Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Hai, 15 tháng 9, 2014

VIỆT NAM PHÂN CẤP BÃO NHƯ THẾ NÀO?

Lời dẫn: Nhằm giải đáp băn khoăn cho bạn đọc của Google.tienlang ở Đây, một bạn đọc khác của Google.tienlang là Trần Văn Thắng- Hà Nội vừa gửi cho chúng tôi bài VIỆT NAM PHÂN CẤP BÃO NHƯ THẾ NÀO? Xin cảm ơn tác giả Trần Văn Thắng- Hà Nội và xin trân trọng giới thiệu.
====================


Trên thế giới hiện phổ biến hai thang phân cấp bão (phân theo tốc độ gió) là thang Beaufort và thang Saffir - Simpson.


Thang bão Saffir-Simpson là thang phân loại bão được sử dụng nhiều nhất cho các xoáy nhiệt đới ở Tây bán cầu có cường độ vượt quá cường độ của các áp thấp nhiệt đới và các trận bão nhiệt đới. Thang này chia các cơn bão thành 5 cấp được phân biệt theo cường độ sức gió kéo dài của nó. Để phân loại như là một cơn bão, một xoáy thuận nhiệt đới phải có sức gió kéo dài tối đa ít nhất là 33 m/s; hay 119 km/h. Cao nhất trong thang bão này là cấp 5 là các cơn bão có sức gió trên  249 km/h.

Thang Beaufort là thang Việt Nam đang áp dụng nên chúng ta tìm hiểu sâu hơn một chút. Thang Beaufort được Francis Beaufort, một đô đốc hải quân và đồng thời là một nhà thủy văn học người Ireland, tạo ra năm 1805. Thang mang tên Beaufort có sự phát triển lâu dài và phức tạp, từ công trình trước đó của những người khác cho tới khi Beaufort trở thành người quản lý cao cấp trong Hải quân Hoàng gia Anh trong thập niên 1830.


Thang ban đầu có 13 cấp (từ 0 tới 12) đã không dẫn chiếu tới các con số về vận tốc gió mà liên quan tới các điều kiện gió định tính có tác động lên các buồm của man of war, khi đó là các loại tàu chủ yếu của Hải quân Hoàng gia Anh, từ "vừa đủ để chịu lái" tới "không vải nào của buồm có thể chịu được". Ở cấp 0, tất cả các buồm có thể giương lên; ở cấp 6 thì một nửa số buồm có thể phải hạ xuống; ở cấp 12 thì tất cả các buồm phải xếp gọn lại

Thang sức gió này đã là tiêu chuẩn cho mọi nhật trình hàng hải trên các tàu thuyền của Hải quân Hoàng gia Anh vào cuối thập niên 1830, và đã được thích ứng để ứng dụng phi-hải quân kể từ thập niên 1850, với các số của thang tương ứng với sự xoay vòng của máy đo gió hình chén. Năm 1906, để phù hợp với sự phát triển của tàu hơi nước, các miêu tả đã được thay đổi để miêu tả biển như thế nào chứ không phải là buồm như thế nào, được vận hành và mở rộng cho các quan sát trên đất liền. Sự xoay vòng của các con số trên thang chỉ được chuẩn hóa vào năm 1923. George Simpson, Giám đốc Cục Khí tượng Vương quốc Anh, là người chịu trách nhiệm về điều này và về bổ sung các miêu tả trên cơ sở đất liền. Sự đo đạc đã được thay đổi một chút vào vài thập niên sau để hoàn thiện sự thuận tiện trong sử dụng cho các nhà khí tượng học.  
Thang Beaufort được mở rộng năm 1946, khi các cấp từ 13 tới 17 được thêm vào. Tuy nhiên, các cấp từ 13 tới 17 chỉ nhằm áp dụng cho các trường hợp đặc biệt, chẳng hạn khi có bão nhiệt đới mạnh.




Một số bạn đọc của Google.tienlang phát hiện và nêu băn khoăn, tại sao trước đây nghe báo bão chỉ có cấp 12 là mạnh nhất nhưng bây giờ lại có cả cấp 17? Băn khoăn này là chính đáng vì VN mới áp dụng phần mở rộng của Thang Beaufort cách đây chưa lâu. Sở dĩ trước đây VN không áp dụng phần mở rộng, có cấp bão mạnh trên cấp 12 là bởi thông thường các cơn bão vào VN có sức gió không lớn lắm. Những cơn bão xuất hiện từ tây bắc Thái Bình Dương vào VN có đời sống ít nhất là bảy ngày, nhiều nhất kéo dài nửa tháng nên khi vào đến biển Đông và đổ bộ lên đất liền VN thì bão đã “mệt”, rơi vào thời kỳ suy yếu nên rất hiếm khi bão ở tây bắc Thái Bình Dương vào đến VN vẫn còn sức gió mạnh trên cấp 12. Ngoài ra, một nguyên nhân khác khiến bão vào đến VN không còn mạnh bởi khi qua Philippines bão đã bị cản trở làm giảm sức mạnh. Quần đảo Philippines được xem là tấm lá chắn tự nhiên ngăn VN với ổ bão lớn nhất thế giới là tây bắc Thái Bình Dương. Tiếp nữa, do nhiệt độ ở biển Đông không lớn nên không đủ năng lượng cung cấp cho bão trên đường di chuyển. Đối với bão hình thành trên biển Đông, khi đổ bộ vào VN cũng không thể mạnh được vì lúc đó bão mới chỉ ở thời kỳ đang hình thành.

Tuy nhiên, điều này đã không còn đúng trong thời gian gần đây, điển hình là các cơn bão Chanchu và bão Xangsane trong năm 2006. Mặc dù bão Chanchu không đi vào vùng bờ biển Việt Nam, nhưng với cấp 4 theo thang bão Saffir-Simpson nó đã làm nhiều tàu thuyền bị đánh chìm và nhiều ngư dân Việt Nam bị chết trên biển Đông. Trong dự báo bão cho cơn bão Xangsane, lần đầu tiên Việt Nam đã sử dụng cấp 13 và trên cấp 13.

Đến năm 2008 khi cơn bão số 6 mang tên quốc tế Hagupit (dùi cui) đi vào khu vực Bắc Biển Đông Việt Nam với sức gió của nó đạt 120 hải lý (knot)... tương đương với cấp 4 của thang bão Saffir-Simpson thì Việt Nam bắt đầu sử dụng cấp 13 - 17 khi đã nâng nó lên cấp ngưỡng đầu tiên của siêu bão là cấp 15.

Như vậy, hiện nay Việt Nam đã chính thức sử dụng toàn bộ Thang Beaufort gồm 17 cấp gió khác nhau sau đây:
Cấp Beaufort
Vận tốc gió ở 10 m trên mực nước biển
(Km/h)
Mô tả
Độ cao sóng (m)
Tình trạng mặt biển
Tình trạng đất liền
0
nhỏ hơn 1
Êm đềm
0
Phẳng lặng
Êm đềm
1
1-5
Gió rất nhẹ
0,1
Sóng lăn tăn, không có ngọn.
Chuyển động của gió thấy được trong khói.
2
6-11
Gió thổi nhẹ vừa phải
0,2
Sóng lăn tăn.
Cảm thấy gió trên da trần. Tiếng lá xào xạc.
3
12-19
Gió nhẹ nhàng
0,6
Sóng lăn tăn lớn.
Lá và cọng nhỏ chuyển động theo gió.
4
20-28
Gió vừa phải
1
Sóng nhỏ.
Bụi và giấy rời bay lên. Những cành cây nhỏ chuyển động.
5
29-38
Gió mạnh vừa phải
2
Sóng dài vừa phải (1,2 m). Có một chút bọt và bụi nước.
Cây nhỏ đu đưa.
6
39-49
Gió mạnh
3
Sóng lớn với chỏm bọt và bụi nước.
Cành lớn chuyển động. Sử dụng ô khó khăn.
7
50-61
Gió mạnh
4
Biển cuộn sóng và bọt bắt đầu có vệt.
Cây to chuyển động. Phải có sự gắng sức khi đi ngược gió.
8
62-74
Gió mạnh hơn
5,5
Sóng cao vừa phải với ngọn sóng gãy tạo ra nhiều bụi. Các vệt bọt nước.
Cành nhỏ gãy khỏi cây.
9
75-88
Gió rất mạnh
7
Sóng cao (2,75 m) với nhiều bọt hơn. Ngọn sóng bắt đầu cuộn lại. Nhiều bụi nước.
Một số công trình xây dựng bị hư hại nhỏ.
10
89-102
Gió bão
9
Sóng rất cao. Mặt biển trắng xóa và xô mạnh vào bờ. Tầm nhìn bị giảm.
Cây bật gốc. Một số công trình xây dựng hư hại vừa phải.
11
103-117
Gió bão dữ dội
11,5
Sóng cực cao.
Nhiều công trình xây dựng hư hỏng.
12
118-133
Gió bão cực mạnh
14+
Các con sóng khổng lồ. Không gian bị bao phủ bởi bọt và bụi nước. Biển hoàn toàn trắng với các bụi nước. Nhìn gần cũng không rõ.
Nhiều công trình hư hỏng nặng.
13
134-149
Gió bão cực mạnh
14+
Sóng biển cực kỳ mạnh. Đánh đắm tàu biển có trọng tải lớn.
Sức phá hoại cực kỳ lớn.
14
150-166
Gió bão cực mạnh
14+
Sóng biển cực kỳ mạnh. Đánh đắm tàu biển có trọng tải lớn.
Sức phá hoại cực kỳ lớn.
15
167-183
Gió bão cực mạnh
14+
Sóng biển cực kỳ mạnh. Đánh đắm tàu biển có trọng tải lớn.
Sức phá hoại cực kỳ lớn.
16
184-201
Gió bão cực mạnh
14+
Sóng biển cực kỳ mạnh. Đánh đắm tàu biển có trọng tải lớn.
Sức phá hoại cực kỳ lớn.
17
202-220
Gió bão cực mạnh
14+
Sóng biển cực kỳ mạnh. Đánh đắm tàu biển có trọng tải lớn.
Sức phá hoại cực kỳ lớn.
Để cho dễ nhớ vận tốc gần đúng theo km/h của gió ở thang sức gió Beaufort, có thể lấy bình phương của cấp gió (ví dụ cấp 10, vận tốc gió 100 km/h, cấp 8 vận tốc gió 64 km/h, cấp 1 đến cấp 5, vận tốc gió từ 4 đến 36 km/h (số cấp cộng 1 rồi bình phương).

          Qua thang sức gió này, chúng ta thấy gió cấp 10 mới được gọi là gió bão. Tuy vậy, theo cách phân loại của Việt Nam thì cấp gió từ một áp thấp nhiệt đới đạt tới cấp 7 đã là bão. Trong đó bão được phân ra 4 loại: Bão, bão mạnh, bão rất mạnh và siêu bão. Cụ thể: Cấp gió từ 7 đến 10 gọi là bão; cấp 11, 12 là bão mạnh; cấp 13, 14 là bão rất mạnh; những cơn bão từ cấp 15 trở lên được gọi là siêu bão. Siêu bão có đặc điểm là hiếm khi hình thành ở biển Đông mà thường ở Tây Thái Bình Dương, đi qua Philippines sau đó mới vào biển Đông. Trong một năm, khả năng xuất hiện siêu bão là khoảng 20% tổng số cơn bão xuất hiện.

  Tháp ăng-ten cao 150m của Trạm phát sóng phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam tại Đồng Hới bị Bão số 10/2013 quật gãy và đè chết hai nhân viên của trạm

Đối với quy định của việc phát tin báo bão của nước ta, Trung tâm Khí tượng – Thủy văn Trung ương đã thực hiện như sau:

- Tin bão xa:

Khi tâm bão vượt qua kinh tuyến 120 độ kinh đông vào biển Đông, tức là cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền nước ta trên 1.000km hoặc khi vị trí tâm bão cách điểm gần nhất thuộc bờ biển đất liền nước ta 500-1.000km nhưng chưa có khả năng di chuyển về phía đất liền.

- Tin bão gần:

 Là khi vị trí tâm bão cách điểm gần nhất bờ biển nước ta 500-1.000km và có hướng di chuyển về phía đất liền hoặc khi tâm bão cách bờ biển 300-500km nhưng chưa có khả năng di chuyển về đất liền.

- Tin bão khẩn cấp

Sẽ được phát khi tâm bão cách bờ biển 300-500km và có khả năng di chuyển về đất liền trong 1-2 ngày tiếp theo hoặc khi vị trí tâm bão cách bờ biển dưới 300km.



Năm 2014 này, theo ông nguyễn Đức Hòa, phó Trưởng phòng Dự báo hạn vừa, hạn dài thuộc Trung tâm dự báo Khí tượng – Thủy văn Trung ương, cho biết: Số lượng bão hoạt động trên biển Đông ảnh hưởng trực tiếp đến nước ta năm nay ít hơn trung bình nhiều năm (có thể xuất hiện 4 đến 5 cơn). Như vậy, tính đến nay mới có cơn bão số 2, tên Quốc tế là Thần Sấm (Rammasun) đã ảnh hưởng trực tiếp đến các tỉnh biên giới phía Bắc nước ta, làm cho 29 người chết và mất tích (chủ yếu do sét đánh, lũ quét và sạt lở đất). Cơn bão số 3 có tên quốc tế là Kalmaegi – Chim mòng biển đang đến.

 Trần Văn Thắng- Hà Nội
======================

Mời xem bài liên quan:
1- ĐÊM NAY BÃO GIẬT CẤP 17 SẼ ĐẾN VN

8 nhận xét:

  1. Ô cảm ơn bác Trần Văn Thắng và các bạn trẻ chủ trang đã kịp thời giải đáp băn khoăn của lão già này.
    Đúng là một blog đáng yêu, luôn đáp ứng mọi vấn đề trong nước và thế giới mà đông đảo bạn đọc VN quan tâm.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi cũng đã tìm hiểu nhiều bài nói về vấn đề này nhưng quả thật, bài ở Google.tienlang là rõ ràng, dễ hiểu nhất.
      Cảm ơn.

      Xóa
  2. Chủ nhà và các bác thông cảm, ko phải tui cố tình lạc đề đâu mà chỉ là vì muốn giảm căng thẳng trong lúc chờ cơn bão số 3.
    Nói đến siêu bão, chúng ta nên nhớ đến bão Hải Yến năm ngoái. Mà nói đến bão Hải Yến thì ko thể quên ông Do Xuan Tho- nhà zân trủ kiêm nhà khoa học lừng danh của VN và nhớ đến ông NôngDân- một thành viên quen thuộc của Google.tienlang...
    ----
    Siêu bão và siêu chém gió

    Như chúng ta đã biết, siêu bão Hải Yến (Haiyan) là một trong 4 siêu bão mạnh nhất lịch sử nhân loại vừa quét qua đất nước Philippines. Mới đây, ngày 18.11, chính quyền Phi công bố có gần 4.000 người chết, 1.600 người mất tích và mức thiệt hại thì chưa thể đánh giá hết.
    Ở nước ta cô nàng Hải yến chỉ lượn một phát dọc bờ biển Đông và lướt qua Quảng Ninh, Hải Phòng. Nhờ giời, may thế chứ lỵ. Người ta thường nói "phước bất trùng lai", nhưng tôi lại nghiệm ra rằng siêu bão vừa rồi không chỉ biết ăn tàn phá hại. Riêng ở xứ ta, có khi nó còn đẻ ra siêu nhân nữa chứ chẳng chơi.
    Hai siêu nhân đất Việt dưới đây, Đùng và Đoàng xuất hiện đồng loạt là một bằng chứng bất khả phủ bác.
    Tôi xin trình ra lần lượt từng ngài một, như sau,
    Ông Đùng, Siêu nhân thứ 1 phát lộ sau bão Hải Yến là một ngài Tiến sĩ môn Cơ học ứng dụng, đã nghỉ hưu.
    Ở trên, tôi đã bộp chà bộp chộp mà cho rằng, nhờ giời mà cô nàng siêu bão Hải yến chỉ lượn một phát dọc bờ biển Đông và lướt qua Quảng Ninh, Hải Phòng. Nhưng thực tế, không phải nhờ giời, tôi xin trân trọng đính chính lại, là nhờ Tiến sĩ cơ học Đỗ Xuân Thọ cả đấy.
    Đến đây, chắc các bạn đã vội đoán chắc ngài Tiến sĩ dùng phương pháp khoa học nào đó, như người Mỹ đã từng thử nghiệm vũ khí thời tiết trong chiến tranh Việt Nam, là rải muối i ốt bạc chẳng hạn. Xin thưa, các bạn nhầm to, Tiến sĩ lấy đâu ra tiền mà mua i ốt (ăn còn chẳng đủ nữa là), ngài chỉ cần dùng mỗi cái mồm, thế thôi, thế mới tài!

    Tôi xin thề, ngài chỉ tỉ tê "thuyết phục, tâm tình", ấy thế là cô nàng Hải Yến đang hung hãn, vội vàng giảm tốc, chuyển hướng, đâm sầm một phát vào bên Trung Quốc.
    Chết, chết, lại một vụ « hô gió gọi mưa » hay lại thêm một nhà « ngoại cảm » nữa hay sao ? Ồ không, không cảm cúm gì sất, khoa học hiện đại hẳn hoi nhé, đây, tôi có cái ảnh chép lại từ blog Đôi mắt để làm chứng.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vậy TS Đỗ Xuân Thọ là người như thế nào ?
      Như tự giới thiệu của TS (xem ảnh ở dưới), thì ngài không phải là nhà “ngoại cảm”, cũng "không phải là kẻ đi xin tiền", chả hiểu sao lại "bị nhiều người muốn bôi nhọ". Và ngài là người rất cao cả, mặc dù "không có tham vọng chính trị", ngài "vẫn chiến đấu hết mình để Việt Nam có một nhà nước dân chủ đa đảng", bằng cách thò tay "xé mẹ nóTrung Quốc thành nhiều quốc gia độc lập".
      Nhưng làm cách nào lại có thể tâm tình thuyết phục được cô nàng siêu bão? Tất nhiên TS phải dùng đến "khoa học" về vũ trụ.

      Là vì, trước đó hai tháng, ngài đã chứng minh được cái tiên đề cuối cùng của thuyết Tâm Vũ Trụ, thuyết này do chính ngài là chủ nhiệm đề tài, kiêm toàn bộ thành viên hội đồng thẩm định.
      Tức là, về lý thuyết thì đã hoàn chỉnh từ hồi tháng 8 rồi, ngài chỉ việc ung dung ngồi uống rượu, chờ siêu bão Hải Yến mon men đến xứ ta thì ngài đè cô nàng ra thực hành cái rụp, để thuyết phục và tâm tình.
      Chả biết cái ngày mà lão Anh gì mà hơi tanh tanh phát minh ra thuyết tương đối có tươi hồng như ngày chủ nhật 04/08/2013 ở ta không, hôm đó là ngày TS chứng minh được tiên đề, (mặc dù theo định nghĩa, thì tiên đề là cái mà người ta cóc cần chứng minh, và lấy nó làm nền tảng để chứng minh cái chuyện đáng chứng minh khác).
      Trích từ Blog của ngài, hôm đó
      “Thọ kìm nén tất cả những xúc động kinh hồn của mình để không bị điên khi chứng minh được cái tiên đề cuối cùng của thuyết Tâm Vũ Trụ, tiên đề 1 (Tiên đề Vận Động) trở thành định lý Vận Động... Từ nay, thuyết Tâm Vũ Trụ của Thọ không còn phải công nhận bất cứ điều gì ngoài các tiên đề của Toán Học. Vì thế, để đánh đổ được thuyết Tâm Vũ Trụ thì người ta phải đánh đổ cả nền Toán Học của Trái Đất này...
      « Định lý Vận Động mà Thọ chứng minh ở trên (ngắn gọn chỉ chục dòng) thế mà Hêghen, Kant, Phơ-bách, Kinh dịch, Đạo Phật, Lão Tử, Trang Tử, Mác-Lênin... thậm chí mọi triết học đều phải coi nó là tiên đề và tốn bao giấy mực để giải thích về nó (chứ chưa chứng minh)...Các bạn có hiểu Thọ sướng đến mức nào không ??? »
      Vinh quang thay cho toàn thể liên hiệp giới khoa học triết học ma học nước ta là thế, nhưng các bạn không thể tưởng tượng là Ngài đã phải trả giá thế nào cho công cuộc nghiên cứu vĩ đại của mình đâu. Hai tháng trước đó nữa, Tiến sĩ đã tự mang sinh mạng mình ra thử nghiệm, ngài "sít" chết.
      “Anh đã thử thành công BỘ LỌC SÓNG Ý THỨC (BLSYT) trên chính người anh vào lúc 3 giờ sáng ngày hôm 28/6/2013 … (sít chết đấy em ạ, hiệu ứng phụ làm anh, một ông già 60 tuổi lồng lộn tìm bạn gái như một con chó dái động đực...thế mà em không cho anh làm tình với em... Sau khi điều chỉnh lại BLSYT, nhu cầu tình dục mới trở lại bình thường).
      Cảnh báo cực kỳ nguy hiểm!!!. Các bạn không nên tự thực hiện thí nghiệm này tại bất cứ nơi đâu mà không có lực lượng cảnh sát!!!.
      Tự hào quá đi mất, tôi không thể hoãn cái sự sung sướng lại được khi công bố hình ảnh Tiến sĩ Đỗ Xuân Thọ, người Việt Nam đầu tiên chắc chắn đạt giải Lengbeng, về đa ngành khoa học, nếu không được thế, thì chí ít cũng phải là khoa học Khống chế thời tiết hoặc Cường dương lão khoa.
      Trường hợp nếu phải bầu bán, tôi tin cả thế giới sẽ cùng chung tay, xé, à quên bầu cho ngài ấy chứ lị! Tôi cũng xin cam đoan trước nhân loại rằng TS chưa hề bị táo (hay dừa?) rơi vào đầu như anh Newton.

      Xóa
    2. Siêu nhân thứ 2 - ông Đoàng, xuất hiện sau siêu bão là một ngài Nông dân quê Tiên Lãng, cơ mà không phải là nông dân thường đâu, nông dân bác học nhá.
      Điều thú vị là ngài Nông dân bác học của chúng ta lại cực kỳ khiêm tốn, ngài coi các bác học như rác và khinh kiến thức của họ như mẻ. Bởi vậy ngài tuyên bố sẽ chỉ dùng “kiến thức đã học được từ phổ thông, hệ 10 năm cách đây đã tới 50 năm” để chỉ rõ tại sao siêu bão Hải Yến vừa rồi lại chỉ bay dọc bờ biển nước ta, TMT!
      Các bạn đừng sốt ruột, đây rồi, một blog giới thiệu cụ Nông dân này như sau:

      HM Blog. Xin giới thiệu bài viết của một bạn đọc có nick NôngDân nói về bão. Chữ NôngDân viết liền tịt, chả hiểu có nghĩa gì. Cảm ơn sự đóng góp của bác. Nghe nói lão thạo IT, biết chụp ảnh, bây giờ kèm viết báo, phân tích về bão hơn cả bên Khí tượng Thủy văn. Cảm ơn nàng Kim Dung đã biên tập, giúp cho cánh NôngDân thực tập nghề…vạch váy tìm sâu.
      Dưng mà giới thiệu thế e rằng còn thiếu, ngài Nông dân này còn “gidrjỏi” cả công nghệ tàu ngầm lẫn phân tích kinh tế, giá vàng hay giá đô thế giới nữa cơ, ai quan tâm hơn, xin tự tìm đâu đó trong một vài blog khác.
      Nhưng thôi, hãy trở lại việc Nông dân ta “thiên tài” thế nào khi “viết báo, phân tích về bão hơn cả bên Khí tượng Thủy văn” (mà không chỉ riêng ở VN đâu nhé!).
      Bài dài lắm, ở đây nhưng để không mất thời gian bạn đọc, tôi chỉ trích một vài đoạn:
      “Lão NôngDân. Mỗi năm Việt Nam có trên chục cơn bão đổ bộ vào, thế mà những người làm ở ngành khí tượng thủy văn coi đó như chuyện đùa. Chỉ cần tính mấy cơn bão xảy ra gần đây mà ngành khí tượng thủy văn đã cuống quýt, giật đùng đùng như lên đồng.
      “Còn nàng Hải Yến di chuyển có vài ngàn cây số từ khi vào Biển Đông, mà dự báo sai vị trí đổ bộ tới trên 1500 km thì phải chắp tay lạy “các bố!”. Thể theo nguyện vọng của “trên 60 ngón cái giơ lên trời ”, Nông dân tôi viết một bài về bão theo đúng kiến thức đã học được từ phổ thông, hệ 10 năm cách đây đã tới 50 năm
      “Với những cơn bão mạnh, muốn tính toán hướng đi của chúng, ta phải quan tâm nhiều nhất tới mối quan hệ giữa các lực sinh ra do tốc độ di chuyển, cường độ của nó.
      “Nhìn các đường vẽ trên ảnh minh họa, trong đó: V1 là tốc độ và hướng di chuyển của bão; V2 là vận tốc gió gần tâm bão ở phía bắc; V3 là vận tốc gió gần tâm bão ở phía nam. Bão mạnh tạo thành một khối khổng lồ không khí và các trạng thái khác nhau của nước đang quyện chặt, cùng với vận tốc di chuyển lớn, chắc chắn lực F bẻ hướng Bắc của Bão sẽ tỷ lệ thuận với vận tốc V1.
      “Trở lại việc phân tích hướng đi cơn bão mạnh di chuyển nhanh ( V1 lớn) thì lực F sẽ lớn, lực này lại được cộng thêm với lực sinh ra do sự chênh lệch của V2, V3, từ đó tạo ra lực tổng hợp tác động, nên liên tục bẻ hướng bão về phương Bắc, làm cho các tác động khác kể cả tại thời điểm có không khí lạnh đang tràn xuống ít tác động được. Điều này giải thích tại sao những cơn bão mạnh từ biển Đông đổ bộ vào nước ta thường dịch chuyển theo hướng tây bắc”.
      “Điều bực mình nhất là khi bão mới thò vào Biển Đông, thông tin về tốc độ, hướng đi, cường độ của Bão được cập nhật từng giờ ở các cơ quan khí tượng khác trên thế giới. Mấy lão nhà ta đặt thước kẻ ngay một đường thẳng chênh chếch theo hướng đi lúc đó và căn cứ vào đấy, ùn ùn kéo nhau lập tổng hành dinh tiền phương ở Bình Định, Quảng Ngãi.
      “Tại sao không biết rằng vì bão Haiyan quá mạnh và di chuyển cực nhanh nên trời, đất còn phải đem các quy luật ra để “định hướng” nó!. Với trình độ như thế mà “các đỉnh cao trí tuệ” của Việt Nam ta có tên lửa vượt đại châu. Muốn thử nghiệm bắn ra Thái Bình Dương, mà cứ nhằm thẳng mục tiêu để phóng, thì chắc chắn sẽ vòng bố nó xuống Úc châu!. Lúc ấy lại chữa thẹn rằng “đây chỉ là cuộc tổng diễn tập”!.NôngDân. 14-11-2013

      Xóa
    3. Thế thì VN chả lo bão gió gì nữa rồi. Cứ mời Đỗ Xuân Thọ ra tay, tâm tình với bão là xong.

      Xóa
  3. Lâu lắm rồi không thấy ông Đoàng Nông văn Rận xuất hiện ở blog này nữa nhỉ?
    Có đôi bài được chủ nhà sử dụng, ông Đoàng Nông văn Rận cứ tưởng mình là siu nhân, lên giọng lão làng dạy dỗ mọi người!
    Khi bị mọi người phản ứng thì quay ra phá thối blog!

    Trong khi đó, có rất nhiều người cũng là bạn đọc và cũng được chủ nhà sử dụng bài như bạn Trần Văn Thắng- Hà Nội ở bài này- một bài viết vô cùng chất lượng nhưng tác giả vẫn luôn khiêm tốn còm men bình thường như bao bạn đọc khác...

    Ông XYZ, tức Nặc Nô cũng tương tự như ông Nông Văn Rận, cũng có đôi bài được chủ nhà sử dụng rồi cũng lên giọng lão làng dạy dỗ mọi người. Bị phản ứng nay Nặc nô cũng quay ra phá thối...

    Trả lờiXóa