Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Bảy, 15 tháng 11, 2014

50 LÃNH ĐẠO CẤP CAO- AI CÓ SỐ NHIỀU PHIẾU "TÍN NHIỆM THẤP" NHẤT?

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến là người bị các đại biểu đánh giá có số phiếu tín nhiệm thấp nhiều nhất


Chiều 15/11, Quốc hội tiến hành lấy phiếu tín nhiệm 50 người giữ các chức danh do Quốc hội bầu và phê chuẩn.

Kết quả được Trưởng ban Kiểm phiếu Huỳnh Văn Tý công bố lúc 16h chiều 15/11 theo thứ tự "tín nhiệm cao", "tín nhiệm""tín nhiệm thấp".

Danh sách lấy phiếu tín nhiệm lần này có thêm 4 vị mới so với lần trước là các ông Nguyễn Đức Hiền (Trưởng ban Dân nguyện), Nguyễn Hữu Vạn (Tổng kiểm toán), Nguyễn Văn Nên (Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ), Đinh Tiến Dũng (Bộ trưởng Tài chính). Hai nhân sự giữ cương vị mới là ông Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam. 

Những đại biểu vẫn giữ được "phong độ" cao là Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội Trương Thị Mai đứng đầu bảng xếp hạng với 390, 380 và 365 phiếu tín nhiệm cao.

Tỷ lệ tín nhiệm với Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng tăng nhẹ, đạt 340 (chiếm hơn 68% đại biểu) so với 328 phiếu năm ngoái.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đạt 320 phiếu tín nhiệm cao (chiếm 60% đại biểu), tăng mạnh so với 210 phiếu kỳ trước.

Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình lội ngược dòng ngoạn mục khi đạt 323 phiếu tín nhiệm cao so với 88 phiếu - xếp cuối bảng năm ngoái.

Người đứng đầu ngành Giao thông Vận tải vươn lên đứng thứ 4 về số phiếu tín nhiệm cao (362) so với 186 phiếu lần đầu. Bộ trưởng Đinh La Thăng cũng là thành viên Chính phủ được tín nhiệm cao nhất.

Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến từ 108 phiếu lần trước giảm xuống còn 97 phiếu tín nhiệm cao và có số phiếu tín nhiệm thấp 192 nhiều nhất (chiếm 38% đại biểu).

Ba thành viên Chính phủ có số phiếu tín nhiệm cao ít nhất là Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hoàng Tuấn Anh và Bộ trưởng Tài Nguyên Môi trường Nguyễn Minh Quang.

Được biết, Ban Kiểm phiếu đã làm việc không nghỉ để kịp công bố toàn bộ đánh giá về 50 chức danh vào chiều hôm nay. Nghị quyết xác nhận kết quả được thông qua ngay sau đó với 100% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành.
 
 
********

Có 7 vị có phiếu tín nhiệm lớn hơn con số 100 là:
 1-  Bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế: Số phiếu tín nhiệm thấp: 192 phiếu (chiếm 38.63% tổng số đại biểu QH)
 
2- Ông Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Số phiếu tín nhiệm thấp: 157 phiếu (chiếm 31.59% tổng số đại biểu QH).
 
  
3- Ông Nguyễn Thái Bình, Bộ trưởng Bộ Nội vụ: Số phiếu tín nhiệm thấp: 154 phiếu (chiếm 30.99% tổng số đại biểu QH)
 


4- Ông Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo: Số phiếu tín nhiệm thấp: 149 phiếu (chiếm 29.98% tổng số đại biểu QH).

5-  Bà Phạm Thị Hải Chuyền, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội: Số phiếu tín nhiệm thấp: 119 phiếu (chiếm 23.94% tổng số đại biểu QH).

6- Ông Nguyễn Minh Quang, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường:Số phiếu tín nhiệm thấp: 111 phiếu (chiếm 22.33% tổng số đại biểu QH).

 7- Ông Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Công thương: Số phiếu tín nhiệm thấp: 102 phiếu (chiếm 20.52% tổng số đại biểu QH).

Như vậy, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến là người bị các đại biểu đánh giá có số phiếu tín nhiệm thấp nhiều nhất.
 *******************


Cụ thể, Kết quả được công bố như sau:

1. Ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 380 phiếu (chiếm 76.46% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm: 84 phiếu (chiếm 16.9% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 20 phiếu (chiếm 4.02% tổng số đại biểu QH).
2. Bà Nguyễn Thị Doan, Phó Chủ tịch nước
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 302 phiếu (chiếm 60.76% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm: 168 phiếu (chiếm 33.8% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 15 phiếu (chiếm 3.02% tổng số đại biểu QH).
3. Ông Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Quốc hội
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 340 phiếu (chiếm 68.41% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm: 93 phiếu (chiếm 18.71% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 52 phiếu (chiếm 10.46% tổng số đại biểu QH).
4. Ông Uông Chu Lưu, Phó Chủ tịch Quốc hội
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 344 phiếu (chiếm 69.22% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm: 124 phiếu (chiếm 24.95% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 14 phiếu (chiếm 2.82% tổng số đại biểu QH).
5. Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Phó Chủ tịch Quốc hội
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 390 phiếu (chiếm 78.47% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm: 86 phiếu (chiếm 17.3% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 9 phiếu (chiếm 1.81% tổng số đại biểu QH).
6. Bà Tòng Thị Phóng, Phó Chủ tịch Quốc hội
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 325 phiếu (chiếm 65.39% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm: 127 phiếu (chiếm 25.55% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 31 phiếu (chiếm 6.24% tổng số đại biểu QH).
7. Ông Huỳnh Ngọc Sơn, Phó Chủ tịch Quốc hội
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 295 phiếu (chiếm 59.36% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm: 159 phiếu (chiếm 31.99% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 28 phiếu (chiếm 5.63% tổng số đại biểu QH).
8. Ông Phan Xuân Dũng, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ & Môi trường
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 212 phiếu (chiếm 42.66% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm: 248 phiếu (chiếm 49.9% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 23 phiếu (chiếm 4.63% tổng số đại biểu QH).
9. Ông Nguyễn Văn Giàu, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 317 phiếu (chiếm 63.78% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm: 155 phiếu (chiếm 31.19% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 12 phiếu (chiếm 2.41% tổng số đại biểu QH).
10. Ông Trần Văn Hằng, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 284 phiếu (chiếm 57.14% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm: 183 phiếu (chiếm 36.82% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 13 phiếu (chiếm 2.62% tổng số đại biểu QH).
11. Ông Phùng Quốc Hiển, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 315 phiếu (chiếm 63.38% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm: 148 phiếu (chiếm 29.78% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 20 phiếu (chiếm 4.02% tổng số đại biểu QH).
12. Ông Nguyễn Văn Hiện, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Tư pháp
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 203 phiếu (chiếm 40.85% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm: 245 phiếu (chiếm 49.3% tổng số đại biểu Quốc hội).
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 36 phiếu (chiếm 7.24% tổng số đại biểu QH).
13. Ông Nguyễn Đức Hiền, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban dân nguyện
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 225 phiếu (chiếm 45.27% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm: 228 phiếu (chiếm 45.88% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 30 phiếu (chiếm 6.04% tổng số đại biểu QH).
14. Ông Nguyễn Kim Khoa, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban quốc phòng và an ninh
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 290 phiếu (chiếm 58.35% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm: 174 phiếu (chiếm 35.01% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 19 phiếu (chiếm 3.82% tổng số đại biểu QH).
15. Ông Phan Trung Lý, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 311 phiếu (chiếm 62.58% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm: 145 phiếu (chiếm 29.18% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 27 phiếu (chiếm 5.43% tổng số đại biểu QH).
16. Bà Trương Thị Mai, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban về Các vấn đề xã hội
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 365 phiếu (chiếm 73.44% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm: 104 phiếu (chiếm 20.93% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 13 phiếu (chiếm 2.62% tổng số đại biểu QH).
17. Bà Nguyễn Thị Nương, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Trưởng Ban Công tác đại biểu
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 272 phiếu (chiếm 54.73% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm: 183 phiếu (chiếm 36.82% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 28 phiếu (chiếm 5.63% tổng số đại biểu QH).
18. Ông Nguyễn Hạnh Phúc, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Trưởng Đoàn Thư ký kỳ họp, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 303 phiếu (chiếm 60.97% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm: 154 phiếu (chiếm 30.99% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 26 phiếu (chiếm 5.23% tổng số đại biểu QH).
19. Ông Ksor Phước, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 302 phiếu (chiếm 60.76% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm: 164 phiếu (chiếm 33.00% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 16 phiếu (chiếm 3.22% tổng số đại biểu QH).
20. Ông Đào Trọng Thi, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 224 phiếu (chiếm 45.07% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm: 220 phiếu (chiếm 44.27% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 39 phiếu (chiếm 7.85% tổng số đại biểu QH).
21. Ông Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Chính phủ
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 320 phiếu (chiếm 64.39% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm: 96 phiếu (chiếm 19.32% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 68 phiếu (chiếm 13.68% tổng số đại biểu QH).
22. Ông Vũ Đức Đam, Phó Thủ tướng Chính phủ
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 257 phiếu (chiếm 51.71% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm: 196 phiếu (chiếm 39.44% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 32 phiếu (chiếm 6.44% tổng số đại biểu QH).
23. Ông Hoàng Trung Hải, Phó Thủ tướng Chính phủ
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 225 phiếu (chiếm 45.27% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm: 226 phiếu (chiếm 45.47% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 34 phiếu (chiếm 6.84% tổng số đại biểu QH).
24. Ông Phạm Bình Minh, Phó Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ ngoại giao
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 320 phiếu (chiếm 64.39% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm: 146 phiếu (chiếm 29.38% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 19 phiếu (chiếm 3.82% tổng số đại biểu QH).
25. Ông Vũ Văn Ninh, Phó Thủ tướng Chính phủ
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 202 phiếu (chiếm 40.64% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm: 246 phiếu (chiếm 49.5% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 35 phiếu (chiếm 7.04% tổng số đại biểu QH).
26. Ông Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Chính phủ
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 356 phiếu (chiếm 71.63% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm: 103 phiếu (chiếm 20.72% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 26 phiếu (chiếm 5.23% tổng số đại biểu QH).
27. Ông Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 93 phiếu (chiếm 18.71% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm: 235 phiếu (chiếm 47.28% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 157 phiếu (chiếm 31.59% tổng số đại biểu QH).
28. Ông Nguyễn Thái Bình, Bộ trưởng Bộ Nội vụ
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 98 phiếu (chiếm 19.72% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm: 233 phiếu (chiếm 46.88% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 154 phiếu (chiếm 30.99% tổng số đại biểu QH).
29. Ông Nguyễn Văn Bình, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 323 phiếu (chiếm 64.99% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm: 118 phiếu (chiếm 23.74% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 41 phiếu (chiếm 8.25% tổng số đại biểu QH).
30. Bà Phạm Thị Hải Chuyền, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 108 phiếu (chiếm 21.73% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm: 256 phiếu (chiếm 51.51% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 119 phiếu (chiếm 23.94% tổng số đại biểu QH).
31. Ông Hà Hùng Cường, Bộ trưởng Bộ Tư pháp
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 200 phiếu (chiếm 40.24% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm: 234 phiếu (chiếm 47.08% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 49 phiếu (chiếm 9.86% tổng số đại biểu QH).
32. Ông Trịnh Đình Dũng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 236 phiếu (chiếm 47.48% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm: 201 phiếu (chiếm 40.44% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 48 phiếu (chiếm 9.66% tổng số đại biểu QH).
33. Ông Đinh Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Tài chính
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 247 phiếu (chiếm 49.7% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm: 197 phiếu (chiếm 39.64% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 41 phiếu (chiếm 8.25% tổng số đại biểu QH).
34. Ông Vũ Huy Hoàng, Bộ trưởng Bộ Công thương
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 156 phiếu (chiếm 31.39% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm: 224 phiếu (chiếm 45.07% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 102 phiếu (chiếm 20.52% tổng số đại biểu QH).
35. Ông Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 133 phiếu (chiếm 26.76% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm: 202 phiếu (chiếm 40.64% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 149 phiếu (chiếm 29.98% tổng số đại biểu QH).
36. Ông Nguyễn Văn Nên, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 200 phiếu (chiếm 40.24% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm: 243 phiếu (chiếm 48.89% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 39 phiếu (chiếm 7.85% tổng số đại biểu QH).
37. Ông Cao Đức Phát, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 206 phiếu (chiếm 41.45% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm: 224 phiếu (chiếm 45.07% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 54 phiếu (chiếm 10.87% tổng số đại biểu QH).
38. Ông Giàng Seo Phử, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 127 phiếu (chiếm 25.55% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm: 262 phiếu (chiếm 52.72% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 95 phiếu (chiếm 19.11% tổng số đại biểu QH).
39. Ông Trần Đại Quang, Bộ trưởng Bộ Công an
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 264 phiếu (chiếm 53.12% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm: 166 phiếu (chiếm 33.4% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 50 phiếu (chiếm 10.06% tổng số đại biểu QH).
40. Ông Nguyễn Minh Quang, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 85 phiếu (chiếm 17.1% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm: 287 phiếu (chiếm 57.75% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 111 phiếu (chiếm 22.33% tổng số đại biểu QH).
41. Ông Nguyễn Quân, Bộ trưởng Bộ khoa học và công nghệ
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 105 phiếu (chiếm 21.13% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm: 313 phiếu (chiếm 62.98% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 65 phiếu (chiếm 13.08% tổng số đại biểu QH).
42. Ông Nguyễn Bắc Son, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 136 phiếu (chiếm 27.36% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm: 267 phiếu (chiếm 53.72% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 79 phiếu (chiếm 15.9% tổng số đại biểu QH).
43. Ông Phùng Quang Thanh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 313 phiếu (chiếm 62.98% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm: 129 phiếu (chiếm 25.96% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 41 phiếu (chiếm 8.25% tổng số đại biểu QH).
44. Ông Đinh La Thăng, Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 362 phiếu (chiếm 72.84% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm: 91 phiếu (chiếm 18.31% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 28 phiếu (chiếm 5.63% tổng số đại biểu QH).
45. Bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 97 phiếu (chiếm 19.52% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm: 192 phiếu (chiếm 38.63% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 192 phiếu (chiếm 38.63% tổng số đại biểu QH).
46. Ông Huỳnh Phong Tranh, Tổng Thanh tra Chính phủ
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 170 phiếu (chiếm 34.21% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm: 244 phiếu (chiếm 49.09% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 68 phiếu (chiếm 13.68% tổng số đại biểu QH).
47. Ông Bùi Quang Vinh, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 351 phiếu (chiếm 70.62% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm: 112 phiếu (chiếm 22.54% tổng số đại biểu Quốc hội).
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 20 phiếu (chiếm 4.02% tổng số đại biểu QH).
48. Ông Trương Hoà Bình, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 205 phiếu (chiếm 41.25% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm: 225 phiếu (chiếm 45.27% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 50 phiếu (chiếm 10.06% tổng số đại biểu QH).
49. Ông Nguyễn Hòa Bình, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 207 phiếu (chiếm 41.65% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm: 235 phiếu (chiếm 47.28% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 43 phiếu (chiếm 8.65% tổng số đại biểu QH).
50. Ông Nguyễn Hữu Vạn, Tổng kiển toán Nhà nước
+ Số phiếu tín nhiệm cao: 105 phiếu (chiếm 21.13% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm: 318 phiếu (chiếm 63.98% tổng số đại biểu QH).
+ Số phiếu tín nhiệm thấp: 62 phiếu (chiếm 12.47% tổng số đại biểu QH).

15 nhận xét:

  1. Huỳnh Trọng Đôlúc 20:07 15 tháng 11, 2014

    Đây là kết quả phản ánh khá chính xác ý nguyện của cử tri cả nước.
    Bà Kim Tiến nên từ nhiệm.

    Trả lờiXóa
  2. Số phiếu phát ra:485
    Số phiếu thu về:485
    1 phiếu không hợp lệ.
    Thế nhưng:
    *Có nhiều ngưởi có Tổng số phiếu(TN cao+TN thấp+không tín nhiệm) là 485.
    * Các đại biểu không có Tổng số phiếu giống nhau.Người ít nhât là 480,cao nhất 485.
    Sao lại thế?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Do máy cộng nhầm ! ( Hội trường mới xây vài ngàn tỉ thuế dân )

      Xóa
  3. Với tình hình hiện nay và với cơ chế này thì có ông bà nào thay bà Tiên đi nữa cũng vậy thôi. Bà ấy chỉ là 1 cá nhân, khó mà xoay chuyển được tình hình dù có muốn thì lực bất tòng tâm. Y tế và giáo dục là 2 lãnh vực kém nhất trong một xh yếu kém

    Trả lờiXóa
  4. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 09:23 16 tháng 11, 2014

    Ngành Giáo và ngành Y, hai ngành lo cho con người, một lo cho họ kiến thức, một lo cho họ sức khỏe, nên được người đời gọi là THẦY: Thầy Giáo, Thầy Thuốc. Nước ta hiện nay dân số tăng nhanh quá, gây áp lực cho hai ngành này rất lớn. Một đội ngũ Thầy thuốc, Thầy giáo rất đông đảo, mạng lưới y tế, trường học cả nước rất rộng. Cả hai ngành này họ làm được nhiều việc cho đất nước lắm chứ. Nhưng, do đòi hỏi của người dân ngày càng cao, công tác này rất nhạy cảm với quyền lợi mỗi người, nên thói đời người ta nhìn thấy yếu kém, phê phán có lúc quá gay gắt mà không cảm thông. Còn thành tích hai ngành này có được thì ít được khen ngợi.
    Rất cần cái nhìn hai mặt được và chưa được để đánh giá công bằng công lao và yếu kém của cả một tập thể lớn hai ngành nghề này.
    Trách nhiệm người đứng đầu là tất nhiên. Nhưng phán xét cá nhân họ yếu kèm để không tín nhiệm theo tiêu chuẩn nào, xem xét đã thấu tình đạt lý chưa, cũng cần các đại biểu Quốc hội "đưa lên bàn cân" lương tâm và trách nhiệm mà cân đo đong đếm trước khi đặt bút vào gạch ở cột nào.
    Mong rằng các Bộ trưởng bị tín nhiệm thấp đừng nản chí, chớ có sốc, mà coi đó là một động lực thúc đẩy mình vươn lên mạnh mẽ hơn, các vị nên học bài học ở đồng nghiệp mình, Bộ trưởng Đinh La Thăng, Thống đốc Nguyễn Văn Bình, hơn cả là Thủ tướng Nguyễn Tán Dũng
    về cách vững vàng, vượt qua những điều không thuận lợi. Tính chiến đấu, tính tiên phong, tính gương mẫu, vượt khó trong mỗi người lúc này phải được khai thác triệt để, để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình.
    Cử tri mong quý vị làm tốt hơn là tất nhiên.
    Chúc quý vị thành công...

    Trả lờiXóa
  5. Nguyễn Thành Phúclúc 10:49 16 tháng 11, 2014

    Tôi cũng nhất trí với kết quả bỏ phiếu này.

    1- Về bà Nguyễn Thị Kim Tiến
    Bà Kim Tiến thì ta hãy thử xem từ ngày giữ chức đến giờ bà làm được cái gì hay chỉ là đưa ra các phát ngôn ngây ngô, gây phản ứng của dư luận.
    Đặc biệt, vụ Bác sĩ Cát Tường, tôi nhớ Google.tienlang từ có nhiều bài ở blog cũ (đã bị hack) rất hay nhằm góp ý cho bà Tiến cải cách bộ máy giúp việc để chấn chỉnh tình trạng tràn lan các "thẩm mỹ viện" chui. Google.tienlang chỉ ra cách làm rất đơn giản là buộc các cơ sở này treo bảng hiệu đúng quy định của pháp luật. Thế nhưng, bà Tiến vẫn loay hoay và để mặc cho đội ngũ bộ máy giúp việc lộng quyền, đặc biệt là anh Chánh Thanh tra bộ và Thanh tra sở Y tế Hà Nội. Anh ta phát biểu rằng anh ta KHÔNG CẤP PHÉP CHO CƠ SỞ CÁT TƯỜNG NÊN ANH TA KHÔNG CHỊU TRÁCH NHIỆM. Vậy thử hỏi anh Đinh La Thăng từng định cách chứ anh Giám đốc sở GT-VT Hải Phòng Đàm Xuân Lũy vì lý do gì? Anh Chánh Thanh tra sở nói rằng Phòng Kinh tế quận cấp GIẤY PHÉP thì quận chịu trách nhiệm. Anh Chánh TT không phân biệt được khái niệm "Giấy phép" với "Gấy chứng nhận đăng ký kinh doanh."
    Rất mong Google.tienlang khôi phục các bài này.

    2- Về Ông Hoàng Tuấn Anh, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
    Vâng, cũng lại đặt câu hỏi: Ông này đã làm được gì, ngoài ba cái trò tào lao như cuộc vận động lấy chữ ký bình chọn Vịnh Hạ Long là Bẩy kỳ quan thế giới mới theo một trang web lừa đảo.
    Mới nhất là ông này đang chỉ đạo chiến dịch bài Tàu một cách ngô nghê tốn kém là bài con sư tử đá mà ông Lý đã có bài viết rất hay.
    Đề nghị Google.tienlang đưa bài này về cho anh em tham khảo.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bac Phúc nói đúng.
      Những vụ chết người đã nhiều lần xảy ra ở các thẩm mỹ viện chui mà không có ai chịu trách nhiệm thì quản lý nhà nước về y tế là cái gì? Bà Tiến không chấn chỉnh được bộ máy thì nên từ chức để bảo toàn chút danh dự.
      -----
      Không ai nhận trách nhiệm vụ thẩm mỹ Cát Tường

      - Đối với vụ việc xảy ra tại thẩm mỹ viện Cát Tường, cho tới thời điểm này, chưa có cơ quan nào đứng ra nhận trách nhiệm mà vẫn tiếp tục đùn đẩy cho nhau.

      Vụ thẩm mỹ viện Cát Tường: Vẫn không ai nhận trách nhiệm!

      Sở Y tế Hà Nội cho biết cơ sở này chưa được Sở cấp phép và vì thế Sở cũng không biết đến sự tồn tại của thẩm mỹ viện trên.

      Phòng Y tế quận Hai Bà Trưng thì cho biết cơ sở này được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh chuyên khoa ngoại, phẫu thuật tạo hình từ tháng 5/2013 (đơn vị cấp là Phòng Tài chính - Kế hoạch) nhưng do mạng hỏng, chưa có sự trao đổi nên phòng y tế không biết đến sự tồn tại của Thẩm mỹ viện Cát Tường.
      thẩm mỹ viện, nâng ngực, hút mỡ bụng, quảng cáo, Hà Nội

      Việc tìm kiếm thi thể chị Huyền vẫn đang tiếp tục được triển khai. Hiện các cơ quan chức năng đang đùn đẩy trách nhiệm trong vụ việc này (Ảnh: VietNamNet)

      Còn UBND phường Đồng Tâm – nơi có trụ sở của thẩm mỹ viện Cát Tường – thì cho rằng sự việc tuy xảy ra trên địa bàn hành chính của phường nhưng không liên quan đến UBND phường.

      Trong buổi trao đổi với báo chí ngày 24/10, Chánh văn phòng UBND quận Hai Bà Trưng – ông Hoàng Trọng – lại cho biết trách nhiệm chính trong vụ việc này thuộc về UBND phường Đồng Tâm nhưng quận Hai Bà Trưng cũng có “một phần trách nhiệm”.

      Hiện trên địa bàn quận Hai Bà Trưng có trên 500 cơ sở hành nghề y dược tư nhân. Trong thời gian vừa qua, các đoàn liên ngành cũng đã kiểm tra được trên 300 cơ sở, hiện nay vẫn tiếp tục thực hiện kiểm tra.

      Tuy nhiên, thẩm mỹ viện Cát Tường mới đi vào hoạt động cách đây vài tháng, cơ sở này chưa tiến hành kiểm tra, với lý do mới hoạt động.

      Còn trong phần trả lời báo chí ngày 26/10, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho rằng để xảy ra sai phạm trên, trách nhiệm thuộc về nhiều phía, trước hết là của chính cá nhân người vi phạm, của các cấp sở tại và quản lý ngành.

      Có tật giật mình, website bị xóa

      Xóa
    2. Trong sáng 25/10, trên webstie của thẩm mỹ viện P.X. (Trần Duy Hưng, Cầu Giấy, Hà Nội) vẫn có đầy đủ các quảng cáo về dịch vụ phẫu thuật nâng mũi, nâng ngực (nâng ngực bằng mỡ tự thân, nâng ngực nội soi, thu nhỏ quầng vú, thu gọn vú phì đại), hút mỡ và cấy mỡ (hút mỡ bụng, hút mỡ toàn thân, hút mỡ cánh tay và đùi, cấy mỡ tự thân vào mông, vào mặt, …) với những lời “có cánh”, hứa hẹn sẽ mang lại sự thỏa mãn tuyệt đối cho khách hàng về vẻ đẹp nhân tạo mà họ mang lại.

      thẩm mỹ viện, nâng ngực, hút mỡ bụng, quảng cáo, Hà Nội

      Các thẩm mỹ viện vẫn quảng cáo nâng ngực, hút mỡ bình thường, kể cả sau khi vụ việc của thẩm mỹ viện Cát Tường vỡ lở. Đây là ảnh chụp màn hình trang web các thẩm mỹ viện này ngày 25/10, đến thời điểm này các nội dung quảng cáo sai đã được gỡ bỏ, có thẩm mỹ viện còn xóa trắng website của mình.

      Tương tự, một loạt các thẩm mỹ viện khác trên địa bàn thành phố Hà Nội (kể cả đã được Sở Y tế cấp phép) cũng tiếp tục “trêu ngươi dư luận” khi ngang nhiên quảng cáo dịch vụ quá khả năng cho phép như trên để kiếm tiền của khách hàng, kể cả sau khi vụ việc ở thẩm mỹ viện Cát Tường bị vỡ lở.

      Tuy nhiên, đến thời điểm tối 27/10 thì trang web của thẩm mỹ viện P.X. đã bị xóa trắng, toàn bộ những lời quảng cáo “có cánh” đều biến mất. Tại trụ sở của thẩm mỹ viện này, các hoạt động đã đình trệ rất nhiều sau buổi thanh tra chiều ngày 26/10 của Sở Y tế Hà Nội. Kết quả thanh tra cho thấy cơ sở này có tờ rơi quảng cáo chưa được cấp phép.

      Nhiều thẩm mỹ viện khác bị “hiệu ứng dây chuyền” cũng tự động đóng cửa, vừa làm vừa nghe ngóng (kể cả thẩm mỹ viện được cấp phép). Bên cạnh những thẩm mỹ viện chịu “nép mình chờ đợi” trong bão dư luận thì vẫn còn có không ít thẩm mỹ viện khác tìm cách “né” rất tinh vi.

      Ngày 25/10, trên trang web của mình, thẩm mỹ viện K.T. (Q1, TP HCM) quảng cáo dịch vụ nâng mông nội soi, nâng ngực nội soi, hút mỡ, … Nhưng đến tối 27/10, website thẩm mỹ viện này vẫn hoạt động song đã gỡ bỏ đoạn quảng cáo về dịch vụ nâng ngực nội soi, hút mỡ, chỉ còn giữ lại dịch vụ … nâng mông nội soi bởi trong quy định của Bộ Y tế chưa thấy nhắc đến việc cấm thực hiện kỹ thuật nâng mông nội soi (mới chỉ đề cập đến cụm từ căng da mông, thu gọn mông)!

      Ông Nguyễn Việt Cường, Chánh thanh tra Sở Y tế Hà Nội khi trao đổi với báo chí đã cho biết hiện nay vẫn còn hiện tượng quảng cáo và hành nghề quá phạm vi cho phép nhưng cơ quan chức năng khó kiểm soát được do các hình thức quảng cáo ngày càng đa dạng (nhiều nơi tự quảng cáo trên website riêng, trên mạng xã hội).

      Thanh tra thẩm mỹ viện: “Sờ gáy” ở đâu cũng có sai phạm

      Chiều 26/10, đoàn thanh tra liên ngành của Sở Y tế Hà Nội đã tiến hành kiểm tra bất ngờ thẩm mỹ viện Phú Xuân (77 Trần Duy Hưng, Hà Nội) và thẩm mỹ viện Thu Lâm (40 A Cửa Đông).

      Kết quả kiểm tra cho thấy tại cơ sở thẩm mỹ Phú Xuân, 77 Trần Duy Hưng, đoàn kiểm tra do GĐ Sở Y tế Hà Nội Nguyễn Khắc Hiền dẫn đầu phát hiện cơ sở có tờ rơi quảng cáo chưa được cấp phép, chưa niêm yết giá. Tại thẩm mỹ viện Thu Lâm, đoàn kiểm tra phát hiện rất nhiều các lọ đựng sản phẩm không rõ nguồn gốc.

      Xóa
    3. Người Đất Cảnglúc 07:55 17 tháng 11, 2014

      Bác Phúc nói chuyện ông Bộ trưởng định cách chức ông GĐ Đàm Xuân Lũy ở Hải Phòng nhưng bác ko nói rõ, có người không biết là chuyện gì. Nó cũng như ông Chánh Thanh tra sở Y tế Hà Nội phát biểu thôi.
      Ông GĐ sở GT-VT Hải Phòng báo cáo rằng có đến 90% xe vận tải container ở HP không có GIẤY PHÉP.
      tại hội nghị trực tuyến toàn quốc nhằm ngăn ngừa, hạn chế tai nạn giao thông vào ngày 6/7, sau khi ông Đàm Xuân Lũy, Giám đốc Sở GTVT Hải Phòng báo cáo thật thà rằng có tới 90% doanh nghiệp vận tải không được sở này cấp phép nhưng vẫn hoạt động, khiến Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng nổi giận tuyên bố: “Có thể đề xuất với Hải Phòng cách chức anh Lũy ngay, không thể để một đơn vị mà buông lỏng quản lý như vậy”.

      Ông Lũy không chỉ quá “thật thà” trong cách báo cáo mà ngay cả cách ông trả lời phỏng vấn báo chí sau đó, rằng “có vấn đề gì mà phải sợ” , rằng "Bác Thăng nói như vậy cho vui thôi chứ chắc không có ý gì" quả là cũng dễ khiến cho người khác dễ hiểu nhầm.

      Theo Báo Người Lao Động, Giám đốc sở GTVT Hải Phòng Đàm Xuân Lũy từng cho rằng ngoài việc bất lực trong quản lý phương tiện, các lĩnh vực khác liên quan đến hoạt động GTVT như đào tạo cấp giấy phép lái xe, đăng kiểm phương tiện, quản lý hệ thống cầu đường... đều có những bất ổn, kiến nghị rất nhiều nhưng chưa thực sự chuyển biến. Tất cả những nguyên nhân đó đã khiến cho công tác an toàn giao thông chưa thực sự được ổn định, tai nạn giao thông chưa thể đẩy lùi, thậm chí có nguy cơ gia tăng và đó là thực tế không thể chối cãi.

      Ngay sau đó, Bộ GTVT đã chỉ đạo thành lập đoàn công tác cùng với TP Hải Phòng tiến hành tổng thanh tra tất cả các hoạt động liên quan đến việc quản lý phương tiện kinh doanh vận tải hàng hóa và đề xuất xử lý các vi phạm phát hiện được trong quá trình thanh tra.

      Sau một tuần thanh tra, kết quả không khác mấy so với báo cáo của Sở GTVT Hải Phòng. Cụ thể, toàn thành phố có 1.300 doanh nghiệp (DN) kinh doanh vận tải bằng container nhưng chỉ mới có 46 DN được cấp phép (chiếm 3,6%); số xe được cấp phép là 662/7.107 xe, chiếm 9,3%. Như vậy, có tới 90% DN vận tải không được Sở GTVT cấp phép nhưng vẫn hoạt động.

      Từ kết quả thanh tra, Bộ GTVT đã có văn bản gửi Thành ủy, UBND TP Hải Phòng đề nghị chỉ đạo Sở GTVT Hải Phòng tổ chức kiểm điểm trách nhiệm đối với giám đốc, phó giám đốc, thanh tra sở và phòng nghiệp vụ có liên quan khi để xảy ra những yếu kém trong công tác quản lý vận tải hàng hóa bằng container.

      Như vậy, quản lý Nhà nước tức là phải quản được tất cả trên thực tế chứ không thể nói như ông Chánh Thanh tra Y tế Hà Nội rằng cứ ngồi ở cơ quan, anh nào đến làm hồ sơ xin cấp phép thì cấp rồi chỉ quản những anh này; còn anh khác không thèm xin phép mà cứ làm thì không cần quản và cũng ko chịu trách nhiệm gì.

      Xóa
    4. Người Đất Cảnglúc 08:08 17 tháng 11, 2014

      Đúng ra, sau vụ Cát Tường và hàng loạt vụ chết người ở các thẩm mỹ viện chui, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cần bị cách chức chứ không thể để anh Chánh Thanh tra nói khơi khơi như vậy, rằng anh chỉ quản các cơ sở do Sở cấp phép. Còn cơ sở khác không xin phép thì mặc.
      Cũng xin nói rõ thêm: Theo Luật Doanh nghiệp thì Phòng Kinh tế quận có thẩm quyền cấp "Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh" cho bất cứ hộ kinh doanh nào kinh doanh các ngành nghề thông thường, không cần giấy phép.
      Khi chủ cơ sở muốn kinh doanh ngành nghề đặc biệt, có điều kiện thì phải xin giấy phép. Liên quan đến ngành Y thì Giấy phép chỉ có thể xin ở Sở Y tế, hoặc Bộ Y tế chứ quận ko có quyền cấp GIẤY PHÉP.
      Anh Chánh Thanh tra sở Y tế HN nói rằng "quận cấp giấy phép thì quận chịu trách nhiệm", tức là bản thân anh Chánh TT không phân biệt được sự khác nhau giữa GIẤY PHÉP với GIẤY CHỨNG NHẬN ĐĂNG KÝ KINH DOANH mà bác Phúc nói trên kia.

      Xóa
    5. Thưa bác Nguyễn Thành Phúc.
      Vì thời gian này bọn em bận quá nên các bài về bộ máy quản lý nhà nước về y tế, đặc biệt là quản lý các thẩm mỹ viện việc viết lại bây giờ rất khó khăn.
      Còn đề xuất của bác đưa bài của Cụ Lý liên quan đến con sư tử đá thì ok, bọn em xin làm ngay.

      Xóa
  6. Người Đất Cátlúc 21:22 16 tháng 11, 2014

    -Đến Sài Gòn, thời điểm này, bạn sẽ thấy sự phủ sóng, át sóng, trong hầu hết xương sống nền kinh tế như kinh doanh bất động sản, đầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ tầng TP, đều có bóng dáng của tập đoàn SSG. Chủ nhân của SSG là bà Nguyễn Hồng Phương. Còn Nguyễn Hồng Phương là ai, xin mọi người hỏi ông Gúc.
    -Tôi thấy bổ nhiệm ông HTA, bô. trưởng bộ VHTTDL là một sai lầm. Cả VH, TT, DL, không có mặt nào ông nắm vững cả. Chiếm chỗ quá bất hợp lý.
    -Tôi ủng hộ ông TTS, ông PBM, ông VĐĐ và bà NTKN. Có tài và sạch.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Việc bổ nhiệm thượng thư ở Vn ( bất thành văn ) là theo thế chân vạc ! không theo trình độ chuyên môn , hoặc ko cần chuyên môn ! Ở Vn người ta ko cần học, ko cần bằng cấp chuyên môn, ko cần tốt nghiệp đại học ( hoặc hơn ) mà chỉ cần văn bằng tốt nghiệp trường chánh trị Nguyễn Ái Quốc là ...OK !
      HTA là bào đệ phu nhân cố chủ tịch nước, đại diện miền trung ( 1 chân ) ...
      Bà NHP là bào tỉ của ông đương chủ tịch hói đầu ( đã bỏ vợ để "ấy " với bà đương phó ,...)
      Gần đây nghe đâu sắp có oánh nhau giữa 2 ông chủ chống lưng cho 2 bà : 1 ông chống cho em gái là bà NHP , 1 ông chống cho con gái là NTP.
      Lí do : 1 bà thôn tính bản Việt ( Viet Capital ) của bà kia !
      ... nói bà NTKN là sạch ...chứng tỏ ông chưa biết tí gì về xuất xứ của bà ta,... về Bến Tre hỏi thì thằng bé lớp 3 cũng biết tiểu sử " oanh niệt " về con đường hoan lộ của bà ta , và nếu sạch thì đã ko đạp phu nhân Mr.hói ra khõi giường để nhảy vào thay thế !
      ...........

      Xóa
    2. Người Đất Cátlúc 12:03 17 tháng 11, 2014

      Cái gì tôi biết rõ thì nói. Cái gì suy đoán, suy diễn thì chỉ để trong đầu mà rõi theo, chiêm nghiệm. Có điều kiện thuận lợi trong tiếp giao, không rõ những dích dắc trong quan hệ ruột thịt, nhưng bào tỉ thường xuyên sử dụng made bào huynh để soán đoạt tất tật các miếng ngon béo bở trong hầu hết các thương vụ trên đất Sài Gòn. Còn chuyện vì chống lưng cho thân tử, cho bào tỉ để rồi "uýnh nhau" trong- lúc- này là chuyện không bao giờ có, lại càng không thể, đối với các bậc"thừa trí khôn". Tương tự, chuyện quan hệ tình cảm của Bà NTKN cũng là sự đồn truyền
      có các ý; chuyện ở VN bố trí người không cần trình độ, bằng cấp cũng là qui kết hồ đồ. Xã hội khá nhiều điều chưa tốt. Nhưng mỗi khi đề cập đến thì bị quặt quẹo ngay khiến mong muốn chân thành, thiện chí, cũng đành xếp xó cho nó lành.

      Xóa
  7. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 07:14 17 tháng 11, 2014

    Bác Người Đất Cát đã biết bà Nguyễn Hồng Phương là ai xin nói luôn cho độc giả biết khỏi mắc công tra cứu đến Google.
    Bốn vị Bạn Người Đất Cát đề cập dòng cuối cùng, đúng như vậy. Họ có tài, có tâm, có trách nhiệm cao với đất nước. Có điều tôi biết là TTS như "bị" cô đơn Bạn Đất Cát ơi!
    Câu nói "Hà Nội, vội không được" là sao hở Bạn Người Đất Cát?
    Anh TTS rất kỹ tính, Anh có tác phong lắng nghe khi tiếp xúc với bất cứ ai. Anh cũng là một người nổi tiếng tiết kiệm. Nhà anh ấy ở đường Thạch Thị Thanh, phòng khách chỉ có bộ ghế gỗ nhỏ để tiếp khách. Ngôi nhà ấy nay đã xây dựng lại cao mấy tầng có vẻ bề thế một chút, chứ khi anh TTS còn làm Bí thư TU. TP. HCM. căn nhà này chỉ một lầu, nhỏ, bình dị lắm.
    Anh TTS cha là liệt sĩ. Quê xã Mỹ Hạnh, Đức Hòa, Long An. Khi mẹ anh ấy mất anh không báo cho bạn bè, không đăng cáo phó trên Đài, trên báo. Nhưng người ta bảo nhau đi rất đông.
    Những người đi viếng tang mẹ anh, được anh trực tiếp đón tiếp. Sau đám tang mẹ, anh TTS không đăng báo cảm ơn mà gửi thư đến từng người đã đến chia buồn với anh.

    Trả lờiXóa