Cuối tuần: GOOGLE.TIENLANG- CÔ LÀ AI???

Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014

VỤ "HAI LÚA" TRẦN QUỐC HẢI: GOOGLE.TIENLANG VẪN KHẲNG ĐỊNH VIỆT NAM CẦN HỌC TẬP CAMPUCHIA

 
 Ông Hải được đích thân Thủ tướng Hunsen trao tặng huân chương Vương quốc Campuchia
Lời dẫn: Trên những trang blog bè bạn của Google.tienlang, chúng tôi thấy có nhiều bài viết có ý coi nhẹ giá trị những sáng kiến của cha con ông "Hai Lúa" Trần Quốc Hải và cố chứng minh rằng chính quyền Việt Nam không hề có lỗi. Tuy vậy, Google.tienlang vẫn khẳng định rằng Việt Nam cần nghiêm túc học tập kinh nghiệm của Campuchia trong việc sử dụng chất xám người Việt. Ngay ông Bộ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ Nguyễn Quân cũng đã lên tiếng, dù vẫn muốn thanh minh thanh nga nhưng ông cũng đã thừa nhận có những bất cập trong hệ thống chính sách hiện hành. Chúng tôi xin phát biểu với ông Bộ trưởng Nguyễn Quân: Lẽ ra, chính cơ quan nhà nước cần chủ động tìm tòi, phát hiện và chủ động đến với những người như ông Trần Quốc Hải, Phan Bội Trân, Nguyễn Quốc Hòa chứ đừng trách họ "không đến" với cơ quan nhà nước. Và một khi "cơ chế chính sách của chúng ta chưa phù hợp để có thể hỗ trợ được tối đa với người dân" như ông nói thì chính ông cùng bộ máy giúp việc của ông có nghĩa vụ soạn thảo và ban hành hoặc đề nghị Chính phủ ban hành những văn bản sửa đổi, bổ sung cho những chính sách bất cập đó. Chúng tôi xin chép về hai bài báo mới trên báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh và trên VTC.
*****************


Thứ Ba, ngày 18/11/2014 - 03:30

Nông dân Trần Quốc Hải được biết đến với biệt danh “ông Hải máy bay”, gần đây lại gây sốt với sự kiện cải tiến thành công xe bọc thép cho quân đội Campuchia.

(Xem bài “Ông Hải máy bay được nước bạn vinh danh” số báo ngày 12-11 trên Pháp Luật TP.HCM), được Thủ tướng Hun Sen đích thân trao tặng huân chương Đại tướng quân. 
 
Ông Hải và Trung tướng Soy Narit bên xe bọc thép.

Mối duyên để ông Hải làm việc với đất nước Campuchia bắt đầu từ cuộc gặp gỡ đoàn khách đặc biệt do Trung tướng Soy Narit, Chỉ huy phó Lữ đoàn 70 của quân đội Hoàng gia Campuchia, dẫn đầu. Pháp Luật TP.HCM đã có cuộc trao đổi với trung tướng.

. Phóng viên: Thưa trung tướng, vì sao ông biết đến ông Trần Quốc Hải?

+ Trung tướng Soy Narit: Ban đầu tôi liên hệ với ông Hải bởi vì biết ông ấy làm ra máy trồng mì, máy cày, máy bón phân, máy xới… Khi làm việc với ông Hải, tôi biết ông ấy còn có khả năng sửa chữa các loại máy móc, động cơ. Tôi trao đổi với ông về việc sửa chữa, cải tiến xe của đơn vị, làm thế nào để cải tiến động cơ từ tiêu thụ xăng thành động cơ tiêu thụ dầu. Máy đã cũ tiêu hao rất nhiều nhiên liệu nên việc cải tiến giúp tiết kiệm kinh phí rất lớn. Ông Hải đã giúp chúng tôi làm được điều này.

. Ông nhận xét gì về năng lực của ông Hải?

+ Ông Hải là thợ máy có năng lực rất tốt. Sau khi kiểm tra, giám sát và thử nghiệm lại các loại máy móc thì chúng tôi thừa nhận ông Hải làm rất hiệu quả. Làm không tốt thì không được công nhận đâu.

. Đã có nhiều người Việt Nam được nhận huân chương Đại tướng quân như ông Hải không, thưa ông?

+ Chính quyền Campuchia trao huân chương, bảng công nhận, giấy khen, thư cảm ơn cho những người có thành tích, người có công, người giúp đỡ đất nước. Ngoài ông Hải, chính phủ Hoàng gia còn trao tặng huân chương cho những người đã giúp xây dựng đất nước, giúp đất nước tiết kiệm được ngân sách. Những việc đó đều được chính phủ ghi nhận và trân trọng.

. Tôi có nghe nói rằng khi ông Hải ở Campuchia, ông ấy có xe hơi riêng, được tặng biệt thự và 18 mẫu xoài. Những thông tin này thực hư như thế nào?

+ Đây là vấn đề riêng tư và tôi không thể trả lời. Tôi chỉ quan hệ với ông Hải trên phương diện công việc và về vấn đề nông nghiệp thôi, vấn đề khác tôi không nói được.

. Xin cám ơn ông.
========


17/11/2014 18:36

(VTC News) – Bộ trưởng Khoa học và Công nghệ (KH&CN) đã lên tiếng sau việc ông Trần Quốc Hải sang Campuchia chế tạo xe bọc thép và được nước này tặng huân chương Đại tướng.
 

Những ngày qua, dư luận trong nước không ngớt ồn ào sau vụ việc cha con ông Trần Quốc Hải - nông dân ở Tây Ninh đã sang Campuchia sửa chữa, chế tạo thành công xe bọc thép cho nước này và được trao tặng Huân chương vương quốc Campuchia.

Vấn đề mà dư luận đặt ra là tại sao Việt Nam lại không thể là mảnh đất để cha con ông Hải có thể phát huy tài năng, cống hiến cho nước nhà? Tại sao một nhà khoa học nông dân như ông Hải lại được nước ngoài đón nhận, tôn vinh, trong khi ở Việt Nam thì bị “ghẻ lạnh”.

Bộ trưởng Khoa học và Công Nghệ Nguyễn Quân đã trả lời phỏng vấn báo chí bên ngoài hành lang Quốc hội xung quanh vấn đề này.

- Dư luận trong nước vừa qua rất ngạc nhiên về trường hợp bố con ông Trần Quốc Hải sang Campuchia mà có thể sửa chữa được thiết giáp cho nước này, được thưởng rất lớn. Tại sao những người khoa học nông dân như vậy không thể sáng tạo, cống hiến ngay trên đất nước mình, thưa Bộ trưởng?

 ‘Hai lúa’ chế tạo xe bọc thép: Bộ trưởng KH&CN nói gì?

Bộ trưởng KH&CN Nguyễn Quân

Sức sáng tạo của mọi người, kể cả những nhà khoa học có bằng cấp hay người nông dân bình thường đều đáng trân trọng như nhau. Vấn đề ở chỗ sự sáng tạo ấy có thị trường hay không, ở đâu đó tạo ra được thị trường, có sự đặt hàng thì những sáng tạo ấy có khả năng được ứng dụng ra xã hội.

Trong lĩnh vực quốc phòng ở ta, việc sửa chữa các thiết bị, xe cộ cũng là công việc rất quan trọng. Tôi cảm nhận được ở ta các hệ thống nhà máy công nghiệp quốc phòng đã làm tốt việc này nên chúng ta chưa có nhu cầu đặt hàng những người dân khác ngoài hệ thống quốc phòng tham gia vào việc sửa chữa, cải tạo, nâng cấp các máy móc quốc phòng.
Cơ chế chính sách của chúng ta trong lĩnh vực này cũng có những bất cập. Chính phủ đã có nghị định về sáng kiến năm 2013 nhưng vướng mắc với hệ thống luật pháp nên nguồn lực để hỗ trợ cho những sáng kiến, sáng tạo của người dân chưa có cơ chế và nhìn chung rất khó khăn.

Cho đến nay chưa có điều khoản nào trong các văn bản luật pháp của ta cho phép các cơ quan nhà nước có thể dùng ngân sách nhà nước để hỗ trợ trực tiếp cho người dân. Ở đâu đó nếu có hỗ trợ được thì cũng phải xã hội hóa hoặc dùng những khoản kinh phí rất hạn chế từ ngân sách nhà nước để làm. Điều đó cũng hạn chế những hỗ trợ của nhà nước cho khả năng sáng tạo của người dân.

Khi cơ chế chính sách của chúng ta cho phép cơ quan nhà nước hoặc người đứng đầu cơ quan nhà nước có thể hỗ trợ với mức như Chính phủ Campuchia thì người dân của ta khi đó chắc chắn có thể sáng tạo trên quê hương của mình.

Chúng ta cũng có những điều chỉnh, như luật KH-CN 2013 là một bước tiến mới đưa ra cơ chế đặt hàng, cơ chế khoán chi và cơ chế quỹ. Nếu Chính phủ và Quốc hội tiếp tục thể chế hóa tốt những quan điểm này thì tôi tin những nhà khoa học cũng như người dân của chúng ta có thể thực hiện tốt những sáng tạo, ý tưởng khoa học của mình so với trước đây.  
- Bộ trưởng nghĩ thế nào về nhận định Việt Nam có đầy đủ hệ thống trường đại học, viện nghiên cứu, cũng có đến hàng chục nghìn giáo sư, tiến sĩ nhưng mỗi khi có những sáng tạo thực sự gắn với đời sống lao động sản xuất thực tế thì lại đến từ những người nông dân chứ không phải đội ngũ khoa học hùng hậu kia?

Việc này phải nhìn nhận một cách bao quát, công bằng là rất nhiều sáng tạo, nghiên cứu khoa học của ta đã được ứng dụng thành công nhưng ta lại không mấy khi để ý đến vì coi đó là chuyện đương nhiên.

Xin nói là các nhà khoa học của ta đã làm được rất nhiều sản phẩm có giá trị cho cuộc sống như là hệ thống vắc-xin. Việt Nam là 1 trong 4 nước trên thế giới làm được vắc-xin Rota. Chúng ta cũng làm được các loại vắc-xin tiêm chủng mở rộng phòng 67 bệnh cho trẻ em. Không phải nước nào cũng làm được điều đó.

Hoặc chúng ta cũng đang làm chủ công nghệ chế tạo giàn khoan tự nâng 90m nước và 120 m nước đạt tiêu chuẩn quốc tế và thực tế đã hạ thủy thành công, trở thành 1 trong 3 quốc gia ở châu Á làm được điều đó…

Còn rất nhiều sản phẩm khác do giới khoa học chúng tôi làm ra đang được sử dụng nhưng dường như xã hội chưa chú ý nhưng những thành công của người dân, có thể là chưa có bằng cấp, được đề cập nhiều hơn.

- Như ông vừa nói thì những sáng tạo đó là đương nhiên và không cần phải nhắc đến như một thành tựu nên ít người biết đến sự cống hiến của đội ngũ các nhà khoa học Việt Nam?
Chúng tôi cho rằng đó là việc đương nhiên. Đó là những hiện tượng mà chúng ta cần khuyến khích.

Không phải Bộ không quan tâm đến điều đó mà vấn đề là cơ chế chính sách của chúng ta chưa phù hợp để có thể hỗ trợ được tối đa với người dân. Như tôi có nói, những công trình ấy, nếu người dân có sự gắn kết, hợp tác chặt chẽ với cơ quan khoa học thì tôi tin là nó còn tốt hơn nữa. Nhưng hiện nay ngay người dân cũng tự mình mày mò, chưa có sự hợp tác.

Còn nói số lượng tiến sỹ giáo sư của chúng ta nhiều nhất khu vực thì cũng chưa có sự kiểm chứng. Và trong số mấy chục ngàn tiến sỹ của chúng ta, tỷ trọng những người hoạt động trong lĩnh vực công nghệ kỹ thuật không cao và những người còn thực sự làm khoa học lại càng ít nữa vì rất nhiều người trong số đó đã đi làm quản lý, làm doanh nghiệp hay các lĩnh vực khác.
Nếu có một sự đánh giá thật đầy đủ thì tôi nghĩ cần có cuộc điều tra để xem trong số 25.000 tiến sĩ có bao nhiêu người làm trong lĩnh vực công nghệ, kỹ thuật và có bao nhiêu người còn trực tiếp làm công tác nghiên cứu khoa học và ứng dụng công nghệ còn cứ nói như thế này thì giới khoa học cũng cảm thấy còn gì đó chưa khách quan.
Tôi cũng nghĩ những người nông dân không bằng cấp nhưng làm thế thực sự họ là những nhà khoa học, không bằng cấp nhưng họ đam mê, họ nghiên cứu rất nhiều, họ đọc sách rất nhiều, hơn cả những người có bằng cấp. 
Cho nên nếu nói những người đó không phải là nhà khoa học thì không đúng, chúng tôi gọi họ là những nhà khoa học không bằng cấp và cũng trân trọng họ không khác những nhà khoa học có bằng cấp, khi những sáng tạo, sản phẩm của họ có ý nghĩa với xã hội. 
- Thực tế, qua tiếp xúc với báo chí, rất nhiều nhà khoa học không bằng cấp phàn nàn là chưa nhận được sự khuyến khích, tạo điều kiện cần thiết của cơ quan quản lý, thậm chí là gây khó khăn trong việc sản xuất, tạo ra các sản phẩm của mình. Đơn cử như trường hợp ông chủ của tàu ngầm mini Trường Sa 1, bị ngăn chặn khi thực hiện các hoạt động chạy thử nghiệm? 
Có một số lĩnh vực như an ninh quốc phòng, muốn làm gì nên hợp tác với cơ quan quản lý vì chắc chắn nếu tàu ngầm đó chỉ làm cho gia đình, chạy trong ao, trong hồ của gia đình thì không ai ngăn cản nhưng một khi tàu ngầm muốn đưa ra chạy thử nghiệm trên sông, trên biển, máy bay muốn bay trên trời thì chắc chắn phải được cấp phép của các cơ quan quản lý nhà nước vì việc này liên quan đến tính mạng tài sản của người dân cũng như của chính người chủ tạo ra các sản phẩm đó. Đấy là chưa kể khả năng ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng của quốc gia nữa.
Lẽ ra họ phải hợp tác chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước vì thiết bị máy móc phải có quy chuẩn tiêu chuẩn và nếu là phương tiện giao thông phải có đăng kiểm – điều kiện bắt buộc theo luật, luật đâu cũng thế. Vậy nên nếu họ có sự hợp tác từ đầu, cơ quan nhà nước có sự kiểm tra giám sát trong quá trình chế tạo, cấp chứng nhận đăng kiểm, được phép lưu hành thiết bị đó… thì thuận lợi hơn.
Trường hợp tàu ngầm ở Thái Bình, một vài máy bay ở Hà Nội, Tây Ninh… những người làm có ý tưởng đó thì họ chưa thực sự hợp tác với các cơ quan nên làm xong rồi cũng không thể được cấp phép. Các cơ quan cấp phép lại phải căn cứ vào việc các mô hình đó được thiết kế trên tiêu chuẩn, quy chuẩn nào không, cơ quan nào đăng kiểm… vì thế rất khó cho cơ quan cấp phép. 
Còn nếu họ hợp tác từ đầu, mời cơ quan đăng kiểm tham gia từ đầu, kiểm định từ thiết kế cho tới chất lượng từng mối hàn, việc chế tạo từng thiết bị sử dụng trong mô hình đó thì mới có thể cấp phép hoặc cấp đăng kiểm được. 
Đó cũng là câu chuyện tôi đã nhiều lần trao đổi với người dân rằng nếu bà con có ý tưởng thì nên liên hệ với cơ quan quản lý ở các địa phương là các Sở KH-CN thì họ sẽ giúp liên lạc, kết nối với các viện nghiên cứu, trung tâm khoa học, cơ quan quản lý để người dân được thuận lợi hơn. 
Đương nhiên là có khó khăn khi ngân sách nhà nước dành cho hoạt động này gần như không có nên người dân khi đến với các cơ quan nhà nước là tìm sự hỗ trợ về tài chính nhưng không đạt được nên bà con không tìm đến nữa nhưng cần phải hiểu hỗ trợ tài chính cũng chỉ là một phần, quan trọng còn là những hỗ trợ tư vấn về quy định quản lý để làm sao sản phẩm làm ra được cấp phép và lưu hành. 
- Trở lại vụ cha con ông Hải, khi được Chính phủ Hoàng gia Campuchia phong chức “Đại tướng quân” có phát biểu 1 câu “những sáng tạo, phát kiến của tôi không được khuyến khích trên quê hương mình” dường như chứa đựng rất nhiều day dứt? Tôi nghĩ là không phải là không được khuyến khích. Chính phủ cũng đánh giá rất cao những ý tưởng sáng tạo như vậy. Tuy nhiên, như đã nói, với Chính phủ Việt Nam thì việc sửa chữa xe pháo đã có một hệ thống công nghiệp quốc phòng đảm đương rất tốt rồi. 
Hai nữa là chắc chúng ta cũng thấy chưa có nhu cầu cải tiến nâng cấp hệ thống thiết bị quốc phòng đó nên ngay những hệ thống khoa học của nhà nước cũng chưa nhận được đặt hàng đó chứ đừng nói đến người dân. Trong khi đó phía Campuchia lại có nhu cầu. Họ có rất nhiều máy móc hỏng mà không có người sửa chữa hoặc có thể có thiết bị cần cải tạo cho phù hợp với điều kiện của họ thì họ có thể mời.
Một điều nữa là cơ chế của họ rất thoáng, họ có thể tin tưởng giao cho một người nước ngoài một khoản tiền rất lớn để làm việc đó trong khi chúng ta chưa có quy định nào cho phép có thể làm việc đó một cách thông thoáng như vậy. 
Lan Uyên (ghi)
Nguồn: VTC

38 nhận xét:

  1. Chế tạo cái đách. Gọi là cải tiến hay cải tạo nghe còn tạm được.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tiên Sư Bố Thằng nào Xóa Còmlúc 22:21 18 tháng 11, 2014

      Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
  2. Trích :
    " .......... Không phải Bộ không quan tâm đến điều đó mà vấn đề là cơ chế chính sách của chúng ta chưa phù hợp để có thể hỗ trợ được tối đa với người dân........ " ( hết trích )
    Rõ như ban ngày , tiên sư thằng CƠ CHẾ làm khổ nhân dân nhá !
    Mà .... cơ chế, hình như là bản chất của một xã hội thì phải ?
    Xã hội chúng ta tươi đẹp gấp ngàn lần chế độ chí ít cũng tứ Campuchia trở lên cơ mà ?
    Có cái gì lục cục , lào cào ở đây thì phải ?

    Trả lờiXóa
  3. NGƯỜI ĐẤT THÉP:lúc 21:59 18 tháng 11, 2014

    Tôi hoàn toàn đồng tình cao với quan điểm của Google tienlang về vấn đề này. Tôi muốn nói lên quan điểm cá nhân mình rằng Việt Nam cần xem lại cách dùng người. Phải trọng người thực tài, làm được hơn là người nói mà không làm hoặc làm quá ít so với chức trách của họ đảm nhận. Bằng cấp rất cần, nhưng phải là bằng thật được học thật, có tài thật chứ hiện nay ta dùng nhiều người có cái bằng như để trang trí để xưng danh chứ nhiều người chẳng làm được gì cả. Tôi từng biết có người là Tiến sĩ học ở Liên Xô cũ về mà không làm được bản kế hoạch cho ngành mình.
    Phải sửa đổi cơ chế, chính sách để những người không có bằng cấp nhưng họ làm ra được sản phẩm mang hàm lượng khoa học kỹ thuật cao được phục vụ cho đất nước. Tôi có đọc một bài báo người viết phê phán cách dùng người rằng anh thư ký nhận thư từ ở văn phòng cơ quan nhà nước cũng phải có bằng Đại học là kỳ cục. Tôi đồng tình ý kiến này. Xin các cơ quan chức năng xem lại cơ quan cấp nào, chức danh nào cần trình độ Đại học, chức danh nào chỉ cần bằng Tú Tài là được. Còn những người Tiến sĩ, Thạc sĩ phải đúng trình độ, phải có công trình chứ cái bằng chứng nhận mà không đúng chất Tiến sĩ thì không thể coi là Tiến sĩ được. Tức là người đó phải làm ra được công trình, chế biến được sản phẩm gì đáp ứng cho đời sống con người.
    Việt Nam cần học cách dùng người của nước bạn Campuchia quá đi chứ. Bạn họ khéo dùng người hơn ta. Sao chúng ta Học tập làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh nhiều năm nay mà không áp dụng được tư tưởng của Bác Hồ: "Dụng nhân như dụng mộc". Campuchia họ không học làm theo Bác Hồ mà họ làm được lời Bác Hồ dạy. Thật đáng buồn cho chúng ta lắm lắm. Người Việt Nam có cái dũng cảm trong đánh giặc...nhưng người Việt Nam có cái dỡ không muốn người khác hơn mình. Vậy phải sửa chính sách dùng người để hạn chế cái yếu điểm này đi các vị có trách nhiệm ơi!.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tiên Sư Bố Thằng nào Xóa Còmlúc 22:16 18 tháng 11, 2014

      Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
    2. CPC nó thành công vì nó triển khai tot cuộc vận động học tập làm theo tư tưởng HCM, à nhầm tư tưởng Quốc Vương của họ. Bác Hồ của chúng ta sống trong môi trường khãc, vả lại không con không cháu. Bây giờ môi trường XH nó khác trước, bắt mọi người học tập Bác thì hơi bị khó. Nói gì làm gì cũng động chạm đến cơ chế, nên im mẹ nó đi cho nó lành. Nhuong DLV nói cho sướng mồm.

      Xóa
    3. Trần Văn Thắng- Hà Nộilúc 22:34 18 tháng 11, 2014

      Cảm ơn bác Người Đất Thép.
      Bác nói rất đúng ý tôi.
      Cái gì hay của bạn thì ta nên học tập.
      Tôi đã đọc bài của ông Đôi mắt
      http://www.doi-mat.vn/2014/11/dai-tuong-quan-va-tro-dam-bi-thoc-choc-bi-gao.html
      và tôi cảm thấy ông ấy đang cố chứng minh chính quyền VN ko có lỗi. Ông Bộ trưởng đã thừa nhận rồi thì sao cứ phải chứng minh rằng chính quyền ko có lỗi?

      Xóa
  4. Chuyện chẳng có gì mà phải làm lớn cả, trực thăng hay thiết giáp đều nằm ở quốc phòng an ninh không thể để cho tự do chế tạo lung tung được, có nhà báo nào điều tra xem ông Hải khi làm máy móc nông nghiệp có bị làm khó không? Việc ông tự bỏ ra 250 ngàn đô để làm thiết giáp chứng tỏ ông không phải thuộc dạng nghèo? Và gọi đúng nghề của ông thì phải là kỹ sư cơ khí, ông có tiền có tài năng sao lại gọi ông là nông dân hai lúa?

    Thứ hai là về trình độ kỹ thuật, chả lẽ QĐNDVN thiếu những kỹ sư trong lĩnh vực này đến mức phải dùng người ngoài hệ thống quân đội? Câu hỏi quan trọng mà các nhà báo quên hỏi ông là vấn đề bảo mật thông tin vũ khí thì như ta thấy đó, khi nhà báo hỏi ông Hải tuồn toanh toách thông tin động cơ (quan trọng) thiết giáp.

    Thứ 3, chữ duyên, nếu không được tạo điều kiện từ cá nhân là người có chức vụ trong quân đội của CPC thì ông có được làm không? Khi ông Hải đặt việc cải tạo những chiếc thiết giáp thì cái ông nhận được của những người thấp bé khác trong quân đội CPC là gì? Họ cười ông ấy đấy, vậy khác gì ở VN?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tiên Sư Bố Thằng nào Xóa Còmlúc 22:11 18 tháng 11, 2014

      Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.

      Xóa
    2. Trích :" .... Việc ông tự bỏ ra 250 ngàn đô để làm thiết giáp chứng tỏ ông không phải thuộc dạng nghèo? Và gọi đúng nghề của ông thì phải là kỹ sư cơ khí, ông có tiền có tài năng sao lại gọi ông là nông dân hai lúa?..... " ( hết trích )
      Thua ..... ! Ông Hải và toàn dân VN - những người như ông Hải mà gặp loại này thì .... sang Miên ( ngoài VN ) là đúng !
      ( Buồn cười, nông dân thì ko được có tài và có tiền .... ? )

      Xóa
    3. Rận trủ anh nào cũng ngu; Chỉ có ngu mới mần được rận trủlúc 10:07 19 tháng 11, 2014

      25.000 đô thôi, chứ ko phải 250 ngàn đâu, ông Nặc.
      Ông Hải làm máy nông nghiệp thì UBND tỉnh Tây Ninh không "làm khó" gì. Chỉ có điều Tỉnh Tây Ninh từng đặt hàng ông chế tạo máy nhổ củ mì, máy thu hoạch mía, thế nhưng khi những chiếc máy này đã hoàn tất thì lại gặp các thủ tục hành chính lại nhiêu khê. Các cơ quan chức năng của "ông Nhà nước" chẳng mặn mà với việc thử nghiệm, nghiệm thu, cùng với đó là hỗ trợ vốn nghiên cứu chế tạo.

      Xóa
    4. Công Lý09:48 Ngày 19 tháng 11 năm 2014
      Đọc hiểu có vấn đề không vậy? Ông ấy có trình độ khoa học rõ ràng và ông ấy làm ra tiền bằng trình độ ấy, sao lại gọi ông ấy là nông dân hai lúa, ông ấy làm máy móc nông nghiệp chứ ông ấy có làm nông đâu? Hai lúa là từ của dân thành thị nói móc dân quê không hợp thời đại nhưng ông ấy không hợp thời đại chỗ nào?
      Đúng là ở VN Công Lý là tên 1 diễn viên hài.

      Rận trủ anh nào cũng ngu; Chỉ có ngu mới mần được rận trủ10:07 Ngày 19 tháng 11 năm 2014
      Quả thực nhầm ở số tiền, như ý của tôi ở câu đó là "đó là 1 số tiền lớn", về mặt ý nghĩa thì không khác là mấy.
      Còn việc ông bị làm khó như bạn nói thì tôi mới nghe lần đầu, có thể cho tôi 1 nguồn về việc này được không? Tôi mới chỉ biết ông ấy phải xếp xó chiếc trực thăng, điều này có thể hiểu ở vấn đề an ninh, an toàn còn vấn đề máy móc nông nghiệp bị làm khó thì chưa nghe. Dù gì thì qua việc này vấn đề cơ chế của ta không khoa học mới có cơ hội được đem ra "lại" để mổ xẻ, dù rằng nhiều lần nó bị mổ rồi nhưng vẫn đâu lại vào đấy, hy vọng lần này có gì đó khác vì ông Hải được nước bạn tôn vinh quá lớn.

      Xóa
  5. Trần Văn Thắng- Hà Nộilúc 22:27 18 tháng 11, 2014

    " Lời dẫn: Trên những trang blog bè bạn của Google.tienlang, chúng tôi thấy có nhiều bài viết có ý coi nhẹ giá trị những sáng kiến của cha con ông "Hai Lúa" Trần Quốc Hải và cố chứng minh rằng chính quyền Việt Nam không hề có lỗi. Tuy vậy, Google.tienlang vẫn khẳng định rằng Việt Nam cần nghiêm túc học tập kinh nghiệm của Campuchia trong việc sử dụng chất xám người Việt. Ngay ông Bộ trưởng Bộ Khoa học & Công nghệ Nguyễn Quân cũng đã lên tiếng, dù vẫn muốn thanh minh thanh nga nhưng ông cũng đã thừa nhận có những bất cập trong hệ thống chính sách hiện hành. Chúng tôi xin phát biểu với ông Bộ trưởng Nguyễn Quân: Lẽ ra, chính cơ quan nhà nước cần chủ động tìm tòi, phát hiện và chủ động đến với những người như ông Trần Quốc Hải, Phan Bội Trân, Nguyễn Quốc Hòa chứ đừng trách họ "không đến" với cơ quan nhà nước. Và một khi "cơ chế chính sách của chúng ta chưa phù hợp để có thể hỗ trợ được tối đa với người dân" như ông nói thì chính ông cùng bộ máy giúp việc của ông có nghĩa vụ soạn thảo và ban hành hoặc đề nghị Chính phủ ban hành những văn bản sửa đổi, bổ sung cho những chính sách bất cập đó."
    Quá chuẩn. Xin nhất trí với quan điểm của Google.tienlang.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Fan Đông La và Đỗ Xuân Thọlúc 23:09 18 tháng 11, 2014

      Lâu lâu cô chủ quên ko nhắc tới chủ đề liên quan đến 2 thần tượng của tui?

      Xóa
  6. Người Đất Cátlúc 05:27 19 tháng 11, 2014

    Nhìn sự việc Trần Quốc Hải bằng tấm lòng thương dân chân thành thì nó đơn giản, thiết thực như sắn khoai, rau cỏ, cơm ăn, nước uống thường ngày. Sờ nắn, cầm nắm được, giúp chúng ta nhiều điều hữu dụng và không có gì phải bàn cãi. Máy cắt lúa. Máy gặt đập liên hoàn. Máy tuốt vỏ đậu phộng. Máy bóc hạt ngô. Máy cắt cỏ. Thậm chí, đến "máy" gieo hạt lúa thẳng hàng và đạt mật độ cần thiết... Tất tật cũng đều từ bàn tay sáng tạo tài hoa của người nông dân, vắng thiếu bóng dáng của đội ngũ khoa học công nghệ, vắng thiếu sự hợp tác, khuyến
    công kịp thời của ông Nhà Nước. Sẽ hiệu quả, lợi ích, tiết kiệm gấp trăm lần nếu tuyển dụng, đào tạo bổ sung bố con Trần Quốc Hải vào làm công nhân quốc phòng ở Z.751 chẳng hạn. Tài năng là tài nguyên của quốc gia. Vô cảm và lãng phí vốn tài nguyên vàng là có lỗi với đất nước. Ví như, vị giáo sư tiến sĩ nào đó, vời ông Trần Quốc Hải ra Hà Nội để cật vấn ông ấy về công thức xác định trọng tâm của máy bay trực thăng là thái độ vô cảm, bất nhân không thể chấp nhận được. Xã hội luôn tồn tại mặt xấu, mặt tốt. Xóa dần những mặt xấu cho mặt tốt được đơm hoa, kết trái, đất nước phát triển, cường thịnh. Bất cứ cái gì cũng tung hô, cũng
    tô vẽ, tự sướng, chẳng những không lợi ích gì mà còn rất nguy hiểm, nguy hại.
    Trước nay, tôi khoái bạn Thiên Lý. Nhưng cái còm của bạn ở đầu bài, tôi chỉ đồng ý việc lạm từ "chế tạo và cải tạo", còn lại, tôi không hài lòng thái độ khá hằn học, gói ghém chất bảo thủ của bạn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Rận trủ anh nào cũng ngu; Chỉ có ngu mới mần được rận trủlúc 09:49 19 tháng 11, 2014

      Bác Đất Thép ơi.
      Bác nhầm rồi. Ông Thienly trên kia là Thiên Lý dỏm chứ không phải Cụ Lý mà chúng ta ở Google,tienlang thường được biết.

      Xóa
    2. Cá nhân tôi không đồng ý với loạt bài này. Vậy tại sao?
      Thứ nhất : Không phải không có những nhà khoa học, hoặc chính quyền Tỉnh Tây Ninh không quan tâm tới ( như Thu Uyên đã nói ) mà chính bản thân ông Hải tự tìm đi, tỷ dụ như ông Hải muốn được công nhận trở thành NHÀ KHOA HỌC
      Thứ đến : Nói như cụ Lý là CẢI TẠO hoàn toàn chính xác ( không biết cụ Lý thật hay giả ) vì hầu hết các sản phẩm của ông Hải là Cải Tạo từ cũ thành mới, từ đơn năng thành đa năng ( VD thế chứ tôi biết đếch đâu )
      Tiếp Theo : Những bác nào ở Miền Bắc những năm 90 đều biết về chiếc Công Nông ( Miền Nam có xe ba gác ) được chế tạo bởi những anh thơ cơ khí cừ khôi ( Thích đầu nghang có, thích đầu dọc có, thậm chí anh nào đặt hàng nửa đầu nghang nửa đầu dọc các anh cũng có khả năng làm luôn ) thì việc họ có đủ khả năng chế tạo thành chiếc oto tải hạng nặng, vấn đề của họ chỉ là thiếu nguyên liệu và những nguyên lý chính xác để chế tạo ( Nhưng họ chưa bao giờ đòi hỏi mình phải được công nhận là nhà Khoa Học )
      Vậy đến bây giờ thì sao? Bạn có nghĩ 1 ngày đẹp trời nào đó 1 anh thợ độ xe gắn máy( cho các em tóc xanh tóc đỏ vi vu trên đường đua sang) cambodia cải tạo thành chiếc moto bay thì chúng ta cũng trọng dụng sao? chúng ta cũng bỏ phí Nhân Tài sao?
      Kết : Các bạn đang lẫn lộn giữa tình cảm và lý trí. Đặc biệt là quân Bí Cháo lá cải

      Xóa
    3. Thôi đi ông Thuần Việt.
      Chính ông Bộ trưởng Bộ KH&CN thừa nhận những người này là nhà khoa học rồi.
      " Tôi cũng nghĩ những người nông dân không bằng cấp nhưng làm thế thực sự họ là những nhà khoa học, không bằng cấp nhưng họ đam mê, họ nghiên cứu rất nhiều, họ đọc sách rất nhiều, hơn cả những người có bằng cấp.
      Cho nên nếu nói những người đó không phải là nhà khoa học thì không đúng, chúng tôi gọi họ là những nhà khoa học không bằng cấp và cũng trân trọng họ không khác những nhà khoa học có bằng cấp, khi những sáng tạo, sản phẩm của họ có ý nghĩa với xã hội."

      Xóa
    4. Nhất trí với ý kiến bác Người Đất Cát.
      Tui không thù vặt đâu nhá. Cái gì bác nói đúng thì tôi nhất trí, ủng hộ ngay.
      Ông Bộ trưởng Bộ KH&CN nói chỉ có CPC mới có nhu cầu còn VN thì không? Xạo. Ông kiểm tra chưa?
      Đúng như bác Cát nói:
      Ví như, vị giáo sư tiến sĩ nào đó, vời ông Trần Quốc Hải ra Hà Nội để cật vấn ông ấy về công thức xác định trọng tâm của máy bay trực thăng là thái độ vô cảm, bất nhân không thể chấp nhận được. Xã hội luôn tồn tại mặt xấu, mặt tốt. Xóa dần những mặt xấu cho mặt tốt được đơm hoa, kết trái, đất nước phát triển, cường thịnh. Bất cứ cái gì cũng tung hô, cũng tô vẽ, tự sướng, chẳng những không lợi ích gì mà còn rất nguy hiểm, nguy hại.

      Xóa
  7. 41. Ông Nguyễn Quân, Bộ trưởng Bộ khoa học và công nghệ
    + Số phiếu tín nhiệm cao: 105 phiếu (chiếm 21.13% tổng số đại biểu QH).
    + Số phiếu tín nhiệm: 313 phiếu (chiếm 62.98% tổng số đại biểu QH).
    + Số phiếu tín nhiệm thấp: 65 phiếu (chiếm 13.08% tổng số đại biểu QH).
    http://googletienlang2014.blogspot.com/2014/11/50-lanh-ao-cap-cao-ai-co-so-nhieu-phieu.html
    ------
    Ông Quân được Quốc hội đánh giá ở mức trung bình, chẳng có gì đặc biệt. Vì dường như ông ấy cùng cái bộ này chả làm gì nên chả ai biết đến sự tồn tại của nó.
    Qua bài trả lời phỏng vấn ở đây thì thấy trình độ ông quá yếu về chuyên môn nhưng lại quá mạnh ở tính quan liêu.
    Ông ấy nói:
    ---
    "Cơ chế chính sách của chúng ta trong lĩnh vực này cũng có những bất cập. Chính phủ đã có nghị định về sáng kiến năm 2013 nhưng vướng mắc với hệ thống luật pháp nên nguồn lực để hỗ trợ cho những sáng kiến, sáng tạo của người dân chưa có cơ chế và nhìn chung rất khó khăn.

    Cho đến nay chưa có điều khoản nào trong các văn bản luật pháp của ta cho phép các cơ quan nhà nước có thể dùng ngân sách nhà nước để hỗ trợ trực tiếp cho người dân. Ở đâu đó nếu có hỗ trợ được thì cũng phải xã hội hóa hoặc dùng những khoản kinh phí rất hạn chế từ ngân sách nhà nước để làm. Điều đó cũng hạn chế những hỗ trợ của nhà nước cho khả năng sáng tạo của người dân.
    Khi cơ chế chính sách của chúng ta cho phép cơ quan nhà nước hoặc người đứng đầu cơ quan nhà nước có thể hỗ trợ với mức như Chính phủ Campuchia thì người dân của ta khi đó chắc chắn có thể sáng tạo trên quê hương của mình.
    Chúng ta cũng có những điều chỉnh, như luật KH-CN 2013 là một bước tiến mới đưa ra cơ chế đặt hàng, cơ chế khoán chi và cơ chế quỹ. Nếu Chính phủ và Quốc hội tiếp tục thể chế hóa tốt những quan điểm này thì tôi tin những nhà khoa học cũng như người dân của chúng ta có thể thực hiện tốt những sáng tạo, ý tưởng khoa học của mình so với trước đây. "

    Vậy không hiểu ông ấy làm Bộ trưởng để làm gì?
    Tại sao thừa nhận những bất cập trong "cơ chế" mà ông ấy không sửa? Nếu vượt quá thẩm quyền thì tại sao ông ấy không kiến nghị Chính phủ hay thậm chí là Quốc hội sửa?
    Ông Bộ trưởng chờ đợi ai nếu không phải là chính ông ta phải làm?
    Google.tienlang rất đúng khi khẳng định rằng đây là nghĩa vụ của chính Bộ trưởng Bộ KH&CN.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Ông Bộ trưởng nói tiếp:
      " Có một số lĩnh vực như an ninh quốc phòng, muốn làm gì nên hợp tác với cơ quan quản lý vì chắc chắn nếu tàu ngầm đó chỉ làm cho gia đình, chạy trong ao, trong hồ của gia đình thì không ai ngăn cản nhưng một khi tàu ngầm muốn đưa ra chạy thử nghiệm trên sông, trên biển, máy bay muốn bay trên trời thì chắc chắn phải được cấp phép của các cơ quan quản lý nhà nước vì việc này liên quan đến tính mạng tài sản của người dân cũng như của chính người chủ tạo ra các sản phẩm đó. Đấy là chưa kể khả năng ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng của quốc gia nữa.
      Lẽ ra họ phải hợp tác chặt chẽ với cơ quan quản lý nhà nước vì thiết bị máy móc phải có quy chuẩn tiêu chuẩn và nếu là phương tiện giao thông phải có đăng kiểm – điều kiện bắt buộc theo luật, luật đâu cũng thế. Vậy nên nếu họ có sự hợp tác từ đầu, cơ quan nhà nước có sự kiểm tra giám sát trong quá trình chế tạo, cấp chứng nhận đăng kiểm, được phép lưu hành thiết bị đó… thì thuận lợi hơn.
      Trường hợp tàu ngầm ở Thái Bình, một vài máy bay ở Hà Nội, Tây Ninh… những người làm có ý tưởng đó thì họ chưa thực sự hợp tác với các cơ quan nên làm xong rồi cũng không thể được cấp phép. Các cơ quan cấp phép lại phải căn cứ vào việc các mô hình đó được thiết kế trên tiêu chuẩn, quy chuẩn nào không, cơ quan nào đăng kiểm… vì thế rất khó cho cơ quan cấp phép.
      Còn nếu họ hợp tác từ đầu, mời cơ quan đăng kiểm tham gia từ đầu, kiểm định từ thiết kế cho tới chất lượng từng mối hàn, việc chế tạo từng thiết bị sử dụng trong mô hình đó thì mới có thể cấp phép hoặc cấp đăng kiểm được.
      Đó cũng là câu chuyện tôi đã nhiều lần trao đổi với người dân rằng nếu bà con có ý tưởng thì nên liên hệ với cơ quan quản lý ở các địa phương là các Sở KH-CN thì họ sẽ giúp liên lạc, kết nối với các viện nghiên cứu, trung tâm khoa học, cơ quan quản lý để người dân được thuận lợi hơn."

      Đây chính là sự quan liêu của ông Bộ trưởng cùng cơ quan nhà nước nói chung.
      - Trước hết, chiếc máy bay trực thăng mà ông Hải muốn làm cũng như chiếc tàu ngầm mà ông Nguyễn Quốc Hòa và ông Phan Bội Trân muốn làm, nếu nó thành công thì không chỉ sử dụng trong lĩnh vực an ninh quốc phòng mà hoàn toàn trong lĩnh vực dân sự. Ví dụ máy bay tưới phân bón trong nông nghiệp, ví dụ tàu ngầm để nghiên cứu khoáng sản, thủy sản trong lòng đại dương.
      Mà chính ông Tư lệnh quân chủng Hải quân nói rằng cái tàu ngầm của ông Quốc Hòa không phải là tàu chiến nên ông Tư lệnh từ chối việc hỗ trợ thử nghiệm, ông ấy đẩy sang Bộ KH& CN. Nay ông Bộ trưởng Bộ KH&CN lại nói rằng ông Quốc Hòa không phối hợp với cơ quan quân sự, ý Bộ trưởng lại muốn đẩy trách nhiệm về bên cơ quan quân sự?

      - Thứ hai, đúng như chủ nhà Google.tienlang đã nói: Lẽ ra chính cơ quan chức năng của Nhà nước cần chủ động tìm tòi, phát hiện rồi chủ động đến với những nhà khoa học không bằng cấp như ông Hải, ông Hòa, ông Trân chứ không phải ngồi đó rồi đợi người khác báo cáo, xin xỏ, rồi như ông quan hành chính "cho" cái này cái khác.

      Xóa
  8. chính kiến của cô chủ đúng con mị nó rồi
    bản thân những người trong cuộc( bộ KH-CN, nhà khoa học) đều thừa nhận là chưa được cởi trói, khuyến kích để sáng tạo, thương mại hóa và phát triển

    Trả lờiXóa
  9. Bố con ông Hải không phải đảng viên nên dùng sao được, nhất là trong lãnh vực quốc phòng. Thôi không có gì phải tiếc. Cứ dùng các đồng chí Boong, Cùi bắp, Thép, Cát là trên cả tuyệt vời rồi.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Đảng viên hay không thì liên quan gì ở đây hả Nặc?
      Đúng là rận ngu, chọc ngoáy tùm lum.
      Ông Nguyễn Quốc Hòa- chủ cái tàu ngầm Trường Sa 01 là đảng viên đó.

      Xóa
    2. Chả lo Rận chọc ngoáy đâu, bạn honghale ạ.
      BBC, RFA... cũng đang lợi dụng vụ này chọc ngoáy tùm lum.
      Nhưng chả sao. Họ vốn thích chọc ngoáy. Ai chả biết. Không có cái chuyện này thì họ tìm ra chuyện khác. Không có chuyện gì thì họ tự bịa ra chuyện để chửi chính quyền.
      Chả chấp làm gì.
      CHẢ VÌ CHUYỆN HỌ CHỌC NGOÁY MÀ TA KHÔNG DÁM PHÊ PHÁN, CHỈ RA NHỮNG BẤT CẬP CỦA CHÍNH QUYỀN.
      May là ông Bộ trưởng Bộ KH&CN đã thừa nhận những bất cập. Nhưng ông ấy chưa thừa nhận hết lỗi của bản thân ông ấy. "Cơ chế" là cái gì nếu không do con người tạo ra? Ông ấy đang đổ lỗi cho "thằng cơ chế", làm cứ như ông ấy vô can?


      .

      Xóa
    3. Ối giời mấy ông DLV cứ vòng vo tam quốc, k tại cơ chế thì tại cái gì. Vn thời bao cấp mà có đưa tổng thống giỏi nhất nước Mỹ về làm TBT thì VN vẫn chạy ăn từng bữa. Cơ chế tạo cho cãc ông ăn lương lên đây lên tiếng bảo vệ những điều trẻ con nó cũng biết là ngớ ngẩn. Cơ chế hiện nay làm chất xám chảy ra nước ngoài, chất xám chảy từ chính quyền ra xh. Nhất hậu duệ, nhì quan hệ, ba tiền tệ. Người thực tâm thực tại bị thanh lọc đào thải dần, còn lại cơ hội kém tài nhưng giỏi nịnh hót bơm mớm. Điều này dân gian, dư luận đã cảnh báo từ lâu nhưng quyền lợi lớn quá lên bất lực. Tôi chẳng chống phá các ông làm gì, mà chỉ nói chân tình là chán cái cơ chế này đến tận cổ. Các ông yêu là quyền của các ông, ghét là quyền của chúng tôi. Không nên miệt thị người bất đồng vì các ông cũng chỉ là người Việt như chúng tôi chứ chẳng phải hoàng thân quốc thích gì. Ai đúng ai sai lịch sử sẽ phán xét nhưng các ông thừa biết rồi còn gì. Dân chúng tôi không mở mắt vì quyền lợi nên chẳng bao giờ sai đâu.

      Xóa
    4. Nặc danh12:00 Ngày 19 tháng 11 năm 2014
      1, DLV là cái đéo gì thế, tự nhận mình là dân trong khi bắt người có chính kiến khác là dlv à?
      2, Lại lôi thời bao cấp ra, thứ nhất khi đó VN vẫn đang chiến tranh, thứ 2 VN bị cấm vận, không cô cụm kinh tế để dễ quản thì mấy tay đầu cơ tư bản nó có tha cho không?
      3, Cơ chế yếu kém dĩ nhiên sẽ phải sửa, nhưng sửa thế nào trong khi góp ý thì ít mà lợi dụng để chửi thì nhiều? Chửi thì sẽ giúp người bị chửi tự biết sửa lỗi à? Cái đám người Việt ở hải ngoại tiền bộ văn minh bị cả người trong và ngoài nước chửi như chó mà nó còn không chịu sửa nữa là người Việt gốc trong nước.

      Xóa
  10. Chuyên ngành cơ khílúc 15:09 19 tháng 11, 2014

    Tôi chuyên ngành cơ khí từng qua thực tế thiết kế chế tạo máy, tôi thấy việc của ông Hải ở Campuchia chưa đáng gọi là "chế tạo xe thiết giáp" chỉ nên gọi là "sửa chữa, cải tạo". Tôi tôn vinh ông Hải là một người nông dân "dám nghĩ dám làm", và chỉ bấy nhiêu thôi, không có gì ầm ỹ!

    Trả lờiXóa
  11. Người Đất Cátlúc 15:11 19 tháng 11, 2014

    Tựu trung, qua 25 phản hồi bài này và nhiều phản hồi cùng chủ đề bài trước, tạm phân ra 3 hướng nghĩ :
    +Hướng 1: Hiểu chính xác về từ cơ chế. Nó là cách thức vận hành của bộ máy mà các tập hợp trong đó đều phụ thuộc vào nhau. Cơ chế không từ trên trời rơi xuống. Cơ chế do con người làm ra, là một hiện tượng, không là một bản chất, phải biến đổi để kịp thích nghi, để kịp vận hành trơn tru, phát triển. Cụ thể con người làm ra cơ chế ở đây là Quốc Hội, dựa theo đề xuất của lãnh đạo các bộ, ngành. Qui kết cuối cùng cho cơ chế mà không nhận ra trong đó có khuyết điểm của mình thì Ngài Bộ Trưởng Bộ KH và CN thích phủi tay cho gọn. Hiện tượng này bây giờ khá phổ biến và cách chạy trốn trách nhiệm hợp lẽ nhất, an toàn nhất. Vấn đề ở đây, trường hợp bố con ông Hải, không có ai đề xuất hãy đầu tư, phải đầu tư, để bố con ông Hải sản xuất, chế tạo máy bay trực thăng mà vấn đề là, ngành chủ quản không nhanh nhạy phát hiện nhân tài, vận dụng và sử dụng nhân tài ấy trong những mảng việc hữu dụng cho đất nước, chí ít cũng bằng văn hóa ứng xử chiêu hiền đãi sĩ.
    +Hướng 2: Cái gì ta đã làm, đã quyết thì tuyệt đối đúng. Trên cái Google.tienlang bé xíu này, những Trung Tâm Nghiên Cứu Tiềm Năng Con Người, những giao lưu bóng đá giữa bộ đội Phi-Việt ở Trường Sa, những nên hay không nên tổ chức kỷ niệm sự kiện hải chiến Hoàng Sa, những tốn kém trong bình chọn Vịnh Hạ Long kỳ quan thế giới, những thoát Trung bằng
    dẹp bỏ sư tử đá...cũng đã toát lên tinh thần cảnh báo và cầu thị tiến bộ.
    +Hướng 3: CSVN cái gì cũng xấu. Bố con ông Hải tài năng thế, thiện chí thế mà cũng đành phải bỏ nước ra đi...Phải lật, phải dẹp, phải đạp đổ cái chế độ này để "cờ vàng bị Mỹ vất trong thùng rác sẽ sớm phấp phới tung bay khắp mảnh đất hình chữ S này". Đến như tôi, một dân đen chính hiệu, quần chúng chính hiệu, chỉ vì ngứa mồm bảo vệ sự thật cũng bị Bạn Nặc 12:00, Bạn Nặc 10:57 qui ngay là Đảng viên, là DLV ăn lương Nhà Nước!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thủ tướng CP đang trả lời chất vấn rất hay.
      Theo Thủ tướng:
      TQ đang xây dựng đảo Chữ Thập thành đảo lớn nhất ở Trường Sa, lớn hơn đảo Ba Bình. Điều này là vi phạm điều 5 Công ước DOC: giữ nguyên hiện trạng. Về việc này, VN đã lên tiếng trên nhiều diễn đàn...

      Xóa
    2. Thượng tọa Thích Thanh Quyết cho rằng kinh tế đã dần đi vào ổn định và phát triển. Người dân sẽ nhất tâm cùng Chính phủ nhưng cả dân tộc dù nói hay không đều thấu hiểu cái giá của hòa bình ổn định. "Từ khi Trung Quốc rút giàn khoan ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, cử tri muốn được nghe từ Thủ tướng, quan điểm của Đảng và Nhà nước về biển Đông bằng cách nói dễ nghe dễ hiểu mà lại súc tích nhất", câu hỏi này của Thượng tọa khiến đại biểu ồ lên.

      Thủ tướng cho biết đối với Trung Quốc và các nước, chúng ta thực hiện đường lối kiên trì, nhất quán của Đảng và Nhà nước là hòa bình hữu nghị, hợp tác phát triển, đa phương hóa, chủ động hội nhập...trên cơ sở bình đẳng cùng có lợi, tôn trọng hòa bình, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, tuân thủ hiến chương Liên Hợp Quốc, các công ước quốc tế mà chúng ta là thành viên, hợp tác vì lợi ích quốc gia, dân tộc...

      Việt Nam và Trung Quốc là láng giềng, chúng ta mong muốn hai nước luôn chân thành hợp tác để gìn giữ hòa bình ổn định, hợp tác cùng có lợi, cùng thịnh vượng, thực hiện một cách thực chất phương châm 16 chữ, tinh thần 4 tốt đem lại lợi ích cho cả 2 nước.

      "Chúng ta mong muốn hai bên chân thành giải quyết những bất đồng giữa 2 nước về biên giới lãnh thổ theo công ước quốc tế, luật biển, thỏa thuận giữa cấp cao 2 nước. Chúng ta mong muốn và làm hết sức mình, mong Trung Quốc cũng như thế để đảm bảo hòa bình hợp tác", Thủ tướng nói và cho hay, tinh thần chung là chúng ta thực hiện nhất quán như vậy.

      "Đại biểu yêu cầu nói ngắn dễ hiểu, dễ nhớ về quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, vấn đề khó, nhưng tôi xin trình bày khái quát 6 chữ "vừa hợp tác, vừa đấu tranh". Điều này không chỉ với Trung Quốc mà đối với các nước, để có hòa bình, hữu nghị và tin cậy lẫn nhau, cùng có lợi, phát triển thịnh vượng và bảo vệ độc lập chủ quyền, lợi ích chính đáng. Tất cả đều có được bằng đường lối đối ngoại thông minh của chúng ta", người đứng đầu Chính phủ chia sẻ.
      .

      Xóa
    3. Người Đất Cảnglúc 17:10 19 tháng 11, 2014

      Nợ công vẫn an toàn, tuy nhiên...

      Theo Thủ tướng, trước thực trạng nền kinh tế tăng trưởng chậm, để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội đã đề ra, trên cơ sở bảo đảm an toàn tài chính quốc gia và ổn định kinh tế vĩ mô, Đảng và Nhà nước đã chủ trương chủ động tăng vay nợ cả trong và ngoài nước - chuyển mạnh sang vay trong nước - để tập trung cho đầu tư phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội.

      Quốc hội đã có nghị quyết quy định trần nợ công đến năm 2015 không quá 65% GDP. Chính phủ đã ban hành chiến lược quản lý nợ công giai đoạn 2011 - 2020 và tầm nhìn đến năm 2030, trong đó quy định nợ công đến năm 2020 không quá 65% GDP và nghĩa vụ trả nợ trực tiếp của Chính phủ (không kể vay về cho vay lại) không quá 25% tổng thu ngân sách nhà nước hàng năm.

      Theo đó, giai đoạn 2011 - 2015, kế hoạch phát hành trái phiếu Chính phủ là 335 nghìn tỷ đồng, gấp hơn 2,5 lần giai đoạn 2006 - 2010 (đã phát hành 250 nghìn tỷ đồng và năm 2015 sẽ phát hành thêm 85 nghìn tỷ đồng). Đồng thời đẩy mạnh giải ngân vốn ODA, vốn vay ưu đãi và bảo lãnh vay để đầu tư phát triển, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội quan trọng, thiết yếu.

      Do đó, nợ công tăng nhanh, từ 51,7% GDP năm 2010 lên 60,3% GDP vào cuối năm 2014 và khoảng 64% GDP vào cuối năm 2015. Mức nợ công vẫn trong giới hạn quy định an toàn cho phép theo nghị quyết của Quốc hội, Thủ tướng khẳng định.

      Ông cũng cho biết Việt Nam đã có kế hoạch và đã trả nợ đầy đủ, đúng hạn, bảo đảm an toàn tài chính quốc gia. Tỷ lệ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với tổng thu ngân sách nhà nước năm 2014 khoảng 14,2% (theo quy định là không quá 25%).

      Ngoài ra, trong điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định hơn, Việt Nam còn sử dụng một phần vay mới với kỳ hạn dài hơn, lãi suất thấp hơn để đảo nợ, góp phần làm giảm áp lực trả nợ trong ngắn hạn và giảm chi phí vay vốn. Việc đảo nợ này không làm tăng tổng số nợ công và phù hợp với Luật Quản lý nợ công cũng như thông lệ quốc tế.

      Tuy nhiên, nợ công đã tăng sát trần cho phép, áp lực trả nợ lớn trong ngắn hạn. Một số dự án đầu tư kém hiệu quả, tình trạng tham nhũng, lãng phí trong đầu tư xây dựng vẫn còn, có vụ việc nghiêm trọng. người đứng đầu Chính phủ nhấn mạnh.

      Mặt khác, cơ cấu ngân sách chưa lành mạnh; tỷ trọng thu ngân sách/GDP giảm; chi thường xuyên tăng nhanh và chiếm tỷ trọng lớn; tỷ trọng chi đầu tư giảm; bội chi còn cao.

      Thực trạng này gây lo lắng, bức xúc trong xã hội; nếu chủ quan, buông lỏng, không tiếp tục chủ động kiểm soát chặt chẽ, hiệu quả, sẽ gây mất an toàn tài chính quốc gia và ổn định kinh tế vĩ mô, Thủ tướng nói.

      Như, quản lý chặt chẽ nợ công, nhất là các khoản vay mới, bảo đảm theo đúng quy định và trong giới hạn cho phép. Phấn đấu đến năm 2020 nợ công giảm còn khoảng 60,2% GDP (quy định là không quá 65% GDP), nợ Chính phủ khoảng 46,6% GDP (quy định là không quá 55% GDP) và tỷ lệ trả nợ trực tiếp của Chính phủ so với tổng thu ngân sách nhà nước khoảng 20% (quy định là không quá 25%).

      Đồng thời kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ khác như: nợ đầu tư xây dựng cơ bản, nợ nguồn chưa sử dụng của Kho bạc Nhà nước, nợ vay của quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ hoàn thuế giá trị gia tăng, nợ cấp bù chênh lệch lãi suất cho ngân hàng chính sách và nợ của doanh nghiệp nhà nước.

      Xóa
    4. Người Đất Cảnglúc 17:12 19 tháng 11, 2014

      Nợ nước ngoài chưa quá quy định, xử lý nợ xấu chưa như mong muốn

      Về nợ nước ngoài của quốc gia, Thủ tướng cho biết đến cuối năm 2014 bằng khoảng 39,9% GDP và dự kiến đến năm 2020 khoảng 46% GDP (quy định là không quá 50% GDP).

      Tỷ lệ nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa dịch vụ năm 2014 khoảng 25,9%, trong đó có 11,32% là do các ngân hàng thương mại đã tận dụng cơ hội vay ngoại tệ ngắn hạn, lãi suất thấp ở nước ngoài để đáp ứng ngay cho nhu cầu thanh toán hàng hóa dịch vụ nhập khẩu.

      Chính phủ sẽ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước tăng cường quản lý việc vay ngắn hạn của các tổ chức tín dụng để từ năm 2015 bảo đảm tỷ lệ nghĩa vụ trả nợ này trong giới hạn quy định (dưới 25% tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa dịch vụ hàng năm), Thủ tướng báo cáo Quốc hội.

      Chuyển sang xử lý nợ xấu gắn với cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, Thủ tướng cho biết đến tháng 10/2014 đã xử lý được 54,3% tổng số nợ xấu được xác định tại thời điểm tháng 9/2012 (465 nghìn tỷ đồng).

      VAMC đã mua gần 95 nghìn tỷ đồng nợ xấu và đang từng bước xử lý theo quy định, trong đó đã bán, thu hồi được gần 4 nghìn tỷ đồng nợ xấu và có lãi.

      Dẫn báo cáo của các tổ chức tín dụng, Thủ tướng cho biết tỷ lệ nợ xấu đến cuối tháng 9 khoảng 3,8% và có xu hướng giảm (tháng 6 là 4,17%; tháng 7 là 4,11%; tháng 8 là 3,9%), ước tính đến cuối năm 2014 còn khoảng 2,5 - 2,7%.

      Còn theo đánh giá của Ngân hàng Nhà nước, tỷ lệ nợ xấu đến cuối tháng 9 khoảng 5,4%, ước đến cuối năm 2014 còn khoảng 3,7 - 4,2% so với mức 17% vào tháng 9/2012.

      Thủ tướng đánh giá, việc xử lý nợ xấu ở Việt Nam gặp nhiều khó khăn và cần phải có thời gian, do khung khổ pháp lý chưa hoàn chỉnh, không có nguồn ngân sách nhà nước và cũng chưa có kinh nghiệm xử lý. Kết quả xử lý nợ xấu đạt được trong thời gian qua là sự nỗ lực rất lớn.

      “Tuy nhiên, kết quả xử lý nợ xấu chưa được như mong muốn”, ông nói.

      Báo cáo Quốc hội nhiều giải pháp đẩy mạnh việc xử lý hiệu quả nợ xấu gắn với cơ cấu lại các tổ chức tín dụng, Thủ tướng đặt mục tiêu: phấn đấu đến cuối năm 2015 đưa tỷ lệ nợ xấu xuống còn khoảng 3%, bảo đảm an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng.

      Xóa
    5. Người Đất Cảnglúc 17:12 19 tháng 11, 2014

      Môi trường kinh doanh sang năm tối thiểu phải bằng ASEAN-6

      Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh là vấn đề lớn tiếp theo được Thủ tướng trình bày trước Quốc hội.

      Theo đó, phấn đấu năm 2015, các chỉ tiêu về môi trường kinh doanh của Việt Nam đạt và vượt mức trung bình của các nước ASEAN-6; trong đó rút ngắn thời gian nộp thuế còn 121,5 giờ/năm, số doanh nghiệp kê khai thuế điện tử đạt trên 95%; tiếp tục giảm mạnh thời gian thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu ngang bằng với các nước ASEAN-6, bảo đảm hải quan Việt Nam đáp ứng tiêu chuẩn hải quan hiện đại; thời gian nộp bảo hiểm xã hội còn 49,5 giờ/năm; thời gian thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp còn tối đa 6 ngày; thời gian tiếp cận điện năng còn 18 ngày.

      Khi Luật Doanh nghiệp (sửa đổi) được thông qua thì thời gian thực hiện thủ tục phá sản doanh nghiệp giảm từ 60 tháng hiện nay còn tối đa 30 tháng

      Nội dung tiếp theo được Thủ tướng đề cập là nâng cao năng suất lao động và thực hiện giảm nghèo nhanh và bền vững, nhất là trong đồng bào dân tộc thiểu số.

      Sau khi Quốc hội giải lao, đúng 16h, Thủ tướng sẽ bắt đầu nghe và trả lời trực tiếp chất vấn của đại biểu Quốc hội.

      20 đại biểu đăng ký chất vấn

      Danh sách các vị muốn chất vấn Thủ tướng khá dài song thời gian dành cho Thủ tướng chỉ còn chưa đến một giờ. Chủ tịch Quốc hội đề nghị mỗi vị chỉ nêu một câu hỏi.

      Vị đầu tiên trong số 20 vị đã đăng ký nêu chất vấn là đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé, hỏi thủ tướng về giải pháp phát triển vùng đồng bằng sông Cửu Long.

      Đại biểu Danh Út nêu, trong đồng bào thiểu số còn 300 ngàn hộ thiêu đất sản xuất và ở, trong khi đất lâm trường còn lãng phí, xin ý kiến Thủ tướng về chủ trương và giải pháp lấy đất lâm trường cho đồng bào thiếu đất.

      Đại biểu Đỗ Văn Đương hỏi, Thủ tướng những năm qua đã có bước đầu tư đáng kể gì để phát triển kinh tế biểnn và có nên thành lập bộ kinh tế biển để chuyên tâm về kinh tế biển, tham mưu cho Chính phủ.

      Đại biểu Thân Đức Nam đề nghị Thủ tướng làm rõ hơn vấn đề nợ xấu, khi nợ xấu đã vượt quá khả năng của ngân hàng thương mại, đã trở thành vấn đề của kinh tế vĩ mô. Đại biểu Nam còn đề nghị Thủ tướng cho biết chủ trương có hỗ trợ giải quyết vấn đề nợ xấu bằng ngân sách nhà nước hay không.

      Giải pháp mang tính quyết định để đến năm 2020 đạt muc tiêu công nghiệp hóa là chất vấn của đại biểu Trịnh Ngọc Phương...

      Trả lời chất vấn của đại biểu Kim Bé, Thủ tướng nói nhu cầu liên kết hợp tác là rất cần thiết, liên kết vùng là cần thiết, liên kết hợp tác để phát triển có hiệu quả hơn, để cả vùng khắc phục khó khăn mà một địa phương rất khó. Chính phủ đã giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng quy chế thí điểm liên kết vùng.

      Nội dung đã rõ nhưng cơ chế gì tổ chức thế nào để liên kết hợp tác thì rất là khó khăn, đã xem lại dự thảo nhiều lần nhưng còn lúng túng. Tóm lại liên kết vùng là cần thiết nhưng cơ chế tổ chức cần thảo luận thêm.

      Với chất vấn của đại biểu Danh Út, Thủ tướng nói hơn 300 ngàn hộ thiểu só chưa có đất sản xuất là trăn trở của Chính phủ, để giải quyết phải làm nhiều biện pháp. Chính phủ đã thảo luận về chính sách đặc thù, sẽ cố gắng ban hành sớm, nhưng vấn đề khó nhất là tiền ở đâu.

      Xóa
    6. Người Đất Cảnglúc 17:13 19 tháng 11, 2014

      Trả lời đại biểu Đương, Thủ tướng nói Việt Nam đã có chiến lược biển, Chính phủ có chương trình hành động đạt được nhiều kết quả, tuy nhiên so với yêu cầu thì cần nỗ lực hơn. Chính phủ đã có kế hoạch đầu tư kinh tế biển để bảo vệ chủ quyền. Ý kiến bớt đầu tư trên bộ cho biển thì cũng khó rạch ròi, vì đầu tư trên bộ có khi lại là cho biển.

      "Ý kiến nên có bộ về biển thì tôi ghi nhận, tất cả lĩnh vực kinh tế biển và bảo vệ chủ quyền thì một bộ khó làm", Thủ tướng nói. "Hiện nay Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý về tài nguyên biển, còn khai thác thủy sản thì là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Vận tải biển là Bộ Giao thông Vận tải, mỗi bộ một lĩnh vực chứ đâu có giao cho Bộ Tài nguyên và Môi trường được".

      "Chúng tôi đang tổng kết đánh giá làm sao có bộ chủ trì quản lý và bộ phối hợp. Ý kiến đại biểu sẽ ghi nhận và nghiên cứu tiếp cho nhiệm kỳ sau".

      "Nợ xấu trình bày thì tôi rất lo là dài, nhưng cũng cố gắng nói rõ kết quả và giải pháp ở báo cáo, chỉ có điều, chúng ta không có ngân sách và cũng không dùng ngân sách để xử lý nợ xấu. Có khó khăn hơn, nhưng phấn đấu hết 2015 về mức 3% ở mức thông thường, phù hợp hơn với hoàn cảnh của nước ta", Thủ tướng nói.

      Về chất vấn liên quan đến giải pháp mang tính quyết định để đến năm 2020 đạt muc tiêu công nghiệp hóa là chất vấn của đại biểu Trịnh Ngọc Phương, Thủ tướng nhấn mạnh phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp đặc biệt là ba đột phá chiến lược về thể chế kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa.

      Đột phá thứ hai là con người, Trung uowg đã có nghị quyết chuyên về vấn đề này. Còn thứ ba là đột phá về kết cấu hạ tầng.

      "Vừa hợp tác, vừa đấu tranh"

      Đại biểu Thích Thanh Quyết muốn được nghe quan điểm của Thủ tướng về vấn đề biển Đông và Trung Quốc.

      Thủ tướng nói, chúng ta mãi mãi mong muốn nước ta và Trung Quốc hợp tác cùng phát triển, để thực hiện một cách thực chất tinh thần 16 chữ và 4 tốt, mang lại lợi ích cho cả hai nước, và chân thành hợp tác giải quyết bất đồng giữa hai nước theo thỏa thuận cấp cao giữa hai nước. Làm hết sức mình để có hòa bình hợp tác cùng có lợi, giải quyết các tranh chấp trên nguyên tắc quốc tế.

      Trong bối cảnh phức tạp hiện nay, "vừa hợp tác, vừa đấu tranh" là 6 chữ Thủ tướng sử dụng để mô tả đường lối đối ngoại của Việt Nam với Trung Quốc.

      Đại biểu Lê Nam đề cập việc Trung Quốc đẩy mạnh hoạt động xây dựng trên các đảo thuộc Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam, xem đây là biện pháp “không đánh mà thắng” của Trung Quốc. Đại biểu muốn biết giải pháp của Chính phủ để đối phó với tình hình này?

      Với chất vấn của đại biểu Lê Nam, Thủ tướng nói, đảo Gạc Ma và một số đảo trong quần đảo Trường Sa của Việt Nam bị Trung Quốc đánh chiếm năm 1988. Trong tình thế lúc đó, Việt Nam đã cùng với các nước ASEAN ký với Trung Quốc tuyên bố DOC về việc giữ nguyên hiện trạng, không làm phức tạp thêm, mọi tranh chấp giải quyết trên cơ sở hòa bình, không dùng vũ lực.

      Về việc Trung Quốc bồi lấp biển mà báo chí thông tin, Thủ tướng khẳng định lập trường phản đối của Việt Nam, vì sự vi phạm điều 5 DOC mà Trung Quốc là một bên ký kết. Lập trường này người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đã nhiều lần khẳng định.

      Thủ tướng cho biết, tại hội nghị cấp cao ASEAN 25 vừa qua, ông cũng đã nhiều lần nhắc lại lập trường này.

      Vì hết thời gian nên phần trả lời của Thủ tướng dừng ở đại biểu Lê Nam, các vị đại biểu còn lại sẽ được Thủ tướng trả lời bằng văn bản.

      Xóa
  12. Người Đất Cảnglúc 17:27 19 tháng 11, 2014

    Cập nhật một chút về Thủ tướng trả lời chất vấn. Riêng câu hỏi về chính sách thu hút người tài là vấn đề liên quan đến bố con ông Hai Lúa thì hết giờ, Thủ tướng chưa trả lời được.

    Về ý kiến tóm tắt của bác Cát trên kia, tôi nhất trí nhưng không nên gọi là "Ba hướng" ý kiến mà nên gọi là"Ba nhóm" ý kiến.
    Trong đó có 2 nhóm đầu là tích cực, rất đáng trọng. Còn nhóm thứ ba là nhóm của rận, không đáng để ý.

    Trả lờiXóa
  13. Tôi tán thành ý kiến bạn Người Đất Cảng trong comment cuối cùng 17:27 ngày 19 tháng 11 năm 2014.
    Tổng hợp của bạn Người Đất Cát lẽ ra không nên nêu mấy câu trong ngoặc kép ở hướng thứ Ba mà bạn Người Đất Cảng góp ý nên gọi là "Ba nhóm" đúng hơn. Lá cờ ba que đã bị bỏ sọt rác, nó chết 40 năm rồi nhắc lại làm chi cho các con rận nó đau khổ buồn tủi, tội nghiệp! Để cho người ta yên sống thêm mấy tuổi nữa trước khi về với ông bà tiên tổ của họ...

    Trả lờiXóa
  14. Thiết giáp ông Hải đang hot, coi chừng cold lúc nào hông biết, không khéo bể độ chứ chẳng chơi... Ông Hải không thận trọng sang CPC coi chừng bị tó đới, Vì sao? Lan Hương và các bạn tham khảo giả thiết của ông già lẩm cẩm, coi nó có thể thành hiện thực hông?:
    http://nguoidongbang.blogspot.com/2014/11/nhan-anh-hai-ai-tuong-quan.html

    Trả lờiXóa