Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Năm, 11 tháng 9, 2014

LÊ CÔNG ĐỊNH VÀ NHỮNG LỜI THÚ TỘI THÀNH KHẨN

Gần đây, chúng ta thấy Lê Công Định bắt đầu xuất hiện trên các cơ quan báo chí phản động với những bài viết xuyên tạc lịch sử Việt Nam. Dường như Định lại bắt đầu trở lại con đường chống lại Tổ quốc và nhân dân- những tội lỗi mà cách đây ít lâu anh đã thành khẩn thú nhận để xin sự tha thứ của nhân dân.

Google.tienlang xét thấy cần nhắc lại cho anh khỏi quên những lời thú tội thành khẩn này....

---------------------- 

Lê Công Định thành khẩn nhận tội vào ngày 18/6/2009




Lê Công Định (sinh 1 tháng 10 năm 1968 - ) là một luật sư, từng là thành viên của Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, thành viên Hiệp hội Luật sư Hoa Kỳ, thành viên hội đồng đại diện cho Việt Nam - Hiệp hội Luật sư châu Á - Thái Bình Dương, thành viên Quỹ Nghiên cứu Biển Đông. Ông đảm nhiệm nhiều chức vụ khác như: giảng dạy về luật Việt Nam cho sinh viên quốc tế trong chương trình trao đổi giữa khoa luật đại học Cần Thơ và đại học Pantheon - Assas (Paris ), luật sư thành viên Công ty DC Lawyers, phó chủ nhiệm Đoàn luật sư Thành phố Hồ Chí Minh, và trước ngày bị bắt, Định làm việc tại Công ty luật Lê Công Định. Ông cũng là chồng của Hoa hậu Việt Nam năm 1998, Nguyễn Thị Ngọc Khánh.

Lúc 11 giờ 10 phút, ngày 13 tháng 6 năm 2009 , Cơ quan An ninh điều tra - Bộ Công an đã bắt khẩn cấp Lê Công Định theo Điều 88, Bộ Luật hình sự, do "có các hành vi cấu kết với bọn cầm đầu phản động nước ngoài chống Nhà nước CHXHCN Việt Nam".

Theo cáo buộc của cơ quan an ninh Việt Nam, khi bắt khẩn cấp, đã có chứng cứ dựa trên những tài liệu của luật sư Lê Công Định, do Trung tâm Điện toán - Truyền số liệu khu vực 2 cung cấp.

Trong video clip này, Lê Công Định đã thành khẩn nhận tội, đúng như cơ quan điều tra đã kết luận.

* Từ năm 2005, luật sư Lê Công Định đã liên lạc với Nguyễn Sỹ Bình của Đảng Nhân dân Hành động tại Mỹ và Đảng Dân chủ Việt Nam bí danh "chị hai". Luật sư Định là thành viên của nhóm nhằm hoạt động với mục tiêu lật đổ chế độ Cộng sản tại Việt Nam bằng phương thức lập hai đảng đối lập có tên "Đảng lao động" và "Đảng xã hội" để tập hợp lực lượng, đánh từ ngoài vào trong để gây rối loạn lớn ở Việt Nam.

* Với bí danh "chị Tư", Lê Công Định được phân nhiệm vụ phụ trách cải cách hành chính, tư vấn pháp luật cho các đối tượng chống đối trong nước: Nguyễn Văn Đài ở Hà Nội, Nguyễn Văn Hải (Hải "Điếu cày"), Nguyễn Tiến Trung ở TP.HCM, biên soạn hàng chục tài liệu, phát tán trên các đài, báo và trang web thù địch với Nhà nước Việt Nam ở nước ngoài, xuyên tạc đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước Việt Nam và kêu gọi thay đổi chế độ, lợi dụng vấn đề bô-xít Tây Nguyên, Trường Sa - Hoàng Sa để kích động tư tưởng chống đối Đảng Công sản và Nhà nước Việt Nam.

* Lê Công Định cũng tham gia bàn bạc trong loạt tài liệu do Trần Huỳnh Duy Thức (đã bị bắt ngày 24/5 vừa qua) biên soạn với nội dung bôi nhọ Thủ tướng và một số lãnh đạo của Việt Nam.

* Luật sư Định đã biến việc bào chữa cho Nguyễn Văn Đài, Lê Thị Công Nhân, Nguyễn Văn Hải thành diễn đàn tuyên truyền chống chế độ, xuyên tạc Hiến pháp, pháp luật, lên án chính quyền Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền.

* Luật sư Định đã nhiều lần sang Mỹ, Thái Lan, gặp Nguyễn Sỹ Bình bàn bạc, đánh giá những vấn đề kinh tế, chính trị của Việt Nam và đề ra kế hoạch hoạt động chuẩn bị cho thời điểm Việt Nam xảy ra "biến động chính trị" vào năm 2010. Đã trực tiếp tham gia biên soạn cuốn sách mang tính chất cương lĩnh hành động của nhóm với tựa đề Con đường Việt Nam và soạn thảo Tân Hiến pháp cho Việt Nam. Bản thảo Tân Hiến pháp gồm 9 chương, 106 điều, dài 112 trang

* Luật sư Định có quan hệ chặt chẽ với một số đối tượng cầm đầu, cốt cán của các tổ chức phản động lưu vong, như Hà Đông Xuyến (Việt Tân), Phạm Nam Định (nhóm "Họp mặt dân chủ"), Đoàn Viết Hoạt (nhóm "Viễn tượng Việt Nam"). Luật sư Định được chấm chọn ra nước ngoài tham gia huấn luyện về phương thức "đấu tranh bất bạo động" để làm nòng cốt cho "phong trào dân chủ" trong nước.

* Luật sư Định có các bí danh Nguyên Kha, Paul, C4 (Chị Tư)



LÊ CÔNG ĐỊNH VÀ LỜI NÓI SAU CÙNG TẠI TÒA
Nói lời sau cùng tại phiên tòa chiều 20/01/2010 trước khi tòa vào nghị án, cựu luật sư thừa nhận hành vi của mình và bày tỏ sự ân hận khi đã "đi ngược lại những đóng góp của gia đình trong 2 cuộc kháng chiến" Chiếu cố sự thành khẩn nhận tội này, chiều 20 tháng 1 năm 2010, tòa tuyên án Lê Công Định 5 năm tù giam, quản chế 3 năm về tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân".
Sáng 6/2/2013, Lê Công Định đã được ra tù sau hơn 3 năm chấp hành hình phạt tù. Ông Định được giảm án, tha tù trước hạn so với án phạt 5 năm về tội "Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Sau khi ra tù, ông Định còn phải thi hành lệnh quản chế trong 3 năm tại địa phương.

31 nhận xét:

  1. Chuyện bên lề phiên xử Lê Công Định và đồng phạm

    Trong suốt thời gian diễn ra phiên tòa, nhằm đảm bảo sức khỏe, buổi trưa các bị cáo được cho nghỉ ngay tại tòa, mỗi người một chiếc giường xếp.

    Cơm nước thì Trại Tạm giam Bộ Công an nấu, chuyển đến tận nơi. Có thấy được cái cảnh các bị cáo ai nấy đều khỏe mạnh, ngồi ăn ngon lành, thì mới hiểu những luận điệu vu khống của các nhóm phản động người Việt lưu vong ở nước ngoài, rằng họ bị nhục hình, bị tra tấn, bị bỏ đói... là những lời vu khống.

    6h20 ngày 20/1, những xe đặc chủng của Cơ quan Công an TP HCM dừng lại trước sân TAND TP HCM. Giây lát, người đầu tiên từ trên xe bước xuống dưới sự dẫn giải của Lực lượng Cảnh sát hỗ trợ tư pháp là Trần Huỳnh Duy Thức trong bộ trang phục áo sơmi trắng bỏ trong quần màu đen. Kế tiếp là Nguyễn Tiến Trung, áo xanh, quần xám. Lê Thăng Long cũng áo trắng bỏ trong quần và cuối cùng là Lê Công Định, áo sơmi xám bỏ ngoài, nhìn rất khỏe mạnh. Tất cả phải ra trước vành móng ngựa vì tội danh hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân theo điều 79 Bộ Luật hình sự nước CHXHCN Việt Nam. Phiên xét xử kết thúc trong cuối chiều cùng ngày.

    7h, thân nhân của các bị cáo và ba nhân chứng có mặt đầy đủ. Bên kia đường, đối diện tòa án, là những người hiếu kỳ hoặc có quen biết với Định, Trung, Long, Thức, họ không được cấp giấy vào tham dự phiên tòa nên đứng rải rác ở bên ngoài tòa án rồi đến khoảng 9h, họ tự động giải tán.

    8h, Tòa khai mạc. Trong khu vực dành cho các cơ quan ngoại giao nước ngoài, chúng tôi thấy có ông Đại sứ Đan Mạch Lysholt Hansen, Đại sứ phái đoàn EU Sean Doyle. Phía Canada, đại diện cho nhóm G4 có Tham tán văn hóa, chính trị Robert Burley. Tổng lãnh sự quán Mỹ có ông Tổng lãnh sự Kennet Fairfax, Tổng lãnh sự Australia là bà Phó lãnh sự Chantell Woodford.
    Từ trái qua: Trần Huỳnh Duy Thức, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long và Lê Công Định

    Bên cánh báo chí, ngoài 51 phóng viên của 21 tờ báo viết, báo nói, báo hình trong nước, còn có một nhân vật của Hãng Thông tấn AP, Mỹ: Ben Stocking. Cạnh đó, là John Ruwich, Trưởng văn phòng đại diện tại Việt Nam của Hãng Reuteur, Anh và Trưởng văn phòng Hãng thông tấn AFP, Pháp: Aude Genet. Tất cả đều được bố trí ngồi tại một phòng riêng và theo dõi phiên xử được truyền trực tiếp qua màn hình.

    Phần thẩm vấn lý lịch bị cáo cũng như công bố cho các bị cáo biết về nghĩa vụ và quyền lợi được bắt đầu bởi Chủ tọa phiên tòa - Thẩm phán Nguyễn Đức Sáu, Phó chánh tòa Hình sự - TAND TP HCM. Tới lượt mình ra trước vành móng ngựa, sau khi trả lời các câu hỏi về nhân thân, Trần Huỳnh Duy Thức bỗng... giở quẻ, đòi được: "Thay đổi những người tham gia tiến hành tố tụng". Khi Luật sư Triệu Quốc Mạnh đặt vấn đề, rằng "những người đang tiến hành tố tụng có thù oán hay mâu thuẫn gì với Thức hay không", thì anh ta trả lời không. Thẩm phán Nguyễn Đức Sáu, hỏi: "Bị cáo có yêu cầu thay đổi luật sư không?". Thức cũng trả lời không. Đến lúc biết rằng luật sư cũng là một thành phần tham gia tố tụng - và "thay đổi những người tham gia tiến hành tố tụng" có nghĩa là phải thay luôn cả luật sư thì Thức thôi, không đòi... thay đổi nữa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Trước đó, chúng tôi hỏi Thức: "Qua những tài liệu do chính anh viết ra, có vẻ như anh khá am hiểu về Kinh Dịch. Trong phiên tòa này, anh thử bấm độn xem anh sẽ nhận án phạt bao nhiêu năm?". Nghe xong, "thầy bói sờ mu rùa" chẳng nói gì, mắt nhìn đi chỗ khác. Chúng tôi hỏi tiếp: "Để trở thành “bộ trưởng kinh tế” như anh đã từng hy vọng khi lật đổ chính quyền Việt Nam, thì không những phải có kiến thức, mà còn phải có kinh nghiệm điều hành ở tầng vĩ mô. Anh nhận thấy anh có cả hai thứ đó chưa?". Cũng như lần trước, Thức im lặng.

      Mặc dù trước tòa, Thức vẫn khăng khăng rằng anh ta không đồng tình với những quan điểm chống phá đất nước của Nguyễn Sỹ Bình, nhưng khi Hội đồng xét xử chất vấn Thức về những việc làm trái pháp luật, ngay cả các bí danh chihaichibachitu, nghe như... con gái thì Thức lại trả lời: "Do anh Bình chỉ đạo". Tòa hỏi: "Vậy thì thời điểm "lúc phất cờ" có được nhắc đến trong nghiên cứu tổng thể của "nhóm Chấn" hay không?". Thức thừa nhận là có. Tuy nhiên, khi tòa hỏi "hành động thay đổi thể chế chính trị Việt Nam là hành động gì?", thì Thức chỉ trả lời loanh quanh chứ không dám nhắc đến hai chữ "lật đổ".

      Nói chuyện với chúng tôi, Thức cho biết đây là lần đầu tiên Thức biết mặt Nguyễn Tiến Trung vì trước đó, cả hai chỉ liên lạc với nhau qua e-mail, qua điện thoại. Chúng tôi hỏi: "Chỉ biết nhau qua e-mail, qua điện thoại thì sao khi Trung tiến cử anh với Nguyễn Sỹ Bình, anh lại hăng hái nhận lời?". Một lần nữa, Thức lại cúi đầu, ngó lơ sang chỗ khác.

      Với bị cáo Lê Thăng Long, nếu như trước đây Long nhờ Luật sư Nguyễn Minh Tâm bào chữa cho mình, thì ngày 19/1, nghĩa là một ngày trước khi phiên tòa diễn ra, Long thôi không nhờ nữa. Khi chúng tôi hỏi lý do, Long đáp: "Tôi đồng ý quan điểm bào chữa của Luật sư Tâm nhưng sau đó, tôi thấy tôi không phạm tội lật đổ chính quyền nhân dân, vì tôi đã thôi không tham gia "nhóm nghiên cứu Chấn" nên tôi từ chối".

      Tuy nhiên, thực tế cho thấy, việc Lê Thăng Long ra khỏi "nhóm nghiên cứu Chấn" chẳng phải vì bất đồng quan điểm, đường lối với Trần Huỳnh Duy Thức, mà vì Long muốn thành lập những "phong trào" cho riêng mình: “phong trào chấn hưng nước Việt” vừa để lôi kéo, tập hợp lực lượng, lại vừa nhằm chứng minh với những thế lực phản động ở nước ngoài, như các tổ chức người Việt chống Cộng lưu vong Việt Tân, đảng Nhân dân hành động...

      Tháng 4/2007, Lê Thăng Long tách ra khỏi "nhóm nghiên cứu Chấn" mặc dù trước đó, Long cùng Trần Huỳnh Duy Thức xây dựng kế hoạch nhằm lật đổ chính quyền nhân dân. Xin trích một đoạn do chính tay Long viết trong tài liệu "Tuyên ngôn dân chủ": "...Làm cho thể chế chính trị ở Việt Nam hiện nay phải bị thay thế triệt để, chứ không phải là đổi mới từng phần hay điều chỉnh vặt vãnh... Cụ thể phải chuyển từ thể chế nhất nguyên, độc đảng sang thể chế đa nguyên, đa đảng...", và hàng tuần Long đều viết "báo cáo tuần" - nội dung gồm những việc Long đã làm để gửi cho "nhóm nghiên cứu Chấn".

      Tháng 11, Long thành lập "Phong trào chấn hưng nước Việt", lập website "chanhungnuocviet" cùng các câu lạc bộ như "Câu lạc bộ người cao tuổi chấn hưng nước Việt", "Câu lạc bộ nhà báo chấn hưng nước Việt" mà mục đích vẫn không ngoài việc rủ rê, kích động những người tham gia các "câu lạc bộ" này chống Nhà nước, lật đổ chính quyền nhân dân. Khi Lê Thăng Long bị bắt, Cơ quan An ninh Việt Nam đã thu giữ hàng chục tài liệu có nội dung vạch đường lối, phương hướng, kế hoạch hành động..., trong đó có cả cương lĩnh của cái gọi là "Đảng dân chủ Việt Nam", được thành lập bởi ông Hoàng Minh Chính (đã chết), và chịu sự chi phối cũng như hỗ trợ của Nguyễn Sỹ Bình, kẻ cầm đầu tổ chức phản động "đảng Nhân dân hành động" ở Mỹ.

      Xóa
    2. Trước tòa, Long luôn tìm cách chối quanh. Thỉnh thoảng anh ta lại làm bộ ngơ ngác như người mắc bệnh... thần kinh. Có lúc, Long bắt bẻ chủ tọa phiên tòa từng câu, từng chữ. Long nói mình không tham gia "nhóm Chấn", mà đó chỉ là quá trình trao đổi tự nhiên. Theo Long, khi làm việc chung với Trần Huỳnh Duy Thức, Lê Công Định, thì đều theo tinh thần "gạn đục khơi trong", và mục đích chống phá Nhà nước Việt Nam là vì... yêu nước.

      Riêng với Lê Công Định, khi chúng tôi hỏi vì sao Định không mời luật sư bào chữa, thì Định trả lời: "Tôi đã khai báo rõ ràng rồi. Nếu có mời luật sư thì luật sư cũng chẳng bênh cho tôi được. Hơn nữa, tôi biết tội của tôi đến đâu nên không ai bào chữa cho tôi tốt bằng tôi".

      Thực tế cho thấy sau khi bị bắt, và ngay buổi làm việc đầu tiên với Cơ quan An ninh Điều tra, Lê Công Định đã khai vanh vách về những hành vi vi phạm pháp luật của mình và đồng phạm. Chính vì sự thành khẩn này, nên lúc Lê Công Định xuất hiện trên truyền hình, đọc lời thú tội thì các thế lực phản động, các tổ chức người Việt chống Cộng lưu vong ở nước ngoài, đã cho rằng Lê Công Định bị "ép" phải đọc, hoặc đó là "sự dàn dựng của Công an Việt Nam". Định nói: "Chẳng ai ép tôi cả. Hiểu rõ là mình đã làm những việc sai trái nên tôi tự nguyện đọc lời thú tội". Điều này đã được Định thể hiện rất rõ qua phần thẩm vấn công khai tại phiên tòa: "Lúc đầu, tôi chỉ muốn góp ý cải cách về kinh tế, pháp luật nhưng sau đó, tôi đã đi quá xa. Tôi biết rõ những điều mình làm đã vi phạm luật pháp Việt Nam mà nguyên nhân xuất phát từ nhận thức chủ quan, nên đã bị lôi kéo vào những âm mưu hòng lật đổ chính quyền Nhà nước...".

      Với Nguyễn Tiến Trung, trái hẳn với những lời lẽ cực đoan, với nét mặt tự mãn trên trang web "tập hợp thanh niên dân chủ" trước kia thì hôm nay, tại tòa, Trung xuất hiện với cái "thật" của mình - cái "thật" của kẻ biết lỗi. Trung nhìn nhận "đã bị bọn phản động bên ngoài lôi kéo, mua chuộc nhằm mục đích lật đổ chính quyền nhân dân. Vì quá nôn nóng muốn Việt Nam tiến ngang bằng Hàn Quốc nên đã dẫn đến sai lầm".

      Tôi hỏi Trung trong suốt thời gian bị tạm giam, cơ quan chức năng đã đối xử với Trung cùng những người kia như thế nào? Trung đáp: "Rất tử tế, không ai bị xúc phạm nhân phẩm. Ăn uống đầy đủ, hàng ngày có sách báo, tạp chí để đọc". Hôm diễn ra các trận thi đấu bóng đá Sea Games, sáng nào Trung, Định, Long, Thức cũng háo hức chờ đọc báo Thể thao để biết tỷ số của từng trận đấu.

      Xóa
    3. Được phép nói lời cuối cùng, Nguyễn Tiến Trung hứa: "Chắc chắn sẽ không tham gia vào "đảng dân chủ Việt Nam" và "tập hợp thanh niên dân chủ". Lê Công Định thì: "Mong sớm có cơ hội làm lại cuộc đời, bởi bản thân là trụ cột gia đình và đã ý thức việc làm của mình là rất nguy hiểm cho an ninh quốc gia".

      Ngay khi phiên tòa diễn ra, các thế lực phản động nước ngoài, các tổ chức, cá nhân người Việt chống Cộng lưu vong, đã không ngớt lu loa lên rằng: "Việt Nam đàn áp nhân quyền, đàn áp những nhà bất đồng chính kiến". Trên trang web "tập hợp thanh niên dân chủ" mà trước đây Nguyễn Tiến Trung là người đồng sáng lập, Nguyễn Hoàng Lan, bạn gái Nguyễn Tiến Trung, đã kêu gọi "chi bộ tập hợp thanh niên dân chủ" tổ chức biểu tình trước Đại sứ quán Việt Nam tại London, Anh. Không những thế, họ còn kêu gọi thanh niên và những ai có thiện chí với Trung, sáng ngày 20/1 tập trung trước TAND TP HCM để biểu tình, gây rối, đòi thả Trung và những người bị bắt, xét xử.

      Bên cạnh đó, một số phương tiện truyền thông đại chúng nước ngoài đã tiến hành những cuộc phỏng vấn thân nhân của những người bị bắt, rồi mớm cho họ những câu trả lời có nội dung xuyên tạc phiên tòa, xuyên tạc luật pháp Việt Nam. Thậm chí có tổ chức phản động còn mưu tính đưa người vào Việt Nam dưới những vỏ bọc hiền lành, nhằm tìm cách gây rối, phá hoại phiên xét xử Lê Công Định, Nguyễn Tiến Trung, Lê Thăng Long, Trần Huỳnh Duy Thức.

      Riêng Nguyễn Sỹ Bình, khi trả lời phỏng vấn của một đài phát thanh nước ngoài về phiên tòa, Bình vẫn trơ tráo kêu gọi: "Quốc tế nên can thiệp với Chính phủ Việt Nam, nhằm buộc Việt Nam phải trả tự do cho những nhà... dân chủ". Nguyễn Đỗ Thanh Phong, cầm đầu tổ chức khủng bố Việt Tân tại Australia, gào lên: "Kêu gọi cộng đồng quốc tế gây sức ép với Việt Nam...".

      Tuy nhiên, những lời thú tội của các bị cáo trước tòa, thành khẩn nhìn nhận là đã nghe theo lời xúi giục, lôi kéo của những tổ chức phản động ở nước ngoài, để tiến hành âm mưu lật đổ chính quyền nhân dân, đã là một bằng chứng không thể chối cãi.

      http://megafun.vn/tin-tuc/phap-luat/201001/chuyen-ben-le-phien-xu-le-cong-dinh-va-dong-pham-60187/?mode=mobile

      Xóa
    4. Lê Thăng Long, chú ơi chú đi rồi ai diễn trò cho chúng cháu chơi đây, vẫn nhớ như in cái lúc chú rao bán cái áo với những dòng chữ đầy ý nghĩa như muốn "long thăng" với giá 500$, 1 cái áo chợ trời giá vài $ chú in thêm "tên họ chú" rồi bán giá trên trời, chú đã giúp cháu có những nụ cười nhếch mép với cái ý nghĩ "thằng này đang viết cái chó gì thế nhỉ", cháu đã bật cười đến độ "thăng long", cháu đã rất vui khi biết trên thế giới này vẫn tồn tại 1 người với kiểu tự phụ "thăng long" như chú, nhờ chú mà cháu có thêm những giây phút giải trí rất "sặc sụa", hy vọng chú ở trong song sắt vẫn giữ được mình, hy vọng khi chú ra tù chú vẫn là "thăng long" ngày nào.
      Một con người nào đó từng cười vào mặt chú ở trên fb, thân.

      Xóa
    5. Đừng đùa với ông Lê Thăng Long nha bạn.
      Theo ông ấy tự tiết lộ thì ông ấy là một trong những người được ông chủ Mỹ đang cân nhắc cho làm Tổng thống Việt Nam đó.
      Danh sách mà chủ Mỹ đang cân nhắc cho làm Tổng thống Việt Nam là các vị:

      1- Cù Huy Hà Vũ
      2- Lê Công Định
      3- Lê Thăng Long
      4- Trần Huỳnh Duy Thức
      5- Nguyễn Tiến Trung

      Theo lời ông ta nhận định:
      " Xét về tổng thể tâm và tầm thì tôi với anh Trần Huỳnh Duy Thức nhất định là cao hơn so với anh Cù Huy Hà Vũ, luật sư Lê Công Định, trí thức trẻ Nguyễn Tiến Trung. Nhưng cho đến thời điểm này quan hệ với Mỹ của anh Cù Huy Hà Vũ, luật sư Lê Công Định, trí thức trẻ Nguyễn Tiến Trung tốt hơn so với tôi và anh Trần Huỳnh Duy Thức"."
      http://trelangblogspotcom.blogspot.com/2014/09/le-thang-long-ngao-a.html

      Xóa
    6. Lê Thăng Long cũng khôn phết đới. Hắn cũng kiếm tiền bằng nghề rận trủ đới.
      ---
      Hiện nay tôi đang rất cần tiền để chuẩn bị chi phí cho việc tổ chức Hội nghị Diên Hồng Việt Nam mới. Dự kiến chi phí thấp nhất cho một kỳ Hội nghị Diên Hồng Việt Nam mới tối thiểu là 100 ngàn USD (khoảng 2,1 tỷ đồng Việt Nam). Mỗi kỳ Hội nghị Diên Hồng Việt Nam mới được tổ chức trong khoảng thời gian từ 1 đến 7 ngày. Hội nghị Diên Hồng Việt Nam mới sẽ được tổ chức thành nhiều kỳ khác nhau ở nhiều địa điểm khác nhau. Mỗi kỳ tổ chức đều phải lo các chi phí như: tiền thuê mướn địa điểm tổ chức, tiền thuê bảo vệ an ninh, tiền thuê mướn người phục vụ, tiền thuê âm thanh ánh sang, tiền chi phí đi lại cho ban tổ chức, tiền trợ cấp đi lại và ăn ở cho các khách mời gặp khó khăn về kinh tế, tiền chi phí cho truyền thông … và nhiều loại chi phí khác nữa. Dự kiến sẽ mời rất nhiều đại biểu tới tham dự Hội nghị Diên Hồng Việt Nam mới gồm rất nhiều thành phần đồng bào Việt Nam ở trong nước và kiều bào ở nhiều quốc gia cùng nhiều đại diện bè bạn quốc tế. Cần phải có tiền trợ cấp đi lại và ăn nghỉ cho các đại biểu là người Việt Nam đang gặp khó khăn về kinh tế như: các cụ già, học sinh, sinh viên, giáo viên, nông dân, công nhân, trí thức, cựu chiến binh, người tàn tật, tu sỹ các tôn giáo, các nhà dân chủ và thân nhân của họ, dân oan, dân nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, thương binh, bệnh binh, gia đình thuộc diện chính sách xã hội, doanh nhân khi đang trong giai đoạn gặp khó hoàn cảnh khó khăn cơ nhỡ phá sản …

      Hiện nay tôi đang gấp rút tiến hành triển khai hệ thống truyền thông dân chủ do tôi chỉ đạo. Tôi đang rất cần tiền để mua sắm nhiều thiết bị như: máy chụp ảnh, máy quay camera các loại, máy vi tính, đầu tư phòng thu âm và thu phát hình ảnh và nhiều phương tiện khác phục vụ cho công việc truyền thông, tuyên truyền. Tôi cần tiền để chi phí lo cho đội ngũ giúp việc cho tôi về công việc truyền thông. Mức chi phí tối thiểu nhất cần phải có là 100 ngàn USD (tối thiểu là 2,1 tỷ đồng Việt Nam).

      Nay thông qua bức tâm thư ngỏ này tôi xin ngỏ lời công khai đến thế sư Mạc trường, các vị trong Việt Nam Đạo, toàn thể đồng bào Việt Nam ở trong nước và nước ngoài cùng bè bạn quốc tế hãy giúp tài chính cho tôi với nhiều hình thức có thể để cho tôi có tiền chi phí cho những việc cống hiến nhiều lợi ích cho dân tộc Việt Nam.

      Từ hơn 5 năm qua đến nay chính quyền đảng Cộng sản Việt Nam đã, đang bí mật hoặc công khai làm khó cho tôi cùng gia đình tôi về vấn đề tài chính. Trước khi bị bắt giam tù tôi có cổ phần lớn và tham gia lãnh đạo ở 3 công ty công khai cùng nhiều công ty bí mật khác. Chính quyền đảng Cộng sản Việt Nam đã rình rập theo dõi để triệt phá hoàn toàn những công ty mà tôi có tham gia góp vốn và lãnh đạo. Tôi bị thiệt hại kinh tế nhiều triệu USD. Anh Trần Huỳnh Duy Thức cũng bị triệt phá về kinh tế tương tự như tôi. Nhiều nhà dân chủ Việt Nam cùng gia đình họ đều bị triệt phá về kinh tế công khai hoặc bí mật. Chính quyền đảng Cộng sản Việt Nam triệt phá về kinh tế đối với chúng tôi là để nhằm hạn chế năng lực hoạt động dân chủ của chúng tôi.
      http://lethanglong.wordpress.com/2014/09/11/buc-tam-thu-gui-the-su-mac-truong-phan-3/

      Xóa
  2. Đúng là Việt nam hình như đã biến mất ở đông nam á nếu xét về mặt phát triển và thịnh vượng. Vì sao vậy, nếu xét về các điều kiện để phát triển, VN chỉ thiếu một đó là yếu tố con người lãnh đạo. Yếu tố này không được VN nhìn nhận, trái lại họ vẫn thường tuyên truyền rêu rao là VN có những lãnh đạo kiệt xuất, có ĐCS anh minh, sáng suốt. Đúng, nếu cần một sự kiệt xuất, anh minh, sáng tạo để làm biến mất một đất nước đầy tiềm năng thì không ai bằng các nhà lãnh đạo VN.
    Những ai còn chút trăn trở với đất nước, không thể không suy nghĩ, xấu hổ và căm giận. Đất nước rơi vào thảm cảnh như hiện nay, thủ phạm không ai khác chính là ĐCSVN. Xin hãy thực tế và bớt hươu vượn đi, TG họ bỏ xa lắm rồi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đúng vậy, thế giới họ đã bỏ từ lâu lắm rồi, bỏ cái tên vnch như 1 chính thể quốc gia, mà ngay khi chúng còn tồn tại đã bị cho là bù nhìn, ngay chính người dân Mỹ khi biểu tình chống chiến tranh VN cũng đả đảo cái chính thể này mà đến giờ họ còn dám tự nhận mình là 1 quốc gia chính thống, thế giới chả ai công nhận cái vnch đó cả trừ 1 số cộng đồng người VN ở hải ngoại mà đặc biệt là Mỹ, họ vẫn khước từ nhìn ra thế giới mà chỉ sống với cái quá khứ giả tạo của chính họ, 1 QUÁ KHỨ BÙ NHÌN.

      Xóa
    2. ông lê công dịnh lên nhớ rằng loại súc vật chước khi giãy chết bọn chúng thường hung tợn cố gắng cắn hoặc dớp vào người thịt chúng ,nhưng cuối cùng thì loà chó vẵn chết nhe răng thôi,

      Xóa
    3. chước khi đăng còm (xút bản) phải kiểm cha (xem chước) cho dúng chín tả,hehe.

      Xóa
    4. Khổ,thằng mù đi khuyên...

      Xóa
  3. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hehe, có vẻ chính quyền VN bắt đầu mạnh tay với đám rận chủ trong nước rồi, không còn "đồng chí nội ứng" thì các anh dân chủ hải ngoại chỉ còn cái trò chửi thôi sao, đừng làm chúng tôi mất hứng sớm vậy chứ, hehe.

      Xóa
  4. Nguyễn Thành Phúclúc 10:51 12 tháng 9, 2014

    Hoan nghênh chủ nhà tích cực dọn rác.
    Mấy ngày nay tôi vẫn thường vào đọc Google.tienlang nhưng rất mất hứng khi thấy một số người vô văn hóa vào đây quảng cáo mấy cái blog thối tha như quechoa, boxit, buivanbong...
    Thật đáng thương.
    Các cụ có câu "Hữu xạ tự nhiên hương", mấy cái blog kia giờ mất khách vì họ chuyên xuyên tạc bịa đặt, giờ phải cho người đi quảng cáo khắp nơi....

    Trả lờiXóa
  5. Lê Công Định, Lê Thăng Long, Nguyễn Tiến Trung thì cũng cùng 1 giuộc với Cù Huy Hà Vũ mà thôi. Đều là loại hoang tưởng...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mấy chàng công tử bột thôi mà.Đ/c Vi Đức Hồi nằm trong chăn mới đáng nể.

      Xóa
  6. Nguyễn Tấn Xuânlúc 11:06 12 tháng 9, 2014

    Giá như mấy anh chị muốn bênh che cho Lê Công Định thì, thay vì quậy phá, cứ đường hoàng phân tích. Ai nỡ xóa còm?

    Trả lờiXóa
  7. Hiện nay đang đàm phán TPP,phía Mỹ làm khó chúng ta,đòi phải cho công đoàn độc lập hoạt động.Nếu thế vai trò lãnh đào của Đảng thông qua Tổng Công Đoàn Lao Động VN sẽ mờ nhạt đi.Sao Đảng không xin tham gia tổ chức SCO (hợp tác thượng hải) do Nga,TQ chủ trì có phải tốt hơn không?

    Trả lờiXóa
  8. Tớ Phấn đấu vào Đảnglúc 13:37 12 tháng 9, 2014

    Xin phép được có ý kiến hơi lạc đề một chút với nội dung bài viết . Nói gì thì nói ( theo kiểu : dù ai nói ngả nói nghiêng , lòng ta với đảng như kiềng ba chân ! ) tớ vẫn cứ phấn đấu để được vào đảng ( đây là ĐCSVN chứ không phải đảng Dân chủ , đảng Xã hội , đảng cần lao nhân vị , đảng Nhật tân đâu đấy nhé , vào mấy cái đảng này lớ ngớ thì đi tù mọt gông mặc dù chẳng làm gì nên tội ! ) . Vì vào đảng mới có cơ hội được làm cán bộ quản lý . Bét thì cũng là tổ trưởng , khá hơn thì trưởng phó khoa phòng , khá hơn nữa thì giám đốc phó giám đốc , khá hơn nữa thì thì ... biết đâu lại trúng UVTW không chừng ? Và như vậy sẽ có lộc , sẽ được " ăn trên ngồi trốc " , sẽ được quyền " quyết định sinh mạng chính trị " của mấy thằng không cùng chí hướng , nói tóm lại là rất nhiều " lộc trời " . Chứ còn làm cái thằng " quần chúng " thì tài giỏi đến mấy thì cũng chỉ là cái thằng " công chức quèn - lương ba đồng ba cọc " !!! Ấy chính vì thế mà đảng bộ các địa phương trong cả nước năm nào cũng báo cáo : số lượng đảng viên mới kết nạp vượt chỉ tiêu cấp trên giao !!! Thành tích ấn tượng như vậy , số đảng viên " đông như quân Nguyên " là vậy mà sao đ/c tổng bí thơ " của chúng ta " lại phán một câu " xanh rờn " : đảng viên thì lắm , cộng sản mấy người ! Sao kỳ vậy cà ? Hổng lẽ toàn " đồ giả " . Tớ quán triệt rồi , khi vào đảng thì phải luôn luôn tâm niệm một điều " im lặng là vàng " , chỉ có khen chớ có chê lãnh đạo , họp hành chi bộ ... chớ có phát biểu góp ý theo kiểu " quan điểm này nọ " , chớ có nghe cấp trên xúi bậy " phê và tự phê " , các ông ấy nói vậy nhưng hổng có phải vậy , chết có ngày ! Vì thế tớ chỉ có " gật khi mọi người gật , cười khi mọi người cười và nhất là khi lãnh đạo cười ! " . Có việc gì " ậm ạch trong lòng " thì chớ có phun ra " cửa trên " mà hãy nín nhịn để " phun ra cửa dưới " kẻo chẳng khi nào được cất nhắc làm " cán bộ quản lý " . Tớ đã quyết tâm cao độ rồi , phải phấn đấu bằng mọi giá để được " vào đảng " và phải phải phấn đấu bằng được cái mà dân gian gọi là : TƯ SẢN ĐỎ ! Quyết tâm , quyết tâm , quyết tâm !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hehe, lại chửi, hết trò rồi à các chú, các chú cứ nói gg.tienlang thế này thế nọ mà các chú cứ lai vãng ở đây để chửi rủa là thế nào ấy nhỉ, bộ trang nhà của các chú không có người hả, mà cũng phải thôi lướt qua xem trang nhà các chú toàn thẩm du tinh thần với nhau đi đi lại lại mấy cái luận điệu cũ rích thì gì chả chóng chán, đúng là bầu trời rộng mở thì lại không nhìn cứ trực mặt đất cát sỏi mà rơi nước mắt.

      Xóa
    2. Có rất nhiều đảng viên cs thoái hóa biến chất đã phải vào tù. Chú em "suy nghĩ " như vậy là thấy cửa tù phía trước rồi.

      Xóa
    3. Thế không phải chứng minh luật pháp VN công minh à?

      Xóa
  9. http://m2.facebook.com/hoighetphandonglúc 16:35 12 tháng 9, 2014

    TIN BUỔI SÁNG!
    http://photos-c.ak.fbcdn.net/hphotos-ak-xap1/v/t1.0-0/s320x320/10645182_800250510016248_8587672233833642392_n.jpg?oh=c8a7f66c923cc1264d533976224789fb&oe=5494E9F0&__gda__=1418950574_0c52a250a8850ea80761bf31178e90d3

    Tối qua, Đảng Cọng Sãng Ziệc Lam đã huy động hơn 40 ngàn DLV ăn lương ba củ đến sân vận động Mỹ Đình để tuyên truyền.
    Một cảnh tượng đẫm màu đỏ diễn ra khi các DLV ăn lương 3 củ cùng mặc áo quốc kỳ, phất cao lá cờ đỏ sao vàng.

    Khủng khiếp hơn nữa, các DLV Việt đã lấn át lí trí của các DLV Miến Cộng ( Miến cộng cũng dùng cờ sao chính giữa, do vậy là thuộc địa của Việt Nam :)). Cùng hát vang bài ca Việt Nam- Hồ Chí Minh!

    Đảng Miến Tân cho biết, dựa vào lá cờ sao của Myanmar, đồng thời dựa vào kết quả tỉ số trận đấu, có thể kết luận Miến Cộng bán nước cho Việt Cộng.

    Các Dân Miến Oan, Tù Nhân Bán Miến Lương tâm, Blogger Miến Cày đã tuyệt thực để phản đối. Hiện đã được mấy chục giờ. Thời gian tuyệt thực dự kiến là 30 ngày...

    (Troll phản động )
    VJ

    Trả lờiXóa
  10. Một khi Định được trả tiền
    Cái gì nhân cách cũng liền cho luôn
    Vi deo tiếng nói tưởng khôn
    Nào ngờ thực tại dại hơn lúc nào
    Một khi thân phận cào cào
    Lúc đầu tanh tách ước ao nhảy dài
    Cơn mưa dập ướt áo dài
    Chỉ còn một nước đứng đài người "xơi"
    Sau đây mang tiếng để đời
    Là quân bán nước giống nòi Việt gian...

    Trả lờiXóa
  11. Chẳng biết mấy ông bà rận chủ
    Kéo được ai và kéo mấy ai
    Thông tin cặp cập nhật hàng ngày
    Sai đúng ngộ nhận dân chứ ai

    Được sai thằng Nét nó đa tài
    Sai đúng nó tài đúng hay sai
    Nhân đây cũng bảo vài thằng ngốc
    Việt Nam chẳng cần lũ bất tài

    Trả lờiXóa

  12. Ngày còn bé mình thỉnh thoảng hóng hớt người lớn nói chuyện, loáng thoáng nghe mấy từ “phản động, cái đồ phản động, quân phản động, thằng phản động”. Từ đấy cứ băn khoăn không biết mặt mũi “phản động” nó ra làm sao.

    Mãi hôm rồi có thằng bạn, thấy mình cứ thắc mắc hoài, liền vào anh-tẹc-nét lôi ra mấy tấm hình, bảo phản động trông nó như này này :

    Trả lờiXóa
  13. Hờ hờ, thì ra phản động cũng không khác người thường mấy nhờ. Nhưng mà nhìn kỹ thì vừa thấy hài hài, vừa thấy tồi tội sao đó.


    Hỏi nó sao biết đó là phản động, nó cười cười bảo : là ví dụ thế, chứ biết đéo đâu, hí hí.

    Nguồn: Hoà Bình.

    Trả lờiXóa
  14. Vào đây mà xem ' CÔ TIÊN' ị bậy nè:
    http://locliec.blogspot.com/2014/09/oc-lap-tu-tren-troi-roi-xuong.html

    Trả lờiXóa
  15. Thời gian gần đây, các phương tiện truyền thông chống cộng, chống Việt Nam trong và ngoài nước lợi dụng những sai lầm đó trong cải cách ruộng đất để thổi phồng, xuyên tạc nhằm chống phá chế độ. Chúng phóng đại số người chết từ 15 ngàn người, 50 ngàn, thậm chí đến hàng trăm ngàn người, từ đó cho rằng Cải cách ruộng đất hoàn toàn là sai lầm, là "tội ác".

    Nhưng chính ngay cả Vũ Thư Hiên, một thành phần trở cờ, trở thành phản động lưu vong cũng đã phải lên tiếng phản bác sự xuyên tạc đó:

    “Người ta thường nói tới con số 15 ngàn người. Tôi nghỉ con số hơn thổi phồng. Trong tài liệu của Bernard Fall và Wesley Fishel con số còn được đẩy tới 50 ngàn. Nếu tính tổng số xã đã cải cách ruộng đất là khoảng 3000, mỗi xã có trung bình một hoặc hai người bị xử bắn, bị bức tử, bị hãm hại cho chết đói ( những xã có số người bị bắn lên tới 3 hoặc 4 rất ít gặp, có những xã không có ai bị ) thì số người bị chết oan ( kể cả trong chỉnh đốn tổ chức, tính cả người bị bức tử ) nằm trong khoảng 4000 đến 5000 người. Nói chung, đó là phỏng đoán, chẳng bao giờ chúng ta biết được con số chính xác nếu không có một cuộc điều tra khoa học”.

    Còn nhà nghiên cứu Gareth Porter cho rằng nạn nhân bị xử chết chỉ vào khoảng từ 800 đến 2500 người (Gareth Porter concluded that a realistic range of executions taking place during the land reform would be between 800 and 2500).

    Trả lờiXóa