Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Chủ Nhật, 16 tháng 11, 2014

Cuối tuần: Thủ tướng Úc ngán võ sĩ đai đen Putin?



Tại Brisbane (Australia) vừa kết thúc Hội nghị Thượng đỉnh G-20. Dư luận chờ đợi cuộc so găng giữa Thủ tướng Australia Abbott với Tổng thống Nga Putin như lời thách đấu hùng hổ của ông Thủ tướng Australia Abbott  đưa ra ngày 13/10/2014 nhưng tiếc rằng điều đó đã không xảy ra.....
**********
Tuyên bố của Thủ tướng Tony Abbott vào ngày 13/10/014

Thủ tướng Tony Abbott – người nổi tiếng là một trong số những người lên án Nga mạnh mẽ nhất trong thảm kịch MH17 – nhấn mạnh, Australia không có khả năng để ngăn cấm nhà lãnh đạo Nga Putin tham dự Hội nghị thượng định các nhà lãnh đạo G20 diễn ra vào tháng tới tại Brisbane. Tuy nhiên, ông cam kết, sẽ tuyên chiến với Tổng thống Nga về liên quan đến “những kẻ giết người” và giết công dân Australi trong thảm kịch MH17. 


“Hãy chờ xem, tôi sẽ “hạ đo ván” (ông) Putin. Bạn có dám đánh cược với không. Tôi phải cho ông ta hiểu rằng, người Australia đã bị sát hại và hung thủ giết họ là quân ly khai được Nga hậu thuẫn trang thiết bị, vũ khí”, ông Abbott tuyên bố trước các phóng viên ngày 13.10.


Chiếc máy bay Boeing 777 số hiệu MH17 của Malaysia bị rơi ở miền Đông Ukraine vào ngày 17/7/2014, làm chết toàn bộ 298 hành khách và phi hành đoàn, trong đó, có 28 công dân Australia.

Tuy nhiên, "dự đoán" về trận “so găng” trên, một nhà ngoại giao Nga tại sứ quán Canberra là Alexander Odoevki mỉa mai Thủ tướng Australia là "thiếu chín chắn" khi khi sử dụng thuật ngữ "húc ngã" vì "đây là một thuật ngữ đã lỗi thời, không còn được sử dụng rộng rãi trong thể thao". Theo ông, Australia đang chuyển mối quan tâm từ việc điều tra vụ MH17 sang chính trị và "dùng cơ bắp". Ông này còn không quên tiết lộ, Tổng thống Putin là chỗ thân thiết với diễn viên kiêm võ sĩ nổi tiếng Stephen Seagal, người có tuyệt chiêu hạ gục đối thủ chỉ trong một cú đấm. "Hy vọng sẽ không xảy ra vụ gây gổ. Tuy Thủ tướng Abbott có một thân hình lực lưỡng đáng ngưỡng mộ, nhưng Tổng thống Nga cũng là một võ sĩ Judo chuyên nghiệp", ông Odoevki phát biểu.

Trong khi đó, phát biểu trên kênh truyền hình Mỹ CNBC, ông Thủ tướng Nga  Medvedev nhắc nhở ông Abbott rằng: “Các chính trị gia nổi tiếng nên chọn ngôn từ một cách cẩn thận”.



“So găng” theo nghĩa đen

Thủ tướng Abbott 56 tuổi, từng là võ sĩ quyền Anh chuyên nghiệp. Ông này nổi tiếng vì trong thời sinh viên ở đại học Sydney hạ đo ván người bạn tên Joe Hockey, nay là Thống đốc Ngân hàng Australia. Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin 62 tuổi lại là cựu nhân viên tình báo KGB của Nga và là võ sĩ đai đen của môn võ Judo.

Hãy thử tưởng tượng một trận đấu ngang tài ngang sức giữa một bên là "võ sĩ quyền anh Abbott" còn một bên là "võ sĩ Judo Putin".

Sau khi nghe lời tuyên chiến từ nhà lãnh đạo Úc, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đáp trả: “Nếu ông ta (Abbott) thích đấu thể thao, cứ để ông ta làm. Về lĩnh vực thể thao, ông Putin cũng không kém phần mạnh mẽ. 
 

 Tổng thống Nga Putin giao lưu với các võ sinh tại một Câu lạc bộ Judo tại Nhật Bản
Câu lạc bộ Judo bang Tasmania của Australia báo tin đã mời ông Vladimir Putin làm thành viên danh dự của CLB, như cử chỉ tôn vinh những đóng góp của ông Putin cho sự phát triển phổ biến môn thể thao này. Câu lạc bộ này cũng đề xuất tổ chức một trận giao đấu judo để gây quỹ giữa ông và Thủ tướng Australia Tony Abbot. 



Ủy viên Thượng viện Quốc hội Australia, đại biểu từ bang Tasmania là bà Jackie Lamb đã gửi thư mời đến Đại sứ Nga tại Australia Vladimir Morozov và nhân danh cá nhân bà cũng mời ông Putin đến thăm bang Tasmania.

"Chúng tôi hiểu công việc của Ngài bận rộn khó khăn đến chừng nào và chúng tôi ngưỡng mộ vì Ngài luôn luôn hành động vì lợi ích trên hết của nhân dân Nga. Nhiều đại diện doanh nghiệp Tasmania sẽ rất vui mừng nếu có cơ may thảo luận về triển vọng thiết lập liên hệ thương mại-kinh doanh quan hệ với các doanh nghiệp Nga", - như nêu trong thư mời của Thượng nghị sĩ.



Trước Hội nghị Thượng đỉnh G-20 vài ngày

Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 11/11 đã có cuộc gặp trực diện mặt đối mặt với Thủ tướng Australia Tony Abbott - người đã thề sẽ thách đấu với ông chủ điện Kremlin ngay tại hội nghị APEC ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc. 
 Thủ tướng Abbott và Tổng thống Putin tại Bắc Kinh ngày 11/11/2014

Nhiều người đã chờ đợi màn đối đầu quyết liệt của Thủ tướng Abbott với Tổng thống Putin, người vừa được bầu chọn là Nhà lãnh đạo quyền lực nhất thế giới tại hội nghị APEC diễn ra ở Trung Quốc. Tuy nhiên, tại thủ đô Bắc Kinh, Thủ tướng Australia rõ ràng đã thể hiện một thái độ “rút lui” trước những lời tuyên bố đầy mạnh mẽ mà ông đưa ra trước đó.

Sau cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Putin và Abbott Hội nghị thượng đỉnh APEC, điện Kremlin cho biết, “Hai bên đã bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ cho việc đẩy nhanh tốc độ điều tra nguyên nhân gây ra thảm họa” rơi máy bay MH17 của hãng hàng không Malaysia Airlines.


Mặc dù Thủ tướng Australia được cho là đã dùng những lời lẽ hết sức mạnh mẽ, “đao to búa lớn” trước cuộc gặp nhưng phát ngôn viên của Tổng thống Putin – ông Dmitry Peskov cho rằng, ông Abbott đã không thực hiện lời đe dọa “thách đấu” mà ông này từng hùng hồn đưa ra cách đây chỉ vài ngày.

 "Dường như ông ấy chẳng có ý định thử làm việc đó”, ông Peskov đã nói như vậy với hãng tin RIA Novosti.



Và tại Hội nghị Thượng đỉnh G-20 

"Có ý kiến về việc đó, cụ thể là ở Australia. Họ muốn biến G20 thành một nơi để bêu xấu nước Nga vì cáo buộc xâm lược Ukraine. Điều này sẽ không xảy ra bởi một nửa các thành viên của nhóm G20 không thích thú với ý tưởng đó”, ông Fyodor Lukyanov, Chủ tịch Hội đồng Chính sách Ngoại giao và Quốc phòng có mối liên hệ với điện Kremlin, cho hay.

Vâng, nên nhớ, G-20 là diễn đàn của 20 nền kinh tế lớn gồm 19 quốc gia có nền kinh tế lớn nhất (tính theo GDP (PPP)) và Liên minh Châu Âu (EU).

Thành lập từ năm 1999 và hiện chiếm 85% nền kinh tế thế giới, G20 bao gồm nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) là Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Anh, Ý và Canada cùng một số thành viên khác như Liên minh châu Âu (EU) và các nước Argentina, Úc, Brasil, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Mexico, Nga, Ả Rập Saudi, Nam Phi, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ.


Tổng thống Putin và Tổng thống Pháp Hollande đã có cuộc gặp về vấn đề Ukraina khi gặp nhau tại hội nghị thượng đỉnh G-20, thư ký báo chí của Tổng thống Nga, ông Dmitry Peskov cho biết thứ Bảy bên lề hội nghị thượng đỉnh.
 Tổng thống Pháp Hollande và Tổng thống Putin tại G20, Australia

Trong cuộc trò chuyện, hai bên nhấn mạnh rằng "do tình hình Đông Nam Ukraina, do tiếp tục áp dụng lệnh trừng phạt chống Nga, trên thực tế tất cả các bên đều thiệt hại", ông Peskov nói với các nhà báo sau cuộc họp. Tại cuộc gặp, các vị tổng thống cũng ghi nhận tầm quan trọng lịch sử của mối quan hệ đa diện Nga-Pháp. Hai bên nhấn mạnh là có ý định "làm bất cứ điều gì cần thiết để tình hình khủng hoảng ở Đông Nam Ukraina không “hắt bóng tối” lên quan hệ giữa Paris và Moskva.

Ngay khi diễn ra Hội nghị G-20, về vụ thảm họa MH17, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov tuyên bố rằng cuộc điều tra về thảm họa máy bay Boeing-777 bị trì hoãn cố ý, và trong số những nước có liên quan đến nguyên nhân này có Hoa Kỳ. Như vậy, chính Mỹ đã tạo cớ trì hoãn điều tra vụ tai nạn máy bay Boeing.

"Đơn giản là người ta đã đảo ngược tất cả”, - ông bình luận về cuộc điều tra. Thứ trưởng Ryabkov cũng bày tỏ lo ngại rằng đang thiếu một sự hiểu biết đầy đủ về triển vọng điều tra. Thứ trưởng ngoại giao Nga cũng cho rằng, quan hệ giữa Nga và Hoa Kỳ đang trong tình trạng trì trệ, trách nhiệm về việc này hoàn toàn thuộc về Washington. Ông nhận xét về cuộc trò chuyện giữa tổng thống Putin và tổng thống Obama, diễn ra trong hội nghị thượng đỉnh tại Bắc Kinh. Không có triển vọng bình thường hóa quan hệ, ông Ryabkov nói, "chưa có bước đột phá."
Như thường lệ, ở bất kỳ hội nghị quốc tế nào, bà Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng không bỏ lỡ cơ hội gặp gỡ Tổng thống Nga Putin, và lần này cũng vậy: Cuộc gặp giữa hai vị nguyên thủ kéo dài khoảng 2 tiếng đồng hồ. 


Tại khách sạn Hilton trên đường Elisabeth ở trung tâm thành phố Brisbane, chiếc limousine chở ông Putin đã về tới khách sạn mà Tổng thống Nga nghỉ chân lúc 21 giờ 40 phút, và chỉ sau đó 4 phút, chiếc BMW trắng chở Thủ tướng Merkel cũng tới khách sạn sang trọng này. Ngồi bên cạnh nữ Thủ tướng Đức là ông Christoph Heusgen, cố vấn chính sách đối ngoại cho nhà lãnh đạo Đức. Có lẽ trên xe, bà Merkel cùng người giúp việc của mình đã đề cập chi tiết tới cuộc gặp với nhà lãnh đạo Nga. Mặc dù chi tiết cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo không được công bố, song theo người phát ngôn Peskov, Tổng thống Putin và Thủ tướng Merkel đã đề cập tới các vấn đề liên quan cách tiếp cận của Nga và châu Âu đối với cuộc xung đột Ukraine. Sau khoảng 2 giờ thảo luận tay đôi, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker cũng đã tới tham gia cuộc hội đàm. Sau đó, Tổng thống Nga Putin và ông Juncker tiếp tục thảo luận khi nữ Thủ tướng Đức đã rời khách sạn.

Cũng liên quan khủng hoảng Ukraine, trả lời phỏng vấn kênh truyền hình ARD của Đức ngày 16/11, Tổng thống Putin tố cáo: khi EU và Mỹ muốn cắt đứt đường tiếp cận thị trường tài chính của các ngân hàng Nga thì những biện pháp đó cũng sẽ khiến Ukraine phải phá sản, bởi trước đó, các ngân hàng Nga đã đảm bảo khoản tín dụng trị giá 25 tỷ USD cho Ukraine. Do cuộc khủng hoảng Ukraine, hiện quan hệ giữa Nga và phương Tây đang ở mức thấp nhất kể từ khi kết thúc Chiến tranh lạnh.

Bí thế, báo chí phương Tây lại chơi đòn bẩn, phao tin bịa đặt quen thuộc "từ một nguồn tin giấu tên" và báo chí Việt Nam lại ăn theo nói leo về việc dường như trước sự chỉ trích của các nước G-20 về sự “xâm lược Ukraina”, Tổng thống Putin dự định “rời hội nghị G20 sớm”.

Tuy nhiên, ngay trong ngày 15/11, Thư ký báo chí của ông Putin, Dmitry Peskov, đã phủ nhận kế hoạch này và cho biết, Tổng thống Nga sẽ không rời G20 như "mong đợi" của phương Tây.

Đúng như lời tuyên bố của ông Dmitry Peskov, Tổng thống Nga đã tham dự đầy đủ các cuộc họp theo lịch trình bố trí của nước chủ nhà. Xen kẽ các cuộc họp chung, ông Putin đã có cuộc gặp riêng với Thủ tướng nước chủ nhà và nhiều nguyên thủ các nước G-20.
Chỉ với Mỹ thì ... không:

Với Thủ tướng Abbott của nước chủ nhà thì, ơ kìa:


Hôm thứ Bảy, tại buổi chiêu đãi các nhà lãnh đạo tham gia hội nghị thượng đỉnh G-20, Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Úc Tony Abbott đã chụp ảnh với những chú gấu koala.


Điều mọi người trông đợi là cuộc “so găng” tỷ thí như ông Thủ tướng Úc Tony Abbott  thề thốt ồn ào hôm 13/10/2014 đã không diễn ra. Phải chăng cuộc điều tra nguyên nhân sự cố máy bay MH17 rơi đang có thêm những bằng chứng cho thấy sự bất lợi cho Mỹ và Úc?
Lê Hương Lan (Tổng hợp)
======

Mời xem bài liên quan

Mời xem các bài viết liên quan khác:

Nếu còn thời gian, mời xem các bài liên quan dưới đây:

58 nhận xét:

  1. Những khoảnh khắc 'cô đơn' của Tổng thống Putin tại G20lúc 17:06 16 tháng 11, 2014

    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20141116/nhung-khoanh-khac-co-don-cua-tong-thong-putin-tai-g20.aspx

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ờ, thì lại là thanh niên phò tây

      Xóa
    2. Xem bình luận của bạn đọc dưới bài của báo Thanh niên nè:
      ------
      http://www.thanhnien.com.vn/pages/20141116/nhung-khoanh-khac-co-don-cua-tong-thong-putin-tai-g20.aspx
      BẠN ĐỌC PHẢN HỒI -
      Nguyễn Nam (8/32 Sơn Tây, Ba Đình, Hà Nội)
      Nói tóm lại dù chiến tranh lạnh kết thúc phương tây vẫn luôn muốn làm suy yếu nước Nga. Tổng thống Nga hiện nay luôn là con người hết lòng vì tổ quốc Nga. Mọi việc làm hiện nay của phương tây giống hệt kịch bản chiến tranh lạnh. Chỉ có tổng thống Putin mới làm Nga mạnh mẽ và vượt qua được kẻ thù hiện nay. thu gọn
      Trả lời
      Thích13

      Tran thach
      Thế giới ngày nay rơi vào thảm cảnh: Lấy thịt đè người. Chuyện MH17, tôi đã bình luận từ trước; ở đây chỉ muốn nói thêm: vì sao bây giờ Mỹ và đồng minh lại xới lên và đổ lỗi cho Nga? Phải chăng các bằng chứ giả đã hoàn chỉnh sau một thời gian dài người đạo diễn hoàn thiện kịch bản? Chân lý sẽ thuộc về số đông? Phải chăng cái vô lý nói mãi và nhiều người ủng hộ sẽ trở thành chân lý? Tối rất coi thường kẻ nào tát nước theo mưa, a dua theo kẻ mạnh, theo số đông. Dĩ nhiên khi bị đánh hội đồng thì không què cũng thành tật. Ôi thế giới thật điên loạn. thu gọn
      Trả lời
      Thích6

      Hoàng
      G20 chẳng qua là sân nhà của phương tây thôi.
      Trả lời
      Thích5

      Hữu Lê (tp Huế)
      Ngoại trừ ông Tập, ông Putin phải đối chọi với 18 nguyên thủ quyền lực nhất thế giới ở các mức độ khác nhau. Nước Nga nói chung, ông Putin nói riêng đang ở thời kỳ "tiến thoái lưỡng nan" trước một thế giới đầy biến động. Thế giới không nên cô lập nước Nga, nước Nga là cường quốc hạt nhân, là cường quốc quân sự và không hẳn tất cả các nước trên thế giới đều đồng tình cô lập nước Nga, dồn người Nga vào chân tường lợi bất cập hại. thu gọn
      Trả lời
      Thích5

      nguyễn hoàng thanh
      Đúng là kẻ mạnh thích làm gì thì làm, Mỹ và đồng minh muốn lãnh đạo thế giới còn Nga bản thân đã từng là siêu cường không thể theo kẻ khác được do đó phải tự khẳng định sức mạnh và tầm ảnh hưởng của mình để tìm lại quá khứ.

      Xóa
  2. Tổng thống Putin mệt mỏi rời G20 sớmlúc 17:08 16 tháng 11, 2014

    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20141116/tong-thong-putin-met-moi-roi-g20-som.aspx

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. thì báo thanh niên cũng như báo vnexpress, ăn theo nói leo theo báo chí phương tây thôi

      Xóa
    2. Đó là tiếng nói của Đoàn thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh .Không lẽ tiếng nói của đoàn ( Cánh tay phải của Đảng ) Lại "Phản động " vậy sao chủ nhà ! ?

      Xóa
    3. Báo Thanh niên có những thằng như Đỗ Hùng- Phó Tổng thư ký mất dạy, phản động thì đúng rồi.
      Bợ đít Mỹ, bất chấp Mỹ đúng hay sai.

      Xóa
  3. Angela Merkel kêu gọi sử dụng mọi cơ hội đối thoại với Nga

    BRISBANE, ngày 17 tháng 11. / TASS /. Trong tình hình khủng hoảng Ukraina và sự suy thoái của các mối quan hệ giữa phương Tây và Nga, chúng ta nên sử dụng mọi cơ hội để đối thoại với Moscow. Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết tại hội nghị thượng đỉnh của "G20" ở Brisbane.
    "Điều quan trọng là để nắm bắt mọi cơ hội và sử dụng nó" – Hãng Thông tấn Đức DPA dẫn lời người đứng đầu các cơ quan chính phủ Đức .

    Angela Merkel có cuộc gặp với Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker vào thứ bảy bên lề Hội nghị G20 ở Brisbane . "Những cuộc đàm phán là đáng tin cậy," – bà Thủ tướng nói..

    Mới đây, thư ký báo chí của nhà lãnh đạo Nga, ông Dmitry Peskov cũng cho biết, cuộc họp của Putin với Thủ tướng Merkel và Juncker "chủ yếu là trao đổi về tình hình ở phía đông nam Ukraine, Tổng thống Putin giải thích chi tiết các sắc thái của phương pháp tiếp cận của Nga để giải quyết cuộc khủng hoảng này."
    -----
    Bản gốc:
    Ангела Меркель призвала использовать любую возможность для диалога с Россией
    Международная панорама
    16 ноября, 15:40 UTC+3
    "Важно ухватываться за каждую возможность и использовать ее", - сказала канцлер Германии на саммите "двадцатки"

    Ангела Меркель
    © ТАСС/EPA/KAY NIETFELD

    БРИСБЕН, 17 ноября. /ТАСС/. В свете украинского кризиса и ухудшения отношений между Западом и Россией следует использовать каждую возможность для диалога с Москвой. Об этом канцлер Германии Ангела Меркель заявила на саммите "двадцатки" в австралийском Брисбене.
    "Важно ухватываться за каждую возможность и использовать ее", - приводит слова главы германского правительства немецкое агентство ДПА.

    Ангела Меркель провела в субботу в Брисбене встречу с президентом России Владимиром Путиным и главой Еврокомиссии Жан-Клодом Юнкером. "Эти переговоры были доверительными", - подчеркнула она.

    Как сообщил накануне пресс-секретарь российского лидера Дмитрий Песков, на встрече Путина с Меркель и Юнкером "главным образом происходил обмен мнениями по ситуации на юго-востоке Украины, президент Путин подробно разъяснил в нюансах российский подход к этой ситуации".
    http://itar-tass.com/mezhdunarodnaya-panorama/1575714

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người đứng đầu Ủy ban châu Âu hy vọng rằng các cuộc đối thoại với Nga sẽ giúp cải thiện tình hình ở Ukraine

      Jean-Claude Juncker đưa ra tuyên bố sau cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bên lề hội nghị thượng đỉnh, "G20"

      BRISBANE, ngày 16 tháng 11. / TASS /. Người đứng đầu Ủy ban châu Âu / EC / Jean-Claude Juncker cho biết ông hy vọng rằng "đối thoại với Nga sẽ giúp cải thiện tình hình" ở Ukraine.
      Theo thông tin của hãng tin Kyodo, Juncker đưa ra tuyên bố sau cuộc gặp với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe bên lề hội nghị thượng đỉnh G20 ở Brisbane.

      ------------
      Глава Еврокомиссии рассчитывает, что диалог с Россией поможет улучшить ситуацию на Украине

      Жан-Клод Юнкер сделал это заявление после встречи с премьер-министром Японии Синдзо Абэ на полях саммита "двадцатки"

      БРИСБЕН, 16 ноября. /ТАСС/. Глава Еврокомиссии /ЕК/ Жан-Клод Юнкер выразил надежду на то, что "диалог с Россией поможет улучшить ситуацию" на Украине.
      Как сообщает информагентство Киодо, Юнкер сделал это заявление после встречи с премьер-министром Японии Синдзо Абэ на полях саммита "двадцатки" в австралийском Брисбене.
      http://itar-tass.com/mezhdunarodnaya-panorama/1575702

      Xóa
  4. Báo Tuổi Trẻ :các nhà lãnh đạo phương Tây đồng loạt “tổng tấn công” Tổng thống Nga Vladimir Putin vì cuộc khủng hoảng Ukraine.lúc 22:22 16 tháng 11, 2014

    Theo Reuters, sáng nay 16-11 tại Brisbane, Tổng thống Mỹ Barack Obama, Thủ tướng Úc Tony Abbott và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe ra tuyên bố chung phản đối việc Nga sáp nhập Crimea và “các hành động gây bất ổn ở đông Ukraine”.

    Ông Abbott tiết lộ đã nói với ông Putin rằng nước Nga sẽ trở nên hấp dẫn hơn nếu theo đuổi con đường trở thành cường quốc vì hòa bình và ổn định, thay vì “muốn khôi phục vinh quang đã mất của chế độ sa hoàng và Liên Xô cũ”.

    Ngoại trưởng Úc Julie Bishop khẳng định “các nguồn tin tình báo đáng tin cậy nhất” cho biết quả tên lửa đất đối không bắn rơi máy bay MH17 của Hãng Malaysia Airlines “do Nga đưa vào miền đông Ukraine”. “Tổng thống Putin muốn chứng tỏ rằng Nga vẫn là cường quốc” - bà Bishop đánh giá.

    Thủ tướng Canada Stephen Harper tỏ ra dữ dội hơn khi nói thẳng với ông Putin lúc hai ông gặp nhau: “Tôi sẽ bắt tay ngài nhưng tôi chỉ muốn nói một điều này thôi. Đó là ngài hãy rút ra khỏi Ukraine đi”. Nguồn tin từ phái đoàn Nga tiết lộ ông Putin đã “phản ứng mạnh” với lời lẽ của ông Harper.

    Ông Obama thì mô tả “hành vi xâm lược” của Nga ở Ukraine “đe dọa hòa bình thế giới”. Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết Liên minh châu Âu (EU) đang xem xét tăng cường các biện pháp trừng phạt tài chính Nga vì khủng hoảng Ukraine.

    Sau đó có tin ông Putin sẽ sớm rời Brisbane vì phản ứng của các nhà lãnh đạo phương Tây. Tuy nhiên sau đó người phát ngôn điện Kremlin Dmitry Peskov bác bỏ thông tin này.

    Theo báo Kiev Post, tại Ukraine hôm 15-11 Tổng thống Petro Poroshenko đã ra lệnh rút các dịch vụ nhà nước khỏi miền đông, bao gồm ngân sách cho các bệnh viện và trường học.

    Ông Poroshenko cũng yêu cầu Ngân hàng trung ương Ukraine đóng cửa mọi dịch vụ ngân hàng ở Donetsk và Luhansk.

    Mọi công ty và tổ chức nhà nước Ukraine phải ngừng hoạt động và sơ tán khỏi Donetsk và Luhansk trong vòng một tuần lễ. Trước đó chính quyền Kiev đã cắt việc cung cấp ngân sách nhà nước cho hai vùng ly khai.

    Trả lờiXóa
  5. Báo Tuổi Trẻ : Nga thừa nhận Stalin ra lệnh thảm sát Katynlúc 22:34 16 tháng 11, 2014

    Quốc hội Liên bang Nga ngày 25-11 đã bỏ phiếu thông qua nghị quyết thừa nhận vụ cảnh sát Nga sát hại 22.000 sĩ quan và công dân Ba Lan ở rừng Katyn, phía tây nước Nga, năm 1940 do nhà lãnh đạo Josef Stalin ra lệnh.
    Báo The Moscow News dẫn nguồn từ trang web duma.gov.ru cho biết với tỉ lệ ủng hộ 342/450, Hạ viện Nga đã thông qua nghị quyết dựa trên tài liệu mật thu được từ đầu thập niên 1990.

    “Tội ác Katyn đã được thực hiện theo lệnh trực tiếp của Stalin và các lãnh đạo Liên Xô khác” - tuyên bố của Quốc hội Nga cho biết.

    Itar-Tass dẫn lời Chủ tịch Duma Nga Konstantin Kosachev khẳng định nghị quyết "lịch sử" này không chỉ quan trọng đối với quan hệ Nga - Ba Lan mà còn với chính người Nga.

    Theo Reuters, phía Ba Lan đánh giá rất cao quyết định khó khăn của Quốc hội Nga.

    Báo chí Nga và Ba Lan cho rằng nghị quyết trên được đưa ra như một thiện chí của Nga trước cuộc viếng thăm của Tổng thống Nga Dmitry Medvedev đến Ba Lan vào ngày 6-12.

    Tuy nhiên, chính quyền Ba Lan khẳng định muốn Nga phải có trách nhiệm hơn nữa về vụ việc trên và tuyên bố đó là tội diệt chủng.

    Phe đối lập ở Ba Lan yêu cầu Nga chính thức xin lỗi và bồi thường cho gia đình các nạn nhân.

    Trước đây, Nga đổ cho phát xít Đức thực hiện vụ thảm sát.

    Trả lờiXóa
  6. Vì Sao Tổng thống Mỹ Barack Obama Nên Trả Lại Giải Nobel Hòa Bình?

    Phạm Anh Trúc

    http://sachhiem.net/THOISU_CT/ChuP/PhamATruc_01.php

    12-Nov-2014

    Phóng viên Bjerstrom người Thụy Điển ngày 4.9 đã hỏi Tổng thống Mỹ Barack Obama: “Ngài có thể miêu tả tình thế tiến thoái lưỡng nan khi đang là người được giải Nobel Hòa bình và việc sẵn sàng tấn công Syria không ạ?”

    Tổng thống Obama trả lời: “Khi tôi trông thấy 400 em nhỏ bị nhiễm khí độc, hơn 1400 người dân vô tội chết đau đớn trong một môi trường mà các ông, bà đã biết có hàng chục ngàn người đang chết dần, chết mòn và chúng ta cần phải nắm lấy thời cơ để có một số hành động có ý nghĩa sâu sắc.”

    Vâng, người đứng đầu chính quyền Mỹ đã trả lời nhưng không trực tiếp giải quyết câu hỏi của phóng viên về giải Nobel hòa bình

    Sự sa lầy trong cuộc chiến Afghanistan và Iraq là rắc rối dễ nhận biết của ông Obama. Từ năm 2001 cho đến khi kết thúc nhiệm kỳ của tổng thống Bush (con) năm 2009, đã có 625 lính Mỹ đã tử trận vì chiến tranh. Theo quan điểm của ông Obama con số đó nhiều hơn gấp đôi, khoảng 2.133 lính Mỹ và hàng chục ngàn thường dân Afghanistan đã chết.

    Nhưng không có gì làm suy chuyển ý niệm của ông Obama trong vai trò của một “nhà lãnh đạo hòa bình” đã hơn 5 năm kể từ khi ông phát động cuộc chiến máy bay không người lái ở Trung Đông. Theo New America Foundation, kể từ năm 2004, Mỹ đã tiến hành 362 cuộc tấn công bằng máy bay không người lái ở Pakistan.

    Trong đó chỉ có 48 đợt không kích như thế trong thời chính quyền Bush, điều đó đồng nghĩa với 314 trận đánh vào Pakistan bằng phi cơ điều khiển từ xa thuộc về ông Obama, chứng tỏ tổng thống đương thời của Mỹ “hiếu chiến” hơn người tiền nhiệm.

    Drone _ máy bay không nguồi lái mà Tổng Thống Hoa Kỳ Obama dùng để tấn công "khủng bố"

    Trong một cuộc họp báo trực tuyến được tổ chức vào tháng 1.2012, ông Obama từng phát biểu: “Tôi muốn chắc chắn rằng người dân thật sự hiểu máy bay không người lái không làm cho nhiều dân thường thương vong. Đa phần, chúng rất chính xác, những cuộc tấn công chính xác chống lại al Qaeda và vây cánh của chúng.”

    Tuy nhiên, tuyên bố của ông Obama đã phớt lờ tác động tâm lý trong đời sống của những người dân luôn lo sợ bị giết.

    Nỗi sợ hãi này càng trở nên trầm trọng vì thực tế chính quyền Obama từng cho tờ New York Times biết: “hiệu quả là tất cả những người trai ở độ tuổi nghĩa vụ quân sự trong khu vực chiến sự đều được xem là các chiến binh.” Điều đó hàm ý, máy bay không người lái đang làm dấy lên sự hận thù Mỹ ở Trung Đông.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Điều gì khiến cho những người dân vô tội Trung Đông ngày càng chết thảm, thực tế cuộc chiến máy bay không người lái có làm nước Mỹ an toàn hơn (?!). Ông Dennis C.Blair, nguyên giám đốc tình báo quốc gia của chính quyền Obama vào năm 2011 từng nêu ý kiến trên New York Times:

      “Những cuộc tấn công bằng máy bay không người lái có thể ngăn cản các chiến binh al Qaeda trong khi chúng di chuyển và lẩn trốn, nhưng họ có thể chịu đựng được các cuộc tấn công và tiếp tục hoạt động.”

      Ibrahim Mothana, một công dân Yemen 24 tuổi từng cho báo chí Mỹ biết: “những cuộc tấn công bằng máy bay không người lái đang khiến người dân Yemen ngày càng căm ghét Mỹ hơn và gia nhập các tổ chức chiến binh cực đoan, họ không bị thúc đẩy bởi ý thức hệ mà là vì cảm giác hận thù và tuyệt vọng.”

      Tướng Mỹ Stanley McChrystal (nay đã nghỉ hưu) vào đầu năm nay từng trả lời phỏng vấn hãng tin Reuteurs: “sự tức giận do Mỹ tiến hành các cuộc tấn công không người lái tạo ra lớn hơn nhiều so với sự hiểu biết của một người Mỹ trung bình.”

      Tướng Stanley McChrystal. Ảnh Reuters/Joshua Roberts

      Đã từng xảy ra một vụ oanh kích bằng máy bay không người lái ở Yemen năm 2012 giết chết người dân, Salim al-Barakani, một nam công dân nước này đã mất 2 người anh em đã tỏ ý căm phẫn và đau xót khi trả lời phỏng vấn tờ Washington Post rằng những cuộc tấn công như vậy đang buộc những người dân vô tội phải lên tiếng: “chúng tôi tin rằng bây giờ al Qaeda đang ở phía chính nghĩa,” người đàn ông Yemen nói.

      Hãng truyền thông tư nhân uy tín McClathy của Mỹ từng nhận xét: “CIA giết người chỉ vì tình nghi có liên quan hoặc những người đó có thể thuộc các nhóm vũ trang.”

      Phát biểu trên kênh Fox News ngày 5.9 nhà phân tích chính trị Mỹ Kirsten Powers cho rằng Tổng thống Obama nên trả lại giải Nobel Hòa bình: “ông ấy nên trả lại giải đó từ lâu rồi, thật tình là thế. Mà các bạn biết về cuộc chiến máy bay không người lái rồi đấy, đã gây nên cuộc chiến đang leo thang ở Afghanistan, khiến nhiều người dân chết oan, nhiều dân thường đã bị chết vì chiến tranh máy bay không người lái của ông ấy, trong đó có cả trẻ em. Có chừng 200 trẻ em bị sát hại bởi chiến tranh máy bay không người lái.”

      Đó là những lý do vì sao tổng thống Mỹ Barack Obama nên trả lại giải Nobel Hòa bình, nếu không hội đồng bình xét giải nên lấy nó lại.

      Phạm Anh Trúc
      http://sachhiem.net/index.php?content=showrecipe&id=6185

      Xóa
  7. Tổng thống Pháp éo nghe lời Tổng Mẽo nữa.
    ------
    Ông Hollande sẽ quyết định việc chuyển giao tàu “Mistral” xuất phát từ lợi ích của Pháp
    Tổng thống Pháp Francois Hollande dự định sẽ ra quyết định về việc bàn giao cho Nga các tàu sân bay trực thăng lớp “Mistral” phù hợp với lợi ích của đất nước mình và không có áp lực từ bên ngoài.

    Ông đã thực hiện tuyên bố trên đây tại cuộc họp báo của hội nghị thượng đỉnh G20.

    “Tôi sẽ đưa ra quyết định của mình mà không có bất kỳ áp lực nào, dựa trên hai tiêu chí: lợi ích của nước Pháp và đánh giá của tôi về tình hình”,- RIA Novosti dẫn lời nhà lãnh đạo Pháp.

    Trong cuộc họp giữa ông Putin và ông Hollande tại hội nghị thượng đỉnh G20, chủ đề bàn giao các tàu “Mistral”, theo thông báo của một nguồn tin trong phái đoàn Nga, đã không được đề cập đến.

    Theo những thông báo trước đó, việc chuyển giao chiếc tàu sân bay trực thăng “Mistral” đầu tiên đã được lên kế hoạch vào ngày 14 tháng Mười một, nhưng điều đó đã không xảy ra. Trước ngày này, phía Pháp tuy không rút lại lời mời của mình nhưng cũng không xác nhận.
    Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_11_16/280110097/

    Trả lờiXóa
  8. Pu Tin biết sang bên Úc sẽ bị ném đá hội đồng mà vẫn còn sang. Mua bực tức vào thân nên phải kiếm cớ về cho sớm. Nghe tin Pu tin bị xỉ vả cảnh DLV bên này tức lộn ruột lên. Còn bọn tớ lo kiếm sống lên kệ bà chúng nó, muốn chửi sao thì chửi. Ching trị TG lo sao cho xuể, lo kiếm tiền mà lo cuộc sống, lo tiền để tới đây đóng nhiều loại thuế mới cho nhà nước. Góp phần nhỏ bé vào việc giảm nợ công và tiến nhanh tiến mạnh tiến vững chắc lên CNXH.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rận trủ anh nào cũng ngu; Chỉ có ngu mới mần được rận trủlúc 23:05 16 tháng 11, 2014

      Cậu xem những bức hình trong bài thì thấy ai bị ném đá?

      Xóa
    2. Đúng rồi Rân trủ. Có thấy hòn đá nào đâu ? Toàn thấy ran trong đầu ông thôi.

      Xóa
  9. Đoàn xe cứu trợ nhân đạo thứ bảy của Nga đã đến Lugansk

    Đoàn xe thứ bảy chở hàng cứu trợ nhân đạo của Nga đã đến thủ đô LPR, thành phố Lugansk, phó giám đốc Trung tâm quốc gia Quản lý khủng hoảng Oleg Voronov thông báo với RIA Novosti.

    Ông cho biết phần lớn xe tải, cụ thể là 50 chiếc sẽ đưa hàng cứu trợ đến DPR, còn 20 xe sẽ đến LPR.

    Trước đó, đoàn cứu trợ nhân đạo cho người dân DPR đã vượt qua biên giới Nga và bắt đầu di chuyển trên lãnh thổ DPR. Trong đoàn có hơn 70 xe chở 450 tấn hàng hóa, chủ yếu là vật liệu xây dựng và những mặt hàng cần thiết để chuẩn bị đối phó với mùa đông. Xe tải của Bộ Các tình huống khẩn cấp đã qua thủ tục tại các trạm kiểm soát “Donetsk” và “Matveyev Kurgan” ở ngoại ô Rostov.
    Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_11_16/280103716/

    Trả lờiXóa
  10. Lào & CPC rất quan trọng với VN và tương tự U quan trọng với Nga. VN đã phải dần giảm bớt ảnh hưởng voi CPC. Nga thi chua muon chap nhan buong tay. Nhưng hiện tại Nga càng dày càng đau nếu tiếp tục chiến lược này. Nga quá đơn độc trên hồ sơ U là do hậu quả của hành động thô bạo trong tình thế bất ngờ và quẫn bách. Hãy nhìn nước Mỹ có một nước là cựu thù trong quá khứ mà cứ nằng nặc muốn nâng tầm quan hệ với Mỹ, muốn mua vũ khí Mỹ. Qua hình ảnh đó rõ ràng Nga sach dep cho Mỹ chưa roi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rận trủ anh nào cũng ngu; Chỉ có ngu mới mần được rận trủlúc 00:04 17 tháng 11, 2014

      "Nhưng hiện tại Nga càng dày càng đau nếu tiếp tục chiến lược này. Nga quá đơn độc trên hồ sơ U là do hậu quả của hành động thô bạo trong tình thế bất ngờ và quẫn bách."
      Ngược lại thì có, anh Nặc ạ.
      Mỹ càng ngày càng bị cô lập trên trường quốc tế.
      Báo chí VN từ lâu đã làm những con vẹt cho bộ máy tuyên truyền của Mỹ.

      Hãy đọc bài ở đây. Tại sao ngày 13/10 thủ tướng Úc mạnh mồm tuyên bố như trong bài đã trích dẫn mà khi ở Hội nghị G20 thì Thủ tướng Úc lại thay đổi 180 độ? Nhìn những bức hình ở đây cho thấy Thủ tướng Úc có thái độ xun xoe thế nào với Putin.
      Có lẽ thủ tướng Úc đã nhận ra sai lầm khi lỡ lời hô hoán theo Mỹ hôm 13/10/2014. Giờ biết là hố nên phải xun xoe xin lỗi Putin?
      Vâng, các chị chủ nhà nói rất đúng:
      ---
      " Vâng, nên nhớ, G-20 là diễn đàn của 20 nền kinh tế lớn gồm 19 quốc gia có nền kinh tế lớn nhất (tính theo GDP (PPP)) và Liên minh Châu Âu (EU).

      Thành lập từ năm 1999 và hiện chiếm 85% nền kinh tế thế giới, G20 bao gồm nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) là Hoa Kỳ, Đức, Nhật Bản, Pháp, Anh, Ý và Canada cùng một số thành viên khác như Liên minh châu Âu (EU) và các nước Argentina, Úc, Brasil, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia, Mexico, Nga, Ả Rập Saudi, Nam Phi, Hàn Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ."

      ---
      Vậy ở G20, trừ Mỹ ra thì còn ai lạnh nhạt với Putin như báo chí VN ăn theo nói leo Mỹ? Tiếng là "các nước phương Tây" nhưng chủ yếu vẫn là đầu tàu Đức và Pháp. Hãy xem thủ tướng Đức thắm thiết ra sao qua những tấm hình. Hãy xem Tổng thống Pháp ra sao qua những tuyên bố của ông ta sau khi gặp gỡ với Putin?
      Lại còn Chủ tịch Ủy ban châu Âu Jean-Claude Juncker nữa. Xếp hàng xin gặp Putin đó.

      Hãy nhìn Tổng thống Mỹ qua những tấm hình trên kia, tội nghiệp làm sao....

      Xóa
    2. Đúng quá. Hễ nói tới anh Nga là bợ. Hình như là điểu 5 trong 10 điều đã liệt kê.

      Xóa
    3. Rận xĩ Bạch xà tinh ơi.
      Bọn tớ chỉ nói sự thật thôi.
      Nếu cậu không tin, cậu thử lý giải coi vì sao Thủ tướng Úc thay đổi 180 độ như vậy?
      Tại sao ông ấy phải xun xoe như vậy?
      Rồi bà Thủ tướng Đức, Tổng thống Pháp, rồi Chủ tịch UB Châu Âu....
      Phải chăng họ đã nhận ra sai lầm khi thời gian qua phải làm tay sai cho Mỹ, nhất nhất mọi cái phaỈ NGHE THEO mỸ? Giờ đã đến lúc họ phải tự quyết định lấy?

      Xóa
  11. Tôi còm lại ý kiến mấy hôm trước :" tội nghiệp phởn".

    Trả lờiXóa
  12. Nói về chuyện Abbott hạ "đo ván" (shirt-front) Putin, có bức ảnh này nói rõ vấn đề: http://www.sott.net/image/s10/215371/full/putinabbot.jpg

    Lời tựa từ bức ảnh: Tôi không biết ngài nghe người ta nói gì, ngài Putin, nhưng ĐÂY là cái mà chúng tôi gọi là "shirt-front" ở đây. Nào... quần ngài thế nào?

    Trả lờiXóa
  13. Putin rời G-20 sớm để về ‘ngủ’lúc 07:23 17 tháng 11, 2014

    http://vietnamnet.vn/vn/quoc-te/207398/putin-roi-g-20-som-de-ve--ngu-.html

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tức là đã xong hết phần nội dung theo lịch trình LÀM VIỆC của nước chủ nhà đề ra.
      Còn bữa ăn sáng, chủ nhà có thịnh tình mời mọi người ở lại làm bữa trước khi lên đường. Nhưng Putin cảm ơn thủ tướng Chủ nhà, ông ấy phải bay sớm để bay về Vladivostok mất 9 tiếng, rồi lại từ Vladivostok về Moskva... rồi phải tranh thủ chợp mắt một chút để chuẩn bị cho ngày làm việc thứ Hai với núi công việc...

      Xóa
  14. Hoa Kỳ cân nhắc đường lối Ả Rập

    Ông Barack Obama đã ra chỉ thị xem xét lại chiến lược đối phó với nhóm cực đoan Nhà nước Hồi giáo trên lãnh thổ Syria. Trong khi đấy, các chuyên gia cho rằng, sự thiếu cương quyết tái cơ cấu sẽ làm Mỹ khó tránh những thất bại ở Trung Đông.

    Báo cáo của Lầu Năm Góc về thắng lợi các hoạt động chống IS không làm suy chuyển hoài nghi trong giới chuyên gia. Theo họ, nước Mỹ đang ngày càng sa lầy vào vấn đề dù không đủ vật chất cho một giải pháp trực diện cũng như thiếu ý chí chính trị để hành động. Ông Obama có vẻ linh cảm tình hình tiến gần tới ngõ cụt.

    Vấn đề chính là sự mâu thuẫn của hai chiến lược: chống chế độ Bashar al-Assad và chống các phần tử cực đoan IS. Theo các nhà phân tích thì chỉ cần chọn một trong hai mục tiêu này, bởi Damascus và Nhà nước Hồi giáo đang đối lập lẫn nhau. Tại buổi điều trần của Hạ viện Mỹ gần đây, Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel đã thừa nhận ở Syria IS hiện là vấn đề đáng lo ngại hơn ông Assad. Tuy nhiên, đây mới chỉ là lời đánh giá. Một đề xuất thay đổi mục tiêu ưu tiên có thể không nhận được hồi âm và hứng chịu thất bại. Chuyên gia nghiên cứu phương Đông Elena Suponina nói như sau:

    "Tôi không nhớ nổi một ví dụ thành công của chính sách Hoa Kỳ ở Trung Đông. Đơn giản là chưa hề có thành công. Cũng như vậy với cuộc chiến chống khủng bố. Trên thực tế, IS đã được hình thành và chủ yếu củng cố ảnh hưởng ở Iraq - quốc gia rơi vào tình trạng bất ổn định sau khi bị Mỹ xâm lược. Chỉ gần đây các chiến binh IS mới xuất hiện ở Syria. Và người Mỹ đang ra sức phóng đại sức mạnh của nhóm cực đoan này. Một loạt tổ chức được liệt vào hàng ngũ IS. Tất cả nhằm tìm kiếm một lý do."

    Đó là lý do để thực hiện ý tưởng cũ chấm dứt chế độ Assad. Nhưng Bộ trưởng Quốc phòng Chuck Hagel lại nhìn nhận điều này trong tương lai khá xa. Theo ông, chiến lược của Mỹ là hỗ trợ các lực lượng đối lập Syria tự bảo vệ và kiểm soát vùng lãnh thổ của họ. Bước tiếp theo - tấn công IS, rồi mới đến lượt "vấn đề Assad". Bà Elena Suponina nhận định đây là ý nghĩ sai lầm.

    "Người Mỹ đang mâu thuẫn với chính mình. Một mặt, họ báo cáo về thành tích. Mặt khác, họ dựng lên hình ảnh kẻ thù ghê gớm để xóa sổ chính phủ Syria. Họ quyết định cung cấp thực phẩm và thiết bị cho phe đối lập Syria. Người Mỹ đào tạo các chiến binh Syria. Liệu ai sẽ bảo đảm những chiến binh này sẽ không chạy sang hàng ngũ cực đoan? Khi đó, vấn đề không còn thể giải quyết bằng không kích."

    Rõ ràng, kiểu tiếp cận như vậy sẽ đem lại rất ít hiệu quả. Các kế hoạch của Washington mâu thuẫn với hiện thực địa chính trị, mà không chỉ riêng ở Iraq và Syria. Chuyên gia Trung Đông Vyacheslav Matuzov nói:

    "Ở Trung Đông, thế giới Ả Rập đang tuột khỏi tay người Mỹ. Tình hình đã đột ngột thay đổi ở Ai Cập – từng là một quốc gia Ả Rập hàng đầu có ảnh hưởng tới không khí chính trị trong khu vực. Hôm nay, quyền lực ở Ai Cập nằm trong tay một nhóm ái quốc. Người Ả Rập nhận thấy Mỹ chơi trò nước đôi. Hoa Kỳ dựa vào người Ả Rập, nói về liên minh, nhưng trên thực tế chẳng có gì."

    Rõ ràng, trong cuộc chiến chống các phần tử Hồi giáo cực đoan Mỹ cần cộng tác với bộ phận chống giáo quyền của thế giới Ả Rập. Ông Assad dường như là người đi đầu trong hàng ngũ này. Một bước đi quyết định hướng tới quan hệ đối tác với Damascus sẽ giúp Mỹ thu hẹp khoảng cách giữa những thành công trên giấy và thực tế vấn đề Nhà nước Hồi giáo.
    Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/2014_11_15/280094793/

    Trả lờiXóa
  15. Mấy bạn thờ Mỹ và EC muốn gì cũng được miễn đừng đem dân chủ kiểu Mỹ vào Việt Nam, mới các bạn sang EC và Mỹ sốngh co sung sướng, Chúng tôi dân nghèo cứ ở Việt Nam sống theo kiểu hiện nay cũng được.. Ở đâu thì cũng phải làm ăn, sống đúng Pháp luật, không ăn cắp ăn chộm... Thì chắc chả ai đụng đến mình... Thỉnh thoảng oan trái còn có Đảng, Mặt trận, Hội này hội kia nói hộ...
    Cứ xem Mỹ đã hủy diệt một "độc tài" mà báo Mỹ và EC nói (Thậm chí báo Việt cũng đã nói theo làm cho tôi cũng hiểu sai, đến bây giờ mới biết), người đã cho người dân Libia hơn 23 thứ kể trên tôi chỉ dịch 1,2 mục nhỏ: 1/. Giá dầu rẻ hơn giá nước: 0,14 $/lit, 2/ Gia đình mới sinh con được cấp 64.000 $ để mua căn hộ. 3/ Giáo dục và y tế được miễn phí toàn bộ. ... Y tá nhận lương tháng 1.000$. ... Không cho NATO đặt vị trí QS trên đất Libia ...

    Вот за эти "ГРЕХИ" убили Муаммара Кадаффи:
    1. Бензин стоит дешевле воды. 1 литр бензина — 0,14 $
    2. Новобрачным дарится 64 000 $ на покупку квартиры.
    3. Образование и медицина полностью бесплатные.
    4. На каждого члена семьи государство выплачивает в год 1 000 $ дотаций.
    5. Пособие по безработице — 730 $.
    6. Закрыл военные базы НАТО на территории Ливию.
    7. Зарплата медсестры — 1 000 $.
    8. За каждого новорожденного выплачивается 7 000 $.
    9. На открытие личного бизнеса единовременная материальная помощь — 20 000 $.
    10. Крупные налоги и поборы запрещены.
    11. ВВП на душу населения — 14 192 $
    12. Образование и стажировка за рубежом — за счёт государства.
    13. Сеть магазинов для многодетных семей с символическими ценами на основные продукты питания.
    14. За продажу продуктов с просроченным сроком годности — большие штрафы и задержание подразделениями спецполиции.
    15. Часть аптек — с бесплатным отпуском лекарств.
    16. За подделку лекарств — смертная казнь.
    17. Квартирная плата — отсутствует.
    18. Плата за электроэнергию для населения отсутствует.
    19. Продажа и употребление спиртного запрещены — «сухой закон».
    20. Кредиты на покупку автомобиля и квартиры — беспроцентные.
    21. Риэлторские услуги запрещены.
    22. Покупку автомобиля до 50% оплачивает государство, бойцам народного ополчения — 65%.
    23. Придя к власти, он изгнал из страны международные корпорации. Только при Муаммаре негры юга Ливии обрели человеческие права. За сорок лет его правления население Ливии выросло в три раза. Детская смертность уменьшилась в 9 раз. Продолжительность жизни в стране увеличилась с 51,5 до 74,5 лет. Муаммар Кадаффи принял решение вывести Ливию из мировой банковской системы и его примеру хотели последовать ещё 12 Арабских стран. Но теперь всему этому наступит конец...
    Не доверяйте болтовне подконтрольных СМИ!!!
    Жмите "Класс" - пусть узнают Ваши друзья!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
    2. Nhờ có thành quả dân chủ, người dân Lybia, Iraq, Syria được hưởng "quyền con người" 1 cách đầy đủ. Đó là tự do chết không lý do, tự do đói, tự do mất nhà cửa, tự do xin viện trợ.

      Xóa
    3. Hành động "tàn bạo" của nhà độc tài Gaddafi

      Những gì các nhà độc tài và bạo chúa Gaddafi đang làm cho người dân của mình cả ngày bây giờ được biết đến từng mảnh. Đây là một danh sách các hành động tàn bạo của mình, theo đó người Libya đã bị bốn thập kỷ.

      watermarked-532695_537163296324972_686372337_n

      1 Không có hóa đơn tiền điện tại Libya. Điện được miễn phí cho tất cả công dân.

      2 Không có lãi suất cho vay. Ngân hàng nhà nước đã cung cấp các khoản tài trợ phù hợp cho tất cả các công dân quan tâm không phần trăm của pháp luật.

      3 Để có một ngôi nhà / nhà được coi là một quyền con người ở Libya.

      4 Tất cả các cặp mới cưới ở Libya nhận được $ 50,000. Số tiền này sẽ cho phép người dân mua căn hộ đầu tiên của họ. Chính phủ muốn đóng góp để bắt đầu một gia đình.

      5 Phương pháp điều trị giáo dục và y tế được tự do ở Libya. Trước khi Gaddafi lên nắm quyền chỉ có thể đọc 25 phần trăm của Libya. Hôm nay con số này là 83 phần trăm.

      6 Libya muốn làm một nghề nghiệp trong nông nghiệp, họ là đất canh tác, một nhà nông nghiệp, thiết bị, hạt giống và chăn nuôi như một sự khởi đầu nhanh chóng cho các trang trại của họ tất cả miễn phí.

      7 Nếu Libya không thể tìm thấy việc giáo dục hoặc y tế cơ sở mà họ cần, họ có cơ hội đi ra nước ngoài với sự giúp đỡ của các quỹ của chính phủ. Họ đã trả tiền $ 2,300 một tháng cho chỗ ở và xe hơi.

      8 Nếu một Libya đã mua một chiếc xe hơi, chính phủ trợ cấp 50 phần trăm của giá cả.

      9 Giá xăng dầu ở Libya là $ 0,14 (12 cent, tương đương khoảng 0,10 euro) cho mỗi lít.

      10 Nếu một Libya không có công việc có sau khi tốt nghiệp, nhà nước trả lương bình quân của các ngành nghề, trong đó ông đã tìm kiếm một công việc cho một công việc chuyên nghiệp đầy đủ đã được tìm thấy ..

      11 Libya không có nợ nước ngoài và dự trữ lên tới 150 tỷ đồng, các cường quốc chiếm đóng đã chia rẽ lẫn nhau.

      12 Một phần của mỗi lần bán dầu Libya được ghi trực tiếp vào tài khoản của tất cả các công dân Libya.

      13 Bà mẹ đã sinh ra một đứa trẻ nhận được 5.000 USD.

      14 25 phần trăm của Libya có bằng đại học.

      15 Gaddafi đưa ra các “dự án Đại Man-Made River” (hoặc GMMRP GMMR, lớn do con người làm cho dự án sông dt) ở Libya là dự án lớn nhất nước uống đường ống trên thế giới để cung cấp nước tốt hơn của dân cư và nông nghiệp.

      Rất may NATO và phiến quân đã giải phóng người dân Libya từ nó.

      Các phương tiện truyền thông đã thành công trong việc tao nên hình ảnh một nhà độc tài, bạo chúa Gaddafi. Tuy nhiên, các phương tiện truyền thông cũng đã thất bại trong việc đưa tin về một Gaddafi chúng ta chưa bao giời được biết. Gaddafi, không giống như hầu hết các nhà độc tài khác, đã làm được nhiều điều cho người dân trong khi những người khác chỉ có thể nói và nói mà thôi.
      Xét về một góc độ nào đó, Libya khá may mắn ở một mức độ nhất định. Liệu rằng nền dân chủ mà họ ngày đêm mơ ước có chắc chắn đem lại một tương lai tốt đep như họ mong muốn? Gaddafi chí ít cũng không giống những người tàn phá đất nước đến mức không còn hi vọng khôi phục, hãy nhìn vào mức sống trung bình tại Lybia có thể thấy rõ điều dó. Những sự thật trên đây không phải mang tính chất tuyên truyền hay cổ xúy, mà chỉ mang tính liệt kê để mọi người có thể biết thêm một số điều về đất nước Lybia.
      https://mttncpd.files.wordpress.com/2013/06/watermarked-496269848.jpg?w=593
      https://mttncpd.files.wordpress.com/2013/06/watermarked-libyabeforeandafter-1.jpg?w=593&h=424
      https://mttncpd.files.wordpress.com/2013/06/watermarked-nueva-libya.jpg?w=593&h=381
      https://mttncpd.files.wordpress.com/2013/06/watermarked-379310125.jpg?w=593&h=415
      https://mttncpd.files.wordpress.com/2013/06/watermarked-307089_599683286717735_1737392457_n.jpg?w=593&h=570
      https://mttncpd.files.wordpress.com/2013/06/watermarked-307089_599683286717735_1737392457_n.jpg?w=593&h=570

      Xóa
  16. Tony Abbott với Abe là hai con cún ngoan của Obama, bảo sủa là sủa, bảo vẫy đuôi là vẫy đuôi, trình gì mà húng lìu. Tony Abbott lúc đầu đồng ý tham gia thành lập Ngân Hàng Đầu Tư Cơ Sở Hạ Tầng do Trung Quốc bảo kê, đến lúc Obama bảo không được tham gia thế là cúp đuôi chạy mất. Abe thì gào vỡ họng đòi đảo Sensaku, làm như kamikazu Trung Quốc đến nơi, đến lúc Obama kêu chú nhỏ miệng đi là cũng co vòi. Đám rận lúc nào cũng thần tượng Nhật với Úc độc lập hùng cường này nọ mà không biết rằng nhiều học giả Nhật và Úc cũng phải công nhận nước họ là chó cún của Mỹ, về chính sách đối ngoại thì theo Mỹ một phép, Mỹ bảo sủa đâu là sủa, cắn ai là cắn, đến lúc có chuyện thì Mỹ đẩy ra làm tốt thí mạng, thế mà chưa bao giờ dám bật lại.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
    2. Hiệp Sĩ thì cũng kiếp nô tài, có được như dân thường đâu.

      Xóa
    3. Nói gì đâu xa, IS nó thả dân Úc thì Úc tham chiến làm gì, giới tư bản phương tây có 1 câu nổi tiếng "không có bạn bè vĩnh viễn chỉ có lợi ích dân tộc là trên hết" thì Úc tham chiến làm gì, vừa tốn tiền mất của lại tế cả mạng lính nước mình đã thế còn rước thêm thù với đám khủng bố giầu nhứt thế giới nữa, còn vụ MH17 chết mấy mạng dân Úc, đáng nhẽ Úc phải công tâm hỗ trợ điều tra, đằng này kết quả chưa rõ đã theo Ồ ba má sủa nhặng tinh vi khắp chốn, rõ ràng dân Úc cũng chỉ là con bài chính trị cho chính phủ, thay vì tìm công lý cho những người đã khuất Tồ nỵ A bốt đòi phải vật tay đôi với Putin, há gì công lý ở cái trò vật nhau đấy?

      Xóa
  17. Sau khi đọc thêm mấy còm của phởn tôi lại còm :" tội nghiệp phởn ". Vâng Mỹ là thánh thiện, là nhất. Nga ngố sắp toi đến nơi rồi. Phởn cứ tự sướng vậy đi ha !

    Trả lờiXóa
  18. Nguyễn Tấn Xuânlúc 11:05 17 tháng 11, 2014

    MH17 bị máy bay quân sự Ukraine bắn hạ?
    Dữ liệu radar mới công bố cho thấy, có một số máy bay quân sự đã ở ngay sát chiếc MH17 khi nó rơi trên không phận Donetsk, miền đông Ukraine hôm 17/7.

    Công ty tư vấn an toàn hàng không của Nga (ASC) đã cho công bố vắn tắt các dữ liệu mà một trạm radar đặt tại khu vực Rostov (Nga) giáp biên giới Ukraine thu thập được, trước thời điểm xảy ra thảm kịch khoảng 20 phút.
    Ảnh:
    http://media.baotintuc.vn/2014/11/14/10/23/141114Mh1.jpg
    Đường máu tím và màu xanh lần lượt mô tả tuyến bay của MH17 và các máy bay ở quanh nó

    Giám đốc điều hành (CEO) của ASC, ông Sergei Melnichenko, nói rằng, những dữ liệu này là hoàn toàn đáng tin cậy và đó là lý do tại sao công ty quyết định cho công bố công khai thông tin này. Theo ông, dữ liệu cho thấy ngay trước và sau thời điểm xảy ra vụ nổ, có một số máy bay đang di chuyển về hướng bắc theo hành trình của MH17. “Nhiều khả năng đó là những máy bay quân sự, vì những vệt bay ở sát nhau”, ông Melnichenko chia sẻ trên nhật báo Moskovsky Komsomolets.

    Vị CEO của ASC nói rằng, các máy bay ở gần MH17 đã không có hồi đáp khi bị radar phát hiện. Các máy bay dân sự sẽ luôn phải trả lời các tín hiệu từ các trạm radar, trong khi máy bay quân sự thông thường sẽ “không được trang bị các bộ tiếp sóng, hoặc là phi công tắt nó đi trong khi bay chiến đấu. Đó là một cơ sở nữa để khẳng định rằng những máy bay gần MH17 là máy bay chiến đấu”,Giám đốc ASC lý giải.

    Do quân ly khai miền Đông Ukraine không sở hữu máy bay quân sự, nên Nga và Ukraine là hai bên “khả nghi” nhất. Nhưng ông Melnichenko khẳng định rằng, máy bay Nga không thể ở trong không phận Ukraine mà không bị radar của nước này và NATO phát hiện.

    Dữ liệu mới này phủ nhận hoàn toàn những thông tin mà một số nước phương Tây công bố, cho rằng MH17 bị bắn hạ bởi tên lửa đất đối không hiện đại của quân ly khai Ukraine.

    Theo thông tin giới thiệu trên website, ASC là công ty chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn, thông tin liên quan đến an toàn bay cho các quốc gia thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (CIS).
    Hoài Thanh (Theo RT)/Tin tức TTX VN
    http://thegioi.baotintuc.vn/the-gioi/mh17-bi-may-bay-quan-su-ukraine-ban-ha-20141114102941990.htm

    Trả lờiXóa
  19. Bà Merkel gặp TT Putin trong khách sạn, như đôi chim cu tình nhân ấy nhỉ. He he he, thích thật, thích thích thật.

    Trả lờiXóa
  20. Ukraine: Putin tung cảnh báo sắc lạnh chưa từng có
    13h48" | 17/11/2014

    (VnMedia) - Khi Kiev tiếp tục dồn quân về miền đông Ukraine bất chấp lệnh ngừng bắn và sử dụng các nhóm chủ nghĩa dân tộc cực đoan như lực lượng chiến đấu, Moscow đã bày tỏ lo ngại về khả năng xảy ra các cuộc thanh trừng sắc tộc ở khu vực. Tuy nhiên, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra lời cảnh báo mạnh mẽ chưa từng có rằng, nước ông sẽ không cho phép Kiev “tiêu diệt” các lực lượng chính trị đối lập.

    http://images.vnmedia.vn/images_upload/2014/vnm_2014_9445955.jpg
    Tổng thống Putin

    Trong cuộc trả lời phỏng vấn kênh truyền hình ARD của Đức trước thềm hội nghị G20 hồi cuối tuần vừa rồi, Tổng thống Putin đã lên tiếng cảnh báo về hậu quả thảm khốc cho Ukraine nếu chính phủ Kiev tiếp tục nuôi dưỡng chủ nghĩa dân tộc và bài Nga cực đoan, trong đó có cả các thành phần trong hàng ngũ quân đội và Lực lượng Bảo vệ Quốc gia - những lực lượng đang đưa quân tiếp viện đến khu vực miền đông bất ổn.

    “Nói thẳng ra, chúng tôi rất quan ngại về khả năng xảy ra các cuộc thanh trừng sắc tộc và Ukraine sẽ kết thúc bằng việc một nhà nước phát xít mới được dựng lên. Chúng ta nên nghĩ thế nào nếu mọi người đeo biểu tượng hình chữ thập của phát xít Đức trên tay áo của họ? Hay là những biểu tượng của SS trên mũ của một số đơn vị quân đội Ukrained đang chiến đấu ở miền đông Ukraine ? Nếu đây là một nhà nước văn mình thì giới chức cầm quyền đang nhìn đi đâu? Ít nhất họ có thể loại bỏ kiểu đồng phục đó, họ có thể bắt những thành phần theo chủ nghĩa dân tộc phải dỡ bỏ các biểu tượng đó”, ông Putin nhấn mạnh.

    Chỉ đến một số sự khác biệt trong việc thực hiện các thỏa thuận Minsk nhằm đảm bảo lệnh ngừng bắn ở miền đông Ukraine được duy trì, Tổng thống Putin cho hay, lực lượng phòng vệ hay dân quân ở miền đông Ukraine có một lý do để không rời khỏi các thành phố mà họ chiếm đóng là vì họ sợ bị trả thù. Moscow đã kêu gọi cả hai bên trong cuộc xung đột cần phải tuân thủ nghiêm túc theo các thỏa thuận đạt được.

    “Thực vậy, lực lượng phòng vệ địa phương được cho là phải rút khỏi các thành phố mà họ bao vây nhưng họ lại chưa rút đi. Các bạn có biết lý do tại sao không? Tôi sẽ nói thẳng với các bạn về điều đó, đây chẳng phải là bí mật gì: bởi vì những người đang chiến đấu chống lại quân đội Ukraine cho biết: “Đây là những ngôi làng của chúng tôi, chúng tôi được sinh ra ở đó. Gia đình và những người thân yêu của chúng tôi đang sinh sống ở đó. Nếu chúng tôi rời đi, những tiểu đoàn theo chủ nghĩa dân tộc của quân đội sẽ đến và giết chết tất cả mọi người. Chúng tôi sẽ không rời đi”.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhà lãnh đạo Putin bác bỏ ý kiến cho rằng chỉ có Nga mới có chìa khóa để giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine , nói rằng ý tưởng đó nghe giống như là một ai đó đang cố tìm cách đổ hết trách nhiệm của cuộc xung đột ở miền đông Ukraine sang cho Moscow .

      “Bạn biết đấy, khi một ai đó bảo với bạn rằng chúng ta có một số cơ hội đặc biệt để giải quyết cuộc khủng hoảng này hay kia, điều đó luôn làm tôi cảm thấy lo ngại và khó chịu.... Tôi luôn bắt đầu nghi ngờ rằng, có ý định nào đó nhằm đổ trách nhiệm lên chúng tôi và bắt chúng tôi phải trả giá cho một điều gì đó. Chúng tôi không muốn như vậy. Ukraine là một nước có chủ quyền, độc lập và tự do”, ông Putin khẳng định.

      Mặc dù vậy, ông chủ điện Kremlin cũng ám chỉ đến khả năng các nước phương Tây có thể thực sự tạo ra sự khác biệt trong tình hình ở Ukraine và thuyết phục chính phủ Kiev thân phương Tây đi theo con đường đối thoại quốc gia thay vì đưa xe tăng đến miền đông.

      Tổng thống Putin nhấn mạnh thêm rằng, ủng hộ chế độ bài Nga ở Ukraine có thể gây ra “những hậu quả thảm khốc thực sự”.

      Nga sẽ không để Kiev tiêu diệt đối thủ chính trị

      Sau khi bày tỏ những quan ngại, ông chủ điện Kremlin đã đưa ra cảnh báo sắc lạnh trên kênh truyền hình ARD rằng, Moscow sẽ không cho phép chính quyền Kiev “phá hủy” các đối thủ chính trị ở miền đông Ukraine.

      Ông Putin cáo buộc báo chí và truyền thông phương Tây đưa tin thiếu công bằng, mang tính định kiến trong vấn đề Ukraine . "Điều quan trọng nhất là mọi người không được nhìn vấn đề theo kiểu một chiều”, Tổng thống Putin cho biết trong cuộc trả lời phỏng vấn được phát đi trên kênh truyền hình ARD tối ngày hôm qua (16/11).

      "Hôm nay, có một cuộc giao tranh xảy ra ở miền đông Ukraine , quân đội Ukraine đã triển khai binh lính đến đó. Thậm chí, họ đã bắn cả tên lửa, vậy điều này có được đề cập đến trong các bản tin hay không? Không có bất kỳ một từ nào được đưa ra về chuyện đó”, ông Putin thẳng thắn cho ARD biết. Cuộc phỏng vấn này được thực hiện từ tối hôm 13/11 ở Vladivostok .

      "Điều đó có nghĩa là, các bạn (báo chí phương Tây) muốn chính phủ Ukraine phá hủy tất cả mọi thứ trong khu vực, trong đó có những thành phần đối lập, các đối thủ chính trị. Đây có phải là điều các bạn muốn hay không? Với chúng tôi, đây không phải là điều chúng tôi muốn và chúng tôi sẽ không cho phép chuyện đó xảy ra", ông Putin nhấn mạnh thêm.

      Với những cảnh báo trên, Tổng thống Nga đã để cho Kiev thấy rõ được lập trường cứng rắn của Nga trong cuộc khủng hoảng ở miền đông Ukraine . Theo đó, muố bảo vệ sự toàn vẹn của Ukraine, chính phủ Kiev cần phải chấm dứt ngay việc sử dụng vũ lực ở miền đông nam và tạo các điều kiện cho một cuộc đối thoại chính trị.

      Kiệt Linh
      http://vnmedia.vn/VN/quoc-te/tin-tuc/ukraine-putin-tung-canh-bao-sac-lanh-chua-tung-co-17-3161874.html

      Xóa
  21. Tôi ít khi nào chú ý đến chuyện “chính chị chính em”, nhưng thấy Bs Hoàng nhắc đến anh Putin (sẽ gọi tắt là Pu) ở Úc, nên cũng muốn có vài dòng gọi là thêm thông tin cho các bạn để biết. Anh ấy sang Brisbane (Úc) dự hội nghị G20. Nghe nói khi còn ở Bắc Kinh, anh ấy và thủ tướng Úc đụng độ (=cãi lộn) về hành động của Nga ở Ukraina.

    Thế là trước khi rời Bắc Kinh sang Brisbane, anh Pu ra lệnh cho 3 chiến hạm của Nga trực chỉ vùng biển Úc. Hải quân Úc phát hiện trước, và lập tức cho 4 chiến hạm cộng thêm máy bay tuần tra ra giám sát và ngăn chận không cho vào vùng biển của Úc. Thế là mấy chiến hạm Nga đành phải lang thang ngoài hải phận quốc tế, chẳng biết làm gì, nên họ bắn vài phát đạn chơi trên biển! Giới quân sự Úc khi trả lời phỏng vấn trên đài truyền hình số 7 mỉm cười nói kiểu show-off (làm phách) đó chẳng những trẻ con mà coi bộ tốn tiền quá. Họ còn nói là mấy chiến hạm của Nga coi hung hăn và được xem là “flagship”, nhưng không hiện đại và Úc không ngại đối đầu.

    Mà, Nga đã từng làm phách kiểu này trước đây khi tay gì có tên "ép lép" tổng thống của Nga đi dự hội nghị ở San Francisco, và lần đó dĩ nhiên Mĩ cũng không cho tàu chiến của Nga léo hánh vào vùng biển của Mĩ. Nói chung, cái thói làm phách này rất hài hước. Nó như là tên du côn gồng tay để khoe cơ bắp nhưng trong người thì thiếu dinh dưỡng gần chết.

    À nói thêm là khi anh ấy đến Úc thì chẳng ai săn đón. Các lãnh đạo các nước văn minh khác thì chỉ bận rộn với tay Obama, để anh Pu một mình buồn chán. Cái hình ấn tượng nhất là lúc Thủ tướng Úc bắt tay chào anh Pu, rồi để anh Pu một mình lủi thủi đi vào cánh gà, còn khi bắt tay Tổng thống Pháp thì Thủ tướng Úc miệng cười toe toét, lại còn ân cần chỉ hướng đi.

    Không như các lãnh đạo khác còn nán lại Úc đi chơi (?), anh Pu đã rời Úc ngay sau khi xong hội nghị. Khi được hỏi sao anh ấy về sớm thế, thì ảnh nói là mấy ngày qua mất ngủ, nên phải tranh thủ thời giờ để bay về Moscow. Nhưng giới quan sát thì cho rằng anh ấy thấy cô đơn và không hoà nhập được với mọi người nên ở lại Úc làm gì. Vả lại, chủ nhà Úc từng lên tiếng là họ không “welcome” anh Pu. Nghĩ làm lãnh đạo như Pu cũng nhục, vì cả thế giới văn minh đều không ưa. Cũng may anh ấy có nhiều người ngưỡng mộ ở ... Việt Nam.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Một sự kiện tầm vóc quốc tế, mà lại có những cách đối xử thiếu tôn trọng quan khách quốc tế như thằng Tồ ny A bốt nói thẳng thì là "bất lịch sự", nói nhẹ thì là "không chuyên nghiệp", dù nói kiểu nào thì Úc đã thất bại trong việc tiếp đón hội nghị G20, văn hóa tây là thế đấy, hèn gì đám dân chủ la ầm lên khi VN tiếp đón trọng thị 1 nguyên thủ của 1 nước nghèo.

      Xóa
    2. Tàu Australia chặn đượcc tàu Nga??? chặn ở đâu vậy??? Nói thẳng về luật quốc tế thì tàu chiến Nga ở ngoài hải phận quốc tế thì bố Australia cũng chẳng chặn được. Cờ vàng khoe chữ nhưng hơi dốt luật.

      Còn cái trò đón tiếp của chủ nhà như vậy là hạ tiện. 1 cách đơn giản là nếu cay quá thì không mời đến, còn đã mời đến thì phải cư xử đàng hoàng. Đàn ông cho ra dáng đàn ông, làm cái trò bẩn đó thì ảnh hưởng gì đến gấu Nga được, chỉ càng làm cho dân chúng coi thường. Cả đàn chỉ dùng võ chó hùa, không có 1 bằng chứng về việc Nga đưa vũ khí sang Donbass (dẫu rằng vệ tinh có thể soi rõ cục ...ứt có chóp hay không).

      Hãy xem TT Putin cư xử, rất đĩnh đạc, đàng hoàng, thủ tín. Còn các bạn thủ chuột, chó hùa phương tây thì sao: vừa ký thỏa thuận đã xé ngay, mang vũ khí giết dân thường đến khi bị đập cho tòe mỏ thì lại quỳ xuống ngừng bắn, chó hùa mồm thì hứa tài trợ Kiev nhiều chục tỷ Obama còn thực tế thì được bao nhiêu (các bạn châu âu viện trợ dăm lượt mới được mấy triệu Obama, riêng Putin đã viện trợ đoàn xe thứ 7 cho dân Donbass).

      Xóa
    3. Hố hố
      Tàu Australia chặn đượcc tàu Nga???
      Đến sư phụ Mẽo, sư phụ Canada còn són đái ra quần khi đụng độ sơ sơ với máy bay Nga ở biển Đen nè: Chỉ có một chiếc máy bay Nga Su-24 bất ngờ đến thăm tàu khu trục Mỹ "Donald Cook" mà 27 sĩ quan Mỹ trên tàu này mất tinh thần, ngay lập tức đồng loạt đệ đơn xin từ chức và ra khỏi quân ngũ.
      ----

      10 tháng chín, 16:09
      Biển Đen căng thẳng

      Tàu các nước thành viên Bắc Mỹ của NATO cảm thấy không thoải mái ở Biển Đen. Hiện diện trong vùng biển nước ngoài với mục đích khiêu khích, họ thậm chí lo ngại trước những chuyến bay tuần tra của các nước ven biển.

      Các chuyến bay tuần tra của Nga trên vùng biển trung lập gần biên giới Liên bang Nga gây ra phản ứng tiêu cực cho Bộ quốc phòng Canada, có tàu "Toronto" đang tham gia tập trận của NATO và Ukraina ở Tây Bắc Biển Đen. Bộ trưởng Rob Nicholson phẫn nộ cho rằng đây là hành động khiêu khích có thể gây ra sự leo thang căng thẳng. Mặc dù thừa nhận rằng máy bay Nga không đe dọa tàu Canada, ông Nicholson kêu gọi Nga chấm dứt những hành động "vô trách nhiệm" như thế, theo lời ông.

      Có điều thú vị là, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Canada cho rằng máy bay Nga tuần tra biên giới của mình là hành động vô trách nhiệm, vậy thì họ điều động 12 tàu chiến của khối đến gần biên giới Nga có phải là hành động quân sự thân thiện hay không? Hay là các nước NATO ngây thơ đến mức hy vọng rằng Nga sẽ bí mật theo dõi tình hình tập trận của liên minh trên Biển Đen bằng ống nhòm từ trên bờ biển? Và máy bay do thám Nga bay phía trên tàu Canada có thể gây ra leo thang căng thẳng ở đâu? Phải chăng là căng thẳng trong chính con tàu Canada?

      Một tiền lệ như vậy đã từng xảy ra. Trong tháng Tư năm nay, tàu khu trục Mỹ "Donald Cook" cũng đã hiện diện trên Biển Đen. Tàu chiến các nước NATO ở cách khu vực này hàng ngàn dặm thường xuyên vào Biển Đen. Một hôm, có chiếc máy bay Nga Su-24 đến đây. Ngày hôm sau, phát ngôn viên Lầu Năm Góc Steve Warren đã trút giận vào Bộ chỉ huy Nga và nói về những hành động khiêu khích không tuân thủ sự tương tác chuyên nghiệp giữa các lực lượng vũ trang Liên bang Nga và Hoa Kỳ. Bởi vì, những hành động này của phía Nga khiến cho 27 sĩ quan Mỹ mất tinh thần, ngay lập tức đệ đơn xin từ chức và ra khỏi quân ngũ. Mà đó là trong thực tế, tính mạng họ không hề bị đe dọa. Giám đốc Trung tâm các vấn đề chính sách xã hội Vladimir Yevseyev nói:

      “Khi đó người Mỹ sợ rằng hàng không Nga áp dụng các phương tiện chiến tranh điện tử. Bởi vì, hóa ra máy bay Nga có thể xuất hiện bất ngờ trên tàu Mỹ và tiêu diệt nó, nếu cần thiết. Hiệu quả của việc này và khả năng tàu Mỹ có thể bị tiêu diệt ở Biển Đen đã khiến một số sĩ quan Mỹ rơi vào tình trạng sốc. Bởi vì họ từng tin tưởng về sự toàn năng của mình, mà hóa ra Nga lại có lợi thế đáng kể hơn trong chiến tranh điện tử.”

      Nói cách khác, máy bay Nga được trang bị các hệ thống chiến tranh điện tử tân tiến nhất (EW), đã làm nhiễu các thiết bị điện tử của "Donald Cook". Thủy thủ có thể nhìn thấy nó trên bầu trời phía trên boong, còn trên màn hình radar thì không có gì. Hệ thống quảng cáo rùm beng "Aegis" được trang bị cho tàu khu trục Mỹ đã bất lực. Xét theo mọi chuyện, tàu "Toronto" của Canada cũng gặp chuyện tương tự. Phó giám đốc Viện phân tích chính trị và quân sự Alexander Khramchikhin nói:

      “Su-24 đã vô hiệu hóa "Aegis" của Mỹ với sự hỗ trợ của hệ thống chiến tranh điện tử tân tiến (EW). Điều này làm cho Mỹ đau nhất. Gây nhiễu "Toronto" nói chung là chuyện đơn giản. Tàu này không thể sánh với tàu khu trục Mỹ, nó yếu hơn nhiều, vô hiệu hóa không có gì khó. Và tôi không loại trừ rằng máy bay Nga đã áp dụng chiến thuật chiến tranh điện tử đó.”

      Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố rằng máy bay đã được vận hành theo đúng quy định quốc tế về việc sử dụng không phận trên vùng biển trung lập ở vùng lân cận biên giới quốc gia của Liên bang Nga. Bộ quốc phòng từ chối bình luận về việc có sử dụng hệ thống chiến tranh điện tử tân tiến EW hay không.

      Xóa
    4. Chuyện anh Pu hói bị "ghẻ lạnh" cũng là điều dễ hiểu vì cả Mỹ và phương Tây chả làm gì được Nga ở U cả, truyền thông tự sướng cho đỡ tức, phởn thì chỉ biết ăn theo nói leo.

      "Thế giới văn minh đều không ưa" hỏi FB Nguyen Tuan đó là thế giới nào ? TQ cũng là một nền văn minh này, Nam Mỹ cũng đã từng có một nền văn minh, thế giới Hồi giáo cũng là một nền văn minh, VN cũng là một nền văn minh (văn minh lúa nước) và phương Tây cũng là một nền văn minh. Nền văn minh phương Tây không phải là cả thế giới. Vậy thế giới văn minh là thế giới nào ?

      Xóa
    5. Bợ đít Nga Tàu rồi đến ngày cắn lưỡi. Lãnh thổ đất đai không còn thi ghế đặt trên cung trăng à ? Có mà làm thái thú cho Tàu. Lúc đó muốn CNXH hay CNTB cũng chẳng có, chỉ có CN nô lệ. Trong khi tương lai đất nước mơ hồ không biết về đâu sao không đi theo mô hình Nhật Bản, HQ . Thực tế đã chứng minh mô hình ít xấu ít rủi ro nhất hiện nay. Cứ mơ hồ mò mẫm đủ dây bám đít phương mất dạy rồi trả giá, thành tội đồ với tiền nhân.

      Xóa
    6. Nặc danh12:31 Ngày 18 tháng 11 năm 2014
      Xin phép được nói mấy từ với các hạ: ĐỒ ĐẦU LỢN, XIN LỖI CON LỢN.

      Nga là Nga, mà Tàu là Tàu, liên quan gì mà gán ghép vào nhau? Nga giúp đỡ VN từ thời Liên Xô đi từ chống Pháp đến chống Mỹ, cũng chưa từng cướp cái gì hay đòi cái gì từ VN, há gì ghét? Không phải "không có bạn bè vĩnh viễn chỉ có lợi ích dân tộc là trên hết" sao, Nga chỉ thấy đem lợi đến cho VN há gì đạp đổ cái lợi ích vô cùng đó bằng cách ghép nó vào lũ Tàu bẩn tính rồi đẩy cái lợi ích vô cùng đó ra khỏi dân tộc mình?

      Trong khi tương lai đất nước mơ hồ không biết về đâu sao không đi theo mô hình Nhật Bản, HQ.
      >> Tính ưu việt giàu sang của Nhật, Hàn chắc không cần nói nhiều, nhưng vì làm giàu mà biến chính thể quốc gia phải quỳ phục dưới 1 quốc gia khác? Đã từng ngàn năm nô lệ, trăm năm nô dịch. giờ lại đòi quay lại sao? Chưa kể xã hội Hàn, Nhật quá hà khắc, tỷ lệ tự tử luôn nằm top thế giới, căng thẳng xã hội luôn thường trực trên mỗi con người, đó là ưu việt sao? Nhật với nền "công nghiệp tình dục" vào loại top thế giới, mỗi năm có hàng chục ngàn phụ nữ bước vào nghề này để rồi rước tủi nhục, ruồng bỏ từ chính xã hội, gia đình, há là tốt đó sao?

      Cái VN thiếu hiện giờ chính là ý thức con người của những nước tiến bộ, chỉ cần bước ra khỏi cửa nhà là thấy rác, chỉ cần đi làm công chuyện giấy tờ là thấy người tham, chỉ cần lên mạng thì sẽ thấy các thành phần đả kích thay vì góp ý, xã hội sẽ tốt hơn với những lời chửi rủa sao?

      Xóa
    7. Pu tin ngày càng bị cô lập trên trường quốc tế, "mã tầm mã, ngưu tầm ngưu" giờ người ủng hộ Pu trên quốc tế đếm chưa hết đầu ngón của 1 bàn tay ! Thực tiễn đó đã chứng minh ai đúng, ai sai, những kẻ bợ đít Pu đừng hòng lấp liếm được.

      Xóa
  22. Vậy mà có kẻ nhắm mắt nhắm mũi cho là "phe" của họ, "thế giới" của họ VĂN MỊNH mới chết chứ!
    Rõ thối!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Vậy theo bạn thì thế giới nào mới VĂN MINH???

      Xóa
    2. Kéo lên phía trên 3 còm đọc thay cho câu trả lời. Còn chưa hiểu nữa thì post lại để mọi người vào thông trí giúp.
      Vậy nhé!...

      Xóa
    3. Bạch xà tinh,
      Vậy theo bạn thì thế giới nào mới VĂN MINH???
      Hãy hỏi cu Osin Huy Đức

      Xóa
  23. Ông Vladimir Putin hài lòng với kết quả của hội nghị thượng đỉnh "G20". Theo quan điểm của Tổng thống Nga, hội nghị đã được tổ chức và diễn ra trong bầu không khí thiện chí. Đó là tuyên bố của nguyên thủ Nhà nước Nga tại cuộc họp báo nói về kết quả của diễn đàn quốc tế vừa kết thúc ở Brisbane.

    Trong khi đó, các nhà phân tích ghi nhận áp lực chưa từng thấy mà các thành viên Tây phương cố sắp xếp chĩa mũi dùi vào nhà lãnh đạo Nga trong hội nghị. Giới phân tích nhấn mạnh: nhờ sự kiềm chế ngoại giao của ông Putin, các bên tại Brisbane đã “chơi xong trận đấu với tỷ số hòa”.

    Thông cáo cuối cùng của hội nghị thượng đỉnh G20 hóa ra chẳng có gì đáng nhớ. Mục duy nhất thu hút chú ý là hứa hẹn về mức tăng trưởng chung của nền kinh tế "G20" năm 2018 - thêm 2%. Lý giải về kết quả không mấy ấn tượng này khá đơn giản, - như nhận xét của ông Vladimir Rozhankovskiy Giám đốc Ban nghiên cứu của tập đoàn đầu tư Nord-Capital.

    “Cho đến nay, vẫn chẳng có một kế hoạch tổng thể nào cho sự phát triển nền kinh tế. Hội nghị thượng đỉnh lần thứ tám của "G20" đưa ra kết luận rằng cơ chế đã lỗi thời, cần có cái gì đó mới mẻ. Nhưng đây cũng chính là điều mà Nga thường nói tới – rằng cần có thế giới đa cực với nhiều loại tiền tệ”.

    Hiển nhiên các thành viên phương Tây của G20 không thích thú với đề xuất của Nga. Và, xét theo mọi điều, họ đang lo ngại nghiêm trọng trước thực tế củng cố thỏa thuận giữa Matxcơva và Bắc Kinh về sử dụng đồng tiền quốc gia của nhau – đồng rúp và nhân dân tệ - trong các thanh toán và giao dịch.

    Kết quả là, các hoạt động chính đã diễn ra bên ngoài khuôn khổ cuộc họp vì không dành riêng cho các vấn đề kinh tế mà mang nội dung chính trị,- như ông Evgeny Minchenko Giám đốc Viện Quốc tế về chuyên viên chính trị nhận định.

    “Vấn đề chủ chốt đã là Ukraina, trong đó diễn ra sự phân chia rất rõ. Đáng chú ý là ông Putin đã giao lưu tích cực với đại diện các nước châu Á tại Hội nghị thượng đỉnh BRICS và APEC. Đồng thời hóa ra là người phương Tây có vẻ chưa sẵn sàng đối thoại. Đã diễn ra sự phân lập của những nền kinh tế kỳ cựu: châu Âu, Hoa Kỳ, Australia và Canada là một bên, còn bên kia là những nền kinh tế mới nổi như lên như Trung Quốc, Ấn Độ và Nga”.

    Trong thời gian hội nghị thượng đỉnh “G20”, ông Vladimir Putin đã gặp gỡ các nguyên thủ quốc gia và người đứng đầu Chính phủ các nước BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi). Theo quan điểm của các chuyên viên, cuộc gặp này thêm một lần nữa nhấn mạnh sự thay đổi cơ bản trong chính trị thế giới về phía "nhóm năm đang phát triển”, rõ rệt dễ thấy ngay cả ở tầm G20.

    Như nhận xét của các quan sát viên, tại hội nghị thượng đỉnh của "G20" ông Vladimir Putin xử sự rất bình thản tự tin, khác với một số thành viên phương Tây. Nhìn chung, hành động của Matxcơva hiện dẫn đến thực tế là vai trò của Nga như một trung tâm thu hút độc lập chỉ ngày càng nổi bật hơn.
    Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/2014_11_17/280160117/

    Trả lờiXóa
  24. Cảm ơn Google.tienlang.
    Tìm hiểu thì tôi được biết là chủ nhà là các cô gái cựu nữ sinh trường luật.
    Thảo nào các bài viết đều có những lập luận chặt chẽ, có các video clip, các hình ảnh để chứng minh.
    Thời ngày nay, người dân tiếp nhận thông tin về thế giới từ rất nhiều nguồn, trong đó không thể thiếu những trang blog khách quan chân thực và có lý có tình như G.TL. Do vậy, mấy ông báo chí chính thống nếu cứ bịt mắt bịt tai làm con vẹt cho Mỹ để xuyên tạc sự thật thì càng ngày họ càng mất uy tín thôi.

    Trả lờiXóa
  25. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  26. Rận trủ anh nào cũng ngu; Chỉ có ngu mới mần được rận trủlúc 19:01 18 tháng 11, 2014

    Malaysia chưa tham gia vào cuộc điều tra hình sự vụ tai nạn máy bay Malaysia Airlines tại miền đông Ukraina, - báo Star nước này viết hôm thứ Ba.

    Tới nay Kuala Lumpur vẫn không nhận được lời mời chính thức có mặt trong cuộc điều tra thảm họa, - Đại sứ Malaysia tại Hà Lan Fauzi Mohd Taib nói với các phóng viên. Hiện nay, các chuyên gia Malaysia chỉ làm việc với một số khía cạnh kỹ thuật, - theo Star. Trước đó, Thủ tướng Hà Lan Mark Rutte tuyên bố sự tham gia của Malaysia vào cuộc điều tra tai nạn là hợp lý và đúng qui luật, nước này cần đóng vai trò đáng kể hơn trong vấn đề. Tuy nhiên, phía Hà Lan không thể một mình quyết định thu hút Malaysia tham gia quá trình, cần thiết có sự đồng ý của Úc và Ukraina, - báo Star dẫn lời ông Taib.

    Boeing 777 hãng hàng không Malaysia thực hiện chuyến bay MH-17 Amsterdam - Kuala Lumpur đã bị rơi ở miền đông Ukraina vào ngày 17 tháng Bảy. Trên máy bay có 298 người, không ai sống sót. Trong số đó có 196 công dân Hà Lan, 44 công dân Malaysia và 27 người ở Úc.

    Trả lờiXóa
  27. Tổng thống Nga Vladimir Putin bất ngờ trước sự đón tiếp nồng hậu tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Úc


    Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố rằng sự đón tiếp phái đoàn Nga tại hội nghị thượng đỉnh G20 ở Brisbane đã diễn ra vô cùng ấm áp, bất chấp phát biểu của Thủ tướng Tony Abbott trong các phương tiện truyền thông.

    "Tôi biết về những tuyên bố của đối tác Úc, vì điều đó được phản ảnh trong tất cả các phương tiện truyền thông. Trong thực tế, không có điều gì như thế. Các đối tác Úc đã tạo ra môi trường thân thiện đặc biệt cho công việc, rất chân thành và hiệu quả để tìm kiếm giải pháp cho các vấn đề mà nền kinh tế thế giới phải đối mặt", - ông Putin nói trong cuộc thảo luận tại diễn đàn của Mặt trận nhân dân ở Moskva. Hơn nữa, ông Abbott đã chủ trì các cuộc thảo luận rất chuyên nghiệp, và ông là người điều hành có rất nhiều kinh nghiệm để học hỏi, ông Putin nói thêm.
    Đọc tiếp: http://vietnamese.ruvr.ru/news/2014_11_18/280207759/

    Trả lờiXóa