Hàm PVĐ không liên quan đến VNCH-bè lũ tay sai của Mỹ- mà chỉ liên quan đến bè lũ tay sai của Cộng Sản Tàu.

      Xóa
    3. Nếu không có mấy thằng khốn nạn VNCH thì Việt Nam đã khẳng định được chủ quyền từ 54 rồi chứ làm gì có chuyện rắc rối như ngày nay, đúng là mấy thằng khốn, chết cũng không hết tội.

      Xóa
    4. Mấy anh Tàu nói công hàm TT Đồng là công nhận này nọ thì ai cũng hiểu được vì họ là người Tàu không phải VN. Một học giả nước thứ 3 thì công nhận công hàm không công nhận cái gì cả và rất yếu về tính pháp lý. Nhưng không thể hiểu được có một đám nói tiếng Việt nhất định công hàm TT Đồng công nhận này nọ.

      Xóa
  11. Chết cười ác đồng chí ở đây suốt ngày hốt hoảng "vực lại thây ma VNCH" hehe. Chẳng hiểu các đồng chí dốt nát đến độ nghĩ như thế thật, hay là ngu xuẩn đến độ chẳng có gì để nói nên suốt ngày lôi chuyện "vực dậy thây ma" mỗi khi đuối lí. Cũng có thể đây là trò hù dọa nhằm vào dân thường.

    Tóm lại, các đồng chí hoặc là ngớ ngẩn, hoặc là đểu cáng. Hoặc thậm chí là vừa ngớ ngẩn, vừa đểu cáng. Tôi thiên về phương án 3 hehe

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Biết rõ anh và...cùng một nick từ lâu nhưng vẫn để xem anh có thay đổi gì không trong chuyện rải tờ rơi hằng ngày. Và nhận thấy anh vẫn chứng nào tật ấy. Cảnh báo anh: Tổ quốc đang ở giai đoạn có thể xảy chiến tranh. Cách xử sự với kẻ phá hoại an ninh đất nước dĩ nhiên cũng phải thay đổi. Chào anh.

      Xóa
    2. Đồng chí làm tôi sợ quá hehe

      Xóa
  12. Chiến sĩ Rân trủlúc 09:49 14 tháng 6, 2014

    Không chấp mấy anh phởn loại ba- những kẻ luôn muốn vực dậy thây ma VNCH.

    Trả lờiXóa
  13. Ngày ấy ngô đình Diệm và Mỹ bầu cử thì nay đã khác .

    Trả lờiXóa
  14. Nên nhớ, các loại toà án QT đều không cho nhưng " bài văn " kiểu thế này là bằng chứng trước Tòa !
    Một văn thư cấp quốc tế chỉ được xem là vô hiệu nếu như hiến pháp nước đó ràng buộc phải thông qua QH ! Ngay ở Mĩ, một số văn thư QT mà TT kí cũng chỉ được hiệu lực khi QH phê chuẩn !
    Vậy, chủ đề về công thư và liên quan với nó là biển đảo VN thì những bài văn dư lày là chỉ để chúng ta tự sướng mà thôi !

    Trả lờiXóa
  15. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  16. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
    2. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
    3. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
    4. Cồng chất quá!

      Xóa
    5. Hay !

      Xóa
    6. Quá hay ! Tắt đài hết .

      Xóa
    7. Cái chủ đề của người ta là nói về cái "công hàm" của ô.PVĐ từng bị bọn XÒ LÁ đem ra bêu rếu, làm chứng cho hành động CSVN bán đất, bán biển. Nay có người chứng minh hoàn toàn ngược lại (luận điệu đó là vu cáo, bỉ ổi) thì 1 lũ rận lớn,bé,rận có học lẫn rận vô học đều câm miệng hến rồi mò nát mạng (internet) cut-paste tài liệu đem về "đánh trống lãng"xong xúm lại tự sướng khen hay.
      Chán!...

      Xóa
    8. Nhận xét của ông Xích Lô lạc đề.
      Ở đây đang nói tới Công hàm Phạm Văn Đồng qua phân tích củ chuyên gia Hungary chứ không nói tới việc của Phil, của Mã...
      Ấy là chưa nói việc ông hàm hồ cho rằng
      ---
      Ai cũng biết một phần không nhỏ đất miền Nam, kể cả vùng Đà Lạt, Darlac, Tây Nguyên… hay đảo Phú Quốc là thuộc về Cao Miên ngày xưa.

      Xóa
    9. Thế nào là "hàm hồ" hả đồng chí chủ trang? Một bài phân tích hay, sắc sảo, ví dụ sinh động như vậy khiến đồng chí không thể phản biện nên xoá đi phỏng? Nó sai, nó nói tục hay thế nào? Đồng chí nói nó hàm hồ, sao không phản biện lại, hay vì đồng chí chỉ biết copy-paste nên cùng đường thì chơi bài xoá?

      Đồng chí TVH không đủ trình bật lại ông Tuấn thì nên trật tự, nói vuốt đuôi theo mà làm gì?

      Xóa
    10. Cảm ơn bác Vodka@, ông TƯ TRỜI ĐẤT - quên, ông TƯ TRỜI BIỂN@, bác Dân Đồng Tháp@ và các " còm sĩ " thân mến đã chia sẻ ! ( có thời gian rảnh các bác vào đây đọc cho mất thời gian .... chơi nè : https://www.facebook.com/phuc.dinhkim.7?ref=ts&fref=ts )
      Thưa cô chủ thân mến,
      Trước hết phải hỏi chủ nhà đã xóa Cmt vì lí do ... " lạc đề " ?
      Ở đây đang nói tới cái công thư 1958 ( gọi tắt thế cho nhanh ) mà công thư ấy đang có sự " mập mờ" về HS và TS - gọi tắt là biển đảo . để hiểu rõ về " biển đảo trong tranh chấp QT thì có cái Cmt trên , cái Cmt trên nó như một phụ đề ( bổ đề ) cho cái sự HIỂU VỀ TRANH CHẤP BIỂN ĐẢO theo thông lệ QT ! như vậy nếu hiểu biết thêm và rộng ra thì mới có đủ " điều kiện biên " để nhìn nhận chính xác về TRANH CHẤP PHÁP LÍ trong công thư 1958 kia ! Từ đó mới nhận xét được cái sự phân tích của ngài Z trong chủ đề chủ nhà treo ở trên,
      Vài lời khinh trọng , mong chủ nhà để mắt tới sự trao đổi thuần túy đúng - sai mà không phải là đứng bên thắng cuộc hay bên thua cuộc để nói !
      Nên nhớ , trao đổi thằng thắn đúng - sai còn gắn thêm con đĩ ( chính trị ) vào thì xin mời để dành nói trong cuộc họp chi bộ dân phố !
      Kính,

      Xóa
    11. tôi thấy ông nó dúng .công văn phạm văn dồng .không bán nước .bán thì phải ghi giá bao nhiêu ở dây không nói dến tiền thì dích thị là không bán .có chăng là sự ngu dốt của người viết ra nó .ngày xưa cách cụ toà chăn châu cắt cỏ .làm thuê làm mướn không học hành bây giờ con cháu phải lãnh hậu quả của sự vô hoc

      Xóa
    12. Hôm trước có người nghi ngờ rằng khi ông PVĐ soạn cái công hàm này các ông ấy còn không biết hai cái đảo Tây Sa,Nam Sa nằm ở đâu!Nghe cũng có lý.

      Xóa
  17. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Gởi @Lang thang : Cảm thông với bức xúc của bạn và xin tặng một lời khuyên. Đừng chửi họ theo kiểu của đám mất dạy dùng toàn câu chữ thối tha bẩn thỉu. Hãy bắt chước lối giáo hóa, khai sáng của Tư Trời Biển, Vodka, Xích Lô, Sinh Viên là đủ để họ câm mõm rồi. Bạn thấy không, Xích Lô 11:51 chẳng cần chửi một từ hạ đẳng nào vậy mà khiến bọn lâu la nín khe hết. Thế chúng mới tâm phục, khẩu phục chứ. Cứ giáo hóa chúng kiểu này thì còm nào của bạn cũng sẽ được đăng thôi... Chúc vui !

      Xóa
  18. nhân dan cú bảo công hàm phạm vản dồng là công hàm bán nước .nhưng tôi hiểu rằng ngày dó mình cần súng cần dạn của các dồng chí trung quốc lên bị ép phả làm vậy thôi.chú cung khôt tâm nhục nhã lắm bi dân gọi là chó bán nước

    Trả lờiXóa
  19. Bài phân tích của ông Tuấn mà bạn Xích Lô đưa về đây hay như thế tại sao lại xoá hả đồng chí chủ trang cựu sinh viên ĐH Luật HN tự phong? Một bài viết hay, đầy đủ chứng lí, các tiền lệ - án lệ - ví dụ...hay đến như vậy mà đồng chí xoá đi vì không thể phản biện lại phải không? Vậy mà đồng chí cũng xưng là "cựu SV ĐH Luật HN" được thì tôi cũng chịu thua.

    Đúng là càng ngày đồng chí càng thể hiện sự kém cỏi, càng lộ đuôi mạo danh trí thức!

    Liệu cồng này đồng chí có xoá?

    Trả lờiXóa
  20. Bản chất của vấn đề: Công thư ông PVĐ thật sự có thể hiện việc công nhận chủ quyền của TQ đối với Hoàng Sa, Trường Sa không? Có 2 khuynh hướng: - Cả thế giới văn minh tiến bộ, những người Việt yêu nước trong sáng đều khẳng định: không! Khuynh hướng này, tầng lớp có học, tìm tất cả các chứng lý về bối cảnh lịch sử khi hình thành văn bản công thư, về các điều khoản qui định, luật lệ quốc tế, soi và bóc tách tính chính trị, tính pháp lý dưới lớp vỏ câu, chữ của văn bản công thư, biện bạch thấu lý đạt tình để đặt công thư vào đúng vị trí có lợi nhất cho đối tượng bị hại là quốc gia Việt Nam. Tầng lớp ít học hơn thì không giàu lý lẽ, học thuật, khẳng định công thư PVĐ không thể nào, không bao giờ mang nội hàm ý tưởng thừa nhận chủ quyền, hơi hướng thiên về kinh nghiệm, niềm tin.
    -Rợ Trung Quốc và một số bầy đàn Việt gian lưu manh, căm thù chế độ, bất chấp lợi ích tối thượng tổ quốc nhân dân, đồng thanh lu loa khẳng định công thư PVĐ là văn bản công nhận chủ quyền!!!
    -Mỗi chúng ta tự thấy điều này: Công luận hiện nay trên toàn thế giới, có ai, có nước nào ủng hộ việc TQ hạ đặt giàn khoan Hải Du 981 không? Nói khách quan và chính xác là không. Tại sao? Bản chất thực sự của vấn đề là HS-TS là đất, là đảo biển, là lãnh thổ của Việt Nam.
    Đừng sớm tự cho mình là kẻ giàu lý luận, có chữ và vung vít gõ phím, chém gió. Bất cứ ai là người Việt chân chính đều phải đồng hành cùng nhân dân, cùng đại nghĩa trên đường ngay ngõ thẳng dân tộc. Khác đi, thân bại danh liệt.Vì sao? Duy lý thì ai cũng rõ rồi. Còn duy tâm, hãy tin điều này, trời cao lồng lộng nhưng lại rất gần bên ta, trong ta! Ôi, "yêu nước"!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. ông nói dúng .công văn phạm văn dồng déo có giá trị gì

      Xóa
    2. Thưa ông giáo già "mất dạy"!
      Ông phán "Bất cứ ai là người Việt chân chính đều phải đồng hành cùng nhân dân, cùng đại nghĩa trên đường ngay ngõ thẳng dân tộc" thì rất là hay nhưng thực tế lại có người vì yêu quyền lực mà mượn danh nghĩa yêu nước, đồng hành cùng nhân dân để quanh co, lắt léo bán đất, bán đảo, bán biển... , tôi nhớ khi ai đó đưa ảnh trang sách giáo khoa in rằng HS, TS của trung quốc thì ông nổi cáu, sắp văng tục "đù con đĩ mẹ..." kia mà. Vậy ông cũng phải hiểu cái hậu quả đó giờ cả dân tộc phải gánh chịu, chứ chả lẻ cả dân tộc ngồi im chịu mất nước? VÀ, đương nhiên phải ngụy biện vòng vo, tại, bị, thì, là, mà... chứ không lẻ thừa nhận tại tôi yêu quyền lực nên đã trót ký công nhận...? Ai đời Trung quốc tuyên bố "Lãnh thổ của Trung quốc bao gồm cả HS, TS" mà lại hùa theo "Tôi tán thành tuyên bố đó" giờ lại còn chối cãi...

      Một nhóm "ăn ốc" giờ bắt cả dân tộc phải "đổ vỏ", vậy mà mới bị phàn nàn sao lại bán đất, bán đảo để mua "ốc ăn" đã lại đĩ mồm đổ cho người khác là không yêu nước, không đồng hành cùng nhân dân..

      Xóa
    3. Xét theo luận lý học (logique) thì Công Hàm PVĐ đã mặc nhiên thừa nhận chủ quyền của TQ đối với HS,TS vì ông đã trân trọng báo tin:
      "Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958,của Chính phủ nước Cộng Hò Nhân dân Trung Hoa,quyết định về hải phận của Trung quốc."
      Như thế còn cãi chày cãi cối thế nào được.Thưa ông giáo XYZ.
      Giá như ông Đồng và chính phủ VNDCCH ghi nhận và tán thành MỘT PHẦN của bản tuyên bố thì lại khác.

      Xóa
    4. Có hai ý trao đổi với XYZ.@,
      Một là ông khẳng định tầng lớp " bảo vệ " ông Đồng là có học và ngược lại ?
      Với tuổi tác như mình thì chớ nói thế chứ ! Ông hình như chưa qua một trường lớp chính quy nào thì phải ( xin lỗi ) ? Vì nếu qua trường lớp thì hẳn phải biết trong một hội đồng về một vấn đề nào đó thì người phản biện đề tài chí ít cũng phải có học hàm, học vị bằng người hướng dẫn viết đề tài ,.....
      Thứ hai, ông nói :" .... Bất cứ ai là người Việt chân chính đều phải đồng hành cùng nhân dân, cùng đại nghĩa trên đường ngay ngõ thẳng dân tộc. Khác đi, thân bại danh liệt .. " - đièu này đúng nhưng chưa đủ ! Cần nói rõ nhân dân và ngõ thẳng dân tộc không phải là đảng phái ! Đó là điều kiện đủ !
      Ông rảnh vào trang của nhà nghiên cứu biển Đông Đinh Kim Phúc ( chắc ông rõ tôi muốn nói gì ) mà đọc thêm về .... lịch sử biển Đông !

      Xóa
    5. Bác Xích nói chí phải, chí ít cũng phải bằng chứ thường thì người phản biện có chuyên môn cao hơn người hướng dẫn viết đề tài, phải cao hơn mới thấy những vấn đề cần phản biện trong đề tài chứ lại

      Xóa
  21. Tư tui thấy những chủ đề như thế này vượt quá trình độ của DLV, những người đa số chỉ biết copy - paste quan điểm của người khác nhưng rất giỏi đánh tráo khái niệm, chửi tục tĩu, dơ bẩn và khi cần sẽ trơ lỳ. Tư tui cũng thấy, thời điểm này nên nghĩ và bàn việc phải làm sao lấy lại những đảo đã mất và không để mất thêm đảo sẽ ý nghĩa hơn là cứ loay hoay chuyện công hàm 1958 có bán hay không bán nước, bởi nó đã rõ như ban ngày, càng cãi chỉ càng vạch áo cho người xem lưng, thêm nhục nhã chung cho cả dân tộc chứ không riêng DLV hay “rận”. DLV không đủ trình độ để có quan điểm riêng của mình thì đương nhiên cũng không đủ trình độ để nhận xét người khác nói đúng hay sai, đúng chổ nào và sai ở đâu.

    Tiến sỹ Hung lập luận có chổ không logich, đã “.. ủng hộ nguyên tắc rằng Trung Quốc có chủ quyền đối với hải phận 12 hải lý dọc lãnh thổ của họ” mà lãnh thổ của họ là “tuyên bố ….của Trung Quốc rất cụ thể…. bao gồm Trường Sa và Hoàng Sa mà Bắc Kinh nói họ có chủ quyền” như vậy một học sinh cấp 2 cũng biết đã đủ cơ sở để suy ra CH 1958 công nhận HS, TS thuộc lãnh thổ Trung cộng vậy mà ông Tiến sỹ Hung vẫn nói lấy được “…tuyên bố của Bắc Việt không nói chữ nào về lãnh hải cụ thể " với hàm ý CH 1958 không có chữ nào nhắc tới HS và TS thì không công nhận HS và TS thuộc lãnh thổ Trung cộng. Để dễ hiểu, tư tui lấy 1 ví dụ đời thường : giữa nhà A và nhà B có một con hẻm, khi làm giấy chủ quyền thì A nói “đất nhà tui bao gồm cả con hẻm” và B trả lời “tui tán thành lời anh vừa nói”, rõ ràng B đâu có chữ nào nhắc tới con hẻm nhưng sau đó A chắc chắn được cấp giấy chủ quyền luôn cả con hẻm.

    Tiến sỹ Hung khi đề cập tới Ung Văn Khiêm thì nói rằng “Trong trường hợp Ung Văn Khiêm, ông ta khi ấy chỉ là thứ trưởng, và chỉ có một tuyên bố miệng…….. không có sức nặng như một tuyên bố miệng của lãnh đạo cao cấp như thủ tướng….”, chuyện Thủ tướng có sức nặng hơn Thứ trưởng thì con nít cấp 1 nhiều đứa đã rành.

    Tóm lại, quan điểm của Tiến sỹ Hung không khác quan điểm của một số người Việt ngoại trừ chuyện lắt léo kiểu ngoại giao. Ông ta chỉ nói “Phạm Văn Đồng vì thế cảm thấy cần ngả theo Trung Quốc. Dẫu vậy, ông ấy có vẻ đủ thận trọng….” Có vẻ thôi chứ không chắc chắn, quí vị nhé. Cá nhân ông PVĐ viết thư khác với Công văn có chữ ký và được đóng dấu Thủ tướng Chính phủ. Muốn trị được bệnh, trước tiên phải xác định chính xác mức độ bệnh chứ đừng ung thư thời kỳ cuối mà cứ tưởng cảm mạo sơ sài. Tư tui nghĩ cần tập trung tìm căn cứ pháp luật để chứng minh CH 1958 được ban hành trái pháp luật VN để thu hồi hủy bỏ. Hiện nay Trung cộng đang bị thế giới cô lập do quá hiếu chiến nên nếu đưa vụ việc HS, TS ra công luận quốc tế thì VN có thuận lợi là được nhiều nước ủng hộ hơn, điều này năm 1974 sau khi bị TC chiếm HS, VNCH đã không có được. Tuy nhiên, cũng phải lưu ý “gấu Nga” đang là “đồng minh tin cậy” của Trung cộng, 1 lá phiếu có quyền phủ quyết ở HĐBA đã mệt, tới 2 lá thì càng thêm mệt. Tư tui định bàn sâu hơn vào khía cạnh pháp lý, nhưng một phần như tư tui đã nói chủ đề này vượt quá khả năng của DLV, phần khác còm rất hay của Xích Lô, có đủ cơ sở pháp lý vẫn bị xóa đã khiến tư tui cụt hứng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
    2. Bình nghe được! Từ nào giờ mới thấy,nhất là đoạn cuối, chắc cở...4 sao.
      Vậy là rận hay dlv đây?...

      Xóa
    3. tóm lại cái công văn bán nước kia déo có chữ tiền thì không phải là bán .mà do sư ngu suẩn của kẻ viết ra nó .chứng tỏ ngày xưa là thầng dầy tớ déo chịu học hàn lên mới viết bố lao bố lếu dến vây.

      Xóa
    4. Ủa, anh TTB gõ chữ nghe mùi như bên Basàm bê lại đây thế? Anh cũng"đạo"...ý à?

      Xóa
    5. Thậm chí tư tui còn chưa biết Basàm là gì !

      Xóa
    6. gõ vtc2 trực tuyến để xem!

      Xóa
    7. Đọc xong còm @Tư Trời Biển 17:49 mà còn cố tình không hiểu thì thôi hết thuốc chữa. Đặc biệt là TVH (Tủi và Hổ), không nên sa đà vào những chuyện như thế này nếu không đủ trình độ. Mà xin hỏi nhỏ, tại sao cứ cay cú với TTB, Vodka, Xích Lô vậy ? Học thêm đi rồi ra mà tranh luận...Cứ chày cối người ta khinh cho..

      Xóa
    8. Nặc danh21:57
      Loại núp lùm lâu lâu nhảy ra cắn lén rồi bỏ chạy ở "thớt" bên kia tôi đã không cần đếm xỉa đến rồi mà chưa biết xấu hổ. Dốt nát đến độ lời bình chỉ hơn 20 từ mà không hiểu người ta muốn nói nghiêm túc hay đùa thì cụp đuôi lủi mẹ xó nào đi chứ chường mặt ra làm chi.
      Để tránh hiểu lầm KHÔNG ĐÁNG CÓ giữa những người còn biết TỰ TRỌNG và giữ TƯ CÁCH cho nhau trên đây(dĩ nhiên không có nặc rồi) nên tôi mới có mấy dòng nầy. Đừng nghĩ tôi lên tiếng vì những trò BẨN của nặc.
      Thói đời, tiểu nhân thì thường hay vô cớ săm soi, cạnh khóe những người hơn họ.

      Xóa
    9. Đã thua thì : " Xin cúi lạy cụ Tư con xin thua .." cho nó lành. Lại còn ấm ớ ất ơ..." vậy là rận hay DLV đây.." . Tủi và Hổ nên đổi thành Thua và Hèn cho đúng

      Xóa
  22. Tôi lại bị DLV chủ chứa í quên chủ nhà xóa còm liên tục liên tục điều đó cho tôi cảm giác như được cô í cho lên đỉnh vậy thích thật.

    Trả lờiXóa
  23. Đã có con rận nào nhìn thấy cái tuyên bố lãnh hải của TQ chưa mà dám cho rằng công hàm 1958 của TT kính yêu của chúng ta là công hàm bán nước?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Giờ này còn hỏi câu này thì nên về nhà quét nhà, rửa bát ..... đừng ti toe mạng mẽo làm gì, ..... vãi !

      Xóa
    2. công hàm phạm văn dồng bay giờ déo có giá tri gì hết .cái thằng viết ra nó chết mẹ nó rồi .dảng ta cứ nói là thằng viết ra cái công hàm dó .bi.dien nặng trong thời kỳ dương chức là xong làm lồn gì .dịt me bon công sản trung quốc

      Xóa
  24. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  25. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  26. hai nha nuoc trung quoc viet nam bat tay nhau di den the gioi dai donh. loi phat bieu cua dai tuong phung quang thanh la chi ly nhat

    Trả lờiXóa