Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

CẢNH BÁO CỦA CÁC CHUYÊN GIA ĐỨC: UKRAINA SAU BẦU CỬ QH PHÁT XÍT CÀNG MẠNH LÊN


 Ẩu đả ở Quốc hội Ukraina
Trong số các cơ quan báo chí VN đưa tin, bình luận về tình hình Ukraina, chúng tôi đánh giá cao báo Đất Việt. Tuy nhiên, với nhà báo Đỗ Minh Tú thì chúng tôi xin trao đổi thêm.


Trong bài “Tổng thống Ukraine chiến thắng trong cuộc chiến nội bộ?”, nhà báo Đỗ Minh Tú viết:

“Một thực tế cho thấy, luôn có sự bất đồng về quan điểm giữa Tổng thống Petro Poroshenko với Thủ tướng Arsyny Yatseniuk. Bản thân Poroshenko ngay từ khi tranh cử đã đề ra chủ trương hòa giải dân tộc, giải quyết vấn đề miền Đông qua các biện pháp hòa đàm, đấu tranh chính trị.”

Xin thưa, nhận định như vậy là sai lầm. Thực tế cho thấy ông Poroshenko cũng không hề khác với ông Arsyny Yatseniuk về độ hiếu chiến. Cả hai ông đều từ cái lò EvroMaidan, đều nặng tư tưởng phát xít, bài Nga. Cái khác nhau giữa hai ông này chỉ ở chỗ Arsyny Yatseniuk thì phổi bò, nông nổi, thực lực chả có gì nhưng vẫn hò hét chiến tranh, chửi Nga mất mặn mất nhạt nhưng vẫn xin Nga bán gas với giá ưu đãi, lại còn “nhõng nhẽo”, ứ chịu trả tiền.

Còn Poroshenko, vốn là một “con buôn” lọc lõi thì nham hiểm. Ngay sau khi nhậm chức Tổng thống, ông ta ra một “Tối hậu thư” cho những người nổi dậy ở miền Đông nhưng sự nham hiểm ở chỗ ông ta lại không gọi thẳng là “tối hậu thư” mà lại gọi bằng cái tên mỹ miều “Kế hoạch hòa bình”. Bác Trần Vinh từng cho rằng thực dân Pháp còn trung thực hơn Poroshenko. Bác Trần Vinh viết:

“Về nội dung thì kế họach hòa bình này giống tối hậu thư Pháp gửi cho VNDCCH 12/1946, nhưng thực dân Pháp nó trung thực hơn, nó gọi là tối hậu thư chứ không gọi là "kế họach hòa bình”.


Độ hiếu chiến của Poroshenko chẳng khác gì Yatseniuk. Ngày 02/8/2014 chính Poroshenko đã đệ trình ra Quốc hội một dự luật coi các  Nước Cộng hòa Nhân dân Donetsk và Lugansk là tổ chức khủng bố với mong muốn đặt những người Ukraina gốc Nga ở miền Đông ra ngoài vòng pháp luật để mặc sức giết bao nhiêu tùy thích. Và khi Quốc hội bác bỏ dự luật này thì ông ta than thở với các nhà báo rằng trong Quốc hội Ukraina có quá nửa gián điệp của Nga, hoạt động theo chỉ đạo từ xa của Nga.

Mời xem video clip trên Kênh Google.tienlang-TV:

 Đây cũng là lý do khiến Poroshenko thêm quyết tâm nhanh chóng giải tán Quốc hội chứ không phải như nhà báo Đỗ Minh Tú ở báo Đất Việt cùng nhiều nhà báo VN khác nghĩ rằng vì Quốc hội Ukraina có quá nhiều đại biểu cùng phe cánh hiếu chiến với Thủ tướng nên Poroshenko phải giải tán QH. Chúng ta đã biết, tham vọng của Poroshenko vẫn là quyết tâm tiêu diệt hoàn toàn những người Ukraina gốc Nga ở miền Đông trước ngày 24/8 để duyệt binh mừng chiến thắng nhân ngày Ukriana độc lập tại Donetsk. Theo lệnh Poroshenko, bom đạn đã trút xuống đầu người dân Donetsk và Lugansk ác liệt như thế nào trong dịp cuối tháng Bẩy đầu tháng Tám. Chỉ khi máy bay, xe tăng, đại pháo của quân đội Ukraina bị rụng, bị cháy gần hết, ngày 31/8/2014 Poroshenko mới vội vàng chấp nhận nhục nhã đàm phán ở Minsk với “quân khủng bố” miền Đông.


Việc Poroshenko chấp nhận điều nhục nhã này cũng cho thấy ông ta nham hiểm, biết tiến, biết lùi. Sau khi ký kết Thỏa thuận hòa bình, Poroshenko vẫn chạy đôn chạy đáo, hết sang EU lại sang Canada, Hoa Kỳ. Poroshenko nhẫn nhịn ngửa tay xin xỏ, than khóc, năn nỉ, ỉ ôi để hy vọng có thêm vũ khí cho quân đội: “Các loại chăn và ống nhòm ban đêm đều quan trọng, nhưng không ai có thể giành chiến thắng chỉ với một cái chăn” – AP dẫn lời ông Poroshenko nói trước khi tới Nhà Trắng gặp ông Obama.  


Còn về cuộc bầu cử hôm chủ nhật, 25/10/2014 vừa qua có ý nghĩa như thế nào với người dân Ukraina? Theo chúng tôi, chả có ý nghĩa gì hết vì chính quyền vẫn vậy, vẫn những con người hiếu chiến ấy.

Ngày 28/10 Ukraine đã có thể chào mừng kỷ niệm 70 năm giải phóng của nước cộng hòa từ những kẻ xâm lược Đức Quốc xã 28/10/1944—28/10/2014. Nhưng ngày này, nếu có ai nhắc nhở các nhà chức trách Kiev thì cũng vô ích vì ngày nay họ đã có những ngày lễ kỷ niệm khác và những anh hùng khác.

Kiev những ngày này giới chức lãnh đạo say sưa bàn tán về kết quả của cuộc bầu cử quốc hội. Về chủ đề này, báo chi Ukraina tràn ngập các lý luận cao siêu, sâu sắc và dự báo. Thế nhưng, cũng đúng ngày 28/10/2014, tại nước Đức- nơi sản sinh ra chủ nghĩa phát xít lại có một bài phân tích khá dài với cảnh báo nghiêm túc về hiểm họa phát xít ở Ukraina. Đó là bài viết của Trung tâm Phân tích chính sách đối ngoại Liên bang Đức. Người Đức đưa ra cảnh báo về mối hiểm họa phát xít ở Ukraine ngay trong ngày lễ kỷ niệm lần thứ 70 của Ukraina quét sạch bóng quân xâm lược phát xít Đức ra khỏi đất nước Ukraina.

Theo cảnh báo của người Đức, hiện nay, kết quả bầu cử ngày 25/10 vừa qua cho thấy, những đảng, những khối phát xít lộ liễu, ồn ào thời gian qua như Đảng Tự do- Svaboda hay “Cánh phải-  Cực hữu” vì những hành động quá lố, gây phản cảm cho công chúng ở Mỹ và phương Tây nay đã bị gạt ra ngoài. Tuy nhiên, có rất nhiều thành viên nguy hiểm của các đảng phái này đã kịp chui sang các đảng phái khác và hiện nay, những tên phát xít nguy hiểm đã có mặt ở tất cả các đảng phái vừa thắng cử, ngay ở đảng “Mặt trận Nhân dân”, ngay ở “khối Poroshenko” và nhiều hơn cả là ở đảng đầy tai tiếng gần đây có cái tên là đảng “Cấp tiến”. Ví dụ, giữ vị trí quan trọng ở “Mặt trận Nhân dân” hiện nay là Tatiana Chornovil - cựu thư ký báo chí của UNA-UNSO, mà bây giờ gia nhập tiểu đoàn "Azov". Cũng trong "Mặt trận Bình dân" là một thành viên "hội đồng chiến tranh"- tiểu đoàn trưởng "Azov" Andrew Biletsky nổi tiếng với những nhận xét của mình về sứ mệnh lịch sử của Ukraine - những câu chuyện "da trắng" trong cuộc thập tự chinh cuối cùng....

 Kết quả là, trong Quốc hội Ukraina hiện nay rất nhiều nhân vật kỳ lạ khác nhau nhưng thống nhất bởi ý tưởng chung - hận thù Nga và những người Ukraina gốc Nga ở miền Đông.

Các chuyên gia Đức đi đến kết luận: Các vấn đề mâu thuẫn giữa Đông và Tây sẽ không biến mất. Thay vì bầu cử sớm để hình thành được bộ máy quyền lực ở Ukraine bằng cách nào đó cân bằng lợi ích của hai phần của đất nước, thì  hiện nay, một khối phát xít được củng cố bền chặt hơn, thống nhất hơn để nhằm tiêu diệt phần còn lại của đất nước. Vì vậy, chiến thắng chủ nghĩa dân tộc phát xít hiện nay trong Quốc hội Ukraina chính là đặt quả bom nghiêm trọng cho sự ổn định của Ukraine.
Do vây, nhận định của bác Nguyễn Thành Phúc- bạn đọc của Google.tienlang liệu có chính xác:
----


Tình hình hơi bị ban căng nhỉ.
Cứ tưởng tay Tổng thống và tay Thủ tướng này dễ dàng tìm được tiếng nói chung vì cả hai đều cùng "đội" EvroMaidan", cùng là tay sai, là chú hề của Mẽo và phương Tây.

- Xét về lý thuyết:
Tình hình hai đảng lớn này cạch mặt nhau thì các đảng nhỏ sẽ có giá, vì hai ông lớn buộc phải ve vãn lôi kéo các ông nhỏ về phe mình.
Tay Thủ tướng đã tuyên bố công khai rằng "Theo Luật Châu Âu", đảng về nhất sẽ nắm chức Thủ tướng, vì vậy, với tư cách là người đứng đầu Đảng về nhất, hắn sẽ tự làm thủ tướng- hắn coi việc này đã quyết định xong. Và hắn cũng tuyên bố, với tư cách là thủ lĩnh đảng về nhất, tự hắn sẽ đứng ra làm chủ trì việc thành lập liên minh đa số cầm quyền chứ không phải Tổng thống Ukr- thủ lĩnh đảng về nhì.

Điều này cũng chưa hẳn đúng. Vì, cũng theo lý thuyết, thủ lĩnh đảng về nhì vẫn có thể thỏa hiệp với các đảng nhỏ để lập liên minh cầm quyền, nếu họ lôi kéo được các đảng nhỏ này với các điều ưu đãi lớn hơn cho các đảng nhỏ. Ví dụ, Tổng thống Porosenko có thể mời Thị trưởng Lvov - thủ lĩnh đảng Tự cứu- đảng đứng thứ ba về àm Thủ tướng Ukr, chắc ông này không từ chối?
Thậm chí, tên hề Lasko- thủ lĩnh đảng Cấp tiến- đảng thứ năm làm thủ tướng thì chắc tên này sướng run.
Nếu tổng thống cho một trong 2 tên này ghế thủ tướng và cho đảng còn lại chức bộ trưởng ngoại giao chẳng hạn thì chắc cả 2 đảng nhỏ này sẽ nhất trí tắp lự.
Khi đó, Liên minh sẽ gồm:
2. Thứ hai- Khối Porosenko "Блок Петра Порошенко" 21,82%.
3. Thứ ba- Tự cứu "Самопомощь" 11%.
5. Thứ năm- Cấp tiến "Радикальная партия" 7,45%,
6. Thứ sáu- Tổ quốc "Батькивщина" 5,68%.

Họ hoàn toàn có thể thành Liên minh đa số để lập chính phủ mà không cần đến đương kim Thủ tướng.

+ Về thực tế:
Trên kia, tôi chỉ giả đinh theo lý thuyết. Còn trong thực tế, vì cả Tổng thống lẫn Thủ tướng đề là tay sai, là những con rối của Mỹ và phương Tây, nên tôi dự đoán: Mỹ và phương Tây cho phép chúng tranh cãi một chút cho ra vẻ "độc lập", nhưng rồi Mỹ và p Tây sẽ chỉ đạo 2 tên này phải ngồi lại với nhau để lập Liên minh cầm quyền. Thủ tướng không thể là ai khác, chỉ có thể là Arseny Yatsenyuk vì ngay từ đầu, Mỹ đã đầu tư, xây dựng con bài này.

Dương Thành- Cộng tác viên Google.tienlang
Đưa tin từ Ukraina
=====================

Mời xem bài liên quan

Mời xem các bài viết liên quan khác:

Nếu còn thời gian, mời xem các bài liên quan dưới đây:

28 nhận xét:

  1. Tôi hỏi các đồng chí thế này : Việc chính quyền U có phát xít hay không rõ ràng k ảnh hưởng trực tiếp tới VN. Không nguy hiểm bằng bọn I S, hiểm họa phía bắc và hiểm họa phía tây nam VN. Chúng ta hãy đặt mình vào vị trí người lãnh đạo U và giả dụ ngay tại VN bọn Khơme cực đoan nó chỉ cần mở mồm đòi ly khai thời mình đã phải dẹp rồi. Trong trường hợp nó được TQ và CPC ( giả thuyết nhé ) trang bị vũ khí chiến đấu tách 6 tỉnh miền Tây thì chúng ta phải làm thế nào. Dù có nước nào bảo chúng ta là thế này thế nọ thì kệ mẹ những thằng ngu đó, dù có hy sinh 90 tr dân cũng phải chiến được chưa. Ngày xưa nghèo đói, miền nam nó không có ý định ly khai sát nhập vào Mỹ hay vào Tàu ma ta con chang tiec mau xuong con gi. Không có KH hòa bình gì cả, diệt hết bọn nào dam dang 1 m vuông đất của cha ông cho ngoại bang. Việc U thế đủ rồi, cô chủ làm bài về nợ công VN cho mọi người cho ý kiến vì nợ công thì ai cũng phải gánh. bảo nhau lo mà làm ăn cho tốt mà để có tiền cho nhà nước trả nợ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Những điều bác nói cơ bản là chuẩn không cần chỉnh. Nhưng nếu U cứ chiến tranh, Nga cứ bị cô lập thì tất nhiên Khựa sẽ hưởng lợi và người bị thiệt sẽ là VN khi Nga ngày càng xích lại gần Khựa khi bị quốc tế cô lập. Lợi ích dân tộc được đặt lên bàn cân với lợi ích bạn bè và tất nhiên con no, vợ hiền thì mới chú ý tới chú em ở xa thiếu thốn gì không. Nói như vậy là trên quan điểm của một người thân Nga. Vì vậy U ổn định theo chiều hướng trung lập hoặc thân Nga sẽ tốt nhất cho chú em ở xa. Hiện tại chúng ta có một Đồng minh mới là Ấn, theo những biểu hiện thì Ấn rất quyết tâm trong việc ủng hộ chú em của Nga và Nga có lẽ cũng rủ rỉ để Ấn có những hành động thật sự tại Đông Nam Á khi Nga đang mắc cục xương cá voi Mỹ, EU và Khựa. Cơ bản thì lợi ích của Nga tại ĐNA ko nhiều, nhưng mất ĐNA thì Nga cũng mất một ông em thân thiết và tâm huyết tuy nghèo nhưng chơi đjep, mất niềm tin của các đồng minh khác khi bỏ rơi một dân tộc coi Nga còn quan trọng hơn "đồng minh", và mất luôn một con bài trong việc kiềm chế Khựa... nói chung mất cũng rất nhiều. Còn về VN có lẽ cũng không hy vọng gì ở Nga khi Nga đang hóc xương bị cấm khẩu. VN tích cực liên hệ với một đồng minh thân thiết của Nga là Ấn đồng thời tỏ vẻ sờ nắm bi Mỹ để Nga nhột mà kiếm cách ngầm giúp mình, không ít thì nhiều. Nỗi đau bị Đông Âu ngoảnh mặt có lẽ vẫn rát tim với Nga. Còn Mỹ và Khựa mục đích và hành động của họ vì sao chắc chúng ta đã biết. VN đã rất khôn khéo từ trước tới nay, nhưng đường dài mới biết sức ngựa.

      Xóa
    2. Chuyện nợ công là chuyện đau đầu của cả thế giới trong những năm gần đây, không chỉ riêng Việt Nam. Chẳng hạn như Nhật nợ đến 243% GDP năm ngoái. Mỹ thì đã quá 100% GDP. Nguyên nhân một phần lớn là do khủng hoảng kinh tế năm 2008-2009 mà ảnh hưởng vẫn còn đến giờ, chẳng hạn như vấn đề nợ xấu ở Việt Nam. Ngay cả nước Đức, một nước cai quản tài chính rất kỹ lưỡng mà nợ cũng nhảy vọt hơn 10% từ những năm đó.

      Xóa
    3. Nặc danh06:54 Ngày 31 tháng 10 năm 2014
      Tôi hỏi lại đồng chí thế này : Việc chính quyền U có phát xít hay không rõ ràng k ảnh hưởng trực tiếp tới VN, vậy thì việc 1 người dân như chủ nhà bàn đến nó có gì không được?. Hiểm họa phía bắc và hiểm họa phía tây nam VN, vậy hiểm họa từ chủ nghĩa phát xít không nguy hiểm sao, sẽ ra nếu trong nước nổi lên 1 "đảng phát xít" kêu gọi chiến tranh với TQ để giành lại HS - TS?. Chúng ta hãy đặt mình vào vị trí những người lãnh đạo VN và giả dụ các lãnh đạo chiến tranh với TQ để đáp ứng nhu cầu lấy lại HS - TS của đa số người dân thì đất nước này sẽ thế nào, tình hình khu vực sẽ chuyển biến ra sao, bọn khơ-me krom sẽ làm gì trong trường hợp này?. Trong trường hợp Mỹ quay mặt lên án ta và TQ tổng lực đánh chiếm luôn nước ta thì ta phải làm như thế nào? Dù có thằng ngu nào bảo chúng ta phải thế này thế nọ thì kệ mẹ những thằng ngu đó, dù có nhịn cũng phải nhịn đến cùng hiểu chưa. Ngày xưa nghèo đói, đất nước chỉ có 1 ý niệm thống nhất đất nước là hợp chính nghĩa cả ta và bạn bè quốc tế, nhưng ngày nay dân sống đầy đủ liệu ai sẽ chịu bỏ cái mạng vì 1 điều khó khăn như thế, ta chủ động tuyên chiến TQ thì quốc tế sẽ ủng hộ ta không? Không có kế hoạch hành động hẳn hoi, bà đâu làm đấy như vnch khi xưa thì chỉ tổ chuốc thất bại vong quốc mà thôi. Việc U thế là chưa đủ, dân ta vẫn không biết hay thậm chí nghĩ rằng bọn phát xít Ukcraine là chính nghĩa, trong khi nhân dân các nước tiến bộ phương tây như Anh, Đức lên án bọn phát xít Ukcraine và cười chúng (lên youtube xem 1 vài bình luận về các chủ đề nóng về Ukcraine của người nước ngoài là biết), truyền thông cũng chỉ là 1 dạng ngoại giao hình ảnh, báo chí Đức bị người dân cười cợt bằng vở kịch "CUỘC CHIẾN TRANH THÔNG TIN VỀ UKRAINA" đấy thôi.

      Xóa
    4. Thưa các đồng chí : Hiện nay chẳng có anh em nào cả mà chỉ có lợi ích quốc gia. Các đồng chí cứ nói là Mỹ nó thực dụng, hành động vì tiền chẳng tốt đẹp gì và không đáng tin tưởng. Thể con Tàu, Nga và cả Ấn độ nữa. Các nước đó không vì tiền, không vì lợi ích quốc gia không là lái buôn vũ khí. Tất cả cũng giống nhau cả thôi về bản chất. Trong số tất cả những thằng to lớn xấu xa ta thấy rõ ràng thằng Mỹ ít xấu hơn cả. Rõ ràng là nó không xâm phạm về lãnh thổ quốc gia nào, chi rất nhiều tiền cho nhân đạo , dù chưa biết lợi ích thế nào. Nó cực kỳ ủng hộ và tôn trọng vấn đề lãnh thổ điều nay Nga Tàu không có được, và VN ta rất cần điều này. Chỉ vì My nó có suy dan chu nên cực chẳng đã chúng ta phải nghiêng về hai thằng vớ vẩn này. Mà chúng nó coi mình ra cái gì đâu. Còn Ấn Độ cũng vì tiền thôi đừng ảo tưởng làm gì. Với TQ ai chả biết là phải nhường nhịn, nhưng nhìn đến bao giờ khi nó cứ chiếm dần. Không muốn chiến tranh nhường nhịn nước lớn. Ngày xưa có suy nghĩ này thì tốt biết bao. Miền bắc cứ xd CNXH, bảo vệ tốt biên giới phía bắc. Miền nam pt mô hình như HQ, không phải chống đỡ trong đất liền mà dồn sức bao ve Hoang Sa TRuong Sa. Dù theo CS hay QG thì cũng là con dân nước Việt, cũng là non sông Việt. Cả hai bên chung sống hòa bình không để cho MỸ, Tàu hay ngoại bang nào lấy 1m đất của tổ tiên. Sau này chân lý sáng tỏ, có cơ hội thống nhất trong hòa bình chẳng tốt lắm sao. Được như Đức càng tốt mà xấu nhất như triều tiên thì cứ đợi chờ miền bắc chán chế độ vua chúa rồi thống nhất cung cha sao. Thằng Tàu có dám sát nhap mien bác hay thằng MỸ có dám sát nhập HQ không. Nguy cơ trên TG thì nhiều nhưng quan tâm hơn cả là vận mệnh của quốc gia dân tộc chứ không chỉ chăm chăm cái ghế của mình

      Xóa
    5. Thưa các đồng chí Nặc danh12:45 Ngày 31 tháng 10 năm 2014: đồng chí đang di lệch khỏi chủ đề của bạn chủ trang đấy ạ, cái blog cũng như cái nhà vậy, các chú vào nhà người khác nói chuyện thì tôn trọng người ta chút.

      Xóa
  2. Từ việc phát hành trái phiếu để đảo nợ, nhìn lại hậu quả của sai lầm trong chính sách đầu tư cônglúc 10:39 31 tháng 10, 2014

    Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  3. Từ việc phát hành trái phiếu để đảo nợ, nhìn lại hậu quả của sai lầm trong chính sách đầu tư cônglúc 10:41 31 tháng 10, 2014

    Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
  4. Hay thật, chủ đề về Việt thì comment về Ukraine. Còn chủ đề về Ukraine lại comment về Việt.

    Tình hình oánh nhau bên Ukraine lại bắt đầu rộn ràng rồi, đúng như dự đoán, chừng nào tổng kẹo chưa đuổi được thủ chuột thì đừng có mơ có hòa bình. Để xem EU và Mẽo cho thủ chuột "vay thật" được bao nhiêu obama hay cuối cùng lại vẫn là gấu Nga cho khất nợ khí đốt.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cùi bắp mang hộ khẩu Nga hay Tàu mà nói vậy. Tất nhiên chủ đề bài này là nói về U nhưng mình là người Việt chả nhẽ k nói việc hệ trọng này được sao. Bác bên trên nói quá chuẩn, tiếc rằng do thông tin không rõ ràng và dan mình bàng quang qua chỉ lo trước mắt vai gạo nhà mình thôi. Người có tâm thì lo lắng chia sẻ mối lo với mọi người, kẻ cơ hội thì chỉ lo cho bản thân và tìm cách đánh lạc hướng dư luận

      Xóa
    2. Đúng rùi, anh em dân chủ thì luôn lo lắng cho vận mệnh đất nước, rất tiếc là chỉ lo "bằng mồm" thôi. Người dân họ không lo bằng mồm như anh em dân chủ đâu, họ cứ cặm cụi làm việc, khi xảy ra chiến tranh thì cặm cụi đổ máu giữ nước.

      Tui cũng hỏi nhiều lần anh em dân chủ có kế sách gì cụ thể để phát triển đất nước không, thường thì câu trả lời "chính sách là việc của ĐCS". Cái đất nước cần là những đóng góp cụ thể chứ không phải 100 con chó dại chạy quanh với khẩu hiệu "tôi lo lắm, tôi lo lắm".

      Muốn góp sức cho đất Việt thì hãy góp sức bằng công việc cụ thể, làm IT thì cho ra những phầm mềm ngon lành, công nhân thì tăng năng suất, đừng góp sức bằng việc kêu gọi ngoại bang thịt đất Việt, thầy dùi nọ kia để gây loạn xã hội.

      Tôi cũng mong anh em dân chủ đăng 1 comment có tí kiến thức về kinh tế vĩ mô nhưng xem chừng việc này là ước mơ xa vời. Toàn chửi vu vơ, sủa bậy, bịa đặt thôi. Chán.

      Xóa
    3. Gia đình Cùi bắp đi vay 1 tỷ về pt kt. Cùi bắp mang 200 tr cho vợ bé bên Thụy sĩ. Số còn lại Cúi xây nhà hết 300 tr những tỉnh thành 600 tr, mua vài cái máy linh tinh cũ kỹ càng làm càng lỗ. Chưa nói vợ con cúi ăn chơi nhảy múa. Cui trách mọi người chẳng tư vấn cho cùi làm giàu để thoát nghèo. Nói đến kt vĩ mô là đụng chạm đến cơ chế chính sách vĩ mô, là đụng chạm đến chính trị rồi đầu đất ạ. Đương chức đương quyền biết còn đéo dám mở mồm huống chi dân thường. Thối Cùi bắp ăn lương lại thông minh hơn người thì đóng góp ý kiến đi cho dân đen bọn tớ được nhờ

      Xóa
    4. Nặc danh13:08 Ngày 31 tháng 10 năm 2014
      Thế cái loại xin tiền cộng đồng để góp vốn chống cộng thì đầu tư cái gì nhỉ, cho anh em qua Thái Lan chơi đĩ để đẻ quân chống cộng tương lai 18 năm sau hử?

      Xóa
    5. He he he, đúng như tui đã nói ở trên, hỏi về giải pháp cụ thể tì "tịt". Dân chủ mồm dọc chỉ ẳng bậy thôi, não có chức năng chính là để ngồi.

      Đất Việt cần người làm, không cần đám chó dại chạy quanh với khẩu hiệu "tôi lo lắm, tôi lo lắm".

      Xóa
  5. Ukraina thực tế đã bị chia đôi rồi( Tây - Đông Nam) nên chuyện bâu cử QH( Tây ) này phe phát xít thắng cũng là điều dễ hiểu. Chính quyền Kiev là chính quyên phát xít - cái này truyền thông và mấy ông nghị Đức nói nhé - lại được Mỹ và EU đỡ đầu nên mấy nhân vật bài Nga nắm quyền là đương nhiên. Đến thơi điểm này Mỹ và EU đã làm đủ trò, kể cả trò cấm vận kinh điển nhưng Kiev cũng chả khá hơn.

    Trả lờiXóa
  6. Người Đất Cátlúc 15:06 31 tháng 10, 2014

    Bạn 10:41 &10:39 chỉ phản hồi xa chủ đề. Mà việc xa chủ đề, chúng ta ai cũng đã mắc phải. Trong cuộc sống, hiện tượng này hết sức bình thường. Bạn ấy phản hồi rất văn hóa, từ tốn.
    Còn ý tưởng của Bạn ấy nhiều cái khác suy nghĩ của một số bạn. Nên chăng, trên diễn đàn,
    cùng nhau ôn hòa trao qua đổi lại thì chân lý sẽ được bảo vệ. Và chân lý sẽ là mẫu số chung cho tất cả mọi người.
    Là một công dân bình thường, nếu Bạn nào thuộc loại chống chế độ đến cực đoan, chỉ vì nhận thức, tôi sẵn sàng, hết sức chân thành, đủ lý lẽ, tình cảm hầu mọi chuyện để cùng đến với sự thật, với đất mẹ. Riêng những bạn chống để mà lật, không cần biết đúng sai, phải trái thì tôi xin...chào thua.

    Trả lờiXóa
  7. Người Đức biết điều này thi cả thế giới cũng đã biết rằng mấy tên cầm quyền ở Kiev là tay sai Mỹ và phương Tây.
    Chỉ có nhiều nhà báo VN chưa biết.

    Trả lờiXóa
  8. Đại biểu Trương Trọng Nghĩalúc 16:59 31 tháng 10, 2014

    Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
  9. Lầu Năm góc cáo buộc "Nga xâm lược" NATO

    Bạn đọc muốn biết về việc máy bay Nga đã làm gì hay Lầu Năm Góc cáo buộc Nga xâm lược ra sao, xin mời đọc bản dịch bài viết "Pentagon claims “Russian aggression” against NATO" của tác giả Patrick Martin.

    Lầu Năm Góc cáo buộc "Nga xâm lược" NATO

    Chính quyền Obama và Lầu Năm Góc đang nạp nhiên liệu cho căng thẳng quân sự với Nga sau cuộc bầu cử nghị viện Ukraina ngày 26 tháng 10, họ tuyên bố rằng các chuyến bay của một số lượng nhỏ chiến đấu cơ quan vùng biển quốc tế vào thứ tư đã tạo thành “khua gươm chính trị” và thậm chí là “xâm lược của Nga”.

    Sự mô tả tiếp theo được tướng lĩnh hàng đầu trong quân đội Hoa Kỳ, tổng tham mưu trưởng Raymond Odierno, đưa ra trong cuộc phỏng vấn ngày thứ tư của CNN. Được biết là các chuyến bay chưa bao giờ xâm phạm không phận của bất cứ quốc gia nào, khẳng định của Odierno là sự kích động có chủ ý. Theo điều 5 của Hiến Chương NATO, “Sự xâm lược của Nga” đã tạo ra lý do hợp pháp cho một cuộc phản kích của quân đội Hoa Kỳ đối với nước sở hữu vũ khí hạt nhân.

    Theo các thông cáo báo chí được trụ sở NATO ở Bỉ cung cấp, có tổng cộng 4 chuyến bay của chiến đấu cơ Nga trên vùng biển Châu Âu trong ngày thứ ba và thứ tư. “Các chuyến bay có số lượng đáng kể của Nga phản ánh mức độ bất thường của hoạt động không lực trên bầu trời Châu Âu”, tuyên bố của NATO nêu rõ, mặc dù họ thừa nhận rằng các chuyến bay đó là trên vùng biển quốc tế và không xâm phạm không phận của bất cứ quốc gia nào.

    Vào thứ ba, 7 chiến đấu cơ Nga rời căn cứ của họ ở Kaliningrad, một khu vực của Nga nằm xen kẹt giữa Ba Lan và Lít-va (trước đây là Konigsberg, thủ đô của Đông Phổ cho đến kết thúc thế chiến thứ II). Họ bay dọc theo bờ biển Lít-va, Latvia và Estonia vào vịnh Phần Lan, hạ cánh tại căn cứ ở Nga. Các chiến đấu cơ của Đức, Đan Mạch và Phần Lan đã theo dõi chuyến bay của Nga ở nhiều chặng.

    Phần Lan và Thụy Điển không phải là thành viên NATO, nhưng họ hợp tác chặt chẽ với NATO từ khi có cuộc đảo chính do Hoa Kỳ và Đức hậu thuẫn ở Ukraina đầu năm nay. Tháng trước Thụy Điển đã khẳng định hai máy bay Nga xâm phạm không phận của họ, và đầu tháng này hải quân Thụy Điển đã tìm kiếm suốt một tuần tàu ngầm Nga trong lãnh hải của họ trên vùng biển Baltic nhưng không thành công.

    Vào thứ tư, 7 chiến đấu cơ Nga, tất nhiên là vẫn 7 chiếc đó, rời căn cứ ở miền bắc Nga và bay trở lại dọc theo bờ biển Baltic đến Kalinigrad. Họ bị chiến đấu cơ Bồ Đào Nha của NATO ở căn cứ tại Estonia và Lít-va theo dõi

    Cũng vào thứ tư, 4 chiến đấu cơ Nga, hai máy bay ném bom và hay tiêm kích, bay từ miền nam Nga vào Biển Đen theo hướng Thổ Nhĩ Kỳ, ở đó họ bị hai chiến đấu cơ Thổ Nhĩ Kỳ theo dõi cho đến khi họ quay trở lại.

    Một lần nữa vào thứ tư, 8 chiến đấu cơ Nga, bốn máy bay ném bom và bốn máy bay tiếp nhiên liệu, bay từ miền bắc Nga vào biển Na-uy, dọc theo bở biển Na-uy vào Biển Bắc và sau đó là Đại Tây Dương. Hai máy bay ném bom tiếp tục bay về phía tây và nam, vòng qua quần đảo Anh xa về phía bắc Bồ Đào Nha, trước khi trở lại Nga theo đường cũ. Chiến đấu cơ NATO từ Na-uy, Anh và Bồ Đào Nha đã theo dõi chiến đấu cơ Nga nhiều chặng.

    Sự kiện được tường thuật tiếp theo biến thành một trường hợp nhận dạng lầm, khi chiến đấu cơ của Không Lực Hoàng Gia Anh hộ tống một máy bay do Nga sản xuất tới sân bay Stansted ở ngoại ô London vào thứ tư. Đó là một máy bay phản lực dân sự từ Latvia, hoàn toàn không có liên hệ với các cuộc tập trận của quân đội Nga.

    Tờ Wall Street Journal, một trong những người phát ngôn hàng đầu của chủ nghĩa quân phiệt Hoa Kỳ, đăng tin rất sốt sắng về các hoạt động của Nga, trích dẫn bình luận của “một quan chức cấp cao chính quyền Obama”, để tăng ấn tượng, “Khuynh hướng gây rối với các sự kiện ngoài lãnh thổ được Nga gia tăng sử dụng cùng với đường ống của họ nhằm khua gươm chính trị, những cuộc xâm nhập thử nghiệm bằng đường không và đường biển của quân đội Nga đã trở nên đáng kể và trắng trợn”.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tờ Journal cũng trích dẫn sự lưu ý của Odierno về “xâm lược của Nga”, và thực hiện một cuộc phỏng vấn với tổng thư ký mới được bầu của NATO, cựu thủ tướng Na-uy Jens Stoltenberg, người đã thúc giục tiếp tục gia tăng lực lượng quân sự của NATO ở Đông Âu, sát với biên giới Nga.

      Stoltenberg thảo luận về sự gia tăng quy mô lớn của NATO, bao gồm cả việc thành lập Lực Lượng Xung Kích, đơn vị NATO mang tên khiêu khích được thiết lập để đối phó căng thẳng đang bùng nổ với Nga sau cuộc đảo chính ở Ukraina.

      Quan chức NATO nói, “Kế hoạch mà chúng tôi đồng ý là sự tăng viện lớn nhất trong phòng thủ tập thể của chúng tôi kể từ kết thúc Chiến Tranh Lạnh. Chúng ta có nhiều chiến đấu cơ hơn trên bầu trời – gấp 5 lần chúng ta có một năm trước đây. Chúng ta có nhiều chiến hạm hơn trên biển Baltic và Biển Đen, và chúng ta có một sự gia tăng quan trọng trong các khởi sự trên đất liền, tập trận và quân đội đóng quân luân chuyển ở các nước đồng minh phía đông”.

      Stoltenberg giải thích thêm về đội quân phản ứng nhanh, Lực Lượng Xung Kích là “một phần của các yếu tố chỉ huy và kiểm soát sẽ có ở các đồng minh phía đông: các quốc gia vùng Baltic, Ba Lan, Rumania và Bulgaria. Những hạt nhân chỉ huy và kiểm soát này đóng vai trò quan trọng vì chúng sẽ gia tăng khả năng tăng viện của chúng ta. Và thêm vào đó, tập kết trước các trang thiết bị và quân nhu sẽ gia tăng khả năng tăng viện nhiều hơn”.

      Trong khi chính quyền Obama, NATO và truyền thông nô lệ của Hoa Kỳ mô tả Nga là kẻ xâm lược, các chuyến bay quân sự như được mô tả vào thứ hai và thứ ba không hề khiêu khích cũng hay bất hợp pháp chiếu theo các luật lệ quốc tế. Chiến đấu cơ Nga không có bất cứ nỗ lực nào thách thức phòng thủ của NATO hay gây ra báo động.

      Đây là sự tương phản sắc nét trong thực tiễn Hoa Kỳ suốt Chiến Tranh Lạnh, khi Lầu Năm Góc thường xuyên can dự vào cái được gọi là các chiến dịch DE SOTO, mật hiệu được áp dụng cho các thử nghiệm xâm nhập không phận của Liên Bang Soviet, các nước khối Hiệp Ước Warsaw ở đông Âu, Trung Quốc, Bắc Việt Nam và Bắc Triều Tiên.

      Các chiến dịch DE SOTO thường có sự tham gia của máy bay ném bom Hoa Kỳ giả định một cuộc tấn công vào các quốc gia mục tiêu, khiêu khích sự đáp trả của lực lượng phòng không, trong khi các máy bay tác chiến điện tử theo dõi và vẽ bản đồ vị trí của hệ thống radar cũng như các cơ sở khác phục vụ cho việc xác định mục tiêu trong tương lai. Hành động xấu xa nhất là cuộc tấn công giả định đối với hệ thống phòng thủ Viễn Đông của Soviet vào tháng 9 năm 1983, dẫn đến vụ chiến đấu cơ phòng không của Soviet bắn hạ máy bay KAL007 do nhầm máy bay dân dụng lạc đường là chiến đấu cơ Hoa Kỳ.

      Xóa
    2. Các cáo buộc về những chuyến bay bất thường của quân đội Nga là một phần trong tuần Hoa Kỳ gia tăng sức ép đối với Nga. Vào thứ hai, bộ trưởng bộ quốc phòng Chuck Hagel nói chuyện qua điện thoại với bộ trưởng quốc phòng mới được bổ nhiệm của Ukraina, tướng Stepan Poltorak.

      Theo người phát ngôn Lầu Năm Góc, “Bộ trưởng Hagel thảo luận với bộ trưởng Poltorak về những kiểu viện trợ an ninh mà Hoa Kỳ đang cung cấp nhằm xác định các yêu cầu của Ukraina”. Một Ủy Ban Hỗn Hợp Hoa Kỳ-Ukraina mới đây tổ chức buổi họp đầu tiên ở Kiev dựa vào các mối liên hệ giữa quân đội với quân đội, quan chức này cho biết.

      Vào thứ ba có các bản tin trên truyền thông Hoa Kỳ về việc các hackers ở Nga đã đột nhập vào mạng máy tính của Nhà Trắng đầu tháng này, dẫn đến một cuộc điều tra của FBI, Ủy Ban An Ninh Quốc Gia và Mật Vụ. Không có quan chức nào của chính quyền Obama xuất hiện trong các bản tin về sự cố đó, các bình luận nặc danh bài Nga được ưu tiên xuất hiện trên tờ Washington Post và nhiều tờ báo khác.

      Tờ Post cho biết vụ đột nhập nghi là của Nga gần đây vào năm 2008 “đã khuyến khích các nỗ lực thành lập Tư Lệnh Không Gian Mạng Hoa Kỳ, một tổ chức quân đội đảm nhiệm việc bảo vệ các hệ thống máy tính trọng yếu của quốc gia”, họ bổ sung thêm là “Khi được tổng thống hay bộ trưởng bộ quốc phòng chỉ đạo, Tư Lệnh Không Gian Mạng có thể thực hiện các chiến dịch tấn công”.

      Vào thứ tư, Hagel mô tả Liên Hoan Ý Tưởng Washington, được tạp chí Atlantic tài trợ, phác thảo viễn cảnh mà tờ tạp chí mô tả là “ được sử dụng cho cuộc chiến bất tận”.

      Hagel nói với phóng viên James Fallows, “Tôi nghĩ chúng ta đang sống ở một trong những thời điểm có tính chất ranh giới và lịch sử. Chúng ta đang nhìn thấy trật tự thế giới mới – hậu thế chiến thứ II, hậu sụp đổ của Liên Bang Soviet – đang được hình thành”.

      Khi Fallows hỏi Hagel, “Khi nào Hoa Kỳ sẽ thấy kết thúc của các cuộc chiến, đặc biệt là cuộc chiến đã kéo dài 13 năm ở Iraq và Afghanistan?” Câu trả lời của Hagel là rất ấn tượng, bạn đừng nín thở.

      “Điều mà chúng ta thấy ở Trung Đông với ISIS-ISIL đang đòi hỏi một nỗ lực ổn định, dài hạn”, ông ta nói. “Thật không may, tôi thấy những điều này tiếp tục ở ngoài đó, Jim. Tôi nghĩ chúng ta ở trong một thách thức dài hạn hơn bất cứ ai trong chúng ta có thể hy vọng. Nhưng đó là thế giới mà chúng ta đang sống, và chúng ta cần phải trung thực về điều đó”.

      Sau đó ông ta liệt kê danh sách “tất cả các khuynh hướng khác – sự trỗi dậy của Trung Quốc, những gì Nga đã làm trong sáu tháng qua; thảm họa bệnh dich, Ebola là một ví dụ”, để minh họa cho những vấn đề sẽ đòi hỏi một số dạng vận động của quân đội Hoa Kỳ.

      Bản gốc: "Pentagon claims “Russian aggression” against NATO"
      http://www.wsws.org/en/articles/2014/10/31/nato-o31.html
      Bản dịch:
      http://cunom.blogspot.com/2014/10/lau-nam-goc-cao-buoc-nga-xam-luoc-nato.html

      Xóa
  10. Мария Шараповаlúc 13:28 1 tháng 11, 2014

    День освобождения Украины от фашистских захватчиков. Досье
    Биографии и справки
    27 октября, 19:23 UTC+3
    В 2004 году указом президента Украины Леонида Кучмы юбилей 60-летия освобождения страны от фашистских захватчиков решено было праздновать 28 октября
    http://photocdn2.itar-tass.com/width/744_b12f2926/tass/m2/uploads/i/20141027/3879637.jpg
    Одесса после освобождения. 1944 год

    ТАСС-ДОСЬЕ (Ирина Белинская). В советское время освобождение Украины от немецко-фашистских войск отмечали в первой половине октября. Как правило, в Киеве проводились торжественные собрания, к могилам и памятникам героев Великой Отечественной войны возлагали цветы.
    http://photocdn4.itar-tass.com/fit/333x9999_4ec25037/tass/m2/uploads/i/20141027/3879635.jpg
    Город Киев, 1944 год
    © Фотохроника ТАСС

    Освобождение Украины от фашистских захватчиков. Досье
    22 марта 1993 года президент Украины Леонид Кравчук подписал указ о всенародном праздновании 50-летия освобождения страны от фашистских войск 8 октября 1994 года. Официального объяснения выбора именно этой даты не было. Праздничные мероприятия проходили на Украине с 6 по 8 октября. 7 октября в Киеве состоялось торжественное заседание и праздничный концерт, 8 октября - парад войск Киевского гарнизона и марш ветеранов. Вечером 8 октября в столице Украины и нескольких городах был дан праздничный салют. В торжествах приняли участие делегации стран СНГ и других государств. Российскую делегацию возглавлял председатель правительства Виктор Черномырдин.

    30 апреля 1999 года президент Украины Леонид Кучма подписал указ "О праздновании 55-й годовщины освобождения Украины от фашистских захватчиков", согласно которому дату празднования перенесли на 28 октября (в этот день в 1944 года германские войска были окончательно изгнаны с территории Украинской ССР). В 1999 году юбилейные мероприятия прошли по всей Украине. В Киеве президент страны и другие официальные лица возложили цветы к памятнику Вечной Славы на могиле Неизвестного Солдата. В Национальном музее истории Великой Отечественной войны был торжественно зажжен огонь Славы. До следующего юбилея в 2004 году торжественных мероприятий в связи с этой датой с участием высших должностных лиц не проводилось.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Мария Шараповаlúc 13:29 1 tháng 11, 2014

      В 2004 году указом президента Украины Леонида Кучмы юбилей 60-летия освобождения страны от фашистских захватчиков также решено было праздновать 28 октября. В Киев для участия в торжествах прибыли президенты России Владимир Путин, Белоруссии - Александр Лукашенко и Азербайджана - Ильхам Алиев. 27 октября лидеры государств возложили цветы к Вечному огню у могилы Неизвестного Солдата и почтили память погибших в Великой Отечественной войне минутой молчания. 28 октября на киевском Крещатике состоялся парад войск и торжественный марш ветеранов. Парад открыл танк Т-34 со Знаменем Победы, которое было доставлено спецсамолетом из Москвы в столицу Украины. Вечером в Киеве и городах-героях страны был дан салют, в областных центрах прошли праздничные фейерверки.

      20 января 2009 года президент Украины Виктор Ющенко подписал указ о введении национального праздника - "Дня освобождения Украины от фашистских захватчиков" и назначил его на 28 октября. В указе главы государства, в частности, говорилось, что праздник вводится "с целью всенародного празднования освобождения Украины от фашистских захватчиков, чествования героического подвига и жертвенности украинского народа во Второй мировой войне". 28 октября 2009 года страна впервые официально отметила этот день. В Киеве состоялось торжественное заседание с участием представителей власти, ветеранов и представителей общественных организаций. В нескольких городах Украины 65-летие освобождения страны отметили двадцатью залпами салюта. Празднование 65-летия освобождения Украины не обошлось без инцидентов. 28 октября было опубликовано заявление лидера Прогрессивной социалистической партии Украины Наталии Витренко, в котором сообщалось, что в Киеве в Парке Вечной Славы на могиле Неизвестного солдата злоумышленниками был потушен Вечный огонь.

      В 2009-2013 годах День освобождения Украины от фашистских захватчиков отмечался ежегодно 28 октября. В этот день проходили традиционные торжественные мероприятия (встречи ветеранов, возложение цветов к Вечному огню и др.).

      21 октября 2014 года Государственный комитет телевидения и радиовещания Украины на своем сайте предложил украинским СМИ отказаться от термина "освобождение от фашистских захватчиков" и использовать вместо него словосочетание "изгнание нацистских оккупантов с Украины".
      http://itar-tass.com/info/1535537

      Xóa
  11. Chúc mừng cô chủ Google.tienlang Lê Hương Lan có bài mới đăng trên báo Một Thế giới:

    Nghị sĩ Ukraine tuyên bố "nhiều tiểu đoàn sẽ xâm nhập và khủng bố nước Nga"
    Đăng Bởi Một Thế Giới - 05:07 03-11-2014
    Nghị sĩ Ukraine tuyên bố "nhiều tiểu đoàn sẽ xâm nhập và khủng bố nước Nga"
    Nghị sĩ quốc hội Yury Bereza, tuyên bố trên truyền hình Ukraine rằng nhiều tiểu đoàn đã sẵn sàng xâm nhập và tấn công Liên bang Nga. Lời tuyên bố này được phát trực tiếp trong một talkshow trên kênh truyền hình Ukraine.

    Vị nghị sĩ này, nguyên là chỉ huy trưởng của một tiểu đoàn tình nguyện quân, đã mạnh miệng nói đến hàng loạt vụ tấn công khủng bố có thể nhắm vào nước Nga khiến chương trình truyền hình trực tiếp phải bị cắt ngang.

    “Tôi sẽ nói nhân dân các tiểu đoàn tình nguyện quân, vì tôi có nhiều thông tin hơn… Hôm nay, chúng ta sẵn sàng không chỉ để bảo vệ Ukraine mà còn xâm lăng Liên bang Nga, xâm nhập nước Nga bằng những biệt đội trinh sát và những toán phá hoại” – Yury Bereza, thủ lĩnh tiểu đoàn Dnepr-1, nói một cách vô tư trên chương trình Shister Live được truyền hình trực tiếp.

    Bereza đề cập đến khả năng có thể tiến hành các cuộc đánh bom bên trong nước Nga trước khi biên tập viên phải đột ngột cắt ngang chương trình vì cho rằng “những bình luận kiểu này có thể làm người dân khiếp sợ”.

    Viên tư lệnh tiểu đoàn này có sự hậu thuẫn của Igor Kolomoisky – một tay đầu sò chính trị, gần đây đã trở thành một nhà lập pháp sau khi đắc cử cuộc bỏ phiếu ở quốc hội.

    Báo chí Ukraine gần đây dư luận chỉ trích Bereza dữ dội sau khi có những bài báo tố cáo ông đã tháo chạy khỏi một cuộc giao tranh ác liệt gần tỉnh Ilovaysk ở miền đông Ukraine.

    Vị tiểu đoàn trưởng này đã “chạy rơi cả mũ” bỏ rơi các binh sĩ của mình bị vây khốn bởi lực lượng tự vệ tại đây. Trận đánh này, theo giới chức Kiev, quân chính phủ đã chịu tổn thất hàng trăm sinh mạng.

    Sau thất bại ở Ilovaysk, Bereza đã tuyên bố rằng ông sẽ “uống bia trước sự đổ nát của chính quyền Kremlin”

    Sau cuộc tiếp xúc với cử tri trong một tỉnh ở Ukraine sau cuộc bầu cử quốc hội, Bereza không ngại bộc lộ tham vọng muốn trở thành tân Bộ trưởng Quốc phòng Ukraine.

    Tiểu đoàn tình nguyện quân của Bereza là một trong hàng chục đơn vị được thành lập năm nay bởi các nhà hoạt động Maidan và nhóm cực đoan cánh tả ở Ukraine. Trong vai trò là lực lượng không chuyên, các tiểu đoàn này đã hỗ trợ quân chính phủ thực hiện các đợt tấn công vào miền đông Ukraine. Nhiều bản tường thuật cho biết, số quân không chính qui này đã sử dụng những chiến thuật đáng sợ.

    Bản báo cáo gần đây của LHQ về tình hình nhân quyền ở Ukraine đã loan tải những thông tin trong khoảng thời gian 18.8 đến 16.9, kết tội các tiểu đoàn tình nguyện quân kiểu này, như Dnepr-1, đã vi phạm luật pháp quốc tế về nhân quyền.

    Các bằng chứng chi tiết như “đánh đập, không cho ăn uống và không hỗ trợ y tế” cũng đã được nêu ra trong bản báo cáo. LHQ bày tỏ sự quan ngại đặc biệt trước những vụ “bắt bớ mất tích, giam giữ tùy tiện và đối xử thiếu nhân đạo bởi thành viên của các tiểu đoàn này”, đặc biệt là Dnepr-1.

    “Chính phủ Kiev cần phải kiểm soát chặt chẽ hơn lực lượng của mình, bao gồm cả những tiểu đoàn nguyện quân, và phải có trách nhiệm giải trình cho bất cứ hành vi bạo lực và tội ác này do lực lượng này gây ra” – báo cáo của LHQ nêu rõ.

    L.H.L

    Trả lờiXóa
  12. Côn đồ phát xít vẫn nghênh ngang xông vào các công sở ở Ukr, bắt những công chức nào đó mà chúng không ưa, kể cả phụ nữ để ném vào thùng rác.
    Những hành vi này mới diễn ra ngày 31/10/2014. Hành vi côn đồ phát xít này hiện nay được coi là hợp pháp theo Luật của Tổn thống mới ký ban hành gọi là Luật tẩy rửa chính quyền, hay Luật Thanh lọc chính quyền:
    https://www.youtube.com/watch?feature=player_detailpage&v=AucLPFzhokM

    Trả lờiXóa
  13. Ukraine thuyết phục EU và Mỹ giúp trả nợ khí đốt cho Nga

    Ngày 30/10, Thủ tướng Ukraine Arseniy Yatsenyuk cho biết ông sẽ đề nghị Mỹ và Đức giúp trả khoản nợ mua khí đốt của Kiev cho Moskva để Nga có thể nối lại nguồn cung khí đốt.

    Phát biểu tại một cuộc họp nội các, Thủ tướng Yatsenyuk cho biết ông có kế hoạch hội đàm với Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Đức Angela Merkel vào tối cùng ngày trong bối cảnh cuộc đàm phán giữa các quan chức năng lượng Nga và Ukraine do Liên minh châu Âu (EU) làm trung gian đang diễn ra ở Brussels.

    Ông còn cho biết sẽ thảo luận về điều khoản “các công cụ tài chính bổ sung cho Ukraine nhằm giúp cân bằng ngân sách và chi trả các hóa đơn năng lượng.”

    Hồi tháng 6, nhà xuất khẩu khí đốt Gazprom của Nga đã cắt nguồn cung khí đốt cho Ukraine, lần gián đoạn thứ 3 như vậy trong vòng chưa đầy 10 năm qua.

    TTXVN

    Trả lờiXóa
  14. Bác Nguyễn Thành Phúc nhận định từ cuối tháng trước quả là chính xác:
    =======
    Nguyễn Thành Phúc 01:27 Ngày 30 tháng 10 năm 2014
    http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/10/bau-cu-ukraine-vi-nguon-tien-tu-phuong.html?showComment=1414607272077#c3135022713477350210


    Tình hình hơi bị ban căng nhỉ.
    Cứ tưởng tay Tổng thống và tay Thủ tướng này dễ dàng tìm được tiếng nói chung vì cả hai đều cùng "đội" EvroMaidan", cùng là tay sai, là chú hề của Mẽo và phương Tây.
    - Xét về lý thuyết:
    Tình hình hai đảng lớn này cạch mặt nhau thì các đảng nhỏ sẽ có giá, vì hai ông lớn buộc phải ve vãn lôi kéo các ông nhỏ về phe mình.
    Tay Thủ tướng đã tuyên bố công khai rằng "Theo Luật Châu Âu", đảng về nhất sẽ nắm chức Thủ tướng, vì vậy, với tư cách là người đứng đầu Đảng về nhất, hắn sẽ tự làm thủ tướng- hắn coi việc này đã quyết định xong. Và hắn cũng tuyên bố, với tư cách là thủ lĩnh đảng về nhất, tự hắn sẽ đứng ra làm chủ trì việc thành lập liên minh đa số cầm quyền chứ không phải Tổng thống Ukr- thủ lĩnh đảng về nhì.
    Điều này cũng chưa hẳn đúng. Vì, cũng theo lý thuyết, thủ lĩnh đảng về nhì vẫn có thể thỏa hiệp với các đảng nhỏ để lập liên minh cầm quyền, nếu họ lôi kéo được các đảng nhỏ này với các điều ưu đãi lớn hơn cho các đảng nhỏ. Ví dụ, Tổng thống Porosenko có thể mời Thị trưởng Lvov - thủ lĩnh đảng Tự cứu- đảng đứng thứ ba về àm Thủ tướng Ukr, chắc ông này không từ chối?
    Thậm chí, tên hề Lasko- thủ lĩnh đảng Cấp tiến- đảng thứ năm làm thủ tướng thì chắc tên này sướng run.
    Nếu tổng thống cho một trong 2 tên này ghế thủ tướng và cho đảng còn lại chức bộ trưởng ngoại giao chẳng hạn thì chắc cả 2 đảng nhỏ này sẽ nhất trí tắp lự.
    Khi đó, Liên minh sẽ gồm:
    2. Thứ hai- Khối Porosenko "Блок Петра Порошенко" 21,82%.
    3. Thứ ba- Tự cứu "Самопомощь" 11%.
    5. Thứ năm- Cấp tiến "Радикальная партия" 7,45%,
    6. Thứ sáu- Tổ quốc "Батькивщина" 5,68%.
    Họ hoàn toàn có thể thành Liên minh đa số để lập chính phủ mà không cần đến đương kim Thủ tướng.
    + Về thực tế:
    Trên kia, tôi chỉ giả đinh theo lý thuyết. Còn trong thực tế, vì cả Tổng thống lẫn Thủ tướng đề là tay sai, là những con rối của Mỹ và phương Tây, nên tôi dự đoán: Mỹ và phương Tây cho phép chúng tranh cãi một chút cho ra vẻ "độc lập", nhưng rồi Mỹ và p Tây sẽ chỉ đạo 2 tên này phải ngồi lại với nhau để lập Liên minh cầm quyền. Thủ tướng không thể là ai khác, chỉ có thể là Arseny Yatsenyuk vì ngay từ đầu, Mỹ đã đầu tư, xây dựng con bài này.
    http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/10/bau-cu-ukraine-vi-nguon-tien-tu-phuong.html?showComment=1414607272077#c3135022713477350210
    ========
    Ông Yatseniuk tiếp tục giữ chức thủ tướng Ukraine
    Trong cuộc bỏ phiếu ngày 27/11, với tỷ lệ 341 nghị sĩ ủng hộ, Quốc hội mới gồm 450 ghế của Ukraine đã bầu ông Arseny Yatseniuk làm thủ tướng nhiệm kỳ mới.
    Trước đó, với sự ủng hộ của Tổng thống Petro Poroshenko, liên minh mới thành lập gồm 5 đảng trong Quốc hội Ukraine đã đề cử ông Yatseniuk tiếp tục đảm nhiệm vị trí đứng đầu chính phủ nước này.

    Ông Yatseniuk giữ chức Thủ tướng Ukraine từ sau khi cựu Tổng thống Viktor Yanukovich bị lật đổ hồi tháng 2/2014.

    TTXVN/ Tin Tức
    http://thegioi.baotintuc.vn/thoi-su-tg/ong-yatseniuk-tiep-tuc-giu-chuc-thu-tuong-ukraine-20141127210823691.htm

    Trả lờiXóa