Thứ Sáu, 17 tháng 10, 2014

Ai là tổ tiên của cư dân Lưỡng Quảng?

Lời dẫn: Theo yêu cầu của bạn đọc ở  đây:
Bài viết hay quá.
Toàn là các nhà nghiên cứu phương Tây chứ ko phải VN cho nên chắc là ko thiên vị cho VN.
Rất mong chủ nhà cho đăng bài này thành 1 entry độc lập để chúng ta chuẩn bị cho việc thu hồi lưỡng quảng.
Tất nhiên ngay giờ việc thu hồi là chưa.
Chờ thêm chút nữa. Tây Tạng nổi lên, Tân Cương cũng nổi dậy giành độc lập.
Rồi thủ lãnh các tỉnh của TQ lập nước Cộng hòa. Quân Giải phóng Nhân dân TQ giải tán.
Khi đó, TQ sẽ chia năm sẻ bẩy.
Chúng ta cần chuẩn bị kỹ, khi thời cơ đến là kịp thời có mặt.
Google.tienlang cũng cho rằng đây là bài viết hay, có liên quan đến lịch sử cha ông chúng ta. Do vậy, chúng tôi xin chép về giới thiệu cùng bạn đọc.
******************** 

Mấy năm qua, tại Diễn đàn Lịch sử Trung Hoa (China History Forum) đã diễn ra một cuộc thảo luận trực tuyến về nguồn gốc của cư dân hiện nay đang sống tại hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây [Lưỡng Quảng] của CHND Trung Hoa. Dựa vào những tranh luận trên diễn đàn này, một hoạt động sôi nổi, lôi cuốn nhiều người ở Trung Hoa lục địa và hải ngoại tham gia, chúng tôi xin lược thuật để bạn đọc tham khảo.


Cuộc thảo luận trực tuyến được thực hiện bằng tiếng Anh, có đôi chỗ chú thích bằng tiếng Hoa, gồm hàng trăm ý kiến dàn trải trên 7 chương, mỗi chương có thể in ra chừng hơn 30 trang giấy khổ A4. Chủ đề của cuộc thảo luận là quan điểm Liên-Bách Việt (Pan-baiyueism), bàn về nguồn gốc chung của người Việt Nam và người nói tiếng Quảng Đông (Cantonese). Các thành viên tham dự diễn đàn này gồm chủ yếu là người Trung Hoa ở phía Nam (nhóm thứ nhất), thường phủ định quan điểm "Liên-Bách Việt", một số người Việt Nam và Việt gốc Hoa (nhóm thứ hai, ít hơn về số người), được xem là cổ súy cho quan điểm trên, và một số ý kiến trung dung.

Các tranh luận thường khá gay gắt, nhưng các nhóm có vẻ đồng thuận với một số sử liệu, thường trích từ các công trình nghiên cứu phương Tây sau đây [1] :


Vào khoảng đời nhà Chu (1134-770 tCn) và Xuân Thu, tại khu vực phía Nam Trung Hoa giáp với biên giới Trung-Việt ngày nay đã tồn tại những bộ tộc không thuộc Hoa tộc như Bách Việt, Bộc (Pu) [2] ...



Tới thời Xuân Thu, người Việt ở khu vực núi Cối Kê (nay là Thiệu Hưng) thuộc Chiết Giang lập ra vương quốc Việt. Nước Việt vào năm 473 tCn đã chinh phục nước Ngô [3] láng giềng, đóng đô ở Tô Châu thuộc Giang Tô. Nhưng rồi Việt bị nước Sở thôn tính năm 306 tCn. Vào thời Xuân Thu, người Đông Việt được xem là cư trú ở vùng nay thuộc phía Đông nước Trung hoa hiện đại, người Dương Việt cư trú ở phía bắc của tỉnh Giang Tô hiện nay. Các bộ tộc Bách Việt khác như Âu Mân sống ở vùng Chiết Giang, Phúc Kiến; Nam Việt sống ở vùng Quảng Đông, Tây Âu ở Quảng Tây, Lạc Việt ở Phúc Kiến... Trong thời kỳ Chiến quốc (480-221 tCn), vương quốc Việt cũng chao đảo dưới những biến động chính trị, giống như các lãnh thổ thuộc Thục và Ba nay thuộc Tứ Xuyên, nhưng lộ trình văn hóa của nó vẫn khác xa văn hóa Trung Hoa “chính thống" [Hán] của lưu vực sông Hoàng Hà.

Bản đồ hành chính các quận phía Đông Bắc nước Nam Việt khoảng thế kỉ 2-3 TCN

Bắt đầu thời kỳ miền bắc của Dương Tử bị Trung Hoa hóa [Hán hóa] mạnh mẽ. Bức trường thành ngăn các bộ tộc du mục từ phương bắc xuống đã được nước Tần (221-206 tCn) và Yên xây dựng. Khu vực hiện nay thuộc Phúc Kiến lần lượt bị nhà Tần và nhà Hán chinh phạt, nhưng phong kiến Trung Hoa đã không thực sự kiểm soát được vùng đất này. Vào đầu đời Hán (206 tCn - 220), Triệu Đà lập ra vương quốc Nam Việt ở khu vực Quảng Đông, độc lập với triều đình Hán. Sau khi Tần Thủy Hoàng thống nhất Trung Hoa năm 221 tCn, quân nhà Tần bắt đầu tiến xuống phía nam dọc theo sông Tây Giang tới vùng Quảng Đông hiện nay, và xác lập các quận dọc theo các trục đường chính. Tới năm 112 tCn. Hán Vũ Đế đã chinh phục những vùng phương Nam (Trung Hoa), cùng với vùng nay là miền bắc Việt Nam và cử người Hán cai quản các quận.


Dưới đời Hán, ngoài Nam Việt ở viễn nam chủ yếu là ở Lưỡng Quảng và Việt Nam, sử sách còn kể về tiểu quốc Mân Việt ở đông bắc tập trung ở vùng sông Mân Giang, nay thuộc Phúc Kiến (Mân là tên cũ của tỉnh Phúc Kiến).


Thời Tam Quốc, Sách Địa lý chuyển luận trong Hán thư chép: "Ở khoảng bảy hay tám ngàn dặm tính từ Giao Chỉ đến Cối Kê (nam Giang Tô hay bắc Chiết Giang), những người Bách Việt có mặt ở mọi nơi, chia thành nhiều thị tộc".


Hoạt động di cư của người Trung Hoa (Hán) càng tăng trưởng, người Việt càng bị đẩy vào các vùng đất cằn hơn, và vào rừng núi. Không giống như những người du mục Trung Á như tộc Hung Nô hoặc tộc Tiên ti, người Việt chưa từng thực sự đặt ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự bành trướng hay kiềm tỏa của Trung Hoa (người Hán). Thỉnh thoảng họ dấy lên những cuộc đột kích vào khu định cư của người Hoa, mà các sử gia cổ gọi là “những cuộc nổi loạn". Người Trung Hoa (Hán) cho rằng người Việt không văn minh, và hay đánh lẫn nhau.


Sự sụp đổ của nhà Hán và giai đoạn chia tách tiếp theo đã đẩy mạnh quá trình Trung Quốc hóa. Các thời kỳ bất ổn và chiến tranh ở miền Bắc Trung Hoa giữa Bắc Triều và Nam Triều, cũng như trong đời Tống đã dẫn tới hoạt động di cư ồ ạt của người Trung Hoa (xuống phương Nam). Hôn nhân dị chủng và giao lưu giữa các nền văn hóa đã dẫn đến sự pha trộn giữa người Trung Hoa (Hán) và không Trung Hoa (không phải Hán) ở miền Nam. Cho đến đời Đường, từ “Việt” đã trở nên một định ngữ chỉ vùng hơn là chỉ một nền văn hóa. Một nhà nước từng nằm ở tỉnh Chiết Giang hiện nay trong thời kỳ Ngũ đại thập quốc chẳng hạn, đã tự xưng là Ngô Việt.


Về thời Bắc thuộc, Diễn đàn dẫn luận án phó [?] tiến sĩ của Jennifer Holmgren "Sự đô hộ của Trung Hoa đối với [Bắc] Việt Nam" (Chinese Colonisation of Northern Vietnam, 1980) có đoạn viết:


Những ghi chép về hoạt động của Trung Hoa ở Bắc Bộ Việt Nam trong 6 thế kỷ đầu thời kỳ thực dân này (Việt Nam gọi là thời Bắc thuộc) cho thấy quá trình Việt Nam hóa đối với các dòng họ Trung hoa. hơn là quá trình Hán hóa đối với người Việt... Sự trêu ngươi như thế cho thấy một số thị tộc Trung Hoa xác lập quyền lợi của dòng họ mình ở Bắc Bộ: định cư dần dần, giúp đỡ mở mang và cuối cùng hoà nhập vào môi trường xã hội kinh tế và chính trị ở Bắc Việt Nam. Kết quả cuối cùng của quá trình này là sự xuất hiện của một tầng lớp thượng lưu Hoa-Việt, quá trình phi thực dân hóa ở vùng viễn nam, và những mưu toan bất thành ở thế kỷ VI để khôi phục nền độc lập, thoát ách đô hộ của phương Bắc. Ví dụ cho quá trình này là sự thăng tiến của Sĩ Nhiếp thời Hậu Hán và những nỗ lực giữ nền độc lập của người nhà ông này sau khi ông qua đời.


Từ cuộc nổi dậy của Hai Bà Trưng thế kỷ I đến cuộc nổi dậy của Lý Bôn thế kỷ VI, sử sách của Trung Hoa cho thấy biểu hiện của một sự phụ thuộc về chính trị trên nền nửa độc lập với Bắc triều. Theo dòng thời gian, những thời kỳ có đặc tính bán tự trị ngày càng tăng lên. Xu thế này làm nền cho cuộc nổi dậy của nhà [Tiền] Lý ở giữa thế kỷ VI và cuối cùng là sự phân liệt hoàn toàn khỏi Trung Hoa vào thế kỷ X.


Tác động của văn hóa Việt đối với văn hóa Trung Hoa đã không được xác định một cách chính thức, nhưng nó khá rõ rệt. Ngôn ngữ của các tiểu quốc cổ Ngô và Việt tạo nên ngôn ngữ Ngô, và phần nào tới ngôn ngữ Mân ở Phúc Kiến. Những nhà nghiên cứu ngôn ngữ cho rằng một số từ tiếng Trung Hoa có nguồn gốc từ tiếng Việt cổ chẳng hạn như từ jiang (giang), có nghĩa là sông. Những tàn tích về người Việt có thể quan sát được trong một số nhóm thiểu số ở Trung Hoa.


Ở Chiết Giang, nhà hát được gọi là rạp diễn Việt kịch. Tiếng Việt là một bộ phận của tiếng Trung Hoa và thường được gọi là tiếng Quảng Đông. Mẫu tự chính thức và các phương ngữ hình thành từ nó được sử dụng ở Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam, Hồng Kông, Ma Cao và tại một số cộng đồng Hoa Kiều trên thế giới.


Một số tên gọi khác của người Việt còn truyền được tới nay là Yi-Yue (hoặc Yu-Yue/ Ngải-việt), Mân-việt, Sơn-Việt, Dương-Việt (người Việt ở biển), U- Việt và Câu-Ngô. Những nhà nghiên cứu tiếng dân tộc cho rằng tên gọi người Việt có liên quan đến nghề chế biến cây gai dầu ở miền nay là Chiết Giang.


Chữ Việt cũng được xem là từ chỉ lưỡi phủ việt, một dụng cụ hay khí giới giống cái búa hay cái rìu, hình chữ nhật, biểu trưng cho quyền lực hoàng gia hay đế chế. Nhiều dụng cụ dạng rìu bằng đá đã được tìm thấy ở Hàng Châu, do vậy, nhiều học giả cho rằng lưỡi việt (búa dùng trong nghi lễ) là một sáng chế của miền Nam. Chữ Việt cũng từng được dùng để chỉ Quảng Đông và Quảng Tây [4] .


Cho dù nhiều bộ tộc Việt vẫn thấp thoáng đó đây trên lãnh thổ CHND Trung Hoa và để lại những dấu ấn trong sử sách đến cuối đời Hán, nay chỉ có thể kể tên vài nhóm dân Việt như Palyu “Lai", Bugan “Hualuo hay Huazu”, Bit, Bulang, Hu, Kemu, Khuen, Wa... Di sản lớn nhất của người Việt cổ chính là miền Bắc Việt Nam, miền đất mà họ chạy về đó định cư do sự truy bức của Trung Hoa.


Về các tộc thiểu số khác ở khu vực nay là biên giới Trung Việt, theo sách của S. Robert Ramsey. Những ngôn ngữ của Trung Hoa (The Languages of china) tr. 233, không chỉ có Hakka (Khách gia, miền nam gọi là Hẹ), Mân và người Quảng Đông, là những người ở miền Nam Trung Hoa từ đầu, mà từ lâu đời người Thái đã thấp thoáng đóng một vai trò có qui mô ngay trước khi một thiên hạ Trung Hoa lộ rõ. Từ đầu thiên niên kỷ thứ nhất trước công nguyên, những khu vực trồng lúa đã lốm đốm xuất hiện ở lưu vực sông Dương Tử. Vẫn theo S. Robert Ramsey, trong số các tiểu quốc được điểm tên trong lịch sử Trung Hoa có Ngô, ở gần Thượng Hải hiện nay, và Việt nằm dọc theo bờ biển Nam Trung Hoa, là những quốc gia của người Thái. Các quốc gia này dần dần bị Trung Quốc nuốt dần và đa số người Thái đã trở thành người Trung Hoa, qua đồng hóa về văn hóa và ngôn ngữ. Một nhà dân tộc học đã ước tính rằng ít nhất 60% người Quảng Đông có tổ tiên là thổ dân nói tiếng Thái.


Về các vùng khác thuộc miền Nam Trung Hoa nói chung: miền Nam Trung Hoa trước thời Hán bao gồm nhiều nền văn hóa gần với Đông Nam Á như văn hóa Đông Sơn. hoặc những nền văn hóa nổi tiếng hơn như Ngải, Di hoặc Ba Thục. Trong đó, văn hóa Điền ở Vân Nam thể hiện những cư dân khác sau thời đồ đồng. Xứ Vân từng cho thấy mối liên hệ về các nhóm người phương Nam với những bức tranh trong hang vẽ pháp sư (saman) khua gươm cong, chuôi có núm tròn kiểu Hán, thể hiện quyền lực trên đầu một đám đông. Người Hán từng có tục xăm mình để trấn áp những chứng bệnh nhiệt đới cũng như những cừu thù trong thời gian chiếm đóng những vùng đất thù địch.


Ở Vân Nam, văn hóa hiện đại của địa phương này không có nhiều liên hệ với nền văn hóa thuần Hán của vùng đồng bằng trung tâm cả về tín ngưỡng, trang phục, ẩm thực. Ở Vân Nam, còn tồn tại tục ăn côn trùng.


Những nguồn và ý kiến trên thường thuộc về các nhà nghiên cứu phương Tây, ít gây tranh cãi hơn so với những ý kiến dưới đây.



Nhóm thứ nhất (người Trung Hoa, đa số là ở lục địa) cho biết một số phát hiện và khẳng định sau:


Người Quảng Đông cách đây 2.000 năm là sự pha trộn giữa người Việt tại chỗ và người Hán. Người Việt lúc đó gần với người thiểu số dân tộc Nùng hiện nay ở Việt Nam.


Vương quốc Nam Việt gồm những cư dân người Kinh (?) sống ở đó nhưng họ là người Trung Hoa. Quảng Đông và Quảng Tây cũng như quốc gia cổ Nam Việt, không có quan hệ với dân tộc hiện nay mang quốc hiệu Việt Nam. Hoặc họ (người Trung Hoa ở phương Nam) không có quan hệ gì với người Nam Việt, cho dù Triệu Đà, vua Nam Việt lúc đó là người Hán.


Trong khoảng 100 năm gần đây người Hoa di cư xuống Việt Nam là từ Lưỡng Quảng và Phúc Kiến. Người Hán phương Bắc, theo nhóm thứ nhất, hầu như không di cư xuống Việt Nam, họ chỉ chạy sang Nam Triều Tiên vào năm 1949 và định cư chủ yếu ở Pusan và Seoul.


Người Hoa di cư xuống phía Nam thường không phải là người Hán. Họ tự gọi mình là người Minh Hương, hiện ở Việt Nam còn thế hệ thứ tư của những người Minh Hương, phần nhiều không nói, viết được tiếng Hoa.


Người miền Nam Trung Hoa có ngoại hình khác với người Trung Hoa phương Bắc. Nhà Nguyên Mông chia người Trung Hoa thành các nhóm: Mông, du mục người Hán phương Bắc, người Hoa phương Nam. Một vài ý kiến cho rằng người Trung Hoa phương nam có ngoại hình phần nào giống với người Việt Nam.


Nhiều người Quảng Đông hiện đại còn giữ được gia phả theo đó tổ tiên của họ di cư từ phía bắc xuống Quảng Đông vào đời Đường (618-907) và đời Tống (960-1279). Cuộc di cư lớn nhất xảy ra vào cuối đời Tống, họ cư trú ở nơi mà người Nam Việt đã bị đẩy xuống Quảng Tây hoặc Việt Nam hiện nay, nơi mà khi đó những người Choang là thiểu số so với người Kinh chiếm đa số.

Người Trung Hoa ở phương Nam hiện nay nói chung đã bị Hán hóa.


Còn có trên 50 triệu người thuần huyết thống Nam Việt hiện ở Quảng Tây và Quế Lâm.

Những người thổ dân thuộc các bộ tộc thiểu số Lê, Tày, Đai..., được chính phủ Trung Hoa xếp vào cùng nhóm với người Choang, nhóm này có tổng dân số trên 20 triệu người.

Không có nhiều người Quảng Đông sinh ra ở Việt Nam. Cộng đồng Trung Hoa ở Việt Nam chủ yếu là những người nói tiếng Triều Châu (Tiều) hoặc Phúc Kiến [5] .

An Dương Vương (Thục Phán), Triệu Đà, cũng như anh hùng dân tộc của Việt Nam Lý Bí, đều là người phương Bắc Trung Quốc.


Nhiều ý kiến của nhóm thứ nhất thường nhấn mạnh rằng họ là những người Quảng Đông thuộc về hệ Hán, hiện chiếm đa số ở khu vực Lưỡng Quảng, và "rất tự hào về nguồn gốc Hoa Hạ và Đông Di của mình", hiện chung sống với "các dân tộc thiểu số” đáng yêu có nền văn hóa rực rỡ, danh giá thuộc về giòng dõi Nam Việt. Rằng đa số người Trung Hoa hiện đại không cho rằng nước Nam Việt lúc đó gần với Âu Lạc (được xem là nằm trong vương quốc Nam Việt) hơn là gần với Trung Hoa. Rằng những người Việt Nam hiện đại kém hiểu biết cần được dạy dỗ, rằng họ chỉ có quan hệ với Âu Lạc, nhưng không có quan hệ gì với vương quốc Nam Việt. Cổ sử Trung Hoa, theo họ chép rằng những người Hán đã tàn sát và đánh đuổi những bộ lạc Việt về phía Nam và xuống đồng bằng sông Hồng trong "các cuộc chinh phạt cướp đất". Có ý kiến khuyên người Việt không nên tự hào về dòng dõi Nam Việt vì đây chính là giống Nam Man [6] . Một số ý kiến cho rằng người Việt nhìn chung là “bội bạc", "quanh co”, đàn ông Việt Nam không chăm chỉ và không chú trọng xây dựng gia đình theo khuôn mẫu Á đông. Có ý kiến lại cho người Việt là đần độn và khờ dại. Cũng có ý kiến cho rằng người Việt hiện đại xấu hổ (?) vì dòng dõi Bách Việt và tìm cách “leo thang" để gắn mình với người Quảng Đông và người Trung Hoa. Và cộng đồng người Việt ở Hoa Kỳ không được người Mỹ ưa chuộng(?)


Xin nêu thêm một số phát hiện đến từ cả hai nhóm và các nhà nghiên cứu phương Tây:


Nhà Tần (221-206 tCn) cũng có truyền thuyết về con chim thần (tựa như Âu Cơ).

Có nhiều người Việt cổ bị đồng hóa thành Trung Hoa nhiều năm trước đây. Chẳng hạn họ Âu-dương đến từ đất Lư Lăng của vương quốc Việt cổ. Có một hoàng tử Việt mang họ này bị nhà Chu bắt. Hậu duệ của ông, một sử gia nổi tiếng nhà Tống mang họ này. Hiện nay, ở một số tỉnh miền Nam Trung Hoa còn nhiều người mang họ này. Một số người Quảng Đông cũng mang họ này. Sử gia đời Tống Âu-dương Tu cho rằng người Việt có cùng một tổ tiên với với người [Hoa?] Hạ, một quan điểm bị nhóm thứ nhất của Diễn đàn này phê phán.

Các khu vực Tứ Xuyên, Quảng Tây, Quảng Đông, Vân Nam từng có nền văn hóa riêng và dân cư khác biệt, không in dấu lên triều đình Hán hay các nghi thức đặc trưng cho đế chế Trung Hoa.

Quảng Châu được Ngô vương Tôn Hạo, vua thứ tư nhà Đông Ngô, chắt của Tôn Quyền, chia tách từ Triều [?] Châu [7] vào năm 264.


Có lượng đáng kể của dòng máu Trung Hoa trong huyết quản người Lạc Việt và U Việt. tức là người Việt hiện đại.

Những người U Việt thuộc nhóm Bách Việt, bị nhà Thanh (1644-1911) dồn đuổi xuống lãnh thổ Việt Nam. Chuyện chín chúa tranh vua" (Cẩu chúa cheng vùa) của các dân tộc Tày, Nùng… có thể là minh họa cho sử liệu này.


Khái niệm “Hán hóa” từng thuộc về những đường biên giới cổ đại thật xa lạ với hiện nay. Không thể xem là những tộc người thiểu số đang không được đãi ngộ ở CHND Trung Hoa, cho dù một số trong họ đã biến mất trong những triều đại phong kiến sau cùng. Miền Nam Trung Hoa từng thuộc những tộc người thiểu số hiện cung cấp một ít di sản phục vụ cho du lịch. Không nên nghĩ rằng tất cả công dân Trung Hoa thực thụ hiện đang cố trở nên càng giống Hán càng tốt. Những dị biệt về tính cách sắc tộc và văn hóa vẫn còn tiềm tàng ở CHND Trung Hoa, thể hiện cả ở nét mặt của những người không phải dân tộc Hán. Những khu vực như Tân Cương hay Tây Tạng về cốt lõi văn hóa vẫn cho thấy sợi chỉ mỏng manh của bản sắc văn hóa và cho thấy rõ ràng nên xem xét cư dân hoặc sở hữu đất đai (!) có thể xem là hoàn toàn Trung Hoa hay không. Sự hiện diện trước đây của những thổ dân không phải người Trung Hoa có thể thấy rõ trong những tài liệu khai quật được. Nhưng công nhận hay không công nhận điều này cũng không thể xem như lý do để chuyển sang đề tài chính trị. Càng không phải duyên cớ để các khu vực khác khoanh vùng để đòi lại… (đây là ý kiến từ phương Tây).


Nghiên cứu DNA do các trung tâm ở Thượng Hải, Côn Minh và Hoa Kỳ (Center for Genome Information, Department of Environmental Health, University of Cincinnati, Cincinnati, Ohio 45267, USA) chỉ ra rằng người Bắc Trung Hoa (Tây An và Bắc Kinh) và người Nam Trung Hoa (Quảng Châu, Thượng Hải) có cùng mẫu ADN.


Một ý kiến đáng chú ý từ nhóm thứ hai - chủ yếu gồm người Việt hải ngoại, kể cả những người di tản sau năm 1975, trong đó có cả người Việt gốc Hoa - không gặp phải phản kháng của nhóm thứ nhất: Việt là từ mà người Hoa Hạ gắn với thổ dân khu vực đông nam của Trung Hoa mà họ gặp phải. Định nghĩa khái lược này hợp với một địa bàn rất rộng ở Đông Nam Á… bao gồm ngoài đông nam Trung Hoa còn bao gồm Tây Nam nước này. Đông Nam Á xét về vị thế, Đông bắc Ấn Độ, các đảo trên Thái Bình Dương, và Madagascar. Dân này nói tiếng Austronesian, Tai-Kadai, Austroasiatic và Hmong-Mien (Mon-Khmer).



Ghi chú :

[1]Người dịch tổng hợp và chú thêm niên đại để người đọc tiện theo dõi. Chú thích trong bài là của ban biên tập Xưa & Nay. Chú thích của talawas để trong [].

[2]Theo một nguồn nữa, các bộ lạc không phải người Hán gồm: Hoa Di (thuộc bộ tộc Lô Lô) hay Xu và Việt ở phía đông, Khuyển Nhung ở phía tây, Di ở phía bắc, Pu, Khương và Man ở phía tây nam và phía nam.

[3]Theo một Website phương Tây được công nhận rộng rãi [?], nước Ngô cũng là một quốc gia của người Việt nằm ở nam Giang Tô và bắc Chiết Giang. Giới quý tộc của hai quốc gia này học tiếng Trung, thuận theo pháp luật Trung Hoa và học theo công nghệ quân sự Trung Hoa, phát triển giao thông thủy là chính, và nghề nuôi trồng thuỷ sản, chứ không chỉ làm thuần nông nghiệp. Hai nước này cũng nổi tiếng về nghề đóng tàu và tác chiến trên sông nước, cũng như nghề làm gươm. Vào thời Chiến Quốc, hai nhà nước Ngô và Việt, bắt đầu can thiệp mạnh hơn vào chính trường Trung Hoa. Năm 506 trCn, chiến tranh bùng nổ giữa Ngô và Việt, lúc ác liệt lúc lắng dịu trong suốt 30 năm sau. Tới năm 473 trCn, Việt Vương Câu Tiễn chiếm được Ngô, được các lân bang là Tề và Tấn công nhận. Năm 333 trCn, đến lượt Việt bị Sở thôn tính.

[4]Như khái niệm biên khu Việt-Quế được dùng khoảng giữa thế kỷ XX, bên kia biên giới là hai tỉnh Lạng Sơn và Quảng Ninh của Việt Nam.

[5]Được phương Tây xem là những nhánh của ở phương Nam có liên hệ với Hán tộc. Tuy nhiên, một trang Web thông dụng của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ phương Tây [?] cho rằng tiếng Phúc Kiến và Triều Châu là phương ngữ phụ trong tiếng Mân.

[6]Là một trong số các dân tộc mà người Hán coi là mọi rợ (Đông Di, Tây Nhung, Nam Man, Bắc Địch). Xin lưu ý ở trên có ý kiến của người Quảng Đông hiện đại thể hiện sự tự hào là người Đông Di.

[7][có thể ông LĐH nhầm. Sau khi Sĩ Nhiếp chết, năm 226, Đông Ngô đã chia Giao Châu ra làm hai châu: Quảng Châu gồm các quận Nam Hải, Uất Lâm, Thương Ngô và Giao Châu gồm các quận Hợp Phố, Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam. và cử Sĩ Huy, con Sĩ Nhiếp làm thái thú Cửu Chân, nhưng Sĩ Huy không tuân lệnh mà dấy binh chiếm giữ Giao Chỉ. Thứ sử Giao Châu là Đái Lương và thứ sử Quảng Châu là Lữ Đại cùng hợp binh tiến đánh và giết chết mấy anh em Sĩ Huy. Khi đó Đông Ngô lại hợp nhất Quảng Châu với Giao Châu như cũ, phong Lữ Đại làm thứ sử Giao Châu, và đến năm 264 mới chia lại thành Quảng Châu (trị sở tại Phiên Ngung, nay là thành phố Quảng Châu) và Giao Châu (trị sở tại Long Biên). Giao Châu mới gồm có 6 quận: Giao Chỉ, Tân Xương, Vũ Bình, Cửu Chân, Cửu Đức và Nhật Nam, bao gồm miền Bắc Việt Nam cộng thêm khu vực Khâm Châu (thuộc Quảng Tây) ngày nay và bán đảo Lôi Châu thuộc tỉnh Quảng Đông) ngày nay.


Lê Đỗ Huy lược thuật

Nguồn: Tạp chí Xưa & Nay số 295, 11/2007 tr. 30-33 
Dùng bản của  talawas
Nguồn:

=========================


Mời xem bài liên quan

51 nhận xét:

  1. "Kiến ăn cá hay là cá ăn kiến" đây?
    Ngày xưa Mao bảo trả Lưỡng Quảng cho VN, Bác Hồ không nhận đấy!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. "Ngày xưa Mao bảo trả Lưỡng Quảng cho VN, Bác Hồ không nhận đấy!"
      Không dám hoạnh họe gì đâu. Nhưng đúng là nhà cháu lần đầu tiên nghe thấy thông tin này.
      Bác có thể cho nguồn ở đâu nói việc này ko ạ?

      Xóa
    2. Máy móc quá! Chuyện đó lấy đâu ra nguồn, nhưng liên kết nhiều sự kiện trong quan hệ VN - TQ sau 1954, thì thông tin này không hẳn vô lý đâu!

      Xóa
    3. Không phải đâu. Ông Nặc tự nghĩ ra điều này thôi.
      Bọn TQ đâu có dễ dàng như vậy.
      Chuyện lịch sử hàng mấy ngàn năm.
      Gần đây nhất chỉ có Hoàng đế Quang Trung là có ý định lấy lại Lưỡng Quảng từ Càn Long mà thôi.
      Có nguồn nói Càn Long tự nguyện định cắt Lưỡng Quảng cho VN làm của hồi môn cho Công chúa định gả cho Quang Trung nhưng chưa kịp làm hôn lễ thì ông đã bị chết. Do vậy hôn lễ không thành cùng với việc Lưỡng Quảng vẫn ở lại TQ.

      Xóa
  2. Người Đất Cátlúc 12:59 17 tháng 10, 2014

    "NÚI SÔNG BỜ CÕI ĐÃ CHIA. PHONG TỤC BẮC NAM CŨNG KHÁC"
    ( Nguyễn Trãi-Thiên cổ Hùng văn: Bình Ngô Đại Cáo).
    Vĩ cuuồng? Thích làm những điều không bao giờ có thể làm được.
    Huyễn tưởng? Mơ những điều không có thực trong cuộc sống.
    Đặt bày những chuyện không đâu. Rối thêm cuộc sống.
    "CON ƠI CON! TRÁI ĐẤT THÌ TRÒN. VÀ MẶT TRĂNG CŨNG TRÒN NHƯ ĐĨA MẬT.
    NHỮNG CÁI ĐÓ ĐỀU LÀ RẤT THẬT. NHƯNG CHIẾC BÁNH ĐA TRÒN NGOÀI CHỢ VẪN THẬT HƠN".
    ( Nguyễn Duy).
    Hết lời dẫn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lê Lợi, Nguyễn Trãi là thời xưa rồi.
      Còn Quang Trung Nguyễn Huệ là mới gần đây. Cụ Nguyễn Huệ không mất sớm thì ngày nay chúng ta đã có Lưỡng Quảng rồi.

      Lịch sử Trung Quốc hợp rồi tan. Đó là chu kỳ của Lịch sử.
      Hiện tại bây giờ thì chúng ta chưa làm được nhưng rồi đến lúc Tây Tạng, Tân Cương nổi dậy. Rồi các khu vực TQ tuyên bố độc lập khỏi người Hán, khôi phục lại các quốc gia riêng.
      Cơ hội thu hồi Lưỡng Quảng không phải là không có.

      Xóa
    2. Đúng là ông XYZ. thích làm một cọp, chứ không ham bầy bò.

      Xóa
    3. Bác Người Đất Cát ơi. Bác đọc tiếp Bình Ngô đại cáo đi này: "Trải Triệu, Đinh, Lý, Trần gây nền độc lập ...."
      Rõ ràng Nguyễn Trãi cũng khẳng định Nhà Triệu là một triều đại của nước ta đó. Các cụ xưa không nhầm lẫn đâu.

      Xóa
  3. Huỳnh Trọng Đôlúc 13:36 17 tháng 10, 2014

    Vấn đề chủ nhà dẫn bài này về để chúng ta hiểu quá trình xâm lăng- hán hóa diễn ra hàng mấy ngàn năm nay. Các dân tộc miền Nam TQ hiện nay đã chịu cái ách này và mất quốc gia độc lập.
    Đó là sự thật lịch sử.
    Chỉ có Việt Nam ta, dù hàng ngàn năm Bắc thuộc nhưng không bị đồng hóa.

    Vậy thì cái câu chuyện "Bí mật Thành Đô", dẫu người tung tin không lên tiếng thú nhận chăng nữa, nếu là một người Việt Nam bình thường thì cũng phải thấy đó là chuyện bậy bạ, hoang đường đến cỡ nào.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tôi thì ko rõ ý của chủ nhà có trùng với suy nghĩ của bạn hay không? Nhưng cách bạn nói như vậy thật ko hợp lý. Chuyện Hán hóa hay ko thì đâu có liên quan gì đến chuyện bán nước (nếu có).

      Do đó, bạn lấy lý do trên để bênh vực "Bí mật Thành Đô" là 1 lỗ hỗng rất lớn.
      Tất nhiên tôi cũng ko tin vào chuyện "bán nước" qua hội nghị Thành Đô đang lan truyền trên mạng. Chỉ đơn giản là ko có tài liệu đáng tin cậy. Nhưng tôi nghĩ có thể trong văn bản ký kết giữa hai nước có điều gì đó nhạy cảm thuộc bí mật quốc gia.

      Xóa
    2. https://www.facebook.com/hoighetphandong?hc_location=timelinelúc 14:13 17 tháng 10, 2014

      Có gì không rõ hả Bạch xà Tinh?
      Bọn mình chuẩn bị đi thu hồi Lưỡng Quảng.
      Trước khi đi thì chắc chắn sẽ đưa các rận xĩ như cậu vào nhập kho.

      Nói thế đủ rõ chửa?

      Xóa
    3. Chúng tôi muốn biếtlúc 19:07 17 tháng 10, 2014

      Đê nghị chủ nhà cung cấp IP Bạch xà tinh để bọn tớ thi hành án nhá.
      Chưa cần xét xử vội, cứ nhập kho đã rồi khi thu hồi lưỡng quảng xong ta về xử cũng được mà.
      Sẽ tuyên bố tình trạng thời chiến.
      Các bác không cần lo tình hình NHÀ KHO.
      Đủ chỗ cho các loại rận.

      Mà thực ra, mỗi lần la lối biểu tình này nọ dù kêu gọi cả tuần liền nhưng, ví dụ hôm mang kiến nghị "CHÚNG TÔI MUỐN BIẾT BÍ MẬT THÀNH ĐÔ" hom vừa rồi đến trụ sở QH chỉ có hơn chục mống mà toàn những tên tuần chay nào cũng có nước mắt.
      Phía Nam chừng ấy.

      Xóa
    4. Cho dù những người đó có bị các bạn gọi là phản động, công kích thế nào chăng nữa, hoặc cũng có thể họ chưa đúng. Nhưng họ lại có dũng khí. Ra mặt làm những chuyện mà chính quyền ko thích, ko phải ai cũng có can đảm để làm.

      Xóa
  4. Cho dù tổ tiên Lưỡng Quảng là Hùng vương, thì nói chuyện này có ich gì ngoài việc nghiên cứu về lịch sử. Hay là ý các bạn nói tổ tiên ng Việt ở Lưỡng Quảng nên bây giờ ta có quyền đòi lại?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rận xĩ ngu chưa có bằng trật tự.
      Đừng lảm nhảm nữa.

      Xóa
    2. máy hôm nay bọn nhân dân ,bọn dân chủ háo hức tin vui tù hồng công ,quảng dông triết giang ,quảng tây biểu tình dòi giết hết bọn công sản ,mầ bôn dân chủ việt nam dang ín thở

      Xóa
  5. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 15:37 17 tháng 10, 2014

    Tôi đồng tình với Người Đất cát: đừng nói chuyện huyễn tưởng!
    Các bạn có biết thâm nho của Ông Mao trong việc nói trả Lưỡng Quảng cho VN không?
    Các bạn có biết tại sao Bác Hồ không nhận Lưỡng Quảng về cho VN không?
    Nên nhớ dân số hai tỉnh này thời ấy chưa đông như ngày nay, lúc ấy Việt Nam dân cũng còn ít.
    Dã sử VN nhận Lưỡng Quảng về, sẽ xãy ra việc gì với số dân họ gấp mấy lần chúng ta?
    TQ từng thực hiện âm mưu đồng hóa dân tộc khi họ đô hộ ta ngàn năm mà không được.
    Nhưng nếu Lưỡng Quảng về VN thì dân số áp đảo nó sẽ dùng số đông đó thực hiện ý muốn...
    Nhưng mà, không bao giờ có chuyện ấy đâu. TQ họ lăm le chiếm đất của láng giềng như Ấn Độ, đã nuốt Tây Tạng, Nội Mông...làm gì có chuyện họ thật tâm trả hai tỉnh ấy cho VN.
    Xin các bạn đừng có mơ mộng hảo huyền làm chi. Hãy sống cho thực tế cho nó nhẹ nhàng...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác Người đất thép nói đúng đó!. Nếu Bác Hồ mà thiếu tỉnh táo nhận món quà Mao trao trả, thì năm 1956 (Dự kiến Tổng tuyển cử ở nước ta), thì VN được sáp nhập luôn vào Tàu rồi!

      Xóa
  6. Bác Đất Thép nói đúng lắm, hiện nay dân cư Lưỡng Quảng họ coi mình là người gì? Dân cư ấy đông có lẽ gấp 2, 3 lần dân VN, kinh tế chắc cũng vậy...
    Cứ giả sử Bắc kinh ko kiểm soát được họ, họ đòi tách ra để nhập VN chăng? Hay VN lúc ấy xua các AHBP lên chiếm đất, lãnh đạo họ thay Bắc kinh? Tuổi gì vậy? Đừng mơ hão... tỉnh đi

    Trả lờiXóa
  7. Vấn đề Lưỡng Quảng này giờ chỉ dùng để phản biện lý lẽ của TQ ở Hoàng Sa thôi!

    Trả lờiXóa
  8. Nặc danh11:35 Ngày 17 tháng 10 năm 2014
    "Kiến ăn cá hay là cá ăn kiến" đây?
    Ngày xưa Mao bảo trả Lưỡng Quảng cho VN, Bác Hồ không nhận đấy!

    Có sự kiện này thật đấy. Tuy nhiên nguồn là sách viết, nên việc dẫn nguồn bây giờ thật sự khó khăn. Vấn đề ở đây là "nhận đất" Lưỡng Quảng thì phải nhận cả "dân" Lưỡng Quảng. Mà dân Lưỡng Quảng (Tàu) thì đông hơn 31 triệu dân Việt (lúc ấy Miền Bắc 17 tr, Miền Nam 14 tr). Giả sử có một cuộc bầu cử thì .... sẽ tương tự Crime bây giờ. Nên nhớ 1946 Cụ Hồ đã phải dùng "khổ nhục kế" để tiền 20 vạn anh Lưỡng Quảng xéo về.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cụ Hồ "Tiễn" chứ không phải "tiền" - 20 vạn anh Lưỡng Quảng xéo về. (bằng Hiệp định 6/3/1946 hòa hoãn với Pháp)

      Xóa
  9. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 18:09 17 tháng 10, 2014

    Cô chủ trang hãy thận trọng.
    Coi chừng mấy thằng phởn nhé. Người ta dương đông kích tây, còn chúng nó sẽ dương bắc kích nam đó. Có nhớ bài của Lão Thợ cạo có 2 phần: phần chuyện hội nghị Thành Đô, phần sau là bọn cáp duồng cũng có nội dung đất đai cũ mới đấy.
    Đừng để bị người ta dẫn đi theo ý họ.

    Trả lờiXóa
  10. Lưỡng Quảng không thích Bắc Kinh. Vậy ai dám nói Lưỡng Quảng thích Hà Nội. Nếu TQ tan nát LQ sẽ thành một nước độc lập ngay và luôn. Mà bài này nói về tổ tiên LQ chứ không phải người VN hiện đại bây giờ. Liên quan chỉ mỗi cái từ "Việt" mà thôi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chúng ta sẽ có đội tiền trạm sang giải thích, rồi họ sẽ nghe ra và cùng trở về với cội nguồn Việt.
      Mà Google.tienlang đang làm sứ mệnh tiền trạm này.

      Xóa
  11. Mấy anh phởn vẫn bị ám ảnh cái Thành Đô thì trước hết bay qua TQ đến Tân hoa xã xin cái biên bản hay gì đó về Thành Đô rồi về VN "chúng tôi muốn biết" cũng chưa muộn. Chứ đừng lải nhải một cách vô trí về cái hội nghị Thành Đô.

    Trả lờiXóa
  12. Người Đất Cátlúc 19:14 17 tháng 10, 2014

    Trong vốn từ lóng tiếng Việt gàn đây, xuất hiện Từ Ngố và từ Bờm, để gọi vui những ai có vấn đề về trí tuệ. Ngố thì chấp nhận được. Nhưng Bờm thì quá oan. Bờm có ngoại dáng khù khờ, quê mùa nhưng khôn đáo để. Bờm cảm hiểu được những gì Phú Ông trưng ra để đổi chác có cái gì đó nguy hiểm, mưu mẹo, cách biệt với giá trị vật chất Quạt Mo của Bờm. Ba bò chín trâu. Không. Ao sâu cá mè. Không. Một bè gỗ lim. Không. Con chim đồi mồi. Không. Vắt xôi. Cười, đồng ý.
    Bờm Việt cũng thế. Nó yêu mảnh đất hình chữ S nhỏ xíu của nó. Chạy dài từ Nam Quan đến Cà Mau. Tây có Trường Sơn sừng sững. Đông có Hoàng Sa-Trường Sa. Ai đó cho nó GỖ LIM LƯỠNG QUẢNG. Bờm Việt lia lịa lắc đầu. Bờm Việt chỉ có một mong ước nhỏ: trả lại cái Hoàng Sa chim ỉa mà Phú Ông đã vô tình xí phần của nó!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. NGƯỜI ĐẤT SÉTlúc 20:45 17 tháng 10, 2014

      Cho Đất Sét "chỉnh" lại chút:
      "....trả lại cái Hoàng Sa chim ỉa mà Phú Ông đã CỐ TÌNH GIÀNH PHẦN của nó!"
      Hy vọng Đát Cát không phiền.

      Xóa
    2. Lần đầu tôi mới nghe có người giải thích Bờm có nghĩa như thế. Tôi thì được nghe giải thích thế này : Anh Bờm ko chịu lấy những thứ khác mà chỉ lấy nắm xôi, vì nắm xôi là thực tế, là cái mà anh có thể bỏ vào bụng được ngay. Còn những thứ khác chẳng có ý nghĩa gì khi anh đang đói.

      Suy rộng ra từ Bờm thật ra ko phải là dùng cho người có vấn đề về trí tuệ, mà dùng để chỉ những người chỉ thấy cái trước mắt, ko nghĩ đến cái lâu dài. Nhưng lâu dần thành quen, người ta dùng từ Bờm để chỉ những người mà hành động của họ có vẻ thiếu trí tuệ.

      Xóa
    3. Phú ông xin đổi ao sâu cá mè, một bè gỗ lim, đôi chim đồi mồi lấy cái quạt mo nếu Bờm đồng ý thì Phú ông sẽ ra một điều kiện mày làm trâu bò cho tao sai bảo.

      Xóa
    4. Thật ra phân tích một bài thơ thì phải để trí tưởng tượng bay bổng. Và cách hiểu bài thơ tùy thuộc vào nhận thức của người phân tích. Còn chuyện đúng hay sai mà nếu tác giả khuyết danh thì phải dựa vào số đông.

      Tôi tôn trọng suy diễn của bạn dù trong đó bao hàm sự xách mé.
      Nhưng tôi cũng có thể suy diễn là Phú ông có cô con gái, mà Bờm thì không mê gái. (Tôi chưa nghe ai nói Bờm mê gái bao giờ). Nên Phú ông sẽ ra ĐK là Bờm phải làm rể. Bờm sợ nên chọn nắm xôi. Kaka.

      Xóa
    5. Từ chuyện đất LƯỠNG QUẢNG của tổ tiên mà các bác lại lái sang chuyện Thằng Bờm trong ca dao thì cũng là đi xa rồi.
      Tôi cũng lạm bàn thêm: "Phú Ông xin đổi nắm xôi. Bờm cười". Bờm cười chứ có phải "Bờm ừ" đâu? Vậy thì chưa chắc "Bờm cười" đã là Bờm đồng ý đổi. Bờm cười là vì thấy được bản chất dối trá của Phú ông đột nhiên bị lột trần. Có cái quạt mo mà đòi đổi toàn những thứ có giá trị ! Bờm không đổi là Bờm chả có tin (có tên nhà giàu nào lại ngu như thế!). Biết là đánh lừa Bờm không được khi đòi đổi những vật không ngang giá trị nên Phú Ông đành đánh bài ngửa xin đổi vật ngang giá. Nhưng Bờm cười chứ ai bảo Bờm chịu đổi, ai bảo Phú Ông thắng Bờm mà có cái quạt mo?

      Xóa
  13. Đi tìm căn cước thật của Việt Nam
    Nam Phan

    Gần đây, từ trong nước cũng như ngoài nước, đã có khá nhiều sách báo khảo cứu về nguồn gốc văn hóa và dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, dường như vẫn chưa có câu trả lời hoàn hảo và nhất thống về nguồn gốc xuất phát và về thời gian hình thành.

    Ba ngàn năm, bốn ngàn năm, hay hơn nữa? Từ trong dòng máu Trung Hoa, hay thuộc một chủng khác, độc lập và có văn hóa riêng, hoặc pha chủng cả hai và vay mượn văn hóa của nhau? Hoặc pha chủng với nhiều chủng tộc khác nữa, như Thái, Mường, Mèo, Dao, Tày chẳng hạn, nhưng lại chịu ảnh hưởng vượt trội của Trung Hoa? Hoặc ngược lại, và nói như cố Giáo sư Kim Định: “Bách Việt làm chủ trọn vẹn nước Tàu trước người Tàu”(1).

    Những điều băn khoăn như thế thật ra cũng rất dễ hiểu, nhất là đối với những người không chuyên khảo lịch sử. Bởi lẽ, nói một cách tổng quát, người Việt chúng ta xưa nay vẫn tin mình là “con cháu Lạc Hồng”, có “bốn ngàn năm văn hiến”, và rằng đất nước đã được vua Hùng dựng lên đầu tiên, với quốc hiệu Văn Lang, tại vùng châu thổ sông Hồng miền Bắc.

    Tuy vậy, cũng qua sách vở học hành, chúng ta lại được biết khá nhiều chuyện kể lẫn tên gọi về các thủy tổ dân tộc, như Kinh Dương Vương, Lạc Long Quân, hay Âu Cơ, Hùng Vương, đều nghe ra có vẻ Tàu, hoặc nửa Tàu nửa Việt. Rồi nào, cả ở Việt Nam lẫn bên Trung Quốc đều cùng có những địa danh Hà Nội, Hà Bắc, Sơn Tây, Bình Dương... hay những họ Trần, Phạm, Trịnh, Đặng, v.v.... rất giống nhau.

    Ngay cả câu ca dao “Công cha như núi Thái Sơn...”, mọi người Việt Nam chúng ta đều thuộc, nhưng ít ai biết núi Thái Sơn nằm ở tận vùng Đông bắc Trung Quốc. Còn sông Lạc, một chi nhánh của sông Hoàng Hà, cũng chảy xuyên qua vùng này. Và cũng tại nơi đây đã từng xảy ra những trận đánh đầu tiên giữa các bộ lạc của Hoàng Đế Hoa tộc với các hậu duệ của Viêm Đế Thần Nông cách nay hơn bốn ngàn năm, để mở màn việc chiếm đất và mở rộng bờ cõi xuống phía Nam của Hán tộc phương Bắc.

    Hơn nữa, sông Lạc cũng là nơi vua Đại Vũ nhà Hạ đã gặp rùa và nhận “Lạc thư” chỉ giáo về cách cai trị thiên hạ, mà bấy lâu nay truyền thuyết lịch sử của Trung Quốc đã tự nhận là một triều đại lớn của họ. Nhưng ngày nay qua nghiên cứu sự mâu thuẫn nội tại từ trong nội dung lịch sử, chúng ta lại nhận thấy vua Đại Vũ không phải là người Hoa Tộc. Chẳng hạn, ông là người Cối Kê - nay gọi là Kế Châu, tỉnh Giang Tô, thuộc vùng hạ lưu sông Dương Tử. Mà vùng này trong thời kỳ ấy đang còn là đất của các tộc Bách Việt. Chính Việt Vương Câu Tiễn được kể là dòng dõi Hạ Vũ, trong thời Xuân Thu Chiến Quốc, cũng đã lên ngôi lập nghiệp tại đây.

    Thành thử, có khả năng cả hai địa danh Thái Sơn và sông Lạc, cũng như nhiều địa danh và nhiều điển tích khá quen thuộc khác gọi là của Trung Quốc đều có mối liên hệ lịch sử với tổ tiên Bách Việt nói chung và tổ tiên Lạc Việt chúng ta nói riêng.

    Điều này có nghĩa là có thể vì cái quá khứ lịch sử của tổ tiên dân tộc ta đã bị giấu nhẹm hoặc bị tráo trở vay mượn trong hàng ngàn năm, do quá trình “nam tiến” đồng hóa và thống nhất của Hán tộc phương Bắc, cũng như sau đó do quá trình đô hộ gần một ngàn năm nữa trên phần đất chủ quyền của Việt Nam thời bấy giờ, khiến những gì văn minh, văn hóa của kẻ bị thua Việt tộc nay đã trở thành di sản của kẻ chiến thắng Hán tộc và đã bị quên lãng.

    Điển hình là hơn 70 đến 80% người Trung Quốc hiện nay còn phát âm theo giọng Việt (Kim Định, sđd, tr. 8). Đồng thời, song song với tiếng Quan Thoại có nguồn gốc ngôn ngữ Hán tộc phương Bắc và được dùng như ngôn ngữ quốc gia chính thức hầu hết các cư dân Trung Quốc ở vùng Hoa Nam đều có ngôn ngữ địa phương riêng của họ và được gọi chung là Việt ngữ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Khoa nghiên cứu về sọ não gần đây cũng cho thấy: Giữa người Trung Quốc ở miền Hoa Nam và người Việt Nam chúng ta đều có chỉ số sọ gần giống nhau. Ngược lại, chỉ số sọ giữa người Trung Quốc Hoa Nam và người Trung Quốc Hoa Bắc (thuộc Hán tộc thuần chủng) lại khác nhau hoàn toàn(2). Và sự khác nhau này cũng đã được DNA di truyền học hiện đại xác định (chúng tôi sẽ trình bày rõ chi tiết hơn vào dịp khác).

      Cho nên, nói như học giả Kim Định “Bách Việt làm chủ trọn vẹn nước Tàu trước người Tàu”, đó là điều không sai.

      Hơn nữa về sau này, kể cả trong thời kỳ Việt Nam hoàn toàn tự chủ trên chính đất tổ hình chữ “S” của mình, nhưng vì không có chữ viết riêng (hoặc bị hủy mất như đã có một số tác giả gần đây nêu lên), giới sĩ phu chúng ta nói chung và các sử gia nói riêng đều đã phải học cả chữ Nho lẫn nội dung văn hóa của hệ thống tư tưởng, triết lý và chính trị của Trung Hoa, nên các biên khảo lịch sử đất nước chúng ta đã không sao tránh khỏi những điều thiếu sót, mù mờ, hoặc sai lầm. Phần nhiều những công trình nghiên cứu lịch sử này đều phải dựa vào truyền khẩu của các truyện tích, ca dao, tục ngữ, hoặc dựa vào suy đoán từ sử sách chữ Hán của Trung Hoa.

      Mãi đến thế kỷ 14, những truyện kể về họ Hồng Bàng mới được một vài sử gia đương thời biên soạn và đưa vào trong hai tác phẩm Việt Điện U Linh và Lĩnh Nam Trích Quái. Sau đó, vào khoảng cuối thế kỷ 15, Ngô Sĩ Liên là sử gia đầu tiên mới chính thức đưa truyền thuyết họ Hồng Bàng vào quốc sử qua bộ Đại Việt Sử ký Toàn Thư của ông(3), mặc dù chính ông đã nghi ngờ tính xác thực nội dung của truyện kể(4).

      Dĩ nhiên, những điều ngờ vực về tính xác thực như thế không phải là không có lý của nó. Đó không phải là điều vô bổ đối với những hiểu biết khai trí cho hậu duệ chúng ta trong nỗ lực tìm hiểu căn cước thật của Việt Nam bởi lẽ đã là truyền thuyết, nhất là truyền thuyết về đất nước, về dân tộc thì tự bản chất của nó ít nhiều đều chứa đựng tính chất hoang đường, thần thoại. Không những Ai Cập, Hy Lạp, hay Do Thái, Ấn Độ, mà ngay cả Trung Quốc - một đất nước có nền văn hóa rất gần gũi với văn hóa chúng ta, và có khá nhiều sử liệu được ghi chép rất sớm - cũng không sao thoát khỏi tính chất thần thoại hoang đường. Dường như đó cũng là một thứ tiền lệ tri thức của nhân loại, đặc biệt là trong thời kỳ khoa học chưa khởi sắc.

      Những thiếu sót và sai lầm về lịch sử dân tộc Việt Nam như thế không chỉ từ trong nước và từ những kẻ đô hộ, mà còn do sự tin tưởng chung của thế giới trước đây. Một nhận xét trong bài viết “New Light on a Forgotten Past”(5) của Wilhelm G. Solheim II, Giáo sư Nhân chủng học Đại học Hawaii, đăng trong tạp chí National Geographic tháng 03/1971 có đoạn:

      “European and American historians generally have theorized that what we call civilization first took root in the Fertile Crescent of the Near East, on its hilly flanks. There, we have long believed, primitive man developed agriculture and learned to make pottery and bronze. Archeology supported this belief, partly because it was in the region of that Fertile Crescent that archeologists did their most extensive digging”.

      (Lý thuyết của các sử gia châu Âu và châu Mỹ thường cho rằng những gì gọi là văn minh đều bắt nguồn đầu tiên tại vùng Lưỡi Liềm Phì Nhiêu ở Cận Đông, trên những sườn đồi. Đã lâu rồi, chúng ta tin tưởng người cổ sơ ở đó phát triển nông nghiệp và học hỏi làm đồ gốm và đồ đồng. Khảo cổ học đã hỗ trợ niềm tin này, một phần vì các nhà khảo cổ học chỉ loanh quanh đào bới trong khu vực Lưỡi Liềm Phì Nhiêu ấy mà thôi).

      Nhưng thật ra, cũng theo tác giả Solheim, những khám phá khảo cổ học gần đây ở vùng Đông bắc và Tây bắc Thái Lan, cũng như tại Đài Loan, tại miền Bắc và miền Nam Việt Nam, thậm chí cả những khám phá khảo cổ học ở Mã Lai, Phi Luật Tân và vùng Bắc Úc, cũng cho thấy nhiều dữ kiện và thông tin khả tín để khẳng định: Nền văn minh Hòa Bình cổ xưa nhất đã xuất hiện tại vùng Đông Nam Á cách nay hơn 10.000 năm và đã có nguồn gốc từ Việt Nam.

      Xóa
    2. Những điều khám phá và khẳng định trên của Solheim còn tỏ ra phù hợp với công trình nghiên cứu của Stephen Oppenheimer (1998), được viết trong cuốn “Eden in the East”(6) của ông. Căn cứ vào hải dương học, địa chất học, khảo cổ học, ngôn ngữ học, thần thoại học, và một phần công trình nghiên cứu di truyền học của bản thân, Oppenheimer đã đi đến những kết luận hết sức mới mẻ mà chúng tôi xin tóm lược thành ba điểm có liên hệ nhất với bài viết này như sau:
      Điểm 1: Cách nay khoảng 20.000 - 18.000 năm, Đông Nam Á là một lục điạ rộng lớn gấp đôi lần ngày nay, bao gồm Đông Dương, Thái Lan, Mã Lai, Nam Dương, và kéo dài đến các vùng mà nay đã trở thành những nhóm quần đảo Sumatra, Java và Borneo. Bởi lẽ mực nước biển của thời bấy giờ thấp hơn ngày nay 120 - 130 mét, nên các khu vực ấy đều là đất liền khô ráo. (tr. 10, 17-8, 29, 80).
      Điểm 2: Đông Nam Á đã là trung tâm đầu tiên của các nguồn gốc văn hóa và văn minh của thế giới trong thời kỳ tiền sử (tr. 17). Nhưng vì trải qua 3 giai đoạn băng tuyết tan rất lớn của thời kỳ cuối Băng Hà đã xảy ra cách nay khoảng từ giữa 14.000 đến 8.000 năm (tr. 24), nên các nền văn hóa và văn minh tiền sử này đã bị chôn vùi theo với thêm lục địa Đông Nam Á bị ngập sâu dưới lòng biển (tr. 18, 62-3). Đây là điều đã ám ảnh trong các câu chuyện “Đại Hồng Thủy” gần như được phổ biến rộng khắp thế giới từ Đông sang Tây (tr. 24-5).

      Điểm 3: Cũng từ đó, cách nay khoảng từ 8.000 đến 7.000 năm, đã có nhiều đợt di dân từ các vùng ngập nước, phải phân tán đi vào Châu Úc, hoặc đi vào các nhóm quần đảo Pacific và Ấn Độ, hoặc theo hướng Bắc để vào sâu trong lục địa châu Á nói chung và Trung Quốc nói riêng (tr. 10). Trong khi di tản họ đã đem theo các tập tục văn hóa và văn minh tiền sử của họ, trong đó có những kinh nghiệm trồng trọt và thuần thục gia súc (tr. 71).

      Dẫu vậy, ở đây chúng ta không nên nhầm lẫn vùng Đông Nam Châu Á là cái nôi xuất phát thủy tổ nhân loại như đã có một số nhà nhân chủng học tin tưởng theo thuyết tiến hóa tại nhiều địa phương (multiregionalism theory).

      Thật sự, đó chỉ là một trung tâm văn minh rất sớm của thời kỳ tiền sử, mà phát khởi của nó là nông nghiệp, nhất là nông nghiệp lúa nước. Nhiều nghiên cứu di truyền học mới đây, được nhà di truyền học hàng đầu Spencer Wells(7) đúc kết và viết trong cuốn “The Journey of Man ” xuất bản năm 2002, đã cho biết: Tất cả mọi người trên khắp thế giới ngày nay đều là hậu duệ của một cặp thủy tổ quê quán tại Châu Phi.

      Đặc biệt, trong cuốn sách này còn có một công trình nghiên cứu DNA lấy từ hơn 12.000 cư dân bản địa sinh sống trên khắp vùng Đông Á, do nhà di truyền học Li Jin (Lý Huỳnh) và các đồng nghiệp của ông thực hiện, đã khẳng định: Tất cả huyết tộc của 12.000 người này đều có chung nguồn gốc tổ tiên xuất phát từ Châu Phi cách nay khoảng 50.000 năm (tr. 119-20).

      Như vậy, mặc dù Việt Nam ta không có hoặc không còn những di tích theo kiểu kiến trúc vĩ đại Trường Thành của Trung Quốc hay Kim Tự Tháp của Ai Cập để lại, nhưng lòng tin của người Việt mình là dòng giống Lạc Hồng, là con Rồng cháu Tiên và đã có bốn ngàn năm Văn Hiến - hay nói như học giả Kim Định “Bách Việt làm chủ trọn vẹn nước Tàu trước người Tàu” - đều đã có cơ sở. Dường như lòng tin này đã có sẵn trong “gene” di truyền của chúng ta.

      Xóa
    3. Bản thân chúng tôi trước khi nghiên cứu viết những giòng lịch sử này có thể cũng giống như nhiều người Việt Nam khác, đã không sao hiểu nổi núi Thái Sơn ở đâu mà lại hiện diện trong câu ca dao “Công cha như núi Thái Sơn...”. Nhưng nhờ tìm đọc sách báo và nghiên cứu ngọn ngành như đã khái lược ở trên, nên bây giờ chúng tôi mới vỡ lẽ ra những điều như sau:

      Thứ nhất, dân tộc ta thuộc một chủng tộc riêng, không những khác với Hán tộc Trung Hoa, mà còn hiện diện trên đất nước Trung Hoa trước họ. Tuy nhiên, dân tộc ta cũng không thuần chủng, mà là một hợp chủng của hai dòng tộc chính là Lạc Việt và Âu Việt, đồng thời đã có nguồn gốc xuất phát từ quê tổ Việt Nam và ngày nay đã được nhìn nhận là chủ nhân của nền văn hóa Hòa Bình.

      Thứ hai, không những vua Vũ nhà Hạ, mà cả Phục Hy, Thần Nông, Nữ Oa, Đế Nghiêu, Đế Thuấn… đều là những nhân vật vừa có tính cách lịch sử và cũng vừa có tính cách huyền thoại. Tất cả các nhân vật này đều phản ánh từ nguồn gốc văn hóa phương Nam của các tộc nông nghiệp Bách Việt, tức không là Hán tộc và khác với Hán tộc.

      Thứ ba, Hán tộc là nhánh chủng tộc du mục có gốc Thổ (Turk) và Mông Cổ, xuất phát từ những thảo nguyên ở miền Trung Á và Siberia đến. Họ chỉ mới có mặt ở vùng trung lưu Hoàng Hà, sớm nhất là thời Hoàng Đế (theo truyền thuyết được Sử Ký Tư Mã Thiên đề cập), tức sau thời kỳ Phục Hy và Thần Nông. Nhưng có phần rõ ràng hơn cả, có lẽ họ xuất phát từ thời nhà Chu và cũng chỉ bắt đầu bành trướng Trung Quốc xuống đến vùng Hoa Nam trong thời kỳ nhà Tần và Hán.

      Thứ tư, các từ ngữ văn minh, văn hóa và văn hiến, cùng với những ý nghĩa của chúng, đều có nguồn gốc xuất phát từ một đất nước đã được mang tên là Văn Lang. Văn Lang thật sự không phải là một đất nước có biên giới rành rọt theo quan niệm quốc gia mà ngày nay chúng ta hiểu. Đó là một miền đất nước được ranh định tại những nơi đã có sự định cư, định canh của các chi tộc Bách Việt và nằm trong phạm vi lãnh thổ Đông Nam Á, phía Bắc tiếp giáp với Trung Nguyên miền Hoa Bắc và phía Nam bao gồm Thái Lan, Mã Lai và Nam Dương. Nét văn hóa độc đáo của Văn Lang là tục xâm mình và dùng rìu búa, một loại dụng cụ vừa dùng để chặt đẽo, nhưng cũng vừa dùng như là vũ khí.

      Để hiểu biết rành mạch và chi tiết hơn về căn cước thật của Việt Nam, chúng tôi sẽ lần lượt tháo gỡ và trình bày những nguyên nhân nhầm lẫn lịch sử giữa Trung Quốc và Việt Nam ta trong những chương kế tiếp, nếu điều kiện cho phép. Và để đạt được những điều như thế, dĩ nhiên trong tiến trình biên khảo, chúng tôi sẽ phải mượn và trích lại thật nhiều những phần ý, hoặc văn, hoặc cả ý lẫn văn, của một số tác giả mà chúng tôi đọc được trên mạng điện toán, cũng như trong sách báo.

      Mặt khác, với chủ đích không nhằm đạt chất lượng chuyên khảo, mà chỉ phổ biến kiến thức phổ thông, chúng tôi sẽ tránh tối đa những phần nghiên cứu và từ ngữ quá chuyên môn, hoặc những từ ngữ chẳng những không còn thích hợp với tri thức mới ngày nay mà còn có thể gây ngộ nhận về ý nghĩa lịch sử đích thực.

      Tiện đây, chúng tôi xin cám ơn trước các tác giả có những phần trích ý, trích văn, đồng thời cũng mong được sự thông cảm về vấn đề tác quyền, nếu có. Vì thật sự đây cũng chỉ là nghĩa vụ chia xẻ tri thức chung đến với mọi người mà thôi.

      Xem tiếp
      http://diendannguoivietquocgia.com/Nationalist%20Vietnamese%20Forum/Pages/article%20203.htm

      Xóa
  14. Chiến sĩ Rân trủlúc 20:48 17 tháng 10, 2014

    Thấy những vụ biểu tình Hongkong, bạo loạn Quý Châu, Côn Minh.... nhiều rận sĩ reo mừng.
    Họ cho rằng các Dư Luận viên xưa nay bảo vệ Đảng CSVN thì cũng phải bảo vệ ĐCS TQ. Do vậy, theo rận sĩ suy nghĩ thì các DLV chắc phải lo lắng ....

    Thực ra, mấy anh chị zận trủ cũng chả làm được trò gì đâu vì quanh đi quẩn lại vẫn vài gương ặt cũ xì được Việt Tân chiêu mộ từ lâu. Họ đang nín thở chờ Hiệu ứng Hongkong, Hiệu ứng Quý Châu hay Côn minh- Vân Nam tràn vào VN. Nhưng họ chẳng chọc ngoáy được vì mọi người dân VN hiện nay đã nhẵn mặt họ.
    Đến như cụ bà hàng nước, đến như chị bán bún riêu Sài Thành còn nhận ra chúng thì ...

    Do vậy, dù ĐCS TQ sụp đổ, TQ có bị xé ra thành trăm mảnh thì chả ảnh hưởng gì đến chế độ VN hiện nay. Rất có thể VN có khi còn có cơ hội thu hồi lưỡng Quảng nữa ấy chứ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Lưỡng Quảng thì không, nhưng HS thì có.

      Xóa
  15. Đồng Thị Kim Thanhlúc 20:58 17 tháng 10, 2014

    Thủ tướng trả lời báo chí quốc tế về căng thẳng Biển Đông

    Nhân chuyến thăm chính thức Cộng hòa Liên bang Đức, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc trả lời phỏng vấn báo chí quốc tế liên quan những căng thẳng trên Biển Đông.

    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng phát biểu về thách thức an ninh ở châu Á trước hàng trăm học giả ở Berlin. (Ảnh: Mạnh Hùng/Vietnam+)

    Trả lời phỏng vấn các báo Làn sóng Đức của Đức và Le Monde của Pháp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam kiên định đấu tranh bảo vệ lợi ích chính đáng của mình; đồng thời luôn chân thành bày tỏ thiện chí cùng các nước xây dựng lòng tin chiến lược - bền vững lâu dài trên cơ sở Hiến chương Liên hợp quốc và Luật pháp quốc tế.
    Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng khẳng định Việt Nam tôn trọng độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; hợp tác bình đẳng cùng có lợi; đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, hợp tác phát triển trong khu vực và thế giới.

    Thủ tướng nêu rõ Việt Nam hoan nghênh mọi chính sách của các nước lớn đối với châu Á-Thái Bình Dương nếu các chính sách đó tôn trọng Luật pháp quốc tế và các thể chế khu vực, không cường quyền áp đặt, không xâm phạm độc lập chủ quyền của các quốc gia và đóng góp tích cực cho hòa bình, an ninh, hợp tác phát triển ở khu vực và thế giới.

    Về quan hệ với Trung Quốc, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Việt Nam-Trung Quốc mãi là hai nước láng giềng. Việt Nam luôn mong muốn cùng với Trung Quốc làm hết sức mình để có môi trường hòa bình và quan hệ hữu nghị tốt đẹp, đưa quan hệ Đối tác hợp tác Chiến lược toàn diện với Trung Quốc đi vào chiều sâu, thiết thực, hiệu quả, đem lại lợi ích cho cả hai bên và đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, phát triển ở khu vực.

    Thủ tướng cũng nêu rõ mọi tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông phải được giải quyết bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 và Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

    Thủ tướng cũng cho biết sau khi Trung Quốc rút giàn khoan Hải Dương-981 ra khỏi vùng biển Việt Nam, Việt Nam và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận cùng nỗ lực thực hiện tiến trình này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đồng Thị Kim Thanhlúc 20:59 17 tháng 10, 2014

      Liên quan vai trò của Đức và Liên minh châu Âu (EU) trong việc giải quyết tranh chấp ở Biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định hòa bình, ổn định và an ninh của tuyến hàng không và hàng hải ở Biển Đông là lợi ích chung của tất cả các nước trong và ngoài khu vực.

      Biển Đông là tuyến huyết mạch của hàng hải quốc tế, chiếm một nửa lưu lượng vận chuyển hàng hóa trên biển của thế giới. Do vậy, nguy cơ bất ổn sẽ không chỉ gây thiệt hại cho các nước trong khu vực, mà với cả thế giới.

      Thủ tướng nêu rõ EU cũng như Đức và các nước khác trên thế giới phải cùng nhau hợp tác để đảm bảo hòa bình, ổn định, an ninh và tự do hàng hải trên Biển Đông.

      Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cũng nhấn mạnh Hội nghị cấp cao ASEM lần thứ 10 tại Milan của Italy sẽ thảo luận nhiều vấn đề hợp tác chiến lược giữa hai châu lục và toàn cầu. Trong tiến trình này, hợp tác ASEAN-EU là hạt nhân và động lực của hợp tác giữa hai châu lục.

      Việt Nam - với tư cách thành viên tích cực của ASEAN và Đức - với tư cách là thành viên trụ cột của EU, cần nỗ lực hợp tác chặt chẽ hơn nữa để cùng góp phần tạo xung lực cho hợp tác ASEAN-EU và quan hệ giữa hai lục địa Á-Âu phát triển mạnh mẽ, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định và phồn vinh ở cả hai châu lục.

      Ngày 16/10, một số báo của Đức như DW, Aseantoday... cũng đã đề cập tới bài phát biểu về những thách thức an ninh ở khu vực châu Á được Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề cập tại một diễn đàn do Viện Körber phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại đây tổ chức ở khách sạn Adlon.

      Trong đó, các báo đều nhấn mạnh phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về tầm quan trọng của việc giải quyết xung đột trên cơ sở luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc.
      Liên quan vấn đề này, hãng tin Đức DPA cũng dẫn lời Thủ tướng Đức Angela Merkel kêu gọi giải quyết hòa bình những căng thẳng trên Biển Đông, khẳng định tự do hàng hải là lợi ích của Đức; đồng thời cho biết EU sẽ nêu vấn đề này tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAM ở Milan./.

      Theo MẠNH HÙNG-ĐỨC CHUNG/BERLIN (VIETNAM+)

      Xóa
  16. bọn dân chủ dại quá ,dảng ta với dảng của bọn cộng sản trung quốc là cùng anh em và dồng chí ,có nhường cho thằng anh vài tỉnh vài hòn dảo cũng chả sao hết,

    Trả lờiXóa
  17. Mấy người bị cái CN Quái thai nó huyễn hoặc lại bị thêm quyền lợi cá nhân nó mờ mắt nên bị tâm thần cả đống rồi. THU HỒI LƯỠNG QUẢNG. Bú b cho nó. Mất HS chưa đòi lại được, TS tì còn một số đảo mà lo thom thóp. Ăn lương của dân mà toàn nói những điều ngớ ngẩn chẳng thực tế, chẳng gúp ích gì cho đất nước.. Đúng là một lũ tâm hồn.

    Trả lờiXóa
  18. TQ nó dại gì khai chiến quy mô lớn vào VN để cho Mỹ kiếm cớ can thiệp quay trở lại vào xâm lược đô hộ bóc lột dân VN vì TQ nó thương dân VN mình lắm. Cho nên nó cứ " bùm" vài phát, chiếm 1 đảo xây căn cứ chắc chắn rồi chiếm đảo tiếp theo chiếm dần dần. Trong này vẫn hữu hảo anh em bắt tay nhau vỗ tay rào rào.

    Trả lờiXóa
  19. Người Đất Cátlúc 00:26 18 tháng 10, 2014

    Tất cả các quốc gia trên thế giới, kể cả Mỹ, Nga, Ấn, Nhật, Hàn, hiểu thằng Tàu, không thể bằng CSVN. CSVN hiểu Tàu một cách thấm thía. Thấm thía chừng nào, khôn ngoan nó lớn dần theo chừng ấy. Hiện nay, châu Á nói chung, Đông Nam Á nói riêng, không nước nào chống Tàu hữu hiệu và khó chịu bằng CSVN. Đó là một sự thật hiển nhiên, không một ai yêu chân lý lại đi cãi chày cãi cối, bình phẩm. Nhìn cái cách CSVN đã hành xử trong cuối tháng 4, đầu tháng 5 năm 1975 thì mới thấy yêu kính làm sao. Thu giang sơn về một mối và thông minh, tế nhị đến mức kinh ngạc, không cho thằng Tàu chút xơ múi gì, dù chút xíu chính trị, sau giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Tàu nó tức lắm. Bầm gan tím ruột lắm. Nhưng biết làm sao bây giờ. Ngoài lợi ích Tổ Quốc mà lịch sử đã trao phó, CSVN không còn một lợi ích nào khác. Điểm xuyết một giai đoạn căm go, nhạy cảm như vậy để khẳng định lòng yêu nước vô bờ, trung thành với dân tộc vô bờ của CSVN. Rồi thêm nữa, những ngày tháng liệt oanh 1979, những ngày tháng âm thầm chịu đựng, hy sinh 1984, 1988...CSVN đã hoàn thành xuất sắc bổn phận bảo vệ cương vực, cõi bờ. Một người dân bình thường như tôi còn phải ngưỡng vọng, tin tưởng tuyệt đối vào CSVN. Tiếc cho những người được chế độ biệt đãi,
    giáo dục thường xuyên lại đi a tòng những chuyện như chuyện CSVN đã bí mật bán đứng đất nước cho Tàu ở Hội Nghị Thành Đô. Rõ ràng, chúng cố lật, cố vật. Lật xuôi không được thì lật ngược. Lật ngược không được thì lật úp. Rồi đây, không biết còn những kiểu lật ngoạn mục nào nữa chăng? Tôi thấy sự chịu đựng, khoan dung của Ông Nhà Nước nhiều khi đến khó hiểu. Thiếu công bằng và kém kỷ cương. Trường hợp ông Đại Tá Bùi Văn Bồng chẳng hạn.
    Quân hàm quân hiệu oai phong thế. Lương hướng bổng lộc đều đặn vào túi thế. Ngày qua ngày ngồi chửi rủa chế độ, làm cái loa cho bọn xấu thóa mạ chế độ. Thế nhưng ông ta vẫn bình chân như vại. Ung dung chửi. Thản nhiên chửi. Dù có là Nguyễn Phú Bồng, dù có là Trương Tấn Bồng đi nữa, theo tôi là phải vô hiệu hóa ông ta. So với người dân không hiểu pháp luật, nghe theo bọn xấu đi quậy phá; thậm chí so với cháu Phương Uyên tung cờ vàng đổi laptop, lão Bồng này còn nguy hiểm, ác hiêm, vi phạm pháp luật gấp vạn lần. Giận quá, ngủ không được, gõ hơi...xa chủ đề. Thì thôi, âu cũng là tâm trạng, là nổi lòng của một công dân già lương thiện...

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Người Đất Cátlúc 00:30 18 tháng 10, 2014

      Ủa, xin lỗi,"nỗi lòng".

      Xóa
    2. "Tôi thấy sự chịu đựng, khoan dung của Ông Nhà Nước nhiều khi đến khó hiểu. Thiếu công bằng và kém kỷ cương. Trường hợp ông Đại Tá Bùi Văn Bồng chẳng hạn."

      Sao bác không kể thêm chị Beo.

      Xóa
    3. Trên thì bốc thơm đảng csvn lên chín tầng mây. Đảng csvn chưa kịp ngây ngất đã cho quả " Thiếu công bằng và kém kỷ cương. "

      Tất nhiên là ông đúng, cái đảng csvn này làm tró gì có kỉ cương và công bằng ( bài viết của thư ký ông Lê khả Phiêu- Nguyễn Chí Trung)

      Nên cái khoảng ông tô son trát phấn cho đảng csvn ở trên , khê hết cả cơm.

      Xóa
  20. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 07:13 18 tháng 10, 2014

    Tôi trích một đoạn bài tham luận chuẩn bị Tọa đàm bộ tiểu thuyết Đường thời đại của nhà văn Đặng Đình Loan các bạn đọc mà suy ngẫn: (Hai đoạn để trong ngoặc kép là ý kiến ông Lê Duẩn nói với tướng Trần Văn Quang. Hai đoạn sau đoạn trong ngoặc kép là của người viết tham luận)
    Xin trích hai đoạn tôi tâm đắc:
    "Đồng chí Lê Duẩn ngồi đối diện với ông (Trần văn Quang) nói:
    "- Anh đi lần này có nhiều điều thích thú. Đảng ta đã có chủ trương đường lối Cách mạng miền Nam rõ ràng. Các đồng chí phải biết vận dụng nghị quyết mà làm. Quá trình làm đồng thời tình hình phát triển chúng ta tiếp tục bổ sung, điều chỉnh và tạo ra nghị quyết mới để đẩy nhanh tiến trình Cách mạng".
    Sự chỉ đạo của đồng chí Lê Duẩn vừa mang tính thực tiễn trong chủ trương của Đảng, vừa vạch rõ phương pháp lãnh đạo thực hiện cho cấp thừa hành. Như vậy có sự hòa quyện và tạo đồng tâm nhất trí trên dưới, phát huy tính sáng tạo đối với cán bộ lãnh đạo ở chiến trường. Điều này đã khai thác tiềm năng, phát huy tài năng của cán bộ các cấp.
    -"...Chúng ta không chỉ có quyết tâm cao mà cần có phương hướng chiến lược đúng và toàn diện. Có bốn cách xử lý tình hình Cách mạng miền Nam. Cách thứ nhất là thi đua kinh tế thời bình, đôi bên phát triển, bên nào mạnh bên ấy thắng. Đó là theo cách của Liên Xô. Cách thứ hai là xây dựng lực lượng trường kỳ mai phục, chờ thời cơ để hành động. Đó là theo cách của Trung Quốc. Cách thứ ba là dùng lực lượng quân sự đánh ào qua vĩ tuyến 17 để giải phóng miền Nam, đó là cách của Triều Tiên đã từng đưa quân vượt qua vĩ tuyến 38. Ba cách đó chúng ta không làm theo cách nào cả mà làm theo cách thứ tư, cách của Việt Nam. Đó là cách mà chúng ta đã và đang làm lâu nay. Đó là khởi nghĩa và tấn công. Tấn công và khởi nghĩa, đánh lùi từng bước, đánh đổ từng bộ phận để đi đến thắng lợi toàn bộ.
    Chúng ta phải biết đánh vào những nơi xung yếu nhất của địch , gây cho chúng những đòn bất ngờ. Luôn luôn đẩy chúng vào tình trạng đối phó, tước quyền làm chủ trên chiến trường của Mỹ-ngụy. Do chiến lược giành bí mật, bất ngờ cho đế quốc Mỹ, kẻ đang sao chép cuộc chiến tranh Triều Tiên mang áp dụng rập khuôn ở Việt Nam".
    Chủ trương, phương châm, phương pháp, được đưa ra từ đồng chí Bí thư thứ nhất của Đảng quá rõ ràng, ai cũng lĩnh hội được. Nhận những trang bị ấy, cán bộ ra chiến trường sẽ có điều kiện phát huy cao độ tài năng của mỗi người. Điều này cũng góp phần khẳng định đường lối độc lập tự chủ của Đảng và Nhà nước ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, bác bỏ các luận điệu sai trái cho rằng chúng ta lệ thuộc vào một số nước trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc cũng như trong xây dựng đất nước sau này.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bác Người đất thép này, chỉ là trao đổi cho vui thôi nhé. Ko biết bác đã từng chơi gane Starcraft bao giờ chưa? Đây là 1 game chiến thuật, và nó cũng là môn chính thi đấu ở Word Cyber Game. Tôi thi thoảng rảnh cũng hay chơi game này, và khi chơi nó tôi nghiệm ra được nhiều điều.

      Bắt đầu trò chơi giữa 2 phe, ta 1 bên, người khác(hoặc là máy) 1 bên. Cả 2 bên đều được cho 1 lượng tài nguyên giới hạn bằng nhau (chứ nếu vô hạn thì có khi trò chơi chẳng bao giờ kết thúc).

      Thế là 2 bên bắt đầu xây dựng quân đội đến lúc đủ mạnh là bắt đầu choảng nhau. Vì là game chiến thuật, nên người chơi phải có những chiến thuật hợp lý trước đối thủ của mình.

      Nhưng điều quan trọng nhất là người chơi phải tính đến lượng tài nguyên mình có, nếu xài phung phí, thì dù có chiến thuật hay cỡ nào thì khi hết tài nguyên mà bên kia vẫn còn nhiều là coi như thất bại. Tức là lực bất tòng tâm.

      Và suy ra trong đời thực, nếu muốn chiến thắng đối phương thì đòi hỏi phải có 1 hậu phương vững chắc cộng với nguồn lực khí tài dồi dào. Bác xem có phải thế không?

      Xóa
  21. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 11:02 18 tháng 10, 2014

    Bạn Bayxa Tinh ơi,
    Tôi không nặng đầu suy nghĩ về lối nói ẩn dụ của bạn. Bạn thích như vậy thì cứ nói theo bạn. Tôi đáp lời bạn theo ý muốn của tôi. Chấp nhận nhé?
    Ông Lê Duẩn từng nói: không sợ đế quốc Mỹ, không sợ Trung Quốc, không sợ Liên Xô thì mới dám đánh Mỹ. Trung Quốc can Việt Nam đừng đánh Mỹ, khi Việt Nam đã đánh thì Trung Quốc lại khuyên VN đánh nhỏ cấp trung đội thôi...Liên Xô cũng không đồng tình Đảng CSVN tiến hành cuộc chiến tranh chống Mỹ ở miền Nam...Nhưng với tài ngoại giao khôn khéo của Bác Hồ, của ông Duẩn...về sau cả hai nước đều giúp đỡ cho VN, Thời ấy, giữa Liên Xô và Trung Quốc bất đồng nhau đến mức đánh nhau ở biên giới Trung-Xô, vậy mà Đảng CSVN vẫn khéo không để mích lòng LX hay TQ, vậy nên mới được họ cùng ủng hộ cho VN đủ sức chống Mỹ.
    Người bên này thì tự hào về Đảng của mình. Người bên VNCH vì thua nên ảnh hưởng tư tưởng và tâm lý thù hận nên không nhìn thấy cái tài của CSVN. Nhưng thế giới thì họ thấy, kể cả những người Mỹ có trách nhiệm chính quyền và quân đội. McNamara từng gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Hà Nội...và ông cùng những người trong đoàn lại phục Võ Nguyên Giáp khi hai người tiếp xúc...
    Nói xa hơn: chiến tranh chống Pháp, Việt Nam thắng. Những người Pháp như De Castries, ngay cả De Gaulle cũng ủng hộ Chính phủ VNDCCH và CPLTCHMNVN tại Hội đàm Paris...
    Bên thắng cuộc tự hào đã đành. Bên thua cuộc nếu bỏ đi mặc cảm, coi mình là người Việt Nam, cũng cất được cao đầu vì dân tộc này biết đánh và biết thắng bất cứ kẻ thù nào từ đâu tới, phát huy truyền thống ngàn năm cha ông ta đánh giặc ngoại xâm bảo vệ dân tộc, đất nước.
    Còn ai cứ giữ mãi hận thù thì sẽ bám giữ những hành xử không thuyết phục người nghe.
    Bên thua cuộc nên học ông Nguyễn Cao Kỳ, nhạc sĩ Phạm Duy...
    Chỉ trả lời một lần này, vì tôi bận việc, vắng nhà mấy ngày. Bạn vui lòng nhé.

    Trả lờiXóa

  22. Người Đất Thép nói chí lý chí tình.
    Trích 1 đoạn sau để các xuyên tạc viên nên nghĩ lại. Hãy trở về với dân tộc.
    ...............................
    Là người Việt Nam biết tự trọng, không ai đang tâm kêu gọi nước ngoài giúp đỡ để phá hoại đất nước. Không một ai có tự trọng, lại đang tâm kích động đồng bào chống lại sự nghiệp hướng tới "dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh". Không một ai có tự trọng, lại đang tâm quay lưng với xã hội đã làm nên con người mình và tảng lờ các thành tựu xã hội chính mình đang thụ hưởng... Chẳng lẽ mấy "nhà dân chủ, người yêu nước" lại không biết điều đó?
    http://trelangblogspotcom.blogspot.com/2014/10/ran-voi-chieu-tro-khong-ban-nuoc.html

    Tuấn Hưng

    Trả lờiXóa